Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:27:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời tôi  (Đọc 193119 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #260 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2016, 04:53:59 am »

        Tháng 11, vài ngày sau cuộc bầu cử, Yeltsin gọi điện chúc mừng tôi và thúc giục tôi sang Moscow càng sớm càng tốt để tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với các cải tổ của ông ấy trước sự chống đối trong nước ngày càng tăng. Yeltsin đúng là gặp khó khăn lớn. Ông ấy được bầu làm tổng thống Nga tháng 6 năm 1991, khi Nga vẫn còn là một phần của Liên Xô đang rệu rã. Vào tháng 8, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev bị những người muốn đảo chính giam lỏng ở nhà nghỉ mùa hè của ông ta bên Biển Đen. Các công dân Nga xuống đường biểu tình. Giờ khắc quyết định của tấn tuồng này là khi Yeltsin, lúc này mới nhậm chức được hai tháng, trèo lên một chiếc xe tăng ngay trước tòa Nhà Trắng của Nga, tòa nhà quốc hội đang bị phe đảo chính bao vây. Ông ấy kêu gọi người dân Nga hãy bảo vệ nền dân chủ phải khó nhọc mới có được của họ. Trên thực tế, ông ấy nói với phe phản cách mạng: "Các người có thể lấy cắp tự do của chúng tôi, nhưng muốn vậy hãy bước qua xác tôi". Lời kêu gọi anh dũng của Yeltsin đã gầy dựng lại được sự ủng hộ trong và ngoài nước, và cuộc đảo chính thất bại. Đến tháng 12, Liên Xô đã rã thành các quốc gia độc lập, và Nga tiếp quản ghế thành viên thường trực Hội đồng Bảo an của Liên Xô.

        Nhưng các rắc rối của Yeltsin vẫn chưa hết. Các phần tử phản cách mạng, tức tối từ khi mất quyền lực, bắt đầu chống đối việc ông ấy muốn rút binh sĩ Liên Xô khỏi các nước vùng Baltic là Estonia, Lithuania và Latvia. Thảm họa kinh tế tới gần, khi những tàn tích của nền kinh tê Xô Viết bị phơi ra trước các cải cách kinh tê thị trường, khiến lạm phát bùng lên, còn tài sản nhà nước bị bán với giá rẻ mạt cho một tầng lớp những kẻ siêu giàu mới gọi là "obligarchs". Những người này giàu đến mức khiến cho những tên trùm cướp ở Mỹ cuối thế kỷ 19 nhìn họ có vẻ như những thầy tu Thanh giáo vậy. Các mạng lưới tội phạm có tổ chức còn trám vào khoảng trống mà nhà nước Xô Viết tạo ra, vươn vòi khắp nơi trên toàn cầu. Yeltsin đã tiêu 'diệt hệ thống cũ, nhưng chưa thể xây được hệ thống mới. Ông ấy cũng chưa có được mối quan hệ làm việc tốt với Viện Duma, tức quốc hội Nga, một phần vì bản chất của ông là dị ứng với các thỏa hiệp, một phần vì Viện Duma đầy những người hoài tiếc trật tự cũ hoặc lại bị ám ảnh sâu nặng bởi một trật tự mới bắt nguồn từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

        Yeltsin nguy ngập đến nơi, và tôi muốn giúp ông ấy. Bob Strauss, người mà Tổng thống Bush bổ nhiệm làm đại sứ tại Moscow dù ông ấy là một người Dân chủ và là cựu chủ tịch ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ, cũng khuyến khích tôi làm vậy. Strauss nói tôi có thể làm việc với Yeltsin và khuyên ông ấy về mặt chính trị, và Strauss khuyên tôi nên làm cả hai việc.

        Tôi cũng muốn nhận lời mời của Yeltsin sang Moscow, nhưng Tony Lake nói chuyến xuất ngoại đầu của tôi không nên là Moscow, và những người còn lại trong nhóm thân cận tôi cũng nói làm vậy sẽ phân tán sự chú ý khỏi chương trình nghị sự đối nội. Hộ lập luận rất chặt chẽ, nhưng Hoa Kỳ cũng chịu ảnh hưởng nhiều vào thành công của Nga, và chúng tôi không muốn những kẻ cứng rắn, dù là cộng sản hay dân tộc cực đoan, kiểm soát Nga. Boris cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn khi đề nghị gặp nhau ở một nước thứ ba.

        Vào khoảng thời gian này, tôi thuyết phục được bạn cũ cùng phòng ở Oxford Strobe Talbott, rời báo Time đến làm việc ở Bộ Ngoại giao để giúp chúng tôi trong chính sách đối với Liên Xô cũ. Tính tới lúc đó, Strobe và tôi đã thảo luận lịch sử và chính trị Nga trong gần 25 năm. Từ khi anh ấy dịch và biên tập hồi ký của Khrushchev, Strobe đã trở nên hiểu biết và quan tầm đến Nga và nhân dân Nga hơn bất kỳ ai tôi biết. Anh ấy có óc phân tích tốt và một trí tưởng tượng phong phú trong vỏ ngoài giáo sư đạo mạo, và tôi tin suy xét cũng như ý muốn nói cho tôi biết sự thật của anh ấy. Trong Bộ Ngoại giao chẳng có vị trí nào đúng như việc mà tôi cần Strobe làm, thế là anh ấy tạo ra một vị trí, với sự đồng thuận của Warren Christopher và sự giúp đỡ của Dick Holbrooke, một doanh nhân ngân hàng đầu tư và một tay tổ chính sách đối ngoại từng tư vấn tôi trong chiến dịch tranh cử và sau này trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất trong chính quyền của tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #261 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2016, 06:57:25 pm »

        Cuối cùng, Strobe cũng có được một vị trí: đại sứ lưu động và cố vấn đặc biệt cho ngoại trưởng về các quốc gia mới độc lập khỏi Liên Xô cũ. Sau này anh trở thành thứ trưởng ngoại giao. Tôi nghĩ rất ít ai có thể nhớ được tên gọi chức vụ của Strobe, nhưng ai cũng biết anh ấy đã làm gì: anh ấy là người hễ ai cần gì về Nga thì đến gặp. Trong tám năm, anh ây ở cạnh tôi trong tất cả các cuộc gặp với Yeltsin và Vladimir Putin, gặp riêng với Yeltsin 18 cuộc. Vì Strobe nói tiêng Nga trôi chảy và ghi chép gần như nguyên bản, việc anh ấy tham gia với tôi trong công việc thật vô giá. Strobe ghi lại sự hợp tác ấy của chúng tôi trong cuốn sách của anh, The Russian Hand - Con bài Nga, nó đáng lưu ý không chỉ vì những phân tích thấu đáo mà còn vì chuyện kể bằng lời những cuộc nói chuyện sinh động giữa tôi và Yeltsin. Không giống như những cuốn sách khác cùng thể loại, các câu trích dẫn không phải bằng từ ngữ tái hiện, mà chính xác là những gì đã được nói ra, dù xấu hay tốt. Ý chính của Strobe là tôi đã trở thành "con bài Nga" của chính mình vì, dù không phải là chuyên gia về Nga, tôi biết "một điều lớn rằng: trong vấn đề kép nền tảng của Chiến tranh Lạnh - dân chủ chống lại độc tài trong đối nội, hợp tác thay vì cạnh tranh trong đối ngoại" - Yeltsin và tôi, "về nguyên tắc, là ở cùng một phe".

        Trong thời kỳ bàn giao, tôi nói chuyện nhiều với Strobe về tình hình ngày càng tồi tệ ở Nga và tầm quan trọng củà việc ngăn chặn thảm họa. Tại kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng, Strobe và vợ là Brooke, người từng vận động tranh cử cùng Hillary và cũng chuẩn bị làm giám đốc Chương trình Những người bạn Nhà Trắng, chạy bộ cùng tôi trên bãi biển Hilton Head. Chúng tôi muốn nói chuyên về Nga, nhưng người trưởng nhóm tôi là vận động viên Olympic tài ba Edwin Moses, chạy nhanh đến mức tôi không thể vừa chạy vừa nói chuyện được. Chúng tôi chạy ngang chỗ Hillary đang đi dạo buổi sáng, nên ba chúng tôi có cớ để chạy chậm lại. Tổng thống Bush lúc đó đang ở Moscow ký hiệp ước START II với Yeltsin. Đó là tin tốt lành, dù như mọi thứ tiến bộ mà Yeltsin làm, việc này cũng gặp phải sự chống đối mạnh ở Viện Duma. Tôi bảo Strobe rằng mọi việc ờ Nga thay đổi nhiều đến mức chúng ta không thể giữ chiến lược phòng thủ được; chúng ta phải củng cố và kích thích các tiến triển tích cực, đặc biệt là những việc có thể cải thiện nền kinh tế Nga.

        Vào tháng 2, tôi sang nhà Strobe để gặp gia đình anh ấy và nói chuyện về Nga. Strobe kể tôi nghe cuộc gặp gần đây giữa anh và Richard Nixon; cựu tổng thống khuyên chúng tôi nên ủng hộ mạnh mẽ Yeltsin. Khoản viện trợ 24 tỷ đôla mà Tổng thống Bush tuyên bô mùa xuân năm trước chưa đủ, vì các cơ quan tài chính quốc tế không giải ngân chừng nào Nga còn chưa tái cơ cấu nền kinh tế. Chúng tôi phải làm một điều gì đó ngay.

        Đầu tháng 3, Yeltsin và tôi đồng ý gặp nhau vào ngày 3 và 4 tháng 4 ở Vancouver, Canada. Ngày 8 tháng 3, Richard Nixon đến Nhà Trắng để thúc giục tôi ủng hộ Yeltsin. Sau khi ghé thăm Hillary và Chelsea, ông nói với họ rằng chính ông ấy cũng từng được nuôi dạy như một người Quaker và các con gái của ông cũng học trường Sidwell như Chelsea, ông ấy bắt đầu vào việc chính và nói rằng người ta sẽ nhớ đến tôi với tư cách tổng thống vì việc tôi làm với Nga nhiều hơn là với chính sách kinh tế. Tối hôm đó, tôi gọi Strobe kể lại cuộc chuyện trò với Nixon và nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng của việc chúng tôi phải làm gì đó ở Vancouver để giúp nước Nga, sau đó phải gây tác động mạnh tại hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Tokyo vào tháng 7. Trong suốt tháng 3, mỗi lần được nghe tin cập nhật từ bộ phận đối ngoại của tôi và Larry Summers cũng như phụ tá của anh ấy là David Lipton ở Bộ Ngân khố, tôi thúc đẩy họ phải nghĩ rộng và làm nhiều hơn.

        Trong khi đó, ở Moscow, Viện Duma đang giảm dần quyền lực của Yeltsin và phê chuẩn các chính sách kiềm chế lạm phát không có hiệu quả của Ngân hàng Trung ương Nga. Ngày 20 tháng 3, Yeltsin đập lại bằng một bài diễn văn tuyên bố trưng cầu dân ý ngày 25 tháng 4 để xem ông ấy hay Viện Duma sẽ điều hành đất nước; cho tới lúc đó, ông ấy nói, các mệnh lệnh tổng thống vẫn có hiệu lực, dù Viện Duma có làm gì đi nữa. Tôi xem bài diễn văn này trên hai cái tivi trong phòng ăn riêng của tôi ở bên ngoài Phòng Bầu dục. Chiếc tivi kia đang chiếu trận đấu giải vô địch bóng rổ NCAA giữa đội Arkansas Razorback và Đại học St. John. Tôi muốn thắng cả hai việc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #262 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2016, 12:07:26 pm »

        Bộ phận phụ trách đối ngoại của tôi tranh cãi kịch liệt với tôi xem tôi nên phản ứng ra sao trước bài diễn văn của Yeltsin. Họ đều khuyến cáo nên kiềm chế, vì Yeltsin đang đi đến tận cùng những giới hạn hiến đinh trong thẩm quyền của ông ấy, và vì ông ấy có thể thất bại. Tôi không đồng ý. Yeltsin đang đấu tranh trong trận sống còn chống lại những người cựu Cộng sản và những thành phân phản cách mạng khác. Ông ấy đang vươn tay ra nhân dân bằng một cuộc trưng cầu dân ý. Và tôi không quan tâm đến nguy cơ thất bại tôi nhắc cho bộ phận đối ngoại của tôi nhớ rằng chính tôi cũng từng thua nhiều lần. Tôi không có lợi gì khi chần chừ, và đề nghị Tony Lake thảo một tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ. Khi anh ấy đưa bản nháp cho tôi, tôi còn sửa lại cho nó mạnh mẽ hơn và đưa ra cho báo chí. Trong trường hợp này, tôi đã hành động theo bản năng của mình và đặt cuộc nước Nga sẽ vẫn trung thành với Yeltsin, và đứng về phía chính nghĩa của lịch sử. Sự lạc quan của tôi càng được cổ vũ khi đội Arkansas chiến thắng lội ngược dòng trong trận đấu kia.

        Cuối cùng, vào tháng 3, tôi có được một chương trình hỗ trợ mà tôi có thể ủng hộ: 1,6 tỷ đôla viện trợ trực tiếp cho Nga nhằm giúp ổn định nền kinh tế bao gồm cả tiền để xây nhà cho các sĩ quan ra quân, các chương trình việc làm tích cực cho các khoa học gia hạt nhân nghèo túng và hiện nay đã thất nghiệp, và trợ giúp thêm nhằm giải giáp các vũ khí hạt nhân trong khuôn khổ chương trình Nunn-Lugar mới hoạt động; thực phẩm và thuốc men cho những người thiếu thốn; viện trự nhằm khuyến khích doanh nghiệp nhỏ, truyền thông độc lập, các tổ chức phi chính phủ, đảng phái chính trị, và các nghiệp đoàn; cũng như một chương trình trao đổi nhằm đưa hàng chục ngàn sinh viên và chuyên viên trẻ sang Mỹ. Viện trợ cả gói này lớn gấp bốn lần chính quyền trước ở Mỹ từng duyệt chi và gấp ba lần chương trình tôi đề nghị ban đầu.

        Dù một cuộc thăm dò cho thấy 75% người Mỹ chống lại việc cho Nga thêm tiền, và chúng tôi đã đang chật vật vì kế hoạch kinh tế của mình, tôi thấy chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiếp tục tiến tới. Nước Mỹ đã chi hàng ngàn tỷ đôla cho quốc phòng nhằm chiến thắng Chiến tranh Lạnh; chúng ta không thể để chuyện ấy đảo ngược vì tiếc chưa tới hai tỷ đôla và vì một cuộc thăm dò tồi. Nhân viên của tôi ngạc nhiên rằng các lãnh đạo quốc hội, có cả phe Cộng hòa, đồng ý với tôi. Tại một cuộc họp tôi triệu tập nhằm thúc đẩy kê hoạch này, Thượng nghị sĩ Joe Biden, Chủ tịch Uy ban Đối ngoại, mạnh mẽ ủng hộ chương trình viện trợ. Bob Dole cũng thuận với lập luận rằng chúng tôi không muốn làm hỏng thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh như những nước chiến thắng sau Thế chiến thứ nhất từng làm. Sự thiển cận của họ góp phần gây ra Thế chiến hai, chính là thời kỳ mà Dole từng chiến đấu anh dũng. Newt Gingrich thì cực kỳ nhiệt tình muốn giúp Nga, nói đó là "một thời khắc quyết định" với nước Mỹ và chúng ta phải làm điều phải. Như tôi từng nói với Strobe, Newt đang cố "ủng hộ Nga" hơn tôi, điều mà tôi sẵn lòng để ông ấy làm.

        Khi Yeltsin và tôi gặp nhau ngày 3 tháng 4, cuộc gặp bắt đầu hơi sượng sùng. Yeltsin giải thích rằng ông ấy phải khéo léo trong việc vừa nhận viện trợ của Mỹ để giúp Nga chuyển đổi sang nền dân chủ vừa tránh tạo ra ấn tượng rằng ông ấy bị Mỹ sai khiến. Khi bàn về chi tiết chương trình viện trợ, ông ấy nói ông thích, nhưng muốn có thêm nhiều nhà ở cho các quân nhân mà ông sẽ đưa về từ các nước vùng Baltic - nhiều người trong số này đang phải sống trong lều. Sau khi chúng tôi giải quyết vấn đề đó, Yeltsin bỗng nhiên chuyển sang tấn công, đòí tôi phải dẹp bỏ tu chính án Jack- son-Vanik, một điều luật từ năm 1974 ràng buộc thương mại của Mỹ với việc cho di dân tự do khỏi Nga, chấm dứt việc tiến hành Captive Nations Week (điều luật thông qua năm 1959 của Mỹ quy định tổ chức tuần này vào tuần thứ 3 của tháng 7 nhằm nhắc công chúng nhớ đến các quốc gia dưới sự kiểm soát của các chính quyền Cộng sản và phi dân chủ - ND), một hoạt động nêu rõ việc Liên Xô khống chế các nước như Ba Lan và Hungary hiện nay đã được tự do. Những điều luật này chủ yếu mang tính biểu tượng, không có tác động thực sự đối với quan hệ của chúng tôi, và tôi không thể dùng vốn liếng chính trị của mình để vừa thay đổi những luật ấy và vừa thành công trong việc tìm được sự giúp đỡ thực sự cho Nga.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #263 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 12:16:01 am »

        Sau phiên họp đầu, người của tôi lo rằng tôi đã để Yeltsin lấn lướt tôi như Khrushchev từng "lên lớp" Kennedy trong cuộc gặp gỡ nổi tiếng của họ ở Vienna năm 1961. Họ không muốn trông tôi có vẻ yếu thế. Tôi thì không lo chuyện đó, vì hoàn cảnh lịch sử đã khác. Yeltsin đâu có muốn làm tôi trông có vẻ thảm hại như Khrushchev từng làm với Kennedy; ông ta chỉ muốn trông mình có vẻ oai hùng trước những kẻ thù quốc nội của ông ấy, những người đang cố kết liễu ông ấy. Vào tuần trước hội nghị của chúng tôi, họ đã cố truất phế ông ấy ở Viện Duma. Họ không thành công, nhưng nghị quyết đòi truất phê cũng được khá nhiều phiếu. Tôi có thể chịu bị dội bom chút ít nếu điều đó giúp Nga đi đúng đường.

        Vào buổi chiều, chúng tôi thỏa thuận được mệt cách thể chế hoá sự hợp tác bằng cách thiết lập một ủy ban, đứng đầu là Phó tổng thống Gore và Thủ tướng Nga Viktor Chernomyrdin. Ý tưởng này là của Strobe và thứ trưởng ngoại giao Nga Georgi Mamedov đưa ra, và nó đem lại hiệu quả tốt hơn bất cứ ai trong chúng tôi có thể lường trước, chủ yếu là nhờ vào các nỗ lực liên tục và tập trung trong nhiều năm tiếp đó của Al Gore và những đối tác Nga trong việc giải quyết hàng loạt các vấn đề khó khăn.

        Vào ngày chủ nhật, 4 tháng 4, chúng tôi họp lại một cách trang trọng hơn, Yeltsin và các cố vấn của ông ta ngồi đối diện tôi và các cố vấn của tôi. Cũng như trước đó, Yeltsin mở đầu rất hăng, đòi chúng tôi phải thay đổi quan điểm kiểm soát vũ khí và mở cửa thị trường Mỹ cho các sản phẩm Nga như các bệ phóng tên lửa vệ tinh mà không được cấm Nga xuất khẩu kỹ thuật quân sự cho những nước đối nghịch với Mỹ như Iran và Iraq. Được vị chuyên gia cứng rắn Lynn Davis của chúng tôi trợ giúp, tôi đã đứng vững không lùi về các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và đối phó với các đòi hỏi về kiểm soát vũ khí bằng cách chuyển chúng qua cho nhân viên để nghiên cứu thêm.

        Không khí cuộc họp sáng lên khi chúng tôi chuyển sang đề tài kinh tế. Tôi mô tả chương trình viện trợ kinh tế của mình là "sự hợp tác", chứ không phải "viện trợ", và đề nghị Lloyd Bentsen nói tóm tắt các đề xuất mà chúng tôi sẽ đưa ra cho nhóm G-7 ở Tokyo. Yeltsin cảm thấy lo lắng khi hiểu rằng chúng tôi không thể giúp đỡ được khoản tiền nào cho ông ấy trước cuộc trứng cầu ngày 25 tháng 4. Dù tôi không thể cho Boris khoản tiền 500 triệu đôla mà ông ấy muốn, tại cuộc họp báo sau phiên họp cuối, tôi nói rõ rằng sắp tới sẽ có nhiều tiền, vì Mỹ ủng hộ nền dân chủ, các cải cách và người lãnh đạo của nước Nga.

        Tôi rời Vancouver càng tin tưởng Yeltsin hơn và hiểu rõ hơn tầm vóc của các thách thức mà ông ấy đối diện cũng như quyết tâm to lớn của ông ấy nhằm vượt qua chúng. Và tôi thích ông ấy. Ông ấy là một người to lớn như gấu, và đầy những mâu thuẫn. Ông từng lớn lên trong những điều kiện rất khổ cực khiến thời thơ ấu của tôi sang trọng như con tỷ phú, và có thể là ông ấy cục mịch, nhưng lại có một trí óc minh mẫn biết nắm bắt thực chât của vân đề. Ông mới vừa hung dữ đấy nhưng phút sau ông đã lại biết mềm mỏng. Ông ấy có vẻ như vừa biết tính toán lạnh lùng vừa xúc cảm thực sự, vừa khôn ranh vừa rộng lượng, vừa căm hận thế giới vừa tràn đầy hài hước. Một lần chúng tôi đang đi cùng nhau trong khách sạn của tôi, một phóng viên Nga hỏi ông ấy xem ông có hạnh phúc với cuộc họp của chúng tôi không. Ông ấy đáp ngay: "Hạnh phúc? Xung quanh không có phụ nữ đẹp nào thì làm sao hạnh phúc được. Nhưng tôi hài lòng". Như mọi người đều biết, Yeltsin thích vodka, nhưng nhìn chung, trong tất cả các công việc giữa chúng tôi, ông ấy tỉnh táo, được chuẩn bị kỹ càng và hữu hiệu trong việc đại diện cho đất nước mình. Nếu so với những lựa chọn thực tế khác, nước Nga thật may đã có người lãnh đạo như ông ấy. Ông ấy yêu nước, ghét chủ nghĩa cộng sản, và muốn nước Nga trở nên vĩ đại và tốt đẹp. Mỗi lần có ai nhận xét chê bai về thói nhậu nhẹt của Yeltsin, tôi lại nhớ đến điều mà Lincoln được cho là đã nói khi vài người rởm đời ở Washington cũng nhận xét tương tự về tướng Grant, vị chỉ huy thành công và hăng hái nhất trong Nội chiến: "Tìm hiểu xem ông ấy uống cái gì, rồi đem cho mấy ông tướng kia uống luôn đi".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #264 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 09:00:09 am »

        Khi trở về Washington, tôi lại tăng chương trình viện trợ kinh tế, đề nghị 2,5 tỷ đôla cho tất cả các nước thuộc Liên Xô cũ, với 2/3 số tiền này cho Nga. Ngày 25 tháng 4, đa số các cử tri Nga ủng hộ Yeltsin, những chính sách của ông ấy, và ý muốn có một Viện Duma mới của ông ấy. Chỉ sau hơn 100 ngày làm tổng thống, chúng tôi đã tiến những bước dài trong việc ủng hộ Yéltsin và nền dân chủ Nga. Thật không may, chúng tôi không thể nói như vậy về các nỗ lực của mình nhằm chấm dứt giết chóc và thanh trừng sắc tộc ở Bosnia.

        Năm 1989, khi Liên Xô bắt đầu rệu rã và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu diễn ra ngày càng nhanh, mỗi nước có một câu trả lời riêng cho câu hỏi học thuyết chính trị nào sẽ thay thế nó. Phần cực tây của đế chế Xô Viết trước đây thích xây dựng nền dân chủ, sự nghiệp mà phần lớn các di dân đến Mỹ từ Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc và các quốc gia Baltic coi là số một trong hàng chục năm trời. Ở Nga, Yeltsin và những người dân chủ khác thì phải chống đỡ với những người Cộng sản và những kẻ dân tộc cực đoan. Ở Nam Tư, khi đất nước này tìm cách dung hòa những ý muốn của các khối dân chúng khác nhau về chủng tộc và tôn giáo, cuối cùng chủ nghĩa dân tộc Serbia chiến thắng dưới sự lãnh đạo của nhân vật chính trị nổi bật nhất nước là Slobodan Milosevic.

        Cho tới năm 1991, các tỉnh cực tây của Nam Tư là Slovenia và Croatia, cả hai chủ yếu theo Công giáo, đã tuyên bô độc lập khỏi Nam Tư. Sau đó xung đột bùng nổ giữa Serbia và Croatia lan sang Bosnia, tỉnh đa dạng về chủng tộc nhất của Nam Tư, nơi tín đồ Hồi giáo chiếm 45% dân số, người Serbia chiếm hơn 30%, và người Croatia chiếm khoảng 17%. Cái gọi là những khác biệt chủng tộc ở Bosnia thực ra mang tính chất chính trị và tôn giáo. Bosnia là nơi gặp nhau của ba cuộc bành trướng đế chế: Đế chế La Mã theo Công giáo từ phía tây, phong trào Cơ đốc chính thống từ phía đông, và Đế chế Ottoman theo Hồi giáo từ phía nam. Năm 1991, người Bosnia nằm dưới sự cai trị của một liên minh dân tộc thống nhất đứng đầu là chính trị gia Hồi giáo số một Alija Izetbegovic, trong liên minh này có cả viên chỉ huy quân sự người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc là Radovan, Karadzic, từng là một bác sĩ tâm lý ở Sarajevo.

        Đầu tiên Izetbegovic muốn Bosnia trở thành một tỉnh tự trị đa chủng tộc, đa tôn giáo của Nam Tư. Khi Croatia và Slovenia được cộng đồng quốc tế công nhận là các quốc gia độc lập, Izetbegovic quyết định rằng cách duy nhất Bosnia có thể thoát khỏi sự thống trị của Serbia là cũng phải được độc lập.. Karadzic và các đồng minh của ông ta, vốn quan hệ gần gũi với Milosevic, thì lại có ý khác. Họ ủng hộ mong muốn của Milosevic đưa càng nhiều lãnh thổ mà ông ta có thể nắm giữ được, trong đó có Bosnia, vào một nước Đại Serbia. Ngày 1 tháng 3 năm 1992, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức để xem Bosnia nên trở thành quốc gia độc lập, trong đó tất cả các công dân và nhóm sẽ được bình đẳng với nhau, hay không. Kết quả là dân chúng ủng hộ tuyệt đối việc độc lập, nhưng chỉ có 2/3 cử tri đi bầu. Karadzic đã ra lệnh người Serbia không được đi bầu và phần lớn họ nghe theo. Cho tới lúc đó, các nhóm bán quân sự người Serbia đã bắt đầu giết những người Hồi giáo không vũ trang, xua đuổi họ ra khỏi các khu vực đông người Serbia với hy vọng hình thành bằng vũ lực trong Bosnia những khu vực thuần về chủng tộc, những "biệt khu". Chính sách tàn bạo này sau này được biết đến với cái tên được mỹ miều hóa gây tò mò: thanh lọc sắc tộc.

        Đặc sứ của Cộng đồng châu Âu, Ngài Carrington, cố thuyết phục các bên đồng ý chia đất nước một cách hòa bình ra thành các khu vực theo chủng tộc nhưng không được, vì không có cách nàa làm như vậy mà không buộc một số lớn chủng tộc này trên đất của chủng tộc kia kiểm soát, và vì nhiều người Bosnia muốn giữ cho đất nứớc mình liền lạc, với các nhóm khác nhau chung sống hòa bình với nhau như họ từng sống trong phần lớn 500 năm qua.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #265 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2016, 07:59:36 pm »

        Vào tháng 4 năm 1992, Cộng đồng châu Âu công nhận Bosnia là quốc gia độc lập lần đầu tiên kể từ thế kỷ 15. Trong khi đó, các nhóm bán vũ trang người Serbia tiếp tục khủng bố các cộng đồng Hồi giáo và giết hại dân thường, trong khi đó lại dùng các phương tiện truyền thông để thuyết phục những người Serbia ở đây rằng chính họ mới là những người bị phía Hồi giáo tấn công và cần phải tự vệ. Ngày 27 tháng 4, Milosevic tuyên bố nước Nam Tư mới bao gồm Serbia và Montenegro. Sau đó ông ta dựng lên màn kịch rút quân ra khỏi Bosnia, nhưng để lại vũ khí, quân nhu và binh lính người Bosnia gốc Serbia lại cho vị chỉ huy được ông ta đích thân chọn lựa là Ratko Mladic. Xung đột và giết chóc tiếp tục điên cuồng trong suốt năm 1992, trong khi các lãnh đạo Cộng đồng châu Âu rất chật vật trong việc kiềm chế và chính quyền Bush thì do dự không biết phải làm thế nào và cũng không muốn phải gặp rắc rối thêm trong năm bầu cử nên đã để yên chuyên ấy cho châu Âu giải quyết.

        Tuy vậy, chính quyền Bush cũng thúc giục Liên hiệp quốc áp dụng cấm vận kinh tế với Serbia, một biện pháp lúc đầu bị Tổng thư ký Boutros Boutros-Ghali, Pháp, Anh phản đối. Họ nói muôn cho Milosevic một cơ hội để chấm dứt bạo lực mà ông ta đã kích động nên. Cuối cùng, cấm vận cũng được áp dụng vào cuối tháng 5, nhưng rất ít hiệu quả, vì người Serbia vẫn nhận được hàng hóa từ những người hàng xóm thân thiện với họ. Liên hiệp quốc cũng tiếp tục giữ lệnh cấm vận vũ khí đối với chính quyền Bosnia, lệnh này vốn được áp dụng với Nam Tư từ cuối năm 1991. Vân đề với lệnh câm vận này là ở chỗ người Serbia có đủ vũ khí và đạn dược để đánh nhau nhiều năm nữa; do đó, hậu quả duy nhât của việc duy trì cấm vận là làm cho người Bosnia không thể tự vệ. Bằng cách nào đó họ cố cầm cự được trong suốt năm 1992, dùng một số vũ khí cướp được của phe Serbia, hoặc từ số ít ỏi vũ khí từ Croatia lọt qua được hàng rào phong tỏa của NATO ngoài bờ biển Croatia.

        Hè năm 1992, khi cuối cùng truyền hình và báo giấy cũng đưa những hình ảnh kinh hoàng của" các trại tập trung do người Serbia điều hành ở bắc Bosnia vào màn hình từng nhà người dân châu Âu và Mỹ, tôi tuyên bố ủng hộ các cuộc oanh kích của NATO với sự tham dự của Mỷ. Sau đó, khi rõ ràng là người Serbia bắt đầu giết hại một cách có hệ thống người Hồi giáo Bosnia, đặc biệt là tiêu diệt các lãnh đạo địa phương, tôi đề nghị bãi bỏ cấm vận vũ khí. Nhưng, phía châu Âu thì tập trung vào việc chấm dứt bạo lực. Thủ tướng Anh John Major cố thuyết phục người Serbia ngưng phong tỏa các thành phố Bosnia và đặt vũ khí nặng của họ dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc. Trong lúc đó, nhiều đoàn cứu trợ của chính phủ cũng như của tư nhân được phái đến để cung cấp thực phẩm thuốc men, còn Liên hiệp quốc thì gửi 8.000 quân đến để bảo vệ các đoàn xe cứu trợ.

        Cuối tháng 10, ngay trước kỳ bầu cử, Ngài David Owen, nhà thương thuyết châu Âu mới, và nhà thương thuyết của Liên hiệp quốc, chính là cựu ngoại trưởng Mỹ Cyrus Vance, đưa ra một đề xuất biến Bosnia thành một loạt các tỉnh tự trị, có chính quyền riêng phụ trách mọi mặt, trừ quốc phòng và ngoại giao trực thuộc quyền của một chính phủ trung ương yếu. Số lượng các "biệt khu" đủ nhiều, với các nhóm sắc dân được phân chia về mặt địa lý theo một cách mà Vance và Owen cho rằng sẽ khiến các khu vực dơ người Serbia kiểm soát không thể sát nhập với Nam Tư của Milosevic để tạo nên Đại Serbia. Kế hoạch của họ có nhiều điểm không ổn. Hai điểm lớn nhất là việc trao quyền hành lớn cho các chính quyền biệt khu cho thấy người Hồi giáo sẽ không thể trở về nhà họ trong các khu vực do người Serbia kiểm soát, và sự mơ hồ trong việc chia biên giới các biệt khu chỉ mời gọi thêm sự lấn chiếm của các nhóm người Serbia nhằm mở rộng lãnh thổ, cũng như cuộc xung đột dù không quá dữ dội nhưng vẫn đang diễn ra lúc đó giữa người Croatia và người Hồi giáo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #266 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2016, 07:51:44 am »

        Cho tới lúc tôi trở thành tổng thống, lệnh cấm vận vũ khí và sự ủng hộ của châu Âu đối với kế hoạch Vance-Owen đã làm yếu đi sức kháng cự của người Hồi giáo trước người Serbia, ngay cả khi bằng chứng về những giết chóc dân thường Hồi giáo và vi phạm nhân quyền trong các trại tập trung tiếp tục được phơi bày. Đầu tháng 2, tôi quyết định không ủng hộ kế hoạch Vance - Owen. Ngày 5 tôi gặp Thủ tướng Canada Brian Mulroney và hài lòng khi nghe ông nói ông cũng không thích kế hoạch đó. Vài ngày sau, chúng tôi hoàn tất báo cáo chính sách về Bosnia, và Warren Christopher tuyên bố rằng Mỹ muốn đàm phán một thỏa thuận mới và sẵn lòng giúp chế tài thỏa thuận ấy.

        Ngày 23 tháng 2, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Boutros-Ghali đồng ý với tôi về một kế hoạch khẩn cấp thả cứu trợ nhân đạo bằng đường không cho người Bosnia. Ngày hôm sau, trong lần gặp John Major đầu tiên của tôi, ông ấy cũng ủng hộ việc này. Việc thả viện trợ bằng đường không sẽ giúp ích rất nhiều để người ta có thể sống sót, nhưng sẽ không có tác dụng trị tận gốc rễ cuộc khủng hoảng.

        Tới tháng 3, chúng tôi có vẻ như đạt được một số tiến bộ. Các biện pháp trừng phạt kinh tế được tăng cường và có vẻ bắt đầu có tác dụng với người Serbia, lúc này bắt đầu lo ngại về khả năng NATO hành động quân sự. Nhưng chúng tôi vẫn còn xa mới có được một chính sách nhất quán. Ngày 9, trong cuộc gặp đầu tiên của tôi với Tổng thống Pháp Francois Mitterrand, ông ấy nói rõ với tôi rằng dù ông ấy đã gửi 5.000 binh sĩ Pháp đến Bosnia trong khuôn khổ lực lượng nhân đạo của Liên hiệp quốc nhằm chuyển cứu trợ và kiềm chế bạo lực, ông ấy thông cảm với người Serbia hơn tôi, và không muốn thấy một nước Bosnia thống nhất do người Hồi giáo lãnh đạo.

        Ngày 26, tôi gặp Helmut Kohl. Ông ấy cũng không ưa gì tình hình hiện tại, và cũng như tôi, ủng hộ việc bỏ cấm vận vũ khí. Nhưng chúng tôi không ép được người Anh và Pháp. Họ cảm thấy bỏ cấm vận vũ khí sẽ kéo dài thêm chiến tranh và gây nguy hiểm cho lực lượng Liên hiệp quốc tại chỗ, trong đó có binh sĩ của họ nhưng không có binh sĩ của chúng tôi. Ngày 26, Izetbegovic cũng đến Nhà Trắng để gặp Al Gore - trợ lý về an ninh quốc gia của Gore là Leon Fuerth đã rất thành công trong việc làm cho việc trừng phạt kinh tế hiệu quả hơn. Cả Kohl lẫn tôi đều nói với Izetbegovic rằng chúng tôi đang cố hết sức để thuyết phục châu Âu có quan điểm mạnh mẽ hơn để ủng hộ ông ta. Năm ngày sau, chúng tôi thành công trong việc khiến Liên hiệp quốc đưa ra một "vùng cấm bay" trên khắp Bosnia, nhằm ít nhất thì cũng tước đi lợi thế độc quyền không quân của người Serbia. Đó là một động thái tốt, nhưng không trì hoãn được những giết chóc là mấy.

        Vào tháng 4, một nhóm nhân viên quân sự, ngoại giao và trợ cấp nhân đạo của Mỹ trở về từ Bosnia và thúc giục chúng tôi phải can thiệp quân sự nhằm chấm dứt những thống khổ ở đó. Ngày 16, Liên hiệp quốc chấp nhận đề nghị của chúng tôi nhằm thiết lập "khu an toàn" xung quanh Srebrenica, một thành phố ở đông Bosnia nơi chuyện giết chóc và thanh lọc sắc tộc do người Serbia tiến hành diễn ra đặc biệt kinh hoàng. Ngày 22, tại lễ khai trương Bảo tàng tưởng niệm cuộc tàn sát người Do Thái trong Thế chiến hai (Holocaust) tại Mỹ, Elie Wiesel, một người sống sót qua Holocaust, công khai thỉnh cầu tôi phải hành động hơn nữa nhằm chấm dứt bạo lực. Tới cuối tháng, đội ngũ về đối ngoại của tôi đề xuất rằng nêu chúng tôi không thể có được một lệnh ngừng bắn từ phía Serbia, chúng tôi nên bỏ cấm vận vủ khí đối với người Hồi giáo và tiến hành oanh kích các mục tiêu quân sự Serbia. Khi Warren Christopher đi châu Âu để tìm kiếm sự ủng hộ cho chính sách này, lãnh đạo người Serbia ở Bosnia là Radovan Karadzic cuối cùng cũng ký thỏa thuận kế hoạch hoà bình của Liên hiệp quốc với hy vọng tránh được các cuộc oanh kích, dù phía ông ta đã bác bỏ nó chỉ mới sáu ngày trước đó. Tôi không hề tin tưởng dù chỉ một phút rằng chữ ký của ông ta cho thấy có sự thay đổi nào trong các mục tiêu lâu dài của ông ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #267 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2016, 08:02:55 pm »

        Vào cuối 100 ngày đầu tiên của chúng tôi, chúng tôi vẫn chưa đạt được một giải pháp cho cuộc khủng hoảng Bosnia. Người Anh và Pháp phản đối các nỗ lực của Warren Christopher và tái khẳng định quyền dẫn đầu trong việc xử lý tình hình này của họ. vấn đề trong quan điểm của họ, tất nhiên, là ở chỗ nếu người Serbia có thể cố gắng chịu đựng được những biện pháp trừng phạt nặng nề về kinh tế, họ có thể tiếp tục sự thanh lọc sắc tộc mà không sợ bị trừng phạt gì thêm. Thảm kịch Bosnia sẽ còn dây dưa ra thêm hơn hai năm, với hơn 250 ngàn người chết và 2,5 triệu người phải ly tán, cho đến khi NATO oanh kích, và các tổn thất của phe người Serbia trên chiến trường tăng thêm, dẫn tới một sáng kiến ngoại giao của Mỹ kết thúc chiến tranh.

        Tôi đã bước vào cái mà Dick Holbrooke gọi là "thất bại về an ninh tập thể lớn nhất của phương Tây từ thập niên 30". Trong cuốn sách To End a War - Để chấm dứt một cuộc chiến của mình, Holbrooke đưa ra năm yếu tố dẫn đến thất bại này: (1) hiểu sai lịch sử vùng Balkan, cho rằng căng thẳng chủng tộc đã có từ lâu đời và không thể giải quyết bằng can thiệp từ bên ngoài; (2) việc Nam Tư mất đi vị trí chiến lược quan trọng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc; (3) việc chủ nghĩa dân tộc thắng thế đối với nền dân chủ và trở thành chủ thuyết chính ở Nam Tư hậu Cộng sản; (4) việc lực lượng của chính quyền Bush trước khả năng phải tham gia một chiến dịch quân sự quá sớm như vậy sau cuộc chiến Iraq năm 1991; và (5) quyết định của Mỹ giao lại việc này cho châu Âu thay vì cho NATO, cũng như sự đáp ứng thụ động và bối rôi của châu Âu. Tôi muốn thêm một yếu tố thứ sáu vào danh sách này: một số lãnh đạo châu Âu không muốn có một nhà nước Hồi giáo ngay giữa vùng Balkan vì sợ rằng nó sẽ trở thành căn cứ của chủ nghĩa cực đoan tràn vào châu Âu. Thực ra chính sự lơ là của họ đã làm cho việc đó trở nên có thể hơn chứ không phải giảm đi.

        Các lựa chọn của tôi lại bị bó buộc bởi quan điểm mà tôi đưa ra khi nắm quyền. Ví dụ như, tôi không muốn đồng ý với Thượng nghị sĩ Dole trong việc đơn phương dỡ bỏ cấm vận vũ khí, vì sợ làm yếu đi Liên hiệp quốc (dù sau đó chúng tôi cũng làm vậy trên thực tế bằng cách từ chối không chế tài lệnh cấm vận này). Tôi cũng không muốn gây chia rẽ NATO bằng việc đơn phương ném bom các vị trí quân sự của người Serbia, đặc biệt là vì trên chiến trường thực thi nhiệm vụ của Liên hiệp quốc chỉ có binh sĩ châu Âu nhưng không có binh sĩ Mỹ. Và tôi không muốn gửi binh sĩ Mỹ đến nơi nguy hiểm đó thi hành một nhiệm vụ của Liên hiệp quốc mà tôi cho rằng sẽ chắc chắn thất bại. Vào tháng 5 năm 1993, chúng tôi còn xa mới đạt được một giải pháp.

        Vào cuối kỳ 100 ngày của nhiệm kỳ tổng thống, báo chí luôn tiến hành đánh giá xem chính quyền mới có giữ lời hứa khi tranh cử và xử lý các thách thức mới xuất hiện ra sao. Các bản đánh giá này đều có điểm chung rằng 100 ngày đầu của tôi có tốt có xấu. về mặt tích cực, tôi đã tạo ra một Hội đồng Kinh tế Quốc gia trong Nhà Trắng và đưa ra một kế hoạch kinh tế đầy tham vọng nhằm đảo ngược kiểu kinh tế ưu đãi các tập đoàn lớn trong 12 năm qua, và kế hoạch này đượe quốc hội ủng hộ. Tôi ký luật Nghỉ phép y tế và việc gia đình, cũng như một đạo luật nữa làm cho việc đăng ký cử tri dễ dàng hơn. Ngoài ra tôi còn đảo ngược chính sách về phá thai của chính quyền Reagan và Bush vốn cấm nghiên cứu mô bào thai và quy định cấm dùng quỹ liên bang cho các công việc Ịiên quan đến phá thai. Tôi giảm số lượng nhân viên Nhà Trắng, dù công việc ở đây tăng lên; ví dụ như trong ba tháng rưỡi đầu chúng tôi nhận được nhiều thư từ gửi tới Nhà Trắng hơn cả năm 1992. Tôi cũng ra lệnh giảm 100.000 nhân viên liên bang, và đưa Phó tổng thống Gore phụ trách việc tìm ra thêm các cách tiết kiệm mới và các phương pháp hoàn thiện hơn nhằm phục vụ công chúng bằng một sáng kiến "tái tạo lại chính quyền" mà kết quả của nó sau này đã chứng tỏ những người nghi ngờ nó đã sai lầm. Tôi gửi luật sang quốc hội nhằm thiết lập chương trình dịch vụ toàn quốc của tôi, tăng gấp đôi khoản Tín dụng thuế thu nhập thực tế và tạo ra các khu vực trợ giúp trong các cộng đồng nghèo, cũng như giảm đáng kể chi phí vay tiền học đại học, tiết kiệm hàng tỷ đôla cho sinh viên và những người đóng thuế. Tôi thúc đẩy nhanh cải cách y tế và đã hành động mạnh mẽ nhằm tăng cường dân chủ và cải cách ở Nga. Và tôi còn có được một đội ngũ nhân viên cần mẫn và có năng lực, cộng thêm một nội các làm việc ăn ý với nhau, ngoài vài lần sơ hở, mà không có chuyên nói xấu sau lưng nhau hoặc lục đục như nhiều chính quyền trước. Sau khi khởi đầu chậm chạp, tôi đã bổ nhiệm nhiều chức vụ theo quy định tổng thống phải làm trong 100 ngày đầu tiên hơn Tổng thống Reagan hay Bush từng làm - không tệ lắm nếu xét đến quá trình bổ nhiệm này cồng kềnh và chịu nhiều sức ép như thế nào. Có lúc, Thượng nghị sĩ Alan Simpson, thành phần lãnh đạo phe Cộng hòa trong quốc hội quê ở Wyoming, đùa với tôi rằng quá trình bổ nhiệm bị lợi dụng đến mức ông ấy "thậm chí sẽ không ăn tối với bất kỳ ai có khả năng được đưa ra cho thượng viện phê chuẩn".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #268 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2016, 08:33:34 am »

        Về mặt tiêu cực, tôi đã tạm thời bỏ kế hoạch giảm thuế cho giới trung lưu vì mức thâm thủng tăng cao; không thể thông qua được một chương trình kích thích do phe Cộng hòa cản trở; giữ chính sách củạ Bush là buộc những người tị nạn Haiti phải quay về, dù chúng tôi lại nhận nhiều người Haiti hơn qua các cách thức khác; thua cuộc tranh chấp về chuyện dân đồng tính trong quân đội; trì hoãn việc đưa ra kế hoạch y tế quá thời hạn 100 ngày tự đặt ra; không xử lý đụng ít nhất là phần công khai của cuộc tập kích vào trang trại Waco; và thất bại trong việc thuyết phục châu Âu cùng với Mỹ đưa ra quan điểm mạnh mẽ hơn về Bosnia, dù chúng tôi đã tăng viện trợ nhân đạo, tăng cường cấm vận đối với Serbia, và tạo ra một khu vực cấm bay và có thể quản lý được nó.

        Một lý do bảng thành tích đó của tôi lẫn lộn tốt xấu là vì tôi cố làm quá nhiều điều trước sự chống đối rất quyết tâm của phe Cộng hòa cũng như những tình cảm lẫn lộn của nhân dân Mỹ về việc chính quyền nên và có thể có vai trò đến đâu. Suy cho cùng, dân chúng trong 12 năm liền được nghe rằng chính quyền chính là nguyên nhân cội rễ của mọi rắc rối của chúng ta, và chính quyền kém cỏi đến mức không thể tổ chức nổi một cuộc diễu hành chỉ có hai chiếc xe hơi. Rõ ràng là, tôi đã đánh giá quá cao khối lượng công việc tôi có thể làm một cách vội vàng. Đất nước này đã quen đi một chiều trong hơn một thập niên, sống chung với kiểu chính trị triệt hạ nhau, cũng như sự êm ái ảo tưởng của việc chi tiêu nhiều hơn và giảm thuế vào ngày hôm nay mà bỏ qua những hậu quả xảy đến trong ngày mai. Sẽ phải mất hơn 100 ngày để xoay chuyển mọi chuyên.

        Ngoài tốc độ thay đổi, tôi có lẽ cũng đã đánh giá quá cao mức độ thay đổi tôi có thể đạt được, cũng như việc nhân dân Mỹ có thể tiêu hóa được bao nhiêu trong những thay đổi ấy. Trong một bản phân tích về 100 ngày cầm quyền, một nhà chính trị học của Đại học Vanderbilt là Erwin Hargrove quan sát: "Tôi tự hỏi không biết tổng thống có đang chia năm xẻ bảy thân mình ra quá không". Có lẽ ông ây đúng, nhưng có rất nhiều việc phải làm, và tôi không chịu dừng, cô để làm tất cả mọi việc ấy cho đến khi các cử tri đập cho tôi tỉnh ra trong kỳ bầu cử giữa kỳ năm 1994. Tôi dã để cho cảm giác thúc giục gấp gáp che lấp mất một trong những quy luật về chính trị của mình: tất cả mọi người đều ủng hộ thay đổi nói chung, nhưng chống lại những thay đổi cụ thể, khi chính bản thân họ phải thay đổi.

        Những cuộc vật lộn trước công chúng trong 100 ngày đầu của tôi không diễn ra riêng lẻ; cùng lúc đó, gia đình tôi cũng đang tự điều chỉnh mình trước sự thay đổi lớn trong lối sống của mình cũng như phải chịu thêm cái chết của cha Hillary. Tôi thích làm tổng thống và Hillary thì quan tâm sâu sắc đến công việc y tế của cô ấy. Chelsea thích trường mới và bắt đầu có bạn mới. Chúng tôi thích sống trong Nhà Trắng, tổ chức các buổi giao tiếp xã hội, và mời bạn bè đến thăm.

        Nhân viên Nhà Trắng cũng bắt đầu quen với một gia đình tổng thống thức khuya và sinh hoạt dài hơn. Dù tôi sau này trông cậy vào họ và đánh giá cao sự phục vụ của họ, tôi cũng phải mất một thời gian mới quen được chăm chút như vậy trong Nhà Trắng. Khi làm thống đốc, tôi đã sống trong dinh thống đốc với một đội ngũ nhân viên tốt, và được cảnh sát tiểu bang lái xe chở đi khắp nơi. Nhưng vào dịp cuối tuần, Hillary và tôi thường tự nấu ăn, và vào các chủ nhật tôi tự lái xe đi lễ nhà thờ. Bây giờ thì tôi có người giúp việc chuẩn bị sẵn quần áo mỗi sáng, sắp xếp hành lý cho các chuyến đi, rồi đi theo để dỡ hành lý ra và ủi đồ; các quản gia đến sớm về trễ và làm việc cả trong dịp cuối tuần, đem đồ ăn và thức uống kiêng cữ và cà phê cho tôi; các phục vụ của hải quân và những việc đó khi tôi ở Phòng Bầu dục và khi đi công tác; một đội ngũ nấu bếp nấu ăn cho chúng tôi cả trong dịp cuối tuần; các nhân viên khác đưa tôi lên và xuống thang máy, mang giấy tờ cho tôi ký và các báo cáo cho tôi đọc vào đủ mọi lúc; chăm sóc y tế 24/24; và cả Mật vụ nữa - họ thậm chí còn không cho tôi ngồi lên ghê trước chứ đừng nói đến chuyện tự lái xe.

        Một trong những điều tôi thích nhất về chuyện sống trong Nhà Trắng là những đoá hoa tươi trong khu nhà ở và văn phòng. Nhà Trắng luôn có những bó hoa được cắm đẹp mắt. Đó là một trong những điều tôi nhớ nhiều nhất sau khi tôi rời khỏi đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #269 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2016, 08:45:22 pm »

        Khi chúng tôi dọn đến, Hillary đã làm lại căn bếp nhỏ để chúng tôi có thể ăn tối ở đó vào những tối chỉ có ba chúng tôi. Phòng ăn trên lầu đẹp, nhưng quá lớn và quá trang trọng đối với gu của chúng tôi, trừ khi có khách. Hillary còn sửa lại phòng đón nắng trên tầng ba, một căn phòng sáng sủa dẫn ra ban công và mái của Nhà Trắng. Chúng tôi biến nó thành phòng sinh hoạt gia đình. Mỗi khi chúng tôi có họ hàng hoặc bạn bè đến ở cùng, chúng tôi lúc nào cũng tập trung ở phòng này để nói chuyện, xem tivi và đánh bài hoặc chơi các trò chơi khác. Tôi sau này trở nên nghiện trò Master Boggle và một trò khác - UpWords; trò này cơ bản là một trò xếp chữ ba chiều trong đó bạn được nhiều điểm hơn không phải bằng cách dùng được các từ lạ hoặc đặt chữ vào một số ô nào đó mà bằng cách dùng từ chồng lên từ. Tôi cố mời gọi gia đình và bạn bè tôi choi trò UpVVords, nhưng chỉ thành công với một số người. Em rể Hugh của tôi chơi không biết bao nhiêu ván UpWords với tôi, và Roger cũng thích trò này. Nhưng Hillary, Tony và Chelsea thì thích chơi trò bài 48 lá hơn. Tôi vẫn hay chơi bài Hearts với nhân viên và tất cả chúng tôi đều mê kiểu chơi bài mà Steven Spielberg và Kate Capshaw dạy chúng tôi khi họ đến thăm. Trò này có một cái tên cho đời sống chính trị ở Washington: Oh Hell! (Ôi địa ngục!).

        Mật vụ đã ở cùng tôi kể từ kỳ bầu sơ bộ ở New Hampshire, nhưng khi tôi vào Nhà Trắng, tôi khiến họ có thêm một thách thức nữa vì thói quen chạy bộ buổi sáng của mình. Tôi chạy theo nhiều lộ trình khác nhau. Đôi khi tôi lái xe ra Haines Point, ở đó có một con đường dài ba dặm xung quanh một sân golf. Ở đó đất bằng, nhưng về mùa đông khi gió từ sông Potomac thổi vào khá mạnh thì cũng hơi khó khăn chút ít. Thỉnh thoảng tôi còn chạy trong trại Fort McNair, nơi đây có một đường chạy hình oval trong khu vực Đại học Quốc phòng. Tuy nhiên đường chạy ưa thích nhất của tôi là ra ngoài cổng Tây Nam của Nhà Trắng đến khu Mali, sau đó chạy lên Đài tưởng niệm Lincoln, ngược về Điện Capitol, rồi về nhà. Tôi gặp rất nhiều người dân lý thú trong những lần chạy theo đường này, và không bao giờ thấy chán chạy ngược theo những tưởng niệm về lịch sử Mỹ. Khi Mật vụ cuối cùng đề nghị tôi phải ngưng chạy đường này vì lý do an ninh, tôi nghe theo, nhưng tôi thấy nhớ nó. Đôi với tôi, những lần chạy giữa công chúng này là một cách tiếp cận với thế giới bên ngoài Nhà Trắng. Còn đối với Mật vụ, trong óc vẫn luẩn quẩn lần John Hinckley định ám sát Tổng thống Reagan và toàn bộ những lá thư hằn học mà tôi nhận được, thì những tiếp xúc với công chúng của tôi là một mối nguy hiểm đáng lo ngại cần phải được kiểm soát.

        Al Gore giúp tôi nhiều trong những ngày đầu tiên đó, khuyến khích tôi tiếp tục đưa ra những quyết định khó khăn và sau đó bỏ chúng lại sau lưng, cũng như tiếp tục dạy tôi một khóa ngắn hạn về cách thức mọi sự diễn tiến ở Washington. Một trong những việc chúng tôi thường xuyên làm là ăn trưa cùng nhau trong phòng ăn riêng của tôi mỗi tuần một lần. Chúng tôi thay phiên nhau đọc kinh cầu nguyện, rồi nói chuyện về mọi thứ từ gia đình, thể thao, sách vở, phim ảnh cho đến những chuyện mới nhất trong công việc của anh ấy và của tôi. Chúng tôi ăn trưa với nhau như vậy trong tám năm, trừ những lúc một trong hai chúng tôi phải đi công tác nhiều ngày. Dù chúng tôi cũng có nhiều điểm chung, nhưng chúng tôi rất khác nhau, và những lần ăn trưa ấy giữ cho chúng tôi gần gũi nhau hơn trong bầu không khí nồi áp suất ở Washington, và giúp tôi hòa nhập dễ dàng hơn với đời sống mới.

        Xét về tổng thể, tôi cảm thấy khá hài lòng, cả về mặt cá nhân lẫn chính trị, về 100 ngày đầu tiên cầm quyền. Tuy nhiên, tôi vẫn phải chịu nhiều căng thẳng. Hillary cũng vậy. Dù rất phấn khích và quyết tâm, trước khi bước vào cuộc sống tổng thống, chúng tôi đã mệt mỏi sẵn vì chưa thực sự nghỉ ngơi chút nào sau kỳ bầu cử. Thế rồi chúng tôi cũng không có được tuần trăng mật mà các tổng thống tân cử thường có, một phần vì vấn đề đồng tính trong quân đội nổi lên khá sớm, có lẽ vì chúng tôi làm báo giới giận dữ bằng việc hạn chế họ đi lại trong Cánh Tây. Cái chết của cha Hillary là một mất mát đau đớn với cô ấy. Tôi cũng nhớ Hugh, và cả hai chúng tôi phải loay hoay khi chơi các trò chơi mất một thời gian. Dù chúng tôi rất thích thú với công việc, sự mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần của 100 ngày đầu tiên là rất đáng kể.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM