Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:05:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG - KÝ ức và Tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 23  (Đọc 178844 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #510 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2015, 06:50:03 am »

Nói về cuộc chiến Vỵ xuyên, ngoài những điểm chốt nơi sảy ra các cuộc giao tranh, các khu vực hậu cần của mặt trận,còn phải nói đến các hậu cứ. Đây là khu vực cũng hết sức quan trọng. nó là nơi cho đơn vị trở về sau những ngày chiến đấu không mệt mỏi ở mặt trận, đồng thời nó cũng là nơi bổ xung quân do những thiếu hụt trong từng trận đánh, nó là nơi rút kinh nghiệm cho các trận chiến vừa qua. là nơi tiếp tục huấn luyện chiến đấu và sắn sàng đợi lệnh lên đường ra mặt trận ...

Em cũng thấy các bác nói nhiều đến các hậu cứ của đơn vị mình, mặc dù em chưa từng đến đó nhưng nghe những địa danh đã rất đỗi quen thuộc như:


Việt lâm, làng Mè, Đạo đức ,Phương thiện, Phương tiến, Phương độ, Xưởng rượu, Phong quang ... ở nơi đó chắc chắn sẽ có nhiều kỉ niệm đối với những người lính chiến chúng ta. Kỷ niệm vui có buồn có, và có những kỉ niệm dở khóc dở cười... như chuyện tiêm mông con gải bản của bác Vi xuyen hg chẳng hạn Wink... em cá rằng khối bác còn để lại sản phẩm nữa cơ Grin...dù sao đó mới là hoàn thiện của quãng đời làm lính tuy ngấn ngủi của chúng ta


Em xin đưa một vài hình ảnh về hậu cứ các bác nhé

Cả ngày nay mạng chỗ em bị trục trặc nên không tải ảnh lên được mong các bác thông cảm Grin



« Sửa lần cuối: 07 Tháng Sáu, 2015, 03:02:10 pm gửi bởi NhưC7D2E876F356 » Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #511 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2015, 07:19:36 am »

                                                   Chào các bác
  
     Chào bác tác đọc bài của bác tôi thấy rất buồn ,nghĩ mà thương cho số phận người lính khi đi không ai biết khi về không ai hay đấy là nói những người còn được may mắn trở về ,còn những người
     ngã xuống thì sao không ai quan tâm không ai đoái hoài mặc họ nằm phơi mưa nắng , sương gió nơi chiến trường xưa trong khi đó các thân nhân gia đình liệt sỹ thì ngày đêm mong mỏi tìm hài cốt
     của con em mình  , tôi thấy rất buồn vì xã hội bây giờ có cuộc sống khá giả thì họ lại chóng quên họ không biết đến sự hy sinh của người lính họ chỉ biết tâng bốc nhau nhất là giới trẻ hiện nay và
     cả giới truyền thông báo chí

     Cách đây ít lâu một nam người mẫu mới bị ung thư chết thì tất cả các báo rầm rộ đưa tin kể cả những tờ báo chính thống và không chính thống , người mẫu kia đã làm gì cho đời , đã giúp gì cho đất
     nước này , hay họ chỉ đi làm kiếm tiền cho bản thân họ khi có tiền thì họ nói hiêu nói vượn ai cũng nghe ai cũng cho là thần tượng khi chết ai cũng xụt xùi xót thương khi đó các mặt báo đua nhau lên  
     trang đầu ca ngợi nọ kia . Còn những người lính còn nằm lại nơi chiến trường kia thì sao không thông tin không báo chí nói đến nằm phơi mưa nắng hơn 30 năm trời , nghĩ mà thấy nó bất công
     càng thấy buồn các bác ạ mà không làm sao được

     Khoảng 5 năm trở lại đây các ccb mới có điều kiện trở lai thăm chiến trường xưa và thắp hương tưởng nhớ các đồng đội đã hy sinh còn trước đây thì chưa vì cuộc sống của người lính khi trở về
     còn quá khó khăn nhưng ngoài những người lính thì cũng chả có cơ quan đoàn thể nào quan tâm đến ...
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #512 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2015, 07:55:23 am »

Chào các bác, chào bác nguyentac62, trước hết cảm ơm bác đã tín nhiệm, theo tôi vấn đề bác đưa ra cần rất nhiều sự chung tay góp sức của các thành viên trang nhà, và các CCB đã tham gia chiến đấu trực tiếp trên mặt trận. Thiết nghĩ bác nào biết đến đâu ta chỉnh sửa đến đó cho hoàn chỉnh, tất nhiên một cá nhân không thể biết tường tận được. Địa hình nơi lòng chảo thay đổi đến chóng mặt nhất là khu đồi Cô ích, đồi chuối, 233, dãy không tên, 226. Đồng thời cộng với thời gian, tuổi tác, việc cải tạo cửa khẩu đã làm cho không ít các CCB khi quay lại thăm chiến trường xưa khi đến khu này còn khó nhận ra được. Quanh ra quanh vào chỉ có mấy anh em thành viên chúng ta, mỗi người một nhiệm vụ khác nhau lên đóng góp ý kiến tôi e sẽ không toàn diện được. Nói thì nói vậy bây giờ mà đưa các " sếp nhớn" đã từng chỉ huy lên thực địa chưa chắc đã nắm chắc được hết đâu, minh chứng này ngày 15/3 vừa rồi ở Hải phòng là một ví dụ, hôm đó có cả bác nguyentac cùng dự thì rõ rồi.
Tôi vừa làm đơn " tái ngũ" vào đơn vị tầu ngầm mới thành lập, có lẽ vài hôm nữa phải vào đơn vị, hi vọng sẽ gặp được vài thành viên trang nhà ở đơn vị mới. Grin
Logged
Vixuyen-hg
Thành viên
*
Bài viết: 260


« Trả lời #513 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2015, 01:29:14 pm »

Chào các bác
Đọc bài bác Tác về cái hang còn rất nhiều liệt sỹ anh em đồng đội của húng ta vẫn nằm trong hang đá sao mà đau buồn quá không chỉ có đó mà ở cao điểm 772  D3 cũng còn nguyên anh em đồng đội tội c10  c11 d bộ cùng trung đội lính đặc công nữa bao giở mới đưa các anh về càng đọc nước mắt lệ rơi và các cháu đi nhặt sắt vụn ( toàn đạn mìn ) rất nguy hiểm cho tính mạng cho các cháu quá cho dù mưu sinh các cháu phải đánh đổi mạng sống buồn quá Hà giang vẫn còn nghèo đói ngày xưa bộ đội nuôi dân dân nuôi bộ đội có gì cho đấy nhất là làng Mè xã Phương Thiện và Việt Lâm e 876  f 356 đóng
quân nhiều kỷ niệm khó quên bác Như nhỉ
Logged
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #514 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2015, 01:55:32 pm »

Tôi ngĩ rằng: "Để sưu tầm tư liệu viết lịch sử cho chiến tranh Biên giới nói chung, Mặt trận Hà Giang, nói riêng. Ông Nguyễn Tác nên đề nghị với :
Tỉnh ủy, UBND, Bộ Chỉ huy QS tỉnh Hà Giang thành lập một Ban, hoặc Tiểu ban, hoặc Tổ hay gì gì đó để sưu tầm tư liệu về: Chiến tranh Biên giới, về Mặt trận Hà Giang... Nên có những người Chỉ huy và những cán bộ Tham mưu như Tác chiến, Trinh sát, Pháo binh, Thông tin v.v...
Còn nói chính xác những MỤC TIÊU, TỌA ĐỘ thì như bác PB47 đã nói: Tất cả đều được ghi rõ trong Quyết tâm, Kế hoạch trong chiến đấu, khỏi cần phải nhọc công tìm kiếm làm gì.
Bác Tác chỉ cần về Phòng Tác chiến Quân Khu II là có đủ các trận đánh, các đơn vị tham chiến. về Phòng Chính Sách của Quân Khu II có đủ danh sách Liệt sỹ, thương binh của Mặt trận Vị Xuyên.
Những người lính chúng tôi về với đời thường vừa lo bươn chải kiếm sống, vừa tuối cao sức yếu, vừa chỉ ở một hướng một mũi, và cách đây mấy chục năm rồi, vừa địa hình, địa vật thay đổi... v.v và v. v... thì làm sao có thể khảng định chính xác đến 100% được, mà lịch sử thì phải chính xác chứ không thể nói đại khái được.
Trên diễn đàn này có điều có thể nói, nhưng cũng có điều không thể nói, hoặc có điều chưa thể nói. Chỉ mấy chục người thường xuyên quan tâm và vào trang mạng này chưa thể nói hết được những gì đã diễn ra cách đây hơn 30 năm về trước ở Mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang.  
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #515 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2015, 02:46:11 pm »

Tôi ngĩ rằng: "Để sưu tầm tư liệu viết lịch sử cho chiến tranh Biên giới nói chung, Mặt trận Hà Giang, nói riêng. Ông Nguyễn Tác nên đề nghị với :
Tỉnh ủy, UBND, Bộ Chỉ huy QS tỉnh Hà Giang thành lập một Ban, hoặc Tiểu ban, hoặc Tổ hay gì gì đó để sưu tầm tư liệu về: Chiến tranh Biên giới, về Mặt trận Hà Giang... Nên có những người Chỉ huy và những cán bộ Tham mưu như Tác chiến, Trinh sát, Pháo binh, Thông tin v.v...
Còn nói chính xác những MỤC TIÊU, TỌA ĐỘ thì như bác PB47 đã nói: Tất cả đều được ghi rõ trong Quyết tâm, Kế hoạch trong chiến đấu, khỏi cần phải nhọc công tìm kiếm làm gì.
Bác Tác chỉ cần về Phòng Tác chiến Quân Khu II là có đủ các trận đánh, các đơn vị tham chiến. về Phòng Chính Sách của Quân Khu II có đủ danh sách Liệt sỹ, thương binh của Mặt trận Vị Xuyên.
Những người lính chúng tôi về với đời thường vừa lo bươn chải kiếm sống, vừa tuối cao sức yếu, vừa chỉ ở một hướng một mũi, và cách đây mấy chục năm rồi, vừa địa hình, địa vật thay đổi... v.v và v. v... thì làm sao có thể khảng định chính xác đến 100% được, mà lịch sử thì phải chính xác chứ không thể nói đại khái được.
Trên diễn đàn này có điều có thể nói, nhưng cũng có điều không thể nói, hoặc có điều chưa thể nói. Chỉ mấy chục người thường xuyên quan tâm và vào trang mạng này chưa thể nói hết được những gì đã diễn ra cách đây hơn 30 năm về trước ở Mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang.  


Em cũng đồng ý như ý kiến bác Biên cương. Lịch sử phải cần sự chính xác, ý kiến của chúng ta cũng chỉ để tham khảo thôi. Chúng ta là người lính chỉ đi một hướng một mũi, trong khi đó địa hình mặt trận lại phúc tạp nên mỗi hướng lại cho một kết quả khác nhau, ví dụ như điểm 772 thôi nếu ai mới đi hướng trực diện từ 468 thì nhìn 772 là hình tròn cao vút nằm ôm lấy 685. nhưng nếu đi theo hướng Nậm ngặt thì lại nói : 772 chạy dài như một con đê...
vậy đấy "kiểu như thầy bói xem voi ấy mà" nên thật khó xác định. Chỉ có cấp chỉ huy mới có được cái nhìn toàn diện hơn thôi. Ngay bản thân như c7 em đã ngồi đợi trời tối hàng tiếng đồng hồ nhiều lần ở gần nga ba Thanh thủy để vận tải vào Làng lò, cùng 6 tháng trời liên tục vận tải qua đây để  tưởng tượng vẽ lại bức họa này.

 


 Nhưng bây giờ quay lại thì các điểm cao đã bị cây cối che phủ hết rồi , đến bản thân người vẽ cũng không thể nhận ra cảnh xưa nữa. Vậy chỉ cần trí nhớ không là chưa đủ phải cần thêm những tài liệu nữa.
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #516 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2015, 03:18:56 pm »



   Đỉnh Cóc-nghè:đây là nơi giao nhau của nhiều con đường.
   Rẽ trái,đi Thanh hương vào Xín chải,Lao chải.
   Rẽ phải,sang 673 đi Nà cáy,qua trận địa 37ly và 85ly.
   Xuống thẳng phía trước là Nà tong,đường hào Mùa xuân
   Ngược lại,phía sau:Về Làng Pinh


   Dưới chân Cóc-nghè,mùa gieo hạt.
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #517 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2015, 08:30:41 pm »

Em chào các bác
Em chân thành cảm ơn các bác đã đóng góp giúp em, thực tế để nghiên cứu di tích lịch sử này chúng em cũng đã thành lập một ban và giao nhiệm vụ mỗi người một việc rồi. Nhưng em là trung tâm huong dẫn, nên rất cần nắm nhiều thông tin, ở nhiều nơi, em cũng giao 2 chú về phòng tác chiến nằm một tuần đấy nhưng thu lượm không là bao, các nội dung em đặt hỏi các bác là nằm trong nhật ký để rõ hơn. Những tài liệu tối mật không đơn giản đâu các bác ạ. ...mà các bác trên diễn đàn cũng giúp em nhiều đấy chứ, tất nhiên nhiều bác ngoài diễn đàn cũng điện cho em rất nhiều..nếu không có các bác cựu chiến binh có lẽ nghiên cứu thất bại 100%. Mấy hôm nay bận em chưa xong Nà Cáy, xong tiếp tục các bác ạ...
Có thời gian em muốn đi lên hang ở 400 có bác nào xung phong đi cùng em không...?
Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #518 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2015, 10:21:29 pm »

Em chào các bác
Em cảm ơn các bác rất nhiều, các bác có gì cứ bổ sung, xong em đề nghị bác pb47 chốt giúp em nhé. Tất nhiên em nghe bác Mai anh còn hỏi thêm các lãnh đạo sẽ chính xác hơn, nhưng trong diễn đàn ký hiệu về các khu có lẽ chỉ có bác PB47 là tường tận hơn.
Về hai khối thuốc nổ ở đồi đài, hôm nọ TL của em hỏi có một bác nói là của  d9, e14 thì phải? trong đó có một bác đại đội trưởng hy sinh...
Hôm nay em đạp xe đi lên Km 10 thôn Nà Miều, vào gặp mấy cháu hay đi tìm sắt vụn, sau một lúc hỏi thăm cũng gặp được, các cháu nói vì mưu sinh chúng cháu phải đi,chứ nguy hiểm lắm chú ạ, đúng rồi, sau một lúc giới thiệu và làm quen, em nói chú chỉ quan tâm tìm hài cốt liệt sỹ thôi nhất là các kỷ vật để xác định được danh tính liệt sỹ,còn các cái khác chú không quan tâm, và chú tìm hiểu xem ngày trước ở đây chiến đấu như thế nào thôi, các cháu thấy thế yên tâm chuyện trò:  Một cháu nói năm ngoái cháu đi lên bên trên nậm ngặt ở 1509 có nhặt được một cái ví ở một hầm (có hài cốt cũng đã chuyển đi rồi)trong ví có thẻ ghi tên Minh là đại úy cháu nhớ ở cao bằng thì phải, xong cháu để lên khe đá, không biết giờ có còn không...
Còn một hôm cháu đi từ hang làng Lò lên song rẽ sang phải( em hỏi đi hỏi lại và vẽ ra đất xác định là điểm cao 400 các bác ạ) vào một hang có hài cốt và 1 khấu súng ngắn đã hỏng, thấy sương cháu chôn ngay đấy còn súng hỏng cháu bán sắt vụn rồi, chắc sương vẫn còn đấy thôi chú ạ, thế hôm nào lên chỉ giúp chú nhé, Vâng?
Khi đi lên khoảng 1/3 núi này có một cái hang, lỗ to bằng hơn cái chiếu to, trước có thang sắt rộng hơn một mét và đi xuống đến 10 mét,bây giờ họ lấy rồi, đi xuống hang phải có đèn pin không thì tối, Hang có nhiều tầng, đến 7 tầng hang,rất rộng, bằng gấp 3 nhà cháu, thế thì phải đến mấy trăm mét vuông, bên trong có đến mấy chục hài cốt chú ạ nhiều lắm, nhưng đầu không còn nguyên vẹn, chỉ còn 1/2 hoặc 1/3 thôi, rất nhiều sương vụn, bên trong xung quanh cháy xém đen vẫn còn nguyên, hang có nhiều chăn  to nhưng cháu không dám bắt, nó hiền lắm, chúng cháu chỉ lấy sắt vụn mặc kệ nó,nói song cháu chỉ cái hộp sữa to nói, có con to như thế này, em hỏi tiếp thế bên trong hang đấy còn nhiều đạn không, các cháu nói, đạn to thì hết rồi, còn mìn thôi nhiều lắm, họ xếp chỗ nào đi chỗ ấy, và hang này đi thông hàng trăm mét.........
Có bác nào biết về hang này không, hy sinh ở đây như Ngọc quyền nói ở trang nào đó thì phải...
Trên đường về em cứ nghĩ miên man, không ai quan tâm cả,biết bao giờ quy tập được...ai là người làm




Chào các Bác ! Chào bác Nguyên Tác !

Có lẽ theo lời kể của người dân đi lấy sắt vụn thì em cảm nhận là hang nơi 41 đồng chí trong đó có tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 trung đoàn 149  THUYÊN  hy sinh đến hôm nay vẫn bặt tin chưa lấy được một hài cốt nào ? hang có nhiều tầng ,và thông lên tầng trên đỉnh và thoát ra ngoài . Chính vì địa hình không thuộc lắm ,lại có một tý " mừng -hiếu thắng " nên sau khi tiêu diệt một số địch và chiếm được hang anh Thuyên cùng 40 đồng chí của mình bị sập bẫy ? sự việc này có rất nhiều sĩ quan F356 biết ? bây giờ họ ngại nói vì nhiều lý do Huh?? trong cuộc họp rút kinh nghiện sau trận đánh sư đoàn đã cắn răng ngậm bồ hòn làm ngọt .....nếu bác muốn biết sự thật thì bác đf cho anh Đạng việt Châu đang sống trong nghệ an thì sẽ rõ .......
khi nào tỉnh đội tổ chức vào hang quy tập bác cho em biết với em xin được quay lại nơi đây ,
xin cảm ơn Bác Tác !
Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #519 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2015, 10:58:53 pm »

đây là trích dẫn bài viết của anh Đặng Viết Châu ở ký ức người lính 356 phần 1


DangVietChau
Thành viên
*
Bài viết: 65


   
Re: Ký ức người lính 356
« Trả lời #551 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2012, 06:26:46 PM »
tôi đang viết tiếp về tiểu đoàn 3 thì được đọc những dòng hồi kí của cụ Được. Lẽ ra tôi vui mừng mới phải nhưng rồi tôi rung mình ớn lạnh cái lạnh chạy suốt từ đầu xuyên đến tận chân tơ kẽ tóc... mấy hôm nay tâm thần bất ổn ngứa ngáy khắp người căn bệnh của những ngày dài nằm sương gối đất cơm sấy nước lã nơi làng Pinh, coóc nghè, làng lò, hang cụt... hàng mấy chục năm nay chữa chảy đủ mọi thứ thuốc căn bệnh ấy vẵn cứ gan lì cố thủ chặng khác gì mấy anh lĩnh 356 ngày xưa cố thủ 4 hầm, E5, E2, 685, 468,600, 900, 1000... để đến lúc về Hà Giang dân cứ tưởng là nhưng chàng tác dăng thời đại. tư trang nhất bộ, quần lửng kết tua dép mòn đế với đôi quai bằng dây điện, tóc dài, râu rậm, ghẻ lợ, hắc lào, sốt rét, phù thũng... những con người đó hơn nửa năm trời đã tiến công phòng ngự 685, tiến công 300, 400... để có một tiểu đoàn 4 anh hùng một Lê Trần Mãn anh hùng, một Nguyễn Viết Ninh anh hùng,... một tiểu đoàn trưởng Nguyễn Xuân Thuyên và hơn 40 cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn tám E149 vĩnh viễn nằm lại ở bình độ 300, 400 vào rạng sáng ngày 15/01/1985... ấy thế mà cụ Được lại bảo rằng sau trận 12/07 cán bộ chiến sĩ 356 dao động hoang mang mãi đến tận khi cụ về mới xốc lại thì những trận đánh nảy lửa của sư đoàn 356 bắt đầu từ 20/10/1984 đến 10/03/1985 để có một 685 là cái lò vôi thế kỉ thì thật nực cười...nếu nói như cụ Được thì anh em mình trong giai đoạn này chắc là đánh nhau với âm binh của tàu... giai đoạn này chỉ tính riêng cái 685 thì E876 chủ nhiệm thông tin Trương Duy Hiền hi sinh, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 2 Nguyễn Đức Hiệp hi sinh, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 Hồ Xuân Tuân bị đui vĩnh viễn, tham mưu trưởng Bùi Minh Đệ chết hụt lần 2, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 Nguyễn Văn Tín mẻ trán, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 3 Nguyễn Đình Thành mất mông què giò, đại đội trưởng đại đội 10 Hồ Hữu Bĩnh sứt mặt bể cằm, chính chỉ viên Nguyễn Văn Cường đại đội 10 cụt mất 1 cánh tay... còn nhiều cán bộ chiến sĩ khác đã vĩnh viễn ra đi vĩnh viễn bị què bị cụt để chặn đúng bước tiến quân thù... vậy mà bây giờ người anh cả của sư đoàn không biết hay không muốn biết... để rồi từ tháng 06/1985 anh đã lái con tàu 356 tới bến bờ giải thể...



Kính mong ban khoa học lịch sủ quân sử tỉnh Hà Giang biên tập lịch sử ĐÚNG SỰ THẬT . tất cả các bài viết gửi về phải qua xác minh nhiều lượt đặc biệt đừng coi trọng bài viết của những ông sĩ quan chỉ ngồi dưới hầm 8 mét bây giờ chém gió trước hội nghị ? ví dụ như ông tướng hôm chém gió trước hội nghị ở Hải Phòng hôm 15/3/2015 ấy là sai hoàn toàn .....








« Sửa lần cuối: 07 Tháng Sáu, 2015, 11:09:27 pm gửi bởi ngocquyen C6 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM