Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:46:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình  (Đọc 66161 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #30 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2016, 08:04:54 am »

     
      - Đấy là một bài phát biểu thành công, nó đã gây được ấn tượng — Ređơ mơ màng nói — Tôi đã phát biểu trong phòng xử của tòa án quân sự đế chế. Bài phát biểu của tôi đã được báo cáo lên tận quốc trưởng. Vâng đúng thế đấy ạ, kẻ thù đã thâm nhập vào bí mật của đế chế.

      Ređơ quên bẵng rằng mình không còn là ủy viên công tố chính nữa mà chỉ là một kẻ vừa mới thoát khỏi nhà tù Niuremberg, ông ta cao giọng lặp lại đúng cái ngữ điệu đã từng vang lên trong tòa án quân sự đế chế, những động tác giống hệt như trong bức ảnh chụp ông ta bên lễ đài đá hoa cương tại cuộc mít tinh. Bộ mặt của ông ta cũng mang vẻ cuồng nhiệt như khi đó. Rồi khi cơn hứng khởi lắng xuống đột ngột, ông ta lại bắt đầu nói nhỏ đi, giọng the thé :
      — Riêng đối với thượng úy Sunxe Bôiden thì tôi vẫn chưa hết ngạc nhiên vì tại sao một con người như thế lại có thể cầm đầu một tổ chức chống lại đế chế, chống lại quốc trưởng. Ai cũng biết mối quan hệ của gia đình anh ta với nguyên soái Gơrinh. Ngài Gơrinh đã đích thân ra lệnh lấy Sunxe Bôiden vào công tác trong Bộ hàng không...

       Ređơ rầu rĩ lắc đầu, ông ta đã chìm đắm trong quá khứ và đã xem luật sư Krum như là người mà ông ta có thể bày tỏ những ký ức sâu lắng của mình.
      - Nhưng như tôi được biết thì — Krum ngắt lời ông ta — ngài không những đã buộc tội họ phản bội quốc gia mà còn buộc tội họ là sa ngã, sinh hoạt đồi bại, bất lương và các tội vô đạo đức khác nữa kia mà !

      - Ồ, đúng thế đấy — Ređơ công nhận ngay— Đúng là đã có chỉ thị như vậy, ngài quốc trưởng ra lệnh mà. Cần phải lên án những kẻ mưu phản và vô đạo đức, vi phạm luật pháp của thượng đế và của con người. Tôi cũng không biết có thật thế không nhưng cái đó thì có nghĩa lý gì kia chứ ! Phần lớn họ là những người có gia đình. Sunxe Bôiden cũng như Arvít Khamắc. Người ta bắt cả họ lẫn vợ con họ phải trả giá về tội của mình...

     — Thưa ngài Ređơ, xin ngài cho biết.— Krum hỏi — trong số các can phạm còn có đôi vợ chồng nào khác nữa không ạ ?

      - Tất nhiên là còn chứ. Ngoài Khamắc và Sunxe Bôiden ra còn có nhà thơ Kúckhốp và vợ ông ta là bà Margarét, nhà điêu khắc Kurt Sumakhơ, vợ chồng Kốppi, gia đình Emilia Khiubnera một con người già nua 80 tuổi. Mà đấy là...

      - Thế còn vợ chồng Ghecxen — Ingơrít và Klaút thì sao ? —
Krum cố tìm cách lái câu chuyện đi đúng trọng tâm mình cần. ông rất bực bội vì thói ba hoa, kiêu ngạo của ông cựu ủy viên công tố.

       - Không... Tôi đã nghĩ rằng có thể tôi còn nhớ... Ngài biết không, khi nói chuyện thì bao giờ chuyện này cũng có liên quan ít nhiều đến chuyện khác. Tôi chỉ nhớ rõ những ai trong các phiên xử đầu tiên thôi vì có nhiều vụ xử vắng mặt tôi. Tôi chỉ theo dõi công việc tiến hành ra sao thôi. Trong các phiên xử chính, tòa đã xử khoảng sáu, bảy mươi người gì đó, cũng có thể là nhiều hơn tôi không nhớ rõ...

       - Và tất cả những ai trước vành móng ngựa đều bị kết tội là có quan hệ với tình báo Liên xô sao ? Có bằng chứng pháp luật nào về việc này không ? Ngài đã chẳng nói rằng có nhiều người trong số họ không hề biết rằng mình có quan hệ với người Nga cơ mà...


      - Đã ra đấy thì cần bằng chứng gì nữa kia chứ ! — Ređơ có vẻ ngạc nhiên trước sự ấu trĩ của luật sư, và ông ta nhìn luật sư với thái độ kẻ cả - Trước phiên xử, quốc trưởng đã cho mời tôi lên, ngài nói : “Ngài Ređơ ạ, đối với ngài thì sự nghi ngờ chính là tang chứng ... Đã cùng làm thì phải cùng chịu...”. Đối với tôi, lệnh của quốc trưởng là bằng chứng chủ yếu.

       - Ngài đã xử khoảng bao nhiêu người tại các phiên tòa như thế ? — Krum hỏi — ngài chỉ cần nói ở những phiên chính thôi cũng được.

      - Tôi đã nói là xử tất cả những ai đứng trước vành móng ngựa mà. Trong số đó có khoảng sáu, bảy mươi người bị tuyên án tử hình.

        - Thế ngài, ngài Rêđơ, chính ngài đã yêu cầu tử hình tất cả sao ? Kể cả phụ nữ... Giờ đây ngài không thấy lương tâm cắn rứt sao, thưa ngài Ređơ?


       Krum không thể kìm chế sự công phẫn của ông lâu hơn nữa được, Ređơ kinh ngạc trố cặp mắt nâu, thao láo nhìn người đang nói chuyện với mình.
      -  Người ta cũng đã hỏi tôi như vậy khi tôi đang còn ở trong tù... Lương tâm cắn rứt là thế nào kia chứ ? Tôi chỉ thừa hành nhiệm vụ mà thôi. Ngoài ra thì lời yêu cầu của tôi chưa hẳn là lời tuyên án tử hình. Cái đó là do các quan tòa quyết định cơ mà... Họ chịu trách nhiệm trước pháp luật và Nhà nước về lẽ phải trong lời tuyên án của mình... Tôi biết chánh án Reide, người đã từng tuyên án tử hình hơn hai trăm người, ông ta đã xử theo pháp luật hiện hành trong nước Đức dưới thời Hítle và chính quyền Mỹ đã công nhận ngài Rede vô tội... Ngài còn muốn gì hơn nữa ? ...

     - Nhưng nếu chính Nhà nước đó và những luật pháp của nó được xây dựng trên cơ sở bất hợp pháp thì sao ? Những người đã chết không thể bảo vệ được mình... Là luật sư tôi phải làm điều đó theo nghĩa vụ nghề nghiệp và nghĩa vụ của một con người có lương tâm... Dù chỉ là để trừng trị những kẻ đã gây ra cái chết của họ. Tôi xin hứa với ngài đấy, ngài ủy viên công tố ạ !— Krum đột ngột bật dậy khỏi ghế, tay run run cho cuốn sổ vào cặp và rút ví ra, lấy tiền quẳng lên bàn — Tôi không còn nợ nần gì ngài nữa chứ, ngài ủy viên công tố ?

        Luật sư không thèm bắt tay, Manphơrét Ređơ mà đi luôn ra cửa.   
       —Ngài... ngài là luật sư đỏ ! — Ređơ gào với theo.   

        - Thế ngài lại định yêu cầu tử hình tôi đấy chắc ? — Krum sẵng giọng và đóng sập cửa lại.


                                             .......................................

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #31 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2016, 06:34:50 pm »

                               


                                                CHƯƠNG III


                                              ĐẦU MỐI VÁCSAVA




        1.


       Tại Vácsava người ta đang đón chờ vị đại sứ mới của Đức. Mặc dù chính phủ Ba Lan đã vui vẻ chấp thuận cho Helmút phôn Môltke làm đại sứ nhưng không rõ vì lý do gì mà viên đại sứ vẫn còn “lưu luyến” mãi với Béc-lanh không dứt áo ra đi được. Chuyện này đã gây nên những tin đồn đại thất thiệt.

        Chế độ chính trị "Xanatsii” (cải thiện do ludép Pilxutxki dựng nên sau cuộc đảo chính quân sự được các phần tử phát xít ủng hộ) đã bước vào giai đoạn cuối của năm thứ 5.

       Bọn " Xanatô ” — người ta gọi nhạo báng bọn Pilxutxki như vậy — đặt nhiều hy vọng vào chuyến công cán của nhà ngoại giao Đức nổi tiếng này. Việc bổ nhiệm phôn Môltke có liên quan nhiều đến những thay đổi tới đây trong quan hệ Ba Lan - Đức. Mà người ta thì lại đang hy vọng là những thay đổi đó sẽ có nhiều ý nghĩa. "Cầu trời cho được như vậy” - bọn chủ các cung điện ngoại thành tại Vilnup, Ladenka... thốt lên.Còn bọn chủ các phòng công vụ tại Marsalkốpxkaia nơi có các cơ quan Chính phủ cũng lên tiếng phụ họa theo. Bọn Xanatô có cảm giác là chúng đã ký kết được một bản giao kèo chính trị có lợi. Cần phải phục hồi đất nước Ba Lan, trả lại cho nó cái hùng khí thuộc về dĩ vãng của Retri Pôxpôlita (Tên cũ của nước Ba lan) cũng như thời xa xưa. Mấu chốt của tất cả những vấn đề này, là ở đằng kia, tại phương Đông. Chẳng phải ngẫu nhiên mà bức tượng đồng của cựu hoàng đế Ba Lan dựng tại quảng trường Vácsava lại vung thanh gươm tuốt trần trỏ về hướng Đông, về phía nước Nga...

      Các chuyên viên Bộ ngoại giao Ba Lan đã đọc đi đọc lại và nghiên cứu không biết bao nhiên lần tiểu sử của Helmút phôn Môltke. Họ đã lập tư liệu về ngài đại sứ Đức giống như lập biểu tử vi vậy. Đúng, hiện tại bá tước phôn Môltke chính là nhân vật chính trị rất quan trọng đối với Vácsava.

       Bá tước Helmut phôn Môltke xuất thân từ một gia đình quân sự có truyền thống tại Phổ, một gia đình đã từng cung cấp cho quân đội Đức những thống lĩnh quân sự hết thế hệ này đến thế hệ khác. Suốt thế kỷ qua tại châu Âu không có một liên minh quân sự nào, không có một cuộc chiến tranh lớn nhỏ nào mà lại không có đại diện gia đình Môltke với cương vị lãnh đạo trong quân đội Đức. Ngoài ra vị tổng thống Đức già nua — "nguyên soái Hinđenbơ” cũng luôn luôn duy trì mối quan hệ thân thiện với gia đình Môltke. Tổng thống đã quen biết Môltke anh, vị giáo trưởng cầm đầu Bộ tổng tham mưu Phổ và là bạn của ngài Bítxmác "thủ tướng thép”. Vị nguyên soái già cũng kết bạn và che chở cho Môltke em tức là nhà ngoại giao Helmut phôn Môltke. Ông ta đồng thời cũng là thầy giáo tinh thần của Môltke em mặc dù tuổi tác giữa hai người chênh lệch nhau gần nửa thế kỷ.

        Vácsava hiểu rất rõ quan điểm của nguyên soái Hinđenbơ : một người thuộc phe chống đối nước Nga Xô viết kịch liệt, một người theo chủ nghĩa quân phiệt tuyệt đối. Chính ngài nguyên soái đã buộc chính quyền Xô-viết phải ký kết hòa ước Bretxnitốp (hòa ước giữa Đức và nhà nước Xô viết năm 1918 theo điều kiện có lợi cho Đức), chính ngài là người cổ vũ việc Đức can thiệp vào Ưcơraina. Bộ ngoại giao Ba Lan không còn nghi ngờ gì nữa về việc viên đại sứ mới sẽ là nguồn đại diện trực tiếp của tổng thống Đức và sẽ là người thể hiện những quan điểm và niềm tin của ông ta.

    Thế nhưng bá tước phôn Môltke mãi đến giữa tháng Mười hai năm 1930 mới đến nhậm chức. Bấy giờ đã gần tới lễ Giáng sinh. Việc đến nhậm chức của ngài đại sứ là một sự kiện quan trọng tại thủ đô Ba Lan.   


                                  ………………………..   



        Kurt Vôlphgan, phóng viên và là nhà bình luận kinh tế cho tờ báo tự do Đức "Béclanh Tageblat” làm việc ở Vácsava từ hai năm nay.

        Trong số nhiều nhà báo đồng nghiệp đại diện cho trên 15 tòa soạn và hãng thông tấn của các nước khác nhau, cũng như trong số các cán bộ đại sứ quán Đức, Kurt là người nổi tiếng thông thạo về các vấn đề kinh tế châu Âu sau chiến tranh. Anh hay được người ta nhờ đóng góp ý kiến hay cho những lời khuyên bảo. Ngoài công tác phóng viên ra, Kurt Vôlphgan còn phụ trách phòng quảng cáo nữa. Hoạt động thương mại không làm cho anh tốn nhiều thời gian, phần lớn thời giờ anh vẫn dành cho công tác báo chí. Tuy thế ban giám đốc tổ hợp vẫn rất hài lòng về việc làm của nhà kinh tế có năng lực này. Việc hợp tác làm ăn với tổ hợp hóa chất đã đem lại cho anh thêm một nguồn thu nhập, và do đó, khác với phần lớn các phóng viên khác, anh tiêu xài rất phóng tay...

       Việc viên đại sứ mới sắp đến đã làm cho giới báo chí, ngoại giao bàn tán nhiều. Kurt cho rằng anh cần phải có mặt trong buổi đón tiếp ông ta. Nhưng mãi cho tới lúc tàu sắp vào ga anh mới có mặt, mặc dù anh đã phải ba chân bốn cẳng để làm sao có mặt ở ga sớm hơn.

        Trước đó vào buổi tối, khi Vôlphgan chuẩn bị đi ngủ thì có điện thoại gọi. Anh cầm ống nghe lên.
        - Tôi có thể gặp ngài Pônhikốpxki không ạ ? — có tiếng ai đó hỏi.

      - Pônhikốpxki không sống ở đây — Kurt trả lời – Có lẽ ngài lầm số điện thoại rồi.

      - Xin lỗi...   

       Kurt Vôlphgan đặt ống nghe xuống nhưng vẫn tiếp tục đứng chờ bên bàn điện thoại. Sau vài giây, chuông điện thoại lại vang lên.
      - A lô ! - Kurt hỏi. Không có tiếng trả lời ở đầu dây bên kia, ống nghe đã bị đặt xuống. Chỉ có tiếng tút tút đều đều.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #32 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2016, 05:35:48 pm »

     
       Thế là rõ rồi! Từ lâu Vôlphgan đã chờ đợi giao thông viên của Trung tâm và nay người đó đã đến. Theo thời gian quy định anh phải có mặt tại tiệm ăn "Cây đèn méo”. Nhưng còn việc đi đón phôn Môltke thì làm thế nào bây giờ ? Chuyến tàu từ Béc-lanh tới Vácsava cũng gần với thời gian ấy... Song Kurt đã quyết định là phải đi gặp giao thông viên trước.

       Tiệm ăn "Cây đèn méo” là của Pan Rôđôvích. Cả gia đình của ông ta — vợ và các con trực tiếp phục vụ khách hàng. Tiệm ăn này vốn không phải tên như vậy nhưng dân trong các khu vực gần đó đã gọi nó là tiệm "Cây đèn méo”, ở trên cổng vào quả thực, có treo một cây đèn lồng bằng sắt bị méo mó nhưng ông chủ tiệm cố ý không chữa cứ để nguyên như vậy đã nhiều năm nay. Ngài Rôđôvích hay chuyện thích kể về lịch sử cây đèn cho khách của mình nghe và các vị khách lại thêm bớt vào câu chuyện những tình tiết mới.

      Một hôm có một vị khách đã ngấm hơi men nảy ra ý nghĩ tặng một người bạn cũng đã say mèm cây đèn của tiệm ăn. Vị khách hào phóng cao lêu nghêu đó đứng lên một chiếc thùng gỗ toan với lấy cây đèn, nhưng chẳng may bị trượt chân ngã và trẹo một bên chân. Ông ta đã yêu cầu chủ tiệm trả tiền bồi thường.

       Pan Rôđôvích không chịu trả nhưng có hứa với nạn nhân, là sẽ thết ông ta bia không mất tiền trong ba tuần liền...Pan Rôđôvích đã không bị thiệt thòi — tai nạn ban đêm hôm đó đã là một câu chuyện hấp dẫn làm cho tiệm của ông ta ngày một thêm đông khách...

      Treo xong áo bành tô và mũ, Kurt Vôlphgan đi vào căn phòng có các ô cửa sổ bé hình vòm và thấy Paul đã ở trong đó. Paul có mái tóc vàng, vầng trán rộng. Anh luôn luôn ngồi ở vị trí, mà người ngoài rất khó nhận thấy nhưng bản thân lại rất dễ quan sát những gì xảy ra ở xung quanh. Lúc này anh đang ngồi bên cửa sổ tán chuyện với Pan Rôđôvích, người đã kể cho anh nghe về lịch sử cây đèn của mình. Paul nhận ra Kurt ngay lập tức.

      Kurt ngồi vào bàn bên cạnh, gọi cà phê trộn váng sữa và bánh bích quy là những món nổi tiếng của tiệm "Cây đèn méo”. Anh lấy bao thuốc, ngậm một điếu rồi châm lửa hút...Paul lại chỗ anh xin lửa. Kurt nói khẽ :   
     - Tôi có ít thời gian lắm vì Môltke đã đến. Chúng ta cần phải trao đổi cụ thể với nhau.

      - Được, sau đúng hai tuần nữa nhé. Chúng ta sẽ gặp nhau ở đâu ?

      - Trong phòng của tôi... vào tám giờ tối thứ tư.

      - Đồng ý. Tôi sẽ gọi điện trước 15 phút, mật khẩu như cũ... có tài liệu gì không ?

     - Có, cũng như mọi khi, ở chỗ gửi áo….


     - Thôi nhé, tạm biệt!   

       Paul châm thuốc xong cám ơn và trở về bàn của mình. Đấy là toàn bộ câu chuyện mà vì nó mà Kurt đã phải trễ buổi đón tại nhà ga.

      Mấy phút sau Paul trả tiền và đi ra khỏi phòng. Anh chần chừ một chút rồi lấy mũ đi ra ngoài. Một lát sau Kurt Vôlphgan cũng rời tiệm ăn. Anh hài lòng ngắm chiếc mũ của mình và đưa tay phủi những hạt bụi vô hình bám trên chiếc mũ. Đây là mũ của Paul. Nó giống hệt chiếc mũ của anh : cùng màu và cùng loại. Còn Paul thì đã đội mũ của anh đi rồi. Dưới lần vải lót chiếc mũ đó có để những tài liệu cần thiết cho giao thông viên của trung tâm.

       Kurt cho xe vào bãi để xe cạnh ga và vội vàng đi vào sân ga. Thoáng một cái, thân hình cao, hơi gù của anh hòa vào đoàn ngoại giao và phóng viên tới đón vị đại sứ Đức.

      Gió lạnh lùa vào sân ga không mái che làm tung bụi tuyết dưới chân, lúc quẩn quanh, lúc bốc lên dữ dội theo từng cơn gió. Những người đi đón co ro vì cái lạnh thấu xương; các bà khép chặt vạt áo lông dậm dậm chân trong những chiếc ủng kiểu Xlavơ là mốt lúc bấy giờ-, còn các ông thì cố đút đôi tay lạnh cóng thật sâu vào trong túi áo bành tô cho bớt giá buốt.
      - A, Kurt, anh bao giờ cũng biết phải đến vào lúc nào nhỉ — Một người phóng viên nào đó kêu lên khi thấy Vôlphgan — Còn tôi thì cứ bị chôn chân ở đây cứ như ông gác ga ấy. Lạnh buốt đến tận xương chứ chả chơi, nhất định hôm nay đưa tin xong tôi phải đi làm một chầu cho đã mới được.

    - Cần gì mà phải chờ đến lúc ấy —Vôlphgan cười khẩy — nếu muốn thì ngay bây giờ, xin mời anh cứ việc, anh thẩy thế nào ? Kurt lấy trong túi ra một cái bi đông con bọc da, mở nắp ra và chìa cho anh bạn —Xin mời, đây là "Kamin” chính cống đấy nhé.   

       Chỉ một loáng sau chiếc bi đông đã cạn đáy vì có không  ít các vị muốn được "sưởi ấm”.

      - Các vị ơi, chúng ta đã quên không để lại chút gì cho ngài Santa Klaus cao thượng đã đem cho chúng ta món "mật ong” tuyệt diệu này mất rồi ! — người uống ly cô-nhắc cuối cùng thốt lên.

      - Thế các ngài cho rằng chừng ấy đã đủ cho các ngài rồi chắc ? — Vôlphgan đùa — Xin đừng ngại, tôi đã tự lo trước cho tôi rồi.

      - Ngài Kurt ạ, ngài nghĩ thế nào về bá tước phôn Môltke ? Theo ngài thì ông ta sẽ xử sự như thế nào ? — một phóng viên Anh, người uống ly "Kamin” cuối cùng hỏi — Người ta vẫn thường nói ngài là người thông thạo tin tức nhất ở Vácsava này đấy.

      - Còn tôi thì lại nêu vấn đề theo cách khác kia — Kurt phản đối — ngài nguyên soái Paul phôn Benkenđorphơphôn Hinđeburg định xử sự như thế nào kia — anh gọi đầy đủ tên họ của vị Tổng thống Đức — tất cả mọi việc đều phụ thuộc vào ông ta.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #33 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2016, 01:05:56 pm »

   
      Tàu Béclanh từ từ vào ga cắt ngang câu chuyện. Đám đông ùn ùn tiến lại phía đoàn tàu. Gã Iudép Béc nhân viên trong Bộ ngoại giao hớt hơ hớt hải chạy dọc sân ga. Nhìn Béc chạy lăng xăng, Vôlphgan thầm nghĩ : "Sao mà dáng điệu hắn lại thể hiện đúng tính cách con người hắn một cách lạ lùng làm sao kia chứ ! Khúm núm, xu nịnh...” Iudép Béc mới đây còn là nhân viên tình báo "Đvuiki”. Hắn ta đã chui được sang lĩnh vực ngoại giao. Giờ đây sau khi đã vội vã ra lệnh cho bọn nhân viên dưới quyền, hắn ưỡn thẳng người lên hãnh diện đi tới toa dành cho khách quốc tế. Qua cửa kính nhiều người đã trông thấy vị đại sứ mới của Đức.

      Helmút phôn Môltke nở một nụ cười ý tứ, trịnh trọng bước xuống sân ga. Ông ta chào tham tán thứ nhất, người đã thay mặt đại sứ suốt thời gian qua tại Vácsava rồi bắt tay và trao đổi dăm ba câu với Iudép Béc nhưng Kurt không nghe được. Phôn Môltke trịnh trọng chào hỏi đại diện của giới ngoại giao, còn tham tán thứ nhất thì theo nghi thức giới thiệu ông ta với họ. Mặc dù trời rét nhưng viên đại sứ vẫn để đầu trần, ông ta giơ mũ vẫy chào tất cả những người còn lại và đi xuyên qua đoàn người tiếp đón đang giãn ra để tới bên chiếc xe đang chờ sẵn. Các phóng viên tất tả chạy lên phía trước bấm máy lia lịa, đèn chớp nhoáng nhoáng. Phóng viên hãng Reicher chớp được một cơ hội thuận lợi hỏi một câu :   
       — Thưa ngài đại sứ, ngài có cảm tưởng gì khi đặt chân lên đất Ba Lan ạ ?
        Phôn Môltke trả lời bằng một câu đã chuẩn bị từ trước chẳng mang ý nghĩa gì, thế nhưng câu nói ngoại giao của ông ta đã xuất hiện trên tất cả các báo.

       Trước lễ Giáng sinh một tuần, sau khi đã trình quốc thư, Helmút phôn Môltke tổ chức một buổi tiếp khách ngoại giao ngay trong tòa đại sứ. Kurt cũng được mời đến dự. Vị đại sứ đứng cạnh vợ đón chào khách ngay từ phòng ngoài. Kurt không quen biết với viên đại sứ nên anh chỉ chào và xưng họ tên….

        — Ôi, Kurt Vôlphgan ! — Phôn Môltke thốt lên — Tôi đã biết tiếng ngài ở Béclanh. Rất hân hạnh được chuyển lời thăm hỏi của ngài Teođô Vôlphơ tới ngài. Tôi hy vong là tới đây chúng ta sẽ cùng cộng tác với nhau....

        Teođô được công chúng công nhận là một cây bút chính luận số một ở Đức. Ông là tổng biên tập của tờ báo có thế lực "Béclanh Tageblat”. Những bài xã luận trong số báo chủ nhật của ông bao giờ cũng được độc giả khắp nơi, không riêng gì ở Đức, chú ý tới. Thường thì tờ báo này ra với số lượng là một trăm năm mươi nghìn bản, nhưng số chủ nhật có bài xã luận của Teođô Vôlphơ ra gấp đôi. Nửa số báo in ngày chủ nhật bán ngoài lãnh thổ Đức. Cả châu Âu dọc "Béclanh Tageblat” số chủ nhật. Đấy là các nhà công nghiệp, ngoại giao, các nhà hoạt động chính trị, quân sự. Các phóng viên báo chí và các nhà bình luận quốc tế cũng lắng nghe tiếng nói của Teođô Vôlphơ. Vì vậy việc vị đại sứ mới quan tâm giữ quan hệ tốt với tờ báo mà trước hết là với phóng viên của họ tại Vácsava là điều  tất nhiên.

        Nhưng ở đây còn có mặt khác của vấn đề. Thư ký của tổng biên tập Teođô Vôlphơ thuộc nhà xuất bản "Béclanh Tageblat” là một nữ phóng viên trẻ, Inda Schiôbe, người có liên quan đến một tổ chức mà chính Krut Vôlphgan cũng ở trong đó... Vì thể việc Teođô Vôlphơ chuyển lời thăm hỏi tới Krut qua Bá tước phôn Môltke không thể thiếu bàn tay của Inda Schiôbe. Không nghi ngờ gì nữa, chính Inda Schiôbe đã gợi ý cho tổng biên tập giới thiệu phóng viên ở Vácsava với ngài đại sứ mới... Ôi – Inda - em thật là cừ khôi.



      2.



       Grigôri Bêlikốp tại Vácsava với cái tên là Paul. Anh đã có không ít biệt hiệu, người ta gọi anh bằng nhiều tên khác nhau.

      Trong cuộc đời mình Bêlikốp đã bao lần thay đổi câu chuyện để ngụy trang. Chúng được dựng lên rất kỹ lưỡng và ăn sâu vào tâm trí anh. Anh mang bao nhiêu
tên thì cũng có ngần ấy câu chuyện ngụy trang.

      Chỉ có ở trung tâm, trong các hồ sơ mật, bên cạnh những biệt hiệu mới thấy tên thật của anh — Grigôri-Nhicôlaêvich Bêlikốp.

       Đôi khi anh phải thực hiện nhiệm vụ bí mật trong một thời gian dài. Ai mà biết được con người mang hộ chiếu với họ tên như vậy lại đã từng làm những việc hoàn khác khác trong thời gian chiến tranh bảo vệ tổ quốc tại Nga. Chỉ có khi ở nhà, xung quanh những người bạn "đồng hành” như anh thường gọi, Grigôri Bêlikốp mới thỉnh thoảng đem đàn ra chơi và hát khe khẽ đủ cho mỗi mình nghe những bài hát cũ chẳng rõ của tác giả nào. Cùng vói bài ca, những ký ức về thành phố Pêtécbua ngập trong tuyết trắng, sương mù, những cuộc truy tìm các viên sĩ quan thuộc nhóm khủng bố; cuộc gặp gỡ với người lính trận Spiriđônốp và thượng úy Kusakốp, kẻ không dám ném bom vào Lênin... lại hiện lên. Anh nhớ lại cả cuốn nhật ký, bản thú tội của tên khủng bố mà anh đã chép lại trong đêm trực tại điện Xmônưi.

      Tất cả, tất cả những chuyện ấy cứ lần lượt hiện lên trong tâm trí anh... Đấy đâu phải là chuyện ngụy trang nữa. Đấy là cuộc sống mà anh đã trải qua.

       Sau đó, tại miền nam nước Nga, anh đã đóng vai "Đức” đầu tiên — vai đại diện quân đội Đức trong vùng chiếm đóng của bọn Bạch vệ mà thực chất là công tác trong bộ tham mưu của Antônốp (trùm phản cách mạng) theo lệnh của Đgiecginxki. Grigori chưa kịp nhận những phần thưởng và huy chương đầu tiên thì đợt công tác mới kéo dài nhiều tháng lại đến với anh...
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #34 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2016, 10:30:57 pm »

     
      Trước chuyến đi, "ông già” — các đồng chí của anh gọi lan Berdin như vậy — nói với anh khi chia tay ;

      - Đấy, nghề chúng ta như thế đấy, người anh em ạ…Con người chúng ta không phải là của mình, của gia đình hay của riên ai ngoài sự nghiệp mà chúng ta phục vụ…Công tác của chúng ta sẽ cực kỳ khó khăn : Đứng vững trên tuyến đầu bảo vệ Tổ quốc, nắm mọi ý đồ của kẻ địch trong tương lai. Hơn thế nữa, chúng ta phải biết trước được những gì mà kẻ thù có thể mưu tính – Berdin nhấn mạnh từ  “có thể” – Tôi đang nói về Hítle và vây cánh của chúng. Hiện nay đó là một công việc chính của chúng ta. Đồng chí hãy tự coi mình là người chỉ huy của trạm tiền tiêu bí mật…..

       lan Berdin ôm hai vai Grigôri, nhìn thẳng vào mắt anh rồi buông anh ra :
    - Chúc đồng chí thành công, Grigôri ạ - còn về chuyện gia đình thì đừng lo, tất cả sẽ đâu vào đấy…Chuyển lời chào của chúng tôi tới Kurt nhé và nói rằng chúng tôi đang hy vọng vào anh ấy đấy.

         Grigôri ra khỏi cổng, rảo bước trên đường phố lớn phủ đầy tuyết tới Hồng trường. Lần nào cũng vậy, trước khi đi công tác anh đều qua đây. Giờ thì anh đã có tên mới….

         Vôlphgan thuê một căn phòng nhỏ hai buồng tại trung tâm Vácsava cách Miaxt cũ không xa. Căn nhà cũ kỹ có cửa sổ hướng ra sông Vixla. Paul tới đúng giờ đã định. Kurt ra mở cửa dẫn khách vào phòng ăn dùng làm phòng làm việc của mình.
       — Cậu muốn uống trà hay dùng bữa tối ?— Kurt hỏi và mời Paul ngồi vào chiếc ghế bành lọt thỏm người.

      — Hiện giờ thì chẳng muốn gì hết - Giá mà được sưởi ấm một chút thì hay quá... Gớm rét cứ như cắt da cắt thịt...

      — Thế thì lại kia sưởi đi !


       Họ chuyển ngay chiếc ghế bành nặng nề tới cạnh cái lò sưởi cổ lỗ choán hết nửa bức tường, Paul xoa xoa hai bàn tay lạnh cóng và hơ lên trên những hòn than đang hừng hực.   

        Kurt Vôlphgan biết Paul từ lâu lắm rồi, ngay từ hồi còn ở Mátxcơva, sau đó họ lại gặp nhau ở  Béc-lanh trước khi Kurt, chuyển tới Vácsava. Họ kết bạn với nhau mặc dù Paul trong một thời gian dài không biết tên thật của Kurt. Bí mật nghề nghiệp của Kurt, Paul chỉ mới biết cách đây không lâu trong những tính huống bất thường. Liên lạc giữa Trung tâm với Vôlphgan đột nhiên bị gián đoạn. Kurt im hơi lặng tiếng một thời gian dài. Thế là Grigôri nhận nhiệm vụ chắp nối liên lạc lại với Vôlphgan, con người anh tưởng là hoàn toàn xa lạ hóa ra đã biết nhau từ lâu lắm rồi...   

       Lúc đó Kurt Vôlphgan đang ở trong một hoàn cảnh phức tạp và khó khăn. Một ngươi cộng tác với anh đã bị bắt. Điều này có nguy cơ dẫn đến những việc chẳng lành. Cần phải cứu anh ta ra khỏi nhà tù bằng bất cứ giá nào. Cuộc vượt ngục thành công, người đó được đưa sang nước khác, thoát vòng nguy hiểm nhưng một nữ chiến sĩ hoạt động bí mật — người chuẩn bị cho vụ vượt ngục lại bị mật thám chú ý. Cô ta hoạt động trong tổ của Inda, bạn gái của Vôlphgan. Một nguy cơ đổ vỡ mới lại đe doạ. Bây giờ cần phải bảo vệ Greta — tên cô gái đó — khỏi bị bắt. Kurt Vôlphgan tỏ ra rất lo lắng khi kể cho Grigôri nghe chuyện đó. Mọi việc được báo cáo về Trung tâm và ngay sau đó họ nhận được lệnh của Trung tâm làm tất cả những gì có thể làm được để đưa Greta ra khỏi nước Đức.

        Nhiệm vụ này được trao cho Grigôri. Và thế là cấp trên quyết định : để tạo thuận lợi, sẽ tổ chức một đám cưới giả giữa Grigôri – Paul với Greta và đưa cô ta ra khỏi nước Đức với họ mới của chồng.   

     Đám cưới được tiến hành theo đúng nghi lễ tại ngôi nhà thờ nhỏ ở vùng thôn quê, nơi cô gái đang sống và hoạt động bí mật. Tất cả diễn ra cứ y như thật: hộ chiếu đặt trong chăn màu trắng để cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ, nhạc cưới nhà thờ, trao nhẫn cưới.... Cô dâu đội vòng hoa cưới, mặc áo dài có hai em nhỏ đi sau nâng vạt... Còn chú rể Paul, người vừa mới quen Greta hôm trước cũng đóng vai rất đạt.

        Bây giờ thì việc lấy hộ chiếu và giấy thông hành cho Greta đã dễ dàng hơn vì cô đã đổi theo họ của chồng. Ít lâu sau, đôi vợ chồng trẻ lên đường sang Tiệp và từ đấy đi tiếp sang Liên Xô. Đầu tiên là Greta đến thăm mẹ Grigôri và thế là từ đám cưới giả chuyển thành  đám cưới thật. Hai người nên vợ nên chồng và thương yêu nhau hết mực...   

      Từ đó đến nay, Grigôri chưa có dịp nào gặp lại Vôlphgan. Còn Vôlphgan thì tất nhiên không thể biết được chuyện gì đã xảy ra sau cuộc chia tay đó. Vôlphgan tròn mắt lắng nghe chuyện và mỉm cười mừng rỡ :
      —Bây giờ chúng mình đã có con, năm nay cháu ấy được hai tuổi — Grigori kết thúc câu chuyện — Anh có biết Inda ngạc nhiên như thế nào khi tôi kể cho cô ấy chuyện tôi lấy vợ không...? .

    — Chúc mừng các bạn ! Tớ rất mừng cho cậu đấy — Kurt thốt lên — một dịp như thế này thì không thể không nâng cốc được. Nào bọn mình làm một chút chứ — Kurt lấy trong tủ ra một chai rượu vang và rót vào ly.   

       - Thôi bây giờ ta bàn công việc đã nhé — Grigôri nói đoạn đặt ly rượu sang một bên — Tình hình ở đây dạo này thế nào ?

       — Thứ nhất là phôn Môltke đã tới và chuyển cho tôi lời chào của Vôlphơ, trong chuyện này không thể thiếu bàn tay của Alta.

        Alta là bí danh của Inda Schiôbe. Ngay cả khi nói chuyện thân mật nhất các tình báo viên vẫn cố không để lộ họ tên thật của nhau.

      - Anh nói đúng đấy Kurt ạ. Chúng tôi đã làm cho Môltke quan tâm đến anh... Alta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ này. À này, cô ấy gửi lời chào tới anh đấy.


      — Chắc là nhờ có cậu gợi ý— Kurt xếch lông mày giễu cợt. Cả hai đều cười….

      - Anh có thể tin là hoàn toàn không. Chẳng phải gợi ý gì đâu, tự cô ấy đấy thôi. Thế còn sau đó thì sao, anh có gặp Môltke không ?

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #35 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2016, 08:26:29 pm »

   
     - Chưa, tôi chưa gặp, nhưng cô thư ký của hắn đã gọi điện cho tôi và nói hắn mời tôi khi nào tiện thì lại đằng đại sứ quán. Tôi đã cố ý chưa tới vội mà còn để gặp anh trước đã. Tôi có thể hình dung và đón biết trước nội dung cuộc gặp gỡ tới đây giữa tôi với hắn.   

      Vôlphgan kể cho Paul nghe rằng tên đại sứ mới đã mời một nhà báo Đức tới chỗ mình và yêu cầu anh ta thường xuyên cung cấp tin tức cho hắn với số tiền thù lao là 400 mác một tháng. Cuộc gặp gỡ đó đã diễn ra trong phong làm việc của tên đại sứ.
      - Anh sẽ trả lời như thế nào nếu cũng được lời đề nghị như vậy?

      - Tất nhiên là tôi sẽ đồng ý với điều kiện không trao đổi tin tức tại nơi làm việc và không nhận tiền công.

      - Được đấy —
Paul đồng ý — cần phải giữ thái độ độc lập và làm sao để cho lão đại sứ thấy anh là một nguồn tin đáng tin cậy, khách quan và đáng để cho hắn quan tâm.

       Hai người bàn bạc cách đưa tin cho tên đại sứ như thế nào đó để cho hắn không thể có chút mảy may nghi ngờ hoặc thành kiến gì. Khi Kurt hỏi thăm về tình hình Mátxcơva, Paul nói :
       - Trên nhờ tôi chuyển lời tới anh rằng ở đấy rất cần những tin tức cụ thể nhất về chính sách của các nước phương Tây có liên quan đến thái độ của họ đối với Liên xô. Hiện nay chính Vácsava là đầu mối tập trung những âm mưu và thủ đoạn chống Liên xô. Nói tóm lại là chúng ta cần có một trạm theo dõi mà từ đó có thể nắm được các kế hoạch chuẩn bị chiến tranh của đối phương giống như thời nước Nga còn bị bọn Tácta và Pôlốp Petrenhéc tấn công...Đấy là tất cả những điều mà các đồng chí ấy nhờ chuyển tới anh. Còn "Ông già” thì gửi lời chào và cám ơn anh. "Ông già” rất hài lòng về công việc của anh và hy vọng ở anh đấy.

     - "Ông già” nói vậy thật đấy chứ ? —
Kurt hỏi.

     - Đúng thế đấy. Cậu cũng biết đấy. "Ông già” vốn không ưa những lời khen xã giao suông đâu.

       Vôlphgan ngồi trong ghế bành trước lò sưởi, ánh lửa bập bùng chiếu sáng phần khuôn mặt của anh hướng sang Paul. Anh lấy ngón tay gõ gõ vào cùi tay kia theo nhịp của một khúc nhạc nào đó.
       - Paul, anh nghe tôi nói đây và xin anh chuyển hộ lời của tôi tới Trung tâm nhé — anh nói với vẻ trầm ngâm — tôi hoàn toàn đồng ý với những điều anh vừa nói. Nhưng cần phải thêm vào một điểm rất quan trọng nữa... Anh nói về bọn Polóv, bọn Tácta, về những trạm quan sát... Đối với người Nga, cái đó mang tính thuyết phục lớn lắm. Nhưng tại sao tôi, một công dân Đức lại cũng đồng ý với cái đó ? Tại sao tôi lại nghĩ mình phải có trách nhiệm leo lên trạm quan sát và báo cho Trung tâm, cho Mátxcơva về nguy cơ quân sự đang đe dọa ? Vì đấy là Nhà nước Xô viết. Nghĩa là đấy cũng là nhà nước của tôi, vì tôi mơ ước có một Nhà nước như vậy trên nước Đức. Inda, không, xin lỗi, Alta cũng nghĩ như vậy. Hãy tin ở tôi, đấy không phải ià những lời nói sáo rỗng đâu. Tôi đã tự nguyện lựa chọn con đường làm chiến sĩ tình báo và tôi cũng tự nguyện đứng lên bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa của tôi... Anh hãy báo cho Trung tâm biết là tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để hoàn thành nhiệm vụ... Anh có hiểu tôi không Paul ?

      - Vâng, tôi hiểu — Paul khẽ đáp, xúc động trước lời nói của Vôlphgan —Tôi sẽ chuyển tất cả những điều anh nói tới "Ông già”.

       - À, còn riêng đầu mối Vácsava thì... Hiện giờ người ta gọi Vácsava là Vaticăng chính trị, nơi cầm đầu cuộc thập tự chinh chống Liên xô đấy. Tên ludép Béc đã nói như vậy. Thật hết sức nguy hiểm khi có một tên phiêu lưu đốn mạt mới đây còn là nhân viên tình báo nay lại là một nhà ngoại giao quan trọng trong một đất nước như Ba lan hiện nay... Anh hãy chuyển cả điều này cho Trung tâm biết nhé.

        Chiều hôm đó họ ngồi lâu bên lò sưởi trong căn nhà cũ ở Vácsava, căn nhà có cửa sổ trông ra phía sông Vixla phủ đầy tuyết trắng. Cuộc nói chuyện có ý nghĩa rất quan trọng. Đại diện của Trung tâm đã thông báo và giao cho Kurt những nhiệm vụ mới có liên quan đến tình hình chính trị đang ngày càng trở nên phức tạp trên thế giới. "Ông già” lan Berdin đã giao cho anh như vậy.

       Khi cuộc nói chuyện đã xong xuôi, Paul đứng lên chìa tay ra :
      - Đã mười hai giờ rồi, tôi phải về thôi... Anh biết không, hôm nay tôi hầu như không chợp mắt lấy được một phút. Cả hôm qua cũng thế... tôi đã nói chuyện với Alta rất lâu... Khi tôi lên tàu, tôi có cảm giác là có ai đó đang theo dõi tôi. Có lẽ chỉ là cảm giác mà thôi nhưng tôi vẫn buộc phải chuyển sang tàu khác.

       -  Tôi sẽ dẫn anh đi —
Kurt nói — hãy đi sau tôi khoảng năm phút.

       Vôlphgan mặc áo và đi ra. Anh vào ga-ra lái xe dừng bên cổng. Xung quanh vắng vẻ và yên tĩnh. Paul chui ra khỏi cổng và lên xe ngồi cạnh Vôlphgan.
       - Anh định đi đâu bây giờ ? — Kurt hỏi.

      - Anh cho tôi tới đâu đó gần trung tâm thành phố, chỗ nào có đông người ấy. Tôi sẽ chuyển sang đi tắc-xi công cộng.

       Kurt lái xe chạy qua tượng đài Kôpécních ra tới phố “Thế giới mới” và dừng lại trước một tiệm ăn lớn rực rỡ ánh đèn. Paul tạm biệt đặt tay lên vai Vôlphgan và nói :
      - Chúc cậu khỏe nhé Kurt. Một tháng nữa chúng ta sẽ lại gặp nhau. Chúc cậu hạnh phúc !...

      Nói xong anh bước ra khỏi xe và đi tới bến xe bên kia đường.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #36 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2016, 07:50:08 pm »

       Paul bảo người lái xe dừng xe ở phố Marsalkốpxkaia và xuống xe chờ một lát rồi đi ngược về phía đại lộ Iaruxalim. Anh bước thong thả trên đường phố Vácsava và kín đáo đưa mắt quan sát những người khách đi đường thưa thớt. Trong túi anh là tấm hộ chiếu tin cậy nhưng cảm giác nguy hiểm vẫn ám ảnh anh. Trong người anh có mang bản báo cáo cho Trung tâm. Cần phải chuyển nó đi ngay đúng quy định. Hiện giờ nó như một liều thuốc nổ và sẽ nổ tung ra khi có bàn tay kẻ khác mó vào hoặc khi bị phát hiện. Paul đang mang trong túi anh bản tuyên án của chính mình – tất nhiên nếu như anh bị bắt giữ, nếu như chúng phát hiện ra cuộn phim cực nhỏ và những tờ giấy cuốn thuốc lá mỏng tanh chứa đựng những bí mật nguy hiểm...

       Bước vào khách sạn, theo thói quen đã hình thành qua nhiều năm hoạt động, anh đưa mắt nhìn lướt qua phòng ngoài của khách sạn và người gác  cửa khách sạn đang lim dim ngủ trên giường. Hình như tất cả đều yên tĩnh, chỉ có điều tại sao lại có hai người đang ngồi trong ghế bành sau bàn... Họ ngồi lại làm gì muộn thế ở đây nhỉ ? Anh làm ra vẻ thờ ơ mệt mỏi lại lấy chìa khóa nơi người gác, nhờ ông ta thuê hộ xe rồi bước lên phòng mình.

     Chuyến tàu tốc hành sẽ đi qua Vácsava vào lúc sáng sớm — thế là đêm nay lại mất ngủ nữa rồi. Vừa buông người xuống ghế, anh có cảm giác là trong khoảnh khắc mắt anh đã ríp lại. Tiếng chuông gọi của người gác khách sạn đã làm anh chợt tỉnh. Xe đang chờ ngoài cổng. Nhưng nếu như người gác lại gọi không phải lái xe không thôi thì...   

      Grigôri thấm ướt khăn mặt, vắt khô đi rồi lau mặt và sửa lại cà-vạt... Anh đã thấy tỉnh táo hơn, dù sao thì anh cũng đã chợp mắt được hơn một tiếng... Chỉ cần mọi việc đâu vào đó là sẽ ổn cả thôi. Anh bước xuống nhà, người gác đón lấy valy và xách ra ngoài. Grigôri đưa cho ông ta một ít tiền lẻ. Bây giờ thì ra ga...
   .
       Được ít lâu, Môltke lại gọi điện cho phóng viên "Béclanh Tageblat”. Lần này thì đích thân ông ta gọi điện hỏi thăm sức khỏe và tin tức, tỏ ý ngạc nhiên là tại sao ngài Vôlphgan lại không tới sứ quán... Theo thỏa thuận thì Kurt sẽ đến chỗ ông ta vào ngày hôm sau.

      Và rồi Kurt tới phòng làm việc của viên đại sứ.
      - Ta bắt tay ngay vào công việc nhé — viên đại sứ nói sau khi họ đã chào hỏi xong — Tôi muốn được sử dụng kinh nghiệm và sự hiểu biết của ngài về đất nước này. Chẳng là tôi cần đến nó mà. Ngài nghĩ thế nào về sự hợp tác ngày càng bền chặt giữa chúng ta ạ ?

     - Sự hợp tác đó phải thể hiện ra như thế nào, thưa ngài ?

     - Trước hết là trong quan hệ giao thiệp của chúng ta; Nếu như chúng ta có thể gặp gỡ, chẳng hạn mỗi tuần một lần —
Môltke lật lật những tờ lịch trên bàn — giả dụ vào thứ tư hàng tuần đi — ngay từ lúc sáng sớm để không ai có thể gây phiền pnức cho chúng ta thì ngài thấy thế nào. Ngài có thể tới đây và chúng ta sẽ trao đổi với nhau khoảng một hai tiếng gì đó về các đề tài chính trị này khác. Tất nhiên thời gian đối với ngài rất quý. Nhưng ngài sẽ được đền bù lại bằng tiền mặt vì thời gian đã dành cho tôi, chẳng hạn là...

      Kurt Vôlphgan chau mày giơ một tay lên ngăn lại:
      - Xin lỗi ngài đại sứ — anh nói lạnh nhạt — ta hãy thỏa thuận cho dứt khoát với nhau đi để ngài đừng bao giờ đặt vấn đề tiền nong ra với tôi nữa nhé... Đây là điều kiện dứt khoát trước nhất để chúng ta cộng tác với nhau. Về mặt nguyên tắc thì tôi đồng ý với đề nghị của ngài nhưng rất tiếc là các giờ buổi sáng tôi đều bận. Tôi có thể đến vào bất cứ buổi chiều nào trong tuần trừ thứ tư..Còn điều cuối cùnglà... Tôi không muốn gặp ngài trong giờ làm việc. Chúng ta phải nói chuyện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau và không gượng ép, gò bó. Tốt hơn hết là chúng ta nói chuyện bên chai "Modelvâyna”. Ngài thấy thế có được không ạ?

      Helmút phôn Môltke cố giấu vẻ bối rối.
    - Tôi rất có thiện cảm với ngài, ngài Vôlphgan ạ. Xin ngài hãy bỏ qua cho tôi nếu có điều gì không phải... Tội sẵn sàng chấp nhận tất cả những điều kiện của ngài. Chúng ta sẽ gặp nhau bên cốc rượu vang, ngon. Sở thích của chúng ta thật là trùng hợp. Chúng ta hãy bắt đầu ngay từ hôm nay nhé.

      Ông ta quay lại gọi người nữ thư ký khó đoán được tuổi tác :
       - Chị Angêlina, bảo mang cho chúng tôi một chai "Modelvâyna” loại cũ nhé

        Rõ ràng là Helmut phôn Môltke rất hài lòng về cuộc gặp gỡ với phóng viên "Béclanh Tageblat”, một tờ báo có thế lực.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #37 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2017, 04:48:05 pm »

   
       Cơ sở ban đầu đã đừợc thiết lập. Từ đó trở đi, suốt nhiều năm liền, viên đại sứ và phóng viên báo "Béclanh Tageblat”, một ngưòi nắm được "nhiều tin tức nhất ở Ba lan” theo như lời các nhà báo khác, tuần nào cũng gặp nhau một lần (trừ những trường hợp đặc biệt lắm mới thôi) ở nhà riêng của phôn Môltke. Cả hai đều lấy làm vui mừng vì có những câu chuyện tâm tình lý thú.   

       Có lần Môltke đưa cho Vôlphgan xem những bản tổng kết chính trị của mình gửi về Béclanh cho Bộ Ngoại giao.
      - Này Kurt, anh có biết tôi lấy những thứ này ở đâu ra không ? — Môltke hỏi. Họ đã chuyển sang "anh, anh, tôi, tôi” thay cho "ngài” — tôi đã viết dựa trên cơ sở các cuộc nói chuyện của chúng ta đấy. Phần lớn những dự đoán của anh đưa ra đều đúng cả... Tôi rất biết ơn anh đã giúp tôi...

      Về phần mình, Kurt cũng viết báo cáo về các cuộc gặp gỡ giữa anh vói tên đại sứ Đức và chuyển về Trung tâm qua Paul. Khi Paul có mặt tại Vácsava, Kurt đã cùng với anh bàn bạc kỹ nội dung cho cuộc nói chuyện sắp tới và vạch ra những vấn đề để hỏi Môltke và dự đoán những câu trả lời của hắn. Grigôri là một nhân vật không thể thiếu được trong các buổi góp ý.

      Cũng thời gian đó, trong đời sống chính trị châu Âu đã xảy ra những sự kiện ngày càng mang tính chất phức tạp. Vào một đêm tháng hai năm 1933, tòa nhà Quốc hội Đức tại Béclanh bị cháy. Bọn phát xít nắm quyền bắt đầu tiến hành khủng bố trước hết là nhằm vào những người cộng sản. Sự thay đổi chế độ Nhà nước tại Đức được thể hiện ngay trong phòng làm việc của Môltke. Bên cạnh bức chân dung Phôn Hinđenbơ là bức ảnh không lấy gì làm lớn lắm của Ađôlph Hítle, nhưng sau đó thì ảnh của Hítle hoàn toàn chiếm chỗ của vị nguyên soái và nghiễm nhiên ngự trị trên bàn làm việc của Môltke. Trong nhà ở của Môltke vẫn treo ảnh Hinđenbơ. Viên đại sứ không muốn để chân dung của vị thủ tướng mới trong phồng ở…

      Có lần Helmút Môltke đã giải thích tại sao hắn lại làm như vậy :

    - Này anh có cảm thấy rằng không treo ảnh người đứng đầu Nhà nước trong phòng của tôi là để tỏ ý phản đối không thế ? - Hắn tiếp lời — Tất nhiên ngài Hítle tốt hơn bất kỳ tên đỏ nào, nhưng đối với tôi thì ông ta vẫn là một tên binh nhất. Gia đình tôi toàn những nguyên soái, tham mưu trưởng, tư lệnh, cố vấn quân sự trong triều đình Vinheim đệ nhất, đệ nhị cả. Vì niềm tự hào về hai người ông mà tôi được mang tên Helmút. Chẳng lẽ tôi lại có thể đem treo ảnh một thằng binh nhất bên cạnh chân dung tổ tiên giòng dõi quyền quý của tôi được sao ?... Nhưng có lẽ rồi cũng phải làm như vậy thôi. Cuộc sống vẫn là cuộc sống kia mà….

           Giọng nói của Môhke đượm vẻ u sầu. Kurt đã hiểu được tâm trạng của hắn coi Hítle là kẻ hãnh tiến, song vẫn thích hắn hơn là "tình trạng vô chính phủ của bọn đỏ”. Hítle làm công việc của mình nhưng vẫn cần giữ Môltke ở cự ly xa như giữ một tên quân hầu hoặc một tên cấm vệ có nhiệm vụ giữ dinh thự, khi chủ nhà đi vắng.

       Và trong một lần đến thăm khác, Vôlphgan đã thấy chân dung Hítle trong phòng của Môltke. Tổ tiên của Helmút phôn Môltke đã bắt buộc phải nhường chỗ…


         .......................

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #38 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2017, 02:40:12 pm »

      

       3.



      Tín hiệu quy ước được báo không đúng thời gian quy định. Rõ ràng là có gì đó khác thường.

      Sớm hôm đó liên lạc viên, chủ hiệu thuốc lá nơi Kurt thường ghé lại mua thuốc nói với anh :

      - Có thuốc lá mới đây, thưa ngài... Loại "Liuc- xúc”! Ngài có muốn dùng thử không ạ ?

     - Không, tôi chỉ hút một loại thôi... Cho tôi xin hộp diêm.   


       Thế có nghĩa là Paul cho gọi anh tới cuộc gặp gỡ ngay. Địa điểm và thời gian gặp gỡ đã được thỏa thuận với nhau từ trước. Việc nói tới hộp diêm nghĩa là đồng ý và khẳng định là tín hiệu đã nhận,được.

      Kurt cho tiền thừa vào túi và đi ra. Anh vừa đi vừa suy nghĩ xem việc gì có thể xảy ra, tại sao lại có sự khẩn cấp như vậy.

      Năm 1930, Vácsava trải qua một mùa hè oi bức, khó chịu. Vào những giờ trước bữa ăn trưa, trong công viên, ít người dạo chơi, nên ngay từ xa Vôlphgan đã nhận ra Paul đứng ngắm tượng đài Sôpanh. Paul cũng đã nhận ra anh và làm ra vẻ đang dạo chơi thong thả trên con đường rợp bóng cây chạy sâu trong công viên. Kurt lững thững đi sau anh.

      - Có nhiệm vụ khẩn cấp đây - Paul nói - Anh có thể đi Mátxcơva được không ?   

    - Đi ngay bây giờ sao ? Phải có thời gian suy nghĩ đã chứ. Nhưng đi có lâu không thế ?

     - Lâu đấy, làm phóng viên mà, với điều kiện là nếu cần thì sẽ trở lại đây. Đại sứ phôn Đirkxen được chuyển từ Mátxcơva sang Tôkiô. Sắp có sự thay đổi trong thành phần nhân viên đại sứ quán Đức. Trung tâm quyết định lợi dụng cơ hội này cài người của chúng ta vào. "Ông già” lệnh phải gặp anh ngay. Trên yêu cầu chúng ta làm tất cả những gì có thể làm được.   

        -  Tôi hiểu..Vôlphgan kéo dài giọng mặc dù chính bản thân anh vẫn còn chưa thật hiểu phải làm như thế nào — Bộ ngoại giao — Anh nói — Hiện giờ tuyển lựa người đi nước ngoài rất chặt. Không có Giéttapô đồng ý và không được Gơben phê chuẩn thì sẽ không duyệt cho bất cứ ai, Môltke đã nói với tôi như vậy….

      - Đúng vậy, nhưng trong trường hợp này ta đang nói về công tác phóng viên của anh kia mà  - Paul phản đối.

      - Có thể là trong tòa soạn chúng cũng đã cài những tên mật vụ và bọn cố vấn như ở Bộ Ngọại giao thì sao. Cho nên theo tôi, tốt hơn hết là ta sử dụng Teođô Vôlphơ. Dưới thời Hítle, địa vị của hắn ta có thể bị lung lay nhưng uy tín của hắn thì vẫn còn khá cao. Ta có thể nhận thư giới thiệu tại đây, tại Vácsava này. Phôn Môltke sẽ ủng hộ tôi và cả phôn Sêlia cũng có thể giúp đỡ cho tôi ít nhiều - Kurt phác ra các phương án như đang tính nước đi trên bàn cờ vậy…

       Những sự kiện diễn ra tại Đức : vụ đốt nhà quốc hội, phá hoại các tổ chức dân chủ càng làm cho tình hình quốc tế thêm căng thẳng và gây ra nguy cơ chiến tranh tại châu Âu, trước hết là chiến tranh chống lại nước Nga Xô Viết. Nhưng hiện vẫn còn nhiều điều chưa hoàn toàn rõ ràng. Trung tâm tại Mátxcơva như một máy ra-đa định hướng cố nắm cho được từng sắc thái, khía cạnh tinh vi nhất trong chính sách của ban lãnh đạo mới thuộc nước Đức. Nhiệm vụ đặt ra là phải thấy, dự kiến và đề phòng không để các sự kiện đe dọa xảy ra bất ngờ. Mục tiêu theo dõi vẫn như trước — đó là nước Đức, nơi chính sách xâm lược, phiêu lưu đang ngự trị…

      Grigôri Bêlikốp đã ở Béc-lanh trong những ngày căng thẳng đó. Anh đã tận mắt chứng kiến đám cháy, nhà quốc hội đỏ rực cả vùng Chirgarche, những cuộc vây lùng bắt bớ của một lũ đầu trâu mặt ngựa chà đạp lên pháp luật, và anh đã thấy nỗi lo âu hiện trên nét mặt nhiều người. Nhưng không phải ai ai cũng vậy. Còn có những hạng người sung sướng thực sự, hể hả một cách cuồng nhiệt, điên loạn trước những sự kiện đang xảy ra. Những ả đàn bà giọng the thé, những tên đàn ông đội mũ nồi bề ngoài trông đạo mạo như những nhà tư sản, cuồng nhiệt chào đón Hítle. Chúng vẫy mũ, vung ô, mồm gào thét "Hai-lơ Hítle” chẳng khác những kẻ bị mắc bệnh tâm thần. Lại còn những ả khác mà tiết hạnh là điều nghi vấn với bộ ngực nở, cái mông to thì ra sức hò hét trong các buổi mít tinh ”Tôi muốn có con với Hítle...”. Chính trị và tình dục lẫn lộn. Thật là hỗn loạn đến cực độ.   

      - Những tên quá khích to lớn có vũ trang xắn tay áo xông bừa vào các nhà có người bị tình nghi, lôi họ ra ngoài và tống lên xe đưa đi. Những người bị tình nghi đó có thể là những người cộng sản, những người theo đảng xã hội dân chủ và các nhân vật chủ chốt trong công đoàn.

      - À này thế còn Ariet thì thế nào ? – Paul hỏi – Có thể gọi anh ta tâm sự cởi mở được không ?

       Ariet tức là Rudôlph phôn Sêlia, tham tán thứ nhất của đại sứ quán Đức tại Vácsava đến sau Vôlphgan hai năm. Phôn Sêlia, con người ưa chạy theo thời trang, là một nhà quý tộc, cháu của bộ trưởng Bộ tài chính Phổ nổi tiếng là người có quan hệ rộng trong giới ngoại giao cao cấp. Vôlphgan từ lâu đã để ý đến con người này và có ý định làm thân…

       - Ông tham tán thích tỏ ra là người am hiểu – Kurt nói - quan điểm của ông ta hơi giống quan điểm của Môltke : không ưa '‘cộng sản” và khinh thường bọn  quốc xã. Phôn Sêlia tỏ ra rất tôn trọng tôi sau khi được nghe kể về cuộc gặp gỡ giữa tôi và Môltke. Ông ta hơi có vẻ ganh tị vì cũng muốn sử dụng tôi làm nhân viên đưa tin cho mình. Đôi khi chiều đến tôi lại ngồi giải buồn với vợ chồng ông ta, tôi có cảm giác là ông ta không giấu tôi chuyện gì cả, ngay cả đối với Hítle ông ta cũng nhạo báng mà chẳng ngại ngùng gì cả…

      - Tôi đã báo cáo về ông ta cho "Ông già”. "Ông già” đã nhất trí rằng đây là một nhân vật có triển vọng - Paul nói !


      ............................
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #39 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2017, 08:49:55 am »

      Phía trước, trong khoảng trống giữa các hàng cây xanh, thấp thoáng một đôi vợ chồng đang dắt con đi dạo chơi và ngay tức thì hai người quẹo qua khỏi con đường rợp bóng cây.

      Tất cả hầu như đã được trao đổi xong.

      - Tôi sẽ bắt tay vào việc ngay - Vôlphgan nói — có thể phải tới Béclanh.

      - Tốt lắm, chúng ta sẽ gặp nhau tại đó. Tôi sẽ tìm anh...

      Chính do cuộc gặp gỡ tại công viên gần tượng đài Sôpanh đó mà một tháng sau Vôlphgan đã có mặt ở Mátxcơva để giới thiệu một số tờ báo của Đức, nhưng anh cũng không ở lại đây được lâu.

       Vào cuối tháng chín năm 1933 tại Lépdích đã diễn ra phiên tòa xử Gêorgi Đmitơrốp cùng người cộng sản Bungari khác là Pôpốp và Tanhíp bị bọn Hítler vu cáo là đã đốt nhà Quốc hội Đức. Chính quyền phát xít không cho các phóng viên Liên xô tham dự phiên tòa này. Để tỏ thái độ, Liên xô, quyết định trục xuất các phóng viêh Đức ra khỏi nước mình. Vào một buổi sáng, vụ trưởng Vụ xuất bản Kônxtantin Umanxki cho gọi bốn phóng viên Đức tới phố "Cầu thợ rèn”. Trong số bốn người này có Kurt Vôlphgan, phóng viên của tờ "Béclanh Tageblatt“. Umanxki tiếp các phóng viên trong phòng của mình. Ông lãnh đạm mời họ ngồi, và nóí rõ lý do tại sao cho mời họ tới.

      Sau đó ông báo cho họ biết là họ phải rời Mát- xcơva ngay :
      — Chúng tôi đã đặt vé cho các vị rồi — Umanxki nói và đứng dậy rời khỏi bàn.

       Một phóng viên toan hỏi điều gì đó nhưng Uman- xki, đã khoát tay ngăn anh ta lại.
      - Rất tiếc là tôi không thể nói thêm, được điều gì nữa. Quan hệ Nhà nước phải dựa trên cơ sở có đi có lại. Các vị hãy nhờ chính phủ bên đó giải đáp cho. Cám ơn các vị. Chúc tất cả lên đường may mắn !...   

       Các nhà báo hoang mang đưa mắt , nhìn nhau và tần ngần mãi bên cổng ra vào.

      Chuyện xảy ra thật bất ngờ. Đại sứ quán Đức vẫn còn chưa hay biết tí gì về việc này cả. Họ lo lắng, rầu rĩ lên xe đi một mạch từ chỗ Umanxki tới góc phố Lêônchépxki. Viên đại sứ sửng sốt trước tin này và gọi điện cho chủ tịch ủy ban nhân dân Lítvinốp. Cô thư ký ở đó trả lời rằng Lítvinốp đi họp mãi khuya mới về. Cô ta nói có gì cần thì cứ hỏi phó chủ tịch.

      Câu trả lời của phó chủ tịch cũng không hơn gì. Ông ta cũng chỉ nhắc lại câu nói của Umanxki về quan hệ giữa các Nhà nước phải dựa trên cơ sơ có đi có lại.

      Viên đại sứ đặt ống nghe xuống :
      - Các ngài ạ, tôi chỉ có thể nói với các ngài là tốt hơn hết chúng ta sẽ cùng nhau ăn trưa trước khi các ngài lên đường…

      Thời gian nặng nề trôi qua. Kurt ngồi ăn mà lòng như lửa đốt. Cùng ngày hôm đó,"ông già” Ian Karlôvich Berdin hẹn gặp anh vào lúc bốn giờ. Bữa ăn trưa kéo dài làm cho Vôlphgan không biết xoay sở thế nào. Cuối cùng rồi nó cũng kết thúc. Tất cả đều vội vàng vì còn phải thu dọn hành lý. Đã sắp đến lúc phải lên tàu rồi.   

      Kurt đến gặp Berdin rất sát giờ hẹn. Từ phố Lêônchépxki đến đó không xa lắm nhưng Vôlphgan đầu tiên phải đi tàu điện ngược chiều để rồi sau đó lại chuyển sang tàu khác...Do phải đi như vậy nên anh mất khá nhiều thời gian. Vừa mới đây khi còn ở ngoài phố thì anh đi rất ung dung thong thả nhưng khi đã vào khu nhà nơi hẹn gặp Berdin thì anh đi như chạy.   

      - Này Valia, trước hết cho tôi xin một cốc nước chè thật đặc cho vị khách đang xúc động của chúng ta nhé.

     Berdin vừa nói vừa chìa bàn tay rắn chắc như tay thợ rèn cho Kurt.

      - Không, xin cám ơn, không cần đâu ! — Kurt thốt lên khi Valia đi ra và nói tiếp — Tôi chỉ còn một tiếng rưỡi nữa là đã phải lên tàu trở về Đức rồi….Chúng tôi bị  trục xuất...

       Kurt kể về những việc đã xảy ra. Berdin tươi cười và lại gọi Valia :
      - Mời hộ Grigôri ra đây cho tôi với!   

      Paul bước ra và Berdin bảo Kurt kể lại câu chuyện của mình :
      - Thế thì tuyệt quá rồi còn gì nữa ! - Grigôgi mừng rỡ nói - Đang mong chỉ có thế thôi mà !

        Câu chuyện diễn ra trong vòng vài phút. Khi chìa tay, Berdin nói :   
        - Tôi tin rằng về đến Béclanh, bốn người các anh sẽ được nói đến như những đứa con hy sinh vì Tổ quốc. Nạn nhân của chế độ độc đoán Xô-Viết mà ! Thanh danh của các anh cũng vì thế mà tăng lên. Kurt ạ, chúc anh lập công nhé. Thế là anh sẽ lại trở về Vácsava. Đầu mối Vácsava vẫn là mối quan tâm của chúng ta như trước đây nhưng cái chính bây giờ là nước Đức.

        Ngày hôm sau các phóng viên bị trục xuất đã về tới Berlanh. Họ được đón tiếp tại thủ đô nước Đức như những người anh hùng từ tuyến đầu của cuộc đấu tranh khốc liệt trở về. Ít lâu sau, Kurt lại được cử đến Vácsava để "đại diện cho quyền lợi” của tổ hợp hóa chất và làm phóng viên báo chí như trước.

       Vụ xử tại Lépdích mà vì nó các phóng viên Đức đã bị trục xuất khỏi Liên-xô, đã kéo dài sang tháng thứ hai. Người cộng sản Gêorgi Đmitơrốp đã đấu lý với bọn phát xít, vạch trần bộ mặt của bọn khiêu khích và xuyên tạc ; vạch trần mưu đồ của chúng trong việc đốt trụ sở quốc hội Đức trước tòa án. Đồng chí đã đưa ra những lời lẽ đanh thép trước mặt bọn quan tòa và ủy viên công tố phát xít, đã bác bỏ những bằng chứng giả tạo và đã chứng minh cũng như khẳng định rằng, vụ đốt nhà quốc hội mang những mục đích chính trị sâu xa khác. Đảng Cộng sản không hề tham gia đốt nhà quốc hội và thật mù quáng khi khẳng định rằng vụ cháy trong nhà quốc hội hình như là tín hiệu cho một cuộc khởi nghĩa cộng sản trên toàn nước Đức.   

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM