Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:40:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công Mỹ ở Việt Nam  (Đọc 73351 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2016, 08:50:28 am »

       
        Thay cho đoạn kết


        Những "công dân bất đắc dĩ" của Hỏa Lò ngày ấy... bây giờ đang sống và làm việc ra sao? Ai còn và ai mất? Vì bài viết có hạn, chúng tôi không thể điểm mặt tất cả mấy trăm tù binh, nhưng chắc chắn không một ai trong số họ có thể dễ dàng quên và quay mặt lại với quá khứ.

        John McCain, viên Phi công bị ta bắn rơi và vớt lên từ hồ Trúc Bạch (Hà Nội), sau khi trở thành Thượng nghị sĩ Mỹ, với tư cách là một vị khách quý của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã quay trở lại thăm Hỏa Lò, tìm lại chính căn phòng của mình bị giam giữ năm xưa... Đặc biệt là vào năm 2008, khi ông với tư cách là ứng cử viên Tổng thống Mỹ, cùng tranh cử với Barack Obama, thì di tích tù binh Phi công Mỹ tại Hoả Lò đã được các hãng thông tấn Mỹ và nhiều nước khác quan tâm đặc biệt.

        Cựu Trại trưởng Trần Trọng Duyệt đã nghỉ hưu từ lâu, tưởng không còn ai biết đến, bỗng nỗi tiếng cả thế giới. Hàng chục hãng thông tấn nước ngoài với hàng trăm phóng viên từ Mỹ, Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoà Pháp, Liên bang Nga, vương quốc Anh, Ba Lan, úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã tìm về Hải Phòng để phỏng vấn và ghi hình Đại tá Trần Trọng Duyệt - Người đã "gần gũi" với ứng cử viên Tổng thống Mỹ một thời.

        Ngài Peterson sau khi đẵ trở thành vị Đại sứ dầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam, lấy vợ người Việt, cũng đã nhiều lần cùng vợ con tìm đến buồng giam số 2, khu I của Hỏa Lò - nơi ông đã có gần 7 năm trời gắn bó với bao kỷ niệm buồn vui.

        Cựu Thống đốc bang Indiana của Mỹ, ngài Joseph Kernan - từng là Phi công do thám của Hải quân Mỹ, bị bắn rơi ở Thanh Hóa năm 1972, bị giam ở Hỏa Lò và Fa fỉm Ngã Tư sở gần một năm trời trước khỉ được trao trả về Mỹ, cũng vừa sang Việt Nam sau Tết Nguyên Đán Canh Dần để thăm lại chiến trường xưa và "dối già" vào năm 2010...

        Các cán bộ, nhân viên quản lý Khu di tích lịch sử Hỏa Lò cho biết: Hầu như ngày nào cũng có những du khách người phương Tây, trong đó có nhiều người đến từ Mỹ ghé vào hai phòng trưng bày "Khách sạn Hilton Hà Nội". Họ có thể là nhũng cựu binh, nhưng nhiều người còn rất trẻ, có lẽ là con cháu, hoặc thân nhân nhũng tù binh đã từhg bị giam giữ tại đây.
Hà Nội, 2004 - 2013       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2016, 07:26:02 pm »

 



Đại tá Trần Trọng Duyệt, cựu Trại trưởng Trại Tù binh Phi công Mỹ ở Hoả Lò (khi còn trẻ và hiện nay) - một nhân chứng sõng của di tích lịch sử Hỏa Lò Hà Nội.


Toàn cảnh Trại Tù binh Phi công Mỹ tại Hoả Lò (nhìn từ trên cao xuống, từ góc đường Thợ Nhuộm - Hai Bà Trưng) trước khi bị phá dỡ để xây dựng tòa tháp Hà Nội.


Tù binh Mỹ thường xuyên được Ban Chỉ huy Trại quan tâm gặp gỡ, hỏi thăm sức khỏe, phổ biến chẽ độ chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.



Những ngày Lễ-Tẽt, tù binh còn được tự nấu nướng và chế biến những món ăn ngon theo sở thích...

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2016, 07:21:22 am »

   

Lễ Giáng sinh, tù binh được tự trang bí Cầy thông Noel, thậm chí còn được đón Lình mục về đọc kinh cầu nguyện


Tù binh Mỹ thường xuyên được xem phim giải trí và khám sức khỏe định kỳ.


Được trồng và chăm sóc cây cảnh...


Tù binh Mỹ được chơi thể thao, rèn luyện sức khoẻ...

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2016, 02:59:44 am »

     

Được tiếp xúc với báo chí và nhận quà thăm nuôi


Tự sửa sang đầu tóc và nhận quà lưu niệm của trại tù binh


Nghe Trại trưởng nói chuyện lần cuổì cùng, gửi lời thăm hỏi gia đình rồi lần lượt ra khỏi trại giam, lên ôtôra sân bay...


Đã tới sân bay Gia Lâm chuẩn bị cho lễ trao trả tù binh

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2016, 08:43:23 am »

     

Người tù binh Phi công cuối cùng được phía Việt Nam trao trả cho Chính phủ Hoa Kỳ năm 1973.


Cuộc trao trả kết thúc tốt đẹp. Hai truởng đoàn bắt tay chúc mừng nhau trước sự chứng kiến của báo giới quốc tế.


Đại diện phía Hoa Kỳ phát biểu cảm ơn Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2016, 12:55:20 am »

       
        NHỮNG GÓC NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA, KHI KẺ THÙ TRỞ THÀNH... BÈ BẠN

        Theo tinh thần của Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại Hòa bình ở Việt Nam, dầu năm 1973, tất cả số tù binh Phi công Mỹ đã được Chính phủ Việt Nam trao trả cho Chính phủ Hoa Kỳ tại sân bay Gia Lâm - Hà Nội. Thời gian trôi nhanh, vậy là hơn 40 năm đã qua đi...

        Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, cùng với việc xây dựng đất nước trong hoà bình, với truyền thống nhân đạo, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam đã tích cực hợp tác với phía Hoa Kỳ để tổ chức nhữhg cuộc tìm kiếm những người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Nhiều bộ hài cốt Phi công Mỹ đã được tìm thấy, xác định rõ danh tính và bàn giao cho phía Hoa Kỳ.

        Chiến tranh đã lùi xa, các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự của cả hai phía; các cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam, đặc biệt là các cựu Phi công, đã xuất bản một số cuốn hồi sách, bài báo trực tiếp hoặc gián tiếp nói về vấn đề Phi công Mỹ ở Việt Nam.

        Nhiều cuộc thầm viếng lại chiến trường xưa đã được phía Mỹ và Việt Nám tổ chức, nhằm góp phần hàn gắn các vết thương chiến tranh và xoa dịu nỗi đau mất mát của cả hai phía.

        Nhiều vấn đề được coi là bí mật một thời, nay cũng không còn nữa. với sự hỗ trợ của các phương tiện liên lạc và truyền thông hiện đại, bạn đọc ngày càng có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin hết sức phong phú và đa chiều, dễ dàng tiếp cận với sự thật lịch sử...

        Phần cuối cùng của cuốn sách này, chúng tôi xin dành một số trang tạm coi là "phụ lục", để giới thiệu một số bài viết, tư liệu được trích dẫn (in nghiêng) từ báo chí trong nước, nước ngoài và mạng internet, do các đồng nghiệp cung cấp, để bạn đọc tham khảo thêm cái nhìn đa chiều vấn đề ''Phi công Mỹ ở Việt Nam".

       Thư của Đại tướng cựu Chỉ huy trưởng Không quân Mỹ xin lỗi người dân Việt Nam

        Trong loạt bài "Cựu binh Mỹ và đối thủ đáng kính" đăng trên báo Thanh niên, tháng 5 năm 2012, tác giả Nguyễn Thế Tường đã trích dẫn một lá thư thú vị của Đại tướng Ronald Robert Fogleman, cựu Chỉ huy trưởng Lực lượng Không quân Mỹ, viết ngày 10 tháng 2 năm 2012, gửi Trung tá Trần Sự, nguyên Chỉ huy trưởng Mặt trận Quảng Bình (1968) với nội dung như một lời xin lỗi muộn mằn người dân Việt Nam sau chiến tranh:

       "Kính gửi ông Trần Sự - 45 Lý Thường Kiệt, Đồng Hới, Quảng Bình.

        Trong giai đoạn tôi bắt đầu đi lính năm 1968, tôi là một sĩ quan kiểm soát không quân Mỹ (còn gọi là Misty). Trước mỗi cuộc oanh tạc năm 1968, đơn vị của tôi đóng quân được cấp trên giao nhiệm vụ dò tìm và định vị hướng nổ nhằm ngăn chặn xe tải của bộ đội Việt Nam trên tuyến đường Hồ Chí Minh địa phận tỉnh Quảng Bình. Đơn vị của tôi và lực lượng của ngài đã từng nhiều lần đụng độ nhau ác liệt cả trên không phận lẫn địa phận tỉnh Quảng Bình. Đại tá Roger Van Dyken, một sĩ quan nghỉ hưu từng công tác trong lực lượng Misty đã nói rằng, trong một lần gặp gỡ với ngài Trần Sự, được biết ngài chính là người đã từng lãnh đạo lực lượng vũ trang Quảng Bình từ những ngày đầu của Việt Minh đến khi kết thúc cuộc chiến tranh, mà chúng tôi gọi là chiến tranh Việt Nam còn phía các ngài gọi là chiến tranh chống Mỹ. Đại tá cũng cho biết về những mất mát mà ngài phải chịu đựng xảy ra trong chính gia đình ngài, rằng bố ngài đã chết khi bom rơi, còn cô con gái ngài (đại tá biết trong một lần gặp gỡ ở cửa hàng của cô) thì bị thương do mảnh vỡ của một quả bom phát nổ. Xin ngài hãy nhận lấy sự cảm thông của cá nhân tôi đối với những đau thương này. Những mất mát và đau thương ấy là nhữhg kết quả không hề mong đợi do cuộc chiến tranh tại Việt Nam mang lại.

        Con đường từ hòa bình đến chiến tranh thường rất ngắn, trong khi con đường từ chiến tranh đến hòa bình thường dài hơn rất nhiều.

        Đại tá Roger Van Dyken cho tôi biết rằng, ngài Trần Sự đã từng nói bây giờ chính là lúc để lại quá khứ phía sau, cùng nhau hướng đến tương lai và tìm những biện pháp để hai bên có thể mang lại những lợi ích cho đất nước mà chúng ta đang phụng sự. Trước đây, sau khi chiến tranh kết thúc tôi đã từng trở lại Việt Nam một lần, tôi cũng đã suy nghĩ nhiều và rất sâu sắc về những lời nói đó của ngài và hoàn toàn đồng ý với ngài từ sâu thắm trái tim tôi. Thông qua cuộc gặp gỡ với các cựu sĩ quan từng chiến đấu trong lực lượng Misty, lần này ngài đang bước một bước dài và ý nghĩa trên con đường hàn gắn vết thương chiến tranh. Tôi chân thành cảm ơn vì ngài đã rộng lượng đồng ý gặp gỡ với chúng tôi và hy vọng thông qua cuộc gặp, chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra nhiều biện pháp để hàn gắn vết thương chiến tranh đồng thời thúc đẩy tương lai tươi sáng cho người dân của cả hai đất nước chúng ta. Tôi rất vinh dự được cùng ngài đóng góp công sức trên chặng đường này.

        Kính thư. Đại tướng Ronald R. Foglenman".
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2016, 01:06:15 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2016, 04:09:13 am »

       
        Có bao nhiêu Tướng Không quằn Mỹ bị chết trong chiến tranh Việt Nam ?

        Một website của cựu chiến binh Mỹ cho biết: Trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã có tới 11 viên Tướng Mỹ được coi là tử trận, thì có 7 viên Tướng quân đội, một viên Tướng của Quân đoàn lính thủy đánh bộ, một Đô đốc Hải quân và có tới 2 Tướng Không quân. Nếu nhìn lại lịch sử tham chiến của quân đội Mỹ, thì con số này thực sự là hơi bị nhiều. Trong cả đại chiến thế giới lần thứ II, các Tướng Mỹ bị chết và tử trận có gần 20 Tướng lĩnh và một số Đô đốc Hải quân. Trong chiến tranh Triều Tiên, chỉ có hai Tướng Mỹ chết, nhưng đều do các nguyên nhân tai nạn giao thông và tai nạn máy bay. Các cuộc chiến tranh sau này, không có Tướng Mỹ nào tử trận.

        Những Tướng Không quân Mỹ tử trận trong cuộc chiến tranh Việt Nam có thể thống kê như sau:

        - Thiếu tướng William Cramm, chi huy trưởng sư đoàn Không quân số 3 của Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược thuộc lực lượng Không quân Mỹ: Tướng W.Cramm chỉ huy và điều hành tất cả các hoạt động của Không quân chiến lược ở Đông Nam Á bao gồm cả việc sử dụng các máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay tiếp dầu. Ngày 7 tháng 7 năm 1967, Kramm bay trên chiếc B-52 (số 56-0595) thực hiện nhiệm vụ chiến đấu từ căn cứ Không quân Anderson (Guam). Mục đích của cuộc ném bom là một thung lũng trên đường Trường sơn, phía Nam Việt Nam. Máy bay của ông ta đã va chạm với một chiếc B-52 trên vùng trời biển Đông gần cửa sông cửu Long. Tướng Kramm và năm thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng. Thi thể của viên thiếu tướng này đã không được tìm thấy. .

        - Thiếu tướng Robert Worley, Phó chỉ huy trưởng Tập đoàn Không quân số 7 thuộc lực lượng Không quân Hoa Kỳ: Ngày 23 tháng 7 năm 1968 Worley thực hiện chuyến bay thám sát trên máy bay RF-4C (số 65-0895, 460 thuộc Không đoàn trinh sát) trong trong vùng chiến thuật khu vực I của miền Nam Việt Nam. Chiếc máy bay của ông ta bị trúng đạn của hỏa lực phòng không trong khu phi quân sự DMZ. Khi chiếc "Phantom" còn bay trên biển, Worley đã ra lệnh cho phi công của mình, Thiếu tá Robert Broadman nhảy dù, bản thân Worlen không nhảy dù mà cố gắng điều khiển chiếc F-4. Nhưng ngọn lửa xuất hiện trong buồng lái và phát nổ. Chiếc máy bay bị rơi trên bờ biển thuộc tình Thừa Thiên (tỉnh chính thức niêm yết vị trí tử vong của Worley). Sau cái chết của Warley, từ Bộ tổng Tham mưu Liên quân đã có mệnh lệnh cấm tất cả các sĩ quan cao cấp của Không quân Mỹ tham gia các chuyến bay chiến đấu.

        - Một phi công Mỹ nữa, cũng có thể coi là "Tướng của Không quân Mỹ", đó là trường hợp Đại tá Edward Burdett, phi công máy bay ném bom F-105 bị bắn rơi ở miền Bắc Việt Nam ngay 18 tháng 11 năm 1967. Trong nhiều năm, Burdett được xếp vào danh sách người mất tích trong chiến tranh và trong thời gian đó Burdett được thăng cấp Thiếu tướng. Sau đó phía Bắc Việt Nam đã thông báo Burdett chết vì vết thương quá nặng trong thời gian bị bắt làm tù binh. Hài cốt ông được trả về Mỹ năm 1974. Burdett không được tính vào số Tướng lĩnh Mỹ đã chết ở Việt Nam cũng như cấp hàm Tướng Burdett đã nhận được sau khi chết.

        Cuộc chiến tranh Việt Nam thực tế là một cuộc chiến tàn khốc và ác liệt nhất mà người Mỹ đã gây ra và phải gánh chịu hậu quả ngay cả trong hàng ngũ những sĩ quan cao cấp quân đội Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2016, 06:11:10 am »

       
        Chuyện về người tù binh phi công Mỹ cuối cùng bị bắt và trao trả trong chiến tranh Việt Nam


        Ông Nguyễn Đức Toàn (Cựu chiến binh Việt Nam tỉnh Quảng Trị) đầ gửi thông tin cho tác giả cuốn sách này qua email cho biết: Khoảng 5 giờ chiều ngày 27 tháng 1 năm 1973, có một đoàn xe vận tải của mặt trận B5 vượt bến tắt sông Bến Hải vào Cồn Tiên, xuống Dốc Miếu, tới quán Ngang để tiếp tế hậu cần cho sư đoàn 320B và sư đoàn 325 đang chiến đấu ác Hệt tại mặt trận cánh đông tỉnh Quảng Trị. Khi đoàn xe mới vượt qua khỏi Dốc Miếu, đang hướng về phía Đông thì bị máy bay trinh sát O.V10 của Mỹ phát hiện, mặc dù trời đang khá nhiều mây.

        Khoảng 5 phút sau, 2 phi đội F4J của Mỹ từ Hạm đội 7 ở biển Đông baý vào thay nhau tấn công đoàn xe. Đó là phi đội 143, gồm 2 chiếc F4J đã thực hiện 4 lượt ném 8 quả bom vào đoàn xe. Riêng chiếc F4J mang số hiệu 155768 do trung tá Har ley Hall cơ trưởng kiêm phi đội trưởng đã ném 2 lượt 4 quả bom loại 250 kg vào đoàn xe, gây chấy một xe, một xe khác bị thương. Lần thứ 3, khi chiếc F4J này lao xuống rất thấp, cự ly dưới 500 m ném tiếp 2 quả bom cuối cùng, thì các trận địa pháo phòng không 23 mm, 37 mm của sư đoàn 673 đã đánh trả quyết Hệt. Đây là đơn vị cao xạ phòng không có nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường 74, 71 hai nhánh của đường Đông Trường sơn miền Trung Du của Gio Linh. Họ đã khiến chiếc F4J bị trúng đạn ở phần đuôi. 2 phi công Mỹ cố nâng độ cao để bay về hướng Đông nhưng không thể được, buộc phải bay ở độ thấp dưới 2000 m (cách mặt đất) tốc độ 700 - 800km/h. Khi bay qua tọa độ YĐ351650 (xã Triệu Phước - huyện Triệu Phong), họ lại bị lực lượng cao xạ trên địa bàn xã Triệu Phước; với 6 khẩu đội gồm 3 đơn vị trận địa chốt phòng ngự và bảo vệ Bộ Chỉ huy tiền phương của sư đoàn 320B, Bộ Chỉ huy tiền phương quân sự tinh Quảng Trị, Tiểu đoàn Pháo DKB/ Tiểu đoàn Thông tin 15W thuộc mặt trận cánh Đông đã đồng loạt nổ súng đánh bồi. Những loạt đạn cao xạ vút lên, vây kín mục tiêu. Chiếc F4J bốc lửa bùng cháy bao trùm 3/4 thân máy bay. 2 phi công Mỹ buộc phải nhảy dù trên vùng trời Triệu Phước - Triệu Phong. Chiếc F4J rơi xuống thôn Hà Tây xã Triệu vân, cách 2 cánh dù phi công 2 km về phía đông và cách cảng cửa Việt 1 km về phía Tây.

        Lúc này chiếc O.V10 bay lượn sát vào 2 cánh dù phi công vừa đáp xuống. Hạm đội 7 đã cấp tốc tăng cường 2 phi đội F105, F4H, 2 trực thăng đa năng chiến đấu và cứu hộ do thiếu tá Jim Chis Ter chỉ huy từ tàu sân bay, được lệnh bay vào vùng trời Triệu Phước, nhằm đánh trả, khống chế lực lựợng phòng không quân giải phóng, để cứu phi công... Nhưng bị các lực lượng cao xạ trên địa bàn Triệu Phước đánh trả quyết Hệt. Đơn vị hỏa tiễn A72 cũng đã kịp thời triển khai chiến đấu. Người chỉ huy đọc thông số bảng bắn hô to mục tiêu đã đổi hướng, mục tiêu O.V10 tốc độ dưới 500, cự ly 1000, 1200 nhắm thẳng mục tiêu, tập trung bắn trực xạ... phóng đạn!
Những loạt đạn cao xạ vút lên nổ giòn giã và xạ thủ Nguyễn Khải (quê Bắc Giang), trợ thủ Nguyễn văn Long (quê Hà Tây) ấn cò 1 quả hỏa tiễn A72 từ thôn An cư - Triệu Phước, phóng lên lao thằng vào mục tiêu nổ tung chiếc viễn thám O.V10. Thêm 2 phi công Mỹ bật ra khỏi phi cơ từ từ đáp xuống trên cánh đồng Hà Sơn phía Đông làng Vĩnh Lại - Triệu Phước. Chiếc O.V10 rơi nhanh xuống rú cát Lệ Xuyên - Triệu Trạch.

        Lúc này, tôi (Nguyễn Đức Toàn) là chỉ huy đơn vị cao xạ và anh Mai Phước Liệu, Tham mưu phó Trung đoàn 48, đã kịp thời tiếp cận, bắt sống Thiếu tá phi công Phillip AI Kientzler và tiếp cận Trung tá Har Ley Hall. Nhưng viên phi công Mỹ không may mắn này đã tử thương. Nơi đáp xuống tại cánh đồng xóm Cộ, làng Lưỡng Kim cách Ban chỉ huy Trung đoàn 48, sư đoàn 320 khoảng 100m. Chiếc dù của Thiếu tá Phillip AI Kientzler cũng đáp xuống gần đó. Anh ta bị thương nhẹ ở phần mềm đùi bên trái. Chúng tôi đã đưa người tù binh phi công này vào căn hầm Chí huy của Ban Tham mưu Trung đoàn, xử lý băng bó vết thương xong, tôi đã đưa tù binh sang căn hầm khác...

        Có thể nói, đến 5 giờ 30 ngày 27 tháng 1 năm 1973, khi chiếc OVIO của Mỹ do Đại úy Peterson Mark và Trung úy Morris George lái bị bắn hạ, thì lực lượng Không quân chiến thuật của quân đội Mỹ đã hoàn toàn ngưng hoạt động trên vùng trời Quảng Trị. Chỉ còn các phi đội pháo đài bay B52 vẫn tiếp tục rải bom ở vùng Trung du miền tây Quảng Trị cho đến 6 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973. Cũng từ 5 giờ 10 đến 5 giờ 30 ngày 27 tháng 1 năm 1973 chiếc F4J và chiếc O.V10 là 2 chiếc máy bay cuối cùng của quân đội Mỹ bị bắn rơi trên chiến trường Việt Nam.

        Cũng thời điểm đó, tại Paris thủ đô của nước Pháp, các phái đoàn 4 bên đang chính thức ký kết Hiệp định Paris, về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam...

        Sau 6 giờ, trời đã bắt đầu tõi, gió Đông Bắc se lạnh, Bộ B chỉ huy cánh Đông giao nhiệm vụ cho tôi khẩn cấp lấy khẩu cung B (sơ cung) bằng tiếng Anh với tù binh phi công Mỹ - Thiếu tá Phillip Aì Kientzler. Anh ta khai: sinh năm 1940 tại Newyork. Tốt nghiệp đại học 1963 nhập ngũ vào Hải quân 1964. Đã có vợ và 2 con.
 
        Khoảng 7 giờ tối, chúng tôi được lệnh chuyển tù binh về tuyến sau. 6 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973, tôi và một đồng chí cùng đơn vị chuyển giao tù binh bằng thuyền máy của đơn vị vận tải thuộc sư đoàn 320B về Bộ chỉ huy Mặt trận B5.
Vài ngày sau tù binh Phillip AI Kientzler đã được chuyển về Hà Nội. Nhưng anh ta đã không có tên trong danh sách trao trả, bởi ngày 21 tháng 1 năm 1973 Hiệp định Paris đã được ký tắt và hồ sơ danh sách các tù binh dự định trao trả đã được phái đoàn 4 bên trao cho nhau trước đó.

        Theo đề nghị của phía Mỹ, Ban quản lý Trại giam tù binh Phi công Mỹ tại Hà Nội đã bổ sung Phillip AI Kientzler vào danh sách trao trả. Tên anh ta đã được ghi bằng bút chì. Đó cũng là người tù binh phi công Mỹ cuối cùng rời Trại giam Hỏa Lò Hà Nội để lên máy bay về nước.

        Được biết, ngày 27 tháng 3 năm 1973, khi về đến Hawai, AI Kientzler đã vui mừng được gặp vợ và con gái là 2 tuổi. Sau đó, anh ta được phong cấp bậc Trung tá và trở lại phục vụ trong lực lượng Không lực của Hải quân Hoa Kỳ thêm một số năm nữa. Người cựu tù binh phi công Mỹ bị bắt cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam đã qua đời ngày 12 tháng 2 năm 2005 vì bệnh tim.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2016, 06:23:16 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2016, 08:43:20 am »

       
        "Kẻ thù của tôi và Bạn của tôi"


        Đó là tên tạm dịch của một cuốn sách (nguyên văn tiếng Anh là "My Enemy - My Friend" dày 104 .trang, do cựu Phi công Mỹ, Tướng Daniel Edwards Cherry (Dan Cherry) thực hiện sau chuyến thăm Việt Nam, tham dự chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" của nhà báo Thu Uyên, phát sóng trên VTV1.

        Năm 2008, "Câu chuyện hai người tíntỉ" được phát trên Đài Truyền hình Việt Nam đã cuốn hút hàng triệu khán giả màn ảnh nhỏ. Báo chí viết: Đó là một trong số hiếm hoi cuộc đoàn tụ không có nước mắt của chương trình "Như chưa từng có cuộc chia ly". Nó đầy ắp những nụ cười và những cái siết tay trìu mến. Hai cựu Phi công từng ở hai bên chiến tuyến giờ đây đã gọi nhau bằng từ "bạn" và nhìn về một mõi quan hệ hữu hảo trong tương lai. "Tôi mong muốn tình bạn giữa chúng tôi có thể phần nào giúp cho quan hệ Việt Nam và Mỹ tốt đẹp hơn".

        Nhưng có một chi tiết còn ít người biết: Sau chương trình truyền hình trực tiếp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tướng Dan Cherry đã tới Hà Nội, thăm ngôi nhà nhỏ của cựu Phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Mỹ ở phố Cầu Đất (ngoài đê sông Hồng). Tròn một năm sau, vào tháng 4 năm 2009, Dan Cherry đã tổ chức mời Nguyễn Hồng Mỹ sang thăm Hoa Kỳ. và tại đây, cựu Phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Mỹ đã được Thống đốc bang Kentucky phong tặng danh hiệu "Đại tá danh dự" của Bang...

        Cho tới tháng 11 năm 2013 này, Nguyễn Hồng Mỹ đã được phía Bộ Không quân Hoa Kỳ, thông qua nhữhg cựu Phi công Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, mời sang thăm Mỹ tới 8 lần. Trong một chuyến thăm như thể, ông vinh dự được lái chiếc máy bay thể thao Mỹ bay lượn trên bầu trời nước Mỹ và được báo chí nước này công nhận: Người Phi công quân sự Việt Nam đầu tiên bay trên bầu trời nước Mỹ, sau chiến tranh.

        Xin được bắt đầu từ câu chuyện của hai người lính gặp nhau trong chương trình "Như chưa hề có cuộc chia". Tường thuật lại câu chuyện này, tác giả Võ Khối (Thanh niên) cho biết:

        Một tập phim tài liệu tái hiện sự kiện bắn rơi máy bay Việt Nam của tướng Daniel Edwards Cherry đã được chiếu ngay từ những phút đầu của chương trình. Ngày 16 tháng 4 năm 1972, máy bay Mỹ trở lại oanh tạc bầu trời Hà Nội. Cherry và một Phi công khác yểm trợ đang săn lùng máy bay MiG. Trời Hà Nội hôm đó mầy mù dày đặc, Cherry nói rằng ông muốn bỏ cuộc vì không thể bay trong điều kiện thời tiết như vậy nữa. Tâm trạng ông đang thật tồi tệ thì bất thình lình nghe tiếng Phi công phụ hô: "MiG, vị trí 2 giờ, 4.000 feet bên trên, đang làm động tác rẽ phải". Chiẽc M/G rẽ mây và rơi vào đúng tầm ngắm. Cherry tăng tốc cho máy bay vọt lên cao. Chiếc MiG bị mất tốc độ và độ cao, rơi đúng vào tầm ngắm của ông ta. Ông ta phóng tên lửa, nhưng trượt. ông ta nhanh chóng bắn đi quả tên lửa thứ hai, lại trượt. "Tôi tức giận. Cả đời tôi chưa từng bao giờ được nhìn thấy một chiếc MiG như vậy. Và ngay lúc ấy nó đang ở trước mặt tôi, tôi có cơ hội để tiêu diệt nó, vậy mà chiếc máy bay của tôi lại không hoạt động", Cherry nói. Cherry và chiếc phi cơ yểm trợ đã bắn trượt mất tất cả 5 quả tên lửa, đến quả thứ 6 thì mới trúng vào cánh phải và khiến chiếc MiG bốc cháy. Từ trong đám lửa, người Phi công hiện ra với chiếc dù. Cherry nói lúc đó ông thấy rất rõ người Phi công Việt Nam nhảy dù, với chiếc áo bay màu đen và đôi chân vươn thẳng ra.

        Sự kiện đó khắc sâu trong tâm trí Cherry vì đó là chiếc MiG đầu tiên ông bắn rơi trong đời. Chưa bao lâu sau đó, vào tháng 6 năm 1972, ông cũng đã rời khỏi chiến trường Việt Nam trở về Mỹ cho đến ngày nay. Ông đã được phong hàm Chuẩn tướng và hiện nay cũng đã có cháu ngoại. Nhưng ông không thể quên người Phi công quả cảm 36 năm trước và "luôn tự hỏi người đàn ông đó là ai, anh có sống sót sau lần nhảy dù ấy không và bây giờ có còn sống không, anh ấy có gia đình không, bao nhiêu con...

        Người Phi công ấy là ai?

        Nhà báo Thu Uyên nói đoạn phim tài liệu của The History Channel "cần được viết tiếp" rồi mời Cherry cùng khán giả theo dõi tiếp một phóng sự dài ở .Việt Nam. Đó là câu chuyện đời của ông Nguyễn Hồng Mỹ, nguyên Phi công MiG 21 thuộc Trung đoàn Không quân tiêm kích 921.

        Ông Mỹ là người Nghệ An, Năm 1965, khi ông đang học năm thứ nhất Đại học Kinh tế ở Hà Nội thì có đoàn cán bộ không quân về tuyển Phi công. "Lúc đầu tôi không nghĩ là tôi trúng đâu. Hồi ấy bé con lắm, hơn 50 cân thôi. Có những người to khoẻ còn bị loại dần, bởi vì đi rất đông", ông Mỹ kể. Nhưng rồi ông đã có mặt trong số 120 thanh niên ưu tú của miền Bắc được gửi đi học lái máy bay ở Liên xô đợt ấy. và trong số 120 người học thì có 19 người tõt nghiệp MiG 21, trong đó có ông Mỹ. "Hồi ấy tất cả bọn tôi sang học bay chỉ háo hức về để chiến đấu thôi. Trong suy nghĩ, chỉ duy nhất một động cơ là học bay, tốt nghiệp sớm, để bay thật giỏi, để về chiến đấu góp phần bảo vệ Tổ qtíoc. Học đến tháng 3 năm 1968 thì tốt nghiệp. Khi về nước chỉ nghỉ tại chỗ 2 ngày, rồi về đơn vị chiến đấu luôn", ông Mỹ nhớ lại.
Ông Mỹ được gắn huy hiệu Bác Hô vào ngày 9 tháng 1 năm 1972, sau khi bắn cháy chiếc RF-101 trên bầu trời Nghệ An. Đó cũng là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên mà không quân Việt Nam bắn rơi trong năm 1972. sáu năm chiến đấu bảo vệ bầu trời Tổ quốc, ông Mỹ đã 2 lần bắn rơi máy bay địch, về sự kiện ngày 16 tháng 4 năm 1972, ông Mỹ kể: "Hôm đó tôi xuất kích lên chỉ thấy đầu tiên là 16 chiếc, sau thêm 8 chiếc nữa là 24. Có mấy đội nhưng ở sân bay khác, còn sân bay Nội Bài chỉ có tôi và đồng chí Khương. Lúc tôi phát hiện là cự ly khoảng 15 km. sở chỉ huy cho phép vào không kích, tôi hô để đồng chí Khương cảnh giới và tôi xông vào. Bởi vì thấy địch thì thời gian không có nhiều. Nó có 16 chiếc, của mình thì có hai anh em tôi xông vào mà đánh thôi. Thế nhưng một thực tế là địch quá đông. Khi tôi vòng gấp vào thì đồng chí Khương nói "không nhìn thấy sổ 1 ở đâu". Tôi đang đuổi theo tốp phía trước thì bị đẩy mạnh đi. Tôi bảo thôi chết, mình bị dính đòn rồi. Cần lái không điều khiển được nữa. Chi huy sở hô nhảy dù. Khi cái dù ra khỏi máy bay thì nó bật 2 lưới bảo vệ, ốp lấy giữ chân tay. Nhưng lưới bảo vệ không hoạt động nên vừa ra thì tôi bị gãy hết 2 tay. Đầu thì chỉ đạo tay điều khiển dù nhưng chả thấy đâu cả. Tôi đành rơi tự do xuống một vùng rừng".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2016, 05:35:20 am »

       Sau khi điều trị vết thương, ông Mỹ đã nằng nặc xin cấp trên cho trở lại bầu trời chiến đấu nhưng, như ông nói, "bay một thời gian thì hai cánh tay gãy luôn cả nẹp sắt" nên đến năm 1974 ông đã phải chuyển ngành.

        Ông Nguyễn Hồng Mỹ sau chiến tranh cũng là một người khá đặc biệt Ông sõng cảnh gà trống nuôi con suốt 24 năm, kể từ lúc con gái đầu của ông chì mới 4 tuổi, con gái sau 2 tuổi. Sau khi chương trình chiếu qua nhữhg hình ảnh và đưa thêm các thông tin về gia đình, con cái của Cherry, ông Mỹ cũng bộc bạch luôn hết hoàn cảnh hiện nay của mình. Hai người con gái của ông giờ đây đều đã tõt nghiệp đại học và đã đi làm. "Con gái út làm ở bộ phận khách hàng của Việt Nam Airlines, năm ngoái cháu vừa đi Atlanta, Việt Nam Airlines mới mở đường bay thắng đi Mỹ mà", ông Mỹ hồn nhiên nói.

        Tại trường quay, lần đầu tiên hai cựu Phi công bắt tay nhau. Họ nhắc lại quá khứ để khép lại quá khứ. ông Mỹ nói: "Toàn cục thì chúng tôi thắng, nhưng trận đó tôi đã thua ông". Buổi gặp gỡ đã diễn ra rất xúc động, ông Cherry đã rơi nước mắt khi người dẫn chương trình đề cập đến gia đình ông và gia đình ông Mỹ. Ông Mỹ mời ông Cherry và các bạn ông này đến thăm nhà ông và hứa sẽ đưa đi tham quan Hà Nội. Ông Cherry nồng nhiệt cám ơn và mời ông Mỹ sang thăm Hoa Kỳ trong một thời gian thích hợp. Họ đã trở thành bạn bè...


        Đoạn tiếp theo của câu chuyện trên, bài viết của tác giả William R. Levesque cho hay:

        Ông Dan Cherry đã bay đi Tampa, tiểu bang Florida để gặp người bạn mới của mình, đưa bạn đi thăm như một người hướng dẫn du khách. Ông dự trù là sẽ đưa bạn đi Disney World và tham dự một buổi biểu diễn máy bay ở Lakeland.

        Ít ai gặp mà có thể đoán được sự tương đồng giữa hai người du khách này. Trước hết, hai người đến từ hai phương trời cách biệt, xa lắc xa lơ nhau. Họ không nói cùng ngôn ngữ hay có chung nền văn hóa. và trong lúc một trong hai người đã đi trọn sự nghiệp của mình và về hưu với cấp bậc sau cùng là Thiếu tướng Không quân, thì người kia chấm dút sự nghiệp của mình như một nhân viên bán bảo hiểm.

        Tĩnh bạn của họ dựa trên sự kết hợp nhũtig nét độc đáo: Lòng dũng cảm và sự hêt mình với bổn phận của người lính.

        Và, gần bốn mươi năm trước, ở trong họ là một sự quyết tâm giết lẫn nhau. Đó là ngày 16 tháng Tư năm 1972, khi viên Phi công Dan Cherry của chiếc chiến đấu cơ F-4 Phantom đang đuối theo chiếc MiG-21 của đối phương vào một vùng mây trên vùng trời Bắc Việt trong một phi vụ săn tìm "'quân ăn cướp" thù địch.

        Viên Phi công của Không Lực Hoa Kỳ mất dấu chiếc MiG trong đám mây. Nhưng vừa khi Phi công Cherry vừa ra khỏi đám mây, viên Phi công phụ "Bò Non" (Baby Beef) la lớn, "Hai giờ phía trên. Nó ở ngay trên đầu anh, Dan."

        Cherry cho nổ thêm máy phụ để kéo gần khoảng cách giữa hai chiếc chiến đấu cơ và cố phóng một hỏa tiễn tầm nhiệt Không có gì xảy ra. Cherry bấm cò thêm lần nữa và lần nữa. vẫn không có gì xảy ra. Hệ thống phóng hỏa tiễn bị hỏng.

        "Bò Non" nhào vào để thanh toán chiếc MiG. Nhưng hệ thống phóng hỏa tiễn của anh ta cũng bị hỏng luôn, cả hai ông Phi công nổi cáu. "cắt ra phía trái, Bò!" Cherry gọi trên máy vô tuyến.

        "Vớt đẹp nó, Dan."

        Khoảng hơn một cầy số từ phía sau chiếc MiG, Cherry bấm cò trên hệ thống hỏa tiễn "sẽ sẽ", hy vọng chút chút Lần này, ông bắn trúng mục tiêu. Hỏa tiễn từ chiếc Phantom F-4 bắn văng cánh phải của chiếc MiG.

        "Trúng! Tôi bắn trúng!" - Phi công Dan Cherry la lớn một cách sôi nối.

        Chiếc MiG vừa đâm xuống đất vừa quay tròn như con quay, kéo theo sau là một vệt dài của lửa và khói, và một chiếc dù bung ra chỉ vài trăm mét trước chiếc Phantom của Cherry. Ông buộc phải bẻ ngoặc hướng bay để tránh đụng nó.

        Khi chiếc chiến đấu cơ của Cherry bay nhanh như hỏa tiễn ngang chiếc dù, ông thấy viên Phi công của chiếc MiG trong bộ đồ bay màu đen đang rơi lơ lửng xuống đất Khó có thể biết được viên Phi công kia bị thương hay chết
Đó là một hình ảnh Cherry biết ông sẽ không bao giờ quên được.

        Ông Cherry bay đã 185 phi vụ với chiến đấu cơ Phantom. Tuy nhiên, chiếc MiG này là chiếc chiến đấu cơ duy nhất của đối phương mà ông bắn rơi.

        Cherry trở về nước và được giao nhiệm vụ mới như là một Sĩ quan Hành quân ở căn cứ Không quân MacDill ở Tampa, tiểu bang Florida.

        Về sau, ông có được bổ nhiệm làm Phi đoàn trưởng phi đoàn biểu diễn Thunderbirds của Không quân Hoa Kỳ. Đây lả một sự bổ nhiệm rất danh dự cho một vai trò rất có thanh thế dành cho ông.

        Ông về hưu năm 1988, với cấp bậc sau cùng là Thiếu tướng và ông dọn về Bowling Green, tiểu bang Kentucky. Thỉnh thoảng, có người hỏi ông về trận không chiến năm xưa. Nhưng hầu như, ông đã không nói gì về chuyện này.

        Tháng Tư năm 2004, Cherry và một nhóm bạn đi thăm Viện Bảo tàng Không quân Hoa Kỳ ở Dayton, Ohio, và luồn tiện ghé thăm chiếc Phantom ông từng lái trước đây giờ được triển lãm ở VFW gần đó.

        Một ngôi sao đỏ được sơn gần máy với hàng chữ ghi lại ngày ông Cherry bẩn rơi chiếc MiG năm xưa: "16 APR 72." Chiếc Phantom giờ đây trông tồi tàn quá đỗi. Phân chim rơi tùm lum trên hai thùng xăng. Gỉ sắt tràn lan như chiếc máy bay bị chứng phát ban.

        Trên đường về, có người gỢi ý Cherry đi tìm người Phi công chiếc MiG năm nào, nếu ông ta còn sống. Cherry đoán chừng đó là chuyện mò kim đáy biển.

        Cuộc viếng thăm chiếc Phantom bỗng làm các thân hữu của ông Cherry có ý định tu bổ lại chiếc chiến đấu cơ này và đưa nó về trưng bày ở một một nơi xứng đáng hơn ở Bowling Green.

        Một hôm, ông Cherry gặp một người bạn hành nghề luật vốn quen biết nhiều ở vùng Á châu. Ông Cherry đề cập đến chuyện tò mò của ông, muốn biết số phận của viên Phi công chiếc MiG năm xưa như thế nào.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM