Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:16:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công Mỹ ở Việt Nam  (Đọc 73341 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2016, 12:19:44 pm »

     

Đại tướng Ronald Robert Fogieman, cựu Chi huy truởng Lụt lượng Không quân Mỹ, đã viẽt thư gửí Trung tá Trần sự, nguyên Chi huy trưởng Mặt trận Quảng Bình (1968) với nội dung như một lời xin lỗi muộn màn người dân Việt Nam sau chiến tranh


Tướng Dan Cherry bắt tay Nguyễn Hồng Mỹ: "Trước là kẻ thù nay ià bạn" và cuốn sách "My Enemy - My Friend" có bút tích đề tặng của chính tác giả.


Từ trái qua: cựu Phi công MIG-21 Vũ Đình Rạng (Phi công Việt Nam duy nhất bắn rơi B52, được Mỹ thừa nhận) "At" Lưu Huy Chao, Nhà văn Đặng vương Hưng, "At"Nguyễn Văn Bảy, "At"Steve Ritchie, và ThS. Lê Duy Hào, tại Hà Nội, tháng 12-2009.


Cựu từ binh Phi công Mỹ, Thượng nghị sĩ Jonh McCain ôm ông Mai Văn Ơn, một trong nhũtig người đã cứu ông thoát chêt từ hồ Trúc Bạch (Hà Nội) năm 1967.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2016, 02:16:52 am »

   

Cựu tù binh Phi công Peter Peterson, vị Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam (1997-2001)


Đại sứ Peter Peterson và "Lão Chộp" (người nông dân làng An Đoài đã bắt ông làm tù binh)


Đoàn của cựu Thõng đốc bang Indiana Mỹ tới thăm Fafim Việt Nam, nơi ông tùng là tù binh Phi công (1972-1973).


Cựu tù binh Phỉ công Mỹ, cựu Thõng đốc bang Indiana, Joseph Kernan cùng Nhà văn Đặng vương Hưng, năm 2010.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2016, 07:07:13 pm »

       
VIẾT THÊM ĐOẠN CUỐI SÁCH

        Một tư liệu thống kê từ phía Mỹ cho biết: Trong số 591 tù binh chiến tranh được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao trả cho Chính phủ Hoa Kỳ từ miền Bắc Việt Nam năm 1973, về thành phần, thì có 325 người thuộc lực lượng Không quân, 138 người thuộc lực lượng Hải quân, 26 người trong lực lượng Thủy quân lục chiến và 77 người thuộc các lực lượng khác của quân đội Mỹ. Ngoài ra, còn có 25 người là nhân viên dân sự của các cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ bị bắt trong chiến tranh Việt Nam.

        Xét về địa điểm trao trả, ngoài sân bay Gia Lâm - Hà Nội là chính, cùng thời gian trên, còn có 81 tù binh Mỹ được trao trả từ các địa chỉ khác: 69 người được Chính phủ Cách mạng lâm thời tổ chức trao trả tại miền Nam Việt Nam, họ đã lên máy bay từ Lộc Ninh. Ngoài ra, còn có 9 tù binh đã được trao trả từ Lào và 3 tù binh nữa được trao trả từ Trung Quốc...

        40 năm sau các cuộc trao trả nêu trên, hai trong số những tù binh chiến tranh trước đây trở thành những chính trị gia nổi tiếng phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ, đó là Thượng nghị sĩ John McCain của bang Arizona và Hạ nghị sĩ Sam Johnson của bang Texas. Một số tù binh khác, sau đó đã tiếp tục phục vụ trong quân đội Mỹ và được phong hàm cấp Tướng.

        Cuối tháng 5 năm 2013, nhiều phương tiện truyền thông và báo chí Mỹ đưa tin: Khoảng 200 cựu tù binh, đa phần là các cựu phi công đã tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam, cùng thân nhân gia đình và bạn bè của họ đã có cuộc tụ họp lịch sử tại thư viện kiêm bảo tàng mang tên Richard Nixon (1913 - 1994) - Vị Tổng thống thứ 37 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - ở California, để kỷ niệm tròn 40 năm cuộc trao trả tù binh tại Việt Nam (1973 - 2013). Thời kỳ đầu khi Richard Nixon nhậm chức Tổng thống Mỹ, mỗi tuần đã có khoảng 300 lính Mỹ chết tại chiến trường Việt Nam. Và mặc dù cho đến nay ông vẫn là vị Tổng thống duy nhất buộc phải từ bỏ nhiệm sở vì vụ "Watergate" nổi tiếng; nhưng cũng chính ông là người đã "có công" đưa các tù binh Mỹ thoát khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam và trở về nhà.

        Một buổi lễ trang trọng và một bữa tối ấm cúng đã được lên kế hoạch chuẩn bị khá kỹ lưỡng từ trước đó. Các cựu tù binh đã tổ chức một đoàn xe sơn màu quân sự, họ cùng ăn mặc như nhữhg người lính Mỹ năm xưa đã tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam đầy ám ảnh. Theo kịch bản, đoàn xe chở những cựu tù binh đẫ vượt qua một cây cầu, như họ đã đi qua cầu Long Biên để sang sân bay Gia Lâm - Hà Nội để về nước. Rồi một nghi lễ đặt vòng hoa tưởng nhớ những người bạn không trở về và kết hợp tour du lịch tới triển lẫm của một bảo tàng đặc biệt tập trung vào các kỷ vật và ký ức của các tù binh Mỹ đã hồi hương như thế nào năm 1973. Buổi tối hôm đó đã được các cựu tù binh tổ chức như một sự kiện đáng nhớ trong đội. Họ đã cố gắng tái tạo một thực đơn với các món ăn quen thuộc và cả nhữhg món mơ ước khi còn ở trong các trại giam ở Việt Nam cách đây hơn 40 năm để người thân, bạn bè cùng thưởng thức và hồi tưởng lại...

        Các cựu tù binh chiến tranh Việt Nam đã gặp may khi cuộc hội ngộ của họ trùng với một ban nhạc khá nổi tiếng nước Mỹ ở cùng một địa điểm, sự xuất hiện của của một ban nhạc sống cùng những ngôi sao như Bob Hope, John Wayne, Sammy Davis Jr và Irving Berlin... đã thu hút công chúng, báo giới quan tâm và khiến nhữhg người đàn ông rơi nước mắt, khi họ cùng đắm mình trong màn biểu diễn "God Bless America".

        Tất cả đầ cùng uống và nhảy múa cho tới 2 giờ sáng... Họ đã vinh dự nhận được lời của Tổng thống và phu nhân nói "Chúc ngủ ngon" vào lúc nửa đêm. Thậm chí, một thư ký của Nhà Trắng còn nói thêm: "Các bạn có thể nhảy múa suốt đêm. cứ nhảy cho đến khi nào ban nhạc buông tha và đây là một chương trình đã nhận được sự miễn phí".

        Tất cả đều nhằm mục đích tưởng nhớ các tù binh Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam và tái tạo lại không khí trao trả họ từ năm 1973... Vậy 40 năm trước, người Mỹ đã đón nhữhg tù binh của cuộc chiến tranh Việt Nam trở về như thế nào?

        Ngày 12 tháng 2 năm 1973, một chiếc C-141A, loại máy bay phản lực vận chuyển, có sơn biểu tượng chữ thập đỏ trên đuôi đã cất cánh từ sân bay Gia Lâm - Hà Nội, mang theo 40 tù binh chiến tranh vừa được phía Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trao trả cho chính phủ Hoa Kỳ. Đó cũng là chuyến bay đầu tiên thực hiện cuộc hành trình hồi hương, đoàn tụ với gia đình cho các tù binh, mà người Mỹ gọi đó là hoạt động "Homecoming". Sau này, các tù binh hài hước gọi chiếc máy bay ấy là "Hà Nội ta xỉ" - vì nó đã "có công" đưa những tù binh được trao trả đợt đầu tiên bay lên trời, để họ được biết cảm giác hương vị khoảnh khắc khác nhau giữa cầm tù và tự do là như thế nào. vào cuối ngày hôm đó, thêm ba chiếc C-141A đã cất cánh từ Hà Nội, và một chiếc khác cất cánh từ Sài Gòn mang theo đầy đủ danh sách và nhữhg tù binh được trao trả đầu tiên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2016, 05:54:59 am »

        Roger E. Shields là một chuyên gia tù binh của Lâu Nầm Góc cho hay: Phái đoàn của ông đã được phía Việt Nam chào đón chu đáo. Ông hài lòng với những hoạt động của ngày đầu tiên, mặc dù nó đã bị trì hoẫn hai giờ bởi thời tiết xấu ở miền Bắc và hơn 12 giờ bởi tranh luận cho thủ tục trao trả ở miền Nam. Nhưng cuối cùng, giai đoạn đầu tiên của chương trình tù binh hồi hương "Homecoming" đã được hoàn tất. Con số tương tự của các tù binh sẽ được trao trả từ phía Chính phủ Việt Nam trong khoảng thời gian khoảng 15 ngày, tương ứng với việc rút quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam. Nghị định thư về tù binh trong các thỏa thuận của Hiệp định Paris, ngày 27 tháng 1 năm 1973 quy định: Tất cả các tù binh chiến tranh phải được trao trả trong vòng 60 ngày!

        Để phục vụ chương trình tù binh hồi hương "Homecoming", Chính phủ Hoa Kỳ đã huy động những chiếc máy bay vận tải loại C-141A như thế, thực hiện nhiều chuyến bay từ ngày 12 tháng 2 đến ngày 4 tháng 4 năm 1973, chuyên chở gần 600 tù binh chiến tranh hồi hương về Mỹ. Vẫn còn khoảng 1.300 người Mỹ đã được người ta liệt kê và bị coi là đã mất tích trong chiến tranh Việt Nam, cần phải được phối hợp tiếp tục tìm kiếm.

        Chưa có tài liệu nào công bố chính thức, nhưng sau này người ta đã thống kê được một con số thú vị: Trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam, đã có khoảng 90 vụ các tù binh Mỹ nỗ lực tự tìm cách trốn khỏi trại giam của đối phương. ít nhất 20 vụ trong số đó diễn ra ở Bắc Việt Nam và riêng tại Hà Nội là 5 cuộc vượt trại. Thậm chí còn có nhữhg tù binh Mỹ đã nỗ lực thực hiện chạy trốn nhiều lần. NhƯhg chỉ có khoảng 4% là thoát được (chủ yếu là ở miền Nam Việt Nam), còn hầu hết họ đã bị bắt lại ngay trong ngày đầu vừa vượt trại. Văn hóa, ngôn ngữ và địa hình hoàn toàn xa lạ, ngoại hình khác biệt, đã bất lợi cho các tù binh Mỹ, khi họ tìm cách đào thoát và trốn chạy khỏi trại giam.

        Xin quý vị và các bạn hãy thử đặt mình vào cảm nhận của các tù binh Mỹ ngày đó. và tưởng tượng rằng họ đang thất vọng, chán chường dường như vô tận, vì đã nhiều ngàn ngày và đêm mất tự do, xa rời người thân và quê hương, thì bất ngờ được thay đổi quần áo và xếp hàng lên máy bay để trở về nhà... Bởi thế, nhiều tù binh khi đã được đọc tên trao trả, bước lên máy rồi, vẫn chưa dám tin, vẫn tưởng đó chỉ là một giấc mơ không có thật.

        Khi những chiếc máy bay đã cất cánh rời khỏi đường băng, ổn định độ cao bay trên bầu trời và chắc chắn không thể quay lại trại giam, không khí trang nghiêm, hồi hộp trong các tù binh mới thực sự chấm dứt hoàn toàn. Nhất là khi các cô ý tá kiêm tiếp viên xinh đẹp, mặc đồ trắng, thoang thoảng mùi nước hoa quyến rũ, tới mời họ cà phê, các thứ đồ uống dinh dưỡng khác và cả thuốc lá Mỹ. Rồi họ còn được các tiếp viên mời đọc báo chí mới phát hành trên máy bay. Họ say sưa đọc tờ báo quân sự Stars and Stripes và tạp chí tin tức. Thậm chí có anh còn vớ được cả một cuốn tạp chí Playboy, như ai đó cố tình bỏ quên trên lưng ghế. Anh ta sửhg sốt kêu lên theo bản năng "Chúa ơi!". Khiến mấy người đàn ông cùng chụm đầu dán mắt vào hình ảnh của mấy cô nàng hoàn toàn khỏa thân đầy gợi cảm... Các tù binh thật sự phấn khích. Họ đã tự đặt ra hàng tá các câu hỏi về nhiều chủ đề khác nhau, từ thể thao đến thời trang và nhất là... đàn bà! Họ chuyện trò râm ran, cùng tỏ ra hứng khởi, cổ vũ nhau bằng cách hò hét, huýt sáo và giơ cánh tay lên. có ai đó hô "Tự do muôn năm!" Rồi nhữhg tiếng cười vang và có cả tiếng khóc ấm ức...

        Có tù binh đã tự hỏi: Chúng ta đã được trao trả và trở về quê hương, vậy có phải nước Mỹ đã thắng trong cuộc chiến này không? Một tù binh khác trả lời: cậu hồn nhiên và ngây thơ quá. Không phải "chúng ta", hay "nước Mỹ" mà thường là những cuộc chiến, hay can thiệp quân sự như thế này, chỉ có Chính phủ và những người giàu là thắng; còn những người lính ra trận và nhân dân phải nộp thuế thì bao giờ cũng thua!

        Nhưng điều quan trọng là các tù binh vẫn còn sống và được về nhà. Dường như với họ địa ngục đã không còn tồn tại và tất cả mọi thứ đều đang trở thành thiên đường. Đại úy Larry Chesley, người sau khi bị bắn rơi ở miền Bắc Việt Nam, đã có bảy năm "an dưỡng" trong trại giam nổi tiếng "Hà Nội Hilton và một số trại giam khác nhớ lại: "Khi cánh cửa chiếc máy bay C-141 vừa đóng lại, thì hầu hết những người đàn ông dạn dày trận mạc và cứng rắn bom đạn như chúng tôi đã cùng ứa nước mắt. Chúng tôi không giấu giếm mà đã tự do khóc để mừng vui cho ngày trở về".

        Thiếu tướng Ed Mechenbier, là một trong các tù binh của cuộc chiến tranh Việt Nam cuối cùng đã tiếp tục phục vụ trong lực lượng Không quân Mỹ, nhớ lại những cảm xúc của cuộc hành trình của mình ra khỏi miền Bắc Việt Nam vào ngày 18 tháng 2 năm 1973: "Trong không khí xúc động và sự yếu đuối của những tù binh chiến tranh, khi tự do đã trở thành sự thật, chúng tôi đã cùng hét lên, bật khóc, ôm nhau và nhảy...".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2016, 08:31:59 am »

       
*

        Chiếc máy bay thứ 4 đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Clark Air Base - Philippines lúc 11 giờ địa phương (tức 10 giờ, ngày thứ Hai, giờ New York), mang theo 26 tù binh vừa được trao trả tại Việt Nam. Ba máy bay khác, mang theo 116 tù binh được thả tại Hà Nội, đã đến buổi chiều ngày hôm trước. Đó là đợt tiếp nhận trao trả các tù binh Mỹ đầu tiên của cuộc chiến tranh Việt Nam vào ngày 13 tháng 2 năm 1973.

        Các tù binh đã được đón tiếp như những ''anh hùng" khi họ về đến Clark Air Base, nơi nhữhg chuyến bay tạm thời dừng chân để chuẩn bị cho chặng bay dài tiếp theo. Trực tiếp Đô đốc Hải quân Noel Gayler, Tư lệnh lực lượng Mỹ Thái Bình Dương, dẫn đầu đến thăm hỏi các tù binh, cùng đi với ông còn có Trung tướng William G. Moore Jr, người chỉ huy đơn vị Không quân 13 và người điều hành các hoạt động trở về quê hương ở Clark; Roger Shields, phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, phụ trách công việc cho POW / MIA.

        Tù binh đầu tiên bước trên thảm đỏ là Đại úy Jeremiah A. Denton của Hải quân. Sau gần tám nầm trong trại giam, khi được mời nói chuyện với đám đông dân chúng đang xếp hàng cạnh đường băng, ông tự tin tiến vào một micro và nói: "Chúng tôi rất vinh dự khi có cơ hội để phục vụ đất nước mình trong nhữhg hoàn cảnh khó khăn như những ngày qua. Chúng tôi rất biết ơn các cấp chỉ huy và cảm ơn tất cả những ai đã tham gia hoạt động giúp các tù binh hồi hương thuận tiện nhất. Rồi ông ta hô to: "Chúa phù hộ cho nước Mỹ!" (Sau này, Jeremiah A. Denton đã được bổ nhiệm Chuẩn đô đốc và được bầu vào Nghị viện Hoa Kỳ/ đại diện cho vùng Alabama).

        Đi ngay sau Đại úy Jeremiah A. Denton là Trung úy Hải quân Everett Alvarez Jr, phi công Mỹ đầu tiên bị bắn rơi và bị bắt trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đã có "thâm niên" hơn tám năm làm tù binh. Chỉ có bốn trong số nhữhg tù binh được thả (ba từ miền Bắc và một từ phía Nam) - đã phải rời máy bay xuống sân bằng cáng. Phần còn lại họ đều tự đi ra, bước xuống cầu thang máy bay trên thảm đỏ để chờ xe buýt và xe cứu thương.

        Đại tá Không quân Robinson Risner, sĩ quan cao cấp nổi tiếng tại "Hà Nội Hilton" (người sau này được vinh dự dựng tượng chân dung tại Học viện Không quân Mỹ) nghẹn ngào cảm xúc từ khi ông được trao trả và ngồi trên chiếc C-141 trong chuyến bay thứ hai từ Hà Nội trở về, đã xúc động nói: "Thay mặt tất cả những người bị bắt làm tù binh, tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn, cảm ơn Tổng thống và người dân Mỹ đã đưa chúng tôi về nhà để tự do một lần nữa. Cảm ơn bạn hơn bao giờ hết và rất nhiều!"

        Các tù binh đã được chào đón với sự cổ vũ mừhg vui, hoan hô trong nước mắt, khi họ ra khỏi máy bay. Một số tù binh bước nhanh nhẹn ra khỏi máy bay, mỉm cười và chỉ ngón tay cái lên. Tiếng hô "Welcome Home!" của khán giả từ các cơ sở chào đón các tù binh khi họ bước ra khỏi máy bay. Hơn 1.000 cư dân địa phương đã có mặt. Một số chàng trai trẻ trong trang phục thể thao bóng chày và đồng phục Hướng đạo sinh, những phụ nữ ngồi trên bãi cỏ, trẻ em, các phóng viên với máy ảnh và quay phim. Nhiều người xúc động đã ứa nước mắt...

        Trong khi các tù binh Mỹ được thả từ miền Nam Việt Nam vẫn đi đôi dép Việt Nam và bộ quần áo bệnh viện được cấp phát trước chuyến bay, thì nhữhg người được thả từ Hà Nội mặc quần áo đồng phục mà họ đã nhận được từ miền Bắc Việt Nam ngay trước khi họ được trao trả, có vẻ tươm tất hơn: quần xanh, áo sơ mi màu xanh nhạt, thắt lưhg màu nâu, giày đen, và áo jacket màu xám xanh ánh sáng. Chính phủ Việt Nam còn chu đáo cấp cho mỗi tù binh một túi đen đựng tư trang lên máy bay.

        Sau khi nhận được sự kiểm tra y tế, rồi ăn uống món bít tết, kem và thực phẩm Mỹ khác, trước khi thực hiện bay tiếp theo trở về nhà của họ, các tù binh đều được nhận đồng phục mới và yêu cầu thay thế nhữhg bộ đồng phục do phía Việt Nam cấp phát trước khi trao trả. Máy bay của họ đã dừng lại ở Hawaii và California. Nhóm đầu tiên gồm 20 tù binh đã về đến Travis Air Force Base, California, vào ngày 14 tháng hai năm 1973.

        Đại úy Hải quần James stockdale (người sau đó đã trở thành một Phó Đô đốc và ứhg cử viên Phó Tổng thống Mỹ) là người đàn ông đầu tiên khập khiễng ra khỏi chuyến bay lịch sử này. Tiếp đó, lần lượt đến các người khác bước xuống trong sự vui mừng tột độ của thân nhân gia đình họ. Tin tức, hình ảnh và cả các clip tiết lộ nhữhg cảm xúc sâu sắc về tù binh được hồi hương sau cuộc chiến tranh Việt Nam ngày đó đã xuất hiện tràn ngập trên các báo chí nước Mỹ và cả thế giới...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2016, 07:10:03 am »

       
*

        Một đêm cuối năm 2012, người viết cuốn sách này đã cùng cựu phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Mỹ của Việt Nam trực tiếp lên Nội Bài để đón Nghệ sĩ nhiếp ảnh Johr Fleck vừa bay đến từ bên kia bờ đại dương, ông là một trong nhữhg tay máy cự phách nhất của nước Mỹ hiện nay, chuyên chụp ảnh cho Bộ Không quân Hoa Kỳ. Johr rất thần tượng nhân vật cựu phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Mỹ ở Việt Nam. ông đã chụp tới 58.000 bức ảnh tư liệu cho nhân vật này. Một con số khổng lồ, mà kể cả các siêu sao điện ảnh của Hollywood cũng chưa chắc đẫ có được.

        Johr Fleck sang Việt Nam lần này là thứ hai, với mục đích muốn bổ sung thêm tư liệu để hoàn thành một cuốn sách ảnh, dự kiến sẽ in song ngữ Anh - Việt, về đề tài những cựu phi công Việt - Mỹ. Và quan trọng hơn, là ông muốn khảo sát việc tổ chức đưa một đoàn cựu phi công Mỹ sang thăm Việt Nam vào đúng dịp kỷ niệm 40 năm thi hành Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, trao trả toàn bộ Tù binh Phi công Mỹ cho Chính phủ Hoa Kỳ (1973 - 2013) và 60 năm kỷ chiến Chiến thẳng Điện Biên Phủ, Giải phóng Thủ đô (1954 - 2014)... Nên vừa xuống sân bay đêm hôm trước, chiều hôm sau, ông đã theo cựu Phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Mỹ lên tàu về Nghệ An, dự đám giỗ thân phụ ông Mỹ và kết hợp tác nghiệp luôn.

        Tôi đã mời Johr Fleck tới Café Lục Bát ở 40/6 phố Võ Thị Sáu - Hà Nội, tham dự buổi ra mắt tập thơ Đất Làng của Nhà thơ Đặng Cương Lăng và ăn trưa ngay tại quán. Thật tình cờ, cùng ăn trưa với Johr Fleck hôm đó, ngoài cựu phi công MiG-21 của Việt Nam Nguyễn Hồng Mỹ còn có Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Tướng Dan Cherry đã thông qua Johr Fleck chuyển tới chúng tôi nhiều câu hỏi khảo sát cho chuyến đi của các cựu tù binh phi công Mỹ trở lại Việt Nam sau 40 nầm. Chúng tôi đã thay nhau, lần lượt giải đáp toàn bộ những thắc mắc, băn khoăn của phía Mỹ...

        Rồi chúng tôi có buổi tiếp xúc với Trung tướng Trần Hanh (nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Chủ tịch Hội cựu Chiến binh Việt Nam; cựu phi công MiG-17 và MiG-21; người đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân), ông khuyên chúng tôi nên làm việc với Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam để được giúp đỡ.

        Chúng tôi rất mừhg là Tiến sĩ Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp mới nghe qua điện thoại, đã hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ ý tưởng nêu trên. Đang bận họp Quốc hội, vị Chủ tịch đã tranh thủ tiếp chúng tôi vào giờ nghỉ trưa. ông cho mời một Vụ trưởng phụ trách công tác Châu Mỹ tới cùng nghe chúng tôi trình bày kế hoạch tổ chức đón đoàn cựu Tù binh phi công Mỹ, dự kiến sẽ sang thăm lại Việt Nam vào mùa hè năm 2014. ông còn hứa, sẽ tạo mọi điều kiện, trợ giúp các thủ tục hành chính và ngoại giao cần thiết để đón đoàn được thuận lợi và hiệu quả nhất...

        Đầu tháng 10 năm 2013, cựu phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Mỹ đưa Nhà báo David Freed - một phóng viên nổi tiếng của Tạp chí Hàng không và vũ trụ Mỹ, từng đoạt giải Nhất báo chí quốc tế - tới gặp tôi tại Lục Bát Quán. David Freed khoe: ông ta có máy bay riêng và thường xuyên bay. Freed cũng không giấu giếm: Con trai mình là một sĩ quan có quân hàm Đại úy trong quân đội Mỹ, vừa thoát chết từ chiến trường Afghanistan trở về. Lần đầu tiên sang Việt Nam, David Freed có tham vọng viết loạt bài "đinh" cho tạp chí Mỹ về bộ đội Tên lửa Việt Nam và tìm hiểu nguyên nhân đích thực khiến Không quân Mỹ đã thua Tên lửa Việt Nam như thế nào? Qua một người thân và điện thoại, tôi đã kết nối được với Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân... Cuối năm 1972, Nguyễn Văn Phiệt là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 57, Trung đoàn Tên lửa 261 sư đoàn Phòng không 361 (Đoàn Thành Loa). Trong trận "Điện Biên Phủ trên không" đêm 20 rạng ngày 21 tháng 12 năm 1972, ông đã chỉ huy Tiểu đoàn bắn hạ 2 máy bay B52 Mỹ... Trung tướng Nguyễn văn Phiệt đã nhiệt tình, cởi mở tiếp chúng tôi tại nhà riêng ở 174 phố Lê Trọng Tấn. Điều thú vị hơn: ông Phiệt cũng là một trong những nhân chứhg, có mặt tại thị xã sơn Tây cuối tháng 11 năm 1970. Ngày đó, ông Phiệt là học viên lớp bồi dưỡng nâng cao cán bộ cấp Trung đoàn của Trường Sĩ quan Phòng không, ông nhớ rất rõ: Trước khi vụ tập kích xảy ra, bộ đội mình thường tập trận ở khu vực Sơn Tây, có cả máy bay trực thăng; nên trong đêm lực lượng biệt kích Mỹ đổ bộ cứu tù binh phi công bất thành, lúc đầu ai cũng tưởng bộ đội ta lại tập trận. Chỉ khi có thông tin về các nạn nhân, người ta mới biết chuyện gì đã xảy ra ở Sơn Tây…
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2016, 04:23:58 am »

        Trong Lễ hội Lục Bát Quý Tỵ - 2013, như một sự hữu duyên, tôi đã gặp được Trung tá cựu chiến binh Bùi Nguyễn Hải Yến. Chị Yến xúc động nhớ lại: Năm 1970, dù mới nhập ngũ được vài tháng, đơn vị đóng quân tại thị xã Sơn Tây. Nhưng ngay trong đêm vụ tập kích xảy ra, người nữ quân nhân này cùng một số đồng đội đã được lệnh lên xe tới hiện trường để cứu hộ các nạn nhân... 43 năm đã qua, nhưhg hình ảnh những người bị thương được đưa tới Viện Quân y 105, nhữhg thi thể và hiện trường đầy máu vẫn còn in đậm trong ký ức của nhiều người cao tuổi ở khu vực Đền Và - Sơn Tây.

        Vào một ngày đẹp trời tháng 11 năm 2013, chúng tôi đã cùng đến thăm lại bà Trần Thị Liên (tức "Nghiên gà") - một nhân chứng của Vụ tập kích sơn Tây. Năm này bà Liện đã bước qua tuổi 80, nhưng vẫn còn khá minh mẫn. Bà Liên khoe: Sau ngày tôi viết bài, giới thiệu về câu chuyện của bà vô tình tiếp phẩm cho các tù binh phi công Mỹ và chứng kiến "Vụ tập kích Sơn Tây" thế nào trên Báo An ninh thế giới, có rất nhiều cựu tù binh phi công Mỹ, khi có điều kiện sang Việt Nam đã tìm đến tận Sơn Tây thăm bà. Trong đó, có cả một nhân vật nổi tiếng thế giới, cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ: Thượng nghị sĩ John Sidney McCain, ông "Kên" trong vai một khách du lịch, mặc quần soóc, đi giày vải, đội mũ lưỡi trai (miền Nam gọi là ''nón kết") đã xin được chụp ảnh với bà "Nghiên gà".

        Có một chi tiết khá hài hước là, dưới con mắt của nhiều cựu tù binh phi công Mỹ từng bị giam giữ bí mật ở Xã Tắc năm 1970, thì bà "Nghiên gà" đã rất "dũng cảm" vì "dám" cung cấp thức ăn cho họ. Dù thực tế, hồi đó bà chỉ là người buôn gà tự do và may mắn nhận được hợp đồng "tiếp phẩm" cho trại tù binh.

        Bây giờ, mỗi khi có khách tới thăm, bà Liên thường tự hào giới thiệu một bức ảnh chụp chung với Thượng nghị sĩ, cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ John Sidney McCain cùng bức thư của vợ chồng một người Mỹ, có nội dung được dịch như sau:

        Ngày 29 tháng 1 năm 1999

        Thưa bà, người bạn mới của chúng tôi!

        Tên tôi là Charlene Terrell, là một trong nhữhg người Mỹ đã gặp bà ở Sơn Tây hồi tháng Mười năm ngoái. Được gặp bà là một trong nhữhg kỷ niệm tốt đẹp nhất trong chuyến đi của chúng tồi. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên lòng tốt và sự hiếu khách mà bà đã dành cho chúng tôi. Đặc biệt, tôi không bao giờ quên lòng tốt mà bà đã dành cho chồng tôi và nhữhg người Mỹ khác nhiều năm trước đầy, khi họ bị giam tại một nhà tù gần nhà của bà. Bà đã mạo hiểm khi cố gắng đưa đồ ăn vào cho những người đàn ông đang bị đói ấy. Chúng tôi khâm phục lòng dũng cảm đó của bà.

        Chúng tôi vui mừng khi biết rằng mọi việc của bà sau đó đã diễn ra tốt đẹp. Các con bà đều có công việc ổn định và có thể giúp đỡ bà. Chúng tôi biết bà rất tự hào về các con của mình. Và các con của bà cũng rất kính yêu bà.

        Chúng tôi chúc bà hạnh phúc và sức khỏe trong năm mới. Chúng tôi cầu Chúa phù hộ cho bà và gia đình. Nếu chúng tôi có thể trở tại Việt Nam trong thời gian tới, chúng tôi sẽ gặp lại bà. Nếu bà có điều kiện sang Mỹ, bà nhất định phải tới chơi với chúng tôi. Một lần nữa xin cảm ơn bà về tất cả mọi việc. Bà thật sự là một ng ười phụ nữ tốt bụng và có trái tím rộng lượng.

        Kính thư: Charlene và David Terrell


        Trước khi phiên bản "Phi công Mỹ ở Việt Nam" năm 2014 được ấn hành, tác cuốn sách này đã mời Thiếu tướng, Nhà giáo Phạm Văn Dần, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục III - Bộ Công an về thăm lại khu Đền Và và làng Xẫ Tắc, nơi có dấu tích Trại giam bí mật những Tù binh phỉ công Mỹ trong chiến tranh. Vị tướng già từng nhiều năm dạy học tại vùng sơn Tây, giờ đây gặp lại cảnh cũ, người xưa, không khỏi bồi hồi xúc động...

        Cùng tham gia đoàn còn có Thủ đền - Quan thày Đặng Thị Mát; Cựu chiến binh Bùi Nguyễn Hải Yến - Họ đều là nhữhg nhân chứng của "Vụ Tập kích Sơn Tây năm 1970". Bằng nhữhg câu chuyện, hồi ức mà họ đã trực tiếp "mắt thấy, tai nghe" đã bổ sung thêm khá nhiều trang tư liệu sống động cho cuốn sách này.
Chúng tôi đầ ghi lại bức ảnh kỷ niệm trước dấu tích cổng của Trại giam bí mật nhữhg Tù binh Mỹ tại sơn Tây cách đây hơn 40 năm... Tôi chợt nghĩ: Gần 70 năm trước, nếu Đội đặc nhiệm "Con Nai" kết nối được Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tổng thống Harry S.Truman theo đúng tinh thần: "Quắn đội Mỹ là bạn ta/cứu phi công Mỹ mới là Việt Minh..." thì chắc chắn lịch sử quan hệ hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ cũng sẽ không phải trải qua nhiều phen thăng trầm đến thế!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2016, 04:33:44 am »

   

Tù binh Mỹ mới được trao trả, biểu lộ sự vui mùng tột độ trên chuyển máy bay vừa cất cánh từ sân bay Gia Lâm - Hà Nội, trong chương trình hoạt động "Homecoming", ngày 12 tháng 2 năm 1973.


Tống thống Mỹ Richard Nixon bắt tay tù binh phi công John Sidney McCain vừa được trao trà từ Việt Nam trở về, năm 1973.


Một đêm cuõi năm 2012 tại sân bay Nội Bài, tác giả cuốn sách cùng cựu phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Mỹ của Việt Nam đi đón nghệ sĩ nhiếp ảnh Johr Fleck. Ong là một trong những tay máy cự phách nhất của nước Mỹ hiện nay, chuyên chụp ảnh cho Bộ Không quân Hoa Kỳ.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Hai, 2016, 11:07:09 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2016, 06:00:23 am »

 

Từ trái qua: Tác giả cuốn sách tới thăm nhà riêng của Trung tướng Trần Hanh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Phi công MiG-17, Anh hùng LLVTND; cựu phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Mỹ và TS Luật sư Đông Xuân Thụ, tại Hà Nội, tháng 12 năm 2012.


Trung tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn văn Phiệt, nguyên Phó Tư lệnh Chỉnh trị Quân chủng Phòng không - Không quân, trò chuyện với Nhà báo David Freed, Phóng viên của Tạp chí Hàng không và Vũ trụ Mỹ, về truyền thõng của bộ đội Tên lửa Việt Nam, tháng 10 năm 2013.



Thiếu tưởng Phạm văn Dần, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục III - Bộ Công an (thứ hai, từ phải qua) và một số nhân chứng của Vụ tập kích Sơn Tây năm 1970 tại Đền Và (ảnh chụp tháng 10 năm 2013).

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2016, 07:10:45 am »

     
Giỏi thiêu đôi nét về Tác giả cuốn sách:

NHÀ VĂN ĐẶNG VƯƠNG HƯNG VÀ NHỮNG CÔNG TRÌNH TÁC PHẨM TRONG LĨNH Vực KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

        Nhà văn Đặng vương Hưng sinh ngày 28 tháng Chạp năm Đinh Dậu (tức ngày 15 tháng 2 nằm 1958). Cha họ Đặng, mẹ họ Vương. Tổ quán: Hứng Yên. Sinh quán: xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, cựu Sinh viên Viết văn Nguyễn Du (Khoá III). Cử nhân Luật. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội...

        Ông có nhiều năm phục vụ trong lực lượng vũ trang; làm báo, biên tập và xuất bản sách. Hiện là Sĩ quan cao cấp, phụ trách Ban Biên tạp Website và Ban Biên tập Sách văn học của Nhà xuất bản Công an nhân dân - Bộ công án; là người sáng lập, tổ chức và điều hành các website: www.lucbat.vn, www.nxbcand.vnwww.kyvatlichsucand.vn; đồng thời, là Cố vấn Truyền thông của trang tin nhanh www.vntime.vn.

        Nhà văn Đặng Vương Hưng còn là Thành viên sáng lập và Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Mãi mãi tuổi 20; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Cuộc vận động sưu tầm và Tuyên truyền Kỷ vật Lịch sử CAND (2012 - 2015).

        Đặc biệt, Nhà văn Đặng vương Hưng được biết đến là Tác giả ý tưởng, người khởi xướng và tổ chức nhiều Công trình tác phẩm "Sưu tầm và Giới thiệu" độc đáo và đặc biệt xuất sắc; có giá trị rất cao về nội dung tư tưởng và mang tính nhân văn sâu sắc; có tác dụng lớn phục vụ phong trào và sự nghiệp Cách mạng; có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài trong đời sống nhân dân; đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Tổ quốc và phát triển nhận thức xã hộĩ; góp phần bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của dân tộc...

        Dưới đây, chúng tôi xin tóm tắt giới thiệu một số công trình tác phẩm tiêu biểu, do Nhà văn Đặng Vương Hưng khởi xướng, là tác giả ý tưởng và trực tiếp tổ chức, thực hiện thành công, trong khoảng 10 năm gần đây.

        1- Công trình Tổ chức Cuộc vận động sưu tầm, biên soạn và xuất bản bộ sách "Những Lá thư và Nhật ký thời chiến Việt Nam":

        Tháng 12-2004, nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam và tiến tới kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, Nhà văn Đặng Vương Hưng đã nhân danh một nhóm các Nhà văn cựu chiến bỉnh phát động Cuộc vận động sưu tầm và Xuất bản bộ sách "Những lá thư và nhật ký thời chiến Việt Nam", bằng cách cho công khai đăng tải hướng dẫn thông tin nội dung tư liệu cần sưu tầm trên nhỉều cơ quan báo chí (An ninh thế giới, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Tiền phong, Tuổi trẻ, Thanh niên, Đài Truyền hình Việt Nam...), cung cấp địa chỉ tiếp nhận cụ thể và hồi âm kịp thời.

        Mặc dù lúc dầu Cuộc vận động chỉ mang tính tự phát của một cá nhân, nhutig dường như đã động chạm đến mọt nhu cầu sẵn có trong đời sống cộng đồng; nên đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các đồng nghiệp và hưởng ứng rộng rãi toàn xã lội. Đã có hàng vạn lá thư, hàng trăm cuốn nhặt ký thời chiến được phát hiện, gửi đến cho những người sưu tầm và biên soạn sách. Đấy là cơ sở cho gần một trăm tác phẩm thuộc "Tủ sách Mãi mãi tuổi 20" ra đời. (Trực tiếp Nhà văn Đặng Vương Hứhg đã sưu tầm, biên soạn và viết lời giới thiệu cho hơn 20 cuốn sách)... Các các phẩm tiêu biểu của Tủ sách "Mãi mãi tuổi 20" đã được bạn đọc cả nước đánh giá cao: Những lá thư thời chiến Việt Nam nhiều tác giả), Tài hoa ra trận (Nhật ký của Liệt sĩ Hoàng Thượng Lân); Trở về trong giấc mơ(Nhật ký của Liệt sĩ Trần Minh Tiến); Nhật ký Vũ Xuân; Sống để yêu thương và dâng hiến (Tập thư của liệt sĩ Hoàng Kim Giao); Trời xanh không biên giới (Nhật ký của Thương binh Đặng Sỹ Ngọc); Tây tiến viễn chinh (Nhật ký của Liêt sĩ Trần Duy Chiến); Gửi lại mai sau (Nhật ký của Liệt sĩ Nguyến Hải Trường)... Đặc biệt, 2 tác phẩm "Mãi mãi tuổi 20" và  đã trở thành hiện tượng trong đời sống chính trị xã hội của cả nước năm 2005. Nhật ký "Mãi mãi tuổi 20"của Liệt sĩ Nguyễn văn Thạc đã trở thành phong trào rầm rộ mang tên ''Tiếp lửa truyền thong mãi mãi tuổi 20" của Thế hệ trẻ và các cựu chiến binh; do Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội cựu chiến binh Việt Nam phối hợp tổ chức trên quy mô cả nước.


Năm 2005, Nhà văn Đặng vương Hưng đã vinh dựđược Bộ trưởng Bộ văn hóa - Thông tin tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc sưu lam và gĩới thiệu bộ sách ''Những lá thư và nhật ký tíiời chiến Việt Nam".

        Nằm 2012, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác nhận kỷ lục gia: "Nhà văn Đặng Vương Hưng - Nhà văn Việt Nam đầu tiên tổ chức Cuộc vận động Sưu tầm và Xuất bản bộ sách "Những lá thư và nhật ký thời chiến Việt Nam".

        2- Công trình sáng lập Tủ sách "Chuyện đời tôi" và tham gia tổ chức cuộc thi cho các phạm nhân toàn quốc viết tự truyện:

        Được Nhà văn công bố và khởi xướng từ giữa năm 2007, việc tổ chức thực hiện Tủ sách "Chuyện đời tôi" (còn được gọi là "Tự truyện bình dân") đã được công khai trên các phương tiện thống tin đại chúng; Báo Thể thao & Văn hóa, Báo Người cao tuổi và Nhà xuất bản công an Nhân dân hỗ trợ tích cực, đã thành công ngoài dự kiến. Chỉ vài tháng sau đó, hàng loạt tác phẩm thuộc tủ sách này đã ra đời: "Chuyện đời tôi", "Không thể lãng quên" "Quà tặng mai sau"... với hơn 50 nhân vật (đồng thời cũng là tác giả), hầu hết là các cựu chiến binh, cựu cán bộ kháng chiến, Nhà giáo... Đặc biệt, với việc tham gia của một số tác giả là những bạn trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khuyết tật về sức khoẻ, nhưng với nghị lực phi thường, vươn lên trong cuộc sống, được Nhà văn Đặng vương Hưng "đỡ đầu" họ đã có tác phẩm cống hiến và đóng góp tích cực cho xã hội: Nguyễn Hồng công (1978 - 2009); Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Minh Nguyệt (1984 - 2009), Nguyễn văn Toán, Nguyễn Thị Phương... với các tác phẩm được báo giới và bạn đọc đánh giá rất cao về tính nhân văn: Khát vọng sống để yêu; Ở trọ trần gian; Nụ cười ở lại; Xin đừng khóc nữa mẹ ơi; Không là cơn gió thoảng qua; Vẫn tin ở ngày mai; Những ngọn đèn trước gió; Cổ tích tình yêu... Những tác phẩm đó đã có giá trị vượt ra khỏi nhữhg cuốn sách thông thường, làm xúc động trái tim hàng triệu độc giả. Giờ đây, chỉ cần tra tìm kiếm qua mạng internet những cái tên tác phẩm hoặc tác giả trên, lầ bạn sẽ dễ dàng tìm ra hàng triệu kết quả.

        Năm 2009, đồng chí Võ Văn Thưởng, thay mặt Trung ương Đoàn TNCS HCM và Hội Thanh niên Việt Nam đã quyết định tặng danh hiệu và biểu tượng "Thanh niên sống đẹp" cho các tác giả trẻ Nguyễn Hồng Công, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Văn Toán. Năm 2012, anh Nguyễn Phước Lộc, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã tặng giải "Thanh niên sống đẹp" cho   nhân vật - tác giả của tự truyện "Cổ tích tình yêu".

        Trên cơ sở nhữhg kinh nghiệm thành công của việc tổ chức Tù sách "Chuyện đời tôi" Nhà văn Đặng Vương Hưhg đã nêu ý tưởng, cố vấn; đồng thời, ông trực tiếp tham gia làm thành viên Ban Tổ chức và Giám khảo cho một cuộc thi viết tự truyện độc đáo, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc chưa từng có ở Việt Nam, mang tên: "Sự hối hận và niềm tin hướng thiện" do Tổng cục Cảnh sát Thi hành án Hình sự và Hỗ trợ tư pháp - Bộ công an tổ chức từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2011. Cuộc thi dành cho đối tượng đặc biệt là các phạm nhân đang thi hành án, đã được phát động trong các trại giam, trại tại giam... trên toàn quốc. Kết quả, chỉ trong thời gian 6 tháng, Ban Tổ chức đã nhận được 23 ngàn bài dự thi, với khoảng 150 ngàn trang bản thảo viết tay hoặc đánh máy vi tính; trong đó có hàng ngàn tác phẩm dày hàng chục trang bản thảo, hàng trăm tác phẩm dày vài chục trang... Cuộc thi đã gây bất ngờ lớn với chính Ban Tổ chức, không chỉ có tác dụng tích cực cho hàng vạn phạm nhân đang cải tạo hoàn lương, mà còn mang lại niềm vui cho hàng vạn gia đình có phạm nhân đang chuẩn bị hòa nhập cộng đồng. Nhà xuất bản CAND đã ấn hành tác phẩm "Sự hồi sinh từ trong tuyệt vọng" mở đầu tác phẩm là bài tựa thay lời giới thiệu sách của Nhà vần Đặng Vương Hưng, gây xúc động người đọc và dư luận báo giới; mở ra một triển vọng và hướng tiếp cận mới trong công cuộc gỉáo dục và cải tạo phạm nhân; đấu tranh và phòng chống các loại tội phạm. Đặc biệt, cuộc thi và cuốn sách này đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cùng lúc xác lập 2 Kỷ lục quốc gia: Cuộc thi viết tự truyện với chủ đề "Sự hối hận và niềm tin hướng thiện" có số lượng phạm nhân và trại viên tham gia nhiều nhất; và "Sự hồi sinh trong tuyệt vọng" - cuốn sách tập hợp nhiều bài viết tự truyện của các tù nhân, trại viên trên khắp cả nước.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM