Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:06:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình  (Đọc 66158 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #60 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2018, 04:57:27 pm »



       - Anh sợ tôi dẫn đuôi theo đấy chắc ? — Piutơ cười mỉa nói - Có lẽ người ta đã nói cho anh biết về tính cẩu thả của tôi rồi thì phải... Nhưng tôi thì tôi lại nghĩ khác kia. Tôi là nhà báo, tôi có thể quan tâm đến mọi chuyện, chẳng có gì đe dọa tôi được cả đâu…

       - Vâng, nhưng sự tin tưởng và tính anh hùng rơm hoàn toàn khác nhau xa đấy — Sanđô phản đối.   

       - Xin anh cứ yên tâm, anh Albert ạ, tôi là người hành khách cuối cùng ra khỏi tàu đấy... Nhưng tôi xin hứa với anh là sẽ cẩn thận hơn – Pacbô cười xí xóa, anh ta chẳng có gì tỏ ra là phật ý trước lời nhắc nhở của Rađô cả — còn bây giờ thì xin anh hãy xem tôi đã nhận được từ Gabel những gì nhé. Hắn là nguồn của tôi. Trước đây viên phi công Nam Tư này làm việc trong lãnh sự quán và quan hệ với các nhà ngoại giao Tây ban nha, những người thuộc phe cánh của tướng Phrancô kia đấy. Pacbô bắt đầu nhẩm tính số lượng tàu Ý nhổ neo lên đường sang vùng biển Tây ban nha.

      - Điều này xảy ra lúc nào thế ? – Rađô hỏi. Câu trả lời không làm cho anh thỏa mãn – cần phải chú ý hơn nữa đến tính thời gian của báo cáo. Nếu không, mọi thông báo sẽ mất hết ý nghĩa.

     Họ bàn với nhau xem thế nào để có thể chuyển báo cáo đi một cách nhanh chóng, về những cuộc gặp gỡ trực tiếp, về phương hướng công tác…Mải chuyện trò, họ quên cả giờ tàu, khi nhìn lại đồng hồ, họ mới vội vã chia tay mỗi người một ngả vào sân ga.

      Qua cửa sổ Sanđô nhìn thấy Piutơ trên sân ga. Anh ta tươi cười vẫy tay với anh. Anh làm ra vẻ thờ ơ quay mặt vào trong. Sanđô đã tích lũy được kinh nghiệm giữ bí mật và anh đã nhận thức rõ cần phải hết sức sáng suốt trong công tác mới mẻ này…

      Nhà báo Ốttô Piutơ năng nổ và bộc trực đã che giấu những mối thiện cảm và ác cảm của mình. Anh là người tỏ thái độ hồ hởi đối với Liên Xô và đã đăng những bài báo chống phát xít ký rõ tên mình. Trong các giới báo chí, người ta đã gọi Ốttô là “phóng viên cuồng dại”. Cái tên này xác định khá chính xác tính cách của Pacbô.

     Trong cuộc đời hiếu động gần bốn mươi năm của mình, Piutơ đã bôn ba gần nửa vòng trái đất. Anh đã từng làm việc ở Pari, Luân đôn, đã ở Đức, đã đi Tây ban nha và đã từng viết những bài phóng sự nóng bỏng từ Bácxơlon, nói lên tiếng nói ủng hộ nước Cộng hòa Tây ban nha. Piutơ đồng ý thực hiện nhiệm vụ của trung tâm không chút do dự nhưng sự tích cực, lòng khát khao hoạt động thiếu tự chủ của anh đôi khi lại không đáp ứng được yêu cầu giữ bí mật.   

       Mặt khác Pacbô lại có những mặt rất quý : cởi mở,  thông thạo về các vấn đề chính trị thế giới, có quan hệ rộng trong giới báo chí, ngoại giao, những nhà hoạt động quân sự, chính trị. Bản thân Pacbô đã là một nguồn tin tức rất tốt. Ở trung tâm, người ta rất coi trọng anh.   

       Ít lâu sau, qua giao thông viên, Sanđô nhận được một bức điện mật mã của Giám đốc gửi cho Đôra. Tên Đôra đã trở thành bí danh của Sanđô, trong thư từ trao đổi với trung tâm.

      "Đôra thận mến - bức thư viết — do tình hình đặt ra, anh có nhiệm vụ sử dụng mọi khả năng trong công tác để thu thập những tin tức quân sự, quan trọng. Hãy hướng Pacbô tập trung trước hết vào nước Đức... Chuyển lời cảm ơn của chúng tôi tới anh ấy về bản tin vừa qua. .Giám đốc ”

      Tình hình chính trị ở châu Âu trở nên căng thẳng tột độ. Trong báo chí ngày một nhắc nhiều tới "thành phố Đandít dậy sóng”, thành phố mà Hítle đang nuôi tham vọng chiếm lấy. Mùa hè năm ba mưới chín, Rađô nhận báo cáo từ một trong những người tin cậy của mình và anh đã nhanh chóng chuyển nó tới trung tâm. Trong báo cáo có nói rằng các lực lượng quân đội Đức đang chuẩn bị chiếm Đandít. Nguồn tin đã thông báo cụ thể cuộc tấn công sắp tới. Hai tháng sau bản báo cáo của nhóm Rađô đã được khẳng định. Cuộc tấn công vào Ba lan đã mở màn cho chiến tranh thế giới lần thứ hai…..

..............................
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #61 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2018, 06:07:29 am »

                                                               CHƯƠNG V.


                                                                    BẮT ĐẦU  






       Kharô Sunxe Bôiden từ lâu đã có những mối thù với chủ nghĩa quốc xã.

       Đã có thời, tờ tạp chí sinh viên “Gegner” (Địch thủ) được xuất bản trong trường Đại học Béclanh. Cuốn tạp chí nhỏ này được in ra với số lượng ít ỏi và chỉ lưu hành trồng trường. Kharô đã đăng một bài báo trong đó nói lên chính kiến còn đang mơ hồ của mình.

     "Hàng nghìn người - anh viết - nói bằng hàng nghìn thứ tiếng khác nhau. Họ trình bày những tư tưởng của mình và sẵn sàng bảo vệ chúng ngay cả trên chiến lũy. Chúng ta không thuộc một đảng phái nào, chúng ta chẳng có cương lĩnh nào, chúng ta không có lấy một sự anh minh bất di bất dịch nào, chuyên chế cũ, nhà thờ, chủ nghĩa phong kiến, nhà nước tư sản, vô sản hay phong trào thanh niên cũng không thể có tác động gì đến chúng ta...”

       Lúc đó anh sinh viên Bôiden mới hai mươi ba tuổi. Một năm sau bọn quốc xã lên nắm quyền. Chúng cấm tờ tạp chí và bắt anh sinh viên đã viết bài báo "phát ngôn tùy tiện”. Kharô đã bị giam trong xà lim của Giéttapô tại Prints Anbekhstrac suốt ba tháng.

      Chúng hỏi cung anh :
      - Gegner là cái gì hả ? Địch thủ hả ? Địch thủ của cái gì — của Đảng dân tộc xã hội (1) phải không ?

      Kharô trả lời :
      - Chúng tôi chống lại sự quan liêu ngu dốt...

      Tên dự thẩm, nhân viên Giéttapô, xem đó là câu ám chỉ mình. Hắn tiến lại chỗ Kharô và giáng cho anh một cái bạt tai nổ đom đóm mắt...   

       Về sau, trong những lần hỏi cung tại hầm giam, anh còn bị bọn chúng đánh đau hơn, nhưng cái tát đầu tiên như một điều sỉ nhục còn khắc sâu trong anh. Người thanh niên trẻ Bôiden dòng dõi Chippit vốn là  một chàng trai có lòng tự ái cao và hay hiếu động, thế mà ở đây những tên tiểu nhân lại đánh anh như một thằng du đãng đốn mạt..

       Chúng bắt Kharô đi giữa đám lính SS đứng thành vòng tròn trong tay cầm que thông nòng súng, và cứ thế chúng đánh lên đôi vai và tấm lưng trần của anh. Anh cắn răng bước đi. Tay anh bị trói chặt nên anh không sao tránh được những trận đòn như mưa vào đầu, vào mặt.

       Hình phạt này đã diễn ra trong sân nhà giam của Giéttapô ngoại ô Béclanh. Chúng đã tra tấn anh theo chỉ thị. Bọn Hítle mới lên cầm quyền nhưng chỉ thị của chúng thì đã được chuẩn bị từ trước.

     "Thuộc đảng xã hội dân chủ, bị lột trần đánh ba mươi roi da - trong bản chỉ thị nêu rõ — thuộc đảng cộng sản, theo quy định đánh bốn mươi roi. Nếu kẻ bị trừng phạt lại đảm nhiệm các chức vụ chính trị hoặc công đoàn thì mức độ trừng phạt sẽ tăng thêm…”

       Anh sinh viên Bôiden không phải là người theo đảng xã hội dân chủ và cũng không phải là cộng sản, anh không đảm nhiệm công tác công đoàn mà cũng không có những chức vụ chính trị... Anh chỉ tham gia vào việc xuất bản tờ bội san sinh viên khổ nhỏ, mỏng manh ra hai tháng một kỳ. Tờ báo này do ba người lập ra : Kharô, một người bạn Thụy sĩ tên là Adrien Turen với một người bạn cùng lớp ốm yếu vịt hay bẽn lẽn là Henri Eclenđe. Bản thân họ tự viết bài rồi đem sang nhà in bên cạnh đọc, chữa bản in...

        Họ bị bắt sau vụ cháy nhà quốc hộivài ngày. Hôm đó, đúng vào cái đêm khi công việc cho tờ tạp chí sinh viên số tiếp theo và cũng là số cuối cùng kết thúc. Sáng sớm hôm sau, theo chỉ thị, họ bị đem ra đánh một cách dã man. Mỗi người không phải chỉ chịu ba bốn mươi roi không thôi, họ bị đánh túi bụi không biết bao nhiêu mà kề.   

       Đầu tiên chúng đánh Henri. Anh này đã không chịu được những trận đòn và ngã xuống bên cửa nhà giam nhưng những tên lính SS độc ác còn lấy chân đá mãi vào xác anh. Sau đó đến lượt Bôiden. Anh đi qua hàng lính SS một vòng hai vòng rồi ba vòng và dừng lại .

       - Thế nào "địch thủ” hài lòng chứ ? Bây giờ đã hết viết những bài báo chết tiệt như thế nữa chưa ? — Một tên dự thẩm nhạo báng anh.

       Kharô ngước cặp mắt căm hờn nhìn thẳng vào tên Giéttapô và hiên ngang ngẩng cao đầu đi tiếp vòng thứ tư...

       Sunxe Bôiden có nguy cơ bị giam giữ lâu trong trại tập trung. Mọi lời cầu xin, chạy vạy đều vô ích. Để cứu  con trai mình, bà Maria Luida đã sử dụng hết những mối quan hệ thượng lưu của mình. Bà vốn là cháu gái của vị Đô đốc Chippit nổi tiếng và bản thân bà lại có chân trong đảng quốc xã. Lúc bấy giờ, có chân trong đảng quốc xã của Hitler là một cái mốt của giới quí tộc. Cả Gơring bạn của gia đình Sunxe Bôiden cũng can thiệp vào nên cuối cùng Kharô được tha... Anh ra tù nhưng lòng căm thù và sự khinh miệt đối với chủ nghĩa quốc xã đã ngấm sâu vào tận xương tủy.

       Nhớ lại lần gặp lại đứa con trai, mẹ của Kharô đã kể rằng bà đã hết hồn khi trông thấy anh mặt mày bê bết máu, người đầy những vết đòn và da thịt vẫn còn bầm tấy những vết sẹo chưa lành. "Trông nó tái mét như người đã chết — bà nhớ lại — mắt nó thâm quầng, tóc cắt lởm chởm, áo chẳng còn lấy một chiếc cúc. Nó đã kể cho tôi nghe bọn SS dã man đã đánh đập thằng bạn Eclenđe của nó tới chết như thế nào…”
…………………….
        (1).Tức là Đảng quốc xã….


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #62 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2018, 08:27:54 pm »


      Sau đó hình như mọi người đều quên đi chuyện đó, nhưng Kharô thì không tài nào quên được. Anh nói với người đồng chí của mình : "Tôi sẽ để mối hận thù của tôi trong băng giá để nó không bao giờ tan biến đi... Tôi sẽ mãi mãi khắc sâu mối thù này...”

      Thế nhưng lý do chính đưa Bôiden vào đội ngũ của những chiến sĩ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít không chỉ ở chỗ đó, không chỉ là khát vọng trả thù. Mọi chuyện còn phức tạp hơn thế rất nhiều...

      Được giáo dục trong một gia đình Đức quân chủ, có truyền thống quân sự, mạng nặng lòng sùng bái ông tổ của dòng họ Đại đô đốc Anphơrít phôn Chippit, nhà hoạt động chính trị quân sự của thế kỷ qua, người sáng lập ra hạm đội hải quân hùng mạnh của Đức, người mà tên tuổi gắn liền với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa đế quốc Đức và chủ nghĩa bành trướng thuộc địa, Kharô ngay từ hồi còn bé đã gia nhập Mlado German Orden — một trong những tổ chức dân tộc phản động nhất của thanh  niên Đức.

           Vào những năm ba mươi, sau khi Anphơrít phôn Chippit chết không lâu, khi nước Đức còn đang ở trong những ngày quốc tang, gia đình Sunxe Bôiden chuyển đến Béclanh trong vùng Vêdinggơ nổi tiếng có truyền thống cách mạng của giai cấp vô sản. Lúc ấy Kharô mới có hai mươi mốt tuổi. Anh có cảm giác như rơi vào một thế giới hoàn toàn khác. Một đằng là gia đình với nền nếp quân chủ, sùng bái tổ tiên — ảnh của Chippit đựợc treo ở một nơi trang trọng nhất trong nhà, nhưng mặt khác là đường phố với cuộc sống và những khát vọng khác hẳn. Vêdinggơ đỏ — người ta gọi nó như vậy — đang cùng với những trung tầm vô sản khác của Đức lập thành pháo đài cách mạng đấu tranh vì tương lai xã hội của đất nước.

       Chính tại đây Kharô đã có dịp gần gũi với những người trong giới trí thức có tinh thần cách mạng. Sự gần gũi đó đã ảnh hưởng tới việc hình thành thế giới quan cho chàng thanh niên quý tộc đã có một thời niên thiếu trong Mlado German Orden. Những người bạn mới xuất hiện : nhà điêu khắc trẻ tuổi Học viện nghệ thuật Cuốc Sumakhec và vợ của anh, nữ họa sĩ bá tước Elidabét, nhà sử học và văn học Vinhem Cútđôphơ, nhà báo Kiuhenmaiche. Đấy là những người trẻ tuổi không chấp nhận chủ nghĩa phát xít. Chính nhờ họ mà Kharô đã tiếp xúc với nền văn học mátxit.

      Sau đấy là tạp chí "Gegner”, những cuộc tranh luận sôi nổi trong những buổi gặp gỡ tại quán cà phê "Atler” hay tại nhà bạn bè về những bài báo vừa đăng gần đây nhất trong tạp chí sinh viên. Khi đó Kharô đã từng thể hiện thái độ của mình đối với Liên xô trong một bài báo, gọi Liên xô là nguồn phục hưng tinh thần của châu Âu. "Tương lai của châu  Âu — anh viết — nằm trong sự liên minh châu Âu với vô sản các nước, đặc biệt là Liên xô”.

       Trong trường Đại học Béclanh cũng xảy ra những vụ ẩu đả công khai. Trong một cuộc đánh lộn, sinh viên đã đuổi cổ những tên phát xít xấc xược ra khỏi tòa nhà của trường đại học. Bôiden cũng có mặt trong vụ trừng trị những gã sinh viên phát xít hóa ấy. Bọn quốc xã đã để bụng trù anh cả trong việc đó. Thế nhưng những bước thăng trầm trong cuộc sống không ảnh hưởng đến bước đường công danh của Kharô. Anh học xong trường không quân và ba năm sau lấy cháu của bá tước Philip Oalenbua - hoa khôi Libéctac. Trong buỗi hôn lễ, Gécman Gơrinh đã đứng ra làm chủ hôn cho nhà gái. Việc lấy vợ đã củng cố thêm địa vị cho chàng trai Bôiden. Với sự nâng đỡ của Gơrinh, anh đã trở thành sĩ quan Ápve, đại diện cho tình báo quân sự lực lượng không quân.

       Ít lâu sau xẩy ra sự kiện Tây Ban Nha. Một sớm mùa hè năm ba mươi sáu, trên làn sóng điện vang lên tiếng chim tu hú kêu — tín hiệu của đài phát từ vùng Xenta—tiếp đó là tiếng của phát thanh viên "Tây ban nha đẹp trời…”. Tại Béclanh trong bộ của Gơrinh ở Lâypxigecstras người ta đã biết : ở Tây ban nha đã bắt đầu cuộc bạo loạn phát xít.

       Tất nhiên, thượng úy Bôiden, nhân viên của phòng  công tác tùy viên quân sự, là người trong cuộc biết những sự kiện đã xảy ra. Tất cả các báo cáo của các tùy viên quân sự từ các thủ đô trên thế giới gửi về đều qua tay anh cả.   

       Lúc đầu cuộc bạo loạn của lực lượng phản cách mạng chống nước Cộng hòa Tây ban nha không thuận buồm xuôi gió vì gặp phải sự chống đối của toàn thể nhân dân. Mọi kế hoạch soạn thảo ở các Bộ Tham mưu Đức, Ý có nguy cơ sụp đổ. Các máy bay vận tải của Đức đã lập cầu hàng không chuyên chở lính đánh thuê Marốc từ Bắc Phi tới đổ bộ xuống Xêlixia, Kađicex, Gáclixia để tiếp tay cho những nhóm bạo loạn đã bị tan tác. Nhưng việc này cũng không mang lại kết quả quyết định...

       Các chiến sĩ cộng sản của các nước châu Âu, châu Mỹ và các nước tình nguyện của nước Nga Xô viết đã tới để giúp đỡ nước Tây ban nha chống bọn phát xít phải hoạt động trong hoàn cảnh bí mật vì bị bọn phát xít khủng bố. Đảng Cộng sản Đức vẫn ra lời hiệu triệu cho nhân dân Đức : "Chiến thắng của Mặt  trận nhân dân Tây ban nha sẽ là chiến thắng của dân chủ và hòa bình ở châu Âu — bản hiệu triệu viết — nếu Mặt trận Tây ban nha thất bại thì đấy sẽ là sự củng cố sức mạnh cho chủ nghĩa phát xít, đặc biệt là cho Hítle, kẻ chủ mưu chiến tranh, sẽ là mối đe dọa nguy hiểm nhất cho Mặt trận nhân dân ở Pháp. Vì vậy chỉ có mục đích duy nhất trước tất cả các bạn là đập tan bọn Phrancô — liên minh nham hiểm của Hítle. Chúng tôi kêu gọi tất cả những người chống phát xít Đức có trình độ quân sự hãy hiến dâng mình cho Mặt trận nhân dân Tây ban nha như một người lính của nó”….
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #63 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2018, 12:24:25 pm »

      Thượng úy Kharô Bôiden tất nhiên không thể biết bằng cách nào mà những người yêu nước Đức thâm nhập được vào Tây ban nha để tiếp tục cuộc đấu tranh của mình chống chủ nghĩa phát xít Hítle. Anh cũng không biết được rằng Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đức đã chỉ định Han Bemle, một cán bộ lãnh đạo, làm đại diện của mình ở Tây ban nha để giúp đỡ vũ trang cho nhân dân Tây ban nha. Nhờ sự giúp đỡ của những người cộng sản hoạt động bí mật, Han Bemle đã thực hiện một cuộc vượt ngục táo bạo từ Đakhan đến Tây ban nha. Hàng nghìn những chiến sĩ tình nguyện Đức, những người chống phát xít và những nhà yêu nước đã đấu tranh và chiến đấu trên chiến trường Tây ban nha chống lại không chỉ quân đội của tên tướng phản loạn Phrancô mà còn chống lại cả chủ nghĩa phát xít Đức, kẻ thù không đội trời chung của mình. Trong số năm nghìn chiến sĩ tình nguyện Đức; ba nghìn người đã ngã xuống trên mảnh đất Tây ban nha.

      Tuy Bôiden chưa biết nhân dân nước anh giúp đỡ cho nhân dân Tây ban nha như thế nào nhưng anh biết được một điều khác. Sau khi quân đội của Phrancô vấp phải những thất hại đầu tiên, Hítle và Mútxôlini đã chuyển sang công khai ủng hộ bọn phiến loạn Phrancô. Chúng đã tung từ Ý sang Tây ban nha quân đoàn bộ binh "Những mũi tên đan chéo” và từ Đức tập đoàn quân không quân "Kônđor” được trang bị những máy bay cường kích, tiêm kích và máy bay ném bom mới nhất. Trên các chiến trương Tây ban nha đã xuất hiện những lực lượng xe tăng, công binh, pháo binh của Đức…

       Bôiden đã có cảm tình với những người thuộc lực lượng Cộng hòa Tây ban nha vì họ đấu tranh chống lại chủ nghĩa quốc xã mà anh căm ghét.

      Trong Bộ không quân, chiến dịch tung lực lượng vào hậu phương Tây ban nha đã chuẩn bị xong. Chiến dịch này có mật danh là "Gretkhen”. Nó được Bộ Tham mưu đặc biệt "B” do tên tướng không quân quốc xã Henmút Vinbécgơ cầm đầu soạn thảo. Đội quân "E” đổ bộ đường không hùng mạnh được tung vào khu vực Bacxêlon có nhiệm vụ hỗ trợ cho quân bạo loạn của Phrancô ở phía đông Tây ban nha. Tướng Vinbécgơ cho rằng hoạt động mới này nhất định sẽ tạo nên bước ngoặt trong cuộc chiến với quân cộng sản. Tại Lâyxpigecstras người ta đã nghĩ rằng hoạt động quân sự kéo dài ở Tây ban nha phải kết thúc thắng lợi. Bôiden biết cụ thể về kế hoạch bí mật này và anh hiểu rằng có một nguy cơ lớn đang đe dọa nước cộng hòa Tây ban nha.

      "Cần phải làm một cái gì đó...Cần phải hành động thế nào đây ? — Bôiden suy nghĩ - Nhưng thế nào mới được chứ ?”. Anh đã chia sẻ nỗi băn khoăn lo lắng của mình với Libéctac và Ghidenla Piơnnít — người họ hàng xa chơi thân với anh từ bé. Cũng như Bôiden, cả hai người này đều căm ghét chủ nghĩa phát xít. Boiden còn lưỡng lự chưa biết có nên trao đổi vấn đề này với Vante không. Cách đây hai năm, Vante đã bị bắt và bị tống vào trại tập trung, sau đó được thả vì “tình trạng sức khỏe”. Ngay cả bọn bác sĩ quốc xã cũng cho rằng anh cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa. Nhưng Vante rất tha thiết với cuộc sống và chính ý chí đó đã giúp anh chiến  thắng cái chết.

      Tất nhiên Bôiden tin tưởng Vante nhưng anh còn ngần ngại là Vante vừa mới thoát ra khỏi trại tập trung và auh rất có thể bị bọn Giéttapô theo dõi. Không thể mạo hiểm được...

      Ghidenla nói ngay :   
       - Không thể làm khác được đâu, cần phải báo cho những người cộng hòa...

      Sau đó họ Iại nghĩ rằng biết đâu người ta lại không tin mình ? Nếu viết thư nặc danh thì người ta có thể cho là khiêu khích...

      Cuối cùng Bôiden quyết định nói với Vante nhưng anh không cho Libéctac và Ghidenla biết chuyện này.

      Kharô Sunxe Bôiden đứng tần ngần mãi trước ngôi nhà quen thuộc. Trời đã tối từ lâu. Những ngọn đèn đường chiếu sáng đoạn phố vắng. Anh lại đi qua trước cửa ngôi nhà và lao nhanh vào cổng.

      Bôiden đi đi lại lại trong phòng và hồi hộp nói:
     - Có chuyện chẳng lành đối với những người cộng hòa, Vante ạ.

      Vante buồn bã im lặng đưa tay lên xoa xoa vầng trán cao. Đi lâu Bôiden không gặp lại bạn nên anh rất ngạc nhiên trước vẻ bơ phờ của Vante. Bệnh lao đã hành hạ anh.

     - Anh tin tưởng chắc chắn như vậy chứ ? — Vante hỏi.

     - Tôi nắm trong tay kế hoạch "Gretkhen”, tôi có bản thảo của nó…- Hoàn toàn đúng như vậy...

      Vante dừng lại trước mặt Bôiden, đằng hắng và lấy khăn lau đôi môi khô khốc.

     - Những người tình nguyện Đức đang chiến đấu bên cạnh những người cộng hòa. Còn kế hoạch của Vinbécgơ là nhằm để chống lại họ...

      - Anh nói đúng Vante ạ, những phải làm thế nào bây giờ ?

     - Cần phải báo trước cho họ.

     - Chính vì thế mà tôi đã đến đây... — và Bôiden kể cho Vante nghe kế hoạch mà Ghidenla đề nghị.

     - Tốt nhất là ta gửi thư sang Pari — Vante nói — Ngoài ra, ta sẽ tìm những con đường khác để thông báo cho những người cộng hòa. Bây giờ, anh hãy kể cho tôi nghe cụ thể về kế hoạch "Gretkhen” đi.

      Ít lâu sau Ghidenla Piônnhét lên đường đi Pari tới chỗ ông bố đang làm công tác ngoại giao ở đó.

      Bộ chỉ huy nước Cộng hòa đã biết được kế hoạch "Gretkhen” sắp tới. Quân đổ bộ đường không trong vùng vụng Bacxêlon đã bị tiêu diệt. Cuộc bạo loạn phản cách mạng của bọn Phrancô định tiến hành vào thời điểm cuộc đổ bộ đã thất bại. 

       Ghidenla từ Pari trở về được hai tuần thì bị bọn Giéttapô hắt. Việc này làm cho bè bạn của chị lo lắng vì không biết chuyện chị bị bắt có liên quan đến vụ bức thư nặc danh không. Nhưng đó chỉ là lo lắng hão. Mấy ngày sau, Ghidenla được thả ra. Chị đã tỏ ra rất vững vàng trong những lần hỏi cung nên bọn Giéttapô không tìm được bằng chứng nào để nghi ngờ chuyến đi của chị, con gái một nhà ngoại giao nổi tiếng trong bộ máy ngoại giao của Hitsle…

      Nhóm chống phát xít của Bôiden được thành lập tại Béclanh hồi đó tiếp tục hoạt động……


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #64 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2018, 01:04:57 am »

   

     2.




      Ngay từ hồi còn bé người ta đã gọi cô là "thằng bé Bubi” là "cậu bé Vinđơphăng tinh nghịch” mặc dù cô cũng có tên thật của mình. Ở nhà, cô bé cũng bắt mọi người gọi mình là Bubi như trẻ con ngoài phố gọi. Và cứ như thế dần dần mọi người quen với cái tên Bubi..

      Bề ngoài trông Bubi chả khác gì con trai — hai mắt cô bé cách xa nhau, mái tóc hớt ngắn, cái mũi hơi hếch đầy những tàn nhang. Bubi mặc chiếc áo dệt kim lính thủy đã phai màu nắng gió, cái quần đùi vá víu và chỉ thích chơi với bọn con trai mà thôi. Đối với Bubi thì khổ sở nhất là đi nhà thờ với bà Machinđa vì bà bao giờ cũng bắt cô cháu mặc chiếc áo sơ mi trắng, cái váy là phẳng phiu và đi đôi giầy sạch sẽ như một cô bé gái được dạy dỗ đến nơi đến chốn.

      Gia đình Bubi sống trên bờ một con sông nằm ở phía bắc nước Đức tại thành phố cổ Ganđây có cồn cát trải dài và những hàng thông già màu đồng thau chạy dài mãi ra tận mặt nước. Bubi đã qua thời niên thiếu ở đây với những trò chơi cướp biển, các cuộc ‘du ngoạn’ tới những đất nước xa xăm trên chiếc thuyền buồm ghép bằng cành cây giả làm tàu của những người đi biển dũng cảm.   

       Khỉ cuộc khủng bố của bọn phát xít xảy ra sau vụ cháy nhà quốc hội thì Bubi đã là một cô gái. Bố của Bubi là một người theo Đảng Xã hội Dân chủ nên phải vào trại cải tạo tại một khu đầm lầy than bùn cạnh hiên giới với Hà Lan. Mọi gánh nặng gia đình đều dồn lên vai cô con gái bướng bỉnh, thích tự do có cái tên con trai là Bubi. Cô làm đủ mọi việc, lúc thì bán hoa, lúc thì làm thợmay, lúc lại làm thợ dệt trong nhà máy dệt.

       Việc Bubi không chấp nhận chủ nghĩa phát xít và gia nhập tổ chức chống đối bí mật là chuyện hoàn toàn đương nhiên và cái tên Bubi hồi nhỏ đã được cô lấy làm bí danh trong hoạt động. Bubi lúc nào cũng  cảm thấy mình làm còn quá ít. Cô thường cho rằng, ban đêm đi dán truyền đơn lên tường và đánh lừa bọn cảnh sát bằng cách chạy qua sân sang phổ bên cạnh thì chưa thể gọi là công việc được… Bản tính lãng mạng và ý thức quên mình của cô thúc giục cô phải làm nhiều hơn nữa.

      Giờ đây cô đang sống ở Béclanh và là thành viên trong nhóm hoạt động bí mật của Rôbơ Urig, thợ tiện, Đảng viên đảng cộng sản, người đã thống nhất và tập hợp hàng trăm chiến sĩ chống phát xít lại. Đây là một trường hợp hiếm có trong nước Đức phát xít. Người ta dễ có cảm giác như đấy chỉ là một giọt nước trong sa mạc những tên phát xít áo nâu đang lồng lộn. Nhưng những nhóm chiến sĩ lẻ tẻ còn sót lại sau vụ tiêu diệt Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội Dân chủ và các tầng lớp trí thức tiên tiến vẫn tiếp tục sự nghiệp của mình. Các cuộc khủng bố trong nước Đức đang tiếp diễn. Một trăm sáu mươi nghìn người cộng sản Đức — hơn một nửa số đảng viên - đã bị bắt và bị đưa vào các trại tập trung, hàng nghìn người đã ngã xuống trong các nhà tù do bị tra tấn dã man và bị xử án. Rôbơ Urig cũng không tránh khỏi số phận đó: anh đã sống nhiều năm trong nhà tù khổ sai, sau đó trốn thoát và lại tiếp tục đấu tranh. Anh nhen nhóm tổ chức, tìm những người tin cậy, bắt liên lạc với những người còn đang bị giam giữ trong nhà tù Lu-Kan và chuyển cho họ những tài liệu bí mật. Anh đã chuyển được cho họ cả chiếc máy thu tách sóng. Nhờ hoạt động của Urig và các đồng chí của anh ngay tại thủ đô nước Đức Hítle, một tổ chức gồm hơn hai mươi cở sở bí mật của đảng tại các nhà máy lớn nhất của Béclanh đã ra đời. Urig còn tìm cách bắt liên lạc với các nhóm hoạt động bí mật khác nữa.

     Tổ chức thầm lặng của Rôbơ Urig hoạt động bí mật trong nhiều năm liền. Nó chỉ chứng tỏ sự tồn tại của mình bằng những tờ truyền đơn cổ động dán trên tường và các tờ áp-phích :”Đảng vẫn còn và vẫn đấu tranh! Đả đảo chiến tranh và chủ nghĩa phát-xít!”. Điều này đã làm cho lưới mật vụ của Giéttapô điên đầu, thế nhưng mọi cố gắng của chúng nhằm tìm kiếm các chiến sĩ bí mật chống phát xít đều vô  hiệu. Bubi đã hoạt động trong tổ chức bí mật này, cô đã trở thành liên lạc viên trong tổ chức của Urig một năm trước chiến tranh, trước khi quân Đức tấn công sang nước Ba lan láng giềng.

       Vào một ngày hè u ám năm ba mươi tám, chiếc tàu chở hàng "Maria Liuda” — tên con gái lớn của lão chủ hãng tàu đảm nhiệm việc chuyên chở quặng sắt của Thụy sĩ cho các nhà máy luyện thép của Đức cập bến Stradun. Hítle đang chuẩn bị cho chiến tranh nên rất cần kim loại để sản xuất súng ống, xe tăng và các thiết bị cho quân dội. Những chiếc tàu treo cờ Đức quốc xã đua nhau đi chở quặng. Tàu "Maria Luida” đi đoạn Strandun và các bến cảng của Thụy điển. Lức nằy con tàu đang thả neo trong bến để dỡ hàng. Tất cả các nhân viên trong đội tàu trừ những người gác, kéo nhau lên bờ. Người nào cũng có việc của mình, người thì muốn tạt qua nhà, kẻ thì muốn dạo chơi, vào tiệm ăn, hoặc đơn thuần chỉ đi bát phố tìm kiếm những thú vui...

     Trong số những thủy thủ lên bờ, có một thủy thủ thiếu niên với cái họ là Kroidinghe như đã ghi trong danh sách đoàn thủy thủ. Mưa lất phất bay. Cầu thang ướt và trơn. Các thủy thủ mặc áo mưa mầu đen láng bóng, đầu đội mũ, vòng qua những đống quặng cao và băng qua chỗ những đoạn đường ray phụ đan chéo nhau để tới lối ra. Hai tên SS thờ ơ kiểm tra giấy tờ và hầu như không thèm nhìn mặt những người đi qua. Dưới làn áo mưa của chúng cộm lên những khẩu súng lục.

       Ngay cạnh lối ra là ga tàu điện. Người thủy thủ thiếu niên có vẻ vội vã khi tàu tới gần. Có ai đó nói đùa :
       - Này Ecnơt, cẩn thận đấy nhé, đừng có quá say sưa với bạn gái kẻo tàu lại nhổ neo đi mất đấy nhé…!

       Nửa tiếng sau, sau khi đã đổi tàu điện hai lần, người thủy thủ thiếu niên đi tới khu công nhân. Chú vượt qua đường phố hẹp và dừng lại trước cổng ngôi nhà. Chú không bấm chuông mà đẩy cửa bước vào. Một phụ nữ đứng tuổi ra gặp chú :
       - Bác lo cho cháu quá Bubi ạ...Thế nào, mọi chuyện đều ổn cả chứ ? Cháu đi thay quần áo đi !

      - Làm gì có thể có chuyện xảy ra với cháu được kia chứ ? Thế bác đã lấy vé chưa ? — Bubi hỏi. Cô cởi áo mưa rồi đi sang phòng bên, lát sau cô đi ra gặp bác chủ nhà thì đã là một cô gái áo vét-tông màu xám, khoác ra ngoài chiếc sơ-mi màu xanh lá mạ, chân đi giày xỏ tất trắng cao đến tận đùi..
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #65 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2018, 09:50:02 pm »

       Chuyến đi của người “thủy thủ” thiếu niên Kroidinghe kéo dài trong vòng một tuần nhưng việc chuẩn bị cho chuyến đi này đã bắt đầu từ mùa xuân. Mọi người hết sức lo lắng biện pháp lại đến lo việc chuẩn bị giấy tờ. Cuối cùng tổ chức đã quyết định: chắc chắn hơn cả là phái cô sang Thụy điển dưới dạng một thủy thủ thiếu niên. Phải đi đường vòng : liên hệ qua người phụ trách bốc dỡ hàng hóa lên tàu, qua người thợ máy trên tàu là những người có quan hệ với tổ chức bí mật chống phát xít mới làm thủ tục được cho “thủy thủ” thiếu niên đi một số chuyến trên chiếc tàu "Maria Luida” cũ kỹ. Tại Thụy điển, những người từ Praha tới đang chờ cô. Và lúc này cô gái đã hoàn thành nhiệm vụ. Giao thông viên Bubi đã bắt được liên lạc với những người cần thiết và đã gặp đại diện của Trung ương Đảng. Tổ chức bí mật ở Béclanh giá rất cao chuyến đi của Bubi và cố gắng tìm mọi cách bảo vệ cho cô đến cùng để cô khỏi bị sa lưới. Tình thế bắt buộc không còn con đường nào khác, phải đánh nước liều như vậy.   

      Một bức điện vô hại gửi về Béclanh báo tin Bubi trở về. Cô đi chuyến tàu tốc hành sớm Strandun – Lâypơxig. Tại nhà ga Stêtin ở Béclanh không một ai ra đón cô cả, có lẽ chỉ có người trực ga Digphrít Nêben đội mũ và mặc đồng phục nhân viên Đường sắt quan sát hành khách xuống sân ga chăm chú hơn mọi ngày một chút. Nhận ra cô gái mặc vét màu xám, sơ mi xanh lá mạ, anh ta liền thờ ơ quay mặt đi nơi khác hô lệnh cho tàu chạy rồi rời khỏi sân ga. Người đó là Rôbe Iôndig, cựu biên tập “Dirote Phane”, nhà mác-xít có trình độ bậc nhất, người đã chuyển sang hoạt động bí mật với địa vị khiêm nhường - làm người trực nhật ga.

      Bubi đi ra quảng trường và dừng lại cạnh tủ kính của một hiệu thuốc. Một người khách đi đường dừng lại bên cạnh cô. Họ trao đổi mật khẩu, sau đó người khách đi đường cho vào túi một gói nhỏ như gói thuốc lá rồi bước đi.

      Bên góc phố có một chiếc xe đỗ. Người lái xe có vẻ như đang chờ ai đó. Anh ta đưa mắt nhìn Buhi đang đi khỏi và người khách vừa nói chuyện với cô ta rồi cho xe nổ máy. Mọi việc đều ổn cả! Đấy là Cuốc lái xe cho chủ nhiệm tổ hợp công nghiệp tại Béclanh. Còn người khách đi đường là Antôn Dépcốp - đảng viên Đảng cộng sản -  một cán bộ bí mật chuyển sang hoạt động bất hợp pháp.

       Một ngày sau, Rôbe Iôndig và Dépcốp gặp nhau tại phòng khám của bác sĩ nha khoa Kimpen tại  Vinmôrơđô-phơ. Ngoài họ ra không còn ai khác nữa, mọi chuyện đã có bác sĩ Kimpen lo và ba người có thể nói chuyện thoải mái. Henmút Kimpen có nhiệm vụ quan sát từ cửa sổ buồng mình coi chừng xem có vị khách nào không mời mà đến không...

       Họ đọc tài liệu Bubi mang đến. Trước tiên là nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản về tình hình của Đức phát xít có liên quan đến nguy cơ chiến tranh đang ngày một tăng. Đứng hơn thì đây là một lời hiệu triệu nhân dân Đức, một lời cảnh cáo Hitsle đang đẩy nước Đức đến chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh rằng việc ngầm phá hoại nền sản xuất quân sự, những cuộc nổi dậy và bãi công chống phát xít của công nhân, việc đẩy mạnh đấu tranh về tư tưởng chống chính sách xâm lược của bọn phát xít để bảo vệ hòa bình được xem như nhiệm vụ quốc gia quan trọng nhất của nhân dân Đức. Nếu như tất cả những nỗ lực trên vẫn không ngăn nổi chiến tranh thì cần phải chặn nó lại bằng con đường lật đổ chế độ phát xít. Để làm được điều đó cần phải thống nhất tất cả các lực lượng chống phát xít thành một mặt trận nhân dân chống phát xít.

       - Thế là rõ rồi — Dig nói sau khi đọc xong bản nghị quyết vừa nhận

      - Chúng ta sẽ làm gì đây? Tôi đã thấy trước được những khó khăn chủ yếu của chúng ta. Nói một cách khách quan thì trong những năm qua, Hítle đã dùng chính sách xã hội mỵ dân đầu độc, lừa dối nhân dân Đức và làm cho một bộ phận lớn nhân dân Đức bị ảnh hưởng. Trong lúc đó, Mặt trận nhân dân đòi hỏi thống nhất tất cả những lực lượng chống chủ nghĩa Hítle, không phân biệt họ thuộc đảng phái, tầng lớp nào.

      - Tôi nghĩ rằng trước hết chúng ta cần phải tích cực sử dụng lực lượng mà chúng ta hiện có— Urig nói — Cần phải bắt đầu từ đấy.

       Dépcốp bổ sung:
       - Tâm trạng chống đối đã ăn sâu trong cả tầng lớp có đặc quyền chứ chưa nói gì đến giới trí thức. Ví dụ như nhóm của Bôiden.   

      Urig, Dépcốp và Dig là ba chiến sĩ chống phát xít lãnh đạo tổ chức bí mật trên thực tế còn đang phân tán tại  Béclanh. Họ đã ngồi lại rất lâu trong buồng của bác sĩ nha khoa Kimpen vào ngày hôm đó. Khi chiều buông xuống họ lần lượt chia tay nhau mỗi người đi một hướng. Bầu trời còn đọng một chút màu hồng đang ngả sang màu tím trong buổi hoàng hôn vừa tắt. Trên nền trời bầm tím nổi bật các khối đen của nhà thờ cao vút, của những tòa nhà kiểu gôtích và trong khoảng trống giữa các ngôi nhà là bóng tên cảnh sát đứng giữa ngã tư đường phố.

       Nhờ có cuộc trao đổi tại nhà Kimpen mà các nhóm chống phát xít của Bôiden và Khanac đã thống nhất lại để cùng phối hựp hành động. Ít lâu sau tại nhà một luật sư ở Béclanh, Dig giới thiệu Bôiden và Libéctac với vợ chồng Kútkhốp và thế là họ đã trở thành bạn bè của nhau. Hơn thế nữa, họ không chỉ đơn thuần là những người bạn, mà còn là những người cùng chung lý tưởng, cùng chiến đấu trong mặt trận chống chủ nghĩa Hítle. Họ tin tưởng rằng giờ đây khi có nguy cơ chiến tranh đe dọa thì cần phải tìm cách phá hoại hệ thống nhà nước Đức quốc xã, đấu tranh bằng mọi biện pháp để cho Hítle bại trận nếu chiến tranh nổ ra...


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #66 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2019, 03:02:59 pm »

    




      3.





      Bà Maria Luida cho rằng cần phải mời nguyên soái Gơ-rinh. Ông ta đã giúp Bôiden và Libéctac rất nhiều…
 
      Ngài nguyên soái đã che chở cho con và đã quan tâm đến gia đình chúng ta — Bà Luida nhấn mạnh để cố thuyết phục con — Nếu như ngài Gơrinh đến làm chứng cho đám cưới của các con thì làm sao ông ta lại không thể có mặt trong ngày sinh nhật của con kia chứ. Con làm như vậy là thiếu lễ độ đấy.. Mẹ sẽ tự đi mời ông ấy đến.

     Sự ngang bướng của cậu con trai làm bà bực mình. Bà ngả người xuống chiếc ghế bành đung đưa và lấy ngón tay xoa xoa lên thái dương — cơn đầu lại bắt đầu hành hạ bà. Bá tước Enikh Sunxe không tham gia vào câu chuyện nhưng điều đó cũng làm ông không vui. Ông lặng thinh lục lọi trong tủ thuốc gia đình tìm thuốc đau đầu cho vợ.

      Bố của Bôiden đã ngoài năm mươi, ông có thân hình cao lớn và tuy mặc đồ dân sự nhưng trông vẫn có dáng dấp quân nhân; phong thái con nhà võ thể hiện trong từng cử chỉ, bước đi và dáng đứng của ông.

     Hai vợ chồng Bôiden đang ở trong phòng khách. Họ tới thăm bố mẹ và thế là câu chuyện tổ chức sinh nhật Bôiden đã nổ ra ở đây. Bôiden bỗng trở nên bướng bỉnh lạ lùng. Anh nhã nhặn nhưng cương quyết phản đối, còn Libéctac thì ủng hộ chồng :
      - Con xin mẹ hãy ủng hộ cho chúng con, chúng con chỉ muốn mời những người bạn thân của chúng con thôi. Bản thân ngài Gơrinh cũng sẽ khó chịu nếu được mời. Mời ông ta tức là phải mời luôn cả vợ chồng bá tước Oa-lenbuốc và những người khác nữa. Nhà mình ở Griu-nhevan không thích hợp với những cuộc tiếp đón như thế…May ra năm sau mới có thể….

      Bà mẹ lại cố gắng thuyết phục người con trai một lần nữa :
      - Ngài nguyên soái đã mấy lần mời chúng ta đến chơi nhà ông ấy ở Karinhengốp. Con có nhớ không, vào hồi năm ngoái ấy mà ? ...

      Câu chuyện kéo dài dai dẳng nhưng không đem lại kết quả gì. Ông bố lên tiếng phá tan sự im lặng :
       - Này bà Maria, xin bà cứ yên tâm —ông nói — từ trước đến giờ, bà cứ cho chúng nó là còn trẻ con. Nhưng bây giờ, chúng nó đã lớn khôn rồi, bà cứ để mặc cho chúng nó tự giải quyết lấy những việc như thế.

      Thế là bà Maria không giành được ưu thế trong –cuộc tranh luận của gia đình. Nhưng nếu như ý muốn của bà có được thực hiện đi chăng nữa thì ngài nguyên soái cũng không thể đến nhà họ được – Đêm trước ngày sinh nhật của Bôiden, chiến tranh đã nổ ra ở châu Âu. Quân đội Đức đã vượt biên giới Ba-lan và theo lệnh của Quốc trưởng, Gơrinh đã đáp chuyến tàu đặc biệt đi về phía Đông.

     Đôi vợ chồng trẻ vẫn quyết định tổ chức cuộc gặp mặt gia đình. Hơn thế nữa, họ xem đó là một sự trùng hợp rất đúng lúc; cần phải gặp gỡ và trao đổi với nhau về những sự kiện đang diễn ra.

       Các vị khách bị cuốn hút về tin chiến tranh nên chỉ bàn luận xung quanh vấn đề này. Những bản tin về thắng lợi đầu tiên ở Ba-lan xen kẽ với những khúc nhạc hung tráng, những tiếng kèn trống rền vang. Bài phát biểu của Hítle tại nhà Quốc hội được phát đi phát lại nhiều lần — tiếng gào thét điên loạn, tiếng reo hò từng đợt, từng đợt của các cổ động viên được lên giây cót….

       Những người khách đầu tiên đến nhà Bôiden là vợ chồng Acvít và Minđơrít Khanac lúc nào cũng quyến luyến bên nhau.

       Cố vấn nhà nước Acvít Khanac làm việc trong bộ kinh tế nổi tiếng là một chuyên viên giỏi có nhiều thành tích trong công tác và có uy tín trong các giới khoa học tại Béclanh.

       Gia đình Khanac gồm toàn những triết gia, nhà sử học, nhà văn, nhầ thần học. Bản thân Khanac rất đam mê khoa học xã hội. Anh ham nghiên cứu các vấn đề triết học kinh tế: từ các triết gia Ấn Độ cổ đại đến Aritstốt và Xôcnát, hết triết gia Trung quốc lại đến Hêghen. Sau đó Acvít say sưa nghiên cứu lý luận Mác-xít.

       Vào giữa những năm hai mươi, anh sinh viên Khanac đi du học bên Mỹ và nghiên cứu kinh tế, lịch sử phong trào công nhân. Trở về Đức, anh nguyện dành cả cuộc đời để nghiên cứu các vấn đề kinh tế trong xã hội đương thời. Tới năm 1931, Acvít được cử làm cố vấn quốc gia và đảm nhiệm các mối giao lưu mậu dịch và công nghiệp với phương Đông trong đó có cả Liên xô.

       Khanac tham gia vào "Arplan” —hội nghiên cứu kinh tế có kế hoạch — tại Béclanh. Một năm trước khi Hítle lên nắm chính quyền, Acvít đã đi Liên xô, anh đã thấy rõ ràng những hiểu biết trước đây của mình về Liên-xô còn rất mơ hồ. Nhà kinh tế học rất đỗi ngạc nhiên trước quy mô kế hoạch tại Liên-xô, trước những quy luật phát triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Xô-viết. Giờ đây anh đã có thể so sánh và đối chiếu.

      Về Minđơrít Khanac thì bạn bè của anh đã nói đùa như sau : đối với người phụ nữ này trên thế gian chỉ tồn  tại có Acvít và văn học cổ điển…. Bề ngoài trông Minđơrít có vẻ gì đó rất chân phương, thuần nhất : nét mặt đoan trang, mái tóc chải mượt, cách cư xử ý tứ làm cho chị có phần hơi khô khan. Minđơrít không đẹp nhưng mỗi khi chị cười thì khuôn mặt chị thay đổi và trở nên duyên dáng lạ lùng... Là một người Mỹ gốc Đức, Minđơrít đã làm quen với Khanac ở Mỹ khi anh còn là sinh viên, họ cưới nhau và ít lâu sau thì về Đức. Minđơrít dạy học tại trường đại học Béclanh. Chị dịch thơ ca Đức sang tiếng Anh, chủ yếu là thơ của Gớt.

     - Thế nào, cậu nghĩ gì về những chuyện này ?—Acvít bỏ áo mưa và vừa giúp vợ cởi áo khoác ngoài vừa nêu câu hỏi. Anh cất cặp kính ra và nhìn chằm chằm vào Bôiden bằng đôi mắt cận thị màu đen — Chiến tranh không kết thúc một cách đơn giản với nước Đức chúng ta đâu.....
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #67 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2019, 06:13:42 pm »


       Bôiden chưa kịp trả lời thì Eric phôn Brốtđôphơ, là một thiếu nữ xinh đẹp, yêu đời với cái miệng đa tình và đôi gò má trông dễ thương bước vào.

      - Các anh có biết Kai đã nói gì với em không thế hả ? — Eric nói ngay từ ngoài cửa. Cô ta đang nói về chồng mình. — Anh ấy đã ở đâu đó ngoài biên giới và gọi điện cho em từ bộ tham mưu dã chiến về. Anh ấy nói tất cả mọi người đều có ấn tượng về bài diễn văn của quốc trưởng...Người ta gọi cuộc hành quân sang Ba lan là cuộc đi dạo hai tuần. Thứ bảy tuần sau nhiều người định sẽ trở về Béclanh...Các anh có hình dung được không?. Chiến tranh đối  với họ là cuộc dạo chơi! Sao mà bọn họ lại mê muội đến thế cơ chứ ! Tất nhiên là Kai không thể nói qua điện thoại những gì anh ấy nghĩ...

     Cửa ra vào không dập vào nữa. Các vị khách lần lượt đi vào. Đây là bạn cùng làm việc trong bộ Không quân với Bôiden — thượng úy Gôn-nốp, nhà điêu khắc Cuốc Sumakhe cùng với vợ là Êlidabét, nữ nghệ sĩ Ôđa Sôtô-muynle, nhà văn vô chính phủ đã luống tuổi Kanman cùng cô vợ trẻ là Enli. Tiếp đó là những người bạn của mẹ Bôiden, những người cùng đơn vị với ông bố, mẹ của Libéctac, bà quý tộc thuộc dòng dõi của Tôra Ôilen-buốcgơ, người luôn luôn tự hào vì có họ hàng xa với hoàng đế Vinhem đệ nhị.

        Lần này, Libéctac quyết định không dọn món ăn nóng như những ngày hội thông thường mà chỉ dọn đồ nguội. Libéctac với dáng dấp của một thiếu nữ thời các Hiệp sĩ tóc chải ngôi buông xõa xuống tận vai, cố tạo ra một không khí vui vẻ, thoải mái thực sự và chị đã thành công. Sau khi mọi người nâng cốc chức mừng Bôiden nhân dịp ngày sinh nhật, đề tài câu chuyện được chuyển sang những sự kiện gần đây. Mọi người túm năm tụm ba thành các nhóm trong phòng, Bôiđen cùng với Acvít đi lên phòng riêng. Minđơrit cũng lên theo, tiếp sau đó là Cuốc và một số vị khách khác.
      - Nếu như anh không tin tôi — Bôiden xúc động nói -— thì anh hãy hỏi bố tôi, tôi đã viết thư cho ông ấy từ Dresden khi quân đội của chúng ta xâm chiếm Tiệp khắc. Tôi đã viết rằng chiến tranh thế giới không lâu nữa sẽ xẩy ra, muộn nhất là vào năm bốn mươi, bốn mốt. Chiến tranh chỉ bắt đầu bằng cuộc hành quân sang Ba-lan...

      - Nghe nói người Anh cũng đã tuyên chiến với Đức —Gônnốp nói —Hítle sẽ chạm trán với phương Tây. Người Anh không sớm thì muộn sẽ ném bom Béclanh.

      - Thế còn anh, anh ủng hộ để Đức chiến thắng hay thua trong cuộc chiến tranh này? — Bôiden quay sang hỏi Gônnốp.

      - Tôi là người Đức, nên tôi muốn cho Đức chiến thắng hơn tuy tôi không tán thành chính sách của chế độ Hítle.

      Bôiden chau mày nhìn người đang phản đối mình.
      - Anh thật là mau nước mắt!  — Bôiden nói —không nên mượn danh nghĩa nước Đức để khóc cho chế độ quốc xã... Chẳng lẽ có thể nghĩ một cách nghiêm túc là người Anh hoặc người Pháp sẽ giải phóng cho nước Đức hay sao? Sau khi nuốt chửng Ba-Ian, Hítle sẽ quay sang phía Tây, đây là lô-gích, nhưng tôi không biết cuộc đụng đầu như vậy sẽ kết thúc ra sao. Anh, Pháp rồi cũng sẽ lựa gió xoay chiều tìm cách thỏa hiệp, nhượng hộ... Cuối cùng Hítle sẽ quay sang phía Đông và chỉ có người Nga mới có thể đập tan được chế độ phát-xít. Mọi chuyện sẽ đúng như tôi nói cho mà xem, không thể khác đi được đâu!

      Chiều hôm đó, tại nhà của Bôiden đã diễn ra một cuộc nói chuyện hết sức chân thành, Libéctac tươi cười chạy vào phòng, theo sau chị là Kanman và Enli. Câu chuyện vẫn tiếp tục khi có mặt họ.
       - Thôi đi anh Bôiden — Libéctac ngắt lời chồng — Các anh tranh luận thế là đủ lắm rồi. Hôm nay chúng ta gặp nhau để vui kia mà. Ta đi nhẩy đi, chúng tôi buồn vì thiếu các anh đấy.

       Trên đường đi đến phòng khách, Minđơrít đi chậm lại nói với Bôiden :
        - Anh thiếu thận trọng quá đấy, anh Bôiden ạ, không thể đem gan ruột mình ra mà phơi bày như thế được đâu...

      - Lại còn thế nữa kia... Ở nhà tôi, tôi có thể nói lên những điều mà tôi suy nghĩ chứ.

      - Thế anh có tin rằng tất cả mọi người đều nghĩ như vậy không ?

      - Không, tôi không tin, nhưng tôi không muốn giấu nỗi lòng của mình đối với bạn hè... Đã thế tôi còn nói nhiều nữa cho mà xem, tôi sẵn sàng liên minh với cả các lực lượng cánh tả và với những người cộng sản đang đấu tranh chống Hítle. Họ đối với tôi còn gần gũi hơn những kẻ muốn cho bọn quốc xã thắng lợi trong cuộc chiến tranh này chỉ vì bọn chúng lãnh đạo nước Đức.. Tôi cũng ủng hộ Đức nhưng chống Hítle. Tôi căm thù hắn, cô hiểu chưa ?

        Câu chuyện của chủ nhà nhân ngày sinh nhật làm cho không riêng gì Minđơrít lo lắng. Một lát sau vợ chồng Kanman vội vã chia tay với mọi người ra về....

         Khi còn đứng đợi xe ngoài phố, Enli bực bội nói với chồng :
       - Anh đưa em đến đâu thế này hả ? Tay Bôiden này chỉ là một thằng điên không hơn không kém! Mỗi câu của hắn nói ra có thể làm người ta mất đầu như chơi... Họ ngồi bên bếp lò trong phòng, uống cà phê và bàn luận những chuyện như vậy thật là đáng sợ… Anh hãy hứa với em đi, chúng ta sẽ không bao giờ gặp hắn nữa…..

        Cho đến lúc đã về đến tận nhà mà cô ta vẫn không thế bình tâm được :
       - Sao lại có thể như thế được kia chứ ! — Cô ta rít lên — Những con người trí thức được bảo đảm mọi thứ lại đi kháo chuyện với nhau như trong cuộc họp của cộng sản... Tôi đã nắm được ác ý trong những lời nói của họ. Cũng may là chúng ta về sớm……..

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #68 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2019, 07:37:02 pm »

   


   ... Vào cuối năm 1939, Acvít Khanac một lần nữa lại đến Mátxcơva trong thành phần của phái đoàn thương mại Đức. Tại đây đã diễn ra cuộc hội đàm về việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa hai nước. Khanac trở về lòng nặng trĩu vì linh cảm thấy những sự kiện đáng sợ sắp bùng lên không sao ngăn nổi. Anh lập tức gọi điện thoại cho các bạn để cùng họ chia xẻ nỗi ưu tư trong lòng. Kết luận chính mà anh rút ra được từ chuyến đi Mátxcơva là hiệp ước của Hítle ký kết với nước Nga Xô viết không bền vững.

        Khanac sống ở Griunhevan nên Bôiden đi một mạch từ cơ quan bộ tới nhà anh. Libéctac hứa đến muộn hơn một chút. Bôiden, cởi áo khoác ra xong vội đi vào phòng khách nơi mọi người đang chờ đợi anh. Tại đây đã có Acvít và Ađam Kútkhốp, nhà thơ và là nhà viết kịch, người chỉ đạo một trong những nhà hát của Béclanh. Kútkhốp là một người đã đứng tuổi có khuôn mặt rộng, đẫy đà. Ông đến đây cùng với vợ là Grêta. Vừa mới tới nơi, bà vợ lập tức vào trong nhà cùng với Minđơrít lo việc nấu nướng.

      - Các vị ạ — Acvít nói — ta tranh thủ lúc chỉ có ba người chúng ta với nhau. Kết luận đầu tiên mà tôi rút ra từ chuyến đi Mátxcơva là hiệp ước Đức — Liên xô chỉ là tạm thời. Đoàn thương mại của ta tìm cách gạt bỏ không cung cấp cho Liên xô những vật liệu chiến lược... Tôi chưa khẳng định được bao giờ thì sẽ bùng nổ chiến tranh, một năm hay mấy tháng nữa, nhưng cách xử sự của phái đoàn ta làm tôi lo lắng. Hẳn là đoàn đã nhận được chỉ thị bằng mọi cách ngầm phá hoại bất kỳ lời đề nghị nào của phía Liên xô đưa ra. Các anh có hiểu như thế là thế nào không…Một cuộc chiến tranh lớn, bẩn thỉu. Cần phải chuẩn bị cho mọi sự kiện ghê sợ để có thể chuyển sang hành động vào bất cứ lúc nào...

      - Ta cần phải hành động – Bôiden nói – Trong lúc chúng ta chỉ chống một cách trìu tượng; ngồi trong phòng khách bên tách cà-phê bàn luận về sự thối nát của chủ nghĩa quốc xã, kể chuyện tếu về Hítle thì những người cộng sản lại không làm như vậy. Họ tiếp tục bí mật đấu tranh viết truyền đơn kêu gọi, tập hợp lực lượng….

       - Đừng nôn nóng Bôiden ạ — Khanac ôn tồn nói — Cái gì cũng cần phải có thời gian chứ.

      - Tôi có thể chịu trách nhiệm về việc viết truyền đơn — nghĩ một lát Ađam Cútkhốp nói tiếp — Cái này làm cũng giống như viết thơ văn thôi. Chúng ta cần phải có người của mình ở khắp mọi chỗ: tại các cơ quan, trong chính phủ, trong quân đội để nắm được các vấn đề, biết được ý đồ của Hítle...

      - Và chống lại hắn! — Bôiden lại nói to lên.

      - Chuyện này không đơn giản đâu — Cútkhốp lưu ý

       Họ bàn bạc về công việc cụ thể của nhóm bí mật chống phát xít vừa mới được thành lập và đi đến một vấn đề quan trọng nhất : tiếp xúc với nhà nước xã hội chủ nghĩa để tiêu diệt chế độ phát xít. Họ tin tưởng rằng bằng cách ấy, họ có thể bảo vệ được những quyền lợi cơ bản của tổ quốc mình vì họ đã thấy chủ nghĩa phát xít đang đưa nước Đức đến chỗ diệt vong.

       Ngoài lối vào vang lên tiếng chuông — Libéctac đến. Một phút sau, chị đã có mặt trong phòng khách.

      - Chà hóa ra các người lại đang âm mưu như thế này đây — chị vui vẻ nói — ngồi chễm chệ trong phòng khách, lại đèn đuốc sáng choang….Lẽ ra các anh phải vào trong  một căn hầm thật tối thắp nến lên, dựng cao cổ áo, đội mũ phớt che kín mặt. Như thế mới đúng sách và mới lãng mạn chứ !....

        Libéctac tham dự tất cả các công việc của chồng. Chị cùng anh chia xẻ niềm tin và chị cũng căm ghét chủ nghĩa quốc xã như anh...

      - Nói tóm lại, thưa các vị — chị nói... — Các vị nói chuyện chính trị như thế là đủ rồi, Minđơrít đang mời các vị vào bàn ăn đấy... ..


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #69 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2019, 07:42:59 am »

  

       4.




      Sau khi trở về Đức, Inda Schiôbe lâm vào tình trạng khó khăn. Mẹ của chị sống ở Béc-lanh trong một căn nhà thuận tiện, nhưng trong lần gặp gỡ cuối cùng, Cuốc khuyên chị nên ở riêng. Không nên để liên lụy đến gia đình, hơn nữa nhà mẹ chị ở lại không có điện thoại — Cái đó cũng có ý nghĩa lắm chứ.

      Chị đã giải thích cho bà mẹ như sau :
      - Mẹ ơi, mẹ có biết không — chị nói với bà cụ sau khi trở về Béclanh được vài hôm — con nghĩ là con nên ở riêng ra dù là chỉ tạm thời thôi mẹ ạ. Con sẽ làm việc trong nhà xuất bản nên không thể không có điện thoại được.. Sau này con sẽ tìm nhà khác và mẹ con ta lại sống bên nhau. Mẹ thấy thế có được không hả mẹ ?

       Mẹ chị rất buồn nhưng cũng phải đồng ý. Công việc như thế thì làm thế nào mà lại có thể thiếu điện thoại được. Thế nhưng Inda vẫn chưa tìm được công ăn việc làm, Sêlia hứa tìm việc cho chị trong Bộ Ngoại giao nhưng cũng chưa đâu vào đâu cả. Bản thân Sêlia cũng gặp chuyện không may. Có kẻ nào đó đã bép xép trong bộ rằng Ruđônphơ phôn Sêlia có thái độ thân thiện với người Ba lan, rằng ông không muốn gia nhập đảng. Vì những lý do đó mà ông không thể giữ những chức vụ cao như đã được bổ nhiệm….Người ta còn bàn tán là hình như sẽ có ai đó thế vào chỗ của Sêlia. Nhưng những kẻ ganh tỵ đâu có biết Sêlia từ lâu lắm rồi, khi còn ở Ba lan, đã là đảng viên của đảng quốc xã. Trong một thời gian dài Sêlia không hề hay biết tí gì về những âm mưu gây hại cho mình nhưng khi được biết thì ông đã kiêu hãnh nói :
      - Tôi không biết các ngài thế nào chứ tôi thì từ lâu, tôi đã là đảng viên của đảng dân tộc xã hội (quốc xã), ngay từ khi quốc trưởng lên lãnh đạo nhà nước kia. Đây, thẻ đảng của tôi đây. Hả dạ trước sự bối rối của những người cùng cơ quan, ông lấy tấm thẻ từ trong túi ra và làm như đóng kịch, ông mở nó ra, giơ cao lên trên đầu cho mọi người thấy — Tôi không ưa quảng cáo lòng trung thành của mình đối với quốc trưởng! Tôi sẽ chứng minh cho các ngài thấy bằng việc làm. Ngoài ra, tôi có vinh dự đứng trong đội xung kích. Đây là chứng minh thư của tôi. Hailơ Hítle !

       Danh giá của Ruđônphơ phôn Sêlia, nhà ngoại giao đảng quốc xã trung thành với dân tộc được phục hồi còn nhờ vào bản báo cáo về tình hình tại Ba lan do ông cùng với Môntke chuẩn bị. Cựu đại sứ tại Vácsava và tham tán thứ nhất của ông ta đã viết cuốn "Sách trắng” về những nguyên nhân dẫn đến việc nước Đức Hítle tiêu diệt nhà nước Ba lan. Cuốn sách được viết theo tinh thần những bài phát biểu của Hítle, Gơrinh và Gơben. Cuốn sách cũng trích dẫn tràng giang đại hải những lời của Ribentrốp làm hắn ta rất khoái chí khi đọc những trang sách này. Vị Bộ trưởng Ngoại giao phôn Ribentrốp này là một kẻ rất hám danh và thế là "Sách trắng” đã được xuất bản với số ấn bản rất lớn. Tất cả những mối hoài nghi về lòng trung thực của Ruđônphơ phôn Sêlia đối với chế độ quốc xã bị xua tan.

       Vì bận giải quyết những việc riêng của mình nên phôn Sêlia chưa thể tìm việc cho Inda trong bộ ngoại giao được. Hoàn cảnh éo le trên đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của chị. Inda không thể thuê một căn nhà riêng thuận lợi cho công tác bí mật vì những nhà như thế giá rất cao và không thể nào tránh được con mắt nghi ngờ của những kẻ đầu óc hẹp hòi. Họ sẽ tò mò tọc mạch : cái ả nhà báo thất nghiệp ấy lấy đâu ra tiền mà lại đi thuê một căn nhà sang trọng đắt tiền như vậy ?

       Nhưng điều làm chị lo lắng nhất là việc mất liên lạc với trung tâm. Chị biết Pôn, nhưng giờ đây anh ta đã rời đi nơi khác không còn ở trong thành phố nữa. Anh đã báo trước cho chị là sẽ có một người khác đến thay anh. Pôn để lại cho chị mật khẩu, nói rõ địa điểm gặp gỡ và những tín hiệu quy ước sẽ phát cho chị khi cần nhưng chị chờ mãi mà vẫn không thấy tín hiệu.

       Mãi đến mùa đông, vào những ngày gần lễ giáng sinh Inda mới nhận đươcj một bưu ảnh chúc mừng, một bưu ảnh trong số hàng trăm nghìn bưu ảnh khác nhân dịp lễ giáng sinh xếp đầy trên các ngăn tủ của nhà bưu điện. Trên nền xanh lơ láng bóng của tấm bưu ảnh là một cành thông màu lá mạ điểm những bông tuyết lấp lánh, trên cành treo một cái chuông bạc con, một ngọn nến đang cháy và ông già tuyết tươi cười đem hạnh phúc và niềm vui đến cho mọi người.

        Một người không quen biết chúc mừng Inda nhân ngày lễ. Chữ ký chẳng rõ là của ai nhưng Inda sung sướng nhận tấm bưu ảnh đó cứ như là nó từ tay một người bạn thân thiết nhất gửi đến. Chị nhìn vào con dấu bưu ảnh gửi ngày hôm qua. Nghĩa là phải cộng thêm tám ngày nữa. Chị tính đốt ngón tay — ngày hôm đó là giao thừa. Như vậy cuộc gặp gỡ sẽ vào lúc 5 giờ chiều ngày cuối năm hoặc có thể vào ngày hôm sau nhưng muộn giờ hơn nếu như cuộc gặp gỡ đầu tiên vì lý do gì đó không thành...

      Ngoài đường phố tuyết bay mù mịt. Những đống tuyết trắng như bông nằm cạnh cầu thang lối vào ga tàu điện ngầm. Inda trùm lên người chiếc áo măng-tô lông vội vàng đi vào ga tàu điện ngầm Alếcxăngđeplat và mất hút trong dòng người đang chuyển tàu. Đứng năm giờ, chị đã có mặt trước tủ kính một cửa hiệu nhỏ bán tặng phẩm sinh nhật và ngay lúc đó chị nghe thấy có tiếng người hỏi:   .
       - Xin lỗi bà, hình như chúng ta đã gặp nhau ở Bécnơ rồi thì phải?

       - Tôi chưa bao giờ sống ở Bécnơ — Inda trả lời bằng một câu chị đã thuộc lòng.

      Trước mặt chị là một người đàn ông trung niên ăn mặc bảnh bao, tay xách cặp và một gói bọc cẩn thận.

       - Nhưng bà thường lui tới Bécnơ, tôi có gặp bà ở đó...

      - Vâng, đúng thế, tôi có bà con ở đó.

      Mật khẩu đúng từng chữ một. Inda mỉm cười:
      - Có thế mới phải chứ ! —Chị thốt lên.

      - Hãy gọi tôi là Vinli. Chúng ta đi dạo phố một lát nhé!

      Vinli khoác tay Inda và họ cùng nhau đi ra sân ga. Đầu tiên họ lên tàu đi về hướng Phrinphuốc —Anle. Đi được một ga, hai người xuống tàu và lên một chiếc tàu ngược chiều quay Irở lại.....
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM