Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:34:16 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình  (Đọc 66285 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #130 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2020, 07:40:37 am »

   

       Ngày 30 tháng 8 Kharô Sunxe Bôiden bị bắt ngay trong Bộ Không quân. Anh được gọi đến chỗ viên tư lệnh, đại tá Vôkenbec để nhận nhiệm vụ. Cô thư ký nói rằng có ai đó đang đợi anh ở dưới nhà. Kharô xuống hành lang và đi đến phòng của viên tư lệnh. Tại đây tên nhân viên cảnh sát mật : Coóckốp đã chờ và đưa anh đến Anbret-xtơrac. Khaiman hết sức lo lắng không biết xử trí ra sao. Anh ta đã chạy tìm Kharô khắp nơi và cuối cùng quyết định đến tận nhà. Libéctac không hay biết gì và ra gặp Khaiman. Khaiman đưa cho chị xem bản sao bức điện đã được giải mã mà anh đã lấy được trong phunk Ápve.

     - Không có lẽ lại như vậy — Libéctac thốt lên — Sáng nay anh ấy còn gọi điện từ nơi làm việc về cho tôi mà...   

    Chị quay số điện thoại cơ quan chồng và nghe thấy một giọng lạ trả lời :
     - Ngài thượng úy đã đi công tác...

      Libéctac bất lực hạ ống nghe xuống. Dự đoán khả năng xấu nhất đã được khẳng định Kharô có lẽ đã bị bắt. Khaiman nói :
      - Chúng ta cần phải báo ngay cho tất cả những ai có nguy cơ bị bắt. Trước hết cần phải hủy hết những bằng chứng buộc tội. Chị phải đi khỏi Béclanh ngay, chị Libéctac ạ.   

      Họ vội vàng thu dọn các giấy tờ chép tay, báo cáo, truyền đơn - tất cả những gì có thể dùng làm tang chứng chống lại những người hoạt động bí mật. Tại đây có cả bản chép tay của Khaiman 'Cuộc thập tự chinh chống Mátxcơva’ - khóa luận trong trường đại học mà Kharô và Libéctac đã giúp anh viết.

     Tất cả đã được cho vào va-ly và sau đó Khaiman ra về :
     - Chị phải rời khỏi nơi đây — Khaiman nhắc.

     - Thế còn anh thì sao, anh Khaiman ? Anh cũng cần phải trốn đi...

     - Vâng, vâng, tôi sẽ đi sau khi đã báo cho những người khác biết...

     Nhưng họ đâu có kịp báo cho ai. Sau đó mấy ngày, Libéctac đã bị bắt. Giéttapô đã phục sẵn và bắt chị trong lúc chị lên tầu đi Stốckhôm.

      Vợ chồng Khanăc bị bắt trên bờ biẻn Ban tích tại một xóm chài, nơi họ đang đi nghỉ. Giéttapô đã bắt cả Khai-man, Gônnốp, phôn Brôđônphơ, Cuốckhốp, Han Kôpi và sau đó là vợ của ông ta... Những người này đã bị mất biến và bọn Giéttapô thì phao tin người thì đi công tác, kẻ bị ốm, người thì có điện mẹ ốm phải về, người thì đi nghỉ..Đối với Bôiden thì chúng báo là anh đã chuyển sang làm việc khác và hiện đang thực hiện một nhiệm vụ bí mật. Chúng vẫn tiếp tục tính lương cho Khanắc trong Bộ kinh tế làm như đúng là ông đi công tác xa dài hạn vậy…




      3.





      Inda Schiôbe trở về nhà sau khi gặp gỡ với phôn Sêlia. Trời đã khuya nhưng chị quyết định đi bộ quá nhà thêm một chút. Chị đã để ý thấy hai tên lính trong lực lượng tuần tra phòng không đang tiến lại phía chị. Chị không đáp lại câu đùa cợt chớt nhả của tên lính nhằm vào mình. Đêm thật đẹp và ấm. Người phụ nữ trẻ đi bộ khá lâu trước lúc lên tàu điện quay về. Trong túi xách chị có một tờ giấy ghi ngắn gọn mấy dòng chữ mà chỉ có mỗi mình chị hiểu được. Đó là nội dung những chuyện Sêlia kể cho chị nghe – những tin tức có liên quan đến cuộc tấn công của quân đội Đức vào miền Nam nước Nga. Ngày mai, chị sẽ trao nó cho hiệu thính viên.

      Tàu điện ban đêm hầu như không có ai. Một bóng đèn lờ mờ hắt ánh sáng từ trên trần xuống. Trong cảnh tranh tối tranh sáng, mọi vật cứ bồng bềnh, mờ mờ ảo ảo như ở dưới nước. Cảnh tượng đó  làm sống dậy trong ký ức của chị những kỷ niệm đã qua. Chị cùng với Cuốc đi nghỉ tại một vùng hồ trên núi. Inda đã nhảy từ trên một mỏm đá xuống mặt hồ trong xanh và ánh mặt trời bỗng mờ dần theo chiều sâu của nước…Khi Inda lặn, Cuốc lo lắng đưa mắt nhìn theo để nếu như có chuyện gì thì lao xuống cứu..Không biết giờ này anh đang ở đâu ? Sao mà lâu nay chị lại không có tin tức gì của anh cả - đã hơn một năm rồi còn gì, kể từ lúc có chiến tranh…Không hiểu sao, Inda chợt quay sang nghĩ về Sêlia, nhà ngoại giao trong thời gian gần đây có điều gì đó lo âu, thấp thỏm. Chị phải mất biết bao nhiêu công sức, mới thuyết phục được và làm cho ông ta yên tâm là mọi việc đều ổn cả, không có gì mà phải lo…

    Mải suy nghĩ, Inda không để ý một chiếc xe không bật đèn chạy vượt lên khi tàu điện vừa chuyển bánh. Đúng hơn là chị không thể trông thấy nó vì trong ánh phản chiếu màu xanh thì khó lòng mà có thể nhận thấy được những gì đang xẩy ra trên đường phố...... Chiếc xe đi lên trước và từ từ dừng lại ở ga tiếp theo. Sau đó nó lại chạy đi… Khi đến phố Viliantơrasse, nơi Inda xuống tàu thì có một người từ trên xe nhẩy xuống và đi theo sau, cách chị một quãng, ở phía bên kia đường phố.

      Sáng hôm sau, trên bàn của tên trưởng phòng công tố Giéttapô đã có bản báo cáo của tên mật vụ về Inda. Bản báo cáo nói rằng chị làm việc trong nhà máy mỹ phẩm Đresđen và sống tại phố Viliantrasse. Ngôi nhà này đã được bố trí theo dõi.

      Vài ngày sau, tên chỉ điểm lại báo : lnđa đã gặp nhà ngoại giao Sêlia..

      Panxingơ còn chưa có bằng chứng hoặc cơ sở nào để nghi ngờ Inda cả. Trên đời này có thiếu gì những người đi thăm viếng lẫn nhau. Nhưng tên cố vấn  hình sự vẫn tiếp tục suy nghĩ. Hắn đến gặp Các Giring trao đổi những ý nghĩ của mình. Cấp bậc của Panxingơ cao hơn Giring nhưng hắn vẫn phải thừa nhận là lão cố vấn hình sự già đời này có nhiều kinh nghiệm.   

     - Này — Giring hỏi giọng khàn khàn - Ông hãy nói cho tôi biết những cái tên còn chưa rõ ràng trong bức điện thu được đi. Hình như trong đó có nói tới những địa chỉ nào đấy thì phải.   

     Lão Giring láu cá làm ra vẻ như quên mất chuyện này. Hắn rót thêm cô-nhắc vào ly cà phê và nốc cạn. Giọng hắn nghe bây giờ có phần thanh hơn. Điều này làm cho lão cố vấn hình sự sung sướng – có thể là các bác sĩ đã lầm. Hắn cố bấu víu vào những tia hy vọng mong manh nhất.

     Panxingơ mang chiếc cặp đến. Có thế chứ !Schive… Schive… Nhưng tại sao không thể là Schiôbe ? Và tên đường phố cũng khớp…
 
      Các Giring đắc thắng nhìn Panxingơ :
      - Thế nào ? Có thể chúng ta đã tìm ra rồi đấy..

     Giả định đã chuyển thành khẳng định khi chúng biết chắc chắn rằng những tin tức có trong các bức điện đã được giải mã chỉ có thể do ba người trong Bộ Không quân biết được. Đấy là Gơ-ring, cấp phó của  hắn ta và viên sĩ quan Áp-ve Kharô Bôiden…
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #131 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2020, 06:35:34 am »

   

       ... Trong thời gian diễn ra những sự việc này thì Hítle đang ở Ukrain trong bản doanh dã chiến gần Vinhitxa. Cuộc tấn công mùa hè vào Cápkadơ và Stalingrat đang ở đỉnh cao. Thế nhưng khi được biết tin về những vụ bắt bớ, Hítle đã bỏ tất cả công việc bay ngay về Béclanh. Về đến nơi, hắn lại sửng sốt trước những tin tiếp theo : đã bắt được một nhóm lớn, cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục và sắp tới còn bắt thêm một số người nữa. Tổ chức có quan hệ với Mátxcơva đã thâm nhập được vào những cấp cao nhất của bộ máy Nhà nước, kinh tế, quân sự….Những người bị bắt không chịu khai báo gì hết – điều này càng làm cho Hítle thêm lồng lộn và tức tối. Hắn ra lệnh phải giữ kín các cuộc bắt bớ không được tiết lộ trên báo chí cũng như đài phát thanh. Những gì diễn ra tại Giéttapô phải để trong “màn đêm và sương mù”. Hình phạt duy nhất cho bất cứ kẻ nào tiết lộ mọi tài liệu điều tra là tử hình. Phải tìm mọi cách làm cho những kẻ bị bắt khai ra. Bằng cách nào thì tùy Himle quyết định.

     Thực hiện chỉ thị của Hítle, Henrich Himle, người đứng đầu Cục an ninh đế chế đã ký lệnh tra lấn những người bị bắt, cho dù họ có thể bị chết chăng nữa... Nhưng những người bị bắt vẫn im lặng....

       Vantơ phôn Sêlenbéc đã ghi trong nhật ký của mình :  “Cuối cùng, hàng trăm người đã bị cuốn vào cơn lốc ấy và bị giam giữ trong tù. Một số người có thể chỉ là cảm tình với cộng sản nhưng trong thời chiến chúng tôi chấp hành một nguyên tắc nghiêm khắc : “Cùng bị bắt thì cùng bị treo cổ... ”…


     Toàn bộ bộ máy của Giéttapô, Cục an ninh đế chế, phản gián quân sự, Áp-ve, phòng tình báo nước ngoài – tất cả đều được động viên để đánh phá lực lượng chống phát-xít.

      Ngày 12 tháng Chín, Inda Schiôhe bị bắt. Riêng nhà ngoại giao phôn Sêlia thì bọn Giéttapô vẫn tiếp tục theo dõi. Quy mô hoạt dộng tới mức kinh ngạc đã bị phát hiện, các cuộc bắt bớ vẫn tiếp tục diễn ra nhưng ở đâu đó, một đài phát bí mật vẫn tiếp tục làm việc. Vậy là tin tức vẫn đến tai kẻ địch... Thử hỏi không điên tiết lên sao được cơ chứ..

      Những chi tiết mới cứ lần lượt được sáng tỏ thêm. Đã phát hiện ra được nhà in bí mật ở ngoại ô Béclanh... Nghĩa là cái đảng cộng sản tưởng như đã bị tiêu diệt vẫn tiếp tục tồn tại….

      Qua theo dõi, bọn Giéttapô đã lần ra được ông già thợ khắc Emil Khiubne. Hồ sơ lưu trữ của cảnh sát đã khẳng định – Khiubne đã tham gia cách mạng cách đây 40 năm -  từ thời quân chủ. Một đội cảnh sát bí mật đã xộc vào nhà ông già lúc nửa đêm. Đội này do tên Pan-xingơ dẫn đầu. Chúng khám xét không chừa một thứ gì và lục tung mọi thứ lên nhưng không tìm được gì hết. Nhưng tên Panxingơ hình như đã đánh hơi được — phải có cái gì đó ở đây. Và lần này tên chó săn đã không lầm.  Những người sống trong căn nhà cũ nát này đã tỏ ra quá bình tĩnh sau khi họ bị dựng dậy. Nhưng những cái nhìn cảnh giác của họ đã không lọt khỏi con mắt nhà nghề của tên Panxingơ; ta phải làm cho chúng nó sợ mới được” – tên cố vấn hình sự nghĩ bụng. Panxingơ đã đoán ra  nhưng hắn vẫn còn chưa tin Khiubne và “chủ nhà băng” chỉ là một người. Chẳng lẽ cái lão già đầu bạc hết tóc, miệng móm mém kia lại giấu mình dưới cái tên hiệu đó sao? Mật danh này có ý nghĩa gì mới được cơ chứ ? Nhưng khó mà moi được ở lão ta một điều gì đâu. Nghĩ vậy, tên cố vấn hình sự đảo mắt nhìn cô con gái của ông già. Trước mặt hắn là người con gái của ông ta, Phriđa Vêdôlec, đứa con trai của cô ta Iôganec và người chồng Xtanixláp. Người đàn bà này sẽ phải nói ra nếu như hắn dọa. Con thơ đối với loài cái còn quý hơn tính mạng bản thân…

    Panxingơ rút súng lục ra khỏi bao:
    - Thế nào – hắn ta nói với vẻ kiên quyết và bộ mặt dữ tợn – nếu mày không nói ra thì là lỗi tại mày thôi. Mày có nghe thấy tao nói gì không ? – Hắn nhìn chằm chằm vào người đàn bà mặc chiếc váy ngủ đứng cạnh tường. Mày có nghe thấy gì không ? Nếu mày mà còn tiếp tục câm họng thế kia thì tao sẽ bắn vỡ sọ thằng bé ngay trước mặt mày chứ mà xem. Panxingơ nhấc súng, hướng về phía thằng bé— Mày vẫn câm hả ? Khai ra, chúng mày đã giấu các thứ ở đâu ?...   

     Người phụ nữ im lặng. Mặt chị trắng bệch. Súng sắp nổ. Panxingơ hạ súng xuống nhưng hắn vẫn không chịu thua.
      - Chúng mày hay tìm kỹ xem đi - Hắn ra lệnh cho bọn tay chân—phá nát cái chuồng ngựa này ra mà tìm đi.
   
      Cuộc lục soát lại tiếp tục..Chúng để ý tới một bức tranh treo trên tường. Bức tranh bị hạ xuống và tháo ra khỏi khung. Tại đây giữa hai lần lót và giấy cát-tông là tiền. Rất nhiều tiền — mác, đô la, bảng Anh, nhưng nhiều nhất vẫn là đồng mác, của Đức.
   
    - Thế đấy, té ra chính mày lại là chủ nhà băng ! — Panxingơ thốt lên đắc thắng.

      Nhưng đấy chưa phải là tất cả, trong những ngăn bí mật còn có cả những bản mẫu giấy tờ của các cơ quan chính phủ, những giấy chứng nhận đã làm sẵn, nhưng tờ hộ chiếu nước ngoài...

      Tên cố vấn hình sự ra lệnh lục soát lại từ đầu. Bọn Giéttapô cạy tường, đục nền nhà, bóc lớp bọc xa-lông, ghế ngồi, nạy những chiếc chân bàn lớn mà trong đó  cũng có những ngăn bí mật. Chúng dồn tất cả chiến lợi phẩm vào một đống — các bản mẫu giấy tờ cơ quan nhà nước, các mẫu chữ ký, dấu in giả, các con dấu, ảnh chụp, các dụng cụ và phương tiện có thể dùng làm hộ chiếu và các loại giấy tờ giả.

     Gia đình Khiubne – bố, con gái, con rể, cháu trai đã cung cấp hộ chiếu cho tất cả những ai đến nhà họ sau khi đã nói đúng mật khẩu qui định. Khách đến đây là các chiến sĩ hoạt động bí mật, lính đào ngũ, người Do thái trốn chạy sự lộng hành của bọn quốc xã, những người tù binh Liên-xô, những người chạy trốn khỏi các trại lao động tập trung.

     Emil Khiubne đã đưa cho họ tiền, phiếu thực phẩm không khác gì thứ thật, in cho họ những bản đồ, tuyến đường trên khăn tay để những người chạy trốn không bị lạc đường…Giờ những thứ bằng chứng hiện vật này nằm rải rác khắp nơi trong góc nhà, trên bàn, trong bếp. Bọn mật vụ cho những thứ thu được vào các túi mang theo để chuyển tới Prin-Anbrextac..

     Còn vòng vây xung quanh nhà ngoại giao phôn Sêlia cứ thu hẹp dần. Ông là người vẫn còn được tự do và làm việc trong phòng mật thuộc Bộ ngoại giao của Ribentrốp. Ông bị bao vây tứ phía và bị theo dõi từng bước…
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #132 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2020, 09:38:27 am »

 

      Ngày nào, chúng cũng đem Inda Schiôbe ra tra khảo. Tên dự thẩm làm như vô tình, quay lại hỏi về những mối quan hệ giữa chị và phôn Sêlia. Hắn làm như trò bói bài, bày ra trước mặt chị hàng chục tấm ảnh và gặng hỏi xem chị biết ai trong số đó. Trong số các tấm ảnh này có những người Inda không biết nhưng cũng có những người chị biết.

     Tấm ảnh nhà ngoại giao đã làm cho chị đặc biệt lo lắng. Phôn Sêlia không có liên hệ với ai khác ngoài chị ra nhưng tại sao lại có ảnh của ông ta ở đây ? Làm sao ảnh của Kharô và Acvit cũng lọt được vào tên dự thẩm này ? Chẳng lẽ họ cũng đã bị phát hiện và bị bắt rồi ư ?   

      Inda cảm thấy tên dự thẩm không có những bằng chứng, trực tiếp để chống lại chị. Nếu không hắn đã phải xử sự theo cách khác. Inda không nhận Ià mình có tội. Những tấm ảnh bày trên bàn của tên dự thẩm phần lớn là ảnh của những người chị không biết. Nhưng phủ nhận tất cả thì chị không muốn. Cần phải công nhận những gì mà chúng đã biết...Đúng chị có biết phôn Sêlia. Đây là ảnh của ông ta. Chị đã quen với ông ấy ở Vácsava. Sau đấy, chị lại gặp ông ta trong Bộ Ngoại giao. Một người nói chuyện rất hay. Nhưng việc đó có quan hệ gì đến việc bắt chị đâu kia chứ.   

     Tên dự thẩm hỏi chị :
      — Đây là lúc tôi hỏi....Hãy suy nghĩ kỹ và trả lời đi.

     Hắn lại hỏi chị về những người khác....

      Không, chị không biết ai nữa cả, những người trong ảnh đều xa lạ đối với chị. Người đeo kính cận kia, chị cũng không biết. Cũng có thể chị đã gặp người này ở đâu đấy nhưng không quen. Chị cũng không biết gì về ông già để râu kia cả…

      Và cứ như thế một tuần đã trôi qua. Những cuộc hỏi cung kéo dài lê thê đến phát ngấy, Inda Schiôbe vẫn giữ vững lập trường của mình : chị không biết gì hết, chị bị bắt là do một sự nhầm lẫn nào đó. Chị không có tội gì cả.

     Cuối tháng mười thì phôn Sêlia bị bắt. Trước lúc bắt ông, tên Panxinggơ đã bị một cú hoảng hồn. Suýt nữa hắn cũng bị mất đầu.

     Hàng ngày, những tên chỉ điểm thông báo rằng Sêlia vẫn rất bình tĩnh, Sêlia không biết rằng mình đang bị theo dõi. Nhưng đùng một cái, phôn Sêlia bỏ đi Giơnevơ bằng hộ chiếu trong ngành của mình và biến mất hút. Panxing-gơ  bàng hoàng cả người. Hắn buộc phải báo chuyện này cho Himle. Nhưng Panxinggơ làm ra vẻ như hắn đã biết từ lâu về chuyến đi sắp tới của nhà ngoại giao sang Thụy sĩ.

     - Ông tin là hắn không chạy đi mất đấy chứ ? – hay là hắn cảm thấy có chuyện gì đó rồi ?

     - Nhất định là không…Chuyến đi của hắn đã cho ta thấy hắn có mối quan hệ ở Thụy sĩ. Đã xác định được tại đó có một nhóm bí mật khác đang hoạt động và có liên lạc với Mátxcơva…Mật danh của nhóm này là “Đôra”. Phunk Ápve thường xuyên thu được điện đài ở đây phát đi. Nhưng chìa khóa mật mã ở đó khác. Chúng tôi vẫn chưa thể giải được.

     - Nhưng nếu như hắn đánh lừa ta và không quay về nữa thì sao ? – Himle hỏi.

     Không thể như thế được… Panxinggơ ớn lạnh xương sống vì sợ hãi. Ừ, mà nếu như đúng là Sêlia lừa hắn thực thì sao nhỉ ? Tên cố vấn hình sự cố giấu, không để lộ nỗi lo của hắn. Hắn nói - Sêlia không biết là hắn đang bị theo dõi.

     - Nếu ông đã tin như vậy... Nhưng xin ông lưu ý rằng nếu hắn mà chạy mất thì ông sẽ đem đầu ra mà chịu đấy nhé...   

      Ngày lại qua ngày, nhưng Sêlia vẫn không trở lại. Panxinggơ đứng ngồi không yên. Hắn đích thân đến tận biên giới Thụy Sĩ ăn chực nằm chờ tại nhà ga Baden. Thất vọng, hắn đã bắt đầu tính chuyện trốn quách sang bên kia để tránh bị trừng phạt.
 
      Nhưng bỗng phôn Sêlia lại xuất hiện. Lịch sự, tự tin, nhà ngoại giao từ trong toa bước ra để mua một tờ báo Đức. Ông bị bắt trên sân ga Báden, trên lãnh thổ Đức. Cũng vào thời gian này, bọn cảnh sát mật có trong tay những bằng chứng rõ rệt về quan hệ của phôn Sêlia với Inda Schiôbe.

      Sau khi bắt Inda, bọn Giéttapô đã phục tại nhà chị ở phố Sáclôtenbuốc - phục một cách không bình thường, không phải bằng lực lượng cảnh sát vũ trang. Bọn chúng đã để Ghectruđa Braie, một nữ nhân viên Giéttapô đến ở nhà này. Đấy là mưu của lão già Các Giring xảo quyệt, một cái xác ướp còn ngọ ngoạy. Hắn cho rằng các cuộc bắt bớ đã diễn ra bí mật,  vì thế ít lâu nữa nhưng người hoạt động bí mật sẽ tìm cách liên lạc với Inda. Khi đấy ả Giéttapô giả là Inda sẽ đóng một vai trò quan trọng...Cứ y hệt một con chim mồi khi đi săn thôi mà.

     Con mồi của Giéttapô không ló mặt ra khỏi nhà mà nhẫn nại chờ đợi. Thỉnh thoảng chuông điện thoại lại reo lên nhưng ả lại không cầm ống nghe. Điều này cũng đã được Giring dự tính – biết đâu lại chẳng có những người thân của Inda, như bà mẹ chẳng hạn, gọi điện đến thì sao. Nếu bắt chuyện thì sẽ bị lộ tẩy hết. Còn nếu  như bà ta tự ý đến thì còn có thể nói là Inda đi công tác ít lâu nữa sẽ về. Còn ả, Braie chỉ là bạn đến coi nhà hộ chị Inda…
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #133 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2020, 07:38:11 am »

      4.


 

     Các Giring đúng là một “con đỉa đói”. Toàn bộ tháng Chín đã đi qua, tháng Mười sắp hết nhưng không có một ai mắc bẫy giương sẵn của tên mật thám cáo già từ thời Kaiderốp. Mãi sau một tháng rưỡi, vào lúc chập tối, mới có một ngứời nào đó đến gõ cửa Braie ra mở cửa. Trước mặt ả là một người trung niên với diện mạo khó tả.
      - Tôi cần gặp Anta – người ấy nói.

      - Xin mời anh vào, tôi là Anta đây.

     Theo lệnh của Giéttapô, Ghectruđa phải tìm mọi cách để giữ khách ở lại lâu để những tên mật vụ trực bên nhà đối diện kịp đi ra phố để bám theo đuôi. Nhưng chuyện này ả đã không làm được.

     - Đây là của chị - người lạ này nói và chìa cho ả một mẩu giấy – tất cả có trong đấy – nói xong, người này đi thẳng, không vào nhà.

     Trong mẩu giấy, chỉ ghi có vẻn vẹn mấy chữ : «Có khả năng Kécxe đến vào ngày 20. Hãy chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ của anh ta với Arít».

      Tất nhiên, lão cố vấn hình sự Giring biết ngay được là giao thông viên đã xuất hiện. Lão lấy làm khoái trá và không thèm quạt bọn cảnh sát tay chân về sự làm ăn lề mề bởi sự việc đảo theo chiều tốt hơn…

      Giving tiếp tục nhẫn nại chờ đợi. Nhưng ngày hai mươi rồi hai mươi mốt tháng mười đã qua...Không có ma nào mò đến ngôi nhà trên phố Viliantrasse. Nhưng lão đã nhận được một thông báo của cơ quan phản gián không quân gởi tới : "Vào ngày  23 tháng mười, một máy bay của địch đã bay qua phòng tuyến mặt trận, đột nhập vào phía Đông Phổ và bay tới Ôterốt, sau đấy quay trở lại. Dự đoán có thể địch đã cho lực lượng đổ bộ xuống”.

      Giving đọc bản tin trên và ngẫm nghĩ : "Cái này có liên quan với nội dung ghi trên mảnh giấy hôm vừa rồi không nhỉ ?” - hắn nhẩm tính. Rồi lệnh cho tăng cường trạm theo dõi trên phố Viliantrasse. Sau đó, hắn kiểm tra thời gian biểu tầu chạy từ Đông Phổ tới Béclanh. Lão cố vấn  hình sự quả là một kẻ có tài đánh hơi những người mà hắn săn lùng.

      Ngày hôm sau, hắn được trạm theo dõi báo cáo : có một người mặc quần áo lính trận đã đi qua nhà số 37. Người này đeo ba-lô và xách va-ly. Sau năm phút, người này đi ra khỏi cổng nhưng còn chiếc va-ly thì không thấy đâu nữa. Đang tiếp tục theo dõi…

      Một lúc sau, Braie cũng gọi điện báo Kécxe đã tới - ả nói : “hắn để lại chiếc máy phát đựng trong chiếc va ly. Theo đúng lệnh, tôi đã hẹn gặp Arit tại quán cà phê “Arler” trên phố Vittenbexplat...“

      Người mang cái tên Kécxe đã bị bắt vào chiều hôm đó tại quán cà phê “Arler”.

      Lão cố vấn hình sự Các Giring đang sống dở  chết dở với bệnh ung thư yết hầu, hài lòng xoa xoa hai bàn tay vào nhau. Hắn thật đúng là đã gặp may. Lão cảnh sát già đời đã rút ra từ kinh nghiệm sống một nguyên tắc bất di bất dịch : vấp ngã và thất bại trong công việc, giống như những đứa trẻ mồ côi màn trời chiếu đất, chúng sẽ chẳng bao giờ có bố mẹ. Thành công thì lại khác, ai cũng cố trở thành người thân trực tiếp và gần gũi nhất của nó…

     Lần này cũng vậy. Trước hết Himle đã tự gán cho mình là có công trong việc phát hiện ra phôn Sêlia. Chính Himle báo cáo như vậy cho Hítle dựa trên cơ sở : nhà ngoại giao bị bắt là nhân viên tin cậy và gần gũi nhất của phôn Ri-bentrốp. Giờ thì Ribentrốp không còn đổ được cho ai nữa rồi. Nhiệm vụ bây giờ chỉ còn là, Himle nghĩ, thổi cho ngọn lửa bùng lên làm cho gã phôn Ribentrốp bị Quốc trưởng ghét bỏ. Gã Bộ trưởng Bộ ngoại giao này từ lâu nay đã là tay kình địch của Himle – nay hắn ta sẽ phải lâm vào một tình thế khó khăn. Thế mới đáng đời nhà hắn. Chẳng phải chính hắn đã lải nhải mãi với Hítle  rằng Cục an ninh đế chế đã bất lực trong việc phát hiện bọn hiệu thính viên bí mật là gì.
 
      Trước mắt Himle, khả năng trả thù Gơring cũng được mở ra. Trong bộ không quân của lão chứa chấp cả một bè đảng của kẻ thù chống lại chế độ chứ ít ỏi gì. Nhưng  Gơ-ring khôn ngoan hơn Ribentrốp nhiều, với con người này thì phải cẩn thận hơn mới được…

     Biết bao âm mưu quỷ kế xảo quyệt nhất để hại nhau đã được những kẻ thân cận Hítle bày đặt, suy tính. Kẻ nào cũng cố làm cho mình nổi bật lên trước mặt Hítle, dìm đầu đói thủ của mình. Himle là một kẻ sành sỏi trong những việc như vậy, hắn sẽ không bỏ qua dịp này để tống cổ những kẻ không ăn cánh với mình. Hắn đã lệnh cho cấp dưới tiếp tục bắt bớ. Càng nhiều càng tốt – Cần phải chỉ cho quốc trưởng thấy hắn đã cứu được Nhà nước, chính phủ khỏi tai họa như thế nào..





                                                                                                                                  ★  ★  ★




      Tháng mười một năm 1942, chúng đã bắt trên 600 người....

      Nhà tù Béclanh đã chật cứng nhưng nhiều người chẳng chút dính líu gì đến tổ chức của Khanắc và Sunxe Bôiden cả.

      Trong một cuộc họp tại Cục an ninh đế chế, Himler đã nói :   
      - Tôi muốn nhấn mạnh rằng việc điều tra Inda Schiôbe đã được ông dự thẩm tiến hành rất thành công. Nó là một trong những vụ quan trọng nhất mà Giéttapô đã xét xử trông thời gian gần đây.

     Được tán dương, Khabeke như mở cờ trong bụng. Hắn cũng tự coi là cha đẻ của thành công hiện nay. Hắn lại gọi Inda Schiôbe vào phòng để hỏi cung.
   
      - Thế nào, cô sẽ nói gì, hả Anta. Cô có bí danh trong hoạt động như thế mà. Đừng chối cãi nữa, chẳng ích gì cho cô đâu.   

       Tên dự thẩm mưu toan đánh một đòn cân não vào người tù của hắn :”Làm sao mà chúng biết được chuyện này nhỉ ?”. Inda chợt nghĩ nhưng chị vẫn im lặng.

      Lần này tên dự thẩm lại tỏ ra tử tế, mời ngồi hẳn hoi. Thông thường thì chị phải đứng và chỉ được đứng trước bàn của tên ủy viên hình sự Khabeke này trong những cuộc hỏi cung kéo dài……
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #134 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2020, 12:13:43 am »

     

      - Nào chúng ta cùng thỏa thuận với nhau như thế này nhé - tên dự thẩm vân vê chiếc bút chì vót nhọn trong tay, tiếp tục. — Tôi sẽ không hỏi thêm cô một câu nào nữa đâu. Chúng tôi đã biết tất cả…Không cần có cô chúng tôi vẫn cứ biết... tôi phải khen ngợi cô vì cô đã tỏ ra rất cừ khi bị hỏi cung. Cô là một phụ nữ thông minh và dũng cảm. Nhưng nếu cô cứ tiếp tục xử sự như vậy thì chỉ vô ích mà thôi. Đấy cô xem, phôn Sêlia đã sớm hiểu ra rồi đấy – im lặng khi hỏi cung chỉ có hại. Cô không tin lời tôi nói sao ?...Mật danh của ông ta là Ariét, còn của cô là Anta. Có đúng vậy không nào ?

      Tên dự thẩm có vẻ khoái chí vì thành công và thắng lợi hắn vừa đạt được trước người phụ nữ gan góc này. Với cô ta không thể tiếp tục chơi trò "ú tim” được nữa, Cần phải đánh quỵ cô ta để cho cô ta thấy rằng ván bài đã lật ngửa và bắt cô ta phải nói về những người khác…    

       Inda cũng nghĩ như vậy. Tên dự thẩm này muốn gì đây? Tại sao một kẻ cục cằn tàn ác như hắn, kẻ đã từng khoe khoang rằng chưa bao giờ lại chịu bó tay trong suốt mười năm làm nghề tra hỏi này bỗng nhiên lại tỏ ra cởi mở và thân thiện đến thế nhỉ ? Có gì ẩn giấu sau nụ cười khoan dung của hắn ? Inda im lặng. Cứ như thế có lẽ lại tốt hơn, cứ mặc xác cho muốn ba hoa gì cũng được.   

      - Ồ, hãy nghe tôi nói đây, cô Schiôbe. Tôi muốn giúp đỡ cô. Cô có muốn tôi nói cho cô biết là chúng tôi đã và chưa biết gì về cô không ? Thế này nhé, cách đây ít lâu chúng tôi bắt được một hiệu thính viên có liên lạc với Mátxcơva. Lúc đầu hắn cũng im lặng như cô; nhưng rồi người ta đã bắt hắn phải khai ra…Nhờ có hắn mà chúng tôi đã giải mã được một số bức điện. Trong một bức điện có nói đến tên cô... Lúc đầu thì đấy là bằng chứng duy nhất để chúng tôi buộc tội cô. Chúng tôi cũng không ngờ  rằng việc liên lạc với Sêlia tại qua tay cô. Chúng tôi đã phải mất nhiều thời gian để mò mẫm tìm tòi. Còn phần cô thì một tháng rưỡi nay, cô đã không nói đúng sự thật và cô đã giả vờ khéo tới mức chúng tôi bắt đầu tin cô... Xét về mặt tự biện bạch cho bản thân thì cô đã xử sự thật tuyệt không chê vào đâu được. Là một dự thẩm viên có kinh nghiệm thành thật mà nói, tôi cứ tưởng sự thật là như vậy đấy. Nhưng cô lại không tính đến chuyện khác : ngoài cô ra trong tổ chức còn nhiều người nữa. Họ bắt đầu tìm Inda Schiôbe để bắt liên lạc với cô. Điều này xét về mặt tâm lý thì cũng dễ hiểu thôi. Giao thông viên đã đến Villianxtrasse và gặp “Anta”. Nhưng đó không phải là Anta thật mà là người của chúng tôi đóng vai…Những gì xảy ra về sau thì tôi tin rằng cô có thể tự hiểu lấy được. Chúng tôi đã bắt tên giao thông viên cũng như Ruđônphơ phôn Sêlia. Mọi chuyện là như vậy đấy. Cô thấy chưa, tôi có giấu gì cô đâu.

      Trước mặt Schiôbe như có một vực thẳm…Đâu là thực, đâu là hư trong lời của tên Khabeke ?...cho dù chúng đã biết tất cả về chị rồi thì đã sao…Chúng biết được về chị nhưng chắc gì đã biết được về những người khác. Ra thế đấy ! Chúng muốn chị khai về những người khác đây mà… Đã thế thì lại phải thay đổi chiến thuật, nhận tất cả tội lỗi về mình để cứu những người khác. Inda thử áp dụng sách lược cũ :

      - Trời đất ơi – chị thốt lên – thưa ngài ủy viên hình sự, tôi đã nói với ngài nhiều lần rằng đã có một sai lầm bi thảm nào đấy rồi cơ mà…Nào tôi có tội tình gì đâu.

     Nụ cười trên nét mặt của tên Khabeke vụt tắt. Hắn bực tức nhìn người phụ nữ và bỗng điên tiết đấm tay xuống bàn. Inda giật nảy mình.

     - Đứng dậy ! – Hắn hét lên – Inda bật khỏi ghế - Mày là một con ngu đần không hiểu gì hết ! Mày có nhận mật danh của mày là Anta không ?

     - Đúng, tôi công nhận…

      Inda biết rõ rằng công nhận như vậy tức là tự mình nhận lấy án tử hình nhưng chị không thể làm  khác được. Còn tên dự thẩm thì cảm thấy là hắn đã đánh gục được đối thủ của mình.

       - Nhân viên điện đài của mày đâu ?

      - Tôi không có nhân viên điện đài.

      - Không có nghĩa là làm sao ?

      - Tôi tự tay đánh điện cho Mátxcơva.

      - Mày nói dối, rồi mày sẽ phải trả giá đắt về chuyện này..

     - Có gì thì tô nói đúng như thế... Tôi là hiệu thính viên của phôn Sêlia.

      - Thế đài phát mày để ở đâu ? ...Đài phát và chìa khóa mã đâu ?

     - Tôi không biết, tất cả đều để ở Vilianxtrasse. Những thứ đó có khi bây giờ đang nằm trong tay các ông rồi...   

      - Thế mày đánh điện từ đâu ?

      - Tôi đã nói là từ Vilianxtrasse mà. Ở đó có máy phát.   

     - Đừng có làm cho tao loạn óc lên — Khabeke lại gầm lên. Hắn bắt đầu hiểu là chị đã không nói đúng sự thật— không có đài phát nào ở Vilianxtrasse cả. Các máy định hướng không xác định có máy phát hoạt động ở khu vực này — Mày hãy nói thật đi !

     - Thật uổng quá, tại sao ông lại không nói trước cho tôi biết về máy định hướng. Nếu mà tôi biết thì tôi không nhận là có máy phát hoạt động trong phòng của tôi... Inda trả lời.

     Chị nói giọng điềm tĩnh, nhỏ nhẹ, đượm vẻ hài hước.

      Tên dự thẩm hiểu ra. Hắn đỏ mặt tía tai, ngừng hỏi cung…Hắn gọi tên lính gác đang đứng ngoài cửa.

     - Lôi cái con này đi cho tao — hắn điên cuồng hét lên - Ngày mai mày sẽ phải nói khác, mà sẽ phải khai hết với tao…

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #135 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2020, 08:04:57 am »



      5.




      Sau khi bắt nhóm Sunxe Bôiden, Khanăc, bọn tay chân của Hítle vẫn không được ăn ngon ngủ yên. Lúc đầu chúng hí hửng, cứ tưởng bắt được bấy nhiêu người là xong, nhưng ngờ đâu vẫn có những đài phát bí mật tiếp tục phát đi những bức điện mật  trên Iàn sóng...   

     Thật vậy, những con "dế mèn” không sao bắt được đã chui sâu vào hang mất rồi.

      Ngay cả tại Garage cũng lại thấy xuất hiện "cái hộp âm nhạc” nay đây mai đó này. Giéttapô đã gọi cái đài phát sóng ngắn với cái tên như vậy.   

      Một đài vô tuyến bí mật ở ngay Amstecđam đã lên tiếng mà Giéttapô còn chưa gì được chứ chưa nói gì đến ở Thụy sĩ nơi mà Giring không với tay tới được.

      Một trong những điểm phát vô tuyến bí mật đã bị Giéttapô phát hiện khá nhanh nhờ có bàn tay của một tên khiêu khích. Chúng đã bắt được một nhân viên điện đài - một thủy thủ người Hà lan – và một người giúp việc được thả từ trên máy bay xuống ngoại ô Amstecđam. Họ bị đem ra tra tấn nhưng không khai gì hết. Mà sự thực thì họ cũng chẳng có gì để mà nói cả - mỗi một đầu mới tổ chức mà bọn tay chân của Giring bắt được, đều không dính líu gì với nhau. Cứ mỗi lần tìm kiếm là chúng phải làm lại từ đầu.

     Giring được triệu tới Béclanh, tới Prin Anbretxtac để họp. Cuộc họp này được tổ chức trong phòng của Himle. Tên này đã kết luận :”Đã tiêu diệt được nhóm hoạt động bí mật ở Đức, việc điều tra đã kết thúc, hồ sơ trên 30 tập đã được chuyển giao cho tòa án quân sự xem xét.” Không in vào tòa án dân sự, Hítle đã ra lệnh thành lập tòa án đặc biệt để thanh toán nhanh chóng và không tiếc tay đối với những người chống đối. Cái chủ yếu mà Hítle yêu cầu là phải giữ bí mật tuyệt đối. Hắn đã ký lệnh tử hình bất cứ ai nếu người đó để hở ra một lời tiết lộ về những vụ bắt bớ, về các tài liệu điều tra, về tên tuổi của các người tù… Himle dọa : lệnh này sẽ được áp dụng với tất cả những cuộc tìm kiếm sắp tới. Cần phải tiến hành sao cho không một ai được biết. Không một ai !

      Hoạt động của đội đặc biệt do Giring cầm đầu được chuyển sang Amstecđam.

     Bọn Đức rất coi trọng việc điều tra ở Amstecđam. Tên trùm Ápve, đô đốc Kanarit đã tới đây. Bên cạnh đội Giring còn có những đội khác được thành lập từ lực lượng mật vụ của Giéttapô, từ các chiến sĩ phản gián của Đế chế. Phụ trách toàn bộ các đội là Vante phôn Sêlenbéc. Sau các vụ bắt bớ ở Béclanh, các đội này có nhiều vụ tiêu diệt các nhóm bí mật hoạt động ở các nước Đức chiếm đóng ở Tây Âu.

     Bộ phận định hướng ở Kratse đã báo lại phát hiện được một số đài sóng ngắn của địch. Hiện chưa xác định được là những đài này phục vụ cho Nga, cho Anh hay của lực lượng kháng bhiến. Rất có thể chúng làm việc cho cả ba...

      Vì lẽ đó đô đốc Kanaris, tên cầm đầu Ápve đã rời Béclanh để phục vụ cho chiến dịch mang tên "Straus”.

     Kể từ khi bắt đầu chiến tranh với Nga, và đã khá lâu sau khi những „kẻ chơi pianô“ của Liên-xô tuyên bố về sự tồn tại của họ, bọn Đức vẫn chưa thể phát hiện ra những người lãnh đạo chính của tổ chức bí mật.

      Có thể giả định rằng những người lãnh đạo đó hiện đang ở đâu đó trong giới làm ăn — những thương nhân và chủ thầu. Tại châu Âu bị chiếm đóng có những hãng buồn mà hoạt động của chúng được nhưng kẻ có quyền thế của Đức khích lệ. Các đại diện của những công ty muốn hợp tác với Đức đã ký kết những hợp đồng buôn bán, một số khác thì trở thành những nguồn cung cấp cho Cục quân nhu, đã có quan hệ với các cơ quan hậu cần của lực lượng vũ trang Đức. Một trong những hãng như thế đã làm cho Giring chú ý vì hãng này có một quan hệ nào đó với Amstécđam. Giring đã thu thập được tin tức cần thiết về hãng này qua phòng thương mại. Hắn đã phái Vinli, trợ lý của mình đến văn phòng của hãng này.   

      Văn phòng của hãng được bố trí tại trung tâm thương mại Amstécđam. Tầng dưới của ngôi nhà là cửa hàng bán đồ cổ, còn bên trên, ở tầng năm là ban giám đốc của hãng. Tên trợ lý của Giring đến văn phòng với danh nghĩa là sĩ quán quân nhu muốn mua một lô hàng văn phòng phẩm cho các đơn vị Đức chiếm đóng. Giám đốc hãng buôn đã tiếp Bécgơ. Ông ta tỏ ý tiếc vì không thể thỏa mãn yêu cầu của viên sĩ quan, nhưng lại nói rằng, nếu như không gấp lắm thì sau tuần nữa sẽ có thể đáp ứng được. Viên sĩ quan quân nhu không vội bỏ đi, hắn hỏi :
      - Nếu như tôi không nhầm thì năm ngoái tôi đã được vị giám đốc tiếp.

      - Vâng vâng, đúng thế đấy. Ông giám đốc cũ đã chuyển đi làm việc ở nơi khác rồi.

     Vị giám đốc lễ độ, lịch thiệp và chu đáo vừa tiếp chuyện với Bécgơ không có gì để cho hắn nghi ngờ nhưng hắn đã rời văn phòng với tâm trạng băn khoăn, lo lắng.

      - Ngài cố vấn hình sự này — hắn nói ngay khi gặp Giring -  Hình như tôi đã nhớ ra kẻ chúng ta đang tìm kiếm rồi thì phải...
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #136 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2020, 12:39:33 am »

   

       Giring đang dùng đèn cồn đun cà phê. Lão ngước mắt hỏi tên trợ lý :
       - Anh nhớ cái gì kia chứ ?— giọng lão khàn đặc.

       - Năm ngoái, khi được giao nhiệm vụ lập mạng lưới chỉ điểm, tôi đã không muốn lấy một phòng trong cơ quan Giéttapô, tôi thích thuê phòng riêng hơn. Cái hãng mà tôi vừa đến, ở ngay tại ngôi nhà mà chúng tôi đã thuê phòng. Tại đó, tôi thường hay gặp một vị hay ra vào văn phòng của mình. Tôi thường chào hỏi hắn mặc dù không quen, chả là phòng của tôi rất gần với văn phòng của hắn, chỉ cách nhau có vài bước. Ngài hãy cho tôi xem lại tấm ảnh một lần nữa đi…

      Giring bắc cà phê ra, rót vào tách. Lão đã đưa lên miệng toan làm một tợp, nhưng lại thôi. Lão bỏ cái tách xuống rồi vươn người với lấy cái cặp. Câu nói của tên trợ lý đã làm cho lão cảnh giác.

      - Tất nhiên là thế mà, hắn đây rồi ! – Vinli Bécgơ hết đưa tấm ảnh lại gần mắt rồi lại đưa lui ra xa… - Khi đó hắn đội mũ rộng vành mầu xám, mặc áo mưa xanh…Nhưng tất nhiên là hắn đây rồi !

     Lão cố vấn hình sự nhấm nháp cà phê pha đường và rượu cô-nhắc.
     - Ông hãy nhớ lại ngày này đi – lão nói – nếu mọi việc đều đúng như anh nói thì bọn chúng sẽ nằm trong tay chúng ta…Anh hãy ra lệnh cho mắc thiết bị nghe trộm vào đường dây điện thoại của hãng này. Ghi lại tất cả các cuộc nói chuyện !

     Giring quyết định đến Bộ tư lệnh quân quản thành phố để kiểm tra điều khả nghi vừa phát hiện được. Lão tự lái xe đến đó. Viên tư lệnh khẳng định hãng này quả thực chỉ chuyên cung cấp hàng cho lực lượng vũ trang và nhân viên của nó thường tỏa đi khắp nơi.

      Khi được hỏi hãng này có điều gì nghỉ vấn không thì viên tư lệnh vội xua tay :
      - Làm gì có chuyện đó thưa ngài. Các nhân viên của hãng này thì khỏi phải chê. Hãng đã giúp chúng tôi rất nhiều và thực hiện bất cứ đơn đặt hàng nào. Tôi xin cam đoan là họ không có gì đáng đặt thành nghi vấn cả đâu...

      Giring đưa tấm ảnh cho viên tư lệnh xem :
      - Chính hắn đấy ! Một con người tuyệt diệu nhất đấy !

      Lão cố vấn hình sự không cần giải thích cho viên tư lệnh. Giring tin rằng lão đã lần theo đúng dấu vết.

     Nhóm của Giring đến Amstécđam bằng các chuyến tàu khác nhau vào thời gian khác nhau, và tập trung tại tòa nhà trước đây là của cơ quan phản gián Hà lan. Bốn tầng được dành cho người trong nhóm của Giring, các tầng khác phân cho các nhân viên Giéttapô khác.

      Trong những cuộc tìm kiếm sắp tới, Giring trước hết đặt hy vọng vào một con người bé nhỏ, nhanh nhẹn tên là Van Min có liên quan tới hãng mà lão cố vấn quan tâm. Tay Van Min này đã bị Giéttapô phục bắt vì tội đầu cơ vặt và được đưa đến chỗ Giring. Bị khống chế, Van Min hoảng sợ đã đồng ý làm việc cho Giéttapô. Chúng bắt tên này suốt ngày lang thang trên các đường phố và chui vào tất cả các loại văn phòng với hy vọng tên chó săn này sẽ gặp được ai đó trong số các thương nhân quen thuộc. Bám theo Van Min là những cái đuôi của Giéttapô. Nhưng tất cả những việc này chẳng khác chi mò kim đáy biển và kết quả của chuỗi ngày lang thang tìm kiếm là con số không.

     Thế là lão Giring lại xua lũ chó săn theo dấu vết khác. Trong phòng thương mại có một cô thư ký tên là Xêxin Glôxche. Nhiệm vụ của cô ta là viết thư từ trao đổi với khác hàng ở các thành phố khác. Theo như lời khẳng định của tên Van Min thì Glôxche có thể biết những thương nhân mà Giring quan tâm đến.

     Tất nhiên đơn giản nhất vẫn là cùng một lúc tập kích vào những hãng khả nghi, lựa người mà bắt, mà chộp ngay lấy. Nhưng Giring nghĩ làm sao có thể đảm bảo được rằng những vụ tập kích như thế không đánh động những người cầm đầu có kinh nghiệm và cảnh giác họ sẽ đi qua ngay trước mũi lão và lúc ấy thì đầu lão chắc cũng không còn. Lão già Giring bắt đầu giăng bẫy một cách thận trọng, không vội vàng hấp tấp.

      Lão cố vấn hình sự đã quyết định một bước phiêu lưu – sử dụng mối liên lạc của Glôxche. Trong các thư từ trao đổi giữa các phòng thương mại của thành phố với nhau, trong các tập tài liệu nhằm chất đống, không hiếm những thư từ đụng chạm đến những hãng đang nằm trong vòng theo dõi. Ngành an ninh đã giám sát chặt những bức thư này. Trong thư thỉnh thoảng có những tờ phụ bản lạ nào đó về công việc làm ăn. Chúng được đánh máy hẳn hoi.

      Glôxche đã gọi giây nói từ trạm điện thoại tự động ở nhà ga cho bạn gái của mình. Sau khi trao đổi một số việc linh tinh cô nói là ngày mai mình muốn gặp cô bạn gái đó tại địa điểm cũ. Theo quy ước, gặp với bạn gái vào ngày mai tức là gặp gỡ với Pitơ Gram. Người bạn gái đã gọi điện cho Gram và truyền đạt nội dung câu chuyện vừa nghe được. Tiếng chuông điện thoại không gây nên sự nghi ngờ nào cả. Thông thường Gram cử Amigô hoặc tự mình đi đến những cuộc gặp gỡ như thế. Họ gặp gỡ theo giờ quy định tại một quán cà phê nhỏ yên tĩnh.

     Glôxche và Van Min đến quán cà phê sớm hơn thời gian đã định và ngồi vào chiếc bàn cạnh cửa sổ trông ra phố. Những tấm rèm mỏng buông lơ lửng trên cửa sổ, trong quán ánh sáng mờ mờ. Gió mát thoảng qua những ô cửa sổ mở. Bây giờ đang độ thu sang, những hàng cây ven đường đã ngả mầu vàng.

      Khách đến thưa thớt. Những người bồi bàn rỗi việc đứng túm tụm cạnh quầy bán hàng ? Trong quán yên tĩnh nhưng Glôxche bỗng cảm thấy bồn chồn lo lắng. Có thể đấy là cảm giác gây nên bởi sự hồi hộp thoáng qua của người bạn đồng hành ngồi đối diện thỉnh thoảng liếc mắt nhìn ra cửa ra vào. Nói tóm lại là có điều gì đó đã làm cho Glôxche cảnh giác và buộc cô phải quan sát xung quanh. Cô đã để ý thấy có những thanh niên lạ lực lưỡng không giống người Flamăng đi vào trong quán. Cạnh bàn cô là hai thanh niên. Họ gọi bia và nói chuyện với nhau bằng tiếng Đức. Glôxche nhìn vào gương và thấy một người ngồi phía bên kia tường đang chăm chú theo dõi cô và Van Min…

      Cô đã hiểu ra – tai họa sắp đến… Có thể cô đã rơi vào bẫy chăng. Biết đâu những khách hàng lực lưỡng kia chẳng phải là cảnh sát đóng giả ? Nhưng một ý nghĩ khác lại thoáng qua trong đầu cô : chúng chẳng việc gì mà phải săn cô, chúng đang săn Gram…Tại sao Van Min lại có vẻ căng thẳng như vậy nhỉ ? Chỉ vài phút nữa là Pitơ Gram sẽ đến. Anh ấy bao giờ cũng đến đúng hẹn…Đúng rồi, anh ấy đang đi ở bên kia đường phố rồi. Anh đã đi qua quán cà phê rồi quay trở lại đi ngang qua phố…Phải làm gì bây giờ đây ?

     Glôxche nhìn Van Min với con mắt đầy căm phẫn. Mặt chị tái đi. Tên Van Min nói gì đó, nhưng giọng hắn cứ như từ đâu vọng tới…Trời ơi biết làm sao bây giờ ! Chỉ còn vài tích tắc nữa thôi…Phải làm gì đây ? Cần phải làm sao để Pitơ không vào đây…

     - Ôi, sao tôi khó chịu quá – Cô bỗng áp lòng bàn tay vào thái dương kêu lớn – Hãy đi khỏi nơi đây ngay. Đi thôi !... Tôi bị lên cơn rồi – Cô bật đứng dậy la hét : Chúng ta đi đâu đây ?...Tôi không muốn ở lại đây. Tôi ngạt thở lắm…. Glôxche kêu khóc lảm nhảm và đấm thùm thụp vào bàn. Mọi người đổ xô về phía cô và vây quanh lấy cô, người thì đưa nước, người thì chạy đi tìm bác sĩ…

      Xêxin Glôxche đã giả vờ bị cơn thần kinh rất tuyệt. Quán cà phê trở nên lộn xộn, thường thì trong những trường hợp như thế này, ai cũng tò mò muốn xem.

      Pitơ Gram đã trông thấy tất cả từ ngoài cửa sổ…và anh đi ngang qua. Anh đã hiểu. Glôxche liếc nhìn theo anh và dần dần hồi tỉnh lại. Răng chị đập lập cập vào miệng cốc nước đáng uống. Nhưng đấy không còn là vai kịch chị đang đóng nữa rồi. Quán cà phê đã trở lại yên tĩnh. Nửa giờ đã trôi qua. Không một ai tới quán. Chờ đợi nữa cũng vô ích... Van Min và Glôxche đứng dậy bỏ đi. Nối gót theo sau họ là những tên cảnh sát  mật vụ cải trang...
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #137 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2020, 12:04:42 am »

 

       6.



      Lão cố vấn hình sự Giring được thăng cấp sau khi chiến dịch thành công. Nhưng điều đó có nghĩalý gì đâu khi lão lại phải nếm chịu hàng loạt thất bại. Điều này làm cho lão đau khổ. Himle sẽ không để lão yên thân đâu.

      Nhưng lão cố vấn hình sự vẫn còn có một lối thoát : lão đã cùng với tên Vinli Bécgơ đến một tổ chức của Todt. Tại đây hai tên đã mạo danh là chủ một hãng công nghiệp Đức và nói rằng chúng có việc cần gặp với sĩ quan quân nhu Nhicôlai — sĩ quan liên lạc giữa Giéttapô với tổ chức xây dựng công trình quân sự.   

      - Các ngài có vấn đề gì muốn gặp tôi đấy ạ ? Tên phụ trách tiếp khách hỏi. “Các nhà công nghiệp” đã thận trọng tránh trả lời thẳng vào vấn đề và nói là có một việc tế nhị muốn xin được giải đáp…

     Tên phụ trách tiếp khách ghi tên hai “nhà công nghiệp” và lý do tới thăm vào tờ khai dành cho khách nhưng hai “nhà công nghiệp” đã không khai gì hơn. Tuy thế, tên này hứa sẽ trình lên ngài sĩ quan quân nhu và mời hai vị khách tạm chờ.

     Dẫu không quen đóng vai khách phải chạy chọt nhờ vả, hai tên Giéttapô vẫn đành phải ngồi trên cái ghế gỗ cứng chờ đợi khá lâu. Khách khứa đứng túm năm tụm ba ngoài hành lang cũng như trong phòng đợi. Phần lớn những người này là người Flamăng song cũng có một số người Đức. Tất cả bọn họ đều phì phèo thuốc lá làm cho Giring càng thêm bực bội khó chịu. Họ thì thào bàn chuyện làm ăn, tranh cãi, mời mọc nhau những gì đấy – Đúng là một sở giao dịch.

     Cứ thế gần một nửa giờ trôi qua, lão Giring đã bải hoải cả người. Lấy đâu ra được cà phê hòa cô nhắc cho lão lúc này bây giờ trong khi những làn khói thuốc dày đặc cứ chực làm cho nghẹt thở. Không chịu được nữa, lão đi ra ngoài trời hít thở không khí trong lành một lát rồi sau đó lại dấn thân vào cái màn khói thuốc xanh um. Cuối cùng, tên phụ trách tiếp khách tỉnh khô thông báo cho hai “nhà công nghiệp” biết ngài sĩ quan hậu cần hôm nay bận không tiếp bất cứ ai cả…

      Tuy bực bội chửi thầm trong bụng về cung cách làm ăn quan liêu của bọn này, nhưng hai tên Giéttapô vẫn đành phải ra về để sớm hôm sau lại vác mặt đến phòng tiếp khách của cơ quan xây dựng quân sự.

     Lần này, trong túi của Giring đã có một bức thư của viên tư lệnh thành phố, tướng Stunna, yêu cầu giúp đỡ những người trình thư…Tên phụ trách trực lại ghi tên khách và lại yêu cầu các “nhà công nghiệp” vui lòng đợi cho, nhưng hai tên này đã yêu cầu hắn vào báo cáo ngay cho chúng. Tên phụ trách ngập ngừng bước đến phòng viên sĩ quan hậu cần. Giring và Bécgơ lẽo đẽo đi theo hắn. Tới cửa phòng, hai tên này đẩy mạnh gã thường trực vào trong. Bécgơ  cũng nhanh chân bước vào. Thế là cả ba tên xô đẩy nhau dúi dụi vào trong phòng của tên sĩ quan liên lạc.

     Tên trưởng phòng mặc quân phục SS, đeo băng phù hiệu dấu thập ngoặc mầu đỏ. Hắn gắt om lên với những kẻ mới vào và yêu cầu những vị khách chưa được mời ra khỏi phòng. Ngay lúc đó, Giring đã dương dương xưng cấp bậc của mình và chìa bức thư ra. Trong phút chốc,  tình thế đã thay đổi ngay. Tên Nhicôlai bắt đầu tỏ ra hết sức lễ độ. Hắn quắc mắt ra hiệu cho tên phụ trách tiếp khách đi ra và mời khách ngồi xuống xa lông.

      Giring trước hết yêu cầu tên Nhicôlai phải giữ bí mật tất cả những điều sẽ nói ở đây.. Sau đó, lão lấy tấm ảnh ra, chỉ vào đó và hỏi :
      - Ông có biết người này không ?

      - Dạ có, đây là ngài Gram !... Tôi có biết ạ ! — Nhicôlai lên tiếng.

     Lão cố vấn hình sự nhờ hắn cung cấp cho lão những nhận xét cụ thể về Gram.

      - Chúng tôi đã duy trì quan hệ công tác với ngài Gram suốt một năm nay rồi. Tôi xin nói với ngài đấy là một con người tuyệt vời. Ông ta làm việc rất trung thành với quân đội chiếm đóng…

    - Chúng tôi muốn được gặp ông ta – Giring nói – liệu ông có thể thu xếp cho chúng tôi được không ?

     - Tại sao lại không ạ ? Chuyện này thì quá ư đơn giản. Giấy phép vào khu vực cấm bờ bắc vài hôm nữa sẽ hết hạn. Ông ta phải tới chỗ tôi.

     Sau đó, chúng thỏa thuận với nhau là Nhicôlai sẽ báo cho Giring khi có cuộc gặp gỡ. Lão cố vấn hình sự đã để lại số điện thoại và rồi hai tên Giéttapô ra về.

     Nhưng tên sĩ quan quân nhu đã sơ xuất. Hắn đã tự gọi điện đến hãng và nhờ báo cho ngài Gram rằng thời hạn giấy phép sắp hết, xin mời đến chỗ hắn để thay giấy phép.

     Gram đã không đến và cũng chẳng có ý kiến gì.

     Trong lúc đó, Himle lại yêu cầu báo cáo tình hình cho hắn. Giring vắt óc tính cách báo cáo sao cho thật khéo để không làm tên trùm Cục an ninh Đế chế nổi khùng. Lão có cảm giác những người hoạt động bí mật đang tuột khỏi tay hắn như một cục xà phòng ướt trơn tuồn tuột.
 
      “Hay là – Giring nghĩ – ta thử dựng lên một giao kèo làm cho chúng nó quan tâm nhỉ. Rồi từ đó đột nhập thẳng vào văn phòng của chúng nó. Hễ gặp được là ta chộp liền “….

     Thế rồi, lão lại cùng “đệ tử” của lão đến gặp Nhicôlai để thỏa thuận một kế hoạch mới. Lần này, Giring và Bécgơ sắm vai chủ nhà máy luyện kim cương của Đức. Nhicôlai còn mách; trong cục của hắn có một phụ nữ với họ tên rất lạ — bà Khikhônê. Bà ta có quan hệ với hãng và mọi đơn đặt hàng đều qua tay bà ta cả….
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #138 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2020, 06:35:35 am »

     

      Hai tên tìm mua kim cương công nghiệp đã gặp bà Khikhônê và nói rằng chúng muốn đặt hàng với một số lượng lớn.

      - Hãng chúng tôi muốn đầu tư vào viện này một số lượng các phương tiện — Bécgơ nói – Nếu như việc không thành thì chúng tôi có nguy cơ bị phá sản. Vì vậy chúng tôi cần được đảm bảo là đơn đặt hàng sẽ được đáp ứng. Vậy xin chính ông giám đốc chứ không phải là ai khác ký vào bản hợp đồng cho…Còn riêng đối với bà, bà Khikhônê ạ - Bécgơ nói thêm — nếu bà giúp được cho chúng tôi đến nơi đến chốn thì bà sẽ nhận được một món tiền thù lao riêng. Chúng tôi không hẹp hòi trong chuyện này đâu. Hơn nữa — Bécgơ ghé sát tai bà Khi-khônê thì thầm : — chúng tôi có thể trả bà phần lớn bằng ngoại tệ có giá trị — bằng đồng bảng Anh chẳng hạn....

      Bà Khikhônê rất thích thú với lời đề nghị của hai nhà công nghiệp Đức và hứa sẽ liên lạc với hãng.

      Để bắt mối với hãng, bà Khikhônê đã nhờ một người thư ký tên là Xiudan Benvia, người được giao nhiều quyền hành ngoài những công việc mang tính chất kỹ thuật.

     Xiudan sống ở Bơdăngxông trước chiến tranh tại vùng biên giới gần Thụy sĩ và đã tự hào là người đồng hương của Víchto Huygô, đồng hương của những người thợ đồng hồ có bàn tay điêu luyện không thua kém gì người Thụy sĩ. Xiudan là một nữ chiến sĩ yêu nước nhiệt thành và quí trọng lá cờ ba sắc của nước mình hơn tất cả. Xiudan được giáo dục trong gia đình một viên tướng về hưu thờ phụng Napôlêông, cô có quan điểm rất giống cha. Ngay từ khi cuộc “chiến tranh kỳ lạ” diễn ra, cha Xiudan đã nổi trận lôi đình trước sự thiếu kiên quyết của bộ chỉ huy do Gamơlanh cầm đầu.

    “Họ còn chờ cái gì nữa kia chứ ? – vị tướng già bực bội thốt lên – quân phản bội ! Cứ chờ để cho bọn Đức chết tiệt tấn công ta trước hay sao ?... Nếu như bọn Đức vào được Bơdăngxông thì ta sẽ khóa trái cửa lại rồi cho nổ tung cả nhà còn hơn là đầu hàng bọn chúng !...”

      Lời vị tướng về hưu đúng như lời của một nhà tiên tri. Bọn Đức đã đến Bơdăngxông, nhưng vị tướng đã không phải khóa trái cửa lại để bảo vệ gia đình. Quân địch đã chiếm thành phố không tốn lấy một viên đạn. Đất nước đã quy hàng. Bấy giờ, Xiudan đang ở bên cha học nhạc. Trong nhà đã bùng nổ một tấn thảm kịch – cô con gái đã không giấu giếm quan điểm của mình mà kiên quyết lên án thái độ thờ ơ của tầng lớp tiểu thị dân, lên án “cái tính tự mãn của dân Pháp” như Huygô, người đồng hương vĩ đại của cô đã xác nhận. Xiudan chưa từng là đảng viên đảng cộng sản, nhưng đã đấu tranh theo tiếng gọi của họ chống lại bọn xâm lược, đã gia nhập nhóm kháng chiến trong một nhà máy cạnh đấy. Nhưng tại đây đã xảy ra đổ  vỡ và Xiudan bỏ chạy sang Hà lan.

      Sau khi đi trao đổi với Xiudan, bà Khikhônê thông báo cho các nhà "công nghiệp” rằng hãng có lẽ có thể thực hiện được đơn đặt hàng mua kim cương công nghiệp nhưng giám đốc hãng hiện nay không tự tay ký hợp đồng được, ông ta đã đi chữa bệnh, hai tuần nữa mới về. Lời của Khikhônê đã được Nhicôlai xác chứng : ngài Gram quả thực bị bệnh tim thỉnh thoảng có đi an dưỡng tại khu nghỉ mát.

       '’Có thể vì thế mà không có ai đến lấy giấy phép chăng - Giring nghĩ — Nếu thế thì đâu phải là ta đã hết hy vọng. Tốt nhất có lẽ là chộp hắn ngay tại nhà nghỉ.» Lão cố vấn hình sự đã phái hẳn một đội viễn chinh tới đó. Đội này đã tỏa đi khắp khu nhà an dưỡng mà vị giám đốc có thể đến nghỉ nhưng tất cả đều vô hiệu...

      “Các nhà công nghiệp” lại đến gặp Khikhônê báo rằng họ không thể chờ đợi được nữa và buộc lòng phải nhờ đến hãng khác. Bà ta xin họ hãy cố chờ thêm một ngày nữa.   

       Ngày hôm sau, bà ta vui sướng thông báo :

      - Mọi chuyện đã đâu vào đấy rồi các ngài ạ. Ngày kia, giám đốc có thể tới Amstécđam để ký hợp đồng. Như thế lại còn tiện hơn là đằng khác. Kim cương để ở gần đó, ở Antvécpen, đi tới đó chỉ mất chừng một giờ xe. Các ngài có thể nhận được hàng ngay trong ngày hôm đó - Khikhônê nói tên cả nhà máy kim cương, nơi có thể giao hàng cho họ.

      Và thế là bắt đầu một cảnh tượng nháo nhác chưa từng thấy. Tầng bốn, nơi Giring ở, rầm rập tiếng chân. Bọn Giéttapô được vũ trang như một tiểu đoàn bộ binh cơ giới chuẩn bị tấn công. Một bộ phận của đội đi bằng xe, một số khác đi tầu, trong số này có cả Giring mặc dù lão cảm thấy trong người cũng không lấy gì làm khỏe khoắn cho lắm.

      Chúng quyết định bắt vị giám đốc hãng buôn tại nhà ga Amstécđam khi người này vừa bước ra khỏi tàu. Tầu thường về từ sáng sớm. Trước đó, các nhân viên của Giring đã chiếm lĩnh các vị trí đã định. Các nhân viên Giét-tapô và một đội cảnh sát khu vực cũng đã được động viên để hỗ trợ cho nhóm của Giring. Tất cả các đường phố xung quanh nhà ga đã bị vây kín, còn trong sân ga toàn là người của Giring. Chúng mang hoa như chờ đón ai về, một số khác thì mặc đồng phục ngành đường sắt… Một bộ phận Giéttapô được bố trí trên đường sắt làm như thể là công nhân sửa chữa. Tất cả đều có đem theo vũ khí. Bầu không khí như bị nung nóng đến cao độ khi đầu tàu chậm chạp lăn bánh vào sân ga. Bình tĩnh như Giring mà cũng không thể đứng yên tại chỗ được. Lão cùng với Bécgơ phải đóng vai chính – gặp giám đốc hãng buôn tại cửa toa và nếu cần thì ra hiệu hành động.

      Tầu đã dừng hẳn lại nhưng... từ trong toa tầu chỉ có Khikhônê và Xiudan bước ra. Bà Khikhônê mỉm cười và nói rằng ngài giám đốc không thể tới được và đã giao cho cô nhân viên của mình tới ký hợp đồng. Bà ta giới thiệu người cùng đi với các “nhà công nghiệp” : “Các ngài sẽ không có gì mạo hiểm cả đâu. Cô ta sẽ giao kim cương cho các ngài ngay hôm nay. Tất cả đã sẵn sàng chỉ cần chờ các thôi.”   

      Biết ăn nói làm sao bây giờ ? Các vị khách đành mượn lý do, và từ chối khéo. Chiến dịch tại nhà ga Am-stécđam đã kết thúc bằng con số không...

      Tất cả phải làm lại từ đầu….

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #139 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2020, 09:37:55 am »

                               

                                                                                                                         CHƯƠNG VI.


                                                                                                        TRONC CÁC TRẠI GIAM CỦA GIÉTTAPÔ.






      1.




     Cuộc bắt bớ tại Béclanh đã làm cho bọn tay chân của Hítle hí hửng : rốt cuộc các “nhạc sĩ dế mèn” đều bị sa lưới. Thế là chúng đã có được cơ hội để trả thù những người đang nằm trong nhà tù của chúng tại Prin Anbretxtơrac cho bõ hận.

      Himle đã đáp máy bay đến Beckhơtexgaden để báo cáo cho Quốc trưởng về thắng lợi này. Hắn muốn chỉ riêng mình hắn làm chuyện này, nhưng Gơrinh đã đi guốc trong bụng hắn, cũng vội vã đến dinh Quốc trưởng tại vùng núi Bápvácxki Anpơ. Iôkhin phôn Ribentrốp cũng muốn đến đây nhưng Quốc trưởng đã bực tức báo qua viên tùy tùng của hắn là lúc này không cần thiết phải gặp gỡ gì cả...

      Hítle đã nổi cáu chính vì trong Bộ Ngoại giao đã có kẻ báo cho Nga biết về bí mật ngoại giao của Nhà nước. Himle tìm mọi cách đổ hết tội lỗi lên đầu Ribentrốp vì làm ăn cẩu thả. Đối với Gơrinh thì có phần khó hơn vì những cuộc bắt bớ tại Béclanh đã làm cho cuộc đấu đá trong nội bộ những kẻ thân cận với Hítle thêm căng thẳng. Mưa mô, chèn ép, hại nhau cứ đua nhau ra đời. Himle ra sức thổi phồng quy mô của tổ chức bị phát hiện để nâng mình lên. Hắn đã báo cáo với Hítle : các cơ quan cảnh sát mật đã bắt trên sáu trăm người.

      Tham dự cuộc họp trong hành dinh Quốc trưởng có bốn tên không kể tên tùy từng đang ngồi ghi tốc ký nội dung cuộc trao đổi : trong Nhà nước Đức quốc xã có luật lệ là ghi lại tất cả những lời Quốc trưởng nói ra. Ngoài Himle, Gơrinh còn có thống chế Câyten từ Bộ tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Đức cũng tham dự. Hítle đã nổi giận trước bản báo cáo của Himle, nhưng sau cơn thịnh nộ ban đầu, hắn đã lấy lại bình tĩnh. Hắn còn tin tưởng vào diễn biến tốt đẹp của chiến dịch phương Đông. Gơrinh thì phụ họa theo Quốc trưởng.

      Cả bọn ngồi trong một phòng trà hình tròn gọi là "Tổ đại bàng”, pháo đài này được xây dựng trên đỉnh một vách đá lởm chởm, khó lên theo kiểu thời Trung cổ. Nó được thiết kế riêng cho Quốc trưởng trước chiến tranh.

      Hítle mưu toan cai trị thế giới từ nơi này. Từ các cửa sổ của phòng trà có thể thấy được các dãy núi trùng điệp phía xa xa. Bầu trời quang đãng không một làn sương, không một gợn mây. Từ trên đỉnh cao của "Tổ đại bàng” có thể thấy được các dãy núi của Áo, Ý và Thụy sĩ. Người ta quả quyết trong những ngày thật đẹp trời, từ đây còn có thể nhìn thấy được cả những dãy núi của Pháp. Những kẻ đang ngồi bàn bạc cảm thấy dường như cả thế giới đã nằm dưới chân chúng.

     …Bây giờ thì chẳng có thể cứu giúp được Stalin nữa rồi. Nước Nga chẳng bao lâu nữa sẽ bị xóa tên trên bản đồ và chẳng còn ai nghe thấy những bức điện mật mã nữa. Hiệu kèn báo tin chiến thắng của chúng ta cho cả thế giới biết sẽ làm át chú đi. Đúng thế ! Tôi xin hứa trong năm nay sẽ bắt nước Nga phải quỳ gối quy hàng. Quân đội của chúng ta sẽ có mặt bên bờ sông Vônga và chân núi Kápkadơ. Hơn thế nữa, chúng ta cần phải tiêu diệt tất cả nhưng kẻ dám cả gan cầm dao đâm vào nước Đức vĩ đại...

      Hítle yêu cầu đưa những người bị bắt ra xử ở tòa án binh dã chiến. Cần phải hành động nhanh chóng và thẳng tay. Các tòa án dân sự sẽ không làm được tích sự gì. Bên cạnh đó, phải giữ kín việc điều tra. Phải tìm mọi cách buộc những tên bị bắt thú nhận...Tại đây, Gơrinh cũng chêm vào lời đề nghị đã khiến hắn phải bay tới Beckhơtexgaden.

      Hắn phụ họa theo Quốc trưởng :
       - Thưa Quốc trưởng, xin Quốc trưởng hãy giao công việc này cho Tòa án quân sự của lực lượng không quân. Ủy viên Công tố Manphret Rêđơ sẽ là người buộc tội chính. Tôi tin là ông ấy sẽ xứng đáng với lòng tin cậy của Quốc trưởng.

     Hítle đồng ý và ra lệnh báo cáo cho hắn về quá trình thẩm vấn vào các buổi chiều, dù trong lúc đó hắn ở đâu – Béclanh, Beckhơtexgađen hay ở Tổng hành dinh “Vôn-xan tơ” giữa những vùng hồ Maduôcxki.

      - Ông Ghecman ạ, tôi hy vọng nhiều ở ông — Hắn nói đoạn quay sang với những người khác : - Các ông chớ nên quên là ở đâu Géttapô đã ra tay thì ở đó sẽ không có nhân đạo. Đem treo cổ tất cả bọn đàn ông, còn bọn đàn bà thì cho lên máy chém. Chúng phải chết mặc dù chỉ bị chớm nghi ngờ…

      Hítle như được lên dây bởi chính những lời nói của mình. Hắn đứng phắt dậy và bước những bước dài trong căn phòng hình tròn. Những tên khác  trong phòng không rời mắt theo dõi từng cử chỉ của hắn.





                                                                                                                              ★  ★  ★




      Trong các cuộc hỏi cung, người tù phải chịu những cực hình kinh tởm nhất. Vì thế, dù cho bọn chúng có theo dõi những người bị giam giữ nghiêm ngặt đến đâu chăng nữa thì Iônđít một con người vui vẻ, chưa từng bao giờ bi quan, cũng đã tìm được thời cơ thuận lợi để tự sát. Hécbe Grasse cũng vậy. Khi bọn chúng tìm thấy họ trong phòng giam thì họ đã chết rồi.

      Nhiều người muốn từ giã cõi đời để khỏi phải chịu những nhục hình thời trung cổ. Vante Khudơman, người khăng khăng chỉ nói "không biết" đã bị chúng tra tấn hàng giờ liền. Tên dự thẩm cho ngừng hỏi cung;  "Anh hãy suy nghĩ xm —hắn nói – vào lúc khác, có thể anh sẽ nhớ ra và nói tên những người cùng tham gia với anh cho chúng tôi biết. Nếu anh không nói, thì tất cả lại bắt đầu từ đầu…”. Tên dự thẩm biết rất rõ rằng, chờ đợi những cực hình còn khủng khiếp hơn phải chịu những cực hình đó. Mệt mỏi về cuộc hỏi cung, tên dự thẩm đi tới cửa sổ. Đúng lúc đó, Khudơman nhào tới chỗ hắn. Anh túm lấy hắn và toan ôm cả hắn nhào qua cửa sổ. Bằng một cú đánh vai, anh đã làm vỡ kính, mảnh kính vỡ bắn tung tóe khắp nơi tạo ra một lối thoát sâu hoắm duy nhất. Chỉ còn một tích tắc nữa thôi là anh đã lôi theo được cả kẻ đã hành hạ mình. Tên dự thẩm vừa cố vùng khỏi bàn tay cứng như thép của người tù vừa kêu thất thanh. Bỗng dưng Khudơman cảm thấy kiệt sức – Mảnh kính vỡ nhô ra từ khung cửa sổ cắm vào vai anh và chạm vào dây thần kinh. Tay anh thõng xuống bất động. Bọn lính canh chạy tới đã kịp thời bắt được anh…
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM