Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:52:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công Mỹ ở Việt Nam  (Đọc 73356 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2015, 06:11:08 am »

       
        "Liệu ngài có thể... giúp tôi không"?


        Chưa đầy một tuần sau, vào ngày 7 tháng 11 năm 2001, tôi đã nhận được thư hồi âm của giáọ sư Benjamin F. Schemmer được gửi qua đường E-mail:

        "Chào người đồng nghiệp đáng kính!

        Xin cảm ơn về sự cộng tác nhiệt tình của ngài, khi trả tời đề nghị của tôi về nhữhg bài báo Hên quan đến vụ tập kích sơn Tây năm 1970. Tôi thực sự vui mừng và cảm thấy bị cuốn hút bởi nhũtig đề nghị của ngài là cung cấp bản copy bài báo và cả cuốn sách có in những tư liệu về cuộc tập kích Sơn Tây. Đặc biệt là 15 tấm ảnh tư liệu quý mà ngài đã giới thiệu. Tiếng Anh của ngài thực sự là tuyệt vời; hơn hẳn khả năng có giới hạn của tôi về tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga...

        Trong khi chờ đợi sự phản hồi từ phía Nhà xuất bản của tôi để biết liệu họ có đồng ý trả khoản tiền 1.500 USD cho những tài liệu trên; xin ngài làm ơn nói rõ một số vấn đề tôi đang còn thắc mắc:

        1. Những tài liệu ngài sẽ gửi cho tôi là bằng tiếng Anh chứ? (Tôi e rằng máy tính của tôi sẽ không thể in được nhữhg văn bản bằng tiếng Việt).

        2. Liệu ngài có thể chuyển được những tài liệu dài như vậy qua đường E-mail? Tôi đang sử dụng phần mềm Microsoft Word, và phần mềm này giới hạn khả năng tải xuống của nó trong phạm vi những văn bản chỉ dưới 1.000 từ. vậy liệu ngài có thể cho gửí những tài liệu trên bằng cách chia nhỏ chúng ra thành những file văn bản khoảng độ 1.000 tù?

        3. Liệu chuyển bằng cách trên có dễ hơn bằng đường thư hàng không?

        4. Liệu ngài có thể chuyển qua E-mail cho tôi một trang mẫu của tờ An ninh thế giới và 2 chiếc ảnh trong số những tài liệu mà ngài đã đề cập tới? (Chúng tôi cần mẫu ảnh để có thể biết rõ chất lượng in thử của chúng ở đây. Tôi xin đảm bảo với ngài rằng: Chúng tôi sẽ không công bố bất cứ tài liệu nào, dưới bất kỳ hình thức nào, trừ phi có được sự đồng ý về bản quyền của tác giả).

        5. Liệu bài báo của ngài (hoặc cuốn sách in lại bài báo đó) có đề cập tới chi tiết một lực lượng biệt kích Mỹ đã đổ bộ xuống một khu nhà, cách trại tù binh Sơn Tây 400 mét về phía Nam? Mà tại đó, một bộ phận lực lượng biệt kích giải cứu tù binh của Mỹ đã nhầm lẫn và thất bại trong khi hạ cánh.

        6. Về khoản tiền 1.500 USD ngài đã đề cập tới, liệu đó có phải là sự cho phép sử dụng những tài liệu ấy chỉ trên đất Mỹ? Hay trên phạm vi toàn thế giới? Và chúng tôi có được phép yêu cầu một sự bảo hộ về bản quyền của Mỹ về những tài liệu nêu trên?
Tôi có sự lo ngại, khi cung cấp cho bạn đọc của mình những quan điểm của phía Việt Nam, về cuộc tập kích Sơn Tây trong lần tái bản cuốn sách, nhưng tôi lại bị cuốn hút bởi những thông tin mà ngài đã đề cập.

        Tôi bảo đảm rằng sẽ gửi lời phúc đáp ngài sớm nhất, có thể ngay sau khi nhận được những thông tin chi tiết, để làm rõ hơn những vấn đề từ phía ngài.

        Tôi thực sự xúc động khi ngài đề nghị được cung cấp ảnh và tiểu sử của tôi. Tôi đã gửi cho ngài ngay ngày hôm nay bằng đường thư máy bay và rất vui mừng nếu được ngài giới thiệu với độc giả Việt Nam.

        Tồi có một yêu cầu nhỏ: Liệu ngài có thể gửi cho tôi (qua thư máy bay hoặc E-mail) những bản sao của bất kỳ bài báo nào đã viết về cuốn sách của tôi mà ngài biết Nếu ngài có quan tâm tới việc mua bản quyền một phần, hoặc toàn bộ cuốn The Raid; chỉ phát hành trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc phát hành trên toàn khu vực Đông Nam Á, thì xin hãy thông báo cho tôi biết sớm.

        Tôi rất mong hồi âm của ngài.

        Kính thư. Benjamin F. Schemmer".


        Hai ngày sau, tôi đầ viết cho giáo sư Benjamin F. Schemmer bức thư trả lời:

        "Trước hết, xin cảm ơn ngài đã hồi âm rất nhanh cùng nhũtig lời quá khen đã dành cho tôi. Nhân đây tôi cũng được xin được làm rõ hơn những điều ngài còn thắc mắc:

        1. Tài liệu mà tôi sẽ gủl cho ngài được dịch ra tiếng Anh.

        2. Bài viết của tôi khá dài (khoảng trên 30.000 từ), nhưng tôi sẽ cố gắng rút gọn còn vài ngàn từ và chỉ lược trích phần tư liệu mà theo tôi cho là ngài sẽ quan tâm.

        3. Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngài về kỹ thuật thu nhận, khi gửi số tài liệu trên qua E-mail, tôi sẽ chia nhỏ chúng ra thành từng phần (dưới 1.000 từ mỗi file, như yêu cầu của ngài).

        4. Những bức ảnh tôi dự kiến chuyển cho ngài đều là ảnh đen trắng, chất lượng ảnh không được tốt lắm, nhưng rất có giá trị về mặt lịch sử (tôi sẽ cố gắng thử chuyển cho ngài một, hai bức ảnh và một trang báo trong thời gian sớm nhất qua đường E- mail).

        5. Nếu qua đường E-mail không gửi được ảnhì, tôi sẽ chuyển qua đường hàng không.

        6. Một lực lượng biệt kích Mỹ đã đổ bộ xuống một khu nhà cách trại tù binh Sơn Tây 400 mét về phía Nam... cũng là một chi tiết nhỏ trong bài viết của tôi.

        7. Tôi cho rằng bài viết mà tôi sẽ chuyển cho ngài (kể cả ảnh) không phải là tác phẩm mà chỉ là tài liệu tham khảo, và hơn thế nữa, đó là một phần của sự thật lịch sử.
Nghĩa là, tôi không chỉ bán mà quan trọng hơn là muốn góp phần giúp những người đọc ở Mỹ hiểu đúng nhũng gì đã diễn ra tại Sơn Tây hơn 30 năm trước, và vì vậy, khi nhận được những tài liệu đó, ngài hãy sử dụng chúng sao cho có hiệu quả và ý nghĩa nhất!

        8. Nếu có hân hạnh được viết bài giới thiệu ngài với bạn đọc Việt Nam, nhất định tôi sẽ gửi cho ngài bài báo đó.

        9. Tôi cũng rất hân hạnh nếu được giới thiệu cuốn The Raid mà ngài sắp tái bản với một số nhà xuất bản ở Việt Nam.

        Tuy nhiên, cũng xin được nói với ngài rằng việc phát hành sách nói chung của chúng tôi hiện nay đang còn gặp khó khăn, vì số lượng in rất hạn chế.

        Nhưng hy vọng là ngài sẽ có một sự hợp tác xuất bản tốt đẹp ở Việt Nam.

        Kính chúc ngài sức khỏe và luôn thành công.

        Đặng vương Hưng."

     
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2015, 01:43:00 am »

        
        "Nếu có hứng thú, thì ngài có thể mua bản quyền cuốn sách nói trên"?


        Ngay sau khi cho gửi bức thư trên qua mạng internet, tôi đã tiến hành việc dịch ra tiếng Anh 2 trang sách, đồng thời cho scan 3 trong số 15 bức ảnh tư liệu về vụ đột kích sơn Tây và thử gửi chúng theo đường E-mail cho giáo sư Benjamin F. Schemmer.

        Chỉ một ngày sau, tôi đã nhận được thư hồi âm, nội dung như sau:

        "Ngài Đặng vương Hưng kính mến,

        Chúng tôi đã nhận được 2 lá thư với khoảng 650 chữ nói về Sơn Tây của ngài gửi. Chúng tôi đánh giá cao sự cộng tác nhiệt tình của ngài. Nhưng hiện tôi đang còn hội ý với Nhà xuất bản về việc có mua bản quyền những bài viết có kèm theo ảnh minh hoạ của ngài hay không? Tuy nhiên, tôi vẫn có một đề nghị là xin ngài cung cấp cho chúng tôi ngày phát hành loạt bài báo viết về Vụ tập kích Sơn Tây của ngài, cũng như ngày đăng ký bản quyền của những ấn phẩm đó. Xin được nói thêm rằng: Nếu thỏa thuận giữa hai bên ngã ngũ, khi sử dụng những bài báo của ngài, chúng tôi sẽ phải biên tập lại theo yêu cầu của Nhà xuất bản...

        Riêng về 3 bức ảnh ngài nói đã gửi theo file kèm theo, chúng tôi đã cố hết khả năng, nhưng vẫn không thể nào lấy chúng ra được. Xin cho biết ngài đã sử dụng chương trình phần mềm nào để mã hóa cũng như chuyển tải những bức ảnh nói trên?

        Trân trọng,

        Benjamin F. Schemmer."

        Khi tôi nói về nhữhg "trục trặc" 3 bức ảnh nói trên, theo lời phàn nàn của giáo sư Benjamin F. Schemmer, thì những nhân viên kỹ thuật của báo An ninh thế giới hết sức ngạc nhiên. Họ đều bảo: Người Mỹ giỏi vi tính lắm cơ mà. Sao chỉ có mỗi việc nhỏ thế mà họ cũng không làm được nhỉ? Tôi giải thích: ông Benjamin F. Schemmer là giáo sư sử học, là nhà nghiên cứu lịch sử quân sự... chứ đâu phải chuyên gia kỹ thuật điện toán!

        Một nữ nhân viên của chúng tôi đã phải kiên trì viết 2 lá thư bằng tiếng Anh, hướng dẫn tỉ mỷ cho vị giáo sư Mỹ, và gửi đi gùi lại mấy lần nhữhg bức ảnh đẹp nhất... ông ấy mới mở được file kèm ảnh như ý muốn.
Đó là ngày 14 tháng 12 năm 2001. Giáo sư Benjamin F. Schemmer đã lập tức viết thư cảm ơn:

        "Thưa ngài Đặng vương Hưng!

        Cảm ơn ngài rất nhiều vì đã gửi cho tôi những pức ảnh về vụ tập kích Sơn Tây. Tôi rất vui vì đã có thể tải chung xuống từ mạng Internet và in những bức ảnh đó ra...

        Những lời chú thích gửi kèm của ngài cũng đã giúp được tôi rất nhiều.
Nhà xuất bản của chúng tôi đang tích cực xem xét để có thể sử dụng từ 2 đến 3 trong số những bức ảnh ngài đã gửi, cũng như khoản tiền thù lao sẽ dành cho ngài.

        Tôi hy vọng có thể sẽ trả lời ngài trong thời gian sớm nhất vào tuần tới.
Một lần nữa xin cảm ơn sự nhiệt tình của ngài.

        Benjamin F. Schemmer."

        Số chữ của những tài liệu còn lại cần phải gửi lớn gấp 10 lần số chữ đã gủi đi... Để công việc dịch sang tiếng Anh tiến hành được nhanh chóng, tôi đã quyết định mang tài liệu ra một Trung tâm dịch vụ có uy tín của Hà Nội ở đường Hai Bà Trưng, thuê họ 800.000   đồng, với yêu cầu trong 3 ngày phải xong. Nhưng kết quả là họ đã phải làm trong 7 ngày, vì người nhân viên giỏi nhất bị ốm.

        Khi trao chiếc đĩa đã copy kết quả dịch cho tôi, ông chủ của Trung tâm dịch thuật ấy hồ hởi nói: "Tôi từng được đọc bài anh viết in trên báo từ mấy năm trước... hấp dẫn và xúc động lắm! Nói thật là tôi làm bài này không chỉ vì tiền, nên đã dồn hết tâm huyết của mình để hiệu đính lại chữ nghĩa văn phong cho hay nhất. Phải cho cái ông giáo sư Mỹ này... tâm phục, khẩu phục chúng ta!"

        Hôm sau, tôi cho gửi toàn bộ phần tài liệu đẵ dịch còn lại sang Mỹ qua đường E-mail. Việc gửi diễn ra khá thuận lợi, chỉ cần một file văn bản kèm thư là xong, (chứ không cần chia nhỏ ra mỗi phần 1.000 chữ, như lời ông giáo sư Benjamin F. Schemmer đề nghị).

        Bẵng đi đến gần một tháng, tôi không nhận được hồi âm nào. Bỗng một hôm, văn thư cơ quan chuyển đến cho tôi một phong bì thư ghi đích danh, khá dày dặn đến từ Mỹ. Đó là thư của ông Benjamin F. Schemmer lại được gửi bằng đường hàng không.

        Thư được viết từ ngày 7 tháng 11 năm 2001:

        "Thưa bạn đồng nghiệp khả kính,

        Tôi hân hạnh gửi ngài ảnh và bản tóm tắt tiểu sử của tôi theo yêu cầu của ngài qua E-mail ngày 6 tháng 11. và tôi cũng rất lấy làm vinh dự khi được giới thiệu đến độc giả của ngài. Tôi chỉ xin ngài một điều: Nếu ngài khai thác, sử dụng bất kỳ một chi tiết nào trong số tài liệu này, xin ngài vui lòng gửi bằng thư máy bay cho tôi một bản sao.

        Tôi tin rằng chúng tôi có thể đưa đến cho cộng đồng người Việt những hình ảnh và bài viết về con người Việt Nam của năm 1970 khi người Mỹ tiến hành cuộc tập kích vào Trại tù binh Sơn Tây qua cuốn sách The Raid của tôi sắp xuất bản, hiện đang in bông lần thứ hai.

        Nếu có hứng thú, thì ngài có thể mua bản quyền cuốn sách nói trên, với một số tiền phải chăng để in toàn tập, hoặc một phần trích của cuốn sách này để phát hành tại Việt Nam hoặc khu vực Đông Nam Á. Xin ngài vui lòng cho tôi biết ý kiến sớm?

        Kính chào,

        Benjamin F. Schemmer".

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2015, 05:16:30 am »

       
        Những câu hỏi gửi "Đại'tá Nguyễn"

        Cũng ngày hôm đó, khi mở E-mail, tôi còn nhận được 2 bức thư của Benjamin F. Schemmer.

        Bức thư gửi cho một "Đại tá Nguyễn" nào đó, được viết khá dài, với rất nhiều câu hỏi liên quan tới vụ tập kích Sơn Tây còn bỏ ngỏ. Xin được lược dịch những nội dung quan trọng nhất:

        "Thưa Đại tá Nguyễn,

        Tôi viết thư này vì không thể tìm được thêm thông tin gì ở Bộ Ngoại giao cũng như Bộ Quốc phòng... vậy ngài có thể giúp tôi làm rõ mấy điều thắc mắc trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam?

        -  Loại quân đội nào cũng như quốc tịch của họ đã chiếm đóng "Secondary school" (Trường trung học), cách trại tù binh Sơn Tây 400 mét về phía Nam, (nơi mà một lực luợng quân Mỹ đã đổ bộ nhầm và gây ra đám cháy lớn), trong thời gian xảy ra cuộc tập kích?

        -  Liệu "Secondary school" có thể là một căn cứ quân sự, với một lực lượng đông đảo, hùng hậu? Đội quân ở đó là người phương Đông, lính của họ cao khoảng 5 feet 10 inches, không mặc đồng phục của quân đội miền Bắc Việt Nam. Những người này mặc áo lót và quần soóc đen. Họ được trang bị tốt hơn lính bảo vệ. Nhưng lực lượng biệt kích của Mỹ đã không nhận diện được họ.

        -  Tôi cũng đã gửi câu hỏi trên tới cơ quan tình báo quân sự Mỹ, và nhận được câu trả lời đại ý là: Phía Mỹ vẫn chưa rõ lực lượng nào đã chiếm đóng căn cứ "Secondary school" vào thời điểm xảy ra cuộc tập kích.

        -  Có nhiều tin đồn, (nhuĩig không có bằng chứhg xác thực) rằng lực lượng đóng ở "Secondary school" hồi ấy là người Trung Quốc, hoặc có thể là Bắc Triều Tiên?

        -  Biệt kích Mỹ đã thu được một chiếc thắt lung của lính Trung Quốc, được lấy ra từ xác một người đàn ông bị bắn hạ tại đó? Biệt kích Mỹ còn nhặt được cả một chiếc giày đang sử dụng của sỹ quan Liền Xô?... điều đó thật khó giải thích!

        -  Tôi đã cho in một số bức ảnh chiến lợi phẩm nói trên vào cuốn sách của mình. Nhưng nhiều sỹ quan cao cấp của lực lượng biệt kích Mỹ đã tham gia cuộc tập kích nói rằng họ không có bất kỳ thông tin nào về những điều nghi vấn kể trên.

        Hơn 30 năm đã trôi qua sau vụ tập kích Sơn Tây. Hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam đã có mối quan hệ ngoại giao và thương mại cần thiết... Chẳng lẽ, sự nhận diện về một lực lượng quân sự còn nghi vấn kể trên sẽ mãi còn nằm trong bức màn bí mật?

        Vì vậy, tôi đang cầu khẩn sự giúp đỡ của ngài. Xin ngài làm ơn cho tôi biết họ là ai? Mang quốc tịch nào? Đơn vị của họ có nhiệm vụ gì tại căn cứ "Secondary school'?
Tôi sẽ rất biết ơn những thông tin mà ngài có thể cung cấp cho tôi, thưa Đại tá Nguyễn, và tôi hứa sẽ thông tin một cách chính xác, trung thực trong lần tái bản tới của cuốn The Raid.

        Và rất có thể, đó sẽ là một trong những bí mật cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam!

        Trân trọng! Benjamin F. Schemmer."


        Còn thư kia, vị giáo sư Mỹ dành cho tôi:

        "Kính gửi ngài Đặng vương Huìig!

        Tôi xin chuyển tới ngài một bức thư yêu cầu mà tôi đã gửi cho Đại tá Nguyễn, một sỹ quan quân sự của Việt Nam ở Washington. Nhưng tôi đã thất vọng, vì ông ấy không trả lời được rõ ràng những thắc mắc của tôi.

        Giờ đây, tôi chỉ còn trông đợi vào ngài.

        Tôi tin rằng ngài sẽ giúp tôi được việc này!

        Benjamin F. Schemmer."


        Tôi đã ngay lập tức E-mail lại cho giáo sư Benjamin F. Schemmer một lá thư. Nội dung có đoạn:

        "Thưa giáo sư Benjamin F. Schemmer,

        Vấn đề không đến mức quá phức tạp và khó khăn như ngài nghĩ! Địa điểm mà người Mỹ gọi là căn cứ quân sự "Secondary school" thực chất chỉ là một cơ sở an dưỡng cho cán bộ của tỉnh Hà Tây hồi ấy. (Trước đó, nơi này nguyên là một nhà trường chuyên làm công tác bôi duũng lý luận chính trị cho cán bộ, mà người ta quen gọi là Trường Đảng tỉnh).

        Tôi có thể khẳng định với ngài rằng thời điểm xảy ra cuộc tập kích của quân Mỹ năm 1970, không hề có một lực lượng quân sự của nước ngoài nào hiện diện ở cơ sở an duững cán bộ Hà Tây (mà các ngài gọi là căn cứ "Secondary school") nói trên!

        Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Việt Nam chúng tôi đã thường xuyên nhận được sự ủng hộ giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất của các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là của Liên xô và Trung Quốc. Hồi ấy, bộ đội Việt Nam thường dùng qưần trang do Trung Quốc sản xuất: Từ quần áo, chăn màn, đến ba lô, dép cao su, thắt lưng, mũ cõi... Riêng những cán bộ sĩ quan thì được trang bị thềm loại giày da do Liên Xồ sản xuất mà người ta quen gọi là giày cõt-sơ-ghin. vì những thứ quân trang này rất bền và tốt, nên đã có một thời nhiều người dân và thậm chí công chức cũng sử dụng chúng hằng ngày. Người ta đã mặc đồ lính để xuống ruộng đi cày và cả khi lên bờ đi ăn cỗ, dự tiệc! Đó chính là văn hoá ăn mặc thời chiến. Ngài có hiểu nhiều về văn hóa Việt Nam không? có biết gì về thơ Lục bát không? Tôi sẽ gửi tặng ngài tập thơ Học quên để nhớ của tôi, nếu biết tiếng Việt thì nhất định ngài sẽ thích nó.
Hy vọng sau khi đọc xong thư này, những điều giáo sư thắc mắc gửi Đại tá Nguyễn cũng không còn gì là khó hiểu, có đúng vậy không, thưa ngài?".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2015, 02:36:17 am »

       
        Xin được tặng... miễn phí toàn bộ số tư liệu đã gửi cho phía Mỹ!


        Bắng đi tới gần một tháng, tôi mới lại nhận được E-mail của Benjamin F. Schemmer. Trong thư, ông không đề cập đến chuyện những câu hỏi dành cho "Đại tá Nguyễn" nữa. Giáo sư phàn nàn rằng sức khỏe của ông hồi này không được tốt lắm. Ông vừa bị ốmr phải nằm viện mất hơn tuần, về vấn đề trao đổi tư liệu của vụ tập kích sơn Tây, ông viết:

       "Xin vui mừng thông báo với bạn đồng nghiệp đáng kính: Tôi đã nhận được 6.500 chữ là tài liệu về vụ tập kích mà ngài đã gửi qua đường E-mail. Chúng tôi đang tích cực xem xét để có thể sử dụng chúng tốt nhất

        Nhưng tôi rất lấy làm tiếc khi phải thông báo với ngài rằng nhà xuất bản đã không đồng ý cho tôi trả khoản tiền 1.500 USD. Bởi số tiền này quá cao so với mức trả thông thường đối với một tác phẩm đăng lại như thế ở Mỹ, mà chúng tôi chưa có tiền lệ quy định. Tôi đang cố gắng thuyết phục họ thêm. Nhưng để thuận lợi cho việc này, ngài có thể đơn cử một vài ví dụ về việc thanh toán đối với một bài báo in lại khi đã đăng ký bản quyền?

        Về những bức ảnh ngài đã gửỉ, chúng tôi đang gặp một trở ngại là chất lượng của chúng không được tốt lắm. vì thế, thật khó kết luận là có thể sử dụng lại chúng được không? (Có thể, chúng tôi sẽ sử dụng trước một bức ảnh trong số đó, ảnh chụp xác chiếc trực thăng HH53).

        Chúng tôi rất muốn có một bản copy tốt hơn về bức ảnh nói trên, cùng dòng chú thích giới thiệu tác giả của bức ảnh. (Chúng tôi sẽ trả thêm 100 USD cho chi phí này. Đó là sự hào phóng trong tiêu chuẩn xuất bản ở Mỹ cho một bức ảnh đã được sử dụng), vì thế, xin ngài vui lòng gửi bằng đường thư máy bay một bản copy rõ nét nhất bức ảnh nói trên càng sớm càng tốt, để có thể kịp đưa vào cuốn sách tái bản trong tháng 7 năm 2002...

        Ngay sau khi nhận được bức ảnh trên, tôi sẽ chuyển cho ngài 100 USD nữa...

        Benjamin F. Schemmer".


        Đọc đến đây, tôi chợt mỉm cười: ôi, ngài giáo sư Mỹ đáng kính ơi! Ngài hiểu nhầm dụng ý của tôi rồi. và tôi đã viết một bức E-mail như sau:

       "Thưa giáo sư Benjamin F. Schemmer!

        Tôi rất lấy làm tiếc và thông cảm với sức khỏe của ngài, và tôi cũng xin được chia vui, đồng thời chúc mừng ngài vì cuốn The Raid với bản thảo đã được sửa chữa và bổ sung hoàn chỉnh lại sắp được tái bản lần nữa.

        Tất cả những điều có thể làm cho giáo sư thì tôi đã làm cả rồi!

        Thật ra, tôi cung cấp tài liệu và ảnh về vụ tập kích Sơn Tây cho giáo sư không phải vì mong ngài sẽ trả cho tôi vài trăm USD (bởi chính ngài đã đưa ra vấn đề thù lao đấy chứ!). Mà đơn giản chỉ vì muốn giúp ngài. Và thêm nữa, tôi cũng muốn thông qua ngòi bút của ngài, cung cấp thêm cho người đọc ở Mỹ những sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam.

        Tôi hiểu rằng ở nước Mỹ ngoài những người giàu có như tỷ phú Bill Gates, còn có rất nhiều người đang phải lao động cực nhọc để kiếm sống.

        Tôi có cảm giác rằng giáo sư đang gặp khó khăn về tài chính? (Thậm chí còn khó khăn hơn cả chúng tôi). Bởi thế, tôi xin được tặng miễn phí toàn bộ số tư liệu (gồm bài viết 6.500 chữ và 15 bức ảnh) đã gửi cho ngài vừa qua. Giáo sư có thể toàn quyền sử dụng chúng sao cho có hiệu quả và ý nghĩa nhất

        Tôi chỉ có một đề nghị nhỏ: Khi cuốn The Raid được tái bản xong, xin giáo sư vui lòng gửi cho tôi một bản có kèm chữ ký của chính ngài để làm kỷ niệm.

        Tôi xin cảm ơn giáo sư rất nhiều vì đã giúp tôi hiểu thêm một người Mỹ, hiểu thêm về tác giả của cuốn The Raid nổi tiếng.

        Nhất định tôi sẽ viết lại toàn bộ câu chuyện thú vị của chúng ta để bạn đọc Việt Nam được biết.

        Kính chúc giáo sư luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc

        Một người rất hân hạnh được ngài coi là "đồng nghiệp".

        Đặng Vương Hưng."


        Trước khi kết thúc bài viết này, ngày 4 tháng 7 năm 2002 tôi đã nhận được một bức E-mail mới nhất của giáo sư Benjamin F. Schemmer:

        " Thưa bạn đồng nghiệp,

        Cảm ơn ngài đã gửi tin nhắn cho tôi. Ngài sẽ rất vui khi biết rằng vào ngày thứ hai tuần trước, tôi đã gửi qua đường thư hàng không cho ngài cuốn "The Raid" mới được tái bản và bổ sung, kèm theo đó là một số thông tin về cá nhân tôi.

        Hy vọng ngài sẽ sớm nhận được món quà. Đây là sách do nhà xuất bản Ballantine vừa in xong. Ấn phẩm được phát hành hôm nay bởi Câu lạc bộ Sách quân sự. Còn một bản tóm tắt dưới dạng băng cát-xét sẽ được phát hành trong tháng 8 năm 2002 bởi Random House.

        Tôi mong sớm nhận được hồi âm của ngài. Hiện tôi đang rất bận rộn bởi vỢ tôi đang nằm viện (nhưng tình hình cũng đã có khá hơn).

        Thân chào,

        Benjamin F. Schemmer."


        Một ngày đầu tháng 8 năm 2002, tác giả bài viết này đẫ nhận được bản in mới nhất của cuốn sách The Raid ôược gùi đến từ Mỹ, có chữ ký của giáo sư Benjamin F. Schemmer ký, với lời đề tặng: "For my esteemed colleague Dang Vuong Hung. With sincere thanks for your interest and help".

        Đặc biệt, cũng trong lần tái bản này, cuốn sách đã được bổ sung thêm phần 11 Who was at the "Secondary schoon (Ai đã có mặt ở "Trường Trung học"?), với những chi tiết được dẫn theo Đặng Vương Hưng.

        Và trong danh mục " Tài liệu tham khảơ', tại trang thứ 359, ông Benjamin F. Schemmer cũng đã trân trọng ghi thêm nhữhg dòng chữ như sau:

        "Hung, Dang Vuong Hung, An Ninh The Gioi Review; The Truth of the Raid on the Son Tay Prison to Rescue American Pilots in 1970" multiple-part series, 1998"

        Hà Nội, 2002 - 2012
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2015, 02:34:53 am »

   


Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2015, 03:10:13 am »

     

Chân dung Nhà văn Đặng vương Hưng, Giáo sư Benjamin F. Schemmer và tờ séc trị giá 100 USD ”đặt cọc" mua thông tin.


Phi công Mỹ bị bắt và sinh hoạt đời thường của họ khi đã vào trai giam... Một trong số những bức ảnh đã gủí trao đổi tư liệu Việt-Mỹ


Bản in mới nhất cuốn sách "The Raidw do Tác giả Benjamin đã gửi tặng Nhà văn Đặng Vương Hưng


Nhiều trang trong bản in mới của cuốn sách "The Raid"có trích dẫn tư liệu của Nhà văn Đặng Vương Hưng cung cấp.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2015, 11:37:45 pm »

       
CUỘC QUYẾT ĐẤU LỊCH SỬ "ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG" VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VẤN ĐỀ TÙ BINH PHI CÔNG MỸ TẠI HỘI NGHỊ PARIS?

        Không phải ngẫu nhiên mà hàng trăm Phi công Mỹ lại làm tù binh ở Hoả Lò. Họ bị bắt bởi đã lái máy bay đi ném bom, bắn phá, gây nhiều tội ác với nhân dân Việt Nam trong rất nhiều những chiến dịch, các cuộc không kích vào miền Bắc Việt Nam. Một trong nhữhg chiến dịch điển hình đó là tháng 12 năm 1972, quân đội Mỹ đã huy động một lực lượng không quân mạnh nhất, với những Pháo đài bay B52 để mở cuộc tập kích chiến lược chưa từng có trên vùng trời Hà Nội, Hải Phòng... Tổng thống Richard Nixon và giới quân sự Mỹ hồi đó đều tin rằng bằng vũ lực, họ sẽ buộc Việt Nam phải đầu hàng, hoặc chấp nhận những điều khoản sửa đổi có lợi cho Mỹ trong bản Hiệp định sẽ ký kết ở Paris.

        Nhưng thực tế đã xảy ra một "cuộc quyết đấu" chưa từng có trong lịch sử chiến tranh thế giới: Sau 12 ngày đêm "bão lửa", Lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam bằng tinh thần quyết thắng, mưu trí, sáng tạo và thế trận Chiến tranh nhân dân đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược của Mỹ! Thêm hàng trăm tù binh Phi công Mỹ bị bắt, gây áp lực cho Chính phủ Hoa Kỳ tại Hội nghị Paris.

        Chiến thẳng oanh liệt nói trên được cả thế giới biết đến như một "Điện Biên Phủ trên không" đã góp phần quyết định buộc Mỹ phải ngồi lại vào bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Paris vào ngày 27 tháng 1 năm 1973. Theo đó, Mỹ phải cam kết sẽ rút hết quân Mỹ và quân đội đồng minh của họ về nước; tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam... Và một trong những điều khoản thi hành Hiệp định Paris là Việt Nam sẽ trao trả toàn bộ số Tù binh Phi công Mỹ cho phía Hoa Ky...

        "Hòa bình đang có trong tầm tay" hay "Hoà bình ở trên đầu ngọn bút"?

        Tháng 10 năm 1972, sau gần bốn năm đàm phán với bao phiên tiếp xúc bí mật và công khai, nhưng Hội nghị Paris về lập lại hòa bình cho Việt Nam giữa bốn bên (Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam cộng hòa) vẫn bế tắc.
Để nhanh chóng tìm ra "lối thoát" cho hòa đàm, trong một cuộc tiếp xúc bí mật với đoàn Mỹ, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ thay mặt phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa đẫ chủ động đưa ra một bản dự thảo "Hiệp định về chấm dút chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Narri"... Sau gần một tuần thương lượng, ngày 12 tháng 10 năm 1972, phía Mỹ đã chấp thuận nhữhg nội dung chính trong bản dự thảo của ta. Họ còn thỏa thuận một thời gian biểu cụ thể cho việc ký kết Hiệp định và chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Theo đó, ngày 18 tháng 10: Mỹ sẽ chấm dút ném bom trên bộ và ngừhg rải mìn phong tỏa các cảng biển của miền Bắc việt Nam; ngày 20 tháng 10: Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Tiến sĩ Henry Kissinger sẽ ký tắt Hiệp định tại Hà Nội; ngày 26 tháng 10: Hiệp định sẽ được bốn bên tham chiến ký chính thức tại Paris; ngày 27 tháng 10: Ngừhg bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hòa bình được lập lại...

        Mặc dù sau đó phía Mỹ đã yêu cầu ta cho lùi lại thời gian biểu trên (21 tháng 10: ngừhg ném bom và thả mìn; 24 tháng 10: ký tắt; 30 tháng 10: ký chính thức; 31 tháng 10: chấm dứt chiến tranh); nhưhg với thiện chí của mình, phía Việt Nam đã chấp thuận. Tuy nhiên, "Bản thỏa thuận ngừhg bắn tháng Mười" đó đã không được phía Mỹ tôn trọng và thực hiện. Nhà Trắng đã đơn phương lật lọng những cam kết thỏa thuận của mình. Kissinger một mặt đổ lỗi cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu không chịu ký; mặt khác lại lừa bịp nhân dân Mỹ "Hòa bình đang ở trong tầm tay" để họ bỏ phiếu cho Nixon.

        Tháng 11 năm 1972, sau khi huỷ bỏ chuyến bay tới Hà Nội, Kissinger vội vàng sang Paris với mục đích gây bế tắc, trì hoãn hội nghị hòa đàm để chờ đợi một âm mưu đen tối. ông ta đã chơi trò "gắp lửa bỏ tay người", đòi sửa lại 69 điều trong "Bản thỏa thuận ngừhg bắn tháng Mười". Trong đó, có những đòi hỏi hết sức phi lý: Miền Bắc phải rút quân, miền Nam là một "Quốc gia riêng". Trước thủ đoạn tráo trở, bội ước của đoàn Mỹ, người phát ngôn của Chính phủ ta đã tố cáo sự cố tình phá hoại hiệp định của phía Mỹ: "Hòa bình đã ở đầu ngọn bút, nhưng Tổng thống Mỹ đã lừa dối nhân dân mình và không chịu ký kết".

        Ngày 24 tháng 11, sau khi đổ tội cho phía Việt Nam là ''cản trở cuộc hòa đàm" và "thiếu thiện chí" Henry Kissinger đã công khai hăm dọa: ''Nếu các ngài không biết điều, Tổng thống của chúng tôi sẽ ra lệnh ngừhg đàm phán để tiếp tục các hành động quân sự và hậu quả sẽ thật khó lường!"

        Để vãn hồi hòa bình, phía Việt Nam đã hết sức kiềm chế và nhân nhượng thêm một số điểm, nhưng tham vọng của phía Mỹ ũ không chỉ có vậy.

        Ngày 13 tháng 12 năm 1972, các cuộc đàm phán đã hoàn toàn bế tắc. Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trở về Hà Nội, còn Henry Kissinger thì bay về Washington. Trước khi rời Paris, tại sân bay Orly, Kissinger còn lớn tiếng vu khống Việt Nam với các nhà báo quốc tế: "Hà Nội đã phá vỡ cuộc hòa đàm". Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đã nghiêm khắc cảnh báo Kissinger: "Các ông cố tình gieo gió thì ắt sẽ phải gặt bão!"

        Một ngày sau, Tổng thống Richard Nixon chính thức ra lệnh cho hải quân Mỹ tiếp tục rải thuỷ lôi để phong tỏa các cảng biển của miền Bắc Việt Nam; không quân Mỹ bắt đầu thực hiện cuộc tấn công chiến lược với quy mô chưa từhg có bằng máy bay chiến lược B52 vào Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng... ông ta hy vọng bằng cách đó sẽ khuất phục Việt Nam phải đầu hàng; hoặc buộc phải chấp thuận sửa đổi những điều khoản trong Hiệp định Paris có lợi nhất cho phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn, trước khi Hiệp định này được bốn bên ký kết.

        Chiếc máy bay chở Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đáp xuống sân bay Gia Lâm vào buổi chiều ngày 18 tháng 12 năm 1972. Nghĩa là chỉ vài giờ sau, những loạt bom B52 "trải thảm" đầu tiên được trút xuống Hà Nội... "Cuộc quyết đấu lịch sử" sắp bắt đầu!

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2015, 12:46:47 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2015, 08:09:29 am »

       
        So sánh lực lượng giữa Việt Nam và Mỹ: "Trứng chọi vói đá"?

        Người Mỹ đặt tên cho cuộc tập kích chiến lược bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng của họ là chiến dịch Linebacker II (sút bóng trước khung thành lần hai). Để thực hiện nó, Lầu Năm Góc đã huy động một lực lượng quân sự mạnh chưa từhg có, kể từ sau Đại chiến thế giới lần thứ II: Gần một nửa số máy bay ném bom chiến lược B52 của toàn nước Mỹ (193/400 chiếc); hơn một phần ba số máy bay chiến thuật của quân đội Mỹ (1077/3041 chiếc), tức là bằng lực lượng không quân của cả hai nước Anh và Tây Đức, ià nhữhg nước có tiềm năng quân sự mạnh nhất của Châu Âu hồi ấy gộp lại); một phần tư số tàu sân bay (6/24 chiếc) cùng nhiều loại tàu khác của Hạm đội Bảy... Đấy là chưa kể đến hàng trăm máy bay tiếp dầu trên không, máy bay gây nhiễu điện tử, máy bay trinh sát, và các loại máy bay chỉ huy, dẫn đường, liên lạc, cứu nạn...

        Tất cả những vũ khí và phương tiện chiến tranh kể trên đều thuộc loại hiện đại, tối tân nhất của Mỹ hồi đó. Hầu hết chúng đã được cải tiến và nâng cao hơn rất nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc nước ta lần thứ Nhất (1965 - 1968).

        Thế còn vũ khí trang bị của bộ đội Phòng không - Không quân Việt Nam?

        Về Phòng không, vào thời điểm đó lực lượng chủ lực để đối phó với B52 của chúng ta chỉ có 6 Trung đoàn tên lửa SAM-2 (gồm 24 tiểu đoàn). Đây là loại tên lửa đất đối không, do Liên xô (cũ) viện trợ và trang bị từ năm 1965. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên từ năm 1969 Liên xô đã hạn chế viện trợ quân sự cho Việt Nam, trong đó có tên lửa SAM-2.

        Sau cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Không quân Mỹ ra miền Bắc, bộ đội Tên lửa của ta chỉ còn số đạn dự trữ khoảng vài ngàn quả. Đó là số tên lửa "tồn kho", có nhiều quả đạn đã bị "quá đát", sử dụng không an toàn.

        Như vậy, loại vũ khí chính mà chúng ta có để chống lại B52 đã vừa cũ lại vừa thiếu. Để khắc phục tình trạng này, trước khi cuộc tập kích chiến lược diễn ta, ngành Kỹ thuật tên lửa Phòng không của chúng ta đã có sáng kiến "kéo dài tuổi thọ" cho toàn bộ số đạn đã "quá đát", bằng "quy trình lắp ráp ngược". Họ đã "hồi sinh" cho hàng ngàn quả tên lửa và "kéo dài tuổi thọ" của chúng thêm 48 tháng nữa... Điều đó đã có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bởi về cuối chiến dịch 12 ngày đêm sau này, hầu hết các trận địa tên lửa của ta đẫ phải tiết kiệm đạn, bắn từng quả một và chỉ "ưu tiên" dành để đánh B52; thậm chí còn có nhữhg bệ phóng tên lửa bảo vệ Hà Nội không còn một quả đạn nào!

        Về Không quân, chúng ta mới chỉ có 2 Trung đoàn máy bay tiêm kích được trang bị MIG-21, nhưhg hầu hết số Phi công này chưa được huấn luyện chiến đấu ban đêm và chưa hề có kinh nghiệm đánh B52.

        Thêm nữa, trong vài sân bay quân sự thì chỉ có Nội Bài là đạt tiêu chuẩn cấp I, còn lại là các sân bay cấp II và cấp III. Tất cả các sân bay chính quy này, trong chiến dịch 12 ngày đêm đã bị không quân Mỹ tập trung ném bom, đánh phá ác liệt, làm hỏng hết các đường băng cất cánh, hạ cánh cho máy bay chiến đấu.

        Bởi vậy, trên thực tế Không quân ta chỉ còn có vài sân bay dã chiến bí mật mà đường băng làm bằng... đất nện. Cho nên, việc sử dụng máy bay MIG để bắn hạ B52, dù có quyết tâm cao đến mấy, cũng gần như là điều không thể.

        Ngoài tên lửa SAM-2 và máy bay MIG-21, chúng ta còn có 16 Trung đoàn Pháo cao xạ. Riêng Thủ đô Hà Nội, còn có gần 200 trận địa súng tầm thấp của lực lượng dân quân tự vệ. Về lực lượng Ra-đa cảnh giới, dẫn đường chúng ta có chưa đầy 30 đại đội, được bố trí rải rác ở khắp miền Bắc...
Công bằng mà nói, những phương tiện vũ khí mà Lực lượng Phòng không - Không quân của Việt Nam sử dụng hồi ấy không phải là loại hiện đại, tiên tiến nhất mà quân đội Liên xô, hay quân đội các nước trong phe xã hội chủ nghĩa đã có. Trong khi đó, thời điểm trước khi cuộc quyết đấu diễn ra, lực lượng của chúng ta còn bị phân tán, xé lẻ do yêu cầu nhiệm vụ: vừa tham gia chi viện mặt trận phía Nam, bảo vệ huyết mạch giao thông vận tải Quân khu Bốn, vùng giải phóng Quảng Trị... vừa phải sẵn sàng đánh trả các cuộc tập kích đường không của Không quân Mỹ ra miền Bắc.

        Cơ quan đầu não trực tiếp chỉ huy "trận quyết đấu" của ta là Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân, được đặt trong một hang đá, gần thủ đô Hà Nội; dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đó là một cặn phòng nhỏ, khiêm tốn, thắp sáng bằng điện máy nổ, đèn măng-xông và cả nhữhg chiếc đèn bão tù mù. Tuy cũng có một số loại phương tiện máy móc cần thiết, nhưhg việc tổ chức chỉ huy vẫn phải dựa vào sức người là chính để tính toán và quyết định.

        Ngược lại, để phục vụ cho cuộc tập kích chiến lược chưa từng có của mình, phía Mỹ đã vận hành cả một guồng máy chiến tranh khổng lồ, do Tổng thống Mỹ trực tiếp ra lệnh. Chỉ riêng căn cứ xuất phát cho các loại máy bay chiến thuật, họ đã huy động tới 6 sần bay ở Thái Lan và 6 tàu sân bay đậu ngoài khơi Thái Bình Dương.

        Còn để chuẩn bị cho việc cất cánh của máy bay chiến lược B52, người Mỹ đã sử dụng hai căn cứ đặc biệt là Utapao (Thái Lan) và Andersen (trên đảo Guam giữa Thái Bình Dương). Thậm chí, để chỉ huy hai căn cứ này, Lầu Năm Góc đã quyết định thành lập cả một Bộ chỉ huy lâm thời, đặt dưới quyền của Bộ Chỉ huy Không quân Chiến lược và Bộ Quốc phòng Mỹ.

        Ngoài 12 sân bay cho máy bay chiến thuật cất cánh và hai căn cứ chiến lược cho B52 xuất phát nêu trên, hầu hết các căn cứ hậu cần và kỹ thuật của quân đội Mỹ ở Châu Á như Clark, Subic (Philippines), Okinawa (Nhật Bản)... cũng được trưng dụng để phục vụ cho cuộc tập kích chiến lược có một không hai đó. Nói tóm lại là phía Mỹ đã huy động hết các khả năng tiềm lực quân sự cho phép của mình.

        Sau này nhìn lại, các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự thế giới khi so sánh lực lượng giữa hai bên thời điểm ấy đều không khỏi kinh ngạc: Nếu chỉ xét về góc độ các loại vũ khí, trang bị, phương tiện kỹ thuật... thì lực lượng phòng thủ của Việt Nam đã thua kém rất xa so với lực lượng tấn công của Mỹ cả về số lượng và chất lượng. Chính cựu Tổng thống Richard Nixon khi viết cuốn sách có tựa đề "Không còn 2 Việt Nam nữa" cũng đã thừa nhận: Trong lịch sử nhân loại, chưa hề có một quốc gia nào chiếm uh thế hơn hằn về vũ khí như Hoa Kỳ so với Bắc Việt Nam.

        Nhưng vũ khí và trang bị hiện đại đâu phải là tất cả! Người Mỹ đã thua trận, bởi họ không hiểu được điều đó. Nhất là khi đối thủ của họ lại là Quân đội nhân dân Việt Nam! Chúng ta đã thắng không chỉ bằng lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm, mà còn có nhữhg nhân tài và trí tuệ của cả dân tộc.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2015, 08:17:26 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2015, 03:43:01 am »

       
        ''Siêu pháo đài bay B52" - Át chủ bài của Không quân Mỹ để "quyết đấu"

        Từ khi mới ra đời và trong suốt một thời gian dài, B52 luôn được bộ máy chiến tranh của Mỹ quảng cáo là một loại "Siêu pháo đài bay". Chúng được xem là loại phương tiện tấn công đường không hội tụ nhữhg thành tựu mới nhất của một nền công nghiệp quân sự hiện đại đứng hàng đầu thế giới; là thứ vũ khí huỷ diệt linh hoạt nhất trong bộ ba vũ khí chiến lược của quân đội Mỹ (tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược).

        Quả thực B52 là loại máy bay khổng lồ với chiều cao hơn 12 mét (tương đương một tòa nhà 3 tầng bình thường); chiều dài gần 50 mét, sải cánh hơn 56 mét và nặng trên 200 tấn... B52 có tới 8 động cơ phản lực cực khỏe, nó có khả năng bay cao tới 20 km và bay xa nhiều ngàn km mà không phải tiếp nhiên liệu...

        B52 được thiết kế có thể mang tới hơn 100 quả bom. Bởi thế, khi thực hiện các phi vụ, chúng thường ném bom theo kiểu "rải thảm" (carpet-boms). Tạo nên tiếng bom rơi xé không khí, gầm rít ghê rợn và kéo dài như giông bão. Mỗi chiếc B52 sau khi "rải thảm" có khả năng huỷ diệt cả một vùng rộng lớn. Các chuyên gia quân sự Mỹ tính rằng: Một tốp (3 chiếc) B52 có sức mạnh hơn cả 30 máy bay cường kích tập trung lại, đủ biến một diện tích hơn hai km vuông thành tử địa. Sẽ không có một loại sinh vật nào tồn tại được dưới sức mạnh huỷ diệt khủng khiếp của bom B52 "rải thảm".
Trong thực tế, mỗi khi đi ném bom, B52 không bay đơn lẻ mà thường tập trung thành từhg tốp. Nhiều phi vụ chúng bay 6 tốp (18 chiếc). Thậm chí những trận cao nhất có thể bay tập trung hàng chục tốp... cùng bay với B52 còn có một lực lượng hùng hậu máy bay tiêm kích F-4, F-105 bay hộ tống và bảo vệ xung quanh.
Lần đầu tiên quân đội Mỹ sử dụng B52 ở chiến trường Việt Nam là ngày 18 tháng 6 năm 1965. Họ đã cho 10 tốp (30 chiếc) B52 bay từ đảo Guam đến ''rải thảm" một vùng căn cứ kháng chiến của ta ở huyện Bến cát (cách sài Gòn khoảng 50 km về phía bắc). Tiếp theo đó, chúng cho rải nhữhg tờ truyền đơn có vẽ những chiếc pháo đài bay B52 đang "rải thảm", cùng nhũng lời lẽ đe dọa đầy chết chóc, để hòng khủng bố tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.

        Thực tế, tại chiến trường miền Nam sau đó, B52 đã từng "làm mưa làm gió", chúng thường mang bom đi "rải thảm" ở những nơi nghi ngờ có căn cứ kháng chiến của Cách mạng. Do chúng bay rất cao, nên các loại vũ khí phòng không tầm thấp của Quân Giải phóng miền Nam đã không có khả năng bắn hạ. Vì vậy, B52 cũng đã gây không ít thiệt hại và khó khăn cho quân và dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

        Ngày 12 tháng 4 năm 1966, B52 của Mỹ đã xâm phạm vùng trời miền Bắc Việt Nam. Chúng ném bom ở đèo Mụ Giạ, miền tây Quảng Bình. Tiếp đó là những đợt "rải thảm" ác liệt xuống địa bàn Vĩnh Linh và Cực nam Quân khu Bốn...

        Trong cuộc tập kích chiến lược của không quân Mỹ vào Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng... cuối tháng 12 năm 1972, pháo đài bay B52 được coi là thứ vũ khí "át chủ bài" của Lầu Năm Góc. Tổng thống Mỹ hy vọng nhữhg chiếc "siêu pháo đài bay" khổng lồ B52 và những trận bom "rải thảm" huỷ diệt sẽ giúp ông ta khuất phục được ý chí của người Việt Nam. Hà Nội sẽ phải đầu hàng, hoặc ''ngoan ngoãn" chấp nhận nhữhg điều kiện có lợi cho Mỹ trong Hiệp định Paris.

        Các chuyên gia quân sự Mỹ và Phương Tây đều dự đoán rằng: Tính từ khi các loạt bom "rải thảm" đầu tiên được trút xuống Hà Nội và Hải Phòng, cùng lắm chúng ta chỉ chịu đựhg được không quá... ba ngày đêm! Khi cuộc tiến công mới bắt đầu, báo chí Mỹ đã tung tin, vẽ ra một thảm kịch hãi hùng: "Hà Nội sẽ là tử địa", " Các nhà lãnh đạo Bắc Việt sẽ phải đứng trước một bản án nghiêm khắc dành cho kẻ chiến bạỉ'"Hà Nội sẽ không còn sự lựa chọn nào khác, ngoài việc chấp nhận các yêu cầu của Mỹ".

        B52 lợi hại như thế, nên hầu như tất cả các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa anh em và bạn bè quốc tế đều lo lắng thay cho Việt Nam. Trong không khí căng thẳng tột độ của những ngày diễn ra "cuộc quyết đấu" 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" ấy, cả thế giới yêu chuộng hòa bình như cùng hướng về Hà Nội và nín thở theo dõi...
Trước khi tham chiến tại Việt Nam, máy bay ném bom chiến lược B52 chưa từng bị quân đội nước nào bắn rơi. (Và sau cuộc chiến tranh Việt Nam cũng vậy, B52 vẫn tiếp tục tác oai tác quái ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng chúng đều không bị bắn hạ), với những trang bị kỹ thuật điện tử tối tân có trong máy bay, người Mỹ thường rêu rao với cả thế giới rằng: Pháo đài bay B52 là bất khả xâm phạm (Inviolable)

        Một người Việt Nam ở nước ngoài đã "hiến kế" đánh B52 như thế nào?

        Làm thế nào để bắn rơi được B52? Đó là một câu hỏi lớn không chỉ của các đồng chí lãnh Đảng, Nhà nước, Quân đội ta, mà là của tất cả những người Việt Nam yêu nước.

        Đã có một câu chuyện cảm động về một người Việt Nam đang sống xa Tổ quốc, nhưng tấm lòng thì luôn hướng về quê hương. Theo phán đoán, ông quê gốc ở Nam Bộ, là một nhà khoa học, sinh sống ở vương quốc Anh. Trong những ngày cả nước trăn trở, lo lắng tìm cách đánh B52, nhà khoa học này cũng đã dày công nghiên cứu và đã hoàn thành một tài liệu có tên ''Hiến kế đánh máy bay B52", rồi gửi theo con đường ngoại giao về nước.

        Ngày 20 tháng 9 năm 1972, Quân chủng Phòng không - Không quân của ta đã nhận được một bì thư công văn có niêm phong và bên ngoài đóng dấu "Thượng khẩn" do Thiếu tướng Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần gửi đến. Trong bì thư công văn đó là tài liệu "Hiến kế đánh máy bay B52" nói trên. Tài liệu dày tới 16 trang đánh máy. Phần quan trọng nhất của tài liệu này có tên: ''Mìn trên không chõng oanh tạc cơ B52". Nội dung của tài liệu được tác giả trình bày rất chi tiết và cụ thể hóa bằng các hình vẽ minh họa bằng bút màu. Đó là nhũtig quả mìn treo dưới khinh khí cầu, với nhữhg kích cỡ cụ thể. Tiếp đó, là cách bố trí lưới mìn khinh khí cầu trên không ở các hướng B52 có thể bay vào Hà Nội...

        Tác giả của tài liệu nói trên nhấn mạnh: Khinh khí cầu hoàn toàn vô hình đối với ra-đa của máy bay Mỹ. sự bất ngờ và tính chất toán học của lưới mìn khinh khí cầu sẽ mang lại hiệu quả, khiến cho không chiếc B52 nào thoát được khi vướng vào lưới mìn đó...

        Thiếu tướng Đinh Đức Thiện còn có thư căn dặn kỹ về tài liệu "Hiến kế đánh máy bay B52" kể trên: Nếu có điểm nào chưa rõ, cần hỏi thêm, có thể viết thư chuyển qua Bộ Ngoại giao để hỏi thêm tác giả. còn nếu thấy cần thiết nữa thì mời trực tiếp tác giả về nước trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

        Rất tiếc, trong thực tế phương án "Lưới mìn khinh khí cầd' rất khó thực hiện, vào năm 1967, Quân chủng Phòng không - Không quân từng thả khinh khí cầu chặn máy bay địch bay thấp. Dây thả mới dài vài ba km cho loại bóng ngắn đã gặp rất nhiều khó khăn, còn B52 lại thường bay ở độ cao trên 10 km... Nên phương án không có tính khả thi, vì vượt quá khả năng kỹ thuật cho phép. Quân chủng Phòng không - Không quân đành chuyển tài liệu "Hiến kế đánh máy bay B52" lên cấp trên, để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện thêm.

        Như vậy, để chiến thắng được B52 Mỹ, đã có sự đóng góp trí tuệ của cả dân tộc. Đó là trí tuệ Việt Nam!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2015, 04:48:12 am »

       
        "Vạch nhiễu tìm thù" cho Tên lửa SAM-2


        Người ta đã nói nhiều về chuyện tên lửa SAM-2 bắn rơi B52 Mỹ. Nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc xuất xứ của nó thế nào?

        Cái tên SAM-2 là do viết tắt của các chữ tiếng Anh "Surface To Air Missile Type 2' (Tên lửa đất đối không kiểu 2) do Mỹ và phương Tây đặt ra để gọi một loại tên lửa của Liên xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh, còn ở quê hương của SAM-2, nó được mang tên một dòng sông nổi tiếng của Nga: Tên lửa Dvina, ký hiệu là CA-75M.
Tên lửa SAM-2 được cải tiến từ loại tên lửa SAM-1. Về tính năng, nó có độ cao bắn hiệu quả lớn nhất 23 km, cự li bắn hiệu quả lớn nhất 32 km. Nghĩa là, tầm bắn của SAM-2 có độ cao vượt xa khả nầng bay cao nhất của pháo đài bay B52 đạt được. (B52 có thể bay cao 20 km, ném bom ở độ cao 17 km, nhưng nếu muốn ném bom chính xác thì phải hạ độ cao xuống thấp từ 9 đến 10 km).

        Mỗi quả tên lửa SAM-2 đều có một đầu đạn chứa 200 kg lượng thuốc nổ TNT, có sức công phá rất lớn. Khi quả đạn được phóng lên, còn cách mục tiêu khoảng vài chục mét, hiệu ứng vô tuyến sẽ kích thích đầu đạn tự nổ. Khoảng 12.000 mảnh kim loại sẽ phóng ra xung quanh với sức công phá lớn. Vụ nổ sẽ tạo nên một quả cầu lửa sáng chói, nhiệt độ tầng đột ngột hàng ngàn độ cùng sức ép cực mạnh của sóng xung kích... Tất cả điều đó đều có thể bắn rơi máy bay Mỹ.

        Tuy nhiên, SAM-2 muốn bắn rơi được B52 thì phải nhờ ra- đa xác định mục tiêu. Trong cuộc tập kích chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng, sức mạnh của Không quân Mỹ không chỉ là máy bay, bom đạn... mà còn là Hệ thống gây nhiễu điện tử cực mạnh! Có thể coi đó là một "Cuộc chiến tranh điện tử", là thủ đoạn chủ yếu nhất của quân đội Mỹ trong chiến dịch 12 ngày đêm. Đó là thủ đoạn sử dụng các phương tiện điện tử hiện đại, công suất lớn trang bị trên máy bay làm nhiễu loạn toàn bộ hệ thống thông tin và vô hiệu hóa hệ thống các loại ra-đa cảnh giới bầu trời, điều khiển tên lửa, ngắm của pháo cao xạ, dẫn đường cho máy bay MIG... của Viẹt Nam.

        Không phải ngẫu nhiên mà trận "Điện Biên Phủ trên khôngỉ' kéo dài tới 12 ngày, nhưng chỉ diễn ra vào ban đêm. Người Mỹ cho rằng trong đêm tối thì lực lượng Phòng không - Không quân của ta sẽ không thể quan sát mục tiêu bằng ống kính nhìn xa và mắt thường, lại thêm toàn bộ hệ thống ra-đa đã bị vô hiệu hóa bởi nhiễu, thì B52 sẽ tha hồ tác oai tác quái.

        Các chuyên gia kỹ thuật chia nhiễu ra làm nhiều loại: nhiễu tích cực và nhiễu tiêu cực, nhiễu trong đội hình và nhiễu ngoài đội hình.

        Một trong những cách gây nhiễu của không quân Mỹ hồi đó là thả hàng triệu sợi kim loại màu trắng bạc cực mỏng và nhẹ. Chúng bay lơ lửhg, giăng kín bầu trời, tạo nên bức tường nhiễu khổng lồ, cao từ 5 đến 7 km, dày tớí 2 km và dài hàng trăm km... "Bức tường" nhiễu ấy khiến cho những màn hiện sóng ra-đa của lực ìượng Phòng không miền Bắc Việt Nam rối loạn, che lấp mọi tín hiệu phản xạ, không thể nào phát hiện ra mục tiêu. Nhiễu đã "bịt mắt" lực lượng ra-đa của đối phương và giúp máy bay Mỹ "tàng hình" trong đêm tối.

        Còn nhớ, tháng 4 năm 1972, không quân Mỹ bắt đầu thử nghiệm thủ đoạn gây nhiễu điện tử kiểu mới. Trong các đêm 10 tháng 4, đêm 13 tháng 4 và đêm 16 tháng 4, chúng lần lượt cho nhiều tốp B52 và hàng trăm máy bay chiến thuật đến ném bom ở Vinh, Bến Thuỷ (Nghệ An); Hàm Rồng, Thọ Xuân (Thanh Hóa) và Thành phố Hải Phòng... gây rất nhiều tổn thất cho quân và dân ta. Thậm chí, ngày 16 tháng 4 năm 1972, 60 máy bay Mỹ còn ngang nhiên xâm phạm vùng trời Hà Nội giữa ban ngày, cho F4 gây nhiễu giả B52... Do chưa có kinh nghiệm, chúng ta đã phóng tới 30 quả tên lửa SAM-2 mà không tiêu diệt được chiếc máy bay nào. Trong trận đêm 16 tháng 4 tại Hải Phòng, bộ đội ta đã phóng tới gần một trăm quả tên lửa, nhuìig kết quả vẫn bằng không.

        Lầu Năm Góc ngạo mạn tuyên bố: "Bằng kỹ thuật điện tử, Không lực Hoa Kỳ có thể bịt mắt toàn bộ hệ thống ra-đa của Bắc Việt, có thể vô hiệu hoá toàn bộ hệ thống phòng không của đối phương. Kể từ đây không quân Mỹ có thể tự do ném bom vào bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Việt Nam, đều như đi vào chỗ không người", và họ tin rằng: "B52 là bất khả xâm phạm, chỉ có thể bị rơi do thời tiết, hoặc trục trặc kỹ thuật; quyết không thể bị bắn rơi vỉ hỏa lực phòng không của Bắc Việt". Chính viên tướng John Mayer Tư lệnh Không quân chiến lược Mỹ cũng đã khẳng định: Chiến tranh điện tử là con đường sống còn của không lực Hoa Kỷ.

        Nhưhg những gì đã diễn ra trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng tháng 12 năm ấy thì hoàn toàn ngược lại với mong đợi của phía Mỹ: Lực lượng Ra-đa Việt Nam đã hoàn toàn kiểm soát không phận của Tổ quốc. Bằng nhữhg kinh nghiệm xương máu có được trong thực tế chiến đấu và cả sự tài trí tuyệt vời, họ đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ " Vạch nhiễu tìm thừ", tạo điều kiện cho các lực lượng Phòng không - Không quân ta bắn hạ được nhữhg chiếc máy bay tối tân nhất của Hoa Kỳ hồi ấy.

        Và cho đến hôm nay, đó vẫn là nhữhg điều bất ngờ khủng khiếp nhất đối với những Phi công Mỹ.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Hai, 2015, 04:54:32 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM