Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:17:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công Mỹ ở Việt Nam  (Đọc 73354 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2015, 05:01:28 am »


*

        Ngoài chương trình đào tạo phi công chiến đấu, cùng thời gian trên Việt Nam cũng tuyển chọn một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, bảo duỡng, dẫn đường... gửi ra nước ngoài để tham gia các khóa huấn luyện khá cơ bản.

        Ngày 21 tháng 3 năm 1958, Bộ Quốc phòng có quyết định số 047/ND thành lập Bộ Tw lệnh Không quân. Ngày 24 tháng 1 năm 1959, có quyết định thành lập Cục Không quân. Chỉ sau đó vài tháng vào ngày 1 tháng 5, Trung đoàn Không quân vận tải đầu tiên mang số hiệu 919 của Việt Nam chính thức thành lập tại sân bay Gia Lâm. Trang bị chủ yếu của đoàn bay lúc đó gồm nhữhg vận tải cơ Li-2, IL-14, An-2. Hơn 4 năm sau, vào ngày 22 tháng 10 năm 1963, Cục Không quân sáp nhập với Bộ Tư lệnh Phòng không, thành Quân chủng Phòng không - Không quân. Lực lượng của không quân ngày đó mới chỉ có hai đơn vị là Trung đoàn Vận tải 919 và Đoàn bay Huấn luyện 910.

        Một sự kiện đáng nhớ và một dấu mốc quan trọng: Ngày 30 tháng 5 năm 1963, Trung đoàn không quân tiêm kích 921, mật danh là Đoàn Sao Đỏ, được thành lập tại cao nguyên Vân Quý
(Trung Quốc), trên cơ sở Đoàn học viên tiêm kích MiG-17, do Trung tá Đào Đình Luyện làm Trung đoàn trưởng, Thiếu tá Đỗ Long làm Chính ủy, Thiếu tá Trần Mạnh làm Trung đoàn phó, Thiếu tá Trần Văn Thọ làm Tham mưu trưởng.

        Tới ngày 3 tháng 2 năm 1964, Trung đoàn tiêm kích 921 chính thức làm Lễ ra mắt tại Mông Tự, tỉnh vân Nam, Trung Quốc. Ban đầu Trung đoàn có biên chế 70 phi công, được trang bị 32 máy bay tiêm kích MiG-17 và 4 máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-15 do Trung Quốc bàn giao. Mãi tháng 4 năm 1965, đơn vị mới được tiếp nhận loại máy bay mới MiG-21, do Liên xô viện trợ.

        Sau sự kiện "Vịnh Bắc Bộ", Bộ Quốc phòng Mỹ kiếm cớ để dùng Không quân và Hải quân đánh phá vào Nghệ An và Quảng Ninh và một số địa phương khác... Trung đoàn 921 nhận được lệnh di chuyển về nước để chuẩn bị chiến đấu. 10 giờ 35 phút ngày 6 tháng 8 năm 1964, nhữhg chiếc máy bay MiG-17 của Không quân nhân dân Việt Nam cất cánh từ sân bay Mông Tự (Trung Quốc) đã bay qua biên giới Trung - Việt và đáp xuống sân bay quân sự Đa Phúc (tức Nội Bài ngày nay) vừa được xây dựhg ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội. Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện trực tiếp cầm lái một chiếc MiG-17 có mặt trong tốp đầu tiên. Rồi lần lượt cả Trung đoàn tiêm kích đã hạ cánh an toàn xuống sân bay... Tuy đã trở về nước với toàn bộ số phi công và máy bay đã có, nhưng thời gian đầu lực lượng Không quân tiêm kích của Việt Nam được lệnh vẫn tập trung vào việc huấn luyện, giữ tuyệt đối bí mật và tránh tham chiến.
Ngay hôm sau, ngày 7 tháng 8 năm 1964, một chiếc máy bay do thám U2 của Mỹ đã bay ngang qua sân bay Đa Phúc và sau đó Đài BBC đã loan tin về việc nhữhg chiếc MiG đã xuất hiện ở Việt Nam. Nhưng lực lượng Không quân Mỹ cũng không quan tâm lắm vì họ cho rằng MiG-17 là loại tiêm kích đã hoàn toàn lạc hậu, chỉ có vận tốc dưới âm, không có radar cũng như tên lửa. Thậm chí, viên tướng J.Paul, chỉ huy tàu sân bay USS Constellation của Mỹ còn ngạo mạn tuyên bố: "Cuộc không chiến với phi công Bắc Việt sẽ chỉ là trò chơi. Cấc máy bay trinh sát hiện đại giúp người Mỹ nắm rõ lực lượng Không quần Bắc Việt, với một dúm máy bay cổ lỗ, trú trong những bức tường bằng đất đắp và không có mái ché".

        Các chuyên gia quân sự Mỹ đều cho rằng: với một lực lượng không quân nhỏ bé, lạc hậu, mới thành lập như Việt Nam hồi đó, dù có lạc quan đến mấy, thì việc giành chiến thắng trước một lực lượng không quân hùng hậu, hiện đại, nhiều kinh nghiệm của Mỹ gần như là một điều hoang tưởng. Các phi công Mỹ cũng tin rằng: đối thủ của họ sẽ là nhữhg phi công Liên xô, hoặc chí ít cũng là phi công Trung Quốc, chứ không thể nào là những phi công Việt Nam non nớt. Chính vì thế, họ có quyền tin rằng bầu trời Việt Nam sẽ hoàn toàn do các phi công Mỹ làm chủ!

        Nhưng sau này, thực tế đã chứng minh ngược lại: Theo một thống kê, tổng cộng trong chiến tranh, Không quân Nhân dân Việt Nam tuyên bố đã bắn hạ 320 máy bay các loại của Mỹ, trong khi tổn thất trong chiến đấu là 131 máy bay các loại (đạt tỉ lệ 1 đổi 2,5). Đây quả là một kì công, nhất là với trang bị máy bay cũ kĩ và số giờ bay thấp. Nói cách khác: Các phi công Mỹ đã chịu thua phi công Việt Nam một cágh "tâm phục khẩu phục"!

        Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quân ủy Trung ương đã dành sự quan tâm đặc biệt tới lực lượng Không quân non trẻ. Ngay sau khi lứa phi công tiêm kích đầu tiên của Trung đoàn 921 hoàn thành khóa huấn luyện ở Trung Quốc và về nước nhận nhiệm vụ, Bác đã đến sân bay thăm hỏi, động viên các phi công và căn dặn: Tổ tiên ta ngày xưa đã có chiến công trên sông, trên biển như: Bạch Đằng, Hàm Tử... trên bộ như: Chi Lăng, Vạn Kiếp, Đống Đa... Ngày nay, chúng ta phải mở mặt trận trên không thắng lợi. Trách nhiệm ấy trước hết là của các chú.

        Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng động viên và giao nhiệm vụ cho bộ đội Không quân: "Các đồng chí nên nhớ là từ thời Hồng Bàng tới giờ ta mới có không quân. Tổ tiên ta đã đánh kẻ thù trên mặt đất bằng nhiều trận quyết chiến lịch sử, nhưng giờ đây ta mới có lực lượng không chiến, vì vậy các đồng chí phải coi đây là nhiệm vụ lịch sử của dân tộc".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2015, 06:45:46 am »

 
        Sự thật về chiến dịch "Sâm Rền" của Không quân Mỹ
        và cuộc đốì dâu trực tiếp của Không quân Việt Nam


        Gần đây, Wikipedia đã tiết lộ một số thông tin thú vị, cung cấp thêm một góc nhìn khá trung thực và khách quan về cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Không quân Mỹ, qua chiến dịch mang tên "Sấm Rền" (Operation Rolling Thunder), kéo dài từ ngày 2 tháng 3 năm 1965 đến ngày 1 tháng 11 năm 1968. Đó là nhữhg âm mưu và đối thủ trực tiếp mà Đào Đình Luyện - người chỉ huy Lực lượng Không quân tiêm kích non trẻ của Việt Nam phải trực tiếp đối đầu.

        Các mục tiêu của chiến dịch ''Sấm Rền" do các chuyên gia quân sự Mỹ vạch ra là: cứu vãn tinh thần đang sa sút của chính quyền sài Gòn; ép Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngừng hỗ trợ cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở miền Nam; Phá hủy hệ thống giao thông, các cơ sở công nghiệp, các lực lượng phòng không của miền Bắc Việt Nam và ngăn chặn dòng quân và hàng hóa chảy từ miền Bắc chi viện cho miền Nam.

        Chiến dịch "Sấm Rền" được cho là trận chiến khó khăn nhất mà Không quân Mỹ đã thực hiện kể từ thời ném bom phát xít Đức trong Thế chiến lần thứ 2. Người Mỹ cho rằng: Việt Nam Dân chủ cộnghòa đã nhờ sự chi viện của các đồng minh Liên xô và Trung Quốc và tự sáng tạo các chiến thuật mới, nên đã tự vệ bằng một hỗn hợp hùng mạnh của các vũ khí không-đối-không và đất-đối- không tinh vi, nhiều tầng nhiều lớp đan xen, tạo nên một trong nhữhg khu vực phòng không hữu hiệu nhất mà các phi công quân sự Mỹ từhg đối mặt trong các cuộc chiến.

        Một số nghiên cứu của Mỹ đã xem chiến dịch này như là một công thức cho thất bại. Sau một trong những chiến dịch trên không dài nhất trong lịch sử của bất cứ quốc gia nào, nhiều chuyên gia quân sự Mỹ đã kết luận rằng chiến dịch "Sấm Rền" là một thất bại do nó không đạt được một mục tiêu nào trong các mục tiêu đa đặt ra.
Lúc đầu, Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ đã liệt kê một danh sách 94 mục tiêu cần phá hủy, một phần của chiến dịch không kích hiệp đồng dài 8 tuần để đánh phá mạng lưới giao thông tại miền Bắc Việt Nam: Cầu, ga xe lửa, bến cảng, doanh trại, và các kho hàng đều được lấy làm mục tiêu. Tuy nhiên, Johnson sợ rằng một chiến dịch như vậy có thể làm ngòi nổ cho một sự can thiệp trực tiếp với Trung Quốc hay Liên xô, điều mà đến lượt nó có thể biến thành một cuộc chiến tranh thế giới, với sự ủng hộ của McNamara, ông ta từ chối cho phép một chiến dịch ném bom không hạn chế như vậy.

        Thay vào đó, Mỹ thực hiện các cuộc không kích "ăn miếng trả miếng" để trả đũa cho một cuộc tấn công của Quân giải phóng miền Nam ngày 7 tháng 2 năm 1965 vào Pleiku (Chiến dịch Flaming Dart) và một vụ đánh bom tại nơi trú quân của Mỹ tại Quy Nhơn ngày 10 (Chiến dịch Flaming Dart II). Các chiến dịch nhỏ được thực hiện chống lại khu vực phía Bắc giới tuyến, nơi đóng quân của một lực lượng lớn Quân đội Nhân dân Việt Nam và tập trung nhiều kho hàng quân dụng.

        Chịu thua áp lực của Hội đồng tham mưu liên quân và đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Johnson chính thức cho phép một chương trình ném bom kéo dài với mật danh Rolling Thunder C'Sấm Rền"), chương trình không bị ràng buộc với các hành động công khai của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. "Sấm Rền" được lập kế hoạch là một chiến dịch không kích dài 8 tuần, tuân theo các hạn chế mà Tổng thống Johnson và Bộ trưởng Quốc phòng Robert s. McNamara đã đặt ra. Nếu phong trào nổi dậy ở miền Nam vẫn tiếp diễn, thì các cuộc không kích chống miền Bắc sẽ được kéo dài với các mục tiêu phía bắc vĩ tuyến 19.
Phi vụ đầu tiên của chiến dịch "Sấm Rền" được thực hiện vào ngày 2 tháng 3 với mục tiêu là một khu vực kho vũ khí gần "Xom Bang", cùng ngày, 19 máy bay A-l Skyraider của Không lực Việt Nam Cộng hòa đánh phá căn cứ hải quần Quảng Khê. Người Mỹ đã bị sốc khi 6 máy bay của họ bị bắn hạ, 5 trong số các phi công bị bắn rơi đã được cứu thoát. Nhưng đó chỉ là khởi đầu cho nhữhg tệ hại sắp tới. Để tiếp tục với khái niệm "từng bước", mà trong đó việc đe dọa tàn phá sẽ là một tín hiệu mạnh về quyết tâm của Mỹ, mạnh hơn chính sự tàn phá đó, việc nên làm là ném bom các mục tiêu không quan trọng để giữ các mục tiêu quan trọng trong tầm "đe dọa".

        Từ đầu chiến dịch "Sấm Rền", Washington chỉ thị rõ những mục tiêu nào sẽ bị đánh, ngày giờ của cuộc tấn công, số lượng và chủng loại máy bay, khối lượng và chủng loại bom đạn sử dụng, và đôi khi thậm chí cả hướng tấn công. Các cuộc không kích bị cấm trong phạm vi 60 km quanh Hà Nội và trong phạm vi 19 km cảng Hải Phòng... Theo sử gia không quân Mỹ Earl Tilford: Việc đặt các mục tiêu rất khác với thực tế ở chỗ chuỗi các cuộc tấn công không hiệp đồng với nhau và các mục tiêu được duyệt một cách ngẫu nhiên - thậm chí phi lôgic. Các sân bay của miền Bắc, cái mà đáng ra phải được đánh đầu tiên theo bất cứ một chiến lược hợp lí nào, lại cũng nằm ngoài phạm vi cho phép.
Tuy một vài trong các hạn chế này sau đó đã được nới lỏng hoặc hủy bỏ, Tổng thống Mỹ Johnson (với sự ủng hộ của McNamara) kiểm soát chặt chẽ chiến dịch, điều này liên tục gây tức giận đối với các chỉ huy quân sự Mỹ, các thành viên cánh hữu trong Hạ viện Mỹ, và thậm chí cả một số người trong chính phủ. Một trong các mục đích chính yếu của chiến dịch, ít nhất là đối với giới quân sự, đáng ra phải là phong tỏa cảng Hải Phòng và các cảng biển khác bằng việc thả thủy lôi từ trên không, từ đó làm giảm hoặc ngừhg dòng hàng viện trợ đường biển vào miền Bắc. Tuy nhiên, Tổng thống Johnson từ chối thực hiện một hành động khiêu khích như vậy, và đến năm 1972, việc phong tỏa này mới được thực hiện.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười, 2015, 06:53:06 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2015, 07:17:02 am »

        Đa số các cuộc không kích trong chiến dịch "Sấm Rền" đã xuất phát từ 4 căn cứ không quân tại Thái Lan: Korat, Takhli, Udon Thani, và Ubon. Sau khi tấn công các mục tiêu (thường bằng cách bổ nhào cắt bom), các máy bay sẽ hoặc bay thẳng về Thái Lan hoặc thoát ra ngoài vùng biển tương đối an toàn tại vịnh Bắc Bộ. Người ta đã nhanh chóng quyết định rằng, để hạn chế xung đột vùng trời giữa các lực lượng không kích của Không quân và Hải quân, miền Bắc Việt Nam được chia thành 6 vùng mục tiêu "Route Package", mỗi vùng được giao cho một trong hai lực lượng Không quân hoặc Hải quân, và lực lượng này không được xâm phạm vào vùng của lực lượng kia.

        Các cuộc không kích của Hải quân Mỹ xuất phát từ các tàu sân bay của Lực lượng đặc nhiệm 77 tuần tiễu ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Các máy bay của hải quân, với tầm bay ngắn hơn và sức mang bom nhẹ hơn máy bay của Không quân, chủ yếu đánh phá các mục tiêu ven bờ biển.

        Ngày 3 tháng 4, Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ thuyết phục được Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Tổng thống Johnson cho tổ chức một cuộc tấn công dài 4 tuần để phá các đường giao thông ở Miền Bắc Việt Nam, nhằm cô lập Hà Nội với các nguồn hậu cần đường bộ từ Trung Quốc và Liên xô. Các chuyên gia quân sự Mỹ ước tính: Khoảng 1/3 lượng hàng nhập khẩu của miền Bắc đi qua tuyến đường sắt từ Trung Quốc, trong khi 2/3 còn lại đến từ đường biển qua Hải Phòng và các cảng khác. Lần đầu tiên trong chiến dịch, các mục tiêu được chọn vì lí do quân sự thay vì tầm quan trọng tâm lý của chúng. Trong 4 tuần đó, 26 cây cầu, 7 chiếc phà bị phá hủy. Các mục tiêu khác bao gồm các hệ thống radar, doanh trại, và kho đạn.

        Tuy nhiên, vùng cán xoong miền Trung vẫn là trọng tâm chính yếu của chiến dịch, tổng số lượt đánh phá tại đây tăng từ 3.600 trong tháng 4 lên 4.000 trong tháng 5. Chuyển dần từ việc phá hủy các mục tiêu cố định, chính phủ Mỹ đã cho phép thực hiện các phi vụ "trinh sát có vũ khí" mà trong đó các đội hình máy bay nhỏ tuần tiễu các đường quốc lộ, đường sắt, sông ngòi... để tìm kiếm cơ hội và mục tiêu. Đến cuối năm 1965, các phi vụ này đã tăng từ 2 lên 200 lượt mỗi tuần. Cuối cùng, các phi vụ trinh sát có vũ khí đã chiếm tới 75% tổng nỗ lực ném bom, một phần vì quy trình của việc yêu cầu, chọn, và duyệt đối với các mục tiêu cố định quá phức tạp và nặng nề.

        Màu sắc cuộc chiến tranh Việt Nam của Mỹ đã thay đổi vào ngày 8 tháng 3 năm 1965, khi 3.500 lính Thủy quân lục chiến Mỹ đố bộ vào bờ biển Đà Nắng, với mục tiêu bề ngoài là để bảo vệ các sân bay ở phía Nam dùng cho việc thực thi chiến dịch "Sấm Rền". Nhiệm vụ của lực lượng trên bộ đã được mở rộng thành các hoạt động chiến trận, và từ đó trở đi chiến dịch trên không trở thành hoạt động thứ yếu, nó bị che khuất dần bởi các cuộc triển khai quân và leo thang trong các chiến dịch trên bộ tại Nam Việt Nam. Cho đến tuần thứ 3 của tháng 4, "Sấm Rền" vẫn được vị thế ngang hàng với các phi vụ không kích tại miền Nam. Sau đó, các cuộc không kích ảnh hưởng đến yêu cầu của chiến trường miền Nam đã bị cắt giảm hoặc hủy bỏ.

        Tính đến 24 tháng 12 năm 1965, Mỹ đã mất 170 máy bay trong chiến dịch (85 máy bay của Không quân, 94 của Hải quân, và 1 của Thủy quân lục chiến). Không lực của quân đội sài Gòn cũng mất 8 máy bay. Các phi đội của Không quân Mỹ đã bay 25.971 lượt, thả 32.063 tấn bom. Hải quân bay 28.168 lượt và thả 11.144 tấn bom...

        Các chuyên gia quân sự Mỹ nhận định: Các máy bay tiêm kích của Không quân Nhân dân Việt Nam, lực lượng mà ban đầu chỉ có 53 máy bay MiG-15 và MiG-17 Fresco. Tuy bị người Mỹ coi là quá cổ lỗ khi so sánh với các máy bay phản lực siêu thanh của họ, nhưhg các phi công miền Bắc đã sử dụng các chiến thuật hợp lý để biến các điểm yếu của máy bay họ thành các thế mạnh. Các máy bay này có tốc độ đủ cao cho các hoạt động phục kích "đánh và chạy", và cũng cơ động đủ để gây sốc cho cộng đồng phi công chiến đấu Mỹ khi bắn hạ các máy bay F-8 Crusader và F-105 Thần sấm cao cấp hơn nhiều. Phi công Mỹ sau đó đã phải nhanh chóng phát triển chiến thuật mới. Máy bay F-4 Con ma trang bị tên lửa trở thành cơ sở chiến đấu chính của Mỹ.

        Chỉ riêng sự xuất hiện của máy bay MiG thường cũng đủ hoàn thành nhiệm vụ của họ bằng cách buộc các phi công Mỹ phải vứt bom xuống biển cho nhẹ để còn tự bảo vệ. Năm 1966, loại MiG-21 Fishbed hiện đại hơn do Liên xô chế tạo, loại có thể chiến đấu ngang sức hơn đối với máy bay Mỹ, đã tham gia cùng MiG-17 và MiG-19. Đến năm 1967, Không quân Nhân dân Việt Nam đã có một lực lượng gồm hàng trăm máy bay, nhiều chiếc trong số đó đặt tại các sân bay dã chiến bí mật, rất khó khăn cho các cuộc không kích của Mỹ.

        Tuy hỏa lực phòng không tiếp tục gây ra đa số thiệt hại về máy bay của Mỹ, các máy bay F-105 của Không quân và A-4 của Ị Hải quân Mỹ ngày càng chạm trán nhiều hơn với SAM và MiG. Các phi công chiến đấu của Việt Nam cũng đã trở thành một vấn đề vì Mỹ không có thông tin radar tại vùng đồng bằng sông Hồng, điều này cho phép các máy bay MiG gây bất ngờ đối với lực lượng đánh phá. Máy bay trang bị hệ thống cảnh báo sớm gặp khó khăn khi phát hiện các máy bay tiêm kích ở độ cao thấp và khó có thể nhìn thấy các máy bay này bằng mắt.

        Giai đoạn cuối của chiến dịch "Sấm Rền", hầu như tất cả các mục tiêu trong danh sách của Hội đồng Tham mưu liên quân đã được duyệt để tấn công, trong đó có cả các sân bay trước đó đã được coi là ngoài giới hạn. Chỉ có khu trung tâm Hà Nội, Hải Phòng và vùng biên giới với Trung Quốc là vẫn bị cấm đánh phá.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2015, 04:21:06 am »

        Nỗ lực chủ yếu được thực hiện để cô lập các khu đô thị bằng cách đánh sập cầu và tấn công các hệ thống thông tin liên lạc. Các mục tiêu bị đánh phá còn có nhà máy gang thép Thái Nguyên, các nhà máy điện, các xưởng sửa chữa tàu biển và xe lửa, các kho tàng. Một lực lượng lớn máy bay MiG tham gia chiến đấu khi thủ đô Hà Nội bị đe dọa, tỉ lệ diệt theo Mỹ là 1 máy bay Mỹ cho 2 MiG. Tuy nhiên theo Hà Nội, tỉ lệ này là 1 đổi 1,8 nghiêng về phía họ. Trong năm 1968, MiG là nguyên nhân của 22% trong tổng số 184 máy bay Mĩ rơi trên miền Bắc (75 Không quân, 59 Hải quân, và 5 Thủy quân lục chiến. Do kết quả này, các cuộc đánh phá các sân bay cuối cùng của Việt Nam, mà trước đây nằm ngoài phạm vi đã được cho phép.

        Trong các tình huống hành quân hay chiến đấu, 526 máy bay của Không lực Mỹ, 397 của Hải quân, và 19 của Thủy quân lục chiến đã bị rơi trên miền Bắc Việt Nam hay gần đó, chưa kể số trúng đạn hư hỏng nhutig rơi ngoài biển hay lết về được căn cứ. Trong chiến dịch, trong số 745 phi công bị bắn rơi, Không lực Mỹ ghi nhận 145 người được cứu thoát, 255 bị chết, 222 bị bắt (23 người trong số đó đã chết trong khi bị giam giữ do bị thương nặng hoặc vì bom của Mỹ), và 123 mất tích. Con số thương vong của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ khó tìm hơn. Trong 44 tháng, 454 phi công thuộc lực lượng Hải quân Mỹ bị chết, bị bắt, hoặc mất tích trong các chiến dịch kết hợp trên vùng trời miền Bắc Việt Nam và Lào.

        Càng về cuối cuộc chiến, các phi công của MiG càng khiến cho-phía Mỹ kính nể. Thời gian không chiến ác liệt nhất, các phi công Mỹ thường lưu truyền về một phi công MiG-17 được họ gọi bằng biệt hiệu "Đại tá Toon" (hay Tomb) với số lần bắn hạ đối phương là 13 lần, nhưng về sau bị một "Át" của Hải quân Hoa Kỳ là Đại úy Randy "Duke" Cunningham bắn rơi. Một số người cho rằng đây là phi công Đinh Tôn, tuy nhiên Đinh Tôn lại lái chiếc MiG-21 và không được xếp vào nhóm "Át". Trên thực tế, trong
chiến tranh chống Mĩ, phía Việt Nam không đưa các phi công có cấp bậc Thiếu tá trở lên để tham gia không chiến. Sau này, "Đại tá Toon" được xác nhận là một nhân vật tưởng tượng của các phi công Mỹ và thường xuyên được họ đưa ra làm đề tài chuyện phiếm, như là một thiện ý kính nể của các phi công Mỹ dành cho các phi công Việt Nam. "Đại tá Toon" là một sự tổng hợp của các phi công giỏi của Việt Nam, giống như những phi công Mỹ ném bom đơn độc ban đêm trong Thế chiến thứ hai được gọi một cách lãng mạn là "Nghệ sỹ sôlô" vậy.

        Chiến dịch "Sấm Rền" đã khởi đầu là một chiến dịch mang tính chất chiến lược và tâm lý, nhưhg nó đã nhanh chóng chuyển thành hoạt động ngăn chặn - một nhiệm vụ chiến lược và sự thất bại chung cuộc. Năng lực biến các điểm yếu thành thế mạnh, sức chịu đựhg kiên cường của nhân dân cùng với sự hi sinh cá nhân cho tập thể, và quyết tâm thép của Chính phủ Hà Nội đã biến Việt Nam Dân chủ cộng hòa thành một địch thủ ghê gớm đối với Mỹ.

        Cho đến nay, lịch sử chiến tranh thế giới ghi nhận vẫn chỉ duy nhất lực lượng Phòng không và Không quân Việt Nam là dám đối đầu và đã chiến thắng Không quân Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2015, 07:07:15 am »

 
        Từ "Người anh cả" của phi công tiêm kích Việt Nam
        đến Tư lệnh kiêm Chính ủy Binh chủng Không quân


        Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện thấu hiểu trách nhiệm nặng nề và vinh dự của đơn vị 921 khi bứớc vào cuộc chiến đấu với không quân nhà nghề Mỹ, không quân Việt Nam chỉ có một số lượng ít ỏi máy bay MiG-17, vũ khí trang bị và kỹ thuật hạn chế, kinh nghiệm lại chưa có. Nhiệm vụ của Không quân ta lúc này là sẵn sàng chiến đấu "mở mặt trận trên không thắng lợi". Phải bằng mọi cách đánh thẳng trận đầu. Chủ trương của ta là: Lấy đánh nhỏ để tiêu diệt địch và rèn luyện bộ đội.

        Với quyết tâm cao, ngay trong trận đánh đầu tiên của Trung đoàn 921, do Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện trực tiếp chỉ huy, diễn ra vào ngày ngày 3 tháng 4 tháng 1965, Biên đội MiG-17 đầu tiên của "bộ tứ" với các phi công: Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ văn Quỳ và Trần Minh Phương đã bắn rơi 2 chiếc máy bay F8 của Không quân Hải quân Mỹ trên vùng trời Đò Lèn - Thanh Hóa, và ngày 3 tháng 4 đáng nhớ đó đã trở thành ngày truyền thống của bộ đội Không quân nhân dân Việt Nam!

        Ngay hôm sau, 4 tháng 4, mặc dù địch đông hơn ta gấp bội, nhưng với ý chí quyết thắng và tinh thần dũng cảm ngoan cường, 4 máy bay MiG-17 của ta lại xuất kích và đã bắn rơi thêm 2 máy bay F-105 (thần sấm) của không quân Mỹ. Điều này hết sức quan trọng, bởi yếu tố bất ngờ về việc MiG tham chiến ở Việt Nam không còn nữa. Nó chứhg minh chúng ta không chỉ nhờ "may mắn" bắn rơi kẻ địch, mà khẳng định khả năng chiến thắng thật sự của các phi công tiêm kích Việt Nam.

        Ngày 5 tháng 4, trên sân bay, toàn Trung đoàn 921 xúc động lẳng nghe từng lời động viên trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi bộ đội Không quân: "Các chú đã chiến đấu dũng cảm, đã tiêu diệt máy bay Mỹ. Các chú đã thực hiện khấu hiệu "đã đánh là thắng". Như thế là xứng đáng với truyền thõng anh hùng của quân và dân ta...".

        Vâng lời dạy của Bác Hồ, chỉ trong khoảng một năm (từ tháng 4-1965 đến tháng 6-1966), không quân ta đã xuất kích chiến đấu 24 trận, bắn rơi 26 máy bay các loại của Mỹ.

        Lịch sử Trung đoàn tiêm kích đầu tiên của Không quân ta hiện đang lưu giữ tên tuổi của 14 vị anh hùng đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, 33 liệt sỹ dũng cảm hy sinh để bảo vệ bầu trời Tổ quốc Đặc biệt hơn, nhữhg anh hùng này đều đạt được thành tích hiếm có như Anh hùng Nguyễn Văn Cốc bắn rơi 9 chiếc máy bay địch (người bẳn rơi nhiều máy bay địch nhất Việt Nam)... Cả trung đoàn tiêu diệt 137 máy bay chiến đấu hiện đại của kẻ thù...

        Trong hơn 10 năm (1966 - 1977) từ Trung đoàn trưởng, Đào Đình Luyện được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng, Phó Tư lệnh, rồi Tư lệnh kiêm Chính ủy Binh chủng Không quân thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân. Ông đã trực tiếp chỉ huy hàng trăm trận không chiến ác liệt giữa lực lượng Không quân non trẻ của Việt Nam với Không quân Mỹ - đối thủ dày dạn kinh nghiệm tác chiến, có số lượng đông, được huấn luyện bài bản, có trang bị kỹ thuật hiện đại bậc nhất thế giới hồi bấy giờ.

        Những năm 1967-1968, Không quân Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc một cách toàn diện, quy mô lớn, liên tục và ác liệt hơn. Cuộc chiến đấu của bộ đội Không quân Việt Nam ngày càng khẩn trương, quyết liệt, vừa phải tập trung lực lượng không chiến bảo vệ bầu trời; vừa phải nỗ lực nhanh chóng nâng cao chất lượng bộ đội để đáp ứng yêu cầu phái triển về tổ chức và trang bị mới, để giành thắng lợi lớn hơn.

        Thời kỳ sau này, khi Không quân Việt Nam đã được trang bị máy bay tiêm kích MiG-21 hiện đại hơn, lực lượng được bổ sung dồi dào hơn; ta đã mở rộng phạm vi hoại động, đánh địch từ xa, trên nhiều hướng, càng ngày càng phát huy được tính năng và sở trường của từng loại máy bay. MiG-21 đánh xa (ngoài phạm vi của hoả lực phòng không) với các phương pháp dẫn đường thích hợp dùng tốp nhỏ, chiếc lẻ tiến công vào đội hình lớn của địch. Từ đó phát triển thành chiến thuật "đánh nhanh thọc sâu". MiG-17 được chỉ đạo đánh gần, độ cao thấp, kết hợp cơ động mặt bằng với động cơ thẳng đứng, cơ động mặt bằng nhanh phải thay đổi tâm lượn, tạo được yếu tố bất ngờ, đánh nhanh, rút nhanh, không ham quần lâu với địch. Trong mọi trường hợp phải giữ tốt đội hình cảnh giới, đánh có công kích, có yểm hộ, rút khỏi chiến đấu đúng lúc, đúng thời cơ, chú trọng cơ động độ cao thấp, lợi dụng hoả lực cao xạ yểm trợ để về căn cứ an toàn.

        Là người trực tiếp chỉ huy các trận không chiến, Đào Đình Luyện đã nhiều lần ngồi lên buồng lái cất cánh bay thực tế, rồi cùng các phi công trăn trở tìm tòi và nghiên cứu rất kỹ những điểm hạn chế về kỹ thuật, vũ khí, trang bị của máy bay ta; những ưu thế kỹ thuật, vũ khí và chiến thuật của các loại máy bay Mỹ.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2015, 12:46:50 am »

        Nhiều phi công Việt Nam sau này cũng cho biết: Trên thực tế chiến trường, các phi công của ta đã không thể sử dụng các chiến thuật được huấn luyện tại Trung Quốc để chống lại Không quân Mỹ. Chương trình huấn luyện của Trung Quốc dựa vào kinh nghiệm từ Chiến tranh Triều Tiên. Những tổn thất trong giai đoạn đầu là do phi công học theo cách đánh của Trung Quốc; nhưng rồi khi các phi công Việt Nam bắt đầu sáng tạo ra cách đánh mới và sử dụng chiến thuật của chính mình, thì tình hình đã đổi khác...

        Đào Đình Luyện đã đề xuất với cấp trên những cách đánh độc đáo mà chỉ ở Việt Nam mới có: "Cất cánh bằng đường lăn" "không chiến du kích", cách đánh hiệp đồng hai loại MiG-17 và MiG-21 đã hỗ trợ chi viện cho nhau cả về chiến thuật và hoả lực; phương án hiệp đồng với lực lượng tên lửa tầm cao và lưới lửa phòng không tầm thấp...

        Ví dụ, trận đánh hiệp đồng ngày 23 tháng 8 năm 1967 tại Tuyên Quang, Thanh sơn (Vĩnh Phú). Ta đã dùng một biên đội 2 máy bay MiG-21 và biên đội 4 máy bay MiG-17, hiệp đồng chiến đấu bắn rơi 4 máy bay Mỹ (2 máy bay F-4 và 2 máy bay F-105).

        Hoặc ví dụ trong trận đánh máy bay cường kích Mỹ ngày 18 tháng 11 năm 1967 tại Thanh sơn - Hạ Hoà (Phú Thọ): Ta đã dùng biên đội 2 máy bay MiG-21, trang bị tên lửa K-13 bắn rơi tại chỗ 2 máy bay F-105 của địch. Trong trận đánh máy bay gây nhiễu điện tử EB-66, ngày 19 tháng 11 năm 1967 tại Lang Chánh - Hồi Xuân (Thanh Hoá): Ta đã dùng biên đội 2 chiếc MiG-21 trang bị tên lửa K-13 (mỗi máy bay 2 quả) đã bắn rơi tại chỗ chiếc EB-66 của Mỹ/ tạo điều kiện cho bộ đội tên lửa và pháo cao xạ thắng lớn, bắn rơi 8 máy bay vừa cường kích và tiêm kích của địch, bẻ gãy một đợt tấn công quy mô lớn của chúng vào Hà Nội.

        Tuy nhiên, nhữhg trận không chiến ngày một diễn ra ác liệt. Yếu tố bí mật, bất ngờ của MIG trong nhữhg ngày đầu không còn nữa. Trước một đối phương chiếm ưu thế tuyệt đối cả về số lượng lẫn chất lượng, với hàng ngàn máy bay và hàng trăm phi công có trên 1.000 giờ bay trên nhiều loại máy bay khác nhau, với kinh nghiệm nhà nghề và luôn được trang bị nhữhg loại máy bay hiện đại nhất thế giới, Không quân Mỹ luôn chiếm ưu thế với Không quân ta về số lượng máy bay và trang bị vũ khí. Họ cũng liên tục thay đổi chiến thuật, khiến cho cuộc chiến ngày càng ác liệt. Nhất là khi Không quân Mỹ tập trung bom đạn đánh phá các sân bay của ta, thì sự tổn thất máy bay, mất mát và hi sinh của lực lượng các phỉ công tiêm kích non trẻ của Việt Nam là không thể tránh khỏi.

        Phía Mỹ công bố trong thời gian từ 1965 đến 1973, họ đã có 194 phi công, trong đó có 143 là phi công F-4, đã bắn hạ được MiG. Một tài liệu khác của Hải quân Mỹ cũng cho biết: Trong thời gian từ ngày 7 tháng 6 năm 1965 đến 12 tháng 1 năm 1973, các phi công Hải quân Mỹ đã hạ 60 chiếc MiG. Đặc biệt với chiến dịch Bolo năm 1967 và chiến dịch Top Gun năm 1972 của người Mỹ đã làm không quân Việt Nam thiệt hại hàng chục máy bay. Đây là tỷ lệ mất mát rất lớn khi mà số lượng vào lúc cao điểm Không quân Việt Nam thường chỉ có không có quá 100 máy bay MiG các loại với chưa đến 100 phi công... Đã có những ngày cả đơn vị của ta chỉ còn một máy bay, nhưng phi công MiG vẫn luôn sẵn sàng cất cánh để bảo vệ bầu trời thiêng liêng của Tổ quốc...

        Có thể nói, trong thời gian ác liệt nhất của Chiến dịch Sấm Rền, sự lạc hậu của trang bị vũ khí và do thiếu kinh nghiệm không chiến cũng làm phía Việt Nam mất nhiều phi công trẻ và máy bay. Đã có lúc tưởng chừhg như nhữhg chiếc MiG bị tê liệt. Tuy nhiên, các phi công tiêm kích Việt Nam đã biết chấp nhận thử thách, thể hiện sự dũng cảm và sáng tạo của họ trong cả hai phương diện chiến thuật và kỹ thuật, làm kinh ngạc đối phương.

        Sau này, người ta đã tổng kết lại: Trong suốt các cuộc không chiến giữa không quân Việt Nam với quân đội Mỹ, phía Việt Nam có tới 16 phi công đạt đẳng cấp "Át" (tức đã bắn hạ được từ 5 máy bay đối phương trở lên), gồm 14 phi công MiG-21 và 2 phi công lái MiG-17. Trong đó người cao nhất là phi công MiG-21 Nguyễn Văn Cốc đã bắn hạ 9 máy bay Mỹ. Một phi công huyền thoại khác là Nguyễn Văn Bảy (Bảy A) đã bắn hạ 7 máy bay Mỹ (cao nhất trong các phi công lái MiG-17). Trong khi đó, chỉ có 3 nhóm phi công Mỹ đạt đẳng cấp "Át" (đều là phi công lái F-4) và người cao nhất là Hoa tiêu, Đại úy Không quân Chuck E. DeBellevue đã bắn hạ được 6 máy bay. Hai tổ lái còn lại là tổ lái của Steve Ritchie (phi công) và Feinstein Jeffrey s. (hoa tiêu) của Không quân và tổ lái Cunningham Randolph (phi công) và Driscoll William (hoa tiêu) của Hải quân, mỗi tổ lái hạ 5 chiếc... (Một số liệu thống kê khác của website clbmohinh.com lại khẳng định: Trong chiến tranh Việt Nam, phía Mỹ chỉ có hai Phi công trở thành "Át", là Randy "Duke" Cunningham (thuộc lực lượng Hải quân) và Steve Ritchie thuộc lực lượng Không quân).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2015, 05:42:33 am »

 
        Người chỉ huy những nhiệm vụ lịch sử đặc biệt của
        Không quằn nhân dân Việt Nam


        Là người trực tiếp chỉ huy bộ đội Không quân từ cấp Trung đoàn đến Tư lệnh Binh chủng, Đào Đình Luyện đã có mặt tham gia nhiều sự kiện nổi tiếng: Tháng 9 năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ông đã thay mặt lãnh đạo Binh chủng Không quân giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 921 tổ chức một đội bay đặc biệt bay trong Lễ tang.

        Nhiều năm sau này, cựu phi công Nguyễn Hồng Mỹ đã xúc động kể lại với phóng viên Tiền Phong:

        Sáng ngày 3 tháng 9 năn71969, toàn bộ phi cồng của 3 phi đội thuộc Trung đoàn 921 tập trung trực tiếp nghe Thiếu tướng Đào Đình Luyện khi đó là Phó Tư lệnh Quân chủng phòng không không quân và Đại tá Nguyễn Xuân Mậu - Chính uỷ quân chủng phổ biến nhiệm vụ. Khi đó, tôi mới biết là Bác Hồ đã mất và nhiệm vụ của chúng tôi là bay trong lễ tang của Người. Cuối buổi nhận lệnh, Thiếu tướng Luyện nói nhiệm vụ rất quan trọng, khó khăn, anh em có sẵn sàng nhận lệnh và hoàn thành tốt hay không? Tất cả đều đồng thanh: sẵn sàng!

        Trong sốgần 50 phi công lái MiG 21 khi đó, đơn vị chỉ chọn 12 phi công ưu tú nhất, những người đã có nhiều giờ bay, tham gia chiến đấu nhiều trận với không quân Mỹ.

        Theo kế họach, chúng tôi chia làm 3 biên đội. Biên đội 1 do Phi công Nguyễn Hồng Nhị - chỉ huy, các phi công khác là: Lê Toàn Thắng - số 2, Phạm Đình Tuân - số 3, Nguyễn Đức Soát - sổ 4. Tôi bay ở vị trí số 4 của biên đội 2, những đồng chí còn lại gồm: Nguyễn văn Lý - chỉ huy, Phạm Phú Thái - số 2, Lê Thanh Đạo - số 3. Biên đội 3 gồm: Mai Văn cương - chỉ huy, Phan Thành Nam - số 2, Nguyễn văn Khánh - số 3, Nguyễn Văn Long - số 4. Đơn vị còn cử thêm 2 đồng chí là Bùi Đức Nhu và Đặng Ngọc Ngự làm phi công dự bị cho 3 biên đội để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chúng tôi đều là những phi công đã có nhiều kinh nghiệm, nhưng chưa ai trong số đó bay theo đội hình diễu binh cả. Khi tôi học ở Liên xô cũng như khi về nước chiến đấu thì cũng chỉ bay với 2 hoặc 3 đồng chí thôi. Sau nhiều lần bàn thảo, cuối cùng chúng tôi thống nhất phương án là tất cả 12 máy bay đều mở máy đồng loạt, Sở chỉ huy hạ lệnh cất cánh thì 2 chiếc một lăn ra đường băng cất cánh, cự ly lúc chạy đà trên đường băng ngang cách nhau khoảng 20 - 30 mét.

        Sau khi 12 chiếc cất cánh xong, tập hợp đội hình ở độ cao khoảng 1.000 mét, lúc này mới chia thành 3 tốp, mỗi tốp 4 chiếc theo hàng dọc. Biên đội sẽ bay theo hình bàn tay xòe, cách nhau khoảng 600 mét và cự ly giãn cách giũcầ các máy bay với nhau khoảng 20 đến 30 mét

        Khi bay vào Quảng trường Ba Đình phải bảo đảm ở độ cao khoảng 300m và hơi chếch về bên trái lễ đài dọc theo đường Hùng vương, như vậy mới bảo đảm sự thiêng liêng của buổi lễ và để toàn thể nhân dân dự buổi Quốc tang có thể nhìn rõ.

        Bên cạnh đó, yêu cầu về thời gian là vô cùng nghiêm ngặt, bởi đã có sự phối hợp hiệp đồng với mặt đất, sau khi Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc xong câu cuối của bài điếu văn, đội hình bay sẽ phải xuất hiện trên bầu trời Ba Đình, và nếu không tính toán cẩn thận thì có thể sẽ làm hỏng buổi Quốc tang.

        Sáng 9 tháng 9, chúng tôi dậy sớm hơn thường lệ, tập trung đông đủ ở sở chỉ huy của Trung đoàn nhận nhiệm vụ. Khi đó, trực tiếp Phó Tư lệnh Quân chủng Đào Đình Luyện cùng Chính ủy Quân chủng Nguyễn Xuân Mậu giao nhiệm vụ. Tại sở chỉ huy Trung đoàn, trực tiếp là Trung tá Trần Hanh - Trung đoàn phó Trung đoàn 921 chỉ huy.

        Đúng 9 giờ, toàn bộ biên đội cất cánh, bay một vòng và tập trung đội hình ở khu vực Phủ Lỗ, sau đó thẳng hướng Quảng trường Ba Đình. Hôm đó thời tiết khá thuận lợi nên khi vào đến địa phận nội đô, tôi nhìn rõ Hồ Tây, Quảng Trường... Khi máy bay bay qua Quảng trường lần đầu tiền tôi cảm thấy chân mình tê tê, tay run run... Tôi cố trấn tĩnh lại và tập trung trí óc thực hiện tốt các thao tác đã đề ra.

        Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, chúng tôi nhận được điện thoại từ sở chỉ huy Trung đoàn là đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ. Khi đó, cảm giác thật khó tả! Niềm xúc động dâng trào vì mình vừa hoàn thành một công việc cực kỳ quan trọng bằng cả tình cảm, trái tim và lý trí.

        Từ cuối năm 1969, không quân ta đã cơ động một lực lượng MiG-17 và MiG-21 vào Thọ Xuân (Thanh Hoá) để hoạt động chiến đấu trên chiến trường Nam khu 4 và trực tiếp bảo vệ các cửa khẩu trên tuyến hành lang chiến lược, trong đó có nhiệm vụ quan trọng và mới mẻ là: Tổ chức theo dõi, nghiên cứu sự hoạt động của B-52 và chuẩn bị đánh B-52.

        Tác giả Ngọc Phúc (QĐND) cho biết: Để hoàn chỉnh phương án đánh B-52, năm 1971, Quân chủng Phòng không- Không quân tập trung lực lượng lớn gồm những cán bộ giỏi nhất về dẫn đường bay, tác chiến, quân báo, khí tượng, ra-đa, thông tin đến những cán bộ chỉ huy. Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Không quân tiền phương được thành lập. sở chỉ huy tại thôn Đông Dương, ra- đa B35 dẫn đường cách sở chỉ huy khoảng 2 km tại thôn Pháp Kệ cùng với ra-đa đo cao PD11 và phía đông bắc cách sở chỉ huy 7 km ở thôn Văn Tiền đặt ra-đa C47. Như vậy là ngoài hai ra-đa phục vụ nghiên cứu đánh B-52 còn có hai ra-đa phục vụ cho sở chỉ huy đặt ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An và ở giới tuyến 17 Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị của Đại đội 31. công tác nghiên cứu đánh B-52 được tiến hành khẩn trương, từng bước từng bước một. Công việc đầu tiên của Sở chỉ huy là làm thế nào để ra-đa ta bắt được B-52 bẳng cách thường xuyên mở máy theo dõi. Hằng đêm mở máy vào các giờ cố định: 19 giờ, 21 giờ, 24 giờ và 5 giờ sáng. Khi nào có tin B-52 vào đánh các mục tiêu đều phải mở máy theo dõi. Nhưng một tháng đầu không bắt được gì cả. Nhiễu nhòe nhoẹt trước màn hình ra-đa. Sở chi huy thường xuyên tập trung nghiên cứu tìm ra lí do. Đến tháng thứ hai, ra-đa bắt được những vệt nhiễu B-52 nhưng chưa hình thành được đường bay B- 52. Tháng thứ ba, tình hình không có gì khả quan hơn. Cho đến gần cuối tháng thứ ba, ngày 4-10 ra -đa mới bắt được tương đối B- 52. Sở chỉ huy quyết định đưa phi công Đinh Tôn cất cánh từ sân bay Đồng Hới lên đánh. Phát hiện thấy MiG xúất kích, B-52 bay ra. Sau một tháng nghiên cứu tiếp, cho đến 20 tháng 11, Sở chỉ huy quyết định đánh theo phương án mới. Không xuất kích từ sân bay Đồng Hới mà dùng sân bay Anh sơn làm địa điểm cho Mic-21 xuất kích đánh B-52...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2015, 04:47:30 am »

       Và ngày 20 tháng 11 năm 1971, từ đài chi huy trung tâm Tư lệnh Đào Đình Luyện hội ý với Phó tư lệnh Trần Mạnh rồi hạ lệnh cho phi công Vũ Đình Rạng xuất kích, bay dọc núi Trường Sơn theo hướng Đông-Nam cũng là lúc ba chiếc B-52 vựợt sông Cửu Long, đang bay thẳng đến mục tiêu gây tội ác trên đường Trường sơn. cánh sóng ra-đa do Lê Thiết Hùng chỉ huy bám sát mục tiêu - cả B-52 và chiếc MiG-21 đã hiện lên trên màn hình, cả sở chỉ huy tiền phương gần như nín thở, hồi hộp chờ đợi. Tình huõng trên bản đồ chỉ huy đã rõ, sĩ quan Nguyễn văn Chuyên trên tay cầm thước hình tam giác có vòng phương vị và vạch sẵn cự H, anh đo khoảng cách từ B-52 đến MiG-21 và theo dõi chặt chẽ diễn biến trên bàn chỉ huy rồi báo cáo đề nghị thủ trưởng cho tiếp cận địch. Nguyễn Văn Chuyên lệnh cho vũ Đình Rạng vút thùng dầu phụ. Lê Thiết Hùng trực tiếp dẫn trên hiện sóng, cho Vũ Đình Rạng vòng trái rồi liên tục thông báo tình hình địch. Đường bay của Vũ Đình Rạng áp dần đường bay tốp B-52. Tư lệnh Đào Đình Luyện trao đổi nhanh với Phó tư lệnh Trần Mạnh rồi nhắc nhở ra-đa quan sát máy bay địch bám đuôi khi vũ Đình Rạng công kích. Chiếc én bạc của vũ Đình Rạng còn cách tốp B-52 20 km, ông ra lệnh cho sân bay Anh sơn và Thọ Xuân chuẩn bị cho Rạng hạ cánh sau khi công kích trở về. Vũ Đình Rạng tiếp tục bám sát mục tiêu. Khi khoảng cách giữa Mic-21 với tốp B-52 chỉ còn khoảng 15km, Lê Thiết Hùng lệnh cho Vũ Đình Rạng mở máy ra-đa. Bật công tắc, Rạng reo lên: "Đã thấy B-52 ở cựu 11 km, xin cho công kích!". Trung tá Trần Hanh hạ lệnh: "Cho phép công kích!". Vũ Đình Rạng tăng tốc độ tiếp cận tốp B-52 nhanh nhất, một chiếc B- 52 đã được đưa vào vòng ngắm, vùng phóng đã xuất hiện, vũ Đình Rạng nhẩm đếm một, hai, ba... Cho đến khi chỉ còn cách chiếc B-52 dưới 2,5 km, đường ngắm ổn định/ VŨ Đình Rạng bấm nút phóng, một quả tên lửa lao vút về phía B-52, chớp lửa sáng rực bùng lên từ chiếc "pháo đài bay". Sau đó, ông làm động tác thoát li về sân bay Anh sơn và hạ cánh an toàn.

        Do chiếc B-52 rất lớn nên sức công phá của 1 quả tên lửa chưa đủ làm nó rơi ngay, và phi công Rạng cũng cho rằng mình chưa hạ được B-52. Nhưng theo lời kể sau này của Thiếu tá phi công F. Wantterhahn thì chiếc B-52 bị thủng thùng dầu bên trái, cháy nhứhg dập được, một động cơ bị hỏng nặng, nó phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Nakhom-Phanom ở Đông Bắc Thái Lan. Sau đó do hỏng quá nặng nên không thể sửa chữa, bị xẻ ra rồi chở về Utapao, nên có thể coi như là đã bị tiêu diệt.
Đấy cũng là lần đầu tiên trong lịch sử tiêm kích của không quân thế giới, có một phi công đã điều khiển MIG-21 đã bẳn gục "pháo đài bay bất khả xâm phạm" B-52 của Mỹ. sự kiện này đã làm cho địch phải ngừng hoạt động một thời gian, tạo điều kiện cho vận chuyển tiếp tế vào chiến trường Miền Nam.

        Trong khi người Mỹ tuyên bố đã hạ được 103 chiếc MiG-17 và MiG-21 trong khoảng thời gian từ 17 tháng 6 đến 12 tháng 1 năm 1973; thì phía Không quân Việt Nam cũng công bố đã bắn rơi 320 máy bay Mỹ, trong đó có hai chiếc B-52, do các phi công MiG- 21 là Phạm Tuân và vũ Xuân Thiều bắn rơi ngày 27 và ngày 28 tháng 12 năm 1972.

        Với chiến thuật "không quân đánh du kích", ngày 14 tháng 4 năm 1972, TƯ lệnh Đào Đình Luyện còn chỉ huy hai máy bay MiG-17 cất cánh từ sân bay Khe Gát, bất ngờ xuất hiện trên vùng trời Quảng Bình ném 2 quả bom 250 kg trúng vào tàu khu trục Highbee của Mỹ, khiến nó bị thương nặng. Đây cũng là lần đầu tiên không quân của một quốc gia khác đã tiến công hạm đội Hải quân Mỹ, kể từ sau Thế chiến thứ hai; mở ra triển vọng mới làm tiền đề cho việc xây dựng và chiến đấu của. bộ đội không quân tiêm kích bom sau này.

        Có lẽ, một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của Tướng Đào Đình Luyện là nhữhg trận đánh làm nên lịch sử "Điện Biên Phủ trên không" cuối tháng 12 năm 1972. Trước khi vào chiến dịch cuộc đọ sức quyết đấu lịch sử này, ông đã thay mặt Binh chủng Không quân trực tiếp báo cáo các phương án với Bộ Tổng tham muli; góp phần quan trọng làm kế hoạch của không quân của Mỹ cuối năm 1972 hoàn toàn thất bại (xem thêm bài Cuộc quyết đấu lịch sử "Điện Biên Phủ trên không" và ảnh hưởng của
vấn đề tù binh phi công Mỹ tại hội nghị Paris).


        Đặc biệt, là trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, lực lượng Không quân Việt Nam đã viết thêm nhữhg trang sử độc đáo: Bất ngờ, sử dụng máy bay địch để đánh vào một trong những điểm yếu nhất của chúng. Ngày 28 tháng 4, khi những quả bom từ máy bay Mỹ, do phi công ta lái đồng loạt trút xuống sân bay Tân sơn Nhất, đã phá hủy nhiều máy bay, cắt đút cầu hàng không di tản của địch... đã có giá trị như hiệu lệnh tổng công kích cho đại quân ta đồng loạt tiến công giải phóng sài Gòn!

        Tư liệu của Đất Việt cho biết: Phi đội đặc biệt này lấy tên "phi đội quyết thắng" với 6 phi công: Nguyễn Thành Trung, Từ Đễ, Nguyễn Văn Lục, Hoàng Mai vương, Trần Văn On, Hán Văn Quảng cùng 5 máy bay cường kích A-37 thu được của địch.

        Các phi công ta từ ngoài Bắc được khẩn trương huấn luyện chuyển loại từ MiG-17 sang A-37. Chỉ sau 5 ngày bay chuyển loại) 16 giờ 17 phút cả phi đội đã cất cánh. Mặc dù thời tiết phức tạp, Nguyễn Thành Trung (số 1) vẫn bình tĩnh dẫn đội hình bay đến sân bay Tân sơn Nhất

        Từ độ cao khoảng 1.600m, Nguyễn Thành Trung bổ nhào cắt bom nhưng bom không ra. Từ Đễ (số 2) cắt bom 2 quả/lượt, cả 4 quả bom rơi trúng mục tiêu, những cột khói bốc lên giữa khu vực để máy bay. Trong ống nghe của các phi công vang lên tiếng quát hỏi hoảng hốt: "A-37 của phi đoàn nào?" không ai trả lời.

        Tiếp đó, Nguyễn Văn Lục (số3), Họàng Mai Vương và Trần Văn On (số 4), Hán văn Quảng (số 5) bổ nhào cắt bom. Những trái bom đều rơi trúng mục tiêu. Không quân ngụy hoàn toàn bị bất ngờ, tới lúc số 5 vào cắt bom chúng mới biết. Qua vô tuyến, phi công ta nghe được những tiếng kêu: "Tân sơn Nhất bị oanh kích".

        Nguyễn Thành Trung và Nguyễn Văn Lục nhanh chóng vào cắt bom lần thứ hai, nhưng đến lần thứ ba Nguyễn Thành Trung phải cắt bom bằng hệ thống "khẩn cấp", 4 quả bom mới rời khỏi máy bay, một khối lửa lớn bùng lên từ bãi đỗ những máy bay F-5 đang đậu... Trận tập kích đã phá hủy và làm hỏng nặng cụm máy bay tập trung ở khu vực sân đỗ gồm 24 chiẽc A-37 và F-5E, 4 chiếc máy bay vận tải, tiêu diệt hàng trăm tên địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2015, 03:44:08 am »

 
        Đào Đình Luyện - Vị tướng trí dũng và nhân nghĩa!

        Website Họ Đào Việt Nam đã giới thiệu những hồi ức cảm động của Đại tá Nguyễn văn Vĩnh, về nhân cách của Thượng tướng Đào Đình Luyện:

        Bà Nguyễn Thị Nghĩa là vợ Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, người chỉ huy tổ mũi nhọn vào tận hầm bắt sống tướng Đờ Cát vào chiều ngày mùng 7 tháng 5 năm 1954 tại chiến trường Điện Biên Phủ vẫn nhắc nhỏ các con: "'Bác Luyện là người se duyên, thành hôn cho bố mẹ đấy". Tạ Quốc Luật sinh năm 1931 là Trung đội trưởng trong đơn vị của Đào Đình Luyện, cứ sau mỗi đợt hoạt động quân sự hoặc một chiến dịch, đơn vị lại về đóng quân ở vùng quê của chị Nghĩa bên bờ sông Lô. Ngày ấy chị Nghĩa mới ngoài 20 tuổi, chị và anh Luật được đơn vị tổ chức một lễ cưới giản dị ngay tại nhà của gia đình chị. Đào Đình Luyện là chủ hôn. Sau 30 năm chung sống, anh chị đã có một cháu gái và 3 cháu trai, cả 4 con đều vào quân đội và đã trở thành các sĩ quan của các binh chủng.

        Ngày Tạ Quốc Luật mất vào đầu năm 1985 thì Đào Đình Luyện đã là Tư lệnh, kiêm Chính ủy Quằn chủng Không quân, với tình nghĩa sâu nặng của bạn chiến đấu, Đại đoàn 312 ngày ấy, Đại tướng Lê Trọng Tấn và Thiếu tướng Đào Đình Luyện cùng các bạn chiến đấu đã đến đưa người đồng chí về nơi an nghỉ cuối cùng. Ông Tấn và ông Luyện đã hỏi nhỏ chị Nghĩa: "Gia đình đã có đủ để làm lễ 3 ngày cho anh Luật chưa?". Chị Nghĩa thưa: "Thời bao cấp khó khăn chúng em lo đầy đủ, có gì làm nấy". Hai ngày sau, đơn vị cũ của anh Luật đã đem xuống 80 kg gạo và 10
kg thịt, cả gia đình hết sức cảm động trước sự chăm lo chu đáo đầy tình nghĩa của sư đoàn 312. Nhiều năm sau, cứ đến ngày giỗ của Tạ Quốc Luật, năm nào tướng Đào Đình Luyện cũng đến. Những khi đi công tác xa, ông dặn lại gia đình đến thắp hương cho anh Luật... Tuy đã là một Thượng tướng nhung Đào Đình Luyện không hề quên những người bạn chiến đấu trong gian khổ của cuộc kháng chiến...

        Tại làng Cầu Đơ, thị xã Hà Đông có một gia đình cha và con đều là Hệt sĩ, hai thế hệ hi sinh cho dân tộc, cha là liệt sĩ chổng Pháp, con là liệt sĩ chống Mỹ. Đó là gia đình bà Nguyễn Thị Cúc (32 xóm Chùa, làng Đơ) có chồng là liệt sĩ Nguyễn Biền, hi sinh vào đúng ngày 19 tháng 5 năm 1949 trong trận công đồn Đại Phác. Ông Nguyễn Biền ngày ấy là Trung đội trưởng chủ công của Đại đội do ông Đào Đình Luyện chỉ huy, sau gần 50 năm, các cựu chiến binh của Tiểu đoàn Phủ Thông đã tìm được hài cốt của liệt sĩ Nguyễn Biền đưa về quê hương. Tướng Đào Đình Luyện đã tận tình động viên các cựu chiến binh trong việc đi tìm đồng đội. Vào một sáng đầu xuân Mậu Dần 1998, các cựu chiến binh Tiểu đoàn Phủ Thông đã đến thăm gia đình bà Cúc ở làng Cầu Đơ, cùng đi có Thượng tướng Đào Đình Luyện, bạn chiến đấu của liệt sĩ Biền. Địa phương và gia đình hết sức cảm động về nghĩa tình của đồng đội và người chỉ huy cũ của anh Biền. Người con trai của anh Biền là liệt sĩ Nguyễn Biên hi sinh ở cánh đồng Chum trong khi làm nhiệm vụ quốc tế.

        Đại tá Lê Văn Thiêm, nguyên Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không, trong những năm chống thực dân Pháp (1950-1951) là Trung đoàn phó Trung đoàn 141 của Đại đoàn 312 cùng đơn vị với ông Đào Đình Luyện. Ông Lê Văn Thiêm năm nay ngoài 70 tuổi, trong cuốn sổ tự sự của mình đã dặn lại con cháu một điều tâm huyết: "Anh Luyện là ân nhân của nhà ta". Chỉ có một dòng chữ ngắn, nhưng chứa đựng biết bao tấm lòng yêu thương, đùm bọc của vị tướng Đào Đình Luyện. Chả là trong những năm 70 ông Thi êm ốm liên tục, vợ không có việc làm, nuôi con chưa trưởng thành, gia đình lại đang ở vùng đồi Sơn Tây, kinh tế nhiều khó khăn, mỗi lần đi cấp cứu lại rất vất vả vì xa bệnh viện lớn. Vào một đêm, đúng 12 giờ khuya, ông đi xe đạp đến nhà ông Luyện, đẩy cửa vào ngay, ông Luyện ngỡ ngàng hỏi: "Anh có gì mà gấp thể?", ông Thiêm trình bày toàn bộ hoàn cảnh gia đình và những khó khăn mong được ông Luyện giúp đỡ: "Xin cho vợ vào làm công nhân Quốc phòng để có chỗ làm hộ khẩu và đưa gia đình về Hà Nội".

        Ngay hôm sau, ông Luyện mời ông Hà Chấp, lúc đó là quyền Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân, đến để bàn việc giúp gia đình ông Thiêm. Bốn ngày sau bà Thiêm được vào công tác tại Trạm khách Không quân và con trai đang học đại học sư phạm cũng được về ở với mẹ trong gian nhà cấp 4. Từ đó ông Thiêm mới có hộ khẩu Hà Nội và bệnh tình đã khỏi, sống đến ngày nay. Các con được học tập chu đáo, có người thành nhà giáo, nhà báo và con gái út là bác sĩ Viện Châm cứu. Bà Thiêm trước ngày qua đời cũng đã nói với chồng và các con phải biết ơn bác Luyện. Ông Thiêm là bạn chiến đấu lâu năm với ông Luyện, thường tâm sự cùng các đồng chí cựu chiến binh ở Quân chủng Phòng không - Không quân mỗi khi nhắc về Đào Đình Luyện: Đó là một vị tướng nhân nghĩa và trí dũng. Ông có khả năng đoàn kết mọi người, tác phong điềm đạm, bình tĩnh, nhưng tình táo và chu đáo. Khi ông là Tư lệnh một Quân chủng thi người ta lại thấy ở ông có phong cách một chính ủy, đặc biệt với Quân chủng Không quân, một Quân chủng kỹ thuật hiện đại ra quân ngay những ngày chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, gặp một đối thủ hiện đại có tiềm lực lớn. Với cương vị là người chỉ huy kiêm chính ủy từ Trung đoàn đến Quân chủng, ông Đào Đình Luyện đã góp phần xứng đáng vào việc xây dựng Qụân chủng Không quân anh hùng. Rất nhiều phi công của ta thấy ở ông Đào Đình Luyện một người chỉ huy bình tĩnh, sáng tạo và mưu lược. Họ thường được gần ông Đào Đình Luyện để được giãi bày, đề đạt và tâm sự những khó khăn trước giờ xuất kích, với tấm lòng thương yêu cũng như tính quyết đoán trong chỉ huy, ông Đào Đình Luyện đã làm họ yên tâm, tin tưởng lên máy bay xuất kích. Nhiều phi công ngày ấy giờ đã trở thành những vị tướng và những cán bộ chỉ huy xuất sắc, nhiều người là anh hùng quân đội.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2015, 03:58:10 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2015, 05:26:45 am »

        Trong một hồi ức của mình, Trung tướng Nguyễn Đức Soát, từng là Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam nhớ lại:

        "30 năm trước, chúng tôi - những phi công lái máy bay tiêm kích mới ra trường, làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu ở sân bay dã chiến Anh sơn, Nghệ An. Cho đến tận bây giờ, chúng tôi vẫn không thể nào quên hình ảnh vị Tư lệnh Binh chủng Không quân - Thượng tá Đào Đình Luyện mấy ngày liền "chụm đầu" cùng anh em chúng tôi bàn bạc tìm cách đánh máy bay B52 của địch. Mặc dù chúng tôi còn rất trẻ, nhưng anh vẫn chú ý lắng nghe những ý kiến đóng góp của chúng tôi với thái độ rất trân trọng. Tôi nhớ khi tôi nêu một sáng kiến có phần táo bạo, anh động viên "ý kiến hay đấy, nhưng cần nghiên cứu thêm". Rồi anh nêu ra một loạt câu hỏi và các tình huống để chúng tôi suy nghĩ. Tính anh cẩn thận nên bao giờ cũng nhắc nhở chúng tôi: "Đánh phải chắc thắng và phải đảm bảo an toàn cho mình, tuyệt đối không được phiêu lưu ", với những gợi ý của anh, chúng tôi càng phấn khởi, tự tin nên càng hào hứng đóng góp ý kiến và có lúc còn tranh luận với anh để bảo vệ ý kiến của mình. Nghĩ về những kỷ niệm xưa, chúng tôi càng thấy thương tiếc anh, một người chỉ huy mẫu mực, đồng thời là người anh rất thân thiết của chúng tôi. Khi tôi và anh Phiệt, Phó tư lệnh Quân chủng đến thăm anh tại bệnh viện; biết tin hai Quân chủng sẽ hợp nhất, anh vẫn không quên dặn dò chúng tôi: "Nhập vào là phải phát huy truyền thống của Quân chủng Phòng không Không quân trước đây. Nhập vào là phải nhân lên sức mạnh của 2 Quắn chủng, chứ không phải cộng lại một cách giản đơn". Cuộc đời binh nghiệp của anh hơn 40 năm cũng không ít thăng trầm, nhuìig điều chúng tôi học tập ở anh là đức tính của một người chỉ huy gương mẫu, hết lòng vì nhiệm vụ chung, bình tĩnh, tự tin, giàu lòng nhân ái, quan tâm đến từng cán bộ chiến sĩ...

        Tôi nhớ sau một trận chiến đấu, biên đội tôi không hoàn thành nhiệm vụ và còn phải chịu tổn thất. Anh - với tư cách Tư lệnh binh chủng đến rút kinh nghiệm. Lúc ấy tôi rất buồn, song anh đã không phê bình gay gắt. Chúng tôi cũng như nhiều cán bộ, chiến sĩ sau này luôn nhận được ở anh tình cảm của một người chỉ huy, người anh cả gần gũi, chân tình, thực sự quan tâm đến cuộc sống hậu phương gia đình của cán bộ, chiến sĩ. Riêng với tôi và gia đình có một "sự kiện" đáng ghi nhớ: Ngày gia đình tôi ở khu tập thể Nam Đồng. Phi công chúng tôi chằng mấy khi được ở gần nhà, năm 1984 tôi lại được điều động vào Đà Nẵng công tác. Thế rồi một ngày, đích thân Tư lệnh Đào Đình Luyện đến thăm nhà, leo lên tầng 4 khu tập thể. Anh khuyên tôi nên "hợp lý hóa"gia đình và hứa sẽ tạo điều kiện giúp đỡ. vậy là chúng tôi có gần chục năm sõng gần nhau, có điều kiện chăm sóc, dạy dỗ con cái và đó cũng là phần thưởng lớn của anh đối với tôi.

        Những ngày anh không còn khỏe, khi tôi thực hiện nghiên cứu đề tài cấp Bộ và đến xin góp ý, anh vẫn tranh thủ nghiên cứu kỹ, góp từng chi tiết nhỏ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu từ thực tiễn và bề dày kinh nghiệm chiến đấu, công tác của mình. Anh không quên nhắc nhở tôi cả từ một chi tiết nhỏ: "Phải nhớ đóng dấu, đây là tài liệu tối mật".

        Những năm là Tư lệnh Quân chủng Không quân, rồi Tổng tham mưu trưởng và Thứ trưởng Quốc Phòng, Thượng tướng Đào Đình Luyện luôn thể hiện là một vị tướng khiêm tốn, giản dị. Khi nghỉ công tác ở Bộ Quốc phòng ông về nhận nhiệm vụ ở Hội cựu chiến binh Việt Nam với cương vị Phó Chủ tịch Thường trực chưa được lâu, nhưng các cựu chiến binh toàn quốc rất tin tưởng yêu mến đức độ, và tấm lòng của ông đối với các cựu chiến binh...


        Năm 2012, nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Điện biên phủ trên không", Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã chỉ đạo Điện ảnh Quân đội phối hợp với các cơ quan, đơn vị và gia đình xây dựhg Bộ phim Tài liệu dài 20 phút với tựa đề "Thượng tướng Đào Đình Luyện". Tác phẩm đã phần nào phác họa được chân dung và cuộc đời hoạt động cách mạng của Thượng tướng Đào Đình Luyện qua hai cuộc kháng chiến; mà "điểm nhấn" là những tháng năm chiến đấu và xây dựng lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng; cũng như những cống hiến của ông trong việc xây dựng quân đội "Chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại" trên cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam sau này...

        Một ngày đầu tháng 11 năm 2013, Đại tá Đào Chí công, nguyên là Phó chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Mãi mãi tuổi 20, đã mời chúng tôi đến số nhà 174 đường Trường Chinh - Hà Nội, nơi cố Thượng tướng Đào Đình Luyện đã sống những năm cuối đời, cùng những người thân trong gia đình, ông Công (là em trai của Thượng tướng Đào Đình Luyện) cùng Thượng tá Đào Minh Đạo (hiện đang là Phó Chi cục trứởng Chi cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Cục Tài chính Bộ Quốc Phòng; người con trai đang lo hương khói, thờ cúng cho cố Thượng tướng) đã nhiệt tình lục tim lại nhữhg di vật thư từ, sổ tay, tranh, ảnh và những bài báo viẽt về cố Thượng tướng Đào Đình Luyện... Đó là những tư liệu hết sức quý báu, giúp chúng tôi biên soạn thành nhữhg trang sách này, như một nén tâm nhang, để tưởng nhớ một vị tướng trí dũng và nhân nghĩa của Việt Nam.

Hà Nội, tháng 11 năm 2013        
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM