Tôi xin tiếp tục viết về Làng Pinh-Thủ phủ của lính ngày ấy.
Bên trong Làng Pinh về phía tây là 2 làng nằm trên sườn núi,đó là Lùng đóc và Cóc nghè.Thôn Cóc nghè nằm dựa vào cao điểm 812 về phía tây bắc,còn Lùng đóc nằm dưới chân dãy 2000 nằm về phía tây nam.Cả 2 làng này là nơi sinh sống của tộc người Dao đỏ,một dân tộc ít người thời đó luân chiếm lĩnh các đầu nguần các con suối.Trải qua các thời kỳ,2 địa danh này là nơi cung cấp vật liệu để bộ đội làm doanh trại,hầm hào và chất đốt phục vụ các bếp ăn.Nơi đây rất sẵn gỗ,vầu và lá cọ.Năm 79 khi tiểu đoàn 3 từ Lao chải ra,do nhu cầu cần làm doanh trại cho bộ đội ở.Nên anh em đã lên 2 làng này để khai thác cây cối về xây dựng nhà ở,vầu ở đây cây to,thẳng đẹp.Gỗ cũng sẵn,lá cọ nhiều,lúc đó có thể dân nghĩ là bộ đội cần được ưu tiên nên chính quyền và hợp tác xã không ngăn cấm anh em chặt cây.Nhưng có một lần,dân phát hiện bộ đội hạ chặt đổ khá nhiều cây cọ trên rừng.Cách khai thác này không đúng với truyền thống mà người dân vẫn khai thác cọ lấy lá,vì thế ông đội trưởng sản xuất đã vào trung đoàn bộ báo cáo chỉ huy.Sau đó đích thân trung đoàn trưởng Nguyễn khả Nhân,đã ra lệnh cấm chặt hạ cây cọ để lấy lá lợp doanh trại.

Một góc Làng Pinh ngày nay.
Ngoài sự cố đó,các đơn vị trong quá trình đóng quân tại đây không gây ra điều gì làm ảnh hưởng tới dân.Trong các ngày lễ như 26/3 ngày thành lập đoàn thanh niên,2/9 quốc khánh hoặc dịp tết nguyên đán,các chi đoàn thanh niên của đơn vị và địa phương thường tổ chức giao lưu văn nghệ,gắn bó tình đoàn kết quân dân.Ngoài ra,khi vụ mùa thu hoạch gặp mưa gió,lũ bão bộ đội xuống đồng giúp dân thu hoạch để tránh thiệt hại.Các con đường vào bản,đều có sự đóng góp,sửa chữa của bộ đội.Điều này,những người dân Làng Pinh sống cùng thời ký đó không thể nào quên.
Làng Pinh,địa danh nằm cách biên giới chừng 10 km.Nơi đây năm 79 không hề bị tác động của chiến tranh biên giới lần thứ nhất,bởi vì phía trước Làng Pinh là Cửa khẩu Thanh thủy không hề sảy ra chiến sự.Tại đây,lực lượng quân sự địa phương cũng không bị huy động phục vụ chiến đấu biên giới.Do là,Làng Pinh cũng nằm trong vị trí sẵn sàng chiến đấu đối với dân quân,tự vệ và khi cần người già,trẻ em,phụ nữ phải sơ tán an toàn về phía sau.
Tuy nhiên,Làng Pinh nằm trên trục đường đi vào phía trong của 2 xã Lao chải và Xín chải.Vì vậy,hơn một tháng có chiến tranh,kể từ ngày 17/2 năm 79,con đường này nhộn nhịp suốt đêm do bộ đội và dân công di chuyển,khuân vác vũ khí,đạn dược và các nhu yếu phẩm phục vụ chiến đấu.Cũng con đường này,nhiều thương binh đã được khiêng chuyển qua đây để về cứu chữa ở phía sau,do ngã 3 Thanh thủy hồi đó (tuy không có chiến sự) nhưng bộ chỉ huy QS tỉnh Hà tuyên cấm lưu thông qua đó
Sau khi chiến tranh biên giới lần thứ nhất chấm dứt,Làng Pinh thanh bình như nó vốn có.Mặc dù sự có mặt của các đơn vị vũ trang luân luân sẵn sàng chiến đấu,nhưng tình hình không có gì căng thẳng.Một số đơn vị như các phòng ban của E bộ,Đại đội pháo binh nằm ven đường vào làng và đại đội hỏa lực C12 vẫn có điện thắp sáng của thủy điện 304 cung cấp.Xung quanh các doanh traị,nhiều vườn rau xanh mướt.Nhiều chậu hoa do bộ đội ta trồng bên thềm hội trường,sân thể dục ,thể thao và chào cờ đầu tuần nở hoa khoe sắc thắm.Mặc dù,do khó khăn về kinh tế của cả nước.Thời kỳ này khẩu phần ăn của bộ đội rất nghèo nàn,tại các bếp ăn bộ đội thường ăn mì bột,chất lượng xuống cấp do ẩm mốc.Thêm vào đó là loại mì hạt,còn có tên gọi khác là hạt bo bo.Đây là loại lương thực không nhiều dinh dưỡng,ăn để lao động nặng như khiêng vác bê tông,đào hầm hào là nhanh mất sức.Trong khi đó,thực phẩm chỉ rặt cá biển khô,mắm tôm và quả bí đỏ do trên cấp xuống.Các đơn vị không gì ngoài khác là tăng cường tăng gia,chăn nuôi để cải thiện thêm cho bộ đội.
Cuộc sống ở Làng Pinh của người dân và bộ đội cứ thế trôi qua mỗi ngày,nhộn nhịp và thanh bình bên những ngôi nhà sàn và cánh đồng lúa thơm hương mỗi mùa trổ bông.(còn nữa)