Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:06:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công Mỹ ở Việt Nam  (Đọc 73535 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2016, 02:18:05 pm »

        Ông bạn luật sư này gọi cho những người bạn khác ở Hà Nội. Họ có một sáng kiến: có một chương trình truyền hình ở Thành phố Hồ Chí Minh, có thể giúp được. Chương trình này có tên "Như chưa hề có cuộc chia ly", chuyên tường thuật về những trường hợp đoàn tụ của bạn bè hay gia đình sau một thời gian xa cách tưởng chừng như không còn gặp nhau lại được.

        Vì tất cả các chương trình truyền hình là của Nhà nước, nên chuyện tìm viên Phi công MiG trở nên đơn giản hơn ông Chery tưởng nhiều.

        Viên Phi công chiếc MiG vẫn còn sống và được biết đang sống ở Hà Nội. Cherry được mời đến TP. Hồ Chí Minh cho một chương trình hội ngộ được chiếu trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam. Ngày 5 tháng 4 năm 2008, khi ông Cherry nhìn chằm chằm ngang qua phòng thâu hình của đài truyền hình thì một cư dân Hà Nội, dáng người khỏe mạnh, tóc hói, sải những bước dài có chủ đích về phía ông. Cherry cảm thấy an lòng khi thấy cái nhìn hiền hậu trên khuôn mặt của người kia.

        Cherry và Nguyễn Hồng Mỹ bắt tay thật chặt với nhau. Hồng Mỹ, biết nói chút tiếng Anh, nói qua một người thông ngôn rằng ông hy vọng hai người sẽ trở thành bạn tốt. Đề cập đến trận không chiến năm xưa, ông Hồng Mỹ mỉm cười và nói: "Anh thắng trận đó. Nhưng nhìn toàn cục thì chúng tôi đã thắng".

        Ông Hồng Mỹ bị thương nặng trong lần rớt đó. Ông bị gãy cả hai tay, và bị chấn thương ở lưng. Ông không còn bay nhiều sau ngày đó. Sau chiến tranh, ông xin vào làm việc cho một Công ty bán bảo hiểm.

        Sau đó, Hồng Mỹ đưa Cherry về thăm nhà mình. Trong buổi ăn tối, có một ông láng giềng bước vào và bắt đầu nói về nhữhg tàn phá ở Hà Nội vì bị Mỹ đánh bom.

        Hồng Mỹ lắc đầu, ngăn lại: Chính trị không được bàn đến ở đây.

        Ngày hôm sau họ viếng thăm Khách sạn Hilton Hà Nội (Hỏa Lò) cùng nhau, là nhà tù nổi tiếng khắc nghiệt đã từng giam những Phi công Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc trong nhiều năm.

        Đó là một kinh nghiệm đầy cảm xúc cho Cherry. Khi ông nhìn một bức hình của những Phi công tù binh Mỹ, Hồng Mỹ nói nhỏ bên tai ông, "Anh có bạn trong đây?" Cherry gục đầu, đưa tay chỉ vào một viên Phi công trong tấm hình. "Anh này là bạn của tôi," Cherry nói.

        Hồng Mỹ lắc đầu buồn bã. Bên ngoài nhà trưng bày đã một thời là nhà tù, Hồng Mỹ khoác tay lên vai Cherry một cách thần tình.

        Cherry, giờ đã 70 tuổi, muốn đưa Hồng Mỹ, giờ cũng 63 tuổi, sang thăm Mỹ chơi cho biết. Những người tổ chức trong Hội Sun'n Fun Fly-in ở vùng Lakeland giúp trả chi phí cho chuyến đi. Vào một hôm thứ Ba, chỉ hai ngày trước ngày kỷ niệm lần thứ 37 cuộc không chiến kéo dài bốn phút của họ, Hồng Mỹ đến Bowling Green cùng với người con trai.

        Họ cùng bay vào Tampa hôm thứ Ba để dự một buổi biểu diễn máy bay và cùng viếng thăm viện bảo tàng máy bay ở Hạt Polk.

        Dan Cherry và Nguyễn Hồng Mỹ trước chiếc MiG-21 trong lần gặp nhau năm rồi ở Hà Nội. Lần đầu tiên hai bên gặp nhau, là năm 1972, kéo dài chỉ bốn phút và chấm dứt sau khi Cherry bắn rơi máy bay của Hồng Mỹ. Cherry nói họ trở thành bạn của nhau nhanh chóng. Cuộc hội ngộ mang lại một vài gần gũi cho cả hai, theo Cherry. Ông thấy trong. Hồng Mỹ có một phần của ông, và một phần của bất kỳ Phi công lái chiến đấu cơ nào, những người đã từng bay. Ông thấy sự tự tin, thông minh và tính hài hước.

        "Tôi khám phá rằng Hồng Mỹ giống như Phi công chiến đấu khác mà tôi đã từng biết, "Cherry nói.

        Trước khi đến Hoa Kỳ, Hồng Mỹ nói về một chiến đấu cơ Hoa Kỳ bị chính ông bắn rơi chỉ một tháng trước khi ông có trận không chiến với Cherry, và cũng giống như Cherry, ông Hồng Mỹ cũng đã luôn lấy làm thắc mắc về số phận của phi hành đoàn hai người của chiếc chiến đấu cơ đó.

        Ông Cherry đã bỏ công tìm tòi và khám phá cả hai viên Phi công đó vẫn còn sống sau chiến tranh, mặc dù giờ đây viên Phi công chính đã qua đời. Nhưng ông Cherry tìm được người kia, là viên hoa tiêu ngồi đằng sau trong phi vụ bị bắn rơi đó.

        Một lúc nào đó không xa, buổi hội ngộ lần thứ hai sẽ được thu xếp. Lần này Hồng Mỹ sẽ gặp người ông đã từng bắn rơi năm nào ở Việt Nam. Hồng Mỹ, Cherry và viên hoa tiêu đó dự định sẽ ăn tối cùng nhau.

        Cherry biết họ sẽ không bàn về vấn đề chính trị. Sẽ không có màn tố cáo, buộc tội lẫn nhau. Cuộc nói chuyện thay vào đó có lẽ sẽ đưa về một chủ đề mà kết nối họ lại cùng nhau.

        Đó là niềm vui xé gió tung mây của đời Phi công - The joy of flight! Nguyễn Hồng Mỹ và Dan Cherry từng là cựu thù với nhau. Đài CBS News cho biết gần 40 năm trước, họ từng tìm cách hạ sát nhau cách đây 37 năm trên bầu trời Việt Nam. Kênh truyền hình tài liệu History Chanel còn thực hiện một bộ phim tái lập cuộc không chiến của họ. Khi đó Dan là Phi công điều khiển chiến đấu cơ F-4 còn Hồng Mỹ lái máy bay MiG. Trong một trận giao tranh, Hồng Mỹ bị Dan bắn rơi.

        Sau hàng chục năm, tình cờ hai người gặp lại nhau trong một chương trình truyền hình của Việt Nam. "Anh ấy bắt tay tôi thật chặt Rồi anh ấy nói với tôi: Chào mừng anh tới đất nước của tôi. Tôi hy vọng chúng ta có thể là bạn" - Dan kể. Đó không phải là những lời nói suông. Rời đài truyền hình, Hồng Mỹ mời Dan về nhà ông và từ đó một tình bạn nảy nở.

        Chỉ vài tuần trước, Hồng Mỹ đã tới thăm Dan tại nhà riêng của ông ở Bowling Green, Kentucky. Ngoài việc gặp gỡ nhau, chuyến đi còn phục vụ một mục đích nghiêm túc hơn. "Chúng tôi hy vọng có thể bỏ cuộc chiến lại sau lưng, hàn gắn sự cách biệt và thiết lập một tình bạn nhằm giúp đỡ các cựu chiến binh ở cả hai phía" - Dan noi.

        Như để minh chứng cho lời của Dan, CBS cho biết trong chuyến đi mới nhất tới Mỹ, Hồng Mỹ đã gặp một con người đặc biệt khác, tên là John Stiles. Trong suốt 37 năm qua, John đã cố quên Việt Nam, do ông từng bị Hồng Mỹ bắn hạ khi đang thực hiện một chuyến bay do thám vào tháng 1 năm 1972. Sau nhiều năm, John vẫn tỏ ra căng thẳng và ngại ngần về cuộc gặp kẻ thù cũ. Cuối cùng mọi việc diễn ra dễ dàng hơn ông tưởng. Ngay khi gặp Hồng Mỹ, John cho biết ông đã được giải thoát và cảm thấy "cựu thù" thực sự là một người bạn. "Tôi thấy mình như trút được gánh nặng khổng lồ. Nó đã hoàn toàn biến mất. Thật kỳ diệu, hoàn toàn kỳ diệu" - John nói.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2016, 09:11:01 am »

       
*

        Trong cuốn sách "Chúng tôi và MiG-17", tác giả Lưu Huy Chao đã viết khái quát về chuyện cựu Phi công Nguyễn Hồng Mỹ của Việt Nam khi sang thăm Hoa Kỳ đã được tôn vinh đặc biệt như thế nào:

        Tại bang Kentucky (Mỹ) hiện có một danh sách gồm 29 nhân vật xuất chúng trên cả thế giới được đặt trang trọng ở Tòa thị chính của bang này. Danh sách này ghi tiểu sử những người nổi tiếng như: Tổng thống Lyndon B. Johnson (Mỹ), Thủ tướng Winston Churchil (Anh) hay John Glenn - người đàn ông Mỹ đầu tiên đi ra khoảng không được chỉ định trong khi di chuyển theo quĩ đạo trái đất để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình và đặc biệt, danh sách trên còn có cả một cựu Phi công MỈG-21 Việt Nam: Nguyễn Hồng Mỹ!

        Ngày 19 tháng 1 năm 1972, trong một trận không chiếc ác liệt, phi công Nguyễn Hồng Mỹ đã bắn rơi chiếc F-4. Nhưng mãi tới năm 2008 anh mới biết rằng hai Phi công lái chiếc máy bay đó đã kịp nhảy dù trước khi chiếc máy bay bị bốc cháy hoàn toàn và được trực thăng Mỹ kịp thời đến cứu.

        Và năm 2008, Tướng Không quân Dan Cherry (Mỹ) sang thăm Việt Nam tìm gặp người Phi công Việt Nam mà ông ta đã bắn trúng máy bay, khiến người Phi công đó phải nhảy dù trong một trận không chiến giữa hai chiếc MiG-21 của Việt Nam với 24 chiếc F-4, F-105 của Không lực Hoa Kỳ năm 1972. Không ngờ người Phi công Việt Nam đó chính là ông Nguyễn Hồng Mỹ.

        Năm 2009, rất nhiều báo chí Mỹ đã đưa tin, viết bài về người   Phi công Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ năm1972. Họ cho rằng năm đó người Mỹ đã rất tí mỉ công phu lập một kế hoạch lớn nhằm thôn tính Bắc Việt. Bộ Quốc phòng Mỹ đã rất tự tin và thường sử dụng một số lượng lớn máy bay hiện đại xuất kích, để hòng đàn áp vài chiếc MiG-21 nhỏ bé yếu thế của Việt Nam. Vậy mà chỉ trong vài trận đầu tiên của chiến dịch, Không lực Hoa Kỳ đã bị tiêu diệt bởi Nguyễn Hồng Mỹ. Và việc Nguyễn Hồng Mỹ bắn rơi chiếc F-4 đầu tiên của chiến dịch, làm cho người Mỹ lúc đó vô cùng hoang mang, lo ngại không hiểu Không quân Việt Nam có bí quyết gì? Điều đó đã khiến cho Lầu Năm Góc Mỹ bất ngờ, lúng túng buộc họ phải đánh giá lại sức mạnh của Không quân Việt Nam, thay đổi kế hoạch chiến dịch không kích đầu năm 1972.

        Nguỡng mộ về một con người xuất chúng như thế, tháng 4 năm 2009, Tướng Không quân Mỹ Dan Cherry đã mời bằng được Nguyễn Hồng Mỹ sang thăm Mỹ và dưới sự chứng kiến của hàng nghìn người dân bang Kentucky, đích thân Thõng đốc bang đã trao quân hàm danh dự Đại tá cho cựu Phi công Nguyễn Hồng Mỹ, cùng anh trồng cây lưu niệm trước tòa nhà Bowling star - toà nhà lớn nhất bang Kentucky.
Rồi đích thân Tướng Dan Cherry, cựu Phi công F-4, Giám đốc Bảo tàng Không quân của bang Kentucky đã mời Nguyễn Hồng Mỹ cắt băng khánh thành Bảo tàng Không quân của bang này. Hình ảnh của Nguyễn Hồng Mỹ đã được Bưu điện Mỹ sử dụng làm con tem và báo chí Mỹ nhắc đến nhiều lần.

        Thì ra người Mỹ nói chung và các Phi công Mỹ nói riêng, rất biết cách tôn trọng đối thủ của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2016, 07:32:36 am »

       
        So sánh các "Át" Phi công Mỹ và "Át" Phi công Việt Nam: Ai giỏi hơn ai?

        Trang website clbmohinh.com có một bài viết với những thông tin thú vị, so sánh giữa Phi công Mỹ và Phi công Việt Nam:
 
        Trong chiến tranh Việt Nam, phía Mỹ chì có hai Phi công trở thành "Át", là Randy "Duke" Cunningham (thuộc lực lượng Hải quân) và Steve Ritchie thuộc lực lượng Không quân (người viết cuốn "Phi công Mỹ ở Việt Nam" đã có may mắn được gặp trực tiếp, ăn sáng, cà phê và trò chuyện với "Át" này và sẽ giới thiệu kỹ ở phần sau) còn Việt Nam có đến 16 Phi công đạt được danh hiệu tự hào ấy. Trong đó, Nguyễn Văn Cốc là "Át chủ bài" dẫn đầu của nhóm các Phi công này, với thành tích bắn rơi 9 máy bay Mỹ (7 máy bay chiến đấu và 2 chiếc "xe trên trời không người lái" Firebees). Trong số 7 chiếc của ông, có 6 chiếc được phía Mỹ chính thức xác nhận, còn chiếc thứ 7 là F-102A của Phi công Mỹ Wallace Wiggins (đã chết) bị bắn hạ ngày 3 tháng 2 năm 1968, được kiểm tra chính xác bởi Không quân Việt Nam. Bỏ qua hai chiếc không người lái "ngớ ngẩn" thì Nguyễn văn Cốc vẫn là Phi công "đỉnh" nhất, đáng để các Phi công Mỹ phải kính nể.

        Vậy thì tại sao các Phi công Việt Nam lại ghi được nhiều "bàn thắng"hơn các Phi công Mỹ?

        Có lẽ lý do đầu tiên là số lượng: Trong năm 1965, Không quân Việt Nam chỉ có 36 chiếc MiG-17 với một số lượng tương đương Phi công, thì đến 1968 họ đã có tới 180 chiếc MiG và 72 Phi công, sáu "tiểu đội" Phi công dũng cảm này phải đối mặt với 200 chiếc F-4 của các phi đoàn 8, 35 và 366; khoảng 140 chiếc Thần sấm F-105 của các phi đoàn 355 và 388 của Không lực Hoa Kỳ và khoảng 100 chiếc của Hải quân Hoạ Kỳ (F-8, A-4 và F-4) từ tàu sân bay "Yankee station" trực chiến trong Vịnh Bắc Bộ, kiêm cả các nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động không kích (EB-6B- gãy nhiễu; HH-53 - cứu Phi công nhảy dù; "Skyraider" yểm hộ hai loại trên).

        Như vậy, Phi công Việt Nam rõ ràng là "bận rộn" hơn đối thủ, và đồng thời họ dễ dàng tìm được mục tiêu để diệt hơn. Và quan trọng là họ chiến đấu với tinh thần "không sợ hy sinh". Họ không cần phải về nhà, vì đầy đã là nhà của họ rồi - bầu trời Tổ quốc. Phi công Mỹ cứ sau 100 chuyến xuất kích lại được về thăm nhà, ngoài ra còn được về để huấn luyện, để nhận lệnh làm công việc khác. Khi quay lại, không phải ai cũng sẵn sàng chiến đấu ngay.

        Trong không chiến, người Việt Nam đã dẫn các máy bay tiêm kích đánh chặn của họ một cách tài tình với chiến thuật "du kích" mai phục trên bầu trời. Những chiếc MiG nhanh như cắt và bất ngờ tấn công vào đội hình không quân Hoa Kỳ từ nhiều hướng khác nhau (thông thường, MiG-17 đánh vỗ mặt, MiG-21 đánh từ phía sau). Sau khi bắn rơi một vài chiếc trong đội hình máy bay Mỹ, buộc những chiếc cường kích F-105 phải hấp tấp ném bom trước khi đến mục tiêu, không chờ đợi sự phản ứng của đối phương, các máy bay MiG biến mất. Chiến thuật "không chiến du kích" của Không quân Việt Nam đã rất thành công. Chiến thuật này nhiều khi lại được sự hậu thuẫn của chính những thói quen thủ cựu đến kỳ quặc của không lực Hoa Kỳ. Ví dụ, vào cuối năm 1966, đội hình tấn công của F- 105 đã bay hàng ngày ở một giờ cố định, trên một đường bay cố định và dùng những mật hiệu gọi nhau trong khi bay không thay đổi, lặp đi lặp lại trong rađiô. Các chỉ huy Không quân Bắc Việt Nam đã không bỏ lỡ cơ hội: vào tháng Chạp năm 1966, các Phi công MiG-21 của Trung đoàn 921 đã chặn được tụi Thần sấm trước khi họ gặp được các tốp F-4 hộ tống, bắn rơi tới 14 chiếc F-105 của Mỹ mà chẳng mất chiếc MiG nào. ĐỢt chiến đấu này kết thúc vào ngày 2 tháng Giêng năm 1967 khi Đại tá Robin Olds tiến hành chiến dịch "Bolo".

        Giữa thập kỷ I960, các Phi công Mỹ được tập trung huấn luyện sử dụng tên lửa không đối không (như các loại AIM-7 Sparrow (dẫn đường bằng rađa) và loại AIM-9 (dẫn đường bằng hồng ngoại) để giành chiến thắng trong không chiến. Tuy nhiên, họ đã "quên" rằng người Phi công ngồi trong khoang lái quan trọng hơn vũ khí họ sử dụng rất nhiều, còn Phi công Việt Nam lại rất biết điều đó, họ được huấn luyện khai thác tính năng thế mạnh của nhữhg chiếc MiG: nhanh nhẹn, cơ động, sử dụng lối đánh gần, khi mà những chiếc "Con ma" và "Thần sấm"hoàn toàn bất lực. Chỉ cho đến năm 1972, khi chương trình "Top Gun" cải thiện kỹ năng không chiến của các Phi công Mỹ trong Hải quân Hoa Kỳ như Randall Cunningham, và sự xuất hiện của chiếc F-4E tích hợp khẩu ca-nông 20mm "Núi lửa"(Vulcan) thì tình hình mới được cải thiện đôi chút.
Cuối cùng, với mật độ đông đúc máy bay Mỹ trên bầu trời, với cái nhìn của các Phi công Việt Nam thì đó là một "chiến trường giàu mục tiêu", còn với các Phi công Mỹ thì Việt Nam là một "'mảnh đất nghèo đói". Các Phi công Mỹ không có đủ mục tiêu để có thể "san bằng tỷ số". Bởi vì làm gì có chiếc MiG nào ở xung quanh mà tiêu diệt! Thời đó, Không quân Việt Nam chưa bao giờ có quá 200 chiếc máy bay chiến đấu.

        Tất cả nhữhg yếu tố đó đã tạo ra nhiều "Át" Việt Nam hơn là "Át" Hoa Kỳ, và tạo điều kiện cho các Phi công "Át" Việt Nam "ghi được nhiều bàn thắng" hơn các đối thủ Mỹ trong cuộc chiến trên bầu trời.


        Còn theo trang website acepilots.com thống kê: có tới 16 Phi công Việt Nam được họ vinh danh là "Át" (bắn rơi từ 5 máy bay Mỹ trở lên) trong toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam (trong đó, 13 người là Phi công MiG-21, 3 người là Phi công MiG-17 và không có "Át" của MiG-19): Nguyễn văn Cốc (9 chiếc), Nguyễn Hồng Nhị (8 chiếc), Phạm Thanh Ngân (8 chiếc), Mai Văn Cương (8 chiếc), Đặng Ngọc Ngự (7 chiếc), Nguyễn Văn Bảy (7 chiếc), Nguyễn Đức Soát (6 chiếc), Nguyễn Ngọc Độ (6 chiếc), Nguyễn Nhật Chiều (6 chiếc), Vũ Ngọc Đỉnh (6 chiếc), Lê Thanh Đạo (6 chiếc), Nguyễn Thành Kính (6 chiếc), Nguyễn Tiến Sâm (6 chiếc), Lê Hải (6 chiếc), Lưu Huy Chao (6 chiếc) và Nguyễn Văn Nghĩa (5 chiếc).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2016, 04:16:03 am »

*
*   *
       Tháng 12 năm 2009, một trong hai "Át" Phi công của Mỹ và cũng là "Át" đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, đã sang thăm Hà Nội bằng con đường du lịch. Đó là Trung tướng, Giáo sư Steve Ritchie, cựu Phi công F-4 trong chiến tranh Việt Nam. Trong những ngày Steve Ritchie lưu lại Hà Nội, người viết cuốn sách này đã có may mắn được tiếp xúc, trò chuyện, cùng ăn sáng và uống cà phê với ông.

        Tướng Steve Ritchie sinh ngày 25 tháng 6 năm 1942 tại Reidsville, Bắc Carolina. Tốt nghiệp Học viện Không quân Hoa Kỳ, Steve Ritchie từhg là Phi công lái máy bay F-104, sau đó chuyển sang lái máy bay tiêm kích F-4 Phantom II. Năm 1969, ở tuổi 26, ông là một trong nhữhg Phi công trẻ nhất của Mỹ lái loại máy bay này. Steve Ritchie tùng làm nhiệm vụ tại Căn cứ Không quân Đà Nẵng (Việt Nam), là một Phi công có kỹ thuật bay điêu luyện nhất, ông đã thực hiện 195 phi vụ thành công. Nhữhg năm 1970 - 1972, ông tham gia giảng dạy và hướng dẫn bay chiến đấu cho các Phi công tiêm kích chiến thuật ở Mỹ. Sau đó, ông lại được điều sang chiến trường Việt Nam... Steve Ritchie đã trở thành Phi công "Át" đầu tiên của Không quân Mỹ trong cuộc chiến tranh này. ông được người Mỹ coi là một trong nhữhg Phi công chiến đấu giỏi nhất nước Mỹ. Steve Ritchie còn được Lầu Năm Góc tiến cử làm Phụ tá của Tổng thống Mỹ về vấn đề Không quân...

        Với dáng người nhỏ nhắn, tầm thước và da trắng, Tướng Steve Ritchie trông giống một nhà nghiên cứu xã hội học hơn là một cựu Phi công nhà nghề, ông chưa biết nhiều về đời sống xã hội miền Bắc Việt Nam, nên trước khi đến Hà Nội, ông vẫn còn lo bị "phân biệt đối xử" như nhữhg "đối thủ" một thời. Do vậy, ông tỏ ra ngạc nhiên khi thấy những người dân Hà Nội rất thân thiện và mến khách, càng ngạc nhiên hơn khi thấy các khách sạn, cửa hiệu ở Hà Nội cũng trang trí cây thông và ông già noel để đón Giáng sinh như Mỹ vậy. Steve Ritchie rất thích số 5, cứ đề nghị chúng tôi gọi ông bằng cái tên Việt Nam thân mật là ''Anh Năm".

        Ngày 19 tháng 12 năm 2009, chúng tôi đã mời "Anh Năm" Steve Ritchie tới Bảo tàng Phòng không-Không quân để tham dự buổi giới thiệu cuốn sách "Chúng tôi và MiG-17" của một "Át" Việt Nam là Lưu Huy Chao.
Steve Ritchie là một nhân vật đặc biệt, là "trung tâm thu hút các phóng viên" trong buổi giới thiệu sách, sự xuất hiện của ông đã nói được thật nhiều điều. Bởi ông không chỉ là một vị tướng, Giáo sư Không quân có tầm cỡ thế giới, mà quan trọng là gần 40 năm trước, Steve Ritchie là Phi công lái F-4 (loại máy bay hiện đại bậc nhất củá Mỹ hồi đó, được mệnh danh là "Con Ma"; đối thủ của các loại MiG-17, MiG-21 của chúng ta). Hơn thế, ông là một Phi công lão luyện vào bậc nhất của không quân Mỹ, với hàng ngàn giờ bay, thoát hiểm và là một trong hai "Át" hiếm hoi của Không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

        Tại buổi giới thiệu sách, Tướng Steve Ritchie đã được mời phát biểu với tư cách là cựu Phi công F-4. ông tỏ ra   rất xúc động khi   bất ngờ được gặp mặt các "Át" Việt Nam bằng xương bằng thịt: Lưu Huy Chao, Nguyễn văn Bảy - nhữhg đối thủ đáng gờm của Phi công Mỹ một thời.

        Khi ba "Át" Lưu Huy Chao, Nguyễn Văn Bảy và Steve Ritchie gặp gỡ bắt tay, họ đều nói ra một ý giống nhau: Bây giờ chúng ta là bạn, nhưng gần 40 năm trước, nếu gặp nhau trên bầu trời, chưa biết ai sẽ bắn rơi ai trước! Khiến tất cả cùng cười vang.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Giêng, 2016, 10:21:29 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2016, 03:24:39 am »

       
        "Đại tá Toon" - Phi công huyền thoại của Việt Nam và những chiếc MiG sát thủ máy bay Mỹ


        Trong bài Thượng tướng Đào Đình Luyện - "Người anh cả" của phi công tiêm kích Việt Nam và đối thủ đáng kính nể của phi công Mỹ", chúng tôi đã giới thiệu đôi nét về "Đại tá Tonn". cùng về đề tài thú vị này, tác giả Phong Nhĩ đã tổng hợp thành một bài viết thú vị giới thiệu trên "Người đưa tin":

        Mỗi lần bay ra miền Bắc, đối đầu với các phi công chiến đấu Việt Nam luôn là nỗi ám ảnh với phi công Mỹ. Một trong số đó, được giới phi công Mỹ truyền tai nhau là phi công huyền thoại "Đại tá Toon" - một phi công đạt đắng cấp "Át" (diệt từ 5 mấy bay trở lên).

        Huyền thoại "Đại tá Toon" ra đời như thế nào? Trong thời gian diễn ra những cuộc đổi đầu giữa Không quân Nhân dân Việt Nam và các phi công của Hải quân Hoa Kỳ, các phi công Mỹ thường xuyên ghi nhận hình ảnh chiếc máy bay MiG-17 mang số hiệu 3020, cũng như chiếc MiG-21 mang số hiệu 4326, với ký hiệu 13 ngôi sao đỏ trên mũi, biểu hiện cho việc đã bắn hạ 13 máy bay của đối phương.

        Các phi công Mỹ cho rằng những chiếc máy bay đó do một phi công của Không quân Nhân dân Việt Nam điều khiển. Trong những lần bắt được tín hiệu liên lạc trao đổi giữa mặt đất hoặc giữa các phi công với nhau, họ thường xuyên nghe thấy từ "Toon" hoặc "Tomb" thường xuyên được lặp đi lặp lại. Họ cho rằng đấy là tên của người phi công huyền thoại. Từ đó huyền thoại về người phi công siêu cấp có biệt danh là "Toon" ra đời.

        Sự ám ảnh của các phi công Mỹ đối với "Toon" suốt từ năm 1967 đến 1972. Trong những cuộc trao đổi với nhau, họ liên tục thêm thắt vào cái tên huyền thoại này. "Toon" được "phong" cấp bậc "Đại tá", thậm chí gán cho cái họ "Nguyễn" rất đặc thù Việt Nam. Một số tài liệu còn ghi rõ tên Việt của ông là "Nguyễn Tuân". Những lời đồn đại này đã ảnh hưởng không ít đến tâm lý của các phi công Mỹ, dẫn đến việc vội vã ném bom khi chưa đến mục tiêu, hoặc lảng tránh không chiến khi thấy MiG xuất hiện.

        Mãi đến ngày 10 tháng 5 năm 1972, chiếc MiG-17 mang số hiệu 3020 đã bị chiếc F-4 Phantom II của Hải quân Hoa Kỳ do Đại úy Randy "Duke" Cunningham (phi công) và Trung úy William "Irish" Driscoll (hoa tiêu) bắn hạ. Từ đó, huyền thoại về "Đại tá Toon " trong các phi công Hải quằn Mỹ mới kết thúc.

        Một số người cho rằng đây là phi công Đinh Tôn hoặc Phạm Tuần, là những phi công có tên gọi gần âm với "Toon". Tuy nhiên, đây lại là những phi công được huấn luyện chuyên cho tập kích B-52 chứ không thiên về không chiến, do đó số máy bay bắn hạ được của họ cũng chưa đủ để xếp vào nhóm "Át".

        Thông thường, các phi công Mỹ chỉ điều khiển riêng một máy bay, trừ trường hợp máy bay bị bắn hạ hoặc bị hỏng thì họ mới chuyển sang điều khiển máy bay khác. Ngược lại, do số lượng máy bay rất ít, các phi công Việt Nam thường thay phiên nhau sử dụng chung máy bay để chiến đấu. Hầu hết các máy bay có số lần bắn hạ đối phương cao đều là chiến công của nhiều phi công khác nhau điều khiển nó. Điều này dẫn đến sự ngộ nhận của phi công Hải quân Mỹ để hình thành nên "Đại tá Toon".

        Số lượng phi cồng đạt danh hiệu "Át" Việt Nam cao hơn Mỹ Theo một số nhà nghiên cứu, cái tên "Toon" hoặc "Tomb" không hắn là một cái tên Việt Nam. Họ cho rằng đấy có thể chỉ là một tín hiệu nhiễu vô tuyến thường xuyên xuất hiện, do được lặp đi lặp lại nhiều lần nên các phi công Mỹ bị nhầm lẫn đấy là tên của người phi công. Trên thực tế, trong trao đổi liên lạc giữa mặt đất và các phi công Việt Nam không bao giờ sử dụng tên thật mà chỉ sử dụng các bí danh để chỉ phi đội hoặc các vị trí máy bay.

        Mãi sau chiến tranh, một số thông tin được phía Việt Nam công bố. Theo đó, chiếc máy bay MiG-17F mang số hiệu 3020, là thuộc trung đoàn 923 Yên Thế. Chiếc máy bay này có màu sơn xanh loang lổ, được các phi công Mỹ thường gọi là Green Snake theo màu sơn của những chiếc máy bay cùng loại. Chiếc máy bay này được nhiều phi công đã thay phiên nhau điều khiển nó và họ đã bắn hạ ít nhất 8 máy bay đối phương bằng chính chiếc máy bay này. Hai trong số các phị công đó được xác định là Nguyễn Văn Bảy (có biệt danh là Bảy A) và Lê Hải. cả hai đều là phi công xếp hạng "Át": Nguyễn văn Bảy được xác nhận bắn hạ 7 máy bay đổi phương, Lê Hải bắn hạ 6. cả hai người về sau đều được phong Anh hùng, đều còn sống đến sau chiến tranh và đều được phong cấp Đại tá. còn người phi công đã bị Randy "Duke" Cunningham và William "Irish" Driscoll bắn hạ thì không có thông tin nào được công bố.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2016, 09:03:29 am »

        Riêng về chiếc MiG-21PF mang số hiệu 4326, hiện được trưng bài tại Bảo tàng Phòng Không - Không quân, sân bay Bạch Mai, Hà Nội, từng thuộc trung đoàn 921 Sao Đỏ. Chiếc máy bay này cũng được xác nhận là do nhiều phi công luân phiên sử dụng và đã từng hạ được 13 máy bay đối phương. Về sau, trong đó có phi công tùng điều khiển máy bay nay được phong Anh hùng, trong đó có cả có phi công Nguyễn văn Cốc được xác nhận là bắn hạ 9 chiếc đối phương (Mỹ thừa nhận 7), cao nhất Không quân Việt Nam.

        Tuy nhiên, kỷ lục của Không quân Nhân dân Việt Nam lại thuộc về chiếc MiG-21 PF số hiệu 4324 thuộc đoàn 921, được sử dụng bởi 12 phi công khác nhau, từng cất cánh chiến đấu 69 lần, tiếp chiến 22 lần, khai hỏa 25 quả tên lửa đối không, bắn hạ 14 máy bay Mỹ trong khoảng thời gian tháng 11/1967 đến tháng 5/1968. Đầy là chiếc máy bay "may mắn " vì không chỉ có số lượng máy bay do nó bắn hạ cao nhất (14 chiếc) mà 3/4 phi công điều khiển đều từng bắn hạ đối phương. Trong số 12 phi công đã từng điều khiển máy bay này, có 9 người đã bắn hạ máy bay đối phương, 8 phi công đạt đẳng cấp "Át", 7 người được tuyên dương anh hùng, 5 người trở thành tướng lĩnh. Hiện nay máy bay này đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ở Hà Nội.

        Sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, một số cựu phi công Mỹ sang thăm Việt Nam để tìm hiểu và đã xác nhận "Đại tá Toon"chỉ là một nhân vật tưởng tượng của các phi công Mỹ và thường xuyên được họ đưa ra làm đề tài chuyện phiếm. Như là một thiện ý của các phi công Mỹ, "Đại tá Toon" là một sự tổng hợp của các phi công giỏi của Việt Nam.

        Nếu so sánh tương quan lực lượng giữa Không quân Nhắn dân Việt Nam và Không quân Mỹ là quá khập khiễng cả về trang bị, số lượng, kinh nghiệm trận mạc. Tuy nhiên, điều đáng nói là lực lượng không quân non trẻ với những phi công chỉ có vài trăm giờ bay ít ỏi lại giành được những chiến công hiển hách trước Không quân Mỹ. có đến 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu "Át" (các phi công có số lần bắn rơi máy bay đối phương từ con số 5 trở lên), trong đó có 13 phi công lái MiG-21 và 3 phi công lái MiG-17. Trái lại, lượng phi công Mỹ đạt danh hiệu "Át" chỉ có 2 người.

        Vậy thì tại sao các phi công Việt Nam lại ghi được nhiều bàn thắng hơn các phi công Mỹ? có lẽ lý do đầu tiên là số lượng. Trong năm 1965, Không quân Việt Nam chỉ có 36 chiếc MiG-17 với một số lượng tương đương phi công, thì đến 1968 họ đã có tới 180 chiếc MiG và 72 phi công, sáu "'tiểu đội" phi công dũng cảm này phải đối mặt với 200 chiếc F-4 của các phi đoàn 8, 35 và 366; khoảng 140 chiếc Thần sấm F-105 của các phi đoàn 355 và 388 của Không lực Hoa Kỳ và khoảng 100 chiếc của Hải quân Hoa Kỳ (F-8, A-4 và F-4) từ tàu sân bay trực chiến trong Vịnh Bắc Bộ, kiêm cả các nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động không kích (EB-6B - gây nhiễu; trực thăng HH-53 - cứu phi công nhảy dù; "Skyraider" yểm hộ hai loại trên).

        Như vậy, phi công Việt Nam rõ ràng là "bận rộn" hơn đối thủ, và đồng thời họ dễ dàng tìm được mục tiêu để diệt hơn, và quan trọng là họ chiến đấu với tinh thần "chiến đấu đến khi hy sinh". Họ không cần phải về nhà, vì đây đã là nhà của họ rồi - Tổ quốc. Phi công Mỹ cứ sau 100 chuyến xuất kích lại được về thăm nhà, ngoài ra còn được về để huấn luyện, để nhận lệnh hoặc trăm thứ việc linh tinh khác. Khi quay lại, không phải ai cũng sẵn sàng chiến đấu.

        Từ khi Mỹ bắt đầu chương trình phát triển tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow và tên lửa không đối không tầm ngắn đầu tự dẫn hồng ngoại AIM-9 Sidewinder vào đầu những năm I960, các nhà thiết kế Mỹ đã. vội vàng cho rằng, các cuộc không chiến tầm gần (dogfight) sẽ lùi vào dĩ vãng. Ở đó, tên lửa tầm xa chính là vũ khí sẽ kết liễu đối phương mà không cần đến các cuộc không chiến ở cự ly gần. Các máy bay chiến đấu được thiết kế giai đoạn đầu nhữhg năm 1960 như F-4 Phantom, F-105 Thunderchief không hề được trang bị pháo. Tuy nhiên, đây chính là sai lầm chết người mà Mỹ phải trả giá đắt tại chiến trường Việt Nam. Những chiếc máy bay cường kích F-105, dù có tốc độ siêu âm nhưng vẫn trở thành miếng mồi ngon cho các tiêm kích nhanh nhẹn của Không quân Việt Nam như MiG-17 và MiG-21.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2016, 05:38:25 am »

       
        Từ một Tù binh Phi công đến ngài Đại sứ Mỹ và chàng rể Việt


        Theo tác giả Trí Đường (Tiền Phong): "ông Pi-tơ"là câu mà các chủ quán phở Hà Nội thường gọi khi ngài Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam sau chiến tranh đến xì xụp ăn như những khách hàng bình thường.

        Nay Peter Peterson đã là cựu Đại sứ rồi, nhưng thật lạ, ông vẫn là một trong những người Mỹ nổi tiếng nhất tại Việt Nam.

        Luôn cởi mở và thân thiện, nhưng phía sau nụ cười là câu chuyện cuộc đời từng có nhiều mất mát. Từ một chiến binh trên chiến trường Việt Nam, về Mỹ trở thành thương gia, chính trị gia, nhà ngoại giao, hiện là Chủ tịch Ban Giám đốc Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt, đồng sáng lập và là Chủ tịch tổ chức cứu trợ trẻ em TASC...

        Trở về Mỹ năm 1973 sau những năm lái máy bay ném bom và rồi bị bắt giam ở Việt Nam, Peter đã mất nhiều thời gian để lấy lại cân bằng và cố quên đi hình ảnh chiến tranh.

        Năm 1981, Peter về hub với cấp hàm Đại tá sau 26 năm phục vụ trong lực lượng không quân Mỹ. Ở tuổi 44, Peter bắt đầu thử sức trong lĩnh vực kinh doanh với việc thành lập công ty xây dựng ở Tampa (Florida).

        Không còn chiến tranh, không ở trong quân đội, Peter tưởng như đã thoát khỏi những ám ảnh quá khứ mà không ngờ rằng quãng đời đau khổ nhất đang chờ mình ở phía trước.

        Peter tâm sự, cuộc sõng như tối sầm lại khi con trai ông, Dougie, qua đời trong một vụ tai nạn ô tô năm 1984. Chưa hết, bà Carlotta, vợ ông lại mắc bệnh ung thư vú. vừa phải chịu đựng nỗi đau mất con, vừa cùng vợ vật lộn chống lại bệnh tật, Peter không còn tâm trí nào cho việc kinh doanh.
Năm 1990, Peter quyết định tranh cử vào Hạ viện Mỹ, đánh bại chính Nghị sĩ đương nhiệm và phục vụ tại Hạ viện Mỹ trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1990 -1996.

        Lần đầu tiên Peter trở lại Việt Nam vào năm 1991 với tư cách là thành viên của Quốc hội Mỹ tới khảo sát chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh.

        Ngay lần trở lại này, mảnh đất và con người Việt Nam dường như đã trở thành cơ duyên đối với Peter, ông nhớ mãi hình ảnh những đường phố vắng bóng ô tô, xe máy, nhưng tràn ngập xe đạp và chỉ có một ít cửa hàng bán thức ăn, ấn tượng nhất là món phở.

        Hình ảnh lam lũ của người bán hàng rong đẩy xe kẽo kẹt trên đường phố, khuôn mặt ngây thơ của trẻ đánh giày và sự cực nhọc của những bác thợ sửa xe trong góc phố... có sức hút kỳ lạ với cựu binh Peter.

        Ấn tượng đầu tiên của ông trong lần trở lại này là sự nghèo nàn và lạc hậu. Chính Peter cũng không giải thích được vì sao nhưng có lẽ chính điều này đã đưa ông tiếp tục trở lại, thôi thúc ông phải làm gì đó cho mảnh đất mà mình từng giội bom.

        Năm 1993, Peter trở lại Việt Nam và không thể ngờ trước những thay đổi nhanh chóng nhờ vào công cuộc đổi mới. Xe máy đang thay thế xe đạp trên đường phổ, lao động xuất khẩu mang ngoại tệ về cho Việt Nam và đầu tư nước ngoài gia tăng. Chính bà Carlotta, vợ ông, cũng muốn mở 1 ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam...

        Đây cũng là thời điểm bệnh tật của vợ ồng trở nên tồi tệ hơn. Hàng tuần phải đi lại như con thoi từ Quốc hội Mỹ ở Washington về Florida chăm sóc vợ, Peter đã trở thành nhà nội trợ thực thụ. Bà Carlotta qua đời năm 1995.

        Với nỗi đau nặng trĩu trong lòng, Peter đã nghĩ tới chuyện giã từ tất cả và việc đầu tiên là ông tuyên bõ không ra tranh cử nhiệm kỳ 4 trong Quốc hội Mỹ.

        Cuối năm 1994, một sổ đồng nghiệp tại Quốc hội Mỹ đã bắt đầu đề nghị Peter ghi tên vào danh sách ứng cử viên cho vị trí Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam sau chiến tranh.

        Phản ứng đầu tiên của Peter đối với yêu cầu của các nghị sĩ là ông thấy mình không thích hợp với vị trí quan trọng đó vì những gì đã diễn ra trong quá khứ.

        Ông tâm sự:"Quả thực tôi hơi lo ngại rằng giới lãnh đạo và người dân Việt Nam sẽ xem tôi là cựu binh nhiều hơn là một Đại sứ. Điều này có thể tạo ra nhiều sự hiểu lầm đáng tiếc và làm giảm hiệu quả công việc của tôi".
Các nghị sĩ và quan chức cấp cao Nhà Trắng tiếp tục thuyết phục Peter rằng cần nhìn mọi việc theo hướng tích cực và nên chấp nhận vị trí quan trọng này.

        Peter hồi tưởng: "Đó là một quyết định khó khăn, nhưng cuối cùng tôi đã xác định sẽ trở lại Việt Nam với tư cách là Đại sứ. Đây cũng sẽ là một cơ hội lớn trong cuộc đời tôi để nỗ lực hết mình cho việc hàn gắn những vết thương chiến tranh giữa hai nước".

        Một ngày vào tháng 12 năm 1995, ngay sau khi thông báo không tái tranh cử vào Quốc hội, Peter nhận được điện thoại từ Văn phòng Tổng thống Bill Clinton thông báo ông đã được lựa chọn làm Đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Giêng, 2016, 05:43:56 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2016, 02:30:29 am »

        Tháng 3 năm 1996, Peter được Tổng thống Bill Clinton chính thức đề cử, nhưng lại gặp trở ngại tại Quốc hội. Một số nghị sĩ phản đối, nhưng không phải nhằm vào Peter mà là việc liệu đã đến lúc thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam hay chưa.

        Phải một năm sau, vào tháng 4 năm 1997, thế bế tắc này mới được khai thông khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua để Peter trở thành Đại sứ tại Việt Nam.

        Ngày nay, dù đã kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ từ năm 2001, nhưng Peter vẫn là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, chuyên gia về công cuộc đổi mới của Việt Nam.

        Đến Hà Nội ngày 9 tháng 5 năm 1997, Đại sứ Peter sống trong căn hộ ở phố Yết Kiêu. Ông không thể quên được ngôi nhà đầu tiên này vì nó... không có cửa sổ. Tòa Đại sứ Mỹ hồi đó cũng chưa được hiện đại và khang trang như ngày nay...

        Tuy nhiên, Peter nói rằng tất cả không quan trọng bằng việc người dân sống xung quanh luôn thân thiện cởi mở với "ông Pi Tơ" mà chẳng ai ngờ ông đang là Đại sứ Mỹ.

        Những người Việt Nam mà Peter tiếp xúc trong lúc làm việc cũng rất gần gũi. Peter tâm sự, chính những điều tưởng như đơn giản trên là động lực để ông làm tốt công việc của một "thợ hàn" đặc biệt

        Bốn năm ở Tòa Đại sứ Mỹ, nhiều người dân Hà Nội đã quen với hình ảnh ông "Pi tơ" đội mũ bảo hiểm, đạp xe kính coong trên đường phổ, sà vào quán phở hoặc hàng cà phê, trò chuyện... mỏi tay (vì bất đồng ngôn ngữ) với bất kỳ người nào mà ông gặp.
Peter cho biết, điều đầu tiên ông muốn làm khi tới Hà Nội không phải là những chuyện lớn lao như người ta vẫn nghĩ. Ông nói: " Tôi chỉ muốn đi bộ trên các đường phố để gặp gỡ, trò chuyện với những người dân mà tôi chưa có cơ hội tiếp xúc trong những lần trở lại Việt Nam trước đây".

        Thấy nhiều người Hà Nội đi xe máy, Peter cũng tậu cho mình 1 chiếc Dream II, rồi đi đăng ký lưu hành và thi giấy phép lái xe. Có xe máy, Peter rong ruổi nhiều hơn, nhưng ông khắng định với tôi rẳng chưa từng bị va quệt vì đi nhiều nên "tay lái lụa".

        Thật lạ, nỗi đau vì con trai và vợ qua đời đã dần được khỏa lấp bởi những điều rất đơn giản kể trên. Mỗi lần gặp, tôi luôn gặng hỏi về những khó khăn tại Việt Nam trong nỗ lực hàn gắn quan hệ Việt - Mỹ, nhưng Peter luôn khẳng định rằng ông không cảm thấy bất kỳ khó khăn nào.

        Ngay cả việc phải thường xuyên trở lại tòa nhà Quốc hội để tranh luận với các đồng nghiệp cũ về cách đối xử chưa công bằng với Việt Nam, Peter cũng không xem đó là khó khăn. Peter tâm sự: "Những ngày làm Đại sứ tại Hà Nội là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi".

        Peter chỉ tiếc là trong 5 năm qua dù vẫn giữ liên lạc với nhau nhưng ít có cơ hội gặp lại ông bạn già tốt bụng Nguyễn văn Chộp, người đã bắt ông làm tù binh khi máy bay bị bắn rơi trên bầu trời Việt Nam năm 1966.

        Ông còn tiếc là chưa làm đuợc nhiều hơn nữa cho đất nước này, đặc biệt là trẻ em. Có lẽ cũng vì thế ngay sau khi rời ghế Đại sứ tại Việt Nam Peter cùng bà vợ người Việt Nam đã thành lập tổ chức TASC chuyên cứu trợ trẻ em quốc tế và ngày càng mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

        Peter tâm sự, điều quan trọng, hạnh phúc nhất với riêng ông chính là người vợ Việt Nam. Bà Vi Le sinh năm 1956 tại sài Gòn, nhưng chỉ một năm sau gia đình bà rời Việt Nam. Qua nhiều nước châu Á tới năm 1977, gia đình Vi Le định cư tại Australia.

        Khi tôi hỏi ai là người quan trọng nhất trong những ngày đầu ở Hà Nội, Peter nhắc ngay đến vợ mình, bà Vi Le, lúc đó là Cao ủy Thương mại Australia tại Việt Nam. Gặp nhau trong một sự kiện ngoại giao sau vài ngày làm Đại sứ ở Hà Nội, họ đã sớm trở thành bạn tâm giao.

        Ông thường đèo bà trên chiếc Dream II mới tậu phóng vi vu trên phố phường Hà Nội và là khách thường xuyên của các quán phở. Giáng sinh 1997, ông bà đính hôn và lễ cưới diễn ra ngày 23 tháng 5 năm 1998.

        Đến Hà Nội không phải để tìm kiếm một câu chuyện tình lãng mạn, nhưng quả thực người vợ Việt Nam xinh đẹp đang mang tới niềm hạnh phúc cho phần đời còn lại của ông sau những bất hạnh.

        Hiện hai ông bà đang dồn hết tâm trí cho tổ chức TASC có trụ sở chính đóng tại Bangkok (Thái Lan) và đi lại như con thoi giữa Việt Nam, Australia, Mỹ và Thái Lan...

        Không có con, nhưng ông bà lấy niềm vui từ những công việc từ thiện dành cho trẻ em và tiếp tục hướng về Việt Nam. Peter nói: "Chúng tôi thực sự không thể thiếu nhau từ lần đầu tiên gặp gỡ tại Hà Nội cách đây 9 năm".
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Giêng, 2016, 02:38:05 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2016, 02:20:48 am »

       
        Một tù binh Phi công Mỹ tìm lại được đôi giày kỷ vật chiến tranh sau 40 năm


        Theo tác giả Bá Kiên - Trần Đương: Kể từ ngày những tù binh tại trại giam Hỏa Lò (Hà Nội) được Việt Nam trao trả cho phía Mỹ tại sân bay Gia Lâm (12 tháng 2 năm 1973), cựu tù binh - Phi công Halyborton Porter Alex đã nhiều lần trở lại Việt Nam.

        Người ta bảo, Halyborton đến Việt Nam như là một sự sám hối. Còn Halyborton tâm sự: "Đó mới chỉ là một nửa, tôi muốn tìm lại một kỷ vật của thời chiến...Đó là câu chuyện 250 giờ bay và 8 năm tù ở Hoả Lò...

        Mỗi lần trở lại Việt Nam, điểm đầu tiên mà Halyborton ghé thăm là Bảo tàng lịch sử Quân sự ở đường Điện Biên Phủ (Hà Nội). Viên Phi công cứ lặng lẽ đến, nhìn ngó từng hiện vật chiến tranh, như thể tìm kiếm một cái gì đó... rồi lại lặng lẽ đi. Không ai biết anh là ai, cũng chẳng ai để ý đến anh. Bởi mỗi ngày, những người cựu binh Mỹ như Halyborton đến đây có vô khối...

        Ngày 10 tháng 3 năm 2005, cựu binh Halyborton lại trở lại Bảo tàng, lần này ông đi cùng vợ và cả một số người bạn Mỹ. Ông tự tách đoàn, lang thang nhìn ngắm hiện vật một mình. Halyborton dừhg lại khá lâu bên chiếc tủ kính, được đặt dưới chân chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 843, nơi trưng bày khá nhiều hiện vật về Phi công Mỹ bị bắn rơi, bị bắt sống ở miền Bắc Việt Nam từ 1964-1972.

        Chợt ông sửng sốt, reo lên "My shoes! My shoes...!"(Giày của tôi! Giày của tôi!). Halyborton mừng quýnh lên, ông nhìn ngó và nhận ra phía trong đôi giày vẫn còn chữ "Haly" do chính tay ông viết. Ông kéo vợ đến xem, cả hai chụm đầu ngó vào tủ kính. Ông chỉ cho vợ xem nét chữ của chính mình trên cố giày còn rất rõ.

        Cách đây 40 năm, khi đó, Hatyborton là Phi công lái máy bay chiến đấu của Hạm đội 7. Ông tự tay viết tên mình vào cổ giày là để đánh dấu cho khỏi lẫn với giày của các Phi công khác. Ông tâm sự: "Tôi đã nhiều lần đến thăm bảo tàng này, ngắm đi ngắm lại những nơi bày mảnh xác máy bay, trang bị Phi công mà không tìm được một vật nào của mình, vậy mà lần này thật tình cờ, may mắn...Niềm vui bất ngờ của cựu binh Mỹ khiến cho cả đoàn khách Mỹ xúm xít tại bên tủ kính ngắm nghía đôi giày, họ ồ lên cười sung sướng vì ngạc nhiên.

        Thấy chuyện lạ, người hướng dẫn khách mời Thiếu tướng Lê Mã Lương, Giám đốc Bảo tàng đến tiếp đoàn. Gặp vị tướng giám đốc, Halyborton khẩn khoản: "Xin phép ngài, ngài có thể cho mở tủ kính trưng bày, cho tôi được cầm trên tay đôi giày của mình không ạ?". Mở tủ kính, cựu binh Halyborton mân mê đôi giày... Hồi ức của 40 năm về trước bỗng tràn về...

        Halyborton kể: Năm 1964 viện cớ "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" Tổng thõng Mỹ quyết định mở cuộc hành quân "Mũi tên xuyên". Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Mỹ chính thức ném bom đánh phá miền Bắc Việt Nam. Lúc đó, Halyborton vừa tròn 23 tuổi, là một trong những Phi công trẻ nhất từ Mỹ được đưa đến Hạm đội 7.

        Thời kỳ đó, lưới lửa phòng không của miền Bắc Việt Nam ngày càng phát triển và vươn rộng ra các tỉnh, gây nhiều thiệt hại nặng cho hải quân Mỹ ở vùng Đông Bắc và chặn đường ra vào của không quân Mỹ từ Thái Lan sang. McNamara chủ trương mở những cuộc "trả đũa huỷ diệt ngay tức khắc các bệ phóng". Không ngờ, chẳng những không cứu vãn được tình thế, không quân Mỹ bị đánh thiệt hại nặng ngay từ trận tập kích đầu tiên vào Suối Hai (Hà Tây, ngày 27 tháng 7).

        Chỉ huy của Halyborton cay cú bèn hạ lệnh đánh luôn trận thứ hai ở Phú Thọ (ngày 9 tháng 8 ). Một lần nữa quân Mỹ lại thất bại thảm hại. Thấy không quân bị thua đau hai trận nền, viên Tư lệnh sư đoàn Không quân số 2 yêu cầu hải quân đánh tiếp trận thứ ba ở vùng Ỷ Na - Xích Thổ (ngày 13 tháng 8 ). Trận này, có sự tham gia của lực lượng xung kích 77 (Hạm đội 7), nhưng tiếp tục bị lực lượng phòng không của ta đánh thiệt hại nặng, buộc Tổng tham mưu trưởng Không quân Mỹ ra lệnh đình chỉ ngay tức khắc việc đánh "'trả đũa quá đắt đỏ".
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Giêng, 2016, 04:53:49 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2016, 04:53:31 am »

        Trung tuần tháng 10, sau hai tháng nghiên cứu, Lầu Năm Góc hạ lệnh cho không quân, hải quân Mỹ tiếp tục mở "chiến dịch tiến công chớp nhoáng, diệt các trận địa tên lửa phòng không". Sớm ngày 17 tháng 10 năm 1965, chiếc tàu sắn bay USS Independence tiến dần về phía bắc, sỹ quan, nhân viên kỹ thuật cũng như Phi công làm việc hết sức khẩn trương, bận rộn chuẩn bị cho một "phi vụ đặc biệt" trên vùng trời miền Bắc Việt Nam.

        Khoảng 8 giờ sáng, một chiếc máy bay trực thăng có bốn máy bay phản lực bảo vệ, hạ cánh xuống hạm Independence. Đô đốc Grant Sharp Tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dương ngày hôm trước đang kinh lý tại Sài Gòn được Bộ tư lệnh sư đoàn Không quân số 2 cho biết một chiếc máy bay không người lái điều khiển bằng điện tử đã chụp được ảnh một vị trí tên lửa đất đối không tại vùng Chũ- Bắc Giang của Bắc Việt, bèn vội đến đây. Grant Sharp ra lệnh mở ngay một đợt tiến công với hai mục đích: cắt đứt đường tiếp vận từ bên ngoài vào miền Bắc Việt Nam; thí điểm cách đánh mới bay thấp, dùng tốp nhỏ, đánh nhanh, rút nhanh, huỷ diệt những bệ phóng tên lửa, trừ mối hiểm hoạ cho các Phi công Mỹ khi bay vào đánh phá miền Bắc.

        Nhưng ngày 17 tháng 10 năm 1965 là ngày đen tối của Hạm đội 7, có rất nhiều máy bay bị bắn rơi trên bầu trời Bắc Việt Nam. " Tôi lái chiếc F-4 từ hướng Bắc bay thẳng vào vùng Kép - Lạng sơn, chưa kịp tiếp cận mục tiêu, Phi công chúng tôi đã vấp phải lưới lửa phòng không tầng thấp, tầng cao dày đặc. Chúng tôi vừa phải tìm đường tránh tên lửa vừa phải tính kế tiếp cận mục tiêu. Nhưng không kịp, một quả tên lửa đã lao trúng vào máy bay của chúng tôi. Máy bay bốc cháy dữ dội, tôi kịp bấm dù còn Thiếu tá Olmstead Stanley E cùng bay với tôi đã không kịp...", Halyborton nhớ lại.

        Từ Mỹ sang Việt Nam tham chiến, Halyborton thực hiện được 250 giờ bay, rồi trở thành tù binh chiến tranh của Việt Nam. Một tốp dân quân địa phương đã bắt được ông, sau đó viên Phi công Mỹ được đưa về lưu trú ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội). Tại đây, Halyborton gặp lại những Phi công của hạm đội 7, họ cũng bị bắt cùng ngày với ông như các Trung uý Gaither, Ralph Ellis, Knutson, Rodney Alien, Weeat, David Robert... Kể từ dó, Halyborton sống cùng những Phi công khác Ở Hoả Lò khoảng gần 8 năm. Cho đến ngày 12 tháng 2 năm 1973, họ được Chính phủ Việt Nam trao trả cho phía Mỹ tại sân bay Gia Lâm. "Chúng tôi trở về Mỹ bằng bộ quần áo blu dông, trên tay xách chiếc xắc » du lịch đựng đồ tư trang do Chính phủ Việt Nam trang bị. Rất nhiều Phi công trong số chúng tôi mang theo chiếc điếu hút thuốc lào, quạt nan sử dụng khi sống ở Hoả Lò - Hà Nội làm kỷ niệm", Halyborton nói. về Mỹ, ông nghỉ hưu với quân hàm Trung tá.

        Vợ ông, bà Martna Halyborton suốt từ khi nhìn thấy đôi giày của chồng cứ tủm tỉm cười. Bà bảo " Tôi không biẽt nhiều về cuộc chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Nhưng chính chồng tôi đã khiến tôi gắn bó với người dân Việt Nam". Từ năm 2004, Martna đã sang Việt Nam dạy ở trường trẻ mồ côi Hoa Sữa 2 tháng. Bà từng đến Bắc Hà (Lào Cai) để mua lợn tặng cho các gia đình nghèo ở đây. Bà cũng đã đi thăm trại trẻ mồ côi ở Hội An, làng Hy Vọng ở Đà Nẵng, tặng tiền học bổng cho học sinh nghèo ở Huế. "Ấn tượng lớn nhất về cuộc chiến của người Mỹ tại Việt Nam chính là những đứa trẻ Việt Nam bị ảnh hưởng của chất độc da cam mà tôi từng gặp. Chiến tranh thật là độc ác..." - Bà tâm sự.

        Rút chiếc khăn tay chấm những giọt nuớc mắt lăn trên gò má của Martna, Halyborton rầu rầu nói: "Tôi đến Việt Nam lần này cũng có thể là lần cuối cùng..." - Hỏi vì sao? "Tôi đang mắc một chútig bệnh hiểm nghèo...! Đối với tôi lần này thật là một kỷ niệm khó quên. Đến đây, tôi được tham quan bảo tàng, được xem những hiện vật của cuộc chiến tranh Việt Nam. Xin cám ơn bảo tàng đã cho phép tôi và vợ tôi, các bạn của tôi được xem đôi giày bay trưng bày ở dưới chân chiếc xe tăng T-54. Tôi rất vui được gặp Tướng Lê Mã Lương, được ông Giám đốc và cán bộ bảo tàng tiếp tôi với thái độ cởi mở, thân thiện..."
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM