Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:25:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG - KÝ ức và Tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 23  (Đọc 179394 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
DangTienQD3
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #450 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2015, 06:32:03 pm »

Lính hà giang 1 thời lửa đạn
Chỉ chúng tôi đồng đội các anh
Cùng các anh 1 thời chinh chiến
Đã trở về với mảnh đất quê hương
Còn các anh nhiều người đã nằm lại
Nơi đạn bom khốc liệt năm xưa
Tên các anh đã khắc vào tượng đá
Nơi tuyến đầu tổ quốc vị xuyên
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #451 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2015, 09:31:27 pm »

Chào các bác
 Theo như các bác e 567 kể thì sau khi e 567 rút thì bàn giao cho sư đoàn 31 quân đoàn 3, và các bác mới vào bị địch phát hiện thay phiên, và chưa có kinh nghiệm nữa nên anh em bị thương và hy sinh nhiều ....
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #452 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2015, 10:13:18 pm »


                              Chào các bác và anh em .
............
    Dịp ấy , anh Thục C phó đi viện về , rẽ qua cứ nghỉ một hôm , chú em ấy cứ nằng nặc đòi đi theo đơn vị , anh Thục động viên mãi không được , đành phải hứa mấy hôm nữa sẽ đổi . Lúc ấy chú lính kia mới chịu yên .

    Nhìn doanh trại xơ xác tiêu điều , ngoài cái kho chứa quân trang quân dụng là còn được coi sóc , còn các chỗ khác hư hỏng hết , dù mới chỉ có mấy tháng không người ở , anh Thục chán quá , quyết định ngay tối đó sẽ lên Nà cáy .

    Trước khi đi , anh bảo chú lính kia tranh thủ kiếm ít rau xanh cho vào bao tải để anh mang lên đó làm quà cho anh em đơn vị . Nghe lệnh , thằng chú em ốm o kia vác dao ra vườn rau bỏ hoang của đơn vị , và ...xoẹt ... xoẹt ... xoẹt ... Chỉ một loáng đã đầy một đống , nhét đầy một bao dứa to .

    Tối đó , anh Thục , một ông sỹ quan đi bộ đội từ thời chống Mỹ - đáng lẽ đã được nghỉ hưu trước đó mấy tháng , nhưng vì chiến tranh xảy ra nên còn ở lại - đã lóc cóc ngực ôm balo tư trang , lưng đèo bao tải rau xanh nặng trĩu , cuốc bộ hơn chục cây số ngược đường QL số 2 lên Nà cáy . Đen cho anh , dọc đường chả có cái xe nào lên để mà đi nhờ . Chắc tại anh đi sớm quá .

    Trận rau muống già " đếm gốc " hôm  ấy căn nguyên là như thế đấy các bác ạ .

 ......
    Hình ảnh anh Thục , một người lính già có thân hình gầy yếu , cao lỏng khỏng , hàm răng giả cọc cạch lủng liểng thỉnh thoảng lại bị văng ra khi rạp mình tránh đạn địch lúc đi tải hàng qua ngã Ba Thanh thủy ấy còn lung linh sáng mãi trong tâm khảm những người lính VT chúng em .

    

Chào các bác
Chào bác Thai60 ,đọc chuyện của bác thấy rất sát với cuộc sống thực tế của lính mình thời đấy ,cho đến  bây giờ ngồi viết bài tham gia cùng các bác ,và nhất là đọc những ký ức của các thành viên trên diễn đàn này ,tự lòng mình cứ hỏi tại sao ,tại sao khó khăn vất vả vậy mà mọi người đều cứ vượt qua được tất cả ,kể cả lúc bom rơi đạn nổ,đối mặt với sự sống và cái chết , vẫn không chùn bước ,luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ một cách xuất sắc nhất .
Trong câu chuyện của bác có hai nhân vật bác nêu tên, tôi nghe thấy quen quá ,vì thời gian tôi ở đơn vị của bác cũng được hai năm ,mãi đến tháng 10/80 tôi mới phải rời xa cái đơn vị này .
-Bác Lã ,họ tên của bác ấy có lẽ là ''Chẳng quang Lã ''bác ấy người Bắc Quang ,ngày tôi rời C25 bác ấy làm Bt ,Cứ rãnh việc là được bác ấy thổi sáo cho anh em nghe ,bác thổi toàn bài như nổi lửa lên em ,ven bên bờ Hiền Lương ,nghe hay nhưng mà nhớ quê hương nao hết cả lòng ,còn bác tên Thục này không biết tôi có nhớ nhầm không ,bác ấy cũng ở đơn vị này từ ngày đầu ,quê ở Thái Bình ,hay Hà nam Ninh, lâu quá rồi không nhớ nổi bác ạ .
 Còn bác Minh cũng BT  người Cẩm Thủy Thanh Hóa các bác ấy đa phần là lính thời  chống Mỹ ,chia tay nhau từ ngày ấy ,rồi lại xa rời đời quân ngũ, mỗi người lại tiếp bước trên con đường tự chọn ,để xây dựng tương lai và cuộc sống cho riêng mình ,giờ ngồi đọc những ký ức ,bao kỷ niệm về đồng đội cùng một thời trải qua bao gian nan ,vất vả ,lòng cứ trào dâng bao nổi nhớ về  đồng đội của một thời chinh chiến .

Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #453 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2015, 10:48:44 am »

Các bác xem hộ em có đúng không nhé, có gì các bác bổ sung, ảnh chụp từ xa và trên cao nên hơi mờ , các bác biết em chụp từ đâu không....ảnh chụp được cả 1509 nhưng ảnh rộng quá em phải cắt bớt mới gửi được
Logged
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #454 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2015, 11:31:50 am »

Những Đồi Đài, Cô Ích, Không Tên*
Sáu tám lăm(685), hay một năm không chín(1509)*
Ba trăm(300), Bốn trăm(400), hay A6 a,b(A6a; A6b)*
Bẩy bẩy hai(772), hay Làng Pinh, Nà Cáy.....*
Hôm nay đây cây cỏ đã xanh tươi
Bao sự sống đã hồi sinh và phát triển...
Dấu ấn chiến trường chỉ còn trong ký ức mà thôi...
Hơn 30 năm rồi, một thế hệ đã đi qua
Con cháu hôm nay vẫn chưa tìm thấy trong trang lịch sử....

(*Tên những điểm cao và những địa danh tác chiến trước đây ở Thanh Thủy - Vị Xuyên - Hà Giang)
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #455 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2015, 11:55:31 am »

   
   Hình ảnh bác nguyentac chụp các vị trí trên,có thể bác đứng trên dãy đá Pháp,(123,chưa biết điểm nào)
   Hoặc bác sang bên kia sông Lô,chụp sang.Có thể dưới chân cao điểm này:

Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #456 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2015, 11:56:30 am »

Chào bác nguyentac, để các bác đã từng lên 400, ở đồi đài và các điểm cao khác trong lòng chảo Thanh thủy trước khi cuộc chiến nổ ra, và bác tiện đối chiếu. Trong ảnh này mỏm có kí hiệu D là đồi cây khô, còn tấm hình của bác chụp bác ghi tên:đồi cây khô, có lẽ đó là A5 bác ạ. Trong tấm hình này A là dãy 233, B là A5,
 C là A6B, D là cây khô.
Trong trận A6 này, hướng chủ yếu: vị trí xuất phát để phản kích của địch đều từ hai mỏm tròn phía tây giáp 233, đây cũng là SCH và trận địa cối 82 của chúng. Từ đây chúng vòng qua khe mỏm nhọn bắc 400 và 400, rồi qua khe giữa đồi cây khô và 400 đánh lên A6B, đoạn này là nơi tôi đã từng "giã cua" bọn chúng. Hướng thứ yếu: chúng đào một giao thông hào từ A5 sang A6 nhưng do quá trống trải và bị pháo cối ta chặn, lên địch chỉ dám " cắn trộm" sang từ hướng này.
Theo ảnh bác chụp thì bác đến chỗ tôi từng ăn rêu đá, và đứng đó để chụp Grin
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2015, 12:44:12 pm gửi bởi pb47vp » Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #457 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2015, 01:20:15 pm »

  Ngày đó, chúng tôi cũng chỉ là một cán bộ mà chức trách được giao trên một phạm vi hẹp hoặc một lĩnh vực khác.Mặt trận thì rộng,tình hình chiến sự biến động bất thường.Các hướng phòng ngự,tư lệnh mặt trận giao cho nhiều đơn vị đảm nhiệm.Ngoài ra còn nhiều đơn vị đảm bảo phòng thủ ở phía sau.Trên cùng một địa hình,nhưng xây dựng phương án tác chiến mỗi đơn vị đề ra một khác,trong đó ký hiệu các địa danh mục tiêu cũng không thống nhất,do là để đảm bảo bí mật tuyệt đối.Ngày nay,ai đó hỏi các CCB kể cả người từng nằm trên các địa danh ấy trong thời kỳ chiến tranh ác liệt,về địa mạo,hình thái thì cũng khó mà có câu trả lời chính xác.

  Kể từ năm 1979 đến đầu tháng 4/84.Chúng tôi đi lại ở phía tây Thanh thủy khá nhiều nơi,nhiều lần.Trong các lần đi ấy,không bị áp lực của chiến tranh,nên việc quan sát khá dễ dàng.Từ 772 muốn sang 1509 thì tắt qua đâu.Hoặc rẽ xuống Nậm ngặt thì đi đường nào nhanh hơn...v/v.Hầu hết anh em D1-D2-D3 của 122 và các đơn vị trực thuộc tăng cường như:thông tin,trinh sát,công binh,vận tải là đều nắm được hết đường đi lối lại ở trên này.Nhưng cũng số anh em này,nay hỏi a5, a6a,a6b đâu hầu hết là chịu,bởi vì những địa danh này đặt tên trong chiến tranh ác liệt.Lúc này,hầu hết họ đã lùi về phía sau.Tôi đã hỏi anh Tuấn,một B trưởng của E14 hồi tháng 6 năm 84 từng nằm đánh ở khu vực 233,đồi cô Ích.Nhưng anh Tuấn nói:Không biết a6a,a6b ở đâu,từ đó có thể nói:các vị trí mà E567 lên đánh,các địa danh này mới có tên từ đó.Dưới đây là hình ảnh TQ chụp về các mục tiêu,trong đó có địa danh A6.Trong đó,211 và 217 là a6a và a6b
                           
                                           

Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #458 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2015, 03:32:55 pm »

 Nhưng anh Tuấn nói:Không biết a6a,a6b ở đâu,từ đó có thể nói:các vị trí mà E567 lên đánh,các địa danh này mới có tên từ đó.
 
Không phải khi e 567 vào mới có địa danh này đâu bác lao..ạ,từ khi ta có kế hoạch phản công lấy lại những khu địch chiếm đóng trái phép thì đã đặt tên theo các mật danh này rồi. Có lẽ khi đó ta chỉ phổ biến đến cấp nào mà thôi, vì vậy mà nhiều bác không nắm chắc các kí hiệu này.
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #459 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2015, 08:04:10 pm »

  Chào các bác CCB,chào bác nguyentac62.Qua bài viết của bác,tôi đưa phần trích sử sư đoàn 316 lên,mục đích để so sánh và các bác CCB đang tham gia topic Hà giang tham khảo.

Em chào các bác
Mấy hôm nay ngày nghỉ em vẫn làm việc, biên tập hồi ký của bác Nguyễn Quang Vinh nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 của trung đoàn 14, em mới hiểu một ít, như vậy vào chiến đấu phòng ngự cứ kế nhau. Sau trận đánh của Tiểu đoàn 8 trung đoàn 14 đánh 233 từ 11-14/6/84 thì 15/6 trung đoàn 174, f316 đã vào thay phiên rồi, bác Chuyên Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 đã hy sinh ngay ngày 15/6/84, em cứ tưởng đợt 12/7. Trận đánh của trung đoàn 174 trong ngày 12/7 nắm vẫn còn rất khó khăn, mặc dù được bác Laoshan giới thiệu cho bác Dương... em cảm ơn các bác
Trích sử 316:Nguần:http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,1367.50.html

Từ tháng 3-1979, sư đoàn bộ binh 316 đứng trong đội hình Quân đoàn 29 (Binh đoàn Sông Thao) Quân khu 2 làm nhiệm phòng ngự trên hướng chiến lược chủ yếu ở Tây Bắc.

Năm 1984, tình hình chiến sự trên hướng Hà Tuyên ngày càng quyết liệt. Chấp hành lệnh của Quân khu, ngày 22-6-1984, sư đoàn giao nhiệm vụ cho trung đoàn bộ binh 174 lên nhận nhiệm vụ chiến đấu ở Hà Tuyên.

5 giờ ngày 24-6-1984, đơn vị đã tới vị trí tập kết sau khi vượt 200km đường đèo cao, suối sâu và khẩn trương triển khai chiến đấu hiệp đồng với đơn vị bạn.

2 giờ sáng 12-7-1984, đội hình cơ bản của trung đoàn đã vào sát tuyến chuẩn bị xuất phát tiến công.

3 giờ sáng 12-7-1984, tiếng súng của chiến dịch tiến công bắt đầu nổ. Mặc dù hoả lực địch rất mạnh nhưng bộ đội kiên cường, dũng cảm, nêu cao quyết tâm chiến đấu.

Hướng tiểu đoàn 1, đặc công luồn sâu lên A2 đột nhập khu nhà bạt, song bị lộ, các chiến sĩ đặc công nổ súng tiến công, đại đội 1 phát lệnh xung phong, vượt bãi trống trước cửa mở bám chặt vào mỏm A2.

Tiểu đoàn 3 do đại úy Hoàng Hữu Chuyên chỉ huy mới có đại đội 10 và 11 tiếp cận trước chiến hào. Nghe tiếng súng nổ bên A1, A2, địch ở khu B điên cuồng bắn và ném lựu đạn xuống trước tiền duyên. Trung đoàn lệnh cho tiểu đoàn rời khỏi tuyến xuất phát xung phong. Pháo chiến dịch bắt đầu bắn xuống khu B. Tranh thủ thời cơ, đại đội 9 vượt vách đá triển khai sau lưng mỏm B1. Khi pháo chuyển làn, các mũi tiến công của tiểu đoàn 3 nhất loạt vượt cửa mở, dũng mãnh tiến công đánh bật địch khỏi B1. Đại đội 9 cũng kịp thời đánh thẳng vào bắc B1, tiêu diệt gọn bọn địch đang di chuyển lên đỉnh, tạo điều kiện cho đại đội 11 làm chủ B1 và phát triển sang B2. Bị mất B1, địch dùng pháo binh phía sau và hoả lực bắn thẳng tập trung trút đạn xuống B1. Các công sự bị phá hủy nghiêm trọng, chiến sĩ ta bị thương vong một số. Cùng lúc địch tràn lên chia thành nhiều mũi liên tục phản kích hòng chiếm lại B1. Tại đây đại đội 11 và đại đội 9 đã chiến đấu kiên cường, đẩy lui nhiều đợt tiến công của lực lượng địch đông hơn gấp bội.

Sau khi phản kích không thành, địch sử dụng các tổ nhỏ có hoả lực mạnh yểm trợ, len lỏi thọc sườn phía tây mỏm B1. Tổ cảnh giới do binh nhất Trần Văn Tiến phụ trách bình tĩnh chờ chúng đến gần mới tung lựu đạn diệt những tên đi đầu, bọn sống sót chạy thục mạng lên sát mép hào. Khi bị thương, Tiến vẫn vừa động viên tổ, vừa diệt 2 hoả điểm địch và anh dũng hy sinh. Tiến công nhiều lần chưa được, địch lại dùng pháo binh bắn liên tục 2 giờ đồng hồ. Đại đội trưởng đại đội 11 bị thương, đại đội phó chính trị lên thay, 2 lần bị thương vẫn tổ chức chỉ huy và động viên bộ đội đánh địch. Lúc này, đại đội 2 tiểu đoàn 2 lên chi viện phối hợp chiến đấu.

Tiểu đoàn trưởng Hoàng Hữu Chuyên trực tiếp chỉ huy chiến đấu ở B1. Ba lần bị thương, anh vẫn không rời vị trí, sau đó bị trúng pháo địch, anh đã anh dũng hy sinh ngay giữa trận địa. Tiểu đoàn 3 hoàn toàn bị mất liên lạc với trung đoàn. Đ/c Phan Lĩnh tham mưu trưởng trung đoàn cùng bộ phận thông tin được lệnh lên chỉ huy chiến đấu. Trên đường vào bị trúng pháo địch, đ/c đã anh dũng hy sinh.

Suốt chiều 12-7-1984 pháo địch liên tục bắn vào trận địa. Lực lượng ta trên đó không nhiều nhưng địch vẫn không dám tổ chức tiến công. Đến 17h30, để củng cố lực lượng, bộ đội ta rút khỏi B1.

Kết thúc chiến dịch, trung đoàn được tặng huân chương Chiến công hạng nhất.
....
Tháng 8-1984, trung đoàn bộ binh 174 (sư đoàn bộ binh 316) rời mặt Vị Xuyên về vị trí mới. Đến tháng 9-1988, trung đoàn bộ binh 148, 174 và trung đoàn pháo binh 187 của sư đoàn bộ binh 316 lại được lệnh lên Vị Xuyên thay thế cho sư đoàn bộ binh 325. Thời điểm này xung đột đã lắng dần, sư đoàn cũng từng bước rút bớt lực lượng trên các điểm chốt.

Tháng 5-1989, sư đoàn bộ binh 316 rút khỏi Vị Xuyên.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM