Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:10:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG - KÝ ức và Tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 23  (Đọc 178792 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #380 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2015, 10:52:12 am »

Em can ơn bác phó cối nhé, sự kiện của bác ở Nà Cáy chúng em xin thu thập tổng hợp.
Xin chân thành cảm ơn các bác đã nói nên sự gian khổ của người lính.....
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #381 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2015, 10:54:31 am »

2. Thời gian đóng quân
- Thời gian bắt đầu từ:             kết thúc
- Các đơn vị thay phiên:

- Số lượng tham gia cao nhất:  146 người
Gồm có:  + Hang phẫu: 10 người
                + Bộ phận làm chính sách khâm niệm: 4 người
                + Kho quân khí:  4 người
                + Kho hậu cần: 4 người
                         + Đơn vị c 18 thông tin: 8 người
                         + Đại đội 25 vận tải: 88 người (Ban chỉ huy : 4; 2 trung đội: 80; hậu cần:  4)
                          + Trận địa cối 160: 2 trung đội (4 khẩu cối) = 30 người
3. Công tác bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho điểm cao của Nà Cáy
Nà cáy là nơi tập kết vật chất hậu cần, kỹ thuật, cung cấp chủ yếu cho các đơn vị phòng ngự ở phía trước, như hang làng Lò, hang Dơi, điểm cao: 1509, 772, 685, 468, 400, đồi Đài, đồi Cô Ích, đồi đá Pháp 1, 2, 3...
Về kho hậu cần bảo đảm: Gồm gạo, muối, mắm kem, thịt lợn, thịt rim, thịt hộp, cá hộp, bơ, bí đỏ, đậu xanh, rau xanh...khi hàng hóa được vận chuyển đến thì cán bộ hậu cần cấp phát cho các đơn vị phía trước ngay. Hàng hóa được giao cho đơn vị vận tải, từng chiến sỹ cho hàng hóa vào ba lô, mỗi chiến sỹ khoác nặng từ  60 - 75 kg, cơ động theo đường hào chiến thắng ngược dốc lên điểm cao 673, đi xuống Nà Toong và cơ động vào hang làng Lò, hang Dơi, thời gian khoảng 2 giờ 30 phút. Khi quay ra có thể kết hợp vận chuyển thương binh, tử sỹ từ hang làng Lò và hang Dơi về bàn giao cho trạm phẫu tại Nà Cáy.
Về kho kỹ thuật bảo đảm: Các loại đạn cho súng tiểu liên AK, trung liên, đại liên,  B40, B41, M79, Mk19, cối 60, cối 82, cối 120, cối 160...với đạn nhọn chiến sỹ vận tải thực hiện vác từng hòm, tùy từng loại đạn mỗi hòm có trọng lượng 50 - 70 Kg. Đạn cối 60, 82, 120 quả đạn được cho vào khe hai đầu đòn gánh, mỗi chiến sỹ gánh nặng 60 - 75 Kg. Bộ đội vận chuyển ngược dốc theo đường hào chiến thắng lên điểm cao 673, đi xuống Nà Toong và vào hang làng Lò và hang Dơi mất thời gian khoảng 2 giờ 30 phút.
Vận chuyển bê tông, bộ đội thường gọi là thanh kẹo lạc, trong lượng từng loại  khác nhau, mỗi thanh nặng khoảng 70 - 90 Kg. Khi vận chuyển phải xé mền chăn, hoặc áo bông cũ để lót vai và 2 người khiêng một thanh. Cơ động đi một đoạn lại gác lên thành hào, một ngày vận chuyển được 2 thanh bê tông từ Nà Cáy lên điểm cao 673 và 812 để xây dựng các hầm chỉ huy, hầm chiến đấu.
Vận chuyển thương binh, tử sỹ: Khi nhận nhiệm vụ các chiến sỹ vận tải đi mang theo cáng võng, đến hang Dơi hoặc hang làng Lò khiêng thương binh, tử sỹ cho vào cáng võng, có 4 người khiêng thay nhau, khi xuống dốc và lên dốc rất vất vả. Có lúc mưa to qua suối Thanh Thủy phải đặt thương binh, tử sỹ trên các can nhựa dùng dây kéo qua suối. Có nhiều trường hợp khi vận chuyển là thương binh về đến hang phẫu Nà cáy thành tử sỹ. Thời gian vận chuyển thương binh tử sỹ từ hang làng Lò về Nà Cáy mất khoảng 2 giờ.
Chiến sỹ vận tải phải đi cả đêm lẫn ngày, căn cứ tình hình thời tiết để vận chuyển ban ngày, khi buổi chiều có ánh nắng soi chiếu vào phía địch như 1030, 1250, 1509, địch sẽ khó quan sát phát hiện được ta, hoặc khi có mây mù chen qua thì lính vận tải hoạt động. Đi ban đêm không có đèn, chỉ lợi dụng ánh sáng nền trời và chớp đạn để đi và đi theo lối cũ thành quen. Khi vận chuyển bộ đội gặp nhau ở đường hào thì sử dụng mật khẩu. Tai luôn thính nghe rõ tiếng đề pa của pháo sẽ biết địch bắn về đâu để tránh, nên chiến sỹ vận tải thuộc trung đoàn 14, sư đoàn 313 hạn chế tổn thất trong vận chuyển vật chất hậu cần, kỹ thuật.
4. Về đời sống sinh hoạt của bộ đội ở Nà Cáy
Về ăn uống đảm bảo lương thực, thực phẩm cho lực lượng tại đây cũng hạn chế, vì lương thực, thực phẩm chủ yếu tập trung ưu tiên cho các đơn vị phía trước. Về sử dụng nguồn nước tắm và ăn uống sinh hoạt hàng, tại đây có một khe nước chảy ở giữa điểm cao 812 và điểm cao 673 tạo nên, phục vụ cho tất cả các lực lượng ở Nà cáy. Tuy nhiên khi địch bắn pháo nhiều nguồn nước này rất đục, bộ đội phải lọc nước trong mới sử dụng được. Về ngủ của bộ đội thời kỳ đầu không có phản, chỉ đập những cây nứa thành dát giường hoặc sử dụng tạm những mảnh ván quan tài có sẵn để trải chiếu ngủ. Đầu năm 1984 còn ngủ nhà âm, sau khi địch bắn pháo nhiều đơn vị đào hầm tận dụng hang hốc đá và xây dựng tường đá chắn phía bên ngoài để ở. Đây là phía sau có vật che khuất nên ban đêm từng hầm có đèn dầu thắp sáng cho bộ đội. Tuy nhiên về báo chí bảo đảm cho bộ đội đọc rất ít, không có đài radio để nghe. Phần lớn bộ đội bị bệnh ngoài da như: Ghẻ lở, hắc lào hoặc bị sốt rét, bệnh teo cơ do thiếu dinh dưỡng...

Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #382 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2015, 02:42:34 pm »

  Xin chào các bác,trong khi chúng ta đang hồi tưởng về những tội ác do nhà cầm quyền Bắc kinh, gây ra ở huyện Vị xuyên (Hà tuyên) hơn 30 năm trước.Thì ở biển đông,Trung quốc đang dã tâm mưu toan một kế hoạch bành trướng,xâm chiếm nước ta,bằng con đường biển.Trong phiên họp mới đây,nhiều đại biểu quốc hội lo lắng về hành động của Trung quốc,điều đó không phải không có cơ sở
  Mời các bác cùng xem những hình ảnh dưới đây.

Hình ảnh công trường phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

Phóng viên VietNamNet đã ra Trường Sa tận mắt ghi lại hình ảnh các công trình trái phép TQ xây dựng ở Gạc Ma, Huy Gơ.

Theo chân đoàn công tác số 9 do Bộ TT&TT chủ trì đến cụm đảo Sinh Tồn trong hành trình "Đến với Trường Sa thân yêu 2015", phóng viên VietNamNet đã tận mắt chứng kiến các công trình TQ đang gấp rút xây dựng trái phép tại các bãi đá Huy Gơ và Gạc Ma.

Nằm trong cụm đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, VN), đá Huy Gơ còn được gọi với tên khác là đá Tư Nghĩa, cách Gạc Ma khoảng 15 hải lý theo hướng Đông Bắc, bị TQ chiếm giữ trái phép từ ngày 28/2/1988.

Ban đầu, đá Huy Gơ là một bãi san hô chìm, chỉ nổi lên một phần rất nhỏ khi thủy triều xuống. Sau khi chiếm giữ trái phép năm 1988, TQ đã xây dựng đá Huy Gơ thành một đảo chìm nhỏ với cấu trúc 1 nhà 2 tầng kiên cố.

Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2014, sau khi xây dựng mở rộng các đảo Gạc Ma, Xu Bi, Vành Khăn... TQ tiếp tục huy động một lượng lớn tàu vận tải và thiết bị xây dựng hiện đại để mở rộng bãi đá Huy Gơ ra tới hơn 6 héc ta.

Tàu trọng tải trên 30 ngàn tấn và hệ thống băng chuyền đưa vật liệu xây dựng từ tàu lên bờ cũng được TQ sử dụng.

Hải trình của đoàn công tác số 9 đi giữa cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, VN), ngang qua các bãi đá Huy Gơ và Gạc Ma đang bị TQ chiếm đóng trái phép.

Đứng từ đảo Sinh Tồn Đông, có thể nhìn thấy Huy Gơ ở khoảng cách rất gần.
 
Ngay khi tàu Trường Sa 571 đưa đoàn công tác số 9 đi ngang qua bãi đá Huy Gơ, phía TQ lập tức phát tín hiệu bộ đàm xua đuổi, đồng thời bắn pháo sáng cảnh cáo.

Từ khoảng cách vài hải lý vẫn có thể nhìn rõ các công trình xây dựng trái phép của TQ trên đá Huy Gơ đang được thi công ngày đêm, huy động tới 6 cần cẩu cùng hoạt động. Tất cả các công trình đều được sơn màu trắng nổi bật. Tàu vận tải hàng chục ngàn tấn được sử dụng để chở vật liệu ra đảo.

Ở phía cuối bên phải bãi đá, tháp quan sát không lưu đang được quây giàn giáo thi công và các đơn nguyên đã hoàn thiện, được trang bị các thiết bị radar, viễn thông trên nóc.

Tòa nhà trung tâm được xây theo cấu trúc đa giác với 5 tầng nổi, có cầu dẫn từ mặt đất lên tầng 2 để vận chuyển trang thiết bị hạng nặng. Mỗi góc tòa nhà là một hệ thống tháp chiến đấu, bố trí các lỗ châu mai ra tất cả các hướng xung quanh.

Các đơn nguyên liền kề vẫn đang được dựng giàn giáo để thi công. Vật liệu xây dựng liên tục được tầu vận tải chuyển lên bờ. TQ sử dụng công nghệ phụ gia bê tông đặc biệt để dùng nước biển trong quá trình trộn bê tông nên có thể thi công liên tục ngay cả trong mùa khô hạn ở Trường Sa.

Đầu còn lại của bãi đá, các khối bê tông đúc sẵn và nguyên vật liệu được sử dụng để tiếp tục tôn cao nền đá san hô, mở rộng đảo nhân tạo.
Sau khi ngang quá bãi đá Huy Gơ, tàu Trường Sa 571 của đoàn công tác số 9 tiếp tục hành trình khoảng 15 hải lý theo hướng Tây Nam đến đảo Cô Lin, ngang qua bãi đá Gạc Ma đang bị TQ chiếm đóng trái phép và xây dựng mở rộng.

Toàn cảnh các công trình xây dựng trái phép của TQ trên đảo Gạc Ma, bao gồm tòa nhà trung tâm cao 6 tầng, các tháp quan sát không lưu cùng các hệ thống cần cẩu, tầu vận tải hoạt động liên tục.

Tòa nhà 6 tầng được thiết kế với các tháp chiến đấu ở mỗi góc, bố trí lỗ châu mai phong tỏa khu vực xung quanh. Các đống vật liệu ngổn ngang cho thấy công việc xây dựng vẫn đang được tiến hành.

Đường dẫn đưa thiết bị trọng tải lớn lên tầng 2 khu nhà trung tâm cũng đã được hoàn thiện.

Phía trái đảo Gạc Ma, các tầu vận tải đang cập mạn để chuyển vật liệu lên bờ. Các cần cẩu, máy xúc, máy ủi liên tục hoạt động.

Hệ thống tháp trộn bê tông nằm giữa các đơn nguyên nhà độc lập, sử dụng công nghệ trộn bê tông bằng nước biển.

Nhìn bằng mắt thường từ đảo Cô Lin từ khoảng cách 3 hải lý, có thể thấy rõ các công trình xây dựng mở rộng trái phép của TQ trên đảo Gạc Ma.
                                                                                             Theo Huy Phong
Vietnamnet
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #383 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2015, 03:27:58 pm »


                            Chào các bác và anh em .

Bác Tác đã có một vài nét tổng hợp lại về khu vực Nà cáy , các bác xem có gì cần  bổ sung hoặc điều chỉnh thì góp ý với bác Tác . Cá nhân em đã PM cho bác Tác rồi .
Logged
mai-anh
Thành viên
*
Bài viết: 405


« Trả lời #384 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2015, 04:21:37 pm »

Em chào các bác và bác Nguyen Tac 62 !

Đây là chuyên ngành của bác Thai 60.nhưng thôi,em cũng biết đâu nói đó ,mong cho công việc của bác Tác nó hoàn chỉnh hơn.vì những thông tin chỉ sai một tý,người đọc có thể nghi ngờ tất cả.chắc chắn các bác tham gia trên diễn đàn đã ít nhiều từng được mang vác hồi đó.sức đeo của lính ta thường không quá 40kg.trung bình là khoảng 35kg đổ lại,vì địa hình thì dốc lắm.quan trọng là thế hệ anh em mình không được uống sữa tươi,trọng lượng cơ thể rất khiêm tốn,nếu đeo quá trọng lượng cơ thể mà lại đi ngược dốc thì nguy hiểm lắm.về đạn cối 120 thì mỗi bác một quả,cối 82 thường từ 8-9 quả,mang vác bằng ba lô.riêng cối 60 có lúc làm như bác Tác đã viết.về bê tông theo em biết có hai loại,loại kẹo lạc khoảng 45kg một người,loại sườn bò 75kg phải hai người.ai may mắn được vác loại này là cực nhất,vì hào thì chật ,lại không được thẳng,cộng đường thì dốc.thằng đi sau thường làu bàu tâm sự một mình,hình như thằng đi trước nó không khiêng hay sao mà nặng thế.chốc chốc lại phải đổi vị trí cho bình đẳng,để thắm tình đồng đội.
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #385 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2015, 08:03:08 pm »

Em chào các bác và bác Nguyen Tac 62 !

Đây là chuyên ngành của bác Thai 60.nhưng thôi,em cũng biết đâu nói đó ,mong cho công việc của bác Tác nó hoàn chỉnh hơn.vì những thông tin chỉ sai một tý,người đọc có thể nghi ngờ tất cả.chắc chắn các bác tham gia trên diễn đàn đã ít nhiều từng được mang vác hồi đó.sức đeo của lính ta thường không quá 40kg.trung bình là khoảng 35kg đổ lại,vì địa hình thì dốc lắm.quan trọng là thế hệ anh em mình không được uống sữa tươi,trọng lượng cơ thể rất khiêm tốn,nếu đeo quá trọng lượng cơ thể mà lại đi ngược dốc thì nguy hiểm lắm.về đạn cối 120 thì mỗi bác một quả,cối 82 thường từ 8-9 quả,mang vác bằng ba lô.riêng cối 60 có lúc làm như bác Tác đã viết.về bê tông theo em biết có hai loại,loại kẹo lạc khoảng 45kg một người,loại sườn bò 75kg phải hai người.ai may mắn được vác loại này là cực nhất,vì hào thì chật ,lại không được thẳng,cộng đường thì dốc.thằng đi sau thường làu bàu tâm sự một mình,hình như thằng đi trước nó không khiêng hay sao mà nặng thế.chốc chốc lại phải đổi vị trí cho bình đẳng,để thắm tình đồng đội.
   Qua bài tổng hợp của bác Tác và bài phản hồi của bác mai anh,tôi thấy bài tổng hợp của bác Tác (không biết trích dẫn từ tài liệu nào),nhưng không thực tế.Thực ra,nếu mang vác di chuyển trong điều kiện địa hình như ở Nà cáy mà vượt dốc lên 812 (Nà tong),lại đi trong điều kiện đêm hôm thì việc tải nặng đến 65-70kg là không thể đi được.Thông thường,1 chiếc ba lô (Kể cả loại của Trung quốc) đổ đầy cũng chỉ được 25kg gạo.Nếu như đeo đầy ba lô gạo,khi lên dốc cao sẽ như kéo ngửa người về phía sau.Đồng thời với sức nặng như vậy,chân như không nhấc nổi để bước lên dốc.Khi khiêng bê tông thanh,loại thanh cong nặng nhất có trọng lượng là 70kg (thanh bê tông kiến thiết hầm trên 1509,do nhà máy bê tông đúc sẵn Đạo tú,Vĩnh phú có đề trọng lượng,chiều dày,chiều dài).Loại này trước kia bộ đội vận chuyển lên chốt đi ban ngày ,phải dùng đến 4 người thay nhau.Khi lên đoạn dốc cao từ suối Thanh thủy lên,2 người không khiêng phải lôi đầu đòn phía trước và đẩy đầu đòn phía sau.Thanh này không những nặng nhất,mà còn cong lưng võng xuống rất khó đi.Nhiều trường hợp anh em khiêng,bị ngã dẫn đến bị thương...

  Việc vận chuyển đạn cối:cối 60mm thì dễ,còn loại 82mm việc đút vào ba lô cũng khó đeo,hầu hết là vạc đoạn tre,vầu xẻ rãnh,kẹp phần nhỏ nhất trên đuôi quả cối.Với trọng lượng 3 cân rưỡi 1 quả thì anh em cũng chỉ gánh được mỗi đầu đòn 3-4 quả,còn đạn cối 120mm trọng lượng là 16kg cũng chỉ gánh nổi 2 quả,nhưng hầu hết các bác chỉ vác 1 quả thôi.

  Nói chung,việc vận chuyển lương thực,thực phẩm vũ khí,khí tài đạn dược vào tuyến trong là công việc thường xuyên của bộ đội vận tải.Ngoài ra,khi cần trên huy động cả cán bộ chiến sỹ các đơn vị bộ binh đóng ở hậu cứ,các cơ quan đoàn bộ,dân công hỏa tuyến ...v/v.Tôi từng gặp các đoàn dân công các huyện lên vận chuyển đạn,họ đến đỉnh Cóc nghè thì sáng và mỗi chị em gánh có 2 quả đạn cối 82mm,số còn lại chắc họ bỏ lại ở lưng chừng dốc.
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #386 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2015, 08:18:36 pm »

                                 Chào các bác và anh em .

Lúc chiều , ngay sau khi đọc bài của bác Tác , thấy một vài chỗ chưa ổn , lính VT Thai60 em đã sửa lại theo trí nhớ của mình trên cơ sở bài viết của bác và đã gửi bản sửa ấy cho bác Tác qua PM cá nhân . Chưa thấy bác Tác điều chỉnh gì , 60 em lại đưa bản sửa ấy lên đây để các bác cùng góp ý điều chỉnh , bổ sung :

" Chào bác Tác , đọc bài của bác , thấy có một vài chi tiết chưa chính xác lắm , tôi đã sửa , bác xem sửa lại đi nhé :

 thời gian đóng quân
- Thời gian bắt đầu từ:             kết thúc
- Các đơn vị thay phiên:

- Số lượng tham gia cao nhất: Khoảng 150 người
Gồm có ( Tùy từng thời điểm ):  

                + Hang phẫu: 10 người
                + Bộ phận làm chính sách khâm niệm: 4 người
                + Kho quân khí:  4 người
                + Kho hậu cần: 4 người
                + Đơn vị c 18 thông tin ( tùy thời điểm ): 8 người
                + Đại đội 25 vận tải: Khoảng 88 người (Ban chỉ huy : 4; 2 trung đội: 80; hậu cần:  4)
                + 2 B của C15/E14 cối 82 = 30 người

3. Công tác bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho các đơn vị phía trước của Nà Cáy:

Nà cáy là nơi tập kết vật chất hậu cần, kỹ thuật…từ phía sau chuyển lên cung cấp chủ yếu cho các các đơn vị làm nhiệm vụ ở phía trước, như Nà toong,hang làng Lò, hang Dơi, khu vưc các điểm cao: 1509, 772, 685, 468, 400, đồi Đài, đồi Cô Ích, đồi đá Pháp 1, 2, 3...
Nà cáy cũng là nơi tập kết tử sỹ ,cứu chữa thương binh từ phía trước do các đơn vị vận tải chuyển về .
Về kho hậu cần bảo đảm: Gồm gạo, muối, mắm kem, thịt lợn, thịt rim, lạp xường ,thịt hộp, cá hộp, bơ, bí đỏ, đậu xanh, rau củ quả xanh.v.v...
Khi hàng hóa được vận chuyển đến Nà cáy thì cán bộ hậu cần cấp phát cho các đơn vị vận tải lên phía trước ngay. Hàng hóa được giao cho đơn vị vận tải, từng chiến sỹ cho hàng hóa vào ba lô, mỗi chiến sỹ khoác nặng từ  25 – 40 kg, cơ động theo đường hào chiến thắng ngược dốc lên điểm cao 673, đi xuống Nà Toong hoặc theo đường QL2 qua ngx Ba Thanh thủy  cơ động vào hang làng Lò, hang Dơi, thời gian khoảng 2 giờ 30 phút. Khi quay ra có thể kết hợp vận chuyển thương binh, tử sỹ từ hang làng Lò và hang Dơi về bàn giao cho trạm phẫu tại Nà Cáy.
Trong trường hợp vận tải cho các đơn vị Bộ binh trên Pha hán hay hỏa lực ( C14 DKB - H12 ) trên Nà sát bên Đông sông Lô , vận tải phải đi qua các cầu treo ở Ngã Ba Thanh thủy và ở km 13,5 , trèo ngược dốc  lên trận địa .

Về kho kỹ thuật bảo đảm: Các loại đạn cho súng tiểu liên AK, trung liên, đại liên,  B40, B41, M79, Mk19, cối 60, cối 82, cối 120, cối 160...

Với đạn nhọn chiến sỹ vận tải thực hiện vác từng hòm nhỏ (hoặc dỡ hòm lớn , bỏ hòm gỗ bọc bên ngoài , chỉ giữ hộp nhỏ bên trong ), tùy từng loại đạn mỗi hòm có trọng lượng 45 - 70 Kg. Đạn cối 60, 82 quả đạn được cho vào Ba lô hoặc treo vào khe hai đầu đòn gánh, mỗi chiến sỹ tải nặng nhất thì khoảng 35 – 45 kg ( ví dụ khi gánh 12 quả cối 82 ). Cối 120 thì chỉ vác từng quả , còn cối 160 thì không thấy phải chuyển , vì không có trận địa nào ở phía trước .

Bộ đội vận chuyển ngược dốc theo đường hào chiến thắng lên điểm cao 673, đi xuống Nà Toong và vào hang làng Lò và hang Dơi mất thời gian khoảng 2 giờ 30 phút.Nếu đi theo QL2 thì mất khoảng 45 phút ( Lượng thời gian trên của cả 2 hướng đi chỉ là tương đối và trong trường hợp khi địch không bắn chặn hoặc thời tiết thuận lợi )

Vận chuyển bê tông, bộ đội thường gọi là thanh kẹo lạc, trong lượng từng loại  khác nhau, mỗi thanh nặng khoảng 50 - 90 ( thường thanh cong chỉ nặng gần 80kg , cá biệt mới có thanh nặng tới 90 Kg ). Khi vận chuyển phải xé mền chăn, hoặc áo bông cũ để lót vai và 2 người khiêng một thanh, đoạn nào dốc quá hoặc khó đi anh em phải xúm vào lôi , đẩy , vần từng tý một . Cơ động đi một đoạn lại gác lên thành hào, vừa đi vừa nghỉ quay lại chuyển thanh kia , đi như kiểu cuốn chiếu . Theo mức khoán , mỗi người  một ngày vận chuyển được 2 thanh thẳng hoặc 1 thanh cong cấu kiện bê tông từ Nà Cáy lên điểm cao 673 và 812 để xây dựng các hầm chỉ huy, hầm chiến đấu, hầm pháo bắn thẳng.v.v…

Vận chuyển thương binh, tử sỹ: Khi nhận nhiệm vụ các chiến sỹ vận tải thường kết hợp tải hàng đi lên , khi đi  mang theo cáng võng, đến hang Dơi hoặc hang làng Lò khiêng thương binh, tử sỹ cho vào cáng võng, thường có 2 người hoặc 4 người khiêng thay nhau (tùy theo số lượng nhân lực hoặc tuyến đường sẽ đi ), khi xuống dốc và lên dốc rất vất vả.

Có lúc mưa to hoặc lũ lớn qua suối Thanh Thủy phải đặt thương binh, tử sỹ trên các can nhựa buộc níu vào nhau dùng dây kéo qua suối hoặc anh em xúm vào vừa bơi vừa lội đẩy qua . Có nhiều trường hợp khi vận chuyển là thương binh về đến hang phẫu Nà cáy đã thành tử sỹ do vết thương cũ quá nặng hoặc do trúng đạn bắn thẳng , mảnh đạn pháo cối của địch trên đường vận tải .

Thời gian vận chuyển thương binh tử sỹ từ hang làng Lò về Nà Cáy mất khoảng 1 giờ nếu đi qua ngã Ba Thanh thủy xuôi QL2  , hoặc 3-4 giờ nếu đi theo hướng ngươc lên Nà toong , lên 673 rồi tụt xuống Nà cáy .

Chiến sỹ vận tải phải đi cả đêm lẫn ngày, căn cứ tình hình thời tiết để vận chuyển ban ngày, lúc buổi sáng khi có nhiều mây , sương mù hoặc khi buổi chiều có ánh nắng soi chiếu vào phía các đài quan sát của địch như ở 1030, 1250, 1509, địch sẽ khó quan sát phát hiện được ta, hoặc khi có mây mù chen qua thì lính vận tải tranh thủ vận  động. Đi ban đêm không có đèn, chỉ lợi dụng ánh sáng nền trời và chớp đạn để đi và đi theo lối cũ thành quen.

Khi vận chuyển phải thường xuyên lắng nghe động tĩnh , lắng tai , dõi mắt theo dõi ánh chớp hay tiếng nổ đề pa  của pháo địch , phán đoán  địch bắn về đâu để tránh. Do có nhiều thời gian bám sát chiến trường  nên càng về sau này chiến sỹ vận tải thuộc trung đoàn 14, sư đoàn 313 càng hạn chế được tổn thất trong vận chuyển vật chất hậu cần, kỹ thuật.

4. Về đời sống sinh hoạt của bộ đội ở Nà Cáy

Về ăn uống đảm bảo lương thực, thực phẩm cho lực lượng tại đây cũng hạn chế, vì lương thực, thực phẩm chủ yếu tập trung ưu tiên cho các đơn vị phía trước. Về sử dụng nguồn nước tắm và ăn uống sinh hoạt hàng ngày, tại đây có một khe nước chảy ở giữa điểm cao 812 và điểm cao 673 tạo nên, phục vụ cho tất cả các lực lượng ở Nà cáy. Tuy nhiên khi địch bắn pháo nhiều nguồn nước này rất đục, bộ đội phải lọc nước trong mới sử dụng được.

Về ngủ của bộ đội thời kỳ đầu không có phản, chỉ đập những cây nứa thành dát giường hoặc sử dụng tạm những mảnh ván quan tài có sẵn để trải chiếu ngủ. Đầu năm 1984 còn ngủ nhà âm, sau chiến dịch ngày 12/7/1984 khi địch bắn pháo nhiều đơn vị đào hầm tận dụng hang hốc đá và xây dựng tường đá chắn phía bên ngoài để ở. Đây là phía sau có vật che khuất nên ban đêm từng hầm có đèn dầu thắp sáng cho bộ đội. Tuy nhiên về báo chí bảo đảm cho bộ đội đọc rất ít, không có đài radio để nghe. Phần lớn bộ đội bị bệnh ngoài da như: Ghẻ lở, hắc lào hoặc bị sốt rét, bệnh teo cơ do thiếu dinh dưỡng..."


Em chỉ xin đính chính một vài chi tiết nhỏ như vậy , mong các bác tiếp tục góp ý bổ sung . Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của các bác Maianh , Laosshan . Thực ra , lúc chiều , sau khi gửi PM bài sửa trên cho bác Tác , em cũng đã gọi điện nhắc bác ấy sửa ngay cho kịp thời , bác Tác đã đồng ý luôn , chắc bác ấy bận nên chưa sửa kịp thôi các bác ạ .
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2015, 08:35:27 pm gửi bởi thai60 » Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #387 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2015, 08:36:46 pm »

Em cảm ơn các bác và xin bổ sung để dần hoàn chỉnh hồ sơ
Còn baì về con đường của các bác em đang sửa hoàn chỉnh
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #388 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2015, 09:37:13 pm »

Chào toàn thể các bác
Qua các bài thảo luận và bổ sung của các bác, cho bài dự thảo của bác Tác , thì riêng cá nhân tôi cũng xin góp mấy ý nhỏ như thế này , mà đây cũng là thực tế đơn vị tôi đã làm .

-Về vận chuyển gạo cho đơn vị mình , mức ăn của mỗi người =21kg+7kg dự trữ chiến đấu =28 kg/tháng , đa phần anh em chỉ xuống vận chuyển chỉ có một lần .
-Vận chuyển đạn cối 82mm, ngoài cơ số đạn dự trữ chiến đấu đã có  . Nếu trong ngày, mặt trận yêu cầu bắn cấp tập mỗi khẩu 60 viên x 6 khẩu =360 viên . Vậy là bằng mọi giá chiều ,hoặc đêm hôm ấy phải huy động lực lượng đơn vị đi vận chuyển đủ số đạn trên .Đó là khi đơn vị tôi còn ở bờ nam suối Thanh Thủy nên phải tự vận chuyển .
-Cách thức vận chuyển đạn cối 82mm , đa phần là anh em vận dụng ,như đoàn gánh làm bằng từ khúc tre, vầu ,và ba lô ,nhưng ba lô vẫn là chủ yếu ,nếu gánh thì phải kèm theo túi phòng đọc để đựng đầu nổ, liều chính và liều phụ, đeo bằng ba lô hơi khó đeo nhưng cơ động nhanh ,về số lượng thường là 6 quả cho một người / chuyến ,kể cả bằng đoàn gánh .

-Trong bài của các bác nói đến đời sống và sinh hoạt .Tôi thấy cần bổ sung một vấn đề nữa là ,quân trang , đây là vấn đề thiếu thốn nhất đối với anh em ,trong đó đặc biệt là giầy vải .

            Đó là mấy ý nhỏ của cá nhân tôi ,xin mời các bác tiếp tục góp ý

Logged
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #389 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2015, 09:55:17 pm »

8 giờ sáng ngày 31/5/2015; Ban Liên lạc CCB Trung đoàn 567 (Trung đoàn 982 khi sang Hà Giang) Tổ chức kỷ niệm 30 năm trận đánh M1 (Trận đánh A6b) ngày 31/5/1985 - 31/5/2015 tại Khách sạn Bằng Giang thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Đồng đội Nguyễn Tác có muốn lấy tư liệu của những người trực tiếp tham gia trận đánh đó, xin mời cùng đi với chúng tôi: BLL Sư đoàn 356 - Hà Giang!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM