Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:43:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG - KÝ ức và Tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 23  (Đọc 178951 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #20 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2015, 12:51:32 am »

                        
                        Chào các bác và anh em .

    Những ngày tháng Tư đã gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt nam . Cứ đến những ngày này , gần như người Việt nam trưởng thành nào cũng nhớ tới những sự kiện lớn của dân tộc như Giỗ Tổ Hùng Vương , chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng ...

    Ôn lại những sự kiện lịch sử chiến đấu và chiến thắng vô cùng hào hùng và bi tráng ấy , bên cạnh lòng tự hào , kiêu hãnh , chúng ta luôn tưởng nhớ , tri ân những anh hùng dân tộc , những Liệt sỹ đã hy sinh , những người con nước Việt đã đóng góp mồ hôi công sức và  máu xương cho Tổ quốc .

    Không có chiến thắng nào mà không phải hy sinh xương máu . Không có vinh quang nào mà không phải trải qua nước mắt tủi cực đắng cay . Nhìn lại chặng đường hơn bốn ngàn năm của sự nghiệp Dựng nước và Giữ nước , chúng ta càng thấy rõ điều đó . Đó vừa là niềm kiêu hãnh tự hào truyền thống , vừa là nỗi đau không thể nguôi quên của cả Dân tộc .

    Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc của  những người lính thế hệ chúng ta cũng nằm trong lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm của Dân tộc . Trong cuộc chiến đấu đó , đã có rất nhiều mất mát , hy sinh . Kết thúc  cuộc chiến đấu đó , chúng ta đã chiến thắng . Chúng ta kiêu hãnh tự hào về chiến thắng , đau đớn xót xa về những  mất mát hy sinh , đó là điều vô cùng xứng đáng và chính đáng .

    Dân tộc Việt nam luôn có bản sắc truyền thống tự hào tự tôn , uống nước nhớ nguồn , thế hệ người Việt nam hôm nay vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống tốt đẹp đó .

    Trong xu thế hội nhập của thế giới hiện đại hôm nay , việc giữ gìn và phát huy  bản sắc truyền thống dân tộc cần phải được tiến hành một cách hài hòa , tinh tế và khoa học . Đó là một tiêu chí ứng xử mang tính nguyên tắc mà dân tộc Việt nam chúng ta đang nỗ lực tuân thủ và thực hiện . Mọi người  Việt nam , từ người dân bình thường cho tới những người đang làm lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước , đều hưởng ứng và ủng hộ điều đó .

    Là một dân tộc đã từng phải đau khổ quá nhiều vì chiến tranh , hơn ai hết , chúng ta yêu hòa bình , căm ghét những sự bất hòa vô nghĩa lý nguồn gốc căn nguyên của chiến tranh . Trong hoàn cảnh mà nhiều dân tộc ở đâu đó trên thế giới hôm nay vẫn đang còn phải đổ máu vì chiến tranh tàn khốc , chúng ta càng phải tỉnh táo , khôn ngoan hơn bao giờ hết trên con đường gìn giữ hòa bình , xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Đạo lý dân tộc và những bài học kinh nghiệm trong lịch sử sẽ giúp chúng ta hóa giải và vượt qua mọi chướng ngại chông gai trên con đường ấy .

    Là những người cựu lính của mặt trận Hà giang , nơi có sự kiện lịch sử ngày 28/4/1984 mở đầu cho một giai đoạn chiến đấu và chiến thắng để bảo vệ Biên cương Tổ quốc đầy hào hùng và bi tráng , chúng ta càng tự hào về truyền thống , tin tưởng vào sức mạnh , trí tuệ , vận hội của Đất nước và Dân tộc mình , có phải không các bác và anh em .

    Chúc các bác và anh em có nhiều niềm vui và cảm xúc tích cực trong những ngày Tháng Tư lịch sử . Và ngôi nhà HG trong VMH của chúng ta sẽ luôn ấm áp với những niềm vui và cảm xúc ấy .


Mời các bác chúng ta cùng tiếp tục hành quân .
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tư, 2015, 04:02:33 pm gửi bởi thai60 » Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #21 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2015, 09:49:04 am »


                                    Chào các bác

     Vào những ngày này của 31 năm về trước , ngày nào pháo địch cũng bắn vào các điểm chốt của ta nhưng mật độ bắn chưa dày ,mà chúng bắn thường vào thời điểm lúc 8 -9 h sáng chiều vào 2 -3 h
     vì thế chúng tôi thường nói đánh nhau cũng có giờ giấc ,cứ vào giờ hành chính là bắt đầu
     Thời điểm này các đơn vị pháo đã ở các trận địa ngoài ra quân khu đã điều lữ 168 cơ động lên hà giang đặt trận địa ở phong quang ,thực lực lúc đó pháo binh của ta chỉ có  e 457  d13 trực thuộc f cộng
     thêm 2 d của 168  .số lượng đạn cũng không nhiều mỗi khẩu đội chỉ có 4 cơ số đạn  vào 120 viên mà cũng thời điểm này các trận địa đã bắn thử bắn chỉnh vào các mục tiêu trong kế hoạch và nhiều
     lúc phải bắn phản lại các đợt pháo kích của địch
     Trên cóc nghè lúc đó ta chưa có trận địa pháo nào , ở 673 thì có một c pháo 76,2ly của d 13 trên 812 chỉ có c 16 của 122 súng phòng không 14,5ly nói chung lúc đó lực lượng pháo binh của ta rất mỏng
     Sau đợt 28 -4 lúc đó lữ 168 mới điều nốt 2 d còn lại lên tiếp và các đơn vị pháo của 314 lên cùng tham chiến ,đến đầu tháng 5 quân khu mới có kế hoạch mở con đường lên cóc nghè và điều các tiểu
     đoàn công binh lên mở đường ,kết hợp với dân công gồm sơn dương , yên sơn , thị xã tuyên quang để mở khẩn trương lấy đường kéo pháo 85 lên cóc nghè và pháo 37 lên bắn thẳng ,trong thời gian
     mở đường địch luôn bắn vào những đơn vị mở đường và cũng gây thiệt hại cho ta .số dân công bị hy sinh khoảng hơn chục  người bị thương hơn hai chục riêng xã tôi hy sinh 3 bị thương 4
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #22 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2015, 09:21:05 pm »

   Tháng 2 năm 1980,ban tác chiến sư đoàn quyết định đưa 2 khẩu 37ly lên yên ngựa nối giữa 2 điểm cao 673-812,bên bờ nam suối Thanh thủy.Vị trí đặt đã được ấn định,cấu kết trận địa được giao cho công binh sư đoàn xây dựng.Trung đội anh Thủy được giao nhiệm vụ đào hầm hào,công sự,dường pháo.Trung đội chúng tôi làm hầm kho đạn,nhà âm,nhà bếp,nhà ăn ở mặt sau đồi.Sau khi hoàn thành công việc,nhiệm vụ mới được giao là:Phát rộng và mở các khúc cua con đường lên đỉnh Cóc nghè để vận chuyển pháo lên.Lúc đó ,đường lên đỉnh Cóc nghè vẫn đi theo con đường mòn lên bản mà dân đã đi hàng bao năm trước.Con đường ngoằn ngoèo,có chỗ như đi trong khe rãnh.Có chỗ cây cọ,cây mỡ dân trồng mọc chật cả đường.Con đường dốc chạy dài khoảng 6-7 km được sửa và có chỗ mở mới,do hàng trăm bộ đội thuộc C6,C7 của D2 và lính công binh C17 và D17 cùng làm.Ở dưới bãi xe của E122,quân khí quân khu và quân khí sư đoàn đang tháo rời từng bộ phận của 2 khẩu pháo 37ly.Lần đầu tôi nhìn thấy loại pháo 37ly 2 nòng như thế,các quân khí viên quần áo dính đầy dầu mỡ,đang quần quật tháo và khiêng các bộ phận súng ra.

  Sau khi đường sửa xong,pháo đã tháo rời.Cán bộ tham mưu đi kiểm tra và giao cho các đơn vị khiêng pháo lên đồi.Tiểu đoàn 3-E122,đơn vị này đóng ngay xung quanh làng Pinh và C25 vận tải trung đoàn được giao chuyển pháo,công binh rải quân dọc đường để hỗ trợ.Thời gian vận chuyển về đêm,đợt đó đúng lúc đoàn cán bộ bộ tổng tham mưu và phòng tham mưu quân khu lên kiểm tra tình hình sẵn sàng chiến đấu của mặt trận.Khi pháo đang chuyển lên,thì gặp đoàn đi xuống ,nên có lệnh tạm nghỉ lúc đó khoảng 8 giờ đêm.Một cán bộ,chắc trưởng đoàn gọi cần vụ lấy thuốc lá phát cho anh em,ông còn nhắc là cho anh em cả bật lửa nữa.Chốc lát,trong đêm tối ánh lửa thuốc lá lập lòe,mùi thơm khói thuốc khuếch tán khắp nơi.Anh em đang mệt,được điếu thuốc tỉnh hẳn người.Sau đó lệnh truyền đi tiếp,có một bộ phận nào đó khiêng cái mâm xoay to như cái nia là khó khăn nhất.Bộ phận này của pháo,không thể tháo nhỏ hơn được nữa.Mà khiêng đứng không được,khiêng nằm thì đường hẹp khó đi.Một chiến sỹ đi trước,bấm đèn để dẫn đường.Thỉnh thoảng,anh nào đó bị gạt vào gốc cây kêu oai oái.Số anh em công binh và các pháo thủ đi theo đều tập trung vào 2 cái mâm xoay để giúp anh em.Hàng quân kéo dài theo con dốc,lễ mễ bước đi chậm chạp lên phía đỉnh đồi.Tầm 3-4 giờ sáng,chắc có đơn vị đã lên đến đỉnh.Còn bọn tôi đi cuối đội hình theo cái mâm xoay,có lẽ thấy tình hình bi đát,do anh em ngày càng xuống sức.Lát sau,chỉ huy đoàn vận tải pháo tăng cường cho mỗi  đội khiêng mâm xoay một trung đội của C8-D2 đang đóng ở Nà toong vừa hành quân sang.Mờ sáng,đội cuối cùng cũng tiếp cận được trận địa pháo.Lúc này chúng tôi mới nhìn thấy mặt nhau,sau cả đêm cùng làm việc mà chỉ nghe được giọng nói.Lúc này,dù đang mùa rét mà quần áo ai cũng ướt sũng.Anh em pháo thủ 37 ly sắp xếp lại đồ đoàn vừa được chuyển lên,qua làm quen mới biết phần lớn họ là người Thái,quê Sơn la,đơn vị thuộc lữ 297 quân khu.Các đơn vị tổ chức cho quân về đơn vị,còn bọn tôi dặt dẹo với anh em lính pháo,cả 2 cùng kết hợp để "Nổi lửa lên em",sau một đêm thức trắng
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #23 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2015, 10:42:13 pm »

Chào các bác
Đọc chuyện của bác Laoshan,nói đến trận địa pháo 37ly ở trên đỉnh 812 ,tôi lại nhớ hồi tháng 6-7/84 cứ chập choạng hôm nào mà mấy khẩu pháo này bắn xuống mỏm 300-400, nhìn đường đạn đỏ lừ nối đuôi nhau bay xuống mấy mỏm đồi kia trông đẹp lắm ,một bên nghe tiếng đầu nòng ,một bên nghe tiếng nổ,của đầu đạn ,nhưng cũng chỉ được mươi phút thôi là bọn chúng đã phản pháo vào trận địa ấy rồi ,thế là cả khu vực nà toong cũng phải gồng lưng lên chịu trận. nhưng bọn chúng vẫn bắn nhiều hơn vào khu vực ngã ba ,của đường hào 673 ,vì đây là cung đường vận chuyển của anh em mình thường hay đi lại và vận chuyển về đêm, cho các đơn vị phía bắc suối Thanh Thủy.

Vì vậy Cái tiểu đội hậu cần thường tranh thủ nấu cơm buổi chiều ăn sớm hơn , anh em thường ăn cơm trong nhà âm ,cái khu nhà âm này khi đơn vị tôi tiếp nhận ,nó là nhà âm thật nhưng ở mặt trên cũng được đắp đất rất dày,có hôm mở nồi xúc cơm ăn chưa đậy nắp nồi kịp ,pháo bắn xung quanh trận địa ,đất rơi xuống vậy là đói cũng phải chịu khó ăn,hôm sau nấu xong cậu Nghiêm  bảo hôm nay bê ra ngoài ăn cho sáng và pháo có bắn cũng chẳng có đất rơi vào ,mấy anh em đồng ý,đến khi bê cơm ra ngoài chuẩn bị ăn ,cậu Thục y tá lại bảo tôi đi công tác một chút ,còn lại ba anh em xúc cơm ăn ,vừa bê bát cơm chưa kịp và vào mồm ,mấy khẩu 37ly trên 812 lại bắn ,được mấy phút sau bọn T.quốc phản pháo sang cái trận địa 37ly trên 812 ấy ,đánh liều mấy anh em nhảy xuống hào ngồi ăn ,còn cậu Thục thì bị mắc kẹc ngoài sườn đồi bên cạnh, mất mấy chục phút sau mới bò về được,mấy anh em hỏi sao lâu vậy ,ông bị táo bón à ,đâu phải ,nó bắn rát quá tôi chui vào hầm ếch nằm ,Thục bảo vậy .
Thế là hôm ấy được một bữa ăn ngoài trời sáng sủa và cũng chẳng có đất trộn vào cơm ,thật là ngon miệng.

 

Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #24 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2015, 02:47:40 pm »

                             Chào các bác và anh em .

   Nghe câu chuyện của các bác , em như hình dung ra trước mắt mình khung cảnh của chiến trường ở những nơi mà mình đã qua ngày ấy .

   Hồi đầu , ở Làng Pinh , muốn đi lên các điểm cao phía trên , bọn em chỉ theo mỗi con đường độc đạo dối diện qua cánh đồng lúa nước ở đoạn gần cuối làng . Con đường ấy chắc là đường đi làm của bà con dân bản ngày xưa , lúc đầu nó khá hẹp , chỉ rộng chưa đến 1m , sau này lính tráng mình qua lại nhiều thì mới trở nên rộng hơn , nhưng cũng chỉ ở và đoạn .

   Đường đi rất dốc , để khắc phục , người ta đi theo hình rắn lượn loằng ngoằng , tuy đỡ mệt nhưng mất thời gian , và khi địch bắn pháo nhiều thì rất nguy hiểm . Nhận ra điều đó , sau này , khi đi cáng thương thì chịu , chứ lúc tải hàng , lính tráng nhà mình toàn tìm cách cắt đường , bỏ qua những chỗ vòng vèo , vượt thẳng theo chiều dốc đứng .

   Đi như thế thì mệt , nhưng được cái nhanh và an toàn vì lối đi thường chui dưới những tán cây . Tuy vậy ,trèo leo lên xuống những con dốc gần như dựng đứng ấy khổ lắm , nhất là khi mình phải mang vác nặng trên lưng . Để leo được phải tìm được chỗ đặt mũi giầy , chỗ bám tay , rồi dướn người lên từng tý một , nguy hiểm lắm . Có nhiều lần , sau khi nhao người lên , tay định nắm vào một vật hay một điểm nào đó , nhưng bị hụt , thế là tuột xuống , thằng trên dội vào thằng dưới , kéo cả đoàn lăn lông lốc , may mà tóm được vào đâu đó thì còn dừng được , nếu không , có khi tuột luôn xuống đến chân dốc .

   Có một lần đi tải đạn cối 82 , Thai60 em đi đầu , balo đạn xoay ra trước ngực cho dễ leo , và cũng để nó khỏi lôi ngửa mình ra đằng sau khi bị mất đà . Đang hoa hết cả mắt , mũi miệng thi nhau thở , ngực đau nhoi nhói vì bị cánh đạn thúc , lúc chồm lên định nắm vào cái gốc cây phía bên trên , thì em cũng bị hụt tay , kéo cả lũ rơi xuống đến hai chục mét . Không phải là em nắm trượt vào gốc cây ấy  , mà là em không dám nắm , do cái vật ấy không phải là gốc cây , mà lại là cái đầu một con rắn đang ngóc cổ dựng lên nhìn chằm chằm . May mà em nhận ra sớm , và cũng may rằng con rắn ấy không phải là hổ mang , chứ nếu không thì chắc đã chết vì bị nó cắn .

    Từ sau bận ấy , mỗi khi hành quân , kể cả đêm hay ngày , bọn em đều bắt thằng đi đầu phải cầm gậy khua kỹ . Và để cho nó rảnh tay làm việc , bọn em chia balo của nó ra , mỗi thằng mang thêm một ít , tuy nặng nhưng an toàn .

    Cho đến khoảng giữa tháng 5 /84 , khi bọn em chuyển lên Nà cáy , vẫn chưa có đơn vị nào lên để mở đường mới , và lính tráng các đơn vị thì vẫn hành quân bằng tuyến đường dân sinh cũ và những tuyến đường phát sinh mới ấy .

    Trên con đường lên Cóc Nghè để đi tới các khu vực tiếp theo như 812 , 673 , Thanh hương , Thanh đức , Nà toong...ngày ấy , đã có rất nhiều người lính bị thương vong do đạn pháo địch bắn phá suốt ngày đêm .
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tư, 2015, 04:24:40 pm gửi bởi thai60 » Logged
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #25 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2015, 07:54:39 pm »

Chào các bác, với em câu chuyện về Hà giang 30 năm trước cũng thật ngỡ ngàng và cũng chính sự ngỡ ngàng làm cho em càng khâm phục các bác nhiều hơn. Bao nhiêu năm bám trụ chiến đấu và hy sinh chỉ có quân dân quân khu 2 đảm nhiệm, những cái tên f 313 f 356 f314   f316   như gắn liền với những chiến công bảo vệ tầng tấc đất  nơi biên giới .
        Mặt trận Hà tuyên cũng là nơi thử lửa cho các đơn vị ở các quân binh chủng khác nhưng cũng chỉ một thời gian rồi rút về, nhưng dù chỉ một lần nếm trải chứng kiến sự hy sinh mất mát của đơn vị em mới cảm nhận được nhiều gian khổ mà các bác phải chịu đựng cho đến ngày chấm dứt.
    Em chỉ đọc và tìm hiểu thêm nơi mảnh đất em đã từng tham gia chiến đấu dù chỉ sây sát đôi chút , nhưng để chứng kiến cảnh chết chóc đau thương khi ấy thì lạy phật em không bao giờ dám nghĩ đến. Cầu mong sự bình yên đến với muôn nhà.
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #26 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2015, 11:25:43 pm »

Chào các bác, những ngày tháng 4 này bên tây sông lô các bác đang ngày đêm gấp rút chuẩn bị chiến đấu,vận tải đạn, đưa pháo lên 812, và phải chịu những trận pháo kích của địch. Bên đông chúng tôi cũng vậy, phía trước, phía sau trận địa phòng ngự cũng đã bị chúng hỏi thăm rồi, Đài Z2 một vị trí hết sức quan trọng sườn tây 1250, thực ra nó là một mỏm núi đá độc lập cuối cùng giáp mốc 13 cũng đã bị những loạt pháo của chúng bắn vào. cũng may tổ đài nằm trên một vách đá dựng đứng, từ chỗ ngủ nghỉ phải men khéo mới ra được chỗ quan sát, ban đêm thì không ai dám đi lại, chính vì vậy địch khó có thể bắn trúng được, Vài ngày nữa thôi, mặc dù dịch không tấn công lên mỏm này những bị chúng bắn ác liệt lên phải rút,
Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #27 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2015, 07:33:19 am »

Bác Pháo cho hỏi thời gian mình đổi 76ly2 bằng 85 chỗ 812 là lúc nào đấy?
Hồi đó em cũng hay lang thang ra chỗ dông 673 tiếp giáp với 812 buôn dưa lê với mấy ông pháo binh, có nhiều ông lính đã 7 năm quân ngũ, 76ly2 đưa từ hầm ra để lại chỗ đó trước khi đưa xuống, nhưng chẳng nhớ chính xác thời gian nữa!
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #28 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2015, 11:16:22 am »

Chào các bác
Mấy hôm nay trời trở mát ,các bác đang tranh thủ đi du lịch cùng gia đình ,nên trang nhà tôi thấy vắng vẻ quá ,nghe bác Laoshan, bác thái60,bác Quang tri, bác  pb457 và bác Pha Phai ,đang nói về bờ nam suối Thanh Thủy ,sự gian nan vất vả, và hy sinh của các đơn vị ,tôi lại nhớ cái địa danh, anh em lính mình gọi là cửa tử.
Sau khi chiến sự xẩy ra ngày 28/4/84 ngã ba Thanh thủy là cái túi chứa đạn pháo, đủ chủng loại của bọn T,Quốc ,vì đây là ngã ba rất quan trọng ,nó đã gây cho anh em đồng đội mình không ít thương vong ở nơi đây ,tôi nhớ sau những lần ấy các đơn vị đều bị cấm đi lại qua nơi ngã ba Thanh Thủy này.
Từ vận chuyển vũ khí súng đạn ,chuyển quân ,tải thương ,lương thực thực phẩm lên cho các đơn vị ở phía bắc suối ,hầu như là phải đi từ Nà cáy leo lên rồi qua cái ngã ba cửa tử ,ngã ba của 673 .Nhận biết và phát hiện ra con đường này,bọn T Quốc bắn vào đây bất kể ngày hay là đêm ,sự ác liệt cứ tăng dần theo từng chiến dịch,
Nhưng nếu đi qua con đường hào 673 này thì dài hơn ,nên dù có cấm đi đường ngã ba Thanh Thủy,lính mình vẫn tìm cách để đi ,nhưng thường là để đêm xuống mới bắt đầu hoạt động ,tải đạn ,tải gạo và lương thực thực phẩm ,dù nguy hiểm nhưng bồ đội mình đều vượt qua tất cả.
phải nói đến cả sự gan lỳ và thông minh ,khi anh em được hỏi, họ đều trả lời ,không nhất thiết là phải đi một con đường ,nó bắn bên kia nhiều thì mình đi đường này ,nó bắn ngày ta lại đi đêm ,có đêm cõng đạn cối từ làng pinh ,hay Nà cáy, lên đến mấy chiếc tăng cháy ,ở phía trên ngã ba chúng đang bắn xuống như mưa ,chờ ngớt tiếng nổ là anh em vượt luôn qua cái ngã ba ấy ,nhưng đều phải chạy thật nhanh ,không thì dính những loạt đạn sau kế tiếp ngay ,cứ thế rồi cũng quen ,và nhận định được khoảng cách thời gian của từng đợt pháo khi nó bắn vào cái ngã ba Thanh Thủy này.
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #29 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2015, 11:31:28 am »

Chào bác phaphai, năm 84 -85 tôi đang nằm đài bên Pha hán, lên ngày giờ thay pháo bên cóc nghè 673 tôi không nắm rõ, bác nào bên hướng này biết chính xác thì trả lời bác phaphai hộ tôi nhé. Tôi chỉ biết các bác chỉ huy dP13 bắn thẳng của f313 thôi, vì trong chiến đấu tôi cầm trong tay kế hoạch hỏa lực chi viện cho mặt trận chỉ biết nó là pháo 85, còn bác hỏi tôi từ 6/86 đến lúc tháo pháo đưa xuống 8/90 thì tôi mới biết.
Bác phó cối ơi, lữ đoàn 168 ngày đó chỉ đưa 2 dP lên thôi, 1d là pháo 152 ML20 do bác Chung râu là dt, 1d là pháo hỗn hợp 122 Đ74 và 130 M46 do bác Phúc làm dt, chỉ huy Là bác Họa TMT quê Sen chiểu Phúc thọ chỉ huy, khi vào chiến dịch MB thì bác Nhân quê Bình dương Vĩnh lạc Lữ trưởng lên trực tiếp chỉ huy, Tháng 9 năm 85 thì bác Chu văn Chế, Tiên Sơn Hà bắc lên thay, Cùng thời gian 84 Lữ 368 BCPB cũng cử 1 dP130 lên chi viện cho mặt trận, trận địa ở Km 5&6 đài quan sát ở mỏm 1 của 1013 do bác Du làm dt, bác này  hiện đang là hiệu trưởng trường SQPB.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM