Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:41:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời tôi  (Đọc 193121 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #270 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 08:39:15 am »


        33

        Dù giảm thâm hụt là rất quan trọng đối với chiến lược kinh tế của tôi, nó không đủ để tạo ra sự hồi phục bền vững và đồng đều cho mọi người. Trong những tháng đầu tiên, chúng tôi đưa ra thêm nhiều sáng kiến nhằm mở rộng thương mại, tăng đầu tư vào giáo dục và đào tạo, cũng như thúc đẩy một loạt các vấn đề kinh tế vi mô nhắm vào những khu vực trục trặc và các mục tiêu có thể mang lại cơ hội. Ví dụ như, tôi đưa ra các đề xuất trợ giúp các nhân viên quân và dân sự vừa bị mất việc do cắt giảm chi phí quốc phòng thời hậu Chiến tranh Lạnh; thúc giục các phòng thí nghiệm nghiên cứu của liên bang - Los Alamos và Sandia ở New Mexico, Livermore ở California - sử dụng những nguồn lực khoa học kỹ thuật khổng lồ từng giúp chúng ta chiến thắng Chiến tranh Lạnh để phát triển những công nghệ mới có thể sử dụng mục đích dân sự; công bố chương trình cho vay cỡ nhỏ để hỗ trợ các doanh nghiệp ra đời, trong số này có những người đang muốn ngưng không phải nhận trợ cấp xã hội nữa, thường có những ý tưởng kinh doanh hay nhưng không đáp ứng được các yêu cầu cho vay thông thường; tăng khoản mà Cơ quan doanh nghiệp nhỏ có thể cho vay, đặc biệt là cho phụ nữ và các sắc dân thiểu số; lập ra ủy ban Quốc gia nhằm Đảm bảo Ngành hàng không Mạnh và Có khả năng cạnh tranh, đứng đầu là cựu thống đốc Virginia Jerry Baliles. Các hãng hàng không và sản xuất máy bay đang gặp rắc rối vì ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, ngày càng ít đi các đơn đặt hàng máy bay chiến đấu và phải chịu cạnh, tranh khỏe liệt từ Airbus.

        Tôi còn đưa ra các kế hoạch giúp các cộng đồng sử dụng cho mục đích thương mại các cơ sở quân sự sắp bị đóng cửa khi ngành quốc phòng được thu gọn lại. Khi còn làm thống đốc, tôi từng đối phó với việc đóng cửa một căn cứ không quân, và tôi quyết trợ giúp nhiều hơn cho những người đối mặt với thách thức đó hiện nay. Vì California tự thân nó đã là nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, và bị ảnh hưởng nặng vì việc thu gọn các công trình quốc phòng cũng như các rắc rối khác, chúng tôi đưa ra một kế hoạch đặc biệt để kích thích kinh tế ở đây hồi phục. John Emerson chịu trách nhiệm đầu đàn trong dự án này và các -việc khác liên quan đến tiểu bang quê hương ông. Ông ấy tích cực đến nỗi ở Nhà Trắng người ta gọi ông là "bộ trưởng California".

        Một trong những việc hiệu quả nhất mà chúng tôi thực hiện là cải cách các quy định đối với các tổ chức tài chính trong khuôn khổ Đạo luật Tái đầu tư Cộng đồng năm 1977. Luật này buộc những tổ chức cho vay được liên bang bảo chứng phải tăng cường cho những người có thu nhập trung và thấp vay tiền, nhưng trước năm 1993 việc này hầu như không được thực thi. Sau các thay đổi mà chúng tôi đưa ra, trong khoảng từ năm 1993 đến 2000, các ngân hàng đã cho vay hơn 800 tỷ đôla cho các khoản cầm cố nhà, doanh nghiệp nhỏ và phát triển cộng đồng cho các cá nhân và tổ chức được luật này cho phép - con số này lớn đến mức chiếm hơn 90% toàn bộ số vay trong 23 năm tồn tại của Đạo luật Tái đầu tư Cộng đồng.

        Tháng 5 là một tháng lý thú, và quý giá đối với tôi trong việc tiếp tục học hỏi về chính trị. Ngày 5, tôi tặng Huân chương Danh dự Tổng thống đầu tiên của tôi cho người thầy cũ của tôi là Thượng nghị sĩ Fulbright vào ngày sinh lần thứ 88 của ông. Cha của Al Gore đến dự lễ, và khi ông ấy nhắc với Fulbright rằng mình chỉ mới 85 tuổi, Fulbright trả lời: "Albert à, nếu cậu mà ngoan ngoãn thì cậu cũng thọ như tớ thôi". Tôi ngưỡng mộ cả hai người vì những gì họ làm cho nước Mỹ; tôi tự hỏi không biết mình có sống lâu như họ không; và nếu vậy, tôi hy vọng tôi cũng có thể tự hào vì những năm sống của mình.

        Vào tuần thứ 3 của tháng, tôi đến California để nhấn mạnh các khoản đầu tư trong kê hoạch kinh tê vào giáo dục và phát triển nội đô trong một buổi họp ở tòa thị chính tại San Diego, một trường cao đang cộng đồng ở Van Nuys có nhiều người gốc nói tiếng Tây Ban Nha theo học, và một cửa hàng bán đồ thể thao ở Nam Trung Los Angeles nơi trước đó một năm từng xảy ra bạo động. Cửa hàng bán đồ thể thao này, gọi là Playground, có một sân bóng rổ ở phía sau đã trở thành nơi tụ tập của giới trẻ. Ron Brown đi cùng tôi, và chúng tôi dẫn vài thanh niên đến cùng chơi bóng rổ, rồi tôi nói về tiềm năng của các khu vực trợ giúp người nghèo nhằm tạo ra các doanh nghiệp thành công như cửa hàng Playground trong các cộng đồng nghèo khắp nước Mỹ. Tôi chắc đây là lần đầu tiên một tổng thống từng chơi bóng rổ với đám trẻ nội đô ở sân sau nhà của chúng, và tôi hy vọng rằng ảnh chụp trận đấu ngẫu hứng này sẽ gửi một thông điệp tới nước Mỹ về những ưu tiên của chính quyền mới, và tới thanh thiếu niên rằng tôi quan tâm đến họ và tương lai của họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #271 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2016, 10:44:14 pm »

        Thật không may, phần lớn người Mỹ chẳng bao giờ biết đến trận đầu bóng rổ ấy vì tôi cắt tóc. Tôi chưa tìm được thợ cắt tóc ở Washington; tôi không thể cứ ba tuần lại về Arkansas một lần để nhờ Jim Miles cắt, mà tóc tôi lại dài quá. Hillary thì được Cristophe ScRatteman, bạn của nhà Thomason ở Los Angeles và là người tôi rất thích, làm tóc cho. Tôi hỏi Cristophe xem anh ấy có ủi nhanh cho tôi vài đường được không. Anh ấy đồng ý và gặp tôi trong khu vực riêng trên chuyên cơ Air Force One. Trước khi cắt tóc, tôi đã đề nghị Mật vụ, không chỉ một mà những hai lần, phải chắc chắn rằng tôi sẽ không làm chậm trễ trong việc cất cánh và hạ cánh nếu tôi chậm lại giờ khởi hành vài phút. Họ kiểm tra với giới chức sân bay, họ nói không sao. Thế là tôi đề nghị Cristophe cắt tạm cho tôi, miễn trông coi được là được, càng nhanh càng tốt. Anh ấy cắt, chỉ trong khoảng 10 phút, và chúng tôi cất cánh.

        Đùng một cái, tự nhiên có bài báo đăng tải rằng tôi đã khiến hai đường cất hạ cánh tắc nghẽn trong một tiếng đồng hồ, làm cản trở hàng ngàn người khác, trong khi tôi nhờ một ông thợ cắt tóc đỏm dáng cắt tóc với giá 200 đôla, mà lại chỉ nêu tên chứ không nêu họ của ông thợ này. Quên chuyện chơi bóng rổ với đám thanh niên đi, cái tin tức không thể cưỡng nổi bây giờ là chuyện tôi đã quên cội rễ Arkansas và thứ chính trị làm hài lòng dân của mình rồi và chuyển qua ăn chơi phung phí. Chuyện nghe hay thật đấy, nhưng không đúng sự thật.

        Trước hết, tôi đâu có trả 200 đô cho lần cắt tóc ấy. Thứ hai, tôi cũng không khiến ai phải chờ đợi để cất hoặc hạ cánh, và hồ sơ của Cơ quan hàng không liên bang cũng cho thấy như vậy khi được công bố vài tuần sau. Tôi sững sờ sao người ta lại có thể cho rằng tôi dám làm chuyện như vậy. Tôi có thể là tổng thống thật, nhưng mẹ tôi sẽ vẫn quất cho tôi vài roi nếu tôi bắt nhiều người chờ cả tiếng đồng hồ để tôi cắt tóc, chứ chưa nói đến chuyện cắt tóc 200 đô.

        Chuyên eắt tóc đó thật điên rồ. Tôi cũng không xử lý chuyện này khéo lắm vì tôi rất giận - và như vậy luôn là một sai lầm. Câu chuyên này trở nên hấp dẫn vì Cristophe là thợ cắt tóc ở Hollywood. Nhiều người trong báo giới chính trị ở Washington thường có một quan hệ yêu nhau lắm cắn nhau đau với Hollywood. Họ thích chơi bời với các ngôi sao truyền hình và màn bạc, nhưng vẫn coi quyền lợi chính trị và cam kết của những người này không bằng quyền lợi của chính họ. Thực ra, phần lớn cả hai nhóm đều là những người tốt và có nhiều điểm chung. Có lần có người từng nói rằng chính trị chính là nghề biểu diễn của những kẻ xấu xí.

        Vài tuần sau, tờ Newsday ở Long Island có được hồ sơ của Cơ quan hàng không liên bang về các chuyến bay ở sân bay Los Angeles ngày hôm đó, chứng tỏ rằng mấy chuyến trì hoãn kia là không có thật. Tờ USA Today và vài tờ báo khác cũng đăng đính chính.

        Một yếu tố khiến chuyện cắt tóc đó "sống lâu" như vậy và thường không được cải chính lại là một thứ không có dính dáng gì đến cắt tóc cả. Ngày 19 tháng 5, theo lời khuyên của David Watkins, người phụ trách hành chính ở Nhà Trắng, và được sự đồng thuận của văn phòng luật sư tư vấn Nhà Trắng, Mack McLarty sa thải bảy nhân viên của Bộ phận lo đi lại của Nhà Trắng. Hillary và tôi đều đề nghị Mack xem xét hoạt động của bộ phận này vì không chịu tổ chức đấu thầu cho các chuyến bay thuê bao, và tôi nhận được lời phàn nàn từ một phóng viên ở Nhà Trắng về chuyện thức ăn quá dở và chi phí quá cao trong các chuyến bay. Sau khi nhờ công ty kiểm toán KPMG kiểm tra, Peat Marwick phát hiện thiếu một khoản 18.000 đôla không giải trình được và những chuyện bất thường khác, nên các nhân viên kia bị cho nghỉ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #272 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 04:26:26 pm »

        Khi tôi chuyển lời phàn nàn của phóng viên đó cho Mack, tôi lập tức quên bẵng chuyện Bộ phận lo đi lại cho đến khi quyết định nghỉ việc được công bố. Phản ứng của báo giới cực kỳ tiêu cực. Họ thích sự chăm sóc họ có được trong các chuyến đi nước ngoài. Và họ quen biết mấy người trong Bộ phận đi lại đó nhiều năm rồi, và không thể tưởng tượng được rằng mấy người đó lại có thể làm gì sai trái. Nhiều người trong báo giới cảm thấy các nhân viên trong Bộ phận đi lại làm việc cho họ chứ không phải cho Nhà Trắng, và cho rằng lẽ ra khi điều tra nếu không hỏi ý họ thì ít ra cũng phải cho họ biết. Bất chấp sự chỉ trích của báo giới, Bộ phận đi lại được chấn chỉnh với ít nhân viên liên bang hơn vẫn cung cấp các dịch vụ y như cũ mà báo giới lại chỉ phải trả chi phí thấp hơn.

        Chuyện ở Bộ phận đi lại là một ví dụ đặc biệt mạnh mẽ cho thấy sự đụng độ về văn hóa giữa Nhà Trắng mới và báo giới chính trị. Giám đốc bộ phận này sau đó bị kết tội vì biển thủ sau khi người ta tìm thấy số tiền thâm hụt của bộ phận trong tài khoản riêng của ông ta, và theo như báo chí thì ông ấy xin được nhận một tội khác nhẹ hơn và ngồi tù vài tháng. Thay vào đó, công tố viên vẫn khăng khăng giữ tội danh ban đầu. Sau khi nhiều nhà báo nổi tiếng ra làm chứng về tính cách con người ông ấy, tòa tuyên trắng án. Dù Bộ phận đi lại được Nhà Trắng, Văn phòng Tổng kiểm toán, FBI và văn phòng công tố độc lập điều tra, không có ai trong Nhà Trắng bị phát hiện đã làm sai hoặc có bất cứ bằng chứng gì cho thấy xung đột lợi ích hay phạm tội gì cả. Cũng không ai khiếu nại gì về chuyện rõ ràng là có rắc rối tài chính ở bộ phận này cũng như những vi phạm mà cuộc kiểm toán của Peat Marwick đã phát hiện ra.

        Tôi không thể tin nổi nhân dân Mỹ lại nhìn tôi chủ yếu thông qua chuyện cắt tóc, vụ Bộ phận đi lại, và vấn đề đồng tính trong quân đội. Thay vì hình ảnh một tổng thống đang cật lực thay đổi cải thiện nước Mỹ, tôi lại bị vẽ nên như một người giàu sang quên gốc gác bần hàn, một kẻ cấp tiến xốc nổi vừa bị lột mặt nạ. Trước đó tôi có tham gia cuộc phỏng vân trên truyền hình ở Cleveland, trong đó một người nói ông ta không còn ủng hộ tôi nữa vì tôi dành hết thời gian vào chuyện đồng tính trong quân đội và cho chuyện Bosnia. Tôi đáp rằng tôi vừa mới thực hiện một phân tích thời gian của tôi trong 100 ngày đầu làm tổng thông: 55% dành cho kinh tế và y tế, 25% cho đối ngoại, 20% cho các vấn đề đối nội khác. Khi ông ta hỏi thực ra tôi dành bao nhiêu thời giờ cho chuyên đồng tính trong quân đội, tôi đáp tôi chỉ dành vài giờ. Ông ta chỉ đơn giản nói: "Tôi không tin". Tất cả những gì ông ấy biết là qua những gì ông ấy được đọc thấy và xem trên truyền hình.

        Chuyên ở Cleveland, vụ cắt tóc cũng như chuyện ở Bộ phận đi lại là những bài học cho thấy tất cả những kẻ ngoại đạo như chúng tôi biết quá ít về cách Washington vận hành, và về chuyện một khi chưa hiểu rõ, người ta có thể làm phai mờ những nỗ lực của chúng tôi để thông tin về những việc chúng tôi đang làm nhằm cải thiện những thứ quan trọng đối với nước Mỹ. Vài ngày sau, Doug Sosnik, một trong những nhân viên tinh khôn nhất của tôi, chế ra một câu nói mô tả rất đúng tình cảnh mà chúng tôi phải đối mặt. Khi chúng tôi sắp sửa đi Oslo để khích lệ tiến trình hòa bình Trung Đông, Sharon Farmer, nhiếp ảnh gia gốc Phi của tôi, bảo cô ấy chẳng trông đợi gì nhiều đến chuyến đi sang Na Uy lạnh lẽo. "Không sao đâu, Sharon", Doug trả lời. "Với cô thì đây không phải là trận đấu trên sân nhà. Chả có ai thích đi đâu sân khách cả đâu". Đến năm 1993, tôi chỉ còn biết hy vọng rằng toàn bộ nhiệm kỳ của tôi sẽ không trở thành một trận đấu trên "sân khách dài".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #273 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 04:32:09 pm »

        Tôi suy nghĩ nghiêm túc về rắc rối tôi đang gặp phải. Tôi thấy hình như gốc rễ của vấn đề là ở chỗ này: nhân viên Nhà Trắng có quá ít kinh nghiệm và mối quan hệ với các trung tâm quyền lực của Washington; chúng tôi cố làm quá nhiều thứ trong cùng một lúc, tạo ra ấn tượng lộn xộn và làm dân chúng không thấy được những gì chúng tôi thực sự đạt được; chúng tôi thiếu một thông điệp rõ ràng khiến tôi trông có vẻ như đang nắm quyền như một người cánh tả về văn hóa và chính trị chứ không phải người trung dung bùng nổ như tôi từng hứa; ấn tượng này càng được củng cố thêm bởi cú tấn công của phe Cộng hòa rằng kế hoạch ngân sách của tôi chỉ đơn thuần là một sự tăng thuế lớn; và tôi đã không nhìn thấy những trở ngại chính trị lớn mà tôi đang đối mặt. Tôi được bầu với 43% số phiếu; tôi đã đánh giá thấp về khả năng xoay chuyển Washington sau 12 năm qua một hướng khác, và những thay đổi đó sẽ khó khăn về chính trị - thậm chí về cả mặt tâm lý - đến như thế nào đối với những tay chơi quyền lực ở Washington; nhiều người Cộng hòa ngay từ đầu đã không chấp nhận việc tôi thành tổng thống và hành xử với thái độ như vậy; và Quốc hội - với một đa số Dân chủ làm mọi việc theo ý mình còn phe Cộng hòa thì quyết chứng minh rằng tôi không biết cầm quyền và quá cấp tiến - lại chẳng thông qua tất cả các đạo luật của tôi nhanh chóng như tôi mong muốn.

        Tôi biết mình phải thay đổi, nhưng cũng giống như tất cả mọi người, tôi thấy tự thay đổi mình khó hơn là đề nghị người khác thay đổi. Dù vậy, tôi cũng đã thay đổi được hai việc rất hữu ích. Tôi thuyết phục David Gergen, bạn tôi quen từ kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng và từng sống qua ba chính quyền Cộng hòa, đến giúp chúng tôi trong công việc tổ chức và thông tin. Trong bài viết thường xuyên trên tờ Us News ờ World Report của mình, David đã đưa ra nhiều lời khuyên có suy nghĩ, một số tỏ ra tôi quan trọng mà tôi rất đồng tình. Ông ấy cũng thích và tôn trọng Mack McLarty; ông ấy là một thành viên thực sự của giới tai to mặt lớn Washington biết rõ suy nghĩ và ghi nhận của họ; và vì đất nước, ông ấy muốn chúng tôi thành công. Trong nhiều tháng tiếp theo, David đem lại một tác động bình ổn, trấn an đối với Nhà Trắng, ngay lập tức tìm cách cải thiện quan hệ với báo giới bằng cách cho phép họ được vào văn phòng thông tin - một điều lẽ ra chúng tôi nên làm từ lâu rồi.

        Cùng với việc bổ nhiệm Gergen, chúng tôi cũng thay đổi một số nhân viên khác: Mark Gearan, phó văn phòng tài năng và được ưa chuộng của Mack McLarty, sẽ thay thế George Stephanopoulos làm giám đốc thông tin, Dee Dee Myers vẫn tiếp tục làm bí thư báo chí và tiếp nhận nhiệm vụ họp báo cáo báo chí hàng ngày; George sẽ chuyển sang vị trí cố vấn cao cấp mới để giúp tôi điều phối chính sách, chiến lược và các quyết định hàng ngày. Đầu tiên cậu ấy thất vọng vì không được báo cáo báo chí hàng ngày nữa, nhưng chẳng bao lâu cậu ấy đã cực giỏi trong công việc rất giống với việc cậu từng làm trong kỳ tranh cử, và cậu làm giỏi đến mức ảnh hưởng và tác động của cậu trong Nhà Trắng ngày càng tăng. Thay đổi tích cực kia mà chúng tôi đưa ra là nhằm làm cho ngày làm việc của tôi khỏi bị cắt vụn, dành ra hai tiếng vào giữa ngày để tôi đọc, suy nghĩ, nghỉ ngơi và gọi điện thoại. Việc này tạo ra sự khác biệt rất lớn.

        Đến cuối tháng mọi việc có vẻ ổn thỏa trở lại, khi hạ viện thông qua ngân sách của tôi với tỷ lệ phiếu 219 - 213. Thượng viện xem xét ngân sách, và ngay lập tức bỏ thuế BTU để cho tăng thuế xăng thêm 4,3 cent/gallon và cắt giảm thêm chi tiêu. Mặt xấu của nó là thuế xăng sẽ không kích thích dự trữ nhiên liệu nhiều như thuế BTU; mặt tốt của nó là nó sẽ làm giới trung lưu Mỹ tốn ít tiền hơn, chỉ khoảng 33 đôla/năm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #274 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 04:40:18 pm »

        Ngày 31 tháng 5, ngày tưởng niệm đầu tiên của tôi trong cương vị tổng thống, sau lễ nghi truyền thống ở Nghĩa trang Arlington, tôi đi dự một lễ khác tại khu vực mới khai trương ở Khu tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam, một bức tường đá hoa cương đen dài có khắc tên tất cả các binh sĩ Mỹ chết hoặc mất tích trong cuộc chiến. Sáng sớm hôm đó tôi chạy bộ từ Nhà Trắng ra chỗ bức tường này để nhìn tên những bạn bè ở Hot Springs của tôi. Tôi quỳ xuống trước nơi tên bạn tôi, Bert Jeffries, chạm vào nó và cầu nguyên.

        Tôi biết đây sẽ là một sự kiện khó khăn, đầy những người mà cuộc chiến Việt Nam vẫn là thời khắc quyết định đối với cuộc đời họ, cũng như với những người mà đối với họ ý tưởng rằng tôi là Tổng tư lệnh quân đội thật không thể hiểu nổi. Nhưng tôi vẫn quyết đi dự, đối mặt với những người vẫn dùng quan điểm của tôi về cuộc chiến để chống lại tôi, và nói cho tất cả các cựu chiến binh cuộc chiến Việt Nam rằng tôi trân trọng sự phục vụ của họ cũng như của những đồng đội đã ngã xuống của họ; và rằng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm giải quyết các trường hợp tù binh và binh sĩ mất tích còn dang dở.

        Colin Powell giới thiệu tôi một cách lịch thiệp và đẳng cấp, ngụ ý rõ ràng sự kính trọng mà tôi với tư cách tổng tư lệnh được hưởng. Dù vậy, khi tôi đứng lên phát biểu, những người phản đôi ồn ào nhất định át tiếng tôi. Tôi nói trực tiếp với họ:

        Hỡi những ai đang la hét, tôi đã lắng nghe quý vị rồi. Bây giờ tôi đề nghị quý vị lắng nghe tôi... Một số người nói rằng việc tôi đến đây hôm nay là sai vì cách đây một phần tư thế kỷ tôi không đồng tình với quyết định gửi nam nữ thanh niên đi chiến trận ở Việt Nam. À, như vậy thì càng tốt chứ sao... Cũng như chiến tranh là cái giá của tự do, sự bất đồng là đặc quyền của tự do, và chúng ta ở đây hôm nay để vinh danh nó... Thông điệp của lễ tưởng niệm này rất giản dị: những người lính này đã chiến đấu cho tự do, mang lại vinh dự cho quê nhà của họ, yêu đất nước họ, và chết vì nó... Không có một người nào trong chúng ta hôm nay ở đây lại không có một người quen có tên trên bức tường này. Bốn người bạn cùng lớp trung học của tôi cũng có tên trên đó... Nếu buộc phải như vậy thì hãy để chúng ta tiếp tục bất đồng về cuộc chiến. Nhưng hãy chớ để nó chia rẽ dân tộc chúng ta thêm nữa.

        Sự kiện khởi đầu trục trặc, nhưng kết thúc có hậu. Tiên đoán của Robert McNamara rằng việc tôi trúng cử sẽ chấm dứt cuộc chiến Việt Nam không hẳn chính xác lắm, nhưng có lẽ chúng ta cũng đang tiến gần đến chỗ đó.

        Tháng 6 bắt đầu bằng một sự thất vọng vừa mang tính cá nhân vừa mang tính chính trị. Tôi phải rút lại đề cử Lani Guinier - một giáo sư Đại học Pennsylvania, một luật sư lâu năm của Quỹ Pháp lý Quốc phòng và cũng là bạn học cùng lớp với tôi ở trường luật - trở thành luật sư chuyên nghiệp về dân quyền đầu tiên vào vị trí đứng đầu Vụ Dân quyền. Sau khi tôi đề cử cô ấy vào tháng 4, phe bảo thủ bắt đầu soi mói Guinier, công kích cô là "nữ hoàng hạn ngạch" và cáo buộc cô ủng hộ việc phá bỏ nguyên tắc trong hiến pháp là "một người, một phiếu bầu" vì cô ấy từng ủng hộ một hệ thông bầu tổng hợp, theo đó mỗi cử tri có thể có số phiếu tương đương với số vị trí được bầu trong quốc hội, và có thể dùng tất cả phiếu đó để bầu cho một ứng viên yêu thích của mình, về lý thuyết, cách bầu này sẽ tăng rất nhiều khả năng trúng cử của các ứng viên đại diện cho các nhóm dân tộc thiểu số.

        Đầu tiên, tôi không để ý lắm đến chuyện soi mói này của phe cánh hữu, cho rằng thực ra cái mà họ không thích ở Guinier là bề dày thành công của cô trong các cuộc đấu tranh cho dân quyền và vì một khi việc bổ nhiệm cô ấy được đưa ra trước thượng viện thì sẽ được thông qua nhanh chóng.

        Tôi đã lầm. Bạn tôi là Thượng nghị sĩ David Pryor đến gặp tôi và khuyên tôi rút đề cử Lani Guinier, nói rằng các bài phỏng vấn của cô ấy với các thượng nghị sĩ diễn ra không suôn sẻ, và vì chúng tôi còn cá một chương trình kinh tế cần thông qua nữa nên không thể để mất phiếu nào cả. Lãnh đạo phe đa số George Mitchell, người từng là thẩm phán liên bang trước khi vào thượng viện, rất tán thành ý của David; ông ấy nói Lani sẽ không thể được chấp thuận và chúng tôi phải chấm dứt việc này càng sớm càng tốt. Tôi được thông tin rằng các Thượng nghị sĩ Ted Kennedy và Carol Moseley Braun, thành viên gốc Phi duy nhất của thượng viện, cũng nghĩ như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #275 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 05:06:27 pm »

        Tôi quyết định phải đọc các bài Lani viết. Những bài này đưa ra các lập luận thuyết phục về lập trường của cô ấy, nhưng lại đối lập với sự ủng hộ của tôi đối với hành động tích cực cũng như việc tôi chống lại hạn ngạch, và có vẻ như phá bỏ quy định một người, một phiếu và thay vào đó là hệ thống một người, nhiều phiếu: tha hồ mà phát phiếu ra theo ý thích.

        Tôi đề nghị cô ấy đến gặp tôi để nói chuyện. Khi ngồi thảo luận trong Phòng Bầu dục, Lani cảm thấy bị xúc phạm, một cách có thể hiểu được, vì đã bị công kích, cảm thấy ngạc nhiên rằng có ai đó lại coi những lý luận mang tính học thuật trong các bài viết của cô ấy là cản trở trong việc cô ấy được thông qua bổ nhiệm vào chức vụ, và coi thường các khó khăn mà việc đề cử cô ấy gây ra cho các thượng nghị sĩ mà chính họ sẽ bỏ phiếu chấp thuận hay không vị trí này, mà cũng có lẽ phải trầy trật qua nhiều lần bị filibuster. Nhân viên của tôi đã nói với cô ấy rằng chúng tôi không có đủ phiếu để đề cử cô ấy được thông qua, nhưng cô từ chối rút lui, cảm thấy mình được quyền được đưa ra để bỏ phiếu. Cuối cùng, tôi bảo cô ấy rằng tôi phải rút lại đề cử, dù không vui sướng gì, nhưng nếu cứ để vậy thì sẽ thua mất, và dù không lấy gì làm hay ho nhưng việc cô ấy rút lui sẽ làm cô ấy thành người hùng trong mắt cộng đồng tranh đấu cho dân quyền.

        Sau này, tôi bị chỉ trích nặng nề vì đã bỏ bạn trước áp lực chính trị, phần lớn những người chỉ trích không biết thực sự đằng sau nó là như thế nào. Sau đó tôi đề cử Deval Patrick, một luật sư gốc Phi sáng láng khác cũng có kinh nghiệm hoạt động dân quyền đáng nể, làm người đứng đầu Vụ Dân quyền, và anh ấy cũng hoàn thành tốt công việc. Tôi vẫn ngưỡng mộ Lani Guinier, và lấy làm tiếc đã đánh mất tình bạn của cô ấy.

        Hai tuần đầu tháng 6 tôi chủ yếu dành để chọn ra một thẩm phán tòa án tối cao. Vài tuần trước đó, Byron White tuyên bố nghỉ hưu sau 31 năm làm việc ở Tòa án tối cao. Như tôi đã nói, đầu tiên tôi muốn bổ nhiệm Thống đốc Mario Cuomo, nhưng ông ấy không thích. Sau khi xem xét hơn 40 ứng viên, tôi chọn ra ba: Bộ trưởng Nội vụ Bruce Babbitt, người từng là Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Arizona trước khi làm thống đốc; Thẩm phán Stephen Breyer, Chánh án Tòa phúc thẩm Khu vực 1 ở Boston từng có uy tín cao trong sự nghiệp; và Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg của Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ của quận Columbia, một phụ nữ thông minh với một cuộc đời cực kỳ hấp dẫn, và thành tích tiến bộ, độc lập và lý thú. Tôi gặp Babbitt và Breyer, và lập tức tin rằng họ đều có thể trở thành những thẩm phán giỏi, nhưng tôi không muốn mất Babbitt khỏi Bộ Nội vụ, và rất nhiều nhà hoạt động môi trường cũng gọi đến Nhà Trắng để khuyên tôi nên giữ ông lại đó; còn Breyer thì lại gặp rắc rối chuyện "vú em", dù Thượng nghị sĩ Kennedy rất ủng hộ ông và đảm bảo với tôi rằng nếu đề cử ông thì chắc chắn sẽ được chấp thuận.

        Như mọi thứ khác trong Nhà Trắng trong những tháng đầu, nội dung các cuộc gặp của tôi với cả hai người bị rò rỉ ra ngoài, nên tôi quyết định gặp Ginsburg trong văn phòng riêng của mình ở khu vực sinh hoạt của Nhà Trắng vào tối chủ nhật. Tôi thấy bà ấy cực kỳ ấn tượng. Theo tôi bà ấy có đủ tiềm lực để trở thành một thẩm phán tuyệt vời, và ít nhất thì bà ấy cũng có đủ ba yếu tố mà tôi thấy một thẩm phán tối cao mới cần phải có trong Tòa tối cao dưới thời Rehnquist vốn chia rẽ giữa những người ôn hòa và bảo thủ: quyết định các vụ án theo đúng tình hình của từng vụ chứ không phải theo quan điểm và tính chất đảng phái; làm việc được với các thẩm phán Cộng hòa để đạt được sự đồng thuận khi cần; và sẵn sàng chống lại họ khi buộc phải như vậy. Trong một bài báo của bà, Ginsburg viết: "những nhân vật kiệt xuất nhất của nền tư pháp Hoa Kỳ là những người có suy nghĩ độc lập, với đầu óc cởi mở nhưng không rỗng tuếch; những người sẵn sàng lắng nghe và học hỏi. Họ nêu tấm gương về sự sẵn sàng tái thẩm định lại những quan điểm của mình, dù là cấp tiến hay bảo thủ, một cách toàn diện cũng như họ tái thẩm định các quan điểm của người khác".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #276 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 05:12:14 pm »

        Khi tôi tuyên bố bổ nhiệm bà ấy, tin tức này chưa bị rò rỉ. Báo chi viết rằng tôi định bổ nhiệm Breyer dựa trên một người rò rỉ tin ra ngoài nhưng không hiểu rõ chuyên. Sau khi Thẩm phán Ginsburg đọc lời tuyên bố ngắn gọn nhưng cảm động của mình, một phóng viên nói sự bổ nhiệm bà ấy mang lại cảm giác rằng việc tôi bổ nhiệm bà ấy chứ không phải Breyer cho thấy "tính chất ngoằn ngoèo" của quá trình ra quyết định trong Nhà Trắng. Sau đó anh ta hỏi xem tôi có đồng tình với cảm giác đó hay không. Tôi không biết nên cười hay khóc nữa. Tôi đáp: "Đã từ lâu tôi đã thôi không còn có ý định ngăn cản một số nhà báo các anh biến một quyết định quan trọng thành một quá trình chính trị". Rõ rằng là trong chuyện bổ nhiệm, cuộc chơi không còn mang tên "tiến theo người chỉ huy" nữa, mà là "tiến theo người rò rỉ tin tức". Tôi phải thú nhận rằng làm cho báo giới ngạc nhiên cũng được hạnh phúc y như việc tôi tìm được ứng viên ưng ý cho lần bổ nhiệm này.

        Vào tuần cuối của tháng 6, cuối cùng thì Thượng viện cũng thông qua ngân sách của tôi với tỷ lệ bỏ phiếu 50-49; một người Dân chủ và một người Cộng hòa không bỏ phiếu, và Al Gore phải bước vào để phá thế cân bằng. Không có thượng nghị sĩ Cộng hòa nào bỏ phiếu ủng hộ cả, còn chúng tôi lại mất đến sáu phiếu của các thượng nghị sĩ Dân chủ bảo thủ. Thượng nghị sĩ David Boren của Oklahoma, người tôi quen biết từ năm 1974 khi ông ấy mới ứng cử thống đốc lần đầu còn tôi ra ứng cử quốc hội, cho chúng tôi một phiếu để tránh khỏi thất bại, nhưng nói ngụ ý rằng ông ấy sẽ phản đối lại dự luật cuối cùng nếu không có thêm các cắt giảm chi phí và ít thuế hơn.

        Bây giờ cả hai viện đều đã chuẩn y các kế hoạch ngân sách, sau đó hai viện sẽ điều chỉnh và tìm ra phương án chung từ các sửa đổi của mỗi viện, kế tiếp chúng tôi lại phải đấu tranh để bản dự luật cuối cùng này được cả hai thông qua. Vì chúng tôi được thông qua lần này bang số phiếu cách biệt rất tối thiểu, nên bất cứ viện nào điều chỉnh thêm hay bớt bất cứ một điều khoản nào củng có thể khiến chúng tôi mất đi một hoặc hai phiếu, mà chỉ cần chừng đó thôi cũng đủ làm toàn bộ bản kế hoạch không được thông qua. Roger Altman và chánh văn phòng của ông ở Bộ Ngân khố là Josh Steiner đến giúp tôi thiết lập một "phòng tác chiến" để vận động cho việc thông qua lần cuối này. Chúng tôi cần biết từng người một sẽ bỏ phiếu ra sao, và chúng tôi sẽ tranh cãi hoặc nhượng bộ những gì để có thể đạt được đa số phiếu. Sau bao nhiêu công sức đổ ra cho những chuyện vặt vãnh hơn, đây là một trận đáng đổ máu. Trong sáu tuần rưỡi tiếp theo, tương lai kinh tế của đất nước, chưa kể đến tương lai nhiệm kỳ tổng thống của tôi, treo lơ lửng giữa cán cân đó.

        Vào ngày sau khi thượng viện thông qua ngân sách, tôi ra lệnh cho quân đội hành động lần đầu tiên, bắn 23 tên lửa Tomahawk vào trụ sở cơ quan tình báo Iraq nhằm trả đũa cho âm mưu ám sát Tổng thống Goerge H. W. Bush khi ông đi công du ở Kuwait. Hơn chục người liên quan đến âm mưu này đã bị bắt ở Kuwait ngày 13.4, một ngày trước khi ông Bush đến theo lịch trình. Những thứ thu thập được sau khi mấy người này bị bắt cho thấy có liên quan đến tình báo Iraq, và vào ngày 19.5 một trong những người Iraq bị bắt xác nhận với FBI rằng tình báo Iraq đứng đằng sau vụ này. Tôi đề nghị Lầu năm góc đưa ra đề xuất hành động, và tướng Powell đến gặp tôi với kế hoạch tấn công bằng tên lửa vào tổng hành dinh tình báo Iraq như một hành động phản ứng tương xứng cũng như một cú đánh ngăn chặn hiệu quả. Tôi thấy nếu đánh Iraq nặng hơn thì cũng có thể biện minh được, nhưng Powell thuyết phục tôi rằng bắn tên lửa sẽ ngăn chặn khủng bố từ Iraq, và rằng nếu ném bom thêm nhiều mục tiêu khác, trong đó có dinh tổng thống Iraq, cũng sẽ không giết được Saddam Hussein nhưng chắc chắn sẽ giết thêm nhiều dân thường vô tội. Phần lớn các tên lửa Tomahawk bắn trúng đích, nhưng có bốn quả bắn chệch, ba quả trong số đó rơi vào một khu dân cư ở Baghdad làm chết tám dân thường. Đó là một lời cảnh tỉnh rằng cho dù tính toán có cẩn thận và vũ khí có chính xác thế nào đi nữa, một khi đã sử dụng loại hỏa lực đó thì thường là có các hậu quả ngoài ý muốn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #277 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 05:19:39 pm »

        Ngày 6.7, tôi đến Tokyo để dự cuộc họp quốc tế đầu tiên của mình, hội nghị thường niên lần thứ 16 của nhóm G-7. Xét về lịch sử các cuộc họp này thường để nói cho thỏa thích, ít khi có cam kết chính sách có ý nghĩa và cũng chẳng có hành động tiếp theo sau gì cả. Chúng tôi không thể xài sang mà có thêm một hội nghị ăn không ngồi rồi như vậy. Nền kinh tế thế giới đang trì trệ, tăng trưởng ở châu Âu chậm chạp nhất trong thập niên, còn ở Nhật tăng trưởng chậm nhất trong hai thập niên. Chúng tôi đang có tiến triển tốt về kinh tế, trong vòng năm tháng trước đó, thêm 950.000 người Mỹ có được việc làm con số này gần bằng số việc làm mới mà nền kinh tế tạo ra trong ba năm trước.

        Tôi tới Nhật với một nghị trình: làm sao để các lãnh đạo châu Âu và Nhật đồng ý phối hợp các chính sách kinh tế đối nội của họ với chính sách của chúng tôi nhằm nâng mức tăng trưởng toàn cầu lên- thuyết phục châu Âu và Nhật hạ thuế nhập khẩu với hàng hóa sản xuất hàng loạt - việc này có thể tạo thêm công ăn việc làm trong tất cả các quốc gia liên quan và giúp kết thúc vòng đàm phán Uruguay kéo dài đã bảy năm vào trước thời hạn là 15 tháng 12; và gửi một tín hiệu rõ ràng, thống nhất ủng hộ về mặt tài chính và chính trị đối với Yeltsin và nền dân chủ Nga.

        Khả năng thành công bất kỳ một trong ba việc này, chứ chưa nói đến cả ba, là không lớn, một phần vì không có một vị lãnh đạo nào bước vào hội nghị với uy thế chính trị trong nước mạnh mẽ. Vì phải chật vật với kế hoạch kinh tế của mình cũng như đối mặt với những chuyện ầm ĩ trên báo chí, có chuyện thật, có chuyện tưởng tượng ra, tỷ lệ dân chúng ủng hộ tôi đã giảm xuống rất nhanh kể từ sau khi nhậm chức. John Major vẫn lãnh đạo nước Anh, nhưng thường bị công kích và so sánh một cách không có lợi với người tiền nhiệm Margaret Thatcher, và Bà đầm thép này cũng chẳng làm gì để ngăn cản chuyện đó. Francoise Miterrand là một người hấp dẫn và sáng láng - một người của đảng Xã hội đang phục vụ nhiệm kỳ thứ hai nhưng lại bị giới hạn vì Thủ tướng Pháp cũng như liên minh cầm quyền của Pháp những người kiểm soát chính sách kinh tế - lại thuộc về đảng đối lập. Carlo Ciampi, thủ tướng Ý, là cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Y và là một người giản dị, nổi tiếng vì hay đạp xe đạp đi làm. Dù thông minh và cuốn hút như vậy, ông ấy bị nền chính trị manh mún, bất ổn của Ý làm cản trở. Kim Campbell, nữ thủ tướng đầu tiên của Canada, rõ ràng là một người tận tụy vừa nhậm chức sau khi Brian Mulroney từ chức. Bà ấy rõ ràng là đang hoàn thành nốt chặng đường của Mulroney, và các cuộc trưng cầu cho thấy ngày càng có nhiều người ủng hộ vị lãnh đạo đối lập là Jean Chrétien. Chủ nhà của chúng tôi, Kiichi Miyazawa thì lại bị coi là ông cù lần trong một hệ thông chính trị Nhật nơi mà sự thống trị độc quyền lâu dài của đảng Dân chủ tự do sắp chấm dứt. Miyazawa có thể là một ông cù lần, nhưng ông ấy là một ông cù lần ấn tượng, với hiểu biết sâu sắc về thế giới. Ông ấy nói tiếng Anh hàng ngày cũng giỏi như tôi vậy. Và ông ấy cũng là một người ái quốc, muốn hội nghị G-7 có tác dụng tốt đối với đất nước của ông ấy.

        Theo suy nghĩ thông thường thì ông Thủ tướng lâu năm của Đức là Helmut Kohl cũng đang gặp rắc rối vì các cuộc trưng cầu cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông xuống thấp và đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo của ông bị vài tổn thất trong vài cuộc bầu cử địa phương, nhưng theo tôi Kohl vẫn còn sức sống trong phong cách lãnh đạo của mình. Ông ấy là một người to lớn, cao cỡ tôi nhưng nặng hơn 300 pound (khoảng 136kg). Ông ấy nói chuyện hăng say, và thường là bộc trực, nhưng ông là một người có duyên kể chuyện và có khiếu hài hước. Và không chỉ về tầm vóc, ông ấy là nhân vật lãnh đạo lớn nhất của châu Âu lục địa trong nhiều thập niên. Ông ấy đã thống nhất nước Đức, đổ lượng lớn tiền từ Tây sang Đông Đức nhằm tăng thu nhập cho những người thu nhập ít ỏi hơn nhiều dưới thời kỳ Cộng sản. Nước Đức dưới thời Kohl là ủng hộ viên về tài chính lớn nhất đối với nền dân chủ Nga. Ông ấy cũng là động lực đứng đầu sau lưng Liên minh châu Âu, và ủng hộ việc cho Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc vừa gia nhập Liên minh châu Âu vừa trở thành thành viên của NATO. Cuối cùng, Kohl rất phiền não về sự thụ động của châu Âu trong vấn đề Bosnia và cùng quan điểm với tôi rằng Liên hiệp quốc nên dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí vì lệnh này là bất công với người Hồi giáo Bosnia. Trong tất cả các vấn đề lớn mà châu Âu phải đối mặt, ông ấy đều đứng về phía bên đúng, và thúc đẩy mạnh mẽ cho những quan điểm của mình. Ông ấy thấy nếu ông làm được những việc lớn thì các cuộc trưng cầu rồi sẽ có lợi cho ông. Tôi rất thích Helmut Kohl. Trong nhiều năm sau, qua nhiều lần ăn chung, viếng thăm và gọi điện thoại cho nhau, chúng tôi đã tạo ra một sự gắn kết chính trị và cá nhân mà sau này tạo thuận lợi cho cả châu Âu lẫn Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #278 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 05:24:30 pm »

        Tôi lạc quan về triển vọng của hội nghị G-7 vì tôi mang đến đây một nghị trình mạnh mẽ và vì tôi tin là tất cả các vị lãnh đạo khác đều đủ thông minh để hiểu rằng cách tốt nhất để thoát khỏi những rắc rối trong nước là phải làm được một điều gì đó có ý nghĩa ở Tokyo. Ngay khi hội nghị bắt đầu, chúng tôi đã qua được một cửa khi các bộ trưởng thương mại đồng ý rằng tất cả các nước chúng tôi sẽ hạ mức thuế nhập khẩu đối với 10 mặt hàng sản xuất hàng loạt xuống 0%, mở cửa thị trường cho hàng tỷ đôla hàng hóa mậu dịch. Đó là chiến thắng đầu tiên của Mickey Kantor trong vai trò đại sứ thương mại. Anh ấy chứng tỏ mình là một nhà thương thuyết cứng rắn và hiệu quả, với những kỹ năng sau này đem lại hơn 200 thỏa thuận, tạo ra một sự mở rộng trao đổi mậu dịch chiếm đến 30% tăng trưởng kinh tế của chúng tôi trong vòng tám năm tiếp theo.

        Sau khi đồng thuận về một khoản viện trợ cả gói, hội nghị G-7 cũng xóa mọi nghi ngờ rằng các quốc gia giàu không ủng hộ nền dân chủ ở Nga. Về việc phối hợp chính sách kinh tế quốc nội, các kết quả chưa được rõ ràng lắm. Tôi đang cố để giảm thâm hụt, và ngân hàng trung ương Đức vừa hạ lãi suất, nhưng việc Nhật có muốn kích thích nền kinh tê và mở cửa biên giới hơn đối với thương mại quốc tế và cạnh tranh hay không thì còn chưa rõ ràng. Đó là điều tôi sẽ phải cố đạt được trong các cuộc hội đàm song phương với Nhật, bắt đầu ngay sau khi hội nghị G-7 kết thúc.

        Năm 1993, vì Nhật đang phải đối phó với nền kinh tế trì trệ và bất ổn chính trị, tôi biết sẽ khó mà có được thay đổi trong chính sách thương mại, nhưng tôi cũng phải thử xem. Rõ ràng là thâm hụt thương mại của chúng tôi với Nhật một phần là do bảo hộ mậu dịch. Ví dụ như, họ không chịu mua ván trượt tuyết của chúng tôi, và nói do ván không có độ rộng phù hợp. Tôi phải tìm cách làm sao mở cửa được thị trường Nhật mà không phương hại đến quan hệ an ninh của chúng tôi, vốn tối quan trọng trong việc xây dựng một tương lai ổn định cho châu Á. Trong khi tôi đang nói những điểm này trước những sinh viên Nhật ở Đại học Waseda, Hillary bắt đầu đi chinh phục Nhật Bản và nhận được sự tiếp đón nồng hậu của ngày càng nhiều phụ nữ trẻ và có giáo dục cao tại đây.

        Thủ tướng Miyazawa đồng ý trên nguyên tắc với đề nghị của tôi rằng chúng tôi phải đạt được một thỏa thuận khung, cam kết đưa ra các bước cụ thể nhằm cải thiện quan hệ thương mại. Bộ Ngoại giao Nhật, nơi mà người đứng đầu là cha của tân thái tử Nhật, cũng muốn có được thỏa thuận. Vật cản lớn là Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế (MITI), các lãnh đạo bộ này cho rằng chính sách của họ đã làm cho Nhật trở thành một cường quốc và chẳng có lý do gì để thay đổi chúng cả. Một tối muộn, sau khi hội đàm, các đại diện của hai bộ trên cãi nhau to tiếng trong sảnh của Khách sạn Okura. Nhân viên của cả hai bên cố gắng đến gần nhất có thể với một thỏa thuận, trong khi người phó của Mickey Kantor là Charlene Barshefsky đàm phán cứng rắn đến mức người Nhật gọi cô ấy là "Tường đá". Sau đó tôi và Miyazawa cùng đi ăn một bữa ăn tối truyền thống Nhật ở Khách sạn Okura để xem thử chúng tôi có thể giải quyết nốt những điểm bất đồng còn lại hay không. Chúng tôi làm được điều đó trong bữa ăn mà sau này được gọi là "Hội nghị thượng đỉnh Sushi", dù Miyazawa vẫn đùa rằng rượu sake chúng tôi uống bữa đó đóng góp nhiều vào kết quả cuối cùng hơn là món sushi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #279 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2016, 05:27:38 pm »

        Thỏa thuận khung này cam kết giảm thâm hụt ngân sách cho Mỹ và buộc Nhật tiến hành các bước trong những năm kế tiếp nhằm mở cửa thị trường ô tô và phụ tùng ô tô, máy tính, viễn thông, vệ tinh, thiết bị y tế, dịch vụ tài chính, và bảo hiểm, với các tiêu chuẩn khách quan nhằm đo lường kết quả theo một lộ trình cụ thể. Tôi tin rằng thỏa thuận này sẽ có lợi về mặt kinh tế cho cả Mỹ lẫn Nhật, và nó sẽ giúp các nhà cải cách Nhật thành công trong việc lãnh đạo dân tộc đáng nể này vào một kỷ nguyên vĩ đại mới. Giống như phần lớn các thỏa thuận loại này, nó không đem lại tất cả mọi thứ mà người ta có hể hy vọng, nhưng nó là một điều rất tốt đẹp.

        Khi tôi rời Nhật sang Hàn Quốc, báo giới ở Mỹ viết rằng hội nghị G-7 đầu tiên của tôi là một thắng lợi cho kiểu cách ngoại giao cá nhân của tôi với các nhà lãnh đạo khác cũng như cách tôi tiếp cận với dân chúng Nhật. Thật dễ chịu khi báo chí viết tích cực về mình, và còn dễ chịu hơn khi có thể đạt được các mục tiêu chúng tôi đặt ra cho các cuộc thương lượng ở G-7 và ở Nhật. Tôi rất vui được làm quen và làm việc với các vị nguyên thủ kia. Và sau G-7, tôi thấy tự tin hơn vào khả năng của mình nhằm thúc đẩy quyền lợi Mỹ trên thê giới và hiểu được tại sao nhiều tổng thống thích chính sách đối ngoại hơn là những bực dọc uất ức mà họ phải chịu ở trong nước.

        Ở Hàn Quốc, tôi đến thăm binh sĩ Mỹ dọc khu phi quân sự chia cắt Nam và Bắc bán đảo Triều Tiên từ khi hiệp định ngưng bắn chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên được ký kết. Tôi bước lên cây cầu Một đi không trở lại, dừng cách lằn vôi chia cắt khoảng một mét và nhìn chằm chằm vào người lính Bắc Triều Tiên đang đứng gác bên kia trong cái tiền đồn đơn lẻ cuối cùng của Chiến tranh Lạnh. Ở Seoul, Hillary và tôi đến làm khách của Tổng thống Kim Young-Sam trong nhà khách chính phủ, nơi có một hồ bơi ngoài trời. Khi tôi ra bơi, bỗng nhiên nhạc nổi lên. Thế là tôi được vừa bơi lội vừa nghe nhiều bản nhạc yêu thích, từ Elvis cho tới jazz, một ví dụ hay của lòng hiếu khách nổi tiếng của người Triều Tiên. Sau cuộc gặp với tổng thống và phát biểu trước quốc hội, tôi rời Hàn Quốc với sự biết ơn về liên minh lâu đời giữa chúng tôi và quyết tâm gìn giữ nó.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM