Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:35:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG - KÝ ức và Tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 23  (Đọc 179367 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #330 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2015, 07:36:23 pm »

                         Chào các bác và anh em .

Chào mừng bác CCB ĐoanTayconlinh F313 đã gia nhập ngôi nhà chung HG . E122 là một đơn vị BB  đã có mặt từ năm 1976 , bám trụ trên địa bàn Bắc Vị xuyên  tỉnh Hà giang ( một phần của Hà tuyên cũ ) . Sau giai đoạn chiến đấu năm 1979 , từ tỉnh đội Hà tuyên , E được biên chế vào đội hình của F313 mới được thành lập , trở thành một đơn vị nòng cốt của F313 , vẫn gắn bó với địa bàn đó .

Chưa kể đến các giai đoạn chiến sự trước đó như 1979 , 1981 , từ ngày mùng 2/4/1984 , với đội hình dàn trải suốt từ cao điểm 1509 sang Thanh thủy , E122 đã phải chịu đựng rất nhiều gian khổ , thương vong do địch gây ra , mà đỉnh điểm là trận tấn công lấn chiếm vào sâu trong lãnh thổ ta ngày 28/4/1984 .

Những ngày tháng 4/1984 ấy , sau những trận chiến đấu không cân sức với kẻ thù , E 122 đã bị tổn thất nặng nề . Vì thế , E 14 đã phải lên tiếp ứng , với sự có mặt của D 8 từ Phong quang sang , D 9 từ Phương độ lên , D7 từ Lao chải xuống ( Sự có mặt của đơn vị bác Mạnh 1427 ở khu vực Nà toong , đồi Đài là một ví dụ )...

Chỉ sau một thời gian ngắn củng cố , đội hình của E lại được khôi phục , tiếp tục sát cánh cùng các E khác của F 313 và rất nhiều đơn vị cấp E , cấp F khác tham gia chiến đấu cho đến ngày chiến tranh kết thúc .

Nghe chuyện bác Đoàn Tâyconlinh , biết rằng bác thuộc lớp đàn anh đi trước so với rất nhiều anh em thành viên của HG , hẳn bác sẽ có nhiều Ký ức , tâm tình quý giá để chia sẻ cùng anh em . Chúc bác luôn khỏe và vui cùng mọi người trên những chặng hành quân tìm về mảnh đất con người Hà giang một thời bi tráng .

Mong rằng , cùng với thời gian , sẽ có nhiều các bác CCB và bạn bè tiếp tục gia nhập đội ngũ HG trong VMH .
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #331 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2015, 08:27:38 pm »

Em chào các bác
Để khỏi dán đoạn em mong các bác tiếp tục di tích lịch sử ở Nà Cáy và làng Pinh, nhằm tái hiện lại những hoạt cảnh chiến đấu trước đây, biết rằng trọng trách của các bác rất lớn, nhưng bây giờ cũng không còn ai ngoài các bác cả, để anh em có cơ sở tổng hợp.. cái thôn Nà Cáy bây giờ chỉ có mấy nóc nhà đơn sơ, có ai biết đâu khi chiến tranh xảy ra, chính nơi đây có nhiều đơn vị như thế, nào là kho hậu cần, kỹ thuật, trận địa cối, trạm phẫu, cánh lính vận tải của bác thái 60, suốt ngày nhộn nhịp chuẩn bị cho chốt tiền tiêu phía trước....em  chân thành cảm ơn các bác
.
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #332 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2015, 09:51:31 pm »

 Chào các bác . Chào bác tayconlinh. Hết chiến tranh chắc bác ở tít trên ấy không muốn về thì phải Wink. Nghe nói trên Tây côn lĩnh nhiều nấm ngọc cẩu lắm , thỉnh thoảng xuống núi mang vài vò rượu ngâm nấm ngọc cẩu cho anh em trang nhà uống chơi Grin . Thú thực với bác súng pháo bao nhiêu năm chiến đấu và cất giữ  rệu rạo lắm rồi cũng cần tý rượu đó để.bôi trơn bác ạ Wink
Ngay hồi 1985 tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 10 e 457- bác Nam - chẳng kêu toáng lên rằng pháo 105 của đơn vị bác ấy bắn chi viện liên tục cho bô binh mà nòng pháo mòn gần như hết dãnh, đến nỗi khi bắn lên viên đạn còn không cắt được gió . Trong khi đó pháo 105 lấy tiếng rít ghê sợ để uy hiếp tinh thần địch cũng như cổ vũ tinh thần cho bộ binh ta  Grin Grin Grin


Nghe các bác nói làng Pinh là thủ đô của lính chẳng sai tí nào. Ngay ngày đầu tiên đến đây nó rất gây ần tượng với như c7  em về sự nhộn nhịp của nó. Nhưng ấn tượng nhất là đám quan tài, trông nó có đai như cái hòm đạn, đóng bằng gỗ gạo được xếp thành chồng tầng tầng lớp. Mới đầu mình không biết nó là cái gì ( vì ở quê quan tài người ta đóng bằng gỗ tốt và sơn son đẹp lắm), mình hỏi bác Vui đó là cái gì mà nhiều thế, bác ấy bảo: quan tài đấy . Thế là mình cứ ám ảnh mãi trong suốt chặng hành quân lên Cóc nghè . Trong đầu cứ nghĩ sao quan tài làm gì mà nhiều thế nhỉ . Mãi sau này thì mình mới hiểu ra rằng bấy nhiêu quan tài cũng chưa thấm vào đâu.


Làng Pinh là nơi vượt tầm của đạn cối địch, mà chỉ phải chịu đạn pháo thôi nên những ngôi nhà có thể tồn tại như thế ( vì được quả núi đá chắn) và cái hõm này là rạp chiếu phim ngoài trời thời ấy, các bác có nhớ không? Và em được xem bộ phim " Thầy lang" tại rạp chiếu phim này


 

 Đúng là làng Pinh là thủ đô của lính!
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #333 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2015, 10:28:23 pm »

   Tôi xin tiếp tục viết về Làng Pinh-Thủ phủ của lính ngày ấy.
  Bên trong Làng Pinh về phía tây là 2 làng nằm trên sườn núi,đó là Lùng đóc và Cóc nghè.Thôn Cóc nghè nằm dựa vào cao điểm 812 về phía tây bắc,còn Lùng đóc nằm dưới chân dãy 2000 nằm về phía tây nam.Cả 2 làng này là nơi sinh sống của tộc người Dao đỏ,một dân tộc ít người thời đó luân chiếm lĩnh các đầu nguần các con suối.Trải qua các thời kỳ,2 địa danh này là nơi cung cấp vật liệu để bộ đội làm doanh trại,hầm hào và chất đốt phục vụ các bếp ăn.Nơi đây rất sẵn gỗ,vầu và lá cọ.Năm 79 khi tiểu đoàn 3 từ Lao chải ra,do nhu cầu cần làm doanh trại cho bộ đội ở.Nên anh em đã lên 2 làng này để khai thác cây cối về xây dựng nhà ở,vầu ở đây cây to,thẳng đẹp.Gỗ cũng sẵn,lá cọ nhiều,lúc đó có thể dân nghĩ là bộ đội cần được ưu tiên nên chính quyền và hợp tác xã không ngăn cấm anh em chặt cây.Nhưng có một lần,dân phát hiện bộ đội hạ chặt đổ khá nhiều cây cọ trên rừng.Cách khai thác này không đúng với truyền thống mà người dân vẫn khai thác cọ lấy lá,vì thế ông đội trưởng sản xuất đã vào trung đoàn bộ báo cáo chỉ huy.Sau đó đích thân trung đoàn trưởng Nguyễn khả Nhân,đã ra lệnh cấm chặt hạ cây cọ để lấy lá lợp doanh trại.

 
  Một góc Làng Pinh ngày nay.

  Ngoài sự cố đó,các đơn vị trong quá trình đóng quân tại đây không gây ra điều gì làm ảnh hưởng tới dân.Trong các ngày lễ như 26/3 ngày thành lập đoàn thanh niên,2/9 quốc khánh hoặc dịp tết nguyên đán,các chi đoàn thanh niên của đơn vị và địa phương thường tổ chức giao lưu văn nghệ,gắn bó tình đoàn kết quân dân.Ngoài ra,khi vụ mùa thu hoạch gặp mưa gió,lũ bão bộ đội xuống đồng giúp dân thu hoạch để tránh thiệt hại.Các con đường vào bản,đều có sự đóng góp,sửa chữa của bộ đội.Điều này,những người dân Làng Pinh sống cùng thời ký đó không thể nào quên.

  Làng Pinh,địa danh nằm cách biên giới chừng 10 km.Nơi đây năm 79 không hề bị tác động của chiến tranh biên giới lần thứ nhất,bởi vì phía trước Làng Pinh là Cửa khẩu Thanh thủy không hề sảy ra chiến sự.Tại đây,lực lượng quân sự địa phương cũng không bị huy động phục vụ chiến đấu biên giới.Do là,Làng Pinh cũng nằm trong vị trí sẵn sàng chiến đấu đối với dân quân,tự vệ và khi cần người già,trẻ em,phụ nữ phải sơ tán an toàn về phía sau.

  Tuy nhiên,Làng Pinh nằm trên trục đường đi vào phía trong của 2 xã Lao chải và Xín chải.Vì vậy,hơn một tháng có chiến tranh,kể từ ngày 17/2 năm 79,con đường này nhộn nhịp suốt đêm do bộ đội và dân công di chuyển,khuân vác vũ khí,đạn dược và các nhu yếu phẩm phục vụ chiến đấu.Cũng con đường này,nhiều thương binh đã được khiêng chuyển qua đây để về cứu chữa ở phía sau,do ngã 3 Thanh thủy hồi đó (tuy không có chiến sự) nhưng bộ chỉ huy QS tỉnh Hà tuyên cấm lưu thông qua đó

  Sau khi chiến tranh biên giới lần thứ nhất chấm dứt,Làng Pinh thanh bình như nó vốn có.Mặc dù sự có mặt của các đơn vị vũ trang luân luân sẵn sàng chiến đấu,nhưng tình hình không có gì căng thẳng.Một số đơn vị như các phòng ban của E bộ,Đại đội pháo binh nằm ven đường vào làng và đại đội hỏa lực C12 vẫn có điện thắp sáng của thủy điện 304 cung cấp.Xung quanh các doanh traị,nhiều vườn rau xanh mướt.Nhiều chậu hoa do bộ đội ta trồng bên thềm hội trường,sân thể dục ,thể thao và chào cờ đầu tuần nở hoa khoe sắc thắm.Mặc dù,do khó khăn về kinh tế của cả nước.Thời kỳ này khẩu phần ăn của bộ đội rất nghèo nàn,tại các bếp ăn bộ đội thường ăn mì bột,chất lượng xuống cấp do ẩm mốc.Thêm vào đó là loại mì hạt,còn có tên gọi khác là hạt bo bo.Đây là loại lương thực không nhiều dinh dưỡng,ăn để lao động nặng như khiêng vác bê tông,đào hầm hào là nhanh mất sức.Trong khi đó,thực phẩm chỉ rặt cá biển khô,mắm tôm và quả bí đỏ do trên cấp xuống.Các đơn vị không gì ngoài khác là tăng cường tăng gia,chăn nuôi để cải thiện thêm cho bộ đội.

  Cuộc sống ở Làng Pinh của người dân và bộ đội cứ thế trôi qua mỗi ngày,nhộn nhịp và thanh bình bên những ngôi nhà sàn và cánh đồng lúa thơm hương mỗi mùa trổ bông.(còn nữa)
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2015, 10:34:40 pm gửi bởi laoshan1234 » Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #334 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2015, 12:06:59 am »

Chào các bác
Chào bác Laoshan ,đọc chuyện của bác tôi cũng nhớ ra mấy chi tiết nhỏ này bác ạ .
Tháng 5/81 khi chiến sự xảy ra lần thứ 2 ,ở trong Lao Chải và Xín Chải ,Làng Pinh nằm trên trục đường đi vào phía trong của 2 xã Lao Chải và Xín Chải ,trong thời gian gần một tháng trời xảy ra chiến sự ,cung đường từ làng Pinh lên Coóc nghè ,qua Thanh Hương vào trong cầu khỉ ,trở  thành rất quan trọng cho việc vận chuyển vũ khí súng đạn ,lương thực thực phẩm vào tuyến trong cho các đơn vị đang chiến đấu , các đơn vị vận tải của F ,E ,trong đó cũng có một số đơn vị thuộc E 191 và dân công hỏa tuyến,dân công được huy động chủ yếu là các trường sư phạm, trung cấp của Hà Giang ,vận chuyển hàng vào rồi lại chuyển thương binh và tử sỹ ra, đều đi từ trạm phẫu cầu khỉ ra theo đường Thanh Hương qua Coóc nghè ,rồi tập kết tất cả về Làng Pinh ,chờ đêm xuống ,xe tải thương của D24 của F lên chuyển về Đạo Đức .
Con đường từ cọc sáu đi ra ngoài ngã ba Thanh Thủy, không thể đi lại và vận chuyển được ,hầu như đều bị khống chế vì đạn pháo của bọn T Quốc .
Vì vậy Làng Pinh là khu căn cứ rất quan trọng, trong các giai đoạn đã xảy ra cuộc chiến ở mặt trận Vị Xuyên này

Mong bác viết tiếp câu chuyện của mình ,để anh em cùng hồi tưởng lại những ký ức đang còn bị lãng quên .
Chúc bác vui khỏe
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #335 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2015, 03:28:04 pm »


                                 Chào các bác

     Mấy hôm nay cái mạng chỗ em nó bị động cỡn thế nào ấy không vào nổi mạng lúc vào được khi viết bài xong gửi bài tới 15 phút không được ,rồi bài cũng mất tiêu luôn hôm qua vừa viết bài song
     chưa kịp gửi thì mưa gió sấm chớp mất điện thế là tiêu bài
     Hôm qua tuyên quang làm lễ khánh thành tượng đài BÁC HỒ VỚI NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC TỈNH TUYÊN QUANG  ,các cán bộ lãnh đạo của trung ương đều về dự đông đủ ,nhưng được nửa vời
     thì bị mưa gió sấm chớp làm cho các cụ được một bữa chạy mưa tóe loe dân chạy mưa cũng bị tắc cả đường
     
     Chào bác đoàn tây côn lĩnh 313 chúc mừng  tiền bối đã ra nhập diễn đàn hà giang để viết về những ký ức một thời binh lửa trên mặt trận vị xuyên cùng với lớp hậu bối của chúng tôi  chúc bác khỏe
     sát cánh cùng anh em hành quân lên chốt
     Thưa các bác hôm nay em tập làm thầy bói tý  ,nhưng có bói nhầm thì cũng không bói bù vậy đừng bác nào bắt em bói bù nhé . theo như trích ngang của bác đoàn tây côn lĩnh 313 thì em đoán bác này
     hiện đang ở vĩnh tuy gần với bác bình long  ,đấy là em dự đoán nếu có sai mong tiền bối đừng trách em
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #336 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2015, 08:39:24 pm »

Chào các bác
Được bác Laoshan và bác mạnh hồi tưởng lại thời kỳ đầu chiến tranh và vẽ lên những quang cảnh hoạt động sinh hoạt của người lính ở làng Pinh bấy giờ, làm cho mọi người hiểu được nơi đây một thời đúng là thủ đô của lính, những trang hồi ký của các bác sẽ giúp chúng em rất nhiều, em xin cảm ơn....
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #337 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2015, 10:32:37 pm »

 
                                                    Chào các bác

     Chào bác tác ,bản nà cáy khi chúng tôi  lên đó cả bản có hơn một chục nóc nhà , thời kỳ đầu địch chưa bắn phá nhiều nên chúng tôi thỉnh thoảng xuống nhà ông trưởng bản chơi và ông ấy cũng hay
     lên trận địa chơi vì giữa bản và trận địa cách nhau khoảng 2-300 m nên cũng rất gần ,ông trưởng bản là một cán bộ huyện vị xuyên về hưu nên rất có uy tín với dân bản nên chỉ đạo dân răm rắp nghe
     theo . ngày 28- 4 địch bắt đầu đánh bộ binh và bắn pháo xuống khu vực nà cáy ,ông đã lệnh cho các gia đình sơ tán nhưng mỗi gia đình phải để một người đuổi trâu về nơi sơ tán mỗi gia đình phải
     đuổi ít nhất là 2  con trâu trở lên để đến nơi sơ tán có trâu để cày bừa
     khi đuổi trâu đi phải đi theo con đường mòn ven chân núi đá xuống làng pinh đi qua d bộ d10 và tiếp tục men theo chân núi đá ra thủy điện 304 ngược đường tăng về phương thiện

     Khi chúng tôi chiến đấu đến khoảng 8 h thì hết đạn đơn vị cho năm xe về cứ bốc đạn thấy xe chúng tôi ra xe không  ông liền lên nói với đơn vị là xe ra không đơn vị hỗ trợ dân sơ tán bằng ô tô khi
     chuyến thứ nhất về chúng tôi đi chuyến thứ hai và kết hợp chở dân đi sơ tán nhà nào nhiều thì một xe nhà nào ít thì hai nhà một xe chúng tôi đi chuyến 2 và 3 thì chở hết các hộ gia đình riêng gia đình
     ông trưởng bản đi chuyến sau và là chiếc xe cuối cùng tổng cộng là 10 xe mới sơ tán hết  trước khi đi ông trưởng bản còn chạy lên trận địa động viên anh em chiến đấu và có dặn gà lợn chúng tôi
     thả nên khi đi không bắt đi theo được các chú ở lại cứ bắt lấy mà thịt nếu không tầu nó sang nó cũng bắt hết để bộ đội mình ăn còn hơn là để tầu nó ăn mất
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Năm, 2015, 07:35:50 am gửi bởi Phó cối » Logged
Đoàn TâycônLĩnhF313
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #338 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2015, 10:04:21 am »

   Xin chào các đồng đôi cựu chiến binh,tôi cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt và động viên khuyến khích của anh em.Từ khi tôi nhận biết được trang này và vào đây đọc,mình có cảm tưởng như được trở lại đơn vị,sống với đồng chí đồng đội của ngày còn tại ngũ.Trong số này cũng cảm ơn anh Long,trước cùng đơn vị và chú linh quany đã giúp tôi có tên trong diễn đàn này.Nói thật với các anh em là tôi cũng nhiều việc linh tinh quá,cả nhà đang xúm vào làm giúp vợ chồng thằng cháu cái trang trại,chỗ đó cách nhà hơn 10 cây số đường rừng.Vì là vùng sâu nên điện không có,mạng điện thoại cũng không nên như điếc không biết gì,hôm nay mưa lên mới ở nhà gặp anh em đấy.
  Hôm 28 tháng 4,tôi được mời làm đại biểu đi dự lễ 40 năm ngày giải phóng miền nam,do tỉnh hà giang tổ chức.Trong ngày lễ,tôi gặp một số anh em là bạn đồng ngũ,hoặc cùng đơn vị trước kia.Trong đó có anh Long ở Bắc quang,anh mới nói tôi biết là có chỗ này.Ở nhà khi vào mạng cũng mãi mới tìm thấy,do anh Long hướng dẫn cháu qua điện thoại.Nhưng trên tôi mùa mưa là sấm sét mất điện luân,nên nhiều khi muốn gặp anh em trên vi tính lại không gặp được,mong anh em thông cảm nhé.
  Báo cáo các bác anh em là ở quanh vùng tôi còn 5 người là trước ở tiẻu doàn 3,có anh Vũ xuân Chiến ở xã Hùng an,anh Long vĩnh tuy,chú Triệu thái Bình Vĩnh phúc,chú Hoàng văn Sẹ ở Đồng yên.Còn tôi bác Pho cói nói ở vĩnh tuy,nhưng tôi ở Xuân giang cùng quê anh Hoàng Toái trước làm trung đoàn trưởng của e14,anh Toái là thế hệ trước không thể biết bọn tôi đâu.Bây giờ nghỉ hưu anh ấy ở thành phố Hà giang,chỉ có việc mới về quê.
  Trong số 5 anh em lính e122,thỉnh thoảng các nhà có việc gì anh em vẫn gặp nhau như cưới các cháu hoặc việc ma chay.Đợt này anh Long anh Chiến đang bảo tổ chức lên thăm lại chỗ hồi trước đóng quân,tôi cũng muốn đi thăm lại xem bây giờ như thế nào
  Từ hôm đọc bài các anh em,tôi thấy anh em quá hiểu rõ mặt trận Thanh thủy,bởi vì mọi người đều đã đóng góp mồ hôi công sức thậm trí cả máu xương mình ở đấy nưa.Tôi cũng muốn cùng tâm sự với anh em nhiều chuyện khi còn trên ấy,như là mình được sống lại thời còn trai trẻ,ở nhà nhiều khi cứ nới với vợ con là hồi trước,tao còn trong lính thế này,thế kia.nhưng có ai hiểu biết gì cái hồi ấy của mình đâu,nay gặp anh em là thoải mái kể chuyện rồi.
  Thôi tôi tạm dừng ở đây,khi nào rảnh lại vào tâm sự,xin chào anh em các bác.
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #339 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2015, 08:27:43 pm »

Chào các bác
Vẽ lại quang cảnh ngày đầu chiến tranh và trong chiến đấu cũng chỉ có các bác chứng kiến sự thật lịch sử, sự hy sinh gian khổ của quân dân trong bảo vệ Tổ quốc. chúng em vẫn thu thập thông tin của các bác... em xin cảm ơn
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM