Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:33:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công Mỹ ở Việt Nam  (Đọc 73339 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2016, 12:39:06 pm »

 
        "Chúng tôi rất hiểu ông John McCain"


        Như phần trước chúng tôi đã trình bày: John McCain, viên Phi công bị ta bắn rơi và vớt lên từ hồ Trúc Bạch (Hà Nội), sau này đã trở thành Thượng nghị sĩ Mỹ. Đặc biệt, là năm 2008, khi ông với tư cách là ứhg cử viên Tổng thống Mỹ, cùng tranh cử với Barack Obama (Tổng thống Mỹ đương nhiệm), thì chuyện ông ta tùng bị giam ở Hoả Lò đã được các hãng thông tấn Mỹ và nhiều nước khác quan tâm đặc biệt và khai thác thông tin triệt để.

        Nhà báo Aldo Cazzullo, phóng viên của tờ nhật báo II Corriere della Sera bán chạy và có ảnh hưởng lớn nhất đối với dư luận Italia, đã cho đầng bài viết về người đầ canh giữ John McCain ở nhà tù Hỏa Lò trong chiến tranh Việt Nam, với tựa đề khá giật gân: "Tôi, người giam giữ McCain và 5 năm điều tra xét hỏi", với tít dẫn phía dưới "Người sĩ quan Việt Nam đã có cơ hội được gần gũi với "người tù cao cấp" lên tiếng: "Chúng tồi không hề tra tấn ông ta".

        Xin được trích giới thiệu nội dung chính của bài viết, theo cách nhìn tương đối trung thực và khách quan của một tác giả phương Tây:

        ...Người Phi công ấy là McCain và người chịu trách nhiệm canh giữ ông là ông Trần, năm nay 75 tuổi, nghĩa là hơn ông McCain 3 tuổi. Ông Trần sống chỉ cách Hỏa Lò 200 mét, nơi người Mỹ gọi một cách hài hước là Hilton Hanoi, thực chất đó chỉ là một nhà tù. Ngôi nhà của ông ở tầng 1, với cầu thang tối om, toi let lại nằm ở trên ban công nhỏ hẹp. Đó là một căn hộ với sàn bằng gỗ, và trên chiếc tivi màu có một cái tháp Eiffel bằng nhựa, mà chiếc titi ãy là đồ vật duy nhất trong nhà có tuổi đời dưới 40 năm. và đây là lần đầu tiên ông kể câu chuyện này.

        "Tôi tên là Nguyễn Tiến Trần, sinh ngày 18 tháng 5 năm 1933. Tôi phục vụ cho quân đội Việt Nam trong 40 năm. Ngày 26 tháng 10 năm 1967, tôi được lệnh tiếp nhận Đại úy không quân của hải quân Mỹ John Sidney McCain, vừa bị bắt từ hồ Trúc Bạch, cách đó 1 cây số về phía bắc. Tôi chưa tùìig thấy một người tù nào rách rưới và xơ xác như thế. cánh tay bị thương rớm máu, đầu gối xiêu vẹo. Chúng tôi mang đồ cho anh ta, anh ta ăn nhưng sau đó nôn mửa ra khắp nơi. Buổi sáng hôm sau, chúng tôi đưa anh ta đến Bệnh viện 108, nơi anh ta được mổ và nẵm đó một tháng.

        Tôi luôn theo anh ta từng bước, tôi không về nhà vào ban đêm và thậm chí ngủ cùng buồng với anh ta vì sợ rằng, một bác sĩ hoặc y tá nào đó sẽ vô tình làm hại anh ta. Chúng tôi không muốn anh ta chết. Chúng tôi biết anh ta là con và cháu của 2 đô đốc nổi tiếng trong quân đội Mỹ. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về trường hợp của anh ta. Tôi cần phải ở bên anh ta để khi nào có thể thì hỏi cung anh ta. Tôi phải làm việc đó suốt 5 năm rưỡi"...

        McCain viết trong tự truyện của mình là ông ta bị bỏ đói trong suốt 4 ngày, rằng người Việt Nam muốn biết ông ta bay loại máy bay nào, các phi vụ trong tương lai là gì và sẽ thực hiện các hoạt động tấn công theo kiểu gì. Chúng tôi mang đến cho Nguyễn Tiến Trần cuốn tự truyện với tựa đề "Faith of My Fathers". Ông để ý ngay rẳng "ở đây ông ta chỉ kí là John, nhưng có lần đã khăng khăng khẳng định rẵng "Tôi là John Sidney McCain".

        Ông Trần bỏ ra một nửa ngày để đọc cuốn sách này và sau đó trả lời chúng tôi. "Không phải như thế. Chúng tôi chưa bao giờ tra tấn ông ta. Ngược lại, chúng tôi đã cứu sống ông ta, chữa trị cho ông ta bằng các loại thuốc quý hiếm mà chúng tôi cũng không có để chữa các vết thương cho mình. Loại máy bay mà ông ta lái và bị chúng tôi bắn rơi, mục tiêu của ông ta cũng như tên ông ta đã được ghi rất rõ trên một tấm biển nhận diện ông ta luôn mang theo. Nếu chúng tôi không chữa trị cho ông ta, hắn là ông đã chết, Sự thật là ông ta không định tự tử, bởi ông ta không có vẻ muốn thẽ, mà vẫn nhận đồ ăn, đòi được uống thuốc. Điều đó có nghĩa là ông ta có muốn sống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2016, 05:04:49 am »

        Sự thật là Đại tướng Võ Nguyên Giáp không đến thăm ông ta. Với chúng tôi, Võ Nguyên Giáp là một huyền thoại, người chiến thắng ở Điện Biên Phủ. Nếu ông ấy đến, thì tôi phải nhớ chứ.

        McCain biết rằng chúng tôi không quá ngu ngốc và không biết kể chuyện đùa: những người thẩm vấn ông ta rất nghiêm túc, ông ta cũng thế. Những gì chúng tôi muốn nói với ông ta là cuộc chiến tranh của Mỹ là sai lầm và tội ác. Cuối cùng thì ông ta cũng đã kí vào những lời khai, ông ta cũng đưa ra các điều kiện của mình và chúng tôi chấp nhận. Trong các cuộc hỏi cung, ông ta chưa bao giờ tỏ ra quanh co. Ông ta có nói rằng, cuộc chiến mà ông ta thực hiện từ trên trời là sạch sẽ. Từ đầu đến cuối, ông ta cho rằng, cuộc chiến tranh này là chính nghĩa".

        Điều chắc chắn là Việt Nam muốn McCain sống để nhận được những thông tin quý báu từ ông, và ông không chấp nhận điều này. Ngày 4 tháng 7 năm 1968, viên đô đốc bố của McCain đã có mặt bên cạnh Tổng tư lệnh của quân Mỹ ở Việt Nam, Tướng Westmoreland. Con trai của một Đại tướng Đô đốc của quân đội Mỹ, chắc chắn sẽ là một vũ khí tuyên truyền hiệu quả, nhằm gây áp lực cho Chính phủ Mỹ.

        "Tôi nhận ra tình trạng của ông ta khồng đến nỗi quá bi kịch. McCain bị cô lập một thời gian rất dài. Nhưng không phải là lỗi của tôi nếu ông ta tìm cách liên lạc ra bên ngoài bằng cách gõ vào tường như thế này này", Nguyễn Tiến Trần nói và gõ ngón tay xuống tấm ván lót sàn. "Lúc đó, chúng tôi đưa ông ta đến một phòng giam biệt lập. Chúng tôi muốn tránh tất cà những tiếp xúc theo các cách nào đó giữa những người tù, để tránh họ tìm ra một phương thức chung trong cách đối phó với chúng tôi.

        Sau khi ra khỏi bệnh viện, McCain được đưa tới một phòng giam mà các Phi công Mỹ gọi là Plantation (đồn điền). Trong căn phòng có một cái giường nhỏ, một cái giỏ có nắp đậy. Đèn bật 24/24, nhưng không phải đèn neon gây khó chịu. Xà lim này không có cửa sổ và luôn có người gác đứng ngoài".

        McCain nói rằng, mỗi ngày bị muỗi đốt 400 lần. "ở Việt Nam có rất nhiều muỗi. Một ngày tù bắt đầu từ 5 giờ rưỡi sáng và kẻng được gõ lên để báo giờ ăn sáng. Chúng tôi đưa cho mỗi người tù một miếng bánh mì và một ít đường, vào lúc 11 giờ thì ăn trưa, cũng theo tiếng kẻng: một chút xúp bí với chất béo. vào lúc 5 giờ chiều thì có một bát cơm có thịt

        Ban Giám đốc nhà tù ước tính là mỗi bữa cơm cho người tù tốn 1 đồng 60 xu, gấp đôi suất ăn của những người canh gác. Họ nghĩ là người Mỹ có thói quen ăn nhiều. Thời gian đầu, họ không được nhận hoặc gửi bất cứ thư từ nào, không được đọc báo. Không có một tin tức nào được tiếp cận với bên ngoài, cả tin bầu cử của Nixon hoặc việc Mỹ đổ bộ lên Mặt trăng mà chỉ là các tin tức về chiến thắng của chúng tôi, về những máy bay Mỹ khác bị bắn rơi.

        Chúng tôi phát cho họ những cuốn sách của Hồ Chí Minh được dịch ra tiếng Anh cũng như những bài viết phản chiến bằng tiếng Anh. "Tôi nói chuyện với McCain hai lần một tuần vào tất cả các tuần trong tháng, trong một căn phòng đủ rộng, với những cánh cửa đóng kín và tường cách âm. Chúng tôi nói chuyện bằng tiếng Anh, thứ tiếng tôi học ở trường đại học.

        Một lần ông ta nói rằng, nhìn những vết thương của mình, ông ta không còn muốn bay nữa, sự nghiệp quân đội của ông thế ià hết và cần phải bắt đầu một cái gì khác. Đấy là sự nghiệp chính trị...

        Tôi đáp lại rằng, tại Mỹ, không phải nhân dân lựa chọn đường lối, mà là các đảng phái. Chúng tôi biết là ông ta không thích Johnson, nhưng cũng không dám chỉ trích Tổng thống của mình. Tôi biết ông có một vợ và 1 con gái nhỏ, nhưng không bao giờ ông ta nói ra. Thỉnh thoảng chúng tôi nói về địa lí nước Mỹ. McCain nói cho tôi biết về Mỹ, tôi nói là tôi có biết một chút về đất nước của ông ta, nói về Florida, về cầu cống vàng, ông không bao giờ nói về phụ nữ và tính cách Việt Nam cũng không cho tôi nói ra điều đó. Nhưng có một lần ông ta nói về những cô gái Brazil, cho rằng đó là những người phụ nữ đẹp nhất thế giới.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Giêng, 2016, 07:36:16 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2016, 01:38:01 am »

        Chúng tôi đi cùng với Nguyễn Tiến Trần đến nơi mà trước kia được gọi là "Hilton Hà Nội". Những người bảo vệ ở trại tù, bây giờ là một nhà bảo tàng, chào ông khi đi qua, có người xin chữ kí của ông. "Xà lim giam giữ McCain không còn nữa, cả văn phòng của tôi nữà, vốn ở trên tầng đó. Đây là tấm ảnh của những người bạn ông ta: Bob Craner, Everett Alvarez, người đầu tiên bị bắn rơi ở Việt Nam. Người này là James Kassler, người cựu chiến binh của chiến tranh Triều Tiên. Ông ấy là người rất cứng cỏi".

        Còn McCain thì ít chất nổi loạn hơn, ngoan ngoãn hơn so với những gì mà ông ta đã kể lại. Ông ta không hề chửi chúng tôi như ông ta đã viết, ông ta cư xử tử tế hơn nhiều. Ông ta cũng không hề kêu gào không cho chúng tôi quay phim trong tù nhân dịp Giáng sinh và một lần ông ta còn được đi làm lễ ở nhà thờ Lớn". McCain nhắc lại rằng, vào một dịp Giáng sinh, một người lính gác ông ta giấu trong người mình một cây thánh giá...

        Ông Trần phản bác: "Đấy là điều không thể. Những người lính chúng tôi đều là những người Cộng sản. Họ chiến đấu trong một cuộc chiến để giành lại Tổ quốc của mình. Họ không chỉ quan tâm đến tôn giáo, mà còn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người dân. Trong số các vấn đề nêu ra, chỉ có một điều ông ta đúng: bộ quần áo Phi công đang lưu trong bảo tàng có ghi là của, McCain, thực ra không phải là của ông ta. Nó đã bị hỏng nát và vứt đi từ lâu rồi".

        Những tấm ảnh từ thời ấy thể hiện một buổi chơi bóng chuyền và bóng rổ của các tù nhân, trong bộ quần áo tù. "Chỉ có một phần chúng tôi chơi bóng chuyền, nhưng không chơi bóng rổ và McCain không trong số đó. ông ta cảm thấy không khỏe và cũng không có vóc dáng để chơi môn đó. Áp lực dồn lên vai ông ta ít hơn những người khác, ồng ta nhận được hàng đống thư, dĩ nhiên bị chúng tôi kiểm soát, trong tù ông ta cũng có bàn trải và kem đánh răng, báo Vietnam Courier, được phép tắm 2 lần một tuần, được phép đi dạo ngoài trời 45 phút mỗi sáng, được nghe đài những bài hát cách mạng của chúng tôi cũng như những bài hát Pháp và nhạc của Louis Armstrong.

        Bạn sẽ thấy là mái tóc McCain bạc trắng, nhưng không phải vì tra tấn như ông ta nói, mà là nghĩ quá nhiều trong tù. Trong tù, McCain đã nghĩ quá nhiều đến cha và ông của mình, đến con đường chính trị mà ông ta sẽ phải bắt đầu thế nào. Đấy là một cá tính mạnh, và ông ta đã thể hiện ra ở trong tù. McCain là một người hùng của Mỹ, đất nước đã mất đi ở Việt Nam 58 nghìn người. Nhưng chúng tôi mất những 3 triệu người.

        Tôi muốn ai là Tổng thống Mỹ sắp tới, ông McCain hay Obama? Đấy là một câu hỏi mà tôi không quan tâm. Quá khứ không có ý nghĩa gì ở đây hết. Nước Mỹ hãy chọn một người đưa nó ra khỏi cuộc chiến Iraq và tránh xa những cuộc chiến tranh khác. McCain hiểu rất rõ về chiến tranh, vì thế tôi tin là ông ta không thích chiến tranh".

        Cuối năm 1972 đầu 1973, Hà Nội bị ném bom dữ dội. Chúng tôi đã phải đưa McCain đến Đức Giang, ngoại thành Hà Nội để cho ông ta chứng kiến cảnh đố nát và chết chóc. McCain nói rằng ông ta bị bắt trong khi đang ném bom Thủ đô của chúng tôi và ông ta nợ chúng tôi mạng sống...


        Người viết cuốn sách này đã chuyển nội dung bài báo nói trên cho Đại tá Trần Trọng Duyệt, cựu Trại trưởng Tù binh Hỏa Lò. Đọc xong, ông Duyệt cười và nói: "Nhiều năm đã qua rồi, nhưng chúng tôi quá hiểu ông John McCain này. Khi ra tranh cử Tổng thống Mỹ, ông ấy đã phải làm đủ mọi cách để có thêm phiếu bầu, kể cả việc mang chuyện cũ ở trại tù binh ra kể lại, kêu ca đã bị muỗi đốt, bị tra tấn, bỏ đói... sao cho lâm ly và xúc động cử tri Mỹ. Nhưng tiếc là John McCain đã bị Barack Obama đánh bại. Ông ấy là người đáng thương, đáng trách hơn là đáng giận. Chúng tôi thông cảm và chia sẻ với ông ấy".

        Rõ ràng, Barack Obama đã xứng đáng làm Tổng thống Mỹ hơn John McCain, và thực tế ông đã chiến thẳng cả hai nhiệm kỳ liên tiếp trong những cuộc vận động tranh cử cam go để được làm ông chủ Nhà Trắng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2016, 06:19:58 am »

       
        Những Trại giam Tù binh Phi công Mỹ và chuyện bây giờ mới kể của "người trong cuộc"

        Trong chiến tranh Việt Nam, tù binh Phi công Mỹ được giam giữ ở những trại giam nào ở Miền Bắc nước ta? Cho đến nay, đó vẫn là một câu hỏi được trả lời chưa thỏa mãn với nhiều người. Gần đầy, tác giả cuốn sách này có nhận được bức thư của ông Đặng Xuân Xiêm, sinh năm 1946, nguyên Quản giáo tù binh Phi công Mỹ. Ông Xiêm đã cung cấp một số chi tiết thú vị của một "người trong cuộc"...

        Tháng 10 năm 1970, sau ba năm học tiếng Anh, tôi về công tác Quản giáo tại Trại giam Phi công Mỹ ở Nhổn (một doanh trại của đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô (lúc đó gọi Trung đoàn Thủ đô) gần Trạm Trôi. Thời đó, chúng tôi gọi những tù binh Phi công Mỹ này là "tội phạm chiến tranh" (criminal of war).

        Sau đợt đặc nhiệm Mỹ tổ chức giải cứu tù binh Phi công Mỹ bất thành ở Sơn Tây tháng 11 năm 1970, số Phi công này được ta đưa về giam ở Hỏa Lò, một số được đưa về giam ở trại giam Thanh Liệt (gần Cầu Tó). Cuối năm 1972, một sổ lớn tù binh Phi công Mỹ còn được chuyển đến trại giam ở bản Bó Dường, xã vân Trình, huyện Thạch An, Cao Bằng.

        Ngày 16 tháng 12 năm 1972, tôi được lệnh về Hà Nội chuẩn bị vào Tân Sơn Nhất, Sài Gòn phiên dịch cho Ban Liên hiệp Quân sự thực hiện Hiệp định Paris về Việt Nam... Sau này, tôi còn làm công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng và tôn giáo. Ngày nay, các đơn vị tôi từng công tác, học tập đều đã tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc sáp nhập: Trường Ngoại ngữ Quân đội (phiên hiệu gọi là Đoàn 17); Trại giam Phi công Mỹ (phiên hiệu Đoàn 168); Ban Liên hiệp Quân sự không còn; cơ quan làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo cũng sáp nhập vào ngành Nội vụ; Đơn vị Thông tin ở sần bay thành Tiểu đoàn...

        Vì có thời gian làm công tác Quản giáo ở một số trại giam Phi công Mỹ, tôi xin được thông tin thêm một sõ chuyện mà tôi biết và trực tiếp''tai nghe mắt thấy".

        Hồi đó, tù binh Phi công Mỹ được giam chủ yếu ở trại giam Sơn Tây. Tháng 10 năm 1970, số Phi công ở đây được chuyển về trại giam ở Nhổn để phục vụ cho công tác đấu tranh chính trị. Nơi đây từng là doanh trại của một đơn vị bộ đội được cải tạo lại, nhưng vẫn giữ nguyên nhà tường gạch, mái ngói cấp 4, trần vôi rơm. Người ta chỉ xây thêm hàng rào bảo vệ cao độ 3 mét, trên có giăng dây thép gai. có ba nhà giam, mỗi nhà đều có sân chơi rộng rãi, có phòng câu lạc bộ cho tù binh Phi công Mỹ xem tranh, đọc báo (thường là báo Vietnam Courier), đọc truyện (thường là chuyện cổ tích, chuyện lịch sử Việt Nam bằng tiếng Anh).

        Sau vụ Không quân Mỹ tổ chức cướp tù binh Phi công ở Sơn Tây không thành cuối năm 1970, thấy trại giam này không đảm bảo an toàn, cấp trên quyết định chuyển đổi số tù hình sự của Bộ Công an về đây, để chúng tôi chuyển toàn bộ số tù binh Phi công Mỹ này về Hỏa Lò.

        Một số thông tin về Trại giam Tù binh Phi công Mỹ ở Ngã Tư Sở: Đây nguyên là cơ sở của xưởng phim Quân đội. Cũng nhà tường gạch, mái ngói cấp bốn, có trần vôi rơm, được cải tạo lại làm nơi giam giữ số tù binh phục vụ cho đấu tranh chính trị.

        Tại trại giam tù binh Phi công Mỹ Ngã Tư sở này đã xảy ra sự kiện chấn động hồi đó: Một tù binh Phi công Mỹ đã trốn trại! Nhưng anh ta mới chỉ lọt ra ngoài từ lúc nửa đêm tới đầu giờ sáng hôm sau đã bị bắt trở lại. Tù binh này khai: Anh ta phát hiện ra phòng giam có lỗ lên trần, khi cải tạo, người ta đã sơ ý không dùng bê tông vôi vữa trát lấp kín, mà dùng dây thép gai bịt lại. Ý định vượt ngục của người tù binh kia đã nảy sinh, khi lên câu lạc bộ của nhà giam, tình cờ được xem một tấm bản đồ Việt Nam treo trên tường. Anh ta nhìn thấy con sông Tô Lịch. Theo nguyên tắc chung, sông chảy ra biển. Anh ta suy đoán: Trốn được ra ngoài cứ đi xuôi theo dòng sông thì chắc sẽ gặp biển. Chỉ cần gặp thuyền của ngư dân rồi, thì sẽ xin đi nhờ, hoặc khống chế họ bắt chở ra biển. Khi gặp tầu nước ngoài thì sẽ làm tín hiệu SOS...

        Để chuẩn bị cho chuyến trốn trại này, người tù binh Phi công Mỹ đó đã lấy bánh mì phơi khô tích trữ dần làm lương thực... Nửa đêm hôm đó, chờ cho mọi người ngủ say, người tù binh này đã tháo dây thép gai chăng trên lỗ lên trần phòng giam và thoát ra ngoài. Nhưng mới lần mò men theo bờ sông đi được ít cây số, thì trời đã tảng sáng. Anh ta phải vào một ngôi chùa bên bờ sông Tô Lịch, vặt lá đa trải lên nền nhà chùa rồi chui vào nằm trốn trong đó...

        Sáng ra, có mấy người dần đi làm qua thấy cây đa lá rụng nhiều. Họ rủ nhau vào chùa xem sao, thì phát hiện thấy có người Tây ăn mặc như tù, đang nằm ngủ, nền báo cho công an và dân quân địa phương. Trước đó, sau khi phát hiện có tù binh Mỹ trốn trại, các lực lượng An ninh và Quân đội của ta trên địa bàn Thủ đô cũng đã được báo động. Cấp trên còn thông báo cho tất cả các địa phương xung quanh Hà Nội cùng phối hợp truy bắt và người tù binh Phi công Mỹ này ngay lập tức đã bị áp giải đưa trả về trại giam...
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2016, 01:01:10 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2016, 12:48:20 pm »

       Về Trại giam ở bản Bó Dường, xã Vằn Trình, huyện Thạch An, tính Cao Bằng: Đây là trại giam được ta xây cấp tốc để sơ tán Phi công Mỹ, nằm trong kế hoạch chủ động chống lại cuộc tập kích 12 ngày đêm của Mỹ tháng 12 năm 1972. Trại giam này được xây vật liệu bằng đá, phòng hẹp và cửa nhỏ. Thời gian xây quá vội, xi măng thiếu, nên chất lượng kém. có một nhà ở của lãnh đạo trại là nhà ngói, vách trát toóc xi; có ba nhà gạch, diện tích khoảng 20 mét vuông, là nơi làm việc của cán bộ quản giáo. Có ba nhà giam xây bằng đá. Nước sinh hoạt được dẫn từ mạch nước ngầm gần đỉnh núi bằng õng nứa đục mắt, nối lại nhiều đoạn, dẫn vào tận phòng giam của tù binh. Sau một tháng, thấy thị giác tù binh bị giảm, chúng tôi báo cáo, cấp trên lệnh làm giàn dây thép ở ngoài sân, lấy lá ngụy trang và thường xuyên cho tù binh ra tắm nắng.

        Sau này, còn có một số tù binh đặc biệt như Đại tá quân đội Chính quyền Sài Gòn Nguyễn văn Thọ bị bắt trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào cuối năm 1971, cũng bị đưa về giam giữ tại đây.

        Tại trại giam Bó Dường hồi đó còn có căn nhà lưu giữ hai chiếc xe ô tô (trong đó có một chiếc xe loại cứu thương của bệnh viện). Người trông giữ hai chiếc xe này tiết lộ: Đó là xe từng phục vụ Bác Hỗ.

        Gần đầy, có một bài báo với tiêu đề "Một trại giam Phi công Mỹ bị bỏ quên" chính là viết về trại Bó Dường này. Nếu bạn đọc nào quan tâm, có thể tìm về địa chỉ nêu trên gặp ông Chu Văn Xây, dân tộc Tày, nguyên là cán bộ Quản giáo trại giam tù binh Phi công Mỹ, nhà ông ở ngay bản Bó Dường; hoặc gặp người đã từng làm Chủ tịch xã Vằn Trình thời điểm cuối năm 1972. Ông chủ tịch xã này từng đích thân dẫn chúng tôi và một số anh em vào hang núi cách trại giam khoảng một cây số để chuẩn bị địa điểm dự phòng, theo "'phương án hai": Nếu thấy trại giam không an toàn, thì chuyển tù binh vào trong hang đá...

        Trại giam Thanh Liệt: Đây là trại giam do Bộ công an quản lý. Tháng 9 năm 1971, chúng tôi đưa 23 Phi công Mỹ về giam ở đây. Bên Công an đã dành cho chúng tôi hai ngôi nhà cấp bốn, một là phòng giam, một là nơi ăn nghỉ của cán bộ, chiến sỹ Quản giáo và Bảo vệ sử dụng.

        Trại giam ở nhà số 17 phố Lý Nam Đế - Hà Nội: Nơi đây cũng nguyên là doanh trại đơn vị bộ đội được cải tạo lại. Trước năm 1970 có tù binh Phi công Mỹ nào bị giam ở đây hay không tôi không rõ. Sau này (1972), ta có đưa một số tù binh Mỹ bị bắt ở chiến trường Miền Nam ra và giam giữ ở đây.

        Nhà máy Điện Yên Phụ: Ngoài ra, có thời kỳ gần chục Phi công Mỹ còn được đưa đến Nhà máy điện Yên Phụ. Hàng ngày, ta bổ trí cho họ xuất hiện công khai. Mục đích là để đối phương biết nơi giam giữ tù binh Mỹ, góp phần bảo vệ nhà máy điện Yên Phụ và cầu Long Biên. (Phía Mỹ thấy có người của họ ở gần cầu và tại nhà máy điện sẽ chưa dám ném bom ở đây).

        Một Trại giam Tù binh Phi công Mỹ trong chiêh tranh thường được tổ chức bộ máy như thế nào?

        - Lãnh đạo trại gồm Trại trưởng, Trại phó (biết tiếng Anh) và Chính trị viên;

        - Bộ phận Tham mưu (biết tiếng Anh) có nhiệm vụ tuyên truyền chính sách của Nhà nước ta qua hệ thống truyền thanh của trại. Hỏi cung những tù binh mới bị bắt đựa về trại, duyệt lần cuối các thư của tù gửi về gia đình...

        - Hai tổ Quản giáo (biết tiếng Anh) làm nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với tù binh hàng ngày. Tổ chức cho họ thực hiện tốt nội quy của trại, giúp họ có nhận thức đúng đắn về chính sách nhân đạo của ta, hiểu rõ cuộc chiến tranh phi nghĩa của Chính phủ Mỹ đang tiến hành ở Việt Nam.

        Hàng ngày tù binh thường được ra sân tập, tắm nắng, tắm nước hai lần sáng và chiều, mỗi lần một giờ đồng hồ. Chúng tôi thường hướng dẫn họ tham gia các hoạt động thể thao, đưa đi bệnh viện nếu bị ốm, nhận và trao quà gia đình của họ gửi đến; hướng dẫn họ viết thư, kiểm tra và đề xuất ý kiến xử lý đối với những thư có vấn đề...

        - Ngoài ra, ở mỗi Trại giam Tù binh còn có một đơn vị Bảo vệ và bộ phận Cấp dưỡng.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2016, 01:01:33 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2016, 04:44:48 am »

       Riêng với Trại giam Tù binh Phi công Mỹ Hỏa Lò: có lực lượng Công an gác cổng ngoài, Quân đội gác cổng trong. Khu nhà giam phía đường Quán sứ giao cho bộ đội giam Phi công Mỹ; Lực lượng công an chỉ sử dụng khu C (góc phía đường Hỏa Lò và Hai Bà Trưng). Bên công an chỉ giữ lại tầng một nhà hai tầng phía phố Thợ Nhuộm làm nơi làm việc; còn lại tầng hai và toàn bộ nhà phía đối diện, nhà bếp giao cho đơn vị bộ đội quản lý sử dụng.

        Nhà bếp cho bộ đội được bổ trí sát tường sau của một phòng giam. Cũng chính điều này đã làm thay đổi nhận thức của tù binh Mỹ. Bởi họ thường vịn tay lên cửa sổ nhìn ra và thấy bữa ăn đạm bạc của bộ đội ta kém xa tiêu chuẩn ăn của tù binh Phi công Mỹ. Từ buổi ấy, họ không đả động gì đến công ước Giơ-ne- vơ. Trước đó, báo chí Mỹ và Phương Tây thường đòi ta phải thực hiện Công ước Giơ-ne-vơ đối với tù binh chiến tranh. Trong trại giam, tù binh Mỹ cũng đấu tranh vấn đề này. Chúng tôi giải thích: Các anh là tội phạm chiến tranh, vì đã mang bom ném xuống đất nước chúng tôi, gây bao tội ác với dân thường. Buộc chúng tôi phải chiến đầu bắn trả để tự vệ. Máy bay của các anh trúng đạn bị rơi, các anh bị bắt về đây. Các anh không có quyền đòi được hưởng theo Công ước Giơ-ne-vơ. Tuy nhiên, thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước chúng tôi, các anh đã được đối xử tốt, được hưởng tiêu chuẩn sinh hoạt hàng ngày còn cao hơn cả chúng tồi.

        Thời chiến tranh, sinh hoạt của bộ đội và nhân dân ta còn nhiều thiếu thốn và khó khăn lắm. Tiêu chuẩn ăn của bộ đội ta mùa hè mỗi người chỉ được chi 7 đồng/ ngày, còn mùa đông là 6 đồng 8/ ngày.

        Đối với tù binh Mỹ thì sao? Họ được hưởng mức ăn tới 16 đồng/ ngày. Chưa hết, mỗi ngày mỗi tù binh được hút 6 điếu thuõc lá Tam Đảo, Nhị Thanh hoặc Tam Thanh (thường là Tam Đảo). Mỗi tháng, một tù binh còn được nhận 6 lưỡi cạo rầu. Mỗi năm được phát một bộ quần áo tù màu xanh lam xẫm, cùng đầy đủ chăn, màn, khăn mặt, bàn chải, thuốc đánh răng...

        Tù binh được cắt tóc theo nhu cầu (có nhà giam chúng ta sắm tông đơ, kéo cho họ tự cắt cho nhau). Mỗi quý, ta còn tổ chức cho họ xem phim một lần. Hàng ngày họ được chơi thể thao, bóng chuyền (có lúc bộ đội cùng tham gia), có tù binh xin được đọc Tuyển tập Mác-Ẩngghen, chúng tôi đã cung cấp.

        Các phòng giam có tú lơ khơ, cờ quốc tế (khi ta có chủ trương cho nhận quà, gia đình họ gửi bàn, quân cờ và tú lơ khơ).

        Ở trại giam Nhổn và Ngã Tư Sở còn có cả phòng câu lạc bộ dành cho tù binh.

        Một tháng, mỗi tù binh được viết một lá thư dài không quá bẩy dòng; một quý, mỗi người được viết một lá thư dài không quá hai mươi mốt dòng gửi về gia đình.

        Vào dịp Lễ Noel (25 tháng 12) hàng năm, Trại giam đều tổ chức lễ, các phòng cũng trang trí cây Noel. Chiều 24 tháng 12, họ thường được ăn thịt gà tây. Năm nào chúng tôi cũng chọn một số tù binh tiêu biểu cho đi lễ nhà thờ. có năm chúng tôi mời mục sư đạo Tin Lành vào làm lễ cho tù binh tại trại giam (đạo Tin lành giản đơn, chỉ cần cây thánh giá là đủ, không cầu kỳ như đạo Công giáo). Đúng 12 giờ đêm, chúng tôi phát quà Noel cho tù binh gồm: 6 cái kẹo hoặc 6 tấm bánh bích quy Hương thảo, sáu hoặc ba điếu thuốc lá...

        Trại giam cũng tổ chức cho các tù binh Phi công Mỹ ăn tết Nguyên đán theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam, có bánh trứng và giò lụa. sáng mồng Một, lãnh đạo Trại gặp đại diện tù binh chúc Tết họ. Buổi gặp này thường rất vui. Sau lời chúc Tết của lãnh đạo Trại, tù binh được mời hút thuốc, uống nước, ăn bánh kẹo và nghe chúng tôi kể chuyện cổ tích Việt Nam. Họ rất thích chuyện tiếu lâm, ví dụ như "Sai con đi mua nước mắm bằng đĩa".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2016, 04:59:28 am »

       
        Một vài chi tiết liên quan đến vụ Đặc nhiệm Mỹ tổ chức cướp tù binh Phi công Mỹ bất thành:


        Tháng 3 năm 1971, anh em bảo vệ Trại Hỏa Lò phát hiện hàng ngày vào khoảng 10 giờ sáng, có hai tù binh ở nhà giam phía đường Quán sứ và Hai Bà Trưng cùng vào nhà vệ sinh, và ở trong đó lâu khoảng một tiếng đồng hồ. Chúng tôi kiểm tra hồ sơ tự khai, hai tù binh này đều tốt nghiệp đại học ngành thông tin liên lạc. Trại trưởng liền ra lệnh khám phòng (có trên 40 tù binh ở phòng này). Chúng tôi phát hiện dây mắc màn bằng dây thép đã được cách điện với tường. Chúng tôi gọi hai tù binh có biểu hiện không bình thường kia lên chất vấn. Họ khai đang lắp máy bộ đàm để liên hệ với bên ngoài. Hỏi linh kiện lấy đâu ra? Họ khai: Hải quân Mỹ gửi linh kiện bằng cách nhét vào hộp thuốc đánh răng, quả táo, bánh xà phòng. (Thực hiện chính sách nhân đạo, Chính phủ ta cho Phi công Mỹ nhận quà từ gia đình). Sau việc này, toàn bộ quà gửi cho Phi công Mỹ được kiểm tra rất kỹ. Qua kiểm tra này, chúng tôi đã lấy được tài liệu của Mỹ gửi cho Phi công giam giữ ở đây về vụ tổ chức cướp Phi công Mỹ ở sơn Tây được nhét vào ruột quả táo khô (ta thường gọi là táo tầu). Tài liệu viết trên tờ giấy ni lông rất mỏng khổ rộng 4 cm, dài 50 cm, chữ nhỏ phải dùng kính lúp mới đọc được. Một câu hỏi đặt ra: Tù binh Phi công Mỹ sẽ đọc bằng cách nào? Họ khai: Lọ nhựa đựng thuốc vitamin Hải quân Mỹ lấy danh nghĩa gia đình gửi cho Phi công Mỹ có đáy là hình cầu lõm, dùng thay kính lúp đọc rất rõ.

        Thời điểm ấy, tôi là Tổ phó Quản giáo đã được giao nhiệm vụ dịch bản tài liệu này. Bản dịch dài tới 5 trang viết tay loại giấy trang kẻ ngang. Tôi còn nhớ có mấy chi tiết như sau: Phía Mỹ cho biết họ có điệp viên là người địa phương, nắm chắc tình hình trại giam, vẽ sơ đồ gửi cho Mỹ. Họ cũng công nhận, vì hoạt động ở trại giam Sơn Tây không thấy có gì thay đổi, vẫn có kẻng báo thức hàng sáng, thấy bộ đội tập thể dục, tối có kẻng báo đi ngủ... Thực ra, trước đó một tháng, toàn bộ số Phi công giam giữ ở đây đã chuyển về trại giam ở Nhổn, cơ sở ở Sơn Tây giao cho một đơn vị bộ đội quản lý. Để giữ bí mật, ngày chuyển tù binh Phi công Mỹ đi, ta đã thực hiện nghi binh: Cứ chuyển đi một xe lại có một xe ô tô giống như vậy chuyển bộ đội đến. Nên trại giam không có gì khác lạ, không ai phát hiện được việc chuyển tù Phi công Mỹ đi khỏi trại giam Sơn Tây...
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2016, 03:06:00 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2016, 04:11:28 am »

       
        Nhân đây, xin được kể một một vài chuyện còn ít biết về những tù binh đặc biệt này:


        Họ được học hành, đào tạo, huấn luyện rất đặc biệt với nhiều kỹ năng. Khi tham gia chiến tranh ở Việt Nam, Phi công Mỹ còn được học cả cách mở khóa, phá cửa và những kỹ thuật biệt kích phá hoại, có tù binh đã nói với tôi, trốn ra khỏi trại giam các ông không khó, nhưng trốn khỏi lãnh thổ Việt Nam là không thể vì hình dáng người Việt khác người Mỹ và nhân dân các ông có ý thức cảnh giác cao, tin tưởng ở chính quyền. Thực tế cũng có mấy lần chúng trốn khỏi trại nhưng lại bị bắt lại ngay.

        Ngay việc chuyển Phi công Mỹ đi giam ở Cao Bằng, chúng tôi phải thực hiện nghi binh: Xuất phát ở Hỏa Lò từ 11 giờ đêm, xuống Hà Đông, rẽ Nhổn, về Yên Phụ, lên cầu Thăng Long, đi Thái Nguyên, sang Bắc Cạn, đi Thất Khê, Đông Khê (Cao Bằng) và rẽ vào trại giam ở sườn núi thuộc địa phận bản Bó Dường, xã Vân Trình, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

        Bây giờ từ Hà Nội đi Cao Bằng chi trong một ngày. Nhưng hồi đó, đoàn xe chúng tôi phải đi suốt hai đêm một ngày mới tới. Để đảm bảo an toàn, lo ngại tù binh trốn dọc đường, chúng tôi phân công bảo về ngồi cùng và kèm chặt. Đến Bắc Cạn, xe dừng, tôi lên kiểm tra thì cả mấy đồng chí bảo vệ và tù binh cùng nằm ngủ ngon lành trên xe. Tất nhiên, trên đường đoàn xe chúng tôi đi qua đều có sự hiệp tác bảo vệ của các đơn vị tại chỗ. Điều ngạc nhiên, là ngay sáng hôm sau, tôi vào phòng giam, một tù binh đã nói với tôi: Đây là biên giới Việt Trung! Tôi hỏi tại sao biết? Anh ta chỉ vào cây rừng trước cửa và nói chỉ ở biên giới Việt Trung mới có loại cây này.

        Chuyện báo chí Mỹ nói tù binh Phi công Mỹ bị bộ đội Bắc Việt bắt lao động khổ sai, đã lợi dụng việc đập gạch vỡ rồi xếp chữ SOS để báo với máy bay trinh thám của Mỹ. Không biết thực hư thế nào? Vì trong các trại giam tôi biết, thì không có chuyện bắt tù lao động. Nhưng việc họ lợi dụng viết thư để thông tin về nước là có và rất phổ biến. Do vậy, chúng tôi phải tố chức kiểm duyệt

        Một lần tôi kiểm tra một lá thư gửi về gia đình, một tù binh đã viết như sau: Khi con được về nhà, con sẽ lấy vợ. Bố mẹ mua sẵn cho con một ngôi nhà. Con thích có một ngôi nhà nằm trên một sườn núi, hướng trông ra một cánh đồng và trên cảnh đồng đó có một cái làng... Tôi nghĩ ngay, người tù binh này đã ngầm thông báo Trại giam ở Bó Dường, Cao Bằng. Ngay cái tên "Khách sạn Hilton" là họ tự đặt cho Trại Hỏa Lò, khi viết trong thư gửi về nhà.

        Thời gian cuối năm 1971 đầu năm 1972, cấp trên cho rẳng dãn Mỹ ăn bánh mỳ sao không cho Phi công Mỹ ăn bánh mỳ lại cho họ ăn cơm. Trại chúng tôi liền tố chức cho tù binh ăn bánh mỳ. Họ rất thích, nhưng lại có tù binh lấy cớ chống lại. Xin kể một chuyện. Tù binh Phi công có tên là Morgan (tiếng Việt chúng tôi đặt là "Gàn"- Ở trại giam, để anh em bảo vệ dễ nhớ, dễ gọi, mỗi Phi công Mỹ được đặt một tên Việt John McCain, sau là Thượng nghị sỹ Mỹ, gọi là "Cài". Morgan là Đại úy, anh ta thường khoe là Phi công bị bắt thứ 6 tại Hải Phòng. Sau khi ăn bánh mỳ được một tháng, anh ta lâm bệnh và giảm cân nhanh. Chúng tôi đưa đến bệnh viện. Các bác sỹ bệnh ở viện 108 và 354 đều không tìm   không ra nguyên nhân, có lần tôi được trực tiếp vào phòng chiếu X quang, nhìn màn hình không thấy có biểu hiện gì. Lần đó, bác sỹ quân y viện 354 nói với tồi khả năng tù binh này bị phản ứng thức ăn. Anh ta được điều trị và ăn uống theo chế độ đặc biệt.   Sau này, tù binh này đã khai được tên cầm đầu giao nhiệm vụ, mỗi lần ăn bánh mỳ xong lấy tay móc họng cho nôn ra, rồi ăn lại. Không ngờ hành động đó tạo thói quen phản xạ. Mỗi lần ăn xong, tên này nôn ra bát và rồi lại xúc thức ăn vừa mới đó ăn lại thì mới được. Nhiều đồng chí của ta nhìn thấy là thấy lợm giọng. Tham gia vụ này, "Cài" đã cạo đầu theo phong cách "'một mất một còn" - Cạo trọc một nửa đầu, một nửa để tóc dài.

        Cuối năm 1971, Hà Nội có dịch đau mắt đỏ, Ban chỉ huy Trại tổ chức tiêm phòng cho tù binh. Không hiểu tại sao, có một phòng gần 40 tù binh đã bị đau mắt đỏ đồng loạt ngay sáng hôm sau. Họ la ó, phản đối dữ dội. Chúng tôi phải nhờ các bác sỹ quân y viện đến kiểm tra và chữa trực tiếp, mới qua được đợt dịch này.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2016, 03:31:36 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2016, 01:09:54 pm »

       
        Kể thêm về anh "Cài"


        Về chuyện tù binh "Cài" - John McCain thì mọi người đều đã rõ. Anh ta là con trai của Đô đốc Hải quân Mỹ Robert McCain, bị bắt ở hồ Trúc Bạch. Khi bị bắt McCain bị thương ở chần rất nặng, mất nhiều máu. Các bác quân y viện 108 đã tập trung cứu sống, sau này chữa không phải cưa chân (vì chân bị dập nát xương) và các năm sau chữa đi được, có người bạn hỏi tôi, nếu ông gặp lại John McCain ông sẽ nói với ông ta điều gì? Tôi nói, những hoạt động của John McCain thời gian qua nói lên sự nhận thức của ông ta về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Nếu có gặp lại, tôi sẽ khuyên ông ta tìm gặp các bác sỹ quân y đã cứu sống và tìm cách giữ cho ông ấy cái chân trong điều kiện khó khăn của bệnh viện 108 nói riêng và Việt Nam nói chung. Nếu có thể ông nên có đóng góp gì đó hữu ích cho bệnh viện quân y 108.

        Có lần tôi hỏi "Cài" là tại sao tham chiến ở Việt Nam. Ông ta trả lời rất đơn giản là sang Việt Nam được lương cao, và vì ông ta là quân nhân nên phải theo lệnh của cấp trên. Ông ta giải thích quân đội Mỹ thường gọi là "GT" (government issue) nghĩa là đội quân theo lệnh của Chính phủ, nên Chính phủ Mỹ bảo đi đâu phải thực hiện. Ông ta còn nói, khi còn là học sinh, sinh viên có tham gia Câu lạc bộ Hàng không, nên khi có động viên sang Việt Nam được lương cao ông ta đã đăng ký tham gia. Tôi hỏi: Bố anh là Đô đốc Hải quân, anh có theo nghiệp bố không? "Cài" trả lời: Tôi khác quan điểm với ông ấy. Tôi thích làm chính trị. Nếu tôi không sang Việt Nam tôi sẽ phấn đấu là Thượng nghị sỹ.

        Có một chuyện vui, một buổi sáng vào nhà giam kiểm tra, khi đi qua phòng giam tôi thấy "Cài" đang tập thể dục. Thấy tôi, "Cài" nói "Blinky" - phó nháy (tôi có tật nháy mắt). Thấy thái độ như vậy, tôi nói bảo vệ không cho ra ngoài. "Cài" gào to: "Báo cáo Trại trưởng"! Đồng chí Tổ trưởng Quản giáo hỏi tôi tại sao anh ta phản ứng vậy? Tôi báo cáo sự việc. Quản giáo cho dẫn "Cài" lên phòng hỏi cung. Vừa gặp tôi, anh ta đã nhận có sai và thanh minh là đùa, xin được gặp tôi để xin lỗi. Khi gặp lại tôi, "Cấi" đã xin lỗi và thanh minh: Thấy ông hiền, tử tế nên tôi mới nói đùa...

        Làm công tác quản lý Phi công Mỹ, chúng tồi thường nhắc nhau phải qua hành động thực tế để cảm hóa họ. Khi nói chúng ta có 4.000 năm lịch sử, bọn họ không tin. Chúng cho rằng nước Mỹ mới có 200 năm mà giầu có như vậy, Việt Nam có 4.000 năm tại sao lại nghèo? Trại bố trí cho họ đến thăm văn Miếu - Quốc Tử Giám, mắt thấy tai nghe, nên họ tin ngay.

        Một lần, một tù binh chửi tục, bị phạt giam riêng, nhưng vẫn hưởng mọi chế độ. Một buổi sáng tôi vào phòng giam đó. Anh ta kể: Ông bảo vệ hôm qua mang cho tôi 6 điếu thuốc lá. Sau đó, ông ấy về vị trí trực. Tôi phát hiện ông ấy cũng nghiện thuốc nặng, đã phải lấy mẩu thuốc cũ trong túi của mình ra châm lửa hút Tôi rất khâm phục ông ấy. Tôi là người đang bị kỷ luật mà ông ãy vẫn đối xử với tôi như vậy. Ông có quyền, nhưng đã không bớt tiều chuẩn thuốc hút của tôi.

        Tù binh Phi công Mỹ khi được ta tin tưởng nhờ làm gì là họ cũng thích. Khi ở trại giam Bó Dường, tôi giao cho một phòng giam tìm các từ đồng nghĩa tiếng Anh (thời kỳ đó tài liệu tiếng Anh khan hiếm lắm). Chỉ 20 ngày họ làm xong một quyển rất hay. Quyển này, sau này khi về học ở Mai Dịch chuẩn bị vào Tân sơn Nhất, tôi đưa cho anh Đoàn Huyên.

        "Tài sản đặc biệt" đã bị tiêu hủy

        Xin kể một chuyện vui nữa: Khi bị bắt, đưa đến trại giam, Phi công Mỹ có tài sản gì trong người đều được ta lập biên bản và giữ lại để khi trao trả thì bàn giao lại. Có một tù binh Phi công Mỹ khi dẫn giải đến trại giam, trong tư trang anh ta có một món tài sản khá đặc biệt, đó là một... túm lông nhỏ (không hiểu để làm gì), nhưng theo quy định, ta cũng phải lập biên bản coi như"tài sản riêng" và phải lưu giữ.

        Vậy là, mỗi khi người tù binh kể trên chuyển đi trại giam nào, thì cán bộ quản lý cũng phải bàn giao "túm lông tài sản" đó theo. Mãi sau này, cấp trên cử bác Xuân Oanh từ bên ngoại giao (năm ấy bác là Người phát ngôn báo chí của đoàn ta tại hội nghị Paris) sang làm Trại phó. Bác Oanh thấy vậy, liền cho hướng xử lý: Mời người tù binh kia lên giải thích về sự phiền toái, rắc rồi... Anh ta đồng ý hủy, chúng tôi liền cho lập biền bản và hủy "tang vật" trước chứng kiến của chủ nhân túm lông kỳ quặc nọ.

        Trong gói quà gia đình gửi cho tù binh thường có cả ảnh gia đình, thậm chí còn có ảnh vợ, bạn gái chụp khỏa thân gửi cho... Lúc đầu, chúng tôi thấy ảnh khỏa thân, trông rất chướng mắt, nên không cho tù binh nhận. Thấy vậy, bác Xuân Oanh tham gia ý kiến là: văn hóa Mỹ và Phương Tây coi ảnh khỏa thân là bình thường trong cuộc sống của họ. Ta cứ cho tù binh nhận ảnh khỏa thân, để họ nhớ vợ, nhớ người yêu, nhớ nhà mà đấu tranh với Chính phủ Mỹ và phản chiến mạnh hơn.


        Nhiều nầm đã trôi qua, chúng tôi rất tiếc là không có điều kiện tổ chức được các buổi gặp mặt truyền thống của các cựu cán bộ nhữhg Trại giam tù binh Phi công Mỹ hồi đó...
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2016, 04:36:06 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2016, 04:43:06 am »

       
        Hé lộ về một trại tù binh Mỹ tại Đà Năng, trong chiến tranh Việt Nam

        Theo hồi tưởng của Zalin Grant - Một cựu phóng viên của tờ Time, từng tình nguyện phục vụ như một sĩ quan quân đội Mỹ tại Việt Nam (lược dịch - ĐVH):

        Khoảng những năm 1968 -1971, đã có một Trại tù binh Mỹ được lập ở sâu trong một cánh rừng phía tây của Đà Năng. Trại này nằm dưới nhữhg tán lá rừng rậm rạp, nơi ánh sáng mặt trời khó xuyên thủng, với những cành cây và dây leo đan chồng lên nhau. Trại tù binh này không đèn điện, không có tháp canh và cũng không có giây thép gai bao quanh. Phòng giam tù binh chỉ là những túp lều tranh, giường ngủ bẵng sạp tre, được làm đơn giản như nơi ở của người dân tộc Tây Nguyên trong chiến tranh. Những người lính Việt Cộng rất giỏi chịu đựng gian khổ, thiếu thốn và hy sinh. Nhưng với những người Âu - Mỹ thì điều kiện sinh hoạt nơi đây thật là tồi tệ đến kinh dị, vì không khí luôn ẩm thấp, bùn lầy và còn bị côn trùng rắn rết tấn công.

        Lúc cao điểm nhất, trại này có 32 tù binh. Nhưng 12 người trong số họ đã chết vì nhiều lý do: bệnh tật, đói ăn và cả vì bom đạn của quân đội Mỹ trút xuống. Suốt một thời gian dài, 18 tù binh Mỹ phải đi chân trần với dép cao su. Không được cấp đủ gạo và lương thực thường xuyên, để cứu đói, họ phải tự đi lao động thu hoạch khoai mỳ trên rẫy về làm thức ăn. Họ sống trong nguy hiểm rình rập đêm ngày, vì liên tục bị ném bom bởi lực lượng Không quân Mỹ và Không quân Sài Gòn. Một người Mỹ phản chiến được trang bị một khẩu súng trường Marine Bob Garwood đã làm "quản giáo" giúp Việt cộng giam giữ những tù binh nơi đây.

        Tháng 4 năm 1968, các tù binh ở trại giam phía Tây Đà Nắng này đã tố chức một kế hoạch chạy trốn, nhân một lần được cử đi thu hoạch khoai mỳ, mà chỉ có một bảo vệ giám sát. Nhưng tất cả đều bị bắt lại, khi họ lạc vào một buôn người Thượng mà không tìm được lối ra.

        Về sau, chỉ có một tù binh trốn trại và đào thoát thành công. Thêm 5 người trong số họ may mắn được Việt cộng trả tự do vì mục đích tuyên truyền. Số tù binh còn lại phải đến sau Hiệp định Paris mới được trao trả hết cho Mỹ tại Lộc Ninh năm 1973.

        Riêng năm 1971, còn có một nữ tù binh hiếm hoi thuộc lực lượng Quân y, người Mỹ gốc Đức, được yêu cầu gửi ra Hà Nội cùng một tù binh gốc Đức nữa, theo đường mòn Hồ Chí Minh...


        Đó chính là Monica - một nữ tù binh xinh đẹp, tính tình đỏng đảnh, từng đòi ngủ cùng phòng với người tù binh nam gốc Đức kể trên, nhưng đã không được phép, cô đã đề nghị ông Trần Trọng Duyệt, Trại trưởng tù binh Hỏa Lò cho nuôi một con mèo. (Chúng tối đã hầu chuyện bạn đọc ở phần trên). Sau đó, họ cùng được trao trả tại sân bay Gia Lâm - Hà Nội năm 1973.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM