Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 09:32:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình  (Đọc 66289 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #140 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2020, 07:26:56 am »

     

      Tiến sĩ Kumerốp, người đã từng là kỹ sư tại Viện nghiên cứu khoa học “Liốp ốpta rađiô” đã ba lần tự tử, song không lần nào thành công cả. Đầu tiên, ông đập vỡ cặp mắt kính của mình và định nuốt những mảnh kính vỡ. Chúng nó đã thụt rửa ruột cho ông và ông đã sống lại. Làm như thế để  làm gì ? Người ta đã cứu sống ông ư ? Thật là mỉa mai và cay đắng thay ? Sau đó, ông toan cắt động mạch bằng đầu kim, song cũng bị phát hiện. Dù vậy, ông vẫn không ngừng nghĩ cách. Ông đã buộc chỉ thật chặt vào các đầu ngón chân để tạo ra bệnh hoại thư. Bọn chúng lại “cứu sống” ông lần thứ ba để tiếp tục tra tấn ông. Song bỗng dưng không hiểu vì lý do gì mà tất cả những cực hình tra tấn ở Prin Anbretxtơrac ngừng lại.

       Cuộc điều tra vụ Bôiden do hai cố vấn hình sự tiến hành. Đó là nhân viên phòng điều tra của Giéttapô Panxingơ và trợ lý của y là Coóckhốp, chuyên gia theo dõi các tổ chức bí mật của đảng cộng sản. Trong tù cho dù canh gác có nghiêm ngặt đến mấy đi chăng nữa thì nhưng người tù vẫn trao đổi được tin tức với nhau.

     Bôiden bị chúng tra tấn cực kỳ dã man. Chúng đã trói gô tay anh lại cho đi "ủng Tây ban nha” (một hình thức tra tấn trong đó người bị tra tấn phải xỏ một đôi ủng da có nhiều đinh vít, bọn tra tấn sẽ vặn vít làm cho thịt xương người bị tra tấn đau đớn, nhức nhối). Chúng còn chiếu vào mắt anh những tia cực tím, kết hợp giữa kỹ thuật tra tấn hiện đại với kỹ thuật tra tấn thời trung cổ, song Bôiden vẫn im lặng. Rõ ràng là chúng có hy vọng moi được điều gì ở anh. Nhưng bỗng trong một lần hỏi cung anh lại lên tiếng. Tên dự thẩm đã ghi vào biên bản lời khai của anh : "Thượng úy Bôiden đã khẳng định là bị can làm trong Bộ không quân, đã đánh cắp, chụp ảnh và sau đó lại cho vào tủ bảo mật một số những tài liệu tuyệt mật có tầm quan trọng quốc gia. Nhưng tấm ảnh chụp tài liệu đã được bị cáo chuyền tới Stốc-khôm và hiện đang được những người tin cậy ở đó cất giữ. Những tấm ảnh này có thể đươcj trao cho người Anh hoặc người Nga vào bất cứ lúc nào. Không nghi ngờ gì nữa, việc đem công bố những tài liệu đó sẽ làm mất uy tín của chính phủ Đức và sẽ gây ra sự công phẫn trong nước. Boiden nói với viên dự thẩm là nếu như chính quyền không muốn những tài liệu rơi vào tay đối phương thì bị cáo sẽ sẵn sàng cộng tác với hai điều kiện rõ ràng : một là viên dự thẩm phải ngừng ngay việc tra tấn những người bị bắt. Hai là trong trường hợp tòa án quân sự tuyên án tử hình ai đó trong số tù nhân thì việc xử án phải hoãn lại trong vòng một năm nghĩa là không trước ngày mồng một tháng giêng năm 1944...”

      "Anh đang nói về những tài lệu gì – tên dự thẩm lo lắng hỏi – bây giờ chúng đang nằm trong tay ai ? “

      Bôiden không chịu trả lời câu hỏi của tên dự thẩm. Anh nói bản sao các tài liệu là cách duy nhất để bảo vệ những người bị bắt thoát khỏi bàn tay tàn ác của Giét-tapô. Bôiden nói thêm : “Nếu ngài Gơrinh muốn biết đấy là những tài liệu gì thì cứ việc để tự ngài nhớ lại và xem có những tài liệu mật nào trong tủ bảo mật của phòng lưu trữ Bộ không quân”. Tên dự thẩm ghi luôn cả điều này vào biên bản cuộc hỏi cung.

     Tất nhiên, tên dự thẩm báo cáo ngay cho xếp của hắn là Panxingơ biết tất cả chuyện này. Tin tức đáng sợ này lập tức bay đến tai Giéttapô Muynle rồi từ Muynle đến Himle, tiếp đó là Gơrinh và ngay ngày hôm đó đã được báo cáo cho Hítle.

     “Có thể đây là một sự khống chế khôn ngoan. Bôiden muốn khỏi bị tra tấn đấy thôi mà..” – Himle nêu lên giả định khi Gơrinh gọi điện đến Cục an ninh đế chế cho hắn.

    “Nhưng nếu như quả thực hắn có những tài liệu mật và có khả năng thực hiện lời đe đọa đó thì sao nhỉ ? Gơrinh hoỉ - Hắn có thể dám làm như thế lắm chứ. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì chúng ta khó lòng mà có thể tiến hành phiên xử được”..

      Gơrinh là kẻ sợ bị giơ đầu chịu báng hơn cả. Trong tủ bảo mật của hắn có nhiều điều bí mật mà mỗi một điều bí mật đó có thể trở thành một trái bom nổ chậm.

       Hắn vừa giận giữ vừa lo lắng.

      "Tôi đề nghị thẳng tay trừng trị thằng nhãi con ấy. Đánh cho đến lúc nó phải khai ra đã để tài liệu ở đâu. Đánh, phải đánh không tiếc tay ! ” – Gơrinh gầm lên.

      Himle đồng tình với hắn và Bôiden bị chúng đưa xuống hầm ngầm. Anh bị lột trần quăng xuống nền đá và bị đánh bằng roi da hà mã. Khi cuộc nhục hình chấm dứt, anh gượng dậy dựa lưng vào tường rồi nói : “Chúng mày sẽ không đạt được điều gì đâu... Nhưng chúng mày nên biết rằng Hítle đã quá liều lĩnh rồi đấy. Hãy nói cho hắn biết rằng Bôiden đã nói như vậy đó…”

       Anh lại bị chúng dùng roi tra tấn thêm mấy đợt nữa. Tuy thế, anh vẫn khẳng định "Hãy liệu hồn, ngay trong nhà lao của bọn bay, tao vẫn có thể phát tín hiệu ra ngoài để phanh phui những việc làm bẩn thỉu nhất của nước Đức phát xít..”

      Bí mật gì mà làm cho những tên cầm đầu Nhà nước phát xít phải lo lắng đến như vậy ? Những bí mật như thế có nhiều lắm : nào là mưu đốt nhà quốc hội, nào là giết hại người Do thái, bắn giết tù binh lò thiêu người…Nhưng cũng có thể là những tên đầu sỏ trong bộ máy Nhà nước sợ lộ một bí mật khác mà Bôiden đã biết trong đó có bàn tay của Gơring.

      Việc này đã xảy ra rạng sáng ngày 10 tháng 5 năm 1940. Các máy bay ném bom Đức thuộc phi đội đặc biệt số 51 “ Eđenvây” đã cất cánh theo lệnh của Gơring để ném bom vào một thành phố của chính nước mình – thành phố Prâybuốc nằm ở miền bắc nước Đức. Cũng vào giờ đó, quân đội Đức chuyển sang tấn công – Hítle cần có cớ để gây chiến tại phương Tây. Đức đã vu cáo Anh đã ném bom xuống Prâybuốc. Nạn nhân trong vụ này là thành phố và cả những người dân ở đây. Trong ngày hôm đó, đài phát thanh Đức đã loan tin về vụ tập kích của không quân Anh vào Prâybuốc, buộc tội bọn Anh điên rồ và kêu gọi trừng phạt rồi tuyên bố chiến tranh với phương Tây.   

      Những vụ khiêu khích như thế của bọn quốc xã có rất nhiều. Gơrinh lo bị Bôiden vạch mặt là điều hoàn toàn có cơ sở…..
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #141 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2021, 08:29:48 am »

     

      Trước khi quân Đức tấn công vào Ba-lan, đã xảy ra một vụ khiêu khích tại thành phố biên giới Glâyvit.

      Bọn Đức đã cho những tên tù thường phạm, can tội giết người của Đức mặc quần áo lính Ba lan và tấn công vào một đài vô tuyến của Đức, sau đó tất cả bọn này đã bị giết chết bằng thuốc độc để không còn nhân chứng.
   
     Trước khi đánh Tiệp-khắc, cơ quan mật vụ Đức đã chuẩn bị giết đại sứ Đức tại Praha.

     Vào ngày tấn công Liên-xô, các máy bay Đức sơn cờ hiệu máy bay Nga đã ném bom các thành phố.

     Liệu Kharô Bôiden có thể biết được vụ nào trong số những vụ khiêu khích đó không ? Tuy bị cùm tay và bị ném vào nhà tù của Giéttapô tại Prin Anbrextơrac nhưng Bôiden đã nắm được những bí mật bẩn thỉu của Nhà nước quốc xã.

     Dùng cực hình tra tấn không đem lại kết quả gì, tên cố vấn hình sự Panxingơ đã đề nghị áp dụng một biện pháp khác "làm mềm yếu” Bôiden. Hắn đề nghị dùng người cha của Bôiden, một sĩ quan hải quân từ lâu đã muốn vào gặp con trai. "Cuối tháng chín, tôi nhận được điện từ nhà gửi tới — cha của Bôiden, Eric Sunxe Bôiden, hồi tưởng lại nhiều năm sau – trong bức điện có ghi: "Hãy gọi điện ngay đến Béc-lanh vì có tin chẳng lành về con trai”. Vợ tôi đã gọi ngay cho tôi vì một công việc cần thiết nào đó.

      Ngày 30 tháng 9 năm 1942, tôi từ đơn vị bên Hà lan về Béc-lanh và ngay hôm đó tới cục Giéttapô tại Prin Anhretxtơrac để gặp con. Dạo đó, người ta không cho người thân gặp người nhà bị tù. Tôi thầm nghĩ — thật là hạnh phúc vì đã được ưu đãi...

    Ủy viên Coóckhốp, nhân viên của cố vấn hình sự Pan-xingơ đã đưa tôi vào một căn phòng có lẽ đã bỏ lâu không dùng đến. Trong phòng có một chiếc bàn nằm trơ trọi trong một góc, đối diện với nó là một chiếc ghế đi văng, hai ghế tựa và một bàn con. Tất cả chỉ có vậy.

     Tôi ở lại một mình và chờ khoảng một, hai phút gì đó. Bôiden đi ra cùng Coóckhốp và một nhân viên Giéttapô  khác. Con tôi bước đi khó nhọc như người mới tập đi. Nó đi thẳng người, tay chắp sau lưng mặc dù cùm tay đã được tháo ra, mặt mày nó xanh xao, hốc hác đến kinh khủng, mắt nó sâu hoắm..

     Bôiden mặc bộ quần áo vét màu xám, áo sơ-mi xanh ra trời. Tôi nắm lấy tay con mình dẫn đến chiếc ghế dựa. Chúng tôi ngồi xuống. Tôi cầm lấy hai tay nó để vào lòng tay mình trong suốt buổi gặp. Tôi đã dịch chiếc ghế của tôi đi để bọn canh tù không thể thấy rõ được mặt tôi.

     Bọn Giéttapô ngồi đối diện sau cái bàn và quan sát chúng tôi. Một tên viết biên bản. Tôi nói với  Bôiden là tôi đến thăm nó với tình cảm của một người cha, để giúp đỡ, để đấu tranh cho nó và hỏi nó xem liệu tôi có thể giúp đỡ nó như thế nào được. Tôi đã nói thay suy nghĩ của mẹ và em nó vì họ không được phép vào thăm.  Bôiden đã trả lời tôi rất bình thản và kiên quyết: “Ba không thể giúp gì được con đâu, đây là một trận đánh không có hy vọng.”

      Bôiden nói rằng nó đã đấu tranh chống lại chế độ hiện thời trong nhiều năm nay với một cách tự giác, bằng mọi cách, ở mọi nơi và ý thức được sự nguy hiểm của việc mình làm.

     Nó đã hoàn toàn nhận thức được những hậu quả này và sẵn sàng chịu đựng.

     Một tên ủy viên — Eric Sunxe viết tiếp - đã hỏi tôi một câu có liên quan đến việc mà Panxingơ đã nói với tôi và đã làm cho Giéttapô lo lắng thực sự. Chúng đã nêu giả định là Kharô đã chuyển những tài liệu mật có tầm quan trọng đặc biệt ra nước ngoài trước khi bị bắt. Có thể đấy là những tài liệu vạch mặt chủ nghĩa quốc xã nhưng cũng có thể là Kharô muốn cứu tính mạng những người cùng bị bắt với nó ? Hay là Kharô muốn nói điều này với tôi ? Nhưng con tôi đã kiên quyết bác bỏ mọi đề nghị của Coóckhốp. Rốt cục, cuộc nói chuyện của chúng tôi chỉ toàn về việc riêng. Tôi đau khổ đứng dậy nói :
      - “Con đường mà con đã chọn là con đường gian khổ, Kharô ạ. Ba không muốn làm cho nó gian khó thêm. Ba đi đây ...”   

      Kharô cũng đứng dậy. Nó đứng trước mặt tôi, nhìn tôi với vẻ kiêu hãnh và nước mắt nó ứa ra. Tôi nói
      - "Ba lúc nào cũng quý con, Kharô ạ “

       Nó trả lời âu yếm :   
       - “Con biết, ba ạ !”

      Tôi chìa tay cho nó bắt và bước đi. Đến cửa tôi ngoái lại nhìn nó một lần nữa và gật đầu chào từ biệt. Cả hai chúng tôi đều có cảm giác đây là lần gặp gỡ cuối cùng.

     Nhưng sau này, hai cha con Bôiden lại gặp nhau một lần nữa. Bôiden đã đồng ý nói sự thật miễn sao trưởng phòng điều tra thề rằng ông ta sẽ nghiêm chỉnh chấp hành những điều kiện anh đặt ra : không kết án tử hinhg những người bị buộc tội trước năm 1944. Dù là vào ngày đầu năm cũng thế, miễn là năm 1944… Kharô đã tin vào thắng lợi. Anh tìm mọi cách kéo dài sự sống cho những người bạn dù chỉ là một năm vì anh tin rằng lúc đó phát-xít Đức sẽ thất bại. Quân đội Liên-xô đã mở những trận đánh lớn tại Stalingrad, trên bờ sông Vôn-ga. Những tin tức này đã xuyên qua bức tường nhà lao đến với anh và dấy lên niềm hy vọng cho những người bị giam giữ cách biệt trong các xà lim.

     Bôiden đã nói : "Tôi là dòng dõi của đô đốc Chippit, người sáng lập ra hạm đội Đức, người đã là cha đỡ đầu của tôi. Vậy xin ngài Panxingơ hãy hứa trước mặt người sĩ quan hải quân trong hạm đội do ông tôi sáng lập. Người ấy là bố tôi, đại tá Eric Sunxe…”

   Bọn Đức đã chấp nhận điều kiện này với hy vọng là sẽ lấy được bí mật của người tù cứng đầu cứng cổ ấy…
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #142 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2021, 01:05:07 pm »

   

      Lễ tuyên thệ được tiến hành ngay trong căn phòng mà Eric Sunxe đã gặp con trai lần đầu. Ông viết trong hồi ký của mình :«Kharô đi vào phòng với nụ cười rạng rỡ. Trông nó có vẻ khỏe hơn so với lần gặp trước. Cố vấn hình sự Panxingơ long trọng tuyên bố rằng hiệu lực của thỏa thuận sẽ có giá trị kể từ Iúc Kharô nói tài liệu hiện đang nằm ở đâu. Ở đâu cũng được miễn là nói lên sự thật.

      Bấy giờ con trai tôi, sau khi đã im lặng một lúc lâu để làm tăng trọng lượng của những lời do mình nói đã lên tiếng :
      - Tôi đã nhận được lời tuyên thệ là cho dù tôi và các đồng chí của tôi có bị tuyên án tử hình đi chăng nữa thì bản án đó sẽ không được đem ra thi hành trong vòng một năm nếu tôi nói thật tài liệu hủy hoại thanh danh ban lãnh đạo cao cấp nước Đức ở đâu. Tôi xin tuyên bố : tài liệu mà tôi đã nói đó hiện đang để trong lưu trữ của Bộ không quân. Không có một ai đánh cắp hay sao chụp chúng cả. Chúng vẫn nằm nguyên tại chỗ.. Tôi cố tình làm cho Giéttapô nghi ngờ giả thnyết của tôi, làm cho viên dự thẩm lạc hướng để gây áp lực với họ bảo vệ cho mình và và cho những đồng chí của tôi bị bắt thoát khỏi sự độc đoán của nhà tù...! »


      Những lời nói của Kharô đã gây nên sự bối rối kinh ngạc không sao tả nổi. Khi Panxingơ đã trấn tĩnh lại được, hắn tuyên bố rằng điều kiện của cam kết sẽ được thi hành và có hiệu lực từ thời điểm này. Dĩ nhiên về phần mình Kharô đã tin tưởng chắc là một năm nữa chiến tranh sẽ kết thúc và Hítle sẽ bị truất bỏ.

      Thế nhưng bọn Giéttapô đã nuốt ngay lời hứa. Khi Hítle, Gơrinh và Himle biết được là chúng đã bị Sunxe  Bôiden chơi xỏ, chúng liền nổi trận lôi đình. Sao hắn lại có thể làm như thế được nhỉ ? Gơrinh đã yêu cầu trừng trị Bôiden, cho Bôiden nốt bài học thật đau.

      Nhưng có đời thủa nhà ai mà lại đi tuyên án  tử hình một người hai lần đâu kia chứ. Hơn nữa, cuộc điều tra đã kết thúc, ba mươi tập gồm biên bản hỏi cung, tang chứng báo cáo đã nằm trong két sắt ở phòng điều tra của Giéttapô. Sau khi thoát khỏi nguy cơ bị vạch mặt, chúng đã tìm mọi cách để chuyển đến tòa án quân sự những tài liệu này không chậm trễ.   

      Chúng gọi khá nhiều người ra tòa và chọn trong số đó bảy mươi người — những tội phạm chính cần phải đem ra xử trước tiên. Nhưng Hítle đã ra lệnh chia những người nói trên ra thành từng nhóm nhỏ và xử riêng biệt để cho các phiên xử thêm nhanh chóng.

       Vụ xử nhà ngoại giao Ruđônphơ phôn Sêlia và nữ phóng viên báo Inda Schiôbe được giao cho tòa án binh đặc biệt. Trong phòng xử, ngoài hai quan tòa, lực lượng bảo vệ và hai bị cáo trước vành móng ngựa ra, không còn ai nữa.

      Viên công tố kiêm cố vấn trưởng, tiến sĩ Manphơnet Ređơ đã đóng vai ủy viên công tố đứng ra luận tội trước tòa trong tất cả các phiên xử.



      2.



      Vụ điều tra đã kết thúc nhưng những tên dự thẩm không thu được một lời nhận tội nào cả chứ đừng nói gì đến sự ăn năn hối cải của những người bị bắt trong tổ chức bí mật.

      Một trường hợp ngoại lệ duy nhất là của Libéctac, vợ Kharô Sunxe Bôiden. Bọn Giéttapô đã chơi một đòn rất thâm độc đối với chị...

      Khi còn tự do, vào lúc công tác bímật đang căng thẳng nhất, Libéctac  nói với Coóckhốp như sau :
      - Anh Adam này, tôi muốn nói với anh là mọi chuyện đều có thể xảy ra. Tôi rất sợ là mình sẽ không chịu đựng được các cuộc tra khảo của Giéttapô. Những gì mà Kharô có thể chịu đựng được thì tôi không thể nào vượt qua nổi đâu. Tôi chỉ sợ là sẽ phụ lòng tin của các đồng chí khác mất...

    - Nhưng tại sao chị lại nghi ngờ như thế hả chị Libéctac, tại sao chị lại nghĩ rằng bọn Giéttapô sẽ phát hiện ra chúng ta được ?

      - Tôi cũng không biết nữa anh Adam ạ... Thật là kinh khủng khi con người đã mất ý thức vì đau đớn về thể xác.

      Ađam Coóckhốp cố làm cho người phụ nữ trẻ yên tâm nhưng trong cuộc gặp gỡ tiếp Khanac và Bôiden, Ađam Coóckhốp đã kể cho họ nghe câu chuyện giữa mình và Libéctac.

      Kharô trầm tư không nói gì hết. Acvit lên tiếng :
      - Biết làm sao bây giờ? Libéctac là một trong số ít người có thể thâm nhập vào giới quan chức cao cấp. Chúng ta không thể để cô ấy nghỉ việc được. Không ai có thể thay vào đấy được đâu. Dù thế nào đi chăng nữa thì cô ấy vẫn phải ở nguyên vị trí của mình.   

      Quyết định cuối cùng cũng là như vậy...

      Thế rồi Libéctac bị bắt vào tù. Chị sợ chết và sợ bị tra tấn. Trong xà lim lại chẳng có ai để mà tâm sự, để mà hỏi ý kiến cả. Bỗng nhiên có một nữ tù nhân nữa bị tống vào chung cùng xà lim với chị. Đấy là ả Ghectruda Braie. Nhưng Libéctac biết làm sao được người bạn tù của mình lại chính là ả thư ký đánh máy của Giéttapô chuyên lợi dụng lòng tin của con người. Sau khi Inda Schiobe bị bắt, chính ả là người đã đến nhà Inda, ở lại đó và đóng giả chị, phục vụ cho âm mưu của bọn Giéttapô.

      Mọi chuyện bắt đầu từ những giọt nước mắt cá sấu của ả khi ả gục đầu lên vai Libéctac nức nở về mình và van lạy chị để chị không khai ả cho Giéttapô. Còn Libéctac thì đã tin lời ả. Ghectruda nói rằng ả cũng đã ở tù nửa năm nay; ả có nguy cơ bị tử hình song đã kịp làm một cái gì đó, và nay nguy hiểm dường như đã qua đi. Braie đã khuyên nhủ Libéctac nếu như cần thiết thì ả có thể giúp chị chuyền thư từ ra ngoài một cách dễ dàng. Nhưng ả cũng nói phải làm việc đó một cách thận trọng để khỏi phụ lòng của những người cần thiết. Libéctac đã viết thư cho mẹ và quả thật chẳng bao lâu sau chị đã nhận được thư trả lời. Chị lại viết và lại nhận được thư hồi âm.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #143 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2021, 01:16:40 pm »

   

      Tất nhiên là bọn Giéttapô đã chụp ảnh những bức thư này và tên dự thẩm đã cất chúng vào ngăn kéo bàn mình. Người phụ nữ dại dột đã trao đổi với mẹ những chuyện mà ngay sau đó bọn Giéttapô và bọn dự thẩm cũng biết được.
      - Cô nên nhớ là chúng tôi đã biết tất cả rồi - tên trưởng phòng điều tra đã nói với chị — nhiều người đã thú nhận rồi. Cô đừng có làm ra vẻ anh hùng nữa, hãy suy nghĩ cho thật kỹ xem làm thế nào bảo vệ lấy cuộc sống cho mình.   

      Để xác nhận cho những lời hắn nói, hắn đã dẫn ra những điều chị viết trong thư gửi cho mẹ chị.

      Vụ án xử bí mật đầu tiên bắt đầu vào ngày 14 tháng Chạp năm 1942. Trong tòa nhà của Tòa án quân sự đế chế tại Béclanh chúng đã xử Inda Schiôbe và Rudolph phôn Sêlia. Không một âm thanh nào lọt được ra ngoài cửa sổ và cửa ra vào. Không một lời của bị cáo hay của những kẻ buộc tội lọt đến tai kẻ khác. Song trong căn phòng trống rỗng chỉ có những viên thẩm phán, cảnh binh và những người bị xét xử đang diễn ra một cuộc đấu tranh mà người ta có thể thấy trước được kết quả - cái chết.

      Những tài liệu về phiên xử này không được giữ lại trong phòng lưu trữ của Giéttapô. Chẳng có gì hết. Không có hồ sơ, chẳng có bản án mà cũng chẳng có biên bản xử án. Tất cả đã bị hủy. Chúng ta chỉ biết được những đoạn rời rạc của những sự kiện bi thảm xảy ra trong những ngày có phiên tòa và trong nhà tù ở Prin Anbretxtơrac.

      Hai ngày trước phiên xử chúng cho phép Inda gặp mẹ và em trai. Đó là lần gặp mặt cuối cùng. Inda đã động viên an ủi mẹ và nói với em trai những điều chủ yếu mà đối với chị còn cao hơn cả cuộc sống. Chị nói khẽ trong hơi thở mật khẩu và địa chỉ, nơi mà đứa em sẽ phải đến và nói rằng Inda không khai báo ai cả, không nói gì cả để cho mọi người yên tâm. Thông qua người em trai, Inda đã khôi phục lại được mối liên lạc đã bị đứt đoạn giữa các đầu mối với nhau trong nhóm hoạt động bí mật của chị. Nhóm cần phải hoạt động.

     Inda đã trao cho đứa em trai lời di chúc «Hãy tiếp tục đấu tranh !» như trao ngọn đuốc từ trái tim nóng bỏng cho người chạy tiếp sức. Ecvin đã làm theo lời dặn dò của chị và đã làm tất cả những gì mà người chị yêu cầu. Anh đã trở thành người chiến sĩ hoạt động bí mật. Một năm rưỡi sau, chính anh cũng bị bắt và bị kết án tử hình. Chuyện đó xảy ra vào cuối năm 1944, khi chủ nghĩa phát xít và Hítle đang giẫy chết.

    Chúng ta được biết những gì mà Alta đã nói với người bạn tù cùng phòng là Klêhen Tukhôla. Từ cuộc hỏi cung trở về, người chị bê bết máu, mặt mũi trong phát sợ. Song chị đã lấy lại được sinh lực và mỉm cười với người nữ cộng sản Tukhôla : «Hôm nay, lại một lần nữa, chúng nó chẳng moi được ở tôi điều gì.» 

      Trước đây không lâu, khi nghe những người bạn tù láng giềng nói là ở Mặt trận phía Đông, Hồng quân đang bao vây 30 vạn quân Hítle ở Stalingrad thì trong ánh mắt chị đã ánh lên niềm vui rạng rỡ . Chị nắm lấy tay Tukhôla và thì thầm : «Như vậy, quả thực là chúng ta đã không uổng công.»

      Hình như tòa án quân sự dã chiến chỉ diễn ra vẻn vẹn một ngày. Chiều ngày 14 tháng Chạp - Klêhen nhớ rất rõ cái ngày mùa đông, âm u, ảm đạm đó — Alta trở về phòng giam.

     Chị nằm sấp trên chiếc giường của phòng giam và cứ nằm như thế rất lâu, hai tay ôm chặt lấy đầu. Sau đó, chị ngồi dậy và nói với bạn "Thế là mọi việc đã kết thúc, chúng nó đã tuyên án tử hình tôi...” Chị yên lặng một lát rồi lại tiếp "Tôi đã nói với chúng câu cuối cùng : Tôi không hề làm một điều gì phi nghĩa hết... Các ông đã tuyên án tử hình tôi một cách phi pháp.. ” Chị nói tiếp : "Klêhen ạ, tôi đã đứng vững được.. Bây giờ thì tôi có thể nói được là tôi đã đứng vững được... tất cả đã qua rồi... Bằng cách im lặng, ít nhất tôi cũng cứu sống được ba mạng người trong đó có một phụ nữ...”

      Một trong ba người mà Inda đã nói tới đó là người đã làm việc ở Mátxcơva, trong đại sứ quán Đức. Người đó làm việc bên cạnh Cuốc của chị, Cuốc Vônphgan, người mà chị chỉ có thể gửi lời chào vĩnh biệt trong ý nghĩ của mình mà thôi.

     Sau đó vài ngày lại có một phiên tòa khác, phiên tòa này cũng xử bí mật, song người ta có thể biết được nhiều hơn về nó qua các báo cáo của Giéttapô nằm trong phần luận tội. Trong một bản báo cáo đã có nêu đánh giá chung về công tác tổ chức. Đó là một bản báo cáo mật gửi về Tổng hành dinh của Hítle từ phòng phản gián của Cục an ninh Đế chế.

    Một bản kể về những báo cáo này đã được chuyển về Mátxcơva bằng các máy phát sóng ngắn, chiếm hai trang trong phần kết tội. Song đó, mới chỉ là một phần các bức điện mà bộ phận mã thám của Áp-ve đã giải được. Tổng số các báo cáo tính được có tới hàng trăm.   

     Phiên xử thứ hai bắt đầu ngay sau khi tuyên án tử hình Inda Schiôbe và Ruđônphơ phôn Sêlia. Nó cũng diễn ra ở chính ngôi nhà tại Sarletchenburgatrasse, cũng ngay tại căn phòng có hai lần cửa cách âm, và cũng chính ủy viên công tố Manphơret Ređơ đứng ra buộc tội. Hắn làm bộ làm tịch, ra oai quát tháo các bị can rồi giọng của hắn bỗng trở nên the thé giống như tiếng của một con chim ăn đêm vang lên trong cảnh tĩnh mịch ảm đạm của căn phòng.

    Hắn buộc tội các bị cáo là bán nước, phản bội lại quốc trưởng và nhân dân, hắn gọi các hoạt động của họ là sự phản bội những người lính đang quên mình thi hành sứ mệnh đấu tranh với bọn bônsêvích….
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #144 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2021, 04:20:37 pm »

   

      - Chúng là ai, những hạng người này, những tên đang ngồi trên ghế bị cáo kia ? Ređơ vừa hỏi một cách cay độc vừa đưa mắt nhìn khắp lượt bị cáo đang ngồi trước mặt một cách hằn học. Ređơ trổ tài vu khống thô bỉ. Hắn bôi nhọ các bị cáo, gọi họ là những người vô đạo đức. Hắn phỉ báng họ một cách thậm tệ bởi vì đó là lệnh của Gơrinh - phải làm như thể những tình cảm thấp hèn là động cơ thúc đẩy các hành động của họ.   

      - Thằng kia nó nói cái gì vậy ? Anh nghe nó nói kìa...! Acvit Khanăc giận quay sang phía Kharô, nhưng tên cảnh sát đã ra lệnh cho mọi người phải yên lặng, các bị cáo không được nói chuyện với nhau.

      Trên ghế bị cáo có mười hai người. Trong số đó có ba cặp vợ chồng — vợ chồng Sunxe Bôiden, vợ chồng Khanăc và vợ chồng Sumakhơ. Trong số các phụ nữ còn có cả Eric phôn Brôđônphơ. Chị ngồi ở hàng ghế trên vừa nhìn châm chọc tên ủy viên công tố, vừa thỉnh thoảng bác lại hắn một cách mỉa mai. Đó là nụ cười khinh bỉ, nhạo báng lộ rõ sự miệt thị ghê tởm đối với Ređơ, một hạng người nhỏ nhen, hèn mạt, độc ác như loài bò cạp. Bị cáo Eric phôn bằng nụ cười của mình đã làm cho Ređơ mất tự chủ.

     Khi tên công tố bắt đầu nói về cuộc tụ tập — ngụ ý nói về buổi dạ hội mười bốn điểm, Eric đã từ trên ghế bị cáo đập lại hắn :   
      - Thưa ngài công tố, chúng tôi chẳng đã ăn mặc đúng như quốc trưởng ra lệnh đó sao..Mặc vào người tất cả những gì có theo tiêu chuẩn hàng năm chẳng lẽ lại là có tội hay sao — chị nhìn Ređơ một cách thách thức.

      Ređơ mất hết tự chủ.
      - Các người cười cái gì —hắn bực tức hét lên với Eric – Cười gì nào ? Rồi xem các người sẽ còn cười đến bao giờ.

    - Tôi sẽ còn cười khi trông thấy ngài, ngài công tố ạ - Eric ngẩng đầu và lại phá lên cười.

     Chúng đuổi bị cáo Eric ra khỏi phòng xử án vì tội đã lăng nhục ngài ủy viên công tố. Chị đi giữa hai tên cảnh sát, nhưng nụ cười vẫn không tắt trên môi.

     Bằng giọng của giáo sư đang giảng bài cho sinh viên, Acvit Khanăc đã nói lời cuối cùng về những động cơ thúc đẩy hành động của mình, về thái độ của mình đối với thể chế của nhà nước quốc xã.
     - Đúng – ông nói với giọng hơi nhỏ, mỏi mệt – tôi thừa nhận mình là người chống đối chế độ quốc xã Đức và tôi đã không hối hận vì đã đấu tranh với chế độ đó bằng mọi phương tiện mà tôi có trong tay.. Đấu tranh chống chế độ Hítle cho tới lúc này cũng vẫn là mục đích chính trong cuộc sống của tôi. Tôi cho rằng chỉ có những lý tưởng của Liên-xô mới có thể cứu vớt được thế giới. Tôi không từ bỏ các quan điểm của mình.

    Acvit Khanăc đã kết thúc lời tự bào chữa bằng những từ như vậy.

    Bọn chúng không cho Kharô Sunxe Bôiden được nói nốt câu cuối cùng, song anh cũng kịp nói lên sự hối tiếc của mình vì không ngờ lý tưởng của những người cộng sản lại quá gần gũi đối với anh như vậy, rằng bây giờ anh thừa nhận và khẳng định dù quá muộn những quan điểm cộng sản của mình với một niềm tin trọn vẹn. Sau đó anh bắt đầu nói về Hítle, về cái vực thẳm mà hắn đang đẩy cả nước Đức xuống. Đến đây, viên thẩm phán Kren đã cắt lời anh, mặc dù anh vẫn còn đang tiếp tục nói về một điều gì đó, và theo hiệu lệnh của tên thẩm phán, anh đã bị chúng đuổi ra khỏi phòng...   

     Sau Bôiden là Khaiman. Như là một cậu bé, anh rất muốn nói để mọi người hiểu anh.
    - Nếu các ông xử tử tôi thì tôi muốn là tôi sẽ chết cùng với Kharô - anh nói - hãy chôn tôi cùng với anh ấy... Tôi rất tiếc là Kharô không được nghe những lời cuối cùng này của tôi. Cảm ơn số phận đã đưa tôi đến với con người tuyệt vời, quả cảm như vậy...

      Với sự hồn nhiên của tuổi trẻ tới hơi thở cuối cùng, Khaiman vẫn tin tưởng và trung thành với người đã dìu dắt mình. Bọn quan tòa đã kéo nhau ra ngoài hội ý và ít phút sau, viên chánh án - tiến sĩ Kren cùng với Muốckhốp và phó đô đốc Ácđx — các thành viên của tòa án quân sự dã chiến lại quay vào phòng xử. Tiến sĩ Kren thông báo là hắn chỉ tuyên đọc phần cuối của bản án mà thôi, còn văn bản toàn bộ thì bị cáo sẽ nhận sau. Chánh án Kren mặc áo quan tòa đứng lên, thân hình y che lấp cả chiếc ghế quan tòa cao trạm trổ cao hình con đại bàng và dấu thập ngoặc….Phần tuyên án chỉ mất vẻn vẹn hai ba phút. “Tuyên án tử hình, tước bỏ quân tịch trong lực lượng vũ  trang cũng như tước bỏ vĩnh viễn quyền công dân của các bị cáo: thượng úy Kharô Sunxe Bôiden, xạ thủ Cuốc Sumakhơ, binh nhì Khaiman và thượng úy Gerbert Golnốp vì tội âm mưu phản bội tổ quốc, phản bội quân đội, vì tội phá hoại sức mạnh, tiềm lực quân sự Đức và hoạt động gián điệp.”

      “ Tuyên án tử hình tước bỏ vĩnh viễn quyền công dân của các bị cáo sau : Tiến sĩ  Acvit Khanăc, Libectac Sunxe Bôiden, Elidabet, Sumakhơ, Han Koppi. Ngoài ra Eric còn bị tước bỏ quân tịch trong lực lượng vũ trang. .      

     Eric phôn Ruđônphơ bị kết án tù giam mười năm..   .   

      Minđrit bị tù giam sáu năm...”   


      Nghe xong bản án tử hình, Libectac đứng phắt dậy, mắt mở to. Chị định nói điều gì đó nhưng lại ngã xuống bất tỉnh... Những người khác yên lặng nghe hết bản án. Chỉ có hiệu thính viên Han Koppi là la tướng lên :
      - Điều làm tôi buồn phiền hơn cả là người ta đã cấm tôi phục vụ trong quân đội của quốc trưởng….

     Còn Eric phôn Brôđônphơ bật dậy khỏi ghế, lắc đầu thốt lên rất Baviera (Baviera là một vùng của Đức, dân ở đây phần lớn làm nghệ nông, phong cách ở đây không giống phong cách nói chuyện của giới thượng lưu Đức vì thế Baviera được dùng để chỉ sự quê mùa, cục mịch N.D).   

       - Dào ơi, tôi chỉ phủi đít một cái là mãn hạn tù của các người !   

     Eric đã buông ra câu này với tất cả sự khinh miệt, phẫn nộ đối với bọn quan tòa đang ngồi sau chiếc bàn xử án.

     Eric, con người không kiềm chế được, dễ bộc lộ tình cảm ngay cả lúc này vẫn trung thành với mình - bởi lẽ đơn giản chị là con gái người bưu tá bình dân vùng Baviera, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân Baviera, nơi mà việc dùng những từ thông tục không bị  coi là mất lịch sư trong giới thượng lưu.

      Trong phòng mọi người cười ồ cả lên. Tiến sĩ Kren bối rối quay sang viên mõ tòa :
       - Đuổi cổ hết bọn chúng nó ra ngoài kia... Tuyên án xong rồi.

       Đã được lệnh nên ngay sau khi xử xong, tiến sĩ Kren tới chỗ Gơrinh. Tên này đang nóng lòng chờ đợi kết quả của phiên tòa và khi gặp tiến sĩ Kren hắn kêu lên.
      - Ông làm gì mà lâu vậy ? Thế nào rồi ?

      Viên chánh án đặt lên bàn trước mặt Gơrinh bản án của phiên tòa.

     - Chỉ mới có thế này thôi à ? — Gơrinh hỏi.

      - Vâng hiện giờ thì mới chỉ có thế thôi ạ. Tôi chỉ đọc bản án của tòa án dã chiến còn tất cả những bằng chứng sẽ đưa ra sau.., có lệnh là phải làm khẩn trương.

      - Nói chung thì cái đó không quan trọng lắm - Gơrinh tán thành và bắt đầu đọc bản án. Bỗng dưng, hắn đứng phắt dậy —Thế này là thế nào ? Vợ của kẻ phạm tội lại không bị kết án tử hình à...Ông nên nhớ rằng quốc trưởng sẽ không thông qua một bản án như thế này đâu.

      - Nhưng mà ta không có bằng chứng đầy đủ - Ngài nguyên soái ạ.

     - Anh cần những bằng chứng làm gì kia chứ ..Quốc trưởng đã nói rõ là tử hình hết dù chỉ là nghi ngờ mà thôi…Nếu không ông sẽ phải gánh chịu lấy hết trách nhiệm đấy nhé… - Gã tiến sĩ lủi thủi bước ra ngoài…
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #145 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2021, 06:38:05 am »

     

      Bản án được gửi về văn phòng đế chế và viên sĩ quan tùy tùng của Hítle đã bay đến Tổng hành dinh Quốc trưởng để báo cáo kết quả vụ án. Gơrinh đã nói đúng,  Hítle không thông qua bản án có liên quan đến Minđrit Khanăc và Eric phôn Ruđônphơ. Hắn cho gọi ả thư ký và đọc quyết định của mình, quyết định của hắn vang lên như một mệnh lệnh tác chiến :

      «Dinh quốc trưởng, ngày 21 tháng Chạp năm 1942.

      I.Tôi thông qua bản án của Tòa án tối cao Đế chế ngày 14 tháng Chạp năm 1942 xét xử cựu cố vấn nhà nước Ruđônphơ phôn Sêlia và biên tập viên Inda Schiôbe, cũng như bản án quân sự của Tòa án tối cao Đế chế ngày 19 tháng Chạp năm 1942 xét xử thượng úy Kharô Sunxe Bôi- -den và những người khác trừ phần liên quan đến Minđrit Khanăc và bá tước tiểu thư Eric phôn Ruđônphơ.

     II. Tôi bác bỏ đơn xin ân xá.

    III. Các bản án đối với Ruđônphơ phôn Sêlia, Kharô Sunxe Bôiden, Acvit Kha nắc, Cuốc Sumakhơ và Grauđent được thi hành bằng hình thức treo cổ.
     Các bản án tử hình khác được thi hành dưới hình thức chém đầu.
    Riêng việc thi hành bản án đối với Ghecbe Gônnốp sẽ do chính tôi ra lệnh.

     IV. Tôi bác bỏ bản án của Tòa án tối cao Đế chế  ngày 19 tháng 12 năm 1942 đối với Minđrit Khanăc và bá tước tiểu thư Eric phôn Ruđônphơ. Việc xét xử lại án sẽ giao cho một hội đồng khác của Tòa án quân sự tối cao Đế chế.
 
                                    Nguyên bản, Hítle đã ký.”



      Bản tuyên án của Tòa án quân sự dã chiến xét xử nhóm hoạt động bí mật chống phát-xít do Bôiden và Ac- vít Khanăc lãnh đạo cũng đã được tìm thấy trong phòng lưu trữ của Đức. Dựa theo ngày tháng đã ghi thì bản tuyên án này chỉ được lập và ký vào ngày mồng 5 tháng Giêng năm 1943, tức là hai tuần sau những người bị kết án đã bị hành quyết. Bọn đao phủ đã vội vã ra tay. Chúng đã thi hành việc hành quyết trước, sau đó mới tính đến chuyện tuyên án. Bản tuyên án chỉ in thành năm bản. Một bản còn lưu lại đến ngày nay.

    Đây là những điều ghi lại trong bản tuyên án của Tòa án quân sự.

      Bản chất của vụ phạm pháp :
      Một bộ phận bị cáo nằm trong nhóm bí mật của cộng sản đã bị cấm hoạt động. Nhóm này đã biến chúng thành lực lượng chống đối Nhà nước quốc gia xã hội (quốc xã). Lúc đầu chúng chỉ viết những bài báo ngắn, sau đó cho in và lưu hành truyền đơn đặc khuynh hướng cộng sản.

     Vào năm 1939 khi Liên xô và Đức ký kết hiệp định không tấn công lẫn nhau thì chúng tạm thời ngừng hoạt động. Nhưng sau đó, chúng lại tăng cường hoạt động khi chiến dịch chống Nga bắt đầu. Hàng loạt những tập san mang tính chất kích động đã được in ra và lưu hành với mục đích chuyển tới tay quảng đại nhân dân - công nhân, trí thức, cảnh sát và lực lượng vũ trang. Song song với việc này chúng còn có liên lạc trực tiếp với Mátxcơva.

      Tội lỗi của từng bị cáo:

      Thượng úy Kharô Sunxe Bôiden, ba mươi tư tuổi, sinh tại Kila. Cha là đại tá hải quân Eric Sunxe. Mẹ là Maria Inda. Ông nội và đồng thời là cha đỡ đầu của bị cáo là cựu dô đốc Chippit.

      Bị cáo học tại trường Đuixbuốc, sau đó nghiên cứu luật quốc gia tại Phraibuốc và Béclanh. Đã có tham gia viết văn.   

     Tháng 3 năm 1937, bị cáo tốt nghiệp trường không quân với chuyên môn là phi công — quan trắc. Tháng 4 năm 1937, bắt đầu làm nhân viện Cục tin tức và báo chí trong phòng "lực lượng không quân nước ngoài” sau đó được chuyển vào làm trong Bộ không quân. Bị cáo công tác tại phòng 5 Bộ Tổng tham mưu và phòng "1.C” thuộc Bộ Tổng chỉ huy các lực lượng không quân.

      Về chuyên môn được nhận xét là nhân viên có năng lực. Trong bốn năm phục vụ, bị cáo đã giúp nhiều cho phòng 5 Bộ Tổng tham mưu.

     Kharô Sunxe Bôiden chưa từng phục vụ một cách chân thành cho nhà nước xã hội dân tộc. Bị cáo tiếp tục theo đuổi quan điểm xã hội cộng sản cực đoan. Bị cáo đã tìm được người đồng lõa với mình là vợ chồng Sumakhơ, ả Piônnhit và tên cựu cộng sản Kiuhenmaixehơ.

     Vào năm 1938, hoạt động của nhóm này được mở rộng. Vũ nữ Ôđa Sotrunglơ, nhà văn Kukhốp, tiến sĩ Paul cũng bị lôi cuốn vào đó. Đầu năm 1938, trong thời gian chiến tranh Tâybannha, bị cáo đã biết qua các nguồn tin trong ngành về cuộc khởi nghĩa đang được chuẩn bị với sự tham gia của lực lượng Đức để chống lại “chính phủ đỏ” địa phương trong khu vực Bacxelon. Với sự giúp đỡ của phôn Piônnhít, bị cáo đã chuyển tin tức này tới tay đại sứ Liên xô ở Pari.

      Trong giai đoạn thống nhất tỉnh Xuđét (một tỉnh của Tiệp khắc.ND) với nước Đức, bị cáo đã viết truyền đơn “nhóm bạo động” mang nội dung chống lại nhà nước đế chế. Truyền đơn này đã được chụp ảnh và lưu hành thành 40-50 bản.

      Mùa xuân năm 1941, bị cáo đã viết truyền đơn “Napolêon Bonapactơ” với nội dung so sánh tinh tế lời nói và việc làm của Napolêon với Adolph Hítle…

     Năm 1941, bị cáo đã tham gia vào việc tuyên truyền các truyền đơn khiêu khích hình như bắt nguồn từ Đảng Cộng sản Đức đang hoạt động bất hợp pháp. Gay gắt và thô bạo nhất là tờ truyền đơn “Tương lai nước Đức đang bị đe dọa”. Trong tờ truyền đơn này, bị cáo đã gọi chiến tranh là thất bại, tương lai của nó thật mờ mịt và công khai kêu gọi chống lại chế độ, khởi nghĩa vũ trang.

      Mùa xuân năm 1942, bị cáo đã viết và tuyên truyền truyền đơn vào dịp triển lãm “Thiên đường Xô-viết” với những câu sau: “Triển lãm thường xuyên của thiên đường quốc xã là chiến tranh, đói nghèo, dốt nát  và Giéttapô. Liệu điều này còn kéo dài được bao lâu nữa ?!”

     Trước chiến tranh, bị cáo đã liên lạc với Mátxcơva và nhận đài phát vô tuyến điện. Bị cáo đã thu thập tin tức bí mật và chuyển cho tiến sĩ Acvit Khanắc. Trong số những tin tức bí mật quốc gia, đã có báo cáo về tình hình không quân Đức trước lúc chiến tranh với Nga.

     Mùa thu năm 1942, bị cáo đã gặp gỡ điệp viên Nga và qua tên này đã chuển cho Mátxcơva những tin tức về cuộc tấn công sắp tới của Đức vào Kápkadơ trên hướng Mairốp, về việc phát hiện ra tổ chức tình báo Anh tại Baican, về việc thu được mật mã vô tuyến khi chiếm vùng  Patxamô tại mặt trận Liên xô – Phần Lan, về thời hạn và địa điểm đổ bộ của lực lượng đổ bộ Đức ở ngoại ô Lênin- grát, về việc sắp đưa ra sử dụng chất độc hóa học trong chiến tranh, về thành phần lực lượng không quân và việc chế tạo vũ khí.

     Tất cả những tin tức này đã được chuyển đến Mát-xcơva với tên gọi chung “Điện báo Koro”.

     Ngoài ra, bị cáo Kharô Sunxe Bôiden còn chuyển những tin tức khác nữa cho Mátxcơva qua hiệu thính viên Hans Kôpi, người được tuyển mộ làm việc này.

      Khi bị cáo biết rõ rằng phản gián Đức đã phát hiện ra chìa khóa mã mà hải quân Anh đã dùng để thông báo về việc phái đội hộ tống hàng hải đến Murmanxk thì Sunxe Bôiden đã chuyền tin này cho điệp viên Liên xô tại Thụy sĩ thông qua bị cáo Grauđen.

     Vào tháng Tám năm 1942, bị cáo đã liên lạc với một tên lính dù Liên xô tên là Kiôtlơ vừa được tung qua mặt trận.

      Bị cáo khẳng định là y luôn luôn đứng về phía đấu tranh cho tình hữu nghị giữa Đức và Nga, rằng y muốn phục vụ sự nghiệp gìn giữ hòa bình và không có ý định phản lại tổ quốc.

     Dựa theo những điều đã trình bày trên, bị cáo – thượng úy  Kharô Sunxe Bôiden phải xử theo điều bộ luật hình sự mà biện pháp trừng phạt duy nhất trong thời chiến là tử hình….
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #146 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2021, 03:22:30 pm »

  

  Libéctac Sunxe Bôiden, hai mươi chín tuổi. Cha là giáo sư Khackhai, mẹ là nam tước phu nhân Tôra Oilenbuốc. Hai vợ chồng đã ly dị nhau. Mẹ Libéctac lấy họ thời con gái. Cha đang ở trại giam quốc tế tại Anh vì trước chiến tranh đã làm cố vấn về vấn đề nghệ thuật tại đó.

     Bị cáo được sự giáo dục của mẹ tại Libenbec. Từ năm 13 tuổi đã học ở Thụy sĩ, sau đó theo học trường tư ở Béclanh... Ngoài ra còn học ở Anh 9 tháng nữa. Từ năm 1933, bị cáo đã làm trợ lý ấn loát cho hãng chiếu phim "Metrôgônđvinmaiơ”, sau đó đã làm nghĩa vụ nửa năm ở Vecđơ. Trong thời gian này đã đính hôn với Kharô Sunxe Bôiden. Mùa thu năm 1935, hai người đến Giơnevơ nghe giảng về hoạt động của Liên đoàn quốc tế.

      Năm 1939 bị cáo bị bắt giữ tại Đông Phổ vì bị  tình nghi làm gián điệp nhưng sau đó theo lệnh của Tổng nha cảnh sát, bị cáo đã được tha vì không có đầy đủ bằng chứng.   

     Vào năm 1940, bị cáo đã làm nhân viên của báo “ Ê-xennơ Natiônan Tractung” sau đó thì chuyển sang Cục văn hóa của Đức.

       Libéctac đã biết về âm mưu của chồng mình trong việc bắt liên lạc với Mátxcơva đã đi tìm nhà cho các buổi phát vô tuyến. Ngoài ra bị cáo còn giữ một số tiền lớn và đã trao cho bác sĩ nha khoa Gimpeh. Chính bị cáo đã tổ

 chức cuộc gặp gỡ giữa điệp viên Liên xô với chồng mình và tiến sĩ Acvit Khanắc, đã kể cụ thể về cuộc gặp gỡ này cho Han Kôpi. Đã tham dự vào việc chuyển những tin mật cho điệp viên Liên xô Brucxen tới....

       Acvit Khanắc – 41 tuổi, sinh quán tại Đácmotact. Từ năm 1926 đến 1928 đã học ở Mỹ trong trường đại học Mêđixơn và đã quen với Minđrit Plis. Vào tháng Tư năm 1935, bị cáo đã làm trong Bộ Kinh tế đế chế và đã được phong chức cố vấn trưởng về kinh tế tại đây. Từ tháng Sáu năm 1942, tiến sĩ Khanắc đã dạy trong trường đại học và là phó giáo sư Cục đào tạo cán bộ đảng do  Rô-đenbéc đứng đầu.

     Bị cáo đã lôi cuốn thượng úy  Gecbơ Gônnốp vào công tác bí mật. Ngay từ trước chiến tranh, bị cáo đã duy trì liên lạc vô tuyến với Mátxcơva. Trọng nhà bị cáo đã có thời tàng trữ và sử dụng một đài phát vô tuyến. Vào giữa năm nay, tiến sĩ Khanắc đã báo cho Mátxcơva biết cuộc tấn công của Đức vào mặt trận phía Đông có thể sẽ diễn ra trên hướng Bacu.

      Minđrit Khanắc, bốn mươi tuổi. Sinh tại Minvôki ở Mỹ. Mang quốc tịch Mỹ nhưng đã từ bỏ vì có cuộc chiến tranh giữa Đức và Mỹ. Năm 1939, bị cáo Minđrit được phong học vị tiến sĩ triết học.

      Hoạt động tội lỗi của bị cáo không vượt quá phạm vi một người vợ giúp chồng. Bị cáo không quan tâm đến những mục đích mà chồng mình theo đuổi. Bị cáo đã hành động như một người vợ vì chồng. Một điều giúp cho bị cáo có thể được nhẹ án là bị cáo đã dịch những cuốn sách Đức sang tiếng Anh phục vụ cho lợi ích của nước Đức... Tòa án quân sự dã chiến xử phạt ở mức sáu năm tù giam.

     Ghecbe Gônnốp, ba mươi mốt tuổi. Sinh tại Béclanh, nhân viên đường sắt. Năm 1940, được gọi vào quân đội, làm giáo viên về nhận dạng máy bay trong trường không quân tại Tutova. Đã xin được ra mặt trận. Nhờ sự hỗ trợ của Kharô Sunxe Bôiden, được điều vào Cục II ngành phản gián của Bộ Tổng tư lệnh. Đã làm cán sự về vấn đề phá hoại ngầm và hoạt động phá hoại trên mặt trận phía Đông.

      Bị cáo đã học tiếng Anh với Minđrit Khanắc từ tháng 8-1942. Bị cáo Gônnốp đã tự ý không trừng trị bọn tù binh Nga mà Iại chuyển chúng sang trại tập trung khác. Những tù binh này lẽ ra phải bắn bỏ vì tội tham gia tổ chức chi bộ Đảng cộng sản bí mật.

     Khorxt Khaiman, mười chín tuổi, đã học tại Gale. Cha là cố vấn xây dựng của thành phố. Trong dịp lễ Phục sinh năm 1940, bị cáo Khaiman đã nộp bằng tốt nghiệp trung học và vào học trong khoa “Đất nước học” của trường Đại học tổng hợp. Vào tháng Tám năm 1941, đã tự nguyện vào quân đội phục vụ trong một tiểu đoàn liên lạc dự bị tại Stanđoócphơ, được cử đến trường phiên dịch của cơ quan phản gián. Đầu tháng ba năm sau, bị cáo được điều sang phòng giải mã của Bộ tư lệnh các lực lượng lục quân.

    Bị cáo Kharô Sunxe Bôiden là người dạy thực hành ở khoa “Đất nước học” đã đưa sinh viên Khaiman về ở với gia đình mình. Vợ của Sunxe Bôiden là Libéctac đã đề nghị Khaiman viết khóa luận “Cuộc thập tự chinh chống Mátxcơva. Dưới tác động của Sunxe Bôiden, bị cáo đã xem lại và thay đổi các quan điểm xã hội, dân tộc của mình.

     Vào tháng Tám năm 1942, Kharô Sunxe Bôiden trong những cuộc đi chơi thuyền đã nói cho bị cáo Khaiman về những quan điểm và việc làm của mình. Khaiman đồng ý giúp Bôiden và cho biết ở phòng giải mã nơi mình làm việc đã giải được rất nhiều chìa khóa mã của đối phương. Bôiden đã đề nghị cho biết cụ thể hơn về nội dung những bức điện đã được giải mã. Khaiman hứa sẽ làm việc này và ngày hôm sau đã đem tới bức điện giải mã trong đó có nói về Kukhoph, Kôro và những người khác. Khaiman đã sao lại nguyên bản cũng như đánh cắp chìa khóa mã, danh sách các điệp viên của lưới phương Tây và bí danh của họ… Ít lâu sau, khi được cấp trên của mình cho biết Kôro là bí danh của Sunxe Bôiden và Bôiden cùng vợ là Libéctac đã bị tố cáo làm điệp viên cho Mátxcơva thì Khaiman đã tìm cách chuyển những tin tức đó cho bị cáo Bôiden.

    Cuốc Sumakhơ, ba mươi bảy tuổi, sinh tại Stuttgác. Bố là biên tập viên theo Đảng dân chủ xã hội. Bị cáo đã học bốn năm ở trường nghệ thuật tạo hình và làm nghề tranh khắc gỗ. Năm 1935, đã mở một cửa hàng tư tại Tempe-gophơ.

     Ngày 7 tháng Sáu năm 1941, bị cáo được gọi nhập ngũ và phục vụ ở Pốtman, rồi từ đó chuyển tới Béclanh. Quen với Bôiden từ năm 1929 và nằm trong nhóm của Bôiden. Trước lúc được gọi nhập ngũ đã bí mật tuyên truyền và phân phát truyền đơn trong binh lính. Bị cáo đã đồng ý chuyển những tin tức bí mật cho Mátxcơva, có máy phát riêng. Bị cáo đã cho giết tên lính dù Nga Kiốtlơ ở ngay tại nhà mình. Điều đặc biệt đáng trừng phạt là đã gặp tên lính dù này ngay cạnh doanh trại của mình…

     Elidabet Sumakhơ, ba mươi tám tuổi. Bố là kỹ sư trưởng hãng điện tử AFG. Bị cáo đã giúp chồng trong những việc làm phạm pháp, đã gửi cho chồng đang trong quân ngũ những tờ truyền đơn viết bằng chữ mật. Mùa xuân năm 1941, đã nhận mã vô tuyến từ điệp viên Liên xô rồi trao cho chồng…

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #147 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2021, 03:08:10 pm »

  

      Han Kôpi, 26 tuổi, sinh tại Béc lanh. Bố là họa sĩ. Bị cáo đã làm nhiều công việc khác nhau như : làm nghề nông, làm thợ phụ trong nhà máy chế tạo xe hơi Mác Emkê tại Têlêgơ, sau đó lại làm lái xe. Năm 1934, mới 18 tuổi, bị cáo đã bị bắt vì tham gia vào Đảng Cộng sản đã bị đặt ngoài vòng pháp luật. Đã bị tù giam một năm. Sau khi ra tù lại bị bắt vì tội phân phát truyền đơn bí mật.

      Mùa xuân năm 1939, bị cáo đã khôi phục lại được mối liên lạc cũ trong đoàn thanh niên, đã tham gia nhập nhóm của Các Bemê, của vợ chồng Kai và Tix, của Eric phôn Brôđônphơ. Đã có những cuộc gặp gỡ tại nhà của phôn Brôđônphơ. Han Kôpi đã gia nhập nhóm của Bôi- den với tư cách là hiệu thính viên, làm công tác tuyên truyền đơn. Mùa xuân năm 1942, bị cáo cùng vợ dán 35 tờ truyền đơn trong khu vực Betdinh của Béclanh.

      Trước chiến tranh một ngày tại nhà Cuốc Sumakhơ, người ta đã trao cho Kôpi một đài phát vô tuyến. Cũng trong thời gian này, Kôpi còn nhận được một đài phát thứ hai tại ga Đôitlan Khanle. Kôpi đã làm quen với tên lái xe Sunxe qua sự giới thiệu của Khudơman (tên này đã bị bắt) và đã nhận được một đài phát nữa từ tên lái xe này rồi dùng nó liên lạc với Mátxcơva. Tháng Tám năm 1942, tên lính dù Liên xô lại mang đến lại mang đến cho hắn một đài nữa, đó là chiếc đài phát thứ tư….    

       Cuốc Sunxe, bốn tám tuổi. Bị cáo là con thứ bảy trong số mười người con của Gecman Sunxe, thợ làm bánh mì thuộc vùng Pômecni. Vào dịp lễ Giáng sinh năm 1913, bị cáo Sunxe đã bỏ đi Hămbuốc làm thủy thủ thiếu niên đi trên chiếc tàu đến Vênêduêla. Sau một năm, bị cáo quay trở về Đức làm thợ công nhật. Vào tháng 5 năm 1916, đã được gọi vào quân đội làm nhân viên điện đài của hạm đội ở Kile trên tàu tuần dương "Stutgar”.

      Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, vào năm 1920 đã làm công nhân lái xe, thuê được bến xe riêng cho mình và tiếp tục làm lái xe cho đến khi bị bắt. Đã gia nhập đảng cộng sản vào năm 1920.

      Năm 1929 bị cáo đi Mátxcơva. Năm 1929 đã nhận được mã số — cuốn sách "Kolomba” và một điện đài sóng ngắn. Năm 1941 bị cáo quen với Han Kôpi và dạy y học sử dụng điện đài. Chúng đã gặp nhau tại nhà Eric phôn Brôđônphơ.

       Năm 1941, theo nhiệm vụ cua Khudơman, bị cáo đã nhận và chuyển cho Kôpi tin tức về sản xuất đạn tên lửa tại hãng "Becman”, về nhà máy quân sự ở Xắcxôni đang chế tạo đạn chống tăng.

      Vào năm 1942, Han đã chuyển cho điệp viên Liên xô thông báo rằng tại vùng Xevaxtôlphơ đã triển khai các pháo hạng nặng để tấn công pháo đài. Bị cáo đã công nhận tất cả và tuyên bố rằng mình là đảng viên Đảng Cộng sản và sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ vì lợi ích của phong trào cộng sản….

      Eric Brôđônphơ, ba mươi mốt tuổi.  Sinh tại Kolberg. Đã học trong trường nữ công tại Magđêbuốc và làm giáo viên dạy thuê. Năm 1935 lấy chồng. Chồng là bá tuớc Kai phôn Brôđônphơ. Khi có chiến tranh, chồng của bị cáo đã được cử ra mặt trận phía Đông làm sĩ quan quân y chnyên nghiệp. Người này đã bị bắt vì bị tình nghi là tiếp tay cho bọn tội phạm quốc gia.

      Năm 1941, Han Kôpi đã đem đến nhà Eric phôn Brôđônphơ một điện đài và chữa nó trong lúc bị cáo và tên Biône (đã bị bắt) cùng có mặt. Vào đầu tháng Chín năm 1942, Han Kôpi đã dẫn tên lính dù Nga, hiệu thính viên Khiôlơ đến nhà bị cáo để bắt liên lạc bằng vô tuyến với Mátxcơva.

    Trước khi bị bắt không lâu, bị cáo phôn Brôđônphơ đã đem máy phát ra khỏi nhà mình và trao nó cho vợ Han Kôpi tại góc phố Lepnit Strac....

       Iôban Grauđen, 56 tuổi. Sinh tại Đandit trong một gia đình thợ làm yên cương. Năm 19 tuổi, đi Anh làm bồi bàn tại đó, sau đấy sang Pháp và Thụy điển. Năm 1908 quay về Đức. Năm 1916, làm nhân viên điện tín cho hãng "lunaitit Presôvơ Amêrican”. Ít lâu sau, trở thành trưởng ban của hãng này và tiếp đó làm phóng viên tại Mátxcơva...

      Bị cáo là một người mê tín yà đã dồn tất cả tâm lực nghiên cứu thuyết huyền bí và tiên tri. Vào cuối mùa hè năm 1941, bị cáo đã quen với Libéctac Sunxe Bôiden qua ả láng giềng của mình là Anna Klaus rồi từ Libéctac đã làm quen với Bôiden. Bị cáo đã đồng ý làm việc theo yêu cầu của Sunxe Bôiden. Đã mua hai máy in để in truyền đơn. Bị cáo đã tìm địa chỉ của một số trí thức khác qua số điện thoại và gửi cho họ những từ truyền đơn bất hợp pháp.

      Bị cáo đã dành phòng của mình cho Han Kôpi để tên này liên lạc với Mátxcơva và tìm cách thông qua một nhà công nghiệp ở Geidelberg nhận bóng đèn vô tuyến từ Thụy sĩ gửi về.

     Bị cáo đã chuyển những tin tức tình báo cho Bôiden. Cụ thể là đã chuyển cho Sunxe Bôiden tin về những biện pháp phòng không ở Béclanh, về sản phẩm công nghiệp của một nhà máy quân sự tại Bararia và về tình hình sản xuất trong một nhà máy cao su tổng hợp tại Hannôverô và Khabuốc về những tin tức có liên quan đến việc chế tạo máy bay của công nghiệp hàng không Đức. Bị cáo đã nhận tin tức này từ kiến trúc sư Kheniger công tác trong Bộ Không quân.

       Bị cáo còn có ý định, qua nhà công nghiệp Mêlan, báo cho Anh về việc mật mã của Anh dùng liên lạc với các tàu vận tai đường biển sang Nga đã bị cơ quan mật của Đức gỉai được. Bị cáo khẳng định là mình đã đến Hâyđenbuốc nhằm mục đích này nhưng đến giữa đường thì lại quay về vì nhận ra chủ định đó là không tốt, song tòa án quân sự dã chiến cho rằng bị cáo Grauđen đã có ý định tiết lộ tin tức cho địch. Luật pháp không thể tha thứ tội này...



     3.


 
      Ngày hôm đó, khi các phiên tòa của tòa án quân sự dã chiến vừa mới bắt đầu tại Sarlottenburg strasse thì tại nhà tù Plétsenđe người ta đã chuẩn bị cho việc hành quyết. Số phận của các bị cáo đã được quyết định dứt khoát từ trước rồi. Tòa án chẳng qua chỉ là hình thức về mặt pháp lý mà thôi. Tuy vậy không một ai ở đây, kể cả số cai tù, biết được công việc chuẩn bị âm thầm mà hối hả đó dành cho ai.

      Trong sân của nhà tù, giữa tòa nhà chính và những cánh cổng bằng sắt thông ra phố có một ngôi nhà gạch một tầng đã có thời dùng làm, nhà tập thể dục cho lính canh tù. Chính ngôi nhà này đang được chuẩn bị làm nơi để hành quyết.   

      Khi Gơring phục hồi biện pháp hành hình thời trung cổ ở Đức thì các phạm nhân bị chém đầu bằng búa và bằng máy chém —một loại công cụ mới được đem ra xử dụng. Thật đúng là "cái mới” nảy sinh từ trong lòng cái cũ!. Việc hành quyết bằng máy chém xảy ra rất nhanh, chỉ có mười một giây. Nhưng theo Hítle thì cái chết như thế là một hình phạt quá đơn giản. Hắn đòi phải treo cổ những người phạm tội kia. Hắn đã hạ lệnh như vậy, và chỉ riêng đối với những người tù nữ thì mới áp dụng biện pháp dùng máy chém. Tên phụ trách nhà tù Plétsenđe đã thi hành mật lệnh này và ra lệnh trang bị cho phòng thể thao tất cả những gì cần thiết để xử tử. Việc này thực hiện một cách có tính toán cẩn thận. Chúng cho chở công nhân mang theo dụng cụ thức ăn để ăn trưa tránh việc đi lại mất nhiều thời gian. Vật liệu cũng đã được đưa đến — một thanh ray dài, các móc câu, đinh bù-loong, đinh móc hình chữ Ư được làm theo đúng kích thước bản vẽ. Chúng còn cho chở những tấm ván mỏng và những cuộn giấy đen đến nữa.. Những tay thợ chốt chặt thanh ray dưới trần nhà, lắp các móc câu giống hệt như ở quầy bán thịt — cả thảy có tám cái, mỗi cái ở chính giữa một ngăn được dựng bằng các tấm ván mỏng. Sau đó, họ lấy rèm che các ngăn này lại. Ở giữa phòng, chúng cho đặt một cái máy chém. Sau ba ngày, mọi thứ đã xong xuôi. Những tay thợ cẩn thận quét hết rác rưởi và rời khỏi ngôi nhà….
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #148 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2021, 06:22:45 am »

                            

                                                                                                                                  CHƯƠNG VII        

                                                                                                                                 KHÚC TƯỞNG NIỆM.





       Đã từ lâu lắm rồi, có lẽ từ hồi chiến tranh mới kết thức, khi chúng ta còn biết rất ít về những người hoạt động bí mật trong nhóm của Sunxe Bôiden thì số phận run rủi đã đưa tôi đến gặp vị linh mục của nhà tù Garon Penhau. Có lẽ ông ta là nhân chứng duy nhất đã có mặt trong những giờ phút cuối cùng của những người tử tù.

     Tôi đến nhà vị linh mục cách nhà tù Pletsenđe không xa. Tôi đã phải chờ ông khá lâu. Bà vợ của ông ta ra cửa gặp tôi vì nói rằng ông đi đâu đó có chút việc nhưng sẽ về ngay. Bà mời tôi vào nhà hoặc có thể đứng đợi ở ngoài sân một lát. Tôi thích ở ngoài trời hơn để tập trung tư tưởng chuẩn bị cuộc nói chuyện đã làm tôi hết sức hồi hộp.

      Linh mục Penhau niềm nở khi gặp tôi và mời tôi vào phòng của ông, nơi có treo những giá sách xếp đầy những cuốn sách rất cũ bọc bìa da in chữ nổi.

     Linh mục Penhau có đôi mắt hiền từ, đượm vẻ u sầu, giọng nói nhỏ nhẹ dễ gây thiện cảm.Chúng tôi trò chuyện khá lâu. Để cho câu chuyện được tự nhiên và người kể khỏi bị tản mạn, tôi không ghi chép hết. Tôi chỉ làm việc này sau khi về đến nhà. Tôi ngồi cho đến tận sáng, nhớ và ghi chép lại từng chi tiết câu chuyện mà vị linh mục nhà tù Pletsenđe đã kể cho tôi nghe.

      "Tôi nhớ mãi cái ngày lạnh lẽo, ảm đạm trước lễ Giáng sinh ấy, ngày mà người ta bắt đầu thi hành án tử hình đối với những người bị tuyên án đầu tiên tại nhà tù Pletsenđe... San đó còn có nhiều vụ xử như thế, các tòa án quân sự dã chiến suốt mấy tháng liền đã xử các vụ có liên quan đến những người hoạt động bí mật. Các bản án tử hình được thi hành cho đến mãi tận cuối năm 1943. Phiên tòa cuối cùng, nếu tôi không nhầm là vào hồi tháng Mười. Bây giờ thì chẳng ai có thể nói đích xác bao nhiêu con người đã chết dưới lưỡi dao của máy chém, bao nhiêu người đã bị treo cổ và bao nhiêu người đã tự vẫn. Tôn giáo lên án việc tự sát vì cho như thế là vi phạm quyền thiêng liêng của đấng tối cao đã ban con người. Nhưng tôi không có quyền lên án họ theo luật trần tục vì họ đã làm cho bản tuyên án mà họ không sao tránh khỏi được thực hiện nhanh chóng, để thoát khỏi sự đầy đọa khủng khiếp, để không sợ vì yếu đuối mà thú nhận những điều quan tòa không thể được biết. Vì thế, tôi cũng liệt những con người bất hạnh đó vào số những người bị xử tử…

      Theo tôi được biết thì trong các phiên xử chính đã có bảy mươi người bị kết án tử hình.Nhưng có gì là khác nhau giữa tòa án quân sự dã chiến chính và tòa án quân sự dã chiến phụ đâu kia chứ ? Tòa án nào  thì rồi cũng tuyên bố tử hình người ta mà thôi. Tôi biết một điều, xin thề có đức chúa trời chứng giám, các nhà tù Béclanh lúc đó đều chật ních. Nhưng sau đó, số người tù cứ giảm dần. Có thể không phải là tất cả đã bị đưa đi hành quyết — một số thì bị đưa vào các trại tập trung, nhưng rất ít có ai đã trở về được gia đình, với người thân.

      Trong tâm trí tôi còn đậm nét những nỗi đau thường cùng cực. Tôi đã cùng với những người sắp phải chết trải qua những giây phút cuối cùng của cuộc đời họ và theo tiếng gọi của lương tâm, theo nghĩa vụ của một linh mục, tôi nhất định sẽ viết một cuốn sách nói về tinh thần cao cả của con người với nhan đề là "Những giờ phút cuối cùng”. Bây giờ thì tôi sẽ kể cho ngài nghe những gì làm cho tôi nhớ nhất.

     Trước lễ giáng sinh năm 1942, tại Pletsenđe, người ta đã đem xử tử mười một người trong số đó có ba phụ nữ. Vụ hành quyết này được giữ hết sức bí mật. Chính quyền đã không báo cho một ai biết cả, ngay cả tôi, một linh mục của nhà tù và là người của chúa có nhiệm vụ tiễn đưa những con người sắp vĩnh biệt cõi đời. Tôi tình cờ biết được chuyện này và vội vã đến nhà tù Pletsenđe. Hôm đó là một ngày u ám, ảm đạm, gió lạnh cuốn tung bụi tuyết trên đường phố. Tôi tới gần khu nhà của nhà tù được vây bằng những bức tường cao và đã trông thấy những người bị kết án tử hình được đưa đến bằng xe. Người ta đẩy họ ra và dẫn vào trong khám dành cho những người tử tù. Lúc đó là vào khoảng hai giờ trưa. Từ lúc đó đến khi hành quyết, tức là trong bảy tiếng đồng hồ liền, tôi đã ở bên họ.   

      Họ bị đưa vào gian thứ ba của nhà tù; mỗi người bị giam trong một xà lim riêng dành cho những người bị tử hình. Ngoài đường, trời đã nhá nhem tối thành thử đèn trong hành lang và trong các xà lim đã được bật trước thời gian. Các cửa vào xà lim được mở toang để người ta dễ dàng theo dõi những người tù. Mỗi người đều được phép viết lá thư cuối cùng trước khi chết. Giấy, bút mực đã được đem ra. Tôi đi hết xà lim này đến xà lim khác khẽ chào họ và hỏi xem có thể giúp được gì cho họ và xem họ có nhắn nhủ lại điều gì đó cho người thân không. Chức trách linh mục đã cho phép tôi ở lại một mình với họ và tôi muốn truyền vào phần hồn họ sự quy phục và thanh thản trước sự kiện đang đợi họ. Nhưng những lời nói của tôi đã trở nên vô nghĩa. Những người bị kết tội đã tỏ ra rất bình tĩnh dứt khoát, sẵn sàng vượt qua ngưỡng cửa cửa của sự sống và cái chết.

      Có lẽ chỉ có Libéctac Sunxe Bôiden là ngoại lệ. Chị ta không biết làm thế nào cả mà chỉ khóc thút thít. Tôi đã đến thăm chị ta đầu tiên. Những lời nói của tôi bị bỏ ngoài tai. Libéctac lẩm bẩm điều gì đó rồi lại cầm bút viết, sau đó lại nức nở gục đầu xuống tay. Rồi chị ta bắt đầu lắng nghe tôi nói và bỗng tự nói ra… Ngoài cái chết đang đến gần, chị ta còn bị dằn vặt, khổ sở vì một nỗi khác. Trong lúc bất lực chị ta đã thú nhận với tôi điều gì đã làm cho chị bị dằn vặt đau đớn. Chị lẩm bẩm với tôi trong tâm trạng của một người mất hồn : "Có thể tin ai, tin ai được  bây giờ nhỉ ? Hôm nay người ta đã nói cho tôi biết rằng Ghectruda Braie, người mà tôi đã kết bạn, người mà tôi tin tưởng trong tù lại là nhân viên của Giéttapô... Tại sao họ lại đi nói với tôi chuyện nàv cơ chứ ? Tôi không thể được tha tội nữa rồi !”...

      Đúng, thật là tàn nhẫn hết sức nếu nói cho Libéctac biết trước lúc chết là người bạn tù đã cố ý hại chị ta trong suốt thời gian qua, nói để làm cho chị choáng váng và đau nhức đến tận con tim. Chị ta đã viết lên điều này trong lá thư gửi cho mẹ trước lúc chết và đưa cho tôi đọc. Sau này tôi đã sưu tầm được hầu hết những lá thư mà những người bị kết án đã viết trong cái ngày sầu thảm của tháng Mười hai đó...

     Linh mục Penhau lấy chia khóa trong túi mở ngăn kéo bàn lấy ra một tập thư và tìm trong đó lá thư của Libéctac. Sau này, tôi đã xin vị linh mục nhà tù cho phép tôi chép lại nhiều bức thư trong số đó: “Cho đến giờ phút cuối cùng con đã phải nếm mùi chua chát — Libéctac viết — khi con biết rằng người mà con hết sức tin cậy — Ghectruda Braie đã phản lại cả mẹ và con :
      Gieo gì gặt nấy ai ơi..
      Làm thân phản bội, cuộc đời hại mi…

      Có lẽ nhà thơ đã dành những dòng này cho con thì phải... Vì sự ích kỷ của mình, con đã bán rẻ bạn bè, những mong được tự do và trở về với mẹ. Mẹ hãy tin con, con vô cùng đau khổ vì lỗi lầm mà con đã mắc phải…”

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #149 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2021, 06:00:49 am »



       “Trong ký ức của tôi—Linh mục Penhau nói —tiến sĩ Acvit Khanắc vẫn là một người đang sống. Với ông ta cũng như với nhiều người khác tôi đã từng gặp trước đó, lúc họ còn đang bị thẩm tra, tôi có thể nói chuyễn dễ dàng hơn trong chặng đường đời cuối cùng này trong xà-lim dành cho những người bị đem đi xử tử. Ông ta đón chào tôi với nụ cười như với người quen thân. Tiến sĩ mở đầu bằng cách nhờ tôi đọc cho nghe bài thơ của Gớt, ông ta nói "Nếu như ngài còn nhớ- thì xin ngài hãy đọc cho tôi nghe phần đề tặng "Phauxt”..

      "Trong mù sương những bóng ma ẩn hiện
         Lúc hoàng hôn và đêm tối lãng quên
        Ôi tất cả những ngày xanh kỷ niệm
        Trở về đây và hãy ở kề bên...
        Tim khô héo vẫn bồi hồi xúc động
        Mắt thâm quầng, dòng lệ chẳng ngừng rơi
        Biến đâu hết, những gì ta đang sống
        Trỗi dậy rồi, những dĩ vãng xa xôi...”


        Sau đó, tôi nhớ những đoạn khác và đọc cho ông ta nghe :
        "Ngày ấy khi Người sinh ra trên cõi thế.
        Mặt trời lên rọi sáng chào hành tinh...”


       Acvit Khanắc trầm ngâm lắng nghe và trên nét mặt ông ta thoáng hiện một nụ cười của những ký ức xa xưa... ông ta nói với tôi là lúc nào ông cũng sẵn sàng chết vì lý tưởng của mình, nhưng tiếc rằng sự hy sinh đó chưa cứu được nước Đức, chế độ vẫn chưa sụp đổ. Ông ta cho rằng tâm hồn của nhân dân Đức đã bị Hítle và tay chân của hắn hủy hoại... Khanắc đã nói rằng cuốn sách cuối cùng mà ông ta đã đọc buổi sáng trong tù là cuốn "Bảo vệ Xôkrat” của Platon (1) (một triết gia Hy-lạp bảo vệ cho Xôkrat.ND). Cho đến giây phút cuối cùng ông ta vẫn là nhà bác học, nhà nghiên cứu. Ông ta đã nhờ tôi giữ hộ những bút ký ông ta viết trong tù. Những bút ký đó nói về vấn đề kinh tế có kế hoạch…

      Sau đấy Khanắc hạ giọng gần như nói thầm nhờ tôi giúp cho ông ta một điều cuối cùng.

      ”Trong thời gian hỏi cung – ông nói – chúng thường hỏi tôi về người em trai Ecnớt của tôi. Tôi muốn nhờ linh mục báo cho em tôi biết rằng cuộc sống của nó đang bị đe dọa, linh mục hãy khuyên nó chạy ngay sang nước ngoài nếu nó biết nó có làm gì đó…”.

      Sau đấy tôi đã thực hiện đề nghị của tiến sĩ Khanắc. Ecnớt không có liên quan gì đến vụ "Liên minh Đỏ” và không chịu nghe theo lời người anh. Đó là một lỗi lầm vô cùng nguy hại của anh ấy. Sau đấy một nằm rưỡi, Ecnớt Khanắc cũng bị bắt và cũng đã chịu chung số phận với Avict Khanắc và Minđrit vợ của ông ta.

     Tôi ra khỏi xà lim của Khanắc để ông ta ngồi lại một mình với bức thư viết cho những người thân. Trong bức thư này, Khanắc đã nhắc lại những suy nghĩ như đã thổ lộ với tôi trong lần gặp gỡ cuối cùng. Ông ta viết : "Bố mẹ kính yêu ! Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa thôi là con sẽ từ giã cõi đời. Con muốn cám ơn bố mẹ vì tình thương yêu của bố mẹ đã dành cho chúng con nhất là trong thời gian gần đây. Chính tình thương yêu đó đã giúp chúng con vượt qua nhiều khó khăn. Con bình thản và cảm thấy hạnh phúc...Con đang suy nghĩ về sự vĩ đại của thiên nhiên quanh chúng ta. Sớm nay con đã đọc to bài thơ : "Mặt trời rạng rỡ, như muôn thưở..” Nhưng tất nhiên trước hết con nghĩ rằng nhân loại đang tiến lên. Và điều đó sẽ tiếp cho con thêm sức mạnh... Chiều nay con vẫn sẽ tổ chức lễ giáng sinh và sẽ tự đọc cho mình nghe một bài giảng về ngày ra đời của đức Chúa. Sau đấy là đến lúc con phải chia tay với cuộc sống.. Con rất muốn được gặp bố mẹ, nhưng tiếc con đã không thể làm được điều đó. Tâm trí con luôn luôn nghĩ về bố mẹ, con sẽ không bao giờ quên được bố mẹ đâu. Bố mẹ phải hiểu điều này cho con, nhất là mẹ. Con xin ôm hôn bố mẹ... Acvit, con trai của bố mẹ....Bố mẹ phải ăn mừng lễ giáng sinh thật to vào. Đấy là lời mong muốn cuối cùng của con. Và bố mẹ hãy hát lên : "Xin dâng lời cầu nguyện của mình cho quyền được yêu…”

     Tôi đến gặp Kharô Sunxe Bôiden vào lúc anh ta đã viết xong bức thư cho người thân. Không còn nghi ngờ gì nữa anh ấy đã là người cổ vũ, lãnh đạo nhiệt thành của "Liên minh Đỏ”. Tôi có cảm giác là vào những giờ phút cuối cùng trong cuộc mình, anh ấy không hề nghĩ gì đến chuyện ân xá và hủy bỏ bản tuyên án cả. Anh đã tỏ ra bình tĩnh lạ lùng nhưng thật tình trong lòng rất đau khổ vì bản thân và phong trào do anh lãnh đạo đã rơi vào số phận như vậy. Kharô điềm tĩnh kể lại rằng lời nói cuối cùng của anh trong tòa là lên án kịch liệt phương pháp tra tấn đã áp dụng để hỏi cung anh và các đồng chí của anh. Vì lẽ đó nên tòa án đã không cho anh nói tiếp và anh không thể nói cho quan tòa là anh đã nghĩ như thế nào về họ. Kharô đã thể hiện ý nghĩ cuối cùng của mình trong bức thư viết trên giấy tù đưa cho.

      "Thế là tất cả đã sắp chấm dứt. Chỉ còn mấy giờ nữa thôi là con cũng vĩnh biệt chính "con”. Con hoàn toàn thanh thản và con xin bố mẹ hãy bình tĩnh đón nhận tin này. Giờ đây, trên thế giới đang  diễn ra những sự kiện mà một sinh mạng tắt đi không có ý nghĩa gì. Con muốn viết về những chuyện đã qua và những gì con đã làm. Tất cả những gì con đã làm là làm theo tiếng gọi của trí tuệ, trái tim của mình...

      Cái chết như thế hợp với con. Không hiểu sao con lại luôn luôn có linh cảm rằng cái chết sẽ đến với con đúng như thế. Con tin rằng, dần dần cùng với thời gian, nỗi đau khổ của bố mẹ rồi sẽ qua. Con chỉ là một chiến sĩ tiên phong, trong con chưa phải lúc nào cũng có chí hướng rõ rệt. Bố mẹ hãy tin con, chính nghĩa rồi sẽ đến. Con nhớ tới ánh mắt của bố nhìn con lần chót và con sẽ nhớ nó đến giây phút cuối cùng. Con nghĩ về những giọt nước mắt của mẹ, người mẹ gầy yếu, hiền từ và tội nghiệp, sẽ tuôn trào trong ngày lễ giáng sinh...

      Giá bố mẹ ở bên con, bố mẹ thấy con đón cái chết từ lâu rồi. Ở châu Âu, việc lấy máu tưới cho những hạt giống tinh thần đã thành lẽ thường. Dẫu chúng ta vẫn có những lúc bị xem là những người kỳ quặc, thì khi giáp mặt với cái chết, chúng ta vẫn có quyền nói lên những ước mơ nào đó của mình. Thôi, bây giờ con xin xiết chặt tay tất cả mọi người trong gia đình, con xin nhỏ một giọt lệ duy nhất xuống tờ giấy nầy để tượng trưng cho tình yêu của con đối với bố mẹ. Con của bố mẹ....Kharô… ”.


      Cho đến những ngày cuối cùng của mình — Vị linh mục tiếp tục kể, tôi vẫn không hết kinh ngạc trước tinh thần vĩ đại của những con người mà tôi đã ở cạnh họ trong những giây phút cuối cùng tại nhà tù Pletsenđe. Sáng hôm đó, Kharô Sunxe Bôiden viết xong một bài thơ rồi giấu trong xà lim trước khi bị đưa đi tử hình. Anh đã di chúc lại bài thơ cho người cùng xà lim để rồi người này khi bị đưa tử hình lại chuyền cho người khác. Người tù cuối cùng biết về bài thơ của Sunxe Bôiden đã trở về Béc-lanh sau chiến tranh và trong đống đổ nát của nhà tù tại Prin Anbretxtơrac đã tìm thấy bài thơ — di chúc của Sunxe Bôiden.

     Đây là một đoạn trong bài thơ trước lúc hy sinh của anh :
     "Trong mây mù còi rúc,
      Ngoài cửa sổ mưa gào,
      Nhưng tất cả qua rồi,
      Nước Đức kia mờ ảo.

      Cuộc đời ơi vẫn đẹp...
      Dẫu cái chết kề bên,
       Nhưng mi chẳng có quyền.
      Giết những gì phía truớc.

      Chân lý không thắng được,
      Bằng dao búa ngục tù
      Chúng bay, quan tòa mù
      Sẽ bị dân xét xử !...”…
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM