Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:28:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời tôi  (Đọc 193124 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2015, 12:54:56 pm »

        Đại hội khai mạc ngày 26 tháng 8. Diễn giả chính là Thượng nghị sĩ Dan Inouye bang Hawaii, một cựu binh Thế chiến hai người Mỹ gốc Nhật. Năm 2000 tôi trao tặng ông Huân chương danh dự quốc hội, một phần thưởng muộn màng để công nhận sự anh hùng mà ông phải trả giá bằng một cánh tay và suýt mất mạng, trong khi những người Mỹ gốc Nhật như ông đang bị dồn vào các trại giam giữ ở nội địa Mỹ. Inouye tuyên bố thông cảm với những người biểu tình và mục tiêu của họ, nhưng kêu gọi họ không nên từ bỏ phương thức đấu tranh ôn hòa. Ông phát biểu chống lại "bạo lực và thói vô chính phủ", nhưng cũng phê phán thói thờ ơ và thành kiến "ẩn đằng sau cái vỏ luật pháp và trật tự", rõ ràng là một cái tát đối với Nixon và có lẽ là cả các chiến thuật của cảnh sát Chicago. Inouye cũng tạo được một sự cân bằng nào đó, nhưng mọi việc đã đổ bể đến mức lời nói của ông không có thể cứu vãn được nữa.

        Đại hội còn bị chia rẽ bởi nhiều thứ khác ngoài chuyện Việt Nam. Một số đoàn đại biểu miền Nam vẫn chống đốì điều lệ đảng cho phép người da đen tham gia quá trình lựa chọn đại biểu, ủy ban lễ tân, trong đó có dân biểu David Pryor của Arkansas, bỏ phiếu chấp nhận đoàn đại biểu tranh chấp của bang Mississippi do nhà hoạt động dân quyền Aaron Henry dẫn đầu. Các đoàn đại biểu miền Nam khác thì ổn định, ngoại trừ đoàn Georgia bị chia đôi, một nửa số ghế dành cho các đại biểu tranh chấp do hạ nghị sĩ tiểu bang trẻ và cũng là chủ tịch NAACP Julian Bond dẫn đầu; và đoàn bang Alabama có 16 đại biểu bị loại ra vì không tuyên bố ủng hộ ứng viên được đề cử của đảng, có lẽ vì Thống đốc bang Alabama George Wallace cũng ra tranh cử với tư cách ứng viên độc lập.

        Dù có những bất đồng như vậy nhưng tiêu điểm của đại hội vẫn là cuộc chiến tranh. McCarthy có vẻ khổ sở, trở lại con người rụt rè của ông ta, châp nhận thất bại, không quan tâm gì đến đám trẻ hàng đêm vẫn bị quấy rối và đánh đập ở công viên Lincoln và công viên Grant vì không chịu giải tán. Trong một nỗ lực cuối cùng để tìm ra một ứng viên mà hầu hết đảng viên Dân chủ chấp nhận được, mọi người, từ AI Lowenstein cho đến thị trưởng Daley, đều giới thiệu Ted Kennedy. Khi Kennedy kiên quyết từ chối, vị trí đề cử của Humphrey mới chắc chắn. Và lúc ấy nghị trình Johnson mong muốn cũng mới chắc chắn với khoảng 60% đại biểu bỏ phiếu ủng hộ.

        Vào tối mà đại hội tuyên bố ứng viên được đề cử, 15 ngàn người tập trung tại công viên Grant để phản đối chiến tranh và lối hành xử cứng rắn của thị trưởng Daley. Sau khi một người biểu tình giật cờ Mỹ xuống, cảnh sát ùa vào đám đông đánh đập và bắt bớ. Khi đám biểu tình đi đến khách sạn Hilton, cảnh sát bắn hơi cay và lại đánh đập họ ở đại lộ Michigan. Mọi diễn biến đều được truyền trực tiếp qua máy truyền hình ở hội trường đại hội. Cả hai phe đều nổi giận. McCarthy cuối cùng cũng phát biểu với những ủng hộ viên của mình ở công viên Grant, tuyên bố với họ rằng ông ta sẽ không bỏ rơi họ và sẽ không chấp nhận Nixon hay Humphrey. Thượng nghị sĩ Abe Ribicoft bang Connecticut trong khi đề cử McGovern đã phê phán "cách hành xử kiểu Gestapo trên đường phố Chicago". Daley nhảy dựng lên, và trước ống kính truyền hình, tung ra một tràng những lời nhục mạ Ribicoff. Các bài diễn văn chấm dứt là đến lúc bỏ phiếu. Humphiey thắng dễ dàng sau khi kiểm phiếu xong vào nửa đêm. Lựa chọn đề cử phó tổng thống của ông ta là Thượng nghị sĩ Edmund Muskie bang Maine cũng dễ dàng được thông qua sau đó. Trong khi ấy, những cuộc biểu tình do Tom Hayden và tay tấu hài da đen Dick Gregory dẫn đầu vẫn tiếp diễn bên ngoài sảnh đại hội. Diễn biến khả quan duy nhất bên trong đại hội, ngoài bài diễn văn của Inouye, là đoạn phim tưởng nhớ Robert Kennedy được chiếu vào cuối ngày và làm các đại biểu đầy cảm động. Tổng thống Johnson đã khôn khéo ra lệnh không được chiếu đoạn phim này trước khi Humphrey được đề cử.

        Sự nhục mạ cuối cùng là sau khi đại hội kết thúc, cảnh sát vẫn còn xông vào khách sạn Hilton đánh đập và bắt giữ vài tình nguyện viên của McCarthy lúc ấy đang ăn tiệc chia tay. Cảnh sát cho là mấy thanh niên này trong khi uống rượu cho quên sầu đã ném đồ vào họ từ phòng ở lầu 15 dành cho nhân viên của McCarthy. Ngày hôm sau, Humphrey hoàn toàn ủng hộ việc Daley xử lý nạn bạo lực "có tính toán" và tuyên bố ông thị trưởng không làm gì sai trái cả.

        Đảng Dân chủ rời Chicago trong tình trạng chia rẽ và xuống tinh thần - tổn thất mới nhất trong một cuộc chiến tranh về quan niệm đã vượt quá những tranh cãi về Việt Nam. Cuộc chiến ấy sẽ thay đổi lại cơ cấu và phe cánh trong chính trị Mỹ cho đến hết thế kỷ và sau đó nữa, và gây khó khăn cho việc tập trung cử tri đoàn vào những vấn đề tác động nhiều nhất đến cuộc sống của họ chứ không phải vào tâm lý họ. Thanh niên biểu tình và những người ủng hộ họ coi ông thị trưởng và cảnh sát là những kẻ ngoan cố ngu dôt, độc đoán và bạo lực. Ông thị trưởng và cảnh sát chủ yếu xuât thân từ dân lao động thì coi bọn thanh niên là bọn nhóc nhà giàu to mồm, vô đạo đức, không yêu nước, mềm yếu và được nuông chiều đên mức không còn coi giới chức ra gì, trong khi lại quá ích kỷ không thèm biết đến những gì cần làm để giữ ổn định xã hội và cũng quá hèn nhát không dám đi Việt Nam chiến đấu.

        Tôi theo dõi tất cả những việc này trong căn phòng khách sạn nhỏ ở Shreveport, tôi hiểu cảm giác của cả hai bên. Tôi chống chiến tranh và chống thói hung bạo của cảnh sát, nhưng việc lớn lên ở Arkansas cũng làm tôi hiểu và tôn trọng những cực nhọc của người phải thi hành phận sự mỗi ngày, và nghi ngờ sâu sắc thói vênh váo tự cho mình là đúng dù là cánh hữu hay cánh tả. Sự cuồng tín của cánh tả vẫn chưa bung ra hết, nhưng nó đã gây ra phản ứng cực đoan từ phía cánh hữu - một phản ứng vững chắc, được hậu thuẫn tài chính dồi dào, thể chế hóa, và ham muốn quyền lực và có khả năng tự bảo tồn.

        Phần lớn cuộc đời làm chính trị của tôi là dùng để tìm cách lấp đầy khoảng cách văn hóa và tâm lý từng bùng lên thành những xung đột ở Chicago. Tôi đã thắng nhiều cuộc bầu cử và tôi nghĩ mình cũng làm được nhiều điều tốt, nhưng tôi càng cố đoàn kết mọi người lại thì điều đó càng làm những kẻ cuồng tín cánh hữu tức tối. Không giống như những thanh niên ở Chicago, bọn họ không muốn nước Mỹ lại thống nhất. Họ có kẻ thù, và họ vẫn luôn muốn có kẻ thù.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2015, 04:06:32 pm »


        14


        Tôi dành tháng 9 để chuẩn bị nhập học Oxford, chào tạm biệt bạn bè, và theo dõi cuộc tranh cử tổng thống tiếp diễn. Vì đang trong diện nhập ngũ nên tôi liên hệ với chủ tịch ban tuyển quân địa phương - Bill Armstrong để biết bao giờ đến lượt tôi. Mặc dù chế độ hoãn dịch cho sinh viên cao học đã được hủy bỏ hồi mùa xuân trước, nhưng sinh viên vẫn được phép kết thúc học kỳ họ đang học. Oxford có ba học kỳ tám tuần trong một năm, và xen kẽ là hai kỳ nghỉ năm tuần. Tôi được thông báo có thể đến tháng 10 mới bị gọi và tôi có thể học tiếp một học kỳ nữa, tùy thuộc vào chỉ tiêu mà ban tuyển quân địa phương phải đáp ứng. Tôi thực sự muốn đến học ở Oxford, kể cả trường hợp chỉ được học một vài tháng. Quỹ học bổng Rhodes cho phép người ta đi quân dịch xong rồi quay về học tiếp ở Oxford, nhưng vì tôi đã quyết định nằm trong diện quân dịch, và chuyên Việt Nam vẫn chưa biết bao giờ kêt thúc, nên nghĩ đến việc đi học sau đó quả là không khôn ngoan chút nào.

        Về chính trị, mặc dù sau kỳ đại hội ờ Chicago tôi nghĩ chẳng còn hy vọng gì, và Humphrey vẫn theo đuổi chính sách Việt Nam của Lyndon Johnson, nhưng tôi vẫn muốn ông chiến thắng. Nội vấn đề dân quyền cũng đủ để làm vậy. Nạn phân biệt chủng tộc vẫn chia rẽ miền Nam. Theo lệnh của tòa án, người ta dùng xe buýt chở trẻ em đi học chia đều ra các trường nhằm đảm bảo tỷ lệ chủng tộc trong trường ở nhiều hạt. Việc này ngày càng lan rộng và gây chia rẽ ngày càng tăng ở khắp nơi trên đất nước. Thật trớ trêu là việc Wallace ra tranh cử đã tạo cơ hội cho Humphrey, vì hầu hết các cử tri của ông ta thuộc giới ủng hộ việc trường học không hòa hợp chủng tộc và theo trường phái luật pháp và trật tự, và nếu như cuộc đua tranh cử chỉ có hai ứng viên thì họ chắc sẽ bỏ phiếu cho Nixon.

        Xung đột văn hóa vẫn tiếp tục bùng nổ. Những người biểu tình phản chiến nhắm vào Humphrey nhiều hơn là Wallace và Nixon. Phó tổng thống cũng bị coi thường khi tiếp tục chỉ trích cách hành xử của cảnh sát của Thị trưởng Daley trong kỳ đại hội. Dù một cuộc trưng cầu của viện Gallup cho thấy có 56% người Mỹ ủng hộ các biện pháp của cảnh sát đối với những người biểu tình, hầu hết số người này không phải là người theo đảng Dân chủ, đặc biệt là trong cuộc đua ba người, kể cả Wallace. Thêm nữa, trật tự vừa mới được vãn hồi đã lại bị lung lay vì hai cuộc phản đối tại cuộc thi Hoa hậu toàn mỹ ở thành phố Atlantic. Một nhóm người da đen phản đối vì cuộc thi không có thí sinh da đen. Một nhóm nữ quyền cũng phản đối cuộc thi vì cho rằng nó hạ thấp nhân phẩm phụ nữ. Để thuyết phục hơn, một sô phụ nữ còn đốt áo ngực của họ, một chứng cớ hùng hồn đối với nhiều người Mỹ kiểu cũ rằng lần này gay go to rồi.

        Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Nixon có vẻ đang dễ dàng tiến tới chiến thắng. Ông ta công kích Humphrey là yếu và không hiệu quả, và nói càng ít càng tốt về những gì ông ta sẽ làm nếu được bầu tổng thống, ngoại trừ cố gắng thỏa mãn nhóm theo chủ nghĩa phân biệt (và ve vãn cử tri của Wallace) bằng cách hứa hẹn sẽ đảo ngược chính sách cắt ngân sách quỹ liên bang cho các trường học nào từ chối lệnh củạ tòa án liên bang về việc cho học sinh khác màu da học chung. Người đứng chung liên danh với Nixon, Spiro Agnew, là người trực tiếp xông xáo làm việc này với sự trợ giúp của chuyên gia viết diễn văn của ông ta là Pat Buchanan. Giọng điệu khắc nghiệt và những câu nói hớ của ông ta đã trở thành huyền thoại. Đi đâu Humphrey cũng gặp phải những cuộc biểu tình phản đối ồn ào. Đến cuối tháng, các cuộc trưng cầu cho thấy Nixon ổn định với 43%, Humphrey rớt 12 điểm còn 28%, chỉ hơn Wallace 7 điểm lúc này đang giữ 21% số phiếu. Vào ngày cuối cùng của tháng 9, trong cơn tuyệt vọng, Humphrey công khai từ bỏ quan điểm của Tổng thống Johnson về vấn đề Việt Nam và tuyên bố rằng Johnson nên ngừng ném bom Bắc Việt Nam và coi đấy là "nguy cơ chấp nhận được để có hòa bình". Cuối cùng ông ta đã trở về với bản chất thật của mình, nhưng đến lúc đó chỉ còn năm tuần nữa là bầu cử.

        Khi Humphrey đọc bài diễn văn công bố quan điểm của ông ta tôi đang ở New York chuẩn bị lên đường đi Oxford. Tôi và Denise Hyland đã ăn một bữa trưa tuyệt vời với Willie Morris, lúc này là một biên tập viên trẻ của tạp chí Harper. Lúc còn học năm thứ nhất tôi đã từng đọc cuốn tự truyện thú vị của anh: North Toward Home - Lên phương bắc về nhà và trở thành người hâm mộ anh suốt cả đời. Sau khi giành được học bổng Rhodes, tôi viết cho Willie hỏi xem tôi có thể đến thăm anh ở New York được hay không. Mùa xuân năm đó, anh tiếp tôi trong văn phòng ở đại lộ Park. Tôi thấy cuộc gặp gỡ thú vị đến mức trước khi chia tay tôi lại yêu cầu được gặp một lần nữa, và vì lý do nào đấy, có thể vì lịch sự kiểu người miền Nam, anh đã thu xếp thời gian gặp tôi.

        Ngày 4 tháng 10, Denise đi cùng tôi ra cầu cảng 86 trên sông Hudson, nơi tôi sẽ lên tàu SS United States để đi Anh. Tôi biết đích đến của chiếc tàu biển khổng lồ này, nhưng không rõ rồi đây mình sẽ đi tới nơi đâu.

VVào thời đó tàu United States là tàu chạy nhanh nhất, thế nhưng chuyến đi cũng phải mất đến gần một tuần. Đi tàu biển cùng nhau để làm quen là một truyền thống lâu đời của sinh viên học bổng Rhodes. Nhịp lướt êm ái của tàu và những lần ăn tối chung với nhau thực sự cho chúng tôi thời gian biết thêm về nhau (sau khi đã buộc phải "đánh hơi nhau" như những con chó săn no đủ mệt mỏi), gặp gỡ những hành khách khác, và xả bớt áp lực của không khí chính trị nóng bỏng của nước Mỹ. Hầu hết chúng tôi đều còn tử tế đến mức cảm thấy hơi tội lỗi vì thích thú chuyến đi; chúng tôi ngạc nhiên khi gặp những người không mấy ám ảnh về Việt Nam và chính trị trong nước như chúng tôi.

        Cuộc gặp gỡ khác thường nhât của tôi là với Bobby Baker, đệ tử chính trị khét tiếng của Lyndon Johnson, người từng là thư ký °ủa thượng viện khi Tổng thông Johnson còn là lãnh tụ đa sô trong thượng viện. Một năm trước, Baker bị kết tội trốn thuế và một số tội danh khác, nhưng ông ta vẫn được tự do trong lúc kháng án. Baker có vẻ vô tư, thích chính trị và thích giao du với đám sinh viên học bổng Rhodes. Đám sinh viên có lẽ không cảm thấy thế với ông ta. Một số người trong nhóm không biết ông ta là ai; hầu hết những người còn lại coi ông ta là hiện thân của tệ quen biết thối nát của thể chế chính trị. Tôi không đồng tình với những gì ông ta đã làm, nhưng tôi vẫn thấy thu hút bởi những câu chuyện về nội tình mà ông ta rất sẵn lòng chia sẻ. Chỉ cần hỏi một hay hai câu là ông ta kể ngay.

        Ngoại trừ Bobby Baker và tùy tùng, tôi chủ yếu chỉ chơi với các sinh viên học bổng Rhodes và những thanh niên khác trên tàu. Tôi đặc biệt mến Martha Saxton, một nhà văn thông minh, xinh đẹp và đầy cảm hứng. Phần lớn thời gian của cô dành cho một sinh viên khác, nhưng cuối cùng tôi cũng có cơ hội tiếp cận, và khi chuyện lãng mạn của chúng tôi kết thúc, chúng tôi trở thành bạn thân trọn đời. Mới đây cô đã gửi cho tôi cuốn sách mới nhất của mình: Being Good: Women's Moral Values in Early America - Bản chất tốt: Những giá trị đạo đức của phụ nữ ở Mỹ thời sơ khai.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2015, 02:31:40 pm »

        Một hôm có người mời một số trong chúng tôi đến phòng ông ta để uống cocktail. Trước đó tôi chưa bao giờ uổng và cũng chưa bao giờ muốn uống. Tôi căm ghét những gì rượu đã gây ra với bố tôi, Roger Clinton, và sợ nó cũng có thể ảnh hưởng đến tôi tương tự như vậy. Nhưng tôi nghĩ đã đến lúc phải kết thúc mối lo sợ dai dẳng này. Ông ta hỏi tôi muốn uống gì, tôi nói scotch pha sôđa, thức uống tôi vẫn thường pha cho mọi người lúc làm pha chế rượu trong một vài bữa tiệc riêng ở Georgetown. Tôi không biết mùi vị nó ra sao, và khi nhấp thử tôi chẳng thấy thích chút nào. Hôm sau, tôi thử bour-bon pha nước, thấy khá hơn chút ít. Đến Oxford, tôi thường uống bia, rượu vang và rượu sherry, và khi về nhà, tôi thích uống gin với tonic và mùa hè thì thích uống bia. Trong những năm cuối tuổi 20 và đầu tuổi 30, thỉnh thoảng tôi cũng có quá chén. Từ khi gặp Hillary, chúng tôi thường uống sâmpanh trong những dịp đặc biệt, nhưng may thay, rượu không hề ảnh hưởng xấu đến tôi. Cuối thập niên 70, tôi bị dị ứng với tất cả các loại thức uống có cồn trừ vodka. Xét ra, tôi thấy mừng vì đã thoát khỏi cơn sợ hãi đối với rượu, và cũng thấy nhẹ người khi thấy mình không bị cuốn theo nó. Không có rượu tôi cũng đã có đủ rắc rối rồi.

        Nhưng nói chung chuyến đi này hay nhất là vì những hứa hẹn nó đem lại: giao du với sinh viên được học bổng Rhodes. Tôi cố gắng chơi với tất cả mọi người, nghe họ nói chuyện và học hỏi họ. Rất nhiều người có thành tích học tập đáng nể hơn tôi và một số ít hoạt động tích cực trong phong trào chính trị phản chiến hồi còn ở trường hoặc trong các chiến dịch của McCarthy và Kennedy. Một vài trong số những người tôi thích nhất đã trở thành bạn trọn đời của tôi, và một số đáng kể khác sau này đóng vai trò quan trọng trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi: Tom Williamson, cầu thủ bóng bầu dục da đen của trường Harvard, sau này là cố vấn Bộ Lao động trong nhiệm kỳ đầu tiên của tôi; Rick Stearns - trường Stanford là người đã giới thiệu tôi làm việc cho chiến dịch tranh cử quốc gia của McGovern và được tôi bổ nhiệm làm thẩm phán liên bang ở Boston; Strobe Talbott, chủ bút tờ Yale Daily News, sau này trở thành cố vấn đặc biệt của tôi về Nga và thứ trưởng ngoại giao sau sự nghiệp thành công ở tòa báo Time-, Doug Eakeley, ở cùng nhà với tôi ở trường luật, được tôi bổ nhiệm làm chủ tịch của Tập đoàn Dịch vụ Pháp lý; Alan Bersin, một cầu thủ bóng bầu dục khác của trường Harvard đến từ Brooklyn, người được tôi bổ nhiệm làm công tố viên Mỹ ở San Diego, nơi bây giờ ông là giám thị ở trường trung học; Willie Flecher ở Seattle, tiểu bang Washington, tôi đã bổ nhiệm vào Tòa phúc thẩm khu vực thứ chín (tại Mỹ có 134 khu vực tư pháp, mỗi khu vực bao gồm nhiều tiểu bang và có một tòa phúc thẩm. Tòa phúc thẩm khu vực thứ chín là tòa lớn nhất - ND); và Bob Reich - lúc đó là ngòi nổ sáng giá khơi mào các cuộc tranh luận của nhóm ' sau này là Bộ trưởng lao động trong nhiệm kỳ đầu tiên của tôi. Một người khác là Dennis Blair, sinh viên tốt nghiệp Học viện Hải quân, đã trở thành đô đốc trong Lầu năm góc khi tôi làm Tổng thống và rôi làm chỉ huy các lực lượng ở Thái Bình Dương, nhưng anh ấy làm mọi việc mà không cần tôi giúp gì cả.

        Trong hai năm kế tiếp, tất cả chúng tôi trải nghiệm Oxford theo những cách khác nhau, nhưng chúng tôi cùng chia sẻ sự bất an và lo lắng ở quê nhà Mỹ, yêu mến Oxford đấy song không khỏi băn khoăn rằng chúng tôi đang làm cái quái quỉ gì ở đây. Phần lớn chúng tôi lao vào cuộc sống mới hơn là lên giảng đường. Những cuộc trò chuyện, đọc sách và các chuyên đi dường như quan trọng hơn, đặc biệt đối với những người nghĩ rằng mình đang sống khoảng thời gian vay mượn. Sau hai năm, tỷ lệ người Mỹ trong khóa chúng tôi thực sự nhận được bằng ít hơn bất cứ khóa học nào khác trước đó trong chương trình học bổng Rhodes. Nhưng chúng tôi, theo cách của mình, lòng tràn ngập sự bồng bột của tuổi trẻ, có lẽ đã tự hiểu mình hơn trong thời gian ở Oxford, và cũng hiểu những điều có thể quan trọng đối với cả cuộc đời hơn hầu hết những sinh viên học bổng Rhodes khóa trước.

        Sau năm ngày và một lần dừng ngắn ở Le Havre, cuối cùng chúng tôi đến Southampton, nơi lần đầu tiên chúng tôi có ý niệm về Oxford thông qua con người của Ngài Edgar "Bill" Williams, giám thị của Rhodes House. Ồng đứng đợi chúng tôi ở bến tàu, đầu đội mũ phớt, mặc áo mưa và tay cầm dù, trông ông giống một công tử Ănglê hơn là một người đã từng là giám đốc tình báo của Thống chế Montgomery trong Thế chiến hai.

        Bill Williams lùa chúng tôi lên xe buýt để về Oxford. Trời đã tối và đang mưa nên chúng tôi chẳng thấy gì nhiều. Đến Oxford đã 11 giờ đêm, và cả thành phố tối đen như mực ngoại trừ chút ánh sáng le lói của một xe bán xúc xích, cà phê dở ẹc và đồ ăn nhanh trên đường High Street ngay bên ngoài University College, nơi tôi được chỉ định sẽ học. Xe buýt thả chúng tôi xuống và chúng tôi bước qua cánh cổng vào sân chính của trường có từ thế kỷ 17, ở đó, Douglas Millin, người quản lý trường, đứng đón chúng tôi. Millin là một ông già kỳ quặc, cộc cằn, nhận việc ở trường sau khi ra khỏi hải quân. Ông rất thông minh, nhưng lại luôn cố che giấu điều đó bằng cách thường xuyên chửi bới văng mạng. Ông đặc biệt thích hành hạ những người Mỹ. Những lời đầu tiên của ông mà tôi nghe là nhắm vào Bob Reich, người chỉ cao khoảng 1,5 mét. Ông nói người ta bảo sẽ gửi đến bốn "chàng Mẽo", hóa ra chỉ có ba chàng rưỡi. Ông không bao giờ ngừng giễu cợt chúng tôi, nhưng ẩn đằng sau là một con người khôn ngoan và xét đoán về người khác rât sắc sảo.

        Trong hai năm tiếp theo, tôi dành nhiều thời gian nói chuyện với Douglas. Bằng thứ ngôn ngữ đầy những tiếng lóng Ảnglê, ông dạy cho tôi cách trường đại học thực sự vận hành ra sao, kể cho tôi nghe những câu chuyên về các giáo sư và nhân viên, bàn luận thời sự, kể cả sự khác biệt giữa chiến tranh Việt Nam và Thế chiến hai. Trong 25 năm kế tiếp, bất cứ khi nào có dịp đến Anh tôi đều đến thăm Douglas. Cuối năm 1978, sau khi được bầu làm thống đốc bang Arkansas, lần đầu tôi đưa Hillary đến Anh để nghỉ ngơi. Khi đặt chân đến Oxford, khi bước chân qua cánh cổng trường tôi tự hào ghê lắm. Thế rồi chúng tôi thấy Douglas. Ông không bao giờ bỏ lỡ dịp. "Clinton" - ông nói - "Tôi nghe nói cậu mới được bầu làm vua một vương quốc nào đó chỉ có ba người và một con chó". Tôi yêu mến Douglas Millin.

        Phòng tôi ở phía sau trường, sau lưng thư viện, ở sân Helen's Court, một nơi nhỏ bé kỳ quặc được đặt theo tên vợ một ông thầy của trường. Hai tòa nhà đối diện nhau qua một khoảng sân có tường bao quanh. Tòa nhà bên trái cũ hơn có hai cửa dẫn đến hai dãy phòng sinh viên ở tầng trệt và lầu một. Tôi được phân một phòng bên cánh trái ở lầu hai gần lối ra vào. Phòng tôi có một phòng ngủ nhỏ và một phòng làm việc nhỏ mà thực ra gộp lại thành một phòng lớn. Nhà vệ sinh ở tầng trệt, mỗi lần đi vệ sinh phải đi xuống cầu thang lạnh lẽo. Phòng tắm ở lầu một. Thỉnh thoảng cũng có nước nóng. Tòa nhà hiện đại bên phải dành cho sinh viên cao học, mỗi người được một căn hộ một trệt một lầu. Tháng 10 năm 2001, tôi giúp Chelsea sắp xếp đồ đạc trong căn hộ có phòng ngủ đối diện với căn phòng tôi đã từng ở 33 năm trước. Đó là một trong những khoảnh khắc vô giá khi ánh mặt trời xua đi tất cả những bóng tối của cuộc đời.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2015, 02:40:49 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2015, 08:40:00 am »

        Buổi sáng đầu tiên ở Oxford tôi thức dậy và tiếp xúc ngay với rnột trong những thông lệ kỳ lạ của cuộc sống Oxford: ông Archie, tùy viên" của tôi và là người dọn phòng ở Helen's Court. Tôi đã quen tự soạn giường và tự lo cho mình, nhưng dần dà tôi để cho Archie làm công việc mà, tính đến khi "vướng" vào tôi, ông đã làm trong gần 50 năm. Archie là người thầm lặng, tử tế mà tôi và các bạn ngày càng thực sự kính trọng và yêu mến. Vào giáng sinh và các dịp đặc biệt khác, sinh viên thường tặng cho người "tùy viên" một món quà nhỏ, trong giới hạn cho phép của vỏn vẹn 1.700 đôla tiền tiêu xài hàng năm của học bổng Rhodes. Archie đánh tiếng rằng ông thực sự thích vài chai Guinness, một loại bia đen Ireland. Tôi mua cho ông khá nhiều lúc ở Helen's Court và thỉnh thoảng tôi cùng ông làm vài ngụm. Archie rất thích loại bia đó, và nhờ ông tôi cũng thích luôn.

        Cuộc sống ở trường đại học được tổ chức quanh 29 trường nhỏ, lúc bấy giờ vẫn còn nam riêng nữ riêng; có rất ít trường dành cho nữ. Vai trò chính của trường đại học trong cuộc đời sinh viên là cung cấp các bài giảng, mà sinh viên có thể tham dự hoặc không, và tổ chức thi, thường vào cuối kỳ học mỗi môn. Có được bằng hay không, hoặc bằng loại nào hoàn toàn tùy thuộc vào kết quả thi. Muốn học hết tài liệu thì phải tham gia các buổi học nhóm hàng tuần để viết bài luận ngắn về đề tài sẽ thảo luận. Mỗi trường đều có nhà nguyện riêng, phòng ăn, và thư viện. Hầu hết các trường đều có kiến trúc nổi bật; một số có vườn đẹp tuyệt, thậm chí có cả công viên và hồ, hoặc nằm cạnh sông Cherwell chảy bên rìa phía đông thành phố cổ. Ngay dưới Oxford, sông Chervvell chảy vào Isis, một nhánh của sông Thames, con sông rộng lớn định hình phần lớn London.

        Tôi dành phần lớn thời gian của hai tuần đầu tiên để dạo quanh Oxford, một thành phố cổ kính và đẹp đẽ. Tôi khám phá những dòng sông, công viên, những con đường có hàng cây, nhà thờ, những ngôi chợ có mái che, và, tất nhiên, các trường trực thuộc Oxford.

        Mặc dù trường tôi không có sân lớn, và dãy nhà cổ kính nhất cũng chỉ từ thế kỷ 17 nhưng tôi thấy hợp với trường. Vào thế kỷ 14, các sinh viên của trường đã giả mạo tài liệu để chứng minh đây là trường lâu đời nhất của Oxford, có gốc rễ từ thời Alfred Đại đế hồi thế kỷ thứ chín. Tuy nhiên điều không cần phải tranh cãi là trường tôi, hay Univ như mọi người thường gọi, là một trong ba trường lâu đời nhất, được thành lập cùng với Merton và Balliol vào thế kỷ 13. Năm 1292, quy định của trường gồm một loạt những quy định hà khắc, kể cả việc cấm hát tình ca và nói tiếng Anh (quy định bắt phải nói tiếng Latinh - ND). Đôi lần trong các đêm quậy phá gào rú, tôi ước gì đám bạn tôi vẫn phải chịu quy định ấy và bị bắt buộc phải thì thào bằng tiếng Latinh.

        Sinh viên nổi tiếng nhất của trường là Percy Bysshe Shelley ghi danh vào năm 1810, theo ngành hóa. Ông chỉ học được một năm rồi bị đuổi, không phải do ông đã dùng kiến thức mình học được để đặt một máy nấu rượu nhỏ trong phòng ở, mà do bài luận của ông có tên "Sự cần thiết của thuyết vô thần". Năm 1894, Univ đã phục hồi danh dự cho Shelley bằng cách đúc một bức tượng cẩm thạch rất đẹp của nhà thơ quá cố, người đã chết đuối bên bờ biển Ý lúc gần 30 tuổi. Khách tham quan đến trường dù chưa bao giờ đọc thơ của ông, chỉ cần chiêm ngưỡng những vần thơ tuyệt mệnh uyển chuyển của ông cũng có thể hình dung tại sao ông lại có ảnh hưởng đến thế đối với những người trẻ tuổi thời ông còn sống. Vào thế kỷ 20, trong số sinh viên cử nhân và cao học của Univ có ba nhà văn nổi tiếng Stephen spender, c.s. Lewis và V.S.Naipaul; nhà vật lý học vĩ đại Stephen Hawking; hai thủ tướng Anh, Clement Attlee và Harold Wilson; thủ tướng úc Bob Hawke, người vẫn đang giữ kỷ lục uống bia nhanh của trường; diễn viên Michael York; và người đã giết Rasputin, hoàng tử Felix Yusupov.

        Khi bắt đầu tìm hiểu Oxford và nước Anh, tôi cũng cố gắng tiếp tục theo dõi từ xa tiến triển cuộc bầu cử và nóng lòng chờ đợi lá phiếu cho cử tri vắng mặt để tôi có thể gửi đi phiếu bầu tổng thống đầu tiên của mình. Mặc dù bạo lực đô thị và các cuộc biểu tình của sinh viên vẫn tiếp tục nhưng Humphrey đã khá hơn. Sau tuyên bố tách mình khỏi lập trường về vấn đề Việt Nam của LBJ, Humphrey ít bị phản đối hơn và có thêm sự ủng hộ từ giới trẻ. Cuối cùng McCarthy cũng ủng hộ ông ấy, theo kiểu nửa vời rất đặc trưng, nói thêm rằng ông ta sẽ không ra tái tranh cử vào thượng viện năm 1970 hay tổng thống năm 1972 nữa. Trong khi đó, Wallace đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi chỉ định cựu tư lệnh không quân Curtis LeMay làm ứng viên phó tổng thống trong liên danh của mình. LeMay, người đã hối thúc Tổng thống Kennedy ném bom Cuba trong cuộc khủng hoảng tên lửa năm năm trước, ra mắt với tư cách ứng viên bằng tuyên bố rằng bom hạt nhân cũng chỉ là ''một loại vũ khí trong kho vũ khí" và rằng "cũng có lúc sử dụng chúng là hiệu quả nhất". Tuyên bố cúa LeMay khiến Wallace phải lui vào thế thủ và không bao giờ có lại được ưu thế nữa.

        Trong khi đó, Nixon vẫn giữ chiến thuật đang giúp ông tiến đến chiến thắng, né tránh mọi lời mời tranh luận với Humphrey. Nixon chỉ hơi phiền vì tương quan bất lợi cho Spiro Agnew so với đối thủ là Thượng nghị sĩ Muskie trong liên danh của Humphrey, và vì mối lo   ngại rằng Johnson có thể đạt được đột phá "bất ngờ tháng 10" tại hòa đàm Paris với tuyên bố ngừng ném bom. Bây giờ thì chúng ta đã biết cuộc vận động của Nixon có được thông tin tay trong về các cuộc đàm phán do Henry Kissinger cung cấp. Kissinger với vai trò cố vấn của Averell Harriman có liên quan đến hòa đàm Paris đủ để biết việc gì đang diễn ra. Chúng ta cũng biết rằng chỉ huy chiến dịch tranh cử của Nixon, John Mitchell đã thông qua người bạn của Nixon - Anna Chennault - vận động Tổng thống Thiệu của Nam Việt Nam không khuất phục sức ép của LBJ mà ngồi vào bàn đàm phán với Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Nhờ các đoạn băng nghe lén giữa Anna Chennault và Đại sứ Nam Việt Nam ở Washington (Bộ Tư pháp cho phép việc nghe lén này) mà Johnson biết hết các nỗ lực đó của phía Nixon. Cuối cùng, vào ngày cuối cùng của tháng 10, Tổng thống Johnson tuyên bố ngừng ném bom hoàn toàn cũng như việc Hà Nội đồng ý cho Nam Việt Nam tham gia đàm phán, và việc Mỹ chấp thuận vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

        Tháng 11 bắt đầu đầy kỳ vọng đối với Humphrey và những người ủng hộ ông. Số người ủng hộ trong các cuộc trưng cầu tăng lên nhanh chóng, và rõ ràng ông ta cho rằng sáng kiến hòa bình sẽ đưa ông lên dẫn đầu. Ngày 2 tháng 11, ngày thứ bảy trước bầu cử, Tổng thống Thiệu tuyên bố không thể đi Paris vì sự có mặt của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Ông ta nói, như thế buộc ông ta phải liên minh chính phủ với cộng sản, và ông ta chỉ đàm phán với Bắc Việt Nam thôi. Phe Nixon nhanh chóng ám chỉ LBJ đã quá vội vàng trong tiến trình đàm phán hòa bình, cố giúp Humphrey mà chưa chuẩn bị chu đáo các giải pháp ngoại giao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2015, 08:46:49 am »

        Johnson điên tiết và thông báo cho Humphrey về những nỗ lực phá hoại sáng kiến hòa đàm do Anna Chennault tiến hành thay mặt Nixon. Lúc đó không cần phải giấu giếm dư luận để khỏi mất mặt không tung hê sự việc lên. Bởi vì kết quả trưng cầu cho thấy Nixon sẽ phải đối mặt với cuộc đua sít sao, nên ông nghĩ ông có thể chiến thắng mà không cần dùng đến thủ đoạn đó, và rõ ràng ông cũng lo sự nếu tiết lộ ra có thể lợi cất cập hại vì các sự kiện chưa đủ để chứng minh rằng Nixon biết những gì người khác, trong đó có John Mitchell, đang làm sau lưng và nhân danh ông ta. Tuy vậy, rõ ràng ở đây có chuyện Nixon đã dính líu đến các hành động phản trắc. Johnson rất giận Humphrey. Tôi tin là nếu LBJ tranh cử, ông ta sẽ tung hê thông tin đó ra, và nếu ở tình thế ấy, Nixon cũng chẳng ngần ngại gì mà không làm tương tự.

        Humphrey đã phải trả giá cho sự đắn đo hay sự khó tính đó của mình. Ông thua cuộc, thiếu mất 500.000 phiếu, giảm từ 43,4% xuống còn 42,7% và kém Wallace 13,5%. Nixon giành được 301 phiếu đại cử tri, vượt mức đa số 31 phiếu, với những chiến thắng sít sao ở Illinois và Ohio. Nixon đã thoát nạn với vụ Kissinger-Mitchell- Chennault, nhưng như Jules Witcover suy đoán trong cuốn sách của mình về năm 1968, The Year the Dream Died - Năm Giấc mơ lụi tàn, thì lần thoát hiểm đó có thể phải trả giá đắt hơn người ta tưởng nhiều. Chuyện thoát hiểm này đã làm cho phe Nixon tin rằng họ có thể làm mọi việc trót lọt, kể cả những trò bịp bợm trong vụ Watergate.

        Ngày 1 tháng 11, tôi bắt đầu viết nhật ký bằng một trong hai cuốn sổ bìa da mà Denise Hyland đã tặng tôi ngày rời nước Mỹ. Khi Archie đánh thức tôi dậy để báo tin lành ngừng ném bom, tôi đã viết: "Ước gì hôm nay mình được gặp Thượng nghị sĩ Fulbright - một lần nữa đây là minh chứng cho cuộc đấu tranh không biết mệt mỏi và ngoan cường của ông". Hôm sau tôi đoán việc ngừng bắn có thể dân đến rút quân và tôi có thể không bị động viên, hoặc ít nhất "cho phép các bạn đang tại ngũ của tôi có thể thoát khỏi Việt Nam. Và một số người trong rừng rậm ở đó có thể thoát chết". Tôi không hay biết rằng tổn thất nhân mạng Mỹ ở Việt Nam sẽ còn tăng gấp đôi. Tôi kết thúc hai đoạn nhật ký bằng "ca tụng niềm hy vọng, đã làm nên con người tôi, điều đã ở bên tôi ngay cả vào những đêm như đêm nay khi tôi không còn chút khả năng nào để phân tích và diễn đạt cho mạch lạc". Vâng, tôi còn trẻ và hay cường điệu, nhưng tối đã tin vào điều mà sau này trong bài diễn văn ở đại hội đảng Dân chủ năm 1992 tôi mô tả như "một nơi có tên Hy vọng". Chính điều đó đã giúp tôi tiếp tục đi lên trong suốt cuộc đời.

        Ngày 3 tháng 11, tôi tạm quên cuộc bầu cử để ăn trưa với George Cawkwell, trưởng khoa phụ trách cao học của Univ. Đó là một người to lớn dềnh dàng và trông vẫn ra dáng một ngôi sao bóng bầu dục như trước đây, và là một người được học bổng Rhodes đến từ New Zealand. Ngay trong buổi gặp đầu tiên, Giáo sư Cawkwell đã trách mắng tôi về quyết định thay đổi khóa học. Ngay sau khi đến Oxford, tôi đã ngưng học nhóm PPE bao gồm chính trị, triết học và kinh tế trong chương trình cử nhân để chuyển sang Cử nhân Văn chương ngành Chính trị, môn này bắt buộc tôi phải làm luận án tốt nghiệp 50.000 từ. Tôi đã học hết chương trình PPE vào năm thứ nhất ở Georgetown, và vì có vấn đề quân dịch nên tôi không mong học hết năm thứ hai ở Oxford. Cawkwell cho rằng tôi đã sai lầm nghiêm trọng khi không tham gia các buổi học nhóm hàng tuần, nơi người ta đọc, phê bình và phản biện các bài luận. Phần lớn nhờ những lý lẽ của Cawkwell mà tôi lại đổi môn học, lần này chuyển sang cử nhân triết học ngành Chính trị; chương trình này bao gồm các buổi học nhóm, làm bài luận, thi và luận án ngắn hơn.

        Ngày bầu cử, 5 tháng 11, cũng là ngày Guy Fawkes ở Anh, kỷ niệm lần ông ta định đốt tan nghị viện Anh vào năm 1605. Trong nhật ký, tôi viết: "Mọi người ở Anh đều ăn mừng ngày này; một số vì Fawkes thất bại, một số khác vì ông ta đã cố làm việc đó". Đêm hôm đấy, người Mỹ chúng tôi tụ tập lại ăn tiệc và theo dõi kết quả bầu cử ở Rhodes House. Đám đông phần lớn ủng hộ Humphrey, cổ vũ ông ta liên tục. Chúng tôi đi ngủ mà chẳng biết chuyện gì đã diễn ra ngoại trừ việc Fulbright đã thắng lợi dễ dàng, nhẹ nhõm phần nào vì lần trước ông chỉ vượt qua Jim Johnson và hai đối thủ được biết đến ít hơn với 52% số phiếu bầu. Mọi người ở Rhodes House reo hò khi người ta công bố chiến thắng của ông.

        Ngày 6 tháng 11, chúng tôi biết Nixon đã thắng và như tôi viết trong nhật ký, "bác Raymond và các bạn đã giúp Wallace thắng ở bang Arkansas, lần đầu tiên đi chệch khỏi thông lệ lúc nào cũng bỏ phiếu cho đảng Dân chủ từ khi thành lập bang vào năm 1836... Tôi phải gửi 10 đôla cho bác Raymond vì đã cá với bác hồi tháng 11 năm ngoái rằng Arkansas, bang miền Nam "tự do" nhất không bao giờ bầu cho Wallace, và hóa ra những kẻ "ngụy trí thức" đã sai ("ngụy trí thức" là từ Wallace thích gán cho bất cứ ai tốt nghiệp đại học mà bất đồng quan điểm với ông ta). Tôi đã ghi rằng, không như chính phủ Nam Việt Nam, tôi cực kỳ thất vọng vì "sau tất cả sự việc đã diễn ra, sau cú phục hồi đáng kể của Humphrey, kết cục lại đúng như tôi từng dự cảm hồi tháng 1 năm ngoái: Nixon vào ngồi ở Nhà Trắng".

        Thêm vào nỗi đau khổ đó, phiếu bầu cử tri vắng mặt của tôi không thấy đâu và tôi đã bỏ lỡ cơ hội đầu tiên trong đời được bầu tổng thống. Nhân viên hành chính đã gửi bằng đường bưu điện thường, không phải qua máy bay. Như vậy rẻ hơn nhưng phải mất ba tuần, sau ngày bầu cử khá lâu, tôi mới nhận được.

        Ngày hôm sau, tôi quay lại với cuộc sống thường nhật. Tôi gọi cho mẹ, lúc này đã quyết định lấy Jeff Dwire và có vẻ hạnh phúc đến mức tôi cũng cảm thây vui lây. Và tôi gửi 10 đôla cho bác Raymond và đề nghị rằng nước Mỹ cũng nên có ngày George Wallace tương tự như ngày Guy Fawkes. Ai cũng có thể ăn mừng: một số vì Wallace dám tranh cử tổng thống, số còn lại vì ông ấy tranh cử quá kém như vậy.

        Những ngày cuôl tháng là một loạt những hoạt động làm cho chính trị và Việt Nam tạm lui xuống hàng thứ yếu trong tâm trí tôi. Một thứ sáu nọ, tôi và Rick Stearns đón xe buýt và quá giang xe xuống Wales và quay về, trên đường Rick đọc thơ của Dylan Thomas cho tôi nghe. Đó là lần đầu tiên tôi được nghe "Đừng nhẹ nhàng tan vào đêm đó". Tôi rất thích, và vẫn còn thích bài thơ khi những linh hồn dũng cảm "nổi giận trước ánh sáng lụi tàn".

        Tôi cũng đi vài chuyến với Tom Williamson. Một lần chúng tôi quyết định chơi trò đổi vai cho nhau, tôi đóng vai người nô lệ da đen khúm núm, còn Tom cư xử kiểu ông chủ da trắng phân biệt chủng tộc miền Nam. Khi bác tài xê người Anh tốt bụng dừng xe lại để đón chúng tôi, Tom nói: "Ê, xuống ghế sau ngồi đi". "Vâng, thưa ngài", tôi trả lời. Bác tài xế người Anh nghĩ chúng tôi bị điên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2015, 02:59:04 am »

        Hai tuần sau ngày bầu cử, tôi ghi điểm touchdown đầu tiên cho đội bóng bầu dục của Univ. Đó là một sự kiện lớn đối với cựu nhạc công như tôi. Mặc dù không hiểu lắm về ý nghĩa của môn này, tôi vẫn thích bóng bầu dục. Tôi to cao hơn hầu hết các sinh viên Anh và có thể góp sức đáng kể bằng cách ngăn cản đối phương, hoặc đẩy thật mạnh từ hàng thứ hai của "cục người", một đội hình mà cả hai bên đều cố gắng đẩy nhau thật mạnh để giành quả bóng được đặt ở giữa sân cỏ. Một lần chúng tôi đến Cambridge thi đấu. Mặc dù Cambridge có vẻ ôn hòa hơn Oxford, vốn Oxford to và công nghiệp hóa hơn Cambridge, nhưng đối thủ chơi rắn hơn nhiều. Tôi bị một cú vào đầu và chắc là bị choáng. Tôi bảo huân luyện viên rằng tôi bị chóng mặt, nhưng ông nhắc là hết người thay rồi, và nếu tôi ra sân thì đội chúng tôi sẽ bị thiếu người: "Thôi vào sân đi, lao vào ngăn cản người nào cũng được". Dù sao chúng tôi cũng thua, nhưng tôi mừng là đã không rời sân. Bạn luôn có cơ hội miễn là đừng bỏ cuộc.

        Cuối tháng 11, tôi viết bài luận đầu tiên nộp cho thầy giáo, tiến sĩ Zbigniew Pelczynski, một người Ba Lan lưu vong, về vai trò của khủng bố trong chế độ chuyên chế Xô Viết, dự buổi học nhóm đầu tiên, và dự buổi hội thảo hàn lâm đầu tiên. Ngoại trừ một số nỗ lực ít ỏi như vậy, tôi dành phần lớn thời gian còn lại trong tháng để đi đây đó. Tôi đến Stratford-upon-Avon, quê hương của Shakespeare, hai lần để xem những vở kịch của ông, đến London hai lần để thăm Dru Bachman và Ellen McPeake, hai người bạn cũ cùng nhà hồi ở Georgetown của Ann Markusen, đang sống và làm việc ở đây; đến Birmingham để chơi một trận bóng rổ tồi tệ; và đến Derby để diễn thuyết trước học sinh trung học và trả lời những câu hỏi về nước Mỹ nhân dịp kỷ niệm năm năm ngày mất của Tổng thống Kennedy.

        Đầu tháng 12, tôi lên kế hoạch bất ngờ về nhà dự đám cưới của mẹ, trong lòng tràn ngập những linh tính không lành về tương lai của tôi cũng như của mẹ. Nhiều bạn của mẹ rất không hài lòng trước tin mẹ sẽ lấy Jeff Dwire vì ông đã từng vào tù và vì họ nghĩ ông vẫn chưa đáng tin cậy. Tệ hơn nữa, ông vẫn chưa giải quyết xong vụ li dị với bà vợ vốn đã nguội lạnh từ lâu.

        Đồng thời, cảm giác bất an của tôi tăng lên sau khi bạn tôi, Frank Aller, cũng được học bổng Rhodes ở trường Queen ngay đối diện Univ trên đường High Street, vừa nhận được giấy gọi nhập ngũ từ ủy ban tuyển quân có lựa chọn ở Spokane, Washington. Cậu ấy nói với tôi là sẽ về nhà gặp cha mẹ và bạn gái để chuẩn bị cho họ cậu sẽ quyết định từ chối lệnh điều động và ở lại Anh vô thời hạn để khỏi bị đi tù. Frank nghiên cứu về Trung Quốc, hiểu Việt Nam rất rõ, và nghĩ rằng chính sách của chúng ta vừa sai lầm vừa trái đạo lý. Cậu ấy cũng là một người tốt thuộc giới trung lưu và rất yêu nước. Cậu rất đau khổ vì tình thế tiến thoái lưỡng nan này. Tôi và Strobe Talbott sống ở trường Magdalen gần đó cố gắng an ủi và động viên cậu ấy. Frank là người tốt bụng và biết chúng tôi cũng chống chiến tranh như cậu ấy, nên cũng cố an ủi lại chúng tôi. Cậu ấy tỏ ra rất hùng hồn khi nói với tôi rằng, không như cậu ấy, tôi có ước vọng và khả năng tạo sự khác biệt trong chính trị và nếu tôi trốn quân dịch và bỏ lỡ những cơ hội ấy thì thật là sai lầm. Sự hào sảng của cậu ấy chỉ làm cho tôi càng cảm thấy tội lỗi, thể hiện trong những trang nhật ký đầy lo lắng và ray rứt của tôi. Cậu ấy dễ dãi với tôi hơn nhiều so với chính tôi cho phép bản thân mình.

        Ngày 19 tháng 12, tôi hạ cánh xuống Minneapolis dưới trời bão tuyết để gặp Ann Markusen. Cô đã về nhà ở bang Michigan để học bằng tiến sĩ, và cũng giống như tôi, cô ấy hoang mang về tương lai của mình và của hai đứa tôi. Tôi yêu cô ấy, nhưng vào thời điểm đó tôi không chắc chắn chút nào về bản thân mình để có thể cam kết gắn bó với bất cứ ai.

        Ngày 23 tháng 12, tôi bay về nhà. Đúng là mọi người ngạc nhiên. Mẹ khóc mãi không thôi. Mẹ, Jeff và Roger đều có vẻ rất hạnh phúc trước lễ cưới sắp diễn ra, mừng đến mức không còn thời gian la rầy mái tóc dài mới để của tôi. Giáng sinh diễn ra vui vẻ, bất chấp những nỗ lực cuôl cùng của hai người bạn của mẹ cứ một hai bắt tôi phải thuyết phục mẹ đừng cưới Jeff. Tôi mang bốn bông hồng vàng ra mộ cha và cầu cho gia đình cha cũng ủng hộ mẹ và em Roger trong cuộc phiêu lưu mới. Tôi thích Jeff Dwire. Ông thông minh, chăm chỉ, đôi xử tốt với Roger, và rõ ràng có yêu mẹ. Tôi ủng hộ cuộc hôn nhân, và ghi lại rằng "nếu cả người có thiện chí nhưng đây nghi ngờ lẫn người xấu bụng nói đúng về Jeff và mẹ thì cuộc hôn nhân của họ cùng lắm cũng chỉ tệ như các cuộc hôn nhân trước của mẹ hoặc của ông ấy là cùng". Và bỗng nhiên, tôi quên hết tất cả những xáo trộn của năm 1968, năm đảng Dân chủ và đất nước chịu sóng gió; năm chủ nghĩa dân túy bảo thủ đã thay thế chủ nghĩa dân túy cấp tiến như một thế lực nổi bật trong nước; năm mà luật lệ và trật tự lại thành lãnh địa của phe Cộng hòa còn phe Dân chủ lại gắn liền với hỗn loạn, yếu đuối và thiểu số xa rời thực tế và buông thả; năm bắt đầu chuỗi cầm quyền của Nixon, Reagan, rồi Gingrich, rồi George w. Bush. Phản ứng ngược của giới trung lưu sẽ định hình và làm biến dạng nền chính trị Mỹ đến cuối thế kỷ. Chủ nghĩa bảo thủ mới sẽ bị vụ Watergate làm lung lay, nhưng vẫn không bị tiêu diệt. Khi những lý thuyết gia cánh hữu khuyến khích sự bất bình đẳng về kinh tế, phá hủy môi trường và phân hóa xã hội, sự ủng hộ của công chúng đối với nó sẽ suy yếu đi, nhưng vẫn không mất hẳn. Khi chính những sự quá quắt của nó bắt đầu quay trở lại đe dọa nó, phong trào bảo thủ sẽ hứa "tử tế và ôn hòa hơn" hoặc sẽ "thông cảm" hơn, nhưng vẫn tố cáo phe Dân chủ là yếu kém trong các giá trị, tính cách cũng như ý chí. Và chỉ cần có thế cũng đủ khơi dậy phản ứng có thể đoán trước, hầu như giống phản xạ kiểu Pavlov (phản xạ có điều kiện của khoa học gia Pavlov - ND) trong giới cử tri trung lưu da trắng để thành công. Tất nhiên, mọi sự phức tạp hơn thế. Đôi khi những lời chỉ trích phái bảo thủ của đảng Dân chủ cũng hợp lý, và luôn có những nhân vật Cộng hòa ôn hòa và những người bảo thủ có thiện chí hợp tác với đảng Dân chủ để tạo ra những thay đổi tích cực.

        Dù sao đi nữa, những cơn ác mộng ám ảnh của năm 1968 đã tạo ra một vũ đài chính trị nơi tôi và tất cả những chính trị gia cấp tiến khác phải đấu tranh trong suốt sự nghiệp của mình. Có thể, nếu Martin Luther King Jr. và Robert Kennedy còn sống, mọi sự đã khác. Có thể nếu Humphrey sử dụng thông tin về sự can thiệp của Nixon vào hòa đàm Paris thì mọi việc đã khác. Mà cũng có thể không. Dù gì đi nữa, những ai trong chúng ta tin mọi điều tốt của thời thập niên 60 vẫn nhiều hơn cái xấu sẽ vẫn tiếp tục chiến đấu, vẫn được truyền nhiệt huyết bởi những người hùng và giấc mơ thời tuổi trẻ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2015, 03:59:12 am »

 
        15


        Buổi sáng của năm mới 1969 - tôi mở đầu một năm với một điều vui. Frank Holt vừa tái cử vào Tòa án tối cao chỉ hai năm sau khi ông bị đánh bại trong cuộc đua vào chức thống đốc. Tôi lái xe về Little Rock tham dự buổi 11 tuyên thệ nhậm chức của ông. Đúng như dự đoán, ông khuyên chúng tôi đừng dành thời gian trong năm mới để tham gia buổi lễ khiêm nhường này, nhưng hơn 50 người ủng hộ viên trung thành chúng tôi đã đến. Nhật ký tôi viết: "Tôi bảo ông tôi sẽ không rút lui chỉ vì ông ấy trúng cử". Trớ trêu thay, với tư cách "tân" thẩm phán, ông được phân vào làm việc trong văn phòng cũ của Thẩm phán Jim Johnson.

        Ngày 2 tháng 1, tôi và Joe Newman lái xe đưa mẹ đến Hope để thông báo cho họ hàng còn lại cùa bà về việc bà sẽ cưới Jeff vào ngày hôm sau. Khi về đến nhà, tôi và Joe gỡ tấm bảng đề "Gia đình Roger Clinton" xuống khỏi hộp thư. Joe cười to vẻ giễu cợt và nói: “Gỡ nó xuống dễ dàng thế này kể cũng buồn nhỉ". Bất kể dấu hiệu báo trước bất trắc của số phận thế nào, tôi vẫn thấy cuộc hôn nhân này sẽ ổn thỏa. Tôi đã viết trong nhật ký: "Nếu Jeff là một tên lừa bịp như mọi người vẫn nói thì cứ coi như tôi bị lừa đi".

        Tốì hôm sau, lễ cưới diễn ra ngắn gọn và đơn giản. Bạn của chúng tôi, mục sư John Miles, hướng dẫn cô dâu chú rể thề nguyện. Roger đốt nến. Tôi là chú rể phụ. Sau đó có một bữa tiệc nhỏ, tôi và Carolyn Yeldell chơi nhạc và hát cho khách nghe. Một sô giới chức tôn giáo có thể từ chối làm phép cho đám cưới vì Jeff là người vừa mới li dị. Nhưng John Miles thì không. Ông là một tín đồ Giám lý hay cà khịa, cứng rắn, phóng khoáng, ông tin rằng Chúa Jesus được Đức Chúa Cha của mình phái xuống để cho tất cả chúng ta cơ hội thứ hai.

        Ngày 4 tháng 1, nhờ bạn tôi, Sharon Evans, quen biết Thống đốc Rockefeller, tôi được mời ăn trưa cùng thông đốc tại trang trại của ông ở Petit Jean Mountain. Tỏi thấy Rockefeller thân thiện và có duyên ăn nói. Chúng tôi bàn về Oxford và về việc con trai ông là Winthrop Paul muốn học ở đó Thống đốc muốn tôi giữ liên lạc với Win Paul khi cậu ta bắt đầu theo học ở Pembroke College vào mùa thu. Cậu này ở châu Âu trong phần lớn thời thơ ấu.

        Sau bữa trưa, tôi nói chuyện vui vẻ với Win Paul, sau đó chúng tôi đi xuống phía tây nam để hẹn gặp Tom Campbell, đã lái xe từ Mississippi đến Arkansas, nơi cậu ấy đang học khóa huấn luyện lái máy bay của thủy quân lục chiến. Ba chúng tôi lái xe đến dinh thự của Thống đốc theo lời mời của Win Paul. Tất cả chúng tôi đều rất ấn tượng, và tôi ra về chỉ nghĩ rằng mình vừa mới được thấy một phần quan trọng của lịch sử Arkansas, chứ không nghĩ đây là nơi mà một thập niên sau là nhà của tôi trong 12 năm.

        Ngày 11 tháng 1, tôi về Anh cùng chuyến bay với Tom Williamson và được cậu ấy dạy cho tôi hiểu làm người da đen ở Mỹ là như thế nào; và với Frank Aller, cậu thuật lại cho chúng tôi nghe kỳ nghỉ khó khăn của mình vì ông bố bảo thủ của cậu ấy đã bắt cậu phải cắt tóc, nhưng không trình diện quân dịch, một điều kiện tiên quyết để ăn giáng sinh ở nhà. Quay về Univ, tôi thấy trong đống thư từ của mình có một lá thư quan trọng của người bạn cũ và người cùng được rửa tội - binh nhì thủy quân lục chiến Bert Jeffries. Tôi trích ra đây vài đoạn trong lời nhắn gửi bàng hoàng của cậu ấy:

        ...Bill, tớ đã nhìn thấy nhiều thứ và trải qua nhiều chuyện mà nhiều người có suy nghĩ chân chính không bao giờ muốn thấy hay trải qua. Ở đây, họ ăn thua đủ lắm. Hoặc thắng hoặc thua. Thật chẳng phải là cảnh hay ho khi phải chứng kiến người bạn sống cùng và thân thiết với cậu chết ngay bên cạnh mình và cậu biết rõ là vì lý do không tốt đẹp gì. Và cậu nhận ra rằng cũng có thể đó là cậu lắm chứ.

        Tớ phục vụ cho một trung tá. Tớ là vệ sĩ của ông ây Ngày 21 tháng 11, bọn tớ đến một nơi gọi là Winchester. Trực thăng thả cả bọn xuống và ông trung tá, tớ cùng hai người nữa bắt đầu xem xét xung quanh... có hai lính Bắc Việt ở trong lô cốt bắn vào bọn tớ... Ông trung tá và hai người kia đều trúng đạn. Bill, hôm đó tớ đã cầu nguyện. May thay tớ đã hạ hai đối phương trước khi họ hạ tớ. Hôm đó tớ giết người lần đầu tiên. Bill ơi, thật là một cảm giác tồi tệ khi biết rằng cậu cướp đi sinh mạng của người khác. Một cảm giác bệnh hoạn. Và lúc đó cậu nhận thấy biết đâu chính cậu cũng có thể bị giết dễ dàng như vậy.


        Hôm sau, ngày 13 tháng 1, tôi đi London để khám quân dịch. Ông bác sĩ tuyên bố, theo những dòng ghi chú điệu đà trong nhật ký của tôi, rằng tôi là "một trong những loại người khỏe mạnh nhất của thế giới phương Tây, có thể đem trưng bày trong các trường y khoa, triển lãm, sở thú, vũ hội hóa trang, và các trại huấn luyện tân binh". Ngày 15, tôi xem vở A Delicate Balance - Sự Cân bằng Tinh tế của Edward Albee và đó là "vụ việc kỳ dị thứ hai của tôi trong vài ngày". Các nhân vật của Albee buộc khán giả phải "tự hỏi liệu một ngày nào đó gần kết cục, họ không còn thức dậy nữa và thấy mình trống rỗng và hoảng sợ hay không". Tôi đã bắt đầu tự hỏi mình câu đó.

        Tổng thống Nixon tuyên thệ nhậm chức ngày 20 tháng 1. Bài diễn văn của ông ta là một nỗ lực hòa giải, nhưng nó "làm tôi thấy hờ hững, những rao giảng tôn giáo và đạo đức của tầng lớp trung lưu tốt bụng kiểu xưa. Những thứ ấy được coi là sẽ giải quyết vấn đề của chúng ta với người châu Á vốn không có truyền thống Thiên chúa; với những người cộng sản không tin Chúa trời; với người da đen vốn bị những người da trắng kính Chúa chèn ép nhiều đến mức giữa họ hầu như không còn điểm gì là chung nữa; và với đám trẻ vốn được nghe đi nghe lại những bài thuyết giảng giả tạo nhiều lần đến mức họ thích thuốc phiện hơn là những ảo tưởng tự dối gạt mình một cách trơ trẽn của người lớn hơn". Thật trớ trêu, tôi cũng tin vào Thiên chúa và những giá trị đạo đức của tầng lớp trung lưu; chẳng qua những giá trị ấy không biến tôi thành những người như họ mà thôi. Tôi nghĩ sống theo những nguyên tắc tôn giáo và chính trị thực sự của mình đòi hỏi chúng tôi đi sâu và xa hơn Nixon.

        Tôi quyết định quay lại cuộc sống của mình ở Anh trong quãng thời gian còn lại. Tôi tham dự buổi tranh luận đầu tiên ở Liên đoàn Oxford - Giải đáp: con người tạo ra Chúa trời bằng hình ảnh của chính mình, "một đề tài màu mỡ nhưng chưa được cày bừa đầy đủ". Tôi lên phía bắc, tới Manchester, và ngây ngất trước cảnh đẹp của vùng quê nước Anh "được bao quanh bởi những bức tường đá cổ mà không có cảnh bùn đất xi măng đạn cối". Có một buổi thảo luận về "Đa nguyên như một Khái niệm của Lý thuyết Dân chủ" mà tôi thấy hết sức buồn tẻ, chỉ là một nỗ lực nữa để "giải thích bằng những thuật ngữ rườm rà hơn (vì thế có ý nghĩa hơn, tất nhiên) về những gì đang diễn ra trước mắt chúng ta... Chỉ là đàn gảy tai trâu đối với tôi vì tôi chẳng phải gốc trí thức, cũng không phải là người hay khái niệm hóa sự thực, và tôi đoán là mình chỉ đơn giản là không đủ thông minh để tham gia vào đám đông lẹ làng này".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2015, 12:40:02 am »

        Ngày 27 tháng 1, sự thật phũ phàng lại lộ diện lần nữa khi vài đứa chúng tôi tổ chức bữa tiệc cho Frank Aller nhân ngày cậụ ấy chính thức trở thành người kháng lệnh quân dịch, "bước đi trên con đường rộng mở duy nhất". Dù có vodka, nâng ly chúc tụng, nỗ lực pha trò, bữa tiệc vẫn bị phá sản. Ngay cả Bob Reich vốn lẹ miệng nhất trong chúng tôi cũng không cứu vãn được. Chúng tôi không thể cất nổi gánh nặng khỏi vai Frank, "trong chuyện này, vào ngày cậu hành động theo đúng như lời cậu ấy đã hứa". Hôm sau, Strobe Talbott, lúc ấy tình trạng quân dịch đang là hạng 1-Y do một chấn thương cũ khi còn chơi bóng, đã thực sự không còn phù hợp với quân ngũ khi bị gậy đánh bóng của John Isaacson đập vào kính ở sân banh tại Univ. Bác sĩ đã mất hai tiếng để lấy mảnh kính vỡ ra khỏi võng mạc của cậu ấy. Talbott phục hồi và tiếp tục sống 35 năm tiếp theo, nhìn thấy những thứ hầu hết chúng tôi không thấy.

        Trong một thời gian dài, tháng 2 là tháng khó khăn đối với tôi, vì phải chống chọi với những ngày u ám và mong mỏi chờ mùa xuân đến. Tháng 2 đầu tiên của tôi ở Oxford cũng hăng hái ra trò. Tôi chống chọi bằng cách lao vào đọc sách, một việc tôi làm rất nhiều ở Oxford, không theo một thứ tự đặc biệt nào ngoài những gì ngành học của tôi yêu cầu. Tôi đọc hàng trăm cuốn sách. Tháng đó tôi đọc North Toward Home - Lên phương Bắc về nhà của Willie Morris vì nó giúp tôi hiểu được gốc rễ của mình và "phần thiện của bản thân". Tôi đọc Soul on Ice - Tâm hồn trên băng giá của Eldridge Cleaver và nghiền ngẫm ý nghĩa của tâm hồn. "Tâm hồn là từ tôi xài đủ nhiều để là người da đen, nhưng tất nhiên, tôi thỉnh thoảng lại nghĩ rằng thật không may, tôi không phải là người da đen... Tâm hồn: tôi biết đó là gì - đó là nơi tôi cảm nhận sự vật; nó làm tôi xúc động; nó làm tôi thành người, và khi tôi cho nó tạm ngưng hoạt động thì tôi biết ngay rằng tôi sẽ chết nếu không lấy lại được nó". Lúc đó tôi lo sợ mình đang đánh mất tâm hồn.

        Những trăn trở của tôi với lệnh quân dịch làm sống lại những nghi ngờ từ lâu rằng liệu tôi phải là, hay có thể trở thành, người thực sự tốt hay không. Có vẻ như nhiều người lớn lên trong hoàn cảnh ngặt ngoèo thường tự trách mình một cách vô thức và cảm thấy mình không xứng đáng được một số phận sáng sủa hơn. Tôi nghĩ đó là kết quả của việc sống hai cuộc đời song song, một cuộc sống bề ngoài tự nhiên bình thường, và một cuộc sống bên trong chất chứa những bí mật. Hồi nhỏ, cuộc sống bề ngoài của tôi đầy bạn bè và lúc nào cũng vui vẻ, chỉ biết học và làm việc. Cuộc sống bên trong lại ngập tràn những bất an, giận dữ, mối lo sợ về bạo lực lúc nào cũng thường trực. Không ai có thể sống hai cuộc sống song song một cách hoàn toàn thành công; hai cuộc sống đó rồi sẽ phải đụng nhau. Ở Georgetown, khi mối đe dọa về thói bạo lực của bô tan dần rồi biến mất, tôi đã có thể sống một cuộc đời nhất quán hơn. Bây giờ tình thế tiến thoái lưỡng nan trong chuyên quân dịch đã khơi lại cuộc sống bên trong của tôi. Bên dưới cuộc sống bề ngoài mới mẻ và sôi động của tôi, những bóng ma cũ về sự nghi ngờ bản thân và sự tàn phá đầy đe dọa đã ngóc đầu dậy.

        Tôi phải tiếp tục vật vã để kết hợp hai cuộc đời song song, hợp nhất tâm trí, thân thể và tinh thần. Đồng thời, tôi cố gắng làm cho cuộc sống bề ngoài của mình càng sáng sủa càng tốt, và phải đứng vững trước những hiểm nguy và giảm bớt những đau đớn của cuộc sống bên trong. Điều này có thể giải thích lòng ngưỡng mộ vô bờ của tôi đối với lòng quả cảm của các binh sĩ và những người đã không ngại nguy hiểm sinh mạng mình cho những mục tiêu cao quý, và lòng căm thù theo bản năng của tôi trước bạo lực và thói cư xử tàn tệ; lòng đam mê được phục vụ công chúng của tôi và lòng cảm thông sâu sắc trước những vấn nạn của người khác; cảm giác khuây khỏa tôi tìm thấy khi có người ở bên cũng như việc phải khó khăn lắm tôi mới để cho ai đó chạm đến những điều sâu kín nhất trong cuộc sống nội tâm của mình. Ở đó là một khoảng đen tối.

        Trước đây tôi đã từng tuyệt vọng, nhưng chưa bao giờ như lần này. Như đã nói, lần đầu tiên tôi biết tự ý thức những tình cảm này luôn lùng bùng bên trong tâm tính vui vẻ và bề ngoài lạc quan của mình từ khi tôi còn học ở trung học, hơn năm năm trước khi tôi đến Oxford. Đó là khi tôi viết bài luận tự bạch trong giờ Anh văn của cô VVarneke, nói về "những sự ghê tởm" đang "nổi lên như bão trong trí óc tôi".

        Vào tháng 2 năm 1969, những cơn bão ấy đang gào thét, và tôi cố gắng chế ngự chúng bằng cách đọc sách, đi chơi và dành nhiều thời gian đi với những con người thú vị. Tôi thường gặp nhiều người như vậy tại số 9 Bolton Gardens ở London, một căn hộ rộng rãi đã trở thành nhà thứ hai của tôi ngoài Oxford trong nhiều dịp cuối tuần. Sinh sống ở đó là David Edwards, người một đêm nọ xuất hiện ở Helen's Court cùng với Dru Bachman, một người cùng nhà thời ở Georgetown của Ann Markusen, trong bộ quần áo zoot (một loại y phục áo dài, quần thụng túm gấu, thường thấy ở người Mỹ gốc Phi, Mexico và Philippines thập niên 30 và 40 - ND), áo dài đến đầu gối, áo khoác dài thượt có rất nhiều túi và nút, quần loe. Trước đó, tôi mới chỉ thấy bộ quần áo zoot trong phim. Nơi ở của David ở Bolton Gardens trở thành căn nhà mở cho một tập hợp lỏng lẻo thanh niên Mỹ, Anh và những người khác đến và đi khỏi London. Ở đây rất hay tổ chức ăn uống và tiệc tùng, thường do David bao vì anh này có nhiều tiền hơn lũ còn lại chúng tôi và hết sức hào phóng.

        Tôi còn dành rất nhiều thời gian một mình ở Oxford. Tôi thích đọc sách một mình và đặc biệt xúc động về đoạn trích The People, Yes - Con ngiiời, Vâng của Carl Sandburg:

        Nói anh ấy hãy thường xuyên ở một mình và tự suy xét Và trên hết là đừng bao giờ nói dối anh ấy về chính anh ây
        Nói với anh ấy rằng cô độc là sáng tạo nếu anh mạnh mẽ và những quyết định cuối cùng được đưa ra trong những căn phòng yên lặng.
        Anh sẽ cô đơn
        đủ để có thời gian
        làm việc mà anh biết là việc của mình.


        Sandburg làm tôi nghĩ có một điều gì đó tốt đẹp sẽ đến sau bao băn khoăn và lo lắng. Tôi luôn luôn ở một mình, và là đứa bé cô đơn cho đến tận năm lên 10, trong khi cả bố mẹ đều đi làm. Khi tôi bước vào cuộc sống chính trị, một trong những huyền thoại thú vị được lưu truyền bởi những người không biết gì về tôi rằng tôi rất ghét phải ở một mình, có thể vì tôi thích được ở bên cạnh người khác, từ đám đông cho đến những bữa ăn tối ít người và đánh bài với bạn bè. Khi là tổng thống, tôi gắng thu xếp thời gian biểu sao cho mình có vài giờ trong ngày một mình để suy nghĩ, hồi tưởng, lên kế hoạch hay không làm gì hết. Tôi thường ngủ ít đi để có thêm thời gian ở một mình. Ở Oxford, tôi ở một mình rất nhiều và tôi dành thời gian làm cái việc suy ngẫm mà Sandburg cho rằng muốn có cuộc sống tốt đẹp thì cần phải có.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2015, 05:24:20 am »

        Vào tháng 3 khi mùa xuân đến, tinh thần tôi cũng phấn chấn theo thời tiết. Trong kỳ nghỉ năm tuần, tôi đến lục địa châu Âu lần đầu tiên, đáp tàu hỏa đến Dover để ngắm những ghềnh đá trắng, đến Bỉ bằng phà, từ đó qua Cologne, Đức. Lúc 9 giờ 30 tối, tôi bước ra khỏi nhà ga dưới bóng mát của nhà thờ trung cổ hoành tráng nằm ngay trên đồi, và hiểu vì sao các phi công Đồng minh trong Thế chiến hai đã liều mạng tránh phá hủy nó bằng cách cô gắng hết sức bay thâp khi ném bom cây cầu đường sắt bắc qua sông Rhine, ở nhà thờ này tôi thấy mình gần với Chúa trời, và sau này mỗi khi quay lại tôi đều cảm thấy thế. Sáng hôm sau, tôi hẹn Rick Stearns, Ann Markusen và người bạn Đức Rudy Lowe tôi quen năm 1967 trong hội nghị CONTAC ở Washington, D.C. để cùng đi tham quan Bavaria. Ở Bamberg, quê hương có hàng ngàn năm tuổi của Rudy, anh ấy đưa tôi đến thăm biên giới với Đông Đức gần đó, nơi có một người lính Đông Đức đứng gác trên chòi cao sau hàng rào thép gai ở bìa rừng Bavaria.

        Khi tôi đang đi du lịch thì Tổng thống Eisenhower, "một trong những mảnh còn sót lại cuối cùng của Giấc mơ Mỹ", qua đời. Và mối quan hệ của tôi với Ann Markusen cũng thế, một tổn thất do thời đại và do tôi chưa thể cam kết gắn bó. Phải rất lâu sau chúng tôi mới nối lại quan hệ bạn bè với nhau.

        Quay về Oxford, George Kennan đến diễn thuyết. Kennan có nhiều điều chất chứa về chính sách Việt Nam của nước Mỹ, tôi và các bạn hăm hở đến nghe. Thật không may, lần này ông tránh xa chuyện chính sách đối ngoại, mà sa vào công kích kịch liệt các buổi biểu tình của sinh viên và toàn bộ trào lưu "phản văn hóa" chống đối chiến tranh. Sau khi một số bạn tôi, đặc biệt là Tom Williamson, lên tranh luận với ông ta thì buổi diễn thuyết kết thúc. Phản ứng đồng lòng của chúng tôi gần như có thể tóm tắt bằng lời bình luận khôi hài của Alan Bersin: "Sách hay hơn phim".

        Vài ngày sau, tôi có một bữa ăn tối và tranh luận thật lý thú với Rick Stearns, người có lẽ trưởng thành và hiểu biết nhất về chính trị trong chúng tôi. Trong nhật ký tôi đã ghi rằng Rick "đã đập tan việc chống đối quân dịch của tôi", và lập luận rằng việc chấm dứt chế độ quân dịch sẽ buộc người nghèo càng phải chịu gánh nặng lớn hơn. Thay vì như vậy, "Stearns muốn có chế độ quân dịch toàn quốc với nhiều cách thức để thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhưng phải định ra thời gian đi quân dịch ngắn hơn và lương cao hơn để giữ lực lượng quân sự ở mức có thể chấp nhận được. Cậu ấy tin rằng tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng người nghèo, phải có nghĩa vụ cộng đồng". Đó chính là những hạt giống để hơn 20 năm sau, trong chiến dịch tranh cử đầu tiên của tôi, kết trái thành đề nghị của tôi về chương trình phục vụ cộng đồng toàn quốc dành cho thanh niên.

        Vào mùa xuân năm 1969, nghĩa vụ toàn quốc duy nhất lúc đó chỉ có nghĩa vụ quân sự, và phạm vi của nó được đo bằng một thuật ngữ nhẫn tâm "đếm xác". Đến giữa tháng 4, việc đếm xác đó đã đếm luôn cả người bạn thời niên thiếu của tôi là Bert Jeffries Đa đớn trước biến cố đó, vợ anh đã sinh non, và đứa trẻ, cũng như tôi lớn lên mà chỉ được nghe kể kỷ niệm về cha mình. Khi Bert chết an đang phục vụ trong thủy quân lục chiến với hai người bạn thân Hot Springs là Ira Stone và Duke Watts. Gia đình anh được chọn một người đưa xác anh về nhà, một lựa chọn mang tính sinh tử vì theo quy định của quân đội thì người đó không phải quay lại chiến trường. Họ đã chọn Ira vì anh đã bị thương ba lần, và một phần vì Duke di từng thoát chết trong đường tơ kẽ tóc khi ấy chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ hết hạn phục vụ. Tôi khóc cho bạn mình, và lại tự hỏi rằnị quyết định đi học ở Oxford của tôi là do tham sống hay do phản đối chiến tranh. Tôi ghi vào nhật ký rằng "đặc quyền được sống về hoãn dịch... là không thể biện minh, nhưng có lẽ rủi thay, sống với đặc quyền này thật khó khăn".

        Ở quê nhà Mỹ, phong trào phản chiến tiếp tục không ngừng. Năm 1969, 448 trường đại học đã bãi khóa hoặc bắt buộc phải đóng cửa. Ngày 22 tháng 4, tôi rất ngạc nhiên khi đọc trên tờ The Guardian rằng Ed Whitfield ở Little Rock đã dẫn một nhóm người da đen có vũ trang xông vào chiếm một tòa nhà trong trường Đại học Cornell ở Ithaca, New York. Chỉ mới mùa hè trước, Ed còn bị nhóm da đen vũ trang ở Little Rock chỉ trích khi chúng tôi cùng làm việc giúp Fulbright tái đắc cử.

        Một tuần sau, ngày 30 tháng 4, chiến tranh đã gõ cửa nhà tôi bằng một cách kỳ quặc điển hình cho thời kỳ lạ lùng ấy. Tôi nhận được thông báo quân dịch: tôi phải trình diện vào ngày 21 tháng 4. Rõ ràng là giấy được gửi đi từ ngày 1 tháng 4, nhưng cũng như phiếu bầu cử tri vắng mặt vài tháng trước, nó được gửi đi bằng đường bộ. Tôi gọi về nhà để chắc chắn ban tuyển quân đã biết tôi vắng mặt chín ngày và hỏi xem tôi phải làm gì. Họ nói gửi thư bằng đường bộ là lỗi của họ, và bên cạnh đó, theo luật tôi được kết thúc nôt khóa học, vì thế tôi được hướng dẫn là khi học xong thì về nhà đê được giao nhiệm vụ.

        Tôi quyết định tận hưởng nốt thời gian còn lại của mình ở Oxford, nhấm nháp từng khoảnh khắc trong những ngày dài của mùa xuân nước Anh. Tôi đến ngôi làng nhỏ có tên Stoke Poges để tham quan sân nhà thờ tuyệt đẹp nơi chôn Thomas Gray và đọc những dòng thơ "Khúc bi thảm viết ở sân nhà thờ quê" của ông, sau đó đến London coi hòa nhạc và thăm Nghĩa trang Highgate nơi Karl Marx được chôn dưới bức tượng bán thân đầy quyền năng giống như ông. Tôi cố dành thời gian nhiều nhất có thể ở bên những bạn học bổng Rhodes khác, đặc biệt là Strobe Talbott và Rick Stearns mà tôi vẫn đang học hỏi. Trong khi ăn sáng tại quán George, một quán cà phê kiểu cũ trên lầu hai của chợ Oxford có mái che, tôi và Paul Parish bàn với nhau về đơn xin từ chốì quân dịch có ý thức của cậu ấy, và tôi ủng hộ bằng cách viết thư gửi cho ban tuyển quân.

        Cuối tháng 5, tôi cùng với Paul Parish và bạn gái cậu ấy, Sara Maitland, một phụ nữ Scotland sắc sảo và tuyệt vời sau này trở thành nhà văn khá, đến Royal Albert Hall ở London để nghe ca sĩ nhà thờ lừng danh Mahalia Jackson hát. Cô ấy thật tuyệt vời với chất giọng âm vang và một niềm tin mãnh liệt và trong sáng. Cuối buổi hòa nhạc, các khán giả trẻ vây quanh sân khấu và la hét kêu gọi ca sĩ tiếp tục biểu diễn. Họ vẫn khao khát tin vào những gì lớn lao hơn chính họ. Và tôi cũng thế.

        Ngày 28 tôi tổ chức tiệc chia tay các bạn ở Univ: bạn học ở trường tôi từng cùng chơi bóng bầu dục và ăn nhậu; Douglas và các lao công khác trong trường; Archie; thầy giám thị và cô Williams; George Cawkwell; và một nhóm hổ lốn những sinh viên Mỹ, Ân, Caribê và Nam Phi mà tôi quen biết. Tôi chỉ muôn cảm ơn họ vì đã là một phần lớn trong thời gian tôi ở Oxford. Bạn bè tặng tôi nhiều món quà chia tay: một cây gậy, một cái nón len kiểu Anh, cuốn Madama Bovary - Bà Bovary bìa mềm của Flaubert, tôi vẫn còn giữ.

        Tôi dành phần đầu tháng 6 để thăm thú Paris. Tôi không muốn về nhà mà chưa kịp thăm Paris. Tôi lấy một phòng ở khu Latinh, đọc nốt cuốn Down and Out in Paris and London - Bần cùng ở London và Paris của George Orwell, và thăm hết các thắng cảnh, kể cả đài kỷ niệm Holocaust (tưởng niệm những người Do Thái bị Đức Quốc xã giết trong Thế chiến hai - ND) ngay sau lưng nhà thờ Đức Bà. Rất dễ bỏ qua nơi này nhưng bỏ công tìm kiếm thì quả là xứng đáng. Cứ đi xuống thang ở cuối đảo sẽ đến một khoảng không gian nhỏ, quay lại, và bạn sẽ thấy mình đang đứng trước một phòng hơi ngạt nhỏ.

        Người hướng dẫn và đi cùng tôi trong chuyến này là Alice Chamberlin, người tôi quen qua đám bạn ở London. Chúng tôi đi ngang qua khu Tuileries, dừng lại ở bên hồ ngắm trẻ con chơi thuyền buồm nhỏ của chúng; ăn các món rẻ mà thú vị của Việt Nam Algerie, Ethiopie, và Tây Ân; ngắm nhìn đồi Montmartre; và thăm nhà thờ Sacré Coeur - nơi tôi vừa tôn kính vừa khôi hài đốt một ngọn nến cho bạn tôi, tiến sĩ Victor Bennett vừa mới chết mấy ngày trước và dù là người tài giỏi nhưng lại chống Công giáo một cách mù quáng. Tôi cố gắng bao biện cho anh. Tôi chỉ có thể làm được như thế so với những gì anh ấy đã làm cho mẹ, bố và tôi.

        Khi tôi quay về Oxford đúng vào mùa mà trời hầu như lúc nào cũng sáng. Một lần vào sáng sớm, các bạn người Anh dẫn tôi lên mái nhà của một tòa nhà của Univ để ngắm mặt trời mọc trên quang cảnh Oxford. Chúng tôi phấn khích đến mức xông cả vào nhà bếp của Univ lấy bánh mì, cà chua và phô mai rồi quay về phòng tôi ăn sáng.

        Ngày 24 tháng 6, tôi đến chào tạm biệt Bill Williams. Ông chúc tôi may mắn và nói ông chờ đợi tôi trở thành "một tay cựu sinh viên vênh váo và nhiệt tình đến phát ớn". Đêm đó tôi ăn bữa tối cuối cùng ở Oxford tại quán rượu với Tom Williams và các bạn của cậu ấy. Ngày 25, tôi từ biệt Oxford - lúc ấy tôi tưởng đây là lần vĩnh biệt luôn. Tôi đến London gặp Frank, Mary và Lyda Holt. Sau khi chúng tôi đến dự phiên họp tối của nghị viện, rồi ông thẩm phán và bà Holt về nhà thì tôi đưa Lyda đến gặp một số người bạn cùng ăn bữa tối cuối cùng ở Anh, ngủ vài tiếng ở chỗ David Edwards, sau đó dậy sớm và ra sân bay cùng sáu người bạn tiễn tôi. Không biết đến bao giờ và liệu chúng tôi có gặp lại nhau hay không. Tôi ôm từ biệt họ và chạy về phía máy bay.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2015, 05:40:19 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2015, 02:26:43 pm »

 
        16

        Tôi đến New York lúc 9 giờ 45 tối, trễ chín tiếng vì máy bay cả hai đầu đều đến trễ. Về đến Manhattan đã quá nửa đêm nên tôi quyết định thức luôn tới sáng chờ chuyến bay sớm nhất. Tôi đánh thức Martha Saxton dậy và chúng tôi nói chuyện suốt hai giờ đồng hồ ở bậc thềm trước cửa nơi cô ở tại Upper West Side, sau đó tôi đến một cửa tiệm và ăn chiếc bánh hamburger ngon đầu tiên trong nhiều tháng qua, nói chuyện với hai ông tài xế taxi, đọc What is History? - Lịch sử là gì? của E.H.Carr, và suy nghĩ về năm khác thường mà tôi vừa trải qua và những gì chờ đợi ở phía trước. Và tôi ngắm nghía món quà chia tay dễ thương nhất: hai tấm thiệp nhỏ cổ hàng chữ tiếng Pháp "L'Amitie" và "Sympathie". Đó là quà tặng của Anik Alexis, một phụ nữ da đen rất đẹp người vùng Caribe sống ở Paris và đang hẹn hò với Tom Williams. Nikki đã để dành những tấm thiệp này được tám năm, từ hồi còn học trung học. Tôi rất quý chúng vì chúng thể hiện những món quà mà tôi đã trao đi, chia sẻ và nhận được từ người khác. Tôi đã lồng kiếng những tấm thiệp này và trong suốt 35 năm qua, mỗi lần sống ở đâu tôi đều treo chúng lên.

        Tôi rời quán ăn đêm với gần 20 đôla trong túi để về Arkansas, nhưng tôi viết ở trang cuối cùng trong nhật ký rằng tôi cảm thấy mình như "một người giàu có thực sự, đầy may mắn, nhiều bạn bè, và hy vọng và niềm tin cụ thể hơn chút ít và suy nghĩ rõ ràng hơn con người đã bắt đầu viết những dòng này hồi tháng 11 năm ngoái". Vào thời kỳ điên rồ ấy, tâm trạng của tòi lên xuống như thang máy Và không biết là hay hay dở nữa, Denise Hyland đã gửi cho tôi thêm quyển nhật ký thứ hai hồi mùa xuân để ghi lại theo thứ tự thời gian bất cứ việc gì xảy ra tiếp theo.

        Khi về đến nhà vào cuối tháng 6, tôi còn một tháng trước khi ra trình diện và được tự do thu xếp và chọn quân binh chủng nhập ngũ. Không còn chỗ trong Vệ binh quốc gia hay quân dự bị. Tôi quay sang không quân, nhưng được biết tôi không thể trở thành phi công lái máy bay vì thị lực kém. Mắt trái tôi nhìn yếu và lệch ra ngoài từ khi còn nhỏ. Nó đã tự điều chỉnh rất nhiều nhưng tôi vẫn không thể tập trung hết thị lực vào một điểm, và cứ như thế mà lên máy bay thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Tôi cũng đi khám sức khỏe để vào chựơng trình sĩ quan hải quân nhưng cũng không đậu, lần này vì nghe kém, một vấn đề tôi đã không chú ý và phải đến một thập kỷ sau khi theo chính trị tôi mới biết vì thường không thể nghe hay hiểu người ta nói gì với tôi trong đám đông. Lựa chọn khả dĩ còn lại có vẻ là đăng ký nhập học vào trường luật và gia nhập binh chủng huấn luyện sĩ quan dự bị (ROTC) của lục quân ở Đại học Arkansas.

        Ngày 17 tháng 7, tôi đến Fayetteville và sau hai tiếng tôi được cả hai nơi chấp nhận. Sĩ quan phụ trách chương trình - đại tá Eugene Holmes bảo tôi rằng ông ta nhận tôi vì khi làm sĩ quan tôi có thể phục vụ đất nước tốt hơn là lính quân dịch. Chỉ huy phó của ông là trung tá Clint Jones có vẻ bảo thủ hơn và còn hơi nghi ngờ về tôi nhưng chúng tôi đã nói chuyện vui vẻ về con gái ông ấy mà tôi từng biết và quý mến ở Washington. Gia nhập ROTC có nghĩa là tôi có thể phục vụ ngay sau khi học xong trường luật. Rõ ràng, đến mùa hè sau họ mới chính thức gọi tôi vì tôi phải nghỉ hè trước khi vào khóa ROTC, nhưng chỉ cần ký thư đăng ký là đủ cho ban tuyển dụng hoãn thời gian đi lính của tôi và xếp loại tôi là 1-D dự bị. Lòng tôi vui buồn lẫn lộn. Tôi biết mình có cơ hội né Việt Nam, nhưng rồi vẫn có một ai đó sẽ bước lên chiếc xe buýt (chở binh sĩ đi huân luyện và ra chiến trường - ND) trong 10 ngày nữa và có thể tôi cũng nên như vậy".

        Nhưng 10 ngày sau tôi không lên xe buýt. Thay vào đó tôi ngồi trên xe mình lái xuông Texas để gặp gỡ những bạn học Georgetown đang trong quân ngũ, Tom Campbell, Jim Moore và Kit Ashby. Trên đường đến và rời khỏi nơi ấy, tôi suy nghĩ về những điều làm suy nghĩ tôi quay về với nước Mỹ. Houston và Dallas đầy rẫy những tổ hợp căn hộ mới, lộn xộn không theo mẫu chuẩn nào. Tôi tưởng tượng đó là những làn sóng của tương lai và tôi chưa chắc chắn mình có thích đến đấy hay không. Tôi nhận ra ý nghĩa văn hóa đáng kể trong những tấm dán trên cản xe và bảng số xe cá nhân mà tôi đã nhìn thây. Tấm dán tôi thích nhất có dòng chữ: "Đừng đổ lỗi cho Chúa Jesus nếu bạn phải xuống địa ngục". Và bảng số xe hay nhất, thật không thể tin được, lại gắn vào một chiếc xe tang: "Hộp tiêu tùng". Rõ ràng những ai đọc những dòng này được mong đợi là phải sợ địa ngục nhưng biết cười ngạo trước cái chết.

        Tôi thì chưa đến giai đoạn cười cợt ấy, nhưng tôi luôn luôn có ý thức và tất nhiên không hề thấy thoải mái chút nào về kiếp phù du của chính mình. Có thể vì cha tôi đã chết trước khi tôi ra đời nên tôi bắt đầu nghĩ đến cái chết từ khi còn nhỏ. Tôi luôn luôn thấy nghĩa địa có gì đó hấp dẫn và rất thích vào đó. Trên đường về nhà từ Texas, tôi ghé thăm Hope, thăm ông Buddy và bà Ollie, và viếng mộ cha và ông bà tôi. Khi đang nhổ cỏ quanh mộ của họ, tôi chợt thảng thốt nghĩ rằng họ sống ở trên đời thật ngắn ngủi: cha tôi được 28 năm, ông tôi được 58 năm, bà 66 năm (và ở Hot Springs, bố dượng tôi được 57 năm). Tôi biết có thể tôi sẽ không sống lâu và tôi muốn tận hưởng cho hết cuộc sông. Thái độ của tôi đối với cái chết giống như chuyện cười về sơ Jones, một phụ nữ ngoan đạo nhất trong nhà thờ. Một chủ nhật nọ, vị mục sư tẻ ngắt trong hội thánh của bà giảng đạo về cuộc đời ông. Cuối cùng ông ta hét lên: "Tôi muốn tất cả những ai muốn lên thiên đàng đứng dậy". Các con chiên bật dậy khỏi ghê ngồi, trừ sơ Jones. Mục sư của sơ xám mặt lại, nói: "Sơ Jones, sơ không muốn lên thiên đàng khi đã chết hay sao?". Người phụ nữ ngoan đạo nhanh nhẹn đứng dậy và nói: "Thưa cha, có chứ ạ. Con xin lỗi. Con cứ nghĩ là cha đang gọi mọi người đi ngay bây giờ".
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM