Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:37:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG - KÝ ức và Tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 24  (Đọc 181063 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
CuThuyLoan
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #550 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2015, 07:29:35 am »

Em tưởng mọi người cố tình lờ tịt vụ sn của em nên cũng hơi tức tưởi, may có Bác hạnh phin tặng hoa, bánh an ủi lại được mấy dãy chum rượu của chú Linh Quany vậy em mời tất cả các bác cạn bát nhé..mà một chú lợn quay không tương ứng với mấy dãy rượu, người chén người say làm sao ta? với lại phải chúc VÀNG TƯƠI THÊM 1 LÁ, sao chúc VÀNG RƠI..hu hu..chú Linh ơi
Cảm ơn các bác còn ai chưa kịp chúc em cho nợ và trả lãi nhé
Tối nay em lại được lên Thanh THủy Hà Giang rồi, là do đồng đội Quyền chiếu cố cho đi theo đoàn từ thiện, tạm biết các bác nhé
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #551 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2015, 07:31:21 am »

            Chào các bác

     Mấy hôm nay em đi xem bói xem lại ngôi nhà của chúng ta xem nó như thế nào thì thầy phán bảo đất
     của ta là ở hướng bắc mà làm nhà quay hướng tây là không được,phải xoay lại hướng đông nam tôi thắc
     mắc hỏi lại thầy ,thầy bảo nhà quay hướng tây rất nóng thầy còn phán ( cơn đằng tây chả mưa dây thì
     cũng bão dật  ) em lại hỏi lại thầy ,tại sao trong tây nam nó nóng như thế mà sao không có bão .thầy lại
     phán ở tây nam nóng nhưng người ta làm  nhà theo hướng đông nam nên được gió biển thổi vào mang
     theo hơi ẩm  nên lúc nào cũng mát mẻ vì vậy chúng ta phải xoay lại hướng nhà và phải cúng hàn long mạch
     
     Nhưng vấn đề là phải tìm được thầy phù thủy cao tay là rất khó vì vùng xuôi họ không truyền dạy lại
     nên thất truyền ,không có thầy phù thủy bây giờ chỉ còn ở vùng cao vùng dân tộc mới có,vì vậy việc
     này bác lao1234 ở vùng cao tìm và đón hộ thầy và nhớ là thầy cao tay thì mới cúng hàn long mạch được
     và còn phải yểm bùa trấn trạch ,nếu làm được chu đáo ,cẩn thận thì nhà cửa mới mát mẻ ,vui vẻ làm ăn
     mới phát đạt ,thì con cháu mới có cơ học hành tiến bộ vậy mong bác lao 1234 cố gắng tìm thầy giúp cho

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2015, 08:52:52 am gửi bởi Phó cối » Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #552 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2015, 07:38:03 am »

    Chị Cù Thùy  Loan, đó là thơ của bác Pháo, chứ đâu phải của em. Chắc bác í vận dụng câu " ...người bao tuổi là bấy nhiêu mùa lá vàng rơi" đấy chị.

  
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2015, 08:16:03 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #553 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2015, 08:13:33 am »


                Chào các bác
     Chào chị cù thúy loan thành thật xin lỗi chị vì chưa chúc mừng sinh nhật chị được vì mấy hôm nay tôi đi
     vắng mong chị đại xá cho vì sự chậm trễ này nhưng muộn còn hơn không

     Chúc mừng sinh nhật chị vui vẻ ,mạnh khỏe tươi trẻ và vẫn như ngày xưa , hồn nhiên trong cuộc sống

     Tiếc quá hôm qua chú quân y gọi điện cho bảo đi hà giang nhưng nhà  ngày mai có giỗ nên không đi được
     vì em là chủ sự
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #554 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2015, 11:53:16 pm »

                             Chào các bác và anh em .

    Hôm trước nghe bác Maianh kể câu chuyện đi tải cối 82 sang Pha hán suýt bị rơi xuống sông Lô khi qua cây cầu treo gần ngã Ba Thanh thủy , em lại nhớ cái chuyện tương tự như thế , cũng ở chỗ ấy , của đơn vị em .

    Hồi ấy là vào khoảng cuối tháng 8/1984 , cánh VT bọn em phải tập trung tải rất nhiều đạn cối 82 cho các đơn vị . Những nơi bọn em hay phải đi tới là các trận địa của C4/D7 ( Đơn vị của bác Mạnh 1427) , C15 /E 14 trên Nà toong , C12 / D 9 trên Pha hán .

    Hôm ấy , bọn em phải tải đạn cối 82 và 12ly7 sang bên kia cầu treo , rồi đi theo con đường mòn hẹp về phía bên tay trái , chếch lên phía trên cao đến mấy trăm mét nữa . Lúc ấy trời vừa mới tối , mưa dầm rả rích , pháo đich bắn ít , nhưng đường rất trơn và khó đi . Đến cách đầu cầu khoảng 50m , như thường lệ , bọn em lại nép vào tả luy và rãnh nước ven đường , nghỉ giải lao một chút và nghe ngóng địch tình.

    Sau đó , thấy địch không bắn , giữ khoảng cách 2m một người , bọn em bắt đầu chạy qua cầu . Mặt cầu lỗ chỗ vết đạn bắn thẳng và mảnh đạn pháo , có chỗ hở toang hoác rộng đến mấy chục phân , chả thấy ván đâu cả . Khi đội hình chạy gần hết qua cầu thì địch bắn 14,5 ly và DKZ xuống ngã ba , đạn văng chiu chíu xuống cả khu vực cầu .

    Thấy địch bắn mạnh , anh Lả Btr B2 hô anh em chạy nhanh khẩn trương thoát khỏi khu vực cầu . Lên đến chỗ giao hàng , em thấy mấy chú lính quê Đồ sơn mới bổ sung về đơn vị đang hổn hển báo cáo với anh Lả là có một chú trong nhóm ấy bị rơi xuống sông qua cái khe thủng ở cách đầu cầu phía đường QL khoảng hơn chục mét . Hỏi có phải do trúng đạn không , các chú ấy bảo không phải , mà do các chú ấy chạy gần nhau quá ,  không kịp nhìn thấy để nhảy qua , nên bị hụt chân rơi xuống .

    Trên đường quay xuống , bọn em đã chia nhau tỏa rộng ra 2 bên đường mòn để tìm , nhưng không thấy ai . Qua cầu treo , mấy thằng bọn em mò xuống bờ sông đi xuôi xuống tìm gọi nhưng cũng không thấy tăm hơi gì . Anh Lả quyết định cho anh em về đơn vị , định báo cáo C bộ để cho người mang đèn pin ra sông tìm .

    Về đến hầm , may quá , thấy chú lính mới nhà ta đã ở đó từ bao giờ , đang ngồi dỡ cái đòn cáng để lấy dây dù , người vẫn đang khoác cái áo K82 , nhưng phía dưới lại đang cởi truồng . Hóa ra sau khi bị rơi , chú ấy đã ngoi lên được , đang định về lấy dây ra để lặn xuống đáy , buộc vào ba lô , kéo lên.

    Anh Lả lại phân công 4 chú nữa , trong đó có 2 bác lính cũ quê Phú thọ và 2 chú quê Đồ sơn đi cùng chú em kia ra đó . Khi nhóm anh em đó đi đến chỗ gác bom thì gặp một nhóm khác cũng lính C25 cáng thương từ hang Dơi đi xuống , trong đó có anh Khánh C phó . Biết chuyện , anh Khánh lệnh cho anh em quay về , tranh thủ nghỉ ngơi , để đến đêm còn đi mấy chuyến nữa .

    Khoảng 1 tiếng sau , bọn em lại phải đi tải cối tiếp , vẫn là sang chỗ cũ bên Pha hán . Ở chỗ lấy hàng , chú em có  nước da bánh mật và cái dáng nhỏ nhắn như con gái kia đang liến thoắng kể lại câu chuyện bị rơi xuống sông , cái giọng miền biển nằng nặng , nhưng nghe rất hài .

    Hắn kể , khi bị rơi tùm xuống mặt sông , cái ba lô nặng trĩu đã lôi hắn tuột luôn xuống đáy . Ở dưới đáy ấy , dòng nước cuồn cuộn cứ đẩy hắn và cái ba lô lăn lông lốc , va hết vào tảng đá này sang tảng đá khác . Qua mấy giây đầu bị choáng , hắn đã tỉnh lại ngay , biết được tình thế nguy hiểm của mình . Vậy là hắn cuống cuồng đạp đáy trồi lên . Đau khổ cho hắn , dù chỗ ấy ở gần bờ , không sâu lắm , càng về xuôi càng ít đá tảng , nhưng hắn không thể nào ngoi lên được , vì cái ba lô nặng trĩu cứ trì hắn xuống . Cũng may , có vài lần hắn thò được đầu lên khỏi mặt nước , hít vội được tý không khí , chứ không thì đã toi rồi . Hắn bảo thế .

    Anh em hỏi : Thế mày làm thế nào mà bây giờ vẫn còn sống ? Chú em cười toe toét . Hắn bảo hắn dân vùng biển nên cũng lặn được lâu và bơi cũng khá , nhưng lúc ấy hắn đã đuối sức lắm rồi . Khi thấy mình mãi không ngoi lên được , hắn chợt nhớ ra cái ba lô quý hóa kia . Vậy là tìm cách gỡ . Đầu tiên , hắn lần đến cái dây nối từ 2 cái túi cóc đang buộc tròn vòng quanh bụng , tìm nút buộc để cởi , nhưng do cuống quá , hắn không thể nào gỡ được ra , thế là vừa đạp chân nhoi lên lấy hơi , hắn vừa dùng 2 tay dứt túi bụi cái đám dây đang vòng quạnh bụng . Hắn cứ ngoi lên chìm xuống và giằng giật túi bụi cuống cuồng như thế , cái quần đùi thì bị xé rách tan trôi đi , nhưng cái ba lô thì cứ lằng nhằng . Mãi đến lúc hắn thấy mệt quá rồi , tay chân cứ cứng đơ ra vì ngạt thở , bụng thì no nước vì cứ bị xộc vào mồm , vào phổi , thì may quá , cái dây kia bị đứt , hắn thoát khỏi cái ba lô và nổi được lên .

    Hắn kể tiếp , ngoi khỏi mặt nước , hắn bò lên đường QL , định hướng , rồi cắm đầu cắm cổ chạy về Nà cáy . Trên đường chạy về , khi đã nguôi cơn sợ , hắn chợt nhớ ra là trong cái túi cóc ba lô vẫn có một cái bùa hộ mạng mà hồi nhập ngũ , một bà cô già không chồng trong họ đã cho hắn . Hắn nghĩ , cái bùa ấy đã cứu hắn . Nghĩ thế , lại thấy còn phải đi chiến đấu lâu dài nữa , hắn đâm tiếc . Thế là hắn quyết đi tìm ba lô để lấy lại cái bùa . Và vì thế mới sinh ra cái việc hắn gỡ đòn võng để lấy cuộn dây dù . Hắn bảo hắn vẫn nhớ chỗ đó , và cái ba lô kia sẽ không trôi được xa đâu , chắc chắn là chìm ngay chỗ ấy thôi .

    Vừa đi đường vừa nghe chú lính mới ấy rúc rích kể chuyện , có lúc còn giơ bộ súng ống của mình ra để minh chứng rằng " cái dây ấy với cái đũng quần đùi nó làm nát hết cả của em  rồi ", nhìn cái bộ dạng có áo không quần của hắn , khối chú trong bọn em cứ phát cười sằng sặc .

    Qua chỗ gác bom , đến gần đầu cầu , chuẩn bị chạy qua , không ai bảo ai , tất cả chúng em thằng nào cũng lần tay mở cái nút dây đang thắt vòng quanh bụng , thả cho cái ba lô tha hồ nhũng nhẵng lắc lư , thúc cồm cộp vào xương cụt . Đau cũng được , kệ mẹ nó , nhỡ đâu ...

    Từ ngày ấy , lính VT bọn em giữ một thói quen , hễ cứ chuẩn bị vượt suối Thanh thủy khi lũ to , nước ngập , hoặc phải qua cái cầu treo hay cây gỗ bắc qua cái chỗ nào sâu sâu , nhất là dưới đáy có nước , là hai tay lại lần ra trước bụng , tháo nút cái dây đeo trước bụng , xốc xốc ba lô vài cái , nhỡ đâu...

    Lại nói cái chú lính mới quê Đồ sơn kia , đúng là chỉ vài hôm sau , một hôm vào buổi trưa , hắn đã mò ra sông và moi được cái ba lô lên thật . Hỏi hắn bùa còn không , hắn bảo còn nguyên . Hỏi có bị ướt hỏng không , hắn bảo ướt thế nào được , vì ở nhà cô hắn đã bọc bằng 5 lớp nilon hơ lửa dán kín . Hỏi hắn thế đạn đâu , hắn bảo mang đến nơi rồi . Hỏi nơi nào , hắn bảo ở trên Pha hán ấy . Hỏi hắn tải lên đấy lúc nào , hắn bảo giữa buổi trưa hôm ấy . Hỏi đi với ai , địch có bắn không , hắn bảo đi một mình , lúc ấy địch không bắn , nhưng có nhiều hố pháo mới lắm , có nhiều chỗ cỏ đang còn cháy , bọn chúng nó bắn bên ấy khi hắn đang lặn ngụp dưới sông . Lạy hồn .

    Hắn còn kể , đến chỗ giao đạn hôm trước , chẳng thấy ai ở đó , thế là cứ theo vệt đường có dấu giầy lính , hắn mò tới tận trận địa . Tuy đấy chỉ là trận địa 12,7 ly , nhưng các anh ấy bảo cứ để ở đấy là được rồi , lúc nào có ai lên trận địa cối sẽ chuyển lên . Hỏi hắn trận địa thế nào , hắn bảo kinh bỏ mẹ , bọn nó bắn sang suốt , toàn đạn bắn thẳng loại to , không nghe tiếng nổ đầu nòng , cứ rẹt ầm rẹt oành suốt , mà hầm hố nông choèn choèn sơ sài lắm .

    Chiều hôm ấy , căn hầm của hắn mịt mù thơm lừng  khói thuốc lào mà các anh 12,7 ly bên Pha hán  cho , hắn còn hãnh diện khoe 2 chiếc quần đùi mới cứng mà các anh ấy đền cho hắn . Anh em trêu , thế mày có giơ bộ sậu súng đạn của mày ra để các anh ấy đền luôn thể không , hắn đỏ mặt , làu bàu : Đền đền cái gì , các ông ấy cứ rình chộp rồi bóp cho một phát , sưng hết cả đây này . Nói rồi , hắn tụt béng ngay cái quần đùi sơ mướp ra , giơ cỗ súng đạn sưng đỏ mây mẩy và hai mảng đùi sần sùi loang lổ vết hắc lào để kể tội .

    Lính tráng bọn em ôm nhau cười ha ha hô hố ầm ĩ rũ rượi , báo hại ban chỉ huy phải cử anh Sự CT viên xuống kiểm tra . Kết quả : Non nửa chỗ thuốc lào bị anh ấy vặt mất , vì anh Hiển C tr đã nhờ xin .

    Tự nhiên , từ hôm ấy , lính VT bọn em có thêm một mục tiêu là cái chú em có cái dáng và nét mặt ngồ ngộ duyên duyên rất giống con gái kia để trêu ghẹo đỡ buồn . Riêng 60 em , ngoài cái tình cảm thương và quý chú em đó , em còn thấy cứ nể nể chú ấy , nhăm nhe tìm cách xin hắn về A mình . Chưa kịp làm việc ấy , chỉ khoảng chục ngày sau thì chú em ấy đã bị thương , khá nặng , phải đi viện , rồi không thấy trở về đơn vị nữa .

    Viết đến đây , tự nhiên 60 em thấy mình không còn nhớ nổi tên chú em rớt cầu ngày xưa , định vơ máy  gọi điện thoại cho chú em tên là Bé ở Đồ sơn để hỏi . Nhưng muộn quá rồi , lại thôi , mai gọi hỏi vậy . Ờ mà đã khuya rồi , em phải đi ngủ thôi để sáng mai dậy sớm ra bệnh viện đưa ông bố em đi xét nghiệm và chụp city .

    Câu chuyện lính của em chỉ lộ cộ có vậy , nhưng nó làm cho em nhớ chiến trường xưa và đồng đội mình thế , chả biết bây giờ họ sống ra sao nữa . Cám ơn câu chuyện của bác Maianh đã gợi cho 60 em nhớ ra , nhớ về  một nét đẹp vui vui của đời quân ngũ hào hùng và gian khổ .

    Chúc các bác và anh em những ngày cuối tuần vui vẻ .
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2015, 07:37:59 am gửi bởi thai60 » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #555 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2015, 07:25:20 am »

Chào cả nhà, nghe bác maianh, bác thai60 kể lại câu truyện cách đây 31 năm về trước các bác tải đạn cối lên trận địa cối 82 chân dông 1013, tiếc quá các bác chưa đến chỗ đài tôi ngày đó. Ngày còn nằm bên đó cũng đôi lần tôi cũng đã đi qua cái cầu treo này, trong đó có một lần đi hiên ngang ban ngày là vào sáng mùng 2 tết năm 84 sang 85. Hôm đó sau khi sau khi được tổ đài TS 20f mời ăn tết( tết thật của phía bên kia), ăn xong ngồi đánh bài mãi cũng chán, sẵn có hơi men lại đang là lúc tạm hòa hoãn của cả hai bên. Chú Công 15W rủ mấy anh em sang hang Làng lò chơi với mấy bác cùng quê, tiện thể về c20f chơi tết. Máu lên tôi, bác Tuấn bên TS 6B, bác Ban đài trưởng 20f quyết định lên đường. Để xuống hang Làng lò có hai con đường, một là đi theo đường thường xuyên tiếp tế từ Phong quang lên, hai là tụt từ đài xuống trận địa cối 82 của d5 rồi qua cầu treo sang. Sau một hồi bàn bạc thống nhất, chúng tôi quyết định đi theo con đường đi qua cầu treo này. Ngày thường trên đài QS chúng tôi vẫn theo dõi việc ra vào hang dơi, hang Làng lò, vì từ vị trí đài nhìn rất rõ cửa của 2 hang này. Ra vị trí quan sát để xác định đường đi, dự tính cắt phương vị, bọn tôi tụt xuống dông 700, men theo SCH d5, qua trận địa cối 82 của bác Cung "chuột" qua trận địa 12,7 ( chắc chỗ này bác maianh vận tải đạn lên) rồi theo đường vận tải xuống cầu treo. Khi qua cầu tôi cũng có ý tìm chỗ bác maianh bị treo ba lô mà mãi không tìm thấy Grin
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2015, 08:18:05 am gửi bởi pb47vp » Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #556 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2015, 09:23:10 am »

Chào toàn thể các bác

    Mấy hôm vừa rồi không biết ở nơi các bác thế nào ,ở trong này ,cái thằng mạng trục trặc lúc có lúc không, đang viết ,hay đọc tự dưng mất ,buồn quá các bác ạ.
    Sáng nay mở máy đọc nghe các bác nói đến cối 82mm,tôi lại nhớ hồi đơn vị tôi chuyển quân từ Nà Toong sang mãi bên khe nước phía tây núi đá 673,đối diện với hang dơi .vâng cũng chỉ là mẫu chuyện thường nhật của đơn vị tôi ngày ấy thôi.
    Mấy hôm trời cũng có mưa nhưng cũng không như trút nước,cứ từng cơn rồi tạnh,mãi gần chiều trời âm u có sương mù,nhưng sương cũng không dày lắm ,lúc có lúc không,nên việc chuyển quân sang vị trí trận địa mới cũng khó khăn,ở vị trí Nà Toong này rất nhiều bác biết rồi ,bác Như, bác Thái 60 ...và nhiều bác nữa ,ở vị trí phía nam suối ấy ,là nơi bị quan sát rõ nhất,hầu như soi gương với 685,400 ,nên mỗi lần vượt dốc ,hay đi dưới giao thông hào,lúc nào cũng như có người nhìn và chỉa súng vào  phía sau lưng mình,cảm giác lúc nào cũng ghê ghê.

     Hôm ấy mãi đến gần 6h chiều c4 cối 82mm bọn tôi mới bắt đầu xuất phát ,đoạn đường thì ngắn thôi nhưng quá quang đảng rất dể bị lộ,trời vẫn mưa xong Đại trưởng Hòa vẫn cho anh em xuất phát,đường hào giao thông trơn trượt ,khi tụt được xuống đoạn đường tăng ,rẽ trái sang hang dơi,rẽ phải lên khoảng gần 200m là tới trận địa,nhưng dốc,dốc cũng phải chạy ,ở phía trên ngã ba đường hào 673 không biết chúng phát hiện gì mà bắn giữ dội quá,thành ra ở dưới này cả đơn vị phải chạy gấp bở cả hơi tai,lên đến vị trí đóng quân,ở trận địa này mới rút đi là c cối 82mm của d8-e14 ,nghe nói c8 này trong mấy trận trước có một khẩu pháo bị chẻ nòng ,khi đơn vị chưa xắp xếp xong cho các trung đội vào từng vị trí,đã bị một trận pháo bắn vào khe nước ngay sát trận địa, anh em lao nháo nhào vào mấy cái hầm bê tông ở gần đấy,đất đá mãnh đạn văng tứ tung,vào cả cửa hầm, khói bụi mù mịt,hầm ngồi đông ngột ngạt ,chỉ mười phút sau, tất cả lại trở nên yên tĩnh ,khi anh em nhận từng vị trí nơi ở xong xuôi trời cũng nhá nhem tối .
   
    Tiểu đội hậu cần ở mãi dưới cuối con dốc,gần đường tăng sang hang dơi,tôi, Sự ,Thục Y tá,và thằng Nghiêm ,bốn anh em đang xắp xếp chỗ ở trong một cái hầm bê tông,thấy tiếng gọi ở trên c bộ ,tôi với cậu Nghiêm chạy lên ,tưởng gì nghiêm trọng lắm ,khi lên đến nơi mấy anh em bảo ,đang đánh nhau vậy có kiêng ăn thịt chó không,mãi đến lúc này mới nhớ ra,con chó là của ông quang đem lên Lao Chải nuôi cũng hơn năm rồi,lúc ấy cậu nghiêm mới hỏi, nó bị làm sao ,ông Quang bảo, nó bị dính mãnh cối thủng bụng , không sống được,thôi cứ làm thịt mà ăn,kiêng cữ gì ,nói rồi mấy anh em dỡ vỏ chăn che miệng hầm lại cho không có ánh sáng ra ngoài ,rồi nấu nước để làm,cuối cùng lại lột da ,chỉ lấy 4 cái đùi ,khi nấu xong cũng chỉ có 7-8 anh em ,là tí tửng để ăn còn đâu là chối hết,khi bê nồi thịt chó vào ,cả nấy ông cứ cầm đũa nhìn nhau,và mời nhau,ông ăn đi ,rồi lại ngồi nhìn nhau,thật buồn cười ,cuối cùng phải hai ba gắp ,vậy là số anh em ăn thịt chó hôm ấy, đi đâu cũng bị dọa nạt,nhất là mỗi lần đi tải đạn qua ngã ba Thanh Thủy ,đạn cối nhét vào ba lô mà chạy thì thôi rồi, các cái cánh cối nó xấn vào lưng đau điếng,cứ phải lấy hai bàn tay đỡ vào lưng mỗi khi chạy,lại còn luôn bị nhắc nhở,mấy ông ăn thịt chó nhớ cẩn thận đấy nhé, lúc đầu cũng ghê,và ngại ,xong cũng cứ đi bừa đi chẳng việc gì,kể ra có việc gì có lẽ không còn tôi đang kể lại mẫu chuyện này cùng các bác .Thật là một ký ức buồn cười phải không các bác .
     
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #557 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2015, 07:21:56 pm »

Em chào các bác
Em tưởng chỉ có máy của em bị, hóa ra máy các các cũng bị thì ra bị chung rồi. mấy buổi tối em vào mạng không được đành bỏ. em thông tin thêm cho các bác, hiện nay ở Làng Pinh UBND huyện vị xuyên đã triển khai xây dưng cây hương cũng gần xong rồi, cây hương đó to hơn chỗ 468, như ở chỗ cầu sập. tới đây các bác lên có dịp rẽ vào thắp hương. Con đường từ cầu sập đi qua hang Dơi vào đến hang làng lò, và đường vào hang làng lò cũng được triển khai xây dựng, còn con đường lên cây hương 468 đã đổ bê tông xong lâu rồi...Hôm nay các thầy pháp sư ở hà nội lên cầu siêu ở Thanh Thủy em bận phải đi công tác không lên được,...
Logged
Duc18153
Thành viên
*
Bài viết: 139


« Trả lời #558 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2015, 09:29:22 pm »

                            Chào các bác và anh em .

    Hôm trước nghe bác Maianh kể câu chuyện đi tải cối 82 sang Pha hán suýt bị rơi xuống sông Lô khi qua cây cầu treo gần ngã Ba Thanh thủy , em lại nhớ cái chuyện tương tự như thế , cũng ở chỗ ấy , của đơn vị em .

    Hồi ấy là vào khoảng cuối tháng 8/1984 , cánh VT bọn em phải tập trung tải rất nhiều đạn cối 82 cho các đơn vị . Những nơi bọn em hay phải đi tới là các trận địa của C4/D7 ( Đơn vị của bác Mạnh 1427) , C15 /E 14 trên Nà toong , C12 / D 9 trên Pha hán .

    Hôm ấy , bọn em phải tải đạn cối 82 và 12ly7 sang bên kia cầu treo , rồi đi theo con đường mòn hẹp về phía bên tay trái , chếch lên phía trên cao đến mấy trăm mét nữa . Lúc ấy trời vừa mới tối , mưa dầm rả rích , pháo đich bắn ít , nhưng đường rất trơn và khó đi . Đến cách đầu cầu khoảng 50m , như thường lệ , bọn em lại nép vào tả luy và rãnh nước ven đường , nghỉ giải lao một chút và nghe ngóng địch tình.

    Sau đó , thấy địch không bắn , giữ khoảng cách 2m một người , bọn em bắt đầu chạy qua cầu . Mặt cầu lỗ chỗ vết đạn bắn thẳng và mảnh đạn pháo , có chỗ hở toang hoác rộng đến mấy chục phân , chả thấy ván đâu cả . Khi đội hình chạy gần hết qua cầu thì địch bắn 14,5 ly và DKZ xuống ngã ba , đạn văng chiu chíu xuống cả khu vực cầu .

    Thấy địch bắn mạnh , anh Lả Btr B2 hô anh em chạy nhanh khẩn trương thoát khỏi khu vực cầu . Lên đến chỗ giao hàng , em thấy mấy chú lính quê Đồ sơn mới bổ sung về đơn vị đang hổn hển báo cáo với anh Lả là có một chú trong nhóm ấy bị rơi xuống sông qua cái khe thủng ở cách đầu cầu phía đường QL khoảng hơn chục mét . Hỏi có phải do trúng đạn không , các chú ấy bảo không phải , mà do các chú ấy chạy gần nhau quá ,  không kịp nhìn thấy để nhảy qua , nên bị hụt chân rơi xuống .

    Trên đường quay xuống , bọn em đã chia nhau tỏa rộng ra 2 bên đường mòn để tìm , nhưng không thấy ai . Qua cầu treo , mấy thằng bọn em mò xuống bờ sông đi xuôi xuống tìm gọi nhưng cũng không thấy tăm hơi gì . Anh Lả quyết định cho anh em về đơn vị , định báo cáo C bộ để cho người mang đèn pin ra sông tìm .

    Về đến hầm , may quá , thấy chú lính mới nhà ta đã ở đó từ bao giờ , đang ngồi dỡ cái đòn cáng để lấy dây dù , người vẫn đang khoác cái áo K82 , nhưng phía dưới lại đang cởi truồng . Hóa ra sau khi bị rơi , chú ấy đã ngoi lên được , đang định về lấy dây ra để lặn xuống đáy , buộc vào ba lô , kéo lên.

    Anh Lả lại phân công 4 chú nữa , trong đó có 2 bác lính cũ quê Phú thọ và 2 chú quê Đồ sơn đi cùng chú em kia ra đó . Khi nhóm anh em đó đi đến chỗ gác bom thì gặp một nhóm khác cũng lính C25 cáng thương từ hang Dơi đi xuống , trong đó có anh Khánh C phó . Biết chuyện , anh Khánh lệnh cho anh em quay về , tranh thủ nghỉ ngơi , để đến đêm còn đi mấy chuyến nữa .

    Khoảng 1 tiếng sau , bọn em lại phải đi tải cối tiếp , vẫn là sang chỗ cũ bên Pha hán . Ở chỗ lấy hàng , chú em có  nước da bánh mật và cái dáng nhỏ nhắn như con gái kia đang liến thoắng kể lại câu chuyện bị rơi xuống sông , cái giọng miền biển nằng nặng , nhưng nghe rất hài .

    Hắn kể , khi bị rơi tùm xuống mặt sông , cái ba lô nặng trĩu đã lôi hắn tuột luôn xuống đáy . Ở dưới đáy ấy , dòng nước cuồn cuộn cứ đẩy hắn và cái ba lô lăn lông lốc , va hết vào tảng đá này sang tảng đá khác . Qua mấy giây đầu bị choáng , hắn đã tỉnh lại ngay , biết được tình thế nguy hiểm của mình . Vậy là hắn cuống cuồng đạp đáy trồi lên . Đau khổ cho hắn , dù chỗ ấy ở gần bờ , không sâu lắm , càng về xuôi càng ít đá tảng , nhưng hắn không thể nào ngoi lên được , vì cái ba lô nặng trĩu cứ trì hắn xuống . Cũng may , có vài lần hắn thò được đầu lên khỏi mặt nước , hít vội được tý không khí , chứ không thì đã toi rồi . Hắn bảo thế .

    Anh em hỏi : Thế mày làm thế nào mà bây giờ vẫn còn sống ? Chú em cười toe toét . Hắn bảo hắn dân vùng biển nên cũng lặn được lâu và bơi cũng khá , nhưng lúc ấy hắn đã đuối sức lắm rồi . Khi thấy mình mãi không ngoi lên được , hắn chợt nhớ ra cái ba lô quý hóa kia . Vậy là tìm cách gỡ . Đầu tiên , hắn lần đến cái dây nối từ 2 cái túi cóc đang buộc tròn vòng quanh bụng , tìm nút buộc để cởi , nhưng do cuống quá , hắn không thể nào gỡ được ra , thế là vừa đạp chân nhoi lên lấy hơi , hắn vừa dùng 2 tay dứt túi bụi cái đám dây đang vòng quạnh bụng . Hắn cứ ngoi lên chìm xuống và giằng giật túi bụi cuống cuồng như thế , cái quần đùi thì bị xé rách tan trôi đi , nhưng cái ba lô thì cứ lằng nhằng . Mãi đến lúc hắn thấy mệt quá rồi , tay chân cứ cứng đơ ra vì ngạt thở , bụng thì no nước vì cứ bị xộc vào mồm , vào phổi , thì may quá , cái dây kia bị đứt , hắn thoát khỏi cái ba lô và nổi được lên .

    Hắn kể tiếp , ngoi khỏi mặt nước , hắn bò lên đường QL , định hướng , rồi cắm đầu cắm cổ chạy về Nà cáy . Trên đường chạy về , khi đã nguôi cơn sợ , hắn chợt nhớ ra là trong cái túi cóc ba lô vẫn có một cái bùa hộ mạng mà hồi nhập ngũ , một bà cô già không chồng trong họ đã cho hắn . Hắn nghĩ , cái bùa ấy đã cứu hắn . Nghĩ thế , lại thấy còn phải đi chiến đấu lâu dài nữa , hắn đâm tiếc . Thế là hắn quyết đi tìm ba lô để lấy lại cái bùa . Và vì thế mới sinh ra cái việc hắn gỡ đòn võng để lấy cuộn dây dù . Hắn bảo hắn vẫn nhớ chỗ đó , và cái ba lô kia sẽ không trôi được xa đâu , chắc chắn là chìm ngay chỗ ấy thôi .

    Vừa đi đường vừa nghe chú lính mới ấy rúc rích kể chuyện , có lúc còn giơ bộ súng ống của mình ra để minh chứng rằng " cái dây ấy với cái đũng quần đùi nó làm nát hết cả của em  rồi ", nhìn cái bộ dạng có áo không quần của hắn , khối chú trong bọn em cứ phát cười sằng sặc .

    Qua chỗ gác bom , đến gần đầu cầu , chuẩn bị chạy qua , không ai bảo ai , tất cả chúng em thằng nào cũng lần tay mở cái nút dây đang thắt vòng quanh bụng , thả cho cái ba lô tha hồ nhũng nhẵng lắc lư , thúc cồm cộp vào xương cụt . Đau cũng được , kệ mẹ nó , nhỡ đâu ...

    Từ ngày ấy , lính VT bọn em giữ một thói quen , hễ cứ chuẩn bị vượt suối Thanh thủy khi lũ to , nước ngập , hoặc phải qua cái cầu treo hay cây gỗ bắc qua cái chỗ nào sâu sâu , nhất là dưới đáy có nước , là hai tay lại lần ra trước bụng , tháo nút cái dây đeo trước bụng , xốc xốc ba lô vài cái , nhỡ đâu...

    Lại nói cái chú lính mới quê Đồ sơn kia , đúng là chỉ vài hôm sau , một hôm vào buổi trưa , hắn đã mò ra sông và moi được cái ba lô lên thật . Hỏi hắn bùa còn không , hắn bảo còn nguyên . Hỏi có bị ướt hỏng không , hắn bảo ướt thế nào được , vì ở nhà cô hắn đã bọc bằng 5 lớp nilon hơ lửa dán kín . Hỏi hắn thế đạn đâu , hắn bảo mang đến nơi rồi . Hỏi nơi nào , hắn bảo ở trên Pha hán ấy . Hỏi hắn tải lên đấy lúc nào , hắn bảo giữa buổi trưa hôm ấy . Hỏi đi với ai , địch có bắn không , hắn bảo đi một mình , lúc ấy địch không bắn , nhưng có nhiều hố pháo mới lắm , có nhiều chỗ cỏ đang còn cháy , bọn chúng nó bắn bên ấy khi hắn đang lặn ngụp dưới sông . Lạy hồn .

    Hắn còn kể , đến chỗ giao đạn hôm trước , chẳng thấy ai ở đó , thế là cứ theo vệt đường có dấu giầy lính , hắn mò tới tận trận địa . Tuy đấy chỉ là trận địa 12,7 ly , nhưng các anh ấy bảo cứ để ở đấy là được rồi , lúc nào có ai lên trận địa cối sẽ chuyển lên . Hỏi hắn trận địa thế nào , hắn bảo kinh bỏ mẹ , bọn nó bắn sang suốt , toàn đạn bắn thẳng loại to , không nghe tiếng nổ đầu nòng , cứ rẹt ầm rẹt oành suốt , mà hầm hố nông choèn choèn sơ sài lắm .

    Chiều hôm ấy , căn hầm của hắn mịt mù thơm lừng  khói thuốc lào mà các anh 12,7 ly bên Pha hán  cho , hắn còn hãnh diện khoe 2 chiếc quần đùi mới cứng mà các anh ấy đền cho hắn . Anh em trêu , thế mày có giơ bộ sậu súng đạn của mày ra để các anh ấy đền luôn thể không , hắn đỏ mặt , làu bàu : Đền đền cái gì , các ông ấy cứ rình chộp rồi bóp cho một phát , sưng hết cả đây này . Nói rồi , hắn tụt béng ngay cái quần đùi sơ mướp ra , giơ cỗ súng đạn sưng đỏ mây mẩy và hai mảng đùi sần sùi loang lổ vết hắc lào để kể tội .

    Lính tráng bọn em ôm nhau cười ha ha hô hố ầm ĩ rũ rượi , báo hại ban chỉ huy phải cử anh Sự CT viên xuống kiểm tra . Kết quả : Non nửa chỗ thuốc lào bị anh ấy vặt mất , vì anh Hiển C tr đã nhờ xin .

    Tự nhiên , từ hôm ấy , lính VT bọn em có thêm một mục tiêu là cái chú em có cái dáng và nét mặt ngồ ngộ duyên duyên rất giống con gái kia để trêu ghẹo đỡ buồn . Riêng 60 em , ngoài cái tình cảm thương và quý chú em đó , em còn thấy cứ nể nể chú ấy , nhăm nhe tìm cách xin hắn về A mình . Chưa kịp làm việc ấy , chỉ khoảng chục ngày sau thì chú em ấy đã bị thương , khá nặng , phải đi viện , rồi không thấy trở về đơn vị nữa .

    Viết đến đây , tự nhiên 60 em thấy mình không còn nhớ nổi tên chú em rớt cầu ngày xưa , định vơ máy  gọi điện thoại cho chú em tên là Bé ở Đồ sơn để hỏi . Nhưng muộn quá rồi , lại thôi , mai gọi hỏi vậy . Ờ mà đã khuya rồi , em phải đi ngủ thôi để sáng mai dậy sớm ra bệnh viện đưa ông bố em đi xét nghiệm và chụp city .

    Câu chuyện lính của em chỉ lộ cộ có vậy , nhưng nó làm cho em nhớ chiến trường xưa và đồng đội mình thế , chả biết bây giờ họ sống ra sao nữa . Cám ơn câu chuyện của bác Maianh đã gợi cho 60 em nhớ ra , nhớ về  một nét đẹp vui vui của đời quân ngũ hào hùng và gian khổ .

    Chúc các bác và anh em những ngày cuối tuần vui vẻ .
..............
.............
...............
Chào các bác lính Vị xuyên.Nghe câu chuyện của bác thai60 kể về người lính cụ thể trong đơn vị vận tải e14 f313 , mà sao nó cũng hao hao như đơn vị em thế .
Có lẽ những người lính khi ra trận đều mang theo mình nếp sống của làng quê Việt. Vậy nên có phần giống nhau chăng ?
Bên cạnh đó khi ta làm nhiệm vụ chiến đấu những người thân luôn ở bên , song hành trong những khoảnh khắc nguy nan mà người lính phải đối diện.Ấy là lúc ta cần đến phương thuốc nhiệm mầu : traong thái Bình yên khi ta cảm thấy đang ở giữa quê hương với những người yêu thương - vì vậy người lính vượt qua được gian lao , cái này tôi đã thấy tương tự trong một bộ phim thời thế chiến 2 : những bức thư của cả người lính binh nhì gửi cho vợ & mẹ cũng có cả những bức thư của viên trung tướng Nhật bản gửi cho vợ con khi họ đang tử thủ trên một hòn đảo . Vô vọng trước sức bao vây của quân Mỹ , và sự bỏ rơi của chính Nhật hoàng . Chính những bức thư không bao giờ được gửi đi đã củng cố tinh thần , giúp họ chiến đấu tới người lính cuối cùng .
Đồng hành cùng chúng em ngày ấy cũng có những chiếc bùa hộ mạng - người thì treo ảnh vợ , mgười yêu ,hoặc bạn gái .Có cậu lồng ảnh mẹ , hoặc chị  em gái vào một túi nilon , cất dưới đáy ba lô ...riêng nhà em cũng có một chiếc, nhưng không tiết lộ cho các bác được đâu - vì nếu không các bác cười chết khi biết được.Hic.Dù sao cũng chẳng hại cho ai cả các cụ nhỉ ?
Có một điều không biết đơn vị nào đi đầu , nhưng nhà em thấy rằng đã là lính chốt . Khi về hậu phương cứ gọi là kiêng khem ghê lắm: kiêng tất cả các thứ mà họ cho là đen .Nhất là không được gần gũi chị em .Lính cũ truyền linh nghiệm cho lính mới: Thằng nào chạm đâu mất đó : " chạm tay - mất tay , chạm chân mẫt chân , " Chân giả" mà chạm vô thì cũng đi luôn cái " Chân giả" luôn chứ đừng có đùa .Hic . Vậy nên nhà em cũng kiêng ghê lắm , mặc dù tiếc - đứt ruột, nhưng cũng đành phải chấp nhận làm theo hướng dẫn của các bậc tiền bối chứ biết làm sao đây? Chẳng hiểu có đúng không mà buổi tối lúc hành quân lên Coc nghè , đợt 12-7 tụi em lơ ngơ mắc màn ngủ vô tư dưới trọng điểm pháo , mà vẫn vô sự ? Sau này ở chốt E4 điểm cao 685 cũng vậy đạn pháo , cối cày nát đá tai mèo , vôi hóa 685 .Vậy mà hơn 40 ngày chiến đấu trôi qua một số hy sinh , một số anh em vẫn không sao .Nhưng có một điều chắc chắn là : Nếu ta chịu khó tư duy , tìm cách khắc phục khó khăn, thì xác suất tồn tại vẫn nhiều hơn.Ví dụ : khi cấp trên yêu cầu các chiến sĩ làm công sự cá nhân, nhà em quan sát chung quanh , thấy cây cối nị phạt ngang là chủ yếu, đất đá cũng vậy .Chính thế mới suy luận: ở E4 số lượng đạn cối bắn vào là chủ yếu . Từ đó em tiến tới kiến thiết công sự như sau :
1.Lớp dưới cùng là cành cây .
2. Lớp trên là bao cát .( chống sức ép )
3.Lớp trên nữa là đá răm ( chống mảnh ),
- Lớp trên cùng sếp đá tảng - mupc đích là ép nổ khi đạn cối rơi xuống.
Các bác thấy sao ạ , ?
Nhà em không dám " múa rìu qua mắt thợ " đâu ạ , chỉ là để ôn lại kỷ niệm thời xưa thôi chứ chẳng phải khoe gì đâu .Thôi em chào các bác , vả lại còn để các bác khác tâm sự nữa chứ ạ .Gửi tới các bác ccb Hg lời chào thân ái & đoàn kết .
Logged

Không lấy cái kim sợi chỉ của dân ...
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #559 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2015, 06:43:58 am »

                           Chào các bác và anh em .

    Nghe chuyện các bác đâm ra càng thấy nhớ mảnh đất Vị xuyên ngày ấy . Em còn nhớ mãi hồi ở chiến trường , mỗi khi phải đi qua đỉnh 673 ( chả biết cái chỗ bằng bằng tiếp giáp mấy con đường từ 812 đến , từ Nà cáy lên , rẽ phải vuông góc thì vào các ụ pháo bắn thẳng , rẽ phải chếch hướng Đông - Bắc thì xuống Nà toong ấy có phải là đỉnh không , nhưng bọn em cứ gọi bằng cái tên ấy ) ,kiểu gì em cũng phải tìm dịp tìm chỗ để tranh thủ quan sát khung cảnh chiến trường .

    Trên đoạn đường từ trên đỉnh tụt xuống Nà toong , có những vị trí mà đứng ở đó ta có thể quan sát rất rõ gần như toàn bộ khung cảnh bên Bắc suối Thanh thủy ( Chỉ những điểm cao như 685,772,1100,1509 thôi , chứ các khu 233,300,400, đồi Đài ...thì bị khuất không thấy được ) . Cũng từ đó , có thể nhìn thấy một vài khúc sông Lô sáng lấp lóa , nhỏ tý , phía bên kia sông là triền núi đất Pha hán rất dốc , có một khu vách đá bị đạn địch nện trắng phếch , phía trên cùng hướng đường biên là khu vực núi đá 1250 , ở lưng chừng khu ấy có một trận địa mà từ đó thấy rất nhiều loại đạn bắn thẳng của địch tia đi các hướng .

    Ngày ấy , có lẽ do chỉ tranh thủ nhìn bằng mắt thường một lúc rồi phải đi tiếp , nên cũng chả biết chỗ nào là ta , chỗ nào là địch , cỏ cây khô cháy đất đỏ xới nhào đá trắng như vôi v.v...là do bị ăn pháo ta hay pháo nó . Chỉ thấy cảm giác cứ ghê ghê rợn rợn vô cùng . Có những lần lính VT bọn em cũng phải mò lên các khu điểm cao bên ấy , nhưng là đi một cách thụ động trong đêm do đã  có người dẫn đường , địa hình phức tạp , gùi tải khiêng vác nặng nề , lại phải lo tránh đạn , tránh mìn ... nên khi đứng bên này nhìn sang các bên đó cũng chả thể biết mình đã tới được những chỗ nào .

    Còn nhớ có lần nhìn sang khu đồi đất đá cao ngang ngang với 673 , thấy những cái khúc ngăn ngắn đen xì chĩa ngang chĩa dọc về các hướng , bọn em lạnh hết cả người vì cứ tưởng bọn địch bố trí trận địa pháo mới . Lúc định thần nhìn kỹ mới nhận ra đấy là những thân cây gỗ bị cháy trụi cành , lá , ngọn , đứng  chỏng chơ trên mặt đất trơ trụi . Dù biết thế , vẫn cứ thấy kinh kinh , chỉ sợ bọn nó đặt lẫn vào đấy vài khẩu bắn thẳng , rình thấy mình đi qua ngắm thật kỹ rồi choảng cho một loạt thì toi hẳn .

    Sau này , do đi lại nhiều ban đêm , đã quen định vị nhận biết địa hình , bọn em đã đưa vào bộ nhớ của mình những đoạn đường mà mình đã từng nhìn thấy chớp lửa đầu nòng hay nơi xuất phát của những luồng đạn lửa để mỗi khi qua đoạn đó phải căng mắt mà ngó , đồng thời tranh thủ phắn cho thật nhanh . Cứ nghĩ đơn giản là mình mà nhìn thấy được những thứ ấy thì cũng có nghĩa là nó cũng có thể nhìn thấy ánh ...mắt của mình , rồi nã đạn sang .

    Đúng là như thế thật , chính vì đã để ý quan sát , phân tích , ghi nhớ ..., mà sau này bọn em đã chủ động hơn nhiều mỗi khi đi làm nhiệm vụ . Trong bài thơ " Mùa thu không bình yên " em có viết câu " nghe tiếng đạn quen..." một phần là vì thế đấy .

    Nhưng mà , dù quen hay không , dù địch bắn có quy luật hay không , cứ mỗi khi phải vận động trong tầm quan sát oanh tạc của chúng là lại rợn hết cả người . Chưa kể đến những quả pháo hay quả cối từ những tận đẩu tận đâu câu tới , bất ngờ bổ choáng bổ choàng lên đầu , vào giữa đội hình ..., chỉ cần mang cái cảm giác : Kìa , nó đang nhìn mình , đang ngắm bắn ... Này , nó đang nheo mắt , đang kéo cò ... Bỏ mẹ rồi , nó đang căn tọa độ đợi mình đi đến đoạn kia , chỗ ấy là sẽ khai hỏa v.v... là anh nào anh nấy , dù có bạo gan đến đâu cũng thấy lạnh hết cả tim , chân tự nhiên cứ riu ríu , chỉ muốn tìm một chỗ nấp , nằm mọp xuống , quên mẹ nó hết sự đời cho khỏi hãi , đỡ khổ .

    Biết là thế , nghĩ là thế , vậy mà vẫn phải dấn bước đi tiếp . Cái cảm giác phải rời khỏi chỗ nấp an toàn , phơi mình ra khoảng trống nguy hiểm , chấp nhận may rủi , hy vọng nó không bắn , nó không bắn kịp , nó không bắn trúng v.v... thật vô cùng nặng nề , phấp phỏng . Những lúc ấy , ngoài cái tâm trí trông chờ may rủi , hy vọng thế lực tâm linh hay siêu nhiên nào đó như trời đất , thánh thần , ông bà tổ tiên , người thân che chở , còn mong sao có ai đó bên mình sẽ nổ súng tiêu diệt trước bọn địch kia trước khi nó kịp khai hỏa .

    Cứ thế , cứ thế ... , hết đoạn đường này sang đoạn đường khác , hết chuyến đi này tới chuyến đi khác , cái trò cút bắt rình rập đầy nguy hiểm chết người ấy cứ tiếp diễn , lặp đi lặp lại mãi không thôi , thử thách ý chí chịu đựng và bản lĩnh người lính .

    Với những cái hiểm nguy rình rập thường trực đã được báo trước mà không thể lẩn tránh ấy , chả có bố con ông lính nào dám chủ quan coi thường cả . Và dù có đặt hy vọng vào bất kỳ thứ bùa ngải phòng hộ , niềm tin che chở , sự kiêng kỹ cẩn tắc , lính nào cũng phải tìm cách tự lo cho mình cả . Ấy là dùng tư duy để phân tích tình hình , nắm bắt quy luật , tích lũy kinh nghiệm , rèn luyện kỹ năng ứng phó v.v... Và cuối cùng là xác định tư tưởng : Bắn chưa chắc đã trúng , trúng chưa chắc đã chết , chết thì đành chịu vậy , nhiệm vụ của mình là thế , phải chấp nhận hết .

    Thế rồi , ngày qua ngày , tháng qua tháng , trận này qua trận khác , người lính dần trưởng thành nơi chiến trường . Đồng thời với việc lỳ lợm hơn , dạn dày hơn , vững vàng kiên định hơn trước thử thách , họ trở nên điềm đạm bình tĩnh khôn ngoan hơn trước nguy hiểm rình rập để chấp nhận đương đầu , chịu đựng và hóa giải chúng , dù thỉnh thoảng phải chứng kiến đồng đội mình vẫn bị thương vong .

    Trở lại câu chuyện về nơi chiến trường ngày xưa . Dù chưa hề đặt chân tới vị trí của lũ địch đang bắn mình , nhưng qua cách bắn của chúng , lính VT bọn em biết chắc chắn là mỗi khi đi qua những đoạn trống trải ấy ấy , bọn em đã lọt vào trong tầm bắn hủy diệt của chúng , chúng đang quan sát và thấy mình rất rõ , nhưng việc phải đi qua đó thì vẫn cứ đi thôi ,chết cũng phải chịu chứ không lẽ ...trốn . Bởi trốn thì hết chuyện nhưng sống mà phải chấp nhận mang mặc cảm hèn hạ  và nhục nhã thì không phải ai cũng chịu được .

    Câu chuyện của anh em mình đang đề cập tới những tâm lý mê tín của người lính , nói lên một thực tế rằng ở đơn vị nào , chỗ nào , gần như với người lính nào cũng liên quan tới nó .

    Với cá nhân Thai60 em , thực sự ngay từ khi bắt đầu nhập ngũ , em đã có ý luôn lưu giữ bên mình một vài thứ gì đó của người thân , mong tìm từ những thứ ấy hơi hướng gia đình , quê hương , cuộc sống yên bình , coi những thứ ấy như chỗ dựa về tinh thần , nguồn động viên , nơi chia sẻ nỗi khổ cực gian nguy . Ngoài cuốn sổ nhỏ như bàn tay và một cái bút bi do một cô gái tặng mà em đã dùng để ghi nhật ký (ghi thật cô đúc các sự kiện trong ngày thôi ) , trong túi áo ngực em còn luôn có vài bức thư thật cảm động của bố , mẹ , em gái , bạn thân . Những thứ ấy cũng được em bọc kỹ trong mấy lớp nilon , nhét trong túi ngực đã gài kim băng hoặc buộc nắp bằng đoạn dây đồng . Trong thâm tâm , em cũng luôn coi đó như một thứ bùa hộ mệnh vậy .

    Có một ngày , trong một lần bị địch bắn pháo trúng hầm , do mải cứu súng AK và lựu đạn , không kịp nghĩ tới để quẳng ra ngoài , cái balo và cái áo K82 đang mặc dở có chứa mấy thứ ấy của em bị thiêu cháy . Sau hôm ấy , em cứ thấy chống chếnh âu lo như người không có điểm tựa , phải tự động viên mình mãi rồi cả tháng sau mới quen và bình thường trở lại .

    Em tin là những thứ bùa ngải , kiêng khem lộ cộ của lính chắc chắn đã giúp một phần cho anh em mình về tư tưởng , tình cảm . Nhưng em cũng tin chắc rằng tình cảm anh em đồng đội còn giúp được nhiều hơn . Nói thật với các bác , trong suốt mấy năm ở chiến trường Vị xuyên ấy , có khối lúc tư tưởng em cũng bị dao động , nếu không có tình cảm quan tâm chăm sóc động viên và sự kiên định vững vàng của đồng đội khi ấy , có khi em chưa chắc đã vượt qua được sự yếu mềm trong chính lòng mình lúc ấy .

    Nghe câu chuyện của các bác , cứ tưởng tượng cái cảnh một người lính quan sát đạn địch bắn rồi hỳ hục chặt cây khuân đá làm cho mình cái hầm trú ẩn , cảnh mấy ông lính ngồi trước chậu thịt chó ngon lành , ngại rủi ro mà không dám gắp , cảnh mấy ông lính trên đài QS pháo có kéo có lược mà không dám cắt tóc , cảnh một anh lính được bạn nắm tay kéo lên , cảnh cả đơn vị đến bữa thấy cơm khê , đành ôm bụng đói đi làm nhiệm vụ , cảnh mấy anh lính đang hừng hực sức trẻ đầy khao khát , được hôm tranh thủ xuống TX , gặp cơ hội mười mươi để có thể "vào đời" mà cũng phải cắn răng nhịn thèm ... sao mà thấy nó gần gũi với mình , với đơn vị mình đến thế . Càng nghe càng thấy nhớ tha thiết chiến trường khốc liệt và động đội thân thiết cái ngày xưa . Và càng nghe càng thấy hiện hữu lên trước mắt mình hình ảnh bao nhiêu con người một thời kề vai chung sức trên chiến trường Vị xuyên những ngày máu lửa ...

    Mời các bác và anh em tiếp tục dòng Ký ức và tâm tình .
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2015, 08:47:30 am gửi bởi thai60 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM