Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:02:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: I. M. Kôrôlkốp - Những vọng gác vô hình  (Đọc 66174 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #20 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2015, 08:58:36 am »

     Ingơrít nghĩ hay là ta đến sứ quán Mỹ kể tất cả ra, như vậy liệu có sao không ? Sao mà chị lại không nghĩ ngay ra nhỉ ? Ở đấy họ sẽ hiểu. Người Mỹ ủng hộ Anh, đang liên minh vói Nga. Như thế nghĩa là thắng lợi của người Nga không phải là không có ý nghĩa đối vói họ. Họ sẽ giúp đỡ. Cần phải làm như thế. Hai người đàn ông đã gây nên tâm trạng hoảng hốt cho chị bỏ đi từ lâu rồi, còn chị vẫn ngồi lại trong vườn hoa mà tự dằn vặt.

     Cần phải hành động nhanh chóng ! Ingơrít bật đứng dậy khỏi ghế và gọi con gái. Trong lúc hoảng hốt chị không hề nghĩ gì đến nỗi nguy hiểm đang đón chờ chị, Chị đi bằng tàu điện, trong lòng nôn nóng vì chặng đường dài. Sau đó chị xuống tàu vội vã rảo bước trên đường phố ngập tràn ánh nắng. Gần cuối đoạn đường, những mối nghi hoặc lại chợt nẩy ra trong lòng chị và làm chị phải bận tâm. Không biết ở đại sứ quán Mỹ người ta sẽ đối xử với chị như thế nào, họ sẽ nghĩ về chị như thế nào ? Ingơrít có cảm giác là họ sẽ nhìn chị một cách ngờ vực và cố xem chị có nói đúng sự thật không. Chỉ được cái nghĩ vớ vẩn ! Cần phải tin tưởng. Rất may là chị dẫn cả con bé Lêna đi theo. Phụ nữ dắt con ít bị chú ý hơn. Ingơrít đã trông thấy tòa nhà đại sứ quán ở đầu góc phố với những hàng cột cao bên lối vào có những gờ thành đắp nổi mạng nhện chăng đầy.

      Khi còn bé Ingơrít đã cùng cha dạo chơi ở đây và nhìn ngắm những tượng đầu hài đồng trên đỉnh trụ ụ. Đáng lẽ phải sang đường nhưng Ingơrít quyết định là trước hết phải đi quẹo theo dọc hành lang để kiểm  tra xem chị có bị the dõi không đã. Quả đúng như chị đã ngờ : đối diện với tòa nhà có những hàng cột có một người đàn ông dáng cao cao, ăn mặc lịch sự thủng thẳng bước đi nhưng mắt vẫn đảo nhìn  chung quanh. Người này thấy Ingơrít và nhìn chị một lượt từ đầu đến chân. Sau đó hắn ta có vẻ thờ ơ đến đứng trước một bảng quảng cáo.   

     Tới ngã tư Ingơrít quay ngược trở lại. Gã đàn ông tiến lại phía chị. Người chị ớ lạnh. Tất nhiên là chị đã làm cho tên mật vụ này nghi ngờ rồi. Nhưng gã đàn ông bỗng dừng lại chào hỏi một người phụ nữ đang đi trước chị rồi hắn khoác tay cô ta mỉm cười, sóng bước đi qua trước mặt chị.

     Rõ thật ngốc nghếch : tại sao lại tự kỷ ám thị thế nhỉ. Cần phải mạnh dạn đi vào đại sứ quán, nếu cần thì nói là mình muốn hỏi thăm tin tưc về một người họ hàng xa đang sống ở bên Mỹ. Ai còn kiểm tra nữa  mà sợ cơ chứ ?

     Ingơrít không do dự bước sang đường. Đến bên hai cánh cửa đồ sộ bằng đồng bóng loáng, chị gọi :

     - Tôi có thể thưa chuyện với ai trong sứ quán được không ạ ? Chị hỏi một người Thụy sĩ.

    -Xin lỗi, thưa bà, hình như quên hôm nay là ngày chủ nhật, đại sứ quán không làm việc — Người Thụy sĩ lễ phép trả lời.

    - Nhưng tôi cần phải nói ngay một chuyện quan trọng. Xin ông báo giùm cho ! — Ingơrít khẩn khoản.   

     Người Thụy sĩ nhìn chị, phân vân :
    - Thưa, xin bà cho biết quý danh ạ .

     - Dạ, tên tôi là Alixa Ipphơlan – Chị nói ngay cái tên chợt nảy ra trong óc.

     Chị đứng chờ trong phòng ngoài, cạnh cửa sổ được che rèm màu vàng.

     Xung quanh yên tĩnh và rợp mát như đang ở trong nhà thờ vậy.

     Con bé Lêna chán cảnh đứng chờ cứ nằng nặc đòi mẹ đưa về nhà.

     Ít phút sau, một người có thân hình vạm vỡ, sung sức mặc bộ quần áo thể thao màu sáng bước xuống cầu thang. Người Thụy sĩ kính cẩn đi đằng sau.
     - Tôi có thể giúp được gì cho bà đây ạ? Xin mời bà - Ông ta ra hiệu, mời chị vào phòng tiếp khách — Người Mỹ này nói giọng hơi lơ lớ.

     -Tôi muốn báo cho các ngài... — Ingơrít ấp úng, chị lấy hơi rồi nói một mạch như thể sợ không đủ can đảm để nói ra hết tất cả : Tại nhà máy "Gering Verk” đã thí nghiệm xong loại xe tăng lội nước…dùng cho mặt trận phía Bông. Điều này rất nguy hiểm cho người Nga. Xin... Xin các ngài hãy báo cho họ biết…Chỉ có các ngài mới có thể làm được điều đó…

     Nhân viên đại sứ nhìn Ingơrít xét nét – Đây là sự ấu trĩ hay là một vụ khiêu khích ? Không giấu nổi nụ cười mỉa mai ông ta nói :   
     - Vậy là bà đã đến không đúng chỗ rồi... Chúng tôi không làm gián điệp.

     - Vâng, nhưng các ngài...

     - Tôi xin nhắc lại, thưa bà, chúng tôi là nước trung lập và không làm gián điệp... Tôi cũng khuyên bà không nên làm…

      Ra đến đường phố rồi mà má chị vẫn đỏ bừng. Sao mà lại kỳ quặc và ngốc nghếch đến thế cơ chứ ! Tất nhiên ông ta đã cho rằng mình được phái đến... Không thể làm như thế được... Ông ta nghĩ mình là mật vụ…Mải suy nghĩ, mất một lúc sau chị mới nhận ra đứa con gái đang giật giật cái túi xách tay của chị.

     - Được rồi con, Êlenca... Để mẹ mua cho. Nhưng lúc khác — chị cũng chẳng biết con đang vòi gì nữa —Mẹ mua gì cho con bây giờ nào ?... À ta ra sông Đunai đi. Rồi lúc khác mẹ sẽ mua cho con nhé.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #21 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2015, 07:35:01 am »

      IV



     Về tới nhà Ingơrít mới hoàn hồn. Chị thấy yên tâm hơn và bắt đầu suy nghĩ. Trước hết phải làm thế nào để cho họ tin mình cái đã. Cần phải có sự giới thiệu nào đó. Giá như tìm được ai quen trong sứ quán thì tốt biết bao. Nhưng tìm đâu ra họ mới được chứ ? Hay là qua ông Griun ? Đúng, đúng, có lẽ thế mới là hay nhất. Trước đây ông Griun đã từng là luật sư và là bạn cũ của cha chị. Cả hai người đã sống ở Béc-lanh và chuyển đến Viên hầu như cùng một lúc. Có lẽ hiện nay ông ta vẫn đang làm luật sư. Ông ta là người có quan hệ rộng, ông ta sẽ khuyên bảo chị.

     Gia đình ông Griun sống ở bên kia sông. Đã lâu lắm rồi Ingơrít không gặp họ, còn địa chỉ thì chị cũng chỉ nhớ mang máng mà thôi. Kế hoạch của chị là: đến và hỏi ý kiến xem cần phải qua ai để liên hệ với đại sứ quán Mỹ. Tất nhiên ông ấy sẽ hỏi - để làm gì ? Muốn tìm người chú của cha mình. Chỉ có điều là phải tỏ vẻ kinh ngạc cho thật tự nhiên khi Griun nói là không biết gì về người bà con này cả. Ingơrít tin rằng lời yêu cầu của chị sẽ không gây nghi ngờ vì hiện tại chuyện tìm kiếm họ hàng đang sống ở Mỹ là chuyện thường tình. Nếu cần thì nói cho ông ấy nghe là chị quan tâm đến chuyện thừa kế di sản vậy.

      Mọi việc đều sát đúng với dự kiến của Ingơrít. Chị gặp bạn của cha trong vườn nhà ông, ông đang hí húi vun xới mấy cây ăn quả. Lúc đầu ông không nhận ra chị nhưng sau đó thì ông rất mừng rỡ. Ông thết chị những thứ quả vừa hái xuống. Griun bao giờ cũng rất lấy làm tự hào về khu vườn của mình. Ingơrít thận trọng chuyển sang vấn đề chị quan tâm.

     Griun tán thành ý kiến của chị — cần tìm cho ra  người chú và nếu tìm ra thì sang Mỹ với ông chú ấy. Tất nhiên - trước tiên là phải liên lạc với đại sứ quán đã. Có thể phải biếu xén ai đó để họ giúp cho. Đầu tiên ông giới thiệu chị tới nhà người quen của ông là bà Senbờrun. Vợ chồng bà ta có một hiệu ảnh và họ có những người bạn làm trong Tòa đại sứ quán Mỹ.

     Vị luật sư già nặng nhọc đứng đậy, rời khỏi chiếc ghế bành gỗ uốn và vào nhà đem ra một cuốn sổ có ghi địa chỉ của hiệu ảnh Senbờrun. Chuyện trò thêm một lát nữa, Ingơrít cáo từ.

     Hôm thứ hai, chị không đi làm. Chị gọi điện thoại đến nơi làm việc báo là trong người không được khỏe.

     Hiệu ảnh Senbờrun nằm ở trung tâm thành phố. Ingơrít tới đó vào buổi sáng vì chị hy vọng là lúc đó sẽ có ít người. Đến nơi thì té ra đó lại là hiệu ảnh mà chị đã cùng con gái đến chụp hồi mùa đông. Như vậy là có lý do chính đáng để tới hiệu ảnh này. Để mở đầu chị sẽ nhờ chủ tiệm phóng thêm sáu tấm ảnh nữa.

     Ingơrít không có cảm tình với bà chủ hiệu vì bà ta có cặp mắt nhìn soi mói và giọng nói ngọt xớt. Bà ta mặc chiếc váy in hoa to màu tím, vai độn cao lên tới mang tai. Trên cái cổ tròn nung núc, lủng lẳng một sợi dây chuyền điểm một viên bội ngọc màu xanh lá mạ. Bờm tóc trước trán bà ta chải vượt sang một bên, đôi lông mày kẻ nom chẳng khác gì một con búp bê rẻ tiền.

     Một lát sau cảm giác khó chịu ban đầu của chị cũng giảm đi. Chủ hiệu tỏ ra là một người biết chiều lòng khách.

     Đúng như chị dự tính, trong hiệu hầu như chưa có khách. Bà Senbờrun nhìn Ingơrít và hỏi :
     - Thưa bà, bà cần gì ạ ?   

     Ingơrít trả lời :
    - Tôi cần tìm lại tấm ảnh đã cùng con gái đến chụp hồi mùa đông. Sau đó tôi nhờ bà phóng to cho tôi mấy tấm ảnh..

    - Rất tiếc là bà không nhớ số hóa đơn nhưng tìm cũng không khó khăn lắm đâu. Xin bà chờ cho một lát. Tôi sẽ xem lại trong sổ….

     Ngón tay múp míp của bà ta lướt nhanh trên các trang giấy : Hoàn toàn đúng, bà Vaixbơlium đã chụp trước lễ giáng sinh. Phim chúng tôi thường lưu lại trong ba năm. Xin bà đợi cho một lát nữa. Tôi sẽ tìm...

     Bà ta quay vào trong nhà và lát sau trở ra mang theo phim lưu.

     - Tấm ảnh chụp rất đạt - bà ta thao thao —Vâng, ảnh màu nâu trông lại càng tuyệt. Bà là người có con mắt thẩm mỹ. Chính tôi cũng muốn đề nghị bà làm màu nâu đấy... Bà chưa cần phải trả tiền ngay bây giờ đâu. Cửa hiệu chúng tôi rất tin khách. Cần phải tin người phải không, thưa bà... Hai ngày nữa sẽ có ảnh. Xin bà quay lại đây vào ngày thứ năm.

      Mọi việc đã xong xuôi nhưng Ingơrít vẫn ngồi yên. Chị còn đang lưỡng lự chưa quyết. Nhưng cần phải nói thôi, không thể chờ lâu hơn được nữa, nhỡ có ai đến cửa hiệu bây giờ thì...

      - Thưa bà Senbờrun, tôi có một đề nghị, chỉ có điều...   

     - Bà định nói là điều này chỉ có chúng ta biết riêng với nhau thôi phải không ạ ?— Bà chủ hiểu ý ngay — Vâng, tất nhiên là thế rồi. Vậy xin mời bà, ta vào trong này. Như bà thấy đấy, trong này không có khách hàng và không ai làm phiền chúng ta đâu.

      Bà Senbờrun kéo rèm che cửa…. Ingơrít ngồi xuống chiếc ghế bành có tựa hình tròn chạm trổ công phu đặt cạnh bức trướng phong cảnh và một cây đèn chiếu.

     - Tôi được nghe nói là bà có người quen trong đại sứ quán Mỹ -  Ingơrít mào đầu.

     - Thưa vâng…..Ngài đại sứ đã mấy lần đến đây chụp ảnh. Ngài rất hài lòng. Thật là một con người dễ chịu. Các nhân viên của ngài thỉnh thoảng cũng đến đây để chụp ảnh.

      - Bà hãy giúp tôi gặp họ. Tôi có chuyện rất cần...

      - Thưa bà, bà muốn nói là gặp để làm quen vì công việc đấy chứ ạ ? Hay là bà muốn...

     - Không... Quả thực mà nói thì, vâng...Tôi muốn — Ingơrít ấp úng — tôi cần biết tin về một người họ hàng của tôi.   

      Bà Senbờrun thận trọng….

    - Xin bà tha lỗi — bà ta lắng nghe và nói — Hình như ngoài kia có ai gọi cửa thì phải.

    Chủ hiệu biến mất. Bà ta đi quá lâu một chút nhưng Ingorít không hề để ý đến chuyện ấy. Bà Senbờrun quay vào và họ lại tiếp tục câu chuyện.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #22 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2015, 06:18:30 am »

      Những gì xảy ra sau đó mãi đến giờ qua bản kết tội Ingơrít mới được biết. Viên quan đọc: ''Nhân chứng Mácta Senbờrun, chủ hiệu ảnh đã đưa ra tội chứng : hôm thứ hai, ngày 28 tháng 7 năm 1941 khoảng gần 12 giờ trưa, bị cáo Ingơrít Vaixbơlium đã đến hiệu ảnh gặp nhân chứng. Cách xử sự của bị cáo rất khả nghi. Bị cáo có điều gì đó lo lắng trong lòng và đã nán lại khá lâu trong hiệu ảnh. Sau khi đã đặt làm ảnh, can phạm ngập ngừng nhờ nhân chứng giới thiệu mình (tức Ingơrít) với một ai đó trong số các nhân viên đại sứ quán Mỹ. Lúc đầu bị cáo nói là muốn tìm một người họ hàng đã sang Mỹ lập nghiệp, Cách đặt vấn đề của bị cáo có điều khả nghi nên nhân chứng lấy cớ là có khách hàng tới để sang phòng bên trao đổi ý kiến với người cháu trai của chồng là Gécman Stube.   

     Bị cung Stube, sinh viên khoa thần học trường đại học tổng hợp Viên khẳng định lời khai của nhân chứng Mácta Senbờrun là đúng và nói rằng anh ta đã khuyên nhân chứng tiếp tục câu chuyện dở dang. Bản thân anh ta thì đi vòng lối khác vào hiệu và núp sau rèm cửa để có thể nghe được toàn bộ câu chuyện tiếp sau đó. Người phụ nữ lạ mặt mà mãi sau này anh ta mới được thấy ảnh đã báo cho bà Senbờrun rằng chị ta cần báo cho đại sứ quán những tin tức quan trọng liên quan đến sản phẩm của một nhà máy quân sự. Bà Senbờrun làm ra vẻ tán thành hành động của can phạm và yêu cầu chị đến vào chiều hôm sau. Bà hứa là sẽ tìm cách giúp đỡ. Sau khi Ingơrít đi khỏi, Gécman lập tức tới đồn cảnh sát và thuật lại toàn bộ câu chuyện.   

     Chiều hôm sau, bị cáo Ingơrít Vaixbơlium đã bị các nhân viên Giéttapô bắt cạnh hiệu ảnh của nhân chứng Mácta Sénbờrun !

    Mặc dù trong lúc thẩm vấn bị cáo Ingơrít không chịu khai gì nhưng qua các bằng chứng và những tài liệu lưu trữ, vẫn có thể xác định chính xác là bị cáo Ingơrít Vaixbơlium đã biết (qua ai đó chưa xác định được) nhà máy "Gering Verk” sản xuất các loại sản phẩm bí mật và với mục đích tội lỗi đã tìm cách chuyển những tin tức này cho nhân viên đại sứ quán Mỹ.

      Dù rằng những tin tức mà bị cáo Ingơrít Vaixbơlium biết được là tin tức giả vì nhà máy "Gering Verk” không hề chế tạo xe tăng lội nước nhưng bị cáo Ingơrít phải chịu trách nhiệm về việc mưu toan phản bội quốc gia chống lại đế chế Đức”.

     Ingơrít vừa cố chịu đựng cơn đau nhức toàn thân vừa lắng nghe bản tuyên án. À, thế có nghĩa là...con mụ Senbờrun đã phản chị ! Trước mắt chị lại hiện lên bộ mặt nung núc những thịt và đôi mắt vừa gian xảo vừa xu nịnh của mụ. Nhưng tại sao lại như vậy nhỉ ? Nghĩa là tất cả đều vô ích hay sao, tất cả đều công cốc… Nghĩa là chị đã bị chúng đánh lừa ngay tại công viên Leôpônbécgơ. Đã không và không có xe tăng lội nước nào cả ! Trong bản án có viết như vậy. Những tin tức đó hóa ra lại là tin tức giả...Trời đất ơi là trời đất ơi…

      Ingơrít gục đầu xuống hai cánh tay rã rời, chị nhắm mắt lại. Trong tiềm thức mệt mỏi của chị vẫn văng vẳng câu hỏi : tại sao chúng nó lại biết câu chuyện về nhà máy "Gering Verk” ? Chị không hề nói đến chuyện này ở hiệu ảnh cơ mà. Chị không để lộ một chút nào hết. Có điều gì đấy đã nhắc nhở chị: không được nói lộ ra tất cả. Mà lại còn chuyện xe tăng lội nước nữa ! Chị đâu có nói gì về xe tăng xe tiếc gì đâu nhỉ. Có thể người Thụy sĩ trong sứ quán đã đi báo chăng. Không phải, chị nói điều này trong phòng tiếp khách và người đó không thể nghe thấy được. Thế có nghĩa là nhân viên đại sứ đã... Lẽ nào mà lại là ông ta được ? Trời đất ơi, chẳng còn biết ra thế nào nữa...Sao chị lại cô đơn và mệt mỏi biết dường này ! Bây giờ thì sẽ ra sao đây ?...

      - Hãy ký nhận là chị đã nghe bản luận tội rồi đi — giọng nói của viên pháp quan từ xa vọng lại. Chị uể oải cầm bút... Thế nào cũng được miễn là bây giờ chúng nó để cho chị được yên. -  Viên pháp quan lại  nói : Đề rõ ngày tháng vào.

      - Hôm nay là ngày mấy ạ?

     - Ngày 16 tháng 11.

     Ingơrít không thể giấu được nỗi kinh ngạc. Chao ơi, chẳng lẽ chị đã ở đây gần bốn tháng rồi ư !!!

      Viên pháp quan nhìn người phụ nữ ngồi trước mặt hắn một lần nữa. Một khuôn mặt hoàn toàn khác hẳn, nó đã biến sắc trong vòng mấy phút —khuôn mặt trông như già đi và nhợt nhạt. Một con người kỳ lạ! Hắn gọi người áp giải và ra lệnh đưa phạm nhân nhà giam….

     Cứ theo như trang cuối của bản in trong tay Krum thì một tuần sau khi đọc bản luậntội Ingơrít Vaixbơ- lium, toà án nhân dân tại Viên đã họp. Phiên họp này là một phiên họp kín và chỉ diễn ra trong vòng hai mươi phút. Những người có mặt khi xét xử vụ án là thẩm phán ủy viên công tố và bị cáo, Tòa án nhân dân tuyên bố tội trạng: Bản án được mở đầu như sau :

    ‘’Sau khi đã xem xét tội trạng của can phạm In- gơrít Vaixbơlium phạm tội mưu phần tổ quốc, Tòa án quyết định : Qua điều tra và nghiên cứu hồ sơ, thực tế đã xác định rằng bị cáo Ingơrít Vaixbơlium với mục đích tội lỗi đã mưu toan chuyển cho kẻ địch những tin có tính chất bí mật quốc gia của Đế chế.

      Tòa án đã xác định rẳng nhà máy mà bị can đã nói đến không chế tạo xe tăng lội nước và sản phẩm của nó không phải là bí mật quốc gia. Điều này lẽ ra có thể làm cơ sở để làm giảm nhẹ tội trạng cho bị cáo nhưng tòa không thấy có căn cứ nào trong việc sử dụng khả năng đó. Can phạm không chịu trả lời trước tòa và khi điều tra đã tỏ ra là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội dân tộc.

     Xuất phát từ đó tòa án coi hành động của can phạm là mưu toan phản lại tổ quốc và tuyên án 15 năm tù giam"


      Lêônađơ Krum trầm ngâm buông bản kẽm mờ đục cuối cùng của bản đúc chữ xuống.

    "Một vụ pháp lý rắc rối !... Không, không phải thế — Một sự độc đoán của luật pháp thì đúng hơn”. Là một luật sư nên ông có thể dễ dàng bác bỏ.

     Nhưng tại sao Ingơrít đã bị tòa án nhân dân kết án 15 năm tù rồi sau đó lại bị kết án tử hình ? Chị ta còn có hành động gì nữa không nhỉ ? Tại sao người ta lại đem xử chị một lần nữa cùng với một nhóm chống phát xít nào đấy ? Lêônađơ Krum vẫn chưa thể lý giải được một câu nào trong số những câu hỏi đó.


     .................................
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #23 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2016, 05:55:55 am »

                                                                 CHƯƠNG II




                                              Sự kiện giật gân của những năm tháng xa xưa
         

                   


     «Die Rote Kapelle» — «Dàn nhạc đỏ» đấy là cái bọn Giéttapô đã dùng để gọi nhóm người hoạt động thầm kín chống phát xít — một tổ chức bí mật đã tồn tại ngay trong lòng nước Đức quốc xã. Nhiều năm sau kể từ khi nhà nước phát xít bị đập tan, người ta mới nói đến tổ chức này. Trên radio cũng đưa ra những tin tức trái ngược và lộn xộn về những con người này và coi đó, như là những sự kiện giật gân, mặc dù, chuyện đó xảy ra cách đây đã hàng chục năm rồi. Ảnh của những người từ lâu không còn nữa được in trên bìa họa báo. Tác giả của các bài báo đó tự cho những phỏng đoán của mình là đúng nhất và cố tìm ra lời lý giải cho những câu hỏi nêu ra về cuộc sống riêng tư của những người đã khuất.

     Những tin đưa ra về tổ chức chống phát xít này càng ngày càng đượm màu trinh thám ly kỳ và có lúc đã làm lu mờ tất cả các sự kiện giật gân khác, chẳng hạn Hítle hình như đã xuất hiện ở Nam Phi. Máctin Boócman, cánh tay phải của Hítle hình như đã làm phẫu thuật tạo hình tới mức không thể nhận ra được và hiện đang ngang nhiên đi lại dọc ngang khắp các thành phố ở Tây Đức.

     Tất nhiên luật sư Krum ít nhiều cũng có nghe nói về những người hoạt động bí mật nhưng vì công việc hàng ngày cuốn hút nên ông không chú ý đến những tin tức tình cờ đọc được trên tàu điện khi tới dự các phiên tòa thường ngày.   

     Nhưng lúc này đây, Krum lại tìm đọc tất cả những gì viết về những người chống phát xít ở Béc-lanh. Trong thẻ đọc tại thư viện của ông có đăng ký tên hàng chục các loại tạp chí, những tập báo với các tiêu đề lòe loẹt, chi chít những dấu chấm lửng, chấm than và chấm hỏi. Sáng nào cũng vậy, luật sư đi đến phòng đọc, chọn một bàn đọc biệt lập và vùi đầu vào công việc, ông mải miết đọc hết trang này đến trang khác, nghiên cứu các tài liệu với mục đích duy nhất là tìm kiếm những điều nói về Ingơrít hoặc về người chồng của cô đã bị đem ra xét xử trong một phiên tòa nào đó.

     Nhưng những vụ án như vậy có rất nhiều. Như các tờ báo đã khẳng định thì vào cao điểm của cuộc chiến tranh, Giéttapô đã bắt mấy trăm người dính líu đến tổ chức này. Những phiên tòa xử kín đã diễn ra ở tại Béc-lanh từ tháng 12 năm bốn mươi hai đến hết cả năm 1943. Những gì đã xảy ra tại các phiên tòa này vẫn còn hoàn toàn nằm trong vòng bí ẩn. Cho đến khi bọn Đức quốc xã đầu hàng, nói cho đúng hơn là sau đó một vài năm, báo chí vẫn không hề nhắc tới một cái tên của can phạm nào, không có một dòng nào viết về các vụ xử án, về những người chống phát-xít. Vào thời Hítle, bí mật của các vụ xử này được giữ nghiêm ngặt tới mức ngay cả khi đầu hàng, bọn Đức quốc xã cũng không quên tiêu hủy tất cả những tài liệu điều tra về tổ chức này và xem chúng ngang hàng với những tài liệu thuộc loại bí mật quốc gia của «Đế chế thứ ba».

     Tất nhiên, Krum hiểu rằng trong báo có những điều không đúng với sự thật.

      Nhóm chống phát xít khi thì được gọi là tổ chức cộng sản có quan hệ với tình báo Liên xô, lúc thì lại được gọi là hội những phần tử phiêu lưu — lãng mạn của giới thượng lưu Đức. Những ấn phẩm tầm thường thì thiên về việc cho rằng nhóm này bao
 gồm những người xa rời chính trị, những tên phản bội Tổ quốc, những kẻ hành nghề mê tín và bói toán tử vi. Tóm lại những kiểu khẳng định như vậy đầy rẫy trong những tờ báo lá cải và thậm chí các tác giả của những cuốn sách không tiếng tăm cũng viết với một giọng điệu như vậy. Cứ thử đi tìm trong mớ bòng bong hỗn độn đó mà xem!

      Tổ chức cộng sản chăng ? Không, Krum không tin vào giả thiết này. Ông ngắm nghía những bức ảnh để trước mặt, đọc những lời chú dẫn và trong lòng lại càng thêm phân vân.   

     Đây là nhà lãnh đạo của những người hoạt động bí mật — Kharô Sunxe Bôiden, thượng úy không quân, một người được Gécman Grink, nhân vật có trọng trách trong bộ hàng không che chở.. Liệu một người như anh ta, xuất thân từ dòng dõi quý tộc nổi tiếng trung thành với chế độ quân chủ ở Đức lại có thể là cộng sản hay không nhỉ ? Ông nội của Kharô— đô đốc Phôn Chíp-pít đã từng lừng đanh trong hạm đội Kaidenốp (Vua Đức). Vào đầu thế kỷ này, ông ta đã nhiều năm giữ chức bộ trưởng hàng hải cho hoàng đế Vinhem đệ nhị. Để ghi nhớ công lao của ông ta, người đã lấy tên «Đô đốc Chíp-pít»  đặt cho chiếc tàu chỉ huy bọc thép lớn nhất của hạm đội được chế tạo trong thời Hítle...

     Còn bố của Kharô — Eriks phon Sunxe Bôiden đã từng phục vụ trong bộ tham mưu quân chiếm đóng tại Hà Lan và được Hítle tin cậy, Gơrinh đã che chở cho thượng ứy Sunxe Bôiden... Gơrinh biết Kharô từ bé, đã đến nhà chơi và dự đám cưới của Kharô.. Vậy thì làm sao lại có thể nêu ra giả thuyết Kharô là cộng sản được nhỉ ? Điều này thật hoàn toàn vô lý!

     Viên sĩ quan không quân trẻ tuổi, trông vẻ quý phái trong tờ tạp chí như đang nhìn Krum. Anh ta có vẻ yêu đời và hài lòng với số phận. Anh ta đang đứng trong khung cửa rộng mở, hai tay ôm hai đứa con, một trai, một gái. Đứa con gái mặc váy mỏng màu trắng đang bám lấy vai bố. Những lùm nho dại phủ kín cửa hiên, những bông hoa trong bồn đang đua nở…

     Còn đây là ảnh vợ Sunxe Bôiden. Tên cô ta là Libéctac — một phụ nữ trẻ, duyên dáng, tóc dài với một món tóc để xõa trước trán. Nét mặt cô ta lộ rõ vẻ kiêu kỳ đỏng đảnh của một người được chiều chuộng, thích chạy theo thời trang. Libéctac cũng xuất thân từ một gia đình quyền quý — là cháu ruột của Phlip, người cai quản vùng Ôilenburg và Kher- chephelđi vốn có họ hàng xa với Vinhem đệ nhị. Chả nhẽ cả cô ta nữa cũng là cộng sản chăng ? Vô lý! Nhưng chính cô ta cũng bị tuyên án tử hình rồi cơ mà. Tử hình cùng với Sunxe Bôiden….
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #24 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2016, 06:42:32 am »

     Cũng trong trang này còn có ảnh của Ruđônphơ phôn Sêlia một nhà ngoại giao Đức, một con người oai vệ, tóc hoa râm với khuôn mặt đẹp của dòng dõi quý tộc Đức. Ông của ông ta đã làm Bộ trưởng Bộ Tài chính nước Phổ trong thời kỳ Bixmac.

     Tiếp theo là ảnh của Acvit Khanac — một trong số những nhân viên có danh tiếng của Bộ Kinh tế, người có cái trán rộng và mái tóc cắt ngắn, đôi mắt cận thị lờ đờ, đang tư lự nhìn qua cặp kính lớn. Bên cạnh là vợ ông ta, Minđrit Khanac với khuôn mặt trang nghiêm như tượng thánh và mái tóc chải chuốt rất cẩn thận. Tiểu sử Minđrit chỉ vẻn vẹn có mấy chữ : nhà nghiên cứu văn học và phiên dịch, người Mỹ gốc Đức.

     Ảnh tiếp theo là của Eríc phôn Brotđôph - một thiếu phụ có cái miệng đa tình, đôi mắt mở to và gò má hơi cao. Dưới tấm ảnh có ghi: «Chồng của bà Eric phôn Brotđôph là sĩ quan chiến đấu ở mặt trận phía Đông — đã tự sát sau khi nghe tin vợ bị tử hình».

      Krum bỗng chợt nghĩ : mình đi tìm Ingơrít vậy mà sao lại phải tốn công nghiên cứu những người bị xử án khác nhỉ - ta quan tâm đến số phận của họ để làm gì nhỉ ?... Nhưng ông không thể dừng được nữa. Cuộc đời của những con người này càng ngày làm ông bận tâm.   

     Cuối hàng là ảnh của một người phụ nữ nữa bị kết án tử hình. Người này tên là Inda Schiôbe. Cái tên chẳng có gì hấp dẫn đối với Krum cả nhưng ông đã ngắm nhìn nó rất lâu. Có lẽ tờ họa báo đã đăng lại tấm ảnh chụp lấy của Schiôbe. Một phụ nữ trạc 25 tuổi được chụp nghiêng trên nền những dãy núi âm u kéo dài tít tắp tận chân trời. Chị ta có lẽ ngồi trên cao bên bờ dốc mặc dù không thấy rõ vực thẳm trước mặt. Chị ta để bàn tay cam quả táo đang ăn dở lên đùi, tư lự nhìn xuống thung lũng chan hòa ánh nắng. Chiếc áo choàng hở cổ màu trắng  bó sát lấy thân hình thon lẳn như vận động viên. Làn tóc màu đen bay về một hướng có lẽ do gió thổi hoặc do chị ta hất đầu mạnh. Những sợi tóc vương trên khuôn mặt mang màu da bánh mật. Hình ảnh của chị sinh động làm sao !

     Nét mặt phấn khích gần như cuồng tín, đoan trang thùy mị và nhất là cái nhìn đăm chiêu, sâu thẳm của Inda làm cho Krum phải kinh ngạc...

      Phía dưới các tấm ảnh trong trang họa báo còn liệt kê một lần nữa họ tên của những người bị xử tử hình. Tất cả là 11 người. Họ bị kết án tử hình trong phiên xử đầu tiên và bị hành quyết ngày 22 tháng 12 năm 1943, ba ngày sau khi tuyên án, trước Nôen... Bọn Hítle đã làm một cách vội vàng... Vội vàng vì ở nước Đức thời Hítle, không hành quyết vào những ngày hội lớn.

     Theo những tin tức trong báo mà Krum có trong tay thì những người hoạt động bí mật đã thành lập tổ chức và hoạt động trước chiến tranh khá lâu. Ngay vào đầu cuộc chiến tranh với Liên Xô, trong cơ quan mật vụ của Hítle người ta đã xôn xao. Đã xác định được có những đài vô tuyến sóng ngắn được bí mật đặt đâu đó trong nước Đức và truyền đi những bản tin, mật mã.

     Tại các trạm định hướng vô tuyến, ban ngày cũng như ban đêm, vào những thời điểm khác nhau đã thu được tiếng moóc-xơ, những tín hiệu gọi phát ra tin trên các làn sóng từ Béclanh, Bruýtxen, từ nước Pháp đang bị chiếm đóng, từ Thụy sĩ trung lập, từ thành phố Giơnevơ... Ngoài ra còn có những đài vô tuyến khác nhưng không định hướng được vì chúng luôn luôn thay đổi vị trí...

     Himle phụ trách toàn cục An ninh của đế chế đã nhiều lần triệu Muyle, trùm Giéttapô lên hỏi, nhưng kẻ đứng đầu lực lượng cảnh sát quốc gia bí mật cũng đành chịu bó tay.   

     Tình hình cứ kéo dài như vậy trong vòng gần một năm. Trong hồ sơ mật của Giéttapô mang dấu «Bí mật khoá kín» (thành ngữ chỉ độ bí mật cao nhất của Đức quốc xã) đã lưu trữ nhiều kết quả định hướng trong thời gian đó: bản sao những bức điện mật mà chúng đã thu lại được toàn bộ. Đấy là chưa kể đến hàng trăm những mẫu điện bằng mật mã mà các máy định hướng thu được dở dang.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #25 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2016, 06:31:34 am »

 

       2


       Krum đã đọc một bài báo kể về phụ phát hiện ra nhóm «Die rote Kappelle – Dàn nhạc Đỏ» như thế nào đăng trên một tờ họa báo của Miunkhen.

      Sau những thất bại mà quân đội Hítle đã vấp phải tại ngoại ô Mátxcơva, bọn tướng tá phát xít lúc này có cảm tưởng là lúc này chúng đã thành công. Tại mặt trận phía Đông, quân đội Hítle liên tiếp chiến thắng và đang tiến về Xtalingrát trên sông Vônga và tiến theo vùng triền núi Kápkadơ để chiếm lấy khu vực có dầu của Nga và sau đó tiếp tục tiến sang Ấn Độ liên kết với quân đội Nhật. Thắng lợi của Hítle đã lên tới tột đỉnh. Tháng 3 năm 1942, Hítie hứa (không biết bao nhiêu lần) sẽ tiêu diệt quân Nga hoàn toàn vào đầu mùa hạ tới….

      Những chuyến tàu hỏa chở binh lính từ mặt trận phía Đông về nghỉ phép. Binh sĩ được đón tiếp rất long trọng bằng hoa, bằng nhạc. Trên sân ga Béc- lanh, cạnh phố Phrinrikhtrac, từng đoàn thiếu nữ trong tổ chức «Hítlerlugend – Một tổ chức thanh thiếu niên của Hítler» mặc đồ bệnh viện, tay mang phích đựng cà phê nóng và khay đựng bánh cùng những xếp cốc giấy chạy tới gặp các đoàn tàu đang tiến lại gần.

      Những tên cảnh sát quân sự phải phát ghen lên khi nhìn thấy những dấu thập kim loại đính trên áo cổ đứng của bọn lính trận. Tháng 5 năm 1942, vào một ngày oi bức có một chuyến tàu chở binh lính về phép tiến vào sân ga Phrinrikhtrac như thường lệ. Những toa tàu còn đang từ từ chạy dọc sân ga thì hành khách đã vui vẻ nhảy xuống, bông đùa và chen nhau xô ra cửa ga. Trong bọn chúng, có tên được thưởng phép vì thành tích phục vụ, có tên bị thương ra viện, có tên về nghỉ phép ngắn hạn vì lý do nhà bị không quân Anh ném bom. Sân ga lúc này hết sức ồn ào và huyên náo.

     Những tên lính mặt đen sạm, ba lô căng phồng, lủng củng chăn gối, vai đeo súng đi qua trước những cô gái tươi cười chìa cốc mời họ dùng cà phê nóng. Nhưng những tên lính này đều đã bận tay : ngoài đồ tư trang ra mỗi tên còn tha một ôm đồ ăn — những thứ sơn hào hải vị và rượu — quà tặng của Hítle cho bọn chúng trên tàu.

     — Chờ nhé, chờ nhé, những con chuột nhắt ạ ! — Bọn lính nửa đùa nửa thật — Hãy để đến chiều tối nhé...Các anh thích cái gì đó mạnh hơn thế kia, các cô em ạ — cô-nhắc và những cái hôn kia !

      Một số khác đùa có vẻ nhã nhặn hơn. Đoàn người về phép thưa dần, sân ga hầu như vắng vẻ trở lại. Một người lính cao lớn, đen sạm tay áo xắn lên như tất cả những người khác đi qua trước mặt một tay hạ sĩ quan cảnh sát và suýt chút nữa thì chạm ba-lô vào người hắn ta, Người lính uể oải giơ tay lên chào làm tên này phật ý.
      - Này, này ông anh kia ơi — tên cảnh sát mai mỉa — có lẽ ông anh quá mệt vì phải chào cấp trên hả...Ông anh có hiểu tôi nói gì không thế ?

      Người lính chẳng buồn để ý đến lời hắn và cứ thế cắm đầu đi thẳng. Điều đó làm tên cảnh sát phát bực, hắn ngăn người lính lại.
      - Anh chào cấp trên thế đấy hả ? Quên rồi phải không ?

     Người lính lầm bầm trả lời một cách khó hiểu :
      - «Thật ngấy lên tận cổ, có giỏi thì ra ngoài mặt trận mà đánh nhau !»

      - Đứng thẳng người lên khi người ta nói chuyện với anh ! Muốn vào phòng kiểm soát quân sự hả ? — Tên canh sát rống lên.

       Người lính vẫn giữ nguyên tư thế đứng không  lấy gì làm nghiêm chỉnh và thờ ơ nhìn vào chiếc mũ viền nỉ của tên hiến binh. Gần đấy có một căn phòng nhỏ treo tấm biển «Sĩ quan trực nhà ga».

       - Đi theo ta ! — Tên cảnh sát bực tức ra lệnh và kéo người lính tới chỗ viên sĩ quan trực. Gần đến cửa hắn ta đi chậm lại với hy vọng là nếu tay lính bướng bỉnh này chịu nghĩ lại và chào hắn đúng quy định, thì hắn sẽ để mặc cho anh ta đi. Nhưng nét mặt của anh lính vẫn lộ vẻ ngang bướng, bực bội. Lúc đó tên hiến binh đành nhún vai, đẩy cửa.

       Viên thượng úy trực ban ngồi đằng sau bàn im lặng ngắm nhìn người lính dài ngoẳng trước mặt hắn. Tên hiến binh báo cáo lại những chuyện đã xảy ra trên sân ga.
      - Lính tráng đơn vị nào mà lại giáo dục tồi như vậy hả? — Viên sĩ quan hỏi, coi đó là chuyện thường tình.

     - Tôi, xạ thủ trưởng Khenbrekh, đại đội 3, trung đoàn 211.

     - Sao cơ, tên anh là gì hả ? — Viên sĩ quan trực, thận trọng hỏi lại.

     - Hanxơ Khenbrekh.

     Tên hiến binh đưa người lính đến chột dạ: «Chà ra là thế, hắn có cùng tên họ với thượng úy nhà mình... ».

      - Ngày tháng năm sinh ? — Viên sĩ quan hỏi.

     - Ngày 12 tháng 11 năm 1912.

      Viên sĩ quan trực ban đứng dậy rời khỏi bàn tiến sát lại chỗ người lính bị giữ.

      - Anh nói rằng anh đang phục vụ tại trung đoàn 211 hả ? Hắn hỏi lại.

     - Đúng vậy đấy ạ. Tôi ở đại đội 3.

     Mặt tên sĩ quan chuyển từ vẻ ngạc nhiên sang lo lắng sợ hãi.   Hanxơ Khenbrekh... Em trai hắn cũng có tên như vậy…, cũng sinh ngày hệt như thế, cũng ở trung đoàn đó. Mẹ hắn viết thư cho hắn nói rằng đã hai tháng nay không có thư của Hanxơ từ mặt trận gửi về. Nó đã biệt tăm tích…. Người lính này đã lấy giấy tờ của em hắn. Nhưng để làm gì thế nhỉ ?

     - Có thể là mày còn nói mày sinh ở tại Mécde- buốcgơ nữa hả ? — Khenbrekh nói dằn từng chữ một và lần cởi nắp bao súng lục. Nhưng người lính đã kịp giành thế chủ động. Bằng một cú đấm bất ngờ mạnh như trời giáng, anh đánh ngã tên sĩ quan và quăng ba-lô, phóng người ra khỏi cửa. Tên sĩ quan ngã lăn quay ra nền nhà, không còn đủ sức kêu lên nữa. Tên hiến binh chạy đến đỡ hắn lên và sau đó chạy đuổi theo người lính nhưng anh ta đã chạy xa dọc theo sân ga. Hắn rút súng bắn chỉ thiên. Người lính vẫn chạy. Trên loa phóng thanh phát đi lệnh: «Tất cả ở nguyên tại chỗ— tất cả hãy giữ nguyên vị trí của mình». Có tiếng súng nổ. Người thì nằm úp mặt xuống sân ga, người chạy vào trong các toa, một số khác đứng nguyên tại chỗ theo lệnh đã truyền đi. Những cô gái bàng hoàng buông rơi cả cốc tách, phích cà phê, mặt mũi tái xanh tái nhợt đứng túm tụm lại một chỗ. Đến cuối sân ga người lính nhảy xuống đường ray và băng theo những thanh tà vẹt chẳng khác gì một vận động viên chạy đua vượt rào. Bây giờ thì không còn gì trở ngại cho việc nhằm bắn anh ta nữa, đạn nổ chiu chiu bắn vào 1 những thanh tà vẹt, vào cát, xẹt qua người đang chạy. Người lính chạy ngoằn ngoèo để tránh đạn vừa chạy vừa tìm lối ra hoặc có chỗ nào để có thể vượt được trên những quãng hàng rào dọc đường sắt. Nhưng rồi anh bỗng bước hẫng một chân, cố chạy thêm mấy bước nữa và quẹo ra chỗ hàng rào toan leo qua nhưng bị rơi bịch cả người xuống đất …..

      Khi bọn hiến binh kéo đến người lính vẫn còn sống, khuôn mặt anh ta tái nhợt gần như sắp ngất, hai bàn tay run rẩy quờ quạng, bấu trên cát và đá dăm. Bác sĩ quân y bắt tay ngay vào việc cấp cứu, cùng Iúc đó một chiếc xe bịt kín không rõ từ đâu tới chuyển ngay anh lính lên xe rồi rú còi chạy biến đi ngay. Tất cả diễn ra chỉ trong giây lát. Sân ga trên trên phố Phrinrikhtrac lại đông nghẹt những hành khách mới đến...Mọi thứ trở lại bình thường như không có gì xảy ra.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #26 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2016, 11:26:24 am »

      Người lính tự xưng là Hanxơ Khenbrekh được đưa tới cơ quan phản gián. Tất nhiên Giéttapô biết ngay chuyện này và báo cáo về chỗ Himle. Himle cáu kỉnh hỏi tại sao Ápve (*) lại chơi trội với cảnh sát bí mật trong chuyện này. Giữa Ápve và Giéttapô từ lâu đã có chuyện ngấm ngầm ganh đua hằn học với nhau. «Tất nhiên là — Himle nghĩ — Canarít sẽ báo cáo ngay cho quốc trưởng biết... »

       Ngày hôm đó Himle được Hítle tiếp. Làm như  tiện thể, Himle hỏi luôn xem kẻ bị giam giữ ngoài ra có chịu khai báo gì  không nhưng Hítle hầu như không hay biết tí gì về chuyện đó cả. Thế là Hítle nổi giận lôi đình cho gọi ngay đô đốc Canarít tới.

        Thủ lĩnh Ápve nói là kẻ bị bắt đang ở chỗ hắn nhưng vẫn còn bất tỉnh và chưa có thể tiến hành hỏi cung được. Hítle nói: «Chúng ta cần con người đó sống chứ không phải chết...Hãy chuyển hắn tới Giéttapô.... ».

      Giờ đây, vấn đề đối với Himle là uy tín : phải làm sáng tỏ tất cả về «vụ Khenbrekh». Khi được xe cứu thương chở đến phố Prints Anbrecstrass, trụ sở của Cục an ninh đế chế, người bị bắt bỗng hồi tỉnh lại. Nhân viên Giéttapô hỏi : «Anh là ai ? Đến Béclanh để làm gì ? ». Nhưng người bị thương không nói lời và lại ngất đi.

    Các bác sĩ giỏi nhất của Đức tìm mọi phương kế để cứu sống con người này. Họ cũng như những nhân viên Giéttapô được giao nhiệm vụ điều tra thẩm vấn không mấy khi rời bệnh nhân.

     Trong cơn mê sảng, người bị thương lẩm bẩm nói những câu rời rạc khó hiểu. Tất cả những lời anh ta thốt ra đó đều được ghi âm lại. Duy nhất có một câu nghe được rõ là câu mà anh ta nhắc đi nhắc lại : «Tôi chuyển sang thu đây...Tôi chuyển sang thu, nghe rõ không ?... ».

   Rõ ràng người này là một hiệu thính viên. Người ta không hề biết thêm điều gì về anh ta nữa. Sáng ngày thứ tư thì anh ta chết vẫn trong trạng thái hôn mê.

      Cố vấn hình sự Panxingơ đã xác định được tuyến đường có khả năng là Hanxơ Khenbrekh đã đi từ rnặt trận phía Đông về. Anh ta đi phép từ Ba Lan và lên tàu tại vùng Lốtđi. Một ngày trước đó, trong khu vực Lốtđi, có máy bay của đối phương xuất hiện và thả dù vào lúc ban đêm nhưng không phát hiện được kẻ nhảy dù là ai. Rất có thể đấy là «Hanxơ Khenbrekh».

      Trong số những tài liệu tìm thẩy trong áo bờ-lu- dông của hiệu thính viên có cả bức thư của mẹ Hanxơ từ Mécdebuốcgơ gửi cho con ngoài mặt trận. Đây là bức thư thật. Nói chung câu chuyện ngụy trang cho người điệp viên bí mật cũng khá chu đáo. Nhưng ai mà lường trước được rằng ngay tại nhà ga Phrinrikhtrac tại Béclanh, người nhân viên tình báo này lại chạm trán ngay với con người đáng sợ duy nhất đối với anh ta ở Đức là thượng úy Khenbrekh, anh ruột của tay lính bộ binh Đức mà anh đã lấy giấy tờ và mạo danh hắn.

      Trên chiếc phong bì của bức thư gửi đi từ Mécdebuốcgơ, cố vấn hình sự Panxingơ đã phát hiện được một chữ viết lờ mờ bằng bút chì cứng. Tất cả chỉ có mấy chữ cái : Xcheve... Stove... Scheve hoặc là Schiôbe...không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là tên họ của người nào đó, mà hiệu thính viên cần phải gặp.

      Việc tìm kiếm kéo dài nhiều tuần và cuối cùng đã đi đến kết luận chữ đó là Schiôbe, Inda Schiôbe. Họ của chị đã được ghi trong danh sách các nhà báo Đức làm việc tại Ba Lan trước chiến tranh. Nữ phóng viên Schiôbe đã kết bạn với nhà ngoại giao Đức tên Ruđônphơ Sêlia và vẫn tiếp tục duy trì liên hệ với ông ta. Thế là một màng lưới bí mật , được dựng lên để theo dõi Inda Schiôbe, người phụ trách quảng cáo của một hãng buôn ở Đresđen và nhà ngoại giao Sêlia.

     Tất cả những điều này đều được viết trong tờ họa báo của Miunkhen và Krum đọc chúng một cách say mê. Thế nhưng trong những tờ báo khác thì lại nói là người hiệu thính viên bí mật đã xuất hiện ở Đức sau khi lnda Schiôbe bị bắt. Nhà ở của Schiôbe đã bị phục kích và hình như người hiệu thính viên đó đã bị bắt ở đây. Ngoài ra còn có một giả thuyết khác. Đâu đó tại Bruytxen ngay từ hồi đầu năm 1941, Giéttapô đã lần theo dấu vết của một tổ chức bí mật nào đó. Lúc bấy giờ Giéttapô đã bắt được một nữ hiệu thính viên và thu được một bản mật mã lớn nhưng không thể giải mã ra được. Người nữ hiệu thính viên đã không chịu tiết lộ, bí mật cúa bản tin. Ngay cả khi bị tra tấn dã man, chị cũng không hề hé răng khai nửa lời. Chị đã bị tử hình, còn nội dung bản mật mã chưa giải được thì lưu lại trong Giéttapô chờ ngày giải. Người ta chỉ sờ đến nó sau một năm rưỡi khi đã tìm được chìa khóa giải mã. Trong báo cáo đã tìm thấy địa chỉ và tên họ của thượng úy Sunxơ Bôiden.

      Các bản tin trong báo có nhiều điều mâu thuẫn nhưng tuyệt nhiên không có bài nào viết về Ingơrít, người phụ nữ mà số phận đang được luật sư Krum quan tâm.

      Thất vọng vì không tìm được gì trên báo chí, luật sư quyết định xoay sang cách khác: những người làm chứng về những sự kiện bi thảm hẳn là phải còn sống. Đó là các vị quan tòa, luật sư bào chữa, ủy viên công tố, cai ngục - những người đã tiếp xúc với người bị kết án. Ngoài ra còn có cả những người đao phủ lĩnh trách nhiệm hành quyết, cũng có thể có ai trong số bị cáo còn sống cũng nên. Đối với Krum thì điều quan trọng là xác định được sự kiện trình tự diễn ra và quan hệ của Ingơrít với chúng, còn việc nói chuyện với ai - chánh án hay bị cáo, luật sư bào chữa hay ủy viên công tố thì không có gì là quan trọng cả. Thế là luật sư bắt tay vào việc tìm kiếm những người liên quan đến vụ án của cái tổ chức mà bọn Giéttapô gọi là «Die rote Kapelle».

...............................
   (*) Abwehr : Cơ quan tình báo và phản gián quân sự Đức
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #27 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2016, 07:25:47 am »

     
     3




     Trước hết là phải tìm cho bằng được quan tòa hay ủy viên công tố. Nghe nói Ređơ, viện trưởng viện công tố lực lượng không qnân đã đóng vai người buộc tội chính trong các vụ xử. Bây giờ ông ta đang nằm trong nhà tù của Mỹ chứ không phải ở Stracbuốcgơ. Như vậy là không thể nào gặp ông ta được. Nhưng Krum còn nhớ có lần ông thoáng thấy một bản tin nói là cô con gái sống độc thân của Rêđơ đã thu thập "nhiều tài liệu” để chứng minh rằng bố cô ta không có liên quan gì đến những tội lỗi của bọn quốc xã. Con gái của viên công tố còn có ý định chuyển tất cả những tài liệu đó cho nhà cầm quyền Mỹ để họ thả bố mình ra.

     Chẳng bao lâu thì địa chỉ của con gái viên công tố đã nằm trong cặp của Krum. Ông quyết định không viết thư mà sẽ đến gặp trực tiếp cô ta. Ai mà có thể biết trước được cô ta sẽ tỏ thái độ như thế nào khi nhận được bức thư của người xa lạ. Gặp trực tiếp mặt đối mặt bao giờ cũng làm cho người ta khó mà khước từ đề nghị do mình đưa ra hơn.

     Krum đáp chuyến tàu sớm đến một ga xép vắng vẻ tận thung lũng Râyna và tìm ngay được căn nhà nhỏ nằm trong hàng rào xây bằng gạch không cao lắm. ông nhấn chuông. Một giọng nữ vang lên từ chiếc loa con, lắp trong tường cạnh nút chuông :

     -  Ai đấy ?

     - Luật sơ Krum.

     - Ngài cần gì ạ ?   

     - Tôi cần gặp ngài Ređơ.

     Chiếc khóa tự động kêu ro ro rồi cánh cửa mở ra. Luật sư đi theo con đường nhỏ lát đá và bước lên bậc thềm. Tại đây ông gặp một cô gái tóc vàng trông bình thường, khoác chiếc tạp dề nấu bếp màu xanh đầu tóc chải chuốt cẩn thận, đôi môi tô son mím chặt và đôi mắt sâu với vẻ nhìn thận trọng.

      Cô ta đưa luật sư vào phòng khách, mời ông ta ngồi vào chiếc ghế bành còn mình thì ngồi đối diện vẻ chờ đợi đợi.

     - Tôi quan tâm đến công việc của bố cô, ngài Manphơrét, ủy viên công tố — Krum nói — Rất có thể là qua bố cô tôi có thể giải quyết được công việc với thân chủ của tôi cũng nên — Krum quyết định không để lộ hết ý định cuộc viếng thăm của mình.

      - Nhưng bố tôi đã thôi không làm ủy viên công tố nữa rồi cơ mà... Nhờ trời, cách đây không lâu ông ấy đã được thả... Còn bây giờ thì tất cả những chuyện đó đã lùi vào dĩ vãng..

     - Vậy là tôi có thể gặp bố cô được chứ ?
     - Ở đây thì không, bố tôi đi nghỉ mát ở Bat Danxu- phen rồi. Ông ấy đã chịu đày đọa ngần ấy năm trời rồi còn gì...

      - Có lẽ nhờ cô nên ông cụ mới được ra tù có phải không ạ.. Tôi nghe nói cô đã không tiếc công sức vì ông cụ. Bây giờ thì xin cô làm ơn giúp tôi.

      Người con gái lần đầu tiên mỉm cười. Lời nói của ông luật sư đã làm cô ta xiêu lòng.

     - Chuyện đó có thấm tháp gì đâu thưa ông — Cô ta thốt lên — Sau chiến tranh còn có vô vàn dân tị nạn phải chịu cảnh chia ly tan nát đau lòng. Người ta gọi sự bất hạnh của một dân tộc là sự trừng phạt. "Phergeltung !” Sao mà tôi lại căm ghét từ ấy đến thế. Chẳng lẽ tôi có tội vì bố tôi là ủy viên công tố trong các vụ xử án hay sao ? Cả bố tôi nữa, ông ấy đâu có tội lỗi gì ? Nếu bố tôi không làm ủy viên công tố thì hẳn phải có người khác làm việc đó thôi.

     - Cô đã nói đến một vấn đề phức tạp về mức độ trách nhiệm của những người có liên quan đến những sự việc bi thảm rồi đấy -  Krum thận trọng  phản đối – Người ta cũng gọi các vụ xử án là sự trừng phạt, ở đấy những người bị bố cô buộc tội đã phải chết...   

      Cô gái cảnh giác. Cô ta tin vào lẽ phải của mình. Cô thầm nghĩ hay là con người xa lạ này lại định buộc tội cho cha cô một lần nữa đây ?

      - Thế thì sao cơ ạ ? — Cô ta nói — theo tôi nên để một chuyện bất công này dây mơ rễ má đến một chuyện bất công khác... Đối với tôi người bố trước nhất phải là người mà tôi yêu qui. Tôi có nghĩa vụ phải bằng mọi cách để bố tôi không phải chịu bất công. Chả phải là như vậy đó sao ? Sau chiến tranh tôi đã đi tìm bố tôi ở khắp nơi mãĩ cho tới khi thấy- ông ấy sau hàng rào giây thép gai của một trại tù binh. Ai đã từng bị giam giữ ở đó thì có nghĩa lý gì đâu : những người chống phát xít có, tù binh Nga có, cũng thế thôi. Còn bây giờ thì lại đến lượt những người ta gọi là đảng viên đảng quốc xã. Tàn bạo vẫn là tàn bạo. Không khí thù ghét xa lạ, khó hiểu bao trùm lên những ngưừi tù. Bốn góc trại là những chòi canh có bắc súng đại liên, giữa là những hàng rào giây thép gai có lính Mỹ đứng gác ! Mà cũng rất có thể đấy là lính Anh hay lính Nga, lính nào thì cũng vậy thôi ! Họ theo dõi để cho những người phụ nữ Đức không được cho tay qua hàng rào giây thép gai mà nắm lấy tay chồng, cho những đứa con không được chìa tay ra với bố. Trong số những đứa con đó có tôi – lúc đó tôi mới mười bảy tuổi. Người ta không cho tôi gặp bố tôi. Sao mà họ lại tàn nhẫn đến thế cơ chứ ! Chẳng nhẽ tôi có tội tình gì chăng ? Bao năm nay tôi chỉ thấy bố tôi trong mơ và ở đây thôi — Cô ta nói và chỉ tay lên những tấm ảnh treo tường trong phòng khách.

     Trong các bức ảnh, Ređơ lúc thì khoác chiếc áo quan tòa, lúc thì lại mặc quần phục đính dấu chữ thập sắt và lủng lẳng đủ loại mề đay. Ông ta ngồi sau bàn quan tòa trên chiếc ghế bành cao chạm trổ trông bệ vệ như ngồi trên ngai vàng. Bên cạnh tấm ảnh này là tấm ảnh chụp ngoài phố, cạnh một khán đài bằng đá hoa cương: Ređơ đang đứng, tay giơ lên phía trước giữa đám người kêu gào điên loạn, tay giơ lên chào theo kiểu Đức quốc xã giống hệt như ông ta - Còn kia là ảnh Ređơ đang phát biểu trong một phiên tòa. Có thể trông thấy cả vành móng ngựa cùng bị cáo, hiến binh, quan tòa... khuôn mặt của vị công tố trong ảnh này trông cũng oai nghiêm hệt như trong tấm ảnh chụp cạnh khán đài bằng đá hoa cương.

     Luật sư Krum không tìm được từ để phản đối lại con gái vị công tố đang xúc động. Phản đối để làm gì kia chứ? Bây giờ thì còn cần đến cô ta nhiều — cô ta có thế từ chối hoặc giúp đỡ. Krum ngồi yên lặng nghe cô ta tràng giang đại hải:

    - Sau đó tôi lại mất bố — cô ta tiếp — Mãi một năm sau tôi mới biết người ta đã chuyển bố tôi tới Niuranbe. Ngày nào chúng tôi cũng nghe, cũng đọc những bài viết về tội lỗi đâu đâu của đảng viên quốc xã.

      Tôi đã chạy vạy xin xỏ mọi nơi, chẳng còn thiếu đâu nữa. Tôi đã tới chỗ giáo sư Kempnhe. Người ta nói với tôi giáo sư Kempnhe là người Đức làm ủy viên công tố trong toà án quốc tế, ông ta sẽ giúp cho. Thời Hítle, Kempnhe bỏ sang Mỹ, nhập quốc tịch Mỹ. Sau chiến tranh ông ta quay về. Dù sao thì ông ta vẫn là người Đức nên tôi đã đặt rất nhiều hy vọng vào ông ta... Ngài có biết ông ta đã trả lời tôi như thế nào khi tôi hỏi xin phép gặp bố tôi không ? Đầu tiên ông ta gạn hỏi xem tôi có phải là đảng viên quốc xã hay không và trách tôi tại sao lại không gây tác động đến cha tôi vào lúc bấy giờ. Tôi nói: "Thưa ngài giáo sư, khi tôi 14 tuổi, tôi đã ở trong tổ chức thiếu nữ Đức quốc xã nhưng cũng chưa biết ’'Die rote Kapelle” là gì”.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #28 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 10:08:55 pm »


       Giáo sư Kempnhe nói chuyện với tôi trong phòng tiếp của nhà tù thẩm vấn số 12 tại Lecterustrac. Nếu ông biết Niurembe thì nó nằm gần Phiuốc. Tôi mang hoa tới nhà tù với hy vọng người ta sẽ cho tôi gặp bố tôi. Nhưng bó hoa đã rơi khỏi tay tôi khi Kempnhe từ chối không cho tôi gặp... Tôi bước ra, nước mắt ràn rụa, lòng đầy thất vọng, đứng ở bậc thềm không biết đi đâu. Tôi vẫn chưa hiểu nổi "Die rote Kapelle” là gì mà vì nó, bố tôi lại phải khổ sở đến như vậy. Từ đấy, tôi bắt đầu sưu tập các mẩu tin, bài báo, tranh ảnh trong các báo và tạp chí.

      Cuối cùng rồi tôi cũng gặp được bố tôi. Tôi nói chuyện với ông được nửa giờ đồng hồ dưới sự giám sát của một viên quân cảnh người Mỹ nhưng người ấy không gây phiền hà gì cho chúng tôi cả. Và tôi đã được biết chỗ bố tôi để những giấy tờ ghi chép và nhật ký quân sự trước khi bị bắt. Bố tôi tán thành ý định của tôi. Tôi đã sưu tập tất cả những gì có thể sưu tập được. Và thật may mắn làm sao, khi hình phạt đẫ hểt, bố tôi chuẩn bị viết một quyển hồi ký. Người Nga yêu cầu tuyên án bố tôi là tội phạm chiến tranh nhưng người Mỹ đã không cho phép làm điều đó. Chắc là ông cũng biết người Mỹ đối xử với chúng ta không như người Nga.

     - Thế cô nghĩ thế nào về lời đề nghị của tôi nhỉ ? Cô sẽ giúp tôi tìm những người mà tôi quan tâm chứ ?

      Krum hỏi sau khi đã phải nhẫn nại ngồi nghe câu chuyện dây cà dây dây muống của con gái viên công tố.

      — Tôi không phản đối — cô ta trả lời sau giây phút im lặng - ông hãy viết cho tôi họ tên của họ, nhưng tôi còn chưa rõ bố tôi sẽ nghĩ gì về chuyện này. Khoảng mười hôm nữa bố tôi sẽ về. Hay là thế này, ông trao đổi trực tiếp với bố tôi có lẽ lại tiện hơn đấy...

       Krum quay về lòng nặng trĩu những điều ông biết qua câu chuyện với cô con gái viên công tố. Ông ngồi một mình, trong toa tàu, chẳng có ai cản trở, ông suy nghĩ. Tất nhiên trong đầu cô gái còn nhiều điều mơ hồ, lẫn lộn nhưng khi nghe cô ta nói, đôi lúc ông cũng lâm vào thế bí. Giờ đây trong đầu óc ông đang diễn ra một cuộc tranh luận với cô ta. Ông cố tìm những luận cứ mang tính thuyết phục để bác bỏ những quan điểm của cô ta.

       Cô ta nói về Phergeltung ! (trừng phạt). Chính Hítle đã lấy chữ cái đầu tiên của từ này, đặt tên cho loại bom bay bí mật "Phau 1” "Phau 2” mà chúng đã phóng tới Luân đôn. Cả đạn "Phaphergeltung” dùng để bắn xe tăng Nga cũng là Phergeltung. Trừng phạt vì cái gì nhỉ ? Cô ta thì thế nào cũng xong ! Thế còn ta thì sao ? Krum bỗng chợt nghĩ — chẳng lẽ ta lại cũng thờ ơ không cần biết xử ai và xử vì lý do gì hay sao ?. Không lẽ bất cứ khách hàng nào đến chỗ ta với bất cứ lý do gì là ta cũng chấp nhận được hay sao ? Chỉ cần được trả tiền là xong thôi ư ? Mối thiện cảm của ta hiện giờ giành cho Ingơrít nhưng ta lại chuẩn bị để chống cô ta. Ta sẽ ủng hộ tham vọng của con người núp dưới danh nghĩa pháp luật để lý sự theo Iối quan tòa ư ? Một tình huống pháp lý khó giải thay ! Nhưng ngoài những tình huống đó ra còn có số phận của những con người đứng đằng sau nó….

       Con gái Ređơ đã nói : Nếu như không phải là bố tôi thì cũng có người khác đứng ra buộc tội trong các vụ xử và cũng đi đến kết luận như vậy. Tất cả đã được quyết định từ trước rồi mà ! Krum tư lự — Liệu ông có thể làm như thế được không nhỉ ? Không ! Ý nghĩ đó đã đụng chạm đến lòng tự trọng của ông, đến lương tâm nghề nghiệp trong sạch của ông... Nếu nói bằng ngôn ngữ của pháp luật thì khác nào cũng nhúng tay vào tội ác !

       Krum trở về nhà với một tâm trạng chán nản.
      - Anh không được khỏe phải không anh Krum ?  Anh làm sao thế ? — Vợ ông lo lắng hỏi.

      - Không, Mari ạ, không sao cả…Chẳng qua là anh suy nghĩ quá nhiều một chút đấy thôi. Này em, theo em thì liệu có bao giờ hoàn cảnh bên ngoài buộc con người ta làm trái với lương tâm của mình không nhỉ ?....



Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #29 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2016, 05:50:33 pm »

       

        4.


       Mười ngày sau Krum lại ra ga. Những suy nghĩ dằn vặt ông sau cuộc nói chuyện với con gái viên công tố đã qua đi. Lúc này ông yên tâm rảo bước qua những thửa ruộng, mảnh vườn, tới ngôi biệt thự đơn độc bên đường. Sau khi nhấn chuông Ông nghe thấy một giọng đàn ông gay gắt trả lời qua chiếc loa che lưới đồng. Krum xưng tên, tức thì cánh cửa ro ro mở ra.

       Manphơrét Ređơ bắt tay ngay vào công việc,:
       - Con gái tôi có nói lại là ngài quan tâm đến những người trong vụ án "Liên minh đỏ”. Tôi sẵn sàng kể cho ngài nghe tất cả những gì tôi nhớ, nhưng với điều kiện là không được dùng một từ nào mà tôi kể để viết lên báo.

      - Vâng tất nhiên là thế rồi ạ, thưa ngài— Krum tán thành.

      Ređơ đưa khách vào một căn phòng nhỏ và ngồi vào bàn sau khi đã lấy từ giá sách ra một chiếc cặp lớn để ngay trước mặt. Ngay từ phút đầu gặp gỡ, Krum đã nhận thấy giọng nói cùa Ređơ - vẫn có vẻ gay gắt, hách dịch của một ông cựu ủy viên công tố.

     Trước mặt ông là một người luống tuổi, cao, lưng gù vói khuôn mặt bệnh hoạn và cái mũi to tướng. Hai con mắt sâu hoắm, thâm quầng có nhiều nếp nhăn bên khóe mắt trong thật dễ sợ.

      "Trời ơi ! — Krum bỗng dưng nghĩ — nếu là ta thì ta cũng không bao giờ muốn bị một con người như thế này xử...”. Luật sư bất giác tránh nhìn thẳng vào mắt ông cựu ủy viên công tố Manphơret Ređơ.

       Krum lấy trong cặp của mình ra một cuốn sổ tay và sẵn sàng để nghe.
       - Ngài sẽ đọc lại cho tôi nghe hết tất cả những điều ngài ghi sau buổi nói chuyện này của chúng ta — Ređơ nói - Luật sư gật đầu đồng ý.

      - Đây là tẩt cả tài sản của tôi — Ređơ nói tiếp và úp bàn tay đang xòe ra lên chiếc cặp — Tôi chẳng còn phương kế sinh nhai nào khác nữa đâu, thưa ngài. Có lẽ tôi là người duy nhất còn có được tài liệu về "Liên minh đỏ !” đấy. Tôi đang viết sách nên không muốn bị hớt tay trên. Xin ngài hiểu cho….

      - Vâng thưa ngài công tố, nếu như người ta biết được điều gì đó thì tất nhiên họ phải được lợi...

      - Đấy, đấy, chính thế đấy... Ngài Krum ạ, không biết ngài có hiểu cho tôi không ? — Luật sư lại gật đầu tán thành — Có lẽ không cần phải dài dòng nữa, ngài sẽ trả cho tôi một món tiền tùy ý ngài, ít ra thì cũng là tiền công mà tôi đã giành thời gian hầu chuyện ngài…Vậy thì đại khái là thế này, cứ mỗi tư liệu về một người, xin lấy hầu ngài 25 mác. Như thế liệu có đắt lắm không ạ ?

        Krum lại gật đầu. Ông cho rằng tốt hơn hết là im lặng vì sợ rằng nói ra biết đâu lại làm con người này phật ý. Ông chỉ nghĩ bụng "Làm sao mà lão ta lại nỡ nói như thế nhỉ — Lấy giá hai mươi lăm mác về mỗi một con người mà lão ta đã tuyên án tử hình ư ? ”.

      - Thân chủ của tôi chỉ quan tâm đến hai người — Ingơrít Vaixbơlium và Klaút Ghécxen... Chắc cô con gái của ngài đã nói với ngài về chuyện này rồi chứ ạ ?
   
      - Được rồi, được rồi... Xin ngài chớ sốt ruột, có thể là tôi còn nhớ về họ... Tôi không thể nói được tất cả, họ nhiều quá mà. Nếu như ngài cần tư liệu về tất cả những người ấy thì không khéo tôi lại trở thành giàu có mất — Ređơ đùa nghe rợn cả người — Ngài hãy hình dung mà xem, hai mươi lăm mác mỗi một người... Thế nhưng tôi sẽ không lấy của ngài một xu nhỏ vì những chuyện chung chung... Tôi sẽ không kể về những vụ điều tra mà tôi không trực tiếp làm. Tôi đã nhận được những tài liệu có sẵn — ba mươi tập kèm theo bản kết án. Bây giờ thì những cái đó không còn nữa, tất cả đã bị đem hủy đi rồi nhưng tôi vẫn giữ những bản chép tay mà tôi đã làm khi chuẩn bị xử.

       Nào, bây giờ thì ta hãy đi lần lượt về những can phạm chính để ngài có thể biết họ là những người như thế nào... Họ gồm ba người — Khamắc, Kúckhốp và Sunxe Bôiden. Có lẽ tôi xin bắt đầu từ người cuối lên, thượng úy Sunxe Bôiden, người đóng vai trò quan trọng – đúng, đúng, vai trò quan trọng trong tổ chức bí mật. Trước tiên tôi cần phải lưu ý ngài một số điểm : chúng tôi gọi tổ chức bí mật này là một tổ chức cộng sản, nhưng đối với tôi thì ngay từ đầu đã rõ tất cả không hoàn toàn như vậy. Tất nhiên các can phạm đã chịu ảnh hưởng của những phần tử đỏ nhưng họ là những người có quan điểm rất khác nhau. Nòng cốt là những người trí thức và một nhóm quân nhân không có liên quan gì với cộng sản.

       Tôi xin nêu những con số : trong số bảy lăm bị cáo chính ,(tôi chỉ xin nêu những người đã bị tuyên án tử hình thôi) gần một nửa có trình độ đại học. Đấy là những nhà họa sĩ, nhà văn, nhà ngoại giao, phóng viên, nhà điều khắc và những nhà bác học, kỹ sư, nhà kinh tế học. Nhiều người trong số họ thuộc giới thượng lưu, theo tôi đúng hơn phải nói là giới quý tộc. Họ đã giữ những địa vị quan trọng trong các cơ quan nhà nước của đế chế. Những con người này đã trở thành kẻ thù của chế độ hiện hành và đấu tranh chống lại quốc trưởng mới lạ chứ. Trong bản kết tội đã nói như thế này — Ređơ lục lọi trong cặp và đọc : Tại Béclanh, bác sĩ Khamắc và thượng úy Sunxe Bôiden đã có thể tập hợp xung quanh mình những đại diện của các tầng lớp khác nhau trong xã hội, đã bộc lộ các quan điểm thù địch với quốc gia và có thái độ tiêu cực với đảng dân tộc xã hội (tức Đảng Quốc xã). Họ đã ra sức tuyên truyền để tìm cách tuyển mộ những người thuộc tầng lớp trí thức làm công tác khoa học, những người trong hàng ngũ cảnh sát, quân đội, những văn nghệ sĩ...”. 

       Đấy, cái tổ chức này nó là như thế đó. Cầm đầu tổ chức này là những kẻ còn non nớt về phương diện hoạt động bí mật. Họ đã phạm nhiều sai lầm. Tuy nhiên những kẻ có âm mưu cũng đã duy trì được liên lạc trực tiếp với Mátxcơva trong suốt một năm rưỡi trời—từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh với nước Nga. Ngài hãy thử nghĩ mà xem ! Họ đã chuyển tới đó những bí mật quốc gia, bí mật quân sự và kinh tế của chúng ta... Chiến tranh vừa mới bắt đầu ở mặt trận phía Đông thì những đài sóng bí mật trên khắp nước Đức và ở các nước bị Đức chiếm đóng khác cũng bắt đầu hoạt động. Không biết chúng ở đâu ra mới lạ chứ ! Cho mãi đến năm 1942 người ta vẫn không thể làm gì được chúng. Chẳng hạn chỉ riêng Inda Schiôbe, người đã móc nối quan hệ với nhà ngoại giao Ruđônphơ cũng đã gây cho chúng ta biết bao nhiêu là thiệt hại... Trong phiên xử đầu tiên tôi đã bắt đầu bản kết tội như sau —
Ređơ lại lục lọi đống giấy tờ và trịnh trọng nâng tờ giấy lên đọc : "Ai cũng phải rùng mình khi nghe tin kẻ thù đã biết được bí mật của Đức...”
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM