Bẫy heo rừng
Ai đã từng là lính chiến trường, sống ở rừng thì ít, nhiều gì cũng nghe nói tới
heo rừng, và được một vài lần ăn thịt heo rừng, chứ không riêng gì lính chiến
trường K, mà bây giờ nếu có dịp nhắc lại, thì đều có chung câu trả lời là:
thịt heo rừng ngon, quá ngon luôn.
Ngày nay nếu có dịp anh em ra quán ăn, nhiều quán có thực đơn là heo rừng lắm.
Giá một đĩa thì không phải rẻ À nha!…..Vì là món đặc sản mà, nhưng khi ăn vào rồi,
thì thấy cũng bình thường, nhất là những người lính đã từng được ăn thịt heo rừng
ở chiến trường thì luôn nhớ mãi món thịt heo ở rừng ngày ấy.
Ủa sao lạ vậy!.....bây giờ ăn ở quán, thợ nấu có tay nghề, gia vị có đầy đủ, mà ăn cảm
thấy không ngon bằng ngày ấy, còn ngày xưa ở rừng thì, thiếu thốn đủ thứ……vậy mà!....
hay là tại bây giờ ăn phải trả tiền, mà lại mắc nữa, cho nên thấy không ngon, còn ngày xưa
ở rừng thì!,,,,,,,,,, có mua bán gì đâu,………… của rừng mà…………………?

?
Em viết: (Bẫy heo rừng) nhưng các anh là lính đọc, thì chắc đều hiểu là bẫy như thế nào rồi,
Nếu là người dân sống ở rừng, thì họ có nhiều cách bẩy thú lắm, nào bằng cây, bằng dây,
rồi đào hầm nữa, còn lính ở rừng thì dường như để cho nhanh gọn thì chỉ có bẫy bằng trái
đạn, thuốc nổ, vì cái loại này nó luôn có sẵn, và đi theo người lính mà.
Vậy nên chỉ cần 1 người đi tìm chổ nào đó tốt, ra gài vài cọng dây vào chất nổ, trái đạn,
thường thì em nghe nói là trái đạn cối 60 hay 80 gì đó, xong rồi về nhà ngủ, vài hôm nghe
cái ….Đ….Ù…N..G,….. hai ba thằng chạy ra, và cũng không quên đem theo súng, vì có khi
heo nó chưa chết, mà heo rừng thì nó dữ lắm, đâu có đùa với nó được, rồi anh em tự xử lý,
tìm cách mà gánh heo về, chia cho nhau, tha hồ mà ăn.
Vậy đó!...dể lắm, ở rừng kiếm thịt heo ăn dể lắm, ngon lắm. Nhưng mà…………..Ai.??...??..
??...đi….đây?
Dường như bây giờ nhớ lại thì, lính đợt nào, ở thời kỳ nào cũng có một vài anh em làm cái
việc này. Mà làm cái việc này nó không liên quan đến người sống ở vùng miền nào, chỉ có
anh nào thích thì mới làm được việc này, mà nếu nói thích làm việc này thì cũng không
đúng, vì vi phạm đến quân kỷ, sử dụng khí tài quân đội cấm, thì thích làm gì? Vậy chứ hết
đợt lính này đến đợt lính khác vẫn có anh em làm cái việc này, cái việc mà không phải là
công tác trong đơn vị, mà liên quan đến tính mạng của chính mình, chẳng lẻ là đùa với trái
nổ hay sao, súng đạn nó đâu có bà con với ai!.....Nhưng các anh ấy làm có mục đích
chứ đâu có đùa, vì nhu cầu cần đến nó (thịt heo rừng) đúng quá!…..lớn quá đấy chứ!.....
Sống ở rừng lính ta hay có câu: Đường sữa,(thịt hộp) cấp từ trên cấp xuống, mà nếu có
đúng như vậy thì các anh cán bộ C, D vẫn cần đến miếng thịt tươi đó chứ, cái mà anh em
chúng ta hay gọi là: Chất tanh. Huống hồ gì anh em chúng ta là lính, thiếu nhiều chất lắm,
cần đến thịt heo rừng lắm !....
Nhưng có điều là ngày ấy anh em chúng ta học biết về quân khí quá ít, khi qua chiến trường
rồi thì tự anh em chỉ dạy cho nhau thôi, rồi đi gài bẫy, cho nên quá nhiều việc đáng tiếc xãy
ra, mà súng đạn (trái nổ) thì chỉ cần một sơ suất nhỏ thôi là phải đổi bằng cả tính mạng
mình. Anh em ta ngày ấy thì hay chủ quan, xem thường nó quá, mà trái nổ, đến lúc là nó nổ
chứ nó đâu có theo phe nào.
Lính mới qua, nghe lính đàn anh kể lại việc bẫy heo rằng:
Có khi bẫy dính con heo có hai chân!......
??...........
??Rồi nào là:
Có hôm bẫy dính được con heo có lông nách..?....?....?. Thằng em lính mới ngơ
ngác. Lính ở chiến trường thì ăn nói vậy đó, không hiểu thì từ từ rồi sẻ hiểu, rồi thi thoảng
thì có một anh em phải nằm xuống cùng với những con heo này. Tử trận chiến trường đó,
vi phạm sử dụng khí tài đó, đơn vị biết đó, mà hình như ông cán bộ C, D nào cũng cố gắng
thu xếp sao cho anh em, khi nằm xuống rồi, có tấm giấy liệt sỹ để khi gia đình hay tin còn có
phần yên ủi!.... chẳng lẻ………?.?.?..?...?
Sống ở chiến trường một thời gian rồi thì hình như thằng nào cũng hiểu là ai cũng có phần
có số hết, ai tới phần mình thì phải nhận thôi!.....Nhưng giờ ta nhớ lại những anh em nhận
cái phần này thật đau xót quá. Biết rằng đời lính là không tránh khỏi hy sinh, thương vong.
Mà hy sinh như thế này thì theo em cho là: (những sự hy sinh thầm lặng).
Vì có lúc, khi các anh đi chỉ có một mình, đến lúc nghe nổ cái …Đ…ù..n ..G….anh em xúm
lại vui mừng ra gánh heo về, đến lúc này thì nói là thích là đúng nè.!.....và rồi cái tình đồng
đội, đồng hương được bộc lộ ra tại đây này.
Nếu như được một con heo, thì anh mà đi gài bẫy sẽ nghĩ ngay đến thằng đồng hương
cứng của mình, tìm xem chổ thịt nào ngon, chặt cho nó một miếng, để cho nó có chất tanh
mà ăn, phần còn lại thì trong A, trong B ăn. Anh em nhớ lại xem, quý lắm, mà cũng đau xót
lắm ở cái chổ này.
Nếu như trúng đậm, được vài con thì cũng vậy, xem coi con nào ngon thì cho thằng đồng
hương cứng một con, còn lại thì cứ thế, anh em cùng chia nhau mà ăn.
Ở đơn vị khác thì không biết như thế nào, chứ ở đơn vị của em ngày ấy, em đâu có thấy
anh nào đi bẫy heo để đem ra chợ đổi lấy thứ gì cho cá nhân mình đâu?
Và cuối cùng là cả đơn vị có chất tanh mà ăn, để có thêm sức mà chiến đấu, mấy ông cán
bộ C, D cũng có ăn đó chứ!..............
Ông cán bộ C, hay D thì có thằng liên lạc, mà nếu như thằng liên lạc có anh đồng hương
cứng thường hay đi bẫy heo, thì ông cán bộ đó được hưởng xái nhiều đấy, vì thằng liên
lạc vẫn thường ăn cơm chung mâm với sếp của mình.
Nhưng có hôm các anh ấy đi có một mình, mới đi được một lúc thì anh em trong đơn vị
nghe cái Đ..ù..n.G….?./??....Thôi rồi!...anh em chạy ra xem thì!......chỉ có một mình anh ấy
cô đơn nằm xuống đó.
Chết ở chiến trường nói chung thì được gọi là tử trận, mà hy sinh như thế này thì anh em
đồng hương có muốn viết thư về gia đình để báo tin thì phải tìm lời nói sao cho gia đình an
lòng, chứ đâu có dám kể ra sự thật, vì nếu như ta nói là ở cùng đơn vị thì gia đình (người
mẹ) bao giờ cũng muốn biết xem con mình tử trận ra sao càng chi tiết thì càng tốt, mà nếu
nói ra sự thật thì người mẹ đau lòng lắm!........(con ơi, con không nghe lời mẹ rồi).
Vào thời điểm từ sau năm 1980 thì đây đó khắp nơi trên quê hương Việt Nam bóng dáng
của những anh thương binh từ chiến trường K trỡ về càng ngày càng nhiều, rồi vài hôm
anh em trong làng quê lại hay tin con dì Hai, con chú Tư, anh của thằng Sơn nữa, đi nghĩa
vụ chiến trường K chết rồi!.....
Vào thời điểm ấy, các cô, các dì thường hay tụ tập lại với nhau, khi thì ngoài chợ, khi thì ở
nhà, để an ủi, chia sẻ cho nhau những mất mát lớn quá, nhanh quá, vì có anh khi mẹ vừa
tiển con ra chiến trường mới được vài tháng, là đồng đội báo tin về là anh đã tử trận rồi.
Nhanh quá, đau xót quá, vậy đó nhưng rồi tới lượt thằng em đến tuổi 18, vẫn lại tiếp tục lên
đường sang đất K để mà làm nghĩa vụ quốc tế
Đến lúc này thì những bà mẹ ở Việt Nam trước giờ chỉ biết lo buôn bán hay cày cấy, thì
nay lại biết thêm một thứ nữa là:……….Mìn………M...ì..N………M………………….ÌN.
Mìn ở đâu ra nhiều quá vậy?..?....?.....?.......?......Dạ xin thưa: (Chiến trường K.)
Anh thương binh lê chân về nhà, làng xóm đến hỏi thăm anh nói đạp..MÌN, con chú Tư cũng
nghe nói đạp mìn chết luôn, không cứu kịp, con dì Hai thì cũng vậy.
Đến lúc này thì cái từ mìn của chiến trường K nó bao phủ cả làng quê Việt Nam, các bà mẹ
thì cứ lo ngày, lo đêm khi có con đang đến tuổi đi (nghĩa vụ quân sự). Lo thì lo vậy nhưng
mỗi năm hai đợt, thanh niên Việt Nam vẫn phải lên đường làm nghĩa vụ quốc tế, đang khi
tình hình chiến tranh biên giới tây nam mỗi ngày càng ác liệt hơn, sau cái ngày mà gọi là:
(quân tình nguyện VN) đã giải phóng được TP Nông-Pênh 07/01/1979.
Có anh ở chiến trường K về kể:… Thằng Sơn nó bị cụt giò là đạp mìn của bộ đội ta gài,
Cả làng xóm ngơ ngác.??.....??....??... Sao vậy? Sao anh em ta ẩu quá vậy, phải chi!…?.?.?.?
Anh em ta là lính ở chiến trường K về thì hiểu cái vụ này rõ lắm, nhiều vụ lắm, mà biết nói
sao bây giờ, vì.. MÌN..nó vô tri mà, nó chỉ biết nổ thôi, chứ nó đâu có biết ai gài.
Cho nên những lúc ấy bà mẹ nào tiển con ra chiến trường K, thì ngoài giử gìn sức khỏe,
sau đó vẫn không quên nhắc nhở con rằng: Qua bên đó, nhớ đi đứng cẩn thận nhé con,
bên đất K mìn nhiều lắm, mẹ lo lắm!....nhắc đi nhắc lại nhiều lần đôi khi thằng con tuổi 18,
20 chẳng buồn muốn nghe, mà lòng mẹ thì se thắt lại.
Mà nếu như giờ đây, chính anh ấy đi bẫy heo bị nổ trái, thành thương binh trở về thì làm
sao dám nói thật với mẹ là con đi như vậy, mình đã đau rồi, chẳng lẻ để mẹ đau nữa sao?
Thôi đành nín lặng, chịu đựng một nỗi đau thể xác, luôn cả nỗi đau tâm hồn.
Chuyện ngày đó giờ đây nhắc lại đã khoảng 30 năm, em biết hiện giờ vẫn còn các anh đang
ở đâu đó trên quê hương Việt Nam đang gặm nhấm cái nỗi đau này, bây giờ ta đặt ra chữ
(nếu) thì cũng không có thể lý giải được số phận của mỗi con người.
Nhưng nếu như ngày ấy các anh không đi thì ai đi đây?...?...? Vì nói thật, không phải ai là
lính cũng dám làm cái việc này, vì nếu như là nhiệm vụ thì ta phải cố gắng làm tốt để mà
hoàn thành, còn cái chuyện (bẫy heo rừng) này thì, đâu có ai ép ai phải làm đâu!.....nhưng
vì ở rừng thiếu thốn nhiều quá, nhìn anh em chúng ta ăn cơm ngày ấy, thử ta nhớ lại xem,
có khi trong nhà chỉ có gạo và mắm kem, rồi mắm kem hay muối có khi cũng chẳng còn, mà
nếu bẫy được heo về thì anh em vui lắm, mà ta cũng vui nữa, cho nên cứ thế mà làm, làm
rồi quen, quen rồi thì chủ quan, rồi thương vong xãy ra, đau lòng quá!..
Em viết lên chuyện này là để tưởng nhớ, cũng như tri ân đến những đồng đội, những người
anh, đã từng (bẫy heo rừng) và rồi!.....đã ngã xuống, đã chịu mất mát một phần thân thể, vì
đồng đội ngày nào, để anh em chúng ta ăn được bữa cơm có thêm phần chất tanh của
ngày ấy, để có thêm sức lực mà hành quân chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao, và
cho đến tận bây giờ, thật khó mà quên.
Xin cảm ơn các anh: Những người đã từng (bẫy heo rừng) nơi chiến trường K ngày ấy.
(NHỮNG SỰ HY SINH THẦM LẶNG)