Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:35:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công Mỹ ở Việt Nam  (Đọc 73545 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2015, 04:55:59 am »

        Năm 1997, những thành viên của The Office of strategic Services (OSS) còn tự tổ chức cuộc gặp mặt với nhau tại New York một lần nữa. Họ cùng ôn lại chuyện cũ, xem lại nhữhg bức ảnh đen trắng, trân trọng từng kỷ vật đã lưu giữ một thời tuổi trẻ.

        Tháng 3 năm 2009, khi biết tin về "Cuộc vận động sưu tầm và Giới thiệu những kỷ vật kháng chiến Việt Nam" (người viết cuốn sách này là tác giả ý tưởng và khởi xướng), vì tuổi cao, sức khỏe không cho phép Henry A. Prunier bay chặng đường nửa vòng trái đất, nên ông đã ủy quyền cho David Thomas, cùng một sỗ cựu binh Mỹ đã sang Việt Nam mang theo một hòm tài liệu với rất nhiều kỷ vật quý: Những trang nhật ký, ông Henry Prunier viết tại Tuyên Quang năm 1945. Những bức ảnh đen trắng ông được chụp chung với lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các chiến sĩ Việt Minh. Những bức ảnh gốc đã gần 60 năm tuổi, chúng đẵ có mặt trên các Tạp chí nổi tiếng thế giới như Life Magazine của Hoa Kỳ (1978), Paris Match của Pháp (1968) và trong nhiều phim tài liệu về lịch sử ngắn ngủi trong quan hệ Việt - Mỹ... Rồi bộ quân phục gắn quân hàm phù hiệu, mề đay của ông được quân đội Mỹ trang bị năm 1945; tấm danh thiếp ỉn chữ Việt và chữ Trung Quốc của Đại đội trưởng Đại đội Việt - Mỹ Đàm Quang Trung tặng ông trước khi về Mỹ; và sơ đồ vẽ bằng bút chì trên giấy can khu vực nhóm tình báo "Con Nai" sống và iàm việc ở Tuyên Quang năm 1945. Ngoài ra, còn có băng ghi âm về những cuộc phỏng vấn, băng ghi hình ghi cảnh quay về Bác Hồ, do ông tập hợp từ băng hình của nhiều đài truyền hình và các hãng thông tấn Mỹ và nước ngoài. Ban Tổ chức Cuộc vận động "Sưu tầm và giới thiệu Kỷ vật kháng chiến" đã tổ chức một buổi tiếp nhận long trọng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam; với sự có mặt của ngài Đại sứ và nhiều nhân viên Sứ quán Mỹ, cùng sự chứng kiến của các phóng viên báo chí.

        Theo Henry A. Prunier, lịch sử như một dòng chảy, thời gian qua đi rất nhanh, nhân chứng lịch sử như ông ít dần, nên cần có nhữhg kỷ vật ghi nhớ lại giai đoạn đặc biệt về quan hệ Việt - Mỹ, thời kỳ Việt Nam còn chưa tuyên bố độc lập. ông đã cùng các thành viên trong nhóm "Con Nai" tham gia giúp Việt Minh huấn luyện bộ đội Việt Nam về kỹ thuật sử dụng các loại vũ khí như súng bazoka, súng cối... xây dựhg sân bay dã chiến, dự lễ xuất quân từ cây đa Tân Trào sau Quốc dân Đại hội và nghe Quân lệnh số 1 phát động khởi nghĩa, tham gia bao vây quần Nhật ở Thái Nguyên. Trong khoảng bảy tuần lễ ở Việt Nam ông đã ghi chép, lưu giữ lại khá nhiều kỷ vật thời đó.

        David Thomas kể rằng: 55 năm đã trôi qua, nhưng Henry Prunier luôn nhớ tới những kỷ niệm về Việt Nam. Khỉ nhớ tới Việt Nam, ông thường mang nhật ký viết thời đó ra đọc. Ông bảo đó là những kỷ vật có ý nghĩa nhất trong cuộc đời mình. Henry A. Prunier luôn mường tượng đến những dãy núi trập trùng, những con suối uốn lượn của núi rừng Việt Bắc, nhớ cháo bẹ, măng rừng của Việt Nam. Đặc biệt, là Lãnh tụ Hồ Chí Minh, một con người vĩ đại nhưng thật giản dị, thân mật và cởi mở luôn ẩn hiện trong tâm trí ông...

        Bức ảnh Lãnh tụ Hồ Chí Minh mặc quần sooc, gầy yếu nhưng đôi mắt rất sáng chụp với nhóm Con Nai được ông Prunier cất giữ rất cẩn thận. Câu nói: "Chúng tôi cần bạn bè. Chúng tôi muõn làm bạn với các bạn Mỹ" của Lãnh tụ Hồ Chí Minh hồi đó, được ông ghi nhớ suốt đời...

        Gần 70 năm trước, sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại Việt Nam, Henry A. Prunỉer qua Côn Minh - Trung Quốc, rồi trở về Mỹ đầu năm 1946 và sống phấn lớn cuộc đời ở thành phố Worcester, tiểu bang Massachusetts, để theo nghề xây dựng của gia đình. Ông có vợ là bà Marette Lague, hai con gái là Joanne M. Green và Dianne M. Behnke; hai con trai là Raymond và Donald; cùng 12 cháu và 4 chắt.

        Henry A. Prunỉer qua đời tại Beverly vào ngày 17 tháng 3 nằm 2013, sau một cơn đột quy, hưởng thọ 91 tuổi, có nghĩa là, ông đã ra đi cùng năm và chỉ mất trước Đại tướng Võ Nguyên Giáp có vài tháng. Prunier là người sống lâu nhất trong số các thành viên của nhóm "Con Nai" đã nhảy dù xuống vùng đất của Việt Minh năm xưa...

        Vậy là từ việc cứu giúp một Phi công Mỹ nhảy dù xuống Việt Nam năm 1944, với tài ngoại giao của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã dẫn đến quan hệ hợp tác Việt - Mỹ năm 1945. Đó là sự hợp tác hai bên cùng có lợi, sự giúp đỡ của những người bạn Mỹ rất đáng trân trọng. Chúng ta cần tranh thủ mọi lực lượng trong nhữhg ngày chuẩn bị giành Chính quyền Tháng Tám năm 1945 lịch sử.

        Chuyện những Phi công Mỹ bị tai nạn giữa Biển Đông được Hải quân Việt Nam cứu thoát

        Khoan chưa nói đến việc nhữhg "Phi công Mỹ ở Việt Nam" xuất hiện với mật độ "đậm đặc" trong hàng chục năm, khi Chính phủ và Quân đội Mỹ công khai tham chiến chống lại nhân dân Vỉệt Nam. Đặc biệt là những năm Quân đội Mỹ sử dụng Không quân, thực hiện chiến tranh phá hoại Miền Bắc. Chúng tôi sẽ trở lại chủ đề này bằng nhữhg bài viết dài theo từng chuyên đề riêng...

        Xỉn được "chen ngang" một câu chuyện mang tính nhân vắn, xảy ra sau khỉ chiến tranh Việt Nam kết thúc (theo quan niệm của phía Mỹ). Đó là việc cán bộ chiến sĩ tàu HQ11 - Hải quân Việt Nam cứu nhữhg Phi công Mỹ thoát nạn ở Biển Đông. Thượng tá Hoàng văn Thể, nguyên là Thuyền trưởng nhớ lại...

       Trưa ngày 12 tháng 7 năm 1988, cán bộ, chiến sĩ tàu HQ11 vừa ăn cơm vừa xong chuẩn bị nghỉ trưa, thì bất chợt phát hiện tiếng máy bay phía đông đảo Đá Lớn. Chi vài phút sau, một chiếc máy bay dạng vận tải quân sự của Mỹ bay tới cứ lắc lư, chậm chạp như có ý xin hạ cánh. Tất cả bộ đội trên tàu đã về vị trí sẵn sàng chờ lệnh chiến đấu.

        Nhưng họ chỉ thấy chiêc máy bay loạng choạng phía bắc đảo Đá Lớn, rồi đâm nhào xuống biển Đông cách tàu khoảng chừng một hải lý. Biển xanh và sóng lớn đã nuốt chửng chiếc máy bay nhỏ bé; nhưng đã hiện lên mặt nước một chiẽc phao cao su, trên đó có ba người chập chờn giữa sóng to gió lớn...

        Chỉ huy tàu hội ý và quyẽt định rất nhanh, Đại úy Hoàng Vần Thể, Thuyền phó quân sự của HQ11 lệnh hạ hai xuồng cứu sinh, rồi không ngại nguy hiểm, trực tiếp chỉ huy một tiểu đội nhanh chóng cơ động về phía máy bay gặp nạn để cứu người.

        Khi tiếp cận được vị bị máy bay rơi, thì quần áo, trang bị của bộ đội ta cũng ướt hết vì sóng quá mạnh, còn những người bị nạn thì vô cùng hoảng hốt và sợ hãi. Một Phi công của chiếc máy bay bị nạn đang cầm bộ đàm Hên lạc với người của họ trong vô vọng. Xung quanh họ là một màu nước biển vàng chói do hóa chất phát tín hiệu cứu hộ. Cảnh giác, Đại uý Hoàng Văn Thể đã yêu cầu thu bộ đàm liên lạc và nói với những người bị nạn bằng tiếng Anh để họ an lòng." Chúng tôi thuộc lực lượng Hải quân Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng cứu hộ và giúp đỡ các bạn!".
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2015, 05:15:04 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2015, 04:29:04 am »

        Ba Phi công Mỹ mừhg rỡ, câm ơn rối rít. Họ gồm hai nam và một nữ. Người nữ Phi công vừa nói vừa ra hiệu rằng chị đang có thai ba tháng trong bụng, mong được quan tâm giúp đỡ.

        Vượt lên sóng gió Trường Sa, chiếc xuồng cứu hộ nhỏ bé đã đưa 3 Phi công Mỹ lên tàu HQ11 an toàn. Họ được bố trí ở tạm trong phòng Câu lạc bộ sĩ quan trên tàu. Ban chỉ huy tàu Hải quân Việt Nam đã trực tiếp làm việc với 3 Phi công gặp nạn. Qua khai báo, được biết họ là thành viên của đoàn bay CT-39-NAL0192 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ. Họ làm nhiệm vụ bay từ Singapore đến cận cứ Subic ở Philippines, thì gặp thời tiết xấu, máy bay không thể hạ cánh được, bèn vòng ra biển thì bị rơi, nhưng đã may mắn được Hải quân Việt Nam cứu hộ và thoát chết... Hai nạn nhân nam là Richard Kamaure chỉ huy tổ lái và nhân viên Michael Rneel. còn nữ Phi công là Stein Necker, nhân viên. Chị đã được cán bộ quân y trên tàu khám sức khỏe. Khi được biết đứa con trong bụng mình còn sống và khoẻ mạnh, chị đã bật khóc vì vui mừng.

        Được biết, vào thời điểm cứu hộ 3 Phi công Mỹ giữa Biển Đông, tàu HQ11 đã đi làm nhiệm vụ trên biển xa được gần hai tháng rưỡi. Nghĩa là, lương thực thực phẩm, rau xanh, nước ngọt... họ mang theo đều đã cạn kiệt. Giữa biển khơi bao la toàn sóng và gió, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đã phải chắt chiu, chia nhau từng ca nước ngọt, nhường nhau từng cọng rau xanh. Nhưng họ vẫn quyết không để ba Phi công My thiếu thốn trong sinh hoạt.

        Để có nước ngọt ưu tiên cho Phi công Mỹ bị nạn, Ban Chỉ huy tàu đã phát động phong trào tiết kiệm: "Mỗi người nhịn tắm 7 ngày". Do các Phi công Mỹ không quen ăn cơm, Chỉ huy tàu đã quyết định mở kho lương thực dự trữ, lấy mì tôm và sữa hộp bồi dưỡng cho họ. Mấy bao thuốc lá cuối cùng cũng được bộ đội ta nhường cho các "vị khách không mời", còn anh em thì đành hút thuốc lào thuốc rê... Thấy được chăm sóc quá chu đáo trong ăn nghỉ, các Phi công Mỹ bị nạn đã không còn rụt rè nữa. Họ đã lạc quan tươi cười, khe khẽ hát, luôn mồm cảm ơn bộ đội Hải quân Việt Nam... Ngày 15 tháng 7 năm 1988, sau khỉ liên lạc với Hoa Kỳ theo đường ngoại giao, ba Phi công gặp nạn đã được tàu của Hải đoàn 128 Hải quân Việt Nam đón và đưa về đất liền an toàn để bàn giao cho phía Mỹ.

        Quá xúc động vì sắp được trở về đoàn tụ với gia đình, Phi công Richard Kamaure bày tỏ niềm vui: "Xin cảm ơn Việt Nam. Nếu không có các bạn, chúng tôi đã bị chết chìm dưới đại dương bao la rồi". Còn Stein Necker thì bật khóc. Chị xin mảnh giấy, mượn bút viết vội lá thư thay lời cảm ơn gửi lại tàu HQ11, bức thư có đoạn tạm dịch như sau: "Cảm ơn các bạn đã cứu chúng tôi từ lòng biển cả. Lòng mến khách của các bạn thật tuyệt vời. Cảm ơn cấc bạn rất nhiều và chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại nhau".

        Hiện bức thư của người nữ Phi công Mỹ bị nạn vẫn được lưu giữ trong phòng truyền thống của Lữ đoàn 171 Hải quân. Đó ỉà một bằng chứhg về lòng nhân ái cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ - Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2015, 04:55:42 am »

   

Lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng một số thành viên đội "Con Nai" Mỹ tại Tân Trào năm 1945


Đại đội Việt - Mỹ làm lễ xuất quân


Lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng một số thành viên nhóm tình báo đội "Con Nai"


3 chiến sĩ của Đại đội Việt - Mỹ trên đường hành quân về Hà Nội

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tám, 2015, 05:14:45 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2015, 06:12:27 am »

 

Claire Lee Chennault, Tư lệnh đơn vị "Hổ Bay", đại diện cao nhất của quân Đồng Minh tại vùng Hoa Nam Trung Quốc


Một số phi công của đơn vị Hổ Bay" năm 1945


Sân bay Lũng Cò ở căn cứ Cách mạng Tân Trào - Tuyên Quang đang thi công năm 1945


Máy bay L5 của Quân Đồng Minh từ Côn Minh bay đến chuẩn bị hạ cánh năm 1945.


Harry S. Truman (1894 - 1972) tổng thống thứ 33 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1945 - 1953) - Người đã bỏ lỡ quan hệ Việt - Mỹ năm 1945 khiến lịch sử ngoại giao hai nước phải rẽ theo hướng khác và đã trải qua bao phen thăng trầm.

« Sửa lần cuối: 31 Tháng Tám, 2015, 04:00:07 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2015, 09:34:58 am »

 
NHỮNG PHI CÔNG MỸ THAM CHIẾN Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ VẢ BÍ ẨN "CHIẾN DỊCH KỀN KỀN" NÉM BOM NGUYÊN TỬ, SAU NỬA THÊ KỶ MỚI ĐƯỢC TIẾT LỘ

        Nhà văn Nguyễn Trần Thiết đã cung cấp cho bạn đọc một bài viết, với những chi tiết thú vị: Vào cuối thập niên 70, nghĩa là sau khi người Mỹ đã cam chịu thất bại, kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, một nhà nghiên cứu lịch sử là Tiến sĩ William Learay đã tình cờ tìm thấy trong văn khổ lưu trữ Hoa Kỳ một tài liệu có đóng dấu "mật". Ông đọc và sửng sốt khi phát hiện sự kiện có hai Phi công Mỹ tên là James B.Mc Govern và Wallace A Buford đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với quân đội Pháp. Đặc biệt là chiếc máy bay kiểu C-119 do hai Phi công Mỹ kể trên lái đã bị cao xạ pháo Việt Nam bắn rơi ngày 6 tháng 5 năm 1954. Nghĩa là chỉ trước khi Tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của Pháp bị thất thủ có một ngày. Điều trớ trêu, đáng buồn hơn là họ tên của những người lính Phi công Mỹ này lại không được ghi trên bia tưởng niệm những người Mỹ đã chết ở Việt Nam...

        Năm 1998, cơ quan Tim kiếm tù binh và nhữhg người Mỹ mất tích ở Việt Nam phát hiện ra xác chiếc C-119, loại máy bay vận tải hai thân lớn, chuyên thả dù tiếp tế cho lính Pháp ở Điện Biên bị rơi trên đất Lào. Nhưng hài cốt tìm thấy lại không phải những người mà Mỹ đang cần.

        Người ta lục trong hồ sơ cũ, thấy ngoài bức điện của De Castries - Tư lệnh Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ báo cáo với tướng Henri Navarre thông tin về máy bay C-119 rơi, còn có một sĩ quan Pháp tại Lào cho biẽt một chi tiết đáng chú ỷ: Dân làng Sót, thuộc Mường Hét, đã chôn hai người Mỹ trong hai ngôi mộ xây theo kiểu Đạo Phật.

        Nhưng đáng ngạc nhiên hơn nữa là tất cả mọi nguồn tin xoay quanh hai viên Phi công nêu trên đều bị Bộ Quốc phòng Mỹ ỉm đi, cố tình phớt lờ, không chịu công bố. Thì ra, trong suốt một thời gian dài Chính quyền Mỹ muốn che giấu sự thật về sự tham chiến của họ cùng người Pháp ở Đông Dương chống lại Cách mạng Việt Nam.

        Điều bí mật đó mãi đến đầu năm 2004, nghĩa là tròn 50 năm sau cuộc chiến Điện Biên Phủ, mới được phanh phui, khi một người Mỹ tên là Douglas Paynter, với tư cách là Đạo diễn phim tư liệu đã gặp Bộ Ngoại giao Việt Nam kể lại những điều ông đã biết và xin phép được tìm gặp và quay phim những nhân chứng lịch sử xoay quanh sự kiện đáng buồn này.

        Một số cựu chiến sĩ Điện Biên của Việt Nam đã được mời đến gặp gỡ, làm việc với Đạo diễn Mỹ Douglas Paynter, trong đó có Đại tá Nguyễn Cần, nguyên Đại đội phó Đại đội Cao xạ pháo 816, đơn vị trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

        Đại tá Nguyễn Cần đầ khiến cho ông đạo diễn ngườỉ Mỹ vô cùng xúc động, khi đưa cho ông ta xem một cuốn sổ cũ. Đó là một cuốn nhật kí thời chiến, ghi chép tại mặt trận. Trên một trang giấy kẻ ô-li cũ, những dòng chữ đã ố vàng sau 50 năm, nhưng còn đọc được: "Ngày 6 tháng 5 năm 1954, Đại đội 816 bắn rơi một C-119 (thực tế là 2), rơi cách Điện Biên 120 km!".

        Đạo diễn Douglas Paynter đã coi Nguyễn Cần là một nhân chứng sống, quý hơn vàng. Lính cao xạ thường có trí nhớ tuyệt vời. Ông Cần đã kể lại chỉ tiết từng trận đánh diễn ra 50 năm trước. Đặc biệt là những trận đơn vị ông bắn rơi máy bay đối phương, thu được rất nhiều thịt hộp, cá hộp, bia rượu và íthỉến lợi phẩm khác...

        Tạm biệt những cựu chiến binh cao xạ Việt Minh, Đạo diễn người Mỹ trân trọng lật tìm trong cuốn "Điện Biên Phủ điềm hẹn lịch sử" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại trang 380, dòng thứ 8, từ trên xuống, ông ta thấy một đoạn có ghi chuyện xảy ra ngày 6 tháng 5 nầm 1954 như sau: "Pháo cao xạ bắn rơi một máy bay vận tải". Khẩu đội trưởng Khẩu đội 2 Nguyễn Thế Vinh kể lại chuyện cách đây nửa thế kỉ rất sinh động: Nghe đại đội trưởng Lại Văn Đan chỉ thị mục tiêu, cà bổn nòng pháo đồng loại nổ súng, nhả đạn chùm quanh máy bay. Quan sát viên trông thấy đạn trúng cánh trái chiẽc thứ nhất. Cả hai chiếc C-119 thả vội dù lương thực, thực phẩm... rồi bỏ chạy (có một số dù rơi vào trận địa C816). Chính trị viên Vũ Tuấn Chuyển biểu dương các khẩu đội đã bắn loạt đạn thứ hai trúng cả hai mục tiêu, đặc biệt nhìn rõ đuôi chiếc thứ nhất bị toé lửa.

        Đạo diễn Douglas Paynter làm phim tư liệu, nên ông ta cần sưu tập những chứng cứ đầy sức thuyết phục và đặc biệt là những nhân chứng sống. Trước khi đặt chân lên mảnh đất Điện Biên, thăm tại chỗ trận địa cao xạ pháo của Đại đội 816, người đạo diễn này đẫ may mắn tìm được viên Phi công lái chiếc phi cơ thứ hai tại Điện Biên Phủ ngày đó tên là S. Kisac. Chính người cựu Phi công Mỹ này đã nhớ lại và thú nhận như sau: "Hôm đó, chúng tôi thống nhất với James và Wallace là bay ngược hướng với những chuyến bay trước để đánh lừa lực tượng phòng không Việt Minh. Nhưng chưa vào đến điểm thả dù thì một viền đạn đã trúng động cơ bên trái máy bay. Xăng phun mạnh. James tăt động cơ bên trái, thả tất cả dù hàng cho máy bay nhẹ hơn và bay ra. Nhưng bất ngờ, chiếc máy bay lại bị dính viên đạn thứ hai vào đuôi. Máy bay mất kiểm soát, lao nhanh, rồi đâm vào ngọn núi và bốc cháy...

        Vậy là, tới năm 2004, nghĩa là tròn nửa thế kỷ sau cuộc chiến Điện Biên Phủ, chính người Mỹ đã thừa nhận sự dính líu của mình. Họ đẵ dề nghị phía Việt Nam giúp đỡ tìm kiếm, xác minh lại nhữhg chuyện xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ. Một sự thật đã được những người có trách nhiệm và những người lính cả hai phía chứhg minh và không ai có thể phủ nhận! Chúng ta đã có đủ cằn cứ để khẳng định rằng: Quân đội Mỹ đẫ trực tiếp tham chiến cùng với quân Pháp tại Việt Nam năm 1954. Hai Phi công Mỹ đã chết mất xác tại chiến trường Điện Biên Phủ. có thể một ngày nào đó, hài cốt của hai viên Phi công Mỹ sẽ được tìm thấy và tên của James B.Mc Govern và Wallace A Buford sẽ được ghi tại đài tưởng niệm nhữhg người Mỹ chết tại Việt Nam?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2015, 04:11:10 am »

        Một năm sau, vào tháng 2 năm 2005, đến lượt người Pháp đã công khai "ghi công" cho Phi công Mỹ tại Điện Biên Phủ, bằng cách trao tặng Huân chương cho những Phi công Hoa Kỳ từng đi tham gia những chuyến bay bí mật hồi năm 1954, để giúp quân Pháp đang bị thất thế ở Điện Biên Phủ.

        Hãng thông tấn Pháp AFP đã trích lởi Đại sứ Pháp ở Washington hồi đó là Jean David Levitte nói tại buổi lễ trao Bắc đầu Bội tinh (do Hoàng đế Napoleon lập ra nằm 1802 và là một trong những Huân chương cao quý nhất của nước Pháp) cho các Phỉ công Hóa Kỳ rằng: "Nước Pháp muốn biểu dương sự dũng câm của những người đã có nhiều chuyến bay tại Điện Biên Phủ".

        Bởi thế, Pháp đi chọn ra bảy cựu Phỉ công Mỹ để trao Băc đẳu Bội tinh và sáu người trong số đó đi dự lễ trao Huân chương tại Washington.

        Tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III - Nơi đang lưu giữ nhiều tài liệu quý, liên quan đến lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay mà nhiều người còn ít biết. Người viết cuốn sách này đã có may mắn được tiếp xúc với Hồ sơ số 138, nội dung nói về sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam và Đông Dương từ Đại chiến Thế giới II, khoảng năm 1941 đến năm 1954. Đó là những tài liệu thuộc Phòng Lưu trữ của ủy ban Điều tra tội ác chiến tranh, do Bộ phận Nghiên cứu Quan hệ quốc tế soạn, dày 24 trang đánh máy khổ A4. Tài liệu đã tiết lộ nhiều chi tiết được cho là "tuyệt mật" một thời:

        - Một là, người Mỹ đã âm mưu nhòm ngó Đông Dương từ trong Đại chiến Thế giới thứ II (1941 -1946) như thế nào?

   - Hai là, từ nhòm ngó đến bước đầu tích cực chuẩn bị can thiệp (1947 -1949) ra sao?

        - Ba là, cùng thời điểm với cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 4 1953) người Mỹ đã công khai và trực tiếp can thiệp vào Việt Nam về mọi mặt ra sao?

        - Và bốn là, người Mỹ tiến thêm một bước nguy hiểm trong việc hỗ trợ người Pháp và can thiệp quân sự trực tiếp vào Điện Biên Phủ; âm mưu ném bom nguyên tử, kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương (1953 -1954) thế nào?...

        Giải mã hồ sơ mật 60 năm trước: Đã có một âm mưu mang tên "Chiến dịch Kền kền" ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ bất thành như thế nào?

        Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây chúng tôi có được, thì Tổng thống thứ 34 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Dwight Eisenhower, ngay sau khỉ đánh bại Tổng thống Harry S. Truman để tiếp quản Nhà Trắng (20 tháng 1 năm 1953), đã tỏ ra quan tâm đặc biệt đến Đông Dương, trong đó có Việt Nam.

        Có lẽ Eisenhower đã rút kinh nghiệm từ sự thất bại của người tiền nhiệm trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953). Tân Tổng thống Mỹ muốn dùng đô-la và Không quân giúp Pháp ”lấy lại danh dự" tại chiến trường Đông Dương?

        Vừa nhậm chức, Tổng thống Eisenhower đã cho thành lập ngay một ủy ban đặc biệt về Đông Dương (The Special wpmmittee on Indochina) do Walter B. Smith, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, làm Trưởng ban và Nhóm công tác đặc biệt về Đông Dương (The Special Working Group on Indochina) do tướng Grave B. Erskine cầm đầu.

        Ngày 30 tháng 7 năm 1953, Quốc hội Mỹ đã chuẩn chỉ 400 triệu đô-la để hỗ trợ Pháp theo đuổi chiến tranh ở Đông Dương. Hai tháng sau, ngày 30 tháng 9, Chính phủ Mỹ lại cấp thêm 385 triệu đô-la nữa. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại. Sau này, người ta đã tính rằng: Hồi đó, Mỹ đã trang trải đến hai phần ba chi phí cho cuộc chiến tranh Đông Dương với hàng tỷ đố-la tiền của!

        Wikipedia cho biết: Tới năm 1954, 78% chiến phí của Pháp ở Đông Dương là do Hoa Kỳ chi trả. Tới năm 1953, viện trự Mỹ cả kinh tẽ và quân sự đã lên tới 2,7 tỷ trong đó viện trợ quân sự là 1,7 tỷ đô-la và năm 1954 Mỹ viện trợ thêm 1,3 tỳ đô-la nữa. Tống cộng Mỹ đã cung cấp cho Pháp trên 40 vạn tấn vũ khí, gồm 360 máy bay, 347 tàu thuyền các loại, 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 16.000xe vận tải, 17,5 vạn súng cá nhân.

        Chưa hết, để động viên Pháp, Eisenhower đã cử Phó Tổng thống Richard Nixon sang Việt Nam. Ngày 4 tháng 11 năm 1953, Nixon tuyên bố tại Hà Nội: "Không thể hạ vũ khí cho đến khi nào đạt được chiến thẳng hoàn toàrí'. Rồi ông ta đến tận Ghềnh (Ninh Bình) để thăm quân Pháp đang tiến hành cuộc hành quân mang tên Hải Âu tại đây.

        Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chỉnh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ nơi nào kiểm tra tình hình không cần sự chấp thuận của Tổng chỉ huy lực lượng viễn chỉnh Pháp, sự phụ thuộc quá nhiều của Pháp vào Mỹ khiến sau này tướng Henri Navarre than phiền trong hồi ký: "Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ." Chính phủ Pháp muốn tìm một giải pháp hòa bình có thể chấp nhận được để chấm dút cuộc chiến nhưhg mặt khác họ muốn duy trì quyền lợi tại Đông Dương. Cuộc chiến sang năm thứ 9 đã chứng tỏ Pháp chỉ còn cách duy nhất là tìm một "lối thoát danh dự nếu không muốn "dâng" Đông Dương cho Mỹ.

        Khi tướng Navarre bắt đầu thực hiện cuộc hành quân mang mật danh là "Hải Ly" vào ngày 20 tháng 11 năm 1953, thì lần lượt 16.000 quân Pháp đã được những chiếc máy bay vận tải C-47 do Mỹ viện trợ, đưa đến lòng chảo Điện Biên Phủ, dựng lên một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương thời bấy giờ, với hy vọng sẽ "nghiền nát" quân đội của Việt Minh.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2015, 09:54:41 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2015, 04:46:36 am »

        Ngày 20 tháng 2 năm 1954, phía Mỹ đầ viện trợ cho Pháp thêm 40 máy bay các loại, từ loại ném bom B-26 đến các loại máy bay vận tài C-47 và C-119... Cũng trong tháng đó, Mỹ còn gửi sang Việt Nam 200 lính kỹ thuật thuộc Đơn vị phục vụ Không quân số 81 để giúp Pháp bảo trì và sửa chữa các máy bay mà Mỹ đã cung cấp cho Pháp.

        Trước đó, sau khi Tưđng Henri Navarre của Pháp đề nghị giúp đỡ, Hoa Kỳ đã quyết định trợ giúp Pháp 12 máy bay C-119 củng 37 Phi công, nhưng lại yêu cầu các máy bay mang phủ hiệu của Pháp, để tránh sự chỉ trích ờ trong nước và dư luận quốc tế.

        Giữa tháng 3 năm 1954, khi tình hình chiến sự bi đát, chính phủ Mỹ vội vàng giúp Pháp lập "cầu hàng không" từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ. Báo U.S News and World Report tường thuật như sau: "Mỗi ngày, gần 100 máy bay vận tải DC-3 đã hạ xụống sân bay trong tầm súng cối của Cộng sản, vận chuyên từ 200 đến 300 tấn hàng tiếp tế. Thêm vào đó là 30 máy bay vận tải cỡ lớn C-119 mỗi sáng thả dù từ 100 đến 150 tấn hàng tiếp tế khác. Tất cả các máy bay của "cầu hàng không"này đều do Mỹ giúp".

        Không chỉ giúp máy bay, Mỹ còn cung cấp cả người lái. Các Phỉ công Mỹ đã âm thầm thực hiện gần 700 phi vụ tại Điện Biên Phủ, trong cuộc chiến được họ mô tả là ''một trong những trận đánh vĩ đại của thế kỷ 20". Bởi thế, vai trò của 37 Phi công Hoa Kỳ trong cuộc bao vây 57 ngày ở Điện Biên Phủ năm 1954 từ trước tới nay còn là một bí mật, rất ít người biết tới.

        Thậm chí, khi Điện Biên Phủ có nguy cơ thất thủ, Đô đốc Arthur W.Radford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đầ soạn ra kế hoạch can thiệp quân sự trực tiếp vào Việt Nam. Bản kế hoạch tuyệt mật này được gọi là "Chiến dịch Kền Kền" (Operation Vulture). Theo đó, Mỹ sẽ dùng 60 máy bay ném bom hạng nặng B-29 Superfort (mỗi chiếc có thể chở 8 tận bom) cất cánh từ cần cứ không quân Clark Field ở Philippines để ném bom rải thảm, mỗi đợt khoảng 450 tấn bom, xuống các„vị trí của bộ đội Việt Nam ở Điện Biên Phủ, đồng thời dùng 150 máy bay chiến đấu (từ các hàng không mẫu hạm của Hạm đội số 7 hoạt động trong Vịnh Bắc Bộ) để hộ tống các máy bay ném bom nói trên...

        Để che giấu bàn tay can thiệp của Mỹ, Radford đề nghị xoá bỏ phù hiệu của không quân Mỹ trên thân máy bay và lập một phi đoàn tình nguyện quốc tế, bằng cách thuê Phi công thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Ngoài loại bom thường (mỗi quả nặng 2 tấn), Radford còn đề nghị sử dụng 3 quả bom nguyên tử chiến thuật (tactical atomic bombs). Theo các chuyên gia của Lầu Năm Góc tính toán thì "Chỉ cần 3 quả bom nguyên tử chiến thuật sử dụng cho .đúng, thì cũng đủ nghiền nát lực lượng Việt Minh ở Điện Biên Phủ".

        Kế hoạch tuyệt mật trên của Radford đã được Tổng thống Mỹ Eisenhower, Phó Tổng thống Nixon, Dulles, Tướng Nathan F.Twining (Tham mull trưởng Không quân Mỹ)... tán thành. Rất may, khi đại diện phe "diều hâu" Mỹ hồi ấy là Ngoại trưởng Dulles và Chủ tịch Hội dồng Tham mưu trưởng liên quân Raford khỉ đưa "Chiến dịch Kền kền" ra thăm dò tại Quốc hội đã bị phản đối. Hầu hết các nghị sĩ đều lắc dầu, bởi họ sợ phải đưa lục quân vào Việt Nam và rơi vào một cuộc chiến tranh nữa giống như ở bán đảo Triều Tiên vừa đình chiến. Lyndon Johnson, thủ lĩnh phe đa số trongThượng viện Mỹ, nhấn mạnh: Thứ vũ khỉ này sẽ quét sạch quân đội của cả hai phe. vì không thể tính được báo nhiêu đơn vị lính Pháp có thể sống sót trong một cuộc tấn công bẵng bom nguyên tử. Ngay Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Raford cũng không được các Tham mưu trưởng đồng thuận. Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ là tướng Matthew Ridgway cũng đã kiên quyết phản đối việc đưa bộ binh vào Đông Dương! Các nghị sĩ đã đặt điều kiện: Quốc hội sẽ không ủng hộ việc Mỹ can thiệp quân sự vào Việt Nam chừng nào Chính phủ không được các đồng minh, đặc biệt là nước Anh, cam kết có hành động chung.

        Nhưng ngày đó nước Anh, một đồng minh thân cận của Mỹ cũng không ủng hộ "Chiến dịch Kền kền". Họ chỉ mong chiến tranh Đông Dương sớm kết thúc, thông qua đàm phán ở Genève... Trong khỉ Mỹ thì muốn có hành động tập thể dựa trên một thỏa thuận chính trị với nước Pháp và nước Anh.

        Nếu "Chiến dịch Kền kền" được Mỹ thực hiện, Việt Nam sẽ phải chịu thảm họa hạt nhân như Nhật Bản 9 năm trước đó. Chẳng ai biết được hậu quả khôn lường, khi những quả bom nguyên tử được Mỹ ném xuống, sẽ có thêm bao nhiêu nạn nhân của thứ vũ khí khủng khiếp ấy?

        Nỗ lực cuối cùng của Không quân Mỹ trước khi Điện Bỉên Phủ thất thủ một ngày, là cử 2 tổ lái C-119 bay tầm thấp để thả đồ tiếp tế xuống Hồng Cúm vào sáng ngày 6 tháng 5. Pháo cao xạ Việt Minh đã đón sẵn bằng lưới lửa phòng không dày đặc. Chiếc C-119 do phi công Art Wilson lái chính bị bắn trúng đuôi. Wilson mất kiếm soát nhưng vẫn trốn thoát và hạ cánh được xuống sân bay Cát Bi. Chiếc do McGovern lái chính bị bắn trúng động cơ và đuôi. Cả McGovern và lái phụ đã thiệt mạng vì chính lượng đạn dược mà họ chở trên máy bay...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2015, 08:24:53 am »


 
Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon thị sát Việt Nam năm 1953


Quân Pháp đang chờ tiếp tế từ cầu hàng không của Không quân Mỹ tại Điện Biên Phủ, năm 1954


Pháo đài bay B-29 Không quân Mỹ tham gia cứu viện quân Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954.


Máy bay vận tải C-119 của Không quân Mỹ tham gia cứu viện quân Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954.


Tổng thống thứ 34 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Dwight D.Eisenhower và Đô đốc Arthur W.Radford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - Những người quyết định sự can thiệp của Mỹ tại Điện Biên Phủ, giai đoạn 1953 -1954.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2015, 08:33:17 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2015, 08:54:00 am »

 
 
THƯỢNG TƯỚNG ĐÀO ĐÌNH LUYỆN - NGƯỜI ANH CẢ CỦA PHI CÔNG TIÊM KÍCH VIỆT NAM VÀ ĐỐI THỦ ĐÁNG KÍNH NỂ CỦA PHI CÔNG MỸ TRÊN BẦU TRỜI

        Thượng tướng Đào Đình Luyện (1929 - 1999), Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam - Là người đã đi suốt chiều dài các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; trực tiếp tham gia các trận đánh lớn và chiến dịch tiêu biểu nhất của Quân đội ta: Chiến dịch Thu Đông 1947, chiến dịch Biên giới 1950, chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, chiến tranh phá hoại của Không quân Mỹ (1964 - 1968), chiến dịch chống pháo đài bay B.52 của Mỹ (1972) và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975)... Ông là một vị tướng nổi tiếng trí dũng và nhân nghĩa.

        Căn cứ những tài liệu do thân nhân gia đình cố Thượng tướng Đào Đình Luyện cung cấp, chúng tôi xin phép được biên soạn lại, giới thiệu phần đóng góp của ông liên quan đến chủ đề "Phi công Mỹ ở Việt Nam". Bởi Đào Đình Luyện là người được Quân đội cử đi phụ trách và trực tiếp học lái máy bay chiến đấu lớp đầu tiên; đồng thời, cũng là Trung đoàn Trưởng Trung đoàn Không quân tiêm kích dầu tiên của Việt Nam. ông đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh kiêm Chính ủy Binh chủng Không quân trong thời gian cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Không quân Mỹ ác liệt nhất... Đào Đình Luyện rất xứng đáng được dồng đội tôn vinhfl là "Người anh cả" của "gia đình" Phi công tiêm kích Việt Nam.

        Nói cách khác, Tướng Đào Đình Luyện là Tư lệnh của những chiếc MIG - đối thủ trực tiếp và đáng kính nể của các Phi công Mỹ trên bầu trời Việt Nam trong chiến tranh... Ông đã trực tiếp chỉ huy hàng trăm trận không chiến ác liệt và nổi tiếng nhất giữa lực lượng Không quân non trẻ của Việt Nam với lực lượng Không quân nhà nghề Mỹ - một đối tượng tác chiến dày dạn kinh nghiệm, có số lượng đông, được huấn luyện bài bản, có trang bị kỹ thuật hiện đại bậc nhất thế giới, và Tướng Không quân Đào Đình Luyện đã dành thắng lợi, khiến cho đối phương phải "tâm phục khẩu phục".

        Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân tiêm kích dâu tiên của Việt Nam

        Đào Đình Luyện, tên thật là Đào Mạnh Hùng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1929 tại làng Phụng Công, xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, trong một gia đình nhà Nho nghèo, có truyền thống Cách mạng. Bố đẻ là Đào Văn Huống và chú ruột là Đào Văn Hiển đều là Đảng viên cộng sản 1930. Từ nhỏ, cậu bé Hùng đã tỏ rõ sự thông minh hơn người, có trí nhớ tốt và học rất giỏi; hết trường làng, lên trường huyện và trường tỉnh Thái Bình..

        Tháng 8 năm 1945, trong không khí hào hùng của Mùa Thu Cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, khi mới 16 tuồi, anh thanh niên Đào Mạnh Hùng đã đổi tên thành Đào Đình Luyện và xung phong vào bộ đội. Chỉ vài tháng sau, vào tháng 10 năm 1945, Đào Đình Luyện đã vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. và dù còn rất trẻ, nhưng nhữhg năm 1945 - 1946 anh đã thoát ly gia đình và được giao giữ chức vụ Chính trị viên Trung đội Bộ đội địa phương tinh Thái Bình.

        Kháng chiến bùng nổ, Đào Đình Luyện cùng đơn vị hành quân đi chiến đấu và trực tiếp tham gia những trận đánh ác liệt nhẵt trong 9 năm chống Pháp. Từ năm 1947 đến 1952 Đào Đình Luyện là Chính trị viên Đại đội 247, Chính trị viên Tiểu đoàn 11 Đại đoàn 308. Tháng 3 năm 1953, là Phó Chính ủy rồi Chính ủy Trung đoàn 141, Đại đoàn 312 sau đó là Phó Chủ nhiệm Chính trị rồi tham mưu trưởng Đại đoàn 312... Trong gần chục năm xa nhà ấy, Đào Đình Luyện không một lần về thăm, cũng không nhắn gửl và thư từ. Gia đình chỉ biết anh còn sống và trưởng thành rất nhanh, qua tin tức của bạn bè, đồng đội: Từ một chính trị viên Trung đội bộ đội địa phương trở thành Chính trị viên Đại đội, Tiểu đoàn, rồi Phó chủ nhiệm Chính trị, Tham mưu trưởng Đại đoàn...

        Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại, bà con Quỳnh Phụ Thái Bình cùng gia đình và người vợ thủy chung đã vui mừng và vinh dự được đón Đào Đình Luyện - một cán bộ chỉ huy dũng cảm và mưu trí của Quân đội về thăm quê.

        Để chuẩn bị đội ngũ xây dựhg lực lượng cho binh chủng mới, ngay sau Chiến thắng Điện Biện Phủ "lừhg lẫy nắm châu chấn động địa cầu", Việt Nam đã bắt dầu lựa chọn những cán bộ, sĩ quan, thanh niên ưu tú nhất, gửi ra nước ngoài đào tạo phi công, để chuẩn bị việc thành lập lực lượng Không quân nhân dân.

        Tháng 3 năm 1956, đã có 110 người Việt Nam dầu tiên, được chọn lựa kỹ càng từ nhiều đơn vị, để đi ra nước ngoài học lái máy bay quân sự. và Đào Đình Luyện cũng là cái tên dầu tiên được xếp trong danh sách ấy. Nguyên là Tham mưu trưởng một Đại đoàn nổi tiếng, thời gian dầu, anh được giao nhiệm vụ chỉ huy nhóm học viên phi công phi công lái máy bay ném bom loại Tu-2, ở Học viện Không quân số 2 (Trường Xuân, Trung Quốc). Một nhóm khác gồm 50 người do dồng chí Phạm Dung phụ trách cử đi học lái máy bay tiêm kích MỈG-17. Một nhóm nữa, do đồng chí Phạm Đình Cương phụ trách đi học lái máy bay vận tái Ilyushhin 11-14 và Li-2 ở Liên xô... Một thời gian sau, do yêu cầu của cấp trên, đồng chí Phạm Duhg được giao nhiệm vụ phụ trách nhóm huấn luyện máy bay Li-2 và trực thăng Mi-4; nên toàn bộ các học viên lái tiêm kích MiG-17 đã được giao lại cho Đào Đình Luyện phụ trách cho đến hết khóa học.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2015, 08:56:20 am »

        Sau này, Đại tá Lưu Huy Chao, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cựu học viên lái máy bay tiêm kích MiG-17 đã kể lại nhữhg câu chuyện thú vị: Chúng tôi được lệnh tập trung về Cát Bi (Hải Phòng) để học lý luận chính trị và ngoại ngữ cấp tốc trong thời gian một tháng rưỡi. Thời gian quá ngắn, chỉ đủ để nhớ được mấy tiếng chào hỏi thông thường, chứ đừhg nói gì đến thuật ngữ kỹ thuật chuyên môn hiện đại. Rồi mỗi anh được cấp trên cho tranh thủ 5 ngày phép về thăm nhà, để tạm biệt cha mẹ vợ con, nhưng với yêu cầu bí mật không được tiết lộ chuyện đi học làm phi công, mà phải nói tránh là "công tác xa dài ngày". Trước khi chính thức sang Trung Quốc, mỗi người được phát một chiếc va ly da và bộ đồ công nhân màu xanh. Tới Bằng Tường, chúng tôi chuyển tàu đến Học viện Không quân số 3 ở tỉnh Liêu Ninh - Trung Quốc. Hồi đó, đây là nơi đào tạo phi công cho các nước Triều Tiên, Anbani và Việt Nam...

        Cuối tuần, học viên thường được phép ra ngoài phố "xả hơi". Dù ngoại ngữ bập bõm, muốn diễn đạt điều gì với dân địa phương, phải vừa nói vừa ra hiệu hết sức vất vả, mà người nghe vẫn không hiểu, nhưng chúng tôi vẫn thích đi. Nhiều lần, mấy anh em còn liều lĩnh rủ nhau nhảy tàu lên tận Bắc Kinh chơi.

        Ngày đó, người ta bảo cứ thấy mấy anh chàng mặc đồ học viên bay, đi nghênh ngang ngoài phố, ngó nghiêng, chỉ chỏ... thì đích thị là bộ đội Việt Nam. còn nhớ, học viên Trần Đình Lộc, ngoại ngữ kém, nhưng lại hay la cả nhất, có lần bị công an bạn bắt vào đồn. Sau họ biết là học viên trường không quân nên mới được thả ra.

        Một lần vào dịp Tết Nguyên đán, theo phong tục truyền thống, chúng tôi kéo xuống khu gia đình giáo viên chúc Tết. Thấy một phụ nữ đang bế cháu bé chừhg mấy tháng tuổi. Một anh bạo mồm, ra vẻ thành thạo ngoại ngữ, đã vồn vã chào hỏi rất lễ phép. Nhưhg chỉ thấy chủ nhà lắc đầu cười muốn rơi nước mắt. Thì ra, cấu trúc ngữ pháp tiếng Trung Quốc ngược với tiếng Việt. Lẽ ra, anh bạn phải nói: "Đây có phải là con của thầy giáo không?", thì anh ấy lại hỏi: "Đây có phải là con tôi không?"

        Một lần khác, nhân ngày nghỉ các học viên được thông báo: Tất cả chuẩn bị đi "bắt rận cho cừu"! Sao lại là "bắt rận cho cừu'? ở đây làm gì có cừu mà bắt rận nhỉ? Thì ra, người địa phương nói "bải chai", có nghĩa là "cải trắng". Đi thu hoạch cải trắng, mà lại bị dịch là "bắn rận cho cừu" thì đúng là chuyện dở khóc dở cười thật.

        Nhưng đó là một thế hệ học viên phi công tiêm kích mang tính lịch sử. Nhiều người trong số họ thực sự là "nhữhg anh nông dân được vinh dự ngồi lên buồng lái máy bay phản lực". Hầu hết họ là những anh trai làng giàu nhiệt tình Cách mạng, hầng hái đi tham gia kháng chiến, văn hóa trung bình thường mới chỉ học xong lớp 7 đã là may mắn lắm.

        Học viên Nguyễn Văn Bảy, người miền Nam tập kết, là một ví dụ điển hình như thế. Trước hết, là vấn đề thử thách của tiền đình với sức khỏe. Dù đã tập luyện nhiều tháng trời với chiếc vòng xoay 360 độ, nhưhg suốt 7 năm học, mỗi khi lên máy bay, Bảy vẫn phải mang theo bên mình một cái ruột quả bóng đá, được khoét một lỗ miệng rộng để thay túi chứa đồ nôn thoải mái... vậy nhưng, Nguyễn Văn Bảy vẫn kiên quyết không bỏ cuộc, chấp nhận thử thách cho tới năm cuối cùng thì hiện tượng anh bị nôn mỗi khi mấy bay cất cánh mới hết. Thứ hai, là vấn đề trình độ văn hóa của Bảy rất hạn chế. Nghe nói, khi được tuyển đi học phi công anh đã không giấu giếm là mình xuất thân "Hai Lúa", văn hóa mới chỉ được học tương đương... lớp 4. Bởi thế, dù các chuyên gia đã giảng giải rất cặn kẽ, mà anh Bảy vẫn không sao hiểu được định luật Béc-nu-li (Bernoulli): Thế nào khí động học, là cơ học chất lưu (hay còn được gọi là cơ học thủy khí), thế nào là sự cân bằng và chuyển động của các phần tử vật chất vô cùng nhỏ, có thể dễ dàng di chuyển và va chạm với nhau trong không gian? Mãi sau này, trong một trận chiến đấu ác liệt với Không quân Mỹ, máy bay của anh bị thủng một lỗ to bằng bàn tay xòe cạnh buồng lái. Theo phản xạ, Bảy lấy tay bịt lại lỗ thủng, ngay lập tức, anh bị gió hút chặt như muốn kéo tuột cả người ra ngoài...

        Sau lần may mắn hút chết ậy, anh Bảy cười và tuyên bố: "Giờ thì tao đã hiểu thế nào là định luật Béc-nu-li rồi!" và anh "Hai Lúa" Nguyễn Văn Bảy đã làm được điều phi thường, nổi tiếng cả thế giới: Bắn rơi 7 máy bay Mỹ, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân!...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM