Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:50:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG - KÝ ức và Tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 23  (Đọc 178798 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #420 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2015, 06:45:16 pm »

                              Chào các bác và anh em .

    Với tình hình thời tiết nóng nực như thế này thì phải hoãn các hoạt động như hội nghị , tập huấn ...lại đã các bác ạ . Thôi thì ta cứ từ từ , dành thêm ít thời gian nữa cho cánh tiểu hổ , lợn mán , cầy tơ , dê núi ...v.v chúng được lớn thêm tý nữa , có cơ hội được hưởng thêm tý ty hương vị oi khói của cuộc đời các bác nhể ...

    Nhớ hồi mùa hè năm 1984 , có lẽ do mật độ các chiến dịch tấn công , phòng ngự của cả ta và địch quá dày , nên đời sống vật chất của bộ đội cũng kham khổ lắm . Ngày nào cũng có xe vận tải từ phía sau chở hàng lên , nhưng lương thực thực phẩm thì ít ỏi , chủ yếu chỉ chở vũ khí đạn dược .

    Khắp chiến trường lính đói . Chỗ nào cũng thấy lính thèm ăn , thèm từ miếng cơm nguội trở đi , chứ chưa dám nói đến các món ngọt ngào béo bổ cao lương mỹ vị gì .

    Lính VT chúng em cũng đói rạc đói rài , nhiều khi đi vận tải gạo chỉ mong mấy cha quản lý nó cân kẹo nhẹ tay để có thể kiếm tý cải thiện . Vậy mà khó vô cùng . Các chiêu trò  được những anh lính trẻ vắt ra từ những bộ não suy dinh dưỡng của mình dù có tỷ mỷ , tinh vi đến mấy đều bị phát hiện và truy cản sớm . Rút kinh nghiệm sau nhiều lần bị lính VT lừa như "quên" dúm gạo đựng trong túi cóc ba lô , "sót " tý mỡ hoá học bị thửng vỏ bọc , tự nhiên lại cứ "bết" vài thành balô , cánh quản lý các đơn vị đã đích thân cầm từng chiếc đổ hàng ra , sau đó còn xăm xoi nắn bóp thật kỹ , rồi mới chuyển sang chiếc khác . Vậy là đói .


    Đã đói quá thì phải kiếm cái để nhai . Nhưng ở cái chốn bom đạn không người nuôi trồng , lắm người triệt phá ấy , đến mấy ngọn tàu bay , đay núi già , cây chuối thối , rau dớn cọc còn bị vặt trụi đến tận gốc rễ , có đi lang thang cả buổi cũng chả kiếm nổi một dúm nấu bát canh loãng , nói gì đến ăn vã thay cơm .

    Có một lần , hồi cuối tháng 8 năm ấy , một buổi sớm , đang ngủ vùi trong hầm , bọn em nghe mấy thằng hậu cần C gọi râm ran xuống lấy rau muống . Nghe đến cái từ "rau" , em và một chú nữa cùng A đã lao vội xuống .

    Có rau muống thật , nhưng trông buồn cười lắm : Những bó dây rau dài lằng ngoằng tới gần 1m , phần gốc thì xù xì như cựa gà đông cảo , phần thân thì èo ọt mảnh mai , cỡ khoảng 20 phân mới có một đốt , từ mỗi cái đốt ấy lắt lay vài cái lá già , lá úa , phần ngọn thì nhỏ như cái tăm , cuộn lòng vờng như cái lò xo bị rối , lại còn có những cái nhánh quăn qôe như cái "tay" của mấy anh mồng tơi , su su nữa ... Tóm lại là mấy bó rau ấy trông rất ... chán .

    Nhưng chán thì cũng phải chia . Không có cân kẹo gì thì chia theo kiểu ... đếm gốc . Để nguyên bó mà đếm , và phải nhè nhẹ tay thôi , không thì rụng hết lá . Rồi thống kê đầu người có mặt tại đơn vị ... Rồi bổ cái đám đầu ấy ra mà chia . À ha... , mỗi đầu được tận ...5 gốc ( tính gốc thôi nhé , chứ không dở ra tính cây , tránh chuyện cây dài cây ngắn phức tạp .

    A em có 13 thằng tính cả anh Lả Btr , vậy là được 65 gốc . Đáng lẽ ra , nhận xong chỗ của quý ấy thì " biến mẹ nó đi cho nhanh " như thằng cu em nó khuyên thì ... ngon . Đằng này , em lại rủ nó nán lại một tý , đợi lúc vãn người thì xin thằng Nhã đồng hương đang làm thủ kho cục mỡ hay viên mắm . Chưa xin được cái gì thì lại đã thấy mấy ông lính bên hang Phẫu mò sang . Nghe các ông ấy thẽ thọt , thương tình , những thằng bọn em chưa về hầm còn đang ở đó  lại phải dở bọc ra ... chia sẻ . May quá , chỉ hụt đi có 5 gốc thôi .

    Vừa về đến cửa hầm , đã lại nhìn thấy mấy ông đồng hương Hà đông của C15 ở hầm bên cạnh phía trên sang ...thăm . Nhìn các ông ấy ngồi đĩnh đạc khoanh chân trên phản , nghe các ông ấy vừa nhẩn nha uống nước gạo rang , bắn thuốc lào " chế" ( nghĩa là thuốc lào thật trộng với cỏ khô cho nó được nhiều ) vừa lan man con cà con kê hết chuyện bom đạn khổ ải hiểm nguy rồi sang chuyện " nghĩa tình đồng đội " keo sơn gắn bó ..., 60 em sốt hết cả ruột . Giả vờ gọi anh em vào họp , hội ý về công tác , thì các ông ấy vẫn không về , chui sâu vào góc trong hầm , lại còn : " Các anh em cứ họp đi , bọn này tranh thủ làm giấc , đêm qua đi tải đạn mệt quá ..."

    Giời ạ...Rõ đồ của nợ chưa kìa . Cáu quá , 60 em phụt ra : " Thôi... Con lạy các bố trẻ ... Rau muống kia kìa , đầy ra đấy , lấy bao nhiêu thì lấy ... vừa vừa thôi không có chết nghẹn ... xong rồi biến đi cho chúng con nhờ..."

   Ha...Ha...Ha...Hi ...Hi ...Hi... Có thế chứ ..., Được lời như cởi tấm lòng , các ông trẻ hàng xóm tốt bụng ấy vùng dậy luôn , chộp vội lấy một bó rau to , rồi chả thấy cám ơn cám iếc cái con khỉ tiều gì , chuồn thẳng ...

    Lộn hết cả ruột , 60 em vừa oang oác chửi đổng vừa chui vào hầm ...nằm khểnh , và tức .

    Nhưng... Em không tức được lâu , vì một lúc sau đã thấy một chú lính trẻ bên cái đám " cướp ngày " lúc nãy mò sang cho một cục mỡ hoá học , một bọc mắm kem và ...và một ... hộp thịt loại to hẳn hoi . Mừng như bắt được của , 60 em chồm dậy thúc lính tráng dậy nấu cơm ăn ngay cho nó ... mát .

    Vâng , phải chén ngay cho nó mát , không thì dễ mà lại bị "xót ruột" lắm . Đơn giản là vì lính tráng chỗ nào cũng đói khát khổ sở . Khổ thế đấy .

    Trưa hôm ấy , chả hiểu vì sao mà cái bầu không khí trong thung lũng Nà cáy vốn luôn đắng ngắt mùi thuốc đạn , khét lẹt mùi đá bị pháo phang , nồng nặc mùi tử sỹ phơi nắng ... lại thơm ngào ngạt thế .Đúng như bác đồng đội Maianh đã tả : Vui và ngon như bữa cơm tất niên vậy ...

    Trời nóng nực thế này , ngồi mà thở không còn thấy oải , bê bát cơm vợ sới mà thấy ngại nuốt , hay là cánh lính già chúng mình thử nhịn hẳn vài bữa để tìm lại cái cảm giác đói khổ ngày chiến tranh đi các bác .
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2015, 06:56:22 pm gửi bởi thai60 » Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #421 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2015, 08:36:04 pm »

   Chào các bác,đúng cái dịp cuối tháng 6 này của năm 84,nắng nóng hầm hập,cũng như đổ lửa.Thời gian này,quân khu và bộ quốc phòng đang điều lên Vị xuyên nhiều đơn vị,để chống lại kế họach xâm lấn của bọn Tàu.Chiến dịch chuyển quân này,có thể nói là quy mô nhất quân khu 2 từ trước đến nay.Ngoài các sư đoàn quân ra,còn trang bị,vũ khí,khí tài,nhỏ như viên đạn AK đến to lớn như chiếc xe tăng đều phải đưa lên mặt trận.

  Con đường quốc lộ số 2,đoạn từ Hà nội đến thị xã Hà giang,đoạn đường này ngày đó hẹp và xấu,nhiều cây cầu trọng tải thấp,thậm chí rất yếu.Với trọng lượng gần 30 tấn với xe tăng T34 và 40 tấn với tăng T54 thì những cây cầu này không thể tải nổi.Bộ tư lệnh công binh đã cử nhiều đơn vị tiền trạm,mục đích phục vụ kể hoạch chuyển quân của bộ quốc phòng.

  Cùng lúc,công binh quân khu cũng triển khai nhiệm vụ trên tuyến đường do quân khu quản lý,đó là quốc lộ 70 đoạn từ thị xã Lao cai tới ngã 3 Đoan hùng gặp quốc lộ 2.Ngoài ra,quân còn được chuyển theo con đường tắt từ ngã 3 Khánh hòa rẽ ra huyện Lục yên  (Yên bái) và sang huyện Bắc quang (Hà tuyên) trên tỉnh lộ 183.Để dàn quân và tránh gây ách tắc,quân từ Lao cai chuyển sang Vị xuyên còn đi qua ngã 3 Nghĩa đô,rẽ tại thị trấn Phố ràng,theo quốc lộ 279 qua Tân trịnh,chạy dọc hậu cứ sư đoàn 314 để ra quốc lộ 2.Như vậy sư đoàn 312,thuộc quân đoàn 1 di chuyển trên quốc lộ 2,khi tới Hà nội.2 sư đoàn 316 và 356 di chuyển từ Lao cai xuống,đi theo quốc lộ 70 sau chia theo nhiều hướng để sang đất Hà giang.Ngày đó,xuất đêm ngày xe chở quân của các đơn vị chạy rầm rập.Những chiếc xe tải lớn,kéo theo những khẩu pháo chạy ngật ngưỡng trên đường.

  Dọc tuyến đường quốc lộ 2,cây cầu Vĩnh tuy thuộc huyện Bắc quang là dài nhất.Cầu kết cầu dầm thép do Trung quốc bắc từ những năm 60,năm 1968 cầu bị bom Mỹ ném sập 1 nhịp.Sau ta nối lại,nhưng trụ cầu bị tên lửa bắn vỡ sau bó lại.Nên cầu rất yếu,tải trọng chỉ đạt 30 tấn.Vào thời điểm này,trên sông Lô đang mùa mưa,lũ lớn.Nhưng ta vẫn phải để xe tăng chạy vượt sông trên dòng sông lũ.Kết quả hơn 30 xe tăng vượt sông trong 3 ngày đều an toàn tập kết nơi quy định,đúng kế hoạch.Phía trên là cầu Ngần và cầu Mè do công binh sư đoàn đảm nhiệm.Đây là những cây cầu dầm thép cũ hỏng,mặt cầu lót tôn khi xe chạy qua tạo ra va đập,kêu rầm rầm.Cả 2 cây cầu này,xe trọng tải lớn đều phải qua ngầm.

  Giờ này nhớ lại những ký ức của 30 năm,trên con đường quân ta đang đi chiến dịch.Lòng bỗng bùi ngùi nhớ lại:những người lính vẫy tay chào những người gác đường hồi ấy,ai đã trở về và ai không trở về.Con đường số 2,đoạn từ huyện lỵ Bắc quang đi thị xã Hà giang,chúng tôi một thời đã có mặt tại đó.
 









 
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #422 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2015, 09:22:58 pm »

Chào các bác
Chào bác laoshan1234 ,đọc chuyện của bác tôi thấy nói đến Tân trịnh ,có phải nơi ngã ba Tân trịnh Việt vinh không .? nếu là đúng vậy thì tháng 3/79 khi hành quân trong Thanh Hóa ra, E 14 đóng quân ở đây bác ạ ,từ ngã ba Việt Vinh vào trong tân trịnh gần hai cây số nữa thì phải ,khu vực này rừng núi dân ở thưa thớt ,nói tiếng kinh chưa sỏi lắm ,khi đổ quân xuống ở đây tôi thấy cũng có lán và nhà cửa nhưng cũ kỹ dột nát lắm rồi .

Những ngày đầu rời quê hương vào quân ngũ ,đất nước lúc bấy giờ nghèo nàn lắm ,lính đói, ăn toàn bột mạch ,nên cứ thứ bảy anh em mò ra ngã ba Việt Vinh mua cơm ăn ,hình như một đồng rưỡi ,hay là hào rưỡi một tô cơm ,khó nhớ quá bác ạ .
Giai đoạn này ông nào chịu đựng được thì ở lại ,còn anh nào không chịu được thì xuôi về quê,vậy mà mới đấy đã 36 năm trôi qua rồi .
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #423 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2015, 07:13:08 am »

Chào các bác, hôm nay phải hành quân sớm để tránh cái nắng nóng,oi bức của mùa hè rồi còn rúc xuống hầm không tên T/L nhìn thấy mất.
Thay bộ quần áo khác cho gọn gàng, tôi lững thững sang bên hầm chỉ huy, vừa ngó vào hầm, nhìn thấy tôi bác Huân et đã bảo: Vào đây, vào đây uống nước đã, vừa uống nước vừa báo cáo cũng được.
Bước vào căn hầm có chiếc bàn dài dùng để họp, đồng thời cũng dùng để ăn cơm và uống nước của chỉ huy e tôi hắng giọng: Chào et ạ!
- Ừ, chuyến đi thế nào, thuận lợi chứ? Đ/C chỉ nói rõ cho tôi các vị trí có thể bố trí được đài QS mà đ/c đã đến, những thuận lợi, khó khăn nếu ta bố trí đài QS ở đó.
Trong hầm chỉ có et, bác Bảo mũi đỏ và tôi, uống xong chén nước, bắn bi thuốc lào tôi bắt đầu báo cáo:
- Báo cáo et, những địa điểm mà et yêu cầu tôi đã đến và tìm hiểu rất kĩ, cánh trái trên 1008 ta không lên đặt đài QS ở đây, do địa hình ở đây cây cối rậm rạp, phạm vi QS hẹp, Mặc dù biết et sẽ chỉ bố trí đài cảnh giới nhằm chống địch vu hồi, luồn sâu bảo vệ cánh trái cho mặt trận, nhưng theo tôi là không cần thiết, với địa hình như vậy chúng không dại gì vu hồi hướng này.
Trên 1100, nếu ta vẫn đặt đài ở 1050 phạm vi QS rất hẹp không QS phát hiện được các trận địa pháo cối, cánh trái, nếu hướng này bị địch tấn công. Hơn nữa trên đó địch thường xuyên dùng cối bắn vào trận địa phòng ngự của ta, tổ đài tự nhiên bị chế áp theo,đây là điều tối kị, địch bắn một mục tiêu đạt được hai đích vì vậy theo tôi cũng không lên bố trí đài ở đây.
- Khoan đã, đây là vị trí phòng ngự chính của hướng này, nguyên tắc là PB phải đi cùng BB để trực tiếp chi viện cho họ, nếu địch tấn công vào 1100 ai chi viện đây? không được vẫn phải đặt một đài QS ở đây.
- Báo cáo et, để chi viện cho hướng này vị trí đặt đài tốt nhất là sườn đông bên không tên, tại đó QS rất rõ 1200, 1400, đỉnh 1509, các trận địa bắn thẳng, trận địa cối của địch, khu cánh trái gò chè của ta, đồng thời ta có thể kịp thời chi viện cho cánh trái mặt trận, nếu địch chọc sâu vu hồi qua không tên.
-Không được! dứt khoát không được, bằng mọi cách khắc phục, phải bố trí đài trên 1100 để chi viên cho hướng này.
-Vâng! nguyên tắc sử dụng PB là như vậy, nhưng theo tôi không lên bố trí đài ở đây, khi bị địch tấn công mà người chỉ huy PB trở thành người lính BB phải chiến đấu bằng khẩu AK với địch thì không còn là người chỉ huy PB nữa. Bài học đắt giá trong những ngày cuối tháng 4/84 chiến dịch 12/7 và 18/11 với các tổ đài của e mình khi bố trí đài đi cùng BB, nằm cùng BB tuyến trước et không nhớ sao?
Nhắc đến các tổ đài đã hi sinh, gương mặt của et như chùng xuống, cả ba người không ai bảo ai đều lặng đi.
- Ừ, thế chú mày nói rõ tại sao lại đặt đài Qs bên không tên?
Biết là ông "bao công" nổi tiếng nguyên tắc này đã xuống thang, đang từ gọi tôi là Đ/C chuyển sang gọi "chú mày" là điều chưa từng thấy.
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #424 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2015, 10:49:17 am »

Chào các bác
Chào bác laoshan1234 ,đọc chuyện của bác tôi thấy nói đến Tân trịnh ,có phải nơi ngã ba Tân trịnh Việt vinh không .? nếu là đúng vậy thì tháng 3/79 khi hành quân trong Thanh Hóa ra, E 14 đóng quân ở đây bác ạ ,từ ngã ba Việt Vinh vào trong tân trịnh gần hai cây số nữa thì phải ,khu vực này rừng núi dân ở thưa thớt ,nói tiếng kinh chưa sỏi lắm ,khi đổ quân xuống ở đây tôi thấy cũng có lán và nhà cửa nhưng cũ kỹ dột nát lắm rồi
   ..............
  Chào bác Mạnh,trong bài viết trên tôi có đề cập tới địa danh Tân trịnh.Thì đúng là Tân trịnh mà bác đã từng đến đấy bác à.Từ quốc lộ 2,nơi có ngã 3 Việt vinh (nay là thị trấn Việt quang-huyện lỵ huyện Bắc quang) vào Xã Tân trịnh theo quốc lộ 279.Xã Tân trịnh nay thuộc huyện Quang bình,xã này trước kia phần lớn là dân tộc Dao.Trước khi bác và đơn vị lên,nơi đây có một tiểu đoàn của sư 344 (dân ở đây quen gọi là đoàn 344,đơn vị này thuộc binh đoàn Trường sơn) trú quân ở đây để mở rộng con đường 279 lên Lao cai,mà bác đã đi qua 1 đoạn.Ngày đó,ở ngã 3 Việt vinh có vài quán ăn.Khách ăn chủ yếu là cánh lái xe và lính,giá 1 tô cơm chắc hào rưỡi thôi bác ạ.
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #425 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2015, 03:35:33 pm »

Chào các bác
Cám ơn bác laoshan1234,đã thông tin cho biết về địa danh này ,lần đầu tiên bọn tôi ở dưới biển lên rừng bỡ ngỡ lóng ngóng ,phải học đủ bác ạ ,từ cách chặt cây ,nhất là chặt nứa ,nếu không chú ý rất nguy hiểm dễ đứt tay đứt chân lắm ,thời kỳ này đói ,sợ nhất là cái đói ,vào rừng gặp dân xin được sắn đem về luộc để ăn đa phần là phải dấu, đâu có thể ăn tự do được ,vài ông at thì thích oai với cánh lính mới ,có một lần A bọn tôi xin được sắn về chui vào hầm luộc vừa chín gói gém ,dấu đem về định chia cho anh em ăn,gặp ngay tay Tiểu đội trưởng , bác có biết 'hắn' ta bảo gì không, đồ ăn cắp rồi bắt đổ đi hết ,vất vã đói khát vậy cũng là cái khó khăn chung cả thôi phải không bác ,giờ ngồi nhớ lại những câu chuyện ,của một thời thấy vẫn còn sợ ,nhưng vẫn sợ nhất là cái đói ,cái đói với sức trẻ đang căng tràn sức sống ,và mong muốn lúc nào cũng phải nạp đủ năng lượng cho mọi sự phát triễn của một con người đang trong thời kỳ phát triễn .
 Nhưng đã qua rồi cái thời gian nan và vất vả ấy ,chúng ta là những con người vẫn còn được may mắn còn sống trở về,trong khi đó bao đồng đội khác,giờ vẫn đang còn nằm lại đâu đó trên những cánh rừng nơi chiến trận xưa .!
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #426 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2015, 08:56:22 pm »

Em chào các bác
Mấy hôm nay ngày nghỉ em vẫn làm việc, biên tập hồi ký của bác Nguyễn Quang Vinh nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 của trung đoàn 14, em mới hiểu một ít, như vậy vào chiến đấu phòng ngự cứ kế nhau. Sau trận đánh của Tiểu đoàn 8 trung đoàn 14 đánh 233 từ 11-14/6/84 thì 15/6 trung đoàn 174, f316 đã vào thay phiên rồi, bác Chuyên Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 đã hy sinh ngay ngày 15/6/84, em cứ tưởng đợt 12/7. Trận đánh của trung đoàn 174 trong ngày 12/7 nắm vẫn còn rất khó khăn, mặc dù được bác Laoshan giới thiệu cho bác Dương... em cảm ơn các bác
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #427 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2015, 09:30:39 pm »


                                                Chào các bác

     Rạo này nắng nóng em không dám ra ngoài đành rúc xuống hầm ngủ cho nó mát ,nói thật với các bác nằm hầm về mùa này không kém nằm điều hòa mát ra phết , ban nãy nói chuyện với bác pháo
     bác ấy bảo cũng phải rút vào hang hòn để tránh nắng , xong cũng vẫn thấy nóng liền chạy về hầm sở chỉ huy ở 812 chỗ  e trưởng huân mới thoát được cái nắng nóng
     Thưa các bác ,vào thời điểm này của 31 năm về trước các đơn vị đang chuẩn bị ,và củng cố lực lượng chuẩn bị cho chiến dịch 11- 6 đánh lấy lại 233 do trung đoàn 14 đảm nhiệm ,còn chúng tôi cũng
     chuẩn bị đầy đủ cơ số đạn để chi viện cho e 14 tránh lặp lại đợt 28 -4 vì thiếu đạn mà mất chốt
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #428 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2015, 11:18:53 pm »

Em chào các bác
Mấy hôm nay ngày nghỉ em vẫn làm việc, biên tập hồi ký của bác Nguyễn Quang Vinh nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 của trung đoàn 14, em mới hiểu một ít, như vậy vào chiến đấu phòng ngự cứ kế nhau. Sau trận đánh của Tiểu đoàn 8 trung đoàn 14 đánh 233 từ 11-14/6/84 thì 15/6 trung đoàn 174, f316 đã vào thay phiên rồi, bác Chuyên Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 đã hy sinh ngay ngày 15/6/84, em cứ tưởng đợt 12/7. Trận đánh của trung đoàn 174 trong ngày 12/7 nắm vẫn còn rất khó khăn, mặc dù được bác Laoshan giới thiệu cho bác Dương... em cảm ơn các bác
----------------------------------------------------------------------------------------

                             Chào các bác và anh em .

Theo trí nhớ của Thai60 tôi , trong suốt khoảng thời gian từ tối ngày 28/4/1984 cho đến cuối tháng 3 /1985 , các D8,9 của E 14/F313 phải liên tục bám trụ làm nhiệm vụ chiến đấu cả tấn công và phòng ngự ở khu vực Bắc suối Thanh thủy . Nếu nói E 174/ F316 vào thay phiên cho họ thì hoàn toàn không đúng , thiếu chính xác .

Vào khoảng thời gian đó có thể có sự chuyển đổi vị trí , nhiệm vụ của nội bộ E14 , ví dụ C , D này đổi cho C , D kia trong một phạm vi hẹp , chứ không hề có sự bàn giao trận địa của E14 và sự tiếp nhận trận địa ấy của một E khác .

Trong khoảng thời gian giữa tháng 6/1984 , thực tế cũng có một số đơn vị nhỏ , chủ yếu là cán bộ cấp D , C của các đơn vị khác , trong đó có cả của F356 , F316 vào các khu vực đó  để đi thực địa , nắm địa bàn và tình hình chiến trường , chuẩn bị cho chiến dịch MB84 (mở màn ngày 12/7/1984 ) chứ không phải họ vào đó để thay phiên hay thế chỗ cho một bộ phận nào của E 14 .

Và trong thực tế , trong suốt quá trình chuẩn bị , mở màn , kết thúc chiến dịch ấy , toàn bộ lực lượng của F313 , chứ không riêng gì các D8,9 ấy , đều luôn có mặt , tham gia chiến đấu . Do đó , cái từ " THAY PHIÊN " dùng trong trường hợp trên là sai hoàn toàn .

Các bác ạ . Cuộc chiến Vị xuyên đã kết thúc từ mấy chục năm rồi , mọi sự kiện của nó không những đã không được ghi chép cụ thể , lưu giữ cẩn thận , mà còn ít khi được các cơ quan hữu quan như quân đội , truyền thông ...đề  cập .
Chính vì thế mà đến hôm nay , một cơ quan quan trọng và gắn bó liên quan mật thiết với chiến trường ngày đó như bộ CHQS tỉnh Hà giang ( trong đó có ban KHQS mà bác Nguyentac là trưởng ban ) - khi làm công tác tái hiện lịch sử trận chiến Vị xuyên giai đoạn 1979- 1989 - cũng rất thiếu thông tin , đến mức phải đi tìm hiểu , sàng lọc , tổng hợp qua đội ngũ CCB , từ cán bộ đến chiến sỹ , đã từng tham gia chiến đấu ngày ấy .

Công việc của các bác ấy rất có ý nghĩa về nhiều mặt . Để cho công việc ấy có kết quả tốt nhất thì rất cần sự tham gia đóng góp nhiệt tình của mọi người .

Nhưng nhiệt tình không thì chưa đủ , mà còn phải có trách nhiệm . Trách nhiệm ở đây chính là sự chân thực , chính xác , khách quan . Lịch sử có thể thiếu chứ dứt khoát không được phép sai lệch , bắt đầu từ những sự kiện nhỏ bé nhất . Nếu không nó sẽ không còn là lịch sử nữa .

Cám ơn bác Nguyentac đã cung cấp thông tin kịp thời . Có thể Thai60 tôi nhớ chưa chính xác , mong các bác tiếp tục thảo luận , đóng góp .
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Năm, 2015, 11:25:59 pm gửi bởi thai60 » Logged
doan duy hien
Thành viên
*
Bài viết: 114


Đoàn Duy Hiển


« Trả lời #429 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2015, 06:14:38 am »

  Kiss THĂM ĐỒNG ĐỘI HÀ GIANG.!

Ai hỏi tôi, Bác đi đâu,!
Trả lời , tôi đến điểm cầu Hà Giang.
Nhớ tình đồng đội , tôi sang,
Ghé thăm trò chuyện , rộn ràng đôi câu.
Chào các bác ở tuyến đầu,
bước vào trận đánh, chống " giàu" năm xưa.
84 dãi nắng dầm mưa,
Thời điểm cao độ , say xưa đánh " giàu".
Tây nam ở bên điểm cầu,
Luôn nhận tin mới, địa đầu Hà Giang.

Quân ta thắng trận , vẻ vang,!
Bẻ chân được lão, " giàu fham " xóm giềng.
Thế trận ta vững như kiềng ,
Quyết tâm ngăn chặn , láng giềng " giàu tham ".
Yên lòng ở phía tây nam,
Quét sạch thằng Pốt, đệ tam của " giàu".
Ta là đồng đội của nhau,
Cùng một thời điểm , hai đầu chiến tranh.
Tuy hai là một hợp thành,
Cùng một trận tuyến , chia đành hai nơi.
Bắc nam gắn với đảo khơi,
Hòa bình mãi mãi , biển trời Việt Nam.
Xin chào các Bác Hà Giang,
khi có điều kiện ,tôi sang thăm nhiều.!

Logged

.                                  Đoàn Duy Hiển
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM