Bìnhty Sama - Phần 03
Thế là em được biên chế về C3, đúng ý của ta, thật ra về C3 không phải chỉ mình em thích mà em nghĩ chắc nhiều em sẽ thích . Lính mới mà, một chỗ có- (nước nôi đầy đủ)- thằng nào chả thích. Vì hiện tại C1 còn đóng trên núi, cho nên được về C3 vẫn thích hơn, dẫu sao hai tuần tập trung ở tiểu đoàn anh em vẫn thường xuyên lên xuống C3 tắm giặt và đã quen địa hình, bây giờ nếu Đv gọi chuyển đi chỗ lạ nữa thì mình cảm thấy buồn hơn vậy thôi. Còn riêng đối với em, cái điều mà em cảm thấy thoải mái là không chỉ về C3 mà em được biên chế về A cối 60.
Chuyện của em là thế này, em viết ra đây không biết trong đời lính có anh nào đồng tâm trạng với em ở cái điểm này không. Em vốn là người quen tay trái, nên khi cầm súng AK tay phải em cảm thấy nó sao sao đó, ở quân trường thì đương nhiên rồi, sếp sẽ không cho cầm súng tay trái, vậy là phải tập từ đầu. Tập thì tập vậy thôi chứ khi cầm súng AK em cảm thấy có cái gì đó không thoải mái, dù rằng ở quân trường em tập bắn vẫn tốt. Thời của các đàn anh thì không biết sao chứ thời của em thì anh nào bắn thi được 3 vòng 10 thì được về phép, em cũng mơ đó chứ ! Nhưng chỉ bắn được đạt thôi. Cũng không đến nỗi tệ.
Mà sao em vẫn thích cầm súng tay trái dù rằng biết là điều này không thể được. Chẳng lẽ bỏ công tập luyện ở quân trường 3 tháng, giờ qua chiến trường đổi lại cầm súng tay trái, điều này cũng chưa biết có được không? Không khéo lại thành ra bắn súng được cả hai tay, (tay trái cũng như tay mặt)

? thì khổ nữa.
Bản thân em thì thế này đánh bóng, cầm đũa,… em đều sử dụng tay trái, mà chơi ghita thì em lại đánh tay phải.
À mà nói tới chuyện đánh đàn, thì em xin lạng qua vấn đề này một chút.
Chuyện là khi em tâp đánh đàn ghita thì em chưa có thấy ai đánh đàn tay trái, thấy những đàn anh toàn đánh tay phải không, vì thích cho nên em cố tập đánh đàn băng tay phải
Sau này thì em có biết những người thuận tay trái thì đánh đàn ghita tay trái cũng rất hay. chứ nếu như em biết sớm thì em đã tập đánh đàn tay trái rồi.Thế cho nên làm em cảm thấy phân vân khi làm việc này việc nọ thì phải sử dụng tay nào. Đó là chuyện ngày xưa đó nghen ! sau
này lớn lên chút thì em tự nghĩ : Tùy theo việc có những việc làm gì phải phân vân (tay nào mà làm chả được) he.he..
Em thì còn nhớ vào khoảng năm 1977, nhà nước ta có phong trào đưa văn hóa văn nghệ về các huyện vùng sâu vùng xa nên thường mời các nhạc sĩ tân nhạc có, cổ nhạc có về các vùng ven để tập luyện đàn hát cho thanh thiếu niên. Các thầy lên tập cho quần chúng vui lắm, ở lại hết tuần mới về. Hồi đó em rất thích đi tập văn nghệ, rồi sau đó ham học đàn, chỉ là cây nhà lá vườn thôi, chẳng có bài bản gì nhiều đâu, biết đàn, hát Bô-le-rô, Sì-lô là cảm thấy thích rồi! Em kể chuyện này, về thời đó mà mấy anh nào ở huyện ngoại thành chắc đều biết rõ. Đêm đến, không có điện nên đốt đèn dầu, trai gái lớn nhỏ đều xúm tụ lại để nghe đàn anh đàn chị ca hát. Vui lắm! Cho nên lúc này anh nào cũng thích học đàn, vì nếu tập đánh đàn được sẽ cảm thấy hãnh diện, vậy là em biết đàn từ đó dù rằng cũng chẳng học được nhiều lý thuyết, chỉ học lỏm từ các đàn anh là chính, miễn sao đàn cho mấy em gái hát được, mà không bị chê là mừng rồi! Thời tré khi quen được em nào thấy ẻm cũng thích mình, mà mình thì hoàn cảnh còn đang khó khăn thì tối đến tỉ tê hát bài : (Đám cưới nghèo) . Còn nếu như quen em nào khi đến ngày em lên xe hoa, mà xe hoa không phải của Ta, thì tối đến dự tiêc cưới (tiệc trà) sẽ hát : (Đêm nay uống để ai vui, rượu nồng mặc tình em rót uống cho người thay lòng đẹp đôi). Bài Vòng nhẫn cưới
Nên khi đến chiến trường này, em cũng có chút vốn lận lưng. Và hòa nhập với AE đồng đội. vì lính mà! Là lính ở rừng nữa,thì ai mà chả thích đàn hát văn nghệ?
Em xin quay lại chuyện về C3. D212 em về bộ phận cối 60, thế là em thấy thỏa lòng rồi.
Bắn cái này khỏi lo : tay nào bắn cũng được cả, yên tâm rồi.
Khẩu đội trưởng có anh Tư Đèo-lính 1983 cuối, quê Hậu Giang. Nghe nói anh này trước đây từ E2 qua.
Anh Nguyễn Thanh Danh, lính 1983 đầu, quê Đồng Nai. Trước anh làm quản lý C3.
Nay đã bàn giao cho quản lí mới rồi, mà anh chưa về chính sách, còn ở bộ phận cối.
Nghe nói hình như là anh có đồng hương tên Nguyệt cùng lính 83-tài vụ D212, làm lộn xộn sổ sách sao đó nên đơn vị chưa cho về,
vì sợ đồng hương ở lại một mình buồn nên anh Danh này ở lại cho vui.
Em thì nhớ vậy thôi , chứ đến cuối 1986 anh Danh cũng về luôn chỉ còn lại 1 mình
Anh Nguyệt, dù sao thì về quê mẹ vẫn cảm thấy ấm hơn.
Cái vụ này nếu anh Danh mà đọc được, vào diễn đàn nói rõ cho đàn em biết nghe.
Cùng bộ phận cối, lính mới 86 thì có em : Tài Củ Chi - Minh Sóc Trăng - Châu Tây Ninh.
Quản lí C3 lúc bấy giờ là anh Lý Thành Tấn, lính 1984 cuối, quê quận 10.
Y tá có anh Cường, lính 1984, quê Nghệ Tĩnh.
Đại đội thì có anh Hồng, quê Nghệ Tĩnh, C phó.
Anh Thôn, lính trường sĩ quan lục quân, C phó.
Anh Cao Xuân Giáo, lính 1977, quê Bình Trị Thiên, C trưởng. C3-D212- E8 - F5
Cuối năm 1988 em được sát nhập vào 174 rồi rút quân về .
Lúc này em không biết được anh Giáo về Đv nào. Hiện nay anh sống ra sao
Em mong gặp được anh Giáo, anh chị em nào biết hiện giờ anh Giáo ở đâu : ( nhắn tin dùm em, em xin cảm ơn.)
Số điện thoại của em, Tài : 0993206783
Liên lạc C3- D212 có anh Hải, anh em hay gọi là Út, lính 85 cuối, quê Tây Ninh- Toàn quê Kiên Giang . lính 86 đầu.
Buồn ngũ rồi em xin chào. hôm nào rảnh em viết tiếp.