Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:32:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG - KÝ ức và Tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 24  (Đọc 181075 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #450 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2015, 08:57:48 am »

                         Chào các bác và anh em .

    Mấy hôm nay em bận việc nhà quá nên không tham gia hành quân được ,chỉ tranh thủ dùng ĐT để dõi theo bước chân các bác .

    Chào bác Hạnh Phin , cám ơn bác đã quan tâm chia sẻ với chúng em . Cánh lính lớp đàn em chúng em rất vui khi tìm được sự đồng cảm từ thế hệ những người lính đi trước các bác . Chúc bác luôn  khỏe và vui với diễn đàn Dựng nước - Giữ nước , mong bác sớm quy tụ được anh em cựu lính về với ngôi nhà của mình , có thêm nhiều thông tin tư liệu , câu chuyện về những người lính bình thường của đơn vị bác , để chúng em có điều kiện và cảm hứng gặp gỡ giao lưu với các đồng đội E 567 .

    Nghe câu chuyện của những người cựu lính về chiến trường , về đồng đội của họ ,  càng thấy rằng niềm hoài ức về những tháng năm tuổi thanh xuân hy sinh cống hiến cho Tổ quốc bao giờ cũng đẹp đẽ , sâu nặng , không dễ nguôi quên .

    Nhớ hôm trước ngồi giao lưu với cánh Quân đoàn 3 , các bác ấy , nhất là bác Đăngtien , cứ như sôi lên sùng sục mỗi khi bọn em nhắc tới một địa danh trên Thanh thủy . Ngồi nghe dòng ký ức về những tháng ngày chinh chiến của các bác ấy tuôn ra ào ạt , lính VT 60 em cứ như được cuốn về với miền đất huyền thoại ấy . Từ hôm đó chỉ mong các bác Q Đ 3 rảnh rỗi và có nhiều cảm hứng để mang dòng ký ức ấy về với HG , chia sẻ cùng mọi người .

    Có một câu chuyện liên quan đến mảnh đất Thanh thủy - Vị xuyên cứ nhớ tới là 60 em lại thấy lòng lâng lâng  xúc động , xin kể ra cùng các bác .

    Hồi mùa thu năm 2008 , 60 em có  dịp được đi cùng ông PGĐ Học viện lên công tác ở Hà giang . Lên đến TX , sau khi nhận phòng ở KS , nghe lịch trình công việc , nghĩ mình  chỉ là anh nhân viên tép riu , liên quan quái gì nhiều đến các nội dung ấy , bèn tính chuyện chuồn . Vậy là , trước mặt các lãnh đạo cả chủ và khách , với lý do muốn tranh thủ đi thăm lại chiến trường cũ và người quen , đồng đội ngày trước , em  thẽ thọt tha thiết trình bày xin phép được vắng mặt ,  không giao lưu với các ông VNPT tỉnh .

    Nghe em nói vậy , lão H. - một phó GS TS nổi tiếng khó tính của HV em - đã mắng và cấm em luôn . Ông L. - Phó GS TS , phó GĐ của em thì băn khoăn ngần ngại , chắc vì sợ thất thố với cơ quan bạn . Em thì đứng đần thối ra vì tức thì ít mà vì ngượng ngùng xấu hổ thì nhiều .

    Đang lúng túng khó xử như vậy , chợt thấy có một bác trạc tuổi như em ở bên phía đội bạn cười xòa rồi nói : A ... vậy ra bác ấy là đồng đội với em , hay quá , thôi em cũng xin phép các thủ trưởng được giao lưu riêng với đồng đội cũ .

    Nói xong , hắn bước đến bá vai bá cổ em luôn , vô cùng hỷ hả và  thân ái . Tự nhiên , tất cả các ông cán bộ cười ầm lên , nhẹ nhõm , trừ lão Phó GS "Gà sống thiến sót " khó tính . Ông phó GĐ ra vẻ nghiêm khắc căn dặn em không được lang thang chơi bời nhăng nhố , sáng mai đúng 8 giờ có mặt , ăn sáng rồi theo đoàn đi thăm cột cờ Lũng cú và những gì gì đâu đâu ấy nữa . Rồi ông ấy lệnh cho chú lái xe đưa chìa khóa ô tô cho em " để thực hiện giờ giấc cho nghiêm chỉnh " . À ha... Em hiểu ý lão ấy rồi . Chuồn thôi .

    Hóa ra thằng cha bên đội bạn vừa mới cứu em kia cũng là cựu lính thật . Hắn là lính BB thuộc E 266 nằm chốt bên Đông sông Lô . Hắn quê Tuyên quang nhập ngũ năm 1982 , ra quân cuối năm 1986 , đi học , rồi công tác ở BĐ hà giang , bây giờ làm ở phòng HC .

    Ngồi ở sảnh KS , uống cạn 2 ấm trà , hai thằng râm ran đủ mọi chuyện chiến trường ngày xưa , quên tiệt hết các bố lãnh đạo . Được một lúc lâu , khi trời đã gần tối , ĐT trong túi ông bạn  đổ chuông , hắn hờ hững thò tay vào túi lôi ra , mắt chả thèm ngó xem ai gọi tới , tay đã nhấn nút OK và áp máy lên mang tai rồi , nhưng mồm thì vẫn ra rả với 60 em : Ối giời , trận ấy bọn tôi bị pháo nó trần cho tung banh hết hầm hố ,bộ binh bọn nó tràn xuống gần tới trận địa , chỉ huy tiểu đoàn phải gọi pháo cối bên mình chụp xuống ngay đầu quân mình v.v...

    Đang vừa nghe ĐT vừa râm ran mù tít , chợt miệng hắn câm tịt , ú ớ , cái mặt đang đỏ ké tự nhiên tái dại hẳn đi .

    Sau một hồi "dạ dạ , vâng vâng , yên tâm , yên tâm ..." , hắn cúp máy , rên rỉ với 60 em : Bỏ mẹ rồi , mải nói chuyện với anh , em quên mất đ... đặt tiệc cho các xếp , chết cha em rồi .

    Ái ngại cho hắn quá , 60 em an ủi : Chẳng phải lo đâu , hàng quán có đầy ra kia , sợ quái gì ...

    Hắn nhăn nhó : Không được đâu , xếp em bảo phải lo thịt thú xịn cơ , thứ ấy hiếm lắm , phải báo trước để bọn nó còn tìm gom về .

    Nghe hắn rên rỉ , nhìn cái mặt hắn xanh lét , tự nhiên lính VT 60 em nổi cơn tinh quái hồi còn làm kiếp ngựa thồ , bảo hắn : Tưởng gì chứ thế thì khỏi lo đi , các xếp nhà tớ tuy ở Hà nội nhưng vẫn chén mấy món ấy liên tục , chỉ có điều toàn chỉ được xơi thịt chuột cống hay dúi hay nhím nuôi bằng cám cò , đếch biết cái gì là xịn đâu . Theo tớ , quê cứ bảo nhà hàng nó tìm một con chó thật ngon , chế cho đủ 7-8 món , xào luộc thật nhiều rau rừng thập cẩm vào , bày thêm ít rau gia vị thật lạ , nói phét là rau mang vị thuốc của đồng bào dân tộc trên đỉnh Tây côn lĩnh , đảm bảo các lão nhà tớ sướng mê tơi , có gì tớ chịu cho ...

    Nghe vậy , như tỉnh cả người , thằng cha cựu lính mừng hú : Thật à , thật à , dễ quá , dễ quá , hay hay , hay hay ...

    Rồi phắn luôn , để lại em một mình với con ô tô biển xanh bóng loáng .

    Tối đó , em đã gặp lại một người em - người bạn - người đồng đội cũ nhà ở TX Hà giang , sau hơn 10 năm xa cách ( câu chuyện về chú Hoàn này em đã kể trên HG ở phần nào đó ).

    Sáng hôm sau , nhìn thấy cảnh các vị "gà sống thiến sót" nhà mình mình mẩy dật dẹo tả tơi nhưng miệng cười phớ lớ như hoa nở , em đã thấy yên tâm vì bài thuốc tối qua .

    Khi cái xe Landcruise của bên bạn đến , nhìn thấy các "anh" bên đội bạn cũng tả tơi xã xượi và tươi hơn hớn không kém , lại thấy thằng cha cựu lính kia kín đáo giơ ngón tay cái chĩa lên trời , em càng yên tâm hơn nữa . Và vui .

    Em vui vì cái chú lái xe bên em đã bị "chết" từ tối hôm trước đến giờ vẫn chưa thể ngóc cổ dậy được nên cái xe không bị nó chiếm dụng . Em còn vui hơn nữa , vì sau khi ngắm các lãnh đạo , em quyết định giả vờ cũng đang  bị "chết" , chân đá quẩy , mắt díu lại , miệng ngáp ngáp , dẹo bên nọ , dặt bên kia như anh Chí Phèo vừa lưu luyến chia tay cụ Bá Kiến . Vậy mà em thoát , khỏi phải đi chơi với các bố ấy , tha hồ tự do lang thang thăm lại chốn cũ người xưa . Vui chưa ?

    Hoàn đã phải lên núi từ lúc đêm , thằng cha cựu lính kia phải đi tháp tùng các xếp .Vậy là , một mình một xe , em phi lên Thanh thủy . Sướng chưa các bác .

    Hôm sau , gặp lại tay cứu tinh bên đội bạn , hỏi nó về bữa tiệc thịt chó hôm trước , nó vội vàng giơ ngón tay chặn lên môi , ra ý bí mật . Hóa ra , hôm ấy hắn gọi thịt chó thật , mổ và nấu bên hàng cầy Việt trì 7 món lụp xụp , nhưng kín đáo mang sang bên nhà hàng đặc sản miền núi sáng choang , giới thiệu là món hoẵng tơ . Ngon luôn .

    Hỏi về món rau rừng , hắn cười : Tối rồi , bố thằng nào lên núi mà kiếm được , đành phải loăng quăng mấy thứ Tàu bay , Dớn , nõn cọ của lính mình ngày xưa . Thế mà ổn lắm . Xếp hắn còn dặn lần tới tiếp đoàn khách khác thì lại chơi tiếp món ấy . Thế mới khoái chứ ...

    Chuyến đi ấy , nếu không kể trên lượt về Hà nội , lính VT 60 em phải căng mắt gò lưng ôm vô lăng thay cho chú lái vẫn đang bị "chết kỹ " sau mấy lần giao chiến , thì đúng là một chuyến công tác kết hợp công tư thành công mỹ mãn .

    Sau này , mỗi khi có dịp rủ nhau đi tìm đặc sản oánh chén , các ông gà sống nhà em vẫn thỉnh thoảng lôi câu chuyện hoẵng rừng rau núi ngày ấy ra để tâm đắc , đại khái là đề cao cái hay cái quý của những món thực phẩm tuy giản dị dân dã nhưng chất lượng thật , và lại rất ngon .

    Hóa ra , các lão GS TS - gà sống thiến sót nhà em chả gà một tý nào cả các bác ạ . Thời trẻ các lão ấy cũng đều đã là lính hết , nên đều đã quen với các anh rau rừng quý hóa kia .

    Đến tận bây giờ , thỉnh thoảng gặp em các lão ấy vẫn gạ gẫm lúc nào lên Lương sơn hay Hòa bình làm trận nữa nhé . Thế là lại OK , ôm vô lăng chở các lão đi luôn , không quản ngại gì hết . Sướng phết các bác ạ .

    Thích nhất mỗi cái , thỉnh thoảng xe đang chạy bon bon ngon trớn , thấy có con cầy lảng vảng bên đường , lại có tiếng quát váng lên trong xe : Ấy Ấy , cẩn thận con hoẵng tơ kìa...

    Giật cứ là hết cả nảy , nhưng mà vui , các bác ạ .

    Ôi ...nhớ vô cùng mảnh đất chiến trường nơi ấy ngày xưa .

    Câu chuyện ký ức của các bác rất hay , đọc xong cứ thấy như mình được trở về với nơi chốn cũ , đúng là món đặc sản tinh thần giản dị chân chất đích thực của những người cựu lính , các bác cứ tiếp tục đi nhé .
  Chào các bác,đọc bài viết của bác thai60 ta thấy tình đồng đội của những CCB trở về, dù ở bất kể đơn vị nào cũng thật thắm thiết.Bác HanhPhin,bác Dangtien những người từng trải qua bão đạn ở chiến trường Vị xuyên.Nơi thử lửa của tuổi trẻ chúng ta ngày ấy,mỗi người trở về,trong ký ức ai cũng canh cánh nỗi nhớ thiết tha đồng đội,những địa danh mà ta đã qua.Hà giang,mảnh đất địa đầu tổ quốc,mảnh đất hứng chịu nhiều đau thương mất mát trong cuộc chiến với quân bành trướng.Nhưng ngày nay,Hà giang vẫn là nỗi niềm với bao con người,trong cuộc đời họ vẫn muốn trở lại dù chỉ một lần ở đó.Chủ đề HG,nơi diễn tả những ký ức nội tâm của mỗi CCB từng tham gia chiến đấu ở Vị xuyên.Chúng ta mong muốn sự kết nối của mỗi con người,thông qua những câu chuyện,những tình tiết cuộc chiến mà mỗi người có được.Nó thực sự là ký ức,khi mỗi chúng ta biết giữ gìn và trân trọng...
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #451 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2015, 10:36:21 am »

   Chào các bác. Như đã nói ở chỗ nào đó, hôm em có coi bài thơ của bác Thủ pháo, sẽ đưa lên, hôm nay thấy các bác đang vui vui. Em pots

   Nội dung thì cũng không có gì hào hùng, ghê gớm đâu, mà bác Pháo sau bao năm quay về " chiến trường xưa ", gặp người cũ, bác ấy tức cảnh sinh tình gieo vần gặt thơ thôi !

Thà rằng hôm ấy mình không gặp nhau
chút ân tình sót sẽ không phai nhạt
vương vấn tơ lòng mãi là niềm đau đáu
khi em xa rồi, đã mấy chục lá vàng rơi

Thà rằng hôm ấy, mình không gặp nhau
hương tình cũ sẽ không bay theo gió
anh ôm mãi tim mình tê tái nỗi đau
trên mỗi nẻo đường về chỉ mình với đơn côi

Thà rằng hôm ấy, mình đừng gặp nhau
trái tim này lại như bị vỡ làm đôi
khi thấy em giờ .. bèo nhèo xơ xác
em đã khác, ước đừng gặp lại lần nữa, em ơi!




" Hờ hờ, anh Pháo làm thơ, gửi qua FB cho em, đọc hay thật đấy ! Dưng mờ đoan cuối nó thế nào í !"

 Tongue  Huh Grin
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2015, 10:42:15 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #452 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2015, 11:11:16 am »

                  Chào các bác

     Bác mạnh ơi.bác pháo thấy tôi bảo là đảo ngũ khỏi khuổi mạn minh tân chạy về bên cọc6 làm đồng minh
     với bác thế là bác ấy bực mình không thèm chơi với ai vì bị bỏ lại một mình trơ trọi bên hướng đông không
     có đồng minh

     Chào các bác .từ trước tới nay chúng ta hay gọi người mông ở vị xuyên mà cũng là quen mồm thôi
     thực ra ở vị xuyên khômg có người mông chỉ có người dao mà người dao ở dây lại phân ra mấy loại mà người ta gọi là
     người mán ,gồm mán tà pan ,mán đại bản ,mán nà chí ,mán pà thẻn ,mán sơn đầu  , và mán đỏ ,riêng
     về mán đo trang phục toàn màu đỏ lông mày se nhẵn thín không có một sợi mặt mũi lúc nào cũng đỏ
     cấc nên chúng tôi thường gọi là xe cứu hỏa . và mán thanh y ,mán đeo tiền
     Tiếng nói của các dân tộc mán này gần giống nhau  có những dân tộc nói chỉ khác nhauowr chỗ nói nặng
     nói nhẹvis dụ mán tà pan ưvới mán đại bản
     Ở vị xuyên chủ yếu là người tày và người dao có một số ít người nùng ở bên phong quang

    Thưa các bác em cũng tóm tắt sơ qua về các dân tộc ở vi xuyên để các bác nắm được em chào các bác
Chào các bác
      Chào bác Phó Cối,theo tôi nhận biết như thế này không biết là có phải không ...? người mông thì người phụ nữ hay mặc váy xòe rộng ,hoa văn rất đẹp áo ngắn,màu chủ đạo là màu hồng,còn lại là màu xanh và trắng ,nhưng màu hồng nhiều hơn thì phải ,còn phụ nữ người dao lại mặc quần ,đây là phân biệt và dể nhận biết nhất bác ạ,ngày còn ở trong Lao Chải ,bọn tôi cũng gọi là mán đỏ,chứ không gọi là người dao,có những lần anh em đang đi vào bản ,gặp lúc thu hoạch mùa ,hay có những đêm trăng thật sáng, vẫn nghe được những giọng nam nữ ở hai bên bờ con suối Thanh Thủy hò hát đối nhau ,nhưng không sao hữu được là họ đang tình tứ trao nhau những ý gì,nhưng nghe cũng thấy hay hay,cái âm thanh giọng hò ấy đến bây giờ vẫn không sao quên được .Nó giống như tiếng vang của chiếc kèn bằng chiếc lá ngậm vào mồm thổi vậy .Anh em mỗi khi nghe thấy là tất cả phải ngồi yên để cho họ hò đối nhau ,nếu mà thấy bóng người lạ là họ thôi luôn ,không hò hát gì nữa .

      Cái vấn đề này ta phải hỏi bác Lao sHan 1234 thì mới biết được bác Phó Cối ạ,vì bác ấy vào trong khu vực Lao Chải với bác Đapxichlo ,từ thời mới bắt đầu có dấu chân lính ,nên bác LaosHan 1234 biết đấy ,về vấn đề này bác Pháo 47 có biết không ,bác Phó Cối nhỉ...?
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2015, 11:17:45 am gửi bởi Mạnh1427 » Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #453 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2015, 12:08:20 pm »

                Chào các bác

     Đúng rồi đấy bác mạnh ạ người mông phụ nữ mặc váy và áo ngắn cái váy của họ thì khỏi nói tôi không
     nhớ chính xác lắm hình như 12 hay 15 m vải quấn xếp 7 hay 9 tầng cỡ anh em lính mình mà khoác vào
     đi trời mưa ngã không đứng được dậy

     Ngày chúng tôi ở cọc 6 có một bác người trong lao chải công tác ở huyện đội vị xuyên cấp bậc thượng úy
     cứ thứ bẩy về sáng thứ hai đi mỗi lần về qua đều vào a tôi nghỉ chân hút thuốc lào vì a tôi ở đầu đường
     vào tuần nào cũng vậy rồi bẵng đi một thời gian không thấy bác ấy vào nghỉ rồi bỗng một hôm thấy một
     ông bố bản dắt ngựa vào nghỉ chân hút thuốc nhìn kỹ nhận ra bác kia không còn mặc quân phục nữa và
     thay vào đó là bộ quần áo bố bản toc tai đã cắt theo kiểu dân tộc úp dế  nồi hỏi thì bác ấy bảo đã về hưu
     được vài tháng rồi bây giờ về đi bán chè và mua một số đồ dùng thiết yếu cho gia đìnhnois chuyện với bác
     ấy bác ấy bảo dân ở đây toàn là mán tà pan nhưng gọi là mán họ không thích đâu mà phải gọi là  gười dao
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2015, 12:15:17 pm gửi bởi Phó cối » Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #454 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2015, 03:02:56 pm »

                   Chào các bác

     Bác mạnh ơi.bác pháo thấy tôi bảo là đảo ngũ khỏi khuổi mạn minh tân chạy về bên cọc6 làm đồng minh
     với bác thế là bác ấy bực mình không thèm chơi với ai vì bị bỏ lại một mình trơ trọi bên hướng đông không
     có đồng minh

     Chào các bác .từ trước tới nay chúng ta hay gọi người mông ở vị xuyên mà cũng là quen mồm thôi
     thực ra ở vị xuyên khômg có người mông chỉ có người dao mà người dao ở dây lại phân ra mấy loại mà người ta gọi là
     người mán ,gồm mán tà pan ,mán đại bản ,mán nà chí ,mán pà thẻn ,mán sơn đầu  , và mán đỏ ,riêng
     về mán đo trang phục toàn màu đỏ lông mày se nhẵn thín không có một sợi mặt mũi lúc nào cũng đỏ
     cấc nên chúng tôi thường gọi là xe cứu hỏa . và mán thanh y ,mán đeo tiền
     Tiếng nói của các dân tộc mán này gần giống nhau  có những dân tộc nói chỉ khác nhauowr chỗ nói nặng
     nói nhẹvis dụ mán tà pan ưvới mán đại bản
     Ở vị xuyên chủ yếu là người tày và người dao có một số ít người nùng ở bên phong quang

    Thưa các bác em cũng tóm tắt sơ qua về các dân tộc ở vi xuyên để các bác nắm được em chào các bác
  Chào các bác,chào bác Phó.Nếu như tóm tắt của bác về dân tộc của huyện Vị xuyên như vậy,tôi nghĩ là chưa đúng.Ngày tôi ở đó thì tôi thấy trong xã Lao chải ,người H'mông (Giờ gọi thế,còn trước toàn gọi người Mèo) thì nhiều chứ.Xã này có 7 bản: Lùng Chủ Phùng, Cáo Sào, Bản Phùng, Nặm Lăn, Nặm Lịch, Nặm Tăm, Nặm Tà,thì các bản Lùng chu phùng,Cáo sào,Bản phùng toàn người Mèo.Các bản còn lại là người dân tộc Dao (Mán) đỏ,xã Lao chải thì rộng,nhưng dân thì thưa thớt lúc đó không hề có ai người kinh là dân sinh sống ở đây cả,trừ bộ đội,công an vũ trang và cán bộ.Bây giờ,người tận Nam định lên mở đại lý bán hàng giữa trung tâm xã.

   Còn nhớ hồi 78-79,ông chủ tịch xã này người Mèo,chữ nghĩa thì ít,nghe nói chỉ biết mỗi chữ ký thôi,còn các văn bản thì phải có thư ký đọc cho nghe.Vì thế,huyện tăng cường cho xã một cán bộ người kinh,xuống làm bí thư đảng ủy.Tuy vậy,khi bên tiểu đoàn đóng tại xã,có việc gì cần huy động ngựa của dân xuống thồ hàng cho bộ đội.Thì mọi chuyện phải nói với ông chủ tịch người Mèo kia,ông ta nói dân nghe răm rắp.Còn người khác,kể cả chủ tịch huyện,là người khác dân tộc nói cũng chẳng ai nghe.Chính vì vậy,người Mèo có ai giỏi xưng vua là họ nghe ngay.

  Trong các thành viên tham gia trong diễn đàn này,tôi biết bác Mạnh,Đapxichlô (Chú Hà),là biết rõ về Lao chải,Xín chải.Nếu ai đến vào lúc chiến sự,thì dân ở đó đã chạy hết,còn thời bình thì mới biết và gặp họ.Trong mấy năm ở Vị xuyên,thì những tháng ngày trong Lao chải cũng là những tháng ngày tôi nhớ nhất vì sự gian khổ cùng cực ở đó.
Logged
CuThuyLoan
Thành viên
*
Bài viết: 23


« Trả lời #455 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2015, 06:18:57 pm »

các bác ơi! nghe các bác kể chuyện em cũng thèm lắm nhưng chẳng có chuyện gì về đánh đấm cả nên bắt chước bác pháo pv47 quan sát từ xa vậy. chuyện người mán người mông hay đấy nhất là bài thơ tình và ảnh minh họa của Linh Quany nó làm các bác hưng phấn khi leo chốt. em còn sót mấy các ảnh tại sở chi huy bác Laosan chưa trả nợ nay em trả nhưng ông Trịnh văn Huong để ý cho kĩ nhé anh em tôi cách nhau một sợi tóc kẻo ông lại rêu giao là bá vai bá cổ hu hu...
Logged
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #456 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2015, 08:21:24 pm »

Chào các bác,cuộc đời binh nghiệp đã đưa đẩy để rồi mỗi người mỗi miền quê khác nhau quy tụ về một đơn vị. Tuy mỗi giọng nói vùng miền khác nhau nhưng được sống chung với nhau trong cùng đơn vị đều trở thành như a/e ruột thịt, trải qua bao năm tháng gian khổ hy sinh rồi đến ngày chia tay mỗi người mỗi ngã , kỷ niệm sâu sắc ấy vẫn nhớ mãi vẫn lắng động trong lòng mỗi người.
    Hà giang , dù chỉ đến một lần nhưng em không bao giờ quên được bởi nơi đây em đã chứng kiến bao đồng đội những người bạn thân thiết đã hy sinh và máu của bao nhiêu người đã đổ xuống ở mảnh đất này. Nhớ về Hà giang là nhớ về kỷ niệm đau buồn thuở ấy nhưng biết làm sao được có chiến tranh mới cần những người lính đến nơi này, một người như em ở cách xa gần nghìn cây số nếu ngày đó không có chiến tranh em làm sao biết về Vị xuyên , biết đến Hà giang.
      Thời gian đã trôi qua, bao nhiêu năm lăn lộn với cuộc sống thường ngày nhiều lúc cũng khó khăn vất vả lo miếng ăn hàng ngày, nhưng mổi lúc có dịp ôn lại cuộc đời quân ngũ lòng cảm thấy hào hứng và vui hơn rất nhiều. Nhớ Hà giang ước nguyện có ngày trở lại thăm mảnh đất đầy kỷ niệm buồn được ngắm nhìn lại cái nơi mà thời tuổi trẻ mình đã đi qua, vậy mà mãi đến bây giờ ước nguyện vẫn chưa thành.
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #457 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2015, 05:01:00 am »

                          
                     Chào các bác và anh em .

    Nghe chuyện các bác , thấy hình ảnh mảnh đất con người Hà giang lại hiện về đầy ắp trong tâm trí . Cả đêm khó ngủ , lần mần nhớ lại bao chuyện vui buồn ngày xưa , lính VT 60 em xin đưa lại một chuyện buồn trong đó để chúng ta cùng ngẫm ngợi :


   "... Ngày ở Vị xuyên,thai60 có một người bạn,người đồng đội tên là Hoàn,lính tháng 3/1981,ở ban Tuyên huấn E 14.Hoàn có dáng người dỏng cao,da trắng hồng,mặt trái xoan,môi đỏ hồng,mỗi khi cười hàm răng sáng lên lấp lánh.Nhà Hoàn ở TX Hà giang,ngay gần đầu cầu Yên viên cũ.Bố mẹ và anh trai Hoàn đều là cán bộ ,cô em gái lúc ấy chỉ khoảng hơn 10 tuổi.

    Trước Tết năm 1984,thai60 được về ban Tuyên huấn học việc,đợi đến tháng 4 lúc Hoàn ra quân sẽ thế chỗ.Chỉ có mấy tháng trời ở với nhau ,mà 2 thằng đã trở nên thân thiết.Hoàn gọi Thái bằng anh vì ít hơn 3 tuổi.Lúc nào cũng thương ông anh đã lớn tuổi mà suốt ngày bị các ông sỹ quan mắng mỏ,sai vặt.Hôm nào được về nhà cũng lo lắng cho ông anh phải một mình vất vả.

    Đến tháng 4,khi chiến tranh xảy ra,lính 81 không được ra quân ,Hoàn phải tiếp tục ở lại,lên SCH trên Nà toong,còn thai60 phải về D 9,sau đó ở lại c25.Hai anh em chia tay nhau từ ngày ấy,chỉ thỉnh thoảng gặp nhau giây lát lúc ở sườn dốc 673,812,khi ở Nà cáy,Hang Dơi.

    Cứ mỗi khi gặp nhau là lại suýt xoa ngậm ngùi thương lẫn nhau.Thai60 thương Hoàn vì nó là lính đã hết hạn nghĩa vụ QS,đáng lẽ đã được ở nhà rồi,thế mà vẫn phải lăn lộn mãi.Nhà Hoàn thì ở ngay TX mà cũng có khi mấy tháng mới được về một hai ngày.Thậm chí dịp Tết âm lịch cũng phải nằm lại ở Nà toong vì năm ấy ta và Tàu ăn Tết lệch nhau 1 tháng nên chả có ngừng bắn gì cả.

    Hai thằng cứ ngậm ngùi thương nhau.Thái thương nó nhà ngay gần đây mà không được về...nó thì thương Thái nhà ở quá xa nên không về được.

    Sau đó,khoảng tháng 6/1985,Hoàn được ra quân,xin vào làm ở một cơ quan nhà nước,công việc giản đơn thôi vì chưa được hoc hành gì cả,cũng chẳng phải là bộ đội phuc viên.Ở nhà rồi ,vẫn nhớ tới ông anh,thỉnh thoảng Hoàn lại gửi cho thai60 mấy cục pin để nghe đài và mấy cuốn sách để đọc.Sách cũ thôi,toàn là xin của ai đó,vì lương Hoàn thấp lắm,nhà thì nghèo.

    Tháng 4/1987,thai60 được ra quân,anh em tạm biệt nhau.

    Cuối năm !997,thai60 ở Đức về phép ,lên thăm Hà giang.Khi tới thăm nhà Hoàn,ngay khi vùa nhìn thấý,bà mẹ Hoàn đã kêu lên :Thằng Thái đây phải không con...Hoàn chưa về con ạ,nó xa nhà 10 năm mười bốn ngày rồi đấy...

    Ôi,sau hơn 10 năm trời,một người mẹ vẫn nhận ra người bạn của con trai mình,và nhớ rõ thời gian con xa nhà như thế...dù trước đây chỉ có vài lần gặp gỡ ngắn ngủi.Mà mẹ Hoàn là người dân tộc Tày đấy các bác ạ.

    Nói chuyện mới biết,Hoàn được cơ quan cho đi lao động ở Liên xô,chưa có vợ,cũng đã muốn về lắm rồi nhưng còn nấn ná vì không có tiền do ở bên ấy bị thất nghiệp đã lâu rồi.

    Mẹ Hoàn tíu tít gọi em gái Hoàn về.Em đã có chồng con,cháu nhỏ đã được 2 tuổi.Gặp thai60,dù trước mặt chồng mà vẫn cứ ôm chặt lấy thai60 mà khóc nức nở .Cô bé ấy nhớ và thương anh trai mình quá.

    Tháng 8/2008,thai60 có dịp được ông phó giám đốc HV cho đi cùng lên Hà giang.Đến nhà Hoàn,mẹ Hoàn lại kêu lên mừng rỡ :Thằng Thái đấy hả con...Hoàn về rồi con ạ...về bốn năm rồi đấy...con ở đây đợi mẹ gọi nó về...đang đi làm ở trong núi con ạ.

    Buổi chiều ấy,thai60 phi xe vào thăm Thanh thủy.Tối hôm ấy,hai thằng gặp nhau,ôm chầm lấy nhau ở ngay sảnh khách sạn.Miệng thì cười mà nước mắt cứ tuôn ra vì mừng quá.

    Hoàn đã già đi ,nhưng môi vẫn hơi đỏ và hàm răng thì vẫn sáng lấp lánh.Kéo nhau đi uống rượu,rồi đi uống cafe.

    Trong một cái quán vắng bên ngoài TX,Hoàn ngồi kể cho thai60 bao nhiêu chuyện đời của mình.Nói chung là bất hạnh.Điều buồn nhất là Hoàn đã bị vợ bỏ,dù đã có chung một cháu gái hơn hai tuổi,cháu ở với mẹ.Hoàn bị vợ bỏ và không được nuôi con vì nghèo quá.

    Ngày Hoàn về nước,chỉ có một ít tiền nên vẫn phải ở chung với bố mẹ.Không có bằng cấp vốn liếng gì nên cũng chẳng xin vào cơ quan nào được,để kiếm sống,Hoàn phải đi làm thuê trong một cái mỏ tư nhân ở trong núi mạn Yên minh,cách nhà khoảng hai chục cây số.

    Hoàn được chủ tin cậy nên cho làm bảo vệ,lương cao hơn,việc nhàn hơn,nhưng ít được về nhà.Vợ Hoàn đã chán Hoàn từ những ngày đó.Biết như thế nhưng Hoàn không thể bỏ việc.Thế là vợ Hoàn mang con bỏ đi.Mà Hoàn thì vẫn còn rất yêu vợ.

    Trước khi chia tay về KS,thai60 đã mua một tuí to quà bánh,mấy bộ quần áo trẻ con,nhét vào túi quà cái phong bì có một ít tiền,bảo Hoàn mang cho con gái.Và khuyên Hoàn tìm cách quay lại với vợ.

    Thấy Hoàn cứ đứng ngẩn ngơ,biết Hoàn chẳng có tiền trong túi,thai60 bảo Hoàn mình chỉ thích mấy lạng chè Tây côn lĩnh thôi,lúc nào có thì gửi về Hà nội.

    Khoảng 2 giờ đêm hôm ấy ,Hoàn đã quay trở lại KS,đưa cho thái gói chè.Và sau đó phải đi vào núi vì chủ gọi.

    Mấy tuần sau thai60 thấy có ĐT của cậu lái xe HN-HG nào đó,bảo ra bến xe Mỹ đình nhận hàng gửi từ Hà giang.Hoàn đã gủi biếu ông bố Thai60 can rượu ngô 20 lit,và 2 cân chè núi do chính tay Hoàn hái và sao,nhưng chỉ là chè ở núi Yên minh,Hoàn đã tranh thủ làm những lúc được nghỉ .

    Thai60 thỉnh thoảng lại nạp vào tài khoản của Hoàn ít tiền để anh em tâm sự ,nhưng cũng ít khi kết nối được vì trong núi sóng yếu.

    Tháng 9/2010,Thai60 lên Hà giang viếng một người là ân nhân từ những ngày bộ đội.Dọc đường bấm ĐT nhiều lần gọi Hoàn nhưng không được.Toàn thấy tiếng :"Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được." .Cứ nghĩ là trên núi không có sóng.

    Đưa đám xong,thai60 chạy đến nhà Hoàn.Vào cửa hàng bánh kẹo,mua một đống to tướng.Chị bán hàng hỏi :anh mua đi đâu mà nhiều thế.Nghe Thai60 nói mua để đến thăm Hoàn nhà gần đấy,chị ấy thở dài :Thế mà đã gần một tháng rồi đấy,tội ngiệp anh Hoàn anh nhỉ...

    Nghe chị kể mới biết,Hoàn đã chết,ở trên núi,do lũ quét hồi tháng 8. Hoàn bị nước lũ cuốn đi cả chục cây số,tìm được xác nhưng đã bị mất đầu.

    Thai60 hoa hết cả mắt ,choáng váng ngồi lặng đi ...Ôi ,Hoàn ơi.Sao lại khổ như thế.

    Xin chị chủ cho thêm thẻ hương và cái phong bì,thai60 sang nhà Hoàn.

    Bà mẹ Hoàn tóc đã bạc trắng lại ôm chầm lấy Thái gọi :Hoàn ơi...con ơi ...về với anh Thái đi con ơi...

    Chưa có bàn thờ,ảnh của Hoàn bày trên cái bàn gỗ.Nụ cười trong ảnh vẫn lấp lóa trong làn môi đỏ.Nhưng Hoàn đã chết rồi,không bao giờ thai60 còn gặp lại được nữa.Đầu Hoàn cũng đã bị cướp đi mất rồi,mang theo cả làn môi đỏ và hàm răng lấp loáng sáng ngày nào .

    Hai mươi năm xa cách,một buổi tối bên nhau,và bây giờ là xa nhau mãi mãi.

    Nhìn hai người già tóc bác trắng ngồi khóc nức nở,thai60 thấy không thể nào cầm được nước mắt,cũng khóc òa lên theo...

    Mẹ Hoàn cứ lẩm nhẩm mãi :Hoàn ơi...ngày xưa chiến tranh con đã không phải chết,sao bây giờ lại chết con ơi...Ông trời ơi trả lại con cho tôi...trả lại đầu cho con tôi...

    Không thể nào ở lại để ăn cơm với gia đình,thai60 đành phải chia tay ra đi.Bố mẹ Hoàn cứ nắm tay năn nỉ :con đi đâu thì cũng về đây mà ngủ ...

    Nhưng,thai60 không còn đủ can đảm để quay lại nhà Hoàn ,khi biết rằng khi nhìn thấy mình các cụ sẽ lại khóc.

    Cả buổi tối hôm đó ,Thai60 lang thang khắp TX Hà giang,cuối cùng đã đỗ xe giữa cầu Yên viên ,đứng tựa vào lan can, nhìn xuống mặt sông nước đang cuộn réo,dõi mắt ngược sông nhìn rất lâu về phía đầu nguồn Thanh thủy, nơi chiến trường ngày xưa . Ở trên ấy hình như đang có mưa,vì thấy có ánh chớp và tiếng sấm rền rĩ âm ỉ vọng về.

    Cứ đứng như thế và ngẫm nghĩ mãi,chẳng biết ngày xưa khi Hoàn ở trên chốt,có đêm nào bố mẹ Hoàn cũng ra chỗ này để ngóng về phía đó hay không.Hồi ấy mỗi khi đêm về TX yên tĩnh lắm,chỉ có tiếng oto rú ga vượt dốc Mã tim lúc chạy vào...Còn lúc chạy ra thì âm thầm lặng lẽ ...bởi trên xe là chất chồng thân xác tả tơi đẫm máu của anh em mình...

    Gần nửa đêm hôm đó,khi trời đổ mưa xuống ,làn sương trắng từ dưới mặt sông Lô đã dần dâng lên cao,gương mặt nhòe nhoẹt nước ,chẳng còn nhìn thấy gì phía Thanh thủy nữa,thai60 đã chui lên xe,lặng lẽ âm thầm chạy một mạch trong đêm vắng về tới Hà đông.

    Từ ngày ấy,thai60 vẫn chưa có một lần trở lại với Hà giang,dù vẫn biết ở nơi đó đã có nhiều đổi mới...

    Bởi Thai60 cứ sợ không còn nhìn thấy dấu vết chiến trường ngày xưa.

    Bởi thai60 cứ sợ bắt gặp câu trả lời của cái câu hỏi đã mấy năm trời dằn vặt :Tại sao Hoàn phải chết...chết không còn đầu...chết trên dãy núi mịt mù sương phủ ấy...

    Bởi thai60 cứ sợ mất nốt hình ảnh gương mặt có làn môi đỏ và nụ cười lấp loáng rạng rỡ của Hoàn...

    Vẫn còn nhớ ,nhà bố mẹ Hoàn hiện nay đang ở,nằm ngay gần đầu cầu Yên viên mới,mặt nhà nhìn sang bên bệnh viên Hà giang.

    Lại băn khoăn tự hỏi ,sao các cụ già rồi vẫn còn muốn chuyển nhà,và vẫn muốn nhà ở bên cạnh đầu cầu như chốn cũ ,ngày xưa...

    Có những đêm âm thầm mưa gió ,ngón tay vô tình nhập :LŨ QUÉT HÀ GIANG ...

    Có những đêm lạnh lùng mưa gió ,ngón tay lại âm thầm bấm số ĐT của Hoàn ...để rồi lại nghe thấy tiếng trả lời ấm áp dịu dàng : " Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lac được ..."

Vâng ... Tạm thời thôi...tạm thời thôi ...đành vậy nhé ...Hoàn ơi... "


  
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2015, 06:41:57 am gửi bởi thai60 » Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #458 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2015, 06:45:13 am »


    Các bác ạ , trở về từ cuộc chiến , không phải anh lính nào cũng được xúng xính vinh hoa . Vì hệ lụy chiến tranh ,  đại đa số chúng ta phải vất vả lăn lộn để mưu sinh , tồn tại , thậm chí có nhiều người còn phải gánh chịu đủ nỗi tai ương ngang trái . Nhớ về cuộc chiến ngày xưa , ta không thể không nhớ về những thân phận đồng đội khổ đau bất hạnh .

    Trong niềm vui hội ngộ  hôm nay , trên những cái bục vinh quang hào nhoáng , sau khi tưởng nhớ tri ân tới những đồng đội Liệt sỹ , nếu chúng ta chỉ say sưa với  niềm kiêu hãnh tự hào chiến thắng , tôn vinh ngợi ca số ít những nhân vật có hàm có chức , có sao có xèng đỏ vàng rực rỡ , mà bỏ qua đi đám đông số nhiều những người lính đã trực tiếp đổ máu và mồ hôi góp phần làm nên chiến thắng đó , và không đoái hoài gì tới những thân phận đồng đội đang khổ đau bất hạnh giữa cuộc đời kia ... thì thật là bất nhẫn , vô tình .

    Kiêu hãnh thái quá và không đúng cách sẽ trở thành kiêu căng kiêu ngạo .

    Tự hào tự tôn thái quá và không đúng cách sẽ trở thành tự cao tự đại tự sướng .

    Hiên ngang ngạo nghễ quá và không đúng cách đúng chỗ sẽ trở thành nghênh ngang ngạo mạn .

    Tưởng nhớ tri ân không phải cách , không đúng đối tượng sẽ trở thành nhảm nhí .

    Vô tâm vô tình nhiều quá sẽ trở thành vô tri vô cảm vô duyên .

    Cũng như nơi doanh trại Quân đội ngày xưa , diễn đàn VMH đã trở thành ngôi nhà của những người cựu lính . Dù ở bất cứ đơn vị nào , làm nhiệm vụ ở đâu , chắc chắn không có người lính nào vui thích khi thấy mình và đồng đội của mình bị bỏ rơi , bị quên lãng , bị ghẻ lạnh và phải hổ thẹn vì một điều gì đó ngay chính trong gian nhà thân thiết  của mình .

    Còn nhiều lắm những thân phận cựu lính đang khổ đau bất hạnh giữa cuộc đời này , họ đang rất cần những trái tim , tấm lòng , bàn tay đồng đội an ủi sẻ chia , có phải không các bác và anh em ?       
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #459 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2015, 07:05:42 am »

các bác ơi! nghe các bác kể chuyện em cũng thèm lắm nhưng chẳng có chuyện gì về đánh đấm cả nên bắt chước bác pháo pv47 quan sát từ xa vậy. chuyện người mán người mông hay đấy nhất là bài thơ tình và ảnh minh họa của Linh Quany nó làm các bác hưng phấn khi leo chốt. em còn sót mấy các ảnh tại sở chi huy bác Laosan chưa trả nợ nay em trả nhưng ông Trịnh văn Huong để ý cho kĩ nhé anh em tôi cách nhau một sợi tóc kẻo ông lại rêu giao là bá vai bá cổ hu hu...

    Chị Loan ơi! Dép của thủ trưởng em đâu rồi?  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM