Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:37:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời tôi  (Đọc 193474 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2015, 04:02:16 am »

        Vào mùa hè năm 1967, khi tôi đang vui thú ở Washington thì ở Newark và Detroit đã xảy ra những vụ bạo loạn nghiêm trọng. Đến cuối hè, ở các thành phố tại Mỹ đã có trên 160 cuộc bạo động. Tổng thống Johnson lập ra ủy ban tư vấn quốc gia về Trật tự dân sự, chủ tịch là Thống đốc Otto Kerner của bang Illinois, ủy ban này kết luận rằng các vụ bạo loạn là kết quả của thói tàn bạo và kỳ thị chủng tộc của cảnh sát cũng như việc người da đen thiếu cơ hội kinh tế và giáo dục. Kết luận đầy tính điềm báo này của ủy ban có thể được rút gọn trong một câu nổi tiếng sau này: "Đất nước ta đang tiến đến hai xã hội, một trắng, một đen - tách bạch và bất bình đẳng".

        Trong mùa hè bất ổn đó, Washington vẫn tương đối yên ả, nhưng chúng tôi cũng được nếm mùi của phong trào Hắc Quyền khi trong nhiều tuần liền, đêm nào các nhà đấu tranh cho quyền lợi của người da đen cũng chiếm cứ Vòng xoay Dupont, cách Nhà Trắng không xa, nsay chỗ đại lộ Connecticut và Massachusetts giao nhau. Một người bạn tôi biết vài người trong số này và một tối dắt tôi đến đây xem họ nói gì. Họ thật cao ngạo, giận dữ và đôi khi nói không rõ ràng, nhưng họ không ngu, và dù tôi không đồng tình với các giải pháp của họ, nhưng cội rễ những thống khổ của họ là có thật.

        Lằn ranh giữa tính bạo động của phong trào dân quyền và bạo động của phong trào phản chiến ngày càng lu mờ dần. Dù phong trào phản chiến mới đầu thuộc về giới sinh viên đại học da trắng xuất thân trung lưu hoặc giàu có cùng lớp trí thức lớn tuổi hơn, giới lãnh đạo tôn giáo và nghệ sĩ, nhưng khá đông các lãnh đạo của phong trào này cũng có liên quan đến phong trào dân quyền. Đến mùa xuân năm 1966, phong trào phản chiến đã vượt quá tầm của những người tổ chức ra nó, với những cuộc tuần hành lớn và tập hợp khắp nơi trên nước Mỹ, một phần được thúc đẩy bởi phản ứng của dân chúng trước các cuộc điều trần của Thượng nghị sĩ Fulbright. Vào mùa xuân năm 1967, 300.000 người đã tuần hành chống chiến tranh ở Công viên Central Park của Thành phố New York.

        Lần đầu tiên tôi chạm trán với những người hoạt động phản chiến nghiêm túc là vào mùa hè năm đó, khi Hiệp hội sinh viên quốc gia (NSA) tổ chức đại hội ở Đại học Maryland, nơi tôi từng tham dự Boys Nation bốn năm trước. Hội NSA không cực đoan bằng tổ chức Sinh viên ủng hộ Xã hội dân chủ (SDS) nhưng kiên quyết chống chiến tranh. Uy tín của hội bị tổn thương mùa xuân năm trước khi hội tiết lộ rằng đã nhận tiền của CIA trong nhiều năm để tài trợ cho những hoạt động quốc tế của mình. Dù vậy, hội vẫn được sự ủng hộ của nhiều sinh viên ở khắp nước Mỹ.

        Một tối tôi lên chỗ đại hội ở College Park để xem có gì diễn ra. Tôi tình cờ gặp Bruce Lindsey, bạn tôi gặp hồi năm 1966 khi còn làm việc cho chiến dịch tranh cử thống đốc ở Little Rock, khi ấy cậu ta làm việc cho Brooks Hays. Cậu ấy đến dự cùng với đại biểu NSA miền Tây Nam, Debbie Sale, cũng là người Arkansas. Bruce trở thành bạn thân, cố vấn và là người tin cẩn của tôi khi tôi làm thống đốc và tổng thống - kiểu bạn mà ai cũng cần và không một tổng thống nào có thể thiếu. Sau này, Debbie giúp tôi đặt chân được vào New York. Nhưng tại kỳ đại hội NSA năm 1967, chúng tôi chỉ là ba thanh niên Arkansas vẻ ngoài bình thường, cư xử cũng bình thường, đều phản đối chiến tranh và tìm kiếm bạn cùng chí hướng.

        NSA đầy người như tôi, những người thấy khó chịu với nhóm SDS có vẻ bạo lực hơn nhưng vẫn muốn được nằm trong danh sách những người cố gắng chấm dứt chiến tranh. Bài diễn văn đáng chú ý nhất đại hội là của Allard Lowenstein kêu gọi sinh viên thành lập một tổ chức quốc gia nhằm đánh bại Tổng thống Johnson vào năm 1968. Phần lớn mọi người lúc ấy đều nghĩ rằng đó là một ý nghĩ xuẩn ngọc, nhưng sự việc thay đổi nhanh đến mức khiến AI Lowenstein trở thành nhà tiên tri. Trong vòng ba tháng, phong trào phản chiến huy động được 100.000 người tập trung ở Đài tưởng niệm Lincoln. Ba trăm người trong số này gom thẻ quân dịch lại, được hai nhà hoạt động phản chiến - William Sloane Coffin, linh mục của Đại học Yale, và Bác sĩ nhi khọa nổi tiếng Benjamin Spock chuyển trả cho Bộ Tư pháp.

        Thật thú vị là NSA cũng từng phản đối sự toàn trị khắc nghiệt, nên trong hội có cả đại diện của các nước vùng Baltic. Tôi nói chuyện với một phụ nữ đại diện cho Latvia. Cô ấy lớn hơn tôi vài tuổi, và tôi có cảm tưởng rằng nghề của cô ta là đi dự mấy cuộc họp kiểu này. Cô ta say sưa nói về niềm tin một ngày nào đó chủ nghĩa cộng sản Xô Viết sẽ thất bại và Latvia sẽ lại được tự do. Lúc đó tôi thấy cô ta nổ quá. Thế mà hóa ra cô ấy cũng tiên tri y như AI Lowenstein.

        Ngoài làm việc cho ủy ban và thỉnh thoảng đi chơi, tôi học thêm ba môn trong hè - triết học, đạo đức và Ngoại giao Mỹ ở Viễn Đông. Đó là lần đầu tiên tôi đọc Kant và Kierkegaard, Hegel và Nietzsche. Trong lớp đạo đức tôi ghi chép cẩn thận, một hôm vào tháng 8, một sinh viên trong lớp vốn thông minh sáng láng nhưng ít khi đi học đề nghị tôi dành vài tiếng cùng dò lại ghi chép của mình với anh ta trước kỳ thi cuối khóa. Vào ngày 19 tháng 8, ngày sinh nhật thứ 21 của tôi, tôi dành ra bốn tiếng để làm việc đó, và anh ta sau này thi được điểm B. Hai mươi lăm năm sau, khi tôi thành tổng thống, anh bạn học Turki al-Faisal ấy, con trai của quốc vương Ảrập Xêút, là chỉ huy tình báo Ảrập Xêút, cương vị mà anh ta nắm giữ suốt 24 năm. Tôi chắc là điểm môn triết học của anh ta chẳng liên quan gì đên những thành công trong đời anh ấy, nhưng chúng tôi thích đùa về chuyện đó.

        Giáo sư dạy Ngoại giao Mỹ, Jules Davids, là một học giả có tiếng sau này giúp Averell Harriman viết hồi ký của ông ta. Bài luận của tôi viết về quốc hội và nghị quyết Đông Nam Á. Nghị quyết này, thường được gọi là nghị quyết Vịnh Bắc bộ, được thông qua ngày 7 tháng 8 năm 1964 theo yêu cầu của Tổng thống Johnson, sau khi hai tàu chiến USS MaddoxUSS C. Turner Joy được cho là đã bị tàu hải quân Bắc Việt Nam tấn công vào ngày 2 và 4 tháng 8 năm 1964. Mỹ trả đũa bằng cách tấn công các căn cứ hải quân và khu chứa dầu của Bắc Việt. Nghị quyết cho phép tổng thống "thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết nhằm giáng trả các cuộc tấn công vũ trang nhắm vào lực lượng Mỹ và ngăn chặn các hành động xâm lấn tiếp theo", đồng thời cho phép "sử dụng mọi bước cần thiết, kể cả sử dụng lực lượng vũ trang" để trợ giúp bất cứ quốc gia nào trong Hiệp ước SEATO "để bảo vệ tự do cho quốc gia ấy".

        Luận điểm chính trong bài luận của tôi là, ngoại trừ Thượng nghị sĩ Wayne Morse, không có ai xem xét nghiêm túc hoặc nghi vấn về tính hợp hiến, hay thậm chí là tính khôn ngoan, của nghị quyết này. Nước Mỹ và quốc hội nhảy dựng lên và muốn cho thấy rằng chúng ta không thể bị bắt nạt hoặc bỏ chạy khỏi Đông Nam Á. Tiến sĩ Davids thích bài viết của tôi và nói bài này đáng được xuất bản. Tôi thì không chắc lắm; vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp. Ngoài những câu hỏi về tính hợp hiến, một số nhà báo đã nghi vấn có đúng là tàu chiến Mỹ đã bị tấn công hay không, và khi tôi hoàn tất bài luận thì Thượng nghị sĩ Fulbright đang đòi Lầu năm góc cung cấp thêm thông tin về sự cố này. Ủy ban tiếp tục xem xét sự kiện Vịnh Bắc bộ cho đến năm 1968, và các cuộc điều tra có vẻ như xác nhận rằng ít nhất là vào ngày 4 tháng 8, các tàu Mỹ không bị bắn. Thật hiếm khi trong lịch sử lại có chuyện một việc chưa xảy ra lại mang đến những hậu quả ghê gớm như thế.

        Trong vòng vài tháng, những hậu quả đó để ập xuống đầu Lyndon Johnson. Việc thông qua nhanh chóng và gần như nhất trí nghị quyết Vịnh Bắc bộ trở thành một ví dụ đau đớn cho câu ngạn ngữ cổ rằng lời nguyền lớn nhất của cuộc sống chính là lời cầu nguyện trở thành hiện thực.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2015, 04:19:54 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2015, 02:59:26 am »

 
        13


        Năm cuối đại học của tôi là sự kết hợp kỳ lạ giữa đời sinh viên thú vị và biến động cá nhân và chính trị của tôi. Khi nhìn lại, thật kỳ lạ vì một người lại có thể bị hút vào bao nhiêu việc lớn và nhỏ đến vậy cùng một lúc, nhưng rõ ràng là người ta vẫn tìm được niềm vui và đốì phó với nỗi đau của cuộc sông thường nhật trong những hoàn cảnh khó khăn kỳ quặc nhất.

        Tôi theo học hai môn đặc biệt thú vị, luật quốc tế và lịch sử châu Âu. Tiến sĩ William O'Brien dạy môn luật quốc tế, ông thường cho phép tôi viết một tiểu luận về sự phản đối có ý thức đối với chế độ quân dịch, khảo cứu hệ thống tuyển quân của các nước khác và so sánh với hệ thống của Mỹ, cũng như xem xét nguồn gốc luật pháp và triết lý của việc phản kháng quân dịch. Tôi biện luận rằng không nên giới hạn sự phẩn kháng có ý thức trong phạm trù tôn giáo phản kháng chiến tranh, vì sự phản kháng ấy bắt nguồn không phải từ triết lý thần học mà từ sự chống đối mang tính đạo đức cá nhân đối với việc tham gia nghĩa vụ quân sự. Do đó, mặc dù rất khó phán xét dựa vào từng trường hợp một, chính quyền nên cho phép người ta có quyền phản đối một cách có ý thức và có lựa chọn nếu như sự phản đối ấy là chân thực. Việc chấm dứt chế độ quân dịch vào thập niên 70 cho thấy luận điểm này còn nhiều điều cần phải bàn.
Môn lịch sử châu Âu thực ra là một cuộc thăm dò về lịch sử tri thức châu Âu. Giáo sư môn này là Hisham Sharabi, một người Libăng uyên bác và thông minh và nhiệt thành ủng hộ sự nghiệp của người Palestine. Theo tôi nhớ có 14 sinh viên trong lớp và môn này kéo dài 14 tuần mỗi học kỳ, mỗi tuần học hai tiếng. Chúng tôi đọc hết tất cả sách. Mỗi tuần một sinh viên phải trình bày tóm tắt trong 10 phút về một cuốn sách và dẫn dắt một buổi thảo luận. Trong 10 phút, bạn muốn làm gì thì làm - tóm tắt lại nội dung, bàn về ý chính trong sách, hoặc nêu lên vấn đề bạn quan tâm - nhưng phải làm gói gọn trong 10 phút. Sharabi tin rằng nếu bạn không làm được tức là chưa hiểu cuốn sách, và ông giữ giới hạn thời gian này rất nghiêm. Cũng có một lần ông cho ngoại lệ đối với một anh học chuyên ngành triết, người đầu tiên tôi nghe thấy sử dụng từ "bản thể học" - lúc ấy tôi cứ tưởng đấy là một thuật ngữ y khoa. Anh này nói quá 10 phút, và đến khi anh ta nói hết, Sharabi tròn mắt đầy ẩn ý nhìn chằm chằm vào anh ta và nói "Nếu tôi mà có súng là tôi bắn anh rồi". Ối trời. Tôi trình bày về cuốn Capitalism, Socialism and Democracy - Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và Dân chủ của Joseph Schumpeter. Không rõ tôi trình bày có hay không nhưng tôi dùng từ ngữ đơn giản, và dù bạn có tin hay không thì tôi hoàn tất trong chỉ hơn chín phút một chút.

        Trong phần lớn mùa thu năm 1967 tôi chuẩn bị cho Hội nghị tháng 11 của Cộng đồng Đại tây dương (CONTAC). Là chủ trì chín hội thảo của CONTAC, công việc của tôi là xếp chỗ đại biểu, đưa ra đề tài tham luận, và tìm các chuyên gia đủ cho tổng cộng 81 phiên họp. Trường Georgetown hội tụ được sinh viên từ châu Âu, Canada, và từ các nơi ở Mỹ về dự một loạt các hội thảo và bài giảng để nghiên cứu các vấn đề mà cộng đồng này đang gặp phải. Từ hai năm trước tôi đã tham gia vào hội nghị, và sinh viên ấn tượng nhất tôi được gặp là một sinh viên sĩ quan West Point quê ở Arkansas, giỏi đứng đầu lớp và cũng nhận được học bổng Rhodes, tên Wes Clark. Quan hệ của Mỹ với các nước châu Âu khá căng thẳng vì châu Âu phản đối chiến tranh Việt Nam, nhưng tầm quan trọng của NATO đối với an ninh của châu Âu trong Chiến tranh Lạnh làm vấn đề này trở thành một sự rạn nứt nghiêm trọng. Hội nghị thành công rực rỡ, chủ yếu là nhờ vào trình độ tuyệt vời của sinh viên tham dự.

        Cuối mùa thu, bố tôi lại trở bệnh. Ung thư đã di căn và rõ ràng là không còn chữa trị gì thêm được nữa. Ông vẫn nằm viện một thời gian, nhưng muốn về để chết ở nhà. Ông bảo mẹ là ông không muốn tôi phải bỏ học nhiều, nên họ không gọi cho tôi ngay. Một hôm ông nói: "Đến lúc rồi". Mẹ gọi tôi và tôi đáp máy bay về nhà. Tôi biết chuyên này thế nào cũng tới, chỉ hy vọng rằng ông vẫn còn nhận ra tôi khi tôi về đến nơi để tôi có thể nói với ông là tôi yêu thương ông.

        Lúc tôi về, bố đã phải nằm liệt giường, việc dậy để đi vệ sinh đã cần người đỡ. Ông sút cân kinh khủng và rất yếu. Mỗi lần ông cố đứng dậy thì đầu gối lại sụm xuống; ông như một con rối điều khiển bằng dây nhưng người điều khiển lại cứ giật mạnh. Mỗi lần tôi hoặc Roger giúp ông, ông có vẻ thích. Có lẽ đưa ông vào phòng vệ sinh rồi trở ra là điều cuối cùng tôi làm cho bố. Ông chịu đựng chuyện ấy một cách khá hài hước, còn đùa rằng như thế này thật bê bối và rồi chẳng bao lâu nữa chuyên này cũng sẽ chấm dứt. Khi ông yếu quá không thể đi được dù có người giúp, ông phải ngưng vào nhà vệ sinh và chuyển sang dùng bô. Ông rất khó chịu khi phải dùng bô trước mặt mấy người y tá bạn mẹ đến giúp.

        Chẳng bao lâu sau ông không còn kiểm soát được cơ thể, nhưng trí óc và giọng nói của ông vẫn còn tỉnh táo trong khoảng ba ngày sau khi tôi về, và chúng tôi cũng nói chuyện được với nhau. Ông nói sau khi ông mất mọi chuyện cũng sẽ ổn thỏa thôi và rằng thế nào rồi tôi cũng được học bổng Rhodes khi dự phỏng vấn trong tháng tới. Một tuần sau ông bắt đầu lơ mơ dù thỉnh thoảng có tỉnh lại. Hai lần ông thức dậy nói với mẹ và tôi là ông vẫn còn sống. Hai lần dù lẽ ra đã bị mê man hoặc bị làm thuốc đến nỗi không thể nghĩ hoặc nói được (ung thư đã di căn xuống phổi và không có lý gì băt ông phải tiếp tục uống aspirin, thứ duy nhất ông còn uống được lúc đó), ông làm chúng tôi ngạc nhiên khi hỏi tôi là liệu nghỉ học thế này có sao không, và nếu không ổn thì không cần tôi phải ở lại đay vì cũng đâu còn gì để làm và chúng tôi cũng đã nói chuyện lần cuối rồi, Đến khi ông hoàn toàn không nói được, ông vẫn tỉnh dậy, tập trung vào một ai đó và phát ra những âm thanh để chúng tôi hiểu được những chuyên đơn giản như khi ông muốn trở mình trên giường chẳng hạn. Tôi chỉ còn biết tự hỏi không biết trong tâm trí ông còn diễn ra điều gì nữa.

        Sau lần cuối cùng cố giao tiếp, ông vật vã thêm một ngày rưỡi khủng khiếp nữa. Thật khủng khiếp khi phải nghe những âm thanh rít lên khi ông thở và nhìn thấy người ông vặn vẹo, trương lên dị dạng chưa từng thấy. Khi ông gần mất, mẹ vào phòng thăm ông, òa khóc và nói rằng bà yêu thương ông. Sau tất cả những gì ông bắt bà chịu đựng, tôi hy vọng bà chân thực khi nói những lời ấy, có lẽ là cho chính bà hơn là cho ông.

        Những ngày hấp hối của bố khiến nhà tôi tất bật kiểu tang gia ở miền quê. Gia đình và bạn bè thường qua lại để tỏ lòng thông cảm. Phần lớn họ đem theo thức ăn để chúng tôi không phải nấu nướng gì và còn có thức ăn để đãi khách. Vì tôi hầu như không ngủ, và ăn uống lộn xộn nên tôi tăng 4,5kg trong vòng hai tuần ở nhà. Nhưng cũng thật dễ chịu khi có đầy thức ăn và bạn bè xung quanh trong khi chẳng còn gì dể làm ngoài việc chờ thần chết đến để hoàn tất công việc.

        Hôm đám tang trời đổ mưa. Khi tôi còn nhỏ, bố hay nhìn chằm chằm qua cửa sổ lúc trời bão và bảo "Đừng chôn tôi khi trời mưa". Đó là một câu nói đưa chuyện thường thấy ở miền Nam, và tôi chẳng bao giờ chú ý gì khi ông nói như vậy. Nhưng dù sao điều đó cũng ăn vào đầu tôi ý nghĩ rằng ông coi nó là quan trọng, và ông sợ bị chôn trong mưa. Bây giờ điều đó sắp xảy ra, sau tất cả những gì ông nỗ lực trong thời gian bệnh tật để xứng đáng được một điều gì đó tốt đẹp hơn.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2015, 03:13:01 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2015, 03:59:03 am »

        Chúng tôi lo trời mưa khi đi xe đến nhà thờ và trong suốt thời gian làm lễ, khi ông mục sư nói những lời tốt đẹp về bố mà thực ra không đúng gì cả, và chắc nếu bố nghe được thì cũng sẽ cười phá lên. Không giông như tôi, bố không bao giờ nghĩ ngợi về tang lễ và chắc cũng chẳng thích tang lễ của mình lắm, ngoại trừ mấy bài hát ông chọn trước cho mình. Tang lễ kết thúc, chúng tôi gần như chạy bổ ra ngoài xem trời hết mưa chưa. Trời vẫn còn mưa, và lúc lái xe chầm chậm từ nhà thờ đến nghĩa trang, chúng tôi lo theo dõi thời tiết đến quên cả đau khổ.

        Và rồi ngay khi chúng tôi quẹo từ phố vào đường nhỏ trong nghĩa trang, gần đến huyệt mới đào, Roger là người đầu tiên để ý thấy mưa đã ngưng, và la lên báo cho chúng tôi. Chúng tôi ngỡ ngàng và cảm thấy nhẹ lòng khôn tả. Nhưng chúng tôi giữ kín chuyện đó, chỉ tự cho phép mình cười mỉm một chút, y như nụ cười của bố khi ông tỉnh táo. Trong chặng đường dài cuối cùng về nơi mà tất cả chúng ta rồi sẽ tới, ông đã tìm được Chúa nhân từ. Trời không mưa khi chôn cất ông.

        Một tháng sau đám tang, tôi lại quay về nhà để dự phỏng vấn học bổng Rhodes. Tôi đã thích học bổng này từ thời trung học. Mỗi năm có 32 suất cho sinh viên Mỹ đi học ở Oxford hai năm, kinh phí do quỹ thành lập từ năm 1903 theo di chúc của Cecil Rhodes đài thọ. Ông Rhodes, người kiếm được cả một gia tài trong các mỏ kim cương ở Nam Phi, cấp học bổng cho sinh viên nam từ tất cả các thuộc địa xưa và nay của Anh có thành tích tốt trong học tập, thể thao và lãnh đạo. Ông muốn gửi đến Oxford những người quan tâm và giỏi ở nhiều mặt ngoài học vấn, vì ông cho rằng những người như vậy thường sẽ "giỏi phục vụ công chúng" hơn là chỉ thuần túy thăng tiến cá nhân. Trong nhiều năm, các ủy ban chọn lựa dần tạm gác quy định phải giỏi thể thao nếu như ứng viên giỏi một mặt nào đó ngoài học vấn. Vài năm sau nữa, quỹ này sẽ mở rộng cho cả nữ giới tham gia: Sinh viên có thể đăng ký xin học bổng ở bang quê nhà hoặc ở bang mà mình đang học. Tháng 12 hàng năm, mỗi bang sẽ đề cử hai ứng viên đi tranh đua ở tám cuộc thi khu vực và chọn ra những người được học bổng năm học tiếp theo. Quá trình lựa chọn này đòi hỏi ứng viên phải có từ năm đến tám lá thư giới thiệu, viết một bài luận giải thích tại sao anh ta muôn đến Oxford, và tham dự các cuộc phỏng vấn ở cấp tiểu bang và khu vực trước một hội đồng bao gồm những cựu sinh viên học bổng Rhodes và một vị chủ tịch người ngoài. Tôi nhờ cha Sebes, tiến sĩ Giles, tiến sĩ Davids, và giáo sư tiếng Anh năm hai của tôi, Mary Bond viết thư giới thiệu, ngoài ra còn nhờ tiến sĩ Bennett và Frank Holt ở quê nhà, cùng với Seth Tillman - người viết diễn văn cho Thượng nghị sĩ Fulbright và giảng dạy ở trường Quốc tế học cao cấp thuộc Đại học John Hopkins, vừa ta thấy vừa thân thiết với tôi như bạn. Theo lời đề nghị của Lee Williams, tôi cũng nhờ Thượng nghị sĩ Fulbright nữa. Thực ra tôi khong muốn làm phiền ông thượng nghị sĩ vì ông rất bận rộn và tình hình chiến tranh ngày càng căng thẳng, nhưng Lee nói ông ấy muốn viết thư, và đã viết cho tôi một lá thư thật hào phóng.

        Ủy ban Rhodes đề nghị những người giới thiệu tôi liệt kê ra các điểm yếu và điểm mạnh của tôi. Thầy cô ở Georgetown đã thương tình và chỉ nói rằng tôi không phải là tay chơi thể thao giỏi. Seth nói dù tôi xứng đáng nhận học bổng, "anh này không giỏi lắm trong những công việc thường lệ mà anh ta làm cho ủy ban, những công việc này dưới tầm học vấn của anh ta và có vẻ như anh ta hay quan tâm đến nhiều thứ khác nữa". Tôi thấy lạ quá, tôi cứ tưởng mình làm việc tốt tại ủy ban, nhưng đúng là như ông Seth nói, trong tâm trí tôi còn có nhiều thứ khác. Có lẽ đó là lý do tại sao tôi khó tập trung vào bài luận. Cuối cùng, tôi chịu không thể viết bài luận ở nhà được và ra mướn phòng khách sạn ở gần điện Capitol cách tòa nhà văn phòng thượng viện mới vài dãy phô để yên tĩnh hơn. Giải thích cho rõ ràng về cuộc đời còn ngắn của mình và tại sao tôi lại xứng được đi Oxford học thật ra khó hơn tôi tưởng.

        Tôi bắt đầu viết rằng tôi đến Washington "để chuẩn bị cho cuộc sống của một chính trị gia"; tôi đề nghị ủy ban gửi tôi đến Oxford "để tìm hiểu sâu sắc những vấn đề tôi chỉ mới bắt đầu xem xét", hy vọng tôi có thể "rèn đúc một trí tuệ có thể chịu đựng được áp lực của đời sống chttih trị". Lúc ấy tôi cho là bài luận cũng khá. Bây giờ tôi thấy nó có vẻ như hơi căng thẳng và nói quá một chút, cứ như thể tôi cố nói theo giọng điệu của một sinh viên xứng được học bổng Rhodes sẽ nói. Có lẽ là do sự bộc trực của tuổi trẻ và vì tôi sống trong thời mà nhiều thứ cũng thái quá.

        Tranh học bổng ở bang Arkansas là một lợi thế lớn. Vì diện tích của tiểu bang cũng như số lượng sinh viên ở đây nên có ít đối thủ hơn; nếu ở New York, California hoặc các tiểu bang lớn khác chắc tôi chẳng thể lọt vào vòng thi khu vực được, vì ở đó phải tranh đua với sinh viên các trường thuộc nhóm Ivy League vốn đã điều chỉnh hệ thống của mình để đào tạo ra các sinh viên cừ khôi nhất tranh học bổng Rhodes. Trong số 32 người được cấp học bổng năm 1968, trường Yale và Harvard chiếm sáu suất, Darmouth ba suất, Princeton và Học viện Hải quân chiếm hai. Ngày nay số người được học bổng không tập trung như vậy vì nước Mỹ có đến hàng trăm trường đại học tốt, nhưng những trường cao cấp và các học viện quân đội vẫn chiếm ưu thế.

        Ủy ban ở Arkansas nằm dưới quyền điều hành của Bill Nash một người cao gầy, một thành viên hội Mason tích cực và là đồng sự cao cấp của Công ty luật Rose ở Little Rock - công ty lâu đời nhất ở phía tây sông Mississippi có gốc rễ từ năm 1820. Ông Nash là một người ý chí kiểu cổ thường đi bộ vài dặm đến sở làm hàng ngày, dù trời mưa hay nắng. Trong ủy ban còn có một đồng sự của Công ty luật Rose nữa, Gaston Williamson, người đại diện cho Arkansas trong ủy ban tuyển chọn khu vực. Gaston bự con và thông minh, có giọng nói khỏe, trầm và một phong cách chỉ huy. Ông từng phản đối việc Faubus làm ở trường trung học và đã làm mọi cách để chống lại những nhóm phản tiến bộ. Ông cực kỳ ủng hộ và giúp tôi rất nhiều trong quá trình lựa chọn và là một nguồn tư vấn khôn ngoan sau này khi tôi làm Bộ trưởng tư pháp và thống đốc. Sau khi Hillary đi làm cho Công ty Rose, ông ấy cũng kết bạn và chỉ bảo cô ấy.

        Tôi vượt qua được các cuộc phỏng vân ở Arkansas và đi New Orleans để dự chung kết. Chúng tôi ở khách sạn Hoàng gia Orleans trong khu nhà Pháp, nơi diễn ra các cuộc phỏng vấn cho các ứng viên đến từ Arkansas, Oklahoma, Texas, Louisiana, Mississippi và Alabama. Chuẩn bị duv nhất của tôi trước khi phỏng vấn là đọc bài luận của mình, xem báo Time, Newsweek và us News & World Report từ đầu đến cuối, và đánh một giấc ngon lành. Tôi biết thế nào cũng có những câu hỏi bất ngờ và tôi muốn mình tỉnh táo. Và tôi không muôn để tình cảm lấn át mình. New Orleans nhắc nhở tôi về những kỷ niệm hồi xưa: lúc tôi còn nhỏ và nhìn thấy mẹ quỳ xuống cạnh đường tàu và khóc khi tôi và bà ngoại lên tàu; khi chúng tôi thăm New Orleans và bờ biển vịnh Mississippi trong chuyến đi chơi xa duy nhất của gia đình. Và tôi cũng không thể gạt khỏi đầu lời tiên đoán đầy tự tin của bố tôi trước khi chết rằng tôi sẽ đoạt học bổng. Tôi muốn đoạt học bổng vì ông nữa.

        Chủ tịch ủy ban là Dean McGee của bạng Oklahoma, chủ tịch Công ty dầu Kerr-McGee và cũng là một nhân vật quyền lực trong đời sống chính trị và kinh doanh ở Oklahoma. Thành viên ủy ban làm tôi ấn tượng nhất là Barney Monaghan, chủ tịch công ty thép Vulcan Ở Birmingham, Alabama. Ông trông giống một giáo sư đại học hơn là một doanh nhân miền Nam, lúc nào cũng mặc áo vest đầy đủ lệ bộ.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2015, 04:16:53 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2015, 01:29:57 am »

        Câu hỏi khó nhất tôi bị hỏi là về thương mại. Người ta hỏi tôi ủng hộ thương mại tự do, chủ nghĩa bảo hộ hay ý kiến trung dung. Khi tôi nói tôi ủng hộ thương mại tự do, đặc biệt là đối với những nền kinh tế phát triển, người hỏi bẻ lại: "Thế cậu giải thích thế nào về những nỗ lực của Thượng nghị sĩ Fulbright nhằm bảo vệ thịt gà của Arkansas?". Đó là một câu hỏi kiểu gài bẫy, cố tình bắt tôi phải chọn ngay lúc ấy hoặc là không nhẩt quán về thương mại hoặc không trung thành với Fulbright. Tôi thú nhận tôi không biết gì về chuyện thịt gà, nhưng tôi không nhất thiết phải đồng ý với ông thượng nghị sĩ về tất cả mọi thứ, và tôi vẫn tự hào làm việc cho ông ấy. Gaston Williamson chen vào và gỡ bí cho tôi, giải thích rằng vấn đề này không đơn giản như kiểu hỏi đó; trên thực tế, Fulbright cố mở cửa thị trường nước ngoài cho thịt gà của chúng tôi. Thật không thể ngờ nổi là tôi có thể phá hỏng cuộc phỏng vấn chỉ vì tôi không biết gì về vụ thịt gà này. Chuyện ấy không xảy ra một lần nào nữa. Khi tôi làm thống đốc và tổng thống, mọi người thường kinh ngạc vì thấy tôi biết nhiều về chuyện nuôi, giết thịt và bán gà ra sao ở thị trường trong và ngoài nước.

        Kết thúc cả 12 cuộc phỏng vấn và vài phút hội ý, chúng tôi được đưa trở lại phòng tiếp tân. ủy ban đã chọn một cậu ở New Orleans, hai ở Mississippi, và tôi. Sau khi chúng tôi nói chuyện với báo giới, tôi gọi điện cho mẹ đang nóng lòng chờ điện thoại và hỏi bà xem liệu tôi mặc vải tuýt của Anh có hợp không, ơn Chúa, tôi hạnh phúc quá - hạnh phúc cho mẹ sau bao gian truân bà phải chịu đựng để nuôi tôi đến ngày hôm đó, hạnh phúc vì lời tiên đoán cuối cùng của bố đã thành sự thật, hạnh phúc vì vinh dự và những hứa hẹn mà hai năm tới sẽ mang lại. Thế giới dường như dừng lại. Không còn Việt Nam, không hỗn loạn chủng tộc, không rắc rối chuyện nhà, không lo lắng về bản thân cũng như tương lai. Tôi ở lại New Orleans thêm vài giờ, và tận hưởng thành phố ấy như một đứa con quê nhà.

        Tôi về nhà, ra thăm mộ bố, và bắt đầu kỳ nghỉ đông. Báo địa phương thậm chí còn viết một bài be bé về tôi, và có cả một mẩu bình luận khen ngợi nữa. Tôi đến nói chuyện ở một câu lạc bộ dân quyền, vui chơi với bạn bè, yà nhận hàng loạt thư từ, điện thoại chúc mừng. Giáng sinh năm ấy vừa vui vừa buồn; lần đầu tiên kể từ khi em tôi ra đời, chỉ có ba chúng tôi đón lễ.

        Sau khi tôi quay lại Georgetown, lại có thêm một tin buồn. Vào ngày 17 tháng 1, bà ngoại tôi mất. Hồi bà bị đột quỵ lần thứ hai vài năm trước, bà đòi quay về Hope để ở trong nhà dưỡng lão - trước đây là bệnh viện Julia Chester. Bà yêu cầu được ở trong đúng căn phòng mà mẹ tôi nằm khi sinh tôi. Cái chết của bà, cũng giống như của bố, chắc hẳn làm mẹ có những tình cảm trái ngược. Bà ngoại lúc nào cũng khó khăn với mẹ. Có lẽ vì ông ngoại yêu con mình quá nên bà thường trút giận lên con gái. Sau khi ông ngoại mất, những cơn thịnh nộ của bà mới bớt dần, và đặc biệt khi bà được một phụ nữ dễ thương thuê làm y tá riêng và đưa bà đi chơi ở Wisconsin và Ari­zona, thỏa mãn phần nào nỗi khao khát thoát khỏi cuộc sống nhàm chán, gò bó của bà. Trong bốn năm đầu đời tôi, bà rất thương tôi, dạy tôi đọc và tập đếm, rửa chén dĩa cho tôi, và rửa tay cho tôi. Sau khi bà chuyển về Hot Springs, mỗi lần tôi được điểm A ở trường bà đều cho tôi năm đôla. Năm tôi 21 tuổi, bà vẫn còn hỏi "cháu tôi còn giữ khăn tay bà cho không". Tôi ước gì bà tự hiểu mình rõ hơn và tự chăm sóc mình và gia đình mình nhiều hơn. Nhưng bà thực sự thương tôi, và làm mọi điều để tôi vào đời một cách tốt đẹp.

        Tôi nghĩ tôi vào đời cũng khá tốt đẹp, nhưng không thể chuẩn bị trước cho những gì sắp xảy đến. Năm 1968 là một trong những năm đau đớn và hỗn độn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Lyndon Johnson bắt đầu duy trì chính sách Việt Nam của mình, tiếp tục chính sách “Xã hội vĩ đại" chống lại đói nghèo, thất nghiệp, và chuẩn bị tái tranh cử. Nhưng đất nước của ông bắt đầu rời bỏ ông. Dù tôi thông cảm với tư tưởng lúc ấy, tôi không thích thú gì kiểu sống phản kháng và những kiểu ăn nói cực đoan hồi bấy giờ. Tôi để tóc ngắn, không nhậu nhẹt và tôi thấy một số bản nhạc thời đó đôi khi quá ầm ĩ và thô. Tôi không ghét Johnson, tôi chỉ muốn chấm dứt chiến tranh, và tôi sợ rằng những phản kháng văn hóa chỉ làm tổn hại chứ không giúp gì cho sự nghiệp ấy. Trước những phản đối và cách sống "phản văn hóa" của giới trẻ, phe Cộng hòa và nhiều người Dân chủ xuất thân lao động đã chuyển sang cánh hữu, nghe theo lời những người bảo thủ lại nổi lên như Richard Nixon và tân thống đốc California Ronald Reagan, người từng theo đảng Dân chủ trong thời Roosevelt.

        Phe Dân chủ củng bỏ rơi Johnson. Bên cánh hữu, thống đốc George Wallace tuyên bố ông sẽ tranh cử tổng thống với tư cách ứng viên độc lập. Ở cánh tả, những nhà hoạt động trẻ như Allard Lowenstein khuyến khích những người Dân chủ phản chiến thách thức Tổng thống Johnson trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ. Lựa chọn số một của họ là Thượng nghị sĩ Robert Kennedy, người vận động cho một kết cục thông qua thương lượng ở Việt Nam. Ông từ chối, sợ rằng nếu ông ra tranh cử thì người ta sẽ nhìn vào thái độ vốn rất ghét tổng thống của ông mà cho rằng ông đang tìm cách báo thù chứ không phải đang cố gắng thay đổi lập trường và nguyên tắc. Thượng nghị sĩ George McGovern bang Nam Dakota, người đã đến kỳ tranh tái cử ở tiểu bang bảo thủ của ông ta, cũng từ chối. Thượng nghị sĩ Gene McCarthy bang Minnesota thì không từ chối. Là người thừa kế di sản chủ nghĩa tự do trí thức của Adlai Stevenson, McCarthy có thể sẽ trở nên điên cuồng và không thật trong nỗ lực tỏ vẻ thánh thiện vì không tham vọng của mình. Nhưng ông ấy có gan để đối đầu với Johnson, và đầu năm đó ông là lựa chọn duy nhất của những người chống chiến tranh. Vào tháng giêng, ông tuyên bố sẽ tranh cử trong cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên ở New Hampshire.

        Đến tháng 2 thì hai sự kiện ở Việt Nam càng củng cố quan điểm chống chiến tranh. Sự kiện thứ nhât là vụ tướng Loan, chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia Nam Việt Nam (tướng Nguyễn Ngọc Loan ND) hành quyết tại chỗ một người bị tình nghi Việt cộng. Giữa ban ngày ban mặt, Loan bắn thẳng vào đầu người đó trên đường phố Sài Gòn. Vụ sát nhân này được nhiếp ảnh gia vĩ đại Eddie Adams ghi lại, và bức ảnh này khiến nhiều người Mỹ bất bình và nghi ngờ chính quyền Sài Gòn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2015, 04:49:48 am »

        Sự kiện thứ hai, lớn hơn rất nhiều, là cuộc tân công Tết (phía Mỹ gọi cuộc tổng tấn công Mậu Thân là cuộc tấn công Tết - ND), được gọi như vậy vì cuộc tấn công này diễn ra vào dịp Tết của người Việt Nam. Lực lượng Bắc Việt và Việt cộng tiến hành hàng loạt các cuộc tấn công phối hợp vào các vị trí Mỹ trên khắp Nam Việt Nam, bao gồm cả các căn cứ mạnh như Sài Gòn, nơi mà cả tòa đại sứ Mỹ cũng nằm trong tầm hỏa lực. Những cuộc tấn công này bị đẩy lùi và Bắc Việt cũng như Việt cộng chịu tổn thất nặng nề, khiến Tổng thống Johnson và giới chỉ huy quân sự tuyên bố đây là một chiến thắng, nhưng trên thực tế, cuộc tấn công Tết là một thất bại tâm lý và chính trị khổng lồ của nước Mỹ, vì người Mỹ được tận mắt chứng kiến qua màn ảnh truyền hình rằng lực lượng của chúng ta cũng có thể bị tấn công ngay cả ở những nơi chúng ta kiểm soát. Ngày càng nhiều người Mỹ bắt đầu hoài nghi liệu chúng ta có thể thắng một cuộc chiến mà người Nam Việt Nam không thể thắng cho chính họ, và liệu có đáng gửi thêm binh sĩ đến Việt Nam chăng khi câu trả lời cho hoài nghi thứ nhất dường như là "Không".

        Ở trong nước, lãnh tụ phe đa số trong thượng viện Mike Mansfield kêu gọi ngưng ném bom. Bộ trưởng Quốc phòng của Tổng thống Johnson - Robert McNamara và cố vân thân cận của ông ta là Clark Clifford, cùng với cựu ngoại trưởng Dean Acheson nói với tổng thống là đã đến lúc phải "xem xét lại" chính sách tiếp tục leo thang chiến tranh nhằm đạt được một thắng lợi quân sự. Dean Rusk vẫn ủng hộ chính sách này, và giới quân sự đã yêu cầu thêm 200.000 quân. Những sự cố chủng tộc, đôi khi biến thành bạo động, vẫn tiếp diễn trên toàn quốc. Richard Nixon và George Wallace chính thức tuyên bố ra tranh cử tổng thống. Tại New Hampshire, chiến dịch của McCarthy bắt đầu rầm rộ, với hàng trăm sinh viên phản chiến đổ về tiểu bang để đi gõ cửa từng nhà vận động cho ông ấy. Những ai không muốn cắt tóc cạo râu gọn ghẽ thì làm việc ở khu văn phòng phía sau của chiến dịch vận động, chuẩn bị giấy tờ. Trong khi đó, Robert Kennedy tiếp tục phân vân không biết có nên tham gia cuộc đua này hay không.

        Ngày 12 tháng 3, McCarthy đạt được 42% số phiếu tại New Hampshire trong khi Johnson được 49%. Dù Johnson chỉ viết thư vận động đến New Hampshire chứ không đích thân đến, đây là một chiến thắng tâm lý lớn cho McCarthy và phong trào phản chiến. Bốn ngày sau, Kennedy vào cuộc, và tuyên bố ý định này ở chính căn phòng trong thượng viện nơi anh trai John của ông (Tổng thống John F. Kennedy - ND) bắt đầu chiến dịch tranh cử năm 1960. Ông tìm cách làm tịt ngòi những chỉ trích cho rằng động cơ chính của ông là những tham vọng cá nhân tàn nhẫn bằng cách tuyên bô là chiến dịch của McCarthy đã cho thấy những chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng Dân chủ, và ông muốn đưa ra cho đất nước một đường hướng khác. Tất nhiên, như vậy ông vẫn mang tiếng "tàn nhẫn" khác: ông đã phá hỏng nỗ lực của McCarthy, sau khi McCarthy dám thách thức tổng thống đương nhiệm còn ông thì không.

        Tôi theo dõi tất cả những diễn tiến này từ một góc nhìn khá kỳ lạ. Bạn chung nhà với tôi Tommy Caplan làm việc cho yặn phòng của Kennedy, nên tôi biết chuyên ở đó. Tôi cũng đang hẹn hò một cô bạn cùng lớp làm tình nguyện viên cho tổng hành dinh quốc gia của McCarthy ở Washington. Ann Markusen là một sinh viên kinh tế sáng láng, đội trưởng đội thuyền buồm nữ của trường Georgetown, là một người theo chủ nghĩa tự do chống chiến tranh quê ở Minne­sota. Cô ấy ngưỡng mộ McCarthy, và cũng như nhiều thanh niên làm việc cho ông ấy, cô ấy ghét Kennedy vì ông tranh giành vị trí đề cử ứng viên tổng thống của McCarthy. Chúng tôi tranh luận nảy lửa, vì tôi vui khi Kennedy tham gia tranh cử. Tôi đã theo dội ông từ khi ông còn là chưởng lý và thượng nghị sĩ, tôi thấy ông quan tâm đến các vấn đề đối nội hơn McCarthy, và tôi tin rằng ông sẽ trở thành một tổng thống hiệu quả hơn nhiều. McCarthy là một người rất lý thú, cao, tóc bạc và đẹp trai, một trí thức Công giáo Ireland với trí óc minh mẫn và sắc lẻm. Nhưng tôi cũng theo dõi ông ấy trong ủy ban Đối ngoại, và với tôi ông ấy có vẻ quá thờ ơ. Trước khi ông bước vào cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire, ông ấy có vẻ thụ động về mọi chuyện, và thường chọn cách an phận bỏ phiếu cho êm xuôi và cũng phát ngôn chừng mực.

        Ngược lại, ngay trước khi Bobby Kennedy (tức Robert Kennedy - ND) tuyên bố tranh cử tổng thống, ông ấy tìm cách thông qua một nghị quyết do Fulbright bảo trợ nhằm cho thượng viện có tiếng nói nào đó trước khi Johnson đưa 200.000 quân sang Việt Nam. Ông ấy cũng đến tận Appalachia đế làm mọi người biết đến sự đói nghèo của vùng quê nước Mỹ, và có một chuyến thăm kỳ thú đến Nam Phi, ở đó ông kêu gọi thanh niên chống lại chủ nghĩa Apartheid. McCarthy, dù tôi cũng có thiện cảm, gây cho tôi ấn tượng rằng ông ta thà ở nhà đọc St. Thomas Aquinas hơn là phải chui vào túp lều giấy dầu nào đó để xem người nghèo sống ra sao hoặc phải bay nửa vòng trái đất để nói chuyên về nạn phân biệt chủng tộc. Mỗi lần tôi nói chuyện này với Ann, cô ấy giận tôi ghê lắm, bảo tôi là nếu Bobby Kennedy mà có nguyên tắc hơn và bớt thủ thuật chính trị đi thì ông ấy cũng phải làm những gì McCarthy đã làm. Tất nhiên thông điệp ẩn chứa trong câu đó là chính tôi cũng quá đam tnê chính trị. Hồi ấy tôi mê cô ta kinh khủng và rất khó chịu khi bị cô ta giận như vậy, nhưng tôi vẫn muốn thắng và muốn bầu lên một người tốt và một tổng thống tốt.

        Mối quan tâm của tôi càng mang tính cá nhân khi ngày 20 tháng 3, bốn ngày sau khi Kennedy tuyên bố tranh cử, Tổng thống Johnson tuyên bố chấm dứt chế độ hoãn dịch cho sinh viên sau đại học, ngoại trừ sinh viên y khoa, làm tương lai đi học ở Oxford của tôi lung lay. Quyết định của Johnson làm tôi một lần nữa cảm thấy tội lỗi: cũng giống như Johnson, tôi không cho là sinh viên cao học phải được hoãn dịch, nhưng tôi cũng không tin vào chính sách về Việt Nam của chúng ta.

        Tối chủ nhật ngày 31 tháng 3, Tổng thống Johnson dự kiến phát biểu trước toàn dân về Việt Nam. Có nhiều suy diễn liệu ông sẽ leo thang chiến tranh hay sẽ xoa dịu phần nào đó hy vỏng khởi động đàm phán, nhưng chẳng ai biết thực hư ra sao. Tôi lái xe trên đại lộ Massachusetts, vừa đi vừa nghe radio trên xe. Johnson nói ông quyết định tạm hạn chế ném bom Bắc Việt, hy vọng tìm được một giải pháp cho cuộc chiến. Thế rồi, đúng lúc tôi chạy ngang câu lạc bộ Cosmos phía tây bắc Vòng xoay Dupont, tổng thống tung ra một tuyên bố chấn động: "Khi những đứa con của nước Mỹ còn ngoài mặt trận xa xôi và hy vọng hòa bình còn treo lơ lửng mỗi ngày, tôi cho rằng tôi không nên dành một ngày giờ nào nữa cho những ý đồ cá nhân đảng phái của tôi... Do đó, tôi sẽ không tìm kiếm, và sẽ không chấp nhận, đảng tôi đề cử tôi ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống nữa". Tôi ngỡ ngàng tấp xe vào lề, cảm thấy buồn cho Johnson, người đã làm được bao điều cho nước Mỹ ở quê nhà, nhưng vui cho đất nước tôi và cho triển vọng của một sự khởi đầu mới.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tám, 2015, 05:08:14 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2015, 12:48:24 am »

        Cảm giác ấy không kéo dài được lâu. Bốn ngày sau, vào tôi ngày 4 tháng 4, Martin Luther King Jr. bị sát hại ngay ở ban-công phòng ông trong lữ quán Lorraine ở Memphis, nơi ông đang thăm để ủng hộ cho các lao công vệ sinh bãi công. Trong vài năm cuối đời, ông đã mở rộng cuộc đấu tranh dân. quyền sang cả việc chống đói nghèo ở đô thị và phản chiến, về mặt chính trị thì đúng là cần thiết phải kiềm chế những lãnh tụ da đen trẻ tuổi hơn mang sắc thái bạo động hơn, nhưng bất cứ ai theo dõi ông đều thấy rõ tiến sĩ King thực sự tin tưởng khi ông nói rằng không thể mở rộng dân quyền cho người da đen nếu không chống nghèo đói và chống chiến tranh ở Việt Nam.

        Vào đêm trước khi ông bị giết, tiến sĩ King đã giảng một bài mang tính tiên tri đáng sợ trong một căn phòng đầy chật những người ở Nhà thờ Mason Temple. Khi nói đến những lời đe dọa giết mình, ông nói: "Như bất kỳ ai khác, tôi muốn sống lâu. Tuổi thọ có giá trị của nó. Nhưng tôi không bận tâm gì về chuyện đó nữa. Tôi chỉ muốn thực hiện ý Chúa. Và Người đã cho phép tôi lên đỉnh núi. Và khi tôi nhìn qua bên kia, tôi đã thấy miền đất hứa. Có thể tôi sẽ không cùng với các bạn sang nơi đó, nhưng tôi muốn các bạn biết ngay đêm nay rằng chúng ta, với tư cách một dân tộc, sẽ đến được miền đất hứa. Thế nên dêm nay tôi hạnh phúc. Tôi không lo lắng gì cả. Tôi không sợ người nào cả. Mắt tôi đã nhìn thấy sự vinh hiển của Chúa trời đang đến!". Sáu giờ tối hôm sau, ông bị bắn chết - hung thủ là James Earl Ray, một tên cướp vũ trang ngoan cố mới trốn tù một năm.

        Cái chết của Martin Luther King Jr. làm cả nước rúng động chưa từng thấy kể từ vụ ám sát Tổng thống Kennedy. Robert Kennedy, hôm ấy đang đi vận động ở Indiana, cố làm dịu đi sự sợ hãi của nước Mỹ bằng bài nói, có lẽ là vĩ đại nhất trong đời ông. Ông yêu cầu người da đen không hận thù người da trắng và nhắc lại rằng anh trai của mình cũng bị một người da trắng giết. Ông trích dẫn Aeschylus đoạn nói rằng nỗi đau sẽ đem lại sự thông thái, dù muốn dù không, "qua ân điển bao la của Chúa". Ông nói với đám đông trước mặt và cả nước lắng nghe ông rằng chúng ta rồi sẽ vượt qua được giai đoạn này vì đại đa số người da trắng và da đen "đều muốn chung sống, muốn cải thiện chất lượng sống và muốn công lý cho tất cả con người trên trái đất của chúng ta". Ông kết thúc bài nói như sau: "Hãy lắng nghe những điều người Hy Lạp đã viết bao nhiêu năm trước: kiềm chế sự hung hãn của con người và làm cuộc sống trên thế giới này hiền hòa. Hãy lắng nghe điều đó, và hãy cầu nguyện cho đất nước và nhân dân ta".

        Cái chết của tiến sĩ King đã tạo nên nhiều hơn những lời nguyện cầu; một số người thì sợ rằng, trong khi những người khác hy vọng, nó sẽ báo tử tinh thần bất bạo động. Stokely Carmichael tuyên bố nước Mỹ da trắng đã tuyên chiến với nước Mỹ da đen và "không còn cách nào khác ngoài sự trừng phạt". Bạo động bùng nổ tại New York, Boston, Chicago, Detroit, Memphis và ở hơn 100 thành phố và thị trấn. Hơn 40 người chết và hàng trăm người bị thương. Ở Washington, bạo lực tồi tệ nhất chủ yếu nhắm vào các cơ sở kinh doanh của người da đen trong phố 14 và H. Tổng thống Johnson huy động Vệ binh quốc gia để vãn hồi trật tự, nhưng tình hình vẫn căng thẳng.
Trường Georgetown cách những nơi bạo động một khoảng cách an toàn, nhưng chúng tôi cũng nếm mùi khi vài trăm Vệ binh quốc gia đóng trại ở Phòng thể thao McDonough, nơi đội bóng rổ của trường hay thi đấu. Nhiều gia đình da đen bị đốt nhà phải vào trú trong các nhà thờ địa phương. Tôi tham gia Hội hồng thập tự để giúp chuyển thức ăn, chăn mền và các đồ tiếp tế khác cho họ. Chiếc xe Buick mui trần đời 1963 của tôi mang bảng số Arkansas và dấu hồng thập tự hai bên cửa trở thành một hình ảnh lạ lùng trên các đường phố vắng lặng, đây đó vẫn còn vài tòa nhà bốc khói và các cửa hàng bị đập phá cướp bóc. Có lần, vào một buổi tối tôi lái xe tiếp tế đi, và sáng chủ nhật lại đi tiếp và chở Carolyn Yeldell mới bay đến thăm tôi cùng đi. Ban ngày có vẻ như an toàn nên chúng tôi xuống xe và đi lòng vòng, ngó nghiêng những đông đổ nát sau bạo động. Đó là lần duy nhât tôi cảm thây không an toàn trong khu vực người da đen. Và tôi đã nghĩ, không phải lần đầu cũng chẳng phải lần cuối, rằng thật trớ trêu và buồn vì những nạn nhân chính của sự cuồng nộ đen lại chính là những người da đen.

        Cái chết của tiến sĩ King để lại một khoảng trống trong lòng một dân tộc vốn đang rất cần sự ủng hộ kiên định của ông cho tinh thần bất bạo động cũng như niềm tin của ông vào hứa hẹn của nước Mỹ dân tộc mà nay có thể sắp mất cả hai điều ấy. Quốc hội phản ứng bằng cách thông qua đạo luật của Tổng thống Johnson cấm phân biệt đối xử chủng tộc trong việc bán hoặc thuê nhà. Robert Kennedy cũng cố lấp khoảng trống ấy. Ông chiến thắng bầu cử sơ bộ ở Indiana ngày 7 tháng 5, rao giảng hòa giải chủng tộc nhưng cũng cố thu hút cử tri bảo thủ bằng cách tỏ ra cứng rắn về vấn đề tệ nạn và sự cần thiết phải đưa những người sống bằng trợ cấp xã hội trở lại làm việc. Một số người theo chủ nghĩa tự do công kích thông điệp "luật pháp và trật tự" của ông, nhưng rõ ràng thông điệp ấy là nước cờ chính trị cần thiết. Và ông thực sự tin vào thông điệp ấy, củng giông như tin vào việc châm dứt chế dộ hoãn dịch.

        Ở bang Indiana, Bobby Kennedy trở thành ứng viên Tân Dân chủ đầu tiên, trước Jimmy Carter, trước cả Hội đồng Lãnh đạo đảng Dân chủ mà tôi góp phần sáng lập năm 1985, và trước cả chiến dịch tranh cử của tôi năm 1992. Ông tin rằng phải có dân quyền cho mọi người và không ai được có đặc quyền đặc lợi, và giúp người nghèo tự lập chứ không phải bô thí cho họ: công ăn việc làm tốt hơn trợ cấp xã hội. Bằng trực giác, ông hiểu rằng nền chính trị tiến bộ cần ủng hộ cả những chính sách mới và các giá trị truyền thống, cả những thay đổi sâu rộng lẫn ổn định xã hội. Nếu ông trở thành tổng thống thì hành trình của nước Mỹ qua phần còn lại của thế kỷ 20 đã khác đi rất nhiều.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2015, 05:09:14 am »

        Ngày 10 tháng 5, các cuộc hòa đàm giữa Mỹ và Bắc Việt bắt đầu ở Paris, mang lại hy vọng cho những người Mỹ đang mong chiến tranh chấm dứt, và sự nhẹ nhõm cho Phó tổng thống Hubert Humphrey, người đã nhập cuộc tranh chức tổng thống hồi cuối tháng 4 và cần một sự thay đổi diệu kỳ nào đó mới mong có cơ được đề cử làm ứng viên hoặc trúng cử. Trong khi đó bất ổn xã hội vẫn chưa dịu đi. Những người biểu tình đã khiến Đại học Columbia phải đóng cửa cho đến hết niên khóa. Hai anh em linh mục Công giáo Daniel và Philip Berrigan bị bắt vì lấy cắp và đốt hồ sơ quân dịch Và ở Washington, chưa đầy một tháng sau các cuộc bạo động, những nhà hoạt động dân quyền tiếp tục triển khai kế hoạch Chiến dịch của người nghèo mà Martin Luther King Jr. đề ra, cắm trại lều bạt ở Mali và tự xưng là Thành phố hồi sinh nhằm nhấn mạnh vấn nạn nghèo khó. Trời mưa như trút nước làm khu vực đó lầy lội và điều kiện sống thật khổ ải. Một hôm vào tháng 6, Ann Markusen và tôi đến đấy để bày tỏ sự đồng tình. Người ta đặt ván làm lối đi giữa các lều, nhưng chỉ sau vài giờ đi lòng vòng và nói chuyện với mọi người, chúng tôi dính đầy bùn đất. Thật là một ẩn dụ thích hợp về sự rối ren lúc đó.

        Tháng 5 kết thúc mà cuộc đua giành chức ứng viên đề cử của đảng Dân chủ vẫn chưa ngã ngũ. Humphrey bắt đầu giành được sự ủng hộ của các đảng viên ở những bang không có bầu cử sơ bộ, và McCarthy đánh bại Kennedy trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Oregon. Hy vọng được đề cử của Kennedy bây giờ tùy thuộc vào cuộc bầu cử sơ bộ ở California vào ngày 4 tháng 6. Tuần cuối của tôi ở trường đầy những mong đợi vào kết quả này, chỉ bốn ngày trước khi tốt nghiệp.

        Tối ngày thứ ba, Kennedy thắng ở California nhờ cử tri thuộc các sắc tộc thiểu số ở hạt Los Angeles. Tommy Caplan và tôi đều phấn khích. Chúng tôi thức chờ Kennedy phát biểu sau thắng lợi rồi mới đi ngủ; lúc ấy ở Washington đã gần ba giờ sáng. Vài giờ sau Tommy đánh thức tôi dậy, vừa lay tôi vừa hét: "Bobby bị bắn rồi, Bobby bị bắn rồi!". Chỉ vài phút sau khi chúng tôi tắt tivi đi ngủ, Thượng nghị sĩ Kennedy đang đi qua bếp trong phòng khách sạn Ambassador thì một người Ảrập trẻ tên Sirhan Sirhan vốn giận Kennedy vì ông ủng hộ Israel đã xả súng vào ông và những người đứng gần. Năm người bị thương, tất cả sau này đều bình phục. Bobby Kennedy thì phải phẫu thuật vì vết đạn trí mạng vào đầu. Một ngày sau, ngày 6 tháng 6 - đúng sinh nhật thứ 45 của mẹ tôi - thì ông chết, mới có 42 tuổi, chỉ sau cái chết Martin Luther King Jr. hai tháng hai ngày.

        Ngày 8 tháng 6, Caplan lên New York dự lễ tang ở Thánh đường St. Patrick. Những người ngưỡng mộ Thượng nghị sĩ Kennedy cả nổi tiếng lẫn không nổi tiếng đều tụ lại và viếng linh cữu ông ngày đêm trước lễ tang. Tổng thống Johnson, Phó tổng thống Humphrey, và Thượng nghị sĩ McCarthy đều có mặt, cả Thượng nghị sĩ Fulbright. Ted Kennedy đọc một bài điếu văn trang trọng cho anh trai mình, kết thúc bằng những từ ngữ đầy sức mạnh và uyển chuyển mà tôi không bao giờ quên: "Xin đừng thần tượng hóa anh tôi, hoặc phóng đại lên quá con người thật của anh sau khi mất. Hãy nhớ anh đơn giản là một người tốt và tử tế, một người thấy điều sai trái và muốn sửa cho đúng, thấy khổ đau và muốn chữa lành nó, thây chiến tranh và cố chấm dứt nó. Những ai trong chúng ta yêu mến anh và đưa anh về nơi an nghỉ ngày hôm nay, hãy nguyên cầu sao cho những gì anh hiện thân đối với chúng ta và mong muốn cho người khác một ngày nào đó sẽ thành tựu cho thế giới này".

        Tôi cũng muốn như thế, nhưng lúc ấy điều đó có vẻ xa vời hơn bao giờ hết. Chúng tôi trải qua mấy ngày cuối cùng ở đại học trong một màn sương mù đờ đẫn. Tommy đáp xe lửa từ New York về lại Washington, vừa kịp lễ tốt nghiệp. Tất cả những sự kiện khác của lễ tốt nghiệp đều đã bị hủy bỏ, chỉ lễ trao bằng vẫn được tổ chức. Thế nhưng ngay cả lễ này cũng chẳng thành công gì lắm, vì mấy ngày đầu vẫn có sự thờ ơ. Ngay khi diễn giả trong lễ trao bằng, thị trưởng Walter Washington, đứng lên phát biểu thì tự nhiên một cụm mây đen khủng khiếp xuất hiện. Ông nói trong khoảng 30 giây, chúc mừng chúng tôi, chúc chúng tôi may mắn và bảo nếu không vào trong nhà ngay thì mọi người thế nào cũng bị chết chìm. Thế rồi trời đổ mưa và chúng tôi chuồn. Lớp chúng tôi nếu có phải bầu Thị trưởng Washington làm tổng thống, chắc cũng sẵn lòng. Tối đó, cha mẹ của Tommy Caplan mời cậu ấy, mẹ tôi, em Roger, tôi và vài người nữa đi ăn tôi ở một nhà hàng Ý. Tommy dẫn dắt câu chuyện, và nói rằng cần phải là một "trí thức trưởng thành" mới hiểu được vấn đề gì đó. Cậu em 11 tuổi của tôi đứng dậy và hỏi: "Tom, em có phải là trí thức trưởng thành không?". Thật vui khi kết thúc mười tuần lễ đau buồn và một ngày đầy diễn biến như vậy bằng một trận cười.

        Sau vài ngày để khăn gói và chào tạm biệt, tôi lái xe về Arkan­sas cùng bạn chung phòng Jim Moore để phục vụ chiến dịch tái tranh cử của Thượng nghị sĩ Fulbright. Ông có vẻ dễ bị thua vì hai điểm: thứ nhất là thái độ phản đối cuộc chiến Việt Nam công khai của ông ở một bang bảo thủ và chuộng quân đội đã vốn bực tức vì những xáo trộn tại Mỹ, và thứ hai là việc ông từ chối nhượng bộ các đòi hỏi của chính trị nghị viện hiện đại, theo đó thượng và hạ nghị sĩ thường ghé về quê nhà vào các cuối tuần để gặp gỡ cử tri. Fulbright đã vào quốc hội từ những năm 1940, hồi đó đòi hỏi rất khác. Hồi đó người ta chỉ trông đợi các thành viên quốc hội về quê nhà trong các kỳ nghỉ và vào mùa hè khi quốc hội nghỉ họp, trả lời điện thoại, thư từ và tiếp cử tri khi nào họ đến Washington. Vào các cuối tuần trong thời gian quốc hội họp, họ được thoải mái ở lại Washington và vui chơi như những người Mỹ bình thường khác. Nhưng khi nào họ về quê nhà để nghỉ ngơi một thời gian lâu thì người ta trông đợi họ vẫn làm việc đúng giờ hành chính và thỉnh thoảng đi về miền quê thăm thú dân tình. Chỉ khi nào có vận động tranh cử mới phải tiếp xúc nhiều với cử tri mà thôi.

        Đến cuối thập niên 60, chuyện đi lại dễ dàng và sự phát triển của truyền thông địa phương đã nhanh chóng làm thay đổi những thông lệ ấy. Các thượng và hạ nghị sĩ ngày càng thường xuyên về quê nhà trong các dịp cuối tuần, khi về cũng đi thăm nhiều nơi hơn và phát biểu trên phương tiện truyền thông địa phương mỗi khi có dịp.

        Chiến dịch của Fulbright gặp sự chống đối không nhỏ từ những người bất đồng với ông về cuộc chiến hoặc cho là ông xa rời cử tri, hoặc cả hai. Ông cho rằng chuyện bay về nhà mỗi cuối tuần thật điên rồ và có lần bảo tôi khi nói về những đồng nghiệp của ông làm như vậy rằng: "Thế họ lấy thời gian đâu ra để đọc và suy nghĩ?". Buồn thay, áp lực buộc các thành viên quốc hội phải đi lại như vậy lại chỉ có tăng thêm lên. Chi phí ngày càng đắt đỏ của truyền hình, radio và các phương thức quảng cáo khác, cộng thêm sự ham thích được xuất hiện trên truyền thông đã khiến nhiều thượng và hạ nghị sĩ cuối tuần nào cũng lên máy bay đi đâu đó hoặc xuất hiện trong các tiệc gây quỹ ở khu vực Washington. Khi làm tổng thống, tôi thường nhận xét với Hillary và nhân viên của tôi rằng theo tôi, một lý do khiến những tranh luận trong quốc hội trở nên tiêu cực như vậy là vì có quá nhiều ông nghị lúc nào cũng trong tình trạng kiệt sức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2015, 04:44:52 am »

        Vào mùa hè năm 1968, vấn đề của Fulbright không phải là bị kiệt sức, dù ông rất mệt mỏi vì tranh cãi về chuyện Việt Nam. Điều ông cần không phải là nghỉ ngơi, mà là làm sao để giữ liên lạc với những cử tri nào cảm thấy bị mất liên lạc với ông. May thay là ông chỉ gặp phải các đối thủ yếu. Đối thủ chính của ông trong cuộc bầu cử sơ bộ không phải ai khác chính là Jim Johnson, người giở mánh cũ bằng cách lập ban nhạc đồng quê và đi khắp các thủ phủ của các hạt, thóa mạ Fulbright là "mềm yếu" trước cộng sản. Bà vợ Virginia của Johnson cố noi gương vợ của George Wallace, bà Lurleen trước đây từng kế nhiệm chồng mình làm thống đốc. Ứng viên vào thượng viện của đảng Cộng hòa là Charles Bernard, một doanh nhân ít ai biết đến quê ở đông Arkansas, nói rằng tư tưởng của Fulbright quá tự do đối với tiểu bang của chúng tôi.

        Lee Williams cũng xuống để điều hành chiến dịch, với sự trợ giúp đắc lực của chính trị gia trẻ tuổi nhưng từng trải Jim McDougạl, người điều hành văn phòng của Thượng nghị sĩ Fulbright ở Little Rock. Jim McDougal (người dính líu trong vụ Whitewater) là một người theo chủ nghĩa dân túy kiểu cổ, biết kể chuyên hay bằng ngôn ngữ đầy màu sắc và làm việc tận tụy cho Fulbright, người mà anh rất tôn kính.

        Jim và Lee giới thiệu Thượng nghị sĩ cho bang Arkansas với cái tên "chỉ thuần túy là Bill", tạo ra hình ảnh một người Arkansas dân dã mặc áo thể thao sọc đỏ. Tất cả những giấy tờ in ấn của chiến dịch vận động và phần lớn quảng cáo trên tivi đều đưa ra hình ảnh ông như vậy, dù tôi không nghĩ là ông thây thích thế, và hầu hết trong thời gian tranh cử ông vẫn mặc vest. Để củng cố hình ảnh thân thiện dân dã, ông thượng nghị sĩ quyết định đi một chuyến vận động ở cơ sở đến các thị trấn nhỏ trong bang, chỉ đem theo một tài xế đi cùng và một cuốn sổ màu đen ghi tên những người trước đây ủng hộ mình. Cuốn sổ này do Parker Westbrook soạn ra, anh hình như biết tâ't cả những ai ở Arkansas quan tâm dù chỉ chút ít đến chính trị. Vì Thượng nghị sĩ Fulbright chỉ vận động sáu năm một lần nên chúng tôi chỉ còn biết hy vọng là mấy người có tên trong sổ đen của Parker vẫn còn sống và hoạt động.

        Lee Williams cho tôi cơ hội lái xe chở ông thượng nghị sĩ trong vài ngày trong chuyến đi về tây nam Arkansas, và tôi lập tức túm lấy cơ hội ấy. Tôi lúc nào cũng thích Fulbright, biết ơn vì lá thư mà ông viết giới thiệu cho tôi thi học bổng Rhodes, và hăm hở muốn biết xem dân chúng ở các thị trấn nhỏ Arkansas suy nghĩ gì. Họ ở quá xa những vụ bạo lực đô thị và những cuộc tuần hành phản chiến, nhưng nhiều người trong số họ có con cái đang ở Việt Nam.

        Có lần Fulbright bị một nhóm phóng viên truyền hình quốc gia bám đuôi trong lúc chúng tôi đi vào một thị trấn nhỏ, đỗ xe và vào một cửa hàng thức ăn gia súc nơi nông dân thường tới mua ngũ cốc cho súc vật của họ. Trước ống kính camera, Fulbright bắt tay với một người có tuổi và đề nghị ông này bầu cho mình. Ông ta nói không thể được vì Fulbright không chịu đối đầu với "bọn Cộng" và để mặc cho chúng "chiếm nước ta". Fulbright ngồi xuống bao thức ăn gia súc chất đống trên sàn và bắt đầu trò chuyên. Fulbright nói ông sẽ đối đầu với những người cộng sản tại quê nhà nếu ông tìm thấy họ ở đây. "À, chúng đầy ra đấy", người kia đáp. Fulbright nói, "Thật sao? Thế ông có thấy người nào quanh đấy không? Tôi tìm khắp nơi mà chả thấy người cộng sản nào cả". Xem ông phô diễn phong cách của mình thật là vui. Người kia cứ tưởng họ đang nói chuyên một cách nghiêm túc. Tôi chắc khán giẫ truyền hình cũng thấy hài hước, nhưng những gì được chứng kiến làm tôi khó chịu. Tầm nhìn của người đàn ông kia rõ ràng đã bị chặn lại. Dù ông ta không tìm ra được "tên Cộng" nào thì cũng chẳng có gì khác biệt nữa. Ông ta đã từ chốì Fulbright thẳng cánh, và dù có nói nhiều đến đâu đi nữa thì cũng không thể phá bỏ bức tường đang che kín tầm nhìn của ông ta được. Tôi chỉ còn biết hy vọng rằng có đủ cử tri không suy nghĩ như vậy trong thị trấn đó và hàng trăm thị trấn khác - những người dù sao vẫn còn có thể nói chuyện phải trái được.

        Bất chấp sự kiện ở cửa hàng thức ăn gia súc, Fulbright vẫn tin rằng cử tri ở thị trấn đó phần đông vẫn khôn ngoan, thực tế và công bằng. Ông nghĩ họ có nhiều thời gian hơn để suy xét mọi việc và không dễ bị những nhà phê bình cánh hữu dồn ép. Sau vài ngày đi thăm những nơi mà tất cả cử tri da trắng đều có vẻ như ủng hộ George Wallace, tôi bắt đầu lung lay. Thế rồi chúng tôi đến Center Point và một trong những cuộc gặp đáng nhớ trong cuộc đời chính trị của tôi xảy ra tại đó. Cuốn sổ màu đen ghi người cần gặp là Bo Reece, một ủng hộ viên lâu năm sống trong ngôi nhà đẹp nhất thị trấn. Vào thời trước khi có những quảng cáo tranh cử trên truyền hình, thị trân nhỏ nào ở Arkansas cũng có một ông Bo Reece như vậy. Vài tuần trước cuộc bầu cử, dân chúng sẽ hỏi: "Bo bầu cho ai vậy?". Sự lựa chọn của ông ấy sẽ được loan báo và kéo theo 2/3 số phiếu, đôi khi còn hơn nữa.

        Khi chúng tôi dừng xe trước nhà, Bo đang ngồi trên thềm. Ông bắt tay Fulbright và tôi, nói rằng ông đang chờ chúng tôi và mời chúng tôi vào thăm. Đó là một căn nhà kiểu cổ có lò sưởi và mấy chiếc ghế êm ái. Khi chúng tôi yên vị xong xuôi, Reece nói: "Thưa thượng nghị sĩ, đất nước này còn nhiều chuyện lắm. Nhiều thứ không theo lẽ phải gì cả". Fulbright đồng ý, nhưng không biết Reece định dẫn dắt đến đâu, tôi cũng không biết - có khi lại dẫn ngay về việc ủng hộ Wallace không chừng. Sau đó Bo kể một câu chuyện mà tôi sẽ còn nhớ mãi chừng nào tôi còn sống: "Hôm nọ tôi nói chuyện với một ông bạn trồng bông ở phía đông Arkansas. Ông ta có mấy người tá điền. (Mấy người tá điền này là người phụ việc, thường là da đen, được trả công bằng một phần nhỏ mùa màng thu hoạch được. Họ sống trong các túp lều tồi tàn trong nông trại và cuộc sống rất nghèo khổ). Có lần tôi hỏi ông ta: "Mấy người tá điền của bạn sao rồi?". Ông ta nói, "À, nếu năm nào mất mùa họ coi như huề vốn" rồi ông ta phá lên cười và nói tiếp, "năm nào được mùa họ cũng huề vốn". Rồi ông Bo nói: "Thượng nghị sĩ ơi, như thế là không đúng và ông cũng biết thế. Vì vậy nên đất nước này còn nghèo khổ và lắm rắc rối khác nữa, và nếu ông trúng thêm một nhiệm kỳ nửa ông phải làm gì đó về chuyện ấy đi. Người da đen đáng được hưởng tốt hơn". Dù đã nghe đủ thứ tranh cãi về chủng tộc, Fulbright vẫn gần như ngã khỏi ghế. Ông trấn an Bo rằng ông sẽ cố làm một cái gì đó nếu ông tái cử, và Bo hứa sẽ tiếp tục ủng hộ ông.

        Khi chúng tôi quay ra xe, Fulbright bảo: "Thây chưa, tôi nói cậu rồi mà, ở những thị trân nhỏ này có nhiều sự khôn ngoan lắm. Bo chỉ ngồi ở bậc thềm đó và suy ngẫm mọi điều". Bo Reece có tác động lớn đến Fulbright. Vài tuần sau, tại một cuộc tập hợp vận động ở F1 Dorado, một thị trấn dầu mỏ miền nam Arkansas và là nơi nan phân biệt chủng tộc nóng bỏng và có cảm tình với Wallace, người ta hỏi Fulbright rằng cái gì là vấn đề lớn nhất mà nước Mỹ đang đối mặt. Không chần chừ, ông trả lời: "Nghèo đói". Tôi tự hào về ông và biết ơn Bo Reece.

        Khi chúng tôi lái xe từ thị trấn này sang thị trấn khác trên những con đường quê nóng nực, tôi thường cố bắt chuyện với Fulbright. Những cuộc trò chuyện ấy để lại trong tôi nhiều kỷ niệm tươi đẹp nhưng lại nhanh chóng chấm dứt sự nghiệp làm tài xế của tôi cho ông. Một hôm chúng tôi bàn chuyện về Tòa án Warren. Tôi ủng hộ mạnh mẽ phần lớn các phán quyết của tòa, đặc biệt là về dân quyền. Fulbright không đồng tình. Ông nói, "Thế nào rồi cũng có những phản ứng ngược cực kỳ tồi tệ đối với Tòa án tối cao này. Không thể thay đổi xã hội quá nhiều bằng hệ thống tòa án được. Phần lớn thay đổi phải thông qua hệ thống chính trị. Dù như thế sẽ mất thời gian hơn, nhưng những gì đạt được sẽ vững chắc hơn". Tôi vẫn cho rằng nước Mỹ tiến lên nhiều nhờ Tòa án Warren, nhưng chắc chắn chúng ta cũng đã phản ứng lại nó mạnh mẽ trong suốt hơn 30 năm nay.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2015, 05:13:20 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2015, 01:09:43 am »

        Vào ngày thứ tư hay thứ năm của chuyến đi, tôi lại khai mào bàn chuyện chính trị với Fulbright khi đang rời một thị trấn nhỏ để đến thị trấn tiếp theo. Khoảng năm phút sau, Fulbright hỏi tôi đang lái xe đi đâu. Tôi trả lời ông, và ông nói "Thế thì tốt nhất là cậu vòng ngược lại đi. Cậu đi ngược hướng rồi đó". Khi tôi ngoan ngoãn quay đầu xe lại, ông nói: "Kiểu này rồi cậu dám bôi bẩn thanh danh của học bổng Rhodes mất thôi. Cậu hành xử y như một ông trí thức lơ đãng, đi mà không biết mình đi đâu".

        Tất nhiên là tôi rất bối rối, quay xe lại và chở ông thượng nghị sĩ đi đúng lộ trình. Và tôi biết những ngày làm lái xe của mình đã chấm dứt. Nhưng đâu có sao chứ, tôi còn chưa đầy 22 tuổi, mới có vài ngày kinh nghiệm và vài cuộc nói chuyện đủ để suy ngẫm cả đời. Fulbright cần một người lái xe biết đưa ông đến nơi đúng giờ, và tôi vui vẻ quay về làm việc tại tổng hành dinh, những cuộc tập hợp và những bữa tối ngồi nghe Lee Williams, Jim McDougal và những tay kỳ cựu khác kể chuyện chính trị ở Arkansas.

        Không lâu trước kỳ bầu cử sơ bộ, Tom Campbell trên đường xuống Texas để huấn luyện trong binh chủng thủy quân lục chiến đã ghé thăm. Tối hôm đó Jim Johnson cố tổ chức một cuộc tập hợp ở bậc thềm tòa án cùng với ban nhạc của ông ta tại Batesville, cách Little Rock một giờ rưỡi xe chạy về phía bắc, nên tôi quyết định cho Tom chứng kiến một khuôn mặt của Arkansas mà trước đây anh ta mới chỉ nghe nói đến. Johnson đang có phong độ. Sau khi "làm nóng" đám đông, ông ta cầm một chiếc giày lên và hét, "Các bạn có thấy chiếc giày này không? Nó được sản xuất ở nước Rumani cộng sản (ông ta phát âm từ này thành Ru mai nơ!). Bill Fulbright bỏ phiếu để cho mấy cái giày cộng sản này đến Mỹ và tước công ăn việc làm khỏi tay những người Arkansas tốt đang làm việc trong nhà máy giày". Hồi đó đúng là có nhiều người bị như vậy và Johnson hứa rằng nếu ông ta mà vào được thượng viện thì sẽ không còn giày dép cộng sản xâm lăng nước Mỹ nữa. Tôi cũng chẳng biết chúng ta có thực sự nhập khẩu giày từ Rumani hay không, hoặc có đúng là Fulbright đã bỏ phiếu nhưng không thành công nhằm mở cửa biên giới của chúng ta đối với giày Rumani hay không, haỵ Johnson dựng đứng chuyện ấy lên, nhưng rõ ràng đấy là một câu chuyện nghe cũng ra dáng lắm. Sau khi diễn thuyết, Johnson đứng trên bậc thềm và bắt tay với đám đông. Tôi kiên nhẫn chờ đến lượt mình. Khi ông ta bắt tay tôi, tôi bảo rằng ông ta làm tôi cảm thấy xấu hổ vì là một người Arkansas. Tôi nghĩ sự thẳng thắn của tôi làm ông ta ngạc nhiên và có vẻ khoái. Ông ta chỉ mỉm cười, mời tôi viết kể cho ông ta cảm xúc của mình, và tiếp tục bắt tay người khác.

        Ngày 30 tháng 7, Fulbright đánh bại Jim Johnson và hai ứng viên ít được biết đến hơn. Vợ của ông tòa Jim, bà Virginia, cũng lọt được vào vòng trong sau khi đánh bại nhà cải cách trẻ Ted Boswell với chênh lệch 409 phiếu trên tổng số hơn 400 ngàn phiếu được bỏ, dù người của Fulbright đã cố hết sức giúp Ted trong những ngày cuối của chiến dịch và trong sáu ngày sau đó, khi mọi người đổ xô đến các khu vực chưa kiểm phiếu xong để tìm thêm phiếu hoặc để tránh bị đếm thiếu phiếu. Bà Johnson thua trong vòng hai với chỉ 63% số phiếu so với 67% của Marion Crank, một thành viên quốc hội tiểu bang quê ở Foreman, tây nam Arkansas, người đươc hậu thuẫn bởi giới tòa án và cả một bộ máy tranh cử của Faubus. Arkansas cuối cùng cũng hết chịu nổi gia đình nhà Johnson. Chúng tôi vẫn chưa đến được mức như miền Nam mới hồi thập niên 70 nhưng chúng tôi cũng đủ nhận biết để tiến lên phía trước.

        Vào tháng 8, khi tôi bắt đầu giảm bớt tham gia vào chiến dịch của Fulbright để chuẩn bị đi Oxford, tôi đến ngủ đêm nhiều ngày ở nhà bạn của mẹ là Bill và Marge Mitchell, những người lúc nào cũng chào đón tôi, ở hồ Hamilton. Mùa hè năm đó tôi gặp vài người lý thú ở nhà hai bác Bill và Marge. Giống như mẹ, họ thích mấy cuộc đua ngựa và sau nhiều năm đã quen thuộc giới đua ngựa, trong đó có hai anh em chủ và huấn luyện ngựa quê ở Illinois là W. Hal và Donkey Bishop, W. Hal Bishop thành công hơn, nhưng Chú Donkey mới là một trong những nhân vật đáng nhớ nhất tôi từng gặp. Ông ấy hay đến thặm nhà hai bác Bill và Marge. Một tối chúng tôi ra hồ nói chuyện về thói tật ma túy và trai gái của thế hệ tôi, và Donkey kể rằng ông từng nhậu rất dữ và cưới vợ đến 10 lần. Tôi thật kinh ngạc. "Đừng nhìn chú như vậy", ông ấy nói. "Hồi chú bằng tuổi cháu, mọi việc không giống như bây giờ. Nếu muốn ngủ với nhau, nói yêu nhau là không đủ đâu. Phải cưới mới được!". Tôi phá lên cười và hỏi ông có nhớ hết tên mây bà vợ không. "Nhớ hết, chỉ trừ hai bà". Ông ấy trả lời. Cuộc hôn nhân ngắn nhất? "Có một đêm thôi. Chú tỉnh dậy trong một lữ quán, đầu nhức như búa bổ vì hôm trước uống nhiều quá, bên cạnh có một người phụ nữ lạ. Chú bảo, này cô là ai thế? Cô ta bảo, tôi là vợ ông đây, thằng chó chết! Thế là chú dậy, mặc quần vào và chuồn". Hồi những năm 50, Donkey gặp một phụ nữ khác hẳn những người kia. Ông kể cho cô ây toàn bộ sự thật đời mình và bảo nếu cô ấy cưới ông thì ông sẽ bỏ hẳn rượu. Cô ấy đã đón lấy cơ hội có một không hai ấy, và ông cũng giữ lời hứa trong 25 năm cho đến khi ông mất.

        Marge Mitchell còn giới thiệu tôi với hai thanh niên vừa mới băt đầu giảng dạy ở Hot Springs: Danny Thomason và Jan Biggers. Danny quê ở Hampton, thủ phủ của hạt nhỏ nhất ở Arkansas, và cậu ấy có đủ thứ chuyện về miền quê để chứng tỏ điều này. Khi tôi làm thống đốc, chủ nhật nào chúng tôi cũng cùng hát với nhau trong dàn đồng ca nhà thờ Baptist Immanuel. Em trai và em dâu của cậu ấy, Harry và Linda, trở thành hai trong số những người bạn thân thiết nhất của tôi và Hillary, và đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1992 và trong những năm tôi ở Nhà Trắng.

        Jan Biggers là một cô gái cao, xinh đẹp và nói nhiều, quê ở Tuckerman, đông bắc Arkansas. Tôi thích cô ấy, nhưng cô ấy cũng có nhiều quan điểm kỳ thị bị ảnh hưởng từ nhỏ, mà tôi lại không ưa gì mấy quan điểm đó. Khi tôi rời Oxford, tôi để lại cho cô ấy một thùng đầy những sách về dân quyền và khuyên cô nên đọc hết. Vài tháng sau, cô ấy trốn đi cùng với một giáo viên khác tên John Paschal, chủ tịch của hội NAACP địa phương. Họ đến New Hampshire lập nghiệp, anh chồng làm thầu xây dựng, cô ấy tiếp tục dạy học và có ba con. Khi tôi tranh cử tổng thống, tôi thật vui và ngạc nhiên khi biết Jan là chủ tịch của đảng Dân chủ ở một trong 10 hạt của New Hampshire.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2015, 02:34:13 am »

        Dù tôi chuẩn bị đi Oxford, tháng 8 vẫn là một trong những tháng điên cuồng nhất của năm 1968, và thật khó mà nhìn được tương lai. Tháng 8 bắt đầu bằng đại hội đảng Cộng hòa ở Miami Beach, nỗ lực nhằm đánh bại Richard Nixon đang nổi lên của thống đốc bang New York Nelson Rockefeller cho thấy cánh ôn hòa trong đảng Cộng hòa đã yếu đi đến nhường nào. Đại hội này cũng là nơi Thống đốc Ronald Reagan bang California lần đầu tiên nổi lên với khả năng trúng cử tổng thống với việc ông ấy quay sang tìm sự ủng hộ của những người bảo thủ đúng nghĩa. Nixon thắng trong lần bỏ phiếu đầu, với 692 phiếu so với 277 của Rockefeller và 182 của Reagan. Thông điệp của Nixon rất đơn giản: ông ta ủng hộ luật pháp và trật tự nội địa Mỹ, ủng hộ hòa bình trong danh dự ở Việt Nam. Dù bão tố chính trị thực sự vẫn còn ở phía trước khi đảng Dân chủ họp ở Chicago, đảng Cộng hòa cũng chịu phần hỗn loạn của mình gây ra bởi lựa chọn phó tổng thống trong liên danh mình là Thống đốc Spiro Agnew bang Maryland, khét tiếng vì quan điểm cứng rắn trước những sự hỗn loạn dân sự. Hảo thủ bóng chày có tên trong nhà huyền thoại Jackie Robinson, người da đen đầu tiên chơi trong các giải lớn, từ chức phụ tá cho Rockefeller vì ông không thể tiếp tục ủng hộ ứng viên Cộng hòa mà theo ông là một "tên phân biệt chủng tộc". Người kế tục Martin Luther King Jr. mục sư Ralph Abernathy, chuyển Chiến dịch của Người nghèo từ Washington xuống Miami Beach với hy vọng gây ảnh hưởng tiến bộ đến đại hội đảng Cộng hòa. Nghị trình làm việc, các bài diễn văn và việc Nixon cầu viện nhóm người cực kỳ bảo thủ làm họ thất vọng. Sau khi Agnew được đề cử tranh chức phó tổng thống, cuộc tụ họp ban đầu là trong hòa bình nhằm đấu tranh xóa nghèo biến thành một cuộc bạo động. Vệ binh quốc gia được gọi đến, và kịch bản chúng ta có thể đoán trước được đã diễn ra: hơi cay, đánh đập, cướp phá, hỏa hoạn. Khi mọi việc chấm dứt, ba người da đen thiệt mạng, và người ta ra lệnh giới nghiêm ba ngày, 250 người khác bị bắt giữ và sau đó được thả ra nhằm bưng bít thói bạo hành của cảnh sát. Nhưng tất cả những rắc rối ấy chỉ làm mạnh thêm con bài luật pháp - trật tự mà Nixon đưa ra trước cái gọi là đa số thầm lặng dân chúng Mỹ - những người kinh hoàng trước những điều họ cho là sự đổ vỡ của đời sống Mỹ.

        Vụ lộn xộn ở Miami chỉ là màn khởi động cho những gì đảng Dân chủ phải đối mặt ở Chicago vào cuối tháng đó. Ngay từ đầu tháng, AI Lowenstein và những người khác đã tìm kiếm một người thay thế cho Humphrey. McCarthy vẫn còn đấy nhưng không có cơ hội thực sự để chiến thắng. Ngày 10 tháng 8, Thượng nghị sĩ George McGovern tuyên bố ra tranh cử, rõ ràng là hy vọng được sự ủng hộ của những người từng ủng hộ Robert Kennedy. Trong khi đó, những người trẻ tuổi chống đối chiến tranh bắt đầu đổ về Chicago. Một số nhỏ dự định gây chuyện thực sự; số còn lại đến để tổ chức nhiều hình thức phản đối ôn hòa khác. Trong số này có cả nhóm Yippies có kế hoạch chuẩn bị một "Ngày hội Cuộc sống" theo phong cách "phản văn hóa", với những người tham gia lúc nào cũng lử khử cần sa; và cả ủy ban Huy động Quốc gia dự định tiến hành một cuộc phản đối bình thường hơn. Nhưng Thị trưởng Richard Daley không mạo hiểm: ông báo động toàn bộ lực lượng cảnh sát, đề nghị thống đốc huy động Vệ binh quốc gia, và chuẩn bị cho cả tình huống xấu nhất.

        Ngày 22 tháng 8, nạn nhân đầu tiên ở kỳ đại hội này, một thanh niên da đỏ 17 tuổi bị cảnh sát bắn vì cho rằng anh ta bắn họ trước, gần công viên Lincoln nơi có đông người tụ họp hàng ngày. Hai ngày sau, một ngàn người biểu tình chống lệnh phải giải tán khỏi công viên vào ban đêm. Hàng trăm cảnh sát xông vào và dùng dùi cui dẹp đám đông và đám đông lúc này cũng lấy đá ném lại, chửi rủa hoặc chạy trốn. Tất cả diễn biến đều được truyền hình ghi lại.

        Tôi chứng kiến Chicago như vậy đây. Thật kỳ lạ. Tôi đã đi Shreveport, Louisiana với Jeff Dwire, người mà mẹ tôi bắt đầu thân thiết và sau đó cưới. Ông ây là một người kỳ lạ: một cựu chiến binh Thế chiến hai ở chiến trường Thái Bình Dương, bị hỏng cơ bụng vì nhảy dù ra khỏi máy bay và đáp xuống một rặng san hô; một thợ mộc giỏi; một người Louisiana có óc hài hước tinh quái; và là chủ một cơ sở chăm sóc sắc đẹp nơi mẹ hay đi làm tóc (trong suốt thời đại học ông ấy từng kiếm sống bằng nghề làm tóc). Ông từng là cầu thủ bóng bầu dục, huấn luyện viên judo, thợ xây nhà, nhân viên bán thiết bị giếng dầu và từng bán cổ phiếu. Ông có gia đình nhưng ly thân với vợ và có ba con gái. Ông cũng từng ngồi tù chín tháng vì lừa đảo chứng khoán. Năm 1956, ông quyên góp 24 ngàn đôla cho một công ty sắp làm phim về các nhân vật thú vị của Oklahoma, trong đó có cả tên gangster Floyd điển trai. Sở Tư pháp Mỹ kết luận công ty này nhận được đồng nào là xài hết đồng ấy, không hề có ý định làm phim gì hết. Jeff nói ông đã rút ra khỏi hoạt động này ngay khi phát hiện đây là trò lừa đảo nhưng không kịp. Tôi tôn trọng ông vì chỉ sau một thời gian ngắn quen nhau, ông đã kể hết những chuyện ấy cho tôi. Dù sự thực có thế nào thì mẹ cũng nghiêm túc với ông và muốn chúng tôi dành thời gian chơi với ông, nên tôi đồng ý đi Louisiana cùng với ông để ông lo công việc trong một công ty bán nhà có đồ đạc sẵn. Shreveport là một thành phố bảo thủ ở tây bắc Louisiana, không xa ranh giới Arkansas, có một tờ báo cực hữu lúc nào cũng đưa tin chấn động về những chuyện tôi đã xem qua truyền hình tối hôm trước. Tình cảnh thật quá kỳ quái, nhưng tôi ngồi dán mắt vào màn hình tivi hàng giờ liền, chỉ ra ngoài vài nơi và đi ăn với Jeff. Tôi cảm thây bị cô lập. Tôi không hòa mình với đám thanh niên đang quậy ầm ĩ và củng không theo phe ông thị trưởng Chicago cùng các chiến thuật cứng rắn của ông ấy cũng như những người ủng hộ ông, trong đó có cả những người tôi cùng lớn lên. Và tôi cũng đau buồn vì đảng của tôi và chính nghĩa tiến bộ của đảng tan vỡ ngay trước mắt mình.

        Bất kỳ hy vọng nào rằng đại hội có thể đoàn kết lại đảng đã bị Tổng thống Johnson làm tiêu tan. Trong tuyên bố đầu tiên từ sau đám tang anh mình, Thượng nghị sĩ Edward Kennedy kêu gọi đơn phương chấm dứt ném bom và đồng loạt rút quân Mỹ và Bắc Việt Nam ra khỏi Nam Việt Nam. Đề nghị của ông dựa trên một nghị trình thỏa hiệp có sự đồng thuận của những người lãnh đạo chiến dịch tranh cử của Humphrey, Kennedy và McCarthy. Khi tướng Creighton Abrams, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Việt Nam, nói với Johnson rằng ngưng ném bom sẽ gây nguy hiểm cho binh sĩ Mỹ, tổng thống yêu cầu Humphrey phải rút lui khỏi thỏa hiệp và Humphrey phải chiều theo. Sau này trong tự truyện của mình, Humphrey viết "Lẽ ra tôi phải giữ vững lập trường... Lẽ ra tôi không nên nhượng bộ". Nhưng ông ấy đã nhượng bộ, và mọi việc vỡ lở.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM