Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:06:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG - KÝ ức và Tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 23  (Đọc 178973 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
DangTienQD3
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #570 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2015, 11:09:59 pm »

bac quang tri oi .noi it hieu nhieu .bac tac la người con của thế kỉ 21 mà. Bác cứ yên tâm đi
Logged
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #571 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2015, 11:39:18 pm »

Còn đúng một tháng nữa là kỷ niệm 31 năm Chiến dịch MB - 84, ngày 12/7/1984 - 12/7/2015. Ngày dỗ chung cho nhiều liệt sỹ( Riêng Sư đoàn 356: 592 Liệt sỹ), từ hơn 10 năm về trước, khi cuộc sống của các CCB Sư đoàn 356 bớt chật vật thì anh em dần dần họp nhau lên viếng Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên, lên yên ngựa giữa 468 và 600 thắp hương vái vọng sang 772 và 685, thoạt đầu chỉ có Hà Giang và Yên Bái đi lẻ tẻ như năm 2003 chỉ được 30 chục người, từ đó đến nay mỗi năm lại đông thêm một chút, và đông nhất là từ năm 2012 trở về đây.
 Năm 2014 Ban Liên lạc CCB Sư đoàn 356 Hà Giang có đứng lên tổ chức viếng, cầu siêu cho các liệt sỹ và kỷ niệm 30 năm Chiến dịch MB - 84, nhưng là tự phát nên kết quả chưa được hài lòng nhiều nhà lãnh đạo địa phương.
Chiến dịch MB - 84 còn nhiều đơn vị khác tham gia nữa như Trung đoàn 174 Sư đoàn 316, Trung đoàn 141 Sư đoàn 312. Đó là những đơn vị Bộ binh trực tiếp tham gia chiến dịch, chưa kể các đơn vị hỏa lực, các đơn vị bảo đảm... Thì số liệt sỹ hy sinh của ngày hôm đó xẽ có tới cả ngàn liệt sỹ!

Giá như có cấp nào đó đứng ra tổ chức viếng nghĩa trang, dỗ chung cho các liệt sỹ thì tốt biết mấy các bác nhỉ?  
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2015, 08:31:45 am gửi bởi Biên cương » Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #572 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2015, 11:16:58 am »

Còn đúng một tháng nữa là kỷ niệm 31 năm Chiến dịch MB - 84, ngày 12/7/1984 - 12/7/2015. Ngày dỗ chung cho nhiều liệt sỹ( Riêng Sư đoàn 356: 592 Liệt sỹ), từ hơn 10 năm về trước, khi cuộc sống của các CCB Sư đoàn 356 bớt chật vật thì anh em dần dần họp nhau lên viếng Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên, lên yên ngựa giữa 468 và 600 thắp hương vái vọng sang 772 và 685, thoạt đầu chỉ có Hà Giang và Yên Bái đi lẻ tẻ như năm 2003 chỉ được 30 chục người, từ đó đến nay mỗi năm lại đông thêm một chút, và đông nhất là từ năm 2012 trở về đây.
 Năm 2014 Ban Liên lạc CCB Sư đoàn 356 Hà Giang có đứng lên tổ chức viếng, cầu siêu cho các liệt sỹ và kỷ niệm 30 năm Chiến dịch MB - 84, nhưng là tự phát nên kết quả chưa được hài lòng nhiều nhà lãnh đạo địa phương.
Chiến dịch MB - 84 còn nhiều đơn vị khác tham gia nữa như Trung đoàn 174 Sư đoàn 316, Trung đoàn 141 Sư đoàn 312. Đó là những đơn vị Bộ binh trực tiếp tham gia chiến dịch, chưa kể các đơn vị hỏa lực, các đơn vị bảo đảm... Thì số liệt sỹ hy sinh của ngày hôm đó xẽ có tới cả ngàn liệt sỹ!

Giá như có cấp nào đó đứng ra tổ chức viếng nghĩa trang, dỗ chung cho các liệt sỹ thì tốt biết mấy các bác nhỉ?  
  Ý tưởng của bác Biên Cương tôi tin là cũng hợp với mong muốn của CCB từng chiến đấu trên mặt trận Vị xuyên những năm chiến tranh.Bác hiện nay là người Hà giang phải không? bác lại trong ban liên lạc CCB sư đoàn 356.Theo tôi bác có thể nêu ý kiến này với ban liên lạc,ban liên lạc sẽ đề xuất với chính quyền cơ sở để xây dựng kể hoạch,chương trình...

  Qua các trang tin,tôi được biết:Trận đánh tại căn cứ Ka Nak,huyện Kbang,tỉnh Gia lai trong chiến tranh chống Mỹ.Trận này chỉ hy sinh khoảng 200 chiến sỹ,nhưng do làm tốt công tác tuyên truyền,nên trận đánh đã được ghi vào sử sách.Địa phương (Huyện Kbang),đã xây dựng nhà bia tưởng niệm trận đánh kể trên.
               
                             Hình ảnh khánh thành nhà bia tưởng niệm trận Ka nak

  Trong khi đó,ngày 12/7/1984 tại mặt trận Vị xuyên.Trong chiến dịch MB84,ta tấn công các vị trí quân Trung quốc chiếm đóng trái phép.Cũng giống như trận Ka nak,ta không thành công.Nhưng số người hy sinh gấp đến 5 lần trận Ka nak,để tri ân các liệt sỹ,trên phương diện công bằng.Theo tôi,chúng ta nên đề nghị địa phương nên làm như huyện Kbang (Gia lai),xây dựng nhà tưởng niệm liệt sỹ hy sinh và lấy ngày nào đó phù hợp,kỉ niệm hàng năm,mục đích để nhân dân và CCB luân nhớ đến sự hy sinh to lớn của hàng ngàn chiến sỹ trong cuộc chiến bảo vệ biên cương,lãnh thổ tổ quốc.

  Dưới đây là thông tin về trận đánh tại làng Ka Nak (Kbang-Gia lai),theo:http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Ka_Nak 

" Trận Ka Nak là một trận đánh diễn ra trong Chiến tranh Việt Nam tại Ka Nak, tỉnh Gia Lai.

Ka Nak vốn là một căn cứ quân sự của Mỹ và Việt Nam Cộng hoà nằm án ngữ giữa An Khê và Bình Định, được sử dụng để huấn luyện binh sĩ và ngăn chặn liên lạc của Quân Giải phóng miền Nam ở Tây Nguyên và đồng bằng Nam Trung Bộ. Để xoá bỏ chốt chặn này, Bộ Tư lệnh Quân khu V và Mặt trận Tây Nguyên đã huy động Tiểu đoàn đặc công 409, Trung đoàn bộ binh 10 cùng 2 đại đội địa phương tấn công cứ điểm này từ đêm ngày 7 tháng 3 đến rạng sáng ngày 8 tháng 3 năm 1965. Tuy nhiên khi đặc công chưa kịp cắt rào kẽm gai để mở cửa đột phá thì bị lộ, hỏa lực súng máy, cối và pháo hạng nặng nã xuống dồn dập. Kết quả là cuộc tấn công không thành, khoảng 200 chiến sĩ của Quân Giải phóng tử thương (trong đó 136 thi thể phải bỏ lại chiến tuyến). Sau trận đánh, phía Việt Nam Cộng hoà đã cho xe ủi lấp xác những người lính này dưới các chiến hào.

Ngày 27 tháng 7 năm 2009, tỉnh Gia Lai đã tổ chức khánh thành Đài Tưởng niệm Liệt sỹ Ka Nak tại huyện K'Bang để tưởng niệm các chiến sĩ Quân Giải phóng đã hy sinh trong trận đánh này."
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #573 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2015, 05:18:38 pm »

Em chào các bác
Em cũng rất đồng cảm với các bác,nhất là quan điểm của bác Biên Cương, em nói thật về công tác xã hội thì cứ hô hào quan trọng,còn cơ quan chiụ trách nhiệm chủ quản thì thờ ơ, có khi họ biết đấy. Nếu có tiền trong việc làm ấy có lẽ không đến các bác rồi. Thời gian qua Làm lễ và xây dựng cây hương đều tự phát, đó là việc làm có ý nghĩa toàn là cựu binh khác làm. ...
Còn cuốn sách chắc chắn xuất bản, nội dung phản ánh tương đối toàn diện về măt trận Hà Giang, cũng đủ các tầng lớp tham gia, mang tính văn học nhưng lịch sử thì nhiều, các bác sẽ rõ. Em cũng cảm ơn các bác qua trang mang này được xem, em đã có ý tưởng xây dựng cuốn sách, để làm tốt tuyên truyền. Và cả nghiên cứu di tích lịch sử nữa sẽ triển khai tích cực mong các bác giúp đỡ.....
Logged
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #574 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2015, 09:19:42 pm »

Thời sự buổi 19 giờ tối nay có nói đến cấp cứu cho một ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi bị tai nạn ở vùng biển ngoài quần đảo Trường Sa;
Có cả tầu cấp cứu, có cả ê kíp các y bác sỹ ở đảo, ở Bệnh viện Quân y 175(ởThành phố Hồ Chí Minh) trong đất liền chỉ đạo cấp cứu trực tuyến, có cả máy bay trực thăng ra đón nạn nhân đưa vào đất liền cứu chữa. Thật là nghĩa cử cao đẹp....
Ấy vậy mà hàng ngàn liệt sỹ hy sinh ở Mặt trận Vị Xuyên, vì sự bình yên và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, mấy chục năm rồi mà vẫn chưa thấy tìm kiếm quy tập.... Những CCB chúng tôi đang ngồi xem thời sự, và bàn nhau chuẩn bị viếng nghĩa trang ngày dỗ trận 12/7! tự nhiên không ai nói gì người nào cũng rơm rớm nước mắt! 
Logged
mai-anh
Thành viên
*
Bài viết: 405


« Trả lời #575 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2015, 02:42:21 pm »

Em chào các bác và bác Biên Cương !

Mấy dòng tâm tư của bác, nó đã thay mặt anh em đi ra từ cuộc chiến đó đều suy nghĩ như vậy.không có cuộc chiến nào là nhẹ nhàng với dân tộc mình cả.nhưng tiếc thay,cuộc chiến mà anh em mình đã được lịch sử trao tận tay nó có một khuôn mặt hơi khác.số phận của cuộc chiến nó vậy,lên nhiều khi,anh em mình cũng phải thỏa hiệp với phương án đợi chờ.vì cũng không còn con đường nào khả thi hơn .
Logged
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #576 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2015, 04:06:34 pm »

Em chào các bác
Em chào các bác
Em cũng rất đồng cảm với các bác,nhất là quan điểm của bác Biên Cương, em nói thật về công tác xã hội thì cứ hô hào quan trọng,còn cơ quan chiụ trách nhiệm chủ quản thì thờ ơ, có khi họ biết đấy. Nếu có tiền trong việc làm ấy có lẽ không đến các bác rồi. Thời gian qua Làm lễ và xây dựng cây hương đều tự phát, đó là việc làm có ý nghĩa toàn là cựu binh khác làm. ...
Còn cuốn sách chắc chắn xuất bản, nội dung phản ánh tương đối toàn diện về măt trận Hà Giang, cũng đủ các tầng lớp tham gia, mang tính văn học nhưng lịch sử thì nhiều, các bác sẽ rõ. Em cũng cảm ơn các bác qua trang mang này được xem, em đã có ý tưởng xây dựng cuốn sách, để làm tốt tuyên truyền. Và cả nghiên cứu di tích lịch sử nữa sẽ triển khai tích cực mong các bác giúp đỡ.....

Em chào các bác và bác Biên Cương !

Mấy dòng tâm tư của bác, nó đã thay mặt anh em đi ra từ cuộc chiến đó đều suy nghĩ như vậy.không có cuộc chiến nào là nhẹ nhàng với dân tộc mình cả.nhưng tiếc thay,cuộc chiến mà anh em mình đã được lịch sử trao tận tay nó có một khuôn mặt hơi khác.số phận của cuộc chiến nó vậy,lên nhiều khi,anh em mình cũng phải thỏa hiệp với phương án đợi chờ.vì cũng không còn con đường nào khả thi hơn .
Cảm ơn bác Mai Anh, bác Nguyễn Tác!
Đúng là ta chỉ biết chờ đợi và chờ đợi thôi, chứ biết làm gì....
Nhân đây tôi xin trích một bài thơ cũng của một CCB sưu tầm và đăng trên diễn đàn KHÚC QUÂN HÀNH:

 "CON:
Tờ lịch thời gian quên ngày chiến trận
Mẹ mất rồi, ai nhớ dỗ con đâu
Mười tám, hai hai, lấp lánh ánh sao
Cánh rừng xanh bạc phai màu ký ức

Con nóng lạnh, nắng, mưa ngầu đất cát
Hồn vất vương đây đó tán cây già
Con không về nước "TRIỆU"* chiến trường xa
Mười năm nữa tan biến vào cát bụi

Con muốn về khóc, la, hờn, cực, tủi
Như ngày nào mẹ khẽ chót đánh yêu
Con muốn về bên mộ Mẹ thân yêu
Dù "NẮM ĐẤT" cho đời con xanh cỏ.

MẸ:
Ngày con lên đường phiếu xanh, bìa đỏ
Mái phố nghèo ấm áp tiễn con đi
Giấy gọi con vào trường Đại học Y
Mẹ xếp phẳng đợi con về đi học

Bốn năm sau nhận tin con vừa mất
Nơi chiến trường xa lắc xa lơ
Mẹ dại điên sống quanh quẩn bàn thờ
Lúc nhắm mắt ôm con về với đất

Máu mẹ chảy nơi chiến trường ác liệt
Xương Mẹ tan cát bụi chỗ con nằm
Vía gọi hồn khắc khoải đến ngàn năm
Cỏ mãi xanh Khôn thiêng về với Mẹ.


"CỎ MÃI XANH KHÔN THIÊNG VỀ VỚI MẸ""

Chờ đợi và chờ đợi....



« Sửa lần cuối: 15 Tháng Sáu, 2015, 04:17:09 pm gửi bởi Biên cương » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #577 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2015, 04:11:23 pm »

Chào các bác, mấy hôm vừa rồi trên đường vào đơn vị mới để nộp đơn tái ngũ, khi qua Tỉnh Hải hưng (tên gọi khi chưa tách tỉnh) tôi tạt vào mấy bác đồng môn ngày xưa và đã từng chiến đấu trên mặt trận Hg. Tưởng rằng ghé thăm tí thôi, đồng thời mong các bác ấy tư vắn giúp, ai ngờ lại " sa lầy" tại đây không đi tiếp được. Đúng là cảnh lính có khác, có bác đã 32 năm rồi chưa gặp lại lên khi nghe tin có tên PB từ Vp xuống, chỉ chưa đầy tiếng sau đã có gần chục bác lục tục kéo đến. Cùng ngành PB với nhau, lên giữa làng quê thanh bình xã Gia hòa - Gia Lộc người dân tưởng có đám mổ bò thời còn HTX Grin. Toàn là đồng môn lên thật vui vẻ, không khách khí, toàn gọi nhau như ngày trước:mày - tao trong khi mái tóc đã điểm bạc. Cuộc hội ngộ bất ngờ nên đến đâu cũng phải " chiến đấu", thật không khác gì trận chiến Hg năm xưa, chỉ khác không súng đạn mà người cú mệt rũ ra như rau muống luộc. Quăng quật được mấy huyện, thành phố, được thăm công trình thủy lợi: Bắc- Hưng - Hải mà pháo tôi quên béng mất nhiệm vụ và lá đơn các bác ạ.
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #578 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2015, 10:28:05 pm »

Em chào các bác
Mọi cái đều phụ thuộc vào cơ quan chuyên môn, nếu được người có tâm nó khác hẳn, đúng ra phải là người ra sống vào chết, còn không...
Hôm nay em có việc cho người sang SLĐ: Trong trận đánh 31/5 của e 567, có 2 đồng chí bị thương cùng quê, một tên là Nông văn Hóa, hai là Nông văn Hòa, khi chuyển ra phẫu một đồng chí hy sinh, vì lý do nào đó đồng chí chỉ huy lập danh sách nhầm, đồng chí sống thành hy sinh,nên bia mộ ở nghĩa trang Vị Xuyên ghi tên đồng chí Nông Văn Hóa còn sống quê ở Bắc Giang, Gia đình lên đặt vấn đề chuyển hài cốt không được vì không có tên Nông Văn Hòa, sở TB nói làm hồ sơ, làm song đến giờ nói vẫn chưa đủ, bảo lấy cơ sở nào, phải ADN... đâm gia vẫn khó khăn. Chán thật ông sống vẫn còn kia lại bảo chết... quá phiền hà. Còn từ hôm có thông tin cái hang em ý kiến rất nhiều chỗ, nhưng phải chờ đợi,Tay chuyên môn mới thay nói cũng nhận tin như vậy, nghe chừng không nhiệt tình, em chán luôn... 
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #579 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2015, 05:53:25 am »

Em chào các bác
Mọi cái đều phụ thuộc vào cơ quan chuyên môn, nếu được người có tâm nó khác hẳn, đúng ra phải là người ra sống vào chết, còn không...
Hôm nay em có việc cho người sang SLĐ: Trong trận đánh 31/5 của e 567, có 2 đồng chí bị thương cùng quê, một tên là Nông văn Hóa, hai là Nông văn Hòa, khi chuyển ra phẫu một đồng chí hy sinh, vì lý do nào đó đồng chí chỉ huy lập danh sách nhầm, đồng chí sống thành hy sinh,nên bia mộ ở nghĩa trang Vị Xuyên ghi tên đồng chí Nông Văn Hóa còn sống quê ở Bắc Giang, Gia đình lên đặt vấn đề chuyển hài cốt không được vì không có tên Nông Văn Hòa, sở TB nói làm hồ sơ, làm song đến giờ nói vẫn chưa đủ, bảo lấy cơ sở nào, phải ADN... đâm gia vẫn khó khăn. Chán thật ông sống vẫn còn kia lại bảo chết... quá phiền hà. Còn từ hôm có thông tin cái hang em ý kiến rất nhiều chỗ, nhưng phải chờ đợi,Tay chuyên môn mới thay nói cũng nhận tin như vậy, nghe chừng không nhiệt tình, em chán luôn...  

 Vừa sáng ra,đọc dòng tin của bác Tác (phần bôi đỏ),tôi đã thấy buồn nẫu ruột.Thực ra thì theo nghị định Số: 31/2013/NĐ-CP,do thủ tướng chính phủ đã ký,nguần:http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=28456.Trong đó điều 56 đã quy định như sau:
" Điều 56. Trách nhiệm tìm kiếm, quy tập

1. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trong và ngoài nước.

2. Ủy ban nhân dân các cấp hoặc các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan của Bộ Quốc phòng trong việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện nơi có hài cốt liệt sĩ hoặc khả năng còn hài cốt Liệt sĩ có trách nhiệm thông báo với cơ quan quân sự địa phương để tổ chức khảo sát và kết luận.

4. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát hiện và cung cấp thông tin về nơi chôn cất liệt sĩ."
.

   Như vậy,chỉ có các đơn vị được giao của Bộ quốc phòng mới có trách nhiệm quy tập hài cốt liệt sỹ.Ở tỉnh Hà giang,là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và công việc này sẽ giao cho cơ quan chính sách.Điều đáng nói ở đây là:Đã hơn 20 năm,các đơn vị chức năng không hề có kế hoạch tìm kiếm,quy tập hài cốt liệt sỹ hy sinh tại mặt trận Vị xuyên.Đến nay,nhận được tin dân báo là có vài chục bộ hài cốt liệt sỹ,mà cá nhân nào có trách nhiệm lại thờ ơ không nhiệt tình,thì thật đáng lên án.Nếu như vậy,anh em CCB chúng ta có quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền,đề nghị mau chóng xác minh và cất bốc các liệt sỹ đưa về nghĩa trang mai táng theo quy định của pháp luật.Còn tay "chuyên môn" nào mới thay (như bác Tác phản ảnh),sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật,trước các thân nhân gia đình liệt sỹ và các CCB là đồng đội của các liệt sỹ,vì hành động thờ ơ của mình.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM