Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:51:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình  (Đọc 66168 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #120 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2020, 06:29:09 am »

     

     Lông, một người vai rộng, khoảng 50 tuổi, có khuôn mặt trí thức dễ mến, đã nhắc lại với anh những điều ông ta đã nói với Piuntơ.. Nhưng Lông lại bắt đầu câu chuyện từ việc khác.

     - Tôi biết — Lông nói — Anh cũng như tôi... Cả hai chúng ta đều là những người chống phát xít. Đây là lần đầu tiên tôi gặp anh và cũng có thể là lần cuối cùng, vì thế tôi muốn nói thật với anh như đã nói với chính lòng mình trong những đêm thao thức mất ngủ.

      - Anh định xin rút chứ gì ? — Rađô nhìn thẳng vào mặt người Pháp đang ngồi trước mặt mình, hỏi không úp mở.

      - Vâng !... Người tự trọng thường kết liễu đời mình trước bước đường cùng... Tôi biết thất bại của Nga sẽ phá tan hy vọng giải phóng châu Âu.., Tôi giúp đỡ các anh cũng chỉ vì đất nước mình, vì nền tự do của tổ quốc tôi.

      - Tôi tin anh... Nhưng người thì cũng có nhiều loại... Đắm thuyền thì loài chuột bao giờ cũng chạy trước tiên. Điều mà anh vừa nói với tôi gọi là đào ngũ — Rađô nói gay gắt.

       Lông đứng bật dậy, mặt tái đi rồi chuyển sang màu đỏ.
       - Tôi không phải là hạng đào ngũ — Lông thốt lên, phật ý — Tôi, tôi là một sĩ quan Pháp. Những lời của anh không thể dành cho tôi được...

      - Xin anh tha lỗi, anh Lông ạ, — Sanđô ngắt lời — Tôi không hề muốn lăng mạ hay hạ thấp anh... Nhưng chính anh đã đề nghị sẽ chân thành đến cùng kia mà. Tôi có cảm giác, ý muốn rút lui khỏi cuộc đấu tranh của anh nảy sinh trong con người anh vì anh đã mất niềm tin vào thắng lợi. Trong chiến tranh, tự tin thái quá cũng nguy hại như hoang mang mất tinh thần. Điều này cũng đã giải thích được vì sao Pháp thất bại.

       Sau đấy, Sanđô nói về nước Nga, anh hồi tưởng lại chuyến đi đầu tiên của mình đến nước Nga Xô viết.

      - Hồi đó, tôi đã đặt chân lên nước cộng hòa trẻ tuổi đói nghèo bị tàn phá nhưng đã kiên quyết giáng trả cuộc tấn công của 14 nước, đấy là chưa kể tới bọn bạch vệ. Khi chúng tôi đang đi trên tàu, chúng tôi phải tự tay đi đẵn gỗ, khuân gỗ lên đầu máy vì lúc đó nước Nga chưa có than...Bánh mì cũng không có. Nhưng nước Nga đã đứng vững. Những con người ở đó là như vậy đấy. Tại sao bây giờ chúng ta lại có thể nghi ngờ vào sức mạnh của họ và cho rằng họ sẽ bị tổn thất rồi đi đến thất bại. Anh hãy thử nói cho tôi xem có nước nào dám chống lại Hítle như nước Nga không ?

      Câu chuyện tại nhà Pacho đã kéo dài tới tận nửa đêm. Cuối buổi nói chuyện, Lông nói:
      - Tôi không nói là anh đã hoàn toàn thuyết phục được tôi, nhưng tôi sẽ không đào ngũ... Chúc anh thành công Anbe ạ. Anh có thể tin tưởng vào sự giúp đỡ của tôi.

     Giờ đây Lông đã gửi lời, chúc mừng và xin lỗi vì sự yếu đuối của mình trước đây.

     Lông không những chỉ cung cấp tin tức liên quan đến tình hình quân sự của Đức, các kế hoạch chiến tranh của Đức, khu vực đóng quân... mà còn lôi cuốn những người mới khác vào công tác. Đấy là những người có quan điểm chính trị khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở một điểm cơ bản, coi chủ nghĩa phát xít là nguy cơ đe dọa toàn thể nhân loại.

     Một trong những người mới được Lông thu hút là nhà báo Đức Ecnơt Lêmơ, bạn của ông ta. Ở Đức cũng như ở Hung, Lêmơ được liệt vào loại người theo chủ nghĩa quốc xã không có gì đáng ngờ cả. Lêmơ là bạn thân của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ribentrốp và có khả năng thu nhập được những tin tức trong giới lãnh đạo nhà nước quốc xã. Khi thư từ trao đổi với trung tâm, Lêmơ dùng mật danh là "Aghexa“ .......

      Ngoài ra nhờ sự giúp đỡ của Lông, Radô còn có thêm một nguồn tin nữa. Đấy là một nhà quý tộc người Áo căm thù Hítle. Vị bá tước này có thời đã giữ một địa vị quan trọng trong chính giới Áo, nhưng sau khi có hiệp ước Đức-Áo thì ông ta đã bỏ sang Thụy sĩ. Nhà quý tộc căm ghét chủ nghĩa quốc xã ra mặt và mơ ước phục hồi chế độ quân chủ Gapxburg tại Áo. Nhưng điều này không hề gây trở ngại gì đến việc chuyển những tin tức mà ông ta thu Iượm được qua bạn bè cho Lông. Sanđô Rađô gọi nhà quý tộc quân chủ Áo là Grau. Còn vị bá tước thì có lẽ không hề hay biết gì về cái tên bí mật đó của mình trong danh sách tình báo Liên xô...

       Thất bại của 38 sư đoàn quốc xã tại ngoại ô Mátxcơva mà tình báo Đức từ lâu đánh giá là đã kiệt sức, làm cho Bộ chỉ huy tối cao của Hítle choáng váng. Tham mưu trưởng Ganđe được coi là nhà viết sử của các sự kiện trong nước đã ghi tình hình ngày thứ 154 của cuộc chiến tranh như sau :
       «Thống chế phôn Bốc đích thân chỉ huy các hoạt động chiến đấu tại ngoại ô Mátxcơva từ sở chỉ huy của mình. Nhiệt huyết phi thường của ông ta - đã thúc đẩy quân đội tiến lên... Quân đội đã hoàn toàn bị kiệt sức và mất khả năng tấn công....Phôn Bốc đã so sánh tình hình xảy ra với tình hình trong trận đánh tại Marnơ. Ông ta cho rằng tình huống đã tới mức một tiểu đoàn cuối cùng tung vào trận đánh có thể quyết định được cục diện chiến sự”….

      Những dòng này đã được viết vào tháng mười một. Quân Đức đã dồn hết cả sức lực để tấn công. Ít lâu sau trong nhật ký của Gande lại xuất hiện thêm nhưng dòng khác.
      ….."Ngày thứ 169 của chiến tranh. Trong khu vực phía đông Kalinin đã có 7 sư đoàn địch chuyển sang tấn công...Tôi cho rằng khu vực này của mặt trận là nơi nguy hiểm nhất vì ở đây chúng ta không có lực lượng tuyến hai”….   

       Và tiếp ngày lại ngày những dòng chữ vội vã, ngắn gọn ghi trong nhật ký của Gande :   
      …."Một ngày khó khăn vất vả”…

      …"Lại thêm một ngày đầy khó khăn, vất vả nữa”…


     …"Hôm nay tình hình đặc biệt gay go. Tư lệnh tập đoàn quân chán nản gọi điện thoại mấy lần... Vào thời điểm hiện tại, khó nói làm thế nào có thể khôi phục lại tình thế...Tổn thất đã lên tới 886 nghìn người —27,7 % số quân hiện có...”   

      Vào những ngày này, Sanđô đã gửi cho trung tâm một bức điện vô tuyến :
       "Gửi Giám đốc, tin nhận qua Lông! Viên tùy tùng của Tổng tư lệnh các lực lượng lục quân thống chế phôn Braukhit đã nói như sau : Chỉ đến bây giờ quân Nga mới tung các lực lượng tinh nhuệ của họ vào tham chiến. Đôra”…

      Ít lâu sau ở Giơnevơ, người ta đã biết tin Hítle cách chức tổng tư lệnh các lực lượng lục quân phôn Braukhit, phôn Bốc, phôn Kliuge, phôn Phankelkhorxt,  phôn Leep, tướng Guderian... đều bị cách chức tư lệnh. Tư lệnh tập đoàn quân xe tăng số bốn, thượng tướng Ghécne cũng bị cách chức và bị khiển trách, mất hết cả huân chương và chiến công...Tướng Spo- nếc thì bị kết án tử hình...

      Không một ai trong số tất cả những viên tư lệnh tập đoàn quân được Hítle tin dùng khi bắt đầu chiến dịch ở phương Đông còn giữ được chiếc ghế của mình. Cùng với việc các tư lệnh bị xếp xó, trung tướng Chippenkiếc, Cục trưởng Cục tình báo lục quân cũng bị cách chức theo. Hắn bị ghép tội về việc tình báo Đức đã không thể xác định đích xác lực lượng của Hồng quân, không biết gì về những loại vũ khí mới của Liên xô như xe tăng "T—34” hoặc hỏa tiễn "Kachiusa”. Đấy là một bất ngờ lớn đối với Bộ chỉ huy tối cao Đức.

      Từ nay Hítle nắm giữ luôn chức Tư lệnh các lực lượng lục quân Đức.

     Sanđô viết điện dưới dạng mật mã còn Êlêna thì đem nó đến Lôdana cho hiệu thính viên Đgim.

      Nhưng chiến thắng của quân đội Liên xô tại ngoại ô Mátxcơva mới chỉ là thắng lợi bước đầu. Đức quốc xã vẫn còn là một kẻ thù mạnh. Hítle đã hứa : sang năm nước Nga sẽ bị đánh bại. Để thực hiện được điều đó cần phải dốc hết sức người sức của trong nước cũng như của các đồng minh.

       Rađô đã gửi đi Mátxcơva bức điện đầu tiên nói về vấn đề này khi đòn phản công của Liên xô còn đang tiếp tục. Thông qua viên sĩ quan liên lạc Đức đến Thụy sĩ, Lông đã biết được rằng Đức có quyết định huấn luyện bẩy trăm nghìn lính trẻ vừa nhập ngũ. Bọn lính này sẽ được tung vào cuộc tấn công trên mặt trận phía Đông vào mùa hè. Như vậy, sang xuân Đức phải có một lực lượng lính chiến đấu trên sáu triệu tên.

      Trong các bản báo cáo, ngày càng có nhiều tin nói về cuộc tấn công mùa hè sắp tới của bọn quốc xã vào nước Nga với lực lượng lớn hơn nhiều so với năm ngoái. Tất nhiên các tình báo viên không thể xác định được tất cả những lực lượng và kế họach của bộ chỉ huy Đức. Lông nói đùa : muốn thế thì phải tuyển mộ chính Quốc trưởng...

      Không một ai biết được chỉ thị của Hítle ký vào tháng tư năm 1942 trong đó Hítle đã giao nhiệm vụ mới cho quân đội. "Mục đích nhằm — Hítle viết — nhanh chóng tiêu diệt sinh lực còn lại của bọn Nga, phá hủy thật nhiều các trung tâm kinh tế, quân sự của chúng. Để thực hiện việc đó, sẽ sử dụng tất cả các lực lượng hiện có trong lực lượng vũ trang các nước đồng minh”.

      Càng ngày người ta càng thấy rõ là Đức đang chuẩn bị đòn tấn công vào miền Nam nước Nga - theo hướng Kápkadơ và hạ nguồn sông Vônga.

      …."Thời hạn cuối cùng để hoàn tất chuẩn bị cho cuộc tấn công mùa xuân là ngày 22 tháng 5— Rađô thông báo-cuộc tấn công có thể bắt đầu trong khoảng từ ngày 31 tháng 5 đến 7 tháng 6”…

     Rađô đã báo rằng lực lượng xe bọc thép của địch đã tăng thêm một phần ba so với năm ngoái. Anh đã đưa dẫn chứng : "Tại Đức đang thành lập bốn sư đoàn xe tăng mới, một sư đoàn hiện đang đóng quân ở khu vực Pari..”.

     Tiếp đó lại thêm những dòng báo động; “Việc thành lập này sẽ hoàn thành vào đầu tháng 5 năm 1942”...

      Tháng tư, một nhân viên của Bộ Tổng tham mưu  Thụy sĩ báo một tin quan trọng và Rađô đã chuyển cho trung tâm ngay đêm đó:"Gửi Giám đốc, từ Luida. Vào đầu tháng tư trên lãnh thổ của Liên xô bị Đức chiếm đóng, đã có nhiều đơn vị Đức tới để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào mùa xuân. Quân số và đặc biệt là chất lượng kỹ thuật rõ ràng hơn nhiều so với tháng sáu năm 1941...Tất cả những con đường hướng nam mặt trận đầy những xe tải chuyên chở vật liệu. Đôra”.

     Lại thêm một mối lo mới, và "vọng gác” tại Thụy sĩ đã làm tất cả để báo cho bộ chỉ huy quân đội Liên xô về nguy cơ mới này. Lần này thì là trên hướng nam của mặt trận.

      Những tin tức như vậy cũng được gửi tới trung tâm từ những "vọng gác” khác.   

      Quân đội Đức đã tập trung tại khu vực tập kết. Tất cả đều đã sẵn sàng. Nhưng bỗng nhiên quân đội Liên xô đã đánh đòn phủ đầu tấn công các lực lượng của Đức…
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #121 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2020, 01:42:32 pm »

     


       2.





      Nhưng dù sao thì vụ đột kích ban đêm cũng chỉ như đấm vào nước mà thôi.

    Rốt cuộc, lão cố vấn hình sự Các Giring vẫn không biết là hắn đã bắt được kẻ nào đây. Ai mà biết được những con người này làm việc cho ai. Cho Anh ư ? Cho phong trào kháng chiến Pháp ư ? Hay là cho bọn Nga? Nghĩ thế nào cũng được cả. Cái con Xôphia Pốtnăngca có khả năng biết nhiều nhất thì lại tự tử trong tù mất rồi. Cái con bé đến là ghê. Nó đã lấy mảnh thủy tinh cứa đứt mạch máu vì sợ không chịu được đòn tra khảo. Đúng, Xôphia biết quá nhiều và không dám mạo hiểm, cô đã chọn cái chết…

      Hiệu thính viên Kamin bị tra tấn thế nào đi chăng nữa cũng không chịu khai lấy một lời. Ngay cả bí danh của anh, bọn Đức cũng chỉ biết qua lời khai của Rita Acnun mà thôi. Rita là người duy nhất trong số người bị bắt sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi. Nhưng thực tế cô ta không biết gì cả. Cô ta chỉ biết nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, rửa bát đĩa còn những việc khác thì không được biết.

     Không một ai biết tên thật của Kamin, Anh đã hy sinh với cái họ của một trung úy Nga Pavưđốp mặc dù bản thân anh chưa đến Liên-xô bao giờ. Trước đây đã có thời anh sống ở miền tây Bạch Nga. Anh tự khai như vậy để bọn Giéttapô không biết anh là ai.

      Giring làm sao mà biết được là Kamin đã lấy danh theo tên của Kamô, người bônsêvích hoạt động bí mật mà anh đã nghe nói tới nhiều và là người làm gương cho anh về lòng kiên trung và dũng cảm. Còn họ của trung úy Đavưđốp thì Kamin khai để chứng minh là người con Xô viết dũng cảm và trung thành với lý tưởng.

        Trong tù, Kamin đã hát những bài hát Liên xô khi bị tra khảo, anh khẳng định rằng vinh dự của người sĩ quan Liên xô không cho phép anh vi phạm lời tuyên thệ. Kamin chỉ khai mình là đã từ Mátxcơva đến, sống tại một địa điểm bí mật nhưng không tham gia vào công tác tình báo mà đang ở trong lực lượng dự bị. Anh từ chối trả lời những câu hỏi khác. Anh bị bọn Đức đánh đập tra khảo dã man nhưng trước sau anh vẫn chỉ nói có vậy — anh, Đavưđốp chẳng dính dáng gì đến những người bị bắt...

      Thế là Giring không thu được gì ở Kamin. Công bằng mà nói, để quảng cáo cho mình, Giring đã phao tin làm như tay chân của hắn đã định hướng ra được đài sóng ngắn, bắt được đài đó và phá tan nhóm hoạt động bí mật chống Hítle. Nay thì không còn máy phát nào nữa.

      Lúc đầu, lời khẳng định của lão cố vấn hình sự : "Đã thanh toán xong bọn chơi pianô” xem ra có vẻ đúng. Đài thu sóng tại Krants đã không phát hiện thêm được hoạt động của đài sóng ngắn phát, hiệu "Pêtêích” nào nữa. Chẳng lẽ những thông báo từ Krants lại không chứng minh được rằng. Các Giring đã đạt được mục đích rồi hay sao ?...

       Nhưng niềm hân hoan của Giring cũng chẳng kéo dài được lâu. Các đài phát lại xuất hiện nay chỗ này mai chỗ khác. Chúng làm việc trên các tần số khác nhau, có mật danh khác nhau và hầu như mỗi ngày lại đổi một lần.

      Tổ chức chống phát xít bí mật lại hoạt động. Sau vài tháng, đài vô tuyến bí mật lại phát đi những bức điện mật mã. Mọi việc lại bắt đầu từ đầu....

      Bọn Đức lại chúi mũi vào nghiên cứu những tờ giấy ghi mã số cháy dở. Các nhân viên mã thám của phunk — Ápve nghi rằng những "tên chơi piano” đã dùng những quyển sách nào đó làm chìa khóa mật mã. Nhưng biết tìm đâu ra những quyển sách như thế bây giờ. Giring bóp đầu bóp trán suy nghĩ và rồi lão lại hỏi cung Rita Acnun. Rita đã khẳng định phỏng đoán của bọn chúng. Pốtnăngca thường đọc những cuốn sách gì đó. Những cuốn sách này thường để trên bàn làm việc của cô ta. Khi Pốtnăngca đọc sách thì cô ta thường khoá cửa phòng mình lại và ghi ghi, chép chép cái gì đó. Nhưng Pốtnăngca đọc sách gì thì Rita không biết. Có một lần, Rita định xem một cuốn trong số đó nhưng Pốtnăngca ngăn lại không cho. Quyển sách đó nhan đề là "Điều kỳ diệu của giáo sư...” Rita đã không nhớ được tên vị giáo sư đó nhưng nếu trông thấy nó là ả có thể nhận ra ngay.

      Giring cử tay chân của hắn đi thu tất cả những cuốn sách còn để lại trong nhà. Nhưng hắn lại bị thất vọng : trong nhà chẳng còn một cuốn nào hết.

     Bọn Giéttapô đã nằm phục trong nhà mấy ngày nhưng chẳng thấy có thêm ai đến ngôi nhà này nữa. Kéo dài thêm cuộc mai phục cũng vô nghĩa. Ông chủ cho thuê nhà kể lại là cách đây hai tuần, sau khi nhà bỏ trống, có hai người không rõ là ai mặc quần áo công nhân đến gặp ông ta và nói rằng họ được lệnh lấy đi tất cả số sách trong phòng. Chu nhân đã đích thân dẫn họ vào nhà. Hai người công nhân khuân hết sách ra xe ba gác chở đi. Chủ nhà cũng không hỏi xem họ là ai. Giá như họ lấy những thứ đồ quý, có giá trị thì lại khác, đằng này lại toàn là những cuốn sách cũ.. Ai cần những thứ đó làm gì cơ chứ.

      Chiến tranh tại phương Đông đã lên tới đỉnh cao. Mặc dù vấp phải thất bại nghiêm trọng trong mùa đông năm ngoái tại ngoại ô Mátxcơva, quân Hítle vẫn tiếp tục vây ép quân đội Liên xô và đột phá theo hướng Stalingrat, Bắc Kápkadơ, Varônhe. Phần lớn lãnh thổ phía tây nước Nga đã bị chiếm đóng. Những trận đánh tại Stalingrát vẫn chưa đi đến thắng lợi, vẫn chưa đến bước ngoặt vĩ đại còn đang nung nấu dưới chân thành Stalingrat và ủ sâu trong lòng nước Nga lao động. Đây đó mới chỉ ánh lên tia sáng chiến thắng sắp tới của nhân dân Liên xô trên mặt  trận, trong khu du kích Bạch Nga, trong vùng rừng núi Brianxcơ và thảo nguyên Ukraina. Nhưng chỉ riêng việc nước Nga Xô viết dám đổ máu giáng trả lại cuộc tấn công của bọn đao phủ phát-xít, chỉ riêng điều dó thôi cũng đủ gieo mầm hy vọng trong con  tim những người dân châu Âu bị xâm lược. Chính nước Nga giờ đây đã trở thành trung tâm tập hợp các lực lượng chống phát xít trên thế giới. Nước Nga đã nhen lên cuộc đấu tranh của nhân loại chống lại sự man rợ thời trung cổ, chống lại chủ nghĩa phát xít. Một liên minh chống phát-xít của các quốc gia và các dân tộc đã được hình thành. Liên minh này đã thống nhất lực lượng để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ phẩm giá của con người đấu tranh cho chủ nghĩa nhân văn bị bọn cầm đầu nhà nước phát-xít chà đạp.

      Các chiến sĩ chống phát-xít ở Đức đã tìm được chỗ đứng của mình trong cuộc đấu tranh vĩ đại này. Đối với những người yêu nước Đức, căm thù chế độ Hítle thì mối liên lạc với nước Nga là hình thức cao nhất của cuộc đấu tranh chống phát-xít.

      Tại thị xã nhỏ Riđốp thuộc ngoại ô Béclanh, trên phố nhà ga có một ngôi nhà nghỉ mát nhỏ mang biển số 13 của anh Grabốpxki. Vào mùa đông, căn nhà này thường không có ai. Nhưng trước chiến tranh, một người họ hàng xa của anh em Grabốpxki đã chuyển đến ở trong ngôi nhà này. Người này tên là Graxe, làm thợ xếp chữ. Cả mùa đông lẫn mùa hè người này chẳng đi đâu cả, chỉ quanh quẩn trong làng Rudốp. Anh ta sống rất biệt lập, chẳng quan hệ gì với hàng xóm láng giềng cả. Thỉnh thoảng mới có vài người bạn đến thăm anh ta. Những người hay đến hơn cả là Iôn Dic và Vinhem Gútđôphơ, hai cán bộ hoạt động bí mật kết bạn với Bôiden. Kharô càng ngày càng ngả theo những người cánh tả, coi họ là những người chiến sĩ đấu tranh triệt để, tích cực chống lại chủ nghĩa phát-xít hơn những người khác....
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #122 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2020, 12:40:43 am »

   

    Vinhem Gútđôphơ là một nhà báo, nhà bình luận quốc tế biết nhiều thứ tiếng châu Âu. Cùng với Dic với tư cách là một trong những biên tập viên của tờ báo cộng sản "Đierote phane”, Gútđôphơ đã thành lập một nhà in bí mật để in truyền đơn, ra các tập san bí mật, kể cả tờ bán nguyệt san "Mặt trận bên trong”. Tờ báo này được dịch ra năm thứ tiếng và lưu hành trong những công nhân ngoại quốc bị bắt săng Đức làm việc.

     Nói cho đúng hơn, tập san nhỏ bé được in tại phố nhà ga thị trấn Ruđốp và được phân phát trong toàn nước Đức đã cho phép các nhà lãnh đạo tổ chức bí mật chống phát xít nói lên quan điểm của mình. Tờ báo đã nêu : "Bộ trưởng Gơben tung hỏa mù một cách vô ích đối với chúng ta. Thực tế đã nói lên lời cảnh cáo đanh thép. Chỉ có những ai quá yếu đuối trong việc nhận biết chân lý mới bị mắc lừa mà thôi. Chỉ có những ai quá thụ động trong việc tìm hiểu sự thực mới đành bó tay mà thôi. Nhưng còn những ai ý thức được trách nhiệm dân tộc của mình hẳn phải thấy được thực tế: bọn quốc xã không thể giành được thắng lợi. Tiếp tục chiến tranh chỉ gây thêm đau thương tang tóc. Mỗi ngày chiến tranh là mỗi ngày tăng thêm hận thù mà tất cả chúng ta phải trả...

      Cái gì đang chờ đón chúng ta ? Hôm nay đây, chúng ta đã có thể trả lời rõ câu hỏi về tương lai của đất nước chúng ta. Nước Đức phải có một chính phủ dựa vào những tầng lớp có khả năng và đủ sức để lãnh đạo nước Đức. Tất nhiên không phải là tầng lớp những kẻ đã đưa Hítle lên nắm chính quyền, những kẻ đang giàu sụ lên nhờ chế độ hiện thời. Điều này trước hết nói về những người lính Đức thấy được lợi ích của nhân dân quý hơn nghĩa vụ bảo vệ sự tồn tại của Nhà nước, của đế chế hiện hành. Điều này nói về những người lao động thành phố và nông thôn đang ý thức được sứ mệnh lịch sử của mình, sẵn sàng hiến dâng cuộc sống phục vụ cho dân tộc về những giới trí thức đã bị kiệt quệ bởi chế độ Hítle đang sẵn sàng giành lấy tiến bộ bằng con đường cách mạng”…..


       Nhiều người đã nói lên tiếng nói của mình trong các tập san bí mật. Đấy là Iôn Dic đã viết về học thuyết Klaudêvit, liên hệ với tình hình mặt trận. Kha-nắc nêu quan điểm của mình về chủ nghĩa quốc xã, Bôiden viết về những bài học trong cuộc tấn công của Napoléon vào nước Nga, nhà thơ Adam Kútkhốp kêu gọi giới trí thức Đức với bức thư mở đầu là :

      "Đừng tham gia vào cuộc chiến tranh chống nước Nga”.

      Họ đã bảo vệ nước Nga khỏi bị vu khống và nhìn thấy ở đất nước này nguồn hy vọng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít Đức.

      Mùa hè năm bốn hai tại Lítgácten thuộc trung tâm Béclanh, Bộ tuyên truyền của Gơben đã tổ chức một cuộc triển lãm đồ sộ với tên gọi “Thiên đường Xô-viết”. Những kẻ đứng ra tổ chức cuộc trưng bày đã cố sức chứng minh cho những lời bịa đặt về nước Nga của Gơben qua cuộc triển lãm này. Các tờ báo quảng cáo về cuộc triển lãm đã rùm beng về nó, thế nhưng vài ngày sau,Béclanh đã bàn tán về những chuyện khác. Tại những khu vực khác nhau của thành phố đã xuất hiện những tờ truyền đơn bí mật. Trên các bức tường là những hàng chữ ...

      "Chiến tranh đói rét, dối trá, Giéttapô.

       Là triển lãm thường xuyên của thiên đường phát xít !

       Để rồi xem chúng mày sẽ đứng được bao lâu nữa !”.


      Những tờ truyền đơn này đã làm cho bọn Giéttapô tại Prinanbréttrac bối rối, tức tối. Chúng ở đâu ra thế nhỉ ? Tiếp theo việc này lại có một thông báo mới — cũng đêm hôm đó có những kẻ lạ mặt đã toan đốt triển lãm... Vẫn chưa phát hiện ra được thủ phạm,Giéttapô vẫn chưa biết rằng những từ truyền đơn cũng như mưu đốt nhà triển lãm đều có liên quan đến những bức điện bí mật đêm nào cũng phát đi trên làn sóng diện. Tác giả của những tờ truyền đơn và những bức điện là một.

      Vào đêm trước hôm đó, khi trong cơ quan mật vụ đang náo động lên thì các chiến sĩ cách mạng bí mật lại kín đáo chuyển những tập truyền đơn đến Béc-lanh. Rồi ngay trong đêm, các nhóm hoạt động bí mật đã đem hồ dán và những tập giấy ra đường phố. Trong số những người này có cả Bôiden mặc quân phục không quân. Với khẩu súng lục trong tay, anh đi đi lại lại trên các đường phố ban đêm bảo vệ cho các đồng chí của mình đang khẩn trương dán truyền đơn lên tường.

       Anh sinh viên Ghécbe Baun thì chuẩn bị đốt phòng triển lãm sau khi đã kéo theo mấy người bạn trong trường đại học Béclanh để họ giúp một tay.

      Chiến tranh ở phương Đông đã bước sang năm thứ hai. Những báo cáo tin tức tiếp tục bay qua phòng tuyến mặt trận đến bộ chỉ huy quân sự Liên xô. Mátxcơva phân tích những cụm số phức tạp như phân tích các chữ cổ xưa để tìm ra nội dung các bức điện khẩn từ Béclanh gửi tới. Công việc giống như bóc những phong bì mật được gắn xi. Chỉ có điều thay vào dấu xi là mật mã chứa đựng những bí mật quốc gia của địch. Nhưng những bức điện được giải mã lại được giữ kín để phản gián của Ápve tại Béclanh không nghi ngờ gì về việc bí mật quốc gia của chúng đã bị lộ.

      Sau một năm đã có hàng trăm các báo cáo khác nhau từ Béclanh gửi tới. Trong số đó có những thông báo về việc ban lãnh đạo Đức đang chuẩn bị cho chiến tranh hóa học về các loại chất độc mới đang được các nhà luyện đan hiện đại của Đức phù phép trong các phòng thí nghiệm bí mật. Có cả những công thức chế tạo các chất độc hóa học giết người...Những đài vô tuyến sóng ngắn bí mật đã báo về việc tàu chiến Đức ra khơi để bắt giữ các đoàn tàu của các nước Đồng minh đang chạy trên vùng biển Bắc. Đây là những đoàn tàu chở hàng quân sự tới cho Liên-xô đang trên đường tới Muốcmăng.

     Trong các bản mật mã đã có nói về vị trí các sân bay dã chiến của Đức, các bộ tham mưu quân sự, kho tàng về những kế hoạch tung lực lượng và về những tổn thất thực tế trên mặt trận phái Đông, về việc sản xuất xăng nhân tạo, về những bất đồng trong giới tướng lĩnh Đức, những mối hoài nghi đầu tiên về cục diện chiến tranh với Liên xô....
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #123 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2020, 12:40:21 am »

   


      Những báo cáo có liên quan đến các vấn đề khác nhau như tình hình chính trị, kinh tế trong nước Đức Hítle đã bay qua mặt trận.

      "Nguồn Pie. Quân số của Liuphtvaphe gần một triệu tên, kể cả thành phần phục vụ trên mặt đất...”

      "Nguồn Khôde. Một đài nghe trộm của Đức đang  hoạt động cách tây Mađơrít 10 ki-lô-mét. Đài này được ngụy trang là hãng thương mại "Stiupmer”. Nhân viên phục vụ gồm một sĩ quan và 15 dân sự. Có liên lạc trực tiếp với Béclanh”….


      "Nguồn Béclanh. Trong số các sĩ quan cao cấp đã có những người cho rằng không thể giành chiến thắng hoàn toàn tại phương Đông. Tư tưởng tin vào “Blitskrig” (chiến tranh chớp nhoáng) đã tiêu tan. Có những khuynh hướng muốn gây tác động đến Hítle để hắn đàm phán với Anh. Một số tướng lĩnh thân cận với ban lãnh đạo thì cho rằng chiến dịch ở phương Đông có thể kéo dài ba mươi tháng. Họ chỉ trông đợi hòa bình trong thỏa hiệp”. .

      "Nguồn Kôlét. Một sĩ quan từ Rôma tới đã nói đến mâu thuẫn ngày càng tăng giữa quân đội Ý và đảng phát xít của Mútxôlini. Đã xảy ra những cuộc đụng độ tại Rôma và Vêrôn. Không loại trừ khả năng có thể có đảo chính nhưng chưa thể xẩy ra ngày một ngày hai được. Quân đội Đức đang tập trung trong khu vưc Miunkhen — Inxbơrúc để nếu cần sẽ đột nhập vào Ý…”.

      "Nguồn Ninêta. Tại các bến cảng Bungari, quân Đức đang tập trung lên tàu đi phục vụ cho chiến dịch "Kapkadơ”.....


      Chiến dịch "Bliau” tấn công vào miền Nam nước Nga đã được chuẩn bị từ năm ngoái nhưng không thể bắt đầu vào tháng năm như bộ chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang đã vạch ra trong kế hoạch.

      Những cuộc tấn công mùa hè tạm hoãn lại đó vẫn luôn nằm trong tầm theo dõi của "vọng gác bí mật”.

      Những "vọng gác” này tiếp tục theo dõi về một hướng cố phát hiện cho bằng được những kế hoạch chiến lược của địch.

      Kế hoạch tấn công mùa hè trên mặt trận phía Đông đã được tính toán chính xác : đòn chớp nhoáng đầu tiên sẽ do tập đoàn quân xe tăng của thống chế Gôt đảm nhiệm từ khu vực Sigra theo hướng Varônhe, sau đó tập đoàn quân này sẽ vòng về hướng nam và cùng với các tập đoàn quân khác tiến theo bờ sông Đông. Quân tấn công sẽ đánh chiếm vùng Đônbát, tiến thẳng tới Stalingrat và Kápkadơ, bao vây và tiêu diệt quân Nga trong một vòng vây khổng lồ...

       Cuộc tấn công mùa hè này sẽ nghiền nát nước Nga Xô viết.

       Bộ Tổng tham mưu các lực lượng quân Đức do Hítle làm tư lệnh đã nhận định như vậy. Trước khi tấn công mấy ngày, Hítle đã nói : "Sự kháng cự của quân Nga tỏ ra yếu ớt. Những mũi nhọn xe tăng của ta sẽ xuyên vào đội hình địch không khác gì cái dùi nung đỏ đâm vào miếng thịt...”

      Nhưng rồi chuyện bất ngờ lại xảy ra...

       Mùa hè năm 1942, ngay trước chiến dịch tấn công, sư đoàn xe tăng số 23 của Đức mang danh hiệu "Epphen-tua” (Tháp Épphen) đã được đưa đến mặt trận phía Đông. Phù hiệu gắn trên quân phục của bọn lính sư đoàn này là hình cái tháp nổi tiếng của nước Pháp. Những phù  hiệu như vậy cũng được sơn lên cả thành xe. Sư đoàn này sẽ được dùng để tấn công trên đoạn Varônhe của mặt trận. Nhưng sư đoàn này vừa mới chân ướt chân ráo đến vị trí xuất phát thì ngay trong đêm đó bọn lính xe tăng đột nhiên nghe thấy tin phát cho chúng. Các loa phóng thanh cực mạnh đã loan tin trong đêm tối :
      "Hỡi các binh sĩ của sư đoàn xe tăng số 23  "Epphen-tua”! Cuộc sống êm đẹp của các người tại Pháp đã chấm dứt. Điều này, tự bản thân các người sẽ nhận thấy nếu như các người chưa được ai trong số những người đã chiến đấu với chúng tôi báo cho biết trước... Hôm nay,  vào lúc rạng sáng, các người sẽ phải tấn công Ốtkôn. Chúng tôi đã biết tin này. Các người hãy thôi đừng tính đến chuyện vây hãm chúng tôi. Hãy tiết kiệm nhiên liệu và lương khô. Chúng sẽ rất có lợi cho các người đấy. Các người sắp bị bao vây và sẽ phải hối tiếc là đã đến nước Nga. Kẻ hạnh phúc nhất trong số các người sẽ là kẻ còn giữ được viên đạn súng lục cuối cùng để nhả vào thái dương mình...Các người hãy nguyền rủa những chỉ huy của mình vì đã nghe theo lệnh của thống chế Câyten !... ”

      Hítle không sao ngủ được trong cái đêm trước cuộc tấn công. Hắn thao thức mãi trong bản doanh dã chiến của mình. Gần sáng, trước lúc cuộc tấn công nổ ra vài giờ, hắn được thông báo về những lời phát đi trên hướng tấn công của sư đoàn xe tăng số 23, sư đoàn phải đánh đòn đầu tiên. Không hiểu tại sao quân Nga đã biết trước được là có cuộc tấn công.

      Như thường lệ Hítle lại nổ cơn tam bành:
      — Bọn Nga biết về cuộc tấn công. Tin ở đâu ra thế?...

     Tại sao lại như thế được nhỉ ? Có lẽ quân Nga đã biết được về cuộc tấn công qua tài liệu thu được của tên thiếu tá Raikhen ? ! Sĩ quan liên lạc Raikhen đã bị quân Nga bắt làm tù binh cách đó mấy hôm...

      Raikhen đã đi trên chiếc máy bay "Storkh” đến bộ tham mưu sư đoàn xe tăng nhưng máy bay của hắn lại bị hạ trên tuyến tiền duyên. Bọn lính Đức đã được lệnh nhanh chóng đoạt lại chiếc máy bay đã bị bắn rơị nhưng rồi cũng phải bó tay... Đúng, có lẽ quân Nga đã lấy được tài liệu của thiếu tá Raikhen...

      Tên thiếu tá quả thực đã bị bắt làm tù binh và tài liệu hắn mang theo đã bị thu lại. Nhưng những tài liệu này chỉ chứng minh thêm báo cáo của “các vọng gác” phía bên kia mặt trận mà thôi...
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #124 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2020, 12:16:02 am »

   

     ...Cố vấn hình sự Giring lại rời Béclanh. Hắn đang cầm đầu lũ mật thám đi săn lùng.

     Trước đó Giring đã phải làm một việc hoàn toàn khác. Sau vụ ám sát Hâyđơrit, toàn bộ lực lượng của Cục an ninh đế chế đã đổ tới Praha. Giring cho rằng đấy chỉ là một việc làm vớ vẩn – cứ tưởng như ngon ăn lắm mà xô vào. Bị giết thì bị giết chứ sao. Nếu cần điều tra thì quá lắm cũng chỉ cần vài ba nhân viên hình sự giỏi là được. Đằng này lại đem tung hàng trăm nhân viên tới Praha, mà có lẽ phải tới ba trăm người chứ ít ỏi gì...Một đội quân nửa triệu người cũng tham gia vào cuộc truy lùng trên khắp các làng quê, thành phố của nước Tiệp khắc được bảo hộ. Rồi đến rừng rú đầm lầy cũng bị càn quét. Sao mà bày vẽ ra lắm thứ đến thế kia chứ ?

      Tên Panvit được giao làm trưởng ủy viên dự thẩm của Giéttapô đã chỉ huy cuộc điều tra vụ giết Hâyđơrit. Cái thằng cha tài xoay xở này bao giờ cũng tìm cách kiếm được lợi cho mình...

     Tất nhiên là Giring không bộc lộ suy nghĩ của mình cho ai hay biết. Lão là người biết giữ mồm giữ miệng. Lão đã rút ra được một kết luận cho mình : Hâyđơrit phải chết, điều này đã được bè bạn của đô đốc toan tính từ trước rồi. Khi nghĩ đến chuyện này, lão sởn gai ốc nhưng càng nghĩ ngợi, suy tính cân nhắc, lão càng khẳng định chuyện đó là có thực.

      Lão cố vấn hình sự nhớ lại cuộc nói chuyện trước đây với Hanxơ Gideviux. Tên này cũng là nhân viên hình sự và lúc nào hắn cũng loăng quăng bên cạnh chủ hắn là Áctua Niốp... Khi đó Giđeviux đã bóng gió : Sao mà Hâyđơrit lại bạo gan đến thế kia chứ, dám tìm cách bới móc cả đô đốc Kanarit...

      Tất nhiên Gideviux không nói toạc móng heo ra như thế, nhưng Giring biết tìm ra được ẩn ý của hắn trong câu nói..Và sự việc xảy ra ở Praha đã chứng minh cho suy luận của lão..Sau vụ ám sát, Giéttapô đã phát hiện ra lính nhảy dù của Tiệp tại một hầm ngầm trong nhà thờ cạnh cầu Kaclốp. Giring cũng đích thân tham gia vào chiến dịch này. Thế nhưng Giéttapô đã không bắt sống được những ngựời lính dù, họ đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và đã anh dũng hy sinh...Bây giờ thì đầu mối lại mất tăm nhưng Giring thì đã biết cớ sự ra sao rồi : đô đốc Kanarit nhất định là phải có liên quan đến vụ này-mặc dù lão ta là trùm Ápve Đức. Lại thêm một điều bí mật nữa mà Giring biết. Nhưng lão lại nghĩ rằng dù có thêm hay bớt một điều bí mật thì cũng chẳng có ý nghĩa gì đối với lão cả và lão cho rằng cứ im lặng vẫn là hơn.

      Nhóm đặc biệt của Giéttapô lên đường làm nhiệm vụ vào ngày hai mươi tháng bẩy. Thời gian khởi hành đã được lựa chọn một cách có tính toán — trước cuộc tấn công lớn. Thế nhưng Các Giring lại không hề hay biết một tí gì về chuyện này.

      Thống chế Him le cho gọi lão tới và nói :
      - Đến cuối tháng này ta phải thanh toán cho xong tụi "chơi piano”. Nếu không thì... — Himle lạnh lùng nhìn Giring qua cặp kính không gọng — Nếu không — hắn tiếp lừi — cả nhóm sẽ ngồi tù. Quốc trưởng đã nói như vậy đó. Ngài hãy báo cho các nhân viên của ngài biết.

      Himle biết vì sao hắn lại phải nói như thế. Chiến dịch "Bliau” nay mai sẽ bắt đầu tại mặt trận phía Đông. Tại khu vực phía Nam đã có tám tập đoàn quân được tổ chức theo biên chế thời chiến và trang bị kỹ thuật mới. Trong số này có năm tập đoàn quân của Đức và ba thuộc lực lượng đồng minh  Ý, Rumani, Hunggari. Lực lượng này sẽ được triển khai từ Taganrogơ đến Kuốcxcơ. Tổng số quân đã lên tới chín trăm sư đoàn, mỗi sư có từ 14 đến 15 nghìn tên... Chưa bao giờ người ta lại thấy trên chiến trường tập trung một lực lượng quân đông và khối lượng vũ khí kỹ thuật lớn đến như vậy, lớn hơn cả cuộc tấn công đầu tiên mở màn cho chiến tranh.

       Không được để cho quân Nga hay biết gì cả. Hít-le ra lệnh chỉ truyền miệng mệnh lệnh tác chiến mà thôi. Nếu kẻ nào vi phạm lệnh này sẽ phải chịu tử hình.

     Giéttapô và Ápve phải chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật. Cần phải quét sạch lưới tình báo địch ra khỏi hậu phương. Vì lý do đó Giving đã được phái tới Bruýtxen để thanh toán cho xong "bọn chơi pianô”.

     Nhưng Giring như kẻ mắc tội mắc nạn tại khu vực phía Nam của mặt trận phía Đông...

     Các đài sóng ngắn bí mật làm cho Giring liên tưởng đến những con dế mèn — Nếu đến gần thì chúng im lặng nhưng hễ bỏ đi thl chúng lại kêu ra rả "bản hoà tấu moóc” giữa đêm khuya. Hiện giờ Giring mới chỉ khẳng định được một điều : "những kẻ chơi Pianô” đang đánh cho Liên xô nghe. Điều đó là chính xác !

      Những chiếc xe có mang thiết bị định hướng đã hai đêm liền quần trên các con đường của thành phố. Cuối cùng chúng đã định được hướng : đài phát chính nằm đâu ở ngoài kênh Riupen. Nhưng khi Giéttapô đi đến khu vực này, bật máy định hướng lên thì thật là trớ trêu, ngay cạnh đó lại có đường xe hỏa chạy điện. Các máy định hướng bị nhiễu điện từ không sao khắc phục được vì thế cuộc tìm kiếm bị hoãn lại sang ngày hôm sau.

     Cuối cùng máy định hướng cũng đã xác định được : máy phát nằm đâu đó trong ngôi nhà cạnh kho chứa củi. Phía bên kia ngôi nhà là cửa hàng thực phẩm. Chiến dịch vây bắt được dự định vào đêm hôm sau.

      Giring đã dự tính mọi tình huống, hắn lo cả đến việc trang bị những chiếc tất len flamăng cho bọn cảnh sát dùng bọc ủng để không gây ra tiếng động khi đi trên đường phố cũng như trên vỉa hè. Các học viên lái máy bay của trường hàng không ở cạnh đấy cũng được huy động phục vụ cho chiến dịch. Khu vực này đã bị bao vây tứ phía.

      Đội Giéttapô thì nấp vào kho chứa gỗ.

      Đêm sáng trăng, làm cho lão cố vấn hình sự đâm lo. Vào lúc nửa đêm thì một số tên hiến binh đã đột nhập vào trong nhà chiếm tầng một. Những người sống ở tầng này đều bị bắt giữ. Bọn Giéttapô chờ thêm một tiếng rưỡi nữa. Sau đó chúng đồng loạt ào lên cầu thang và bắt đầu lục soát các căn hộ. Không phát hiện có gì khả nghi cả. Đương lúc đó thì có ai đó gọi từ gác thượng vọng xuống :
     — Nó đây rồi, đây rồi!... Lên đây đi !

     Tất cả bọn lao lên trên theo sau. Giring thở hổn hển bám theo sau. Trên gác thượng ngay dưới mái nhà có một máy phát. Xung quanh là giấy má, bưu ảnh vứt tứ tung. Cạnh chiếc máy phát là một đôi giầy nhưng không thấy người đâu cả.   
      - Đề sổng mất rồi hả ? — Giring cáu tiết rít lên và nhìn qua lỗ cửa trên mái nhà. Một tiếng súng chợt vang lên. Viên đạn bắn vỡ viên ngói và cắm phập vào thanh xà ngang. Cuộc đuổi bắt bắt đầu. Người cầm khẩu súng trong tay chạy trên nóc nhà.

      Trong đêm sáng trăng có thể nhìn thấy anh ta rất rõ. Ngoài phố bọn lính bắt đầu rê súng ngắm anh ta. Giring rống lên :
     - Đừng bắn, đừng bắn ! Phải bắt sống lấy nó !

      Người bị đuổi bắt vừa bắn trả lại vừa chạy đến cuối mái nhà và biến đi đâu mất. Nhưng cuối cùng bọn Giéttapô vẫn bắt được người hiệu thính viên tại một căn hầm của nhà bên. Chúng trói tay và dẫn người bị bắt về nhà giam, còn lão cố vấn hình sự Giring sau khi thu lại tất cả giấy tờ liền lên xe trở về sở Giéttapô. Hắn mệt mỏi quá sức sau một đêm mất ngủ nên tưởng chừng như không đứng vững được nữa. Hắn gọi điện ngay về Béclanh yêu cầu xác định rõ xem người bị bắt là ai. Sau nửa giờ thì có điện từ Prin — Anbơrétstrac gọi tới cho hắn. Ở đó người ta đã kịp lấy tư liệu về người bị bắt qua hồ sơ lưu trữ. Hóa ra người bị bắt đó từ lâu đã có mối thù với Giéttapô. Đấy là một người cộng sản kỳ cựu có chuyên môn liên lạc vô tuyến điện,hoạt động bí mật dưới cái tên là "Giáo sư”. Béclanh đã ra lệnh phải đưa ngay người bị bắt đến Cục an ninh đế chế. Khi được hỏi về giấy tờ thu được thì Giring im như hến vì lão chỉ mới bắt đầu tìm hiểu qua thôi. Thế là mặc dù còn đang mệt lử lão vẫn phải bắt tay vào nghiên cứu những tài liệu đã thu được.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #125 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2020, 12:08:02 am »

    


     Lão cố vấn hình sự giật nảy mình khi nhìn vào chỗ giấy tờ. Lẫn trong những trang giấy ghi dày đặc những chữ số, những bưu ảnh vừa nhận được từ các thành phố có lẽ cũng chứa đựng những tin tức bí mật nào đó, có hai bức điện vô tuyến chưa mã... Giring hoảng sợ trước nội dung vừa đọc được và lão quyết định đi ngay đến Béclanh. Các bức điện khẩn đó đã nêu cụ thể kế hoạch "Bliau” — Chiến dịch đánh chiếm Kápkadơ và Stalingrat...

      Trước lúc đi, Giring còn gọi điện một lần nữa đến Béclanh báo rằng kẻ bị bắt đã được đưa đi có áp giải cẩn thận và báo luôn tin mà lão vừa mới phát hiện được. Nhưng ở đấy người ta không tin hắn và cho là không đời nào lại có thể có chuyện như thế được. Giring nói hắn sẽ đến thẳng Cục để báo cáo trực tiếp.

     Suốt dọc đường hắn luôn luôn giục tên lái xe tăng tốc độ và giữ chặt trong người cặp tài liệu vừa thu được. Đằng sau hắn là hai tên Giéttapô có vũ trang đi bảo vệ. Đến chiều, sau khi đã vượt được chặng đường dài hơn một nghìn kilômét, lão cố vấn hình sự đã tới Béclanh và lệnh cho lái xe đưa ngay lão tới Kripítstrac, nơi đặt trụ sở của Ápve.

      Tên sĩ quan trực hỏi hắn lý do đến. Giring trả lời là lão chỉ có thể trình bày trực tiếp với đại tá Phôn Bentivêni mà thôi. Sau một hồi đôi co, tên sĩ quan trực ban cũng vào báo và lão cố vấn hình sự được đưa vào phòng của tên trưởng ngành phản gián Ápve. Hắn giở cặp ra trước mặt tên đại tá và trình bày :
     - Bản tài liệu mật này là do ta tịch thu được hồi tối hôm qua khi bắt được tên hiệu thính viên Liên xô.
    
     Tên đại tá trùm phản gián đế chế Phran phôn Bentivêni cau mày đọc bức điện vô tuyến. Bỗng hắn đứng bật ngay dậy, mặt tái đi như không còn đủ sức để kìm mình.

     - Không có thể như thế được — hắn thốt lên — Tai họa !

      Giring đã nghe không biết bao nhiêu lần câu "Không có thể....” nhưng mà sự thật đang sờ sờ ra đấy kia mà — tờ giấy ghi những dòng chữ viết vội vàng xiêu vẹo nhưng rất ngắn gọn, rõ ràng. Từ giấy đó chứng minh là tình báo địch đã đột nhập được những bí mật sâu kín nhất của bộ chỉ huy tối cao. Tên đại tá úp bàn tay run rẩy xuống chiếc cặp và nói như người nghẹt thở :
      — Ông hãy đi theo tôi... Tôi cần phải báo ngay cho thống chế Câyten.

     Tham mưu trưởng bộ chỉ huy tối cao Câyten sau khi đọc xong bức điện viết rõ cũng kinh hoàng như bị sét đánh ngang tai. Trong bức điện có nói đến kế hoạch của chiến dịch Kápkadơ, mặc dù chiến dịch đó chỉ mới bắt đầu. Thật là chết người đi được ! Bức điện còn nói cả về tình trạng của nền công nghiệp quân sự Đức, về số lượng xe tăng, máy bay đã sản xuất được và những bí mật quân sư khác nữa...

     "Không có lẽ lại như thế được - Câyten nghĩ — Biết báo cáo cho Quốc trưởng như thế nào được bây giờ ?”   

     — Ông có thế đi được rồi — tên thống chế buông thõng một câu bảo lão cố vấn hình sự dài ngoẵng có khuôn mặt dễ sợ của người chết, với giọng nói khàn khàn đang đứng trước mặt hắn, loại người chỉ biết báo cáo về những nỗi bất hạnh — Còn cái cặp của ông thì cứ để đấy, ông có thể đến lấy nó sau...

     Tài liệu thu được đã làm cho bọn phát xít lo lắng về kết quả của cuộc tấn công mùa hè trên mặt trận phía Đông. Quân Nga đã biết được các kế hoạch của bộ chỉ huy tối cao. Thống chế Câyten đã ngả theo ý kiến cho rằng cần phải hoãn cuộc tấn công, thay đổi hướng tấn công đồng thời đánh gục quân Nga. Tư lệnh tập đoàn quân số 6 Paulius vừa mới lên làm phó tham mưu trưởng đã phản đối kịch liệt : cuộc tấn công đã bắt đầu rồi, bọn Nga sẽ không kịp đối phó gì đâu.Chúng báo cáo cho Hítle. Hítle nhìn Câyten chằm chằm một lúc rồi hắn đứng bật dậy, đấm tay xuống bàn, vừa đi loanh quanh trong phòng vừa thở hổn hển trong cơn điên loạn. Hắn đã bị phản bội. Ápve, an ninh đế chế để làm gì kia chứ ? Bọn phản gián đi đằng nào hết rồi ? Cơn thịnh nộ của Hítle kéo dài không lâu, nó xẹp xuống cũng nhanh như khi nó bùng lên. Hítle dừng lại ở giữa phòng quay ngoắt lại phía Câyten :
      - Tiếp tục tấn công ! Không được để cho bọn Nga hoàn hồn ! Phải tìm hiểu đầu đuôi những việc đã xảy ra và báo cáo ngay cho tôi....

      Sau đấy hắn quay về chỗ, ngồi xuống, tỳ khuỷu tay lên bàn, bóp cằm :
      — Bọn bônsêvích có chỗ hơn ta — hắn nói — đó là về mặt tình báo. Đấy là cái cuối cùng mà chúng còn có được. Các ông phải tìm những biện pháp xử trí ngay đi. Nếu như tòa án quân sự thông thường không có khả năng bóp chết bọn phản bội thì tôi sẽ tìm cách tác động bằng thứ vũ khí khác. Không thể — đến đây hắn lại rít lên — để cho bọn chúng quấy rối việc kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh với bọn bônsêvích ! Các ông hãy báo cáo cho tôi về những hoạt động của địch ở hậu phương của ta và cả việc các ông tiến hành chiến dịch tấn công như thế nào...

      Vài năm sau cuộc chiến tranh, tên đứng đầu cục 6 của cơ quan an ninh đế chế, Vante phôn Sêlenbec, đã viết trong hồi ký của hắn như sau :

      " Hítle lại quay sang công tác phản gián của chúng tôi, thường xuyên hỏi và yêu cầu báo cáo. Hítle nói rằng cơ quan tình báo bí mật của Nga có hiệu lực hơn của Anh hay của bất cứ một nước nào khác. Hítle đã ra lệnh tập trung tất cả lực lượng để đối phó lại với tình báo Liên xô, chống lại mạng lưới đang lan nhanh một cách ghê gớm trong nước Đức và trong những vùng bị chiếm đóng.

      Tháng năm 1942, sau cái chết của Hâyđơrit, Himle đã nắm luôn cả cương vị theo dõi và điều tra các hoạt động chống phát xít. Ít lâu sau, quan hệ giữa Himle và trùm Giéttapô Munle trở nên hết sức căng thẳng. Munle già hơn tôi nhiều và là người đánh giá tình hình rất nhạy. Thông thường khi ông ta cần báo cáo về một vấn đề tế nhị nào đấy là ông ta lại nhờ tôi làm thay. Có lần ông ta nói với tôi : "Tôi quý cái đầu của ngài hơn cả cái đầu nông dân của tôi đấy”.


     Tháng bảy năm 1942, Himle yêu cầu chúng tôi đệ trình báo cáo mà tôi và Munle chuẩn bị cho đại bản doanh tổng tư lệnh. Chúng tôi chỉ được vài giờ để chuẩn bị. Khi chúng tôi gặp nhau, Munle bắt đầu thuyết phục tôi là những báo cáo của tôi rất giá trị, rằng những tài liệu tổng hợp đã chứng minh cho kiến thức sâu rộng của tôi trong lĩnh vực nghiên cứu tình báo Nga... Munle đã kết thúc những lời tâng bốc của ông ta bằng yêu cầu tôi một mình đến gặp thống chế Himle và báo cáo thay mặt cho cả hai người. Tôi không đồng ý, mượn cớ rằng tôi chỉ phụ trách quá lắm là một phần ba bản báo cáo mà thôi, cho nên tốt nhất vẫn là cùng đi báo cáo cho Himle...

     "Không nên thế — Munle nói — ngài nói thì ông ta sẽ nghe nhưng nếu có tôi thì sẽ khó đấy”.


     Khi đó tôi vẫn chưa hiểu tại sao Munle lại xử sự như thế trong việc này. Tôi cho rằng ông ta định lảng tránh vấn đề có liên quan đến việc chống lại tình báo Liên xô.

      Khi tới đại bản doanh tối cao, tôi ngạc nhiên thấy Himle mời cả người đứng đầu cơ quan Ápve là đô đốc Kanarit. Ngay chiều hôm đó, Himle đã định thảo luận vấn đề này với Hítle và muốn có ba chúng tở bên cạnh để có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào của Quốc trưởng. Nhưng Munle lại không đến.

      Himle rất bực mình. Có lẽ ông ta hiểu rằng Munle muốn tránh mặt ông ta. Himle đọc lướt nhanh những dòng đầu và nhếch mép cười dè bỉu. Ông ta bắt đầu phê phán bản báo cáo một cách thô bạo.
    - "Ai chịu trách nhiệm về tài liệu này đây — Himle hỏi — ông hay Munle ?”

     Tôi trả lời là cả hai chúng tôi cùng làm.

     "Tôi đã thấy rõ cung cách làm việc của Munle rồi : ông ta hạ thấp công việc của người khác và tìm cách làm cho vai trò của mình nổi lên. — Himle thốt lên — Đấy là một thói xấu.Ông có thể nói cho ông ấy là tôi đã nói như vậy”.

      Himle lập tức yêu cầu Kanarit trình bày tất cả những tài liệu liên quan đến vai trò của phunk — ápve trong việc này.

      Sau dó Himle đi báo cáo cho Hítle. Nghe xong báo cáo về quy mô khổng lồ của tình báo địch, Quốc trưởng bực bội tới mức không buồn gặp cả tôi lẫn Kanarít nữa”.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #126 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2020, 06:43:45 am »

     Cố vấn hình sự Giring không biết thêm những gì đã diễn ra tại đại bản doanh của Hítle sau khi Cây-ten nhận cái cặp đựng tài liệu thu được. Giring không biết về tiếng rống điên loạn của Hítle và những lời lẽ thanh minh đầy bối rối của Himle, về sự phụ họa của Cây-ten…Nhưng mọi việc đều dội lên đầu lão. Himle lại triệu lão lên báo cáo và dọa sẽ cho lão đi tù nếu như không có biện pháp thích đáng, nếu như thế này, nếu như thế khác...

      Hai cảm giác — hám danh và sợ hãi cứ lẫn lộn trong lòng lão. Người lão lúc thì như lên cơn sốt, lúc thì lại lạnh toát. Lão đã tưởng đâu làm nên chuyện lớn : thu được tài liệu của "tên chơi pianô” thì được khen, được thưởng... Lão đã sung sướng và tự hào nhưng bây giờ thì người ta lại dọa sẽ cho lão ngồi tù. Tưởng đâu một người có bệnh mãn tính nặng không sao tránh khỏi cái chết như lão thì còn có gì mà sợ nữa kia chứ. Nhưng lão vẫn hối. Ai chứ lão thì lão biết rất rõ sống trong trại giam còn đáng sợ hơn nhiều so với chết vì bệnh tật hiểm nghèo...

      Nhóm điều tra các hoạt động chống phát xít được bổ sung thêm những người mới, những chuyên gia mới. Trước hết, đấy là các cố vấn hình sự cảnh sát của Coóckốp, Pantsigê và Panvit, những kẻ có nhiều kinh nghiệm không thua kém gì Giring. Hítle đã ra lệnh thành lập bộ tham mưu đặc biệt nắm mọi quyền hành trong tay để lãnh đạo chung. Trong bộ tham mưu gồm có trùm Ápve là - đô đốc Kanarit, người đứng đầu ngành phản gián của Ápve tướng phôn Bentivêni, tướng Tinlơ trưởng phòng giải mật mã của phunk—ápve, trùm Giéttapô Munle và Vante phôn Sêlenbec người cầm đầu các hoạt động tình báo ở nước ngoài trong Cục an ninh đế chế. Quỹ đạo hoạt động của bộ tham mưu hợp nhất bao gồm cả nước Đức, các nước bị chiếm đóng, và đồng minh của Đức ở châu Âu, kể cả nước Thụy sĩ trung lập mà hoạt động tại đây rất phức tạp vì nhiều nguyên nhân.

      Hítle trao cho Himle toàn bộ trách nhiệm kiểm tra và theo dõi việc thi hành mệnh lệnh....

      Giờ đây trung tâm của gánh nặng trong cuộc đấu tranh chống lại tình báo Liên xô đã chuyển về phunk—ápve, về phòng giải mật mã, nơi chịu trách nhiệm giải mã các bức điện thu được. Hàng chục các chuyên gia cắm cúi nghiên cứu các bức điện khó hiểu. Nhiều nhà toán học, ngôn ngữ học biết thành thạo tiếng nước ngoài đã được mời đến đây.Họ làm việc không kể thời gian, làm đến đau đầu nhức óc nhưng vẫn vô hiệu, vẫn không tài nào giải được mật mã trong các bức điện.

      Rõ ràng là từng đài có chìa khóa mã riêng; chìa khóa mã của "tên chơi pianô”' này hoàn toàn không giống với của những "tên chơi pianô” khác. Tên gọi cũng thường xuyên được thay đổi - trên làn sóng lúc thì gọi "Pêtêich” lúc thì "Kaelet” lúc thì lại có tên bằng nhóm ba chữ cái khác mà các hiệu thính viên đã sử dụng theo hệ thống nhất định không sao phát hiện được.

      Cố vấn hình sự Giring như người đang đi trên dây mà không rõ số phận sẽ đưa lão đi đến đâu, ném lão xuống vực nào. Lão chẳng biết "mô tê” gì về nguyên tắc giải mật mã, nhưng cảm thấy cần phải làm một cái gì đó. Trước hết cần phải tập hợp tất cả những bức điện mà đài kiểm soát đã nghe và ghi lại được. Lão bắt đầu làm theo sáng kiến của bản thân lão và đã phát hoảng lên khi biết các bức điện thu được năm ngoái đã...bị đem hủy. Những bức điện này đã được giữ lại khá lâu nhưng sau đó bị coi như giấy lộn và bị vứt bỏ. Cơ sự đã đến thế rồi thì còn biết làm sao đây.

       Nhưng tướng Tinlơ trong phunk—ápve cứ nhất định yêu cầu đem đến cho y những bức điện vô tuyến cũ dã thu được. Đối với y những bức điện này là nguồn nguyên liệu và cũng có thể là thứ đất đá thông thường mà từ đó các nhà khoa học tìm kiếm để cố thu được những hạt vàng. Tinlơ bắt đầu phê phán lão cố vấn hình sự cứ như là chính lão đã làm cái việc thu tin này mới lạ chứ. Nhưng Giring biết làm gì bây giờ được đây ? Lão cử tay chân đi nơi này nơi khác nhưng lúc trở về thì trắng tay vẫn hoàn trắng tay, còn ở các nơi thu nhận điện thì các bức điện lưu lại phòng lưu trữ nhiều lắm cũng chỉ là ba tháng.

       Do một chuyện ngẫu nhiên tại Ghêtêboóc, Giéttapô đã tìm thấy mười hai bức điện vô tuyến còn sót lại trong khi những bức điện khác đã bị lấy làm giấy gói hoặc dùng làm giấy vệ sinh...Trên đảo Langelan của Đan-mạch chẳng còn giữ lại được tờ nào cả. Có kẻ nhớ ra những bản sao cũ đã được gửi đi Stugact tới trường giải mã cho học viên tập giải và xem mẫu những bức điện không giải được. Lập tức, Giéttapô đổ xô đến đó và tìm được một số bản ghi các cụm năm chữ số. Giéttapô hầu như không tìm thấy gì tại Hanôvơrơ, chỉ riêng tại đài thu vô tuyến ở Krants là chúng đã thu được một số kết quả. Khi tên phụ trách đài thu nói may ra trong hầm ngầm chứa các bao giấy lộn còn giữ được cái gì đó thì bọn Giéttapô lập tức sục xuống moi móc các bao giấy lộn chẳng khác gì những kẻ bới rác. Sau một hồi tìm kiếm khá lâu, chúng đã tìm được khoảng ba trăm bức điện thu được nhưng chưa giải mã. Tất nhiên con số này ít hơn nhiều so với những gì đã thu và ghi lại được vào thời gian trước đó, thế nhưng ba trăm bức điện cũng đã là có ý nghĩa lắm rồi chứ...

      Chúng đã đem những thứ thu được về Béclanh. Té ra trong số ba trăm bức điện thu được đã có hai bản báo cáo được chuyển thành mật mã qua cuốn sách mà Rita Acnun đã khai-cuốn "Điều kỳ diệu của giáo sư Vônmara”. Bọn chúng đã tìm ra quyển sách này. Nó rất hiếm, chưa từng được bán trên thị trường và được in như một phần phụ bản cho tạp chí, tờ tạp chí này đã lâu không còn xuất bản nữa. Quyển sách thấy được là sợi chỉ mong manh dẫn dắt cho việc tìm kiếm tiếp theo. Nhưng vấn đề bây giờ là tìm cho ra trang và dòng trong cuốn sách mà các tình báo viên đã lấy làm chìa khóa mật mã. Bọn Giéttapô mãi vẫn không đóán ra được rằng cuốn "Điều kỳ diệu của giáo sư Vônmara” không phải là cuốn sách duy nhất được dùng làm chìa khóa. Các chiến sĩ tình báo đã dùng cuốn "Người đàn bà ba mươi tuổi” của Bandắc làm khóa mã, một số khác thì dùng kịch bản của Adam Kúckhốp về Tile Ylenspigele...Các nhân vật trong các tác phẩm cổ điển như Lamme Gútdắc và người đàn bà Pháp có sức quyến rũ, Juyli Đơ Eclơmông đã giữ được bí mật của các nhân viên cơ yếu.
 
        Để cố tìm ra bí mật của những bản báo cáo dưới dạng mật mã, không chỉ có những nhà bác học vĩ đại, những tay giỏi lý thuyết số trung, những nhà ngôn ngữ học tham gia vào công việc này mà còn có các "chuyên gia” khác — những tên chuyên nghề tra tấn biết lấy tin từ những người đã rơi vào tay chúng. "Cứ cho vào lò thì đá cũng phải mở mồm chứ đừng nói đến người” — một tên đã khoác lác như vậy. Tên thứ hai nói với đứa bạn : "Rơi vào tay tao, nó sẽ không còn là một con người nữa, mà chỉ là bảy mươi ký thịt sống nếu như hắn không liệu mà khai thật ra...”

      Sau sáu tuần bị tra tấn liên tục, người hiệu thính viên bị bắt quả là đã biến thành một miếng thịt đẫm máu như vậy. Mật danh của người này thì bọn Giéttapô đã biết được ngay từ ngày đầu tiên qua Hồ sơ lưu trữ của cảnh sát. Nhưng điều quan trọng đối với tên dự thẩm viên lại là ở chỗ khác — phải làm sao bắt người này khai ra được. Và hình như người hiệu thính viên đã bị khuất phục và sẵn sàng làm tất cả mọi việc theo lệnh. Anh ta đồng ý phát đi một bức điện giả cho Mátxcơva do mật vụ Giéttapô đọc từng chữ cho đánh. Nhưng người này cũng chỉ biết khóa mã của riêng mình mà thôi.

      Giéttapô chở người hiệu thính viên đã bị khuất phục đến ngôi nhà cũ mà người này đã sống, đem máy phát đến và bắt anh ta đánh đi một bức điện giả. Chúng đem so sánh kết quả thu trên làn sóng với bản tin giả gốc thì thấy hoàn toàn khớp...Hơn thế nữa trung tâm còn trả lời — Mátxcơva đã tỏ ra lo lắng không hiểu sao hiệu thính viên từ bấy lâu nay im lặng không trả lời. Nhưng người hiệu thính viên giàu kinh nghiệm, một bậc thầy về khoa vô tuyến điện từng dạy nhiều "người chơi pianô” đã khôn khéo phát đi tín hiệu nguy hiểm theo quy ước ngay trong bức điện đầu tiên. Trung tâm đã nhận được tín hiệu nhưng vẫn làm ra vẻ không biết gì về "trò ú tim” cùa tình báo Đức.

       Tình hình này đã kéo dài trong nhiều tháng, vị "giáo sư” đã chiếm được lòng tin của địch và tiếp tục đóng vai người bị khuất phục.   

      Riêng các chuyên gia trong phunk—ápve,những nhà nghiên cứu hệ thống viết chữ hàng chục năm trong nghề dần dần đã tiến tới đích. Họ mừng rỡ khi thấy có một bức điện vô tuyến cũ có ám chỉ tới nhưng địa chỉ và họ tên nào đấy. Trong báo cáo mật, rõ ràng có nói đến Béclanh, đến một phố tên là Viliantrac hay là Vônlentrac. Ngoài ra họ cũng đã giải mã được một phần họ tên, nhưng chưa hẳn đã là như thế. Trên một bức điện khác với nội dung công khai có ghi chữ ký "Kôrô”. Đây có thể là mật danh, cũng có thể là tên hoặc một từ ám chỉ cái gì đó. Nhưng ai mà lại dại gì ghi tên thật của mình vào một bức điện vô tuyến đã được viết dưới dạng mật mã kia chứ ! Các nhân viên của phunk — ápve vẫn đang đứng kề bên bí mật còn chưa được khám phá….
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #127 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2020, 01:01:43 am »

                                           


                                                                                                                                CHƯƠNG V.


                                                                                                           DƯỚI ĐÁM MÂY ĐEN CHIẾN TRANH




      1.




      Mỗi tổn thất như ở bất cứ một đơn vị chiến đấu nào nhưng cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục. Và thắng lợi phải đổi bằng những hy sinh to lớn. Nhưng đâu phải là ngày một ngày hai mà đã giành được chiến thắng. Người ta nói chiến tranh đòi hỏi phải có sự hy sinh. Lý trí là như vậy nhưng còn tình cảm nữa chứ ?

      Mỗi tổn thất đã cướp đi trong lòng ta một cái gì đó gần gũi thân thương vĩnh viễn không bao giờ trở lại... Ta có cảm giác như dễ dàng chặt đứt một cánh tay, cắt bỏ một phần trái tim để không phải chịu nổi đau âm ỉ đó. Những tổn thất của các đồng chí mình cứ như những vết thương cũ tấy lên, nhức nhối  trong mọi thời tiết và hễ đụng đến chúng là lòng ta lại quặn đau... Các chiến sĩ mang phù hiệu thương hình từ mặt trập trở về : phù hiệu mầu vàng— bị thương nặng, màu đỏ — nhẹ hơn... Nhưng còn những đồng chí của ta đã hy sinh thì sao ? Có gì có thể nói lên được cho những người đã vĩnh viễn ra đi không bao giờ trở lại.

     Grigôri Nhicôlaiêvích Bêlicốp đã trở về Mátxcơva sau hai tháng sơ tán, khi chiến dịch “Bão tố” của quân Đức bị đập tan và quân đội Liên-xô đã đánh đuổi quân thù ra khỏi cửa ngõ thủ đô. Trở về rồi mà anh vẫn cảm thấy việc khôi phục liên lạc với nhóm Béclanh vẫn chưa hoàn toàn được như mong muốn… Nhưng bây giờ có nói chuyện đó thì cũng chẳng ích gì nữa – quân thù lúc đó đã rình rập, ngấp nghé ngoài ngoại ô Mátxcơva rồi. Mặt trận đã rất gần…

     Grigôri suy nghĩ mãi – tại sao có sự đổ vỡ trong nhóm Béclanh ? Quy mô đổ vỡ ra sao ? Ai mất , ai còn. ?

     Dấu hiệu đầu tiên về sự hỏng hóc trong nhà máy điện xảy ra rất nhanh – đèn tắt, máy ngừng hoạt động, dòng điện thôi chạy trên các đường dây.. Với nhóm bí mật ở Béclanh cũng vậy – tin tức bị gián đoạn. Cả Anta lẫn Khô-rô cũng như các nguồn tin khác đều im lặng không trả lời. Chuyện gì đã xảy ra ở đây ? Thật là bài toán có nhiểu ẩn số…!.

     Trên thực tế cho dù bọn phản gián Đức có cố gắng bưng bít tin về những vụ bắt bớ hàng loạt đến đâu thì rồi chúng cũng không thể giấu được. Vào tháng chín, một báo cáo đầy lo âu đã được gửi về từ một “vọng gác” khác ; “Tại Béclanh, Giéttapô đã phát hiện được một nhóm bí mật lớn. Có khả năng nhóm này có liên hệ với tình báo Liên-xô. Cuộc bắt bớ vẫn đang tiếp tục..”

       Một mệnh lệnh đã được phát đi vào buổi liên lạc tiếp đó : "Tiếp tục báo cáo về vụ đổ vỡ tại Béclanh. Tìm biện pháp để xác định quy mô và nguyên nhân”…

      Nhưng điện đã đánh đi mà không thấy trả lời nên Trung tâm không hề biết thêm được điều gì khác nữa.

      Grigôri thông báo ngay cho Cuốc Vôlphgan về chuyện đáng buồn này. Anh không đả động gì đến nguy cơ đang đe dọa Anta. Anh muốn để thời gian chứng minh, biết đâu mọi chuyện rồi sẽ thay đổi. Mùa thu năm ngoái chẳng đã có chuyện như thế rồi sao. Cũng mất liên lạc nhưng rồi khôi phục lại được...

     Mãi sau khi nhận được bức điện báo, Grigôri  mới nói cho Vôlphgan biết:
     - Có chuyện gì đó khó hiểu đang xảy ra ở Béclanh – và anh đưa cho Vôlphgan bức điện.

      Vôlphgan chau mày. Anh bóp cằm như vẫn thường làm mỗi khi phải suy nghĩ rất lung về một chuyện gì. Rồi anh định hỏi ngay về Anta nhưng kìm lại được.

      Anh chỉ hỏi :
      - Ariet cũng không cho biết gì về mình sao ?

      - Không...

     - Thế còn các nhóm khác ?   

     - Cũng không thấy trả lời...

     - Tôi đề nghị cử Anbe Khioxler sang bên đó. Ngoài cách ấy ra, tôi chưa nghĩ ra được cách nào hơn đâu.

      Anbe được phái đi một mình và mang theo máy phát. Anh được tung xuống khu vực Oxterode thuộc Đông Phổ. Trên dự tính là từ đấy vượt biên giới cũ của Đức sẽ dễ và an toàn hơn cho anh vì anh còn mang theo người một chiếc máy phát nên rất nguy hiểm. Nhiệm vụ của anh là bắt liên lạc với Anta. Nếu như không được thì liên lạc thẳng với Rudôlph phôn Sêlia rồi báo cáo các tin tức của ông ta về thay cho Anta…

     Anbe Khioxler, người trước đây đã tham gia cuộc chiến tranh Tây Ban Nha là chiến sĩ chống phát-xít hoạt động bí mật và đã bị thương nặng trong những trận đánh ở Mađrit.. Anh được chuyển đi chữa ở Treliabinxk, sau đó anh làm việc trong một nhà máy chế tạo máy kéo, lấy vợ ở đó, nhưng khi chiến tranh nổ ra, anh đã đến Mátxcơva xin được làm một việc gì đó miễn là gần mặt trận…Trên bảo anh hãy chờ đợi.

      Cuốc Vôlphgan biết Anbe. Khi có vấn đề cử liên lạc viên sang Đức, anh liền nghĩ ngay đến Anbe.

      Anbe Khioxler là một người am hiểu về nước Đức, có kinh nghiệm và biết xử lý linh hoạt trong mọi tình huống. Khioxler đã ra đi trong bộ quân phục của một tên binh nhất Đức, giả danh là lính trận được về phép sau khi bị thương. Các vết thương cũ của anh tại Tây Ban Nha có thể củng cố thêm cho câu chuyện ngụy trang này. Trước đó, anh đã từng khoác quân phục sĩ quan Liên xô.

      Các bức thư của Anbe gửi cho vợ anh là Klavđia – một nữ bác sĩ phẫu thuật trẻ, vẫn còn giữ được đến ngày nay. Thời gian đó vợ anh cũng đang ở ngoài mặt trận. Trong bức thư của ánh, bên cạnh những lời yêu thương là suy nghĩ sâu sắc của anh về quan hệ giữa cá nhân và vận mệnh thế giới.

      "Em thân yêu — anh viết — đừng giận anh về những dòng mang tính chất chính trị đã choán chỗ nhiều hơn những lời tâm tình riêng tư trong các bức thư anh viết cho em nhé... Anh rất đau khổ khi bọn phát xít tấn công Liên xô vì anh là người Đức, anh cảm thấy anh là người chịu trách nhiệm về những tội lỗi mà chúng gây ra. Trong hội nghị quốc tế cộng sản, đồng chí Đimitrốp đã dạy các anh rằng những người cộng sản của tất cả các nước phải có trách nhiệm về những gì xảy ra ngay trên đất nước của mình. Đấy chính là lý do tại sao anh nóng lòng muốn được ra mặt trận đến thế! ” …

     "Ôi, Klavđia ơi sao mà anh nhớ em đến thế. Bao giờ chúng mình mới lại được gặp nhau nhỉ? Anh nêu câu hỏi như thế có nghĩa là anh muốn hỏi : khi nào thì chúng ta chiến thắng và liệu chúng ta có còn sống đến ngày thắng lợi không. Nhưng em hãy tin rằng thà em làm vợ góa của một người anh hùng còn hơn là làm vợ của một kẻ hèn nhát...”


      Và đây là những dòng cuối cùng mà anh đã viết trước khi lên máy bay đi làm nhiệm vụ :
      "Sáng hôm nay trên báo cho anh biết để anh chuẩn bị đi công tác. Anh cũng chưa biết cụ thể nội dung, nhiệm vụ, nhưng dù có biết đi đâu chăng nữa, anh cũng không thể cho em biết được. Đối với anh, mọi chuyện đã rõ ràng – chỉ có tiến ra phía trước. Khi em nhận được thư này của anh thì anh đã ở trên đường rồi”….

      Anbe đã lên máy bay đi thực biện nhiệm vụ chiến đấu trong lòng địch. Và anh không bao giờ trở lại nữa.

      Bức điện duy nhất do Khioxler báo về đã chứng minh là anh đã nhảy dù an toàn, đã thiết lập được những mối liên lạc đầu tiên và đang chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ chính vào những ngày sắp tới…

      Bức điện của Khioxler đã làm cho mọi người hy vọng. Nhưng sau đó lại xuất hiện thêm mối lo : không có thêm tin tức gì về anh nữa.

      Cuốc cố gạt bỏ những ý nghĩ chẳng lành về Anta nhưng chúng vẫn luôn luôn ám ảnh anh. Chẳng hiểu sao ký ức về chuyến đi Vernigerôt, buổi đi thăm hầm tra tấn trong pháo đài thời trung cổ… lại hiện lên trong óc anh. Và khuôn mặt sợ hãi của Inda khi thấy nhưng dụng cụ tra tấn, những hòn than đã tắt ngấm từ bao giờ trong hỏa lò của bọn đao phủ, rồi giọng nói run run của Inda : "Anh Cuốc, ta đi khỏi đây thôi... sao mà em sợ đến thế...”. Hai người ra khỏi căn hầm tối tăm. Ánh sáng chan hòa. Từ trên cao nhìn xuống, trước mặt họ là khoảng không bao la nhưng Inda mãi chưa lấy lại được bình tĩnh sau cơn sợ hãi…Nhưng biết đâu bây giờ….Không, thật là ghê gớm và đáng sợ thay !

     Vônphgan tập trung toàn bộ sức lực cho những công việc căng thẳng, cố quên đi những ý nghĩ rùng rợn đó nhưng đêm nào anh cũng mơ thấy cái hầm ngầm trong pháo đài trung cổ, thấy tên đao phủ hình thù quái đản trong ánh lửa lập lòa và giọng nói của Inda : ”Anh thân yêu ơi, anh sống ra sao trên mảnh đất của chúng ta ?...Chúc anh hạnh phúc !”

     Đấy là những dòng chữ mà Inda đã viết cho anh trong lá thư cuối cùng…

    Grigôri rất hiểu tâm trạng của Vônphgan nhưng liệu anh bây giờ có thể làm gì để giúp cho bạn mình đây ?...

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #128 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2020, 07:36:40 pm »

   

       2.





        Béclanh đang sống bằng đồ nhân tạo – “Erdats” – đấy là những thế phẩm của thức ăn, quần áo, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày… Nào là mỡ erdats, xúc xích erdats, thuốc lá erdats – loại thuốc được làm từ thứ giấy thuốc lá mỏng thái ra tẩm nicôtin. Đâu đâu cũng chỉ thấy erdats và erdats…

     Các bà nội trợ cho các loại bột nhân tạo vào nhào thành một thứ bột có mùi như bánh mì và cũng chỉ độc có mùi mà thôi. Đã có những thứ thay da, những loại vải làm từ gỗ “Kholtstoph” để may các loại bành tô dày, áo vét tông hút hơi ẩm chẳng khác gì mút cao su. Tất cả những thứ này đều bán phân phối theo tem phiếu với số lượng rất ít, chỉ riêng có “tin tức erdats” của Gơben là tuông ra ào ào như thác vỡ bờ. Gơben khẳng định – cần phải nói dối thật nhiều để người ta tin.

      Trên bàn ăn của các thị dân Béclanh đã xuất hiện các loại bánh kẹo, bánh bích quy giả... không phải để ăn mà để trang trí. Những thứ này được làm từ các loại giấy bìa cứng và bán trong các cửa hàng đồ chơi hoặc trong "Tsauberkenig” trên phố Phritristrasse; "Tsauberkenig” (vua thần) đã bán tất cả những thứ đạo cụ dùng cho những trò ảo thuật rẻ tiền — các cỗ bài có 5 con át bích, hộp mở đáy, các loại mặt nạ hề. Giờ đây,cùng với những mặt hàng này còn có bán những loại bánh kẹo giả được tô vẽ như thật và lúc nào cũng giữ được vẻ mới mẻ như mới ra lò…

     Song song với việc chiếm ”Lebenxrauma” — khoảng không sinh tồn – Hítle còn hứa hẹn sẽ làm cho bữa ăn của các gia đình Đức ngày một thêm phong phú. Sẽ có tất cả mọi thứ ! Từ "tất cả” được bắt đầu từ khẩu hiệu "đại bác thay cho bơ sữa”. Bây giờ thì có nhiều pháo rồi nhưng không có bơ sữa. Đức đã chở tất cả những thứ gì có thể chở được từ các nước châu Âu bị chiếm đóng, những gì có thể ăn cướp được từ vùng Ukrain về..... Nhưng những thứ phúc lợi đã hứa hẹn đâu có vào miệng của những kẻ thị dân. Quân đội đã ngốn hết tất cả.

    Trong khi đó, có kẻ thì im lặng không dám lên tiếng chống chế độ Hítle, kẻ thì lại tiếp tục gào thét điên loạn “Hailơ Hítle” và tự an ủi rằng khó khăn chỉ là tạm thời. Ít nữa, Stalingrat bị đánh gục thì đường tới Kápkadơ sẽ được khai thông đến tận Ấn-độ. Bọn bônsêvích sẽ phải hạ súng đầu hàng. Chà, khi đó thì tha hồ nhé... Nhưng không phải là không có người mỉa mai cay độc các loại hàng làm cảnh, hàng thế phẩm và nhạo báng những điều bịa đặt phi lý của Gơben.

     Giunte Vaidenborn, nhà văn và nhà soạn kịch đã làm việc trong trung tâm phát thanh. Cuộc chiến tranh ở phía Đông đang ở năm thứ nhất. Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Gơben đã học cách bịa đặt một cáh sống sượng về những tổn thất của Hồng quân Liên xô. Một hôm, khi đang xem những thông báo để chuẩn bị cho bản tin cuối cùng, Vaidenborn đã thấy một tin hết sức vô lý từ Bộ Tuyên truyền gửi tới. Thông báo này chỉ vẻn vẹn có vài dòng. Cũng như mọi lần nó dựa theo "những nguồn tin chính xác”. Bộ Tuyên truyền của Gơben thông báo rằng từ đầu cuộc chiến tranh trên mặt trận phía Đông, ba mươi hai nghìn bác sĩ Liên-xô bị chết, quân đội Liên-xô thiếu nhân viên y tế, không có ai để chữa chạy cho thương bệnh binh, tình trạng trong các quân y viện cực kỳ khó khăn…”Sao lại có thể bịa đặt tới mức phi lý như thế kia được chứ ! Ba mươi hai nghìn kia ư ! Ba sư đoàn bác sĩ bị chết. Thật là quái lạ ! ” ..

      Vaidenborn cười mai mỉa. Rồi nhà văn lại cười với ý nghĩ tinh nghịch chợt nảy ra trong đầu mình. Tại sao lại không ủng hộ sự dối trá của Gơben được nhỉ ?... Chỉ cần thay con số ba mươi hai nghìn bằng con số ba trăm hai mươi nghìn là được thôi mà. Chỉ cần thêm mỗi một số không... Cứ để cho không phải ba mà là ba mươi sư đoàn bác sĩ Liên xô bị tiêu diệt trên mặt trận phía Đông. Cần phải nói dối cho ra như tiến sĩ Gơben đã dạy !

      Giunte đọc bản tin phát đi trên làn sóng. Ngay hôm đó đã nổ ra một vụ tranh cãi. Đến ngay cả người dân Đức ngớ ngẩn nhất cũng hiểu được rằng họ đang bị đánh lừa. Đài phát thanh Mátxcơva và Luân đôn đã không bỏ lỡ cơ hội để giễu cợt Gơben.

     Trò đùa đó của Giunte cũng trót lọt – ông đã hủy bản gốc và nói rằng có ai đó đã sơ suất khi chép lại…




                                                                                                                                  ★  ★  ★




     Chính câu chuyện cười này đã được nói đến trong cuộc họp mặt vui nhộn tổ chức vào một chiều tháng bảy oi bức tại nhà của Sunxe Bôiden trên phố Antenbuốc –Anle. Trời hãy còn sáng, tất cả các vị khách đứng hết ra ngoài hiên, nơi có cửa sổ hướng ra vườn cây. Hôm nay khách khứa ăn mặc rất lạ, cứ y như trong ngày hội hóa trang. Cánh phụ nữ thì ăn mặc quần áo tắm như đang ngồi ngoài bãi biển còn cánh đàn ông thì mặc quần soóc, đeo cà vạt trên cổ trần, không áo sơ-mi, một số khác lại diện vét tông bằng các loại vải nhân tạo cứng nhắc, mặc dù trời rất oi bức. Một số nữa thì chỉ xỏ hai cánh tay áo tháo từ áo sơ-mi ra…Bàn ăn được xếp đặt giống như một buổi dạ hội, nhưng trên tấm khăn giải bàn bằng giấy là các loại hoa quả, bánh kẹo giả, cà phê erdats…

    Sáng kiến tổ chức buổi gặp gỡ lý thú này là của Libéc-tac. Chị mời các bạn đến nhà chơi nhân dịp “14 điểm” tức 14 phiếu mua hàng công nghiệp. Mọi người đều tán thành ý kiến này và gọi buổi họp mặt là “Ngày hội 14 điểm”.

     Từ khi có chiến tranh, người Đức bắt đầu nhận những số lượng hàng hóa công nghiệp hạn chế theo phiếu – Mỗi năm có 14 phiếu. Chẳng hạn mỗi phiếu có thể mua được một cổ áo đàn ông. Để mua găng tay nữ phải mất ba phiếu.Khăn trùm đầu nữ - sáu phiếu. Để có được một bộ quần áo tắm phải mất toàn bộ số phiếu trong năm, Libéc-tac nghĩ : cứ để từng vị khách ăn mặc những gì trong tiêu chuẩn năm của người dân Béclanh bình thường. Sẽ kém gì một ngày hội hóa trang đâu ! Và thật Ià buồn cười nữa là đằng khác. Cánh phụ nữ tìm mọi cách trang điểm để giữ cho lịch sự. Còn cánh đàn ông thì cũng lâm vào cảnh khó xử. Riêng mỗi Sunxe Bôiden  thuộc diện ngoại lệ. Anh vẫn mặc bộ quân phục sĩ quan như mọi khi. Anh cười giọng giễu cợt :” Tôi chẳng mất một tờ tem phiếu nào như các vị đâu…Quốc trưởng mặc cho tôi đấy..”.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #129 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 10:14:05 am »

  

      Khi trời tối, các vị khách đi vào trong nhà đóng kín cửa sổ để ánh sáng không lọt ra ngoài. Các đội tuần tra đêm đêm đi đi lại lại trên đường phố giám sát việc chấp hành lệnh của ban quân quản cấm không được để ánh sáng lọt ra ngoài. Máy bay Anh thường hay ném bom oanh tạc Béc-lanh vào giờ này.

     Tại các khu nhà đổ nát của Béclanh xuất hiện ngày một nhiều những hàng rào ngụy trang ghi dòng chữ “Công trường xây dựng”. Khorxt Khaiman, người ít tuổi nhất trong số khách có mặt tại nhà Bôiden đang nói về chuyện này :
    - Các anh, các chị có biết hôm nay tôi đã trông thấy cái gì không nào ? Trên phố Unterden Linden cạnh trường đại học tổng hợp người ta đã dùng hàng rào quây quanh các khu mới bị bom tàn phá và treo lên một tấm biển đề “Công trường đang xây dựng”. Chẳng biết có ai đó đã thêm vào một hàng chữ to: "Chỉ huy công trường xây dựng Uynxơn Churchil (tên thủ tướng Anh). Thật đúng là công trường xây dựng erdats !...

      Mọi người cười ồ cả lên. Sau đấy cũng trong cuộc vui này, Khorxt đã chọn lúc thuận lợi báo cho Sunxe Bôiden biết :   
     - Ở phunk Ápve chỗ chúng tôi bọn nó đang nháo nhác cả lên. Chúng nó đã tìm được những bức điện mật mã. Cả phòng tự sớm đến chiều chỉ tập trung vào việc giải mã.

     - Thế thì sao ? —Kharô hỏi.

     - Tôi không biết...Hiện giờ chúng nó vẫn chưa thu được kết quả gì.

     - Chúng nó còn phải giải cho đến hết chiến tranh — Sunxe Bôiden thản nhiên trả lời - Nhưng hễ có tin gì thì cứ báo cho tôi nhé.

     Trong số khách khứa có mặt ngày hôm đó có nhiều người là thành viên của tổ chức bí mật tại Béclanh. Vì lẽ đó, họ đã tập trung trông buổi ''vũ hội hóa trang” để trao đổi với nhau những điều cần thiết.

     Sau này chính ủy viên công tố Ređơ đã tìm cách vin vào buổi chiều hôm đó để vu cáo bỉ ổi các chiến sĩ bí mật là "phi đạo đức” và những tội lỗi chết người khác.   

     Các vị khách cũng như bản thân chủ nhà đã không thể tưởng tượng được nguy cơ nào đang đe dọa họ trong buổi chiều ngày hôm đó. Họ đâu có biết rằng "những cái đuôi” của Giéttapô đã bám theo ai đó trong số các vị khách. Bọn mật vụ Giéttapô trong vai lực lượng tuần tra đi xem xét tình hình ngụy trang thành phố trong đêm đã không bỏ qua ngôi nhà làm cho chúng để ý tới. Chúng lại gần liếc nhìn vào sân, vào vườn chung quanh ngôi nhà.

     Vào lúc 11 giờ tối, tên phụ trách "đội tuần tra” đã gọi điện báo cho tên cố vấn hình sự Panxinger đang trực trong Cục. Tên chỉ điểm đã báo cho hắn rằng người mà chúng được giao nhiệm vụ theo dõi đã đến nhà của viên sĩ quan không quân Kharô Sunxe Bôiden ở phố Anten-buốc – Anle. Điều này đã được khẳng định chính xác. Trong nhà có nhiều khách và nếu cần theo dõi thì phải bổ sung lực lượng. Panxinger lệnh cho tiếp tục theo dõi và yêu cầu gọi điện cho hắn sau nửa giờ nữa.

     Trong thời gian đó Panxinger muốn tìm hiểu qua hồ sơ mật về Kharô Sunxe Bôiden nếu như hồ sơ này có trong phòng lưu trữ của Giéttapô. Công tác truy tầm trong nhà nước Đức phát-xít được tổ chức rất chặt chẽ.

    Tủ phiếu theo dõi đựng hàng trăm, hàng ngàn họ tên những người Đức "bị nghi vấn”. Vài phút sau Panxinger đã cầm trong tay phiếu ghi về Kharô Sunxe Bôiden. Hắn đã kêu lên thành tiếng vì ngạc nhiên. Một mặt, trong phiếu ghi Bôiđen là dòng dõi của vị đô đốc nổi tiếng phôn Chirpits, rằng Bôiden được chính nguyên soái Gơring che chở nhưng mấy dòng cuối cùng lại nói rằng Bôiden đã bị Giéttapô bắt cách đây 10 năm về tội hoạt động chống lại đảng quốc xã.Sunxe Bôiden được tha cũng là nhờ Gơring. Đây là vấn đề cần phải lưu ý. Đối đầu với Gơring là chuyện mà Panxinger không muốn tí nào, rất có thể, biết đâu “gậy ông lại đập lưng ông”, nhưng…Cuối cùng tên cố vấn hình sự quyết định làm một cú phiêu lưu. Hắn ra lệnh cho theo dõi tất cả những người có mặt trong nhà Bôiden. Nếu như việc này không mang lại kết quả gì thì hắn có thể giữ kín lệnh đó, và Gơring sẽ không hay biết gì hết.

     Khi tên chỉ điểm gọi điện lại cho hắn, Panxinger báo cho hắn biết nhóm mật vụ đã lên đường thi hành nhiệm vụ. Chúng sẽ có mặt tại địa điểm ngay.

    Sau cái đêm ''vũ hội hóa trang” tại Antenbuốc – Anle vài ngày, anh nhân viên phunk Ápve Khaiman đã biết được nguy cơ gì đang đe dọa Kharô, bạn của mình – đó là những bức điện được giải mã có liên quan đến hoạt động của nhóm Bôiden. Khaiman gọi điện cho Bôiden nhưng anh không có nhà. Bà quản gia đã nghe điện. Khaiman nhờ báo cho Kharô để Kharô gọi điện ngay đến nơi mình làm việc, rồi đặt ống nghe xuống.

    Nhưng sau đó đã không có cuộc nói chuyện trên điện thoại. Ngày hôm đó, mãi tới khuya, Bôiden mới về đến nhà. Bà quản gia đã quên khuấy mất tên của Khaiman, bà ta chỉ ghi lại số điện thoại mà thôi.
    
     Sáng hôm sau, Kharô gọi điện tới:
     - Tôi Sunxe Bôiden đây – anh nói – Tôi được nhắn gọi điện theo đến số điện này.

    Cuối ngày hôm trước, phòng Khaiman làm việc lại chuyển lên tầng khác. Tại đấy chỉ có mỗi một máy điện thoại dùng được, những máy khác chưa mắc kịp. Trưởng nhóm, tiến sĩ toán học Phauxkơ, đang ngồi đầu óc bơ phờ, mụ mẫm bên bức điện đang giải mã.Hắn ngán ngẩm cầm ống nghe áp vào tai. Sau đêm mất   ngủ, hắn không nhận được ra ai đang gọi, tại sao lại có Bôiden nào đây ? Hắn đã phải làm nhưng phép tính phức tạp nhất để tìm ra chìa khóa mật mã của các bức điện và tất cả suy nghĩ của hắn đang tập trung vào cái họ tên này thì bỗng nhiên tiếng chuông điện thoại lại quấy rầy hắn. Tuy đang tập trung suy nghĩ nhưng hắn vẫn hỏi:
     - Họ của anh viết thế nào cho đúng, “i” hay là “y” … Anh đánh vần từng chữ một cho tôi nghe đi..

      - Tất nhiên là “i” rồi… Bôiden mà – Kharô đánh vần từng chữ một và bỏ ống nghe xuống. Anh cũng không rõ anh được gọi vì gì và tại sao người nói chuyện với anh lại quan tâm đến cáh viết họ của anh đến thế.

     Còn Phauxkơ sau khi hiểu là hắn đã sơ xuất như thế nào liền gọi điện vào Cục an ninh đế chế.

      Ngày hôm đó sao mà bất hạnh và bi đát cho những người hoạt động bí mật đến thế !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM