Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:42:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình  (Đọc 66178 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #50 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2017, 12:51:43 am »

   
       Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gần kết thúc, nhưng trước đó nó đã kịp bắt đi người học trò vừa mới ra trường. Sanđô bị gọi vào quân đội. Học xong trường trung học, Sanđô trở thành học viên của trường pháo binh. Đế chế Lôxkút của Phrants Iôxip sụp đổ, đất nước sôi động. Khắp nơi đâu đâu cũng diễn ra những cuộc tranh luận về chính trị - trong tàu điện, trong những tiệm cà phê của thành phố, giữa những người khách mang tên "những nhà chiến lược quán cà phê”. Những người lính bị bắt làm tù binh được thả từ Nga về đã có tác động rất lớn tới tâm trí mọi người. Họ là những người được tận mắt chứng kiến nước Nga mới, những người đích thân tham gia cách mạng và tuyên truyền tư tưởng của nó. Những người lính "mang bệnh truyền nhiễm của bônsêvích ” đã bị cách ly, bị giữ lại trong quân đội, không cho về nhà. Thế nhưng rồi đâu vẫn hoàn đó— những lời lẽ của họ đã làm sôi động trái tim, khối óc nhiều người.   

       Vào những năm đó, trong cuộc sống của Sanđô đã xảy ra những sự kiện có ảnh hưởng tới quan điểm sau này của anh.

       Tháng 12 năm 1918, anh pháo binh Sanđô gia nhập đảng cộng sản Hunggari. Sau đó mấy tháng, nước Hunggari tuyên bố là nước Cộng hòa Xô viết Hunggari nhưng tồn tại không được lâu. Những người bảo vệ nước cộng hòa buộc phải chống trả không chỉ những thế lực phản động trong nước. Ở biên giới, bọn can thiệp đã rình rập —quân Pháp, quân Rumani và quân Tiệp...

       Để chống lại các lực lượng phản động, nước cộng hòa Hunggari đã thành lập các đơn vị Hồng quân. Những trung đoàn quốc tế cộng sản xuất hiện bao gồm những người Xlôvaki, Tiệp, Rumani, Bungari và Ukraina ,.. những người có ý chí cách mạng và những người lính tù binh Nga... Tất cả cùng có chung một lý tưởng cách mạng. Anh lính pháo binh mười chín tuổi Sanđô đến nhận nhiệm vụ tại một sư đoàn mới thành lập. Sư đoàn đã chiến đấu phòng ngự cùng với những người thợ mỏ của thành phố bên cạnh. Vợ con những ngươi thợ mỏ đã mang cơm nước đến tận chiến hào cho họ. Tiếp sau đó là những trận đánh khốc liệt, đẫm máu không phân thắng bại. Nhưng chẳng bao lâu, cuộc chiến đấu chấm dứt—lực lượng quân xâm lược Rumani kéo vào Buđapest. Nước Cộng hòa Xô viết Hunggari không còn tồn tại nữa. Những cuộc khủng bố tàn khốc của bọn Khôchice bắt đầu.

       Trong những ngày cuối cùng của nước Cộng hòa, Sanđô đã sống và chiến đấu tại Buđapest. Buđa là khu vực duy nhất của thủ đô vẫn chưa bị bọn can thiệp Rumani chiếm đóng. Khi được biết sẽ có một chuyến tàu xuất phát từ đó, các chiến sĩ bảo vệ cuối cùng đã quyết định vượt tới nhà ga phía nam. Tàu này sẽ đi đâu thì chẳng một ai biết, nhưng cái đó không quan trọng, miễn sao rời khỏi thủ đô đang bị bọn khủng bố bao vây là được.

      Trước lúc rời thành phố, Sanđô còn kịp rẽ qua nhà ở Uipest. Anh tạm biệt bố mẹ rồi đi vòng ra sau nhà, bí mật giấu tấm thẻ đảng viên trong vườn. Sanđô tin rằng chẳng bao lâu nữa anh sẽ trở lại quê hương, nhưng chuyện đó mãi ba mươi sáu năm sau anh mới làm được….

      Tại nhà ga, những người bảo vệ thành phố phải chật vật lắm mới len vào được các toa tàu đã chật cứng. Tới ga ngoại thành, đoàn tàu bị bắn nhưng người lái tàu vẫn mở hết tốc lực khi qua Kerenpherđ. Đến đêm thì đoàn tàu tới được Balatôn. Sanđô đã xuống tàu và ẩn náu ở chỗ những người bạn của anh tại vùng đó. Sự khủng bố nhanh chóng lan ra khắp đất nước – những chiến sĩ bảo vệ bị đêm ra bắn và treo cổ. Những cuộc vây ráp diễn ra suốt ngày đêm.

      Sau khi kiếm được một số giấy tờ, Sanđô quyết định sang nước Áo láng giềng. Tới ga biên giới anh bị bắt do có sự nhầm lẫn của bọn săn lùng : chúng tưởng anh là một người nào đó chúng định bắt. Chúng bỏ ngoài tai mọi lời thanh minh của anh. Sanđô bị chúng lôi ra khỏi toa tàu và giễu cợt xem anh thích được treo cổ trên cây nào. Rồi chúng ra lệnh đem anh ra bắn, nhưng rất may là Sanđô bỗng trông thấy trong đám đông có một người quen ở Uipest và người này khẳng định rằng có biết anh là Sanđô Rađô. Thế là anh được tha ra. Ngay lúc đó người phụ trách đoàn tàu kêu. lên : — Muộn giờ mất rồi, ai là người chịu trách nhiệm về việc này chứ ? Phải chấp hành đúng giờ giấc nội qui... Sanđô vội lao lên bậc lên xuống của toa tàu chẳng kịp lấy lại chứng minh thư nữa.   

      Sang đến đất Áo mọi chuyện đã dễ dàng hơn, mặc dù trong túi Sanđô chỉ có một thứ giấy tờ duy nhất là một chiếc vé tàu điện tháng Budapest đã quá hạn, nhưng được cái là có ảnh kèm theo. Rất may cho anh là bọn lính biên phòng lại không biết tiếng Hung-gari. Chúng soi đèn xem trong lúc nhá nhem tối và tưởng nhầm đó là chứng minh thư thật...

      Sanđô ra quảng trường gần ga. Bây giờ anh hoàn toàn không có bạn bè mà cũng chẳng có người thân thích. Nửa giờ sau, con tàu chuyển bánh đi Viên. Và thế là Sanđô bắt đầu cuộc sống của một người tị nạn chính trị trong nhiều năm dài đằng đẵng……


.......................
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #51 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2017, 06:39:59 pm »

 


      2.


      Quán cà phê "Khêrenkhốp” nằm trong một biệt thự cũ tại Viên với những căn nhà mát mẻ, trần cuốn vòm, tường ốp gỗ sồi ngâm đen nhánh và những bức khắc gỗ cổ.

      Cái tên "Thái ấp điền chủ” của quán cà phê, nơi những kiều dân Hung thường tụ tập, trở thành chuyện khôi hài cho khách vãng lai và là cái cớ làm nảy sinh thường xuyên những câu chuyện cười thâm thúy. Cái tên đó thích hợp làm sao với tình cảnh của những người dân tỵ nạn luôn sống bấp bênh và tự hạn chế mình về nhiều mặt. Ở đây lúc nào cũng rất đông khách. Một số người ngồi hàng giờ với mỗi một ly cà phê, đọc báo hoặc viết bài để tiêu khiển và có khi lại nhận cả bưu phẩm tại đây vì không phải tất cả kiều dân đều có địa chỉ cố định.

      Sanđô cũng là một trong những khách hàng quen thuộc của quán cà phê này. Anh đã trốn chạy từ Buđapét
tới Viên, sống vất vưởng ở đây mấy tháng nay rồi vì không kiếm được công ăn việc làm ổn định. Anh đã dự giảng ở trường đại học, tập viết báo và cứ chiều chiều lại đến quán "Khêrenkhốp”.

      Một hôm vào cuối năm hai mươi, Sanđô đã gặp Kxavơ Saphgốt — "Bá tước đỏ” một người mà anh đã bắt quen sau khi đặt chân tới Viên không lâu. Quả thực vì bá tước này xuất thân từ một gia đình dòng dõi quý tộc Đức. Trong thời gian chiến tranh, Saphgốt đã bị Nga bắt làm tù binh, sau đó đi theo bônsêvích và trở về phương Tây với tư cách là người của nước Nga mới. Từ xa, Sanđô đã nhận ra thân hình cao lồng ngồng của Saphgốt tóc vàng cùng đi với một người còn trẻ mà Sanđô không quen biết. Saphgốt đưa mắt tìm chỗ trống và trông thấy Sanđô liền tươi cười vẫy chào.

     Họ ngồi vào bàn và Saphgốt giới thiệu :
     - Các anh hãy làm quen với nhau đi, đây là Kônxtantin Umanxki đại diện toàn quyền ngành nghệ thuật Xô viết... Anh ấy từ Mátxcơva tới đấy.

      Trước mặt Sanđô là một người còn rất trẻ nhưng có vẻ chín chắn. Anh ta nói tiếng Đức rất trơn tru và kể rằng anh đến Áo là để tuyên truyền nghệ thuật Xô viết theo sự ủy nhiệm cua trưởng ban văn hóa Lunatsácxki. Hiện nay, anh đang làm phiên dịch trong Bộ Ngoại-giao Áo.

     - Tôi được bố trí công tác cũng là nhờ vào sự giúp đỡ của ngài bá tước đấy — Umanxki gật đầu chỉ vào Saphgốt— Ngài Kxavơ có quan hệ rất rộng trong bộ.   

     Cuối buổi nói chuyện bá tước đỏ nói với Umanxki :
     - Anh Kồnxtantin này, tôi nghĩ rằng Sanđô có thể giúp anh về công việc của hãng thông tấn đấy….. Anh hãy nói cho anh ấy biết ý định của mình đi.

     Ý định đó như sau : Bộ ngoại giao Áo hàng ngày nhận tin tức từ Mátxcơva gửi về. Trong Bộ Ngoại giao có cả đài vô tuyến đặc biệt nữa. Nhưng những bức điện báo thu được không làm sao có thể đem ra sử dụng được. Umanxki đã cố công miệt mài dịch chúng ra nhưng rồi cũng đành xếp xó. Giá như có người đem in những bức điện đó và đóng thành tập san gửi cho các ban biên tập...

      — Nhưng ta lấy đâu ra tiền để làm việc đó bây giờ ? — Sanđô hỏi.

      - Vấn đề là ở chỗ đó, chúng tôi chưa có quan hệ ngoại giao với các nước khác, còn bản thân chúng tôi ở đây chỉ là những cá nhân. Hiện thời chúng tôi chỉ có Đgiôn Rít là tham tán độc nhất của nhà nước Xô-viết, ủy ban nhân dân Xô-Viết giao cho anh ta làm lãnh sự tại Nữu ước. Ngoài ra còn có Lítvinốp làm đại diện cho Liên đoàn Trung ương ở Thụy điển...

      Trong những lần gặp gỡ khác, ý định đó lại được đề cập tới. Dần dần một kế hoạch được hình thành : cần phải viết thư sang Stốckhôm nhờ Litvinốp giúp đỡ. Họ viết thơ gởi đi và bắt đầu chờ đợi.

      Đã mấy tháng trôi qua nhưng vẫn chưa thấy tăm hơi như trả lời. Kế hoạch đề ra đang dần dần bị lãng quên thì chợt một hôm Sanđô nhận được lời mời "Viner Bank Pherây” tới có chuyện.

      Ngày hôm sau Sanđô đã ngồi trong chiếc ghế bành sang trọng bên ly cà phê, còn chủ nhà băng đĩnh đạc ngậm điếu xì gà trên môi nói với anh :   
      - Ngài Rađô ạ, tôi hy vọng rằng rồi đây ngân hàng chúng tôi sẽ đáp ứng được sự quan tâm của ngài…..Ngân hàng chúng tôi rất có kinh nghiệm, nhất là trong hoạt động thương mại.... Ngài có thể tin như vậy... Chúng tôi xin bảo đảm hoàn toàn...   

      So với viên giám đốc nhà băng, Sanđô chỉ là một đứa trẻ, thế nhưng ông ta lại hơi có vẻ xun xoe trước mặt anh.
 
     Sau đó, ông ta đưa cho Sanđô một tờ séc chuyển khoản với số tiền là mười nghìn cuaron Thụy điển từ Liên đoàn trung tâm chuyển đến.

      Số tiền này đã đặt nền móng cho việc thành lập Thông tấn xã mang tên "Rosta Vin”. Chủ biên tập là Saphgốt, thư ký biên tập là Umanxki còn Sanđô là người sáng lập.

      Ít lâu sau, họ bắt đầu thuê một căn phòng thuận tiện cho công việc tại trung tâm Viên và bắt tay vào việc tuyển chọn nhân viên, chủ yếu là lực lượng phiên dịch. Hãng thông tấn bắt đầu cho in những tập san của mình. Nhưng để những tập san này có thể ra mắt bạn đọc còn cần phải giải quyết một số vấn đề cấp bách. Trước hết là phải thỏa thuận với người phụ trách đài vô tuyến tại Balgandplats để nhận những bản điện báo của Mátxcơva. Ông ta đòi trả năm mươi đô la một tháng cho mình và cho các nhân viên điện đài. Số tiền này chẳng đáng là bao nhưng đối với một nước như Áo sau những năm chiến tranh tàn phá và lạm phát thì có giá trị rất lớn. Và lần này cũng nhờ bá tước Sarphgốt giúp đỡ mà Sanđô đã nhận được giấy phép vào nơi đặt đài vô tuyến ở Bộ Ngoại giao.  Mỗi buổi sáng, Sanđô lại qua đấy với danh nghĩa là đại diện ngoại giao của Đại sứ quán “Êtiôpi” không hề có tại Viên lúc bấy giờ….

      Tập san tin tức với những tư liệu nói về sự thật ở nước Nga Xô-viết chẳng mấy chốc đã nổi tiếng khắp nơi. Nó được gửi tới các tờ báo của nhiều nước trên thế giới. Cuộc phong tỏa tư tưởng đối với Mátxcơva đã bị phá vỡ.
   
      Tiếp đó, Sanđô được mời tới Mátxcơva dự Hội nghị Quốc tế Cộng sản với tư cách là đại diện của hãng Thông tấn. Anh đi cùng với Umanxki và tất nhiên là phải đi bí mật sau khi đã xoay được giấy tờ mạo danh những chủ trại nuôi ngựa Áo đang quan tâm đến giống ngựa thuần chủng của Nga.

     Lúc đầu mọi chuyện đều ổn thỏa nhưng khi tới ga biên giới Litva thì suýt nữa bị tai vạ. Đoàn tàu chở "những chủ trại nuôi ngựa” tới Mátxcơva đã đến ga và chỉ còn qua kiểm tra thuế quan nữa là xong. Viên sĩ quan kiểm tra đứng ra gọi tên hành khách theo danh sách. Umanxki bỗng nhiên lo lắng hỏi thầm Sanđô :
      - Này, họ của tôi là gì nhỉ ?...Tôi quên khuấy mất rồi…

      Sanđô Rađô cũng lại không nhớ nốt.
      -  Anh cứ làm ra vẻ điếc đi — anh khuyên bạn.

     Rất may là lúc gọi đến họ tên mình Umanxki nhớ lại được ngay.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #52 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2017, 03:07:54 pm »

     

      Sanđô lần đầu tiên đặt chân lên nước Nga Xô-viết lòng tràn đầy lạc quan. Cái gì đối với anh cũng mới lạ. Anh ngắm nhìn tất cả với con mắt ngạc nhiên sung sướng mặc dù đất nước mà anh khao khát được tới thăm vẫn còn hết sức khó khăn trong cảnh tàn phá, đói nghèo. Khi tàu chạy đến đâu đó gần vùng Xebegiơ thì dừng lại giữa đường và đội phục vụ tàu, những người lái tàu và các hành khách tự nguyện đã bắt tay vào việc cưa gỗ, chặt cành và chuyên chở những cây củi nặng vào toa than. Sanđô Rađô và những người đi dự Hội nghị Quốc tế Cộng sản đã hết sức nhiệt tình tham gia vào việc này. Sanđô cho rằng như thế là anh cũng như tất cả nước Nga đã góp sức mình tham gia khôi phục lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá.

      Ở Mátxcơva cũng còn nhiều khó khăn. Các đại biểu dự hội nghị được cấp phát phần lưong khô it ỏi : mỗi ngày một con cá trích, mười điếu thuốc lá và một miếng bánh mì đen. Trong thành phố lại đang có dịch thương hàn, thời tiết mùa hè oi bức và thêm vào đó, nạn đói đang lan nhanh từ phía Đông, từ vùng Pôtvôgiơ tới. Sanđô không thể tưởng tượng được rằng Mátxcơva lại gặp khó khăn, rằng cuộc đấu tranh đòi hỏi phải có sự nỗ lực hết mức như vậy. Nhưng những con người ở đây mới diệu kỳ làm sao ! Quan hệ giữa người với người trong đất nước kỳ Iạ này mới tuyệt vời làm sao ! Đất nước này được động viên, cổ vũ bằng một tương lai tươi sáng, rộng mở, vượt qua tất cả những khó khăn vất vả của cuộc sống hôm nay. Sanđô rất thích câu nói của người Nga "Vưđiugim !” (Chúng ta sẽ đứng vững được!). Những người mà anh gặp ở nước Nga đã trả lời tất cả những gian khổ trong cuộc sống bằng "Vưđiugim”. Họ tin tưởng vào tương lai của mình và điều đó đã ban cho họ sức mạnh.

      Cũng tại Mátxcơva anh đã được vinh dự nghe Lê-nin nói chuyện và được chuyện trò với Người. Người Cộng sản Hunggari đã tự chọn cho mình nghề đồ bản, trong chuyến đi này vẫn không quên chuyện cũ. Trong cuộc hội nghị, anh gặp một người bạn cùng ngành người Liên xô và tìm cách gặp để nói chuyện về chuyên môn nhưng họ không làm thế nào để hiểu nhau được. Người đối thoại của anh không biết tiếng Hung còn anh, lạí mới bắt đầu học tiếng Nga. Sanđô rất cần một tấm bản đồ Liên xô nhưng chịu không sao diễn đạt được ý mình. Họ làm điệu bộ, mỉm cười với nhau và nhún vai. Đúng lúc đó, Lênin đang đi qua hành lang. Thấy hai người đang nói chuyện bằng điệu bộ, Người liền dừng lại và hỏi :
      - Liệu tôi có thể giúp được gì cho các đồng chí không nhỉ ?—Người nói — Đồng chí nói tiếng Đức hay tiếng Pháp ? Đồng chí định nói gì thế ?

      Sanđô liền dùng tiếng Đức để giải thích rằng anh là nhà đồ bản người Hung, rằng anh muốn vẽ bản đồ nước Nga để đem in ở Hung hoặc Áo nhưng không thể tìm đâu ra những tài liệu cần thiết...

       Rađô từ Mátxcơva về mang theo hàng tập bản đồ. Anh cùng với Umanxki qua Lêningrát trên đường về nước. Dọc đại lộ Nêva cỏ mọc um tùm, thành phố trông còn hoang tàn hơn cả Mátxcơva. Nhưng con người ở đây cùng làm việc hăng say và quên mình không kém.

       Trên đường tới Talin, hai người "chủ trại nuôi ngựa” đã lâm vào một tình thế khó xử. Sau khi đã làm quen với những người cùng đi trong toa, họ bèn nói chuyện về nghề nghiệp của mình đúng như trong giấy tờ. Và thật không may cho họ, những người này lại chính là những nhà buôn chuyên mua ngựa cho trường đua. Thế là các ông lái ngựa sôi nổi hẳn lên khi biết hai chàng trai trẻ cũng là đồng nghiệp của họ. Họ bắt đầu hỏi chuyện về tình hình làm ăn nhưng cả Sanđô lẫn Umanxki đều tịt mít không biết tí gì về giống ngựa thuần chủng, về môn thể thao đua ngựa, và tên gọi của các loại ngựa đua nổi tiếng... Cả hai đều ấp úng trả lời chẳng ra đâu vào đâu cả. Vì sợ bị phát hiện nên hai người phải kiếm cớ để xuống tàu và thế là suốt cả ngày hôm đó, hai người ngồi tán gẫu cho qua ngày để chờ chuyến tàu sau. Ngày hôm sau họ mới lên tàu qua biên giới.

       Mãi nhiều tháng sau, Rađô mới có thể bắt tay vào làm cái nghề đồ bản mà anh ưa thích. Việc bao vây phong tỏa nước Nga dần dần giảm đi và tại Viên đã có mặt Đại sứ quán Liên xô. Một tùy viên báo chí từ Mátxcơva tới đã đảm nhiệm việc phụ trách hãng thông  tấn "Roxta Vin”. Giờ đây người kiều dân Hunggari mới có thời gian rảnh rỗi để học xong chuyên môn của mình. Sau đó anh lên đường đi Béclanh, nhưng trước chuyến đi này anh đã làm quen với một cô gái tuyệt vời người Bức tên là Êlêna Laden, người sau này trở thành vợ anh.

      Êlêna Laden là một cô gái tóc vàng, vóc người mảnh dẻ với những đường nét tuyệt mỹ. Cô gái sôi nổi không hề biết sợ là gì của vùng ngoại ô Béclanh này dường như sinh ra để làm công tác cách mạng. Cùng với chị gái của mình là Guxta, cô rất thán phục Các Lépnếch. Êlêna là người giúp việc cho Lépnếch, một cô nhân viên bán hàng nhỏ nhắn trong cửa hàng bách hoá tổng hợp Béclanh. Năm mười bảy tuổi, Êlêna đã làm việc trong Đại sứ quán đầu tiên của Liên Xô vừa mới đặt ở đây. Nhưng sau khi cuộc đàm phán ở Brexki bị gián đoạn, chính quyền Đức cắt quan hệ ngoại giao với nước Nga Xô-viết và trục xuất các nhân viên của Đại sứ quán. Để tỏ ý phản đối, Êlêna đã bỏ đi cùng với những nhân viên này, và cô bắt đầu lấy họ Nga Trixchiacôva.

      Êlêna sống ở Mátxcơva không lậu. Cô đã bí mật trở lại Béclanh để mang thư của Lênin gửi cho những người cộng sản Đức đang chuẩn bị đại hội thành lập Đảng của mình. Êlêna đã mạnh dạn đứng lên diễn đàn, tháo lần lót trong của áo bành tô lấy ra một miếng lụa có ghi nội dung bức thư của Lênin và chuyển nó cho chủ tọa giữa những tràng vỗ tay như sấm dậy….

       Cuộc khởi nghĩa của những người Spartác bùng nổ, những trận chiến đấu đã diễn ra trên đường phố Béclanh và sau đó là nỗi cay đắng của thất bại và trận đánh cuối cùng trong trụ sở tờ báo cộng sản "Roté phane”. Trong số những người khởi nghĩa có mặt Êlêna với khẩu súng trường trong tay. Những người khởi nghĩa vừa chiến đấu vừa lui dần lên tầng trên của tòa nhà và mái nhà tòa soạn là nơi cố thủ cuối cùng của họ. Cán cân lực lượng quá chênh lệch, vì thế quân khởi nghĩa quyết định rút lui.

      Trong số những người ở lại cuối cùng có cô gái ngoại ô Béclanh và anh Mêxianô người Ý. Hai người đã ở lại chiến đấu yểm hộ cho cuộc rút lui và di tản những người bị thương. Khi đã bắn hết những viên đạn cuối cùng, hai người chạy theo các mái nhà sang phố bên cạnh và thoát khỏi tay của những kẻ đi lùng bắt họ...   

       Sau đó là công tác bí mật của Đảng và chuyến đi mới sang nước Nga Xô-viết. Đúng lúc đó có cuộc bạo loạn phản cách mạng ở Krônstátxki. Êlêna liền gia nhập hàng ngũ Hồng quân khi chuyến tầu chở những người di tản vừa cặp bến Pêtécbua. Cô gái nhận súng và theo đoàn quân tiến trên băng giá tấn công tới tận dinh lũy của bọn bạo loạn ngoài vịnh.

     Êlêna Laden, cô gái của khu công nhân ngoại ô Béclanh là con người như thế đấy.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #53 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2017, 12:25:46 pm »

     

       Ở Viên, Êlêna làm việc trong phòng "Bancăng”, phòng này được thành lập để liên lạc với các đảng cộng sản trên bán đảo Bancăng. Trưởng phòng là cựu Ủy viên nhân dân của nước Cộng hòa xô viết Hunggari, Bêla Xantô, bạn cũ của Rađô. Ông đã giới thiệu Sanđô với Êlêna để hai người quen nhau cũng tại quán cà phê “Khêrenkhốp” trong một câu lạc bộ bí mật của những người tị nạn chính trị.   

       Trước đây Sanđô và Êlêna chưa hề biết nhau, nhưng tiểu sử của họ lại giống nhau đến mức không ngờ được và cùng phản ánh cụ thể những nắm tháng sôi động của các sự kiện cách mạng ở châu Âu vào những năm hai mươi. Số phận riêng của họ và những thử thách đối với mỗi người gắn chặt với những sự kiện lịch sử phong phú. Giờ đây Sanđô và Êlêna đã ở bên nhau...   

      Từ Béclanh, Radô muốn vào trường đại học nhưng họ không nhận những người có nghi vấn chính trị. Tại Gall vậy. Mãi sau này anh mới được nhận vào trường đại học Ienxki. Sanđô bắt đầu đi nghe giảng còn Êlêna thì làm việc trong một nhà máy thủy tinh ở Tsâysa, nhưng ít lâu sau chị phải đi Lépdích theo nhiệm vụ của Đảng phân công, đến công tác tại Ủy ban cách mạng nước Đức trung lập. Sanđô cũng chuyển tới đó theo Êlêna. Rất may cho anh là lúc này anh đã được chuyển sang trường đại học Lépdích..

      Bước vào năm 1923, nước Đức chuẩn bị cho cuộc cách mạng vô sản. Anh sinh viên Rađô đã dành thời gian cho khoa học và công tác cách mạng. Nhưng lúc đó anh vẫn chưa thể trả lời cho mình câu hỏi : cái chính đối với anh là gì, anh quan tâm đến cái gì hơn. Dĩ nhiên là năm sau thì những vấn đề đó đã rõ ràng....

     Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang, anh sinh viên đồ bản được cử làm tham mưu trưởng của ủy ban Cách mạng, người chỉ huy của đội quân vô sản tại Xắcxôni. Những đội quân như thế được thành lập trong khắp nước Đức. Dưới sự lãnh đạo của Sanđô, lúc này đã có hàng nghìn chiến sĩ vô sản. Mọi người đều hy vọng là đội quân vũ trang này sẽ trở thành hạt nhân của quân đội cách mạng tương lai.

      Trong trường đại học, anh vẫn mang tên là Rađô, nhưng tên trong tổ chức bí mật của anh lại là Vêder. Thời gian này, anh phải bù đầu với công việc tìm kiếm vũ khí, huấn luyện vào theo dõ việc học tập quân sự của đội quân do anh phụ trách. Cuộc khởi nghĩa sẽ phải nổ ra đồng loạt tại Hămbua, Lépdích, Call và tại các thành phố lớn khác của Đức. Sau đó quân đội cách mạng sẽ chuyển sang tấn công vào Béclanh. Tất cả đều chờ đợi tín hiệu hành động. Trong túi của người chỉ huy Vêder đã có chiếc phong bì niêm phong với kế hoạch chiến đấu cụ thể. Sanđô sẽ bóc nó khi có lệnh đồng khởi từ từ Khemnhít đưa tới. Tại Khemnhít đang có cuộc hội nghị của các Ủy ban các nhà máy toàn nước Đức để thông qua quyết định cuối cùng.

      Cái đêm lo âu trước cuộc khởi nghĩa đã đến – ngày 23 tháng 10 năm 1923. Đội quân vũ trang đã có mặt tại các nơi tập kết. Vêder sốt ruột nhìn đồng hồ. Anh chờ mãi mà không thấy giao thông viên đâu cả. Mãi 1 giờ đêm anh ta mới tới mang theo một cái lệnh sửng sốt – hoãn cuộc khởi nghĩa.

      Đại hội các ủy ban nhà máy đã không đi đến quyết định khởi nghĩa vũ trang. Trong số các đại biểu tham dự tại đại hội có nhiều người do dự. Nhưng giờ đây, rất có thể do tự phát mà xảy ra đụng độ. Và thế là Vêder phải lặn lội suốt đêm khắp các phố ở Lépdích  để thuyết phục mọi người quay về nhà và cất giấu vũ khí... Chưa bao giờ trong đời mình Sanđô lại cảm thấy cực nhọc và cay đắng như trong cái đêm tháng mười lạnh lẽo của cuộc khởi nghĩa không thành ấy…

       Lệnh hoãn khởi nghĩa đã được chuyển tới tất cả các bộ tổng tham mưu cách mạng của các thành phố khác trừ Hămbua. Giao thông viên đã không kịp chuyển lệnh tới đây đúng lúc. Dưới sữ lãnh đạo của Ennơst Têlơman, cuộc khởi nghĩa đã nổ ra và bị thất bại…

      Anh sinh viên khoa địa lý đã trở lại trường mà không bị nghi vấn chút nào. Chính quyền và cảnh sát lúc đó cố tìm cho ra cái tên Vêder nhưng rồi cũng đành chịu. Chỉ có một lần thì suýt nữa thì bọn cảnh sát nắm được tung tích của anh. Tổ chức quân sự của các đội quân cách mạng vẫn còn tồn tại. Vào một ngày thu ảm đạm, bọn cảnh sát đã đột nhập vào đại bản doanh và bắt đi tất cả những ai có mặt ở đó. Chúng bắt mọi người mặc áo và đi ra. Nhận lúc nhốn nháo, Sanđô đã nhanh chân lấn sang phòng bên và nhẩy từ cửa sổ tầng hai xuống. Anh tưởng là không cao lắm vì dưới cửa sổ là mái nhà của xưởng thợ nguội... thế nhưng mái nhà đã cũ nát không chịu đựng được sức nặng của anh và thế là Sanđô rơi tọt từ trên mái nhà xuống đất suýt nữa thì đè lên cả các bác thợ đang làm việc ở đấy…

      - Anh ở đâu ra đấy? — một bác thợ già hỏi.

      - Cảnh sát ! - Sanđô hất hàm ra phía cửa sổ bám đầy bụi bặm, bồ hóng của xưởng nguội. Ngoài đường có một chiếc xe cảnh sát nhốt những người bị bắt, trong số này có cả Êlêna...

      Những người công nhân trong xưởng liền dẫn Rađô qua cửa sau ra phía một đường phố khác. Anh nhảy lên một chiếc tàu điện đang chạy ra ngoại thành…

      Vụ đột nhập cùa bọn cảnh sát không đem lại cho chúng kết quả gì. Chúng không phát hiện thấy gì trong đại bản doanh. Những người bị bắt đã được thả ra sau khi kiểm tra giấy tờ. Trong số họ không có ai là Vêder cả.

      Vêder thì biệt tăm nhưng anh sinh viên Rađô vẫn tiếp tục đến trường. Một thời gian sau anh tốt nghiệp và nhận bằng tiến sĩ, trong khi đó bọn phản động vẫn tiếp tục tìm kiếm Vêder, một người ngoại quốc không rõ từ đâu đến và là người chỉ huy của quân đội cách mạng.

      Trước tình hình đó, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đức đã khuyên Rađô nên rời nước Đức và anh đã chuyển sang cư trú tại Liên Xô…

       Năm tháng trôi qua, Sanđô miệt mài trong công tác khoa học. Anh đi khắp đất nước Liên Xô để chuẩn bị xuất bản tấm bản đồ Liên Xô đầu tiên và viết cuốn sách dẫn đường cho các tuyến đường hàng không trong tương lai. Lúc đó, anh công tác tại trường Đại học Kinh tế thế giới. Cả một nước Nga mới rộng bao la đã mở ra trước mắt nhà khoa học trẻ tuổi. Anh đã chứng kiến sự ra đời của thành phố Magnitagor, đã từng tới vùng Kudơnhét, đã đặt chân tới vùng rừng Taiga Xibiri chưa được khảo sát, và lòng anh rạo rực tự hào về đất nước mà anh yêu mến, nơi anh đang nương tựa và cống hiến sức lao động của mình….

............................


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #54 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2017, 10:36:41 am »

      Khi Sanđô trở về Đức thì hình như ở đó người ta đã quên đi Vêder, người chỉ huy những đội quân vũ trang vô sản ở Xắcxôni. Tại Đức, Sanđô tiếp tục theo đuổi ngành khoa học địa lý của mình : anh viết về nước Nga Xô-viết cho nhiều tập Bách khoa toàn thư của Đức, lên bản đồ các vùng của nước cộng hòa Xô-viết mà trước đây phương Tây chưa biết đến, với sự tham gia của nhà đồ bản Sanđô Rađô, nhiều tập bản đồ đã được lưu hành ở các nước khác nhau như ở Anh, ở Pháp…Do có những cống hiến đóng góp đáng kể cho khoa học, Rađô đã được bầu làm hội viên của Hội Địa lý Hoàng gia Anh.

      Vụ cháy nhà Quốc hội và việc bọn Quốc xã lên nắm chính quyền ở Đức xảy ra khi Sanđô đang ở Béclanh. Chiều hôm đó anh đi đón Êlêna tại nhà ga Angaltxki. Chị từ Buđapest trở về sau khi gửi lại hai đứa con nhỏ là Impe và Sanđô cho mẹ mình trong nom hộ. Do tình hình ở Béclanh càng ngày càng phức tạp, nên hai vợ chồng Sanđô đã quyết định đưa con đi gửi càng xa thành phố càng tốt và họ đã làm điều đó kịp thời ...

      Trên đường ra ga, Sanđô đã trông thấy tòa nhà Quốc hội bốc cháy và những nhóm người điên loạn có vũ trang. Chúng đang điên cuồng hò hét kêu gọi trừng trị những ngườicộng sản, Sanđô phải vất vả lắm mới ra được tới ga. Anh gặp Êlêna và báo cáo cho chị biết :
      - Chúng ta không thể về nhà được nữa rồi – Họ đứng lặng yên trên sân ga và suy nghĩ. – Đi đâu bây giờ ?

      - Hay là ta qua đằng chỗ chị Gusta— Êlêna đề nghị. – Ta sẽ ngủ lại đó rồi sau hãy hay.

      Gusta, chị gái của Êlêna gặp họ với vẻ lo lắng. Chị đã biết chuyện gì xảy ra trong thành phố rồi. Sanđô và Êlêna quyết định đáp chuyến tàu sớm đi Lépdích. Ở đó đang có Hội chợ thương mại quốc tế nên họ có hy vọng có thể chạy sang Bỉ với danh nghĩa là khách du lịch đến thăm hội chợ rồi từ đó đi Pari. Trong tay Sanđô có giấy thông hành đi Pháp vì anh sắp tới đó để tham dự hội nghị quốc tế về đồ bản.

       Tại vùng biên giới Akhena, bọn quốc xã ập vào các toa tàu kiểm tra giấy tờ và bắt đi những người bị chúng tình nghi. Sanđô đưa trình giấy tờ : nhà bác học đồ bản cùng vợ đi dự hội nghị quốc tế tại Pari. Cao hứng với quyền hành trong tay, tên quốc xã đóng dấu vào hộ chiếu và vung tay trao lại giấy tờ cho Rađô. Thật là hết sức may mắn…

      Con tàu đã qua biên giới mà hai người vẫn tần ngần bên cửa sổ. Những căn nhà nhỏ xinh xắn, những bãi cỏ bằng phẳng, những ga xép phủ một lớp tuyết mỏng thấp thoáng qua cửa sổ. Tất cả những cảnh thanh bình của nước Bỉ láng giềng này thật trái ngược với cảnh tượng hỗn loạn ở Đức. Hay là cứ tạm nán lại nơi đây bình tâm làm công tác khoa học ?

      - Bây giờ chúng ta sẽ làm gì ở đây ? Sanđô tư lự hỏi..

      - Phải tiếp tục đấu tranh – Êlêna trả lời…

      Họ thuê một căn nhà nhỏ tại Pari gần Vécxây. Cạnh nhà của họ là nhà của nữ văn sĩ Anna Đê gớc cũng chạy từ nước Đức phát-xít sang.

      Họ đã cùng với những người tị nạn chính trị khác trốn khỏi nước Đức thành lập một hang thông tấn lấy tên là “Hãng thông tấn độc lập Inpress”. Ngay trong tập san đầu tiên, họ đã thể hiện rõ quan điểm chống phát xít của mình — họ viết về sự khủng bố điên cuồng trong nước Đức Hítle, về nguy cơ của nền văn minh thế giới trước chủ nghĩa phát-xít hiếu chiến.

       Theo luật pháp của Pháp thì chỉ có công dân Pháp mới có quyền đứng đầu các nhà xuất bản, các cơ quan ấn loát và thế là nhà văn Rơnô đơ Juvơnen đã đồng ý phụ trách "Inpress”. ông là người theo quan điểm tả khuynh, chống chủ nghĩa phát xít và hiểu được nguy cơ của chủ nghĩa phát xít đối với các nước châu Âu.

       Chẳng bao lâu các tập san của "Inpress” đã nổi tiếng trong số các báo chí tiến bộ ở châu Âu. Tập san được xuất bản bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Không riêng gì các ban biên tập sách báo mà ngay cả các giới rộng rãi khác ở Pari, Mácxây, Liông—địch thủ cuả bọn Đức lộng hành, như "Inpress” đã viết— cũng đọc các tập san này.

      Hoạt động của hãng thông tấn độc lập này ngày càng thu hút sự chú ý của các tầng lớp tiến bộ châu Âu. Tại Béclanh người ta cũng biết về nó. Bọn cầm đầu Đức quốc xã trắng trợn đe dọa nhà xuất bản, còn Hítle thì gọi "Inpress" là kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Đức quốc-xã.

        Êgông Écyin Kis lên đường đi Úc. Bạn bè của anh tại Pari tập trung tại nhà ga Liông để tiễn đưa. Bây giờ ở đây đang là mùa thu, mưa rơi lâm thâm, những cơn gió lạnh cuốn đi những chiếc lá cuối cùng trên các thân cành trơ trụi. Chiều dần buông, khách đi đường khép nép dưới những chiếc ô màu đen, ẩm ướt để tránh mưa. Sanđô đi cùng một người bạn ra ga. Họ rất vội vì còn lát nữa là tàu chạy rồi. Họ đi qua Quảng Trường Hữu Nghị với những đài kỷ niệm kiểu Ai cập và những vòi phun, tất cả giờ đây trông hết sức lạc lõng và vô vị dưới làn mưa. Họ đi qua khách sạn "Krilion”. Những lá cờ Nam tư phần phật trong mưa trên cổng ra vào. Pari đang chờ đón hoàng đế Nam Tư Alếchxăng sang thăm. Một chú bé đầu trần, mặc áo bờludong cộc, quấn khăn quàng từ trong góc phố ló ra. Một tay chú giữ đầu khăn che mái tóc ướt, còn tay kia cầm tập báo, rao vang khắp phố :
      - Tin mới nhất đây ! Vụ giết hoàng đế Nam tư tại Mácxây và cái chết của bộ trưởng Bart đây...

       Chú bé bán báo dúi báo vào tay những người đi đường rồi cho vội nhưng đồng xu vào túi tiếp tục đi…

...........................

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #55 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2017, 04:43:48 pm »

      
      Tin giật gân này lan nhanh khắp Pari. Những tiếng rao bán báo cứ lanh lảnh không ngớt cho tới khi Sanđô và người bạn ra tới ga. Họ gặp Kis trên sân ga và trao đổi với nhau trước tiên về cái tin khó mà tưởng tượng hồi ấy :
      - Tôi sẽ không ngạc nhiên — Kis nói — nếu như việc này có bàn tay của bọn khủng bố Béclanh. Chuyện gì chúng nó cũng thọc vào được.

      - Nhưng bọn quân chủ Khorvat cũng có thể giết ông ta được lắm chứ — Sanđô phản đối.

      - Không, không đâu—Êgông Kis cao giọng tư tin —cũng có thể là do bàn tay của bọn Khorvat, nhưng lần theo đầu mối thì vẫn là trò của Hítle mà thôi.... Cần phải nhớ rằng ai là kẻ có lợi trong vụ mưu sát này, Hoàng đế chống lại áp lực của Béclanh. Còn hiệp ước Pháp — Liên xô cũng sẽ chấm dứt sau vụ giết Bart... ai mà lại không hiểu được điều đó cơ chứ..    

      Câu chuyện bị cắt  ngang vì nhân viên nhà ga đã phát tín hiệu và tàu bắt đầu chuyển bánh.

      Những sự kiện tại Mác-xây lập tức ảnh hưởng ngay đến công việc của "Inpress”. Ý chí chống phát xít trong các giới tư sản bắt đầu giảm sút và phe cánh có quan hệ với phát xít Đức thắng thế. Sự xuất hiện của Lavan trong chính phủ Pháp đã làm cho chiều hướng này ngày một tăng lên. Càng ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng "Inpress” sẽ gây ra bất hòa giữa Pháp và Hítle..      

       Tuy làm công tác báo chí nhưng Sanđô vẫn không bỏ nghề đồ bản của mình. Anh hợp tác với nhà xuất bản "Bản đồ lớn Xô-viết” và duy trì mọi liên lạc với hội đồ bản Anh, tham gia các phiên họp trong các hội nghị lớn về địa lý. Sanđô đã tỏ ra rất vui mừng khi được mời tới thăm tòa soạn bản đồ Mátxcơva.

      Sanđô đi bằng tàu thủy tới Lêningrat mà không qua Đức. Tòa soạn nằm ở vùng Dariatte cạnh Hồng trường, trong ngôi nhà của một viên quan cũ, giữa những tòa nhà lợp ngói cũng cổ xưa như thế với những cửa sổ hình tròn có vòm và những lối vào kiến trúc nặng nề. Đây thật là một góc phố tuyệt diệu của Mátxcơva cũ. San đô cảm thấy khoan khoái thả mình trong bầu không khí yên tĩnh của tòa soạn qui mô như một học viện sau những ngày nóng bỏng tại "Inpress” ở Pari.. Những sơ đồ, biểu đồ treo trên bức tường hành lang dài, hẹp, những chồng bản đồ vừa mới in xong, còn thơm mùi mực, tất cả tạo cho anh một cảm giác dễ chịu. Tiếp đó là cuộc gặp gỡ với người bạn cùng nghề Nhicôlai Nhicôlaêvích Baranxki, người có quan hệ công tác với anh trong nhiều năm…

      Trước kia, Baranxki là một nhà cách mạng. Hoạt động khoa học của ông ta bị gián đoạn bởi những lần bị bắt, tù đày và hoạt động bí mật. Chính Baranxki, nhà địa lý cởi mở và dũng cảm hết lòng vì khoa học và cách mạng đã là tấm gương sáng cho nhà khoa học trẻ Hunggari. Đã lâu không gặp nhau, hai người bạn sung sướng ôm chầm lấy nhau và ngồi ngay xuống những tập bản đồ địa lý, kể cho nhau những chuyện họ quan tâm. Hình như chẳng còn có dịp nào tốt hơn để cho hai nhà đồ bản nói chuyện bằng lúc họ ngồi bên những tập bản đồ dầy cộp còn thơm mùi mực in..

      Sau đó là những cuộc gặp gỡ khác, những buổi trao đổi về công tác, những câu chuyện qua điện thoại và tâm sự bạn bè, kiều dân sống ở Liên xô.

       Sanđô trở về khách sạn cũng muộn. Cũng vừa lúc đó có một đồng chí cũ của anh đến chơi. Người này đã  cùng công tác với Sanđô tại Buđapest trước khi nước cộng hòa Xô viết Hunggari bị lật đổ. Khi đề cập "Inpress” Rađô đã kể cho bạn nghe những khó khăn mà hãng đang gặp phải. Người đồng chí của anh nói :
       - Này anh Sanđô, thế anh không cho rằng anh cần phải chuyển sang cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít tích cực hơn ư ?

        Sanđô không hiểu ý bạn.

        - Tôi đã sẵn sàng nhưng bây giờ mà nói về đấu tranh vũ trang thì hãy còn quá sớm.

       - Biết nói làm sao cho anh hiểu bây giờ nhỉ - người bạn nói lảng đi — Các đồng chí rất quan tâm đến anh đấy, cụ thể là đồng chí Xêmen Uritxki.

       - Quan tâm đến tôi à ? — Sanđô ngạc nhiên hỏi — Tôi chỉ là một thường dân thôi thì biết giúp gì cho các đồng chí ấy được nhỉ ?

        - Thú thật là chuyện này thì tôi cũng không rành lắm... nhưng nếu như anh không phản đối thì tôi sẽ giới thiệu anh với các đồng chí ấy. Họ muốn gặp anh.

       Câu chuyện đừng lại ở đó. Người bạn ra về và hứa sẽ gọi điện thoại cho anh. Sanđô phân vân không rõ là có chuyện gì và cuối cùng đi đến kết luận : có thể là chuyện về công tác tình báo chăng. Quyết định về việc này đâu phải bỗng chốc mà xong dễ dàng ngay được.

      Đêm hôm đó anh thao thức mãi. "Tất nhiên nếu đúng như mình dự đoán thì đó là dấu hiệu của sự tin tưởng”, anh thầm nghĩ. Nhưng anh hoàn toàn không hiểu biết gì về việc này cơ mà. Sau này nhỡ ra…

     Bên ngoài cửa sổ trời tối om om, chỉ có những vệt sáng trên cửa kính mờ do ngọn đèn đường lắc lư trong gió hắt vào. Trời đang mưa.  

      Sanđô càng nghĩ về lời đề nghị bất ngờ đó bao nhiêu thì lại càng thêm tin tưởng vào dự đoán của mình bấy nhiêu. Anh sẽ trả lời như thế nào đây ? Lẽ tất nhiên là cần phải đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít một cách tích cực hơn chứ không chỉ hạn chế vào việc vạch mặt bọn chúng…Chủ nghĩa phát xít nhất định sẽ dẫn đến chiến tranh. Đó là một điều tất yếu. Lôgích của sự việc là như vậy. Nhưng liệu anh, một nhà khoa học đồ bản thì có thể làm gì để ngăn chặn chiến tranh được cơ chứ ? Cho dù là chỉ để làm cho chứng bớt hăng máu xâm lược đi. Nhưng cần phải đồng ý. Chẳng phải chính bọn phản cách mạng Hung do Khorchi cầm đầu, cũng ăn cánh với bọn phát xít đó sao. Thôi thôi, hãy mặc cho ai khác chuyên đi sâu vào "khoa học thuần túý “, còn ta trong lúc chủ nghĩa phát-xít đe dọa sự tồn tại của loài người, của văn hóa, văn minh và khoa học thế giới, không thể….

      Đêm đó Rađô đã đi đến một quyết định duy nhất mà anh có thể chấp nhận….

.......................  


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #56 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2017, 08:58:46 pm »

     
       Ngày hôm sau tiếng chuông gọi cửa vang lên. Người bạn tới chỗ anh vào giờ đã định và hai người cùng nhau lên xe đi vào trung tâm thành phố. Họ xuống một phố đông đúc sau đó đi bộ tới góc phố yên tĩnh và leo lên tầng hai của một tòa nhà gạch lớn.

       Một người tầm thước có bộ râu ngắn màu vàng xẫm ra mở cửa và tự giới thiệu là Áctua Kharixtôphôrôvích Actudốp. Bạn của Sanđô cáo từ, không vào nhà. Actudốp nói rằng chỉ một lát nữa Urítxki sẽ tới và mời khách vào nhà. Hai người ngồi vào chiếc bàn tiếp khách đặt cạnh cửa sổ. Actudốp nói :
      - Tôi xin phép đi ngay vào công việc để đồng chí khỏi mất thời gian. Chắc là đồng chí cũng đoán biết được rằng chúng tôi muốn đồng chí tham gia vào cộng tác tình báo. Đồng chí nghĩ thế nào về vấn đề này ?

      - Tôi cũng đoán thế. Suốt đêm qna tôi đã suy nghĩ rồi. Chỉ duy có một điều vẫn còn làm cho tôi lo ngại là liệu tôi có thể giúp ích được gì trong công tác này không ?   

      - Thì nào có ai sinh ra là làm được việc ngay đâu - Actudốp cười khẽ - Đồng chí có thể làm được đấy.

      Có tiếng chuông vang lên ở phòng ngoài và Actudốp ra mở cửa. Một người đàn ông cao lớn, tuổi trạc bốn mươi, mặc quân phục thắt dây lưng da to bản, cổ áo có gắn quân hàm, ngực đeo hai huân chương Cờ đỏ xoa tay bước vào phòng…

       - Nào chúng ta làm quen với nhau đi, tôi là Urítxki, tư lệnh quân đoàn – ông nói đoạn chìa tay ra – Tôi rất vui mừng thấy đồng chí chấp thuận lời đề nghị của chúng tôi – Có lẽ Actudốp đã báo trước cho ông khi ông đang cởi áo ở phòng ngoài…

      Xêmen Pêtrôvích Urítxki vừa được chỉ định làm Cục trưởng trong Bộ tổng tham mưu là một người luôn luôn làm việc hết sức mình vì nhiệm vụ. Ông hỏi ý kiến Rađô xem anh thích nói bằng tiếng nước nào. Bản thân ông thành thạo tiếng Balan, tiếng Đức, tiếng Pháp…

     - Chúng ta hãy bắt đầu bằng tiếng Nga. Tôi đã ở Nga một thời gian – Rađô trả lời. Nhưng Rađô vẫn còn gặp khó khăn khi nói tiếng Nga nên họ chuyển sang lúc thì nói tiếng Pháp, lúc thì nói tiếng Đức.

     - Trước hết tôi muốn đồng chí thôi không phải hoài nghi khả năng của mình đối với công tác mà chúng tôi đề nghị. Đồng chí đâu có phải là người mới chân ướt chân ráo trong một cuộc đấu tranh chống bọn phát-xít này. Đồng chí có đủ kinh nghiệm hoạt động bí mật…Tôi đã có nghe nói về tình hình phức tạp trong “Inpress”.

       Ngay từ những câu nói đầu tiên, Sanđô đã hiểu rằng Urítxki và Actudốp biết rất rõ những hoạt động trước đây của anh. Urítxki hút thuốc nhiều, chốc chốc ông lại đứng lên đi đi lại lại trong phòng rồi lại ngồi vào bàn. 

      Rađô nói lên ý nghĩ của anh, rằng nếu ở châu Âu có chiến tranh thì hãng “Inpress” sẽ có thể bị đóng cửa hoàn toàn. Theo ý anh để đề phòng mọi khả năng thì tốt hơn hết là chuyển hãng sang một nước trung lập nào đó.

      Urítxki tư lự rít thuốc :       
      - Trước hết, ta phải xác định cho được kẻ thù tương lai trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Đối với chúng ta thì điều này đã rõ rồi : Kẻ thù của chúng ta có thể là nước Đức phát-xít mà cũng có thể là Ý. Đương nhiên tốt nhất vẫn là để đồng chí hoạt động tại nước Đức, nhưng ở đó có nhiều người biết đồng chí. Vì thế, có thể đồng chí sẽ ở Thụy sĩ. Nước này là một nước trung lập nhưng cũng có thể bị chủ nghĩa phát xít đe dọa. Nếu đồng chí tiếp tục hoạt động khoa học công khai ở đó thì cũng là một việc nên làm.

      - Trong trường hợp này – Rađô đề nghị - cần phải nghĩ tới hội đồ bản vì nó có thể cung cấp cho tòa soạn các loại bản đồ minh họa các sự kiện quốc tế.

     - Đấy ! Đồng chí thấy chưa? – Urítxki mỉm cười tán thành – thế mà đồng chí cứ vội cho mình là người không có kinh nghiệm hoạt động bí mật…

      Cuối buổi nói chuyện, Urítxki nói :
      - Sanđô này, đồng chí cần lưu ý là nguy cơ lớn nhất đối với chúng ta vẫn là bọn Quốc xã – ông gọi Sanđô bằng tên theo cách gọi thân mật – Tôi xin nhắc đi nhắc lại điều này. Ta cần phải tập trung chú ý đến nó. Cần phải sớm phát hiện được các kế hoạch của Hítle. Không được để chúng làm cho ta bị bất ngờ. Đấy là nhiệm vụ chung và chủ yếu của chúng ta…

      Ít lâu sau, Sanđô Rađô quay về Pari và ra thông báo về việc giải tán hãng “Inpress”.

      Việc cư trú tại Thụy sĩ té ra không lấy gì làm phức tạp lắm nhưng ở đây có luật lệ là người nước ngoài chỉ có thể làm ăn kinh doanh khi hợp tác với người có cổ phần mang quốc tịch Thụy sĩ mà thôi. Người ta giới thiệu cho Sanđô hai nhà khoa học chính gốc Thụy sĩ. Một người là giáo sư trường đại học Giơnevơ không có gì dính dáng đến khoa học đồ bản nhưng có quan hệ rộng rãi ở đây.

     Giáo sư sống ở một biệt thự hai tầng cạnh vườn bách thảo. Sau khi thỏa thuận qua điện thoại, Sanđô tới chỗ người hội viên tương lai của mình. Đó là một tín đồ bé nhỏ khô khan lúc nào cũng tâm tâm niệm niệm về ý trời.

      Lúc đầu, vị giáo sư nghe Sanđô nói với vẻ thờ ơ và chỉ sau khi được hứa trả số lợi tức cổ phần lớn, ông ta mới trở lên sốt sắng. Mắt ông ta sáng lên ngọn lửa tham lam và lập tức đòi giá cao về vai trò thành viên của ông ta trong hội đồ bản.
      - Thượng đế sẽ gia ơn cho chúng ta – ông ta nói – Tôi đồng ý với các ngài là công việc của chúng ta cũng sẽ chạy. Nhưng tôi cũng muốn có cổ phần của mình – Vị giáo sư xin bảy mươi lăm phần trăm cổ phần của hãng trong tương lai cộng thêm số tiền thưởng khá cao hàng tháng.

      - Như vậy thì cao quá thưa ngài – Rađô thốt lên – Chúng tôi sẽ không để ngài phải lo lắng hoặc chịu trách nhiệm gì hết. Ngài chỉ có một việc là đứng ra thành lập phòng đồ bản một cách hình thức thôi mà.

......................


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #57 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2018, 09:24:23 am »

      
      Cuộc nói chuyện kéo dài và không lấy gì làm dễ chịu, Rađô đã mấy lần bỏ ra cửa song vị giáo sư lại níu anh lại. Con người tham lam ấy nêu những điều kiện mới, đồng ý 50 phần trăm cổ phần rồi 25 phần trăm…Rốt cuộc, ông ta đồng ý với một phần trăm cổ phần và số tiền thưởng hàng tháng là 100 phrăng….

      Hội viên người Thụy sĩ thứ hai là ngài Paret đáng mến, khiêm tốn, nhà nghiên cứu Bắc cự không mệt mỏi, nhưng ít lâu sau một người thuộc hãng đồ bản “Kiumerli und Phray” đã thay ông…

      Việc thành lập hãng đồ bản ''Geopress” như thế là đã xong. Mùa hè năm I936,nhà đồ bản Hunggari trở thành chủ hãng. Anh chuyển gia đình từ Pari tới và bắt tay vào công việc. Căn phòng mà gia đình anh chọn, nằm trong một khu ngoại ô tĩnh mịch của Giơ-ne-vơ, trong một ngôi nhà lớn trên phố Lôdan số 113. Cửa sổ của căn phòng hướng về công viên cũ Mon-pê-nô rợp mát. Từ đây có thể nhìn rõ cảnh đẹp của dãy Anpơ xa tít với những đỉnh núi đầy tuyết phủ, cạnh đó là mặt hồ Giơ-ne-vơ trong xanh... Khi chọn nhà ở, điều mà Sanđô quan tâm không phải là ở chỗ có thể đứng ở cửa sổ tầng sáu ngắm nhìn cảnh đẹp. Cái chính là trước nhà này không còn một ngôi nhà cao tầng nào khác nữa để có thể từ đó nhìn sang nhà. Sanđô và Êlêna ở một buồng, buồng thứ hai dành cho các con, còn buồng thứ ba dùng làm phòng đồ bản. Biên chế của "Geopress’’ không nhiều : một người vẽ sơ đồ và bản đồ địa lý, Êlêna đánh máy các bản chú thích còn Rađô thì lo tổ chức công việc.

       Việc thành lập phòng đồ bản lại trùng vào thời kỳ đầu của cuộc nội chiến ở Tây ban nha. Khắp nơi người ta đặt bản đồ các khu vực đang có chiến sự. Các nhân viên bản đã làm việc tới tận khuya để sáng sớm gửi bản đồ tới xưởng làm bản kẽm. Những chuyến máy bay đầu tiên chuyển những bản kẽm đã được hoàn tất tới các ban biên tập báo chí của các nước trên thế giới, tới các thư viện công cộng, tới các tổ bộ môn của các khoa địa lý, tới các sứ quán trên đất Thụy sĩ.

       Tất cả những việc đó chiếm mất rất nhiều thời gian, thế nhưng trong phòng đồ bản "Geopress” lại tồn tại một cụộc sống khác trong đó không có Sanđô mà cũng chẳng có Êlêna. Họ gọi mình khi hoạt động bí mật là Albert và Maria.

       Paul Schilman, một kiều dân Đức từ Chiuringi tới đã cùng gia đình sống ở Tây Âu hai năm nay tại một vùng ngoại ô thành phố cảng cách xưởng đóng tàu không xa lắm. Người kiều dân Đức này sống bằng nghề trồng hoa tuy-líp nhưng chủ yếu vẫn là nghề trồng hành xuất khẩu. Những ngôi nhà kính trồng cây của anh cách thành phố khoảng nửa giờ đi xe. Gia đình Schilman sống khá tách biệt, người chủ trại trồng hoa này ít khi đi khỏi nhà để giải quyết những chuyện có liên quan tới việc bán những sản phẩm lao động của mình.

      Những điều kiện sống như vậy hoàn toàn thích hợp với  Grigôri  Nhicôlaêvích Bêlikốp. Chỗ đứng của anh khá chắc chắn và không gây nghi ngờ cho ai hết. Grêta, vợ anh, luôn ở bên cạnh anh. Không phải tất cả những ai làm công tác như anh đều có diễm phúc như vậy. Đứa con út của anh đã bắt đầu bập bẹ tiếng Đức và điều đó càng củng cố thêm câu chuyện ngụy trang đã được suy tính kỹ lưỡng trước lúc ra đi. Họ gửi lại đứa con lớn cho mẹ của Grigôri và bắt đầu cuộc sống của một gia đình kiều dân giống như tất cả những gia đình kiều dân khác chạy khỏi nước Đức phát xít. Tại các nước Tây Âu vào những năm trước chiến tranh, những gia đình như vậy có rất nhiều... còn những lần gặp gỡ, những lần thực hiện nhiệm vụ của trung tâm đã được thực hiện dưới danh nghĩa những chuyến đi kinh doanh thường lệ của một người giao hàng.

      Vừa nhận được lệnh gặp gỡ Albert của trung tâm, ngay hôm đó Grigôri gửi một tấm bưu ảnh tới Giơnevơ cho Albert. Grigôri không biết Albert là ai nên anh hết sức thận trọng khi đi bắt liên lạc : mật khẩu, dấu hiệu nhận biết, địa điểm gặp gỡ chính xác. Tất cả đều đã được quy ước từ trước và tiến hành theo một thời gian biểu đặc biệt — gặp gỡ theo yêu cầu lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba... Theo quy ước thì địa điểm của cuộc gặp gỡ sẽ là một nơi nào đó của thành phố in trong bưu ảnh, còn thời gian gặp gỡ sẽ tính theo ngày ghi trong con dấu bưu điện cộng thêm năm ngày nữa. Trong trường hợp bất trắc, cuộc gặp gỡ sẽ chuyển sang ngày hôm sau nhưng thời gian sẽ lui lại hai tiếng. Thế nhưng lần này mọi chuyện đều tốt đẹp. Còn ít phút nữa mới tới giờ hẹn gặp. Grigôri đi trên đại lộ qua bể bơi thiếu nhi, nơi các "thủy sư đô đốc tương lai” đang thả thuyền. Mùa thu sắp tới nhưng chưa có mảy may dấu hiệu nào là thu sang. Những hàng cây tỏa bóng râm mát trên mặt đất mà thỉnh thoảng lắm mới có những mảng màu vàng da cam xuyên qua những tán lá xanh. Thành phố tắm mình trong ánh nắng chan hòa của bầu trời không một gợn mây.

      Grigôri thong thả quay lại và từ xa đã nhận thấy một người tóc đen, khuôn mặt đầy đặn, đeo kính trắng gọng to đang ngồi trên ghế băng đọc báo. Khi anh bước lại gần hơn, anh thấy cuốn sách theo quy ước đặt trên ghế. Các dấu hiệu nhận dạng đầu tiên đều ăn khớp. Anh ngồi xuống bên cạnh người đó sau khi đã hỏi xem mình có gây phiền hà cho anh ta không…

       - Không sao cả, không sao cả - Sanđô nói – Ghế này đủ chỗ cho chúng ta ngồi mà.

     - Thế thì xin anh hãy gọi tôi là Paul... Tôi rất sung sướng được làm quen với anh. Chúng ta sẽ cùng làm việc với nhau. Tôi nghĩ tốt nhất, à chúng ta đi ra ngoại ô, ở đó ta có thể yên tâm nói chuyện hơn…..

.....................
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #58 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2018, 04:30:03 pm »



       Họ đứng lên đi ra ra phía sau hàng rào công viên và lên xe. Grigôri lái xe đi trên các đường phố nhộn nhịp của  thành phố. Họ vòng ra phía rừng và dừng chân tại một bãi cỏ xanh làm như hai người bạn thân mến dừng chân để hít thở không khí trong lành.
       - Thế này nhé - Grigôri nói — Trung tâm cho rằng việc đưa anh sang đây như thế là đã xong. Anh sẽ bắt đầu làm việc. Phương hướng hoạt động vẫn như cũ. Nhiệm vụ chính là lấy tin tức về nước Dức, kể cả kế hoạch của Bộ chỉ huy quân sự Đức và tất nhiên là cả kế hoạch của Ý tại Tây Ban Nha. Cuộc xâm lược vũ trang này của bọn phát xít làm cho trung tâm hết sức chú ý.

        Paul còn hỏi thăm Rađô về tình hình công việc tại Giơnevơ, về tình hình công việc của hãng "Geopress”, về các mối quan hệ và triển vọng.
       - Anh nghĩ thế nào — Grigôri hỏi — anh có thể tới Ý được không ? Có tin nói là bọn chúng sẽ phái quân đội và đưa phương tiện kỹ thuật chiến tranh của Đức tới các bến cảng của Ý. Cần phải kiểm tra và xác minh tin này.

       - Trong số những khách hàng đặt hàng ở hãng chúng tôi có những người Ý — Rađô nói — trong số họ có người ở Naplơ và ở Rôm. Tôi có thể đến đó dưới danh nghĩa trao đổi công việc với khách.

       Grigôri tán thành ý kiến này. Hai người còn trao đổi với nhau một số chi tiết về liên lạc rồi trở về thành phố.
Khi chia tay Grigôri nói đùa :
      - Anh Albert ạ, trông anh bề ngoài rất thích hợp với nghề nghiêp của chúng ta, hiện nay thì khó có ai lại nghĩ rằng anh làm nghề này đâu….

       - Mặt nhà khoa học bàn giấy điển hình phải không nào ? — Rađô đùa theo — tôi cũng nghĩ là có thể xếp anh vào bất cứ hạng người nào nhưng quyết không phải là tình báo viên cơ đấy….

       Tối hôm đó Sanđô đã có mặt ở Giơnevơ và sau đó anh đi Ý — Một tuần sau anh có thể gửi đi một  trong những bản báo cáo đầu tay của mình.

       Mọi việc đã diễn ra như sau : Khi đang đi đi lại lại trên bờ, anh đã làm quẹn với một người chở thuyền vui tính, cởi mở. Người này mời anh xuống thuyền bơi dạo trong vịnh Naplơ.   
       - Xin ngài cứ tin ở tôi ngài sẽ không phải lấy làm tiếc đâu. Giá thuyền rất rẻ thưa ngài….

       Suốt đoạn đường đi, người chở thuyền không ngớt kể hết chuyện này đến chuyện khác, chẳng cần biết người nghe có hiểu mình hay không. Tại một nơi tàu đỗ, cách bờ không xa có những chiếc tầu chiến của Ý.

       Sanđô lên tiếng hỏi :
       - Tàu gì thế ?

       - Đấy là chiếc tuần dương hạm "Đgiôvani” của chúng tôi đấy mà. Nếu ngài muốn xem ta sẽ bơi lại gần hơn một chút nhé – Người chở thuyền sốt sắng đề nghị.

       Khi họ đi ngang qua thân tàu, có ai đó trên boong chiếc tuần dương hỏi vọng xuống.
      - Này cậu chở ai đấy ?

      - Một nhà du lịch Bồ đào nha ! — Người chở thuyền chẳng rõ tại sao lại nói như vậy – Ông ta đến chỗ chúng tôi chơi.

       Té ra người đang gác trên chiếc tuần dương hạm là bạn của người chở thuyền. Anh ta có vẻ như không muốn phải sớm chia tay với bạn mình trong lúc đang buồn vì phải đứng gác một mình :
     - Này thế thì mời ông ta lên đây tham quan một chút đi – Anh ta nói với bạn.

       Và thế là người chiến sĩ tình báo Sanđô Rađô đã có mặt trên chiếc tuần dương hạm của Ý….Anh thầm cảm ơn người lính thủy Ý vô tư nọ. Khi dẫn anh đi xem quanh trên tàu, người lính gác tàu cho anh biết chiếc tuần dương hạm này sẽ tới quần đảo Bêlêar để phong tỏa bờ biển của nước Cộng hòa Tây ban nha.

      Trong chuyến đi này, Sanđô còn gặp may một lần nữa. Gần tối, khi đã lên bờ sau cuộc du ngoạn trên biển, Sanđô ghé vào quán rượu trên cảng và đã chạm trán với những tay lính thủy người Đức. Bọn này mặc quần áo dân sự nhưng anh đã có thể nhận ra chúng qua phong cách và những bài ca chúng hát. Bọn lính Đức này không dấu giếm chuyện ngày mai chúng sẽ đi tàu chở khách tới Xixin.

     Sanđô đã chuyển những tin tức mà anh ghi nhận được theo đúng qui ước. Theo qui định thì không có ai được đến hãng “Geopress”, Sanđô phải tự tay mang báo cáo đi. Điều này cũng không làm anh tốn nhiều công sức. Biên giới Thụy sĩ thực tế là biên giới bỏ ngỏ. Sanđô đi tàu điện qua biên giới tới một thành phố nhỏ nằm ngay bên kia biên giới và từ đó đáp tàu hỏa đi lên phía bắc.

     Nhưng có một lần, Schilman bỗng dưng xuất hiện tại nhà của Rađô ở Giơnevơ. Chuyện đó xảy ra sau cuộc gặp gỡ của anh với Paul gần một năm. Rađô hết sức ngạc nhiên khi anh mở cửa ra và thấy Paul đứng trước mặt mình. Có chuyện gì đó đã xảy ra chăng….

      - Có chuyện gì vậy ? Sanđô lo lắng hỏi

      - Đừng sợ, mọi việc sẽ ổn cả thôi. Chẳng qua là tôi có  chuyện cần phải trao đổi gấp với anh thôi  mà.

      Paul đi vào phòng. Êlêna vào bếp pha cà phê. Đại diện của trung tâm nói về mục đích chuyến đi của mình.

      ...........................

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #59 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2018, 04:37:02 pm »

   

  - Trên giao cho anh lãnh đạo nhóm hoạt động tại Thụy sĩ. Tôi cần phải cho anh biết về những người của chúng ta...

      - Thế là thế nào nhỉ ? — Sanđô buột miệng hỏi  - bản thân tôi cũng chỉ vừa mới bắt đầu hoạt động thôi cơ mà !   

      - Không sao đâu, rồi anh sẽ làm được cả thôi... Anh làm việc không tồi đâu. Trung tâm nhờ tôi nói cho anh như thế...Vấn đề ấy đã được quyết định rồi, bấy giờ chúng ta bàn về công việc đi...   

       - Thế còn anh thì sao ? Rađô hỏi.

      - Đi— Paul trả lời cụt ngủn — không nên nêu những câu hỏi như vậy... Trưóc hết, tôi sẽ giới thiệu cho anh biết về Piutơ, bí danh của Pacbô. Tin tức của anh ta hay ở chỗ nó có liên quan đến các kế hoạch quân sự của Đức. Nhưng tôi cũng cần phải nói cho anh biết trước một số nhược điểm của anh ta : anh ta là một con người vô chính phủ và không phải lúc nào cũng thận trọng đâu... Vì thế Pacbô chưa được biết tên thật cũng như địa chỉ của anh….

       Paul tới chỗ Sanđô vào lúc gần tối nhưng mãi tới khuya mới vội vã lên chuyến tàu đêm quay về Bécnơ..

       - Những gì còn lại ta sẽ nói tiếp vào ngày mai. Tạm biệt anh nhé, — Paul nói tên một tiệm ăn ở Bécnơ gần nhà Quốc hội – Đúng 7 giờ tối tại phòng ăn chính !   

      Sanđô Rađô đến Bécnơ sớm thời gian quy định một chút. Khác với Giơnevơ, Bécnơ là một thành phố cũ, yên tĩnh. Sanđô bước đi trên đường phố còn giữ lại vẻ kỳ lạ của thời trung cổ và suy nghĩ về công việc sắp tới của mình. Bây giờ anh không chỉ chịu trách nhiệm về riêng anh nữa. Ý nghĩ về tính cách khó bảo của Piutơ làm Sanđô lo lắng. Còn Xônhia là người như thế nào ? Anh cũng chưa hề viết tí gì về cô ta cả…

        Đồng hồ trên tháp điểm bảy giờ, Sanđô liền bước vào một hiệu ăn trang nhã. Anh nhận ra ngay Paul cùng với một người tóc vàng không cao lắm đang hoa chân múa tay giải thích điều gì đó với đại diện của trung tâm tận phía cuối phòng.

      - Ốttô Piutơ — Pacbô tự xưng tên thật của mình.

      - Còn- tôi là Albert — Rađô đáp lại.

      Họ vừa ăn vừa nói chuyện rất thoải mái. Pacbô kể chuyện về bản thân mình, về hãng tin tức "Inec” của anh ta, về những chuyến công du khắp thế giới,   về cái ngành báo chí bay nhẩy của mình. Paul hầu như không tham gia vào câu chuyện, thỉnh thoảng anh mới nói một hai câu để lái câu chuyện sang vấn đề khác. Mãi cuối bữa ăn khi người hầu bàn mang phó mát xếp trên một cái đĩa nông ra, anh mới lên tiếng:
       - Các anh hãy thỏa thuận về cuộc gặp gỡ tiếp theo với nhau đi. Tốt nhất là nên tiến hành ở ngoại ô thành phố trong khi đi dạo chơi để có thể yên tâm bàn hạc công việc mà không sợ bị quấy rầy. Tôi xin nhắc lại cho anh biết, anh Ôttô ạ, từ nay anh thuộc quyền chỉ huy của Albert. Nhiệm vụ của Albert là nhiệm vụ của trung tâm. Chúc các anh thành công...

       Paul là người đứng dậy đi ra đầu tiên. Tiếng động cơ chiếc xe chở anh đi xa dần, Pacho và Albert, còn ngồi nán lại thêm một lát nữa trong tiệm rồi sau đó đi dạo ít phút trong thành phố đã đắm chìm trong giấc ngủ và hẹn nhau về cuộc gặp gỡ sắp tới – Pacbô đề nghị tại ga hẻo lánh giữa Giơnevơ và Bécnơ rồi hai người chia tay nhau. Piutơ đã để lại  cho Rađô một ấn tượng tốt….

        Sanđô đáp chuyến tàu tốc hành đêm đi Giơnevơ Anh xuống một ga ngoài thành phố. Anh co rúm người lại vì cái lạnh ẩm ướt của buổi ban mai và đi bộ về nhà. Sanđô cho rằng tốt nhất là không nên xuất hiện ngoài ga chính ở Giơnevơ — ở đó dễ có nguy cơ sa vào mạng lưới theo dõi của bọn cảnh sát Thụy sĩ. Mà ở khu vực đó không riêng gì bọn này, bọn mật vụ của Giéttapô có mặt đầy rẫy trong thành phố Giơnevơ và các thành phố khác của Thụy sĩ.

       Thời tiết đã trở nên ấm áp, ánh nắng chan hòa. Vào một buổi sáng tháng sáu tươi mát, Sanđô đi đến nhà ga xép chờ Pacbô. Cứ mười lăm phút lại có một chuyến tàu từ Bécnơ chạy qua. Rađô đi dọc theo sân ga và bước theo cầu thang đá đi xuống phía dưới. Anh đứng ngắm những bông hồng đang đua nở và chờ chuyến tàu sắp tới. Một phút sau Pacbô xuất hiện trên cầu thang đá. Anh ta mặc kiểu mùa hè, đội mũ rộng vành, chống ba toong, đeo cà vạt màu sáng, chiếc áo mưa mỏng vắt trên tay. Sanđô lững thững bước đi và Pacbô đuổi theo anh. Rađô làm như không biết, nhìn ra phía nhà ga.
.......................
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM