Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:31:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG - KÝ ức và Tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 24  (Đọc 181082 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #320 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2015, 07:39:54 pm »



         Xin chào bác Mạnh 1427  Thấy các bác đông vui quá, xin được chúc mừng các bác kỉ niệm 35 năm làm Anh bộ đội, xông pha trận mạc, vẫn còn dẻo chán. lại còn chăng đèn kết hoa kỷ niệm ngày thành lập hội CCB. vui.. vui thật.  chắc có lẽ cũng quá nửa.... ấy... em nhỡ mồm... còn dài lắm ... các bác nhỉ. hàng năm cứ tổ chức để gặp nhau.... động viên nhau bác nào không viết lách thì chịu khó nhớ mà kể, còn bác nào lách viết được thì chịu khó nghe rồi mà viết, tiếp tục hành quân sưu tầm về mà viết.... viết cho vui... dài dài ... các bác ... ha. đừng ném đá em.... ha... cảm ơn các bác.
Chào toàn thể các bác .
    Chào bác Hạnh Phin ,rất vui mừng được bác vào thăm ,và tâm sự cùng anh em trang Hà Giang ...ký ức ..., là ngôi nhà chung của mặt trận ,được bác ghé thăm đấy là điều đáng quý rồi .chắc chắn rằng anh em trên trang Ai ai cũng đều trân trọng tiếp đón ,ai lại nỡ lòng nào ném đá bác Hạnh Phin ơi .
   
    Chúc bác luôn vui khỏe .
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #321 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2015, 07:44:54 pm »

  Các CCB thuộc đại đội 12-tiểu đoàn 3-trung đoàn 122-sư đoàn 313,thời kỳ 1979.Đang tìm anh Nguyễn hữu Thành:Đầu năm 1979,anh Thành được điều về đại đội 12 làm chính trị viên phó.Trước đó, anh Thành vừa học ở học viện chính trị ra trường.Là sỹ quan trẻ,tuy nhiên anh Thành chưa kinh qua chiến đấu,trong khi anh em trong đơn vị đã trải qua nhiều trận đánh với quân Trung quốc, kể từ khi chúng sang xâm lược nước ta ngày 17 tháng 2 năm 1979.Trận đánh ngày 11/3 năm 1979 ,là trận đánh do quân Trung quốc tấn công toàn bộ các điểm chốt mà tiểu đoàn 3 phòng ngự.Đến cuối trận,khi hỏa lực cối 82 của đơn vị hết đạn.Các chiến sỹ của đại đội tập trung ra chiến hào đánh trả bộ binh địch,khi đang di chuyển trong chiến hào,một quả đạn pháo đã rơi trúng giữa đội hình 4 người.Quả đạn phát nổ,làm 2 người đi giữa gồm:Nguyễn hồng Xiêm,trung đội trưởng và một chiến sỹ bên C10 (Không biết tên)mất chốt chạy sang hy sinh.Người đi đầu là chiến sỹ Long và người đi cuối là anh Thành bị thương.

  Sau khi bị thương,anh Thành được dân công hỏa tuyến hoặc thanh niên xung phong chuyển về tuyến sau,kể từ đó anh em trong đơn vị không gặp anh nữa.Nay hội đồng đội tiểu đoàn 3 đang tìm các đồng đội chiến đấu trong mặt trận phía tây Vị xuyên thời kỳ 1979.Vậy các CCB trong diễn đàn ai biết anh Nguyễn hữu Thành (quê Sơn dương-Tuyên quang),thương binh tháng 3 năm 79 tại cao điểm 1558b (C12-D3) thì liên lạc giúp.Mọi thông tin xin vui lòng liên lạc qua CCB Phạm công Sử,Mỹ bằng-Yên sơn-Tuyên quang.Điện thoại:0986638157.Xin chân thành cảm ơn.
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #322 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2015, 08:36:27 pm »


                                 Chào các bác và anh em
     Thông tin của bác lao 1234 tìm đồng đội thì bây giờ đến lượt bác quốc hùng ở sơn dương sẽ đảm nhiệm truy tìm và thông báo

     Chào bác hạnh phin , không ai có đá đâu để mà ném , đá bây giờ để rải đường còn chả đủ các nhà thầu còn phải bớt đá đi mới đủ rải đường vì vậy đường mới bị hằn lún như các luống khoai

     Nhân thể chú quân y nhắc đến vấn đề ghẻ lở hắc lào ếchchi ma tổ đỉa vì vậy đề nghị tất cả các bác thảo luận về vấn đề ghẻ lở hắc lào vì tôi biết chắc chắn là ở mặt trận vị xuyên thì ai cũng bị
     không ghẻ thì hắc lào không nhiều thì ít và mong các bác kể xem các kiểu hắc lào ghẻ lở có giống nhau không và các kiểu gảy đàn
Logged
hạnh phin
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 956


. eBB 567 - Đoàn 982 .


« Trả lời #323 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2015, 09:07:20 pm »


          Xin chào bác phó cối - chắc lính cối phải hông.... cối 82, hay 120, hay 160, hay chỉ cối 60.  còn HP những năm 79 ở Mặt Trận Cao Bằng sài 2 loại 82 và cả 60 nữa, chiến bằng cái nhè nhẹ này hóa hay, mỗi cây mươi trái là biến,  tập kích mà,  vậy mà anh Tầu vãi ... ra đấy,  công phá của nó làm anh tàu chết và bị thương như ngả dạ.  có lẽ " đồng chủng zùi còn chi nữa " nếu gặp nhau chắc không "say" hổng có chịu zề gen...

          Cũng sợ các bạn đang zui,  tự nhiên có chả lạ hoắc nhào zô hóa bực, nên ném cho cục đá....

          Còn ghẻ lở hắc lào.... Ư .... là lính mà hổng có cái gia vị ấy ai gọi là lính, kể cả Quan.... năm 79 mình cũng đã là Q zùi, vẫn gẫy đờn tơ rưng mất hơn tháng giời sau 17/2 đấy. Sáng , trưa, tối cứ ra suối vừa tắm vừa lấy lá  CÂY CƠI xát vào khắp người ..... rồi ... bây giờ bọn trẻ nó gọi Híp Hốp... nhẩy cà tưng... cà tưng.... vì SÓT lắm.... 3,4 ngày sau cá lớp da bong ra,  đến giờ nghe bạn gợi lại, mình cũng nghĩ lại mà.... sởn cả gai ốc.... đấy có .... giống bạn hông... rất trân thật.... vì ngày đó cả tháng không được tắm, xong lại mùa xuân.... nên bọ chó cũng nhiều vô kể, máu mình lại là máu ngọt... bọ chó nó lại càng bu vào mà chiến đấu .... chết chắc ... nghĩ vậy.  Ơn giời .... sau hơn tháng ... cũng qua khỏi... giờ vẫn cón ..... Hú vía....!!!!!...

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2015, 09:14:00 pm gửi bởi hạnh phin » Logged

 
                            Hành khúc Trung Đoàn 567 anh hùng.
        
                    [youtube]3APFXOR68MI[youtube]
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #324 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2015, 08:17:54 am »

Chào các bác, do không phải làm bạn với mấy anh ghẻ nước, ghẻ cái lên không tham ra cùng các bác về chủ đề này được, tôi đành về viện 93 điều trị tiếp vậy.
...Cầm chiếc áo phẩy phẩy những sợi tóc còn bám trên người, tôi lò dò đi vào trong nhà, mở ba lô lấy bộ quần áo khác để thay. Ngó trước, ngó sau không thấy ai, tôi tụt nhanh chiếc quần đùi, nhìn vào đám cỏ tranh một nòng pháo vẫn nhô ra. Bất giác tôi chửi thầm: Bố mày, pháo trên kia ông đưa vào tận trong công sự sâu mà vẫn còn bị pháo của địch nó phản cho tối tăm mặt mũi, mày cứ thế này có ngày thì...con ạ Grin
Lò dò ra ngoài hiên, người còn yếu chưa tắm được, lên chỉ gội đầu cho sạch sau khi cắt tóc. Sẵn xô nước đã được một chú mang về, tôi đổ một nửa ra chiếc chậu rồi cúi đầu vào để gội, trời! mát thật. Lâu lắm rồi mới lại có cái cảm giác này, lấy bánh xà phòng thơm sát lên mái tóc rồi làm các động tác vò, gãi tôi gọi:
- Quê Bình ơi, giội cho tôi cái
Cầm xô nước bác Bình nhà ta từ từ đổ xuống, nước xà phòng, những đoạn tóc còn sót cùng trôi theo dòng nước.
- Được rồi đấy quê ạ.
Cầm chiếc khăn mặt không được sạch cho lắm, lau khô đầu tóc, diện bộ quân phục lành lặn nhất mang theo, chải tóc gọn gàng, cầm chiếc gương soi: Ô! tên nào đây? sao trông lạ thế này.
Tiếng một cậu trong phòng: Chúng mày ơi! vào đây, chủ tịch hội đồng bệnh nhân khoa hôm nay kẻng trai quá
- Thôi, im đi, tí nữa có đi tắm giặt thì hộ cả cho anh bộ quần áo lót nhé.
- Anh cứ để đấy, ngày anh mới xuống bọn em cứ tưởng anh cũng như bọn em, chà ra dáng phết, thảo nào mấy em y tá, hộ lí khoa quan tâm anh hơn.
......
Chào bác Mạnh1427, hôm vừa rồi tôi có gặp và nói chuyện với chồng chi hà và biết thêm một số TT về các em khoa nội mà tôi đang kể, do thời gian eo hẹp lên không đến thăm được, nhà cũng gần ngay cổng viện 93 cũ thôi.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #325 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2015, 08:28:42 am »

   ...Cầm chiếc áo phẩy phẩy những sợi tóc còn bám trên người, tôi lò dò đi vào trong nhà, mở ba lô lấy bộ quần áo khác để thay. Ngó trước, ngó sau không thấy ai, tôi tụt nhanh chiếc quần đùi, nhìn vào đám cỏ tranh lơ thơ, chả thấy nòng pháo đâu cả, " khởi động " mãi mới nhô ra một tý. Bất giác tôi chửi thầm: Bố mày,  trên kia bị pháo của địch nó phang cho tối tăm mặt mũi, mày sợ quá trốn đâu kỹ thế, cứ thế này có ngày thì...con ạ Cheesy
Lò dò ra ngoài hiên, người còn yếu chưa tắm được, lên chỉ gội đầu cho sạch sau khi cắt tóc. Sẵn xô nước đã được một chú mang về, tôi đổ một nửa ra chiếc chậu rồi cúi đầu vào để gội, trời! mát thật. Lâu lắm rồi mới lại có cái cảm giác này, lấy bánh xà phòng thơm sát lên mái tóc rồi làm các động tác vò, gãi tôi gọi:
- Quê Bình ơi, giội cho tôi cái
Cầm xô nước bác Bình nhà ta từ từ đổ xuống, nước xà phòng, những đoạn tóc còn sót cùng trôi theo dòng nước ( Quả này đầu trọc rồi! ).


    Thủ trưởng viết hay quá!  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #326 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2015, 10:41:21 am »

  Trích pb47vp:
"..Cầm chiếc áo phẩy phẩy những sợi tóc còn bám trên người, tôi lò dò đi vào trong nhà, mở ba lô lấy bộ quần áo khác để thay. Ngó trước, ngó sau không thấy ai, tôi tụt nhanh chiếc quần đùi, nhìn vào đám cỏ tranh lơ thơ, chả thấy nòng pháo đâu cả, " khởi động " mãi mới nhô ra một tý. Bất giác tôi chửi thầm: Bố mày,  trên kia bị pháo của địch nó phang cho tối tăm mặt mũi, mày sợ quá trốn đâu kỹ thế, cứ thế này có ngày thì...con ạ"

  Ờ...bác Pháo1400mm viết thế này,lẽ ra phải có cảnh báo:Các cháu gái và chị em phụ nữ không được đọc mới phải chứ  Grin
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #327 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2015, 11:21:25 am »

  Trích pb47vp:
"..Cầm chiếc áo phẩy phẩy những sợi tóc còn bám trên người, tôi lò dò đi vào trong nhà, mở ba lô lấy bộ quần áo khác để thay. Ngó trước, ngó sau không thấy ai, tôi tụt nhanh chiếc quần đùi, nhìn vào đám cỏ tranh lơ thơ, chả thấy nòng pháo đâu cả, " khởi động " mãi mới nhô ra một tý. Bất giác tôi chửi thầm: Bố mày,  trên kia bị pháo của địch nó phang cho tối tăm mặt mũi, mày sợ quá trốn đâu kỹ thế, cứ thế này có ngày thì...con ạ"

  Ờ...bác Pháo1400mm viết thế này,lẽ ra phải có cảnh báo:Các cháu gái và chị em phụ nữ không được đọc mới phải chứ  Grin
Chào các bác
    Chào bác laoshan1234 ,không sao đâu bác ạ chỉ lộ nhất là ''tôi tụt nhanh quần đùi'' còn cỏ tranh và pháo thì chị em và các cháu có đọc cũng không biết là gì đâu .
    Chào bác pb47vp  .Tiếc thật bác ơi đã về đến đấy mà không vào thăm sức khỏe nhau, mà lại ở gần ngay đấy hay là bác  ...thôi bác viết tiếp đi tôi đang hóng nghe bác kể ,gì chứ tâm tình này tôi mê lắm  Kiss
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #328 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2015, 02:04:16 pm »

  Chào các bác,báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt nam.Thường thì tòa báo này rất "khó tính",bài viết đăng lên kiểm chứng chặt chẽ,nhất là những vấn đề nhạy cảm,nhưng do tình thế,nên ngày nay đã thay đổi.Mời các bác đọc bài viết của PHONG ĐIỆP đăng trên Nhân dân cuối tuần dưới đây.

Tháng 7 ở Vị Xuyên Nguần:http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_ndct/_mobile_xahoi_ndct/item/26983002.html

Chủ nhật, 26/07/2015

Cựu chiến binh Nguyễn Đình Thắng thắp hương cho đồng đội cũ ở Nghĩa trang Vị Xuyên.
Đứng ở điểm cao 468 (Vị Xuyên, Hà Giang), tịnh không một ngọn gió. Nhìn sang những đỉnh đồi phía trước lúp xúp bóng cây, thật khó có thể hình dung nơi đây 31 năm về trước là chiến trường ác liệt, với các điểm cao đỏ lửa: 685, 772, 1250, 1509... Sự khốc liệt tại mặt trận Vị Xuyên ngày ấy gắn với những địa danh độc nhất vô nhị: "lò vôi thế kỷ", "đồi thịt băm", "thác âm phủ", "thung lũng tử thần"...

Ngày 12 tháng 7 hằng năm đã được những người lính Sư đoàn 356 chọn làm ngày giỗ trận của đơn vị. 31 năm về trước, đúng ngày này, khoảng 600 chiến sĩ của sư đoàn đã hy sinh anh dũng để bảo vệ mảnh đất biên cương của Tổ quốc. Rất nhiều người đã không thể có mặt ở nghĩa trang Vị Xuyên (nơi hiện đã quy tập được hơn 1.700 ngôi mộ, trong đó có 1.355 ngôi mộ có tên, số còn lại chưa xác định được nhân thân) bởi lẽ xương cốt của họ đã hòa vào đất mẹ hoặc còn đang nằm ở khu vực có bom mìn chưa được rà phá.

Nguyện ước của những người lính trở về từ mặt trận Vị Xuyên là làm sao tổ chức quy tập được hết các anh em còn gửi thân nơi sườn giông, vách đá về nghĩa trang, để người sống được đến thắp hương tưởng niệm người đã khuất. Không ai bảo ai, nhưng họ luôn tâm niệm, mình sống đây là phần đời của mình và phần đời của đồng đội đã hy sinh tặng lại cho mình. Bởi vậy trách nhiệm của người đang sống không bao giờ được phép lãng quên những người đã khuất. Nhiều năm qua, các cựu chiến binh của các Sư đoàn 356, 313, 314... đã tích cực tổng hợp thông tin của liệt sĩ như: tên tuổi, quê quán của liệt sĩ từ đó rà soát, phân tích, suy luận, điều chỉnh để định hướng thông tin cho gia đình thân nhân biết rằng liệt sĩ của gia đình, những người cha, chú, con, anh, em, cháu của họ sau hơn 30 năm vẫn đang nằm tại Vị Xuyên, vẫn nhận được sự quan tâm chăm sóc của con em đồng bào, nhân dân vùng biên ải Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Năm 2013, các cựu chiến binh Sư đoàn 356 đã chung sức xây lên đài hương khiêm tốn ở cao điểm 468 (thuộc thôn Nậm Ngặt) để làm nơi tụ họp cho các anh em liệt sĩ biết đường mà tìm về, quây quần bên nhau. Bên khói hương vấn vít, những người lính giờ gương mặt đã sạm mầu thời gian, cùng nhau ôn lại kỷ niệm thuở xưa, những ngày tháng trận địa trắng bom đạn, những cuộc truy điệu tập thể trước khi vào trận... Cứ ngỡ 30 năm đã trôi qua, những ký ức khốc liệt nơi chiến trường một thuở sẽ dần nguôi ngoai, nhưng trước thông tin về hang đá có tới 30 bộ hài cốt vừa được phát hiện, thông tin về những người dân vẫn còn vấp phải bom mìn trong khi làm nương rẫy, lại khiến những cựu chiến binh xưa nhức nhối không yên.



Vợ chồng ca sĩ Kim Thanh soạn sửa quần áo gửi liệt sĩ Trần Trung Thực.

Ca sĩ Kim Thanh - nguyên văn công Sư đoàn 356, tâm sự: Năm nào vào dịp tháng 7 chị cũng phải lên Vị Xuyên mới thấy lòng bớt day dứt. Nơi đây, bên cạnh những đồng đội mãi mãi không thể trở về, còn có người yêu của chị, liệt sĩ Trần Trung Thực. Hai người đã từng thề ước hết chiến tranh trở về sẽ sống chung một nhà, nhưng mong ước ấy đã không thể thực hiện được. Anh hy sinh trong một trận chiến khốc liệt, giành giật từng điểm chốt. Nhận được tin dữ, ca sĩ Kim Thanh rụng rời, tưởng không thể sống nổi. Nhờ sự động viên của đồng đội, chị đã gượng đứng lên, hoàn thành nhiệm vụ của một cán bộ tuyên văn sư đoàn. Sau khi ra quân, chị trở về quê nhà, xin nhận bố mẹ của liệt sĩ Trần Trung Thực làm cha mẹ nuôi. Chị bảo, ông bà thương chị lắm, coi như con gái trong nhà. Tháng 7 năm nay, chị dự định đưa mẹ nuôi lên đài hương 468 để thắp hương cho con trai, nhưng thấy sức bà yếu quá, nên chị đành thuyết phục mẹ ở nhà. Bộ quần áo chiến sĩ chị mang từ Hà Nội lên đây, hóa cho người yêu cũ là do chính chồng chị đi mua. Chị kể, thời gian đầu chung sống, anh vẫn thầm ghen với người đã khuất, có khi còn nói dỗi "nếu anh ấy còn sống, chắc chẳng bao giờ em lấy anh". Nhưng sau này, được đọc lại những trang nhật ký của liệt sĩ Trần Trung Thực, hiểu tình yêu trong sáng đẹp đẽ của hai người, và bản thân cũng là người lính nên anh dần thấu hiểu và càng yêu chị hơn. Vì vậy năm nào đến tháng 7, trước khi lên Vị Xuyên, anh cũng giành "quyền" được đi đặt mua quần áo cho "người yêu cũ" của vợ.

Trong chuyến đi Hà Giang lần này, tôi ấn tượng mãi với cặp vợ chồng cựu chiến binh Nguyễn Văn Thi. Họ ríu rít sát cánh bên nhau suốt chuyến đi, và cùng hồi tưởng lại những năm tháng cách trở ấy. Chiến tranh thử thách tình yêu của họ, và giúp họ gắn bó bên nhau hạnh phúc đến tận bây giờ. Ngày ấy, hai anh chị "phải lòng nhau" từ khi học trường cấp 3 Yên Hòa, một người học lớp 12G, một người học lớp 12H. Tốt nghiệp năm 1982 thì anh được lệnh nhập ngũ. Chị bịn rịn chia tay người yêu, mòn mỏi chờ ngóng tin anh suốt bốn năm ròng. Cũng có người nói chị dại. Con gái có thì. Nhưng chị mặc kệ. Trái tim chị đã thuộc về anh. Năm 1986 anh trở về. Sự chờ đợi của chị đã được đền đáp bằng một đám cưới hạnh phúc. Ba mươi năm trôi qua, giờ nhìn lại, chị vẫn tự thấy mình may mắn vì có anh. Hai người đã lên chức ông bà nội, xưng hô với nhau bằng "ông - tôi, bà -tôi"; nhưng khi cùng nhắc lại những ký ức thuở đôi mươi, trong đôi mắt luống tuổi lại ánh lên những tia sáng lấp lánh. Chị vừa cười vừa kể: Ngày anh về, việc đầu tiên là chị thay toàn bộ dây rút quần của chồng thành dây chun. Ai lại mặc quần mà lùm lùm một đống dây rút ở bụng. Còn bộ tóc dài đến ngang vai thì thôi, khỏi phải nói trông kinh dị thế nào. Anh chồng ngồi bên thanh minh: Ngày ấy bộ đội có ba không: không cắt tóc, không cắt móng tay, không bắt tay và chào tạm biệt. Vì bộ đội cho đó là những việc đen đủi. Nhỡ miệng chào nhau có khi là chào luôn, không bao giờ gặp lại nữa. Ngày giỗ năm nào chị cũng đi theo anh, để tự tay thắp hương cho những đồng đội cũ của chồng. Những người lính đã nằm lại nơi miền biên heo hút, nhưng vẫn sống mãi trong lòng người còn sống.

Trong hành trình lên Vị Xuyên đúng vào dịp tri ân liệt sĩ, tôi còn gặp những người vợ, người mẹ của những người lính đến từ Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái... Họ trầm lặng bước đi giữa hàng bia mộ, nước mắt âm thầm nhỏ xuống cho những người đàn ông không thể trở về. Những bước chân cố gượng nhẹ, để khỏi làm đau người đang nằm dưới đất sâu. Giữa khói hương trầm mặc, các cựu chiến binh vừa khóc vừa cất lên lời hát nghẹn ngào: "Về đây đồng đội ơi... Hà Giang đã ngưng chiến trận. Hãy về đồng đội ơi, còn nằm khe đá hay thung sâu. Về đây có nhau như nguyện ước chiến hào, được hòa cùng bầy trẻ thơ bên sông Lô hát yên bình. Quân dân nồng ấm nghĩa tình... Hãy về đồng đội ơi, người lính chiến mãi đôi mươi. Về đây điếu thuốc lào, ấm trà chốt hồn nhiên nụ cười. Bạn bè, đồng đội, người thân ôm nhau nước mắt chan hòa...". Tác giả của ca khúc là nhạc sĩ Trương Quý Hải - cựu chiến binh Sư đoàn 356. Giống như nhiều đồng đội khác, dù phải nhọc nhằn bươn chải mưu sinh, nhạc sĩ Trương Quý Hải vẫn đau đáu nỗi niềm nhớ về những người đồng đội cũ. Đến nay anh có gần 10 ca khúc viết cho đồng đội mình, đã được tập hợp trong CD Hát cho người còn sống,và anh được anh em trìu mến đặt cho cái tên "nhạc sĩ của sư đoàn".

Bâng khuâng đi giữa nghĩa trang Vị Xuyên, tôi tình cờ gặp anh Nguyễn Văn Vượng đang đứng lặng bên nấm mộ của em trai - liệt sĩ Nguyễn Văn Thịnh. Anh Vượng kể cho tôi nghe, gia đình anh có bảy người con, trong đó có ba anh em trai. Anh Vượng nhập ngũ năm 1974. Em trai anh, Nguyễn Văn Thịnh sinh năm 1962, nhập ngũ năm 1983 khi đang làm công nhân tại nhà máy rượu Hà Nội. Sang năm 1984, cậu em út là Nguyễn Văn Cường tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ. Đến ngày trở về, ba anh em chỉ còn lại hai. Nguyễn Văn Thịnh đã nằm lại với đất Vị Xuyên. Anh Vượng kể: Năm 1985, gia đình nhận được tin báo Nguyễn Văn Thịnh hy sinh. Qua hỏi thăm nhiều người, gia đình chỉ biết con em mình hy sinh khi đang chiến đấu, và đồng đội không tìm thấy xác. Vậy là ngày giỗ hằng năm, gia đình chỉ biết thắp nén hương vái vọng, cầu cho linh hồn con em mình được siêu thoát. Mãi gần đây, qua ban liên lạc cựu chiến binh Vị Xuyên tại Hà Nội, anh Vượng mới biết xác em mình hiện đang nằm tại nghĩa trang Vị Xuyên. Đằng đẵng suốt 30 năm sau ngày liệt sĩ Nguyễn Văn Thịnh hy sinh, người thân mới tìm được đến nơi, để thắp nén nhang tưởng nhớ.

Trước khi lên Vị Xuyên cùng các cựu chiến binh Sư đoàn 356, tôi đã tình cờ đọc được những dòng hồi ức của một người lính của đơn vị, anh Phạm Ngọc Quyền: "5h05 phút, pháo binh của ta chuyển hướng. Tất cả mặt trận lại rung chuyển dữ dội, những cột lửa cao như ngọn tre dựng đứng trên đỉnh E5 rồi nhanh chóng lan tỏa khắp chiến trường: suốt từ đỉnh 400 sang hướng 233 vòng về sau lưng chúng tôi là 772 rồi đổ ầm ầm lên 300-A5 -E3-E4-E1, thậm chí ngay cả E2 nơi chúng tôi đang chốt giữ thỉnh thoảng cũng có quả đạn rơi dưới chân của E2. Chúng tôi nhồi nhét trong hang mà tiếng đạn pháo nổ vang vọng đập vào thành đá như đang khoan vào tai chúng tôi, khiến tai ù đặc...".Lần tìm từ địa chỉ này, tôi gặp thêm được nhiều dòng hồi ức xúc động của cựu chiến binh từng tham chiến tại mặt trận biên giới phía bắc trong giai đoạn ác liệt nhất, từ năm 1982 - 1986 như Nguyễn Đình Thắng, y tá Đại đội 24, Trung đoàn 153, Sư đoàn 356 (biệt danh Thắng Còng); Nguyễn Ngọc Thạch, B trưởng B hỏa lực 12,7 ly đặt tại cao điểm 468 để bắn sang điểm cao 772 và 685 để hỗ trợ bộ binh của ta; Nguyễn Quốc Dũng - khẩu đội trưởng cối 160 đặt ở Nà Cáy... Họ đang viết lại những ký ức của mình và đồng đội một cách chân thật nhất, không phải để biểu dương thành tích hay đòi hỏi quyền lợi, mà chỉ với tâm nguyện lưu giữ lại ký ức của những năm tháng ấy chưa xa, để nhắc nhau sống sao cho xứng đáng với những người đồng đội đã nhường lại tuổi thanh xuân cho mình. Trở về từ cuộc chiến, họ sống đời bình dị. Để rồi hẹn nhau, tháng 7 hằng năm lại tề tựu về Vị Xuyên...

                                                                                                               PHONG ĐIỆP
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #329 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2015, 02:25:55 pm »

    Tác giả bài báo đây bác Lao :



     Tối 11/7. Biết em đi gặp các bác tv1509, Phao 47. Cô ấy điện " Cho em đi phỏng vấn các bác 313 với ! ". Hôm đó cô ấy đi cùng một người nữa. Nhưng tiếc là thủ trưởng em vẫn đang trong tình trạng hốt hoảng vì đang tìm bãi cỏ tranh, không biết mất cái gì  Grin. Cho nên không gặp được.

    Văn đội quân nghệ cũng đặt cô ấy viết, nhưng hiện tại chưa thấy bài đâu.

    Sắp tới, có điều kiện. em hứa sẽ làm cầu nối liên kết các CCB các sư đoàn khác cho cô ấy. Có dịp mong các bác giúp đỡ.

  
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2015, 02:32:32 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM