Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:32:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG - KÝ ức và Tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 24  (Đọc 181083 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #560 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2015, 07:42:03 am »

    Nghe chuyện các bác đâm ra càng thấy nhớ mảnh đất Vị xuyên ngày ấy . Em còn nhớ mãi hồi ở chiến trường , mỗi khi phải đi qua đỉnh 673 ( chả biết cái chỗ bằng bằng tiếp giáp mấy con đường từ 812 đến , từ Nà cáy lên , rẽ phải vuông góc thì vào các ụ pháo bắn thẳng , rẽ phải chếch hướng Đông - Bắc thì xuống Nà toong ấy có phải là đỉnh không , nhưng bọn em cứ gọi bằng cái tên ấy )
 ...phía bên kia sông là triền núi đất Pha hán rất dốc , có một khu vách đá bị đạn địch nện trắng phếch..
 
Chào các bác, chào bác thai60, đỉnh 673 nó là mỏm đá cao bên phải cao nhất( nếu bác đi từ dưới Nà cáy lên) cánh VT các bác chẳng lí do gì mà " mua đường" lên đỉnh 673 du lịch làm gì, trừ cánh đài PB. Khu bác đi qua thường xuyên đó là yên ngựa giữa 812 và 673, nơi có ngã 3 bãi nghệ. Bên phải gọi chung là 673 cũng được, giữa Cóc nghè và 812 cũng có ngã 3 gọi là cửa tử ( sau này đổi tên ngã 3 đường hào mùa xuân), mà sao cái địa danh nào có "ngã ba" cũng đều gắn bó với bác thế nhỉ Grin
Cái đoạn bác viết về bên Pha hán đó là thủ phủ của tôi ngày trước đấy, mặc dù chúng cũng nghi ngờ ta đặt đài PB, nhưng ơn trời phù hộ lên tôi vẫn sống nhăn răng đây bác ạ Wink
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #561 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2015, 09:13:35 am »

    Chào bác 47 , thế ra thủ phủ của bác nó ở cái chỗ ấy đấy à . Thảo nào ngày xưa thỉnh thoảng hễ cái bọn trên 400 hoặc 1250 mà tập trung nã đạn xuống ngã Ba Thanh thủy vào đầu cánh BB bọn em , là y như rằng lại thấy tiếng nổ đề pa rồi đạn bay qua đầu từ phía dưới lên , sau đó thấy ánh chớp loe lóe và tiếng nổ ầm ầm từ trên chỗ chúng vọng về , rồi sau đó thấy chúng câm tịt hoặc bắn kém hẳn . Còn chuyện những cái "ngã ba"... Ầy Ầy bác . Đó là vấn đề vô cùng nhậy cảm và hấp dẫn . Đến những chỗ mà có cái ngã ba nó ngồn ngộn bày ra trước mũi ấy mà ta không thử chui vào khám phá xem nhánh này sẽ dẫn đi đâu , nhánh kia rộng hẹp cao thấp lồi lõm thế nào ..., có thể ta sẽ ân hận nuối tiếc cả đời . Nếu ta gí mũi , đào sâu chôn chặt cái xác ta vào đấy , có thể ta sẽ bị mất luôn một đời trai , mất hết độc lập tự do để có thể rảnh thân tung tẩy lang thang trên đường thiên lý , đi "du lịch khám phá những miền đất...lạ " ...nhưng thà thế còn hơn ôm mối hận ngàn thu bác Pháo nhể ?

    Chào bác Nguyentac . Cám ơn bác đã cung cấp những thông tin nóng sốt về những đổi thay và các sự kiện trên ấy cho các cựu lính . Nhờ bác nói với đơn vị thi công khi triển khai xây dựng con đường từ Hang Dơi sang hang Nàng Lò cố gắng giữ nguyên hiện trạng , dấu mốc con đường cũ , để mỗi khi trở lại thăm chiến trường cũ , anh em cựu lính còn thấy được những hình ảnh ngày xưa đã gắn chặt trong tiềm thức họ bác nhé .
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2015, 01:13:07 pm gửi bởi thai60 » Logged
Duc18153
Thành viên
*
Bài viết: 139


« Trả lời #562 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2015, 01:49:22 pm »

    Nghe chuyện các bác đâm ra càng thấy nhớ mảnh đất Vị xuyên ngày ấy . Em còn nhớ mãi hồi ở chiến trường , mỗi khi phải đi qua đỉnh 673 ( chả biết cái chỗ bằng bằng tiếp giáp mấy con đường từ 812 đến , từ Nà cáy lên , rẽ phải vuông góc thì vào các ụ pháo bắn thẳng , rẽ phải chếch hướng Đông - Bắc thì xuống Nà toong ấy có phải là đỉnh không , nhưng bọn em cứ gọi bằng cái tên ấy )
 ...phía bên kia sông là triền núi đất Pha hán rất dốc , có một khu vách đá bị đạn địch nện trắng phếch..
 
Chào các bác, chào bác thai60, đỉnh 673 nó là mỏm đá cao bên phải cao nhất( nếu bác đi từ dưới Nà cáy lên) cánh VT các bác chẳng lí do gì mà " mua đường" lên đỉnh 673 du lịch làm gì, trừ cánh đài PB. Khu bác đi qua thường xuyên đó là yên ngựa giữa 812 và 673, nơi có ngã 3 bãi nghệ. Bên phải gọi chung là 673 cũng được, giữa Cóc nghè và 812 cũng có ngã 3 gọi là cửa tử ( sau này đổi tên ngã 3 đường hào mùa xuân), mà sao cái địa danh nào có "ngã ba" cũng đều gắn bó với bác thế nhỉ Grin
Cái đoạn bác viết về bên Pha hán đó là thủ phủ của tôi ngày trước đấy, mặc dù chúng cũng nghi ngờ ta đặt đài PB, nhưng ơn trời phù hộ lên tôi vẫn sống nhăn răng đây bác ạ Wink

/   /.    /    /     /
/.   /    /.   /.    /
Xin chào các ccb mặt trận Vị xuyên.Nghe bác thai60 và bác pb47vp mô tả kỹ càng đến từng centimet của cái điểm cao 673 , yên ngựa giữa 673 và 812 , nhà em cũng   chỉ biết vậy .Lúc em và tổ công tác C18 e153 đi phối thuộc với e149 trong đợt 12-7 -84 .Tụi em xuất phát từ làng Ping lúc chập tối .Sau này cũng vậy - chúng em đều hành quân đêm ( chắc là tránh tai mắt của tụi trinh sát pháo binh Tàu ) .Nửa đêm tụi em đến một bãi đất tương đối bằng phẳng theo khái niệm của lính ~ 2m mỗi chiều tương đương một chiếc chiếu đôi.Tụi em được lệnh nghỉ tại chỗ.Sau quãng đường dài leo dốc , đồ đạc linh kỉnh , mệt bở hơi tai , các chú lính tranh thủ làm một giấc , mà không biết đêm qua thần chết đã quên đi tuần ? Hic.Vì sáng hôm sau khi lên đến đỉnh đèo bopn em nghe cánh lính cũ ở trên đó cho biết chỗ đó là Ngã ba Âm phủ " Riêng cái địa danh này em đã cãi nhau với các bác Cựu cả ngàn lần, nhưng em vẫn bảo lưu ý kiến - vì đó là ký ức .Lần đầu đến đó và cũng là lần duy nhất nhà em qua đó .Lại là một cái Ngã ba ? Cũng Âm u như ngàn vạn cái khác .Hic.
Lên đỉnh đèo vừa khi trời sáng , mưa lất phất như mưa Xuân ở dưới xuôi vậy .Em thấy khó chịu vì mặt cỏ ướt nhoét , quần áo bắt  đầu bốc mùi .Sau khi tự lo cho mình một cái hầm ếch vừa đủ giấu mình, nhà em mò sang giao lưu với cánh lính cũ - nói là cũ , chắc cũng chỉ tới trước tụi em chục ngày - Vì họ nói là quân 356 .
Họ thì thào :
- Chớ có nhỏm cao đầu , phía bên kia yên ngựa là bọn Tàu , cẩn thận không mất gáo ? Em đoán chỗ tụi em nằm có lẽ là Yên ngựa 812 mà bác Pháo mô tả ? Vì tối hôm đó tụi em tụt xuống khoảng 2 giờ đồng hồ là tiếp cận Đường tăng .
Lại nói tới sáng hôm đó em nhớ có lẽ là 10-7-84. Cánh lính cũ cho biết chỗ tụi em dừng chân ngủ qua đêm , mấy tay đó giật mình : la lớn
- Chỗ đó là Ngã ba Âm phủ .Em chẳng biết Âm phủ hay Dương phủ nữa , chỉ thấy đó là một bãi trống , xung quanh có nhiều cây to cỡ hai người ôm , các tảng đá xếp theo hình một ngã ba ,có vẻ đây là nơi một con thác sẽ hình thành khi có trận mưa lớn kéo dài ? Lúc đầu không tin , nhưng đến khi mặt trời lên cỡ con sào : lúc này khu vực đó nhìn rất rõ , cùng lúc hàng loạt tiếng nổ chát chúa dội vào vách đá , từng cột khói đen cuồn cuộn bốc lên , từ xa nhìn thấy cây đổ rầm rầm . Tới đó mọi người đã tin đó là trọng điểm pháo. Ai cũng thầm nghĩ: phúc tổ 70 đời nhà mình, không thì Diêm Vương đã lôi cổ xuống Âm phủ rồi .Hic.Nhà em thì lại thầm trách mấy lão trinh sát gà mờ - Ai lại để con người ta mắc màn ngủ giữa Ngã ba Âm phủ có chết không cơ chứ ? Rõ chán ...
Còn các bác thấy thế nào ? Thôi nhà em xin chào tạm biệt, để nhường bác khác vào tâm sự .Xin gửi các bác lời chào thân ái & đoàn kết
Logged

Không lấy cái kim sợi chỉ của dân ...
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #563 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2015, 03:43:00 pm »

                         Chào các bác

     Chào toàn thể anh em ,chào bác duc 18153 đọc bài của các bác làm cho tôi nhớ lại khu vực nà tong
     để nói chính xác là tôi chưa bao giờ đi một lèo từ nà cáy lên 673 xuống nà tong rồi tụt xuống đường
     đi thanh thủy lao chải cả .Thời bình chúng tôi đi từ cọc6 lên nà tong để trồng sắn hoặc đào sắn chúng tôi
     chỉ lên chỗ cạnh d2 cũ chỗ cái khe có nhiều cây to cạnh với bản nếu nhìn từ đường lên thì nương sắn của
     bọn tôi là bên trái nếu đi từ 673 xuống là bên phải đến khi chiến sự xảy ra  tôi chỉ đi từ nà cáy lên đỉnh
     673 và quay lại  còn các cái tên như thác âm phủ  , ngã ba cửa tử thì chưa bao giờ có để mà nói kể từ
     chiến dịch 12-7-84 thì cuộc chiến bắt đầu  chuyển sang khốc liệt địch bắt đầu bắn chặn các tuyến đường
     vận tải và hành quân của ta nhằm khống chế và cắt đứt sự chi viện từ tuyến sau lên tuyến trước của ta
     Và các cái tên cũng từ sự khốc liệt đó mà ra kể cả km6 ngày xưa chỗ  chúng tôi ở cũng được đổi thành
     cái tên cọc 6

     Mấy bữa nọ bác hạnh phin đọc bài của tôi thấy có từ cọc 6 bác ấy cũng nhầm là cọc 6 ở quảng ninh ,bác
     ấy còn hỏi tôi có phải lính của đặc khu quảng ninh không
     thưa các bác trước ngày 12-7-84 thì chưa có các cái tên kia vì em ở đó từ thời 81-82 cho mãi đầu năm
     86 mới ra quân
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2015, 03:49:53 pm gửi bởi Phó cối » Logged
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #564 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2015, 04:58:21 pm »



                         
     Mấy bữa nọ bác hạnh phin đọc bài của tôi thấy có từ cọc 6 bác ấy cũng nhầm là cọc 6 ở quảng ninh ,bác
     ấy còn hỏi tôi có phải lính của đặc khu quảng ninh không
     thưa các bác trước ngày 12-7-84 thì chưa có các cái tên kia vì em ở đó từ thời 81-82 cho mãi đầu năm
     86 mới ra quân


         Xin chào các bác,  Chào bác Phó cối,  đúng là bữa nọ đọc bài của bác thấy có từ  " Cọc 6 ",  cứ nghĩ là bác ở Quáng Ninh,  nếu là Quảng Ninh thì đích thị là eBB 568 sang Hà Giang trước chúng tôi,  nhưng tôi lầm ... xin lỗi bác Phó nhé.

        Vì eBB 568 với eBB 567 chúng tôi là anh em trong đội hình fBB 325b,  đội hình ấy còn có eBB 566 nữa.  Do yêu cầu nhiệm vụ 325b không còn nữa.    Nên cả 3 Trung đoàn mỗi đơn vị một hướng:   566 đi làm đường tầu Thanh Hóa;    568 đi Quảng Ninh;    567 chúng tôi đi Cao Bằng....     Thế đấy các bác và bác  Phó Cối ạ;  cứ nghĩ là tìm được những người anh em.... Bởi trước kia trong số anh em chúng tôi có người cùng trong khóa huấn luyện Tiểu Đội Trưởng của f325b.

         Thấy các bác ôn lại cái ngày gian khổ ở Mặt Trận Hà Giang,  với thời gian dài,   quả là sức chịu đựng thật là phi thường....  Bởi chúng tôi sang phối hợp tác chiến cùng các bác mới có được 10 tháng.     Thật chẳng thấm vào đâu so với gian khổ hy sinh của các chiến sỹ cả Mặt Trận Hà Giang. phải không các bác,  và bác Phó Cối...

         Tôi hóng ... thấy vậy ... Xin có đôi lời góp cùng các bác ... cảm ơn các bác...




Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #565 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2015, 05:03:56 pm »

    Em chào các bác !

   Gia đình em vừa đi Vị Xuyên về, tham gia chương trình làm lễ rước vong linh các liệt sí từ các điểm chốt, hang làng Lò, hang Dơi..v..v  về cầu siêu tại Đài tưởng niệm ngã ba Thanh Thủy, và tặng quà cho một số đồng bào, trẻ em khó khăn bốn xã Thanh Thủy, Thanh Đức, Xín chải, Lao Chải. Do các tăng ni, Phật từ HN cùng một số CCB 356, 313 thực hiện.

   Do còn phải sắp xếp hình ảnh, và Top Tình đồng đội của em đã hết trang. Em đang nghiên cứu mở trang mới hoặc xin phép gửi sang Top của bác Hạnh phin ( cũng là, có một phần Hà giang. Bên này sợ không phù hợp với các hành động tri ân như vậy ). Khi nào xong em sẽ pots lên.
  
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2015, 05:14:55 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #566 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2015, 06:33:00 pm »


                             Chào các bác

     Chào bác hạnh phin bác không phải xin lỗi .vì câu từ nó giống nhau thì ai cũng có thể nhầm ( ví dụ ta có
     tính sơn tây  tầu cũng có tỉnh sơn tây ) nếu ta nói tắt thì người đọc sẽ hiểu nhầm là cái chắc
Logged
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #567 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2015, 07:23:02 pm »



                             Chào các bác

     Chào bác hạnh phin bác không phải xin lỗi .vì câu từ nó giống nhau thì ai cũng có thể nhầm ( ví dụ ta có
     tính sơn tây  tầu cũng có tỉnh sơn tây ) nếu ta nói tắt thì người đọc sẽ hiểu nhầm là cái chắc


           Cảm ơn bác Phó, thật là bác dễ hòa đồng, thông cảm ...  Sợ rằng bác hoặc mọi người bảo là 982 chỉ phải chịu khổ vài tháng nên không tường tận địa danh.... Mà cũng đúng đấy,  anh em chúng tôi chỉ phải nếm một chút,   chứ các bác và nhiều anh em cán binh Hà Giang,   phải hứng chịu cả chục năm giời nào gian khổ,   nào hy sinh....  Các bác đáng được mọi người,   mọi thế hệ  suy tôn như những Anh Hùng trong chiến tranh giữ nước vĩ  đại của dân tộc Việt Nam ta ở thế kỷ 20.

           Các bác là những người trong cuộc chiến bước ra  nên phải nói,  phải viết ra cho mọi người được đọc,  được biết,   mà trân trọng thế hệ trẻ lúc bấy giờ đã chịu đựng gian khổ,   hy sinh như thế nào,   giữ nước ra sao....    Từ đó mà càng thêm yêu các  Anh Bộ Đội Cụ Hồ,  mà thêm yêu Tổ Quốc.

          Mong các bác cùng tâm sự, cùng nhau viết dài dài...




« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2015, 07:29:19 pm gửi bởi hạnh phin » Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #568 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2015, 08:52:53 pm »

 
                                Chào các bác

     Chào bác hạnh phin .nói về cuộc chiến vị xuyên 10 năm thì tôi có 5 năm2 tháng ở đó tham gia tất cả
     các chiến dịch phối  thuộc cho các đơn vị bạn vào tham chiến khi trở về đời thường là một thương binh
     ký ức về các trận đánh thì nhiều nhưng khổ nỗi trình độ văn chương quá  kém nên nhiều khi muốn viết
     mà không viết được (  nói như bác trịnh văn hường nhầm nhọt thành trồng trọt ) thì chán chết cũng có
     lúc quên nếu có ai nhắc tới thì mới nhớ ra hoặc hỏi trực tiếp .bụng thì muốn viết nhưng đầu óc không
     sắp xếp được câu từ
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2015, 10:35:16 pm gửi bởi Phó cối » Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #569 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2015, 08:55:10 pm »

                         Chào các bác

     Chào toàn thể anh em ,chào bác duc 18153 đọc bài của các bác làm cho tôi nhớ lại khu vực nà tong
     để nói chính xác là tôi chưa bao giờ đi một lèo từ nà cáy lên 673 xuống nà tong rồi tụt xuống đường
     đi thanh thủy lao chải cả .Thời bình chúng tôi đi từ cọc6 lên nà tong để trồng sắn hoặc đào sắn chúng tôi
     chỉ lên chỗ cạnh d2 cũ chỗ cái khe có nhiều cây to cạnh với bản nếu nhìn từ đường lên thì nương sắn của
     bọn tôi là bên trái nếu đi từ 673 xuống là bên phải đến khi chiến sự xảy ra  tôi chỉ đi từ nà cáy lên đỉnh
     673 và quay lại  còn các cái tên như thác âm phủ  , ngã ba cửa tử thì chưa bao giờ có để mà nói kể từ
     chiến dịch 12-7-84 thì cuộc chiến bắt đầu  chuyển sang khốc liệt địch bắt đầu bắn chặn các tuyến đường
     vận tải và hành quân của ta nhằm khống chế và cắt đứt sự chi viện từ tuyến sau lên tuyến trước của ta
     Và các cái tên cũng từ sự khốc liệt đó mà ra kể cả km6 ngày xưa chỗ  chúng tôi ở cũng được đổi thành
     cái tên cọc 6

     Mấy bữa nọ bác hạnh phin đọc bài của tôi thấy có từ cọc 6 bác ấy cũng nhầm là cọc 6 ở quảng ninh ,bác
     ấy còn hỏi tôi có phải lính của đặc khu quảng ninh không
     thưa các bác trước ngày 12-7-84 thì chưa có các cái tên kia vì em ở đó từ thời 81-82 cho mãi đầu năm
     86 mới ra quân
Chào toàn thể các bác
Chào bác Phó Cối .
     Đúng vậy bác ạ,một số địa danh như thác âm phủ,ngã ba cửa tử,thác gọi hồn..v.v ,sau khi đơn vị bọn tôi trong Lao Chải xuống,nghe vậy cũng chẳng biết là ở chỗ nào,nói ngã ba chỉ nhớ nhất là ngã ba Thanh Thủy thác gọi hồn thì lại chỉ nhớ cái thác ở Thanh Hương thôi,cọc 6 cũng như bác nói,ngày trước ta thường gọi km6,ở đây anh em lính mình thường đặt những cái tên mới vì nó sát thực với những trận đánh phá rất ác liệt thường xẩy ra ở chính nơi địa điểm ấy,gọi là ngã ba cửa tử,có hai ngã ba tôi cho là ác liệt tương đương nhau,ngã ba Thanh Thủy,và ngã ba 673,vì hai cung đường vận chuyển vũ khí súng đạn lương thực thực phẩm,di chuyển quân vào ra,hang dơi và nàng lò ,đều qua các các ngã ba này ,để lên bắc suối ,đấy là chưa nói đến từ làng Pinh lên coóc nghè rồi cũng tỏ đi lên khắp các khu vực bắc suối Thanh Thủy .
     Còn thiếu chỗ nào xin mời các bác bổ sung thêm nhé ...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM