Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 04:26:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công Mỹ ở Việt Nam  (Đọc 73519 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2015, 04:05:56 am »

       
        Người Mỹ đã xây dựng thêm một... Trại tù binh Sơn
        Tây tại Mỹ như thế nào?


        Cho đến thời điểm này thì Hồ sơ mục tiêu Sơn Tây đã được chất đầy các ngăn tủ của Bộ chỉ huy hành quân của cuộc tập kích. Trong đó, có rất nhiều các bức không ảnh được phóng cỡ lớn, chụp tất cả các vùng đất từ biên giới Việt - Lào đến thị xẵ Sơn Tây. Đặc biệt là địa hình khu vực trại giam tù binh và xung quanh. Những tấm ảnh đó đều được các chuyên gia chia thành ô vuông như bản đồ. Mỗi ô trên ảnh tương ứng với 100 mét vuông trên thực địa. Các bức ảnh này đều rõ ràng và chỉ tiết tới mức người ta có thể phân biệt được từng dãy tường gạch, từng khu nhà ở, từng rãnh nước và từng ngọn cây có trong khu trại tù bỉnh Sơn Tây.

        Ngoài ảnh ra, tướng Blackburn và Mayer còn cho dựng lại cả sa bàn khu vực trại giam, đồng thời phóng và vẽ tấm bản đồ về mục tiêu cực lớn. Nó được in sao cẩn thận nhưng chỉ có vài bản.

        Nhưng như thế mà dường như vẫn chưa làm cho người Mỹ yên tâm. Simons cho rằng không thể huấn luyện cả trăm quân tập kích một vùng đất xa lạ và nguy hiểm chỉ với loại sa bàn đồ chơi và bản đõ thực tập. ông ta đề nghị cho dựng một mô hình trại giam Sơn Tây với tỷ lệ 1/1, nghĩa là giống y chang như thật, để phục vụ cho tập luyện.

        Đầu tiên, Cục Tình báo quân đội Mỹ đã phản đối đề nghị này, vì sợ làm như vậy vô tình mục tiêu cuộc tập kích sẽ bị bại lộ bởi những kẻ tò mò và đặc biệt là bởi các thiết bị săn tìm đặt trên vệ tinh tình báo kỹ thuật của Liên xô phát hiện được. Sự lo ngại này không phải là vô căn cứ. Người Mỹ biết rất rõ loại vệ tỉnh Cosmos 355 của Liên xô hồi ấy đã được trang bị loại máy ảnh rất hiện đại, cho phép chụp được những bức không ảnh phân biệt rõ cả sự thay đổi của cửa sổ trong một ngôi nhà, nếu đó là mục tiêu, vệ tinh này thường xuyên bay quan sát trên vùng trời của căn cứ không quân Eglin hai lần trong một ngày, với độ cao khoảng 130 km... Nhưng trước sự thúc bách của nhiệm vụ, Simons vẫn kiên quyết bảo lưu đề nghị của mình ià phải xây dựng một mô hình trại tù bỉnh như thật!

        Cuối cùng, các chuyên gia CIA Mỹ đã tìm được một lối thoát: Họ sử dụng các loại vật liệu xây dựng nhẹ để tạo nên một mô hình trại giam tù binh Sơn Tây. Mô hình này mang tên một cô người mẫu nổi tiếng ở Mỹ hồi đó là Barbara, có thể nhanh chóng được tháo rời ra một cách dễ dàng và cất giấu đi. Đó là các tấm vải bạt chuyên dụng và cọc gỗ. với loại chất liệu này người ta rất dễ dựng thành các bức tường rào, nhà cấp bốn và thậm chí cả những ô cửa sổ, cửa chính được cất khéo léo rồi sơn phết với màu sắc như thật. Để có một mô hình hoàn chỉnh, các chuyên gia đã phải sử dụng tới 710 chiếc cọc gỗ và 1.500 yard vài bạt (mỗi yard bằng 0,914 mét), cột cờ và những chiếc cột điện ở trại tù binh cũng đã được các chuyên gia dựng lên trong mô hình với kích cỡ đúng như thực tế, để các Phi công làm quen. Thậm chí, người ta còn kỳ công tới mức cho chuyển cả một số cây to (được đào cả gốc lên), về trồng lại nơi dựng mô hình của trại tù binh!... Nghe nói, riêng công trình này, các chuyên viên CIA đã phải làm mất mấy tháng trời và tiêu tốn một khoản tiền rất lớn!

        Thời gian đầu, mô hình trại tù binh sơn Tây nói trên chỉ ban đêm người ta mới cho dựng lên để lính biệt kích luyện tập, còn ban ngày được tháo rời ra, ngụy trang kỹ để tránh sự phát hiện của vệ tinh Liên xô. Về sau, người ta có tập cả ban ngày, nhưng rất hạn chế và cũng chỉ giới hạn trong 4 tiếng đồng hồ (thời gian vệ tinh tình báo kỹ thuật Cosmos 355 của Liên xô không chụp ảnh được). Tướng Manor nói: "Tuy là kiến trúc tạm thời, nhưng mô hình này cũng đủ để cho những người lính có một cảm nghĩ xác thực là họ sẽ thấy những điều gì và họ biết rằng mình sẽ phải hành động ra sao, khi tới một mục tiêu có địa hình tương tự."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2015, 12:21:09 pm »

       
        Và họ đã cho quân biệt kích Mỹ tập luyện công phu
        như thế nào?


        Ngày 20 tháng 8 năm 1970, cuộc tập luyện của không quân Mỹ và Toán hành động hỗn hợp cấp thời bắt đầu. Trước đó, nhữhg người trong đơn vị này đã được cấp trên ưu tiên tăng khẩu phần ăn theo nhu cầu; đồng thời tập trung rèn luyện để nâng cao thể chất tới mức tốt nhất.

        Hằng ngày, Simons đã bắt tất cả 103 quân tình nguyện đều phải ôn lại những bài thể dục cơ bản của lính Mỹ, rồi đeo ba lô cùng vũ khí trang bị chạy bộ mấy cây số đường dài. Các bài tập càng ngày càng nặng hơn, khó thêm và thời gian tập cũng tăng dần... Ngoài ra, họ còn phải học thêm về cách định hướng máy bay trực thăng, cách truyền tin, liên lạc, đột kích, cách phá các loại khoá và cửa, cách vượt ngục... và xen lẫn kết thúc cuối ngày là tập điền kinh. Simons muốn tất cả những bỉnh lính trong đơn vị biệt kích của ông ta đều phải "vừa có sức tuyệt vời, lại vừa thiện chiến không thể chê vào đâu được"!

        Việc tập luyện cho các Phỉ công trong đoàn bay mới là khố khăn và phức tạp nhất. Mặc dù tất cả bọn họ đều là những tay lái siêu hạng, nhưng yêu cầu của nhiệm vụ lần này khá đặc biệt. Để tránh bị ra đa phát hiện và sự trừng trị của lực lượng Phòng không miền Bắc Việt Nam, Manor đã yêu cầu các Phi công phải bay thấp sát ngọn cây và ngoằn ngoèo dưới thung lũng các dãy núi trong nhiều giờ liền. Hơn nữa, họ toàn tập bay ban đêm, dưới ánh trăng mờ và không được sử dụng vô tuyến điện liên lạc. Nghĩa là bay trong im lặng với đội hình sát nhau. Chỉ cần một sai sót nhỏ là máy bay có thể va vào nhau, húc vào núi, hoặc rơi xuống nơi lởm chởm đất đá của vùng Bắc tiểu bang Georgia.
Lái trực thăng bay thấp đẵ khó, điều khiển loại máy bay c- 130 bay thấp còn khó hơn nhiều. Trong kế hoạch của chiến dịch Bờ biển Ngà, Manor và Simons sử dụng tới 3 chiếc C-130 tham gia vào cuộc tập kích. Một chiếc là loại giải CÚ\J HC-130 sẽ làm nhiệm vụ tiếp nhiên liệu cho trực thăng trên không phận của Lào. Hai chiếc C-130 còn lại được trang bị loại khí cụ bay đặc biệt và hệ thống hồng ngoại dò tìm hiện đại bậc nhất thời đó. Một chiếc sẽ làm nhiệm vụ dẫn đường 6 chiếc trực thăng đến Trại tù binh sơn Tây rồi thả pháo sáng và pháo khói để hỗ trợ cho đơn vị biệt kích hành động. Chiếc kia sẽ hướng dẫn một số máy bay phản lực oanh tạc và yểm hộ xung quanh... Các chuyên gia đã tính toán rằng: tốc độ thường khi bay thấp của một chiếc C-130 là 250 km; nhưng để phục vụ cho việc tập kích Sơn Tây, các Phi công đã phải ép tập bay với tốc độ 105 km, gần như mất hết tốc lực, nên càng cực kỳ nguy hiểm!

        Vậy mà, các toán phi hành đoàn đặc nhiệm của Manor đã phải tập luyện tới trên 1.000 giờ bay "căng thẳng đến thót tim", với 368 phi vụ trong những điều kiện cực kỳ khắt khe kể trên.

        Ngày 28 tháng 9 năm 1970, Toán hành động hỗn hợp cấp thời bắt đầu phối hợp giữa bộ binh và không quân luyện tập tấn công. Đúng như Simons đã hài hước ví đó là sự "quần nhau với mô hình trại tù binh Sơn Tây". Mỗi ngày họ thực hiện ba cuộc đổ bộ bằng trực thằng và đêm đến lại thêm ba cuộc như thế... Simons đã cho người của ông ta luyện tập nhiều đến mức những lính Mỹ trong đơn vị biệt kích này đều thuộc lòng cấu tạo của mục tiêu cần tấn công. Nếu như có bịt mắt lại, họ vẫn có thể bắn trúng đích theo lệnh chỉ huy.

        Đêm ngày 6 tháng 10 năm 1970, Tướng Manor và Đại tá Simons đã tổ chức buổi tổng diễn tập cuối cùng có bắn đạn thật trước sự chứng kiến của Blackburn và Mayer. Các máy bay trực thăng và C-130 đã bay một đoạn đường dài tượng trưng từ một cắn cứ xuất phát tại Thái Lan, vượt qua biên giới Lào đến Sơn Tây. Trong cơn lốc gió cuốn ầm ầm của cánh quạt những chiếc trực thăng, pháo sáng thả trắng trời đêm và tiếng súng nổ inh tai, quân biệt kích đã bất ngờ đổ bộ vào các phòng giam tù binh trước khỉ nhanh chóng tiêu diệt hết các mục tiêu... khiến cho Blackburn và Mayer rất hài lòng.

        Cũng trong thời gian này Trung tá Cataldo rất bận rộn, vất vả với việc chuẩn bị vũ khí, trang bị và hậu cần cho cuộc tập kích: Đó là những khẩu súng trung liên M-60, bắn đạn 7,62 ly; súng chống tăng loại 66 ly cỡ nhẹ; những khẩu CAR-15 rất nhỏ, nhẹ, báng gấp; súng phóng lựu đạn M-79; một số mìn sát thương và những túi chất nổ có sức công phá cực mạnh; những ống kính ngắm đặc biệt, giúp người sử dụng nó có thể nhìn rõ mục tiêu trong đêm tối... Ngoài túi thuốc quân y của lính biệt kích Mỹ, Cataldo còn chuẩn bị thêm cả một số chăn đệm đặc biệt, một số dép ba ta đế mềm, 100 bộ đồ ngủ và áo choàng, một lô thức ăn nhẹ nhưng dinh dưỡng cao... Tất cả những thứ ấy là để sẵn cho tù bỉnh sử dụng trên đường dài bay về Mỹ.

        Như vậy, Chiến dịch Bờ biển Ngà đã bước vào giai đoạn cuối cùng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2015, 03:43:20 am »

       
        Sự phê chuẩn chính thức và quyết định cuối cùng
        cho "Chiến dịch Bờ Biển Ngà"


        Ngày 18 tháng 11 năm 1970, Đô đốc Moorer, Chủ tịch Hội đồng các Tham mưu trưởng, hồi hộp bước vào Nhà Trắng vào lúc 11 giờ trưa. ông ta cố nhiệm vụ thuyết trình cho Tổng thống Mỹ toàn bộ kế hoạch của Chiến dịch Bờ biển Ngà. Moorer hiểu rằng đây là ngày quyết định cuối cho Cuộc tập kích giải cứu tù binh Phi công Mỹ ở trại tù binh Sơn Tây có được thi hành hay không!

        Ngồi trong phòng họp hình bầu dục sang trọng của Phủ Tổng thống, ngoài Nixon ra còn có Cố vấn an ninh Kissinger, Bộ trưởng Quốc phòng Laird, Bộ trưởng Ngoại giao William Rogers, Giám đốc CIA Richard Helms và một số phụ tá cao cấp khác...

        Thực ra, hơn một tháng trước đó, Tổng thống Richard Nixon đã được biết về Chiến dịch Bờ biển Ngà trong dịp ông ta trên đường đi thăm Châu Âu tạt qua Địa Trung Hải để chứng kiến Hạm đội 6 của Mỹ đang tập trận. Trên chiếc chiến hạm nổi tiếng Springfield, ông chủ của Nhà Trắng đã có cuộc làm việc bí mật với Bộ trưởng Quốc phòng Laỉrd và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Moorer. Tại đây, lần đầu tiên Tổng thống Mỹ đẫ nghe báo cáo sơ bộ về kế hoạch của Chiến dịch Bờ biển Ngà nhằm giải thoát cho tù binh Phi công Mỹ tại Sơn Tây. Laird nhấn mạnh rằng: Một đơn vị biệt kích đã được tuyển chọn và tập luyện hết sức kỹ càng. Nếu kế hoạch được Tổng thống phê duyệt thì cuộc tập kích này sẽ được tiến hành trong vòng bốn tuần nữa...

        Hôm đó, Richard Nixon đã chăm chú lắng nghe và im lặng hồi lâu. Đó là một quyết định hết sức khó khăn đối với ông ta. Rồi cuối cùng, Richard Nixon nói đại ý là về nguyên tắc thì ông ta chấp nhận. Nhưng trước khỉ có sự phê chuẩn chính thức và quyết định tối hậu, thì Bộ Quốc phòng phải thuyết trình với tiến sĩ H. Kissinger, để ông cố vấn an ninh của Tổng thống có ý kiến trước.

        Ngày 8 tháng 10 nầm 1970, tại Văn phòng của Cố vấn An ninh Tổng thống Mỹ ở phía tây Nhà Trắng, Blackburn, Manor và Simons đã có cuộc thuyết trình với Kissinger. Đối với họ, công việc này được coi là "khó khăn nhất trong suốt quá trình công tác".
Lân lượt từhg người: Blackburn, Manor và Simons đã báo cáo với Cố vấn Kissinger phần việc do mình phụ trách. Ngài Tiến sĩ, giáo sư nổi tiếng về tài diễn thuyết của Truờng Đại học Havard đã "lắng nghe một cách thông minh", và ông ta đẵ bật thêm một chiếc đèn xanh bằng một ý kiến quan trọng:

        - Các anh cứ làm bất cứ điều gì xét thấy cần. Việc va chạm quốc tế dã có chúng tôi lo. Không có một ai ở Nhà Trắng lại lo ngại tới việc thương vong của kẻ địch. Các anh nên giới hạn những điều cần thiết; nhưng cũng nên sử dụng đầy đủ bạo lực để sao cho công tác này có hiệu quả nhất.

        Cuối buổi làm việc, Kissinger bỗng đột ngột hỏi:

        - Ai đã có sáng kiến về việc này?

        Cả Blackburn, Manor và Simons đều trả lời:

        - Có rất nhiều người cùng tham gia kế hoạch. Sáng kiến ià của chung.

        Kissinger đã kết luận một câu đầy ý nghĩa:

        - Cho dù việc này có được Tổng thống chấp thuận hay không, thì tôi cũng xin cảm ơn tất cả. Vì các vị đã có trí tưởng tượng và nghĩ ra được một sáng kiến thật độc đáo!

        Chưa hết, nhóm Blackburn, Manor và Simons còn phải cất công bay đi Đông Nam Á, để ngày 2 tháng 11, tại Hawaii, họ thuyết trình cho Đô đốc McCain và tham mưu trưởng của ông ta. Sau buổi họp, McCain đã ưu ái dành riêng chiếc máy bay đặc biệt của ông thuộc Bộ tư lệnh Thái Bình Dương để đưa Blackburn, Manor và Simons vượt qua làn ranh giới đổi thay giờ giấc, bay suốt 6296 dặm đến sài Gòn. Máy bay lần lượt đáp xuống Iceland, rồi Philippines để lấy thêm nhiên liệu mấy lần mới tới được "Hòn Ngọc Viễn Đông" một thời. Tại đây họ đã thuyết trình cho tướng Creighton Abrams, người thay thế tướng Westmoreland, để chỉ huy Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV)...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2015, 01:31:16 am »

       
        Tổng thống Mỹ đã nghĩ gì và nói gì, khi nghe thuyết trình?


        Trong buổi thuyết trình với Tổng thống Mỹ lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Laird muốn "báo cáo một cách cặn kẽ và đầy đủ nhất". Ông ta vững tin rằng bản kế hoạch đã được chuẩn bị hết sức chu đáo và chí ít cũng đã được Cố vấn Kissinger hoàn toàn ủng hộ. Đô đốc Moorer đã mang đến Văn phòng bầu dục rất nhiều sơ đồ, bản vẽ, ảnh chụp được phóng cỡ lớn... Khi được Richard Nixon ra hiệu cho phép tiến hành, Moorer đã bẵt đầu bằng câu: " Thưa Tổng thống! Mật danh của công tác này là Kingpirí'...

        Do được chuẩn bị chu đáo, nên Đô đốc Moorer đã thuyết trình về kế hoạch của Chiến dịch Bờ biển Ngà khá lưu loát, hấp dặn khiến cho các cử tọa ngồi nghe đều tỏ vẻ say mê thích thú.

        Moorer đẵ trình bày rất cặn kẽ về chặng đường bay của Simons cùng đơn vị biệt kích từ Thái Lan đến thị xã sơn Tây. Để tránh bị ra đa và lưới lửa phòng không miền Bắc Việt Nam phát hiện, các phi hành đoàn trực thăng Mỹ sẽ phải luồn lách, vòng vèo và tiếp dầu trên không ra sao. Cách xử lý nguy hiểm nếu bị phát hiện và bắn hạ trước khi đến được mục tiêu thế nào. Đặc biệt là cách nghi binh của lực lượng Hải quân Mỹ: sử dụng một sỗ lượng lớn máy bay chiến đấu xuất phát từ hạm đội ngoài khơi, bất ngờ ồ ạt đánh phá cảng Hẳi Phòng, khiến cho người ta nhầm tưởng rằng sắp có một cuộc đổ bộ ở vùng ven biển và lực lượng Phòng không Việt Nam sẽ mất cảnh giác ở khu vực Sơn Tây... Như vậy, các hoạt động quân sự nhằm hỗ trợ cho cuộc tập kích này sẽ diễn ra trên một diện tích khổng lồ khoảng 300.000 dặm vuông của vùng Đông Nam Á.

        Khi lật đến tấm sơ đồ cỡ lớn, vẽ chỉ tiết toàn bộ trại tù bỉnh Sơn Tây, Đô đốc Moorer nói:

        - Thưa Tổng thống, sau đây là cách thức đổ bộ và giải cứu tù binh của chúng ta...

        Nỉxon chắm chú lắng nghe. Dường như ông ta đã bị thu hút vào buổi "dạ hội" đầy hấp dẫn trên vùng trời ở một xứ sở xa xôi. Nhưng thực tế không phải bao giờ cũng đẹp và thơ mộng như tưởng tượng... Điều ấy đã khiến cho Richard Nixon như bừng tỉnh khỏi cơn mê. ông ta bỗng đột ngột hỏi:

        - Thực trạng tù binh của chúng ta hiện nay ở Sơn Tây ra sao? Các anh có chắc chắn rằng họ sẽ được cứu thoát không?

        Moorer trả lời rất bình tĩnh và tự tin:

        - Thưa Tổng thống, trại "Hy vọng" ở Sơn Tây là nơi duy nhất được cả DIA và CIA xác nhận hiện đạng giam giữ tù binh Phi công Mỹ ở ngoại biên Hà Nội. Theo chúng tôi biết, hiện trong trại này có 70 tù binh Phi công Mỹ. Trong số này thì 61 người chúng ta đã xác nhận được họ tên, chức vụ, cấp bậc... Về thành phần: 43 người của Không quân, 14 của Hải quân và 4 người của Thuỷ quân lục chiến... Sĩ quan trưởng nhóm của những tù binh này là Trung tá Hải quân C.D. Clower, ông này đầ được phong Đại tá sau ngày bị bắt. Đây cũng là sĩ quan trưởng nhóm thứ ba được tù binh trong trại bầu lên. Hai người trước đó đều đã bị phía Bắc Việt điều đi giam giữ ở nơi khác...

        Richard Nixon tỏ ra xúc động trước những thông tin rất cụ thể vừâ kể trên mà Lầu Năm Góc đã thu lượm được. Moorer hiểu điều đó và ông ta càng tự tin hơn trong giọng nổi:

        - Thưa Tổng thống, về lực lượng của phía Bắc Việt bảo vệ Sơn Tây khoảng 12.000 quân, có thể gây thiệt hại cho đơn vị tập kích, nhưng số này đóng phân tán ở nhiều nơi và nhanh nhất cũng phải sau 30 phút họ mới có mặt để tiếp ứng cho trại tù binh được. Chúng tôi đã có kế hoạch ngằn chặn và đối phó với họ hiệu quả nhất. Điều đáng lo ngại hơn cả cho phi hành đoàn trực thăng là những chiếc MIG của không quân Bắc Việt ở các sân bay quân sự như Phúc Yên, Kép, Hải Phòng, Vinh... Nhưng theo chúng tôi nắm được thì tại các sân bay này đều không có hệ thống báo động về ban đêm, nên họ sẽ phản ứng rất chậm; hơn nữa lực lượng Không quân Bắc Việt chưa có các phương tiện kỹ thuật hiện đại để đảm bảo cho các Phi công lái MIG, dù giỏi nhất cũng khó có thể không chiến ban đêm.

        Sau cùng, Đô đốc Moorer cũng không quên nói về yếu tố thời tiết có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cuộc tập kích. Ông ta nhấn mạnh:

        - Trong năm nay chỉ còn thời điểm từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 11 là thuận lợi nhất; nếu bỏ lỡ cơ hội này thì phải đợi đến tháng Ba sang năm. Thiếu tướng Manor đã đặt sở chỉ huy tại Đà Nắng, Đại tá Simons cùng đơn vị của ông ta cũng đã tập kết tại Thái Lan. Tất cả đã sẵn sàng. Nếu Tổng thống cho phép, chúng tôi sẽ thi hành ngay kế hoạch...

        - Thưa Tổng thống! - Cố vấn An ninh Kissinger lên tiếng đỡ lời cho Moorer - Cách đây hơn một tháng, tôi đã có dịp làm việc với những người chỉ huy cuộc tập kích. Tôi cho rằng họ đẫ được chuẩn bị rất tốt và có rất nhiều cơ may để giành thắng lợi.

        Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Laird cũng nhấn mạnh thêm:

        - Thưa Tổng thống! Công việc này đẫ được xúc tiến triển khai từ hồi tháng Năm. Kế hoạch của cuộc hành quân được vạch ra rất cụ thể, chỉ tiết và tập luyện rất kỹ. Hầu hết các tướng lĩnh cao cấp nhất của Lầu Nầm Góc đã được nghe thuyết trình và họ đều hết lòng ủng hộ...

        Mọi con mắt trong phòng đều dồn về phía Richard Nixon chờ đợi. Tổng thống Mỹ rất hiểu vai trò lớn lao và khó khăn của mình khi đó. ông ta ngẩng đầu lên nói chậm rãi:

        - Kế hoạch của các anh thật hoàn hảo, hầu như nó không còn gì phải góp ý nữa. Tôi biết, mọi người đang chờ quyết định cuối cùng, và tôi cũng sẽ có câu trả lời sớm nhất. Nhưng thời hạn chót mà Tướng Manor và đơn vị của ông ấy có thể chờ đợi được là bao lâu nữa mà không iàm phức tạp thêm vấn đề?

        Moorer giải thích thêm:

        - Thưa Tổng thống, về yếu tố thời tiết, phỉ đoàn bay rất cần có ánh trăng sáng để xác định đường bay và mục tiêu. Thêm nữa, để bảo đảm nguyên tắc bí mật, cách thức và quy trình liên lạc của cuộc tập kích cũng rất phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian vừa đủ để triển khai. Đó là chưa kể đến thời gian khởi động cho việc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng tham gia hỗ trợ cho chiến dịch... Do vậy, cần có quyết định càng sớm càng tốt!

        Richard Nixon trả lời rằng ông ta rất thông cảm với sự lo lắng của Moorer. Nhưng vấn đề là ở chỗ không nên bàn có nên giải cứu tù binh hay không, mà là khi nào sẽ thi hành công tác này. Richard Nixon im lặng suy nghĩ điều gì, rồi như chợt nhớ ra, ông ta hỏi:

        - Chúng ta rất tin tưởng vào thắng lợi. Còn nếu như cuộc hành quân này thất bại... Các anh đã chuẩn bị các lý do để đối phó với dư luận chưa?
Moorer vội trả lời ngay:

        - Xin Tổng thống yên tâm, chúng tôi đã lường hết mọi khả năng sẽ xảy ra sau khi cuộc tập kích được tiến hành và đã chuẩn bị đầy đủ các lý do che đậy cho phù hợp.

        Nixon gật gật đầu, đưa mắt nhìn lướt qua tất cả các thành viên đang có mặt như có ý thăm dò thái đọ của từng người, rồi ông ta mới cất giọng:

        - Cá nhân tôi cũng muốn thấy các tù binh trở về. Nếu thành công, tôi có thể mời tất cả mọi người đến Nhà Trắng dự tiệc mừng. Nhưng nếu việc này thất bại... Các anh biết đấy! Phe đối lập sẽ không để cho chúng ta yên. Dân chúng sẽ lại biểu tình bao vây Nhà Trắng như sáu tháng trước đây. Nhưng lần này chắc chắn còn dữ dội hơn nhiều. Những kẻ quá khích sẽ đạp đổ các cổng chính, đập phá hết đồ đạc. Và thậm chí, xin lỗi các anh, hàng nghìn gã hippi sẽ hò nhau đái lên tấm thảm sang trọng trong văn phòng chúng ta đang ngồi... Nếu như vậy thì đau lắm! Tôi không bao giờ muốn điều này xảy ra, cũng như không muốn thêm một binh sĩ nào bị bắt giam trong các trại tù binh của Bắc Việt...

        Nhưng lạy Chúa! Làm sao chúng ta lại có thể không chấp thuận một việc đáng làm như các anh đã dày công chuẩn bị mấy tháng nay? Hãy cho tôi thêm một chút thời gian nữa. Tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ thi hành chiến dịch này. Và dù thế nào thì tôi cũng chúc anh các anh may mắn, mong cho kế hoạch của chúng ta sẽ thành công!

        Nói đến đó Richard Nixon đứng dậy, chủ động chìa tay ra bắt tay Đô đốc Moorer. Đó là một cử chỉ hết sức đặc biệt mà sau này các sử gia Mỹ đã bình luận là cái bắt tay nồng ấm và đầy thông cảm, rất hiếm khi ông Tổng thống này biểu lộ với ai lúc đương nhiệm.

        Moorer vội vàng tái xe trở về Lầu Năm Góc. ông ta đã không phải chờ đợi lâu. Ngay buổi chiều đố Richard Nixon đã đồng ý cho Bộ trưởng Quốc phòng Laird thi hành cuộc tập kích. Blackburn và Mayer đã đón nhận được thông tin cực kỳ quan trọng này vào lúc xế chiều ngày 18 tháng 11 năm 1970. Cỗ máy Kingpin đã chính thức được khởi động và bắt đầu hoạt động...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2015, 07:13:46 am »

       
        Thời gian hành động không phải được tính bằng giờ, mà từng phút!

        Việc đầu tiên mà Mayer làm là thảo nhanh một bức điện mật, rất ngắn gọn: Mumbletypg, Amputate Kingpin để trình Tướng Vogt chuẩn y. Nhưng ông này đã không chịu ký, vì "Tôi chẳng hiểu gì cả!".

        Giải thích thế nào cũng không được, cực chẳng đã, Mayer đành trở lại văn phòng đặc biệt, mở két hồ sơ mật để lấy ra bản kế hoạch truyền tin của kế hoạch Kingpin cho Vogt xem. Lúc đó ông ta mới chịu ký bức điện để trình lên Đô đốc Moorer. ông này ký bức điện xong lại trình tiếp lên Laird... và bức điện đó được Bộ tổng Tham mưu hỗn hợp chuyển đi lúc 17 giờ 30 phút, qua hệ thống hỏa tốc đặc biệt...

        Lúc 18 giờ 00 phút, trên đường từ Lầu Năm Góc về nhà, Blackburn lo lắng nghĩ tới tin tức của cơn bão Patsy rất mạnh với sức gió trên 100 dặm một giờ đang đổ bộ vào Manila và có khả năng sẽ chuyển hướng Tây, ảnh hưởng tới vùng Đông Dương. Các bức ảnh chụp của các vệ tinh cho.thấy một bộ phận không khí lạnh đang từ Trung Quốc tràn về miền Bắc Việt Nam... các yếu tố đó có thể tạo nên một vùng thời tiết xấu, gây bất lợi cho cuộc tập kích.

        Vừa về đến nhà chưa ngồi ấm chỗ, Blackburn đã nhận được điện thoại nóng từ Lầu Năm Góc do Phó Đô đỗc James c. Donaldson gọi đến thông báo về việc có một cú điện thoại từ Bộ chỉ huy chiến lược Không quân (SAC) ở Đông Nam Á gọi về hỏi thêm thông tin về Một cuộc hành quân nào đó sẽ được tiến hành sớm và kế hoạch tiếp liệu cũng như đường bay trinh sát cần phải lập lại... mà họ chưa hiểu. Blackburn kinh ngạc, vội iao ra xe phóng trở lại Lầu Năm Góc để chấn chỉnh lại hệ thống truyền tin cực kỳ sơ hở, rất dễ bại lộ này...

        Trở về nhà lúc quá nửa đêm, nhưng Blackburn chỉ ngủ được vài tiếng. Tới 4 giờ 11 phút sáng ngày 19 tháng 11 năm 1970, ông ta đã bị dựng dậy bởi công điện của Manor gủl về thông báo là toán của Simons đã sẵn sàng, nhưng thời tiết vùng trời Đông Dương đang xấu đi một cách đáng lo ngại!

        16 giờ 30 phút cùng ngày, Tướng Bennett của DIA điện cho Blackburn đến ngay văn phòng của Đô đốc Moorer. Lầu Năm Góc vừa nhận được một tin tình báo từ Hà Nội đưa về: Hình như tất cả tù binh Mỹ ở trại "Hy vọng" sơn Tây đã được chuyển đi nơi khác? Cả Moorer và Blackburn cùng chết lặng người đi khi nghe thông báo này.

        - Lạy Chúa! - Moorer thốt lên - Họ nói với chúng ta chuyện vớ vẩn gì vậy!

        - Một lũ điên khùng! Đừng tin họ!

        Blackburn cũng không tin điều này, hay nói chính xác hơn là ông ta không muốn tin! Lệnh thi hành đã được gửi đi 24 giờ trước đó. Chiến dịch Bờ biển Ngà nhất định phải được thi hành, cho dù khó khăn đến đâu!

        Nguồn tin xấu nói trên là do các chuyên viên DIA lấy từ bao thuốc lá Điện Biên của một người tên là Nguyễn Văn Hoàng chuyển cho Alfred -một thành viên của Uỷ ban Quốc tế kiểm soát đình chiến (ICC) kiêm gián điệp thuê của Mỹ, mang từ Hà Nội về. Khi gói thuốc lá này được các chuyên gia DIA ở Washington phân tích, họ đầ nhận thấy nó được dùng mã khóa của các tù binh để thông báo số lượng tù binh trong các trại. Điều đặc biệt là họ đã không thấy "Hy vọng" Sơn Tây trong danh sách các trại giam, mà khoảng 150 tù binh đã xuất hiện trong một trại gỉam mới, có tên là "Đông Hồi".

        Blackburn đã không tin vào kết luận này. ông ta đề nghị Moorer cho phép báo cáo lại vào lúc 6 giờ 00 phút ngày hôm sau, trước khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ có quyết định nên hoãn cuộc tập kích hay không.

        Để kiểm tra các kết quả phân tích nguồn tin, Blackburn điện cho Mayer yêu cầu làm lại từ đầu. Nhưng lúc đó đã là 17 gỉờ 30 phút, tất cả các chuyên viên thuộc phòng 2D 921 của DIA đã về nhà hết...

        - Gọi tất cả bọn họ quay trở lại văn phòng làm việc! - Blackburn gào lên trong máy - Ngay trong đêm nay tôi phải có kết quả Ị

        3 giờ 56 phút ngày 20 tháng 11 năm 1970, một công điện của Manor từ Đà Nằng gửi về Lầu Năm Góc với nội dung: Cuộc tập kích sẽ được tiến hành sớm hơn 24 giờ so với kẽ hoạch. Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã được thông báo. Simons và đơn vị của ông ta đã sẵn sàng lên máy bay!

        Mặc dù đang ngái ngủ và trời còn tối đen, Blackburn và Mayer vẫn lên xe ô tô phóng như bay đến ngay phòng làm việc ở Lầu Năm Góc.

        Việc đầu tiên Tướng Blackburn làm là lệnh cho Mayer gọi tất cả các sĩ quan trực trong Trung tâm chỉ huy đến để thông báo cho họ biết kế hoạch Kingpin sẽ được thi hành ngày hôm đó.

        5 giờ 00 phút sáng, Blackburn đẩy mạnh cửa bước vào phòng làm việc của nhóm chuyên viên phân tích của DIA. Tất cả bọn họ đều lộ rõ sự mệt mỏi vì thiếu ngủ.

        - Tôi không đủ kiên nhẫn để chờ đợi nữa! - Giọng Blackburn gay gắt - Các anh hãy trả lời ngắn gọn: "Có" hoặc là "không"?

        Một số người lúng túng. Họ ú ớ trả lời bừa:

        - Có... Nhưng mà...

        - Sao đã "có", lại còn "nhưng mà" - Blackburn cắt ngang - Thật là vớ vẩn! Các anh có biết rằng mình đang tham dự vào một trò chơi nguy hiểm không? Mỗi giây phút này đều ảnh hưởng tới sinh mạng của hàng trăm con người ở bên kia Thái Bình Dương đấy!

        Đã đến giờ Blackburn phải đi gặp Moorer. Tướng Bennett cũng đến với hai cặp tài liệu kè kè trên tay. Khi được hỏi ý kiến trước, chính ông này đã ngập ngừng, trả lời nước đôi:

        - Cặp tài liệu bên tay trái tôi khẳng định rằng cậc tù binh của chúng ta đã được chuyển khỏi Sơn Tây; nhưng cặp tài liệu bên tay phải tôi thì chứng minh ngược lại...

        - Thế theo anh, chúng ta sẽ làm gì?

        - Tôi đề nghị cho thi hành chiến dịch!

        Blackburn cảm thấy nhẹ cả người.

        Trong bữa ăn sáng, Moorer đã báo cáo với Laird về các tin xấu đối với kế hoạch Kingpin. Tuy nhiên, ông ta cũng nhấn mạnh là vẫn còn 50% hy vọng...
Laird đã phải cân nhắc một cách khó khần đối với hai quyết định hệ trọng về kế hoạch Kingpin đang đặt trên bàn ông ta. Nếu quyết định thi hành thì phải gửi đi trước 09 giờ 18 phút (giờ Washington), còn nếu quyết định hoãn thi hành, thì chậm nhất là 10 giờ 08 phút phải gửi đi.

        Không thể đừng được nữa, Laird dùng đường dây đặc biệt gọi đến Nhà Trắng xỉn được nói chuyện với Richard Nixon. Ông ta trình báo với Tổng thống Mỹ về những tin tức bi quan vừa nhận được...

        Nhưng Laird cũng nhấn mạnh những điều thúc bách cần phải giải cứu tù binh và chưa phải đã hết hy vọng về sự thành công.

        Richard Nixon đồng ý tiếp tục cho thực hiện kẽ hoạch Kingpin, với yêu cầu là thường xuyên thông báo diễn biến cho ông ta nắm được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2015, 06:20:29 pm »

       
        Bí mật đến phút cuổi cùng và cuộc tập kích đã mở màn như thế!


        Đúng 3 giờ sáng ngày 18 tháng 11 năm 1970 (tức hơn 12 giờ trưa, giờ Washington), tại Thái Lan, Manor và Simons đã cùng có mặt tại phi trường Takhli - Một căn cứ không quân khá hiện đại hồi ấy - để đón các toán tập kích. Họ vừa phải vượt qua một chặng đường dài hơn 9.500 dặm với 23 giờ bay mệt mỏi. Sau khi bước xuống cửa sau của chiếc C-141, cả đơn vị biệt kích Mỹ được dồn vào hai chiếc xe buýt bịt kín mít, chạy thẳng về một doanh trại vắng vẻ nhưng kín đáo và được bảo vệ chặt chẽ.

        Cho đến thời điểm này, ngoài Manor và Simons ra, trong cả đơn vị biệt kích chỉ có 3 người nữa là Cataldo, Sydnor và Meadows được biết mục tiêu của cuộc tập kích. Những người khác chỉ mơ hồ phỏng đoán là mình đang có mặt tại một địa điểm nào đó ở vùng Đông Nam Á.

        Theo lệnh của chỉ huy, họ được ngủ đúng 6 tiếng đồng hồ cho lại sửc. Không ai được hỏi và không được phép tò mò bất cứ chuyện gì! Thời gian còn lại họ được nhắc nhở về kỷ luật, sau đó là ôn luyện các bài tập chiến đấu và chuẩn bị vũ khí, trang bị... nghĩa là họ không được quyền lãng phí thời gian dù chỉ một phút.

        Lúc 03 giờ 30 phút sáng 19 tháng 11 năm 1970, tướng Manor bị đánh thức để trao một bức điện hỏa tốc tối quan trọng. Đó chính là bức điện thông báo Tổng thống Mỹ chấp thuận cho tiến hành cuộc tập kích Sơn Tây.
Manor hiểu rằng kể từ giờ phút này, ông ta đóng vai trò quyết định sự thành bại của kế hoạch Kingpin.

        Lúc 06 giờ 25 phút sáng cùng ngày, Manor điện cho Đô đốc Bardshar trên tàu sân bay Oriskany: NCA đã chấp thuận... Có nghĩa là lực lượng máy bay nghi binh của Hải quân sắp vào cuộc chơi! Cách đó ít ngày, nhiều Phi công trong đơn vị thuộc quyền của Bardshar đã nhận được lệnh đặc biệt với nội dung kỳ quặc: Những máy bay đi oanh tạc Hải Phòng, Quảng Ninh... lần này không được phép dùng đạn đối đất, mà chỉ dùng... pháo sáng và... tên lửa gây nhiễu!

        Đây là lần đầu tiên sau 2 năm, kể từ ngày 31 tháng 10 năm 1968, mới lại có nhữhg hoạt động quy mô lớn đến thế của Hải quân Mỹ trên vùng trời miền Bắc Việt Nam.

        Theo dự báo của các chuyên gia thời tiết: Đến tối thứ Bảy, 21 tháng 11 năm 1970, cơn bão Patsy chỉ còn cách Việt Nam khoảng 100 dặm. Nó đang kéo theo một trận cuồng phong dữ dội càn quét vùng trời phía Nam của Đông Nam Á; cộng thêm một bộ phận không khí lạnh có khả năng tràn về miền Bắc Việt Nam... Nếu đợi đến ngày ấy mới xuất phát thì các chuyến bay sẽ không thể cất cánh được vì trời đầy mây, gió lớn, đêm không có ánh trăng... và tình trạng thời tiết xấu này sẽ kéo dài suốt cả tuần sau đó. Chỉ còn đêm 20, rạng ngày 21 tháng 11 năm 1970 là thời điểm duy nhất, và Manor đã quyết định chọn thời điểm đó cho cuộc xuất kích.

        15 giờ 56 phút ngày 20 tháng 11 năm 1970, Manor gửi công điện cho Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và Trung tâm chỉ huy của Lầu Năm Góc thông báo về ngày giờ thi hành kế hoạch Kingpin. Ngay sau đó, ông ta đáp máy bay về Bộ chỉ huy cuộc tập kích đặt tại Đà Nằng...

        Cùng ngày hôm đó, sau bữa cơm trưa, bác sĩ Cataldo đã bắt tất cả mọi người lính trong đơn vị biệt kích đều phải uống một liều thuốc ngủ nhẹ và... lên giường nhắm mắt lại. Đến 17 giờ, họ được đánh thức dậy ần bữa tối. Cataldo đã khuyên tất cả ăn thật nhiều để có đủ sức khỏe xuất kích trong đêm. 18 giờ, toàn đơn vị tập trung nghe phổ biến mệnh lệnh hành quân. Lần đầu tiên những lính Mỹ trong đơn vị biệt kích này được biết sự thật: Chúng ta sẽ trực tiếp tham gia giải cứu khoảng 70 tù binh Phi công Mỹ ở trại giam Sơn Tây, mục tiêu nằm trong lãnh thổ Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 40 km về hướng Tây... Sau khi đọc mệnh lệnh và giải thích nhưng điều cần thiết, Simons nói hết sức ngắn gọn như thế.

        Những người lính tập kích theo lệnh buộc phải gửi lại toàn bộ tiền bạc, giấy tờ và vật dụng cá nhân... Họ lại được chiếc xe buýt bịt kín, đưa ra phi trường trong im lặng. Trước khi bước lên chiếc máy bay vận tải C-130 loại 4 máy đã chờ sẵn, mọi người được lệnh kiểm tra lại vũ khí trang bị lần cuối.
Chiếc C-130 lăn bánh ra đường băng lúc 22 giờ 32 phút để bay đến Udon. Tại đây, dưới sự chỉ huy của Manor, các toán tập kích được chuyển sang 3 trong 5 chiếc trực thăng đang chờ sẵn. Cạnh đó là 2 chiếc tải thương C-141 sẽ được sử dụng để chở tù binh khi đến Sơn Tây.

        23 giờ 25 phút, từ Đà Nẵng, tướng Manor báo cáo về Lầu Năm Góc: Chiếc trực thăng HH53 cuối cùng mang theo các toán xung kích rời sân bay Udon lúc 23 giờ 18 phút... Kế hoạch Kingpin đã mở màn!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2015, 04:56:28 am »

       
        Đêm Sơn Tây không quên lính biệt kích Mỹ đã làm những gì!

        Đoàn trực thăng biệt kích do một chiếc C-130 dẫn đường, lầm lũi bay trong đêm như kiểu "đi ăn trộm". Simons ngồi trên chiếc trực thăng được nguỵ danh là Quả táo số Một bắt đầu ngủ lấy sức: Theo kế hoạch, kể cả thời gian tiếp liệu trên không phận của Lào, đúng 3 giờ sau họ sẽ đổ bộ xuống Sơn Tây...

        Những Phi công trong phi hành đoàn của Simons không ngờ rằng máy bay của họ chỉ là rrìột trong hơn 100 chiếc đủ loại: Trực thăng, C-130, Al, F-105, F-4... được cất cánh từ 5 căn cứ không quân tại Thái Lan, 3 tàu sân bay tại Vịnh Bắc bộ, mà Lầu Năm Góc đã huy động tham gia chiến dịch này. và quy mô của chiến dịch diễn ra trên một vùng trời rộng tới gần 300.000 km2 của vùng Đông Nam Á.

        Viên Phi công Donohue lái chiếc Quả táo sổ Ba bắt đầu hạ thấp độ cao khi bay vào không phận Việt Nam. Bay sau anh ta là hai chiếc Quả táo số BốnQuả táo số Năm. Khi chỉ còn cách mặt đất chừng 500 bộ (1 bộ - 0,3048 mét), các Phi công Mỹ đã có thể nhìn sông Đà lấp loáng dưới ánh trăng và dãy núi Tam Đảo trùng điệp để định hướng đúng như bản đồ bay đã ghi.

        Khi chỉ còn cách mục tiêu khoảng 2 dặm, Donohụe cho Quả táo số Ba bay chậm lại để chiếc C-130 cùng hai chiec trực thăng khác vượt lên chuẩn bị thả pháo sáng. Lúc đó kim đồng hồ đã chỉ 2 giờ 17 phút của ngày 21 tháng 11 năm 1970. Như vậy, phi hành đoàn biệt kích của Simons đã bay đến Sơn Tây nhanh hơn... 01 phút so với kế hoạch dự kiến. Quân Mỹ cho rằng đây là thời gian bộ đội canh giữ trại tù binh đang đổi gác, nên sẽ bị bất ngờ và không kịp trở tay!

        Trong ánh pháo sáng lóa mắt của chiếc C-130 bắn xuống, đoàn trực thăng Mỹ bay sát ngọn cây, cánh quạt chém vào không khí tạo nên những luồng gió lốc rú rít ầm ầm giữa đêm khuya.

        Sau những giây phút căng thẳng cố gắng định hướng cho máy bay đến đúng trại tù binh, Donohue bỗng phát hiện ra mình đã bay chệch về phía Nam mục tiêu khoảng 400 mét. Nơi ấy cũng có một cơ sở giống như trại giam, nhưng không thấy có con sông nhỏ ở ngoài tường rào như các chuyên gia DIA đã mô tả. Anh ta lập tức lái chiếc Quả táo số Ba quay lại.
Bây giờ thì Donohue và cả Đại uý Thomas Waldron - viên Phi công lái phụ đã nhìn thấy trại tù binh sơn Tây với 3 chiếc chòi gác rõ mồn một. Chỉ có điều các cây cối trong trại có vẻ xanh tốt và cao to hơn rất nhiều so với những gì họ hình dung từ bên Mỹ. có lẽ chúng đã lớn vổng lên sau mùa mưa vừa rồi!

        - Chuẩn bị nổ súng! - Donohue nói nhanh vào chiếc máy truyền tin, đồng thời anh ta hạ bớt tốc lực cánh quạt... "Bắn!"

        Sau khẩu lệnh ngắn gọn, chiếc Quả táo số Ba rung lên. 2 khẩu súng máy được gắn bên hông của chiếc trực thăng thi nhau nhả đạn một cách tàn nhẫn.

        -Trúng rồi! Đổ sụp hết rồi!

        Có tiếng reo lên khoái trá của mấy gã xạ thủ. Donohue liếc mắt thấy rõ những chiếc chòi gác sụp xuống tan tành khi chiếc trực thăng lướt qua...
Quả táo số Ba đã hoàn thành nhiệm vụ mở màn cuộc đột kích. Nó bốc lên cao hơn, bay về hướng Đông khoảng 1,5 dặm, tìm một bãi đất trống và đáp xuống. Cũng tại đây, một tốp trực thăng khác đã đợf sẵn, tất cả vẫn để cánh quạt quay tít. Chúng có nhiệm vụ chờ đón các tù binh được giải thoát đưa ra khỏi trại giam rồi bốc lên luôn... Theo kế hoạch đã được định trước, tất cả các nhân viên tổ lái đều được lệnh sẵn sàng lẳng hết các thứ dụng cụ mang theo cho máy bay nhẹ bớt... để ưu tiên di tản những tù binh Phi công được cứu thoát.

        Donohue vặn to âm lượng máy truyền tin. Sau 3 giờ đồng hồ phải bay trong câm lặng, bây giờ thì tất cả các máy truyền tin được mang theo của các toán tập kích đều đã bật công tắc. Thôi thì đủ các làn sóng FM, EM, VHF, UHF... với vô vàn những âm thanh hỗn tạp cùng vang lên trong tiếng súng nổ và tiếng động cơ cánh quạt trực thăng hối hả...

        Có lẽ nhiệm vụ khó khăn nhất thuộc về chiếc trực thăng mang nguỵ danh Quả táo số Hai do Đại uý Dick Meadows chỉ huy, Phi công H. Kallen lái chính và Herb Zehnder lái phụ. Bọn họ có nhiệm vụ chở một toán đột kích đáp xuống chiếc sân nhỏ của trại tù binh, ngay sau khi chiếc Quả táo số Ba đã tiêu diệt hết các mục tiêu chòi gác. Toán đột kích này có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là khống chế, tiêu diệt những bộ đội Việt Nam có trong trại và tiếp cận ngay các buồng giam để bảo vệ tù binh. Sau đó, họ sẽ "nội công" để một lực lượng khác "ngoại kích", phá bức tường rào của trại giam, tìm cách đưa tù binh vừa giải cứu được ra ngoài...

        Theo kế hoạch đã được các chuyên gia Mỹ tính toán rất kỹ thì chỉ cần chiếc HH 53 khổng lồ đáp được xuống khoảng sân nhỏ của trại giam, không làm tốp lính bị thương, đã là thành công! Một khối thuốc nổ C4 cực mạnh đã được khóa chặt dưới sàn của máy bay (đề phòng đối phương tháo gỡ), với 2 ngòi nổ hẹn giờ, để Dick Meadows phá tan cpiếc máy bay đó sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Nghe nói, một sỹ quan cao cấp của Lục quân đã không đồng ý với kế hoạch này, chỉ vì... tiếc của. Tướng Blackburn tức lắm! ông ta đòi gặp riêng viên sĩ quan nọ để "làm cho ra nhẽ". Viên sĩ quan nọ đã "thật thà" khuyên Blackburn nên dùng loại trực thăng UH-1 của bộ binh, giá tiền chỉ có 350.000 đôla một chiếc, thay vì dùng loại HH53 của Không quân, giá tiền những gần 1.000.000 đôla mỗi chiếc.

        Blackburn đã suýt nổi khùng lên. ông ta nói đại ý: Không thể dùng đô la để cò kè hơn thiệt với tính mạng hàng trăm tù binh Phi công Mỹ đang bị giam ở Sơn Tây. Đến thời điểm đó, quân đội Mỹ đã mất không dưới 3.000 chiếc trực thăng các loại trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nước Mỹ giàu có lắm, nếu có mất thêm một chiếc trực thăng nữa thì cũng như rơi cái... đinh rỉ mà thôi! Nhưng chỉ cần mất một người lính, hơn nữa lại là một Phi công, thì đó là cả một sự khủng khiếp!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2015, 01:39:27 pm »

       
*

        ...Trở lại đêm thực tế ở sơn Tây, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng viên Phi công H. Kallen vẫn không tài nào điều khiển nổi chiếc Quả táo số Hai đáp xuống sân trại giam được như ý muốn. Vào những giây phút cuối cùng trước khi tiếp đất, càng của chiếc trực thăng đã vướng phải hàng dây thép chăng ngang sân (kiểu dâỵ phơi quần áo), còn chiếc cánh quạt quá dài tới 62 bộ đã chém đứt ngang mấy thân cây to, băm nhỏ từng khúc, khiến cành lá của chúng văng ra tung tóe khắp nơi, rơi rụng ào ào...

        Một tiếng va chạm cực mạnh, ầm vang hơn cả bão lốc. Chiếc trực thăng đổ nhào trong sân trại tù binh khiến cho nhữhg tấm kính chắn gió vỡ vụn, ô cửa sổ méo mó. Động cơ máy bay gầm lên dữ dội và lồng lộn như thú dữ bị trọng thương. Chiếc cánh quạt sút mẻ đã chém đút thêm mấy đoạn cây lớn nữa, rồi mới chịu bất lực dừng hẳn vòng quay...

        Cú va chạm khủng khiếp đã làm cho một lính Mỹ bị văng ra khỏi máy bay đến mấy mét, một người khác bị vỡ cổ chân. Đại uý Dick Meadows ê ẩm cả người, nhưng anh ta cố vùng ngay dậy được và thoát ra khỏi chiếc máy bay hỏng. Dick Meadows chạy cách xa khoảng hơn chục mét thì dừng lại và quỳ xuống. Anh ta hướng chiếc loa pin vào khu buồng giam và bắt đầu phát thanh bằng tiếng Mỹ. Giọng anh ta hổn hển, gấp gáp, nhưng cố gắng bình tĩnh: Chú ý! Chú chú ý! Chúng tôi là người Mỹ! Chúng tôi đến đây để cứu thoát các anh ra khỏi chỗ này! Để đảm bảo an toàn, yêu cầu tất cả các anh hãy nằm xuống nền nhà! Chúng tôi sẽ vào phòng giam của các anh trong sau vài phút nữa!...

        Trong khi Dick Meadows phát thanh nhắc lại nội dung trên nhiều lần, thì 13 lính trong toán đột kích còn lại của anh ta với súng tiểu liên lăm lăm trong tay đã nhanh chóng tỏa ra tiếp cận các phòng giam và khu cổng trại chính. Họ xả súng bắn không tiếc đạn vào bất cứ thứ gì có vẻ khả nghi trên đường tiến quân.

        Chú ý! Chú chú ý! Chúng tôi là người Mỹ! Chúng tôi đến đây để cứu thoát các anh ra khỏi chỗ này!... Chúng tôi sẽ vào các phòng giam sau vài phút nữa...

        Giọng Dick Meadows vẫn vang vọng khắp khu trại giam, lẫn trong tiếng súng nổ và tiếng cánh quạt trực thăng phành phạch. Nhưng tuyệt nhiên không có sự hồi âm lại của phía các tù binh. Các phòng giam vẫn hoàn toàn im lặng một cách đáng ngờ!

        Dick Meadows xem đồng hồ: cuộc tập kích đã diễn ra được gần 3 phút, vào giờ này, theo kế hoạch lẽ ra toán quân của Simons đã phải có mặt để làm nhiệm vụ. Nhưng không hiểu họ biến đi đâu cả?

        Bỗng xuất hiện một quầng sáng chói mắt, kèm theo một tiếng nổ lớn. Dick Meadows thấy bờ tường rào phía Nam đã bị bục một mảng lớn. Trong khói bụi khét lẹt, một toán biệt kích Mỹ hùng hổ nhảy vào. Nhưng đó lại là toán quân của Trung tá Elliot Sydnor...

        Thì ra chiếc trực thăng mang nguỵ danh Quả táo số Một chở toán quân của Simons gồm 22 người, đã đổ bộ nhầm xuống một địa điểm cách mục tiêu khoảng 400 mét về phía Nam. Nơi này, theo các chuyên gia DIA đã đánh dấu trong bản đồ bay là "Trường trung học". (Thực ra, nơi đây nguyên là Trường Đảng của tỉnh Sơn Tây, sau ngày tỉnh Hà Tây được thành lập, trường được cải tạo thành nơi an dưỡng cho cán bộ).

        Trước khi cuộc tập kích xảy ra, Simons đã nhắc nhở các Phi công rất kỹ: Từ trên cao nhìn xuống nó rất giống mục tiêu, nên phải hết sức cẩn thận. Nhưng chính viên Phi công kỳ cựu Britton chở toán của Simons lại bị mắc lừa! Simons đã nhận ra điều này sau khi chiếc trực đã thả toán đổ bộ xuống bên ngoài bức tường rào và bay lên cao. ông ta ngạc nhiên vì chờ mãi mà không nghe tiếng Dick Meadows phát thanh kêu gọi tù binh nằm xuống tránh đạn, cũng không nghe tiếng súng nổ phía trong. Để chắc chắn, Simons lệnh cho toán lính phá vỡ bức tường rào và xông vào... Tại đây, trước khi rút ra ngoài, lính biệt kích Mỹ đã xả súng bắn chết 5 cán bộ an dưỡng khi họ đang ngủ... và chỉ trong vài phút, bọn họ đã đốt phá cơ sở này, tạo nên những đám cháy lớn!

        Khi chiếc trực thăng Quả táo số Một quay lại đón toán của Simons đến đúng vị trí của mục tiêu, thì cuộc tập kích đã diễn ra được 8 phút. Simons lập tức liên lạc bằng bộ đàm với Dick Meadows và Elliot Sydnor, lệnh cho các toán trở lại Phương án Một (Trước đó, vì phát hiện ra Simons đổ bộ sai vị trí, Elliot Sydnor đã quyết định cho toán quân của mình chia làm đôi để thế chỗ và thông báo qua bộ đàm xin thực hiện Phương án Hai).

        Theo đúng kế hoạch, sau khi thiết lập xong sở chỉ huy nhẹ, Simons vội cho một tốp lính đi phá sập cầu sông Tích bằng thuốc nổ. Trong khi đó, toán lính của Sydnor cũng đã phá sụp trạm biến thế cùng các cột điện gần đó, cắt hết điện lưới cung cấp cho trại tù binh và các khu vực xung quanh, và mặc dù không có trong dự định trước, nhưng tốp lính này đã dùng chất nổ phá tan luôn cả trạm bơm nước của thủy lợi gần đó.

        Chưa hết! Trên đường tiến quân, lính của toán Simons còn đạp cửa xông vào một trong ba ngôi nhà dân hiếm hoi của cả vùng, bởi nhà này còn thắp điện sáng. Một người mẹ và ba đứa con nhỏ đang ngủ ngon. Bỗng nghe tiếng súng, bốn mẹ con sợ quá vội chui xuống gầm giường. Một lính Mỹ soi đèn pin và phát hiện ra họ. Hắn đã bóp cò súng, bắn trọn một bầng tiểu liên vào người phụ nữ và ba đứa trẻ. Bà Nguyễn Thị An (48 tuổi) và cháu gái Lê Thu Hương (12 tuổi) chết ngay tại chỗ. Cháu gái Lê Thu Nga (15 tuổi) và cháu trai Lê Việt Tuấn (9 tuổi) bị thương rất nặng bởi trúng nhiều vết đạn...

        Cùng lúc đó, sau khi gọi loa phát thanh, Dick Meadows đã chỉ huy toán lính phá khóa đột nhập vào từng buồng giam. Hầu hết các phòng đều trống không... Nhưng trong một căn buồng nhỏ, toán biệt kích Mỹ đã phát hiện ra 6 người đàn ông đang cởi trần nằm ngủ. Họ chính ià những người lính có nhiệm vụ trông coi trại giam sau khi tù binh Mỹ đã chuyển đi nơi khác, và đều thuộc diện quân số thu dung, (những người đang ốm yếu, bệnh tật, an dưỡng từ nhiều nơi được điều về... nghĩa là không phải quân số tham gia công tác, chiến đấu, nên thường không được trang bị vũ khí), và toán lính của Dick Meadows đã xả súng bắn chết tất cả 6 người đàn ông không hề có vũ trang này!

        Thượng sỹ Jemmer là người đầu tiên được lệnh lục soát các phòng giam. Anh ta hết sức kinh ngạc, bởi phòng nào cũng trống không! Tuyệt nhiên không thấy có dấu hiệu nào chứng tỏ có tù binh Mỹ đang ở.

        Trung uý Petrie, trưởng toán hành động đứng bên ngoài cảnh giới sốt ruột hỏi vọng vào:

        - Có tìm thấy ai không? có gặp người nào không?

        Jemmer đáp gọn lỏn:

        - Chẳng thấy mống nào hết!

        Petrie không tin, anh ta vội lao vào, trực tiếp cầm đèn pin soi từng phòng một. Nhưng sự thật vẫn là những căn phòng hoàn toàn trống rỗng! Một số phòng các cửa sổ bị mở toang, nền nhà đầy bụi bặm và không khí nồng nặc mùi ẩm mốc. Thật khó mà xác định được chúng đã bị bỏ hoang bao lâu. Có thể đã vài tuần, nhưng cũng có thể chỉ mới vài ngày...

        Sau một hồi lục soát và tìm kiếm vô vọng, Đại uý Dick Meadows đành báo cáo qua bộ đàm:

        - Trại giam trống rỗng! Không tìm thấy một tù binh Mỹ nào cả!

        Không tìm thấy một tù binh nào cả. Không tìm thấy một tù binh nào cá... câu nói ấy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và truyền từ người này tới người khác, sau cùng nó đã đến tai Simons như một cú sét, khiến cho ông ta không khỏi giật mình choáng váng.

        - Các anh đã kiểm tra thật kỹ chưa? - Simons không tin, hốt hoảng hỏi lại. Giọng ông ta nghe lạc hẳn đi.

        - Thì tôi đang ở trong một phòng giam đây! - Dick Meadows bực mình gào lên trong máy.

        Đồng hồ đã chỉ sang phút thứ 18 kể từ khi bắt đầu cuộc tập kích. Simọns lệnh cho mấy tên lính đem theo máy ảnh vào các buồng giam để chụp ảnh. và đích thân ông ta đã vào tận nơi để kiểm tra lần cuối cùng, với một tâm trạng đầy thất vọng và chán chường.

        Một bức điện không có trong dự kiến đã được viên sĩ quan truyền tin của Simons gửi cho tướng Manor ở Bộ chỉ huy cuộc hành quân tại Đà Nẵng: Không có một tù binh nào cả. Trước khi Đại tá Simons hạ lệnh cho tất cả toán tập kích rút lui và lên máy bay, mấy tên lính đã lục soát xác mấy người đàn ông bị bắn chết, nhặt theo vài chiếc giày, dép, thắt lưng, quần áo cũ, mũ cối... coi như là "chiến lợi phẩm".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2015, 06:43:24 am »

       
        "Lầu Năm Góc" dã nhận được thông tin cuộc tập kích
        Sơn Tầy thất bại như thế nào?


        Vào lúc cuộc tập kích sơn Tây bắt đầu, nghĩa là lúc 23 giờ 25 phút ngày 20 tháng 11 năm 1970, từ Đà Nẵng, tướng Manor điện về Lầu Năm Góc báo tin Chiến dịch Kingpin đã mở màn, thì tại thủ đô Washington của nước Mỹ đang là buổi trưa.

        Hầu như tất cả các quan chức chóp bu của Lầu Nầm Góc đều có mặt tại trung tâm chỉ huy: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Laird, Cố vấn Kissinger; cùng các Tư lệnh Không quân, Tư lệnh Thuỷ quân Lục chiến, Tham mưu trưởng Lục quân... Bọn họ ăn trưa ngay tại phòng làm việc. Chủ đề các câu chuyện họ nói với nhau đều không ngoài cuộc tập kích Sơn Tây đang diễn ra tại Việt Nam... Thỉnh thoảng lại có người nhìn đồng hồ, thấp thỏm chờ đợi tin tức.

        Liên tiếp ba công điện của Tướng Manor từ Việt Nam gửi về báo cáo diễn tiến tốt đẹp của cuộc hành quân, khiến cho không khí trong phòng họp của Trung tâm chỉ huy có vẻ hân hoan và tràn trề hy vọng...

        Nhưng sự hy vọng và niềm hân hoan của các tướng lĩnh tại Lầu Năm Góc cũng chỉ tồn tại trong vòng hơn 3 giờ đồng hồ. Khi công điện thứ 4 của tướng Manor gửi về báo tin: Các toán đột kích Mỹ đang rời khỏi Sơn Tây đã khiến cho bọn họ đứng ngồi không yên.

        Chưa đầy 30 phút sau, một công điện cuối cùng đã bay về như dội xuống mỗi "cái đầu nóng" một "gáo nước lạnh" đến tê người: Không giải cứu được một tù binh Phi công nào!

        Nguồn tin trên đã khiến cho cả Trung tâm chỉ huy như chết lặng đi. Không một ai muốn tin rằng đó là sự thật và độ chính xác của công điện mà họ vừa nhận được. Nhưng bọn họ cũng không có cách nào kiểm chứng lại, bởi vì từ giờ phút đó các toán biệt kích đặc nhiệm Mỹ đã bay ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong im lặng, liên lạc vô tuyến bị cắt hoàn toàn...

        Cũng lúc đó, tại Bộ chỉ huy cuộc hành quân của tướng Manor ở Đà Nang một không khí thất vọng ê chề cũng đang bao trùm lên tất cả.

        Lần đầu tiên trong cuộc đời binh nghiệp của viên tướng cáo già này đã nếm mùi thất bại cay đắng đến thế. ông ta thật sự hốt hoảng và bối rối, không biết phải hành động ra sao kể từ khi nhận được bức điện của Simons: Zero Prisoners (không có một tù binh nào cả!). Bức điện đó đã được thảo xong ở ngay trại giam Sơn Tây trống rỗng.

        Lúc đầu, chính Simons cũng lúng túng và phân vân về cách diễn đạt này, vì trong bản mật mã liên lạc của cuộc hành quân không có quy định sử dụng chữ Zero. Quả thật, khi nhận được nó, Tướng Manor đã không hiểu gì cả, và ông ta đã vội cho điện hỏi lại, vì nghĩ rằng có thể sĩ quan truyền tin của Simons đã "quên" hoặc "bỏ sót" một hai con số trước từ Zero.

        Simons đã kiên nhẫn cho điện lại lần thứ hai nội dung y như trên, trước khi điểm danh tên lính biệt kích Mỹ cuối cùng bước lên trực thăng...

        Chiếc trực thăng cuối cùng của toán đặc nhiệm tập kích Mỹ rời khỏi Sơn Tây lúc 2 giờ 44 phút ngày 21 tháng 11 năm 1970. Nghĩa là cuộc đổ bộ chỉ diễn ra trong 27 phút, đúng theo kế hoạch.

        Và 6 phút sau, một ánh chớp loé lên cùng một tiếng nổ lớn phát ra từ trại tù binh cũ. Đó là khối chất nổ C4 cực mạnh, được cài kíp hẹn giờ, đã phá tan chiếc HH53 mang nguỵ danh Quả táo số Hai trong sân trại giam...

        Tại sao tù binh Phi công Mỹ lại được chuyển khỏi trại giam Sơn Tây trước khi vụ tập kích xảy ra?

        Đó chính là câu hỏi đã làm điên đầu các quan chức chóp bu của Lầu Năm Góc sau khi cuộc tập kích thất bại, khiến cho Tổng thống Mỹ bị mang tiếng là "tên lừa dối" trước dư luận.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2015, 02:51:36 am »

       
        Một nhà Tình báo Quân sự Việt Nam đã lấy được thông tin rất sớm về Vụ tập kích vào trại tù binh sơn Tây năm 1970?


        Trước khi vụ tập kích được tiến hành, hàng ngày trại giam Sơn Tây vẫn liên tục được chụp không ảnh vừa bằng máy thường, vừa bằng tia hồng ngoại. Các bức không ảnh bằng tia hồng ngoại cho thấy rõ ràng là đang có người trong các phòng giam. Tuy nhiên, loại phim chụp tia hồng ngoại hồi ấy có nhược điểm là không phân biệt được thân nhiệt của người Việt Nam hay người Mỹ. Về vấn đề này, Đô đốc Moorer đã thú nhận: Các tin tức tình báo của chúng tôi rất chính xác. Nhưng chúng tôi không thể xác định được tù binh Mỹ đang ở đâu, khi họ liên tục bị di chuyển. Dù sao chăng nữa thì chúng tôi vẫn phải quyết định đề nghị mở cuộc hành quân giải cứu họ.

        Một số chuyên gia DIA cho rằng các tù binh Phi công Mỹ được phía Việt Nam cho sơ tán khỏi trại giam "Hy vọng" Sơn Tây chỉ vì một lý do rất đơn giản, một sự trùng lặp hết sức tình cờ: Để tránh những trận lụt, do hậu quả hoạt động mưa nhân tạo, nằm trong kế hoạch Chiến tranh thời tiết của CIA gây ra! Vì nguyên tắc bí mật, nên các chuyên gia của Chiến dịch Bờ biển Ngà đã hoàn toàn không được CIA thông báo về các chiến dịch hoạt động mưa nhân tạo nói trên. Chính vì thế, đã xảy ra câu chuyện bi hài gậy ông lại đập lưng ông!

        Theo các tù binh Phi công Mỹ sau này được trao trả kể lại, những trận mưa liên miên suốt mùa hè năm 1970, theo ý đồ của CIA, đã khiến cho vùng đất này có nguy cơ bị ngập lụt. Nước sông Tích đã dâng cao sát tường rào của trại giam, công việc đi lại, tiếp phẩm hết sức khó khăn. Một số mái nhà cấp bốn của trại giam do sử dụng quá lâu, bị xuống cấp, đã trở nên dột nát và hư hỏng quá nhiều.

        Một buổi trưa, tù binh được lệnh tháo gổ các dây phơi quần áo, lưới bóng chuyền và các tư trang khác; cùng nhữhg lợn, gà, xoong, chậu... xếp lên những chiếc xe tải nhỏ. Đêm hôm đó, tốp tù binh đầu tiên đã bước lên xe ca, để về trại giam mới ở Nhổn. Cuộc sơ tán lụt lội được tiến hành trong lặng lẽ, trật tự và kéo dài hàng chục ngày. Nơi họ đến là một doanh trại quân đội mới được sửa lại, chỉ cách trại "Hy Vọng" cũ khoảng 15 cây số. Các tù binh đã gọi nơi này bằng một cái tên mới cũng rất Mỹ: Trại "Niềm Tin". Chính ở nơi đây, họ đã nghe khá rõ tiếng động cơ cánh quạt trực thăng, tiếng súng nổ và nhìn thấy ánh sáng rực trời từ trại "Hy Vọng", trong đêm xảy ra vụ tập kích Sơn Tây...

        Một số chuyên gia quân sự của Mỹ lại khẳng định rằng: Tình báo Việt Nam đã biết trước có cuộc tập kích này. Họ chỉ không rõ chính xác nó sẽ diễn ra vào thời gian nào mà thôi. Bởi thế nên đơn vị biệt kích của đại tá Simons mới có thể vào và thoát ra được như đã kể trên...

        Vậy, tình báo Việt Nam đã phát hiện ra âm mưu của cuộc tập kích Sơn Tây như thế nào? Chúng ta hẫy nghe Thiếu tướng Nguyễn Đôn Tự, nguyên Trưởng Ban nghiên cứu của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Paris kể lại:

        ''Trong thời gian công tác ở Paris tôi thường xuyên được đọc và nghiên cứu các tài liệu mật mà các bạn Mỹ tiến bộ chuyển cho đoàn ta. Trong đó có các tập Biên bản của Quốc hội Mỹ (Congressional Records). Chúng dày tới hàng nghìn trang, được in chữ nhỏ, khó đọc; nhưhg có rất nhiều trang nói về chiến tranh Việt Nam, giúp cho Đoàn ta có thêm chứng cứ để đấu tranh trên bàn Hội nghị.

        Vào khoảng giữa quý 4 năm 1970, trong một tập tài liệu mật do các bạn Mỹ chuyển đến, tôi phát hiện tin tức nói về việc xây dựng tại Mỹ mô hình một trại tù binh ở miền Bắc Việt Nam. Tôi phân tích rồi phán đoán: Có thể Chính phủ Mỹ muốn thấy tận mắt nơi ăn ở của tù binh Mỹ ở Việt Nam, để đòi ta phải đối xử tốt người của họ? Hay là còn một lý do quan trọng nào khác? Trong một tập biên bản về cuộc điều trần trước một uỷ ban của Quốc hội, có nhiều đoạn bị kiểm duyệt, bị gạch bỏ hoặc xóa trắng, xen kẽ những đoạn được công bố. Qua các đoạn còn lại, thấy nội dung đại ý: Uỷ ban đã chất vấn Chính quyền là "Hành động như thế có thể dẫn đến việc một số nước Xã hội chủ nghĩa có cớ đưa quân vào miền Bắc Việt Nam không? Đại diện Chính quyền đã trả lời rằng "Không có khả năng đó !"

        Đọc đến đây, tôi chợt nhớ tới chi tiết sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ rất sợ một cuộc chiến tranh trên bộ với Trung Quốc ở lục địa Châu Á. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ chủ trương hạn chế hoạt động của bộ binh trong phạm vi miền Nam; chỉ dùng không quân, biệt kích Nguỵ, gián điệp đối với miền Bắc... vì Mỹ cho rằng nếu dùng bộ binh tấn công miền Bắc, thì chắc chắn các nước Xã hội chủ nghĩa sẽ đưa quân vào giúp Việt Nam. Như vậy, sẽ xảy ra cuộc chiến tranh trên bộ với quân đội các nước Xã hội chủ nghĩa, điều mà Mỹ vẫn muốn tránh...

        Như vậy, rất có thể các nghị sĩ Mỹ đã lo ngại việc giới quân sự có ý đồ đưa bộ binh tiến ra. miền Bắc Việt Nam. Nhưng trong thực tế ở chiến trường miền Nam thời gian đó, dưới nhiều áp lực quân đội Mỹ đang thực hiện việc rút dần về nước, để thay thế bằng kế hoạch ''Việt Nam hóa chiến tranh" và "dùng người Việt đánh người Việt". Nếu vậy, mục đích của hành động quân sự dùng bộ binh đánh miền Bắc là gì? Đánh vào Thủ đô Hà Nội, đầu não chỉ huy cả nước? Đánh vào cảng Hải Phòng để phá hoại các kho hàng và ngăn chặn nguồn tiếp nhận viện trợ quân sự? Đánh ra Nam khu Bốn để triệt phá các chuyến hàng vận chuyển vũ khí, lương thực cho chiến trường miền Nam?... Những khả năng ấy đều rất khó xảy ra, vì từ sau khi cuộc hành quân vào vùng Mỏ Vẹt hòng mở rộng chiến tranh sang Campuchia bị thất bại, Richard Nixon đã vấp phải sự phản đối kích liệt của dư luận Mỹ. Chắc chắn, hắn chẳng dại gì liều lĩnh và mạo hiểm khi chưa được Quốc hội và dư luận Mỹ ủng hộ!

        Từ những lập luận như thế, tôi chợt nghĩ tới vấn đề mấy trăm tù binh Phi công Mỹ đã bị ta bắt sống và giam giữ tại miền Bắc? Đúng rồi, đó là vấn đề người Mỹ quan tâm hàng đầu lúc này! Qua nghiên cứu tài liệu trước đó, tôi được biết để đào tạo một Phi công chiến đấu quân đội Mỹ thường phải tốn ít nhất tới nửa triệu đô-la mỗi người, và để có được những Phi công giỏi, nhiều giờ bay chiến đấu còn tốn kém hơn rất nhiều... Đấy là chưa kể đến chuyện hầu hết các Phi công đều được tuyển chọn trong các gia đình Mỹ giàu có và thế lực. Chẳng thế mà họ còn được mệnh danh là các "Sĩ quan quý tộc". Với người Mỹ, chiến tranh có thể hao tổn nhiều triệu đô- la vũ khí, trang bị cũng không hề gì, nhưng chỉ cần một người lính bị chết hoặc bắt sống là ầm ĩ cả lên! Huống hồ, đó lại là số phận của mấy trăm "Sĩ quan quý tộc", có nhiều người là "cậu ấm", là "con ông cháu cha"?

        Đến đây, tôi liên hệ ngay tới việc Mỹ cho xây dựng trên đất của họ một trại giam giữ tù binh giống như ở Việt Nam. Hồi ấy, tôi đã biết ở Sơn Tây có một trại giam Phi công Mỹ và mô hình trên rất có thể là trại giam đó. Quân đội Mỹ đã từng tổ chức giải cứu thành công một số Phi công ngay sau khi họ bị bắn rơi ở chiến trường Việt Nam. Lần này, sự tham lam quá mức đã khiến cho Lầu Năm Góc có hành động quân sự phiêu lưu đến như vậy. và kế hoạch quân sự phiêu lưu này đã được đưa ra Quốc hội Mỹ bàn bạc, khiến cho nhiều trang văn bản bị kiểm duyệt, nhiều đoạn bị gạch bỏ? Nếu đúng như vậy, thì cần phải báo gấp thông tin này về "nhà" càng sớm càng tốt!

        Rất may ngay sau đó, tôi được thủ trưởng đoàn thông báo cho biết là ngày hôm sau sẽ có người về thẳng Hà Nội. Tôi liền viết một báo cáo chi tiết một số điều tôi đã thu lượm được, trong đó có đoạn: "Qua một số tư liệu trong biên bản Quốc hội Mỹ cho thấy địch có kế hoạch tập kích Trại giam Sơn Tây để giải thoát tù binh. Cần có phương án đề phònc!".

        Sau này, khi tôi về nước mới được biết tù binh Mỹ đã được chuyển khỏi trại giam Sơn Tây từ trước khi tôi báo tin về. Thì ra ở "nhà" cũng đã nhận được nguồn tin tình báo về kế hoạch giải cứu tù binh Mỹ tuyệt mật nói trên. Khoảng hai tuần sau đó cuộc tập kích diễn ra đúng như tôi dự đoán"...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM