Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:25:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công Mỹ ở Việt Nam  (Đọc 73342 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2015, 05:30:02 am »

   
        - Tên sách: Phi công Mỹ ở Việt Nam
        - Tác giả: Đặng Vương Hưng
        - Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Công an nhân dân
        - Năm xuất bản: 2014
        - Số hóa: Giangtvx


Giây phút sung sướng tột cùng của các tù binh Phi công Mỹ, sau khi họ được trao trả theo Hiệp định Paris; máy bay đã cất cánh tại sân bay Gia Lâm và bay lên bầu trời Hà Nội... tháng 2 năm 1973. (Nguön: CCB Mỹ).
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Ba, 2020, 09:39:06 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2015, 05:22:54 pm »








Họa bản Báo "Việt Nam Độc Lập" số 2, ra ngày 25-6-1945, cơ quan tuyên truyền của Việt Minh Cao - Bắc - Lạng; với chủ đề "Cứu phi công Mỹ". (Nguồn: Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2015, 05:33:19 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2015, 08:04:07 am »

   
 
Trung tướng, Tiến sĩ Khoa học Đoàn Sinh Hưởng, Anh hùng LL VTND, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Mãi mãi tuổi 20, cùng Đại tá Đào Chí Công trao tượng trưng một số tư liệu về vãn đề "Phi công Mỹ ở Việt Nam" của gia đình Thượng tướng Đào Đình Luyện cho Nhà xuất bản Công an nhân dân.


Thiếu tướng Phạm Văn Dần, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục III - Bộ Công an (đứng giữa) cùng một số nhân chứng của Vụ tập kích Sơn Tây - năm 1970: Đồng đền Đặng Thị Mát, CCB Bùi Nguyễn Hải Yến, Thủ đền Trần Thị Liên và tác giả cuốn sách.Ảnh chụp trước dẩu tích cổng trại giam bí mật tù binh Phi công Mỹ tại Xã Tắc - Sơn Tây, năm 2013).


TRÂN TRỌNG CÙNG BẠN ĐỌC !

        Vấn đề "Tù binh Phi công Mỹ ở Việt Nam" từ lâu đã được dư luận Mỹ và cả thế giới đặc biẹt quan tâm. Tuy nhiên, bởi nhiều lý do liên quan đến bí mật quân sự, đến công tác ngoại giao và an ninh quốc gia... mà đề tài nay trong suốt một thời gian dài khi đất nước có chiến tranh, nhất là trong Kháng chiến chống Mỹ, luôn được các tác giả Việt Nam coi là "nhạy cảm" và rất ít được nói đến trong các tác phẩm phát hành công khaỉ.

        Thi hành Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại Hòa bình ở Việt Nam, năm 1973, hàng trăm tù binh Phi công Mỹ đã được Chính phủ Việt Nam trao trả cho Chính phủ Hoa Kỳ tại sân bay Gia Lâm - Hà Nội. Đã hơn 40 nầm trôi qua (1973 - 2013) nhưng sự thật về những "Phi công Mỹ ở Việt Nam" dường như vẫn là một câu hỏi lớn, mà chúng ta còn nợ câu trả lời cho các thế hệ bạn đọc hôm nay.

        Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, cùng với việc xây dựng đất nước trong hoà bình, với truyền thống nhân đạo, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam đã tích cực hợp tác với phía Hoa Kỳ để tổ chức các cuộc tìm kiếm những người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Nhiều bộ hài cốt Phi công Mỹ đã được tìm thấy, xác định rõ danh tính và bàn giao cho phía Hoa Kỳ.

        Nhu cầu của bạn đọc luôn mong muốn được tìm hiểu sự thật và khám phá những bí mật của lịch sử, trong đó có vấn đề "Tù binh Phi công Mỹ", ví dụ: Viên Phi công Mỹ nào bị bắn rơi đầu tiên ở Việt Nam? Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã khởi đầu cho lịch sử quan hệ Việt - Mỹ như thế nào? Trong thời gian chiến tranh, Phi công Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam bị bắt làm tù binh đã được giam giữ ở những đâu? Họ được ăn ở, sinh hoạt và đổi xử như thế nào? Đặc biệt, Lầu Năm Góc đã tổ chức một cuộc tập kích đường không quy mô và rất kỳ công để giải cứu tù binh Phi công Mỹ, nhưng bất thành ra sao? Kỷ niệm tròn 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, còn những điều bí mật "động trời" nào cần làm sáng tỏ?...
 

        Nhà văn Đặng Vương Hưng, tác giả của cuốn sách này, từng là một nhà báo chuyên viết phóng sự và tư liệu về đề tài chien tranh. Ông là tác giả ý tưởng, người khởi xướng và trực tiếp tổ chức nhiều cuộc vận động độc đáo: Sưu tầm và Giới thiệu những kỷ vật kháng chiến (2008 - 2010) của Bộ Quốc phòng; sưu tầm và Tuyên truyền Kỷ vật lịch sử công an nhân dân (2012 -2015) của Bộ Công an... Do yêu cầu công việc, tác giả đã có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với nhiều nhân chứng, tài liệu "tuyệt mật" một thời của cả phía Việt Nam và phía Mỹ.

        Với mong muốn cung cấp cho bạn đọc một số thông tin "hậu trường chính trị", nhưng lại mang tính ''bên lề sân cỏ", góp phần "giải mã" cho nhữhg bí mật nêu trên, Nhà văn Đặng vương Hưng đã dành tâm huyết nhiều năm để hoàn thành cuốn sách này, với nhữhg chi tiết đời thường thú vị, nhưng mang tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc.

        Ví dụ, phần tác giả viết về di tích nhà tù Hỏa Lò, được tóm tắt giới thiệu như sau: Trong kháng chiến chống Mỹ, hàng chục năm liên tục, nơi đây được coi là một trong những địa chi được bảo vệ nghiêm ngặt và bí mật nhất ở Hà Nội. Đó là nơi đã từng giam giữ hàng trăm Phi công Mỹ bị bắt trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng hiểu được "sự thật đằng sau bức tường đá" một thời: cơ cấu tổ chức của trại tù binh Phi công Mỹ ở Hòa Lò hồi ấy như thế nào? Có phải tù binh Phi công Mỹ tại Hỏa Lò được ăn uống theo chế độ "đặc táo"? Họ được tạo điều kiện chơi thể thao, thưởng thức văn nghệ, tham quan danh lam thắng cảnh của Thủ đô ra sao? Những tù binh Phi công Mỹ nào đã được mời tham gia đóng phim cho Việt Nam? Và cả chuyện một nữ tù binh duy nhất ở Hoả Lò, xinh đẹp, đỏng đảnh với bức thư gửi ông Trưởng trại để xin... nuôi một con mèo!

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2015, 01:38:53 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2015, 03:08:31 am »

        Và ví dụ, phần viết về sự tham chiến bí mật của các Phi công Mỹ cùng với quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954: Từ đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, đặc biệt là dưới thời Tổng thống D.Eisenhower, chính quyền Mỹ đã bí mật chi hàng tỷ đô la hậu thuẫn cho cuộc chiến tranh Đông Dương. Hàng trăm máy bay Mỹ được xóa phù hiệu để sơn cờ Pháp. Họ lập "cầu hàng không” chuyên chở hàng ngàn tấn vũ khí và hàng hóa tiếp tế cho Điện Biên Phủ. Thậm chí, trước khi tập đoàn cứ điểm này bị thất thủ, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng một kế hoạch tuyệt mật: Ném 3 quả bom nguyên tử xuống Điẹn Biên Phủ, để tiêu diệt toàn bộ quân đội Việt Minh tại đây... Nhưng vì sao âm mưu của họ lại bất thành? Câu trả lời cũng đã có trong cuốn sách này.

        Trên tinh thần tôn trọng sự thật của lịch sử, Nhà văn Đặng Vương Hưng đã cố gắng cung cấp cho bạn đọc cái nhìn trung thực, khách quan và từ nhiều phía. Trong cuốn sách này, ngoài phần nội dung chính đã có từ phiên bản 2010, nay được cập nhật thêm nhữhg tư liệu mới... Chúng tôi xin đưa thêm phần phụ lục "Những góc nhìn từ nhiều phía, khi kẻ thù trở thành... bè bạn"... gồm một số bài viết về Phí công Mỹ ở Việt Nam đã đăng tải trên báo chí, do các đồng nghiệp thực hiện, và lần dầu tiên, chúng tôi biên soạn đưa vào cuốn sách một tài liệu hết sức thú vị: Bức thư của Đại tướng Ronald Robert Fogleman, cựu Chỉ huy trưởng Lực lượng Không quân Mỹ, gửi Trung tá Trần Sự, nguyên Chi huy trưởng Mặt trận Quảng Binh (1968), với nội dung như một lời xin lỗi muộn mằn người dân Việt Nam sau chiến tranh. Một số tư liệu và ảnh trong cuốn sách, được tác giả sưu tầm từ nguồn Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Đặc biệt là phần ảnh tư liệu minh họa do Đại tá Trần Trọng Duyệt, nguyên Trại trưởng Trại giam Tù binh Mỹ cung cấp; tài liệu của ông Đặng Xuân Xiêm, nguyên Quản giáo Trại giam tù binh Phi công Mỹ gủi tặng; tài liệu của thân nhân gia đình cố Thượng tướng Đào Đình Luyện và của Đồng đền Đặng Thị Mát ở Ba Vì bổ sung...

        Đầu năm 2010, "Phị công Mỹ ở Việt Narri" đã được ỉn thử nghiệm với số lượng hạn chế, để phát hành mang tính thăm dò ý kiến bạn đọc. Trân trọng cảm ơn Hội đồng Quản lý Quỹ "Mãi mãi tuổi 20" Bảo tàng Phòng không - Không quân, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu, sưu tầm và đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, ủng hộ và giúp đỡ để bản in chinh thức cuốn sách này được ra mắt độc giả. Đây là một món quà rất ý nghĩa, nhân kỷ niệm tròn 40 năm sự kiến trao trả tù binh Phi công Mỹ bị bắt trong chiến tranh Việt Nam (1973 - 2013); tiến tới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 60 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2014); 70 năm Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam và 70 năm Khởi đầu lịch sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1944 - 2014)...

        So với bản in thử nghiệm 2010, phiên bản mới ấn hành 2014 đã được sửa chữa và bổ sung thêm gần trăm trang sách; đặc biệt, là phần tư liệu về "Người anh cả" của Lực lượng Phi công tiếm kích Việt Nam, về Những chuyến bay "tuyệt mật" của các Phi công Mỹ trong "Cuộc chiến tranh thời tiết" và Đoạn cuối sách: "Hậu cuộc trao trả tù binh phi công Mỹ tại Gia Lâm 1973"... Khổ sách cũng được trình bày lớn hơn và bìa sách có cả nội dung giới thiệu tóm tắt bằng Anh ngữ.

        Tuy nhiên, vì Phi công Mỹ ở Việt Nam là một vấn đề lớn, mà lại đước gói gọn trong mọt cuốn sách nhỏ, nên mặc dù Tác giả và Nhà xuất bản đã cố gắng hết mức, nhưng chắc chắn vẫn không thể tránh khỏi nhữhg khiếm khuyết.

        Chúng tôi kính mong được các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm, các đồng nghiệp và quý độc giả tiếp tục góp ý, bổ sung thêm để những lần tái bản tới, cuốn sách sẽ phục vụ bận đọc tốt hơn nữa!

Hà Nội, năm Giáp Ngọ - 2014                        

Thiếu tướng PHẠM VẨN DẦN                          
(Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục III - Bộ Công an)        

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2015, 03:26:11 am gửi bởi Giangtvx » Logged

huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2015, 07:32:48 am »

Anh Giang thức sớm thế !!!!!!!
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2015, 09:32:45 am »


LÃNH TỤ HỒ CHÍ MINH VẢ NHỮNG PHI CÔNG MỸ ĐẦU TIÊN CÓ MẶT Ở VIỆT NAM

        Có một thời, đã lâu lắm rồi, Phi công Mỹ bị bắn rơi ở Việt Nam được coi là... đồng minh và là bạn của nhân dân Việt Nam!...

        (Nếu trong kháng chiến chống Mỹ mà có ai viết, hay nói như vậy, thì chắc chắn đó là cả một sự xúc phạm ghê gớm, một điều không thể chấp nhận và dễ dàng tha thứ được với bạn đọc Việt Nam!)

        Nhưng đó là một câu chuyện có thật, liên quan đến một giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc ta và Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sự kiện này mở dầu cho mối quan hệ bang giao Việt - Mỹ, khi Cách mạng Việt Nam đang còn non trẻ trong trứng nước, với muôn vàn khó khăn...

        Cũng nhờ câu chuyện có thật và sự kiện đó, mà chúng ta đã tập hợp và tranh thủ được sự giúp đỡ của những người bạn trong phe Đồng Minh chống Phát xít, góp phần cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công.

        Những Phi công Mỹ đầu tiên có mặt tại Việt Nam, đều xuất hiện trong nhữhg hoàn cảnh hết sức éo le và chẳng ai giống ai. Những bí mật về cuộc đời họ, còn nhiều chi tiết chưa được tiết lộ và còn rất ít được biết đến.

        Có lẽ, những chỉ tiết về cuộc đời và nhũng đóng góp của họ cho Cách mạng Việt Nam sẽ cần nhiều thời gian nữa cho chúng ta tiếp tục "giải mã" để bạn đọc tham khảo.

        Từ chuyện cứu một Phi công Mỹ nhảy dù tại Cao Bằng năm 1944...

        Tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn còn lưu giữ một họa bản của Báo "Việt Nam độc lập", cơ quan của Mặt trận Việt Minh Cao Bắc Lạng, do Lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập và điều hành. Trong tờ báo này có một phụ bản rất độc đáo. Đó là một tranh vẽ gồm 8 bức hình liên hoàn, hướng dẫn nhân dân cách cứu Phi công Mỹ. Nội dung mô tả theo trình tự từ lúc phát hiện ra máy bay Mỹ bị quân Nhật bắn rơi, thấy dù của Phi công trên trời xuống, đến lúc giúp Phi công Mỹ chọn cất dù, cải trang rồi đưa vào chiến khu giao cho đoàn thể... Phía trên những bức tranh liên hoàn ấy có vẽ hai lá cờ: sao vạch của Hoa Kỳ và cờ đỏ sao vàng của Việt Minh, ở giữa hai lá cờ lại có một câu thơ: "Quắn đội Mỹ là bạn ta / Cứu Phi công Mỹ mới là Việt Minh". Bức tranh và câu thơ này đến nay vẫn được coi là do Lãnh tụ Hồ Chí Minh trực tiếp vẽ. Không chỉ vẽ tranh, mà Người còn yêu cầu dựng những tiểu phẩm kịch, tả lại cách cứu Phi công Mỹ, để các đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh đi diễn trong các buổi sinh họạt văn nghệ của dân vùng giải phóng, vừa vui lại vừa cho dân dễ nhớ và dễ làm theo... Những chi tiết nêu trên, có liên quan đến một câu chuyện thú vị, xảy ra cách đây đã gần tròn 70 năm...

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2015, 08:40:16 am »

        Khoảng tháng 10 năm 1944, trong khi làm nhiệm vụ lái chiếc máy bay B-25 bay trên vùng trời biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Trung uý Phi công Mỹ tên là William Shaw đã bị quân Nhật bắn rơi xuống xã Đề Thám (có tài liệu nói rơi xuống xã Vĩnh Quang) huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. Đó là vùng chiến khu của Mặt trận Việt Minh - một tổ chức do Lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập, không những tập hợp mọi lực lượng trong nước, mà còn liên kết với các tổ chức ngoài nước, với đại diện của các nước phe Đồng Minh trong mặt trận chống phát xít. Bởi thế, Người đã chỉ thị cho các lực lượng phải tìm bằng được viên phi công Mỹ bị ấy, rồi bảo vệ, chăm sóc cẩn trọng và tìm cách đưa về Pác Bó: "Khi ở trên trời là người của họ, xuổng đây là khách cùa ta, phải đón tiếp chu đáo"...

        Dù sự kiện trên đã diễn ra gần 70 năm trước, nhưng ở thành phố Cao Bằng, vào thời điểm cuối năm 2012, vẫn còn hai nhân chứng sống cuối cùng, là cụ Hoàng Nam Cường và cụ Hoàng Tuấn Sơn, đều đã gần 100 tuổi, nhưng trí nhớ của các cụ vẫn cực kỳ minh mẫn. Nhà báo Hà Huy Hoàng, người trực tiếp nghe các nhân chứng kể lại câu chuyện trên đã viết trên báo "Thế giới và Việt Nam"...

        Đến đầu xã Đề Thám, anh Lê Bá Vũ, Giám đốc Sở Ngoại vụ Cao Bằng bảo lái xe dừng lại để hỏi thăm đường vào nhà cụ Hoàng Nam Cường. Theo chi dẫn, chúng tôi men theo con đường làng đến ngôi nhà cấp 4, mái lợp ngói âm dương nằm lọt thỏm giữa vườn cây. Thấy có khách đến thăm, cụ Hoàng Nam Cường, lão thành Cách mạng đang nằm nghe đài từ từ nhỏm dậy tiếp khách. Sau khi nghe anh Vũ trình bày có nhà báo ở Hà Nội lên muốn được nghe cụ kể lại việc nuôi, giấu viên phi công Mỹ rơi ở cánh đồng Bản Ngần năm 1944, cụ cười móm mém bảo: Chuyện khác thì tôi không nhớ, nhưng chuyện cho cái tay phi công Mỹ mặc áo Thổ, đầu đội mũ nồi, cải trang đi trốn thì tôi vẫn nhớ như hôm qua thôi: Đầu năm 1944, quân đội Nhật, Pháp vẫn xâm chiếm nước ta, quân Việt Minh thì vẫn đang còn hoạt động nửa bỉ mật, nửa công khai. Tôi nhớ lúc đó đang là mùa gặt khoảng tháng 10 năm 1944, vào khoảng 4-5 giờ chiều, có một máy bay lượn vòng tròn trên bầu trời thị xã Cao Bằng, sau đó nghe một loạt tiếng súng nổ, một lúc sau thì thấy chiếc máy bay lao xuống cánh đồng Bản Ngần... Anh em được lệnh tìm đến chỗ máy bay rơi thì một người dân gặt lúa gần đó nói rằng phi công đang nấp trong ngôi chùa của làng. Anh em vào chùa tìm nhung không thấy, nhìn quanh thì phát hiện những vết giầy đi ra phía sau chùa. Đoán chắc viên phi công thấy ở chùa không an toàn đã đi vào nấp trong khe núi, lúc này trời đã nhá nhem tối. Sáng hôm sau, một người của ta đi vào trong khe núi tìm viên phi công, vừa đi vừa huýt sáo báo hiệu... Lúc lâu sau, thấy viên phi công từ trong khe núi đi ra quỳ xuống giơ hai tay hàng. Sau đó giao nộp một con dao, một súng ngắn, một bao da đeo quanh người, trong có mấy loại tiền và thuổc men. Thời điểm đó, tôi vẫn đang hoạt động bí mật, nhưng được cấp trên giao phụ trách tổng Tượng Yên. Khi anh em dẫn phi công Mỹ về thì tôi được cơ sở báo là quân đội Nhật cũng đang đi truy lùng bắt phi công Mỹ. Để tránh bị phát hiện, tôi lấy một cái áo dài của dân tộc Thố bảo viên phi công mặc và đội chiếc mũ nồi lên đầu rồi rút lên núi. Do có tiền Đông Dương của phi công Mỹ mang theo, tôi nhờ bà con mua giúp một con gà luộc và nấu hai nắm cơm nếp cho viên phi công ăn. Vì ngày hôm trước nhịn đói, nên khi tôi đưa gà và cơm nếp cho ăn, viên phi công đã cầm ngay con gà luộc xé ăn một loáng đã hết... Theo lệnh của cấp trên, tổi hôm đó, tôi đưa viên phi công Mỹ tắt rừng đi về phía bờ sông để chờ anh Hoàng Tuấn Sơn đến đón. Trong khi ngồi chờ, viên phi công Mỹ ra hiệu hỏi tên tôi, nhưng vì giữ bí mật tôi không nói rõ họ tên, địa chỉ mà chỉ nói tên là Cường. Nghe nói gần đây con cháu viên phi công Mỹ đã lên Cao Bằng, khi tìm đến ngôi chùa Bản Ngần cứ đi hỏi người tên Cường nhưng không thấy... Có lẽ vì thời gian lâu quá rồi, nên cũng không ai nhớ và biết tôi đang sõng ở xã bên cạnh...

        Chúng tôi tìm đến nhà nhân chứng thứ hai: Cụ Hoàng Tuấn Sơn năm nay 95 tuổi, một trong những người lãnh đạo, tổ chức cướp chỉnh quyền năm 1945 ở Lạng sơn, sau này lại làm Chủ tịch ủy ban Hành chính tỉnh Cao Bằng. Trong ngôi nhà nhỏ ở phường Hợp Giang, thị xã Cao Bằng, ông cụ chậm rãi kể cho chúng tôi nghe câu chuyện 68 năm về trước:

        Năm 1944, tôi là cán bộ Liên Tỉnh ủy Cao Bắc Lạng được trên phân công phụ trách Cao Bằng. Khi được anh em báo tin máy bay Mỹ rơi và đã đưa được phi công đến nơi an toàn, tôi liền xuống đón để đưa về Liên Tỉnh ủy đóng ở Lam Sơn. Thời gian này phát xít Nhật khủng bố rất gắt gao, đi lại khó khăn vì vậy chúng tôi phải ngày nghỉ, đêm đi. Trước khi đi chúng tôi nấu cơm lam, làm thịt chim ngói bẫy được để đãi viên phi công Mỹ rồi lên đường. Đi bộ không quen, lại đi đêm nên viên phi công Mỹ đi rất chậm. Hôm sau đến một gia đình cơ sở, tôi nhờ họ vào thị xã mua hộ một đôi giày vải và một cái đèn pin về đưa cho viên phi công Mỹ. Bỏ được đôi giày cao cổ nặng trịch, đi đôi giày vải nhẹ nhõm, viên phi công tỏ ra rất phấn khởi liền tặng lại cho gia đình hộp kim chỉ mang theo. Để an toàn, tôi đã nhờ hai thanh niên trong làng đóng cho cái mảng để đi đường sông, trên mảng có kê một tấm ván cho viên phi công nằm. Chập tối chúng tôi bắt đầu lên đường, khi về gần đến Lam Sơn, chúng tôi lại bỏ mảng đi bộ tắt qua núi về làng tôi nằm gần Liên Tỉnh ủy. Về đẽn nhà, tôi bảo người nhà mổ gà làm cơm, cả nhà ai cũng ngạc nhiên vì lần đầu tiên có người ngoại quốc đến ăn ngủ ở nhà. Sáng hôm sau tôi đưa viên phi công lên trú ở một hang đá bên sườn núi, rồi về nhà viết thư đưa giao liên chuyển sang Liên Tỉnh ủy báo tin đã đưa được phi công Mỹ về, Tỉnh ủy cho người đến đón. Sau đó, ông Phạm Văn Đồng lúc đó là Cổ vấn cho Liên Tỉnh ủy Cao Bắc Lạng đã viẽt thư cho tôi báo rằng chiều tối đồng chí Bằng Giang sẽ đến đón. ông Phạm Văn Đồng còn cẩn thận viết riêng một lá thư bắng tiếng Anh gửi cho viên phi công Mỹ. Không biểt nội dung thế nào, nhưng tôi thấy viên phi công nằm ngâm nga đọc tỏ vẻ thích thú lắm. Chiều muộn, đồng chí Bằng Giang và một người nữa đến đón, viên phi công bịn rịn như không muốn đi. Trước khi chia tay, anh ta lấy khẩu súng ngắn và chiẽc đồng hồ đeo tay tặng tôi, nhưng tôi cám ơn, không nhận. Tiễn đồng chí Bằng Giang và viên phi công Mỹ ra tận đầu làng, tôi mới quay trở về, lúc này hoàng hôn buông xuống, bóng tối đã bắt đầu lan tỏa...
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Bảy, 2015, 08:52:51 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2015, 03:45:53 am »

        Vậy là, sau khoảng ba tuần leo đèo, lội suối, băng rừng ròng rã, vượt qua sự lùng sục bao vây của quân Nhật, Trung uý William Shaw - người Phi công Mỹ nói trên trên đã được đưa về Pác Bó gặp Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

        Sau này, Thượng tướng Phùng Thế Tài - người đầu tiên bảo vệ Bác Hồ từ khi Người về nước - đã kể lại tâm trạng của người Phi công Mỹ ngày đó trong một hồi ký của mình:

       "Sau gần một tháng trời miệng như câm, có tai như điếc, được gặp Bác, được nghe tiếng nói của quê hương xứ sở, viên Phi công Mỹ bàng hoàng sung sướng đến phát khóc. Anh ta hoàn toàn bất ngờ không hiểu tại sao giữa núi rừng của nước Việt Nam xa xôi này lại có cụ già trông rất quê mùa lại nói tiếng Anh giỏi đến thế. Ngạc nhiên hơn, anh còn biết cụ già này đã từng đặt chân đến nước Mỹ ngay từ khi anh ta còn chưa sinh ra trên đời.

        Tấm lòng nhân hậu của Lãnh tụ Hồ Chí Minh có tác dụng cảm hoá Trung uý William Shaw mạnh mẽ. Bác còn tặng người Phi công Mỹ này bản "Chương trình Việt Minh" đã được Người trực tiếp dịch ra tiếng Anh.

        Sau đó, Trung uý William Shaw đã trở thành "cầu nối" để lãnh tụ Hồ Chí Minh gặp tướng Claire Chennault (1893 - 1958), Tư lệnh Không đoàn 14, có biệt danh là đơn vị "Hổ Bay" của Mỹ, đại diện cho lực lượng Đồng Minh tại vùng Hoa Nam (Trung Quốc).

        ...Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã cùng viên tù binh phi công Mỹ đầu tiên bị bắn rơi ở Việt Nam vượt ngàn cây số, để kết nối với Tướng Không quân Mỹ - đại diện quân Đồng Minh như thế nào?...

        Để có cuộc gặp "không hẹn trước" với viên tướng Mỹ Claire Chennault kể trên, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đẫ phải đi giày cỏ, theo đường bộ, vượt hàng ngàn kilômét từ Pác Bó (Việt Nam) tới Côn Minh (Trung Quốc), trong sự kiểm soát gắt gao của các lực lượng thù địch.

        Khi tới Côn Minh, với cái cớ cần trao trả cho phe Đồng Minh viên Trung uý Phi công William Shaw được Việt Minh cứu sống khi máy bay bị quân Nhật bắn rơi trên chiến trường Bắc Đông Dương, Bác Hồ đã tìm gặp một số người Mỹ, để thăm dò và vận động sự công nhận đối với tổ chức Việt Minh như một thành viên trong lực lượng chống Phát xít. Trong số đó có Charles Fenn - một sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ được phái đến Côn Minh, làm nhiệm vụ tại cơ quan Hỗ trợ cho Không quân tại mặt đất (AGAS).

        Chỉ sau một lần tiếp xúc, Charles Fenn đã bị Lãnh tụ Hồ Chí Minh chinh phục hoàn toàn, ông rất cảm tình với Mặt trận Việt Minh. Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đề nghị Charles Fenn giúp đỡ giới thiệu để trực tiếp gặp và hội đàm với Tướng Claire Lee Chennault, Tư lệnh đơn vị mang biệt hiệu "Hổ Bay" {The Flying Tigerổ) của Mỹ, đang đóng bản doanh tại vùng Hoa Nam Trung Quốc, cũng là người đại diện cao nhất của quân ừồng Minh tại khu vực.

        Tướng Chennault đã rất cảm động về sự giúp đỡ của Mặt trận Việt Minh đối với Trung uý Phi công Shaw. Có lẽ, ông đã nhận thấy trong lời nói của Hồ Chí Minh là quyết tâm của một dân tộc yêu chuộng hoà bình, đứng về phe Đồng Minh chống phát xít: "Hiện nay phong trào du kích của chúng tôi tuy đang lên rất cao nhưng vũ khí, thuõc men rất thiếu thổn. Chúng tôi đề nghị các ngài tạo điều kiện giúp đỡ để hai nước chúng ta có điều kiện mau chóng đánh bại phát xít Nhật..." Thái độ chân tình, thẵng thân của Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chinh phục được Chennault. Viên tướng Mỹ này đã hoàn toàn ủng hộ các đề xuất và hứa sẽ sẵn sàng giúp đỡ. Hai bên đã thoả thuận: Phía Việt Nam sẽ tăng cường lực lượng du kích và mở rộng phạm vỉ hoạt động của lực lượng này; cung cấp những thông tin tình báo và khí tượng cho Không quân Mỹ hoạt động trên chiến trường chống Nhật ở miền Bẵc Đông Dương... Ngược lại, phía quân Đồng Minh có trách nhiệm đưa các chuyên gia sang giúp đỡ Việt Nam huấn luyện quân sự, đồng thời trang bị vũ khí, điện đài và các thiết bị khác.

        Sau này, Thượng tướng Phùng Thế Tài, người được chứng kiến buổi chiêu đãi của tướng Claire Chennault dành cho Lãnh tụ Hồ Chí Minh ngày đó, đã kể lại tài ngoại giao của Người trong hồi ký của mình:

        "Quan khách cũng khá đông và là những nhân vật có tầm cỡ: Có cả tướng Lư Hán, Tư lệnh quân Tưởng ở Vân Nam; tướng Trương Phát Khuê, Tư lệnh Đệ tứ chiến khu, chỉ huy toàn bộ vùng Lưỡng Quảng. Ngoài ra còn có Long Vân, tỉnh trưởng Vân Nam và một số quan khách khác. Buổi chiêu đãi thật long trọng... Đặc biệt với Bác, tôi thấy mọi người đều trọng vọng và cách ứng xử của Bác thật tuyệt vời, hết sức tự nhiên mà lại đàng hoàng chững chạc. Với Chennault và với các tướng Mỹ khác, Bác nói bằng tiếng Anh. Bác kể chuyện những ngày ở London, ở New York... Với Lư Hán, Long Vân, thì Bác nói bằng tiếng Trung Quõc. Bác nói vui với hai người này là tôi đã từng " trú ngụ trong địa phận cai quản" của các ngài từ năm 1940, bây giờ mới hân hạnh gặp mặt, thật là một thiếu sót Cả bàn tiệc cười vang vui vẻ...".

        Tướng Chennault đã tặng Lãrih tụ Hồ Chí Minh tấm ảnh chân dung của mình với dòng chữ ghi đằng sau: "Bạn chân thành của tôỉ". Sau này, tấm ảnh đó có giá trị như một "tín vật" giúp Lãnh tụ Hồ Chí Minh kết nối các lực iượng, hỗ trợ cho Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Tướng Chennault còn chỉ thị cho Cơ quan chiến lược tình báo Mỹ tại Trung Quốc thực hiện hợp tác với Mặt trận Việt Minh.

        Khi Lãnh tụ Hồ Chí Minh về nước, đã có hai người Mỹ là Frank Tan và Mac Shin cùng sang giúp chúng ta về điện đài.

        Về sau còn có John, một báo vụ viên OSS và một số người ‘khác nữa. Những người bạn Mỹ được Việt Minh đón tiếp chu đáo, tạo mọi điều kiện để làm việc. Họ đã giúp Việt Minh một số điện đài, vũ khí và hướng dẫn người của ta sử dụng.

        Căn cứ của Mặt trận Việt Minh sau đó cũng được chuyển từ Pác Bó (Cao Bằng) sang Tân Trào (Tuyên Quang) để thuận lợi hơn cho việc tiếp nhận giúp đỡ của bạn bè quốc tế và sự phát triển lực lượng với các hoạt động lớn hơn sau này.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2015, 03:53:07 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2015, 01:26:36 am »

 
        ... Đến nhóm đặc nhiệm "Con Nai" và quan hệ Việt I - Mỹ năm 1945

        Theo thỏa thuận giữa Lãnh tụ Hồ Chí Minh và Tướng Mỹ Chennault, ngày 16 tháng 7 tháng 1945, một đơn vị tình báo đặc nhiệm mang bí danh "Con Nai" (The Deer Team) thuộc tổ chức OSS (The Office of strategic Services, tiền thân của CIA Mỹ), đại diện cho quân Đồng Minh đẫ nhảy dù xuống Tân Trào, để huấn luyện giúp Việt Minh cách sử dụng một số trang bị vũ khí và bàn cách phối hợp chống phát xít Nhật. Sau khi điều chinh quân số, biệt đội "Con Nai" có 7 người: Thiếu tá Allison aLThomas, là Trưởng nhóm; phiên dịch Henry Albert Prunier, Trung úy Rene Defoumeaux, bác sỹ quân y Paul Hoaglan, Thượng sỹ Lawrence Vogt, Trung sỹ kiêm nhiếp ảnh gia Aaron Squires và 'Thượng sỹ điện đài William Zielski.

        Nhóm "Con Nai" ở cách Tân Trào 3 km, trước đó đây là nơi dành cho các lớp bồi dưỡng chính trị, nay thành thao trường huấn luyện của Việt Minh. Họ phân công nhau mỗi người mỗi việc, trong đó có người làm bác sĩ đẫ từng chữa bệnh cho Báq Hồ khỉ Người bị ốm. Vũ khí, thuốc men, thực phẩm của họ đều được tiếp tế bằng máy bay. Tuy nhiên, cả nhóm vẫn dùng thực phẩm của địa phương như cơm, ngô, măng rừng, rau và thịt gà...

        Một thành viên của đội "Con Nai" này là Henry Albert Prunier, sinh năm 1921. Năm 1944, Prunier được lệnh theo học tiếng Việt 9 tháng tại Trường Đại học Berkeley. Đó chính là bước ngoặt của cuộc đời chàng trai này. Sau này, dù đã có bằng Đại học và nhiều chứng nhận danh giá khác, nhưng Prunier vẫn trân trọng treo trên tường, trong ngôi nhà riêng của mình ở vùng New England, một khung kính nhỏ hơn khổ giấy A4 một chút. Đó là chứng chỉ do Đại học Berkeley cấp ngày 2 tháng 9 năm 1944, công nhận ông đã học qua khóa tiếng Annam trong 9 tháng. Chính cái "chứng chỉ" độc đáo đó, đã giúp Prunier có những kỷ niệm vô giá: Tròn một năm sau, ngày 2 tháng 9 năm 1945, ông được chứng kiến Lễ Tuyên bố độc lập khai sinh ra Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, sau khi cùng nhóm "Con Nai" nhảy dù xuống Tân Trào và được giao nhiệm vụ làm phiên dịch. Henry A. Prunier nhớ lại: Năm đó ông đã nhảy dù rơi xuống một ruộng lúa, còn những đồng đội khác thì có người bị mắc trên cây, có người dù bay vào rừng... Nhưng tất cả đều được các chiến sĩ Việt Minh nhiệt tình giúp đỡ và đưa về một chiếc lều tre, lợp lá rừng để gặp một ông già gày gò, mặc quần sooc. ông tự giới thiệu mình là "C.M.Hoo". Prunier và cả nhóm "Con Nai" đã rất ngạc nhiên khỉ thấy C.M.Hoo" nói tiếng Anh và tiếng Pháp rất thành thạo. Họ khâm phục và cùng gọi ông già gày gò, giản dị ấy là "Mr.Hoo". và tuy hồi đó Prunier làm nhiệm vụ phiên dịch, nhưng "Mr.Hoo" lại thường trao đổi công việc với nhóm "Con Nại" trực tiếp bằng tiếng Anh. Nghe Prunier giới thiệu là mình đến từ Massachusetts. "Mr.Hoo" đã nhắc lại kỷ niệm về nhữhg ngày mình sống và làm việc ở Boston và New York... Nhữhg ngày Prunier sống và làm việc ở căn cứ "Lều tre" rất ngẵn ngủi và trôi qua rất nhanh. Không một ai trong nhóm ''Con Nai" biết rằng họ đang chứng kiến nhữhg giây phút lịch sử trọng đại của một dân tộc: Chỉ hơn một tháng sau đó, tại Hà Nội, ông già nhỏ bé và gày gò có đôi mắt sáng ấy, với cương vị là Chủ tịch Nước, đã long trọng tuyên bố với cả thế giới việc khai sinh ra một Quốc gia mới, bằng cách đọc Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945! Điều đó đã tạo cho Henry A. Prunier một ấn tượng rất mạnh và không bao giờ phai mờ về Hồ Chí Minh: Một con người rất đời, giản dị nhưng có chí khí mãnh Hệt, một con người rất Việt, nhưng mang trong mình mọi tính cách của thành viên thuộc cộng đồng thế giới.

        Henry A. Prunier quý mến vị lãnh tụ Hồ Chí Minh của Việt Nam tới mức sau khi trở về Mỹ, ông đã vẽ lại sơ đồ của căn phòng đơn sơ của mình và các cán bộ Việt Minh ở Tuyên Quang năm 1945. Prunier đã trân trọng giữ mãi chiếc áo quân phục trang bị cho các thành viên biệt kích đội "Con Nai". Cũng từ đó, Prunỉer bỏ công sưu tầm tất cả các cuốn băng quay về Hồ Chí Minh do các hãng thông tấn trên thế giới thực hiện, như một cách bày tỏ tình yêu với vị lãnh tụ của Việt Nam.

        Trở lại câu chuyện của gần 70 năm về trước, Nhóm ''Con Nai" đã tích cực tham gia huấn luyện quân sự cho lực lượng của Việt Minh, tổ chức tiếp tế một số vũ khí hạng nhẹ, hàng quân sự cho Việt Minh. Để làm việc này, họ đã cố vấn cho ta xây dựng một sân bay dã chiến ở Lũng Cò, cách Tân Trào khoảng 8 km về hướng Tây Bắc.

        Lũng Cò (nay thuộc thôn Đồng Đon, xẫ Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) có một dải đất rộng khoảng 4 héc ta, nằm trong một thung lũng hẹp, bốn xung quanh được bao bọc bởi các ngọn núi và những quả đồi thấp cây cối um tùm, rậm rạp, rất phù hợp để xây dựng một sân bay dã chiến tiếp nhận máy bay chở hàng viện trợ của quân Đồng Minh. Giữa tháng 6 năm 1945, dồng chí Lê Giản (tức Tô Dĩ, sau là Giám đốc Nha Công an Trung ương) đã được Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ chỉ huy việc xây dựhg sân bay. Khoảng 200 người dân địa phương đã lao động với tinh thần cố gắng hết mình. Dự kiến công việc làm trong một tuần, nhưng với quyết tâm cao và nhiệt tỉnh cách mạng, nên chỉ sau có hai ngày phát dọn, san gạt, dầm, một sân bay dã chiến đã hình thành. (Có lẽ, đó là một trong nhữhg "kỷ lục" xây dựhg sân bay nhanh nhất thế giới!?)

        Sân bay Lũng Cò có chiều dài 400 mét và rộng 20 mét, đường băng trải dài theo hướng Nam - Bắc. Phía cuối đường bay ở phía Bắc có cây cối um tùm, là nơi cất dấu máy bay. Để báo hiệu cho máy bay mỗi lần hạ cánh, bộ đội ở đây đã đốt lửa trên đỉnh núi phía Nam, cạnh một cây cổ thụ già và cắm nhữhg lá cờ trắng hai bên làm hoa tiêu giúp cho loại máy bay vận tải hạng nhẹ L5 của Không quân Mỹ có thể hạ cánh và cất cánh an toàn. Đây là sân bay đầu tiên do chính bàn tay và khối óc của chúng ta làm nên và cũng có thể coi đây là "Sân bay Quốc tế" đầu tiên của Chính quyền Cách mạng Việt Nam. Sân bay Lũng Cò đã tiếp nhận thành công hàng chục chuyến bay của quân Đồng Minh, do Phi công Mỹ lái. Đó cũng là nơi Chính phủ ta thực hiện nhiệm vụ quốc tế là đưa nhữhg người Pháp bị Nhật cầm tù ở Tam Đảo trở về nước vào cuối tháng 7 năm 1945.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2015, 10:23:17 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2015, 02:33:13 am »

        Công việc đầu tiên của nhóm "Con Nai" tại Việt Nam là hướng dẫn cho một số cán bộ Việt Minh sử dụng vũ khí và trang bị quân sự. Prunier được phân công giới thiệu cho một người Việt Nam bé nhỏ có tên gọi là "Van" cách sử dụng súng trường, súng máy, súng bazoka và các loại vũ khí khác của Mỹ. "Mr. Van" đã hỏi chúng tôi rất nhiều, ví dụ, ông ấy muốn biết tại sao lại phải tung bổng quả lựu đạn lên và cái gì đã kích hoạt quả đạn súng cối nổ?- Năm 2011, Prunier đỗ hồi tưởng lại, trả lời phỏng vấn của báo Worcester Telegram & Gazette - thậm chí, có lần "Mr. Van" còn cúi đầu xuống để nhìn hẳn vào miệng nòng súng cõi. Lúc đó, tôi thật sự bị sốc vì sự dũng cảm của ông ấy.

        Ngày đó, không một ai trong đội "Con Nai" lại có thể tưởng tượng được rằng "Mr. Van", một người thường mặc bộ trang phục vải linen trắng, đi giày đen và đội mũ phớt mềm màu đen, chỉ 3 năm sau đã được phong hàm Đại tướng và trở thành vị Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân việt Nam - ông là Võ Nguyên Giáp! Người chỉ 9 năm sau đã chỉ huy lực lượng quân đội Việt Nam non trẻ giành chiến thắng vang dội tại Điện Biên Phủ, đuổi quân đội Pháp ra khỏi Việt Nam. và thậm chí 30 năm sau đó, ông còn tổng chỉ huy nhỉều Quân đoàn hùng mạnh, trang bị hiện đại và chiến thắng cả quân đội Mỹ. Đại tướng võ Nguyên Giáp đã trở thành một vị tướng huyền thoại và lừng danh cả thế giới!

        Tiếp đó, nhóm đặc nhiệm "Con Nai" đã cùng các chiến sĩ Việt Minh thành lập "Đại đội Việt - Mỹ" khoảng 200 người, do đồng chí Đàm Quang Trung (sau này là Thượng tướng, uỷ viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu Một, rồi Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước...) chỉ huy, Thiếu tá A.K.Thomas làm cố vấn, nhằm chung mục tiêu chống phát xít Nhật. Chính đơn vị này đã tham dự lễ xuất quân từ cây đa Tân Trào sau Quốc dân Đại hội và Quân lệnh số 1 phát động khởi nghĩa. Họ đã cùng chúng ta hành quân qua Thái Nguyên, về tận Hà Nội. Cho dù, sau đó những người lính Mỹ này đã được lệnh cấp trên "án binh bất động"... thì đó vẫn là lực lượng nước ngoài duy nhất đứng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

        Trước khỉ trở về nước, những thành viên của nhóm "Con Nai" đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm một sứ mệnh đặc biệt: Chuyển giúp thư của Người đến Chính phủ Mỹ, đề nghị Tổng thống Harry S. Truman công nhận độc lập và giúp đỡ cách mạng Việt Nam! Nhưng tiếc là thời điểm ấy, vị Tổng thống thứ 33 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1945-1953), kế nhiệm Nhà Trắng sau cái chết của Tổng thống Franklin D. Roosevelt, đang phải đối phó với nhiều mối quan tâm khác.

        Wikipedia cho biết: Trong đối nội, Truman phải đối mặt với một giai đbtạrt hỗn loạn của nền kinh tế, được đánh dấu với nhiều thiếu hụt nghiêm trọng, hàng loạt vụ đình công và sự thông qua đạo luật Taft-Hartiey vượt qua sự phủ quyêt của ông. ông tái đắc cử vào năm 1948, nhutìg lại không kiểm soát được Quốc hội. Hàng trăm người được Truman bố nhiệm đã bị buộc phải từ chức toong hàng loạt các vụ bê bối về tài chỉnh...

        Còn trong đối ngoại, nhiệm kì của Truman có nhiều sự kiện "động trời" xảy ra, bẵt dâu với chiến thắng Đức quốc xã, vụ thả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, sự dầu hàng của phát xít Nhật và sự kết thúc Thế chiến thứ hai, sự thành lập của Liên Hiệp Quốc, kế hoạch Marshall để tái thiết lại châu Âu, học thuyết Truman để kiểm soát Chủ nghĩa cộng sản, sự bắt dầu của Chiến tranh Lạnh, sự thành lập của khối NATO và Chiến tranh Triều Tiên. Sự kiện cuối cùng làm hao tổn 44.000 lính Hoa Kỳ, hy sinh hay mất tích, và làm cho Truman không được tái đắc cử nhiệm kì thứ 3. Phe đối lập đã vận động cho ứng cử viên Đảng Cộng hòa Dwight D. Eisenhower đã đánh bại Truman, kết thúc 20 năm thống trị của Đảng Dân chủ vào năm 1952... và lịch sử đã đi theo hướng khác: Hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đã trở thành "đối thủ" trong một cuộc chiến kéo dài tới 20 năm...

        Nửa thế kỷ sau, vào ngày 12 tháng 10 năm 1995 tại Hà Nội, đã diễn ra một cuộc gặp gỡ đặc biệt vô cùng cảm động, giữa một số người Mỹ trong đội "Con Nai" xưa với các chiến sĩ Việt Minh mà họ đã có dịp sống và làm việc. Cuộc gặp mặt sau 50 năm; được tổ chức theo sáng kiến của Hội Hữu nghị Việt - Mỹ và do Quỹ Ford tài trợ. Allison K. Thomas (cựu chỉ huy nhóm "Con Nai"), Henry A. Prunier và Charles Fenn là những người may mắn còn sống và tham dự. Charles Fenn đã ở tuổi gần 80, nhưng những ấn tượng sâu sắc về Lãnh tụ Hồ Chí Minh thì vẫn nguyên vẹn trong ông: "Chúng tôi gặp một người có vóc dáng mảnh khảnh, đôi mắt sáng ngời, có sức hấp dẫn đặc biệt Đó chính là Lãnh tụ Hồ Chí Minh... Tôi nhớ lúc đó, ông đã nói với các cán bộ đi theo rằng: "Người Mỹ là bạn của chúng ta, như Tướng Chennault là bạn của tôi đây này."
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM