NÓ VÀ TÔI.
(phần 02) Quân trường – 1986.
Nhớ những ngày đầu anh em bỡ ngỡ rất nhiều với cái gọi là: (11 chế độ trong ngày),
vì đứa nào cũng cố lo chuyện cá nhân của mình cho xong, chứ nếu không xong thì cũng
mệt đấy.! Nhưng qua một tuần thì anh em cũng dần quen, và từ đó mới có dịp
thăm hỏi những anh em mà từ trước đến giờ mình chưa quen biết.
Thời gian trong ngày, đã dính chặt với 11 chế độ, đâu có giờ nào hở ra, cho nên ngày ấy tôi
còn nhớ một chuyện mà thằng nào cũng có làm khi đó là: Khi vừa gõ kẻng ngủ, là chui vô
mùng ăn, vì không còn thời gian nào khác để ăn trong ngày, mà nếu như ăn không đúng
giờ, mà cán bộ thấy thì cũng không nên. vì toàn sức trẻ không mà, cơm ăn không đủ no,
phải vậy thôi chứ biết làm sao bây giờ, đồ ăn thì thôi đủ thứ hết, mà có món gì lạ đâu,
chè, và bánh các loại, hột vịt lộn, nói chung là bất cứ thứ gì ăn đươc, mấy bà chị bán bánh
mang vào là bán được hết, mấy bà ấy là vợ hay chị em của cán bộ C đó thôi.
Dẫu vậy mấy chị này có vẻ cũng nể cán bộ B tí xíu, vì trong ngày, đâu có thời gian để mà
mua bán, vậy là tôi có việc làm, vì tôi vốn là dân lao động mua bán từ nhỏ mà, thế là lúc
nào bán được thì mấy chị ấy bán, phần còn lại đếm xem bao nhiêu cái, xong rồi giao cho
tôi. Vì sau này quen rồi, anh em thường hay mua thiếu nữa, cho nên tôi bán dùm thì tiện
hơn nhiều cho các chị ấy, mà tôi cũng có cái mà bỏ vô bụng.
Vậy là gần tới giờ đi ngủ, thằng nào bánh, thằng nào chè cứ lấy, tiền có thì đưa, không thì
tôi ghi sổ, rồi mạnh ai nấy đem vô mùng ăn. Có hôm ban ngày bà chị đem vô nguyên trái mít
to,dặn tôi là bán bao nhiêu $, tôi vác nguyên trái mít ra thao trường, chẳng có dao kéo gì,
vậy mà tới giờ giải lao, anh em xúm lại, thọt thọc sao đó rồi cũng hết trái mít, tiền tôi
đem về đầy đủ giao cho bà chi. Đúng là lính dể nuôi thật.
Cuối cùng thì trong ngày còn một thời gian thoải mái chút xíu đó là thời gian nghe đọc báo
trước khi đi ngủ, mấy ông cán bộ A , B thì cũng đâu có rảnh mà đọc cho lính nghe hoài, chỉ
mấy hôm đầu thôi, sau đó thì giao cho thằng lính nào đó đọc, rồi kể chuyện tiếu lâm, và
dường như cũng không hiệu quả, và cuối cùng thời gian này chuyển sang văn nghệ, thế là
trúng tủ của lính rồi. (Lính hát Lính nghe mà).
Và cũng chính từ đây tôi và
(Nó) thằng Xinh biết nhau nhiều hơn, và thân thích với nhau
hơn, vì tôi biết đàn Ghita và
(Nó) cũng biết đàn, nhớ lại thời điểm đó anh em biết đàn Ghita
cũng khá nhiều, chứ không như bây giờ, ngày ấy dường như ở B nào cũng có cây đàn
Ghita thì phải, giờ tôi cũng không biết là cây đàn ngày ấy là của cá nhân anh cán bộ A,B
hay là của đơn vị, vì thời gian đầu ở quân trường tập hát nhạc cho lính tân binh là điều
không thể thiếu. cho nên trong 1 tuần đầu là thằng nào cũng phải học thuộc hết, nào là:
Ta xuất trận lên đường ra biên giới………..
Vừng đông đã hừng sáng, núi non xanh………………………..
Sẵn sàng ta gọn gàng, súng ba lô ta vác ………………..
Ta lên đường hành quân ra tuyến đầu…………….
Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân………………….
Còn nhiều bài lắm, phải từ mười mấy bài, tôi lúc ấy cố gắng học cho thuộc , vậy chứ có
thằng cũng không thuộc, điều này thì cũng không sao,vì hát tập thể mà, nhép theo cũng
được rồi. Ngày ấy tôi nghĩ, nhạc này lạ với mình quá, nhưng khi đã tập thuộc rồi thì hát cũng
khí thế, hào hùng đó chứ, có điều là chỉ hát trước khi học chính trị hay buổi sáng thôi.
Còn buổi tối, hay những giờ khác thì trong đầu chỉ lảng vảng những dòng nhạc SiLo, hay
BoLéro cái dòng nhạc mà ngày ấy gọi là nhạc vàng, không được phép lưu hành.
Vậy chứ ngày ấy khoảng năm 1980, anh chị em ở nhà, ai cũng thuộc cỡ 20 hay 30 bài nhạc
loại này, vì thời đó những vùng quê vắng vẻ buồn lắm, cho nên tối đến, ai cũng muốn tụ tập
lại đàn hát cho vui.
Mà ngày ấy thì thằng nào biết đàn, tự nhiên sẻ có một bụng nhạc vàng như: Yêu một
mình……Hoa sứ nhà nàng… Nửa đêm ngoài phố…..Căn nhà ngoại ô….rồi một số bài
được sáng tác sau năm 1975 hay gọi là nhạc cách mạng như : mặt trời bé con…..em như
tia nắng mặt trời……..Bài ca tạm biệt…….ngày mai anh lên đường…….mùa xuân bên cửa
sổ, thì cũng phải tập luôn, để khi có anh em nào hát thì ta cũng biết đàn.
Tôi ngày ấy thì trong số những bài tôi thường hát thì luôn có bài:
(Nó Và Tôi), lý do là vì bài
này những đàn anh trong xóm tôi ngày xưa thường hay hát, rồi sau đó tập lại cho tôi, và rồi
tôi cứ hát, mà ngày xưa muốn tập đàn hay tập hát thì phải học thuộc lòng, chứ đâu phải như
bây giờ, thế là thuộc nên thích hát và cứ hát, vì cái âm điệu nó cứ: …..tà rách chách chum,
chách tùm tùm lum, nghe êm tai quá, lâu dần nó như là bài ruột của Tôi vậy, chứ mới mười
mấy tuổi thì biết gì đời lính, còn giờ khi ở quân trường này, thì mình đã là lính rồi, thì hát
chắc sẻ hợp đấy chứ.! Mà đâu có suy nghĩ gì nhiều về lời của bài hát là nói về tình đồng đội
của 2 thằng lính, mà đoạn kết của bài hát là: (một mất một còn).
Thế là sau những bài : Yêu một mình…..Đám cưới nghèo….Diễm xưa…Áo lụa Hà Đông…..thì tôi lại vẫn hát bài:
(Nó và Tôi). Còn
(Nó) thằng Xinh, tôi còn nhớ
(Nó) thường hay hát bài: Một đời người, một rừng
cây, rồi bài: 24 Giờ phép, bài này hát vào tâm trạng của một thằng lính thì hay quá rồi, tôi
ngày đó thuộc nhạc nhiều lắm chứ.! Mà sao lại không thuộc bài 24 giờ phép, mà nói đúng
hơn là ít được nghe ai hát bài này, mà giờ đây nghe
(Nó) hát ở quân trường thấy hay quá.
Vì đời lính mà, thằng nào không mong được về phép, mà khi về tới nơi rồi thì còn có người
thương đang đứng chờ ngoài đầu ngõ nữa. Ôi.!.. cũng may là ngày ấy tôi không có nhảy rào.
Thế là thời gian ở quân trường cứ dần dần trôi qua, cho đến ngày 13/06/1986, gần 50%
anh em trong đơn vị ra trường nhận nhiệm vụ mới, về TP NongPênh.
Tôi và
(Nó) còn ở lại cho đến ngày 03/07/1986 mới ra trường, thời gian còn ở lại thêm 20
ngày này thì anh em có vẻ được thoải mái hơn nhiều, cán bộ A,B không còn có vẻ như
những ngày đầu, lúc anh em tân binh mới vào thì mấy ông cán bộ A,B này ra vẻ oai phong,
chính quy lắm, nhưng giờ thì hình như mấy ổng cũng sợ, sợ đơn vị giao nhiệm vụ phải đưa
quân sang đất K, sợ nếu như không hoàn thành tốt công tác, có thể bị đưa cùng lính tân
binh sang K chiến đấu.
Vì quân trường thì ở Phú Giáo- Bình Dương, mà anh em Tôi ngày ấy rời quân trường được
đi qua ngõ, cửa khẩu Mộc Bài- Tây Ninh, cho nên khoảng gần 6 giờ sáng thì xe chạy đến
Thị Trấn Củ Chi, anh em tụi tôi được nhìn thấy quê mình 1 lần nữa, cũng may không
phải là lần cuối cùng đối với Tôi.
Mấy thằng khác thì không biết sao, chứ tôi ngày ấy khi xe chạy đến Củ Chi thì tâm trạng
buồn khó tả lắm, vì đoạn đường từ Củ Chi lên Gò Dầu rồi qua cầu đi thẳng tới Mộc Bài thì
khoảng 35 km, Tôi đi xe đạp qua lại buôn bán hằng ngày, đến nỗi đoạn đường này có mấy
cái ổ gà, lớn hay nhỏ, nằm ở đoạn nào, anh em tụi Tôi đi mua bán đều nhớ hết, vậy mà hôm
đó ngồi trên xe, nhìn con đường quen thuộc hơn 30 km mình đã đi hàng ngày, hôm nay thì
mình vẫn đi trên con đường đó, mà không phải đạp xe, khỏe hơn, nhưng có điều không biết
bao giờ mới trỡ về.
Thế rồi sau 3 ngày xe chạy tới được hồ Ba-Rai. Đến sáng ngày Chủ Nhật 06/07/1986, có
nhiều anh cán bộ của F5 đến nhận quân, vì đợt lính 1986 đầu, lúc này quá đông, cho nên
anh em tụi tôi nhóm nào đi theo nhóm đó, chứ ít có thằng nào dám đi lung tung, phải công
nhận là lúc ấy nhìn mấy anh cán bộ F5 ra nhận quân thấy ngầu thiệt, anh nào cũng đen đen,
mặt mày thì thôi bụi đất bám đầy, quần áo thì nhìn khác xa lính ở quân trường,
nón đội thì không ai giống ai, ông nào cũng quấn 1 cái Càma. Khi tới gần tiếp xúc,
thì mình cảm thấy nó ấm tình đồng đội hơn,chứ không giống như ở quân trường.
Có một chuyện vui ngày ấy mà sau một thời gian anh em mới biết đó là, sếp ở D27-F5
đi ra nhận quân hỏi lính tân binh: Anh nào biết đá bóng giơ tay lên, nhiều anh em thích lắm
giơ tay lên đứng qua một bên, số anh em này được gọi tên, đếm đủ nhận về trinh sát F5.
Có thể là ông sếp D27 đi nhận quân thích đá bóng, nhận số anh em biết đá bóng này
vào đơn vị để có dịp đi đá giao lưu với đơn vị khác lấy thành tích, nhưng còn một ý nữa là:
nếu là lính trinh sát F thì thường phải đi bám vào cứ địch, và có thể đá mấy cọng dây gì khác
mà địch nó để lại nữa, mà cái này thì lính tân binh làm sao hiểu nổi, cho nên có thằng
biết đá bóng mà không kịp giơ tay lên khi nãy, thì lúc sau tiếc quá, cho đến lúc về đơn vị bộ
binh được mấy anh lính cũ kể cho nghe thì

?......

? VẬy…..hẢ……?

?

.......XAnh..MẶt.. lUôn.
Lính chiến trường là vậy đó, sống đó, chết đó, vui được cứ vui, đùa vui để mà có
thêm sức lực, để mà hành quân chiến đấu.
Đợt lính 1986 Củ Chi – Quận 6 tụi Tôi ngày ấy về D27 – F5 nhiều, có vài thằng về vệ binh
F5, vệ binh MT, các bộ phận trực thuộc khác của F5 tôi không nghe thấy, E174 có một
số anh em Củ Chi về nhưng không nhiều, E Q16 tôi không nghe thấy ai về, số đông còn lại
về E8, đặc biệt ở hết D212, D620 và D416 chỉ có vài thằng Củ Chi.
Tôi được biên chế về C3 – D212 đóng tại Binhty Sama, đến năm 1987 thì D212 chuyển
chốt vào phum SaLem.
Bây giờ ngồi đây viết thì nhớ như vậy, chứ ngày ấy thì khi tôi về đến D212 thì chỉ biết tại đó
thôi, còn thấy mặt thằng nào thì biết nó ở chung D 212 với mình, còn mấy thằng khác thì
thằng nào về đơn vị nào tự nó biết thôi.
Cho đến cuối năm 1987 tôi đang ở phum SaLem, C3 cách D212 chừng hơn 1km, thì nghe
anh em đi trên D về nói có linh trinh sát F5 vào D212 dừng chân chờ đi bám cứ địch ở đâu
đó, có lính Củ Chi và Q6, thế là tôi lên D tìm đồng hương, Gặp đúng ngay
(Nó)... thằng Xinh
đây mà, đã lâu ngày anh em gặp lại nhau mừng lắm, đã hơn 1 năm rồi, và giờ đây Tôi mới
biết nó là lính trinh sát F5, Tôi rủ nó tối xuống C3 đơn vị Tôi chơi, nó nhận lời ngay.
Có một điều làm cho tôi khó quên cái đêm hôm ấy là: Lúc này D 212 vào phum Salem đã
lâu rồi, mà tại Salem cá nhiều lắm, cá ở suối, cá ở ruộng cũng nhiều nữa, vậy mà sao hôm
ấy ở nhà Tôi chẳng có cái gì để ăn, lúc đó Tôi ở chung nhà với đồng hương tên Xiểu lính
cứu thương C3, chiều về tôi nói với thằng Xiểu là: Ê mày!... tối nay có thằng Xinh trinh sát
F5 tới chơi, xem coi nấu cái gì ăn, rồi đàn hát cho vui.
Xem lại thì trong bếp không còn cá, thằng Xiểu này nó bắt cá, câu cá gì cũng giỏi hết, có
điều chắc một mình nó đi câu hoài nên cũng ngán, Tôi thì chỉ có ăn thôi, tôi mà đi câu, cả
buổi về chỉ có vài con cá chốt thôi, chứ nếu thằng Xiểu mà đi câu một lúc về là cả thùng cá trê.
Hai anh em nhìn qua nhìn lại, Ủa..kìa…mà nhà mình còn một con gà, đâu rồi tìm nó coi,
nhìn con gà thấy ghét, không muốn làm thịt nó, gà trống gì mà bằng cùm tay hà, không có lông lá gì cả.
Hai thằng quyết định vậy thôi, vì có đồng hương tao tới chơi, thôi gà ơi! (mày đi cho sớm dùm tao).
Tại C3 ngày ấy thì có cây đàn Ghita của anh Mùi lính 85 cuối quê Q. Tân Bình –TP.
Cây đàn này ở nhà anh Mùi gửi sang, không phải cây đàn của lính.
(Nếu nói về chiến trường K, mà không nói về cây đàn của lính chiến trường K,
thì quả là một thiếu sót, cho nên sẽ viết về cây đàn của lính chiến trường K phần sau vậy)Còn cây đàn này của anh Mùi, thì sau khi anh về xuất ngũ, anh tặng lại cho tôi.
Thế là chiều tối thằng Xinh xuống đơn vị C3 – D212 của tôi chơi, ngày ấy ở chiến trường K
thì khi có dịp anh em đồng hương gặp gỡ ngồi lại nói chuyện chơi với nhau thì nếu có
được hai thứ này sẽ là
(số 1).
(Rượu và cây đàn Ghita), nhưng nếu có được một trong
hai thứ đó, thì cũng là
(số 1) luôn, vì lính biên phòng đơn vị thường đóng quân ở xa nhà
dân,cho nên không phải muốn mua rượu lúc nào cũng được, nếu có trốn đi chợ, thì sáng
sớm đi chiều mới về tới, còn cây đàn Ghita cũng vậy, không phải đơn vị nào cũng có.
Mà tối nay
(Nó) thằng Xinh xuống C3 chơi, không có rượu, mà có được cây đàn thì cũng
quý lắm rồi, vì
(Nó) cũng thích đàn, thích hát mà, thế là anh em ngồi vòng tròn uống trà, đàn
hát, chuyền tay nhau từng chén trà, từng điếu thuốc… Ôi!……ấm cúng quá tình đồng đội,
tình đồng hương.Vậy là giữa vùng rừng núi Campuchia tĩnh lặng, lại có tiếng đàn, tiếng hát
được vang lên:
Tiếng hát bay trên thành phố bâng khuâng………..
Chiều còn buông nắng để gió đi tìm…………………….
Chuyện xưa chôn vùi theo bóng thời gian………………..
Năm hai ngàn năm, em còn gì, tôi còn lại gì………………..
Rồi có một ngày, có một ngày, chinh chiến tàn………………
Bóng đêm đã về, ngày qua giá buốt lê thê…………………….
Anh nằm xuống, sau một lần đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này.
****************************
Rồi đến
(Nó). Thằng Xinh lại vẫn cất tiếng lên hát:
Từ xa tôi về phép, hai mươi bốn giờ
tìm người thương trong người thương…… .chân nghe quen từng viên sỏi đường nhà………Ôi!..........một lần về phép là ước mơ của tất cả những thằng lính, mà đã hơn một năm rồi,
Những thằng lính đang ngồi đây dường như cảm thấy xa xôi quá với cái từ (về phép).
Cảm thấy xa vậy đó, mà vẫn thích hát, vẫn thích nghe, nghe làm như để cho nó vơi đi bao
nỗi nhớ nhung về gia đình về quê hương, nghe để tưởng như mình đang hưởng trọn một
giấc mơ đẹp. Vậy đó!
Xoay qua xoay lại rồi cũng tới lượt tôi hát:….
Tôi nó sinh ra nhằm chinh chiến mới quen nhau mà thương mếnthương mến nhau quá nhiều đi chứ! Vì cùng học chung quân trường, nhưng mỗi thằng về đơn vị khác nhau,
cho đến giờ này, anh em mới được gặp lại nhau, mừng lắm, vui lắm, nếu so với công tác tại đơn vị Tôi đang ở,
thì lính trinh sát F cực hơn nhiều, vì thường đi công tác xa đơn vị, nhưng đời lính mà, anh em có thương
nhau như thế nào đi nữa, khi mà khác đơn vị thì có giúp nhau được gì đâu, phải tự mình cố
gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ thôi.
Đàn hát đến khuya thì anh em ăn cháo gà trước khi chia tay, hôm ấy anh em ngồi lại đàn
hát với nhau không có đông, khoảng 7 hay 8 thằng gì thôi, mà ăn hết 1 con gà bằng (cùm tay)
với nồi cháo của thằng Xiểu làm khi chiều, thằng Xiểu này nó nấu nướng hay thiệt,con
gà có chút xíu, mà nó nấu xong, nêm nếm sao đó, anh em ăn khen quá chừng.
Tối thằng Xinh
(Nó) về D212 ở tạm, trước khi
(Nó) về Tôi không quên dặn ngày mai rảnh
chép lại cho Tôi bài hát: 24 Giờ phép.
Vì bài này khi nghe hát ở quân trường Tôi thấy thích, mà lúc ấy chưa có nhờ
(Nó)chép lại, cho nên tới giờ này Tôi vẫn chưa thuộc, mà từ khi vào D212 đến nay, Tôi cũng
chưa có nghe ai hát bài này.
Ngày mai khi Tôi chưa có dịp lên D212 để thăm
(Nó), và nhờ chép lại bài nhạc thì
nghe tin là tổ trinh sát F5 đã rút về đơn vị, thế là lỡ hẹn.