(Tiếp theo và hết)...Rời đài tưởng niệm,chúng tôi đi vào phía trong.Dưới cái nóng oi nồng mùa hè,tôi lại tưởng tượng những ngày còn tại ngũ nơi đây.Thanh thủy cũng như nhiều nơi khác ở bắc Vị xuyên,thời tiết nơi đây cực kỳ khắc nghiệt:Mùa hạ nắng cháy da,mưa xối xả,mùa đông lạnh tê buốt,nước đóng băng.Xe rẽ vào ngầm B2 rồi leo dốc đường lên Nậm ngặt,dọc đường xe nhiều khi mắc kẹt do nhiều xe đang xuống dốc ở chiều ngược lại.Con đường ngoằn nghèo dốc dác xưa kia,bao bàn chân đã in dấu nơi này để đến các điểm cao chặn giặc.Nhiều bàn chân chỉ qua đây một lần và không bao giờ trở lại,đây cũng chính là 1 trong 2 con đường lên được đỉnh 1509.Đến độ cao hơn 400m,chúng tôi vào viếng các hương hồn liệt sỹ còn nằm lại quanh đây tại cây hương 468.Dưới trời nắng chang chang,những người lính cựu dâng những nén hương viếng người ngã xuống

Thắp hương viếng đồng đội tại cao điểm 468 (Thanh thủy)

Đoàn CCB Bắc quang (Hà giang)và đoàn CCB huyện Yên sơn (Tuyên quang) còn một địa danh nữa cần tới,dù thời gian đang là giữa trưa trời lại nóng bức.Nhưng anh em vẫn quyết tâm đi Lao chải-Mảnh đất mà trong cuộc chiến tranh biên giới lần thứ nhất (tháng 2 năm 79)-trong số này có 4 anh em từng tham gia chiến đấu tại đây.Hơn 36 năm trước,Lao chải bị tách biệt với bên ngoài vì con đường và địa hình hiểm trở.Tiểu đoàn 3,trung đoàn 122"đơn thương,độc mã" chiến đấu nơi đây.Ngày đó,quân Trung quốc gần như "bắt nạt" tiểu đoàn này.Bởi họ chiến đấu chống lại hàng trung đoàn của địch,mà không có bất cứ một sự hỗ trở nào ở phía sau.Sau hơn một tháng với nhiều trận đánh,tấn công có,phòng ngự có.Tiểu đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ là:Giữ vẹn toàn mảnh đất tuyến đầu của tổ quốc.Xe chạy ngược dốc trên cung đường hơn 20 km đường đèo,chúng tôi cố gắng tìm lại những nơi xưa kia từng in dấu ấn:Km 6,Doanh trại thanh niên xung phong,nghĩa trang cầu khỉ,trạm phẫu số 9,hậu cứ C12...v/v.Do con đường mở rộng,nên nhiều dấu tích xưa không còn nữa,thay vào đó là những ngôi nhà trong bình yên và thơ mộng.
Cuối con đường là trung tâm xã Lao chải,chúng tôi bàng hoàng vì nơi đây đã thay đổi căn bản quá nhiều.Còn nhớ,năm 1977 khi C12 còn là C2 hành quân vào mở tuyến đường Thanh thủy đi Xín mần.Đại đội chúng tôi được điều vào cuối tuyến còn cách trung tâm bây giờ hơn 1 km nữa dưới chân ngọn Tây côn lĩnh.Khi mới vào đây,dọc dải núi đá vôi ngay cạnh đơn vị,bọn khỉ nhiều vô kể.Chúng thường bị anh em dân tộc người Cao lan trong đơn vị,đánh bẫy và bắt được.Ngoài ra,trăn rắn ở đây rất sẵn,có lần người dân tộc Mèo về báo đánh bẫy được con sơn dương to,nhưng không thể nào làm cho nó chết để mổ thịt.Chính trị viên Tuyến cử người,mang theo súng lên rẫy người về báo.Sau đó hạ thủ và mang thịt về anh em cải thiện.
Giữa năm 78,đơn vị chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu.C2 chuyển thành C12 và biên chế thành C hỏa lực.Đại đội chuyển ra km 11 đóng quân,sau đó lên cao điểm 1558b xây dựng trận địa phòng ngự.Hôm nay trở lại sau 36 năm xa cách,chúng tôi hồi tưởng lại những gì đã trải qua.Cuộc chiến tranh ngày ấy tại đây,không ai ngờ nó tiếp diễn đến 10 năm sau mới chấm dứt.Cuối năm 1979,chúng tôi bàn giao lại cho tiểu đoàn 8,trung đoàn 14.Rời khỏi nơi đây,ra làng Pinh,ở đó nhiệm vụ mới đang chờ.
Sau 36 năm trở lại,anh em rất mừng là vùng đất này thay đổi.Điều đó cũng xứng đáng cho những hy sinh xương máu mà người chiến sỹ đã đổ xuống nơi đây

Đoàn CCB chụp ảnh kỷ niệm tại trung tâm xã Lao chải (ảnh:nguyentac62)