Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:46:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công Mỹ ở Việt Nam  (Đọc 73340 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2015, 04:27:21 am »

       
        Việt Nam luôn chủ động trong mọi tình huống và đã sẵn sàng "quyết đấu"


        Muốn chiến thắng một kẻ địch được trang bị vũ khí hết sức hiện đại trong Cuộc chiến tranh điện tử, chỉ có tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm thôi thì chưa đủ, mà quan trọng hơn là chúng ta đã có được một đường lối quân sự sáng suốt, đã phát huy được Trí tuệ Việt Nam.

        Sự thật là chúng ta đã chủ động từ nhiều năm trước đó và luôn sẵn sàng trong mọi tình huống. Gần bốn năm trước khi xảy ra cuộc tập kích chiến lược của B52 vào Thủ đô Hà Nội, vào một buổi tối mùa xuân năm 1968, tại ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ tịch, Bác Hồ đã nói với đồng chí Phùng Thế Tài, Phó Tổng tham mưu trưởng những lời tiên tri: Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra ném bom Hà Nội, rồi mới chịu thua. Chú nên nhớ: Trước khi đến Bàn Môn Điếm ký Hiệp định Đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho không quân huỷ diệt Bình Nhưỡng, còn ở Việt Nam, Mỹ nhất định sẽ thua, nhưng chúng chỉ chịu thua sau khi đã bại trên bầu trời Hà Nội.

        Đấy không phải là lần đầu tiên Bác Hồ thay mặt Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ cho bộ đội Phòng không - Không quân. Ngay từ tháng 6 năm 1965, (chỉ hơn một tháng sau khi Mỹ đưa B52 vào chiến trường Việt Nam), Bác đã khẳng định: Dù đế quốc Mỹ lắm súng nhiều tiền, dù chúng có B57, B52 hay "Bê"gì đi nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ, chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh. Mà đã đánh là nhất định thắng! Tháng 4 năm 1966, khi B52 Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc ngày càng ác liệt, Bác cho mời đồng chí Đặng Tính, Chính uỷ Quân chủng Phòng không - Không quân lên gặp và chỉ thị: Máy bay B52 Mỹ đã ném bom miền Bắc. Phải tìm cách đánh cho được B52. Nhiệm vụ này Bác giao cho các chú Phòng không - Không quân.

        Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, cuối tháng 2 năm 1968 một bản kế hoạch mang tên "Phương án đánh trả cuộc tập kích chiến lược đường không bằng B52 của Mỹ, bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng" của Quân chủng Phòng không - Không quân đã ra đời. Từ những kinh nghiệm thực tế chiến đấu sôi động, phương án nói trên đã liên tục được bổ sung, hoàn chỉnh và thay thế bằng "Phương án tháng 5", "Phương án tháng 7',"Phương án tháng 9"... và cho tới " Phương án tháng 11".

        Cùng với bản phương án hoàn chỉnh tháng 11 năm 1972, các tài liệu rất quan trọng và cần thiết cho bộ đội Phòng không - Không quân ta như "Cách chống nhiễu thông tin", "Quy trình bắt B52 trong nhiễu"... và đặc biệt là tập tài liệu dày 30 trang đánh máy "Cách đánh B52 của Bộ đội Tên lửa" (còn được gọi là cuốn "Cẩm nang bìa đỏ") đã được hoàn thành và chuyển tới từhg đơn vị chiến đấu, để bộ đội ta luyện tập kỹ càng...

        Đầu tháng 12 năm 1972, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đến thăm Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân, trực tiếp nghe Tư lệnh Lê Văn Tri trình bày kế hoạch đánh B52.

        Theo báo cáo từ các đơn vị địa phương, trước khi diễn ra "Cuộc quyết đấu" 12 ngày đêm, Bộ đội Tên lửa Việt Nam từhg bốn lần bắn rơi pháo đài bay B52 của Mỹ:

        - Ngày 17 tháng 9 năm 1967, Trung đoàn H38 bắn rơi chiếc B52 đầu tiên ở đất thép Vĩnh Linh;

        - Ngày 18 tháng 3 năm 1971, Trung đoàn H37 bắn rơi một B52 trong chiến dịch Đường 9 - Nam Lào;

        - Ngày 2 tháng 4 năm 1972, Trung đoàn H36 bắn rơi chiếc B52 đầu tiên trong chiến dịch Quảng Trị.

        Nhưng cả ba lần nói trên, phía Mỹ đều im lặng và không dám công nhận, vì sợ bị "mất mặt thần tượng" của không quân chiến lược. Trước mỗi phi vụ B52 bay vào vùng trời miền Bắc Việt Nam, các Phi công đều được căn dặn: Nếu bị trúng đạn hãy cố đưa máy bay ra biển, hoặc về phía nhữhg rừhg già phía Tây để... vừa dễ cứu hộ, vừa giấu được bằng chứng, giữ bí mật cho những thiết bị tối tân có trong máy bay không lọt vào tay đối phương...

        - Phải đợi cho tới đêm 22 tháng 11 năm 1972 (trước cuộc tập kích chiến lược chưa đầy một tháng), Trung đoàn H63 đã thực hiện thành công "Quy trình bắt B52 trong nhiễu" bắn cháy một B52 khi chúng đến gây tội ác ở Nghệ An. Chiếc pháo đài bay bị trọng thương này đã cố bay về Thái Lan, khi còn cách sân bay utapao 640 km thì rơi xuống đất. còn may là mấy Phi công đều nhảy dù thoát chết. Nhiíhg đống xác pháo đài bay B52 đã phơi ra giữa thanh thiên bạch nhật... Rất nhiều nhà báo quốc tế đã có mặt để chứhg kiến. Hãng UPI đã nhanh chóng loan tin này. Không còn bưhg bít được nữa, lần đầu tiên phía Mỹ đã cay đắng thừa nhận B52 của họ đã bị tên lửa SAM-2 của Việt Nam bắn rơi!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2015, 08:29:40 am »

       
        "Bão lửa" trên bầu trời Thủ đô Hà Nội


        Cần phải nói ngay là trong những ngày đêm đầy thử thách và nguy nan, liên quan đến vận mệnh, sự sống còn của đất nước ấy, tất cả các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đều có mặt ngay tại Hà Nội, để trực tiếp chỉ đạo động viên toàn quân và toàn dân đánh giặc. Ban ngày, bất chấp mọi hiểm nguy, khi Hà Nội đang còn ngổn ngang đổ nát vì những trận bom rải thảm, các đồng chí Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm văn Đồng... đã tới tận trận địa, tận khu dân cư vừa bị bom Mỹ để thăm hỏi bộ đội và nhân dân.
Tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng cũng không sơ tán như một số người lầm tưởng, mà vẫn được đặt ngay tại "Nhà Con Rồng" trong thành cổ Hà Nội. Nhữhg "đường dây nóng" được thiết lập xuống tận đơn vị tên lửa chiến đấu bảo vệ Thủ đô. Từ Tổng hành dinh này, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng tham mưu có thể trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy các mặt trận và các quân binh chủng trên toàn quốc...

        "Cuộc quyết đấu" chính thức bắt đầu từ đêm 18 tháng 12 năm 1972. Chúng ta không hề bất ngờ, bởi mọi hoạt động quân sự của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á những ngày trước đó đều được các lực lượng tình báo kỹ thuật của Việt Nam giám sát chặt chẽ. Đầu tháng 12, một nguồn tin rất đáng lưu ý cho biết: Mỹ đã điều động tăng cường thêm 2 hàng không mẫu hạm ở Biển Đông. Trong đó, hàng không mẫu hạm Saratoga từ Philippines, từ Nhật Bản đã áp sát bờ biển Thanh Hóa... Số máy bay chiến lược B52 tại sân bay Utapao tăng đột ngột, chật chỗ. Các xe chở bom đi lại liên tục. Thêm 2 chiếc KC.135 tiếp dầu đã đến sân bay Udon. 5 chiếc KC.135 khác ở các căn cứ Subic cũng sẵn sàng... Một Bộ chỉ huy quân sự về Không quân chiến lược của Mỹ mới được thành lập để điều hành hai căn cứ utapao và Guam...

        Riêng ngày 18 tháng 12, "nhật ký" cho thấy:

        - Lúc 5 giờ: Tàu sân bay America neo đậu ở đông Đà Nẵng đã điện hỏi cấp trên: " Trực thăng hôm nay làm nhiệm vụ cứu hộ ở đâu?";

        - Từ 10 giờ đến 11 giờ 30: Hai lần máy bay không người lái bay rất thấp để trinh sát Hà Nội và Hải Phòng;

        - Cũng thời gian trên, một máy bay trinh sát kiểu RF4C khi bay qua bầu trời Hà Nội đã điện về căn cứ:" Thời tiết đảm bảo cho không quân hoạt động";
-   Lúc 14 giờ 30, có tin khẩn: Các máy bay B52 ở2 căn cứ Utapao và Guam đều đã được tiếp đầy nhiên liệu và đã lắp bom theo cơ số. Các máy bay chiến thuật cường kích, tiêm kích cũng đã khởi động chuẩn bị...

        Tổng hợp và nhận định: Trong ngày hoạt động của không quân địch giảm đột ngột, không phận bắc vĩ tuyến 20 hoàn toàn yên tĩnh... có thể khẳng định: Trong đêm 18-12 địch sẽ đánh lớn vào Hà Nội. Có khả năng B52 sẽ đánh từ chập tối.

        Điều khắng định của ta đã hoàn toàn chính xác: Sau một ngày yên tĩnh lạ thường, đúng 18 giờ các đài ra-đa cảnh giới của ta bỗng đồng loạt thông báo hiện tượng nhiễu với cường độ ngày càng tăng. Đúng 18 giờ 15 phút: phát hiện một tốp F111 trên vùng trời Sầm Nưa của nước bạn. 18 giờ 30 phút: phát hiệu thêm nhiễu ngoài đội hình của máy bay EB66... 18 giờ 50 phút: Các lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam được lệnh báo động cấp Một, sẵn sàng chiến đấu cao nhất...
Còi báo động hú từng hồi hối hả vang khắp các phố phường Hà Nội. Hệ thống loa phóng thanh truyền đi tiếng nói dõng dạc và bình tĩnh của nữ phát thanh viên: Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 100 cây số. Các lực lượng vũ trang vào vị trí chiến đấu. Đồng bào nhanh chóng xuống hầm trú ẩn...

        19 giờ 00: Đại đội 16 ra-đa phát hiện có nhiều B52 đang bay lên phía Thượng Lào. 19 giờ 15 phút: Đại đội 45 ra-đa khẳng định có nhiều máy bay B52 đang bay ở độ cao hơn 9.000 mét vào vùng trời Hà Nội. 19 giờ 44 phút: Quả đạn tên lửa SAM-2 đầu tiên của Tiểu đoàn 78, thuộc Trung đoàn H57 rời bệ phóng, bay vút lên trời đêm, mở đầu những "Cuộc nghênh tiếp dữ dộỉ".

        Từ các trận địa khác, những "con rồng lửa" cũng đua nhau bay lên sáng rực trời đêm... Rồi các cỡ pháo cao xạ, súng bắn máy bay tầm thấp đồng loạt nhả đạn, trong tiếng máy bay gầm rú và bom rơi ầm ầm rung chuyển mặt đất... cả Hà Nội bỗng sáng lòa trong bão lửa. Thủ đô thiêng liêng của cả nước lại hóa thành "Thăng Long chiến địa".

        23 giờ 13 phút, Tiểu đoàn tên lửa 59 thuộc Trung đoàn H61, trận địa ở cổ Loa (Đông Anh) đã phóng quả đạn mang ký hiệu C202A bắn trúng chiếc B52 đầu tiên của chiến dịch. Chiếc pháo đài bay này xuất phát từ căn cứ Guam là loại B52G đã bị rơi xuống cánh đồng Chuôm, xã Phù Lỗ (nay thuộc huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội). Tin vui bay về Tổng hành dinh .., Nhưhg, nếu chưa có "bằng chứhg cụ thể" thì chưa thể công bố được! Ngay trong đêm ấy, Đại tướng Tổng tư lệnh đã yêu câu sư đoàn 361 cử cán bộ đến tận hiện trường máy bay rơi để xác minh, với yêu cầu: Phải nhìn tận mắt, sờ tận tay và tốt nhất là lấy được vật chứng mang về!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2015, 04:20:30 am »

        Đồng chí Võ công Lạng, Trung đoàn phó H61 đã vượt qua nhiều bãi bom, tìm đến nơi đống xác máy bay khổng lồ đang bốc cháy. Anh hồi hộp soi đèn pin, nhanh chóng phát hiện ra một mảnh máy bay có tấm phù hiệu sặc sỡ, có vẽ biểu tượng một quả đấm thép, ba tia chớp, một cành nguyệt quế; cùng dòng chữ STRATEGIC AIR COMMAND (Bộ Chỉ huy Không quân Chiến lược) Nhưng mảnh xác ấy quá lớn, không thể mang theo được. Tiếp tục tìm kiếm, Lạng đã thấy một chiếc nhãn kim loại nhỏ có ghi rõ "Aircraft Model B52G', anh bàng hoàng sung sướng, vội dùng mũi dao găm cậy mang về... Đấy cũng là chiếc pháo đài bay B52 đầu tiên bị bộ đội Phòng không - Không quân Việt Nam bắn rơi tại chỗ.

        Sau khi nghe sư đoàn 361 báo cáo xác nhận chính xác, Đại tướng Vồ Nguyên Giáp phấn khởi quay sang báo tin vui với các uỷ viên Bộ Chính trị đang có mặt: Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, văn Tiến Dũng... Qua "đường dây nóng", Đại tướng Tổng tư lệnh đã nhiệt liệt biểu dương thành tích chiến đấu của các đơn vị, trong đêm đầu tiên của chiến dịch đã bắn rơi 3 "pháo đài bay" B52, trong đó có 2 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống nhiều giặc lái...

        Trong 12 ngày đêm "bão lửa" trên bầu trời Hà Nội, có những trận thắng được ghi vào trang sử vàng của lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam như huyền thoại:

        Đêm 20 tháng 12: 15 máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó có tới 7 chiếc B52 và 2 chiếc F111 "cánh cụp cánh xoè". Nhưng nhiều bệ phóng tên lửa của ta đã hết sạch đạn, vì không điều chuyển kịp. Để tiết kiệm, các trận địa đã được lệnh bắn từng quả một và chỉ dành để bắn B52. Những đêm sau đó, một số lượng lớn đạn tên lửa từ Quân khu Bốn đã được điều ra bổ sung cho Hà Nội.

        Đêm 26 tháng 12: Sau 36 giờ lấy cớ nghỉ Noel, Lầu Năm Góc quyết định tập trung lực lượng lớn, hòng "ra đòn quyết định" đánh gục Hà Nội trong một thời gian cực ngắn. Như lời một tướng Mỹ: "Chỉ trong vòng 15 phút, với 113 máy bay B52 và 220 máy bay chiến thuật, không lực Hoa Kỳ đã thực hiện cuộc oanh tạc tập trung nhất trong lịch sử"... Nhưng đó cũng là đêm thua đau nhất của Mỹ: 8 pháo đài bay bị bắn hạ, trong đó 4 chiếc rơi tại chỗ. Trận thua đậm này có ý nghĩa như một cú "nốc ao", đã quyết định số phận đối với chiến dịch "Linebacker II'.

        Theo thông báo: Đêm 27 tháng 12: Phi công Phạm Tuân lái MiG 21 cất cánh từ sân bay dã chiến bí mật Yên Bái đã bắn rơi một B52 trên vùng trời Hòa Bình. Đây là chiếc pháo đài bay đầu tiên bị Không quân bắn rơi trong chiến dịch 12 ngày đêm. (Tuy nhiên, phía Mỹ không thừã nhận điều đó - ĐVH). Cũng đêm ấy, Hà Nội còn bắn rơi 4 pháo đài bay B52 nữa, có chiếc rơi ngay xuống làng hoa Ngọc Hà.

        Đêm 28 tháng 12: có 30 chiếc B52 xâm phạm vùng trời Hà Nội, nhưng có lẽ lo sợ bị bắn hạ nên chúng chỉ bay vòng ngoài xa trên cao. Phi công Vũ Xuân Thiều sau khi xuất kích từ một sân bay dã chiến tại Thanh Hóa, đã phát hiện được B52 trên vùng trời sơn La. Anh tiếp cận rồi phóng tên lửa, nhưng chiếc pháo đài bay vẫn chưa bốc cháy. Đã quá gần, thời cơ tiến công địch có một không hai. Lời nói cuối cùng của Thiều báo cáo về sở chi huy: "Thăng Long! Tôi đã bắn cả 2 quả tên lửa, B52 chỉ bị thương. Xin phép được tiêu dỉệt !". Người Phi công ấy đã quả cảm lao cả chiếc MIG mang số hiệu 5121 vào B52 và anh dũng hy sinh trên bầu trời đêm bao la... Đêm ấy, ngoài chiếc B52 bị phi công lái MiG-21 vũ Xuân Thiều làm cho nổ tung trên vùng trời sơn La, Bộ đội Tên lửa Hà Nội còn bắn rơi thêm một B52 nữa.

        Cũng cần phải nói thêm điều này: Tuy không là "đối thủ chính" của B52, nhưng Bộ đội Cao xạ anh hùng đã góp phần quan trọng vào chiến thắng chung trong chiến dịch 12 ngày đêm. Được trang bị nhiều loại súng và pháo ktíac nhau; lực lượng Cao xạ đã hình thành một mạng lưới trận địa tầm thấp như thiên la địa võng, đón lõng và chặn đánh thành công các loại máy bay chiến thuật của Mỹ.

        Ngoài việc bảo vệ tốt các trận địa tên lửa, ra-đa và các mục tiêu của máy bay chiến thuật; Bộ đội Cao xạ đã trực tiếp bắn rơi 39 máy bay Mỹ; đặc biệt trong đó có tới 5 chiếc F111 (còn được gọi là máy bay "cánh cụp cánh xoè", giá mỗi chiếc đắt hơn cả B52), là loại máy bay tối tân nhất của Không quân chiến thuật Mỹ hồi ấy.

        Không phải ai cũng biết rằng từ bên kia Thái Bình Dương, sau khi ra lệnh cho không quân chiến lược Mỹ ném bom Hà Nội, vì quá tin vào sức mạnh B52, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã cùng vợ đi nghỉ mát ở bang Florida chờ tin thắng lợi... Nhưng ông ta đã liên tục thất vọng, choáng váng lo sợ mỗi khi phải nghe báo cáo chiến sự. Noel năm ấy, Richard Nixon ăn không ngon và ngủ cũng chẳng yên. Ngay chuyện con tàu vũ trụ Apollo 17 cùng 3 nhà vũ trụ Mỹ trở về trái đất an toàn lẽ ra ià một tin vui lớn, cũng đã bị chìm lấp bởi thảm bại ở Việt Nam.

        Trong tâm trạng thất vọng và cay đắng, Tổng thống Mỹ đã buộc phải ra lệnh chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam lúc 24 giờ đêm 29 tháng 12, nghĩa là chỉ sau một giờ đồng hồ chiếc B52 cuối cùng của Không quân Mỹ bị tên lửa Hà Nội bắn rơi.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Hai, 2015, 08:36:29 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2015, 08:47:13 pm »

       
        Từ "Đài Tưởng niệm Khâm Thiên" đến "Bảo tàng Chiến thắng B52"

        Tổng cộng trong 12 ngày đêm năm ấy Không lực Hoa Kỳ đã mất tới 81 chiếc máy bay hiện đại, trong đó có 34 chiếc B52, 5 chiếc F111, 21 chiếc F4C và F4E... Thêm rất nhiều Phi công Mỹ đã bị bắt làm tù binh.

        Tuy nhiên, trong chiến tranh hiện đại, thật khó có chiến thắng nào được toàn vẹn, không phải hy sinh xương máu. Sau này phía Mỹ đã thú nhận: Trong 12 ngày đêm, riêng với Hà Nội, họ đã sử dụng tới 444 lượt chiếc Pháo đài bay B52 cùng nhiều loại máy bay chiến thuật khác. Tính ra, người Mỹ đã trút xuống Hà Nội 10.000 tấn bom, hòng hủy diệt Thủ đô của Việt Nam...

        Vậy trong "Cuộc quyết đấu" 12 ngày đêm bão lửa ấy thiệt hại về người của chúng ta là bao nhiêu?

        Các chuyên gia Mỹ dự đoán chắc chắn có ít nhất vài vạn dân thường Việt Nam đã thiệt mạng!

        Trong thực tế, thương vong của phía Việt Nam ít hơn rất nhiều, chỉ bằng 1/10 số dự đoán của phía Mỹ. Đó là nhờ chúng ta đã chủ động đề phòng trước: Đầu thập kỷ 70, cả Hà Nội mới có khoảng 60 vạn dân. Trước khi xảy ra cuộc tập kích chiến lược của Mỹ, chính quyền thành phố đã tổ chức sơ tán được 30 vạn người. Sau đêm đầu tiên của cuộc tập kích, lệnh sơ tán càng triệt để hơn, nhằm hạn chế tối đa thương vong cho nhân dân... Đây cũng là một thành công lớn, góp phần quan trọng cho chiến thắng.

        Tuy nhiên, chúng ta không bao giờ được phép quên những tội ác mà người Mỹ đã gây ra. Chỉ tính riêng ở Hà Nội, bom B52 đã rơi đúng nhiều khu dân cư thuộc phố Khâm Thiên, Bệnh viện Bạch Mai, Gia Lâm, Yên Viên, Uy Nỗ... Theo một con số thống kê cho biết: Bom Mỹ đã phá sập 5.480 ngôi nhà, sát hại 2.368 dân thường và làm 1.355 người khác bị thương.
Thiệt hại nặng nhất ở Hà Nội là khu phố Khâm Thiên đông đúc, loạt bom "rải thảm" kéo dài hàng km, khiến 2.265 ngôi nhà bị phá sập hoàn toàn, 287 người bị chết và 290 người khác bị thương... Bãi bom B52 "rải thảm" xưa ở Khâm Thiên nay chỉ còn lại một đài tưởng niệm tội ác chiến tranh. Khi bài viết này đến tay bạn đọc, nhiều gia đình ở Khâm Thiên đang chuẩn bị cho 40 năm ngày giỗ chung của gần 300 linh hồn oan khuất. Hà Nội những năm đầu của thế kỷ 21 đang được xây dựng to đẹp hơn từhg ngày.

        Đã hơn 40 năm sau chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không", có một bảo tàng độc nhất vô nhị trên thế giới mang tên "Bảo tàng Chiến thắng B52" được xây dựng ở đường Đội Cấn. Rồi đây, các thế hệ con cháu chúng ta khi đến thăm Bảo tàng này, mãi mãi có quyền tự hào rằng: Người Hà Nội tháng 12 năm 1972 đã sống và chiến đấu anh hùng như thế!

        Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" càng có ý nghĩa lớn lao hơn, trong bối cảnh hiện nay quân đội Mỹ vẫn sử dụng sách lược quân sự " Tấn công đường không" để đe dọa cả thế giới hòa bình. Bởi cho đến nay, những năm đầu của thế kỷ 21 này, vẫn chỉ có duy nhất Lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam đã bắn rơi được "Pháo đài bay" B52 và đánh bại Không lực Mỹ...

        Trong dịp kỷ niệm 40 năm ''Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không vừa qua (1972 - 2012), không chỉ báo chí Việt Nam, mà nhiều hãng thông tấn, báo chí truyền thông có uy tín của thế giới, đặc biệt là phía Mỹ, đầ không ngớt ca ngợi nghệ thuật quân sự tài tình của lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam. Rõ ràng, trong chiến tranh hiện đại, ưu việt về vũ khí, kỹ thuật tân tiến là vô cùng quan trọng, nhưng chưa phải là tất cả, mà yếu tố con người vẫn là quyết định. Rồi đây, giới sử học quân sự thế giới, trong đó có Hoa Kỳ còn phải tốn nhiều giấy mực và thời gian nữa để nghiên cứu, tìm hiểu về sự kiện "Điện Biên Phủ trên không" nói trên.

        Được biết, mấy năm trước, cựu Đại tá thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, ông Lindsey Kiang, sang Việt Nam để sưu tập tư liệu, để viết cuốn sách về "Điện Biên Phủ trên không". Không rõ ông ấy đã hoàn thành công việc ý nghĩa ấy của mình chưa?

Hà Nội, 2002 - 2012       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2015, 10:47:14 am »

 

Các đồng chí lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Quân đội vẫn ở tại Hà Nội để cùng quân dân cả nước "Quyết đấu"


Nhân dân Hà Nội đi sơ tán, nhường chỗ cho các ừận địa tên lửa và phong không, sẵn sàng đánh máy bay Mỹ.


Máy bay B52 ném bom rải thảm - Vũ khí chiến lược, "át chủ bài" của Không quân Mỹ ừong "'Điện Biên Phủ ừên không".


sự tàn phá huỷ diệt của bom B52 (nhìn từ trên không xuống và tại phổ Khâm Thiên Thủ đô Hà Nội, tháng 12 năm 1972).


Tên lửa SAM-2 do bộ đội Việt Nam sử dụng - "Khắc tinh của B52 Mỹ trong "cuộc quyẽt đấu Điện Biên Phủ trên không".

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2015, 04:32:31 am »

       
        
TÙ BINH PHI CÔNG MỸ Ở "HỎA LÒ"... VÀ NHỮNG BÍ MẬT CẦN "GIẢI MÃ"

        Trong kháng chiến chống Mỹ, hàng chục năm liên tục, Nhà tù Hỏa Lò được coi là một trong những địa chỉ được bảo vệ nghiêm ngặt và bí mật nhất ở Hà Nội. Lý do thật đơn giản: Đó là nơi đã từhg giam giữ hàng trăm Phi công Mỹ bị bắt trong chiến tranh Việt Nam.

        Đến bây giờ thì điều bí mật trên không còn nữa. Nhưng không phải ai cũng hiểu được "sự thật đằng sau bức tường đá" một thời. Ví dụ: cơ cấu tổ chức của trại Tù bỉnh Phi công Mỹ Hỏa Lò hồi ấy như thế nào? Có phải tù binh Phi công Mỹ tại Hỏa Lò được ăn uống theo chế độ "đặc táo'? Họ được tạo điều kiện chơi thể thao, thưởng thức văn nghệ, tham quan danh lam thắng cảnh của Thủ đô ra sao? Những tù binh Mỹ nào đã được mời tham gia đóng phim cho Việt Nam? và cả chuyện một nữ tù binh duy nhất với bức thư "xin nuôi mèo"?...

        Tất cả những câu trả lời cho nhữhg bí mật trên, bạn có thể tìm thấy trong những trang sách sau đây...

        Đôi nét về "Khách sạn Hilton Hà Nội"

        Trong thiên ký sự "'Sự thật về vụ tập kích cứu Phi công Mỹ tại Sơn tây", chúng tôi đã giới thiệu với bạn đọc một phần về nhà tù Hỏa Lò. Nhà tù này nằm ngay trung tâm Thành phố Hà Nội, được xây dựhg từ năm 1896. Người Pháp cho xây dụng nhà tù này nhằm giam giữ những người đấu tranh chống chế độ thực dân.

        Theo một tài liệu còn lưu trữ tại đây cho biết: Nhà tù Hỏa Lò vốn có tên là Đề lao Trung ương (Maison Centrale), nhưng do được xây trên đất của làng Phụ Khánh, tổng Vĩnh xương (cũ), một làng nghề chuyên sản xuất đồ gốm, ngày đêm rực lửa lò nung, vì thế làng còn có tên là Hỏa Lò và nhà tù ở đây cũng được gọi là nhà tù Hỏa Lò.

        Các nhà tù khác thường biệt lập với khu dân cư, riêng Hỏa Lò nằm tại trung tâm Hà Nội, thủ phủ của chính quyền thực dân khi đó. Bên cạnh nhà tù là tòa đại hình và sở mật thám, tạo thành thế chân kiềng, sẵn sàng đàn áp phong trào Cách mạng của nhân dần ta.

        Hỏa Lò là một trong những công trình kiên cố vào loại bậc nhất Đông Dương mà người Pháp đã xây dựng nên. Bao quanh nhà tù là bức tường bằng đá, bê tông cốt thép cao 4 mét, dày 0,5m, được gia cố bởi hệ thống dây thép gai có dòng điện cao thế chạy qua, bốn góc là những tháp canh có khả nầng quan sát nhất cử nhất động toàn bộ trại giam. Riêng hệ thống cửa sắt và khóa phòng giam đã được mang từ Pháp sang.

        Nhiều thế hệ người Việt Nam đã bị giam cầm tại nhà tù Hỏa Lò, trong đó có các nhà nho yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Dương Bá Trạc đến các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười...

        Tổng diện tích của Hỏa Lò (cũ) rộng gần 13.000 mét vuông, từ trên cao nhìn xuống khu đất này có hình thang, với hai góc vuông (một cạnh của "hình thang" ấy là đường Thợ Nhuộm, cạnh kia là đường Hai Bà Trưng; "đáy nhỏ" của "hình thang" ấy là đường Quán sứ, còn "đáy lớn" là phố Hỏa Lò).
Nếu đi ngoài các đường phố quan sát, thì du khách chỉ thấy toàn bộ nhà tù Hỏa Lò được bao quanh bởi một bức tường đá, bê tông cốt thép dày và cao. Ngày nay, di tích nhà thù Hỏa Lò chỉ còn lại một góc nhỏ bằng 1/5 diện tích cũ nằm giáp với phố Hoả Lò, phần lớn đã bị phá đi để nhường chỗ cho việc xây dựhg một tòa tháp có tên tiếng Anh là Hanoi Towers.

        Cũng bởi sự kiên cố của nhà tù Hỏa Lò và vị trí của nó nằm ngay giữ lòng Thủ đô Hà Nội, nên trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ra miền Bắc Việt Nam, Hỏa Lò được sử dụng để giam giữ hàng trăm tù binh Phi công Mỹ đã bị lực lượng phòng không ta bắn rơi và bắt sống. Thời đó, các Phi công Mỹ đã gọi Hỏa Lò bằng những cái tên hài hước là "Khách sạn Hilton Hà Nội" hoặc "Khách sạn vỡ tim".

        Theo Đại tá Trần Trọng Duyệt (hiện trú tại Khu tập thể Đoàn 6 Hải quân, Cầu Rào, Hải Phòng), nguyên Trại trưởng cuối cùng của Trại tù binh Hỏa Lò - người được chứhg kiến những ngày toàn bộ tù binh được ta trao trả cho phía Mỹ theo hiệp định Paris - nhớ lại, thì trong thời gian chiến tranh, tại Hà Nội, tù binh Phi công Mỹ được giam giữ chủ yếu ở ba địa điểm chính: một là khu vực Fafim đường Nguyễn Trãi bây giờ (tiếng lóng của tù binh Phi công Mỹ gọi địa điểm này là "Sở Thú"); hai là, số nhà 17 phố Lý Nam Đế (Phi công Mỹ gọi là "Đồn Điền"); và ba là Hỏa Lò (còn được tù binh Mỹ gọi hài hước là "Khách sạn Hilton", hay "Khách sạn Vỡ Tim"), nơi thường xuyên có đông tù binh Phi công Mỹ "tá túc" nhất. Sau vụ đột kích bằng đường không của lực lượng đặc nhiệm Mỹ, hòng giải cứu cho số tù binh bị giam giữ ở trại Sơn Tây bất thành, các tù binh Mỹ đang giam giữ ở nhiều nơi đã được ta đưa cả về Hỏa Lò, làm cho số lượng càng tăng lên, khiến cho một số phòng giam gần như "quá tải".
        Về cơ cấu tổ chức của trại tù binh Hỏa Lò: Tổng cộng cán bộ chiến sĩ ta chỉ có khoảng 60 người. Trong đó, có một Tổ Quản giáo kiệm Phiên dịch (từ 5 đến 7 cán bộ); một Tổ Bảo vệ chuyên làm nhiệm vụ dẫn giải tù binh đi làm việc và phục vụ sinh hoạt; hai Tiểu đội Hậu cần - Cấp dưỡng được chia làm 2 bộ phận: một bộ phận phục vụ cho ta, còn bộ phận kia (có quản lý riêng) chuyên phục vụ tù binh Mỹ; một Trung đội cảnh vệ gác vòng ngoài (khoảng 20 đến 25 người)...

        Đó là chưa tính các đơn vị phối hợp. ví dụ: Để đề phòng đối phương có thể đột kích bằng đường không giải thoát tù binh, chúng ta đã bố trí một lực lượng phòng không dày đặc trên các tòa nhà cao tầng xung quanh khu vực Hỏa Lò, sẵn sàng bắn hạ máy bay bay thấp và máy bay trực thăng cứu hộ.
Ngoài ra, còn có những đơn vị bộ binh, công an vũ trang, thậm chí có cả xe tăng, thiết giáp luôn sẵn sàng chiến đấu cao, nếu phía Mỹ dám liều lĩnh như với trại tù binh sơn Tây năm 1970.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2015, 11:55:03 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2015, 12:43:06 am »

       
        Tù binh Mỹ tại Hỏa Lò được ăn ngon hđn cả cán bộ Việt Nam!

        Đại tá Trần Trọng Duyệt cho biết:

        - Hồi đó, tù binh Phi công Mỹ đã được phía ta chăm sóc với một chế độ ăn uống rất đặc biệt: Buổi sáng, họ thường được ăn bánh mỳ với sữa hoặc đường (nhữhg thứ hàng xa xỉ mà thời ấy, những người Việt Nam bình thường chỉ nhữhg khi ốm đau mới được biếu và bồi dưỡng). Bữa trưa và chiều, suất ăn của họ là bánh mỳ kẹp trứhg rán, hoặc thịt và một bát súp thịt hầm với khoai tầy, hoặc rau các loại. Những người nghiện thuốc lá, mỗi ngày còn được phát 3 điếu Tam Đảo bao bạc (thứ thuốc lá không có đầu lọc, nhưng rất quý hiếm, do miền Bắc sản xuất hồi đó).

        Những ngày lễ, ngày Tết (của cả Việt Nam và Mỹ), tù binh còn được cho ăn tươi đặc biệt hơn. Ngoài việc gói bánh chưng, cuốn nem rán, bộ phận hậu cần của trại thường mang giấy giới thiệu đi về tận Hà Bắc, hoặc Sơn Tây để mua gà tây về quay, chế biến món cơm rang thập cẩm (cơm có cả thịt, trứhg và rau), uống với bia Trúc Bạch - thứ đồ uống mà tù binh Mỹ rất thích - ăn xong thường có hoa quả và bánh kẹo.

        Để bạn đọc dễ hình dung và so sánh, chúng tôi xin được nêu ví dụ cụ thể về chế độ và suất ăn như sau: hồi đó bộ đội ta thường có 3 chế độ ăn cơ bản:

        - Đại táo: áp dụng cho tất cả cán bộ chiến sĩ và nhữhg người có quân hàm đến Trung uý, được hưởng tiêu chuẩn ăn 0,68 đồng/ngày;

        - Trung táo: áp dụng cho các sĩ quan có cấp hàm từ Thượng uý đến Trung tá, được hưởng tiêu diuẩn ăn 0,9 đồng/ngày;

        - Tiểu táo: áp dụng cho các sĩ quan cao cấp có quân hàm Thượng tá và Đại tá, được hưởng tiêu chuẩn ăn 1,2 đồng/ngày.

        Riêng tù binh Phi công Mỹ được hưởng mức ăn "đặc táo" tới 1/6 đồng/ngày, với những người gầy yếu, hoặc ốm đau sẽ được Ban chỉ huy trại quyết định cho ăn chế độ bồi dưỡng đặc biệt: 3,2 đồng/ngày. Thời gian sau, mức ăn còn được nâng lên tới 7 đồng/ngày. (Đồng tiền ở miền Bắc ngày đó rất có giá trị: Lương tháng của đồng chí Trưởng ty công an an tỉnh là 115 đồng! Một bát phở ngon có giá 3 hào, một que kem ở bờ hồ Hoàn Kiếm trung tâm Thủ đô Hà Nội chỉ có 5 xu...).

        Vì được hưởng tiêu chuẩn cao, nên tù binh Mỹ thường ăn không hết suất, cơm và thức ăn thừa nhiều. Ban chỉ huy trại quyết định sử dụng số thức ăn thừa đó để... nuôi lợn. Thời gian cao điểm, bộ phận hậu cần của trại tù binh Hỏa Lò nuôi tới 40 con lợn béo. Khi lợn to được xuất chuồng, số thịt tăng gia và tiền bán lợn đó lại được sử dụng để bổ sung cho bữa ăn của tù binh...

        Tóm lại, đó là một sự cố gắng rất lớn về chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tù binh Mỹ. Bởi trong thời kỳ chiến tranh, đời sống nhân dân ta còn thiếu thốn trăm bề. Hàng hóa hầu hết đều phải phân phối, được mua bằng tem phiếu ưu tiên.

        Tù binh Mỹ được ăn uống đầy đủ tới mức khiến nhiều cán bộ chiến sĩ ta phải thắc mắc: Tại sao ở nhiều nơi bộ đội và nhân dân ta còn phải ần độn thêm khoai sắn mới đủ no, mà lại dành khẩu phần ăn tốn kém như vậy cho những kẻ đã từhg gây bao tội ác với đồng bao ta? Cấp trên giải thích: Tù binh Mỹ là ''vốn quý" và "tài sấn" để sau này chúng ta có thể đấu tranh trên mặt trận ngoại giao với địch, cán bộ chiến sĩ của trại phải xác định rõ: chăm sóc bảo đảm tốt sức khỏe cho tù binh cũng là một nhiệm vụ
đặc biệt!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2015, 07:41:07 am »

       
        Ở tù những vẫn được vui chơi và giải trí


        Cựu Trại trưởng tù binh Hỏa Lò Trần Trọng Duyệt đã khẳng định: Có lẽ trên thế giới này không có nước nào đối xử với tù binh Mỹ tốt như ở Việt Nam. Đó là nhờ truyền thống khoan hồng và nhân đạo đã có hàng nghìn năm của dân tộc ta. Các tù binh chẳng nhữhg được ăn tốt, mà còn được chăm sóc sức khỏe (cả vật chất và tinh thần) rất chu đáo trong điều kiện thời chiến cho phép.

        Ngoài việc được tận tình cứu chữa vết thương do nhảy dù sau khi máy bay bốc cháy, các tù binh đã được những bác sĩ giỏi nhất ở các bệnh viện 108, 103, 354 của quân đội đến khám và chữa bệnh theo định kỳ. Cho nên, sau cú sốc thần kinh ban đầu lúc họ bị bắt, khi đã vào trại Hỏa Lò hầu hết các tù binh Mỹ đều ổn định tinh thần và sức khỏe rất nhanh. Nhiều người đã có ý thức tập luyện để thích nghi với điều kiện sinh hoạt mới, giữ gìn sức khỏe để đợi ngày được trao trả về nước.

        Ông Duyệt cho biết: ở Hỏa Lò hồi đó các tù binh Mỹ thường xuyên được tổ chức vui chơi giải trí. Hằng ngày, họ được ra sân phơi nắng, chơi bóng chuyền, bóng rổ, chọc bi-a, đọc sách báo, nghe tin tức - kể cả tin tức của Mỹ và phương Tây - qua đài phát thanh mà trại tiếp âm, hoặc chọn những tù binh có giọng đọc tốt để đọc cho tất cả cùng nghe.
Để các tù binh có phương tiện chơi thể thao thường xuyên, trại phải nhờ đến sự giúp đỡ của đồng chí Tạ Đình Đề, người phụ trách xưởng sản xuất dụng cụ của Tổng cục Thể dục thể thao. Thậm chí để giúp một số tù binh có bệnh về mắt có thể đọc được sách báo, Ban chỉ huy trại đã phải thửa khá nhiều cặp kính thuốc của chị Thuý Hà ở cửa hàng số 48 Hàng Bài. (Hiện bà Hà đang trú tại 51 Trần Nhân Tông, Hà Nội).
Đặc biệt, trong các ngày Lễ, ngày Tết của Mỹ như ngày Độc lập (4 tháng 7), ngày Lễ Tạ ơn, Noel, Tết Dương lịch..., tôn trọng tín ngưỡng của tù binh, trại còn cho mời cả mục sư Bùi Hoàng Thử đến làm lễ theo nghi thức tôn giáo cho số người theo đạo.

        Thỉnh thoảng, trại cho mời các nghệ sĩ của đoàn văn công Tổng cục Chính trị đến biểu diễn cho bộ đội và cho cả tù binh Mỹ cùng thưởng thức, ông Duyệt còn nhớ một lần nghệ sĩ Tường Vi đến hát bài "Cô gái vót chông" và "Tiếng đàn ta lư". Tới đoạn lên cao như tiếng chim hót "Pơ-rô-tốc... pơ-rô-tốc..." Mặc dù không hiểu nghĩa cả bài hát, nhưng tù binh Mỹ khoái quá, vỗ tay rào rào, yêu cầu hát đi hát lại. Đêm ấy, khi buổi vần nghệ đã tan từ lâu, nhưng ở nhiều phòng giam, tù binh không chịu ngủ. Họ bàn tán đủ thứ chuyện về các ca sĩ Việt Nam, rồi còn bắt chước giọng Ệ Tường Vi hát "Pơ-rô-tốc... pơ-rô-tốc..." suốt đêm.

        Để thay đổi không khí cho các tù binh đã phải ở trong trại lâu ngày, được sự phối hợp giúp đỡ của công an Hà Nội và An ninh Quân đội, Ban chỉ huy trại còn nhiều lần tổ chức cho các tù binh đi tham quan một số di tích lịch sử, vần hóa và danh thắng của Thủ đô Hà Nội như: Hồ Hoàn Kiếm, công viên Lê Nin, Quốc tử giám, chùa Trấn Quốc, chùa Một cột, Viện Bảo tàng Quân đội (nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam), Bệnh viện Bạch Mai... Để bảo đảm an toàn cho những "vị khách đặc biệt" này, ta đã cho phép các tù binh ăn mặc như khách du lịch: cũng com-lê, ca-vát, giày đen v.v... và đi theo hướng dẫn viên.

        Tuy nhiên, cũng có lần nhân dân đâ phát hiện ra tù binh Mỹ. Mọi người xì xào: Chuyên gia, khách nước ngoài gì mà mắt cứ nhìn lơ láo, thiếu tự nhiên, đúng là ''giặc lái Mỹ" rồi"! vậy là tất cả cùng kéo lại chỉ chỏ, bàn tán, buộc ban tổ chức phải đưa tất cả lên xe, huỷ bỏ chuyến tham quan dã ngoại theo dự kiến...

        Có một chuyện rất thú vị, đó là việc tù binh Mỹ tại Hỏa Lò còn được ta trứhg dụng để tham gỉa... đóng phim.

        ''Diễn viên" đầu tiên trong trại Hỏa Lò được nhận vinh dự này là Trung tá Robinson Risner, một Phi công khét tiếng, "người hùng" của quân đội Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên, với 109 vụ và 3.000 giờ bay thành công (một tài liệu nói rằng ông ta đã bắn rơi tới 8 chiếc máy bay của đối phương).

        Nhưng khi sang chiến trường Việt Nam, mới tới phi vụ thứ 5, Risner đã bị lực lượng phòng không ta bắn cháy, anh ta cố lái máy bay ra biển nhảy dù và được cứu hộ thoát chết. Báo chí Mỹ hồi đó đã tuyên truyền rùm beng cả tháng trời về sự việc này. Nhưng lần thứ hai, ngày 16 tháng 9 năm 1965, Risner lái chiếc "Thần sấm" F105D đã bị bắn hạ tại Thanh Hóa. vào Hỏa Lò, tính ngông nghênh của Risner đã bị khuất phục. Anh ta ngoan ngoãn nhận tội và đã khai rất nhiều... vì họ tên đọc theo tiếng Anh thữờng dài và khó phát âm, để dễ gọi tên, bộ đội ta đã đặt cho Risner một cái tên Việt Nam gọi ngắn gọn là "Giai", cũng như tù binh Phi công John McCain được gọi là "Cài".
Anh em phục vụ trong trại tù binh Hoả Lò ngày đó ai cũng nhớ "Giai", vì anh ta ăn rất khoẻ. "Giai" đã làm đơn xin lãnh đạo trại tù binh được ăn... 2 suất ăn bình thường và đã được chấp nhận.

        Khi đoàn làm phim của cộng hòa Dân chủ Đức sang Việt Nam quay bộ phim tài liệu "Phi công trong bộ quần áo ngủ", cần một người vào vai nhà báo quốc tế, Giai đã vui vẻ nhận lời và anh ta nhập vai rất đạt. với khổ người cao to, mặc bộ đồ dạ tím, chẳng ai nghĩ ông nhà báo phương Tây đó lại chính là viên Trung tá tù binh Phi công Mỹ tại Họa Lò đóng.

        Được biết, sau ngày được trao trả về nước, Robinson Risner (tức Giai) còn tiếp tục phục vụ trong quân đội Mỹ và được phong hàm tướng.

        Với bộ phim truyện "Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn" của điện ảnh Việt Nam thì chuyện đóng phim của tù binh Mỹ còn thú vị hơn: Trong phim ta có sử dụng hai sĩ quan Thiếu tá tù binh đóng vai Đại tá và Trung tá cố vấn Mỹ của Chính quyền sài Gòn (cũ). Phim có nhiều cảnh hai cố vấn Mỹ phải xuất hiện, hoạt động với những không cảnh thời gian và địa điểm khác nhau... và hai tù binh vào vai cũng rất đạt, như diễn viên chuyên nghiệp vậy.
Nhừhg có một sơ suất mà ít ai ngờ... đó là sau khi xem phim, cả hai diễn viên đặc biệt này đều gật gù, rồTmột người nói rất hài hước: "Chỉ có điều hơi tiếc là các ông đã cho tôi làm một Đại tá Mỹ... nghèo nhất thế giới! Bởi suốt từ đầu đến cuối phim tôi chỉ có mỗi bộ quần áo mặc trên người, không hề được thay đổi trang phục"!
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Hai, 2015, 07:48:42 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2015, 03:33:23 am »

       
        Người nữ tù binh duy nhất tại Hỏa Lò

        Đó là một chi tiết thú vị, dường như còn rất ít người biết.

        Khoảng giữa năm 1971, trại Hỏa Lò được lệnh tiếp nhận 2 tù binh người phương Tây (một nam và một nữ), bị bắt và đưa từ chiến trường miền Nam ra Bắc.

        Người nữ tù binh có tên là Monica, nguyên là sĩ quan quân y trong quân đội Mỹ, gốc Đức. cô ta có khuôn mặt trái xoan, tóc vàng, mẳt xanh, da rất trắng, dáng người mảnh mai, xinh đẹp và thông minh. Monica biết cả tiếng Anh và tiếng Đức. vì là nữ tù binh duy nhất, nên ban chỉ huy trại đã bố trí cho cô ta một phòng riêng rộng khoảng 10 mét vuông, có kê một chiếc giường hộp (loại vẫn dùng cho sĩ quan cấp tá của quân   đội ta), với đủ chan
màn, một phích nước ấm chén và một chiếc bàn nhỏ, thậm chí còn có cả một... lọ hoa!

        Lúc đầu, Monica không chịu nhận chiếc phòng đó, cô ta cứ nằng nặc đòi được ở chung phòng với người nam tù binh đã đi cùng chuyến từ miền Nam ra Bắc. Hình như    giữa họ đã nảy sinh tình cảm nam nữ, quá mức bình thường. Tất nhiên là Ban chỉ huy trại không chấp nhận. Không thể biến phòng giam thành... buồng hạnh phúc cho họ được!

        Nhưng anh em quản giáo giải thích thế nào Monica cũng không nghe, lại còn tỏ thái độ bướng bỉnh, khóc lóc và không chịu ăn uống gì. Lý do, Monica đưa ra là căn phòng ấy... xấu và trống trải quá. Vả lại, đêm ngủ một mình cô rất sợ... ma.
 
        Thấy vậy, trại trưởng Trần Trọng Duyệt cho gọi Monica lên phòng mình, ông hỏi thăm sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình của người nữ tù binh và động viên cô chấp hành kỷ luật trại, cải tạo tốt để khi có điều kiện sẽ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình. Rồi với thái độ vừa cương quyết, vừa mềm mỏng, ông nói:

        - Tôi là trại trưởng, nhưng phòng làm việc của tôi cũng không lớn hơn căn phòng mà chúng tôi đã bố trí cho cô. Thậm chí, còn không có lọ hoa... vậy cô còn muốn gì nữa đây?

        Tới lúc đó, Monica mới "ngoan ngoãn" nhận phòng.

        Những ngày sống ở trại Hỏa Lò, người nữ tù binh duy nhất trại này đã được anh em quản giáo quan tâm chăm sóc tới mức... "hơi bị nuông chiều". Họ sắm cho cô ta đủ cả gương, lược và nhữhg đồ dùng cá nhân thiết yếu của phụ nữ. Một chiến sĩ trẻ đã được giao nhiệm vụ đi mua sắm "phụ tùng" cho Monica, vì không quen với loại hàng hóa "phức tạp và tế nhị" này, lại đang là thời bao cấp khó khăn, nên anh đã phải vất vả đi lùng khắp Hà Nội. Thêm nữa, còn phải giữ bí mật, vì không thể nói mình mua đồ lót cho nữ tù binh, nên nhiều phen ngượng chín mặt vì bị hiểu nhầm...

        Thậm chí, có lần Monica còn được Trại trưởng trực tiếp đưa đi làm đầu tại một tiệm uốn tóc bên bờ hồ Hoàn Kiếm, rồi đi mua quần áo ở Hàng Đào... Sau chuyến đi nhiệt tình vì "người đẹp" ấy, ông Duyệt và Ban chỉ huy trại đã bị cấp trên nhắc nhở và phê bình vì đã "thiếu tinh thần cảnh giác".

        Mấy tháng sau, Trại trưởng Trần Trọng Duyệt đã nhận được một lá thư do Monica viết cả 2 mặt giấy, với kiểu chữ nắn nót, một bên bằng tiếng Đức và một bên bằng tiếng Anh, có cùng nội dung, tạm dịch như sau:

        Kính gửi ông chỉ huy,

        Từ tháng 12 năm 1971, tôi đã xin phép nuôi một con mèo. Tồi rất thích động vật, nhất là loài mèo, vì vậy tôi rất vui khi được nhà cầm quyền cho phép. Tôi cho rằng: sự đối xử như vậy, dù là hành động nhỏ, nhưng rất văn minh, biểu lộ chính sách khoan hồng nhân đạo của Nhà nước Việt Nam.
Còn đối với những đề nghị trước đây, tôi tin rằng hoặc đã không tới tay cơ quan ông, hoặc chưa được ông quan tâm thỏa đáng. Nhưng tôi hết lòng hy vọng lần này thì ông sẽ không lãng quên việc tôi xin phép nuôi con mèo này.
Một khi tôi được phóng thích, tôi xin phép được mang theo con mèo về nước. Là một tù binh, tất nhiên giờ đây tôi chỉ có hai bàn tay trắng, nhưng tôi xin hứa sẽ bồi thường tất cả chi phí tăng   thêm vì tôi được phép nuôi con mèo này. Xin nhường ông sự lựa chọn, băng phương thức trao đổi thích hợp nhất, do ông tự sắp xếp.

        Hy vọng thiết tha rằng ông không bỏ qua lời đề nghị của tôi.

        Xin gửi tới ông chào trân trọng.

        Ký tên: Monica.


        Sau đó, việc nuôi mèo trong phòng giam của Monica đã được Ban chỉ huy trại tù binh chấp nhận, cô ta vui lắm, luôn tỏ ra dịu dàng và tử tế với mọi người, bởi được chăm sóc con vật mà mình yêu thích. Chỉ khổ cho Trưởng trại tù binh Trần Trọng Duyệt vốn đẹp trai, lịch lãm đã bị anh em trêu chọc vì lời đề nghị "đa nghĩa" và rất dễ bị hiểu nhầm của cô nữ tù binh xinh đẹp: Xin nhường ông sự lựa chọn, bằng phương thức trao đổi thích hợp nhất, do ông tự sắp xếp.

        Rất tiếc là, Đại tá Trần Trọng Duyệt không có tấm ảnh nào chụp kỷ niệm với người nữ tù binh duy nhất ở trại Hỏa Lò kể trên. Ông cũng không nhớ là khi được trao trả về nước, cô ấy có mang theo con mèo như đã đề nghị trong thư hay không?

        Nhưng sau hơn 30 năm, Đại tá Trần Trọng Duyệt vẫn giữ được bản gốc bức thư ''Xin nuôi một con mèo" của Monica. Nó được viết bằng thứ chữ nhỏ li ti, đẹp và đều tăm tắp như kiểu chữ vi tính. Ngay bên dưới là bản tạm dịch viết tay của một cán bộ quản giáo.

        Sau khi đã nghỉ hưu, một lần về Hà Nội thầm lại Khu di tích nhà tù Hỏa Lò, cựu trại tưởng Trần Trọng Duyệt đã tặng lại bức thư độc đáo nêu trên cho Ban Quản lý khu di tích, vì thế, bức thư của Monica đang được lưu giữ tại Phòng trưng bày hiện vật tù binh Phi công Mỹ. Người viết bài này cho rằng đó là một trong những bức thư hay nhất thế giới về tù binh trong chiến tranh.

        Tin tức Hiệp định Paris về chấm dút chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết đã được trại công khai phổ biến cho tất cả các tù binh Mỹ.

        Một không khí chờ đợi và háo hức lạ thường bởi tất cả bọn họ đều mong đợi đến ngày được trao trả về nước. Những ngày đó, tù binh được phép tự do ra sân chơi thể thao và thậm chí họ còn tham gia làm bếp và tự nấu ăn theo sở thích.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2015, 04:28:48 am »

       
        Chuẩn bị cho ngày trao trả về Mỹ...


        Đại tá Nguyễn Đình Tiếp (số nhà 87, ngõ 343, đường Lạc Long Quân, Hà Nội), nguyên Trưởng phòng sản xuất công nghiệp Cục Quân nhu - đơn vị được giao bảo đảm trang bị cho tù binh ngày đó, kể lại:

        - Chúng tôi được lệnh của trên là phải chuẩn bị một số trang bị đặc biệt (quần áo, túi xách, giày) để sao cho khi tù binh được trao trả phải được ăn mặc tươm tất, lịch sự, thể hiện rõ chính sách nhân đạo của Nhà nước Việt Nam.

        Để thực hiện nhiệm vụ trên, nhóm kỹ sư của đơn vị đã phải bàn bạc và cân nhắc mất cả tuần, rồi họ đưa ra phương án:

        - Về loại vải may quần áo cho tù binh Mỹ ở trại Hỏa Lò, đề nghị chọn loại ka-ki của Liên xô. Màu vải phải khác với đồng phục của quân đội và công an, quần sẫm hơn áo. về mẫu áo cũng phải tính toán kỹ, cuối cùng anh em đã chọn phương án may áo bludông, có khóa kéo.

        - Đề nghị không may ba lô như cấp trên gợi ý lúc đầu, mà thay bằng túi xách du lịch không lớn quá, cũng không nhỏ quá.

        - Về giày và dép: lúc đầu, anh em đề nghị mua sẵn dép nhựa cỡ lớn, vì lo không đo được cỡ chân của tù binh. Nhưng sau thấy đi dép không trang trọng, nên lại phải đổi phương án đi giày đen.

        Riêng về may đo quần áo, trực tiếp đồng chí Phó Giám đốc X20 ngày đó đã phải vào trại Hỏa Lò, bí mật đo quần áo cho "khách hàng" bằng cách ngồi một chỗ kín đáo, rồi ước lượng bằng cách so sánh chiều cao của mỗi tù binh trên bậc cửa ra vào để lấy kích cỡ quần áo cho họ...

        Những cố gắng của các cán bộ chiến sĩ X20 đã được đền đáp xứng đáng: Hôm các tù binh Mỹ thay trang phục cấp phát mới để dự lễ bàn giao về nước, tất cả những người chứhg kiến, trong đó có nhiều nhà báo quốc tế đều công nhận là họ được ăn mặc trang trọng và lịch sự tới mức... không ai nghĩ đó là tù binh, mà giống như nhữhg người đến Việt Nam du lịch trở về nước.

        Còn một chuyện lạ lùng này, không thể không viết ra: Đó là khi biết tin sắp được trao trả về nước, một số tù binh Mỹ đã viết đơn xin được tình nguyện... ở lại Việt Nam! Ban chỉ huy trại không biết xử trí ra sao, đành phải báo cáo xin ý kiến cấp trên... Dĩ nhiên, không ai dám chấp thuận điều đó, ông Duyệt đành phải gọi những người đã viết đơn xin ở lại Việt Nam lên phân tích, thuyết phục để họ trở về nước đoàn tụ cùng gia đình.

        Trước hôm tiến hành lễ trao trả tù binh, chỉ huy trại đã tổ chức một bữa cơm Việt Nam, đồng thời cho mua một số nón bài thơ và điếu cày... (những thứ mà tù binh Mỹ rất thích) để tặng họ mang về nước làm kỷ niệm.

        Có một chuyện rất thú vị, mà cho đến nhữhg ngày đầu tháng 4 năm 2010 này Đại tá Trần Trọng Duyệt mới tiết lộ với chúng tôi. Ấy là việc trước ngày ta tổ chức tiến hành trao trả các tù binh cho phía Mỹ. Công việc đã được chuẩn bị rất kỹ càng, tưởng chừhg như chu đáo đến từng chi tiết nhỏ, nhưhg cấp trên vẫn lưu ý: Thử đặt giả thiết, nếu trong quá trình trao trả, tù binh Mỹ có hành động phản đối, cởi hết quân trang quần áo (như anh em tù binh của ta đã làm ở miền Nam khi được trao trả ngày đó) vút lại, hoặc nhữhg hành động tương tự mà chúng ta không lường hết và không kiểm soát được, trước sự chứhg kiến của báo giới quốc tế thì sẽ ra sao?

        Sau nhiều đêm suy nghĩ, Trại trưởng Trần Trọng Duyệt đã nghĩ ra một "độc chiêu" rất có tác dụng: Trước khi đưa các tù binh sang sân bay Gia Lâm bàn giao cho phía Mỹ, ông cho tập hợp họ lại để nói chuyện. Sau khỉ nhắc lại ngắn gọn tinh thần của Hiệp định Paris về việc trao trả tù binh chiến tranh, ông Duyệt đã nói nhữhg chuyện rất tình cảm và hỏi: "Hôm nay, ai trong các anh muốn được vê với gia đình, vỢ con, cha mẹ và người thân?"

        Dĩ nhiên, chẳng có tù binh nào không đồng ý. ông Duyệt lại bảo: "Có về Mỹ được hay không, là tuỳ thuộc hoàn toàn vào thái độ và hành động của các anh. Tôi xin lưu ý các anh cần phải trật tự, giữ nguyên đội hình thắng tiến lên xe và ra máy bay. Chỉ cần một người trong số các anh có hành động khác thường, là ngay lập tức, chúng tôi sẽ cho đình chỉ cuộc trao trả và đưa tất cả trở lại phòng giam"...

        Vậy là chính các tù binh Mỹ đã nhắc nhở nhau tự giác chấp hành kỷ luật và các quy định khác. Điều đó đã góp phần tích cực, làm cho nhữhg đợt trao trả tù binh cho phía Mỹ ở sân bay Gia Lâm hồi đó diễn ra hết sức thuận lợi và thành công tốt đẹp.

        Đại tá Trần Trọng Duyệt, cựu Trại trưởng Trại tù binh Hỏa Lò còn nhắc đến một kỷ niệm với một tù binh Mỹ có tên là Alfonso Riate. Ngày đó, anh em quản giáo thường gọi tắt tên người này là "Te". Anh này bị bắt tại chiến trường Quảng Trị. Nghe nói, "Te" từng làm cố vấn cho một tỉnh trưởng của Chính quyền sài Gòn (cũ). Biết ông Trại trưởng tù binh mang họ Trần, nên anh ta tự nhận mình có họ tên là... "Trần văn Te". Được tin mình sắp được trao trả về Mỹ, "Trần Văn Te" đã viết cho ông Duyệt một lá thư khá dài, trong đó có đoạn:

        ...Lần đầu tiên tôi đến đất nước Việt Nam của ông là ngày 28 tháng 10 năm 1966. Tôi hoàn toàn không hiểu gì về xứ sở này, chi biết rằng ở Việt Nam đang có chiến tranh và tôi đến đây với tư cách là một người lính theo lệnh cấp trên.

        Tôi bị bắt ngày 25 tháng 4 năm 1967. và cho đến hôm nay tôi có may mắn được hiểu biết về đất nước vậ nhân dân Việt Nam, về cuộc chiến tranh xâm lược mà Chính phủ Mỹ đang tiến hành... Tôi đã nói với chính bản thân mình rằng: Cuộc sống của tôi ở Việt Nam hiện nay mặc dù chỉ là của một tù binh, nhưng nó thật có nghĩa.

        Từ tận nơi sâu kín của lòng mình, tôi cảm thấy buồn vì sắp phải từ biệt ông và những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong 6 năm trời ở đây. Tôi sẽ không còn những người hiểu biết và đáng yêu bên cạnh mình nữa.

        Tôi hiểu rằng, nỗi lòng tôi có một mong muốn sau khi trở về nước, nếu có điều kiện nhất định tôi sẽ trở lại thăm Việt Nam. Tôi sẽ không bao giờ quên ông - người trại trưởng của tôi. Bởi ông mang bóng dáng của nhân dân Việt Nam, người trực tiếp điều hành việc thực hiện chính sách nhân đạo của Chính phủ Việt Nam đối với tù binh. Trong tương lai, tôi có ý định làm cho nhân dân Mỹ hiểu về Việt Nam hơn. Hãy giữ gìn sức khoẻ ông nhé. với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn nhất.

        Ký tên: Trần Văn Te".
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM