Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:08:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình  (Đọc 66170 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #40 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2017, 10:17:50 am »

     
      Những đòn mà Đmitơrốp giáng vào kẻ thù đã đập tan lời buộc tội vô căn cứ của bọn vu khống và khiêu khích. Ý đồ của chúng là sẽ công bố bản cáo trạng chuẩn bị sẵn để chống lại người cộng sản Bungari này trước hàng nghìn tù nhân đang bi giam giữ trong các nhà tù của bọn Đức quốc xã. Ý đồ đó nay đã bị sụp đổ hoàn toàn.

       Để cứu vãn tình thế, chúng đã kéo vào phiên tòa loại "pháo hạng nặng”—mời Gơrinh, Gơben, những nhân vật số một của quốc gia sau Ađôlph Hítle tới dự. Nhưng tất cả đều uổng công vô ích.

      Gơrinh tới phiên xử cùng với đoàn tùy tùng của hắn, và người tù cộng sản đã đấu lý với hắn trong một hoàn cảnh không cân sức. Khi Gơrinh nói về mối nguy cơ của chủ nghĩa cộng sản, Đmitơrốp đã làm cho hắn choáng váng bằng câu hỏi đầu tiên của mình : ''Không biết ngài Thủ tướng có biết rằng— Đmitơrốp hỏi thẳng hắn bằng một thái độ rất bình tĩnh – cái Đảng “cần phải tiêu diệt” đó lại là Đảng cầm quyền trên một phần sáu quả địa cầu, trên đất nước Liên xô, đất nước có quan hệ với Đức trên các lĩnh vực ngoại giao, chính trị, kinh tế...Thế giới quan công sản đó đang ngự trị trên đất nước Liên xô, một đất nước vĩ đại và tốt đẹp nhất trên trải đất này. Và chính tại đây, tại nước Đức này cũng có hàng triệu người con ưu tú của nhân dân Đức trung thành với lý tưởng ấy. Ngài có biết điều đó không ?”

      Quan tòa ngắt lời bị cáo :   
      - Không được tuyên truyền cộng sản ở đây! - Hắn bật dậy khỏi ghế và kêu lên.

      Gơrinh vung nắm đấm, rít lên với người cộng sản Bungari. Bộ mặt húp híp của hắn đỏ bừng như quả cà chua chín.   
     - "Này tên kia — Gơrinh lồng lộn — nhân dân Đức đã biết rằng ngươi là một tên vô liêm sỉ đến đây để đốt nhà Quốc hội. Còn ta đến đây không phải để cho nhà ngươi tra hỏi như quan tòa, để cho ngươi nhiếc móc nghe chưa. Trước mặt ta, ngươi chỉ là một tên bợm cần phải treo cổ không hơn không kém !”

      - Tôi rất hài lòng với câu trả lời của ngài thủ tướng - Đmitơrốp vẫn điềm tĩnh trả lời.

      Quan tòa ra lệnh đưa bị cáo ra khỏi phòng.

      Gơrinh còn hét với theo : "Cút đi, đồ xỏ lá ! Hãy liệu hồn ! Ra khỏi tòa ta sẽ cho người biết tay !”

      Thủ tướng Gơrinh, kẻ chủ mưu đốt nhà Quốc hội cố tìm cách đe dọa nhưng ngay cả tòa án quốc xã cũng không thể nào buộc tội Đmitơrốp, Tanhép và Pôpốp được. Họ đã được trắng án nhưng vẫn còn bị giam giữ.

       Một ngày mùa đông năm 1934, tại Bộ Nội vụ của Đế chế ở Béclanh, một hội nghị bí mật bao gồm các đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và Giéttapô, được tổ chức nhằm giải quyết xem nên làm gì đối với những người cộng sản Bungari. Nhiều người có khuynh hướng muốn trục xuất họ ra khỏi nước Đức. Chính phủ Liên Xô đã thông báo rằng Liên Xô nhận bảo lãnh cho Gêorgi Đmitơrốp và các đồng chí khác làm công dân Xô viết. Nhưng Dils, chính tên Ruđôlphơ Dils ba mươi tuổi, cầm đầu lực lượng cảnh sát mật vừa mới được thành lập, đã phát biểu ý kiến. Hắn đứng lên, mắt long sòng sọc nhìn khắp lượt những người tham dự hội nghị. Mặt hắn đầy những vết sẹo sâu hoắm— vết tích của những trận ẩu đả và đấu kiếm trong hội sinh viên — trở nên tàn nhẫn lạnh lùng.

       - Chúng ta tin rằng — hắn nói — tên người Bungari Đmitơrốp này rất nguy hiểm nếu nó được tha bổng. Cần phải đưa nó vào trại cải tạo...

     Dils nguyên là cán sự và là mật thám chuyên theo dõi những hoạt động của Đảng cộng sản cách đây không lâu. Hắn cũng có họ hàng xa với Gơrinh. Ai dám làm trái ý hắn kia chứ ? Tất cả đều nhất trí đưa vấn đề này lên cho chính phủ xem xét.

     Dils vội vã thông báo tất cả mọi chuyện cho Himle biết và hắn đã nhận được câu trả lời của Himle thu gọn trong mấy dòng đầy ngụ ý như sau :”Ngài Dils thân mến ! Về vấn đề Đmitơrốp lẽ dĩ nhiên tôi hoàn toàn có quan điểm như ngài và như thủ tướng Gơrinh. Hailơ Hítler !”

       Nhưng rồi Hội đồng bộ trưởng vẫn quyết định trục xuất những người Bungari ra khỏi nước Đức. Thế là lập tức Gơrinh đang ôm hận, cho gọi tên cầm đầu Giéttapô đến và ra lệnh cho hắn tiến hành chiến dịch đã dự định từ trước — kế hoạch thủ tiêu những người cộng
sản Bungari bằng cách gây ra tai nạn máy bay…

      "Ba người Bungari sẽ rời khỏi Đức bằng máy bay Đeluliuphta  vào ngày 27 tháng Hai. Máy bay sẽ cất cánh từ sân bay Tempelgoph vào lúc bảy giờ sáng— điều này đã được ghi trong kế hoạch của Dils - trên đường tới Kenigxberg sẽ không đỗ lại Đantsít như các chuyến bay bình thường khác. Cần phải tuyệt đối giữ bí mật...chỉ cần báo tin cho giám đốc " Đeluliuphta” ngài Phete mà do ngẫu nhiên lúc đó có mặt tại Kenigxberg cũng như trưởng đồn cảnh sát Kenigxberg, Sturmbanphiurera Sen... Báo cho giám đốc Phete để ông ta có mặt tại sân bay Kenigxberg vào lúc 10 giờ 30 phút. Một chiếc máy bay khác sẽ cất cánh ngay từ đó theo sự chỉ huy của phi công Hốpman để bay tới Mátxcơva. Giám đốc Phete sẽ ra lệnh cho Hốpman không được hạ cánh trên lãnh thổ của nước khác. -Như thế phi công sẽ cho máy bay bay qua Lítva và báo qua vô tuyến rằng máy bay của anh ta bị hỏng càng nên không thể hạ cánh trên đường đi.

      Những người Bungari sau khi đã tới Kenigxberg phải ở lại trên máy bay cho tới khi chiếc máy bay thứ hai — chiếc máy bay theo chuyến thường lệ sẵn sàng cất cánh..

      Cái chính trong kế hoạch là làm sao để chiếc máy bay theo chuyến thường lệ Kenigxberg — Mátxcơva chỉ bay trên lãnh thổ của Liên xô mà thôi."

      Trong dự thảo của Dils, tên trùm Giéttapô còn có một câu dường như không có gì hệ trọng cả : "Còn về vé máy bay sẽ thỏa thuận cụ thể với ngài Đomper của "Đeruliuphta”.

       Ngài Đomper ở đây là nhân viên mật của Giéttapô làm việc tại hãng hàng không "Đeruliuphta”, người cần phải thủ vai chính trong kế hoạch này. Ruđôlph Dils cho gọi hắn tới Prints — Albrephtstrass và nói như ra lệnh : "Trước lúc cất cánh tại Kenigxberg - tôi nhắc lại - trước lúc cất cánh, ngài phải đích thân xem lại máy bay và để cái gói này vào trong khoang chở hàng — Dils chỉ vào cái gói để trên bàn — vào thời điểm cuối cùng hãy xoay cái chốt này”.

      Quả mìn định giờ này phải nổ đúng vào lúc chiếc máy bay theo chuyến thường ỉệ đang bay trên lãnh thổ Liên Xô.

      Tất cả đã diễn ra đúng như kế hoạch. Người ta đánh thức những người cộng sản Bungari vào lúc rạng sáng và đưa họ ra sân bay Tempelgophxki. Máy bay cất cánh bay theo tuyến đường đi Kenigxberg. Thế nhưng tại sân bay Kenigxberg đã có một chiếc máy bay của Liên Xô chờ Đmitơrốp và các đồng chí của anh...

       Bọn Giéttapô bóp đầu bóp trán : Làm sao lại có thể như thế được ? Làm sao mà máy bay hành khách của Liên xô sớm hôm đó lại có mặt ở sân bay Kenigxberg nhỉ ?

     Ai mà có thể biết được rằng chính Kurt Vôlphgan đã chuyển qua Paul về Mátxcơva tin tức về vụ mưu sát sắp tới…



Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #41 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2017, 01:55:11 pm »

      4.




       Đại sứ phôn Môltke giới thiệu tham tán mới của  mình với Kurt Vôlphgan trong một buổi tiếp khách ngoại giao ngay sau khi Rudôlph phôn Sêlia đặt chân tới Vácsava..   
      - Ngài Vôlphgan, xin ngài chờ cho một lát — Môltke kêu lên khi thấy Kurt đi cùng với các vị khách khác tới bàn tiệc — Xin cho phép giới thiệu ngài với người bạn cũ của tôi, ngài phôn Sêlia.

      Trước mắt Kurt là một người có thân hình cao lớn với khuôn mặt rạng rỡ, béo tốt và mái tóc bạc trắng mặc dù ông ta trông chưa đến ngoài bốn mươi.
      - Ngài có biết không, người ta nói quả đất tròn thực cũng không sai. Mới ngày nào chúng tôi còn trong cùng hội sinh viên với nhau mà nay số phận đã đưa chúng tôi cùng vào lĩnh vực ngoại giao.

       Phôn Sêlia cúi đầu đáp lễ và Vôlphgan để ý thấy đường ngôi thẳng tắp của ông ta.
       - Còn đây là tham tán tự nguyện của tôi — Môltke quàng tay lên vai Kurt — một người thông thạo tin tức nhất ở đây đấy. Tôi hy vọng rồi đây các ngài sẽ là bạn với nhau.

     
Tiếp đó phôn Môltke nêu tên tổ hợp hóa chất và những tờ báo mà Kurt đại diện tại Vácsava.
 
       Sự lịch thiệp và cách xử sự kín đáo của Sêlia đã nói lên nề nếp giáo dục của những người thuộc dòng dõi quý tộc cũ.   

      - Thưa ngài, ngài là bá tước Sêlia có họ hàng gần với ngài thủ tướng Bixmark phải không ạ?— Vôlphgan hỏi.

      - Vâng, ông ngoại của tôi, phôn Mickel, là Bộ trưởng Tài chính trong nội các của Bixmark — Sêlia vui vẻ trả lời, lộ rõ sự tán thưởng hiểu biết của người mình mới quen.

      Từ đấy, Kurt duy trì mối quan hệ thân thiện rất chuẩn mực với phôn Sêlia. Không có tuần nào họ không gặp nhau một hai lần : lúc thì trong căn buồng bày biện hào nhoáng theo sở thích của vợ chồng Seelia, lúc thì trong căn phòng giản dị của Vôlphgan. Họ thường ngồi trong chiếc ghế bành trước lò sưởi ấm cúng, chuyện trò đủ mọi thứ trên trời dưới bể để tiêu
khiển.

     Vôlphgan cảm thấy trong con người Rudôlph phôn Sêlia có nhiều điểm giống với Môltke mặc dù bề ngoài thì họ hoàn toàn khác nhau.

      Phôn Sêlia dễ bộc lộ tình cảm hơn so với bá tước Môltke và không điềm đạm như ông ta. Có lẽ điểm giống nhau giữa hai nhà ngoại giao Đức này là ở quan điểm và thái độ của họ đối với các sự kiện xung quanh và ngoài ra còn do tính cách quý phái trong hành vi và khả năng tự kiềm chế mình trong xã hội.

      Cũng giống như Môltke, Sêlia có quan hệ rộng trong giới ngoại giao Đức và cũng có thái độ coi thường, mỉa mai đối với Hítle, gọi Hítle là "tên binh nhất” của chúng ta. Tuy thế, ông ta lại là một trong số những người đầu tiên trong sứ quán gia nhập đảng quốc xã nhưng lại cố che giấu chuyện này trước mặt mọi người. Viên tham tán đã làm đơn gia nhập đảng tại Béclanh; nhưng chẳng mấy ai biết được chuyện này ngoài Môltke và Kurt.   

      Khi Kurt bị trục xuất khỏi Mátxcơva trở về Vácsava, phôn Sêlia đã tiếp đón anh rất niềm nở :
     - Tôi rất sung sướng khi anh đã trở về, Kurt ạ — ông ta thốt lên -  Ở đây có biết bao là tin tức...

     Phôn Sêlia bắt đầu kể cho Kurt nghe về chuyện rắc rối xảy ra trong các giới ở Béclanh do thất bại của vụ xử án ở Lepdích.   

       -Tất nhiên — ông ta nói. — Gơrinh đã phát biểu không đạt. Có lẽ tòa án phải tuyên bố trắng án cho bọn Bungari nhưng Gơrinh không phải là hạng người chịu lép vế đâu Kurt ạ. Tôi tin là vị "nhân chứng” thua cuộc này sẽ còn tung ra những ngón đòn gì nữa kia. Ông ta không ngần ngại trước bất kỳ một vụ bê bối nào đâu. Ông ta sẽ làm tất cả.

      Bộ Ngoại giao chưa lường trước được rằng tất cả những cái đó sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Đức như thế nào.

      Một thời gian sau, Kurt lại thận trọng bắt chuyện theo đề tài đang làm anh lo lắng.
       — Những chuyện ấy đã làm tôi ngấy lến tận cổ rồi — phôn Sêlia bưc bội xua tay — Lúc đầu thì có quyết định trục xuất bọn Bungari, nhưng sau đó Dils lại đề nghị đưa chúng nó vào trại cải tạo, bây giờ thì lại cho chúng nó về Nga vói bọn Bônsêvích... Nhưng anh cứ tin tôi đi, anh Kurt ạ, Gơrinh đang có âm mưu gì đấy. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu như bọn Bungari sẽ không đến được Mátxcơva.

      Ruđôlph phôn Sêlia vừa từ Béclanh trở về sau chuyến đi vài ngày để báo cáo tình hình cho Bộ Ngoại giao. Không loại trừ khả năng ông ta biết rõ vấn đề hơn ai hết. Tin tức quan trọng đến mức chính Kurt đã báo tín hiệu yêu cầu gặp Paul. Điều này anh rất ít khi làm. Một ngày sau Paul đã có mặt ở Vácsava.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #42 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2017, 05:17:20 pm »

      Paul gõ gõ ngón tay lên mép bàn khi Vôlphgan kết thúc câu chuyện ngắn gọn của mình :
      - Về chuyện này thì tôi cũng có biết đôi chút.

      Anh tư lự nói :
      - Tin tức của anh đã củng cố thêm giả thuyết của chúng tôi. Điều này rất, quan trọng... Cần phải xác định chính xác xem bọn Đức định trục xuất Đmitơrốp đi đâu và bằng cách nào.....

      Chính nhờ thế mà chiếc máy bay Liên Xô đã xuất hiện đúng lúc tại Kenixberg để đón Đmitơrốp và các đồng chí của ông, những người đã trở thành công dân Liên Xô.

      Cũng ngày hôm đó, Paul còn chuyền cho Kurt một lệnh nữa của trung tâm. Những tiếng kèn hiếu chiến đang vang lên tại Béclanh đã làm cho Mátxcơva thêm thận trọng, mặc dù Hítle lên nắm quyền ở nước Đức quốc xã mới được có một năm. Trước đó, đối với những tuyên bố huênh hoang của hắn về "Đrangnakh Oxchen“’ (Tiến về phía Đông) đã có những cách hiểu khác nhau. Trong cuốn "Main Kamphơ – Đời chiến đấu” mà Hítle đã viết cách đấy mười năm có đoạn :   
    “Chúng ta chỉ thẳng về phía Đông. Chúng ta chuyển sang chính sách xâm chiếm những vùng đất mới ở châu Âu. Nhưng nếu như muốn có những vùng đất đó trong tay ta, thì nói chung chỉ có thể thực hiện được sau khi thanh toán xong nước Nga. Nhà nước phương Đông khổng lồ này phải bị tiêu diệt. Tất cả những điều kiện cho sự diệt vong đó đã chín muồi. Ngày tận số của bọn bônsêvích ở Nga cũng chính là ngày tận số của Nhà nước Nga”.

      Những lời lẽ ba hoa đó trước đây chỉ là những lời nói vô trách nhiệm trong các buổi hội họp nhưng giờ đây thì lời nói của Hítle đã trở thành chính của Nhà nước quốc xã. Cuốn sách "Main Kamphơ” đã trở thành cuốn sách gối đầu gường của những kẻ tiểu thị dân Đức. Trong các đám cưới, chúng đem nó tặng cho các cặp vợ chồng trẻ, coi như đó là quà tặng của đảng quốc xã…

       Paul nói với Vôlphgan :
      - "Ông già” yêu cầu anh hết sức tập trung chú ý để phát hiện ra ý đồ của bọn quốc xã. Chúng tôi cần biết Hítle dựa trên cơ sở nào để phun ra những lời lẽ sặc mùi hiếu chiến như vậy. Cũng có thể hắn tính chơi bài xì tẩy và dọa tung ra những con bài mà trong tay hắn không có. Các nhà ngoại giao Đức ở Vácsava đang cố gắng tìm mọi cách để thân thiện với chính phủ Pilxutxki. Đằng sau việc này có ẩn ý gì không ? Chúng đơn thuần muốn thiết lập quan hệ thân thiện hay là đang muốn tìm bàn đạp cho các hoạt động quân sự ?

       Để thực hiện nhiệm vụ, Vôlphgan quyết định tìm hiểu thông qua tùy viên quân sự Đức là Đại tá Đarmstat. Vôlphgan có quan hệ khá thân mật với người này.

       Có một lần khi gặp anh, Đarmstat đã nói :
    - Này anh Kurf, thời gian gần đây anh làm cho tôi không hài lòng đấy, tại sao anh lại có vẻ ủ rũ thế ?

      Câu hỏi đó thật có lợi cho người chiến sĩ tình báo.

     — Thực tình mà nói — anh trả lời — có những chuyện làm tôi mất ăn mất ngủ. Trong bài phát biểu gần đây, Gơrinh lại nói về chiến tranh, còn ngài Gơben cũng…

       Cũng vào khoảng thời gian đó, tại Vilgelmstrasse ở Béclanh trong Bộ Ngoại giao Đức đã có những thay đổi mới. Ioakhin phôn Ribentrốp vốn là một nhà kinh doanh rượu đã lên nắm chức Vụ trưởng Vụ đối ngoại của đảng Quốc xã. Vụ này phụ trách công tác gián điệp ngoại giao và các hoạt động gián điệp khác. Nó còn có tên là “Biurô Ribentrốp”. Trong các tòa đại sứ Đức  ở nước ngoài, trước đây không có nó thì  vẫn nhan nhản những mật vụ là mật vụ, nay lại có thêm cả một mạng lưới chỉ điểm nữa. Đúng thật lạ, một bộ máy cồng kềnh chuyên phụ trách việc thâu tóm những bản tin trao đổi ngoại giao của nước ngoài dưới dạng mật mã. Giữa Béclanh và các thủ đô châu Âu luôn luôn có các giao thông viên đi lại, chúng đem tới cho “Biurô Ribentrốp” những tài liệu mật thu thập được. Bản thân Ribentrốp cũng rất hăng hái trong lĩnh vực mới này, hắn miệt mài chuẩn bị cho những phương kế xảo quyệt nhất chủ yểu là nhằm chổng lạì nước Nga Xô-viết.

      Tất cả những cái đó tất nhiên làm cho Mátxcơva phải lo ngại. Mùa xuân năm 1935 tại Luân Đôn, người ta đã long trọng kỷ niệm 25 năm ngày vua Anh, Georg V lên ngôi. Các vị khách có tên tuổi trên thế giới đã đến dự buổi lễ này. Ribentrốp dẫn đầu đoàn đại biểu của Đức gồm trên một trăm người. Nhưng có điều kỳ lạ là đoàn tùy tùng lớn như vậy của nhân viên ngoại giao quốc xã lại hầu như chỉ toàn là những cố vấn về các vấn đề quốc tế, kinh tế và chính trị. Người ta có cảm giác là tại Luân đôn, dưới danh nghĩa tổ chức lễ kỷ niệm, đã diễn ra các cuộc đàm phán bí mật nào đó giữa Anh và Đức. Quả đúng là như vậy.   

     Ribentrốp lúc thì mất hút suốt ngày trong Đauning strít — Bộ ngoại giao Anh, lúc thì lại lảng vảng đâu đó trong các biệt thự vắng vẻ của Luân đôn. Hắn chỉ xuất hiện một lúc trong các buổi lễ long trọng tại cung điện Bớckinhham.   

      Tại Vácsava chỉ có hai người là có thể biết về các cuộc đàm phán ở Luân đôn, đó là Môltke và Sêlia, tham tán thứ nhất của đại sứ quán. Những lời bàn tán vu vơ về cuộc gặp gỡ tại Luân đôn đã có từ lâu trong giới báo chí và ngoại giao. Nhưng tin đồn vẫn hoàn toàn là tin đồn. Vôlphgan kiên nhẫn chờ đợi. Hai nhà ngọai giao Sêlia và Môltke đã giữ im lặng tuyệt đối. Chỉ duy nhất có một lần viên tham tán buông ra một câu : “Helmut phôn Môltke đã nhận được thư thông báo từ Béclanh tới nói về các cuộc đàm phán của Ribentrốp tại Luân Hôn. Thông báo nói về sự thay đổi trong chính sách của Đức ở châu Âu”. Vôlphgan không hỏi thêm gì về bức thư còn Sêlia thì cũng không hề thấy đả động đến nó nữa.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #43 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2017, 03:23:51 pm »

      Trung tâm đã đánh giá cao vai trò của nhóm Vôlphgana tại Vácsava. Để tăng cường cho Vôlphgan, trung tâm còn phái đến Ba lan một nhân viên nữa, nhà bình luận thể thao cho các báo của Đức tên là Phrants. Hai người anh của Phrants đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng tại Béclanh nhờ đó mà anh ta đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của các nhân viên Đại sứ quán.

     Sau vụ cháy nhà Quốc hội, trong thời gian cảnh  sát tiến hành truy lùng bắt bớ ồ ạt. Phrants đã chạy thoát sang Praha và từ đấy sang Vácsava; Phrants là một người chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng chính sự thiếu kinh nghiệm đó lại bất ngờ giúp anh ta kiếm được  cho Vôlphgan tài liệu mà anh đang cần.

       Một buổi sáng, Phrants chạy bổ vào phòng của Vôlphgan và trịnh trọng đặt lên bàn anh một tập giấy đã đánh máy :
      - Này, anh xem đi, xem tôi mang đến cho anh cái gì đây ! Bản sao thư của Ribentrổp viết cho Hítler về cuộc đàm phán ở Luân-đôn đấy…Thế mà anh lại cứ cho là tôi không biết làm việc.

      Quả thực vừa mới cách đây ít lâu, Kurt đã nhắc nhở là anh ta phải tránh những hành động thiếu suy nghĩ và có nói với anh ta rằng trong hoạt động thì sự dũng cảm là điều cần thiết nhưng cần phải thận trọng. Thế mà nay Kurt lại có trong tay cả một bức thư mà bấy lâu nay anh không tài nào vớ được. Bức thư đóng dấu "Bí mật quốc gia”, "Dành riêng cho đại sứ”, "Do giao thông viên đặc biệt chuyển…” vân vân và vân vân. Trang thứ mười bốn trong thư có nói cụ thể về kết quả cuộc đàm phán tại Luân đôn.Vôlphgan lướt nhanh từng trang. Qua báo cáo của Ribentrốp thì vấn đề đã được sáng tỏ : Vụ trưởng Vụ đối ngoại Đức đến Luân đôn để thương thuyết với chính phủ Anh và xác định chính sách chung giữa Anh và Đức nhằm chống lại Liên xô ."Những giới có thế lực tại Luân đôn”, Ribentrốp viết "đã có thái độ tán thành đối với sáng kiến của chúng ta và sẵn sàng tiếp tục đàm phán..”   

      - Chà... — Vôlphgan kéo dài giọng — Cái này rất quan trọng đấy. Thế làm cách nào mà anh lại lấy được bản sao bức thư này thế hả ?   

      - Rất đơn giản ! — Phrants kể rằng sáng nay khi anh ta tới đại sứ quán, anh ta rẽ luôn vào văn phòng. Lúc ấy, tình cờ ở đấy chẳng có ai cả. Anh ta thấy trên bàn có một cái cặp thì liền mở ra và thấy bản sao của bức thư. Thế là anh ta bỏ nó vào túi và đi thẳng…

      - Thế còn bây giờ thì ta biết làm gì nữa đây ? — Vôlphgan nghiêm giọng hỏi. — Anh lại hành động thiếu thận trọng rồi Phrants ạ….Anh có hiểu nếu tài liệu này mất thì sẽ như thế nào không ? Tôi không tin, hoàn toàn không tin là điều tra sẽ chẳng đem lại kết quả gì...Vô luận, trường hợp nào Giéttapô cũng sẽ cảnh giác..

      - Nhưng có ai trông thấy tôi đâu — Phrants phản đối — Tôi ra khỏi đại sứ quán là tôi đến đây ngay !

     - Nếu như thế thì lại càng nguy đấy — Kurt buông tay bất lực — Nếu như có cái "đuôi” nào bám theo anh thì sao ?   

       - Vậy thì phải làm thế nào bây giờ ?— Phrants lo lắng hỏi.

      - Trước hết là phải thật bình tĩnh... Chúng ta sẽ sao chụp lại và sau đó sẽ nghĩ cách giải quyết. Cần phải nhanh chóng xóa sạch mọi dấu vết…

     Vôlphgan đi vào buồng tắm nơi dùng làm phòng ảnh và chụp lại tất cả bản báo cáo của Ribentrốp.

      Sau đó anh tráng phim, xác định chất lượng phim rồi đem hong cho khô.

      Phrants chờ đợi, còn Kurt đi tới bên bếp lò đốt những tờ tài liệu. Anh lấy chúng châm thuốc hút và yên lặng nhìn những tờ giấy bắt lửa cháy cho tới khi chúng biến thành tro. Khi không còn gì nữa anh  đảo chỗ tro và đứng dậy.   

      - Thế là xong — anh nói — Bây giờ thì chúng ta sẽ chờ.

      ....Một tuần sau , Sêlia bí mật nói với Kurt :
      - Ở chỗ chúng tôi có chuyện rầy rà. Một bức thư mật đã biến mất. Phôn Môltke rất lo lắng, ông ta ra lệnh phải im lặng nếu không Giéttapô sẽ can thiệp vào. Tốt hơn hết là đừng nên dính líu đến bọn đó.

     - Nhưng thế thì sớm hay muộn rồi người ta cũng biết cơ mà ! Có lẽ tốt nhất là nên báo ngay đi — Kurt bày tỏ sự thông cảm.

      - Không, không được đâu ! Chúng tôi đã nghĩ  đến chuyện này rồi. Cứ để mặc cho người ta tin là nó đã nằm trong hồ sơ lưu trữ…

      Và thế là cả Giéttapô lẫn Bộ ngoại giao đều không hay biết tí gì về việc bản sao báo cáo mật của Ribentrốp đã không cánh mà bay. Chúng vẫn đinh ninh là nó đã nằm trong phòng lưu trữ của Đại sứ quán….


...........................


Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #44 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2017, 06:07:10 pm »

   

      5.





      Sau thời gian đó đã có những chuyện ảnh hưởng tới đời sống riêng tư của Vôlphgan. Những cuộc gặp gỡ giữa anh và Inda Schiôbe dù không nhiều và thường là ngắn ngủi, song vẫn đủ để cho quan hệ của họ thêm phần phức tạp.   

     Trong một chuyến đi Béclanh, Kurt đã tranh thủ một tuần cùng đi với Inda tới Garts để nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc căng thẳng. Từ lâu lắm rồi họ đã ước mơ có một chuyến đi như thế. Đây là một tuần lễ tuyệt diệu mà hai người lần đầu tiên ở bên nhau. Và chỉ có hai người mà thôi…

      Họ đáp chuyến tàu chiều tới Vernigerôt, một thành phố cổ kính nên thơ của Đức xây từ thời Trung cổ và vẫn giữ nguyên được bản sắc cho đến ngày nay.

      Ở đây mọi cái đều mang dáng dấp của một thời xa xưa — những đường phố hẹp với những ngôi nhà mái ngói đen xạm vì thời gian, quảng trường thành phố Marktplats y nguyên bên cạnh tòa thị chính vươn cao xây theo kiểu gôtích, những bức tường rêu phong của các lâu đài nằm trên những bờ đá cheo ieo...

      Họ đến ở trong một khách sạn có cái tên kỳ lạ «Nhà của Đức chúa Giêsu». Trên tường khách sạn dưới cây đèn đốt bằng ga có treo một cái bảng tưởng niệm bằng gang ghi lại rằng vào thế kỷ trước, ngay chính trước mặt tòa nhà này đã xảy ra một đám cháy lớn suýt nữa thì thiêu hủy toàn bộ thành phố Vernigerôt. Có lẽ vì thế mà khách sạn mới mang tên «Nhà của Đức chúa Giêsu» để tỏ lòng biết ơn sự màu nhiệm của Đấng cứu thế...

      Sự bày biện trong phòng cũng mang vẻ cổ xưa như ngoài đường phố. Bên cạnh cửa ra vào là một chậu rửa mặt bằng đá trông diêm dúa như ngai vàng của một ông vua. Dọc theo các bức tường là những chiếc giường gỗ cứng, rộng được trải đệm lông. Giữa phòng là một cái bàn lớn không phủ khăn, còn trong góc nhà là những cái tủ dường như để dung hết đời này qua đời khác. Tất cả đều bền vững và chắc chắn chẳng khác gì những hiện vật trưng bày trong một viện bảo tàng.

      - Để cho đầy đủ ấn tượng có lẽ chỉ còn thiếu cái xe kiệu chở chúng ta đến đây nữa mà thôi. —
Inda vừa mở cửa sổ vừa nói.

      Cảm giác về quá khứ thanh bình bỗng nhiên bị những tiếng kèn đồng, tiếng trống, tiếng còi phá tan. Cửa sổ của khách sạn hướng ra quảng trường thành phố và ở đầu kia gần ngôi nhà thấp lè tè nằm dài bên quảng trường là các cô, các cậu choai choai trong tổ chức Hitleriugend đang đứng tụm năm tụm ba. Bọn trẻ đi du lịch, lưng đeo ba lô và các dụng cụ leo núi, ăn mặc thì theo kiểu nữa quân phục, đi giầy buộc dây của lính. Chúng đang xếp thành đội ngũ và hành quân về phía núi, vừa đi vừa hát. Tiếng trống xa dần và vừa ngắt hẳn thì theo hiệu còi từ ngôi nhà thấp lè tè lại ló ra một toán Hitleriugend khác.

      Kurt trầm tư nhìn ra quảng trường và chỗ bọn trẻ đang í ới xếp hàng theo tiếng còi hiệu:
       — Inda này, điệu bộ của tụi trẻ này bao giờ cũng làm cho tôi thấy khó chịu. Chỉ vài năm nữa thôi là chúng nó  sẽ trở thành những tên lính. Liệu chúng ta có thể ngăn không cho chúng lăn vào các cuộc hành quân khác được không nhỉ ?

       - Hay là ta đóng cửa lại ? Inda hỏi…

       - Không cần đâu, thế thì chết ngột mất.

       Tâm trạng của Inda và Kurt không đưọc vui vẻ vì trại du lịch của Hitleriugend ở ngay sát bên cạnh đây và suốt từ sáng đến chiều lúc nào cũng nghe thấy tiếng trống đinh tai nhức óc. Sáng nào cũng vậy, cứ trời vừa sáng sau khi uống cà phê xong là hai người lại đi ra ga lên chiếc tàu du lịch với cái đầu tàu chết cười trông như một chiếc nấm sắt kéo các toa tàu nhỏ bé lên đỉnh Brôken. Họ cười đùa, mơ mộng và chuyện trò về những cuộc dạ hội của các mụ phù thủy và các pháp sư, về những đêm ma quái họ đã đến tiêu khiển ở đây cứ ý như trong thơ của Hainơ vậy. Sau đó họ xuống bên đỉnh Brôken và đi bộ suốt một ngày trời vào trong núi. Quyển sách dẫn đường duy nhất của hai người là tập thơ «Du ngoạn tới Garts» của Hainơ bọc bằng bìa đã ngả màu vàng. Cuốn sách được bỏ sâu vào trong ba lô. Giờ đây, khi chỉ còn có hai người với nhau, họ lấy sách ra đọc to cho nhau nghe trước khi lựa chọn đường đi cho cuộc du ngoạn của những ngày sắp tới. Sau vụ cháy nhà quốc hội, sách của Hainơ đã bị cấm đọc ở Đức. Sách của ông viết bị đem đốt công khai trong các đống lửa ngoài phố cùng với những sách cấm khác.

      Họ cuốc bộ trở về, mệt mỏi những lòng tràn đầy hạnh phúc. Có một lần họ đã leo lên đỉnh Brôken trước khi trời sáng để xem «Những bóng ma Brôken» — những cái bóng kỳ lạ in trên mây và đỉnh núi sương mù được tạo ra khi những tia nắng mặt trời đầu tiên - chiếu vào giống như những bóng ma ẩn hiện vào lúc bình minh và tái hiện khi trời hoàng hôn.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #45 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2017, 02:01:50 pm »

     
      Đôi khi họ trở về thành phố từ sớm, đi dạo trên những đường phố hẹp thời Trung cổ, đọc các tấm bia nói về thiên tài và các địa chủ từng chiếm cứ đất đai của Đức từ những thời xa xưa lắm và những vật phẩm kỷ niệm của thành phố Vernigerôt: những con búp bê, các mụ phù thủy cưỡi chổi, cưỡi đinh ba hoặc ngồi trên những cái máng bằng gỗ. Tất cả mặc quần áo khác nhau và màu tóc cũng không giống nhau con thì tóc trắng, con thì tóc đen.

     Họ còn mua những con búp bê ngộ nghĩnh khác, những cái chuông đồng tô màu sặc sỡ cũng kêu leng keng hệt như những cái chuông đeo trên cổ lũ dê, bò đang thủng thẳng gặm cỏ trên triền núi xa xa.

      Trong những ngày này, Inda hết sức vui vẻ và thanh thản. Về đến nhà, trong "nhà đức chúa của mình” chị ngắm nghía những vật kỷ niệm vừa mua và đeo cái chuông nhỏ lên cổ rồi lúc lắc đầu.

      Tiếng chuông vang lên leng keng rộn rã :
      - Anh có nghe thấy không hở anh Kurt —Inda cười —Em sẽ đeo cái chuông này để lúc nào anh cũng nghe và biết được em đang ở đâu...

      Kurt ôm cô vào lòng :   
      - Anh nghe em bằng nhịp đập trái tim, Inda ạ. Và bây giờ ở xa, anh sẽ nghe cả tiếng chuông của em nữa….

      - Không, em hoàn toàn không thích cái cảnh "ở xa” nữa đâu — Inda bỗng nhiên chau mày ủ rũ.

      Càng gần đến ngày chia tay bao nhiêu, Inda càng thêm buồn rầu, tư lự thêm bấy nhiêu.

      Trước ngày về, họ thay đổi chương trình thường lệ của mình : buổi sáng họ đi xem các tòa lâu đài của bọn địa chủ vùng Vernigerôt. Họ chỉ xem qua loa để còn thì giờ xuống động Riubelandxki xem tượng con gấu khổng lồ được tạc trong hang sâu để kỷ niệm một trong những loài gấu khổng lồ săn được cách đây nhiều năm về trước...Cuối ngày họ quyết định lại đến Brôken.   

      Sau khi ngắm toàn cảnh từ trên xuống họ đi xem khẩu thần công thời xưa, bộ sưu tập các loại thảm treo tường và khi sắp rời lâu đài họ quyết định chui xuống hầm ngầm ẩm thấp và tối tăm của lâu đài mà khi xuống phải đốt đuốc như các địa chủ thời xưa đã từng làm. Khi mắt đã nhìn quen với bóng tối, Inda và Kurt cảm thấy như đang đứng trong một phòng tra tấn. Giữa phòng, cạnh một cái khung để một người bị tra là một hoả lò với những cục than đã tàn và những thanh roi sắt, còn trên nền nhà vứt lỏng chỏng những gông kìm và cả những cái cùm có móc xích han rỉ một đầu gắn sâu vào trong tường... thật đúng là sự dã man, tàn bạo của thời trung cổ. Inda co rúm người lại và Kurt phảì vội vã đưa chị ra khỏi hầm. Anh nhớ lại những điều ghi trong cuốn sách dẫn đường : tại Vernigerốt trong thời trung cổ đã trừng trị ba mươi mụ phù thủy và hai pháp sư (trong hầm ngầm này bọn phù thủy đã phải khai là chúng có quan hệ với lực lượng tà yêu. Kurt quyết định không kể cho Inda nghe chuyện này nhưng chính cô lại tự nói ra :
    - Sao mà ghê sợ đến thế — cô nói - cái còn đáng sợ hơn là nước Đức bây giờ càng chìm đắm trong màn đêm của thời trung cổ...

     - Hôm nay chúng ta sẽ không bàn đến cái đó...không nên... — Vôlphgan cố làm cho Inda quên đi những ý nghĩ ảm đạm. Và hình như anh đã thành công vì Inda lại vui vẻ khi ra đến bên ngoài.

       Mặt trời đã ngả về tây. Ánh sáng chan hòa dìu dịu làm sáng lên những rặng núi xa tít chân trời, thung lũng Ildenkaia mở ra phía trước mặt, tòa lâu đài Genríc nên thơ... một làn sương mỏng trôi bồng bềnh làm cho ánh sáng dịu dàng lạ kỳ. Hai người cứ leo lên cao mãi theo lối đá mòn dọc triền núì. Những cây linh sam cứng cáp mọc sát bên lối mòn, rễ của chúng uốn khúc một cách kỳ lạ và bám vào các phiến đá ngoằn ngoèo trông tựa như những con rắn từ khe đá bò ra. Inda và Kurt bị thu hut bởi màu xanh đặc biệt của vùng rừng phía chân trời, bởi màu xanh lục của những cây linh sam sáng lên dưới ánh mặt trời, bởi những khúc rễ kỳ quặc như đã chai sạn trong cuộc đấu tranh hàng thế kỷ với sỏi đá.

      - Em vẫn muốn trở thành cái rễ kia –
Inda bỗng nói hình như để trả lời cho những suy tư nào đó của mình — Thà như thế còn hơn...Đá tuy sống lâu nhưng chỉ nằm yên thờ ơ hàng thế kỷ, còn rễ cây tuy chết sớm nhưng dám đấu tranh và có ích cho đời….

      -Thật tuyệt diệu — Kurt thốt lên — Anh cũng nghĩ như vậy đấy.

      Hai người vượt qua một dòng suối nhỏ, nước chảy ào ào trên đá và đi tới một bãi cỏ. Tiếp đó là một vách núi dựng đứng, lối mòn quay ngoặt sang bên.
      - Inda, anh chụp ảnh cho em nhé. Em ngồi lên hòn đá kia đi — Kurt lấy máy ảnh từ trong ba lô ra — Em có muốn ăn táo không ?

       Trong khi Kurt chuẩn bị máy, cô ngồi trên phiến đá chờ đợi đầu cúi nhìn xuống phía dưới. Mắt cô nhìn nhưng lòng lại suy nghĩ miên man. Khuôn mặt cônghiêm nghị một cách lạnh lùng. Kurt không báo trước, anh lên phim và chụp luôn...

       Nghe tiếng bấm máy, Inda mới ngẩng đầu lên.   
      - Em làm sao thế ? —

      Kurt dịu dàng hỏi, tay đặt lên vai cô.
      - Anh biết không, anh Kurt, có lẽ em đã quá mệt mỏi vì bao lần chờ đợi gặp anh. Lần này là lần đầu tiên em thấy vui vì chúng ta được ở bên nhau. Rồi đây em sẽ rất buồn... Đáng lẽ chúng ta có thể mãi mãi bên nhau. Anh hiểu cho em, anh Kurt ạ, nhiều lúc em cảm thấy mình quá ư đơn độc...

      - Nhưng em biết đấy . Inda, hiện giờ thì chưa thể được đâu.

      - Tại sao thế anh ? —
Họ lại bước đi trên lối đá mòn. Vôlphgan nhẹ nhàng khoác tay lên vai cô. Inda chợt quay ngoắt lại nhìn anh — Tại sao ? Tại sao chúng ta lại không thể được ở bên nhau, làm việc bên nhau, sống bên nhau kia chứ ? Anh nói đi, em không muốn là cái chuông con để anh chỉ nghe từ xa. Như thế thì hay đấy nhưng em lúc nào cũng lo cho anh ! Hàng tuần, hàng tháng liền em không hề được biết tin anh, anh sống ra sao, anh đang nghĩ gì...Chúng ta có thể sống bên nhau chứ, anh quyết định đi ?

      Họ đứng đối mặt nhau cùng chung một tình cảm đang dâng lên. Tòa lâu đài phía bên kia hiện lên rõ nét trên nền trời trong vắt. Họ đến đây để ngắm cảnh lâu đài nhưng giờ đây họ đã hoàn toàn lãng quên nó rồi…

       Inda thân yêu, anh cũng vậy, anh rất khổ tâm khi nghĩ về chuyện của chúng mình. Nhưng em hãy tin anh, anh không muốn em phải chịu đựng nguy hiểm.

      Inda nhìn Kurt mỉa mai :   
      - Hóa ra anh sợ nguy hiểm ?

      - Anh thì không nhưng chuyện này còn liên quan đến em.


      - Thế thì có sao đâu anh : em làm việc một mình hay là sẽ ở bên anh cùng chung một sự nghiệp nào ? Nguy hiểm sẽ tăng lên nhưng em sẽ không còn buồn nữa. Anh hãy nghĩ đi anh, làm sao cho, chúng ta được bên nhau…..Anh cũng thấy đấy, em là người biết thận trọng. Anh thấy không, ngay cả ở đây em cũng đâu có gọi tên thật của anh.

     Giọng nói của Inda thật tha thiết, khẩn khoản :
     - Nhưng anh đâu có thể tự mình quyết định được — Anh buồn rầu nói — Để anh thử nói với các đồng chí xem sao...

      —Anh hứa đi anh ! Đúng là anh hứa đấy nhé. Cô đứng áp sát vào người anh và nhìn thẳng vào mắt anh. Trong ánh mắt của Inda vẫn đượm vẻ lạnh lùng như khi ngồi trên phiến đá trên vách núi…

............................



Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #46 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2017, 07:38:04 am »

       
       6.




       Tại phố Kurphiurxtenđam của BécIanh gần Gedext-nixkiếc cho đến nay vẫn còn một tiệm ăn mang cái tên hoa mỹ ”Am Tsoo” với những căn phòng rộng, mờ ảo và mái hiên lớn choán cả ra vỉa hè, ngăn đường phố bằng những chậu hoa đủ màu sắc, đủ loại theo mùa. Vào những ngày hè, bên mái hiên rộng mở, sau những chiếc bàn đá bao giờ cũng đông khách. Họ ngồi thưởng thức những ly cà phê nhỏ xíu, nhấm nháp những ly rượu pha đá, đọc báo hoặc ngắm khách qua lại trên đường phố. Chính tại nơi đây, một nơi đông đúc như vậy Kurt, và Paul đã hẹn gặp  gỡ thường lệ vào lúc gần tối. Hai người "bất ngờ” gặp nhau bên lối vào và cùng nhau đi ra hiên chọn cho mình một cái bàn trống trong góc cạnh hàng rào hoa….Họ nói đủ thứ chuyện và xen vào đó là những câu cần thiết cho mục đích cuộc gặp gỡ tại tiệm ăn ”Am Tsoo”…

      Kurt vẫn còn chưa quên nhũng ấn tượng của cuộc đi Verhigerôt và cuộc nói chuyện với Inda. Thực ra thì tại sao lại không cố gắng chuyển cô ấy tới Vácsava nhỉ ? Anh nói ý nghĩ này cho Paul nghe. Paul bật cười :
      - Chà, đúng là anh đang đi guốc trong bụng tôi đấy nhé — Paul thốt lên — Tôi đang định thuyết phục anh đấy. Cô ấy bây giờ đang làm gì thế hả ? Lâu lắm rồi tôi chưa gặp cô ấy.

      - Hầu như chẳng làm việc gì cả... Anh cũng biết đấy "Béclanh Tageblát” đã bị đóng cửa. Têôdor Vôlph đã bỏ đi Giơnevơ và mời tôi hợp tác với các  báo của Thụy sĩ nhưng tôi xin kiếu. Tôi còn "mắc nợ" với cái phòng quảng cáo của hãng chúng tôi. Inda đã đến chỗ Vôlph một thời gian ngắn và đã viết cho báo "Tsiurikhen Tsaitung” nhưng cái chính vẫn là làm công việc của chúng ta. Cô ấy làm việc tốt lắm, chín chắn và rất bình tĩnh…
   
       - Còn anh thì — Paul nói — dù sao bây giờ cũng chưa thể rời Vácsava được. Vấn đề không phải là phòng quảng cáo.

      - Đúng, vấn đề đâu phải là chỗ đó. Tôi đã đồng ý ở lại đây làm phóng viên cho tờ "Praha Press” . Thường thì tôi hay đến Praha, nói chung đang "làm ăn” được. Trong chuyến đi đầu, tôi đã phỏng vấn tổng thống Bênét và lúc chia tay, chúng tôi đã trở thành thành bạn với nhau. Ngoài việc phỏng vấn ra, chúng tôi còn trao đổi nhiều về chính sách của Đức, tất nhiên gọi là trao đổi để cho biết chứ không phải để đăng lên báo đâu. Hắn ta có mời tôi đến chơi nếu có dịp ghé qua Praha. Tôi có cảm giác là hắn không đánh giá đúng mối đe dọa đến từ phía Genlâyn (Tên cầm đầu lực lượng phát-xít tại vùng Xu-dét ở Tiệp khắc, nơi có nhiều kiều dân Đức).

     - Này thế còn Rita thì sống ra sao ? Đã lâu tôi không gặp cô ta — Paul bỗng hỏi Kurt. Anh cố ý hỏi thật to về một cô Rita tưởng tượng nào đó.

      Với khả năng quan sát tất cả nhưng gì xẩy ra ở xung quanh, Paul đã để ý thấy một người phụ nữ ngồi gần đó đang chăm chú đọc đi đọc lại mỗi một tờ báo quảng cáo. Trên bàn là mội ly cà phê uống dở. Tất nhiên người khách đáng ngờ đó không thể nghe được câu chuyện của họ vì ả ngồi khá xa, còn họ thì lại nói thầm thì như hai người bạn cũ đang tâm sự, bàn bạc, về công chuyện của mình.

      Nhưng rõ ràng là ả đang theo dõi họ. Họ trả tiền xong liền đứng dậy thong thả đi ra khỏi quán. Bên kia hè đường có một loạt xe tắc-xi đậu, Kurt đưa mắt nhìn. Người phụ nữ ngồi cắm cúi đọc báo lúc nãy đang đứng ngơ ngác bên lối ra vào của tiệm "Am Tsoo” như thể vừa để xổng mất hai người đàn ông làm ả quan tâm...

       Trong cuộc sống họ thường gặp những cảnh như vậy. Lúc nào họ cũng như đang đi bên bờ vực thẳm đầy rẫy nguy hiểm.

       Ngồi trong xe Paul nói :
       — Chúng ta hãy tạm chia tay...Tốt nhất là không nên mạo hiểm — Anh liếc nhìn đồng hồ—Chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện ở nhà ga Pôtxđam. Sau một giờ nữa ta lại gặp nhau, giờ thì mỗi người một ngả, ta đi dạo chơi vậy...

       Hai người đi đi lại lại trên sân ga Pôtxdam, vừa đi vừa tiếp tục câu chuyện về Inda Schiôbe.
       — Tôi có cảm giác là — Paul nói — Alta cần phải làm việc trong phòng phóng viên của tên Phrants phụ trách về tin tức thể tháo hoặc cũng có thể làm trong phòng quảng cáo của anh. Nhưng phương án lý tưởng nhất theo tôi là bố trí cho cô ấy làm trong sứ quán để có thể gần Ariets. Về chuyện này trung tâm đang cân nhắc.   

     - Cần phải loại bỏ khả năng làm việc ở phòng quảng cáo — Vôlphgan phản đối. — Tôi chủ trương hoạt động phân tán. Alta càng ở xa anh và tôi càng tốt….

       - Có lý đấy, nhưng cậu không thể cách ly cô ta được đâu. — Paul nhếch mép cười. Anh đã biết về quan hệ giữa Inda và Kurt.

      - Alta là vợ tôi - Vôlphgan thản nhiên nói— Nhưng trước mặt người khác thì cô ấy chỉ là một người quen mà thôi. Chúng tôi sẽ ở khác chỗ nhau. Tôi xin nói với anh thế này. Tôi không muốn gây thêm nguy hiểm cho cô ấy.

      - Được, tôi sẽ báo cáo về trung tâm... Thế còn đối với Ariets thì ta sẽ làm gì đây ? Đã đến lúc lôi cuốn ông ta tích cực tham gia vào công việc chưa ? Anh đã biết ông ta lâu chưa ?   

      - Khoảng bốn năm... ông ta là một người can đảm những rất tiếc là không phải bao giờ cũng thận trọng trong cách cư xử , nói năng. Ông ta rất ghét gã "binh nhất xứ Bôhem (Quê của Hítle)” và không thể nào giữ được bình tĩnh khi nói về Hítle. Trên cơ sở đó tôi nghĩ rằng nên lôi cuốn ông ta vào công tác.

      - Nhưng dù sao là híện nay chúng ta cũng chưa nên nói cho ông ta...đừng nên nói một lời nào về Liên xô... Anh sẽ nhận được hướng dẫn cuối cùng qua đường dây liên lạc thông thường.

      Họ theo đoàn hành khách từ trên tàu xuống, ra khỏi nhà ga Pôtxđam và sau đó mỗi người đi về một ngả. Việc lôi cuốn nhà ngoại giao Rudolph phôn Sêlia vào công tác đã được dự kiến. Chính vì thế mà Inda Schiôbe, nữ phóng viên trẻ cần phải tới Vácsava. Vôlphgan đã thu hút cô vào công tác tình báo khi Inda còn làm thư ký cho biên tập viên Vôlph—chủ báo "Béclanh Tageblat”. Cô hai mươi ba tuổi, kết bạn với Kurt từ lâu và chấp thuặn đề nghị của anh không chút do dự. Inđa yêu nước Nga Xô-viết, yêu một cách say đắm, và lãng mạn...Thế nhưng cho đến mãi nhiều năm sau cô mới được giao những nhiệm vụ độc lập. Paul, người được Kurt giới thiệu với Alta đã ghi nhận xét về cô gửi về cho trung tâm như sau:

      "Dựa vào những tin tức thu nhập được, ta có thể thấy rằng nếu được đào tạo thích đáng, cô ta sẽ trở thành một nhân viên tốt, căn cứ vào sự kiên định trong tính cách và tình cảm của cô ta... Có triển vọng làm phóng viên báo chí và là người có nhiều khả năng và thành tích trong lĩnh vực này”….


...................... 

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #47 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2017, 08:03:49 pm »

       Alta đã hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc. Giờ đây cô sẽ phải công tác tại Vácsava. Cô đã thanh thản giã từ căn nhà của mẹ cô tại một đường phố rợp bóng cây ở Phranphuốc, nơi cô đã sinh ra và lớn lên. Cô đã xông pha vào nơi nguy hiểm và vững bước đi theo con đường chông gai mà mình đã tự chọn. Và như thế cô sẽ luôn luôn được ở bên Kurt, người cô yêu thương, người mà cô chỉ có thể gọi tên thật trong ý nghĩ mà thôi.

      Ít lâu sau, Vôlphgan bắt tay vào công việc. Trước khi tiến hành nói chuyện với tham tán thứ nhất của đại sứ quán Đức tại Vácsava, họ đã lựa chọn vô vàn phương án để rồi đi đến phương án cuối cùng : phương án này đòi hỏi phải thận trọng, phải có thời gian, phải thật tỉ mỉ nhưng nhất định sẽ đem lại thắng lợi…

      Khi Kurt tới chỗ Sêlia, nhân tiện, anh nói :
      - Tôi có một tin vui lắm, anh Ruđôlphơ ạ. Có lẽ tôi sắp đi Anh để giải quyết công việc của hãng.

     - Anh đi có lâu không thế ?

     - Chưa biết chừng... có thể khoảng hai tuần gì đó. Tôi có rất nhiều bạn bè di cư từ Đức sang ở bên đó. Tôi hy vọng là họ sẽ cho tôi biết nhiều tin lý thú.

     - Tôi ghen với anh đấy... Anh hãy hỏi kỹ xem họ, nghĩ thế nào về tên binh nhất nhé. Thật là đáng sợ khi những thằng bán thuốc lá lại lên lãnh đạo đất nước ! Toàn một bọn mạt hạng, vô tích sự … Giá như anh hiểu được tôi nhỉ, tôi đã ngấy lắm rồi.

      - Xin anh đừng thốt ra những chuyện như thế - Kurt ngăn Sêlia lại.

      - Nhưng chúng ta đang nói chuyện chân tình với nhau kia mà...Tôi biết nên nói với những ai.

      Câu chuyện đó xảy ra vào giữa mùa hè và ít lâu sau Kurt quả thực có đi Luân đôn. Thời gian anh lưu lại đấy thật là có ích đối với anh. Anh đã gặp gỡ với những người am hiểu tình hình chính trị. Hai lần Kurt ăn cơm cùng với Phraiđơ, phóng viên của Đức tại Luân đôn, người đã xin cư trú tại Luân-đôn và gia nhập quốc tịch Anh khi nghe tin  Hitsle lên cầm quyền. Anh cũng đã trò chuyện tùy  viên báo chí của Áo, với tham tán phái đoàn đại diện của Rumani, với Phôigt, nhà bình luận ngoại giao của tờ "Manchester Guardian”...

      Kurt trở về Vácsava mang theo nhiều ấn tượng và tin tức mới. Lẽ dĩ nhiên, một trong những người anh gặp đầu tiên là viên tham tán Ruđôlph phôn Sêlia…
     - Tôi đã về rồi đấy nhé ! Lúc nào thì chúng ta có thể gặp nhau được nhỉ ?   

     - Ngay hôm nay cũng được. Anh đến ăn cơm với chúng tôi nhé…

       Họ ăn uống rất lâu, vừa ăn vừa trò chuyện tới tận tối. Kurt mang tặng Sêlia một hộp xì gà Habana chính hiệu và không quên tặng vợ ông ta những con búp bê quý giá.

      Trong lần gặp lại đầu tiên này, câu chuyện chỉ xoay quanh những ấn tượng của Kurt trong chuyến đi Luân đôn vừa qua. Kurt hào hứng kể lại những câu chuyện vui, lạ tai của giới thượng lưu và ca ngợi cuộc sống ở Luân đôn. Anh nói rằng Rikhard Phraiđơ chuẩn bị đi Ấn độ theo lời mời của một Maharatja (lãnh chúa) giàu sụ để viết bài nhân ngày lễ kỷ niệm cua ông ta. Maharatja đã hứa trả cho một món tiền nhuận bút chưa từng thấy... Kurt còn kể chuyện anh đã ăn cơm tại nhà Nam tước phu nhân Butberg, vợ của Hơbơr Ôoen (Nhà văn người Anh đã được Lênin tiếp-ND). Bà vợ viên tham tán thì hỏi anh về các mốt đang thịnh hành ở Anh.   ..

      Khi chia tay với những người chủ mến khách, Vôlphgan nói với Ruđôlph phôn Sêlia:
      - Anh Ruđôlph ạ, tôi còn có điều muốn nói riêng với anh. Chúng ta sẽ lại gặp nhau nhé.

       Ngày hôm sau Sêlia lại gọi Kurt :
      - Này anh đã làm cho tôi bị nổi máu tò mò rồi đấy nhé... Hôm nay đến chỗ tôi đi, vợ tôi đi xem hát và chúng ta có thể trò chuyện với nhau được đấy.

       Trên đời này có lẽ chẳng có gì có thể làm cho Ruđôlph bớt sốt ruột — ông ta nóng lòng chờ đợi Kurt. Thế nhưng Vôlphgan lại để dành chủ đề chính của câu chuyện đến cuối cùng :
        - Nào bắt đầu đi thôi, anh định kể cho tôi nghe chuyện gì đó lý thú lắm thì phải — Sêlia gặng hỏi.

       - Vội gì đâu, ta ăn cơm xong đã... trước hết tôi sẽ kể cho anh nghe tin chính trị.

      Và anh ta lại kể ấn tượng mà nước Anh giàu có đã gây ra cho anh, về tính phớt Ăng-lê của người Luân đôn, về mối quân tâm của người Anh tới chính sách của Đức, Kurt kể về cuộc gặp gỡ của mình với viên cố vấn người Áo, bá tước Gôin, người đang đau khổ về việc Đức định xâm chiếm Áo. Bá tước nói : “Tại châu Âu lúc này không còn lực lượng nào có thể ngăn cản được Hítle xâm lược Áo !”. Mútxôlini tán thành cuộc xâm lăng này, vì như thế y sẽ được lợi trong khu vực Địa trung hải. Kurt cũng biết được một tin tức lý thú về Rumani. Rumani đã đặt mua tàu ngầm tại các xưởng đóng tàu quân sự Đức. Chẳng bao lâu nữa đơn đặt hàng sẽ thực hiện, Rumani sẽ có những tàu ngầm hiện đại trong vùng Địa Trung Hải..

      Nhà ngoại giao Đức Ruđôlph phôn Sêlia đã trở thành một nguồn tin mật quan trọng.

      Kurt báo cho trung tâm : "Ariets đã thông báo cho tôi tất cả những gì mà ông ta cho là quan trọng. Những tài liệu mà tôi quan tâm đến thì ông ta đều đọc cho tôi nghe hoặc cho phép tôi tự đọc lấy, ông ta chỉ dặn rằng "Anh hãy cầm sẵn một tờ báo để đề phòng nếu như chợt có ai vào thì che bức điện mật đi…”

      Trong số những tài liệu mà Sêlia trao cho anh, có cả thông tri về việc khắc phục tình trạng khan hiếm nhiên liệu công nghiệp trầm trọng ở Đức. Béclanh yêu cầu tất cả các đại sứ ở nước ngoài tìm mọi khả năng để mua các nguyên liệu chiến lược của các nước khác. Trong đó có cả nội dung của cuộc nói chuyện của Bộ trưởng Bộ ngoại giao phôn Mayrát với tên lãnh đạo của Đảng quốc xã tại Đanxit là Phorxte về việc chuẩn bị cuộc bạo động nhằm ghép thành phố Đanxit độc lập vào nước Đức. Phorxte là cháu của Hitler…

      Bây giờ Vôlphgan được biết tất cả những gì mà Sêlia biết. Mà phôn Sêlia thì lại biết rất nhiều. Vị tham tán này nắm được những bí mật của ngành ngoại giao Đức, biết được một số kế hoạch của nó từ đầu não của nước Đức quốc xã.

...........................
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #48 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2017, 06:25:43 pm »

      Rudôlph phôn Sêlia vẫn như xưa, vẫn mang tính cách của một con người chuộng thời trang,quá tự tin và không thận trọng. Hình như ông ta đã mất hết cả cảm giác sợ hãi. Có lúc Ariets đã có những hành động hết sức xốc nổ làm cho Kurt phải tốn rất nhiều công sức mới ngăn chặn được đổ vỡ và cứu ông ta ra khỏi nguy hiểm.

       Sự việc đã xảy ra vào một năm trước chiến tranh. Hôm đó họ quy ước gặp nhau tại buồng của Kurt. Sêlia hứa sẽ mang đến những tài liệu gì đó rất quan trọng mới nhận được trong sứ quán. Phôn Sêlia đến sóm hơn một chút so với qui ước. Khi đó Kurt còn chưa có nhà. Khi đi qua phố, anh đã trông thấy chiếc "Mécxêđét” của nhà ngoại giao đậu bên cổng.

      Kurt bắt đầu chụp tài liệu. Kể từ khi lôi cuốn nhà ngoại giao Đức vào công tác, Vôlphgan đôi khi phải chụp ngay một lúc hai, ba trăm micro-copy (vi ảnh). Sau đó anh lại phải tráng phim, rửa phim và sấy khô... Tất cả mọi việc phải làm xong trước khi người quét dọn đến lau dọn nhà vào lúc sáng sớm. Hơn nữa anh cũng không thể quá lạm dụng thời gian buổi tối. Như thế rất nguy hiểm vì tiếng động nước ban đêm có thể làm cho hàng xóm nghi ngờ — tại sao người sống trên tầng hai lại hay sử dụng phòng tắm vào giữa đêm khuya khoắt như vậy ?

       Lần này công việc cũng nhiều. Viên tham tán ngồi trên chiếc ghế đẩu xem Vôlphgan làm. Đèn đỏ bật lên, khuôn mặt của Sêlia hiện lên từ trong bóng tối.
       -Tôi có tin mới đây - Sêlia nói -  Tôi được đề nghị về Béclanh công tác. Điều kiện thật tuyệt diệu và tôi gần như là đã thuận rồi. Anh nghĩ thế nào về việc này ?

       — Công tác gì thế ? — Kurt hỏi — Anh đã chụp xong và đeo găng nhựa vào tay tiếp tục tráng phim.

       - Làm trong phòng của Ribentrốp. Tôi sẽ nắm được tình hình công việc của toàn ngành ngoại giao Đức. Anh có thích thếkhông ?   

     - Được thôi, có thể như thế mà lại hay đấy — Vôlphgan trả lời — Thế bao giờ thì bắt đầu đấy ?

      — Nhanh thôi, chỉ một hai tháng nữa là cùng..

      Nhưng phải mãi gần nửa năm sau phôn Sêlia mới đi Béclanh, vì còn phải chờ giải quyết chuyện cất nhắc ông ta lên một chức vụ cao hơn trong Bộ Ngoại giao. Đây là một thời cơ rất tốt. Lúc này tình  hình chính trị trên thế giới đang ngày càng phức tạp.

       Mútxôlini đã chiếm Êtiôpia, Hít-le đánh chiếm Áo và sát nhập luôn vào lãnh thổ Đức, công khai ủng hộ tên tướng Phrancô ở Tây ban nha và lần lượt chiếm Tiệp, Ba lan. Tại Nhật, chính quyền đã chuyển vào tay tên tướng hiếu chiến Araki. Các chính phủ Anh và Pháp nhìn nhận khát vọng xâm lược của Hít-le một cách khoan dung, Mỹ thì duy trì chính sách không can thiệp. Nguy cơ chiến tranh đang đe dọa Liên xô. Trong hoàn cảnh như vậy, tin tức từ Bộ Ngoại giao Đứccó ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

       Trước khi chia tay, phôn Selia tổ chức một bữa tiệc linh đình trong khách sạn "Pôlônia”. Tất nhiên Vôlphgan có mặt trong số các khách mời. Mọi người thi nhau chúc tụng Sêlia lên đường bình an và chóng thăng quan tiến chức trong lĩnh vực ngoại giao mới. Tiếng chạm cốc lách cách và những ngọn nến chập chờn trên bàn trong những chiếc chân đèn nặng chịch. Những chai rượu vang lóng lánh, những chiếc áo đuôi tôm màu đen cua các ông nổi bật trên nền áo sơ mi trắng muốt, những đồ trang sức lấp lánh trên cổ, trên những chiếc áo váy hở ngực của các bà, các cô..

      Inda Schiôbe ngồi gần mép bàn trong đám những nhân viên đại sứ quán và nhà báo Đức được mời đến dự buổi chiêu đãi. Sau bữa ăn, khách chuyển sang phòng bên hút thuốc, tán chuyện. Những người hầu bàn ăn mặc sang trọng như những nhà ngoại giao mang đến cho khách những cốc rượu vang lớn và những ly cà phê. Kurt tìm thầy Inda trong đám đông. Anh nắm tay cô thì thầm thán phục :
     - Hôm nay trông em đẹp quá Inda ạ !... Nào lại đây đi em, anh sẽ giới thiệu em với Ariets.

      - Em muốn chiều nay lại được ngồi bên lò sưởi của anh — Inda khẽ đáp - Chúng ta lại sắp sửa phải chia tay nhau rồi...   

     - Ngài Oberregirungxrat - Kurt bằng một thái độ thân mật, trang trọng ngăn vị tham tán hình như đang vội đi tìm ai — Xin cho phép tôi được giới thiệu cô Inda Schiôbe với ngài. Tôi đã kể cho ngài nghe về cô ấy nhiều lần rồi và hơn nữa cô ấy cũng sắp đi Béclanh.   …

        Phôn Sêlia trịnh trọng cúi đầu đáp lễ. Inda chìa tay ra.
       - Hình như chúng ta đã biết nhau rồi thì phải — Vị tham tán thốt lên — Có phải đúng thế không ạ ?

      — Dạ, vâng ạ, có thể là chúng ta đã gặp nhau trong một cuộc tiếp khách nào đó ở Đại sứ quán. Em thường tới đó mà.   

      Kurt đã kể về Inda Schiôbe cho Sêlia nghe từ lâu, trước lúc vị tham tán đi Béclanh. Trung tâm đã quyết định : Alta sẽ chuyển sang Béclanh để duy trì liên lạc với Ariets. Người phụ nữ hai mươi bẩy  tuổi đó đã trở thành người đứng đầu của một trong số những nhóm bí mật tại Béclanh.

      Khi đó Kurt đã nói với Sêlia :
      — Rất tiếc là chúng ta lại phải chia tay nhau anh Ruđôlph ạ, nhưng bên cạnh anh sẽ có Inda Schiôbe. Anh có thể tin vào cô ấy như tin tôi. Chúc anh thành công.

       Kurt đã giới thiệu cho họ quen nhau trong buổi tiệc chiêu đãi đúng như kế hoạch.

       Vị tham tán đi được ít lâu thì Alta cũng tới Béclanh. Ngay cả khi Alta ra đi, Vôlphgan cũng không kịp đưa tiễn…

      Sau đó mấy tháng hai người lại gặp nhau tại Vácsava. Alta tới Vácsava do công việc của mình. Thời gian đó trước lúc rời Vácsava, Inda làm chuyên viên cho một tên lãnh đạo quốc xã tại một khu người Đức ở Vácsava, chị đảm nhiệm công tác giáo dục tinh thần chủ nghĩa xã hội dân tộc cho các phụ nữ Đức. Trong khu người Đức ở có nhiều vợ con của các nhà ngoại giao và các quan chức Đức...

     Mùa thu sắp tới, trong công viên hoàn toàn vắng vẻ. Alta kể cho Kurt nghe về công việc của mình rằng cô cần phải có liên lạc trực tiếp với Mátxcơva trong những tình huống khó lường trước được. Krut hứa là sẽ làm tất cả. Sau đấy họ nói về chuyện riêng tư. Inda buồn nhưng cố giấu không cho Kurt biết. Cây cối trong công viên đã bắt đầu ngả sang màu vàng.
      — Rừng cây đã chuyển màu rồi anh nhỉ -  Inaa nói và Vôlphgan hiểu rằng cô đã cố làm ra vẻ mình buồn vì cảnh sắc thiên nhiên.

      — Chúng ta sắp ở bên nhau rồi Inda ạ — Kurt vừa nói vừa cúi xuống nhặt hạt dẻ.

      — Tất nhiên rồi, em tin thế đấy — Inda nói — Chúng ta sẽ tới Mátxcơva. Anh sẽ học xã hội học, còn em sẽ giúp anh, sẽ làm trong thư viện, sẽ sưu tầm tài liệu. Anh còn nhớ, anh đã nói với em thế nao rồi chứ... Anh còn chưa biết em là một người coi thư viện chăm chỉ như thế nào đâu. Nào anh đưa cái hạt dẻ ấy đây cho em — Inda bỗng ngừng lời.

       Kurt bóc lớp vỏ xanh đã khô nhựa để lộ một hạt dẻ màu nâu bóng và đưa cho Inda.

      — Đây là kỷ niệm về cuộc dạo chơi của chúng ta — Cô nói như có cảm giác đấy là cuộc gặp gỡ cuối cùng của họ.

       Inda ra đi. Chẳng bao lâu chiến tranh bùng nổ. Đức tấn công Ba lan.

       Kurt nhận được chỉ thị rời Vácsava. Anh phải là người ra đi cuối cùng. Tùy theo tình hình cụ thể, anh có thể xuống phía nam tới Bucarét hoặc lên phía bắc qua biển Bantích tới Lêningrat. Chỉ thị này do một giao thông viên đặc biệt đem tới cho anh. Kurt đã gặp người này ở vùng Môkôtốpxki tại Vácsava, nơi tập trung hàng nghìn người, chủ yếu là những người thất nghiệp. Đấy là một địa điểm thuận lợi cho những cuộc gặp gỡ bí mật….

       Các nhân viên trong nhóm bí mật của Vôlphgan đã nhận được quy ước liên lạc tại Béclanh. Địa chỉ liên lạc là phố xanh tại Prankphuốc, nhà số 202,   nơi mẹ của Inda đã sống trước đây. Để liên lạc, trước tiên phải gửi một bưu ảnh có chữ ký là "Paul” nếu là đàn ông, còn nếu là đàn bà thì sẽ ký là "Paula”. Sau đó, theo đúng thời hạn, quy định cụ thể cuộc gặp gỡ sẽ tiến hành trong tiệm ăn, tiệm cà phê, trong tàu điện ngầm hay trong nhà ga xe lửa...   

       Kurt Vôlphgan đã hoạt động bí mật mười năm ròng tại Vácsava. Giờ đây anh lại phải thực hiện một nhiệm vụ mới mang một cái tên mới và nhân dạng mới. Cái tên Kurt Vôlphgan từ nay sẽ không còn nữa…….

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #49 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2017, 02:56:47 am »

                                 

                                                                    CHƯƠNG IV

                                                       NGƯỜI VẼ BẢN ĐỒ TỪ BUĐAPET






      Ta chỉ có thể so sánh công việc của những người đứng trên vọng gác vô hình, tỉnh táo theo dõi gã hàng xóm phản phúc như những chiếc máy bay định hướng, giá như những phương tiện kỹ thuật này đã có và được đem sử dụng trước chiến tranh đề phòng trước cho đất nước thanh bình khỏi họa xâm lăng của kẻ thù thì hay biết mấy...Suốt bao năm trời, nước Đức Hítle đã là gã hàng xóm như vậy và một "vọng gác” đã mọc lên tại Thụy Sĩ. Người "chỉ huy” vọng gác này là một nhà khoa học bản đồ trẻ người Hunggari tên là Sanđô hay còn gọi là Alecxanđr Rađô.

       Rađô chưa từng làm tình báo viên chuyên nghiệp nhưng tên tuổi của anh đã đi vào lịch sử quân sự như một người tình báo có hiệu suất công tác cao nhất, và "may mắn” nhất.

       Chiến tranh thế giới kết thúc, nhà khoa học trở về với cái nghề thanh bình xưa kia trong cuộc sống của một người dân thường. Hiện nay, ông là một trong những người vẽ bản đồ trứ danh nhất, là một nhà bác học nổi tiếng trên thế giới, một ủy viên danh dự của rất nhiều hội địa lý. Tuy vậy những tháng năm lâu dài gian khổ của cuộc đấu tranh chống phát xít vẫn sống mãi trong tâm trí ông….

       Mỗi người chiến sĩ trên trận tuyến thầm lặng đều có con đường của mình để đi tới cái nghề không dễ dàng gì mà họ đã tự lựa chọn. Sanđô Rađô cũng đã đến với nghề này bằng con đường của mình.

       Trước chiến tranh hai nước Áo —Hung được gọi là đế chế chắp vá. Phrants Iôxip —tên trùm phát xít già nua đã chiếm Trung Âu. Trong phạm vi biên giới quốc gia của lão có người Hung, người Áo, người Slôvaki, người Tiệp, người Khorvat, người Ukraina, người Ba lan sinh sống...

      Đế chế chắp vá đầy đau khổ do những mâu thuẫn dân tộc và xã hội gây ra, được duy trì dưới họng súng, lưỡi lê và chế độ độc tài đã là vũ đài của cuộc đấu tranh liên tục không ngừng. Năm mười ba tuổi, Rađô lần đầu tiên chứng kiến cuộc biểu tình của công nhân từ ngoại ô Buđapét tới trung tâm thành phố. Cậu bé sống trong một khu của thành phố, khu Uipest gồm toàn những gia đình công nhân nghèo khổ, sống chui rúc trong những túp lều thảm hại và những gia đình Xưgan không nhà không cửa. Cạnh đó là những tòa biệt thự của bọn nhà giàu. Ruộng đất dọc hai bên bờ sông Đunai nằm trong tay những tên dòng dõi nhà bá tước Karôli. Thực đúng là nghèo nàn sát cánh với giàu sang. Sanđô Rađô, con một nhà buôn nhỏ phải chạy vạy vất vả lắm mới đủ ăn. Anh có một người bạn chí thân tên là Phêđô Laxlô. Cậu bé Gavơrốp (tên một thiếu niên anh hùng Pháp trong tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo) người Hunggari, Laxlô sống và làm thuê tại nhà một bà bán hàng ngoài chợ cạnh bờ sông. Từ sáng đến tối, cậu bé khuân những chiếc giỏ và những gói hàng nặng trĩu chuyển cho khách hàng, vậy mà nhiều khi vẫn phải nhịn đói đi ngủ. Mẹ của Sanđô mời Phêđô ngồi vào bàn ăn cùng với các con của mình, mặc dù bản thân những người trong gia đình ít khi được ăn no. Cậu bé Laxlô không nơi nương tựa rất quyến luyến gia đình Sanđô. Laxlô nhiều tuổi hơn Sanđô và đã tích lũy được một số kinh nghiệm sống. Đối với Sanđô, Laxlô là người có uy tín tuyệt đối. Sanđô bắt chước bạn từ việc làm đến lời ăn tiếng nói. Chúng cùng nhau tìm hiểu thế giới bao la đầy bí hiểm, dạo chơi trên sông Đunai, lang thang khắp hàng cùng ngõ hẻm của thành phố. Đối với Sanđô, thì không có gì thích thú hơn là đi theo Laxlô để mang những sọt hàng tới nhà người mua. Cuộc biểu tình của những người bãi công tràn ngập những đường phố hẹp của khu công nhân Uipest đã tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng của các cậu bé. Chúng kiêu hãnh bước theo đoàn biểu tình, chúng chạy lên phía trước đoàn người nhưng sau đó bị tụt lại và vô cùng buồn bã khi nghe thấy tiếng súng của bọn hiến binh cản đường đoàn người biểu tình tại khu phố trung tâm. Sao mà chúng lại thèm được tham gia vào cuộc xung đột với bọn "gà lôi đỏ” này đến thế. Ngày hôm sau, Laxlô xuất hiện với chiếc khăn quàng đỏ quấn quanh cổ — dấu hiệu đoàn kết với công nhân đấu tranh chống bọn nhà giàu. Sanđô cũng bắt chước bạn đi tìm bằng được chiếc khăn quàng đỏ quấn lên cổ và cứ như vậy đi đến trường...Thầy giáo đến gặp bố mẹ Sanđô nói rằng cậu có những chiều hướng không lành mạnh và điều đó có thể dẫn đến những hậu quả xấu.

       Cũng thời gian đó, bố Sanđô đang làm ăn khấm khá. Trong nhà, thay cho chiếc đèn dầu hỏa lúc đầu là chiếc đèn ga, sau đó đến đèn điện — dấu hiệu đầu tiên của cuộc sống sung túc, phát đạt…Hai bố con nói chuyện rất lâu về chiếc khăn quàng đỏ. Người bố ngồi trong chiếc ghế bành, còn Sanđô ngồi đối điện với ông và yên lặng lắng nghe. Ông bố ôn lại cho con những việc xảy ra đã lâu trong cuộc đời mình, về chuyến đi sang Mỹ không thành. Đây không phải là lần đầu tiên ông nói về chuyện này. Ngay từ khi còn trẻ, bố Sanđô đã quyết định đi tới những đất nước xa xăm. Cảnh đói nghèo đã thôi thúc ông ra đi. Nhưng ông chỉ tới được Hămbua vì không đủ tiền để vượt đại dương, ông lại phải tiếp tục cuộc sống lang thang nghèo đói thất nghiệp tại Viên. Nay thì nhờ trời, chẳng cần phải đi đâu xa - sang tận Mỹ mà ngay tại đây thôi, ngay tại Uipest này ông đã có thể thoát cảnh đói nghèo. Cái đó chẳng phải là do ân huệ của ai mà chính là do mồ hôi, công sức của chính bản thân mình đem lại.

       Ông ta còn nhắc cho con về chuyện người anh trai Mícse của ông. Ông ta cũng phải chìm đắm trong đau khổ và cũng nhờ vào sức mình mà thành đạt. Như thế thì mỗi một con người phải tự tay gây dựng hạnh phúc của bản thân mình. Không việc gì phải làm ngứa mắt mọi người bằng những chiếc khăn quàng đỏ. Họ sẽ tống cổ ra khỏi trường, chẳng ai người ta giúp đỡ đâu.

   Những lời nói của ông bố không thuyết phục nổi Sanđô. Cậu bé cảm thấy Phêđô Laxlô có phần đúng hơn — Laxlô không đơn độc mà cùng mọi người đi đến cùng.

      Từ hồi còn bé, Sandô đã tỏ ra có năng khiếu về địa lý. Quyển sách đầu tiên mà cậu đọc là cuốn sách kể về cuộc hành trình của Benđéc Bartôsi — Balốc một con người hoàn toàn xa lạ với cậu, người đã đi qua nước Nga tới Nhật bản bằng tuyến đường sắt mới xây dựng xuyên Xibiri. Đây là lần đầu tiên Sanđô biết đến nước Nga khi xem bản đồ phụ lục kèm theo quyển sách. — một tuyến đường màu đỏ nối Budapest với Tôkyô qua những vùng đất mênh mông của nước Nga.

      Sau đó, mấy năm chính Sanđô lại tới nước  Nga...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM