Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:04:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời tôi  (Đọc 193073 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2015, 03:29:53 am »

        Lúc ấy tôi chưa nhận ra, nhưng ông ta lôi kéo được sự ủng hộ ở những người mà các ứng viên khác không chạm tới được: những người khó chịu vì các chính sách liên bang về dân quyền, khiếp sợ trước vụ bạo loạn ở Watts và những xung đột chủng tộc khác, những người tin rằng Cuộc chiến chống nghèo đói đồng nghĩa với việc đem lại phúc lợi kiểu xã hội chủ nghĩa cho người da đen, và uất ức vì những khó khăn kinh tế của chính họ. về mặt tâm lý, tất cả chúng ta đều là một hỗn hợp những hy vọng và sợ hãi. Mỗi ngày chúng ta thức dậy, cán cân giữa hai thứ đó khi thì nghiêng bên này, lúc thì nghiêng bên kia. Nếu nó nghiêng quá về bên hy vọng, chúng ta có thể trở nên ngây thơ và phi thực tế. Nếu nó nghiêng về bên ngược lại, chúng ta có thể bị tràn ngập bởi lòng hận thù và sợ hãi hoang tưởng. Ở miền Nam, chiều tiêu cực của cán cân này đã luôn là một vấn đề lớn. Vào năm 1966, Jim Johnson chính là người đã đẩy cán cân nghiêng hẳn về phía đó.

        Ứng viên khả dĩ nhất có cơ may thắng cử cũng là một thẩm phán Tòa án tối cao và là cựu Bộ trưởng tư pháp, Frank Holt. Ông ta được các nhóm tòa án và các nhóm lợi ích doanh nghiệp lớn ủng hộ, nhưng ông ta tiến bộ hơn Faubus về các vấn đề chủng tộc, và tuyệt đối chân thành và tử tế. Hầu như tất cả ai từng biết Frank Holt đều ngưỡng mộ ông (ngoại trừ những người cho rằng ông quá dễ dãi nên không thể tạo nên sự thay đổi thực sự nào). Frank Holt cả đời mong làm thống đốc, và cũng muốn tiếp nối di sản của gia đình mình; anh trai Jack của ông - người theo chủ nghĩa dân túy miền nam kiểu cũ - trước đó vài năm đã thua trong một cuộc đua nóng bỏng vào thượng viện với thượng nghị sĩ bảo thủ của bang chúng tôi, John McClellan.

        Bác Raymond Clinton của tôi là một ủng hộ viên tích cực của Frank Holt và bảo tôi rằng bác có thể đưa tôi vào làm việc cho chiến dịch tranh cử. Ông Holt đã có được sự ủng hộ của một số lãnh đạo sinh viên trong các trường đại học ở Arkansas, những thủ lĩnh này tự gọi mình là "Thế hệ Holt". Chẳng bao lâu tôi được nhận vào làm với lương 50 đôla một tuần. Tôi đoán bác Raymond dùng tiền lo lót cho tôi được như vậy. Vì tôi trước đó chỉ có 25 đôla một tuần ở Georgetown, nên tôi cảm thấy mình giàu có hẳn lên.

        Mấy sinh viên kia lớn hơn tôi và cũng có thế hơn tôi. Mac Glover là chủ tịch hội sinh viên Đại học Arkansas; Dick King là chủ tịch hội sinh viên Đại học sư phạm Arkansas, Paul Fray là chủ tịch tổ chức Những người Dân chủ trẻ ở trường Ouachita Baptist; Bill Allen là cựu thống đốc Boys State của Arkansas và là thủ lĩnh sinh viên ở Đại học Memphis, chỉ cách bang Arkansas con sông Mississippi; Leslie Smith là một cô gái đẹp và thông minh, dòng dõi một gia đình chính trị có thế lực, và cũng từng đoạt giải Hoa khôi thiếu nữ Arkansas.

        Từ đầu chiến dịch vận động, tôi rõ ràng chỉ là nhân viên loại hai trong Thế hệ Holt. Công việc của tôi bao gồm đóng các bảng ghi "Hãy bầu Holt làm Thống đốc" lên cây cối, thuyết phục dân chúng dán khẩu hiệu tranh cử cho ông Holt lên thanh cản xe, và phát tờ rơi tại các cuộc tập hợp trong tiểu bang. Một trong những cuộc tập hợp quan trọng nhất, lúc đó cũng như sau này khi tôi là ứng viên, là ở núi Nebo Chicken Fry. Núi Nebo là một nơi đẹp nhìn xuống sông Arkansas ở hạt Yell, tây Arkansas, nơi dòng họ Clinton định cư hồi xưa. Dân chúng sẽ đến dự vì có thức ăn, có nhạc, và để nghe hàng loạt các bài diễn thuyết của các ứng viên, từ tranh cử vào các chức vụ địa phương cho đến chức thống đốc tiểu bang.

        Không lâu sau khi tôi tới đấy và bắt đầu hoạt động trong đám đông, các đối thủ của chúng tôi cũng đến. Thẩm phán Holt đến trễ. Khi đối thủ của ông đã bắt đầu nói, ông vẫn chưa có mặt. Tôi bắt đầu lo lắng. Sự kiện này đâu thể vắng mặt được. Tôi ra điện thoại công cộng và gọi tìm ông, lúc bấy giờ rất khó vì chưa có điện thoại di động- Ông nói ông không thể đến kịp trước khi các bài diễn văn kết thúc, và bảo tôi nên nói thay giùm ông. Tôi ngạc nhiên và hỏi có chắc là ông muốn như vậy không. Ông bảo tôi biết rõ lập trường của ông và tôi nên nói cho người dân nghe lập trường đó. Khi tôi bảo ban tổ chức là thẩm phán Holt không đến kịp và hỏi xem tôi nói thay có được không, tôi sợ chết khiếp; nói thế này còn khó hơn là tự nói cho mình. Khi tôi nói xong, dân chúng cũng lịch sự đón nhận. Tôi không nhớ mình nói gì, nhưng chắc là cũng tạm được, vì sau đấy ngoài nhiệm vụ treo bảng và phát khẩu hiệu dán cản xe, tôi được yêu cầu nói giùm thẩm phán Holt trong một số cuộc tập hợp nhỏ mà ông không đích thân dự được. Có quá nhiều cuộc tập hợp như vậy, không ứng viên nào có thể dự hết được. Arkansas có đến 75 hạt, và ở nhiều hạt lại có đến mấy cuộc tập hợp như vậy.
Sau vài tuần, ban vận động tranh cử quyết định vợ của thẩm phán, bà Mary, cùng các con gái Lyda và Melissa, phải lên đường để đến những nơi ông ấy không đến được. Mary Holt là một phụ nữ cao, thông minh và độc lập, chủ một cửa hàng quần áo thời trang ở Little Rock; Lyda là sinh viên Đại học Mary Baldwin ở Staunton, Virginia, nơi Woodrow Wilson ra đời; Melissa còn học trung học. Họ đều hấp dẫn và có tài ăn nói, và họ đều ngưỡng mộ thẩm phán Holt và nhiệt tình với chiến dịch vận động. Họ chỉ cần thêm người lái xe mà thôi, và không biết vì sao tôi lại được chọn.

        Chúng tôi đi lòng vòng khắp tiểu bang. Chúng tôi đi mỗi chuyến kéo dài cả tuần, chỉ quay về Little Rock để giặt quần áo và nghỉ lấy sức cho chuyến kế tiếp. Hoạt động này rất vui. Tôi thực sự hiểu thêm về tiểu bang và học hỏi được nhiều sau hàng giờ trò chuyện với bà Mary và các cô con gái. Một đêm chúng tôi đến Hope để dự một cuộc tập hợp trên bậc thềm của tòa án. Vì bà tôi có mặt trong đám đông nên bà Mary đã khéo léo mời tôi lên nói chuyện với người dân quê mình, dù lẽ ra Lyda mới là người diễn thuyết hôm đó. Tôi đoán cả hai người đều biết rằng tôi muốn có được một cơ hội chứng tỏ rằng tôi đã trưởng thành. Đám đông lắng nghe tôi đàng hoàng, thậm chí tôi còn được tờ báo địa phương Hope Star nhắc đến. Việc này làm bố tôi buồn cười vì hồi ông còn làm đại lý xe Buick ở Hope, người chủ bút tờ báo này không ưa ông đến độ ông ta nuôi một con chó xấu xí, đặt tên nó là Roger rồi thường xuyên thả nó ra gần chỗ buôn bán xe của bố để ông ta có thể ra đấy và hét lên, "Roger, lại đây mau, Roger! Đây nè, Roger!".

        Tối hôm đó tôi dắt Lyda đi xem căn nhà tôi từng ở trong bốn năm đầu đời và chỗ cái cầu vượt bằng gỗ cho xe lửa mà tôi hay ra chơi. Hôm sau chúng tôi ra nghĩa trang thăm mộ của gia đình bà Mary Holt, và tôi chỉ cho họ chỗ mộ cha và ông tôi.

        Tôi nâng niu những kỷ niệm trong các chuyến đi này. Tôi đã quen bị phụ nữ sai bảo rồi nên cũng dễ hòa đồng, và chắc là tôi cũng hữu ích cho họ. Tôi thay vỏ xe, giúp một gia đình chạy khỏi nhà đang cháy, và bị đám muỗi làm thịt - mấy con muỗi to đến mức ta có thể cảm thấy nó chọc thủng da mình. Trong lúc lái xe trên đường suốt nhiều giờ liền, chúng tôi hay nói chuyện về chính trị, con người và sách vở. Và tôi nghĩ chúng tôi cũng kiếm được một số phiếu.

        Không lâu trước cuộc tập hợp ở Hope, ban tranh cử quyết định đưa ra một đoạn phim 15 phút trên truyền hình chiếu cảnh các sinh viên làm việc cho thẩm phán Holt; họ nghĩ làm như vậy sẽ vẽ ra hình ảnh ông Holt như ứng viên của tương lai Arkansas. Nhiều người trong chúng tôi nói vài phút về lý do chúng tôi ủng hộ ông. Tôi không rõ đoạn phim ấy có giúp gì được không, nhưng tôi thích thú với lần đầu xuất hiện trên tivi, dù tôi cũng chẳng được xem. Tôi còn phải đi nói ở một cuộc tập hợp khác nữa ở Alread, một nơi xa xôi trong hạt Van Buren trong vùng núi trung-bắc Arkansas, ứng viên nào chịu khó lên tận đây thường là chiếm được phiếu, và tôi cũng bắt đầu nhận ra rằng chúng tôi cần càng nhiều phiếu càng tốt.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2015, 03:39:55 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2015, 01:26:07 am »

        Trong những tuần lễ hè oi ả đó, tôi càng thấy nhiều bằng chứng rằng miền Nam cổ Hủ vẫn chưa mất hẳn, còn miền Nam Mới lại chưa đủ mạnh để thế chỗ. Phần lớn các trường học vẫn còn đơn chủng, và sự chống đối màu da vẫn còn mạnh. Một tòa án hạt ở đồng bằng Mississippi vẫn còn có bảng ghi "da trắng" và "da màu" trên cửa phòng vệ sinh công cộng. Khi tôi đề nghị một phụ nữ da đen lớn tuổi ở một thị trấn khác bỏ phiếu cho Thẩm phán Holt, bà bảo bà không thể vì bà chưa đóng thuế bầu cử. Tôi bảo quốc hội đã bãi bỏ thuế bầu cử hai năm trước rồi và bà chỉ cần đăng ký là được. Tôi không biết bà ấy có đăng ký sau đó hay không.

        Tuy nhiên, đã có những tín hiệu của một ngày mới. Khi vận động ở Arkadelphia, cách Hot Springs 35 dặm về phía nam, tôi gặp ứng viên dẫn đầu cuộc tranh cử chiếc ghế quốc hội nam Arkansas một thanh niên tên David Pryor. Anh ấy rõ ràng là một người tiến bộ và nghĩ rằng nếu anh gặp được đủ số người thì anh có thể thuyết phục phần lớn họ bỏ phiếu cho anh. Anh làm được điều này vào năm 1966, một lần nữa vào năm 1974 khi ra tranh cử thống đốc, và thêm một lần nữa khi tranh cử vào thượng viện năm 1978. Khi anh về hưu, tôi rất buồn vì điều đó, và rút khỏi thượng viện năm 1996, David Pryor vẫn là chính khách được ưa chuộng nhất ở Arkansas, với một di sản tiến bộ đáng kể. Ai cũng coi anh ấy như một người bạn, và tôi cũng nằm trong số đấy.

        Kiểu vận động chính trị với từng cử tri mà Pryor rất giỏi là quan trọng đối với các bang miền quê như Arkansas, nơi hơn một nửa dân chúng sống trong các thị trấn không quá năm ngàn dân, và hàng chục ngàn người khác sông ở "nơi thôn dã". Lúc ấy vẫn chưa đến thời kỳ của quảng cáo trên truyền hình, đặc biệt là những kiểu quảng cáo tiêu cực, nếu xét đến vai trò to lớn của nó trong tranh cử thời nay. Các ứng viên chủ yếu là mua thời lượng phát sóng trên truyền hình và nhìn vào ống kính thu hình mà nói chuyện với cử tri. Hồi đó các ứng viên thường phải đến các tòa án và doanh nghiệp chính ở từng thủ phủ hạt một, sục vào bếp của từng quán ăn một, vận động ở những hội chợ bán đấu giá gia súc. Các hội chợ hạt và những bữa tiệc bánh ngọt là những mảnh đất màu mỡ cho việc vận động tranh cử. Và tất nhiên, các tuần báo và đài phát thanh địa phương cũng trông đợi một chuyến viếng thăm hoặc sẽ có một vài quảng cáo tranh cử. Đó là cách tôi học làm chính trị. Tôi cho rằng như thế tốt hơn là tranh giành thời lượng phát sóng truyền hình. Bạn có thể nói, nhưng bạn cũng phải lắng nghe nữa. Bạn phải trả lơi những câu hỏi hóc búa của cử tri một cách trực tiếp. Tất nhiên, bạn vẫn có thể bị bôi nhọ, nhưng ít ra thì các đối thủ của bạn phải lam việc cực nhọc hơn bạn để có thể làm được như vậy. Và khi bạn thách thức đối thủ, bạn phải chấp nhận như vậy chứ không thể trốn đằng sau một cái ủy ban giả tạo nào đó vốn chỉ mong kiếm được tiền khi bạn tại chức nếu như những công kích của ủy ban đó có thể tiêu diệt ứng viên kia.

        Dù tranh cử kiểu vậy mang tính cá nhân nhiều hơn, nhưng không chỉ đơn gỉản là những cuộc cạnh tranh về tính cách. Các vấn đề lớn cũng cần phải được xem xét. Nếu dư luận công chúng đang ở vào một trào lưu nào đấy mà bạn không thể hòa nhập vào cơn thủy triều ấy một cách có lương tâm thì bạn phải cứng rắn, có kỷ luật và phản ứng nhanh để không bị nó cuốn trôi.

        Năm 1966, Jim Johnson - hoặc "Ông tòa Jim" như ông ta thích được gọi - đã cưỡi lên cơn thủy triều đó và tạo ra những đợt sóng xấu xa nhưng rộng lớn. Ông ta tấn công Frank Holt và gọi Holt là "một loại thực vật hiền hòa", và ngụ ý rằng Rockefeller quan hệ đồng tính luyến ái với đàn ông da đen - một điều thật nực cười nếu xét đến danh tiếng hảo ngọt trước đây của ông này. Thông điệp của Ông tòa Jim chỉ là phiên bản mới nhất cho một giai điệu cũ thường được rót vào tai cử tri miền Nam da trắng trong những thời điểm bấp bênh về kinh tế và xã hội: các bạn là những người tử tế, tốt bụng và kính Chúa; "bọn nó" đang đe dọa lối sống của các bạn; các bạn không cần phải thay đổi gì cả; mọi tội lỗi là do bọn nó; hãy bầu tôi lên và tôi sẽ đấu tranh cho các bạn và cho chúng nó một trận. Sự chia cắt chính trị muôn thuở, Chúng ta chống lại Chúng nó. Thật bần tiện, xấu xa và cuối cùng thì tự hoại đối với những ai tin tưởng vào những điều đó, nhưng như chúng ta ngày nay vẫn còn thấy, khi người ta cảm thấy bất mãn và bất ổn thì kiểu nói vậy vẫn thường có tác dụng. Vì Johnson cực đoan đến thế trong lời ăn tiếng nói, và hầu như chẳng thấy xuất hiện ở các nẻo đường tranh cử thông thường nên phần lớn các quan sát viên chính trị tưởng rằng lần này kiểu vận động ấy sẽ chẳng được gì. Ngày bầu cử tới gần, Frank Holt từ chối đáp trả những đòn đánh của Johnson cũng như của các ứng viên khác, lúc đó cũng cho rằng ông Holt đang vượt xa và bắt đầu tấn công ông vì ông là ứng viên "cho guồng máy cận vệ già". Thời bấy giờ không có nhiều các cuộc thăm dò và phần lớn người ta cũng không hưởng ứng gì lắm với những cuộc thăm dò ít ỏi.

        Chiến lược của Holt nghe thì hay đôi với những người trẻ tuổi tốt bụng chung quanh ông, như tôi chẳng hạn. Ông ấy chỉ đáp trả moi lời buộc tội bằng một tuyên bố rằng ông hoàn toàn độc lập rằng ông sẽ không đáp trả những cáo buộc vớ vẩn hoặc những đòn tấn công từ các ứng viên khác, và rằng ông muốn thắng cử bằng giá trị của chính mình "hoặc không thắng gì cả". Cuối cùng tôi cũng hiểu ra những câu nói kiểu như vậy thường được dùng bởi những ứng viên quên rằng chính trị là một môn thể thao đối kháng. Chiến lược đó có thể có tác dụng nếu tâm trạng dân chúng còn bình ổn và đầy hy vọng và khi ứng viên ấy có một cương lĩnh với những đề xuất về chính sách nghiêm túc, cụ thể, nhưng vào mùa hè năm 1966, tâm trạng dân chúng may ra thì được coi là lẫn lộn, và cương lĩnh của ông Holt thì quá chung chung nên không thể tạo ra một xáo động lớn nào. Ngoài ra, những người chỉ muốn có một ứng viên chống lại nạn phân cách còn có thể bỏ phiếu cho Brooks Hays.

        Bất chấp những cú tấn công nhắm vào ông, phần lớn dân chúng vẫn cho rằng Frank Holt sẽ vẫn dẫn đầu nhưng sẽ không đủ đa số phiếu, và vào vòng đấu kế tiếp hai tuần sau đó ông cũng sẽ thắng. Ngày 26 tháng 7, dân chúng - khoảng 42 ngàn người - nói lên tiếng nói của mình. Kết quả làm các chuyên gia ngạc nhiên. Johnson dẫn đầu với 25% số phiếu, Holt thứ nhì với 23%, Hays về ba với 15%, Alford được 13%, và ba ứng viên khác chia nhau phần còn lại.

        Chúng tôi bị sốc nhưng chưa mất hết hy vọng. Thẩm phán Holt và Brooks Hays gom nhiều phiếu hơn hai người theo phái phân cách kia là Johnson và Alford chút ít. Bên cạnh đó, tại một trong những cuộc tranh cử lập pháp khá thú vị, một dân biểu hạ viện kỳ cựu lâu năm, Paul Van Dalsem, đã thất bại dưới tay một luật sư trường Yale trẻ tuổi và tiến bộ, Herb Rule. Vài năm trước Van Dalsem từng chọc giận những ủng hộ viên của phong trào nữ quyền bằng lời tuyên bố rằng phụ nữ cần phải bị giữ ở nhà "đi chân đất và có bầu". Chuyện này giúp Herb, người sau này chung phần với Hillary ở Công ty luật Rose, có được một đạo quân tình nguyện viên nữ giới, những người tự gọi mình là "Phụ nữ chân đất ủng hộ Rule".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2015, 03:15:01 am »

        Kết quả của bầu cử vòng hai thật khó đoán, vì những vòng đấu trực tiếp kiểu này chủ yếu phụ thuộc vào tỷ lệ cử tri đi bầu, và ứng viên sẽ phải làm tốt hơn việc kêu gọi các cử tri ủng hộ mình quay trở lại phòng phiếu cũng như thuyết phục những ai từng bỏ phiếu cho các ứng viên bị loại ở vòng đầu hoặc chưa bỏ phiếu chuyển sang ủng hộ mình. Thẩm phán Holt đã rất cố gắng để biến cuộc bỏ phiếu lần hai này trở thành một sự lựa chọn giữa miền Nam cũ và miền Nam mới. Johnson thực ra không làm gì được để phá nổi cách sắp đặt đó khi ông ta lên tivi để nói với cử tri rằng ông ta đứng chung "với Daniel trong ổ sư tử" và "với thánh Gioan Tiền hô trong triều đình của vua Herod" để chống lại sự hòa nhập chủng tộc vô thần. Tôi nhớ trong buổi nói chuyện đó hình như Ông tòa Jim thậm chí còn leo lên cả con ngựa của Paul Revere.

        Dù chiến lược của Holt là khôn khéo và Johnson thì sẵn sàng chấp nhận trận đấu theo kiểu chọn giữa miền Nam mới và cũ, cách tiếp cận của Holt có hai rắc rối. Thứ nhất, cử tri phe miền Nam cũ là nhóm có động cơ đi bầu và tin chắc rằng Johnson chính là người đại diện cho họ, trong khi nhóm cử tri phe miền Nam mới lại không chắc chắn được như vậy với Holt. Việc ông không chịu chống trả mãi cho đến sau này đã càng làm họ nghi ngờ và giảm ý muốn bầu cho ông. Thêm nữa là có một số ủng hộ viên của Rockefeller muốn bỏ phiếu cho Johnson vì họ nghĩ người của họ sẽ dễ dàng đánh bại ông ta hơn là phải chống với Holt, và bất kỳ ai, dù Dân chủ hay Cộng hòa, cũng có thể bỏ phiếu trong vòng đấu trực tiếp của đảng Dân chủ nếu như họ chưa bầu trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa. Chỉ có 19.646 người làm như vậy, vì Rockefeller không có đối thủ. Vào ngày bầu cử vòng đấu trực tiếp, số người đi bầu chỉ kém có năm ngàn người so với cuộc bầu cử sơ bộ. Mỗi ứng viên đều được gấp đôi số phiếu so với lần đầu, và Johnson thắng với chênh lệch 15 ngàn phiếu, đạt 52% so với 48% của đối thủ.

        Tôi không thể chịu nổi kết quả như vậy. Tôi rất thương mến thẩm phán Holt và gia đình ông, và đã tin ông ấy còn có thể làm một thống đốc tốt hơn là một ứng viên. Tôi lại càng không ưa những giá trị mà Ông tòa Jim là đại diện. Điểm sáng duy nhất là Rockefeller, người thực sự có cơ hội chiến thắng. Đến vòng thứ hai thì ông cũng có tổ chức tốt hơn. Ông chi tiền như thể tiền không còn giá trị gì nữa, thậm chí còn mua hàng trăm xe đạp cho trẻ em da đen nghèo. Vào mùa thu ông chiếm được 54,5% phiếu. Tôi rất tự hào về tiểu bang của mình. Lúc ấy tôi đã quay lại Georgetown và không trực tiếp chứng kiến diễn biến của chiến dịch vận động, nhưng nhiều ngừời bình phẩm rằng Johnson có vẻ như không đặc sắc lắm trong cuôc tổng tuyển cử. Có lẽ vì nguồn tài chính có hạn, nhưng còn có tin đồn ông ta có thể đã được Rockefeller "khuyến khích" rằng phải tam thời nằm yên. Tôi không biết có chuyện đó hay không.

        Ngoại trừ một khoảng thời gian ngắn ngưng đọng trong những năm Carter cầm quyền, khi tôi là ủng hộ viên của Tổng thống Carter ở Arkansas, và khoảng thời gian ông ta muốn con trai mình được bổ nhiệm vào một chức vụ liên bang, Jim Johnson lúc nào cũng thiên về cánh hữu và ngày càng thù hằn đối với tôi. Vào thập niên 80, cũng giống như bao nhiêu người phe bảo thủ ở miền Nam, ông ta theo đảng Cộng hòa. Ông ta tranh cử một lần nữa vào Tòa án tối cao và thất bại. Sau đó, ông ta thường giở trò khuấy động từ hậu trường. Khi tôi tranh cử tổng thống, ông ta trực tiếp và gián tiếp thêu dệt những chuyên rất khéo với tất cả những ai cả tin đến mức có thể tin ông ta, và có một số đáng kinh ngạc những nhân vật trong cái gọi là giới truyền thông tự do ở miền đông mà ông ta ưa sỉ vả cũng tin vào mấy chuyện này, đặc biệt là những thêu dệt về vụ Whitewater. Ông ta là một con chó rừng già khôn ngoan. Chắc hẳn ông ta rất vui khi lừa phỉnh họ, và nếu như những người thuộc đảng Cộng hòa ở Washington mà thành công trong việc tống cổ tôi khỏi đó, ông ta chắc cũng có thể cười vui với chiến thắng bất ngờ ấy.

        Sau chiến dịch vận động tôi được dịp xả hơi bằng chuyến đi đầu tiên của mình tới bờ Tây nước Mỹ. Một khách hàng quen thuộc của bác Raymond muôn có một chiếc Buick mới mà ông ta còn thiếu. Bác Raymond tìm thấy một chiếc như vậy tại một cơ sở bán xe hơi ở Los Angeles (LA) và được dùng làm "xe mẫu" - chiếc xe dành cho khách lái thử xem có thích-không. Dân buôn bán xe thường trao đổi hoặc bán mấy chiếc này cho nhau với giá giảm. Bác tôi bảo tôi bay qua LA và lái xe về, chở theo Pat Brady - là con của bà thư ký của bác và cũng từng học cùng lớp và chơi cùng ban nhạc với tôi ở trung học. Nếu đi hai người thì chúng tôi có thể lái xe một mạch về. Chúng tôi háo hức đi, và hồi đấỵ vé máy bay cho sinh viên rẻ đến mức bác Raymond hầu như không phải tốn gì để chúng tôi bay sang đó mà vẫn có lãi trong vụ bán xe này.

        Chúng tôi bay đến LA, lấy xe và lái về, nhưng không đi theo đường thẳng. Thay vào đó chúng tôi quẹo sang Las Vegas, nơi mà chúng tôi cứ nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ có cơ hội để thấy. Tôi vẫn còn nhớ chạy xe xuyên qua sa mạc bằng phẳng vào ban đêm với các cửa sổ xe mở hết, cảm thấy không khí nóng, khô và nhìn ngắm ánh sáng đô hội Las Vegas từ xa.

        Hồi đó Las Vegas khác bây giờ. Chưa có các khách sạn lớn được thiết kế theo chủ đề như khách sạn Paris hay Venetian, mà chỉ có mỗi khách sạn Strip nơi có đánh bạc và các trò tiêu khiển. Pat và tôi không có nhiều tiền, nhưng lại muốn chơi máy đánh bạc tự động nên chúng tôi chọn một nơi, mỗi đứa đổi một cọc tiền 5 xu và bắt đầu chơi. Trong vòng 15 phút tôi thắng được một lần và Pat được hai lần. Chuyện này không lọt được qua mắt những con tin của bọn kẻ cướp một tay này. (Máy đánh bạc tự động có một cái cần giật ở bên hông tương tự như tay - ND). Họ tin rằng bọn tôi gặp vận may nên mỗi khi chúng tôi bỏ không đánh thì họ đổ xô đến tranh nhau giật cần để lấy được vận may mà bọn tôi bỏ lại. Bọn tôi không thể hiểu nổi. Trong 15 phút đó có lẽ bọn tôi đã xài hết vận may cho hàng năm trời, nên bọn tôi không muốn phung phí nữa. Bọn tôi tiếp tục lên đường với phần lớn tiền thắng bạc còn nguyên trong túi. Tôi nghĩ thời nay chắc chẳng ai đem theo nhiều tiền 5 xu đến thế nữa.

        Sau khi trả xe cho bác Raymond, người chẳng phiền hà gì về chuyện chạy lòng vòng của chúng tôi, tôi phải chuẩn bị để quay về Georgetown. Vào cuối chiến dịch tranh cử, tôi nói chuyện với Jack Holt về việc mình thích đi làm cho Thượng nghị sĩ Fulbright, rằng tôi cũng không rõ liệu có được hay không. Mùa xuân năm trước tôi đã viết thư cho ông Fulbright để xin việc và nhận thư trả lời rằng lúc ấy chưa có chỗ trống nhưng họ sẽ lưu hồ sơ tôi lại. Tôi ngờ rằng tình hình chưa có gì biến chuyển, nhưng vài ngày sau khi quay về Hot Springs, tôi nhận được một cú điện thoại vào sáng sớm của ông Lee Williams, trợ lý hành chính của ông Fulbright. Lee nói là Jack Holt đã giới thiệu tôi, và hiện ủy ban Đối ngoại đang còn khuyết một chân trợ lý văn phòng. Ông ấy nói "Cậu có thể đi làm bán thời gian lương ba ngàn rưởi đôla, còn làm toàn thời gian thì năm ngàn đô". Dù còn ngái ngủ nhưng tôi không thể để vụ này tuột khỏi tay được. Tôi bảo: "Thế làm hai việc bán thời gian có được không?". Ông ấy cười và bảo tôi chính là loại người ông đang tìm và tôi nên trình diện vào sáng thứ hai để đi làm. Tôi phấn khích đến mức có thể nổ tung lên được, ủy ban Đối ngoại thời kỳ Fulbright là trung tâm của những tranh cãi cấp quốc gia về chính sách đối ngoại, đặc biệt là về cuộc chiến ngày càng leo thang ở Việt Nam. Vậy là tôi sẽ có dịp chứng kiến tấn kịch này diễn ra một cách trực tiếp, dù chỉ với vai trò người chạy việc vặt. Và tôi có thể kiếm tiền trang trải cho đại học mà không cần bố mẹ giúp, đỡ cho họ gánh nặng tài chính và đỡ cho tôi cảm giác tội lỗi. Trước đó tôi cứ lo mãi chuyện không biết bố mẹ lấy tiền đâu ra để vừa trả tiền chữa bệnh cho bố vừa trả tiền học cho tôi. Dù hồi ấy tôi không kể cho ai, nhưng tôi sợ tôi phải bỏ trường Georgetown và về quê, nơi chi phí đại học không đắt bằng. Còn bây giờ bỗng dưng tôi có được cơ hội tiếp tục ở lại Georgetown và làm việc cho ủy ban Đối ngoại. Tôi mang nợ Jack Holt về cả quãng đời sau này vì ông ông đã giới thiệu tôi đi làm ở đây, và biết ơn Lee Williams vì đã chấp thuận tôi.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2015, 03:24:45 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2015, 03:40:54 am »


        11

        Vài ngày sau cú điện thoại của Lee Williams, tôi chuẩn bị hành trang và sẵn sàng quay về Washington bằng một món quà. Vì công việc mới đòi hỏi tôi phải đến điện Capitol hàng ngày nên bố và mẹ đã cho tôi chiếc "xe cũ" của họ, một chiếc Buick LeSabre mui trần màu trắng với da bọc nệm màu trắng và đỏ. Bố thì cứ khoảng ba năm là có xe mới và đẩy xe cũ vào khu bán xe đã qua sử dụng. Lần này tôi thế chỗ cho khu bán xe cũ và tôi sung sướng tột độ. Chiếc xe thật đẹp. Dù xe này uống một gallon xăng (3,8 lít) mà chỉ chạy được có bảy hay tám dặm, nhưng lúc ấy nhiên liệu còn rẻ, đôi khi chỉ còn chưa tới 30 xu một gallon trong "cuộc chiến giá xăng".

        Vào ngày thứ hai đầu tiên trở lại Washington, tôi trình diện ở văn phòng của Thượng nghị sĩ Fulbright, nằm ở phòng đầu tiên bên trái của tòa nhà, lúc ấy còn gọi là tòa nhà văn phòng thượng viện mới, bây giờ là tòa nhà Dirksen. Giống như tòa nhà văn phòng thượng viện cũ phía bên kia đường, tòa nhà mới là một cao ốc đồ sộ bằng đá hoa cương nhưng màu sáng hơn nhiều. Tôi nói chuyện với ông Lee, rồi được dẫn lên lầu bốn, nơi có các văn phòng và phòng điều trần của ủy ban Đối ngoại, ủy ban còn có một chỗ rộng hơn nhiều ở điện Capitol, nơi trưởng ban tham mưu Carl Marcy và một số nhân viên cao cấp làm việc. Ở đó cũng có một phòng họp tuyệt đẹp để ủy ban họp riêng.

        Khi tôi đến văn phòng ủy ban, tôi gặp Buddy Kendrick, nhân viên tài liệu, và trong hai năm kế tiếp sẽ là giám sát trực tiếp, người hay kể chuyện và khuyên bảo tôi chân tình. Tôi còn gặp trợ lý toàn thời gian của Buddy, Bertie Bowman - một người Mỹ gốc Phi hiền lành tốt bụng, kiếm thêm bằng nghề lái taxi và thỉnh thoảng còn lái xe cho Thượng nghị sĩ Fulbright; và hai sinh viên khác giống như tôi là Phil Dozier đến từ bang Arkansas và Charlie Parks, sinh viên luật quê ở Anniston, Alabama.

        Người ta giao tôi việc mang báo cáo và các tài liệu khác qua lại giữa điện Capitol và văn phòng Thượng nghị sĩ Fulbright, trong đó có cả các tài liệu mật đòi hỏi tôi phải được phép của chính phủ mới được mang ra ngoài. Bên cạnh đó, tôi làm mọi việc theo yêu cầu từ đọc báo và thu thập các bài báo quan trọng cho nhân viên và các thượng nghị sĩ nào quan tâm, đáp ứng các yêu cầu xin các bài diễn văn và tài liệu, cho đến điền thêm tên vào danh sách gửi thư của ủy ban. Nên nhớ rằng lúc đấy chưa có máy tính hay e-mail gì cả, thậm chí còn chưa có cả máy photocopy hiện đại nữa, dù trong thời gian tôi làm ở đó, chúng tôi đã thay thế kiểu viết hoặc đánh máy giấy than sang các loại máy photocopy hiệu Xerox thời thô sơ. Hầu hết những bài báo tôi cắt lọc ra đều chưa hề được sao chép; hàng ngày chúng được bỏ vào trong một bìa hồ sơ lớn cùng với miếng giấy liệt kê tên họ của các thành viên trong ủy ban từ ông chủ tịch đổ xuống. Mỗi người sẽ nhận và xem các bài báo này, đánh dấu tên mình trong danh sách và chuyển cho người tiếp theo. Danh sách nhận thư chính của ủy ban được để ở tầng hầm. Mỗi tên và địa chỉ được đánh máy vào một lá kim loại nhỏ, các lá này được xếp theo thứ tự abc trong các tủ hồ sơ. Khi chúng tôi gửi thư từ đi, các lá kim loại này được đặt vào một cái máy lăn mực lên đó và in tên cùng địa chỉ vào các phong bì.

        Tôi thích xuống tầng hầm để gõ tên và địa chỉ mới vào các lá kim loại rồi cất vào các ngăn hồ sơ. Vì lúc nào tôi cũng mệt mỏi, tôi thường xuống chợp mắt một chút, có lúc dựa vào các tủ hồ sơ mà ngủ. Và tôi thực sự thích đọc và cắt lọc các bài báo cho nhân viên ủy ban đọc. Trong gần hai năm, ngày nào tôi cũng đọc New York Times, Washington Post, Baltimore Sun, và thêm cả tờ St. Louis Post-Dispatch vì người ta cho rằng ủy ban cần phải đọc ít nhất một tờ báo hay của miền quê Mỹ. Khi McGeorge Bundy làm cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Kennedy, ông ấy nhận xét rằng bất cứ công dân nào đọc sáu tờ báo hay một ngày cũng có thể biết nhiều như ông. Tôi không rõ có đúng không, nhưng sau khi tôi làm theo lời ông trong 16 tháng, đúng là tôi biết nhiều thứ đủ để có thể vượt qua được cuộc phỏng vấn giành học bổng Rhodes. Và nếu hồi đó mà có giải Trivial Pursuit (trò chơi thử kiến thức và văn hóa đại chúng của người chơi - ND) thì chắc là tôi đã đoạt chức vô địch toàn quôc rồi.

        Chúng tôi còn giải quyết các yêu cầu xin tài liệu, ủy ban có nhiều tài liệu: báo cáo về các chuyến đi nước ngoài, những lời chứng của chuyên gia trong các buổi điều trần, và biên bản đầy đủ các buổi điều trần. Chúng ta càng dấn sâu vào Việt Nam thì Thượng nghị sĩ Fulbright và đồng minh của ông càng sử dụng các buổi điều trần thường xuyên hơn nhằm giáo dục cho người Mỹ về tính phức tạp của cuộc sống và chính trị ở Bắc và Nam Việt Nam, ở phần còn lại của Đông Nam Á và Trung Quốc.

        Phòng tài liệu là nơi chúng tôi thường làm việc. Trong năm đầu tiên tôi chỉ làm vào buổi chiều từ một đến năm giờ. Vì các buổi điều trần của ủy ban và các việc khác thường kéo dài quá giờ này nên tôi thường ở lại sau năm giờ và không bao giờ chán việc này. Tôi thích những người cùng làm việc, và tôi thích điều mà Thượng nghị sĩ Fulbright làm ở ủy ban.

        Tôi không gặp khó khăn gì khi sắp xếp thời gian biểu, một phần vì năm thứ hai chỉ có năm thay vì sáu môn, và vì một số môn bắt đầu học từ sớm, khoảng bảy giờ sáng. Ba môn học - Lịch sử và Ngoại giao Mỹ, Chính quyền nước ngoài hiện đại, và Chủ nghĩa cộng sản Lý thuyết và Thực hành - bổ trợ cho công việc của tôi. Tôi dễ dàng thu xếp thời gian biểu cũng vì tôi không ra tranh cử chức lớp trưởng nữa.

        Hàng ngày, tôi thường mong đến hết giờ học và lái xe đên điện Capitol. Lúc bấy giờ tìm chỗ đậu xe còn khá dễ dàng. Và có mặt tại đó vào thời điểm ấỵ rất lý thú. Cái đa số từng đem lại chiến thắng thuyết phục cho Lyndon Johnson vào năm 1964 đã bắt đầu tan vỡ. Trong vài tháng sau phe Dân chủ sẽ chứng kiến ưu thế đa số của mình ở hạ và thượng viện tan biến trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1966 khi đất nước chuyển dần sang cánh hữu nhằm phản ứng lại các cuộc bạo loạn và bất ổn xã hội, nạn lạm phát gia tăng cũng như việc Tổng thống Johnson leo thang trong chi tiêu quốc nội và việc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Ông ấy tuyên bố đất nước chúng ta có thể đủ tiền "cho cả súng và bơ", nhưng dân chúng bắt đầu nghi ngờ chuyện này. Trong hai năm rưỡi đầu tiên làm tổng thống, Johnson từng đạt được những thành công về mặt lập pháp gây choáng váng nhất kể từ thời FDR (Franklin D. Roosevelt - ND): Đạo luật dân quyền năm 1964, đạo luật quyền bỏ phiếu năm 1965, các đạo luật chống đói nghèo, và các chương trình Medicare và Medicaid, vốn rút cuộc cũng đảm bảo được chăm sóc y tế cho người nghèo và người già.

        Nhưng đến bây giờ thì sự chú ý của tổng thống, quốc hội và của cả nước ngày càng tập trung vào Việt Nam. Khi con số thương vong ngày càng tăng mà chưa thấy bóng dáng chiến thắng đâu, sự chống đối chiến tranh bắt đầu xuất hiện dưới nhiều hình thức, từ các cuộc biểu tình ở trường đại học cho đến các bài thuyết giảng trong nhà thờ, từ những tranh cãi trong quán cà phê cho đến tranh cãi trong quốc hội. Khi tôi đi làm cho ủy ban Đối ngoại, tôi chưa biết nhiều về Việt Nam đủ để có một chính kiến mạnh mẽ, nhưng tôi ủng hộ Tổng thống Johnson đến mức tôi tạm tin vào quan điểm của ông. Dù vậy, rõ ràng là các sự kiện bắt đầu hợp lại và làm lung lay những thời khắc thần diệu của tiến bộ mà chiến thắng bầu cử gân như tuyệt đôi của ông ấy đã mang lại.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2015, 03:55:28 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2015, 02:21:24 am »

        Đất nước còn chia rẽ vì nhiều thứ ngoài vấn đề Việt Nam. Các cuộc bạo loạn Watts ở Los Angeles năm 1965 và sự xuất hiện của những tay hoạt động da đen vũ trang đã đẩy những cảm tình viên cua họ sang cánh tả và những đối thủ của họ về cánh hữu. Đạo luật quyền bỏ phiếu mà LBJ đặc biệt tự hào một cách chính đáng cũng có tác động tương tự, đặc biệt khi nó bắt đầu được thực thi. Johnson là một chính khách đặc biệt tinh tường. Ông ấy nói rằng khi ký đạo luạt vê quyền bỏ phiếu, ông đã giết chết đảng Dân chủ ở miền Nam trong một thế hệ. Trên thực tế, cái gọi là miền Nam vững chắc của đảng Dân chủ đã từ lâu không còn vững chắc nữa. Những người Dân chủ bảo thủ đã bắt đầu rơi rụng từ năm 1948, khi họ tránh xa bài phát biểu nóng bỏng về dân quyền của Hubert Humphrey tại đại hội đảng Dân chủ và Strom Thurmond đột ngột bỏ đảng Dân chủ để ra tranh cử tổng thống với tư cách là nhân vật Dân chủ nhưng có quan điểm bảo thủ. Năm 1960, Johnson giúp Kennedy giữ được đủ các bang miền Nam để thắng cử, nhưng cam kếỉ của Kennedy thực hiện các phán quyết của tòa án nhằm đưa học sinh da màu học cùng trường trung học và đại học công lập với học sinh da trắng đã khiến nhiều người da trắng bảo thủ ngả vào vòng ảnh hưởng của đảng Cộng hòa. Năm 1964, dù thua xa trorig cuộc tranh cử tổng thống, Goldwater vẫn thắng được ở năm bang miền Nam.

        Tuy nhiên, vào năm 1966 nhiều người da trắng theo xu hướng phân cách vẫn là những người thuộc đảng Dân chủ ở miền Nam, những người như Orval Faubus và Jim Johnson và Thống đốc George Wallace của bang Alabama. Và thượng viên thì đẫy rẫy những người này, toàn là những nhân vật nổi cộm như Richard Russell của bang Georgia, John Stennis bang Mississippi và một số người khác không có danh tiếng gì nhưng lại có quyền lực. Nhưng Tổng thống Johnson đã đúng về tác động của Đạo luật quyền bỏ phiếu cũng như các cải cách dân quyền khác. Cho đến năm 1968, Richard Nixon và George Wallace, ra tranh cử tổng thống với tư cách một liên danh độc lập, đã dẫn trước Humphrey trong các cuộc thăm dò ở miền Nam, và kể từ đó chỉ có hai ứng viên Dân chủ thắng cử vào Nhà Trắng và đều là người miền Nam, Jimmy Carter và tôi. Chúng tôi thắng đủ ở các bang miền Nam để bước chân vào Nhà Trắng, được sự ủng hộ to lớn của khối cử tri da đen và nhiều hơn các đối thủ gốc ngoài miền Nam một vài lá phiếu của cử tri da trắng. Những năm cầm quyền của Reagan đã củng cố sức thu hút của đảng Cộng hòa đối với cử tri da trắng bảo thủ miền Nam, và những người Cộng hòa làm cho họ cảm thây được chào đón.

        Tổng thống Reagan thậm chí còn đi xa tới mức phát biểu trong thời gian tranh cử bảo vệ quyền của các tiểu bang, ngụ ý chống lại chính phủ liên bang can thiệp vào dân quyền. Bài phát biểu này diên ra ở Philadelphia, Mississippi, nơi những nhà hoạt động dân quyền Andrew Goodman, Michael Schwerner và James Chaney - hai da trắng và một da đen - đã hy sinh vì mục tiêu này vào năm 1964. Cá nhân tôi luôn ưa thích Tổng thống Reagan và ước gì ông ấy đừng làm như vậy. Vào kỳ bầu cử giữa kỳ năm 2002, ngay cả khi Colin Powell, Condoleeza Rice và những người gốc thiểu số khác nắm giữ các vị trí quan trọng trong chính quyền Bush, những người Cộng hòa vẫn thắng cử nhờ vào chủng tộc, những người da trắng phản ứng viêc các thống đốc phe Dân chủ ở bang Georgia và Nam Carolina bỏ phần cờ Liên minh miền Nam khỏi lá cờ bang Georgia và khỏi tòa nhà quốc hội tiểu bang Nam Carolina. Chỉ hai năm trước đây, George w. Bush đi vận động tranh cử tại Đại học Bob Jones nổi tiếng khuynh hữu ở bang Nam Carolina, và tránh việc phải đưa ra quan điểm về chuyện lá cờ này, nói rằng đó là chuyện mà tiểu bang phải quyết định. Khi một trường học ở Texas cứ đòi treo cờ Liên minh miền Nam mỗi sáng thì Thống đốc Bush lại nói đó không phải là vấn đề cấp tiểu bang mà là cấp địa phương. Vậy mà họ dám gọi tôi là kẻ láu lỉnh! Tổng thống Johnson đã nhìn thấy trước mọi thứ này từ năm 1965, nhưng ông ta vẫn làm được điều đúng, và tôi biết ơn vì ông đã làm như vậy.

        Vào mùa hè năm 1966, nhât là sau cuộc bầu cử mùa thu năm đó, tất cả những xung đột trong nước cũng như ngoài nước đều thể hiện rõ trong các vấn đề được bàn cãi ở thượng viện Mỹ. Khi tôi đến đấy làm việc, thượng viện đầy những nhân vật lớn và kịch tính cao. Tôi cố hấp thụ hết những điều đó. Chủ tịch lâm thời, Carla Hayden của bang Arizona, đã có mặt tại quốc hội từ khi bang của ông gia nhập liên bang năm 1912 và đã có mặt tại thượng viện suốt 40 năm. Ông ấy bị hói, hom hem gần như da bọc xương. Bí thư viết diễn văn tài giỏi của Thượng nghị sĩ Fulbright, Seth Tillman, một lần từng đùa răng Carl Hayden là "người 90 tuổi duy nhất trên thế giới trông già gấp đôi tuổi mình". Lãnh đạo đa số thượng viện Mike Mansfield của bang Montana từng nhập ngũ trong Thế chiến thứ nhất vào năm 15 tuổi, rôi sau đó làm giáo sư đại học chuyên nghiên cứu về châu Á. Ông giữ chức lãnh đạo khối đa số trong 16 năm, cho đến tận 1977 khi Tổng thống Carter chỉ định ông làm đại sứ ở Nhật Bản. Mansfield la một người đam mê giữ gìn sức khỏe, hơn 90 tuổi rồi mà ngày nào cũng đi bộ năm dặm. Ông ấy cũng là một người thực sự tin tưởng vào tự do, và đằng sau vẻ ngoài lầm lì là một óc hài hước tinh quái. Ông sinh năm 1903, lớn hơn Thượng nghị sĩ Fulbright hai tuổi, và sống đến 98 tuổi. Không lâu sau khi tôi trở thành tổng thống, Mansfield ăn trứa với Fulbright. Ông hỏi tuổi Fulbright, ông này trả lời ông 87 tuổi. Mansfield đáp: "Chà, giá mà được trở lại tuổi 87 nhỉ".

        Lãnh đạo của phe Cộng hòa, Everett Dirksen của bang Illinois, đóng vai trò chính yếu trong việc thông qua vài đạo luật mà tổng thống đề nghị, đem lại đủ phiếu từ những nhân vật Cộng hòa ôn hòa để vượt qua sự chống đối của những người Dân chủ theo chủ nghĩa phân cách ở miền Nam. Dirksen có một khuôn mặt lạ lùng, mồm rộng và rất nhiều nếp nhăn. Giọng nói của ông còn lạ lùng hơn, sâu và tròn đầy, tung ra từng câu súc tích. Một lần ông đả phá thói quen chi tiêu của phe Dân chủ bằng cách ngâm nga: "Một tỷ kia, một tỷ đây, chẳng bao lâu sẽ tiêu xài vung tay". Khi Dirksen nói, giọng ông nghe như thể giọng của Chúa trời hoặc, theo một số người, của một người bán dầu rắn huênh hoang.

        Thượng viện hồi đó không giống như bây giờ. Tháng 1 năm 1967, sau khi phe Dân chủ mất bốn ghế trong cuộc bầu cử giữa kỳ, họ vẫn còn khoảng cách chênh lệch 64 so với 36 ghế - một chênh lệch rõ rệt hơn nhiều so với tình hình thường thấy bây giờ. Nhưng những khác biệt về quan điểm hồi đó cũng sâu sắc, và ranh giới không chỉ được chia cắt theo đảng phái. Có một số thứ không thay đổi: Robert Byrd của bang Tây Virginia vẫn ngồi ở thượng viện. Năm 1966, ông ấy đã là người có tiếng nói đầy thẩm quyền trong các vấn đề luật lệ và lịch sử của thượng viện rồi.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2015, 02:35:36 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2015, 02:52:57 am »

        Tám bang của miền Nam cũ vẫn có hai nghị sĩ Dân chủ mỗi bang, giảm xuống từ 10 người từ trước kỳ bầu cử năm 1966, nhưng phần lớn họ là những người theo chủ nghĩa phân cách bảo thủ. Ngày nay, chỉ có Arkansas, Florida và Louisiana là được đại diện bởi hai nghị sĩ Dân chủ. Oklahoma có hai nghị sĩ Dân chủ, California có hai Cộng hòa. Rõ ràng bây giờ tình huống đã đảo ngược. Ớ khu vực miền Tây núi non, mà bây giờ là căn cứ vững chắc của đảng Cộng hòa, Utah, Idaho và Wyoming mỗi bang từng có một nghị sĩ Dân chủ tiến bộ. Indiana, một bang bảo thú, đã có hai nghị sĩ dân chủ có xu hướng tự do, một trong số đó là Birch Bayh, cha của Thượng nghị sĩ Evan Bayh, một lãnh đạo bẩm sinh và một ngày nào đó có thể trở thành tổng thống, nhưng cũng không có quan điểm phóng khoáng như cha mình. Đại diện cho Minnesota là Gene McCarthy, một người rất sáng láng nhưng hơi do dự, và phó tổng thống tương lai Walter Mondale, người kế nhiệm Hubert Humphrey khi ông này trở thành phó cho tổng thống Johnson. Johnson chọn Humphrey thay vì Thượng nghị sĩ Tom Dodd của bang Connecticut, một trong những công tố viên chính trong vụ xét xử bọn Quốc xã ở Tòa án phạm nhân chiến tranh Nuremberg. Con trai của Dodd là Chris nay đại diện cho bang Connecticut trong thượng viện. Cha của AI Gore lúc ấy đang trong nhiệm kỳ cuối của mình và là một anh hùng đối với những thanh niên miền Nam như tôi vì ông ấy và đồng sự người Tennessee Estes Kefauver là hai nghị sĩ miền Nam duy nhất từ chối ký vào cái gọi là Tuyên ngôn miền Nam năm 1956, trong đó kêu gọi chống lại quyết định của tòa án bắt các trường học phải chấp nhận học sinh nhiều màu da. Thượng nghị sĩ dân túy Ralph Yarborough đại diện cho Texas, dù tương lai thiên về cánh hữu của bang này bắt đầu trỗi dậy trong kỳ bầu cử năm 1961 với việc đắc cử của một nghị sĩ Cộng hòa, John Tower, và dân biểu trẻ Cộng hòa đến từ Houston, George Herbert Walker Bush. Một trong những thượng nghị sĩ thú vị nhất là Wayne Morse của bang Oregon, người ban đầu theo đảng Cộng hòa, rồi tách ra thành nghị sĩ độc lập, và đến năm 1966 thì theo đảng Dân chủ. Ông Morse, người tuy ăn nói dài dòng nhưng thông minh và cứng rắn, cùng với Ernest Gruening thuộc đảng Dân chủ từ bang Alaska là hai thượng nghị sĩ duy nhất chống lại nghị quyết Vịnh Bắc bộ năm 1964 - nghị quyết mà Johnson nói rằng đã trao quyền cho ông ta tuyên chiến với Việt Nam. Người phụ nữ duy nhất ở thượng viện là một người Cộng hòa và lại hút tẩu, bà Margaret Chase Smith của bang Maine. Đến năm 2004, có đến 14 nữ thượng nghị sĩ, chín Dân chủ và năm Cộng hòa. Hồi xưa còn có một nhóm nghị sĩ Cộng hòa trung dung nhưng có anh hưởng - những nhóm kiểu này hiện nay đã mất hẳn - bao gồm Edward Brooke bang Massachusetts, thượng nghị sĩ gốc Phi duy nhất; Mark Hartfield bang Oregon; Jacob Javits bang New York; và George Aiken bang Vermont, một người xứ New England nóng nảy và cho rằng chính sách Việt Nam của chúng ta là điên khùng, sau đó đề nghị chúng ta nên "tuyên bố chiến thắng rồi rút quân" quách cho rồi.

        Đến lúc đó vị nghị sĩ mới nhiệm kỳ đầu nổi tiếng nhât là Robert Kennedy bang New York, theo chân anh trai mình là Ted vào năm 1965 sau khi đánh bại thượng nghị sĩ Kenneth Keating trong vị trí mà Hillary hiện nay đang nắm giữ. Bobby Kennedy thật kỳ diệu. Người ông tỏa ra năng lượng. Ông ấy là người duy nhất tôi từng biết mà dù khi đi cúi đầu và so vai thì trông vẫn như một cái lò xo bị nén sẵn sàng bung lên không. Theo những chuẩn mực thông thường thì ông không phải người nói hay, nhưng ông nói với một nhiệt huyết và đam mê đến mức làm mê mẩn người nghe. Và nếu tên tuổi, nét mặt và giọng nói của ông chưa đủ để thu hút sự chú ý, thì ông đã có Brumus - một con chó Newfoundland lông xù to nhất mà tôi từng thấy. Brumus thường đi cùng với Thượng nghị sĩ Kennedy đến chỗ làm. Khi Bobby đi bộ từ tòa nhà thượng viện mới sang điện Capitol để bỏ phiếu, Brumus thường đi cùng với ông, leo lên các bậc thềm của điện, vào cửa ở hành lang tầng trệt và kiên nhẫn ngồi chờ ở đó cho đến khi chủ nó xong việc và dắt nó về. Bất cứ ai chỉ huy được con chó đó thì cũng chiếm được sự kính trọng của tôi.

        John McClellan, thượng nghị sĩ kỳ cựu của Arkansas, không chỉ đơn thuần là một người bảo thủ tận tình. Ông ta còn rắn như thép, sẵn sàng trả đũa, một người làm việc không biết mệt mỏi và khéo thâu tóm và sử dụng quyền lực nhằm đem tiền của liên bang về cho bang nhà hoặc để truy đuổi những kẻ mà ông cho là bọn xằng bậy. Cuộc đời McClellan có đầy cả trăn trở lẫn tham vọng, những khó khăn ấy làm ông có ý chí sắt đá và những nỗi thù hận sâu sắc. Là con trai của một luật sư và nông dân, năm 17 tuổi ông ây trở thành luật sư hành nghề trẻ tuổi nhất ở Arkansas sau khi vượt qua kỳ thi vấn đáp hạng danh dự chỉ nhờ vào đọc mấy cuốn sách luật ở thư viện lưu động của khoa Luật Cumberland. Sau khi phục vụ trong Thế chiến thứ nhất, ông quay về nhà thì vợ đã dan díu với người khác nên ông ly dị bà, một việc hiếm thấy thời đó ở Arkansas. Người vợ thứ nhì của ông chết vì viêm tủy sống năm 1935 khi ông đã là Dân biểu. Hai năm sau, ông lấy người vợ thứ ba, Norma người sống với ông suốt 40 năm cho đến khi ông mất. Nhưng những mối sầu của ông chưa hết: từ năm 1943 đến 1958, cả ba người con trai của ông đều chết: đứa đầu vì viêm tủy sống, đứa thứ hai vì tai nạn xe hơi và đứa út chết vì rớt máy bay.

        Cuộc đời McClellan đầy sự kiện và khó khăn, ông gắng quên sầu bằng rượu mạnh nhiều đến mức có thể cuốn trôi điện Capitol xuống sông Potomac. Sau vài năm, ông thấy sự say sưa không phù hợp với các giá trị và hình ảnh của bản thân nên bỏ hẳn rượu, và nhờ thế hàn chặt lại vết nứt duy nhất trên bộ giáp sắt của mình bằng ý chí sắt đá.

        Vào thời điểm tôi đến Washington thì ông đã là chủ tịch của ủy ban ngân sách thượng viện, một vị trí ông thường đem lại cho bang Arkansas nhiều tiền để làm những việc như xây Hệ thống hoa tiêu đường sông Arkansas. Ông còn tiếp tục phục vụ 12 năm nữa, tổng cộng sáu nhiệm kỳ, và mất năm 1977 sau khi tuyên bố mình sẽ không ra ứng cử tiếp nhiệm kỳ thứ bảy. Khi tôi làm việc ở trụ sở quốc hội, McClellan là một người có vẻ cách biệt, khó gần - ông cũng muốn hầu hết mọi người nhìn nhận mình như vậy. Sau khi đắc cử Bộ trưởng tư pháp năm 1977, tôi đã dành khá nhiều thời gian bên ông. Tôi cảm động vì lòng tốt cũng như sự quan tâm của ông với sự nghiệp của tôi, và ước gì ông có thể cho nhiều người thấy được con người đích thực của ông mà tôi được thấy và thể hiện bản chất thật ấy nhiều hơn trong công việc chung.

        Fulbright khác McClellan như ngày và đêm. Tuổi thơ của ông vô tư và yên ổn hơn, ông học nhiều hơn và suy nghĩ của ông cũng ít giáo điều hơn. Ông sinh năm 1905 ở Fayetteville, một thị trấn tươi đẹp ở vùng núi Ozark, phía bắc Arkansas nơi có Đại học Arkansas. Mẹ ông, Roberta, là một chủ bút tiến bộ và mạnh miệng của tờ báo địa phương Northwest Arkansas Times. Fulbright học đại học ngay tại quê mình, nơi ông trở thành một sinh viên xuât sắc và là thủ quân của đội Arkansas Razorback. Năm 20 tuổi, ông lên Oxford học nhờ học bổng Rhodes. Hai năm sau, ông quay về và đã trở thành một người theo chủ nghĩa quốc tế đầy quyết tâm. Sau khi học luật và hành nghề một thời gian ngắn ở Washington, ông về Arkansas dạy ở đại học quê nhà cùng với vợ mình là Betty - một phụ nữ thanh cao và dễ chịu và hóa ra lại là một chính trị gia giỏi gần gũi dân chúng hơn chồng. Bà luôn giữ gìn cho ông khỏi lộ những mặt cục mịch trong con người ông trong suốt hơn 50 năm chung sống cho đến tận khi bà mất năm 1985. Tôi sẽ không bao giờ quên được một đêm năm 1967 hay 1968 gì đó. Đang đi bộ một mình ở Georgetown, tôi thấy ông Thượng nghị sĩ và bà ra khỏi một căn nhà sau khi dự tiệc tối. Khi họ ra đến phố khi không còn ai xung quanh, ông ôm bà và đi vài bước nhảy. Đứng trong bóng tối, tôi thấy rõ bà đúng là nguồn sáng của đời ông. Năm 34 tuổi, Fulbright được bầu làm hiệu trưởng Đại học Arkansas, hiệu trưởng trẻ nhất của một đại học lớn ở Mỹ. Ông và bà Betty lúc ấy có vẻ như sẽ ổn định với một cuộc đời hạnh phúc ở vùng Ozark. Nhưng vài năm sau, sự nghiệp đang lên một cách nhàn nhã của ông bỗng bị chấm dứt đột ngột khi thống đốc mới của bang là Homer Adkins sa thải ông vì những bài xã luận phê phán gay gắt của mẹ ông.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2015, 03:05:10 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2015, 04:19:20 am »

        Năm 1942, không còn biết làm gì hơn, Fulbright ứng cử vào một ghế quốc hội còn trống ở tây bắc Arkansas. Ông thắng cử, và trong nhiệm kỳ duy nhất của mình ở hạ viện, ông đề xuất Nghị quyết Fulbright, kêu gọi Mỹ tham gia vào một tổ chức quốc tế nhằm gìn giữ hòa bình sau Thế chiến hai - rõ ràng là đã dự báo được sự ra đời của Liên hiệp quốc. Năm 1944, Fulbright tranh cử vào thượng viện và tìm cơ hội để trả đũa. Đối thủ chính của ông là Thống đốc Adkins. Adkins là người có tài tạo ra các kẻ thù, một tính cách cực kỳ nguy hiểm trong chính trị. Ngoài chuyện đuổi việc Fulbright, ông ta còn phạm sai lầm khi chống đối John McClellan mới chỉ trước đó hai năm, hùng hổ đến mức cho kiểm toán những khoản hồi thuế của những ủng hộ viên chính yếu của McClellan. Như đã biết, McClellan không bao giờ quên hoặc tha thứ một chuyện nhỏ nhặt nào. Ông ấy dùng mọi cách để giúp Fulbright đánh bại Adkins, và Fulbright đã làm được chuyện này. Cả hai người đều đã trả được món nợ xưa.

        Dù cùng làm việc với nhau ở thượng viện trong 30 năm, Fulbright và McClellan không bao giờ quá thân thiết. Cả hai cũng chẳng thân thiết gì với các chính khách khác. Tuy nhiên họ phối hợp với nhau nhằm đem lại phát triển kinh tế cho Arkansas, và bỏ phiếu cùng với khối các bang miền Nam chống lại dân quyền; ngoài ra họ ít có gì giống nhau.   I

        McClellan là một người chống Cộng bảo thủ và chuộng quân sự chỉ muốn sử dụng tiền đóng thuế cho quốc phòng, công trình công cộng, và thực thi pháp luật. Ông thông minh nhưng không uyển chuyển. Ông nhìn mọi việc tách bạch trắng đen. Ngôn ngữ của ông thẳng và thô, và nếu như ông có nghi ngờ việc gì thì ông cũng không để lộ ra vì sợ mình trông có vẻ yếu đuối. Ông cho rằng chính trị chỉ là chuyện tiền bạc và quyền lực.
Fulbright có khuynh hướng tự do hơn McClellan. Ông là một đảng viên Dân chủ tốt, thích và ủng hộ Tổng thống Johnson cho đến khi họ bất đồng về vấn đề Cộng hòa Dominica và Việt Nam. Ông ủng hộ cải cách thuế và các chương trình xã hội nhằm xóa nghèo và bất bình đẳng, các khoản viện trợ liên bang dành cho giáo dục, khuyên khích Mỹ đóng góp nhiều hơn cho các tổ chức quốc tế để xóa nghèo ở các nước nghèo. Năm 1946, ông bảo trợ đạo luật thành lập chương trình Fulbright về trao đổi giáo dục quốc tế, từ đó tới nay chương trình này đã tài trợ cho hàng trăm ngàn học giả của Mỹ và 60 nước khác. Ông cho rằng chính trị chỉ là vấn đề về sức mạnh của những ý tưởng.

        về dân quyền, Fulbright không mất thì giờ nhiều để bảo vệ cho thành tích bầu cử của mình dựa trên thực chất của vân đề. Ông tuyên bố một cách đơn giản rằng ông bầu theo ý muốn của đa số những người mà ông đại diện về các vấn đề như dân quyền, những linh vực mà họ cũng hiểu biết ngang với ông - đó là một cách nói tránh rằng ông không muốn bị thất cử. Ông ký Tuyên ngôn miền Nam sau khi đã làm mềm nó đi một chút, và cũng không bỏ phiếu ủng hộ đạo luật dân quyền nào mãi đến tận năm 1970, dưới thời Nixon và cũng là lúc ông đóng vai trò đầu tàu trong việc đánh bại ứng viên chông dân quyền G. Harrold Carswell được Nixon đề cử vào Toà án tối cao.
Dù có quan điểm dân quyền như vậy, Fulbright không hề là kẻ nhát gan. Ông ghét những chính khách mị dân vênh váo giả dạng làm người ái quốc. Khi thượng nghị sĩ Joe McCarthy bang Wisconsin còn khủng bố dân thường vô tội bằng cách cáo buộc hàng loạt rằng họ có quan hệ với cộng sản, ông ta dọa được phần lớn các chính khách phải im lặng, kể cả những người vốn ghét ông ta. Fulbright đã bỏ phiếu duy nhất trong thượng viện chống lại việc cấp thêm tiền cho tiểu ban điều tra đặc biệt của McCarthy. Ông còn đồng bảo trợ một nghị quyết phê phán McCarthy, sau này được thượng viện thông qua sau khi Joseph Welch tố cáo ông ta là kẻ lừa đảo với dân chúng cả nước. McCarthy đã sinh nhầm thời - ông ta chắc sẽ rất thoải mái trong cái đám đông chiếm cứ quốc hội vào năm 1995. Nhưng hồi đầu thập niên 50 đó - một thời kỳ dễ có sự điên cuồng chống Cộng - McCarthy xuất hiện như một con khỉ đột vậy. Fulbright đối đầu với ông ta trước khi các thượng nghị sĩ khác làm như vậy.

        Fulbright cũng không né tránh những chuyện gây tranh cãi trong đối ngoại, lĩnh vực mà - không giống như dân quyền - ông hiểu biết hơn những người dân mà ông đại diện. Ông quyết định chỉ làm những gì ông cho là phải và hy vọng sẽ thuyết phục được cử tri của mình về điều đó. Ông ủng hộ hợp tác đa phương hơn là hành động đơn phương; đối thoại chứ không cô lập khỏi Liên Xô và các nước thuộc khối Warsaw; thêm viện trợ và bớt can thiệp quân sự; thu hút người khác đến với các giá trị và quyền lợi Mỹ bằng sức mạnh tự mình nêu gương và những ý tưởng chứ không phải bằng sức mạnh của súng đạn.

        Một lý do nữa khiến tôi thích Fulbright là ông quan tâm đến nhiều thứ khác ngoài chính trị. Theo ông, mục đích của chính trị là làm cho người ta có thể phát triển mọi tiềm năng và hưởng trọn cuộc sống ngắn ngủi của họ. Trong mắt ông, ý nghĩ cho rằng quyền lực tự thân nó là một cứu cánh, chứ không phải là phương tiện nhằm mang lại sự bình ổn và cơ hội cần thiết để mứu cầu hạnh phúc, là một ý nghĩ tệ hại và ngu xuẩn. Fulbright thích dành thời gian cho gia đình và bạn bè, hàng năm vẫn đi nghỉ vài kỳ để lại sức, và đọc rất nhiều. Ông khoái đi săn vịt, và thích đánh golf, đến năm 78 tuổi vẫn còn chơi. Ông là người nói chuyện sôi nổi với một giọng nói quý phái lạ thường. Khi được thoải mái, ông rất hùng biện và thuyết phục. Khi ông giận dữ và mất kiên nhẫn, cách nói của ông được phóng đại lên khiến giọng nói của ông có vẻ cao ngạo và coi thường.

        Fulbright ủng hộ nghị quyết Vịnh Bắc bộ vào tháng 8 năm 1964, cho Tổng thống Johnson quyền giáng trả các cuộc tấn công vào tàu chiến Mỹ ở đó, nhưng đến hè năm 1966, ông thấy chính sách của Mỹ ở Việt Nam là chệch hướng và cầm chắc thất bại; và nếu cung cách sai lầm ấy mà không được thay đổi thì sẽ đem lại hậu quả thảm hại cho nước Mỹ và thế giới. Năm 1966, ông công bố quan điểm của mình về Việt Nam và những chỉ trích của ông đối với chính sách đối ngoại của Mỹ trong cuốn sách nổi tiếng nhất của mình - The Arrogance of Power - Sự ngạo mạn của quyền lực. Sau khi tôi làm nhân viên của ủy ban Đối ngoại vài tháng, ông ký tặng vào một cuốn sách cho tôi.

        Luận điểm cốt lõi của Fulbright là các nước lớn thường gặp rắc rối và có thể rơi vào suy thoái dài hạn khi những nước này "ngạo mạn" trong cách sử dụng quyền lực, cố làm những việc họ không nên làm ở những nơi họ không nên hiện diện. Ông nghi ngờ bất cứ chính sách đối ngoại nào bắt nguồn từ nhiệt tình khai hóa, mà theo ông sự nhiệt tình này sẽ làm chúng ta sa vào những cam kết mà "dù nội dung thì nhân đạo và rộng lượng nhưng vượt quá tầm khả năng dù là rất to lớn của nước Mỹ". Ông cũng cho rằng khi chúng ta dùng quyền lực nhằm phục vụ một khái niệm trừu tượng, như chông cộng chẳng hạn, mà không hiểu lịch sử, văn hóa và chính trị địa phương thì chúng ta gây hại nhiều hơn là giúp đỡ. Điều này đã xảy ra trong lần can thiệp đơn phương vào cuộc Nội chiến của Cộng hòa Dominica năm 1965, khi vì sợ tổng thống cánh tả Juan Bosch sẽ lập một chính quyền cộng sản kiểu Cuba, Mỹ đã ủng hộ những kẻ vốn từng là đồng minh của nền độc tài quân sự 30 năm đầy áp bức và giết chóc của tướng Rafael Trujillo sau khi tướng này bị ám sát năm 1961.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2015, 04:27:55 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2015, 01:24:28 am »

        Fulbright nghĩ rằng chúng ta cũng phạm sai lầm tương tự ở Việt Nam nhưng ở quy mô lớn hơn nhiều. Chính quyền Johnson và các đồng minh coi Việt cộng là những công cụ của chủ nghĩa bành trướng Trung Quôc ở Đông Nam Á, và phải ngăn chặn trước khi mọi quân cờ đôminô châu Á rơi vào tay cộng sản. Điều này khiến nước Mỹ ủng hộ một chính quyền Nam Việt Nam chống cộng nhưng hầu như chẳng có dân chủ. Khi Nam Việt Nam cho thấy không thể tự mình đánh bại Việt cộng, sự ủng hộ của chúng ta mở rộng, bao gồm cả việc đưa cố vấn quân sự và cuối cùng là số lượng lớn quân chiến đấu nhằm bảo vệ cái mà Fulbright gọi là "một chính phủ độc tài yếu kém và không được người dân Nam Việt Nam ủng hộ". Fulbright cho rằng Hồ Chí Minh, vốn ngưỡng mộ Franklin Roosevelt vì quan điểm chống chủ nghĩa thực dân của ông, chủ yếu chỉ quan tâm đến việc đưa Việt Nam độc lập khỏi các siêu cường ngoại bang. Ông tin rằng ông Hồ không hề là con rối của Trung Quốc và trong thâm tâm cũng mang mối nghi kỵ và không ưa gì ông láng giềng phương Bắc của người Việt Nam nói chung. Do đó, Fulbright không tin rằng chúng ta có lợi ích quốc gia nào đủ hợp lý để biện minh cho chuyện sinh sát bao nhiêu mạng sống như vậy. Dù vậy, ông cũng không ủng hộ việc đơn phương rút quân. Thay vào đó, ông ủng hộ nỗ lực nhằm "trung lập hóa" Đông Nam Á, Mỹ rút quân với điều kiện tất cả các bên phải thỏa thuận cho Nam Việt Nam quyền tự quyết và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về thống nhất với Bắc Việt. Thật không may, cho đến năm 1968 khi các cuộc hòa đàm bắt đầu ở Paris, một giải pháp tỉnh táo như vậy đã không thể đạt được.

        Theo quan sát của tôi, mọi người làm việc trong ủy ban đều cảm thấy vấn đề Việt Nam như Fulbright. Họ còn ngày càng thấy rằng giới lãnh đạo quân sự và chính trị của chính quyền Johnson luôn tô hồng thành tích quân sự của chúng ta. Và họ quyết tâm một cách có hệ thống nhằm kêu gọi một sự thay đổi chính sách với chính quyền, quốc hội và cả nước. Khi tôi viết những dòng này, ý tưởng đó có vẻ sáng sủa và dễ dàng. Nhưng Fulbright và đồng sự của ông cũng như nhân viên trong ủy ban thực ra phải đi trên dây một cách nguy hiểm mà bên dưới là đá tảng sắc nhọn. Những kẻ diều hâu ở cả hai đảng cáo buộc rằng ủy ban, và đặc biệt là Fulbright, đang đem lại "trợ giúp và thoải mái" cho kẻ thù, chia rẽ đất nước và làm suy yếu ý chí chiến đấu giành chiến thắng. Fulbright vẫn không chùn bước. Dù ông phải chịu chỉ trích nặng nề, các buổi điều trần đã góp phần xốc lại tình cảm phản chiến, đặc biệt là trong giới trẻ, và ngày càng nhiều người trong số họ tham gia các cuộc biểu tình phản chiến cũng như phong trào bãi khóa hợp pháp.

        Hồi tôi còn làm ở đó, ủy ban tổ chức điều trần về các vấn đề như thái độ của dân Mỹ với chính sách đối ngoại, quan hệ Mỹ- Trung, những xung đột tiềm ẩn giữa mục tiêu đối nội của Mỹ và chính sách đối ngoại, tác động của bất đồng Xô - Trung lên cuộc chiến Việt Nam, và về khía cạnh tâm lý của quan hệ quốc tế. Các nhà phê bình chính sách xuất sắc đã xuất hiện, trong đó có Harrison Salisbury của tờ New York Times; George Kennan, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Xô và là tác giả của ý tưởng "kiềm chế" Liên Xô; Edwin Reischauer, cựu đại sứ Mỹ ở Nhật Bản; sử gia danh tiếng Henry Steele Commager; tướng về hưu James Gavin; và giáo sư Grane Brinton, một chuyên gia về các phong trào cách mạng. Tất nhiên, phía chính quyền cũng gửi đến các nhân chứng của họ. Một trong những người có hiệu quả nhất là Thứ trưởng Ngoại giao Nick Katzenbach, ông này sau cùng đã có một thế mạnh với tôi nhờ vào những công việc dân quyền mà ông làm trong Bộ Tư pháp dưới thời Tổng thống Kennedy. Fulbright cũng gặp riêng với Ngoại trưởng Dean Rusk, thường là uống cà phê sớm trong văn phòng của Fulbright.

        Tôi thấy sự tương tác giữa Rusk và Fulbright thật thú vị. Chính Fulbright từng nằm trong danh sách Tổng thống Kennedy xem xét chọn làm ngoại trưởng. Phần lớn người ta tưởng ông bị loại vì thành tích chống dân quyền của ông, đặc biệt là vụ ký vào Tuyên ngôn miền Nam. Rusk cũng là người miền Nam, quê ở Georgia, nhưng ông có thiện cảm với dân quyền và không phải chịu áp lực chính trị như Fulbright vì ông không nằm trong quốc hội mà chỉ là thành viên của cơ quan chính sách đôi ngoại. Rusk nhìn cuộc xung đột ở Việt Nam với con mắt đơn giản và thiếu thiện cảm: đó là chiến trường giữa tự do và chủ nghĩa cộng sản ở châu Á. Nếu chúng ta để mất Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản sẽ lan khắp Đông Nam Á với những hậu quả tàn khôc.
Tôi luôn nghĩ Rusk và Fulbright có quan điểm khác biệt về Việt Nam như vậy một phần là do họ được học bổng Rhodes ở Anh trong những thời điểm khác nhau. Khi Fulbright học ở Oxford năm 1925, Hiệp ước Versailles chấm dứt Thế chiến thứ nhất đang được thực hiện. Nó áp đặt những gánh nặng chính trị và tài chính nặng nề lên vai nước Đức, và vẽ lại bản đồ châu Âu cũng như Trung Đông sau khi các đế chế Áo - Hung và Ottoman sụp đổ. Sự nhục mạ của các cường quốc thắng trận châu Âu với nước Đức và chủ nghĩa cô lập và chủ nghĩa bảo hộ hậu chiến của Mỹ - mà cụ thể là việc thượng viện Mỹ không đồng ý gia nhập Hội quốc liên và thông qua Đạo luật quan thuế Smoot-Hawley - đã dẫn tới sự phản kháng dân tộc cực đoan ở Đức, Hitler lên nắm quyền và sau đó là Thế chiến hai. Fulbright quyết không phạm lại sai lầm đó một lần nữa. Ông ít khi nhìn những cuộc xung đột theo kiểu tách bạch trắng đen, cố gắng tránh miệt thị đối thủ, và luôn tìm kiếm cơ hội thương lượng trước, tốt nhất là trong bối cảnh đa phương.
Ngược lại, Rusk học ở Oxford vào đầu thập niên 30, khi bọn Quốc xã đã nắm quyền. Sau này, ông theo dõi nỗ lực không thành của Thủ tướng Anh Neville Chamberlain nhằm thương lượng với Hitler, một cách tiếp cận bị lịch sử coi là sai lầm ghê gớm: nhượng bộ. Rusk coi chế độ toàn trị cộng sản giống như chế độ toàn trị Quốc xã và căm ghét cả hai như nhau. Vận động của Liên Xô nhằm kiểm soát và cộng sản hóa Trung và Đông Âu sau Thế chiến hai làm ông tin rằng chủ nghĩa cộng sản là một căn bệnh truyền nhiễm làm các quốc gia mắc phải trở nên thù địch với tự do cá nhân và hung hăng không thể kiềm chế nổi. Và ông cũng quyết không làm kẻ nhượng bộ. Do đó, ông ta và Fulbright tiếp cận vấn đề Việt Nam từ hai đầu của hố sâu ngăn cách không thể lấp đầy về học thuật cũng như tình cảm, một hố sâu xuất hiện hàng chục năm trước khi Việt Nam xuất hiện trên màn hình radar của nước Mỹ.

        Sự khác biệt tâm lý càng được đào sâu ở bên chủ chiến bởi xu hướng tồi tệ hóa đối thủ thường thấy trong thời chiến và bởi quyết tâm của Johnson, Rusk và nhiều người khác không muốn "mất" Việt Nam vì nếu mất sẽ gây tổn hại cho uy tín của Mỹ và của chính họ. Tôi cũng chứng kiến nỗi thôi thúc tương tự trong thời bình khi tôi làm tổng thống, trong những trận chiến về tư tưởng giữa tôi với quốc hội do đảng Cộng hòa nắm và các đồng minh của họ. Một khi không có sự thông hiểu, tôn trọng hoặc lòng tin thì bất cứ thỏa hiệp nào, chứ chưa nói đến việc thừa nhận mình sai, đều bị coi là sự yếu đuối và bất trung - những thành tố chắc chắn dẫn đến thất bại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2015, 03:52:36 am »

        Trong mắt phe diều hâu hồi cuối thập niên 60, Fulbright là điển hình của lớp người ngây thơ khờ khạo. Sự ngây thơ là một cái bẫy mà bất cứ một người có thiện ý nào cũng phải dè chừng. Nhưng sự dạn dày cũng có những nguy hiểm của nó. Trong chính trị, khi sa xuống hố, nguyên tắc đầu tiên là phải ngưng không đào tiếp nữa- nếu bạn mù quáng không nhìn thấy khả năng sai lầm hoặc quyết không chịu nhìn nhận sai lầm, thì bạn chỉ lo tìm cái xẻng to hơn Chúng ta càng gặp nhiều khó khăn ở Việt Nam, càng nhiều biểu tình chống đối ở Mỹ thì lại càng nhiều binh sĩ được gửi đến đó. Số quân của chúng ta vượt quá 540.000 vào năm 1969 trước khi thực tế sau cùng cũng buộc chúng ta phải thay đổi.

        Tôi quan tâm và thích thú theo dõi tất cả những diễn biến này. Tôi đọc tất cả những gì có thể, kể cả tài liệu đóng dấu "không phổ biến" và "mật" mà tôi thỉnh thoảng phải giao. Những tài liệu này cho thấy rõ ràng rằng đất nước chúng ta đã bị lừa phỉnh về tiến triển, hay đúng hơn là không tiến triển, của cuộc chiến. Và tôi chứng kiến con số tổn thất ngày càng cao. Ngày nào Fulbright cũng nhận được danh sách binh sĩ quê ở Arkansas chết trận ở Việt Nam. Tôi có thói quen ghé văn phòng ông để xem danh sách đó, và một hôm tôi thấy tên bạn cùng lớp của tôi, Tommy Young. Chỉ vài ngày trước khi anh đến hạn về nhà, xe jeep của anh trúng mìn. Tôi buồn ghê lắm. Tommy Young là một anh chàng bự con, thông minh, nhạy cảm và bất vụ lợi, tôi từng nghĩ anh ta sau này rồi sẽ có cuộc sống tốt. Việc thấy tên anh trong danh sách, cùng với những người khác mà tôi chắc chắn là lẽ ra có thể cống hiến và đáng được hưởng nhiều điều từ cuộc sống, làm tôi lần đầu cảm thấy có lỗi rằng tôi chỉ là một sinh viên và chỉ nghe đến chết chóc ở Việt Nam từ rất xa. Có lúc tôi bắt đầu thả mình với ý nghĩ bỏ học và nhập ngũ - dù sao tôi cũng là người thích dân chủ trong triết lý sống cũng như trong việc chọn đảng: tôi không cảm thấy mình có quyền được thoát khỏi một cuộc chiến cho dù chính tôi cũng phản đối nó. Tôi đem chuyên này nói với Lee Williams. Ông bảo bỏ học là điên khùng, và bảo tôi nên tiếp tục cống hiến phần mình để chấm dứt cuộc chiến, và tôi sẽ không chứng tỏ được gì cả khi chỉ là một binh sĩ, hoặc có khi thành tử sĩ cũng nên. về lý trí mà nói thì tôi có thể hiểu điều đó và tôi đã tiêp tục công việc của mình, nhưng về tình cảm thì tôi vẫn thây áy náy. Dù sao tôi cũng là con của một cựu chiến binh Thế chiến hai. Tôi kính trọng quân đội, dù tôi cho rằng nhiều chỉ huy quân đội chả biết gì cả và là loại hữu dũng vô mưu. Cảm giác tội lỗi của tôi đã bắt đầu như thế - cảm giác mà hàng ngàn người khác, những người yêu nước nhưng căm ghét cuộc chiến - phải trải qua.

        Thật không dễ gì tái hiện lại những ngày xa xưa ấy cho những ai chưa từng sống qua. Với những ai từng sống qua những ngày ấy thì không cần phải nói thêm nhiều. Cuộc chiến cũng tàn phá cả ở quê nhà nữa, thậm chí những người chống đối nó một cách quả quyết nhất cũng bị ảnh hưởng. Fulbright thích và ngưỡng mộ Tổng thống Johnson. Ông thích làm thành viên của một nhóm mà ông cho là đang dẫn dắt nước Mỹ tiến lên, ngay cả về mặt dân quyền vốn là lĩnh vực mà ông không đóng góp được gì. Ông vẫn phải chấp nhận nhiều điều để làm việc, nhưng ông ghét phải làm một kẻ ngoài cuộc bị dè bỉu. Một hôm đi làm sớm, tôi thấy ông đi một mình dọc hành lang về văn phòng mình, chìm đắm trong nỗi buồn và u uất đến mức đâm cả vào tường vài lần trong khi lê bước để làm cái phận sự đáng nguyền rủa của mình.

        Dù ủy ban Đối ngoại bận rộn với nhiều việc khác, vấn đề Việt Nam vẫn trùm lấp tất cả trong công việc của các thành viên ủy ban và của tôi. Trong hai năm đầu ở Georgetown, tôi lưu giữ lại hầu như tất cả ghi chép ở lớp, bài kiểm tra cũng như bài thi. Kể từ năm thứ ba trở đi, tôi chỉ còn có được hai bài kiểm tra không ấn tượng gì lắm trong môn Tiền tệ và Ngân hàng. Trong học kỳ hai, tôi còn rút khỏi môn duy nhất từng bỏ ở Georgetown, môn Chủ nghĩa cộng sản Lý thuyết và Thực hành. Tôi có lý do chính đáng, dù nó chẳng liên quan gì đến Việt Nam.

        Vào mùa xuân năm 1967, bệnh ung thư của bố tái phát, và ông đi chữa bệnh vài tuần tại Trung tâm y tế Duke ở Durham, Bắc Carolina. Cuối tuần nào tôi cũng lái xe 266 dặm từ Georgetown đi thăm bố, khởi hành từ chiều thứ sáu, quay về vào khuya chủ nhật. Tôi không thể vừa thăm bố vừa học môn cộng sản kia được, nên tôi quyết định bỏ môn này. Giai đoạn ấy là một trong những giai đoạn căng thẳng và quan trọng nhất thời tuổi trẻ của tôi. Cứ khuya thứ sáu tôi tới Durham, dành cả ngày thứ bảy với bố. Chúng tôi ở bên nhau từ sáng chủ nhật tới đầu giờ chiều, rồi tôi quay về đi học và đi làm.

        Vào ngày chủ nhật Phục sinh, 26 tháng 3 năm 1967, chúng tôi đi lễ ở Nhà nguyện Duke, một tòa nhà thờ kiểu Gothic lớn. Bố tôi chưa bao giờ đi nhà thờ thường xuyên, nhưng ông thực sự thích thú lần dự lễ ấy. Có lẽ ông tìm thấy sự an bình trong thông điệp rằng Chúa Jesus hy sinh để cứu rỗi cả tội lỗi của ông nữa. Có thể cuối cùng ông cũng có đức tin khi chúng tôi hát bản thánh ca tuyệt vời "Hát với những đứa con vinh hiển": "Hãy hát với những đứa con của vinh hiển, hãy hát lên bài hát Phục sinh! Cái chết và khổ đau, chuyện Trái đất đen tối đều đã thuộc về ngày cũ. Những áng mây đã hé rạng, và bão tố thời gian sẽ mau tan; Con người thức tỉnh sẽ tìm thấy an bình vĩnh cửu nơi Thiên chúa". Sau khi đi lễ, chúng tôi ghé Chapel Hill, cơ sở chính của Đại học Bắc Carolina. Lúc ấy hoa sơn thù du nở rộ, làm nơi ấy bừng lên. Phần lớn mùa xuân phương Nam đều đẹp, nhưng cảnh tượng lần đó thật ngoạn mục và vẫn là kỷ niệm Phục sinh sống động nhất của tôi.

        Vào những đợt cuối tuần ấy, bố nói chuyện với tôi khác hẳn mọi khi. Phần lớn vẫn là nói chuyện phiếm, về cuộc sống của tôi và của bố, về mẹ và em Roger, về gia đình và bạn bè. Cũng đôi lúc câu chuyên sâu sắc hơn, khi bố nhìn lại cuộc đời mà ông biết ông sắp phải từ giã. Nhưng ngay cả trong chuyện phiếm, ông đã nói chuyện với sự cởi mở, sự sâu sắc và không giữ kẽ tôi chưa từng thây trước giờ. Trong những dịp cuối tuần dài và trôi qua chậm chạp này, chúng tôi đã đồng thuận được với nhau, và ông chấp nhận thực tế là tôi yêu thương và tha thứ cho ông. Giá như ông có thể đối diện cuộc sống với dũng khí và danh dự mà ông có khi đối diện cái chết, chắc hẳn ông đã trở thành một con người đáng mặt anh hào.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2015, 03:58:19 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2015, 12:27:09 am »

 
         12


        Gần cuối năm thứ ba đại học lại là một kỳ bầu cử nữa. Khoảng một năm trước tôi đã quyết định sẽ ra tranh cử chức chủ tịch ban đại diện sinh viên. Dù tôi không mấy khi ở trong trường, tôi vẫn giữ liên lạc với bạn bè và theo dõi các hoạt động ở trường, và xét tới những lần thành công trước đây, tôi nghĩ là mình có thể chiến thắng. Nhưng thực ra tôi không bắt kịp tình hình như tôi tưởng. Đối thủ của tôi, Terry Modglin, là lớp phó lớp chúng tôi. Cậu ta đã chuẩn bị ra tranh cử trong cả năm trời, tìm kiếm sự ủng hộ và vạch ra một chiến lược. Tôi đưa ra một chương trình tranh cử cụ thể nhưng bình thường. Modglin thì khai thác tâm trạng bất bình ngày càng tăng trong khắp các đại học ở Mỹ, cũng như sự phản kháng cụ thể của sinh viên trước những đòi hỏi học thuật cũng như sinh hoạt nghiêm khắc cứng nhắc của trường Georgetown. Cậu ấy gọi chiến dịch của mình là "Cuộc nổi loạn của Modg", nhái theo "Cuộc nổi loạn của Dodge" - khẩu hiệu quảng cáo của hãng xe hơi. Cậu ấy và các ủng hộ viên mô tả họ như những người chính trực chống lại chế độ Dòng Tên và tôi. Vì quan hệ tốt của tôi với ban giám hiệu trường, lại thêm công việc và chiếc xe, rồi chiến dịch tranh cử đầy vẻ chính thông, nên tôi trở thành ứng viên "của trường". Tôi nỗ lực, và bạn bè tôi cũng vậy, nhưng có thể thấy ngay từ đầu chúng tôi đã gặp gay go vì hoạt động dữ dội của Modglin và đồng sự của cậu ta. Thí dụ như các tờ cổ động của tôi bỗng biến mất với một tốc độ báo động. Để trả đũa, một buổi tối gần ngày bầu cử, một số người của tôi đi xé các tờ cổ động của Modglin, bỏ vào trong xe và đem vứt đi. Họ đáng bị phát hiện và khiển trách.
Mọi chuyên đã ngã ngũ. Modglin đánh bại tôi tơi tả với tỷ lệ phiếu 717-570. Cậu ấy xứng đáng chiến thắng. Cậu ta suy nghĩ, làm việc và tổ chức đều hơn hẳn tôi. Và cậu ấy cũng mong muốn vị trí ấy tha thiết hơn tôi. Bây giờ nhìn lại, lẽ ra tôi không nên tranh cử từ đầu. Tôi không đồng ý với đa số bạn cùng lớp rằng chương trình học cần phải thoải mái hơn; tôi thích chương trình y như cũ. Tôi đã mất đi sự tập trung chú ý vào sinh hoạt trong trường vốn là thứ giúp tôi giành chức lớp trưởng những lần trước. Và chuyện tôi hay vắng mặt trong trường làm người ta dễ coi tôi như người thân cận của nhà trường tìm cách xoay xở cho qua truông. Tôi vượt qua thất bại này cũng nhanh chóng và đến cuối năm bắt đầu mong ở lại Washington trong dịp hè để làm việc cho ủy ban và học thêm vài môn. Tôi không thể biết được rằng mùa hè năm 67 ấy là sự yên lặng trước cơn bão, cho tôi và cho cả nước Mỹ.

        Mùa hè ở Washington mọi việc chùng xuống, và quốc hội thường tạm nghỉ trong tháng 8. Nếu bạn còn trẻ, quan tâm đến chính trị và không sợ nóng thì Washington là nơi tốt cho bạn. Kit Ashby và một bạn cùng lớp khác của tôi là Jim Moore mướn một căn nhà cũ ở số 4513 đại lộ Potomac, ngay quá đại lộ MacArthur và nằm phía sau trường Georgetown chừng một dặm. Họ mời tôi đến ở chung trong mùa hè và cả năm cuối nữa, lúc đó sẽ có thêm Tom Campbell và Tommy Caplan. Căn nhà này nhìn ra sông Potomac, có năm phòng ngủ, một phòng khách nhỏ và một gian bếp ngăn nắp. Nó cũng có hai khoảng ban công trống bên ngoài các phòng ngủ ở tầng hai, nơi chúng tôi có được ít ánh nắng vào ban ngày và đôi khi chúng tôi ngủ luôn tại đó trong không khí dịu nhẹ của mùa hè. Chủ trước của nhà này là một người từng soạn quy tắc thiết kế ống dẫn áp dụng toàn quốc từ đầu thập niên 50. vẫn còn một bộ những pho sách rất thú vị ấy trên các kệ sách trong phòng khách, được đỡ đứng lên bang một cặp giá chặn sách có hình ông Beethoven bên đàn dương cam. Đó là món đồ thú vị duy nhất trong cả căn nhà này. Bạn bè tôi nhường nó cho tôi, và tôi vẫn còn giữ.

        Kit Ashby là con trai một bác sĩ ở Dallas. Khi tôi làm việc cho Thượng nghị sĩ Fulbright, cậu ấy làm việc cho Thượng nghị sĩ Henry "Scoop" Jackson bang Washington, người mà, cũng như Johnson, theo khuynh hướng tự do trong đối nội nhưng lại có quan điểm diều hâu về vấn đề Việt Nam. Kit chia sẻ quan điểm của ông ấy và chúng tôi rất hay tranh luận với nhau. Jim Moore thì lại là con quân nhân nên đi khắp nơi trong thời thơ ấu. Anh ấy là một sử gia nghiêm túc và là một trí thức thực sự, với quan điểm về Việt Nam ở khoảng giữa quan điểm của tôi và của Kit. Vào mùa hè năm đó và năm học tiếp theo, tôi kết bạn với họ. Sau khi tốt nghiệp Georgetown, Kit gia nhập lính thủy quân lục chiến, rồi trở thành một giám đốc ngân hàng quốc tế. Khi tôi làm tổng thống, tôi chỉ định anh ấy làm đại sứ ở Uruguay. Jim Moore tiếp bước cha vào quân đội, về sau rất thành công khi làm quản lý quỹ đầu tư hưu trí của tiểu bang. Khi nhiều bang gặp rắc rối với các khoản đầu tư này vào đầu thập niên 80, tôi được anh ấy cho những lời khuyên rất hữu ích về việc nên làm gì ở Arkansas.

        Tất cả chúng tôi đều vui vẻ trong mùa hè năm ấy. Ngày 24 tháng 6, tôi đến Hội trường Constitution để nghe Ray Charles hát. Bạn hẹn hò với tôi lúc ấy là Carlene Jann, một cô gái nổi bật tôi gặp tại một trong các buổi giao lưu mà trường của các cô ở đó hay tổ chức cho các chàng trai Georgetown. Cô ta cao gần bằng tôi và có mái tóc vàng dài. Chúng tôi ngồi gần cuối ban công và nằm trong số rất ít người da trắng trong buổi giao lưu. Tôi khoái Ray Charles từ khi nghe bài "What'd I say" của ông: "Hãy bảo mẹ, bảo cha, anh sẽ gửi em về lại Arkansas". Đến cuối buổi biểu diễn Ray mời mọi người ra lối đi để nhảy theo nhạc. Khi tôi về đến đại lộ Potomac đêm đó, tôi phấn khích đến mức không ngủ được. Đến năm giờ sáng tôi đành chịu thua và dậy chạy bộ luôn ba dặm. Tôi còn giữ cuống vé buổi biểu diễn trong ví đến cả chục năm sau.

        Hội trường Constitution đã thay đổi rất nhiều kể từ thập niên 1930 khi tổ chức Những con gái của Cách mạng Mỹ còn từ chổi không cho Marian Anderson được biểu diễn ở đó vì bà là người da đen. Nhưng rất nhiều người da đen thế hệ sau đã tiến xa hơn rất nhiều so với việc đơn thuần bước vào các thính phòng hòa nhạc. Sự bất binh càng tăng về nghèo đói, tệ phân biệt đối xử vẫn tiếp diễn nạn bạo lực nhắm vào những người hoạt động cho dân quyền, và con số bất bình thường những binh sĩ da đen chiến đấu và chết ở Việt Nam đã châm ngòi cho phong trào phản kháng vũ trang mới đặc biệt là ở những thành phố của nước Mỹ, nơi mà Martin Luther King Jr. vẫn cố gắng giành lấy con tim và khối óc của người Mỹ da đen khỏi ảnh hưởng của phong trào "Black Power" (Hắc Quyền) vốn mang tính vũ trang hơn nhiều.

        Giữa thập niên 60, các vụ bạo loạn chủng tộc đủ các quy mô và độ dữ dội đã lan tràn các khu vực da đen ngoài miền Nam. Trước năm 1964, lãnh tụ_Hồi giáo da đen Malcolm X đã gạt bỏ việc hòa nhập chủng tộc để theo đuổi các nỗ lực chỉ của người da đen nhằm xóa nghèo và giải quyết các vấn nạn đô thị khác, và dự đoán rằng "bạo lực chủng tộc sẽ còn lên đến mức mà người da trắng chưa từng thấy".
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM