Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:01:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời tôi  (Đọc 193067 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #180 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2016, 03:10:51 am »

        Câu chuyện Flowers bùng lên với sức mạnh của thuốc nổ, và trở nên quá cám dỗ đối với báo giới, dù một số bài báo cũng đưa ra nghi ngờ về các cáo buộc của cô ta. Báo chí cũng viết rằng Flowers đã được trả tiền cho bài viết đó, và có nhắc trước đó một năm cô ta từng quả quyết phủ nhận mối quan hệ này. Báo chí cũng phơi bày những lời nói không đúng sự thật của Flowers về học vấn và công việc của mình. Tuy nhiên những chuyện này không thấm tháp gì so với các cáo buộc của cô ta. Tỷ lệ ủng hộ của tôi trong các cuộc trưng cầu ở New Hampshire lập tức rớt xuống, nên Hillary và tôi quyết định chấp nhận lời mời tham dự chương trình 60 Minutes - 60 phút của đài CBS để trả lời những câu hỏi xung quanh lời buộc tội và tình trạng hôn nhân của chúng tôi. Đó không phải là một công việc dễ dàng. Chúng tôi muốn bảo vệ chính mình trước tin tức về vụ xìcăngđan và kéo sự chú ý trở lại các vấn đề thực sự mà không làm tổn thương chính chúng tôi hoặc đổ thêm dầu vào lửa của kiểu chính trị tiêu diệt đời tư cá nhân, vốn là thứ tôi rất ghê tởm ngay cả trước khi chính mình bị nó thiêu đốt. Tôi đã từng nói tôi không hoàn hảo. Nếu việc có một đời sống hoàn hảo là một chuẩn mực thì dân chúng sẽ phải bầu người khác làm tổng thống.

        Chúng tôi thu hình tại khách sạn Ritz - Carlton ở Boston vào sáng chủ nhật ngày 26 tháng 1 để phát hình vào buổi tối hôm đó sau trận cầu Super Bowl. Chúng tôi nói chuyện với Steve Kroft - người phỏng vấn - hơn một giờ. Anh ta bắt đầu câu chuyện bằng cách hỏi liệu Vụ Flowers có thực không. Khi tôi vừa khẳng định là không thì câu hỏi tiếp theo là tôi đã bao giờ có nhân tình chưa. Lẽ ra tôi nên dùng cách ứng phó khôn ngoan của Rosalynn Carter năm 1976 rằng "Nếu có, tôi cũng đâu có nói với anh". Nhưng vì tôi không hoàn toàn vô tội như bà Carter, tôi quyết định không tận dụng cách nói đó. Thay vào đó, tôi thừa nhận đã từng gây đau đớn cho cuộc hôn nhân của mình, và rằng tôi đã nói về chuyện này nhiều hơn bất cứ một chính khách nào khác và từ nay sẽ không nói thêm nữa. Tôi nói người dân Mỹ hiểu tôi muốn nói điều gì.

        Song thật khó tin, Kroft lặp lại câu hỏi lần nữa. Mục đích duy nhất của anh ta là lấy bằng được sự thừa nhận cụ thể từ phía tôi. Cuối cùng, sau một loạt câu hỏi về Gennifer Flowers, anh ta quay lại quan hệ giữa tôi và Hillary, ám chỉ cuộc hôn nhân của chúng tôi là một "sự dàn xếp". Tôi muốn thụi anh ta một quả. Nhưng tôi chỉ nói: "Khoan đã, trước mặt anh là hai người yêu nhau. Đây không phải là một sự sắp đặt nào hết. Đây là một cuộc hôn nhân". Rồi Hillary nói tiếp rằng cô ấy dự cuộc phỏng vấn này với tôi là "vì tôi yêu và kính trọng anh ấy, tôi tôn trọng những gì không chỉ anh ấy mà cả chúng tôi đã trải qua. Và anh thấy đấy, nếu người dân thấy như thế là chưa đủ thì, tiếc gì nữa, đừng bỏ phiếu cho anh ấy". Sau một hồi quần thảo như vậy, Kroft trở nên văn minh hơn và trao đổi xung quanh cuộc' sống của tôi và Hillary. Đoạn này đã bị cắt đi và cả cuộc phỏng vấn dài đó bị kéo xuống chỉ còn 10 phút, chắc là do trận cầu Super Bowl kéo dài chiếm chỗ của chương trình.

        Trong lúc cuộc phỏng vấn diễn ra, chiếc đèn cực nóng phía trên ghế tôi và Hillary ngồi tuột khỏi băng keo dính trên trần nhà và rớt xuống. Chiếc đèn ở ngay trên đầu Hillary và nếu rơi trúng, có lẽ Hillary sẽ bị bỏng nặng. Rất may, tôi đã thoáng thấy nó và kịp kéo vội cô ấy về phía mình trước khi nó rơi xuống chỗ cô ấy vừa ngồi. Hillary hoảng hồn. Tôi chỉ vuốt tóc cô ấy và nói không sao cả, và rằng tôi yêu cô ấy. Sau đó, chúng tôi bay về nhà để xem chương trình phát trên tivi với Chelsea. Khi chương trình kết thúc, tôi hỏi cảm nghĩ của Chelsea về tôi. Con bé chỉ nói rằng: "Con rất hạnh phúc khi bố mẹ là bố mẹ của con".

        Sáng hôm sau, tôi bay tới Jackson, Mississippi dự bữa sáng được tổ chức bởi cựu Thống đốc Bill Winter và Mike Espy - những người đã sớm ủng hộ tôi. Tôi không chắc liệu có ai đến hay không và người ta sẽ đón nhận tôi ra sao. Song thật nhẹ nhõm là người ta phải kê thêm ghê cho lượng khách đông hơn dự tính, tất cả có vẻ vui vì gặp tôi. Thế là tôi quay lại với công việc.

        Thế nhưng mọi việc chưa phải đến đó là hết. Gennifer Flowers tổ chức một buổi họp báo tại khách sạn Waldorf-Astoria ở New York. Cố ta lại nhắc lại câu chuyện của cô ta và nói là đã quá mệt mỏi vì phải nói dối. Cô cũng thừa nhận một "ứng viên Cộng hòa địa phương" - cô từ chối nêu tên người này - đã tiếp cận cô và yêu cầu cô công khai câu chuyện của mình. Tại buổi họp báọ này người ta bật một số đoạn băng ghi âm của cô ta, nhưng ngoại trừ việc chúng chứng minh rằng tôi từng nói chuyện với cô ta - điều mà tôi không phủ nhận - thì nhìn chung nội dung mấy cuốn băng chẳng có gì đáng kể so với bao nhiêu lời đồn đoán ầm ĩ.

        Dù còn vài lần đưa tin thêm sau này nhưng vụ việc Flowers trên báo giới đã khép lại. Tôi nghĩ nguyên nhân chính là việc chúng tôi đã thành công trong việc tạo ra một cách nhìn đúng đắn về nó trong chương trình 60 phút. Công chúng hiểu tôi không hoàn hảo và cũng không giả vờ hoàn hảo, nhưng mọi người biết còn có nhiều vấn đề liên quan đến quốc gia đáng quan tâm hơn. Nhiều người cảm thấy phản cảm vì kiểu "dùng tiền mua tin bẩn" của tin tức truyền thông. Cùng thời gian đó, Larry Nichols quyết định rút lại đơn kiện và đưa ra lời xin lỗi chính thức vì, theo lời ông ta, cố tình "tiêu diệt" tôi: "Báo chí đã viết nhiều về chuyện này và bây giờ đã đi quá xa. Khi bài báo trên tờ Star được tung ra, một vài phụ nữ gọi điện hỏi liệu tôi có trả tiền để họ nhận đã quan hệ với Bill Clinton hay không. Điều này thật điên rồ". Có nhiều nghi vấn xung quanh cuộn băng được phát tại buổi họp báo của Flowers nhưng tờ Star từ chối công bố cuộn băng gốc. Một đài truyền hình ở Los Angeles thuê một chuyên gia thẩm định, và ông này nói không chắc là đoạn băng ghi âm có bị, theo lời ông, "giả mạo" hay không, nhưng nó rõ ràng là đã được "cắt gọt một cách có chọn lọc". CNN cũng đưa tin phê phán chuyện ghi âm đó dựa trên phân tích từ chuyên gia riêng của họ.

        Như tôi đã nói, tôi gặp Gennifer Flowers lần đầu năm 1977, khi tôi còn là Bộ trưởng tư pháp và cô là một phóng viên truyền hình cho đài địa phương thường phỏng vấn tôi. Chẳng bao lâu sau, cô rời Arkansas để theo đuổi sự nghiệp biểu diễn mà tôi nhớ là làm ca sĩ phụ cho ngôi sao nhạc đồng quê Roy Clark. Rồi cô ta chuyển tới Dallas. Cuối những năm 80, cô quay trở lại Little Rock để gần mẹ cô hơn và gọi cho tôi nhờ tìm giúp một công việc của tiểu bang để thêm vào ngoài thu nhập đi hát. Tôi chuyển đề nghị của cô ta tới Judy Gaddy, nhân viên phụ trách giới thiệu những người tìm việc cho các cơ quan tiểu bang. Sau 9 tháng, Flowers cuối cùng cũng tìm được một vị trí với mức lương dưới 20.000USD một năm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #181 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2016, 07:30:00 am »

        Ấn tượng của tôi về Gennifer Flowers là một người cứng rắn, không có tuổi thơ lí tưởng và cũng gặp không ít thất bại trong sự nghiệp, nhưng cô ta vẫn tiến tới. Sau này báo chí dẫn lời cô ta rằng cô sẽ bỏ phiếu cho tôi và cô không tin những cáo buộc của Paula Jones về chuyên quấy rối tình dục. Trớ trêu thay, gần như đúng sáu năm sau lần xuất hiện vào tháng 1 năm 1991 trên chương trình 60 phút, tôi phải đưa ra lời khai trong vụ Paula Jones và cũng phải trả lời về chuyện của Gennifer Flowers. Tôi thừa nhận là những năm 70 tôi đã có mối quan hệ lẽ ra không nên có với cô ta. Tất nhiên mấy câu hỏi đó chẳng liên quan gì đến cáo buộc lạm dụng tình dục của Jones mà chỉ là một phần của một kế hoạch đã có từ lâu và được tài trợ tốt nhằm phá hoại tôi cả về mặt chính trị cũng như cá nhân. Nhưng vì tôi đang khai trong khi tuyên thệ, và tất nhiên nếu như tôi đã không làm gì sai trái thì tôi cũng không bị bối rối như thế. Những người chỉ trích tôi thích chí ra mặt. Thật trớ trêu, họ chỉ coi sự thú nhận trên là thật, còn cam đoan rằng toàn bộ lời khai còn lại là không trung thực. Thực tế làm gì có quan hệ ngoại tình nào kéo dài 12 năm. Gennifer Flowers bây giờ vẫn đang kiện James Carville, Paul Begala và Hillary vì vu cáo cô ta. Tôi thật không muốn trù ẻo gì cô ta, nhưng giờ đây khi tôi không còn là tổng thống, tôi hi vọng cô ta sẽ để cho họ yên.

        Vài ngày sau khi giông tố nổ ra, tôi gọi cho Eli Segal và nài nỉ anh đến Little Rock để có một người chín chắn, vững chãi trong tổng hành dinh. Khi anh ấy hỏi sao tôi lại cần sự giúp đỡ từ một người như anh ấy, tức là luôn tham gia vào các chiến dịch tranh cử tổng thống thất bại, tôi chỉ nói rằng "Tôi đang tuyệt vọng". Eli cười phá lên rồi đến, trở thành chánh văn phòng phụ trách văn phòng đầu não, tài chính và máy bay dùng để di chuyển trong chiến dịch. Đầu tháng đó, các thống đốc Ned McWherter, Brereton Jones và Booth Gardner của các bang Tennessee, Kentucky, và Washington lên tiếng ủng hộ tôi. Những người trước đây đã ủng hộ tôi như Dick Riley bang Nam Carolina, Mike Sullivan bang Wyoming, Bruce King bang New Mexico, George Sinner bang Bắc Dakota và Zell Miller bang Georgia một lần nữa xác nhận họ đứng về phía tôi. Thượng nghị sĩ Sam Nunn cũng vậy, nhưng thận trọng nói rằng ông muốn tạm thời "chờ đợi và chứng kiến" xem có chuyện gì nữa xảy ra hay không.

        Một cuộc trưng cầu dân ý cả nước cho thấy 70% người Mỹ nghĩ rằng báo chí không nên phản ánh đời sống riêng tư của những người của công chúng. Trong một cuộc trưng cầu khác, 80% người theo đảng Dân chủ nói họ sẽ không thay đổi lá phiếu của mình dù câu chuyên Flowers có thật. Nghe như vậy thì cũng hay, nhưng con số 20% kia cũng lớn, không thể để vuột dễ dàng được. Dù vậy, chiến dịch vận động lại có đà đi lên, và có vẻ như ít ra thì chúng tôi vẫn có thể về nhì sau Tsongas, mà theo tôi như thế là đủ để tôi đi tiếp tới các cuộc bầu chọn ứng viên ở các bang miền nam.

        Thế rồi, ngay khi chiến dịch vừa có vẻ hồi phục lại thì lại có một cú sốc lớn nữa khi nổ ra câu chuyện về nghĩa vụ quân dịch của tôi. Ngày 6 tháng 2, Tạp chí Wall Street Journal đăng một bài nói về lai lịch quân dịch của tôi cũng như về quan hệ của tôi với chương trình quân dự bị (ROTC) ở trường đại học Arkansas năm 1969. Khi chiến dịch bắt đầu, tôi đã không chuẩn bị cho những câu hỏi về giai đoạn này của cuộc đời mình, và đã nhầm lẫn khi nói tôi chưa từng được hoãn dịch lần nào trong suốt những năm học ở Oxford; mà thực ra, tôi có được hoãn dịch một lần từ ngày 7 tháng 8 đến 20 tháng 10 năm 1969. Tệ hơn nữa, đại tá Eugene Holmes, người đã đồng ý cho tôi tham gia chương trình ROTC, giờ đây lại nói rằng tôi đã lừa dối ông để trốn quân dịch. Năm 1978 khi phóng viên hỏi ông về chuyện này, ông nói ông phải giải quyết hàng trăm vụ và không nhớ chi tiết về vụ của tôi. Gộp với lời phát ngôn nhầm lẫn của tôi về chuyện hoãn dịch, thông tin mới này khiến mọi người thấy hình như tôi đã lừa dối về lý do tại sao tôi không phải đi quân dịch. Thực ra không phải như vậy, nhưng lúc ấy tôi không lấy gì minh chứng được. Tôi không nhớ và không tìm thấy cuộn băng cuộc hội thoại khá thân mật giữa Jeff Dwire và Holmes hồi tháng 3 năm 1970 khi tôi ra khỏi ROTC và quay trở lại tình trạng có thể bị gọi quân dịch. Jeff đã mất, và Bill Armstrong, chủ tịch hội đồng tuyển quân địa phương, cũng đã mất. Tất cả hồ sơ quân dịch thời gian đó đã bị hủy.

        Việc Holmes công kích làm tôi khá ngạc nhiên bởi nó mâu thuẫn với phát ngôn trước đây của ông. Có người cho rằng trí nhớ của Holmes được giúp hồi phục bởi cô con gái Linda Burnett, một người hoạt động của đảng Cộng hòa đang làm việc cho đợt tái tranh cử của Tổng thống Bush.

        Gần ngày bầu cử hơn, ngày 16 tháng 9, Holmes đưa ra một lời chất vấn chi tiết hơn về "lòng yêu nước và danh dự" của tôi, và lại nói rằng tôi đã lừa ông ta. Có thể thấy rõ bản tuyên bố này được con gái ông soạn ra, với sự "hướng dẫn" từ văn phòng đối thủ cũ của tôi là Dân biểu John Paul Hammerschmidt và chỉnh sửa của nhiều nhân viên trong tổ chức vận động tranh cử của Bush.

        Vài ngày sau khi câu chuyên vỡ lở, và chỉ một tuần trước ngày bỏ phiếu ở New Hampshire, Ted Koppel, xướng ngôn viên của mục Nightline hang ABC, gọi cho David Wilhelm và cho hay anh ta có bản sao lá thư tôi gửi cho đại tá Holmes và ABC đang chuẩn bị làm bản tin về nó. Tôi đã quên khuấy mất là có lá thư này, hãng ABC đã hào hiệp gửi cho chúng tôi một bản. Khi đọc thư, tôi có thể hiểu tại sao chiến dịch của Tổng thống Bush chắc chắn rằng lá thư và lời tuyên bố của Holmes về chương trình ROTC có thể nhấn chìm tôi ở New Hampshire.

        Tối đó, Mickey Kantor, Bruce Lindsey, James Carville, Paul Begala, George Stephanopoulos, Hillary và tôi họp lại trong một phòng của chúng tôi tại lữ quán Days Inn ở Manchester. Báo chí đang xẻo thịt chúng tôi. Lúc này tôi bị tấn công song song hai hướng về chuyện nhân cách. Tất cả các nhà phê bình truyền hình đều nhận định tôi chết chắc. George thu lu trên sàn, mếu máo nói rằng liệu đây có phải là thời điểm rút lui hay không. Carville đi qua đi lại, vẫy vẫy lá thư và hét lên: "George! George! Đừng có điên. Lá thư này là đồng minh của chúng ta. Bất cứ ai thực sự đọc nó rồi sẽ nghĩ đúng là ông ấy có tư cách!". Mặc dù tôi rất quý thái độ "chết cũng không lùi" của Carville nhưng tôi bình tĩnh hơn anh ấy. Tôi biết kinh Nghiệm chính trị duy nhất của George là ở Washington, và không giống như chúng tôi anh ấy có lẽ thực sự tin báo giới nên định đoạt ai đáng giá và ai không đáng giá. Tôi hỏi, "George này, cậu còn nghĩ tôi có thể làm một tổng thống giỏi không?". "Còn chứ," anh ta đáp. "Thế thì đứng lên và quay trở lại công việc nào. Nếu cử tri muốn loại tôi, họ sẽ làm trong ngày bầu cử. Tôi sẽ để họ là người quyết định".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #182 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2016, 07:06:07 am »

        Nói mạnh mẽ vậy nhưng các cuộc trưng cầu cho thấy tỷ lệ ủng hộ tôi sụt xuống y như đá rơi vào giếng. Tôi tụt xuống vị trí thứ ba và tỷ lệ ủng hộ dường như sẽ còn tụt xuống dưới 10%. Theo lời khuyên của Carville và Mickey Kantor, chúng tôi đăng quảng cáo trên tờ Manchester Union Leader với đầy đủ nội dung lá thư và mua hai đoạn 30 phút trên truyền hình để cử tri gọi tới và hỏi bất cứ những gì họ thắc mắc. 150 người Arkansas bỏ dở công việc đang làm, tới New Hampshire đi từng nhà một để thuyết phục. Trong số đó có Dân biểu David Matthews, từng là sinh viên luật của tôi và là một trong những người ủng hộ nhiệt tình nhất với chương trình luật pháp cũng như chiến dịch của tôi tại quê nhà. David giỏi hùng biện và thuyết phục, sau đó đã trở thành người đạị diện của tôi bên cạnh Hillary. Cứ nhìn cái cách anh ấy hâm nóng đám đông tại một vàì đại hội, những người tham dự cho rằng lẽ ra con người này nên là ứng viên mới phải. 600 người Arkansas nữa điền tên và số điện thoại của mình kín mít vào trang quảng cáo trên tờ Union Leader, đề nghị bất cứ một người Dân chủ nào ở New Hampshire muốn biết sự thật về thống đốc Clinton thì cứ liên lạc. Và đã có hàng trăm cuộc điện thoại như thế.

        Trong số những người Arkansas đến giúp tôi, không ai tạo ra sự thay đổi đáng kể hơn được người bạn thời thơ ấu David Leopoulos. Khi vụ Flowers nổ ra, David nghe bình luận trên tivi nói tôi coi như tiêu tùng. Anh ấy giận đến mức leo lên xe và lái một mạch ba ngày tới New Hampshire vì không đủ tiền đi máy bay. Ngay khi anh đặt chân tới tổng hành dinh, trợ lý báo chí trẻ của tôi là Simon Rosenberg sắp xếp một cuộc phỏng vấn cho anh trên đài phát thanh Boston có lượng thính giả New Hampshire lớn. Anh ấy lập tức làm nên chuyện chỉ bằng cách tâm tình về tình bạn 40 năm qua của chúng tôi, khiến tôi được nhìn ở góc độ một con người hơn. Rồi anh còn phát biểu trước một cuộc tập hợp tình nguyện viên trên cả nước của chúng tôi. Lúc anh kết thúc, mọi người đều rưng rưng cảm động và quyết tâm đi tới cùng. David dành cả tuần hoạt động trong tiểu bang, trả lời phỏng vấn các đài phát thanh, phân phát những tờ rơi tự làm có những tấm ảnh hồi còn nhỏ của chúng tôi như một minh chứng con người thực của tôi. Cuối hành trình, tôi gặp anh ở một cuộc tập hợp ở Nashua, nơi anh ở cùng 50 người Arkansas khác, trong đó có Carolyn Staley, bạn cùng ban nhạc jazz Randy Goodrum và người bạn từ thời học sinh Mauria Aspell. Chính những người "bạn của Bill" có lẽ đã cứu vãn được chiến dịch ở New Hampshire.

        Vài ngày trước hôm bỏ phiếu, tôi xuống New York để tham gia một sự kiện gây quỹ đã lên kế hoạch từ lâu. Tôi cứ phân vân liệu có ai tới hay không, dù chỉ để nhìn thấy một kẻ coi như đã chết. Lức đi ngang bếp của khách sạn Sheraton sang phòng chính, tôi bắt tay với người phục vụ và đầu bếp ở đây như tôi thường làm. Một trong những người phục vụ, Dimitrios Theofanis, nói chuyện với tôi một lúc, và lần nói chuyện ấy biến ông ấy thành người bạn suốt đời với tôi. "Đứa con trai chín tuổi của tôi đang tìm hiểu về bầu cử ở trường học và nó nói tôi nên bỏ phiếu cho ngài. Nếu tôi làm như vậy, tôi muốn ngài làm cho con trai tôi được tự do. Ở Hy Lạp, chúng tôi nghèo nhưng có tự do. Còn ở đây, con trai tôi không thể chơi trong công viên hoặc tới trường một mình bởi bên ngoài quá nguy hiểm. Cháu không được tự do. Thế nên nếu tôi bỏ phiếu cho ngài, ngài có làm cho con trai tôi tự do không?". Tôi suýt khóc. Con người này thực sự quan tâm tới việc tôi có thể làm gì để mang lại an toàn cho con trai ông ta. Tôi nói với ông ấy, các cảnh sát cộng đồng với nhiệm vụ tuần tra khu phố và quen biết dân cư trong đó có thể giúp ích nhiều, và tôi cam kết sẽ chi tiền để lập lực lượng 100.000 cảnh sát như vậy.

        Tôi đã bắt đầu cảm thấy khá hơn, nhưng khi bước vào khán phòng thì tinh thần tôi mới thực sự cất cánh: 700 người đang ở đó, có cả người bạn từ hồi Georgetown của tôi, Denise Hyland Dangremon và chồng cô, Bob, vừa từ Rhode Island đến để ủng hộ tinh thần. Tôi quay trở lại New Hampshire với suy nghĩ tôi có thể sông sót được.

        Vài ngày cuối cùng của chiến dịch, Tsongas và tôi tranh cãi nảy lửa về chính sách kinh tế. Tôi đề xuất một kế hoạch bốn điểm nhằm tạo công ăn việc làm, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp, giảm bớt đói nghèo và khoảng cách thu nhập; và giảm mức thâm hụt xuống còn một nửa trong vòng bốn năm. Để làm như vậy tôi đề xuất giảm chi tiêu và tăng thuế trên những người Mỹ giàu có nhất; tăng mức đầu tư vào giáo dục, đào tạo và công nghệ mới; mở rộng thương mại; và giảm phần nào thuế cho tầng lớp trung lưu và giảm nhiều cho lao động nghèo. Chúng tôi đã nỗ lực tính toán từng đề án từ những con số lấy được từ văn phòng ngân sách quốc hội. Trái lại hoàn toàn với kế hoạch của tôi, Tsongas phản bác rằng chúng tôi nên chỉ tập trung giảm thâm hụt ngân sách, rằng nền kinh tế sẽ không chịu nổi nếu giảm thuế cho tầng lớp trung lưu, dù ông ấy ủng hộ giảm thuê thu lợi từ vốn — một việc sẽ có lợi nhất cho người Mỹ giàu. Ông gọi tôi là. "kẻ nuông chiều công chúng" vì tôi đề nghị giảm thuế. Ông nói rằng ông sẽ trở thành người bạn tuyệt vời nhất mà Phô Wall từng có. Tôi đáp trả lại rằng cái chúng ta cần là một kế hoạch kinh tế Dân chủ kiểu mới có thể có lợi cho cả Phố Wall lẫn xóm nhà lá, cho cả các doanh nghiệp lẫn các gia đình lao động. Nhiều người đồng tình với luận điểm của Tsongas rằng mức thâm hụt quá lớn nên cắt giảm thuế chẳng thấm tháp gì, nhưng tôi nghĩ cần phải làm một điều gì đó cải thiện chênh lệch thu nhập tăng liên tục trong hai thập niên qua cũng như việc gánh nặng thuế khóa đã chuyển vào vai tầng lớp trung lưu trong thập niên 80.

        Trong khi tôi vui mừng được tranh luận về kế hoạch kinh tế, tôi không hề ảo tưởng rằng những câu hỏi quanh phẩm chất cá nhân tôi đã tan biến. Khi chiến dịch gần kết thúc, tôi phát biểu trước một đám đông cuồng nhiệt ở Dover những suy nghĩ của mình về "vấn đề phẩm chất":

        Vài tuần qua tôi thấy thật kỳ khôi khi chứng kiến những cái gọi là vấn đề về phẩm chất cá nhân được nêu lên, một cách không phải là không có chủ ý, sau khi tôi vọt lên đỉnh điểm vì những luận điểm giải quyết các vấn đề mà các bạn đang gặp phải cũng như tương lai và cuộc sống của các bạn.

        Phẩm chất là một yếu tố quan trọng trong cuộc chạy đua vào chức tổng thống và người dân Mỹ đang và sẽ đánh giá phẩm chất của mỗi chính trị gia như họ vẫn làm 200 năm nay. Và hầu hết lần nào họ cũng đúng, nếu không, chúng ta đâu có được như hôm nay. Vậy để tôi sẽ nói cho các bạn biết tôi nghĩ gì về yếu tố phẩm chất: ai là người thực sự quan tâm đến bạn? Ai là người luôn cố gắng nói cụ thể anh ta sẽ làm gì khi trở thành tổng thống? Ai từng thể hiện rằng mình đã từng làm những gì mình hứa? Và ai là người kiên quyết thay đổi cuộc sống của các bạn chứ không chỉ cố kiết bám giữ hoặc nắm lấy quyền lực?...

        Tôi sẽ nói quan điểm của mình về vấn đề phẩm chất trong cuộc bầu cử này: Sao một người có trong tay quyền lực của tổng thống nhưng không bao giờ dùng nó để giúp dân chúng cải thiện đời sống mãi cho đến khi chính bản thân anh ta cần được cứu vãn trong bầu cử? Đó mới là vấn đề phẩm chất...

        Tôi nói các bạn nghe nhé. Quyền lựa chọn là ở các bạn, và nếu các bạn chọn tôi, tôi sẽ không như George Bush. Tôi sẽ không bao giờ quên những ai đã cho tôi một cơ hội thứ hai, và tôi sẽ sống vì các bạn đến hơi thở cuối cùng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #183 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2016, 02:42:24 am »

        "Đến tận hơi thở cuối cùng" trở thành tiếng gọi tập hợp cho chiến binh của chúng tôi trong những ngày cuối cùng trong chiến dịch ở New Hampshire. Hàng trăm tình nguyện viên làm việc một cách miệt mài. Hillary và tôi bắt lấy bất kỳ bàn tay nào chìa ra. Kết quả thăm dò vẫn không khá hơn, nhưng ít ra tinh thần hứng khởi đã nâng lên đôi chút.

        Vào sáng ngày bầu cử - 18 tháng 2 - trời lạnh cóng và băng giá. Michael Morrison, cậu sinh viên phải ngồi xe lăn của Jan Paschal, thức dậy chuẩn bị đi làm ở điểm bỏ phiếu. Rủi thay, xe hơi của mẹ cậu mãi không khởi động được. Michael thất vọng, nhưng điều đó không cản được cậu. Cậu vẫn chạy xe lăn máy của mình trong buổi sáng lạnh lẽo qua hai dặm trên những con đường trơn tuột trong gió đông để đến điểm bỏ phiếu. Một số người cho rằng cuộc bỏ phiếu là cho chuyện quân dịch và vụ Gennifer Flowers. Nhưng tôi cho rằng cuộc bầu cử này là cho Michael Morrison; cho Ronnie Machos, chú nhóc bị bệnh tim mà không có bảo hiểm y tế; cho bé gái có người cha thất nghiệp đã treo cổ tự tử trong tủi hổ; cho đôi vợ chồng già Edward và Annie David không đủ tiền mùa thức ăn và thuốc men; cho cậu con trai của người bồi bàn nhập cư ở New York không thể chơi an toàn ngoài công viên. Chúng tôi sắp chứng kiến xem ai đúng.

        Tối đó, Paul Tsongas thắng với 35% phiếu, nhưng tôi đứng thứ hai với 26%, bỏ xa Kerrey với 12%, Harkin 10% và Brown 9%. Số phiếu còn lại dành cho những ứng viên phút chót. Theo lời khuyên của Joe Grandmaison, một ủng hộ viên New Hampshire tôi quen từ hồi chiến dịch của Duffey, tôi phát biểu sớm trước giới truyền thông, và nghe theo lời Paul Begala mà nói rằng New Hampshire khiến tôi trở thành "Chú nhóc tái sinh". Tsongas tiêu diệt tôi ở các quận gần nhất với đường ranh giới tiểu bang Massachusetts. Tính từ mười dặm ở phía bắc lên tới New Hampshire thì tôi thực sự thắng. Tôi cực kỳ vui sướng và biết ơn. Các cử tri đã quyết định chiến dịch của tôi có thể tiếp tục.

        Tới lúc này tôi đã yêu mến New Hampshire, thích thú với chất riêng của nơi này, trân trọng sự nghiêm túc của cử tri, kể cả những người bầu cho người khác. Bang New Hampshire đã giúp tôi bắt nhịp lẹ hơn và trở thành một ứng viên tốt hơn. Nhiều người đã trở thành bạn thân thiết của tôi và Hillary và nâng đỡ chúng tôi. Một số người đáng ngạc nhiên trong số họ làm việc trong chính quyền của tôi, và tôi giữ liên hệ với nhiều người nữa trong vòng tám năm kế tiếp, trong dó có cả lần tổ chức Ngày New Hampshire ở Nhà Trắng.

        New Hampshire là bức tranh phản ánh chân thực khát khao thay đổi đất nước của người dân Mỹ. về phía đảng Cộng hòa, chiến dịch của Pat Buchanan giành được 37% phiếu bầu và mức ủng hộ tổng thống trên toàn quốc đã giảm xuống dưới 50% lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh vùng Vịnh. Mặc dù ông vẫn đứng trên tôi và Paul Tsongas trong các cuộc trưng cầu nhưng rõ ràng vị trí ứng viên đề cử của đảng Dân chủ là xứng đáng để giành lấy.

        Sau New Hampshire, các cuộc bầu sơ bộ chọn ứng viên cũng như họp kín còn lại diễn ra với một nhịp độ khiến không thể có được kiểu vận động "bán lẻ" như ở New Hampshire. Ngày 23 tháng 2, Tsongas và Brown đều thắng trong lần họp kín ở Maine. Tsonas giành 30%, Brown theo sát với con số 29% còn tôi bị bó xa ờ vị trí thứ ba với 15% số phiếu. Những bang áp dụng hệ thống họp kín này không thu hút được nhiều người tham gia lựa chọn ứng viên như những nơi thực hiện bầu sơ bộ. Do đó, những buổi họp kín thường ủng hộ ứng viên nào có ủng hộ viên quyết liệt hơn. Những người này thường thiên tả hơn những người theo Dân chủ nói chung, và rất thiên tả nếu so với cử tri bỏ phiếu tổng tuyển cử. Ngày 25 tháng 2, cử tri tại Nam Dakota dành nhiều ủng hộ hơn cho Bob Kerrey và Tom Harkin, nhưng dù sao tôi cũng huy động được khá nhiều người đi bỏ phiếu sau chỉ một lần đi vận động duy nhất ở một trại ngựa.

        Tháng 3 là một tháng quan trọng. Nó mở đầu bằng các đợt bầu sơ bộ ở Colorado, Maryland và Georgia. Tôi có nhiều bạn ở Colorado như Jim Lyons và Mike Driver, còn cựu thống đốc Dick Lamm lại là điều phối viên khu vực Rocky Mountain cho tôi. Vậy mà tôi cũng chỉ có thể chia phiếu với Brown và Tsongas. Brown được 29%, tôi 27% và Tpongas theo sát với 2.6%. Ở Maryland, tôi mở đầu với tổ chức mạnh, nhưng một số ủng hộ viên đã chuyển sang bên Tsongas khi tôi đang sa lầy trong các cuộc thăm dò ở New Hampshire. Ở đây, ông ấy đánh bại tôi.

        Georgia là một thử thách lớn. Tôi vẫn chưa thắng được cuộc bầu sơ bộ nào, do vậy tôi cần chiến thắng ở đây, và thắng một cách thật thuyết phục. Đây là bang lớn nhất có đợt .bỏ phiếu ngày 3 tháng 3, là cuộc bầu đầu tiên ở miền Nam. Zell Miller đã rời ngày bỏ phiếu lên sớm một tuần để tránh trùng đợt ngày Siêu Thứ Ba của các bang miền nam. Georgia là một bang rất thú vị. Thủ phủ Atlanta là một thành phố đa dạng chủng tộc, với mật độ các trụ sở tập đoàn kinh tế dày đặc nhất nước Mỹ. Ngoài Atlanta thì toàn bang lại bảo thủ về mặt văn hóa. Đơn cử như việc Zell, dù rất được ưa chuộng tại đây, cố mãi vẫn không thuyết phục được quốc hội tiểu bang bỏ hình chữ thập của liên quân miền Nam ra khỏi lá cờ tiểu bang, đến khi người kế nhiệm ông là thống đốc Roy Bames quyết định bỏ chữ thập thì lập tức bị đánh bại khi ra tái cử. Bang này còn có quân đội thường xuyên đóng tại đây, được bảo hộ bởi những nhà lãnh đạo quốc hội tiểu bang. Không vô tình mà Sam Nunn lại là chủ tịch của ủy ban lực lượng vũ trang của thượng viện. Khi câu chuyện về quân dịch của tôi xuất hiện, Bob Kerrey đã đùa rằng, khi tôi đến Georgia, cử tri sẽ bẻ tôi làm đôi như bẻ "đậu phụng mềm". Đây là một cú đánh thông minh, vì Georgia là bang trồng nhiều đậu phụng nhẫt cả nước. Vài ngày sau cuộc bỏ phiếu ở New Hampshire, tôi bay tới Atlanta. Máy bay hạ cánh, tôi được tiếp đón bởi thị trưởng Maynard Jackson - một người bạn cũ và Jim Butler - một luật sư công tố đồng thời là cựu chiến binh Việt Nam. Ông cười, bắt tay tôi và nói ông là một người lính không muôn xẻ tôi làm đôi như một hạt đậu.

        Ba chúng tôi quay vào thành phố dự một buổi gặp mặt trong một siêu thị. Tôi bước lên sân khấu với một nhóm đông các nhân vật Dân chủ nổi bật ủng hộ tôi. Chẳng bao lâu, cái sân khấu được dựng lên cho cuộc gặp này rõ ràng là không chịu nổi sức nặng của tất cả chúng tôi; nố đổ sụp làm mọi người ngã tung tóe. Tôi không bị sao, nhưng một trong số người đồng tổ chức, Calvin Smyre, và dân biểu tiểu bang gốc Phi thì không được may mắn như vậy. Ông ngã xuống và gẫy xương hông. Sau này, Craig Smith đùa với Calvin rằng ông là ủng hộ viên duy nhất đã cố đến "vỡ cả mông" vì tôi. Đúng là vậy. Cả Zell Miller, Dân biểu John Lewis và rất nhiều người Georgia khác nữa. Đó là chưa kể đến một số người Arkansas đã tự tổ chức thành nhóm "Lãng tử Arkansas". Nhóm này tổ chức vận động ở hầu hết các tiểu bang có bầu sơ bộ. Họ luôn làm nên chuyện, đặc biệt ở Georgia. Báo chí chính trị cho rằng để tiến lên, tôi phải thắng ít nhất 40% số phiếu ở đây. Nhờ bạn bè và thông điệp của mình, tôi thắng được 57% số phiếu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #184 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2016, 08:12:21 am »

        Ngày thứ bảy tuần sau đó, tại Nam Carolina, tôi có được chiến thắng thứ hai, giành 63% số phiếu. Tôi được giúp đỡ nhiều từ các quan chức phe Dân chủ, cựu thống đốc Dick Riley, và bạn bè quen ở kỳ nghỉ Cuối tuần Phục hưng. Tom Harkin nỗ lực đến cùng nhằm cản bước tôi, và Jessee Jackson - vốn là người vùng Nam Carolina - cùng đi với ông ta vòng quanh tiểũ bang để chỉ trích tôi. Bất chấp những cú đánh này và lời bình phẩm bất cẩn, tôi đáp trả họ trong một căn phòng ở đài phát thanh tình cờ vẫn có một micro còn bật, các lãnh đạo da đen vẫn không trở cờ. Tôi nhận được đa số phiếu của cử tri da đen như từng được ở Georgia. Tôi nghĩ điều này làm các đối thủ của tôi bất ngờ, dù tất cả họ đều có quá trình hoạt động tốt về dân quyền. Nhưng tôi là người miền Nam duy nhất, và tôi cũng như các lãnh đạo da đen ở Arkansas ủng hộ tôi có được nhiều năm để hiểu và kết nối với những người lãnh đạo da đen trên lĩnh vực giáo dục, kinh tế, chính trị, và tôn giáo trên toàn miền Nam.

        Giống như ở Georgia, tôi cũng nhận được sự ủng hộ hết mình từ cử tri da trắng trong cuộc bầu sơ bộ. Tới năm 1992, hầu hết người da trắng nào không ủng hộ ứng viên thân thiện với người da đen dã chuyển sang đứng về phe Cộng hòa. Những người bầu cho tôi là những người khao khát một tổng thống có thể vượt qua ngăn cách sắc tộc, giải quyết được vấn đề ảnh hưởng đến toàn bộ người Mỹ. Phe Cộng hòa luôn cố gắng thu hẹp nhóm người này bằng cách biến mọi cuộc bầu cử thành một cuộc chiến về văn hóa, và biến mọi ứng viên Dân chủ thành kẻ xa lạ trong mắt cử tri da trắng. Họ biết cách làm thế nào để tác động vào yếu tố tâm lí này để khiến cử tri da trắng không còn suy nghĩ được nữa, và khi họ làm được như vậy thì họ thắng. Ngoài việc cố thắng vòng bầu sơ bộ, tôi còn phải cố giữ cho đủ số cử tri da trắng còn khả năng suy nghĩ được thì mới có thể cạnh tranh được trong cuộc tổng tuyển cử ở miền Nam sau này.

        Sau Georgia, Bob Kerrey rút lui khỏi cuộc đua. Sau Nam Carolina, Tom Harkin cũng hành động tương tự. Chỉ còn Tsongas, Brown và tôi tiếp tục tiến tới ngày Siêu Thứ Ba với tám cuộc bầu sơ bộ và ba cuộc họp kín. Tsongas hạ gục tôi trong các cuộc bầu sơ bộ ở tiểu bang nhà của ông ấy là Massachusetts và bang lân cận Rhode Island, và thắng thêm cuộc họp kín ở Delaware. Nhưng các bang miền nam và các bang ở rìa ranh giới đã cứu vãn chiến dịch của chúng tôi. Trong tất cả các lượt bầu sơ bộ ở miền nam bao gồm Texas, Florida, Louisiana, Mississippi, Oklahoma và Tennessee, tôi giành phần lớn phiếu bầu. Ở Texas, với sự trợ giúp của người bạn tôi quen từ chiến dịch McGovern năm 1972 và sự ủng hộ to lớn từ những người Mỹ gốc Mexico, tôi thắng với 66% số phiếu. Trong các bang có bầu sơ bộ còn lại, tôi còn nhận được số phiếu hơn thế, ngoại trừ Florida. Ở Florida, sau một cuộc đua tranh khốc liệt đã bầu 51% cho Clinton, 34% cho Tsongas và 12% cho Brown. Tôi cũng giành được thắng lợi trong lần họp kín ở Hawaii nhờ Thông đốc John Waihee, và ở Missouri nơi có Phó thông đốc Mel Carnahan ủng hộ tôi dù bản thân ông cũng bận bịu vận động tranh cử thống đốc. Cuối cùng ông cũng thắng.

        Sau ngày Siêu Thứ Ba, tôi chỉ có một tuần để gia cố chiến lược làm thế nào dẫn đầu ở Illinois và Michigan. Chỉ một tháng trước, tôi đang còn ở trạng thái rơi tự do với các "chuyên gia phân tích" trên truyền hình dự đoán tôi sẽ lụn bại. Vậy mà bây giờ tôi đang dẫn đầu. Tuy nhiên, Tsongas vẫn còn rất sung sức. Một ngày sau ngày Siêu Thứ Ba, ông đã châm biếm rằng, vì những kết quả tôi đạt được ở các đợt bầu cử miền nam, ông ta sẽ coi tôi như ứng viên chung liên danh cho chức phó tổng thống. Ngày tiếp theo, ông ta đến vùng Trung Tây và chất vấn về phẩm chất cá nhân của tôi, về quá trình làm thống đốc và khả năng ứng cử của tôi. Với ông ta, vấn đề về nhân cách chính là đề- nghị cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu của tôi. Một cuộc trưng cầu mới cho thấy, khoảng 40% người Mỹ nghi ngờ tính trung thực của tôi, nhưng tôi nghi là họ nghĩ vậy không phải vì chuyện thuế.

        Đối với tôi, việc cần làm duy nhất bây giờ là giữ vững chiến lược và tiếp tục thực thi nó. Ở Michigan, tôi tới thăm thành phố nhỏ Barton gần Flint, nơi một lượng lớn dân cư xuất thân từ Arkansas tới đây tìm việc trong ngành công nghiệp ô tô. Ngày 12 tháng 3, tôi phát biểu ở hạt Macomb gần Detroit, thủ phủ của những người Dân chủ theo Reagan - những người từng bị lôi cuốn bởi thông điệp chống chính quyền, quốc phòng mạnh và cứng rắn với tội phạm của Reagan. Thực ra, những cử tri ngoại ô này đã bắt đầu bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa từ thập niên 60 vì họ cho rằng đảng Dân chủ không còn chia sẻ các giá trị gia đình, việc làm của họ nữa mà chỉ tập trung vào các chương trinh xã hội mà họ coi là chuyện lấy tiền đóng thuế của họ đem cho người da đen và các quan chức phung phí.

        Trước cử tọa đông chật ở trường Cao đẳng Cộng đồng Macomb, tôi phát biểu rằng tôi sẽ mang lại cho họ một đảng Dân chủ Mới với những chính sách kinh tế, xã hội được xây dựng trên nền tảng quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân. "Mọi công dân" bao gồm cả giới quản lý doanh nghiệp có mức lương khổrìg lồ bất chấp doanh nghiệp của họ làm ăn ra sao, những người lao động không chịu nâng cao năng lực của mình, và những người nghèo có thể làm việc nhưng lại chỉ ngồi ăn trợ cấp thất nghiệp. Rồi tôi nói rằng chúng tôi không thể thành công nếu họ không muốn vượt qua những ngăn cách về chủng tộc để hiệp lực với những người cùng chia sẻ các giá trị với họ. Họ cần phải chấm dứt việc bầu cử theo lằn ranh sắc tộc, bởi "bản chất vấn đề không phải là sắc tộc. Nó là vấn đề kinh tế và giá trị".

        Ngày hôm sau, tôi truyền đi thông điệp đó cho vài trăm mục sư da đen và những nhà hoạt động khác tại nhà thờ Pleasant Grove Baptist của Mục sư Odell Jones ở nội đô Detroit. Tôi nói với cử tọa người da đen, phần lớn gốc gác ở Arkansas, rằng tôi đã thách đố cử tri da trắng ở hạt Macomb vượt qua rào cản sẵc tộc và bây giờ thách đố họ tương tự nếu họ chấp thuận phần nghĩa vụ trong nghị trình của tôi, trong đó bao gồm cải tổ an sinh, chế tài nghiêm khắc việc bảo vệ trẻ em, và các nỗ lực chống tội phạm có thể giúp thúc đẩy cịác giá trị công việc, gia đình và an toàn trong cộng đồng. Cả hai bài phát biểu đều thu hút được sự quan tâm bởi ít chính trị gia nào dám thách đố người da trắng ở Macomb về sắc tộc hay nói về phúc lợi và tội phạm với người da đen ở nội đô. Tôi không ngạc nhiên khi cả hai đối tượng này đáp ứng mạnh mẽ. Trong thâm tâm, phần lớn người Mỹ đều biết có được một việc làm chính là chương trình xã hội tốt nhất, và gia đình chính là tổ chức xã hội mạnh mẽ nhất, còn thứ chính trị dựa vào chia rẽ sắc tộc rồi sẽ tự diệt vong.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2016, 08:19:38 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #185 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2016, 12:37:51 am »

        Tại Illinois, tôi thăm quan nhà máy sản xuất bánh pho mát, nơi có nhiều công nhân người da đen, người nói tiếng Tây Ban Nha và người Đông Âu nhập cư để nhấn mạnh cam kết của công ty tạo cơ hội cho bất cứ ai chưa học xong cấp ba được tham gia chương trình bằng giáo dục đại cương (GED). Tôi gặp một công dân đến từ Rumani, anh này nói sẽ bỏ lá phiếu đầu tiên của mình cho tôi. Tôi cũng vận động trong cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha và da đen với hai nhà hoạt động trẻ Bobby Rush và Luis Gutierrez. Cả hai người này sau này đều được bầu vào quôc hội. Tôi cũng đi thăm một dự án nhà ở tiết kiệm năng lượng với nhà lãnh đạo cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha là Danny Solis. Em gái của anh ta là Patti sau này làm việc cho Hillary trong chiến dịch vận động và vẫn còn làm việc cho cô ấy tới giờ. Và tôi đã tham gia diễu hành trong ngày Thánh Patrick ở Chicago trong tiếng reo mừng của những người ủng hộ và tiếng hô phản đối của các đối thủ, cả hai đều thêm phần ồn ào nhờ các quán bar dọc hai bên đường tuần hành bán bia thả cửa.

        Hai ngày trước khi diễn ra bầu cử, tôi đã có cuộc tranh luận với Paul Tsongas và Jerry Brown trên truyền hình Chicago. Họ biết đây là thời khắc quyết định được hay mất nên xông ra công kích tôi. Brown hướng búa rìu dư luận về phía Hillary, buộc tội tôi bỏ nhỏ các mối làm ăn của tiểu bang cho Công ty luật Rose nhằm tăng thu nhập cho Hillary. Brown còn nói một công ty gia cầm mà công ty của Hillary làm đại diện nhận được những ưu đãi đặc biệt từ phía Cơ quan Kiểm tra ô nhiễm và tiết kiệm. Những lời cáo buộc này quá sức lố bịch và kiểu cách hằn học mà Jerry đưa ra làm tôi giận dữ. Tôi giải thích bằng thực tế, tương tự như lần Frank White chuyển mũi công kích sang Hillary đợt bầu cử thống đốc năm 1986. Công ty luật Rose từng đại diện cho tiểu bang Arkansas trong kinh doanh trái phiếu từ năm 1948. Nó cũng đại diện cho tiểu bang chống lại các công ty năng lượng muốn Arkansas trả tiền cho nhà máy hạt nhân Grand Gulf. Hillary đã trừ hết tất cả các khoản phí thu được từ tiểu bang trong tổng thu của công ty trước khi tính phần tiền của cô ấy, nên cô ấy đâu có nhận được gì từ mấy vụ này, mà chỉ cần nhìn sơ qua cũng đủ thấy rõ rồi. Hơn nữa, không có chứng cứ gì cho thấy các thân chủ của Công ty Rose được ừu đãi gì từ bất cứ cơ quan nào của tiểu bang. Lẽ ra tôi không nên nóng nảy, nhưng những cáo buộc đó quả là không có cơ sở gì cả. Một cách vô thức, có lẽ tôi cảm thấy tội lỗi vì Hillary bị buộc phải bảo vệ tôi quá nhiều, và tôi vui mừng vì có thể đứng ra bảo vệ cô ấy lần đó.

        Tất cả ai từng quen biết Hillary đều nói rằng cô ấy là con người tuyệt đối chân thực, nhưng đâu phải toàn bộ dân chúng đều biết cô ấy, nên mấy cú tấn công đó cũng làm đau đớn. Vào buổi sáng sau khi cuộc tranh luận diễn ra, chúng tôi đang đi bắt tay cử tri ở quán Busy Bee Coffee ở Chicago thì một phóng viên tìm đến hỏi ý kiến Hillary về lời buộc tội của Brown. Hillary đã trả lời rất tốt về việc làm thế nào để cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc. Phóng viên đó hỏi tiếp liệu Hillary đã có thể tránh xung đột lợi ích hay không. Tất nhiên cô ấy đã làm đúng như vậy và lẽ ra cô ây chỉ nên nói ra điều đó thôi. Nhưng cô ấy mệt mỏi và căng thẳng, nên thay vì thế, cô ấy nói: "Tôi nghĩ có lẽ tôi cũng có thể ở nhà nướng bánh pha trà, nhưng tôi đã quyết định theo đuổi sự nghiệp của mình, sự nghiệp mà tôi khởi sự trước khi chồng tôi tham gia vào chính trị. Và tôi đã làm việc cực kỳ bền bỉ và cố gắng để cẩn thận hết mức có thể. Đấy, tôi chỉ có thể nói với anh như vậy thôi".

        Báo chí đã nhanh chóng chộp lấy cụm từ "nướng bánh pha trà" và rêu rao nó như một lời mỉa mai các bà nội trợ. Các chiến binh của phe đảng Cộng hòa tha hồ ầm ĩ, phác họa Hillary như một "luật sư nữ quyền hung dữ" sắp trở thành người lãnh đạo về tư tưởng của một "chính quyền toàn Clinton" với nghị trình "nữ quyền cực đoan". Tôi cảm thấy xót xa cho Hillary. Nhiều năm qua, tôi đã nghe không biết bao lần Hillary nói về việc coi trọng quyền lựa chọn của phụ nữ, trong đó có quyền lựa chọn ở nhà chăm con và đi làm - một lựa chọn mà phần lớn các bà mẹ, dù đơn thân hay có gia đình, đã không còn có thể có được. Tôi cũng biết rõ hơn ai hết Hillary yêu thích nướng bánh và mời bạn nữ đến nhà uống trà. Với một lời nói vô tình, Hillary đã trao cho đối thủ của chúng tôi một vũ khí lợi hại khác để làm cái việc họ làm giỏi nhất - chia rẽ và làm rối trí cử tri.

        Nhưng tất cả chuyện này nhanh chóng rơi vào quên lãng khi ngày hôm sau chúng tôi thắng tại bang Illinois - quê hương của Hillary - với 52% số phiếu so với 25% cho Tsongas và 15% cho Brown; và tại Michigan với tỷ lệ phiếu lần lượt là 49%, 27% và 18%. Nếu những công kích của Brown có tín hiệu quả nào, có lẽ chúng làm hại chính ông ấy ở Illinois. Trong khi đó, Tổng thống Bush dễ dàng đánh bại Pat Buchanan tại cả hai bang, coi như chấm dứt thách thức của ông này. Mặc dù nếu các ứng viên đảng Cộng hòa chia phiếu thì có lợi cho tôi, song tôi lấy làm vui mừng Buchanan bị đánh bại. Con người này khoét sâu vào khía cạnh đen tối của những bất ổn trong tầng lớp trung lưu. Có lần tại một bang miền nam, ông ta tới thăm một nghĩa trang của lính miền Nam mà không hề thăm luôn nghĩa trang da đen chỉ ở ngay bên kia đường.
Sau một buổi liên hoan hoành tráng tại khách sạn Palmer House ở Chicago, có đầy đủ hoa giấy Ireland màu xanh, chúng tôi quay lại công việc. Nhìn bề ngoài dường như chiến dịch của chúng tôi đang tiến triển tốt. Tuy nhiên, bên trong vẫn chứa đựng những bất cập nhât đinh. Một đợt trưng cầu dân ý mới cho thấy tôi vẫn đang ở vị trí tương đương Tổng thống Bush. Nhưng một dợt trưng cầu khác xếp tôi sau Bush xa mặc dù số người ủng hộ tổng thống giảm xuống chỉ còn 39%. Một điều tra với cử tri Illinois khi họ vừa rời địa điểm bỏ phiếu cho thấy một nửa số người theo đảng Dân chủ không hài íòng với lựa chọn các ứng viên tham gia tranh cử tổng thống. Jerry Browrt cũng không vui vẻ gì. Ông ấy nói có thể sẽ không ủng hộ tôi nếu tôi thắng được vị trí ứng viên đề cử của đảng.

        Ngày 19 tháng 3, Tsongas rút lui khỏi chiến dịch với lí do tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc Jerry Brown là đối thủ duy nhất chúng tôi phải đối đầu trong lần bỏ phiếu sơ bộ ở Connecticut ngày 24 tháng 3. Mọi người đều nghĩ tôi sẽ thắng, bởi hầu hết lãnh đạo đảng Dân chủ ở đây đã tuyên bố ủng hộ tôi, và tôi còn có bạn bè từ thuở học luật. Dù tôi vận động rất dữ nhưng tôi vẫn thấy lo. Trong tôi vẫn có cảm giác bất ổn. Những người ủng hộ Tsongas đều tức giận cho rằng tôi đã đẩy ông ra khỏi cuộc tranh cử; họ thà bỏ phiếu cho Brown. Ngược lại, những người ủng hộ tôi đang mất tập trung bởi họ đinh ninh tôi coi như đã giành được vị trí ứng viên đề cử. Tôi lo sợ rằng tỷ lệ người đi bầu thấp sẽ làm tôi thua ở đây. Và quả thật điều đó đã xảy ra. Chỉ khoảng 20% người của đảng Dân chủ đi bầu, và Brown đánh bại tôi, 37% so với 36%. Có đến 20% số cử tri đi bầu là những ủng hộ viên trung kiên của Tsongas.

        Thử thách lớn tiếp theo là New York ngày 7 tháng 4. Hiện giờ tôi đã thua ở Connecticut và nếu tôi lại thua ở New York, vị trí ứng viên đề cử sẽ lại khó với tới. Với kiểu tin tức truyền thông khắc nghiệt, 24/24 khó cưỡng lại và thứ chính trị gồ ghề của các nhóm lợi ích, New York dường như là nơi lý tưởng để chiến dịch vận động của tôi bị bước hụt.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2016, 12:45:36 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #186 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2016, 03:46:20 am »

       
        27


        Trong chính trị, chẳng có gì giống với cuộc bầu cử ở New York. Trước hết, có tới ba khu vực hoàn toàn khác nhau về địa lý và tâm lý trong bang: thành phố New York với năm quận rất khác biệt; Long Island và các quận vùng ven khác; và phía bắc bang New York. Có rất đông người da đen và người nói tiếng Tây Ban Nha, lượng người Mỹ gốc Do Thái đông nhất nước, cộng với các nhóm được tổ chức rất tốt những người Ân Độ, Pakistan, Albania và bất cứ nhóm người thiểu số nào mà bạn có thể hình dung được. Nhóm dân cư da đen và nói tiếng Tây Ban Nha ở New York cũng rất đa dạng - người New York nói tiếng Tây Ban Nha gồm người gốc Puerto Rico và tất cả các nước vùng Caribe, chỉ riêng Cộng hòa Dominica đã hơn 500.000 người.

        Công việc tiếp cận với các cộng đồng sắc dân do Chris Hyland phụ trách. Chris là bạn học Georgetown sống ở hạ Manhattan, một trong những khu vực đa sắc tộc đa dạng nhất nước Mỹ. Khi tôi và Hillary đến thăm nhóm học sinh của một trường tiểu học phải dời chỗ học do vụ tấn công vào tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới tháng 9 năm 2001, chúng tôi gặp trẻ em từ 80 nhóm sắc tộc và quốc gia khác nhau. Chris bắt đầu bằng việc mua khoảng 30 loại báo của các sắc dân và tìm ra các lãnh đạo cộng đồng được báo nhắc đến. Sau giai đoạn bầu sơ bộ, anh tổ chức các nhóm quyên góp tiền ở New York với 950 lãnh đạo sắc dân, sau đó chuyển đến Little Rock để tổ chức nhóm đa sắc tộc cho toàn quốc, góp phần đáng kể vào chiến thắng của cuộc tổng tuyển cử, và thiết lập nền móng cho những mối liên hệ liên tục chưa từng thấy với các cộng đồng sắc tộc ngay khi chúng tôi đặt chân vào Nhà Trắng.

        Các nghiệp đoàn lao động - đặc biệt là các nghiệp đoàn công chức nhà nước, hiện diện khắp nơi và rất nhạy bén cũng như hiệu quả về chính trị. Ở thành phố New York, tình hình chính trị của các cuộc bầu cử sơ bộ thường phức tạp hơn rất nhiều vì lẽ các thành viên thường xuyên của cả hai đảng và các nhà cải cách tự do đều rất tích cực và thường bất đồng với nhau. Các nhóm ủng hộ quyền đồng tính được tổ chức tốt và có tiếng nói về nhu cầu hơn nữa trước iại dịch AIDS - thời điểm năm 1992, nước Mỹ có nhiều nạn nhân của AIDS hơn ở bất cứ quốc gia nào. Báo chí hổ lốn chưa từng có, từ các tờ báo truyền thông mà đứng đầu là tờ New York Times, các tờ báo lá cải, các đài truyền hình địa phương hăng hái, và các chương trình giao lưu qua radio - tất cả đều hừng hực cạnh tranh tìm tin tức mới nhất.

        Trong khi cuộc chạy đua ở New York chỉ thực sự bắt đầu sau cuộc bầu cử sơ bộ ở Connecticut thì tôi đã làm cho bang được vài tháng với sự giúp đỡ vô giá và sự cố vấn chuyên nghiệp của Harold Ickes, người trùng tên và là con trai của cựu bộ trưởng nội vụ của FDR. Đến năm 1992, chúng tôi đã là bạn của nhau được hơn 20 năm. Harold gầy gò, quyết liệt, thông minh, nồng nhiệt, và đôi khi còn hơi quá trớn - một sự pha trộn giữa chủ nghĩa lý tưởng cấp tiến với kỹ năng chính trị thực tế. Hồi trẻ, anh là cao bồi ở miền tây và từng bị dập tơi bời trong khi đang đấu tranh cho dân quyền ở miền Nam. Trong cuộc vận động, anh là người bạn trung thành và cũng là đối thủ dữ dội, anh tin tưởng vào quyền lực chính trị có thể thay đổi cuộc sống. Anh biết rõ về các nhân vật, các vấn đề và các cuộc tranh giành quyền lực của New York như lòng bàn tay mình. Nếu tôi đang đâm đầu vào địa ngục thì ít ra tôi cũng đang đồng hành với một người có thể cứu tôi sống sót ra khỏi nơi đó.

        Tháng 12 năm 1991, Harold đã giúp tổ chức được sự ủng hộ quan trọng ở Manhattan, Brooklyn và Bronx và thu xếp cho tôi nói chuyện với ủy ban Dân chủ Queens. Anh đề nghị cả hai cùng đi tàu điện ngầm từ Manhattan đến buổi họp. Hình ảnh người quê mùa như tôi đi tàu điện ngầm được báo chí viết đến nhiều hơn bài nói chuyện, nhưng lần xuất hiện đó rất quan trọng. Ngay sau đó chủ tịch ủy ban Dân chủ Queens là Hạ nghị sĩ Tom Manton đã ủng hộ tôi. Dân biểu khu Queens là Floyd Flake cũng thế, ông cũng là mục sư của Nhà thờ Giám lý Allen African Episcopal.

        Tháng giêng, tôi đến một trường trung học ở Brooklyn để tham dự buổi kỷ niệm sinh nhật Martin Luther King Jr., cùng đi có Nghị sĩ Mỹ - Phi Ed Town và chủ tịch phái Dân chủ Brooklyn là Clarence Norman. Lũ trẻ nói rất nhiều về rắc rối với súng và dao trong trường. Chúng muốn có một tổng thống giúp cuộc sống của chúng an toàn hơn. Tôi tham gia một cuộc tranh luận ở Bronx do chủ tịch quận Fernando Ferrer chủ trì, người sau này có thể là người ủng hộ. Tôi đi phà đến đảo Staten để vận động. Ở Manhattan, chủ tịch quận Ruth Messinger làm việc giúp tôi rất tích cực, và Marty Rouse, trợ lý trẻ của bà, cũng vậy. Marty giúp tôi tạo được ảnh hưởng với cộng đồng đồng tính. Victor và Sara Kovner đã thuyết phục được một sô nhà cải cách cấp tiến ủng hộ tôi và trở thành những người bạn tốt. Guillermo Linares, một trong những người Dominica đầu tiên được bầu vào hội đồng thành phố, đã trở thành một trong những người gốc Latinh nổi bật ủng hộ tôi. Tôi còn vận động tranh cử ở Long Island và ở hạt Westchester, nơi tôi đang sống hiện giờ.

        Các nghiệp đoàn lao động ở New York tạo ra sự khác biệt lớn hơn so với bất cứ cuộc bầu cử sơ bộ nào trước đó. Trong số lớn nhất và tích cực nhất có chi nhánh ở New York của AFSCME, Liên đoàn nhân viên của bang, quận và thành phố Mỹ (American Federation of State, Country and Municipal Employees). Sau khi tôi xuất hiện trước hội đồng điều hành, AFSCME là nghiệp đoàn lớn đầu tiên ủng hộ tôi. Tôi từng làm việc gần gũi với AFSCME hồi còn làm thống đốc, và trở thành thành viên đóng phí. Nhưng lý do chính của sự ủng hộ chính là vì chủ tịch liên đoàn, Gerrald McEntee, thấy thích tôi và cho rằng tôi có thể thắng. McEntee là người tốt mà bạn luôn muốn có về phe mình, rất tích cực, đặc biệt trung thành và không nề hà những cuộc tranh đấu dữ dội. Tôi cũng được sự ủng hộ của Công đoàn Giao thông Liên bang và, đến cuối tháng 3, của Hiệp hội Công nhân Truyền thông Mỹ và Hiệp hội Công nhân Nữ ngành May Quốc tế. Giới giáo viên giúp đỡ rất nhiều mặc dù tôi chưa nhận được sự ủng hộ chính thức của họ. Ngoài các nghiệp đoàn, tôi còn được ủng hộ mạnh mẽ bởi nhóm các doanh nhân do Alan Patricof và Stan Shuman huy động.

        Cuộc đụng độ quan trọng và lầu dài nhất của tôi với một nhóm sắc dân là với người gốc Ireland. Một tối muộn, tôi tham dự diễn đàn Các vấn đề người gốc Ireland do đại diện vùng Bronx là John Dearie tổ chức. Harold Ickes và ủy viên Thuế vụ của thành phố’ New York Carol O'Cleireacain đã giúp tôi chuẩn bị. Paul O'Dwyer huyền thoại, lúc đó đã khoảng 85 tuổi, và con trai ông cũng có mặt. Ngoài ra còn có Niall O'Dowd, chủ bút báo Irish Voice, phóng viên Jimmy Breslin, Peter King phụ trách tài chính của Queens, một người đảng Cộng hòa và khoảng 100 nhà hoạt động Ireland khác. Họ muốn tôi hứa sẽ chỉ định một đặc phái viên để kết thúc bạo lực ở Bắc Ireland với các điều khoản công bằng cho thiểu số người Thiên Chúa giáo ở đó. Tôi cũng được Thị trưởng Boston Ray Flynn khuyến khích trong việc này. Ray Flynn là người gốc Ireland theo Thiên Chúa giáo và rất ủng hộ tôi. Tôi bắt đầu quan tâm đến vấn đề Ireland từ khi các "rắc rối" bắt đầu năm 1968, lúc còn học ở Oxford. Sau cuộc tranh luận dài, tôi nói tôi sẽ làm và rằng tôi sẽ chấm dứt nạn phân biệt đối với người theo đạo Thiên Chúa ở Bắc Ireland trong kinh tế và các lĩnh vực khác. Mặc dù tôi biết như vậy có thể làm người Anh nổi giận và gây căng thẳng với đồng minh quan trọng nhất bên kia bờ Đại Tây Dương, nhưng tôi tin rằng với số lượng người Ireland nhập cư khổng lồ, kể cả những người rót tiền về cho quân đội Cộng hòa Ireland (IRA), nước Mỹ có thể tạo ra bước đột phá.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2016, 03:56:46 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #187 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2016, 05:44:46 am »

        Ngay sau đó tôi đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ tái khẳng định cam kết của mình, được thảo bởi phụ tá chính sách ngoại giao Nancy Soderberg. Bạn học trường luật của tôi, cựu nghị sĩ của Connecticut Bruce Morrison, đã tổ chức hội những người Mỹ gốc Ireland ủng hộ Clinton. Nhóm này đóng vai trò quan trọng trong cuộc vận động và công việc của tôi về sau. Chelsea đã ghi trong luận văn của mình ở trường Stanford về tiến trình hòa bình ở Ireland rằng thoạt đầu tôi chỉ quan tâm đến vấn đề Ireland vì lý do chính trị ở New York, nhưng về sau đề tài này trở thành niềm đam mê lớn trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của tôi.

        Trong bầu cử sơ bộ bình thường của đảng Dân chủ, vận động với những người ủng hộ như thế này thường bảo đảm chiến thắng dễ dàng. Nhưng đây không phải là cuộc bầu cử bình thường. Trước hết, có nhiều đối thủ. Jerry Brown làm việc như điên, quyết định tập hợp những cử tri cấp tiến trong cơ hội cuối cùng và tốt nhất để ngăn chặn cuộc vận động của tôi. Paul Tsongas, được khuyến khích bởi thành tích ở Connecticut, đã để cho mọi người thấy rằng ông không thấy phiền nếu những người ủng hộ bỏ phiếu cho ông thêm lần nữa. Ứng cử viên tổng thống của đảng Liên minh Mới, một phụ nữ hùng biện và quyết liệt tên Lenora Fulani đã làm tất cả những gì có thể để giúp họ, đưa những người ủng hộ bà ta đến nơi tổ chức sự kiện về y tế mà tôi tổ chức ở một bệnh viện trong khu Harlem và la ó không cho tôi phát biểu.

        Jesse Jackson gần như đã chuyển đến ở hẳn New York để giúp Brown. Đóng góp quan trọng nhất của ông ta chính là đã thuyết thúc được Dennis Rivera, người đứng đầu một trong những nghiệp đoàn lớn nhất và tích cực nhất của thành phố là Nghiệp đoàn Quốc tế Công nhân Dịch vụ Địa phương 1199, không ủng hộ cho tôi mà quay qua giúp cho Jerry. Brown đáp trả thịnh tình bằng cách nói rằng nếu được đề cử, ông ta sẽ chỉ định Jesse đứng chung liên danh tranh cử. Tôi nghĩ tuyên bố của Brown sẽ giúp cho ông ta giữa những cử tri da đen ở New York nhưng cũng kích động rất nhiều người trong cộng đồng Do Thái ủng hộ cho tôi. Người ta tin rằng Jackson rất thân thiết với lãnh tụ Hồi giáo da đen Louis Farrakhan, người từng nổi đình đám với những phát biểu về Do Thái. Tuy nhiên, sự ủng hộ của Jesse cũng có thể phụ giúp thêm cho Brown ở New York.

        Rồi còn các phương tiện truyền thông nữa. Các tờ báo lớn đóng trại hàng tuần ở Arkansas để tìm kiếm bất cứ thứ gì có thể trong quá trình làm việc và đời tư của tôi. Báo New York Times bắt đầư khai pháo vào đầu tháng 3 bằng những bài báo về vụ Whitewater đầu tiên của họ. Năm 1978, tôi và Hillary, cùng với Jim và Susan McDougal vay ngân hàng hơn 200.000 đôla để đầu tư vào đất đai dọc sông White ở phía tây bắc Arkansas. Jim là người buôn bán đất mà tôi đã gặp khi anh điều hành văn phòng của Thượng nghị sĩ Fullbright ở Little Rock. Chúng tôi hy vọng sẽ chia nhỏ khoảnh đất này và bán lấy lời cho những người về hưu, những người đang ngày càng đổ về vùng Ozarks càng nhiều trong những năm 60 và 70. McDougal đã từng thành công trong tất cả các dự án đầu tư đất đai trước đó, kể cả lần tôi đầu tư vài ngàn đôla và kiếm được một khoản lời nhỏ. Thật không may, trong thập niên 70, mức lãi suất cao kịch trần, nền kinh tế chựng lại, buôn bán đất đai thất bát và chúng tôi đã mất tiền trong vụ đầu tư.

        Khi tôi tái đắc cử thống đốc năm 1983, McDougal đã mua lại một công ty chuyên tiết kiệm và cho vay và đặt tên là Công ty Bảo trợ Tiết kiệm và Cho vay Madison. Vài năm sau, anh thuê Công ty luật Rose làm đại diện. Khi cơn khủng hoảng tiết kiệm và cho vay làm rúng động nước Mỹ, Madison phải đối diện với nguy cơ vỡ nợ và tìm nguồn tiền mặt mới để duy trì hoạt động bằng cách bán ra cổ phiếu ưu tiên và tổ chức một chi nhánh cung cấp dịch vụ môi giới. Để làm được như vậy, McDougal phải được phép của ủy viên chứng khoán bang Beverly Bassett Schaffer, người mà tôi đã bổ nhiệm. Beverly là luật sư bậc nhất, là chị gái của bạn tôi, Woody Basset, là vợ của Archie Schaffer, cháu của Thượng nghị sĩ Dale Bumpers.

        Bài báo của tờ Times là một trong một loạt các bài báo về vụ Whitewater. Tác giả bài báo đặt vấn đề có hay không sự mâu thuẫn về lợi ích trong việc Hillary làm luật sư đại diện cho một tổ chức mà tiểu bang có quyền kiểm soát, quản lý. Cô ấy đã tự tay ký một lá thư gửi cho ủy viên Schaffer giải thích về đề xuất bán cổ phiếu ưu tiên. Nhà báo này cũng ngụ ý rằng công ty Madison được ưu đãi đặc biệt trong khi thu xếp để những đề xuất tài chính "viễn tưởng" đó được chấp thuận và rằng Schaffer đã không xem xét thích đáng đối với một công ty đang sụp đổ.

        Các sự kiện không ủng hộ những lời buộc tội và ám chỉ này. Trước hết, đề xuất tài chính mà bà ủy viên đã chấp thuận là bình thường ở thời điểm đó, không phải "viễn tưởng". Thứ hai, ngay khi kiểm toán độc lập công bố Madison sắp vỡ nợ năm 1987, Schaffer đã yêu cầu các cơ quan quản lý của tiểu bang đóng cửa công ty này trước khi chính cơ quan quản lý muốn làm như vậy. Thứ ba, Hillary đã tính tiền công ty Madison cho tổng số 20 giờ tư vấn luật tại Công ty luật Rose trong thời gian hai năm. Thứ tư, chúng tôi chưa bao giờ mượn khoản tiền nào của Madison, nhưng chúng tôi đã mất tiền trong vụ đầu tư vào Whitewater. Toàn cảnh vụ Whitewater là như vậy. Rõ ràng phóng viên của tờ New York Times đã nói chuyên với Sheffield Nelson và những kình địch khác của tôi ở Arkansas, những người rất vui sướng tạo ra "vấn đề phẩm chất" mới cho tôi ngoài vụ quân dịch và vụ Flowers. Trong trường hợp này, làm như vậy đòi hỏi phải lờ đi những sự kiện không thuận lợi và cố ý xuyên tạc quá trình công tác của một công chức tận tụy như Schaffer.

        Tờ Washington Post vào trận bằng các bài báo được viết sao cho thấy rằng tôi rất thân cận với ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm và đã thất bại trong việc ngăn ngừa rác thải từ các trang trại nuôi gà và heo đổ vào đất canh tác. Chất thải chăn nuôi với số lượng ít Jcó thể làm phân bón rất tốt, nhưng với số lượng nhiều thì đất đai sẽ không hấp thụ được, và mưa sẽ cuốn loại chất thải này vào sông suối, làm ô nhiễm đến mức không an toàn cho đánh bắt cá và bơi lội. Năm 1990, Văn phòng Kiểm soát Ô nhiễm và Sinh thái của bang báo cáo rằng hơn 90% các con suối ở tây bắc Arkansas - nơi tập trung ngành công nghiệp chăn nuôi - đã bị ô nhiễm. Chúng tôi đã bỏ ra vài triệu đôla để giải quyết vấn đề này, và hai năm sau Văn phòng Kiểm soát Ô nhiễm nói rằng trên 50% các con suối đã đạt tiêu chuẩn để dân chúng có thể đến giải trí tại đây. Tôi đã thuyết phục được ngành chăn nuôi đồng ý thiết lập "tiêu chuẩn quản lý tốt nhất" để làm sạch những con suôi còn lại. Tôi bị chỉ trích là đã không buộc ngành này phải làm sạch môi trường - một việc nói dễ hơn làm. Quốc hội do phe Dân chủ kiểm soát còn không làm được điều đó; các nhóm quyền lợi nông nghiệp có đủ ảnh hưởng để được hoàn toàn miễn trừ đôi với các qui định liên bang khi quốc hội thông qua Đạo luật Nước sạch. Chăn nuôi gia cầm là ngành kinh doanh lớn nhất và tạo nhiều việc làm nhất ở Arkansas, rất có ảnh hưởng trong cơ quan lập pháp tiểu bang. Trong hoàn cảnh đó, tôi nghĩ chúng tôi đã làm khá tốt mặc dù đó là điểm yếu nhất trong một quá trình chính sách rất ấn tượng về môi trường. Cả hai tờ Washington PostNew York Times đều cố ý đăng bài về đề tài này, và cuối tháng 3 tờ Post cho rằng Công ty luật Rose đã bằng cách nào đó yêu cầu được bang nhẹ tay đối với ngành chăn nuôi gia cầm.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2016, 05:54:31 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #188 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2016, 07:49:20 am »

        Tôi cố gắng điều chỉnh cách nhìn đúng đắn về mọi thứ. Báo chí có nghĩa vụ kiểm tra quá trình của người có thể trở thành tổng thống. Hầu hết các nhà báo ban đầu đều không biết gì về Arkansas hay về tôi. Một số người có những thành kiến tiêu cực về một tiểu bang nông thôn, nghèo và người dân sống ở đó. Tôi cũng đã bị coi là ứng viên có "vấn đề về tính cách" hồi năm 1992; điều này làm cho báo chí dễ tin vào những chuyện rác rưởi được trao vào tay họ nhằm khẳng định thêm những thành kiến sẵn có.

        Về lý trí, tôi hiểu tất cả những chuyện này, và tôi vẫn nhớ và đánh giá cao những bài báo tích cực dành cho tôi trong thời gian đầu cuộc vận động. Tuy nhiên, càng lúc càng có cảm giác rằng các phóng sự điều tra đang được viết theo kiểu "tiền trảm, hậu tấu". Đọc chúng, tôi có cảm tưởng không còn là mình nữa. Báo chí dường như muốn quả quyết những ai nghĩ rằng tôi rất thích hợp làm tổng thống đều là lũ ngốc: những người Arkansas đã bầu cho tôi năm lần; các bạn thống đốc của tôi, những người đã bầu tôi là thống đốc hiệu quả nhất quốc gia; những chuyên gia giáo dục, những người đã khen ngợi thành tích và quá trình học tập của chúng tôi; những người bạn suốt đời đã cùng tôi đi vận động khắp đất nước. Ở Arkansas, ngay cả những kình địch của tôi cùng biết tôi làm việc cật lực và không đỡi nào tơ hào chút gì. Bây giờ mọi việc cứ như thể tôi đã bịp hết tất cả những người này từ hồi 6 tuổi. Một lần, khi mọi việc be bét ở New York, Craig Smith bảo tôi rằng anh không đọc báo nữa, "bởi vì tôi không nhận ra người mà họ đang nói đến".

        Cuối tháng 3, Bestey Wright, người ở Harvard đang làm việc tại trường Kennedy, đã đến cứu tôi. Cô ấy đã làm việc căng thẳng trong nhiều năm để tạo ra một quá trình làm việc tiến bộ và điều hành hoạt động chặt chẽ về mặt đạo đức chức nghiệp. Cô có trí nhớ phi thường, biết rõ các quá trình và vụ việc và sẵn sàng chiến đấu với báo giới để mọi người hiểu đúng về quá trình làm việc của tôi. Khi cô ây đến tổng hành dinh để làm lãnh đạo nhóm kiểm soát mọi rắc rối thì tôi cảm thấy nhẹ cả người. Betsey đã ngăn chặn được nhiều câu chuyên không đúng sự thật, nhưng cô ấy không thể ngăn cản hết tất cả.

        Ngày 26 tháng 3, mọi việc như sáng sủa hơn khi Thượng nghị sĩ Tom Harkin, Hội Công nhân Mỹ và Liên đoàn Phụ nữ công nhân Ngành may tuyên bố ủng hộ tôi. Tôi cũng được lợi thêm khi Thống đốc Cuomo và Nghị sĩ New York Pat Moynihan chỉ trích đề nghị 13% thuế đổ đồng của Jerry Brown và nói rằng như vậy có thể ảnh hưởng xấu đến New York. Đó là ngày hiếm hoi trong cuộc vận động; tin tức báo chí chủ yếu là về việc dân chúng quan tâm đến các vấn đề và tác động của chúng đến cuộc sống của họ.
Ngày 29 tháng 3, tôi lại rơi vào chảo lửa với rắc rối do tôi tự gây ra. Tôi và Jerry Brown đang tham dự diễn đàn các ứng viên trên truyền hình WCBS ở New York, lúc đó phóng viên hỏi tôi có phải đã từng thử cần sa lúc còn ở Oxford không. Đây là lần đầu tiên tôi bị hỏi cụ thể và trực tiếp như vậy. Ở Arkansas, khi được hỏi chung chung tôi đã từng thử ma túy chưa, tôi chỉ trả lời thoái thác rằng tôi chưa bao giờ vi phạm luật về ma túy của Mỹ. Lần này tôi trả lời trực tiếp hơn: "Khi ở Anh, tôi đã thử hút cần sa một hay hai lần và tôi không thích. Tôi không thực sự rít vào và tôi chưa bao giờ thử lại".

        Ngay Jerry Brown cũng nói báo chí nên ngưng vấn đề này vì không liên quan đến bầu cử.

        Nhưng báo chí coi như đã moi được ra một "vấn đề tính cách". Khi nói "không rít", tôi chỉ nhắc đến sự kiện, không phải đang cố gắng giảm thiểu những gì đã làm, trong khi tôi cố giải thích hết sức mình. Lẽ ra tôi nên nói tôi không rít vào được. Tôi không bao giờ hút thuốc lá, không bao giờ thực sự rít tẩu mà ở Oxford thỉnh thoảng tôi có hút, và đã thử rít cần sa nhưng không được. Tôi không biết vì sao lại nhắc đến chuyện này; có thể tôi đã nghĩ như vậy là khôi hài, hoặc có thể đó chỉ là phản ứng lo lắng đối với đề tài mà tôi không muôn bàn đến. Ý kiến của tôi còn được tái khẳng định bởi một nhà báo người Anh đáng kính Martin Walker, người sau này đã viết một cuốn sách hay và không phải lúc nào cũng nói tốt về nhiệm kỳ thổng thông của tôi có tên: The President They Deserve - Clinton, Tồng thống mà họ đáng có. Martin nói công khai rằng ông đã từng ở Oxford với tôi và đã thấy tôi thử nhưng thất bại khi rít cần sa trong một bữa tiệc. Đến lúc đó thì đã quá muộn. Lời thú nhận không may về việc thử cần sa bị các nhà phê bình và phe Cộng hòa dẫn đi dẫn lại trong suốt năm 1992 và coi đó là bằng chứng cho thấy cá tính có vấn đề của tôi. Và chắc là tôi đã trở thành đề tài đàm tiếu trong các chương trình tấu hài trên truyền hình trong nhiều năm.

        Như trong một bài hát đồng quê xưa từng viết, tôi không biết "nên tự tử hay đi chơi bowling". New York phải chịu các vấn đề nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Các chính sách của Bush làm cho mọi việc tồi tệ hơn. Thế nhưng ngày nào cũng có báo chí và truyền hình gào thét về các vấn đề "cá tính" của tôi. Xướng ngôn viên trên đài phát thanh Don Imus gọi tôi là "dân chơi miền Nam". Khi tôi đến chương trình của Phil Donahue trên tivi, anh ta dành 20 phút chỉ để hỏi về chuyện ngoại tinh. Sau khi tôi trả lời rõ ràng, anh ta vẫn hỏi nữa. Tôi cự tuyệt, thế là khán giả vỗ tay reo hò. Anh ta vẫn tiếp tục hỏi.

        Tôi có vấn đề về tính cách hay không thì chưa rõ, nhưng chắc chắn tôi bị rắc rối với danh tiếng của mình, một chuyện mà Nhà Trắng đã hứa là sẽ đổ vào đầu tôi hơn sáu tháng trước. Vì tổng thống vừa là người đứng đầu quốc gia vừa là người điều hành chính phủ nên danh tiếng rất quan trọng. Các tổng thống đời trước từ George Washington và Thomas Jefferson đã bảo vệ danh tiếng của họ một cách dữ dội: Washington, trước lời phê phán về tài khoản chi phí của ông trong cuộc Chiến tranh Cách mạng; Jefferson, trước những câu chuyện về thói mềm lòng của ông trước phụ nữ. Trước khi trở thành tổng thống, Abraham Lincoln phải chịu một thời kỳ trầm cảm. Có khi ông không thể ra khỏi nhà trong vòng một tháng. Nếu ông tranh cử vào thời hiện đại của chúng ta thì có lẽ chúng ta đã bị tước đi vị tổng thống vĩ đại nhất này.

        Thậm chí, Jefferson còn viết về trách nhiệm của các phụ tá tổng thống phải bảo vệ danh tiếng của tổng thông với bất cứ giá nào: "Nếu một tai nạn của hoàn cảnh đưa chúng ta đến một tình cảnh trong lịch sử mà chúng ta chưa kịp chuẩn bị, thì trách nhiệm của những người quanh ta là phải thận trọng phủ một lớp màn che đi những yếu điểm trước đôi mắt của công chúng, kể cả những thói hư tật xấu của tính cách chúng ta". Bức màn đã vén lên để lộ những yếu điểm và thói hư tật xấu của tôi, kể cả có thực lẫn bịa đặt. Công chúng biết nhiều về chúng hơn, về quá trình làm việc, thông điệp của tôi hay bất cứ đức tính nào tôi có. Nếu danh tiếng của tôi bị tàn lụi thì tôi có thể không được bầu bất kể có bao nhiêu người đồng ý với những việc tôi muốn làm, hoặc bất kể họ tin chắc tôi có thể làm tốt đến mức nào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #189 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2016, 05:21:18 am »

        Đối đầu với những cuộc tấn công về tính cách như vậy, tôi phản ứng lại như vẫn thường làm mỗi khi bị dồn vào chân tường - cứ lẳng lặng mà tiếp tục. Tuần cuối cùng của kì vận động, mây đen bắt đầu tan. Ngày 1 tháng 4, trong cuộc gặp với Tổng thống Bush tại Nhà Trắng, Tổng thống Carter đã bình luận rằng ông ủng hộ tôi, và lời bình luận này được đăng tải rộng rãi. Đúng là không gì đúng lúc hơn thế. Không ai thắc mắc gì về tính cách của Carter, và thanh danh của ông vẫn tiếp tục tăng dần sau khi ông thôi không làm tổng thống nhờ những việc tốt ông đã làm ở trong nước và khắp thế giới. Chỉ bằng một lời bình luận, ông đã đền bù hết mức cho rắc rối mà ông đã từng gây ra cho tôi trong cuộc khủng khoảng dân tị nạn Cuba năm 1980.

        Ngày 2 tháng 4, Jerry Brown bị la ó trong khi phát biểu trước Hội đồng Quan hệ Cộng đồng Do Thái ở New York vì đề nghị Jesse Jackson đứng chung liên danh tranh cử. Đồng thời, tôi và Hillary nói chuyện với một đám đông lớn tại cuộc tập hợp giữa ngày ở Phố Wall. Tôi cũng bị vài người la ó khi gọi thập niên 80 là thập kỷ tham lam và chống lại ý kiến cắt giảm thuế lợi nhuận thu được từ vốn. Sau bài nói chuyện, tôi vận động đám đông, bắt tay mọi người và cố gắng thuyết phục những người bất đồng ý kiến.

        Cùng lúc đó, chúng tôi dốc toàn lực lượng của chiến dịch vào tiểu bang. Bên cạnh Harold Ickes và Susan Thomases, Mickey Kantor đến cắm trại trong một phòng khách sạn cùng với Carville, Stephanopoulos, Stan Greeberg và Frank Greer và đồng sự là Mandy Grunwald. Như mọi khi, Bruce Lindsey ở bên tôi. Vợ của anh, Bev, cũng đến để đảm bảo các sự kiện trước công chúng được lên kế hoạch và thi hành đâu ra đấy. Carol Willis tổ chức một xe buýt chở đầy người da đen ở Arkansas đến thành phố New York để nói về những gì tôi đã làm cho và cùng với người da đen lúc còn là thống đốc. Các mục sư da đen từ quê nhà gọi điện cho các đồng sự ở New York để xin cho người của chúng tôi lên phát biểu vào các lễ ngày chủ nhật trước cuộc bầu cử. Lottie Shackleford, Giám đốc ủy ban đảng Dân chủ thành phố Little Rock và Phó chủ tịch ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ, đã phát biểu ở năm nhà thờ vào chủ nhật đó. Những người biết tôi đã cố gắng làm giảm nỗ lực của Mục sư Jackson nhằm đem lại đa số cử tri da đen ở New York cho Brown.

        Một số người trong báo giới bắt đầu quay lại. Có lẽ gió đã đổi chiều; thậm chí tôi còn được đón tiếp thân mật trong chương trình radio của Don Imus. Cây viết của Neivsdaỵ, Jimmy Breslin, người rất quan tâm đến các vấn đề của người gốc Ireland, viết: "Bạn hãy nói bất cứ điều gì bạn muốn, nhưng đừng nói là ông ấy sẽ bỏ cuộc". Pete Hamill, phóng viên của tờ Daily News ở New York, sách của anh ta tôi đã đọc và rất thích, thì viết: "Tôi bắt đầu thấy kính trọng Bill Clinton. Đã đến những hiệp cuối mà ông ấy vẫn trụ được". Tờ New York TimesDaily News tuyên bố ủng hộ tôi. Thật thú vị, tờ New York Post cũng thế, báo này đã từng không mệt mỏi tấn công tôi hơn bất cứ tờ báo nào khác. Phần bình luận của tòa soạn viết: "Rõ ràng là sức mạnh trong tính cách của ông đã cho thấy ông có thể chịu đựng cuộc tấn công dữ dội của báo chí về các vấn đề cá nhân chưa từng có trong lịch sử của nền chính trị nước Mỹ... Ông ấy vẫn tiếp tục vận động một cách dữ dội... Theo quan điểm của chúng tôi, ông ấy đã chứng tỏ mình có được sự dẻo dai khác thường trước sức ép".

        Ngày 5 tháng 4, tôi nhận được tin tốt lành từ Puerto Rico, nơi có 96% cử tri ủng hộ cho tôi. Sau đó, ngày 7 tháng 4, với số cử tri khoảng một triệu người, tôi thắng cử ở New York với 41%. Tsongas đứng thứ hai với 29%, dẫn trước Brown với 26%. Đa số người Mỹ gốc Phi đã bỏ phiếu cho tôi. Cho tới đêm đó, tôi dù bị đánh đập tả tơi nhưng lại đầy hoan hỉ. Nếu phải nhận xét về chiến dịch trong một câu, tôi chọn một dòng trong bài thánh ca tôi đã từng nghe trong nhà thờ của Anthony Mangun: "Trận đánh càng khốc liệt, chiến thắng càng vinh quang".

        Khi thu thập tài liệu viết cuốn sách này, tôi đọc được bình luận về cuộc bầu cử sơ bộ ở New York của Charles Alien và Ionathan Fortis trong cuốn The ComebacK Kia - Cậu bé nơi sinh. Trong sách, các tác giả nhắc đến lời mà Levon Helm, tay trống người Arkansas của ban nhạc The Band, đã nói trong cuốn phim tài liệu về nhạc rock nổi tiếng The Last Waltz - Điệu Valse cuối cùng về một cậu trai miền Nam đến New York với hy vọng làm được điều gì đó to tát: "Bạn đến đó lần đầu, bị đá đít, và bạn ra đi. Ngay khi hồi phục vết thương, bạn lại quay lại và thử một lần nữa. Và cuốl cùng bạn say mê nơi đây luôn".

        Tôi không có được sự xa xỉ là thời gian để hồi phục, nhưng tôi biết rõ cảm xúc của tay trống đó. Giống như New Hampshire, New York đã thử thách và dạy cho tôi. Và cũng giống như Levon Helm, tôi cũng bắt đầu thấy yêu thích nó. Sau sự khởi đầu đầy chông gai, New York trở thành một trong những bang mạnh nhất của tôi trong tám năm kế tiếp.

        Ngày 7 tháng 4, chúng tôi cũng thắng ở Kansas, Minnesota và Wisconson. Ngày 9 tháng 4, Paul Tsongas tuyên bố không tái tham gia cuộc đua. Cuộc chiến tranh vị trí ứng viên đề cử đã kết thúc. Tôi đã có hơn nửa trong số 2.145 đại biểu cần thiết để trở thành ứng cử viên, và chỉ còn phải cạnh tranh với Jerry Brown trên chặng đường còn lại. Nhưng tôi biết rõ mình đã bị bầm dập đến mức nào và những gì có thể làm được ít ỏi đến mức nào trước Đại hội đảng Dân chủ vào tháng 7. Tôi cũng cảm thấy kiệt sức. Tôi đã bị mất giọng và lên cân đáng kể, khoảng 13kg. Tôi đã lên cân lúc ở New Hampshire, chủ yếu là vào tháng cuối cùng của cuộc vận động, lúc đó tôi bị sốt siêu vi, ngực như đầy nước nên đến đêm cứ ngủ được khoảng một tiếng đồng hồ là tôi lại thức dậy ho liên tục. Tôi tiêu thụ quá nhiều chất kích thích và bánh vòng Dunkin' Donuts, vòng eo to ra của tôi đã chứng minh điều đó. Harry Thomason phải mua cho tôi mấy bộ đồ vest mới để trông tôi không giống như quả bóng sắp nổ tung.

        Sau New York, tôi về nhà một tuần để lấy lại giọng nói, tập thể dục giảm cân và suy nghĩ cách thoát ra khỏi hố sâu mà tôi đang vướng phải. Khi đang ở Little Rock, tôi đã thắng cuộc họp kín của Virginia và nhận được ủng hộ của các lãnh đạo nghiệp đoàn AFL- CIO. Ngày 24 tháng 7, Liên đoàn Các công nhân ngành ôtô tuyên bố ủng hộ tôi, và ngày 28 tháng 7, tôi giành được đa số trong kỳ bầu cử sơ bộ ở Pennsylvania. Pennsylvania vốn rất khó nuốt. Thống đốc Bob Casey, người tôi rất ngưỡng mộ vì từng kiên trì tranh cử ba lần trước khi thắng cử, lại phê phán tôi kịch liệt. Ông phản đối việc phá thai. Trong khi ông phải vật lộn với vấn đề sức khỏe đe dọa tính mạng chính mình thì vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn đối với ông, và ông rất khó ủng hộ cho những ứng viên nghiêng về quyền chọn lựa phá thai. Nhiều đảng viên Dân chủ chống phá thai trong tiểu bang cũng gặp vấn đề tương tự. Tôi vẫn nghĩ tốt về Pennsylvania. Phía tây của bang này gợi nhớ cho tôi về miền bắc của Arkansas. Tôi khá thân thiết với nhiều người ở Pittsburgh và ở các thị trấn nhỏ hơn vùng giữa bang. Và tôi yêu Philadelphia. Tôi giành thắng lợi với 57% phiếu ở bang này. Quan trọng hơn thế, cuộc thăm dò ngay sau khi bầu cử cho thây có tới 60% những người phe dân chủ đi bỏ phiếu cho rằng tôi có đủ danh dự làm tổng thống, tăng so với 49% ở New York. Chỉ số này tăng vì tôi đã dành ba tuần để tổ chức một cuộc vận động hướng đến các vấn đề tích cực ở nơi các cử tri đang nóng lòng muốn nghe.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM