Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:13:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG - KÝ ức và Tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 23  (Đọc 178828 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #280 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2015, 03:52:53 pm »

Em chào các bác
Hình ảnh bác như đưa lên em mới biết có đường vận tải từ làng Pinh sang Nà Cáy,con đường này rất quan trọng trong chiến đấu, hiện nay nhiều người không biết có con đường này
Còn thông tin về Đồng chí Nguyễn Viết Cương hy sinh (Ngày 10/4/1985 lúc 13 giờ 30 phút, 1 khẩu đội cối 160 bị địch bắn 1 quả pháo hy sinh đ/c Nguyễn Viết Cương trung đội trưởng thuộc f356) hiện nay các bác f356 vẫn hẹn kiểm chứng lại. Nói bác ấy hy sinh đưa vào sự kiện lịch sử mấy hôm sau bác lên thăm thì chết mất.

Còn Ngày 31/3/1985 một khẩu đội cối 160 bị trúng đạn pháo địch hy sinh 7 đ/c trong đó có đ/c Hoàng Văn Thành chính trị viên tiểu đoàn thuộc f356.do bác Lợi TL pháo f356 cung cấp
Bác trinhvanhuong đã nói thêm được chiến sĩ hy sinh 2 người (1 là anh cần pháo thủ hy sinh, quê ở thanh sơn phú thọ.)  (2 là khẩu đội trưởng vinh hy sinh,quê vĩnh tường vĩnh phú,)  hai chiến sỹ này lính80   ở hoàng liên sơn đang làm thủ tục gia quân,chỉ thêm mấy ngày nữa là hai bác này được ra quân.sang vị xuyên  lại bị hy sinh,thương hai bác ấy quá,.
 Bác trinhvanhuong và các bác tiếp tục giúp em xem còn 4 chiến sỹ hy sinh còn lại là những ai, ... em xin cảm ơn
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #281 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2015, 05:02:33 pm »

Chào các bác ccb
chào bác lính quâny ,đọc  chuyện  của bác hay quá ,bác tiếp tục nghiên cứu  người lính vị xuyên .và viết chuyện ngắn của những người lính chiến ,cho anh em đọc thư dãn sau một ngày làm việc .  Bác lính quâny ơi bác có thể viết kỷ niệm cho những người lính đường dây hĩu tuyến,đi nối dây dưới làn pháo giặc  được không . Nếu bác bận thì thôi,không sao.


   Chào bác trinhvanhuong. Em nhớ bên thông tin, có câu chuyện của bác nguyenhongduc, dùng cối 60 để bắn dây sang bên kia bờ suối. Đây là một chi tiết chưa ai khai thác, viết lên truyện cả. Nhưng dù sao em cũng phải hỏi lại cho kỹ đã. Chuyên môn thông tin em mù tịt, khi nào hiểu em sẽ viết một truyện về lính thông tin đi làm nhiệm vụ dưới làn đạn pháo bác ạ.  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #282 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2015, 05:20:56 pm »

các bác còn nhớ những chiếc hầm hình bu gà ở ngã ba thanh thủy không nhỉ có lẽ đây là một phát minh kì diệu của công binh ta

khung hầm được hàn bằng sắt như hình chiếc bu gà nếu nó đặt ở ngã ba hào thì nó có 3 cửa nếu không nó chỉ có 2 cửa thôi . khi đem chụp cái bu gà này xuống và dùng đá hoặc bao tải cát xếp xung quanh và chùm lên tận nóc thế là thành một cái hầm. do cấu tạo hình vỏ trứng dựng đứng nên nó chịu sức công phá của đạn pháo rất tốt . khu vực ngã ba thanh thủy là khu vực bị bắn phá rất ác liệt nhưng những căn hầm này vẫn trơ trơ tồn tại . những người lính vận tải chúng tôi sống được cũng nhờ những con hầm này

và đây là một tình huống như thế


 



còn chuyện nhớ đời như thế nào em sẽ kể chi tiết sau
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #283 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2015, 06:51:59 pm »

dùng cối 60 để bắn dây sang bên kia bờ suối. Đây là một chi tiết chưa ai khai thác, viết lên truyện cả. Nhưng dù sao em cũng phải hỏi lại cho kỹ đã. Chuyên môn thông tin em mù tịt, khi nào hiểu em sẽ viết một truyện về lính thông tin đi làm nhiệm vụ dưới làn đạn pháo bác ạ.  Grin
Cái này thì anh giúp chú được, ơ chú không biết ai là người chỉ huy TT à? những người mà chú hay gặp ở HC phải có 5 bác ở ngành TT, đi mòn cả 812, 673. Làng pinh, hang trăn, Nậm tẩm...Còn người nghĩ ra bắn cối 60 từ bên này từ nam suối Thanh thủy lên đồi đài, 300 là một bác thuộc c18 e14 hiện đang ở Lập thạch, chú cần nhân chứng này anh giới thiệu cho.
Logged
nguyentac62
Thành viên
*
Bài viết: 379


« Trả lời #284 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2015, 08:34:30 pm »

Các đưa lên nhiều thông tin hay trong chiến tranh sáng tạo mới có, em nghe nói còn có nơi khi đứt dây thông tin để gọi người đi nối thì ở trên cao lấy tù và thổi nghe thấy là ở tận dưới lên ngay đúng là sáng tạo. Nhưng con Linhquany đưa thông tin bắn đạn cối để kéo dây thông tin nghe khó thực hiện được các bác nhỉ, vì quả đạn cối khi cho vào súng đã khít rồi, khi bay nó còn quay lắc....còn bu gà bằng sắt cũng sáng tạo phù hợp với địa hình núi đá....
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #285 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2015, 09:21:24 pm »

Trích dẫn từ bác Nguyentac :

"...Hình ảnh bác như đưa lên em mới biết có đường vận tải từ làng Pinh sang Nà Cáy,con đường này rất quan trọng trong chiến đấu, hiện nay nhiều người không biết có con đường này ..."

                         Chào các bác và anh em .

    Thế này tức  là bác Tác cũng chưa có thời gian để đọc các phần HG trước . Thai60 em xin đưa một bài  về tuyến hào Làng Pinh - Nà cáy em đã viết ở HG phần 18 :

     "...Hóa ra có khá nhiều bác trên HG này đã từng làm công việc của " Con ngựa thồ "  trên mảnh đất Vị xuyên ngày ấy.Nghe các bác kể chuyện,Thai60 em cứ như đang nhìn thấy ngay trước mặt mình những con đường VT huyết mạch ngày xưa.
    
     Tuyến hào từ phía ngoài làng Pinh,chạy men theo những vách đá,đồi đất hướng lên phía Nà cáy khi đi tải hàng thì rất tốt,nhưng nếu để đi tải thương thì có nhiều chỗ ...lộn ruột vô cùng.
    
     Cái kiểu đang đi ngon trớn dưới lòng hào thì tự nhiên lại có một cái vách bằng đất đá dựng đứng lù lù trước mặt,có cái cao ( hoặc gọi là sâu-nếu là lúc đi ra )tới 3m thì dễ ...sôi tiết ,lồng ruột lắm.Ở những chỗ ấy,chắc đã từng có rất nhiều ông lính chơi trò 'Tập mang nặng,leo tường,vượt chướng ngại vật "nên các chỗ có thể đặt bàn chân,bám ngón tay để leo lên leo xuống cứ gọi là nhẵn bóng như đánh véc ny,trơn tuột như bôi mỡ...hóa học.Đây là những đoạn mà các chú công binh chuyên hoặc không chuyên nghiệp dù đã phù hết cả phép,nhưng chắc do thời gian ít,dụng cụ phá đá thiếu,và bụng đói,nên đành chịu.
    
     Các chú ấy đã chịu,thì những chú VT chuyên và không chuyên cũng phải chịu nốt.Nghĩa là phải chấp nhận bám víu mò mẫm mà vượt qua,đừng tính tới chuyện leo lên miệng hào mà đi tắt nhé.Trên mặt đất,ở cả cái khu vực ấy địa hình còn khốn nạn hơn cái bức tường kia nhiều,cây cối ngang ngược ,hốc đá lồi lõm,đố đi được đấy.Đây là phương án tối ưu mà cánh CB đã chọn rồi.
    
     Vậy thì phải cố mà vượt qua,để rồi lại được tiếp tục bon bon trong lòng hào,để nếu khi có loạt pháo hay dàn H12 khốn kiếp nào ầm ầm lao tới sau chùm tiếng đề pa từ trên trời phía trước vọng tới thì chỉ việc nằm ẹp hoặc cúi đầu thấp xuống  là đã tạm ổn,yên tâm.Và tất nhiên cũng để thỉnh thoảng chơi tiếp cái trò leo vách bổ ích và lý thú kia,vì chỉ với chiều dài khoảng 2km ấy thôi,cũng có tới cả chục cái bức tường khốn nạn kiểu ấy.
    
     Thử hình dung : Nếu ta,cùng với vài ông trẻ nữa,cả mấy  thằng cùng to khỏe vật vưỡng như... con ngựa thồ,phải cùng khiêng một cái võng mà trên đó có một ông trẻ khác máu me be bét,có thể là cả què chân cụt tay,bể đầu vỡ ngực...đang thiêm thiếp nằm ...thư giãn.Và ta có nhiệm vụ cùng khiêng ông ấy ...đi chơi từ hang Phẫu Nà cáy về trạm Phẫu Làng Pinh (Chỉ lấy ví dụ là từ Nà cáy thôi nhé,nếu là từ Hang Dơi hay Nàng Lò thì nó...mông lung khó tưởng tượng lắm ).
    
     Vậy là mấy thằng ta cùng dung dăng dung dẻ võng ông trẻ đi ...chơi.Dọc đường,nếu có bố con thằng nào bắn pháo dội đá văng mảnh thì ta cũng chả phải lo lắm,vì ta đang đi hẳn dưới lòng hào tiện nghi và an toàn gần như tuyệt đối,sợ quái gì bố con thằng nào nữa.Kệ.Vô tư đi.
    
     Ô KÊ. Vậy là ta vô tư lên đường.
    
     Từ cửa hang Phẫu Nà cáy,chạy trên mặt đất khoảng 50m lổn nhổn đá cục và mảnh đạn pháo xuống phía dưới ,ta sẽ gặp đường hào kéo về hai phía Làng Pinh và Ngã Ba Thanh thủy.Và ta nhẹ nhàng trèo xuống.Và ta hối hả phi luôn như đôi ngựa Xích thố...à quên,như đôi ngựa thồ thả cương tung vó. Ta phải phi nhanh,một phần nhỏ là vì ta đang khỏe như...ngựa,nhưng phần lớn hơn,là bởi cái ông trẻ trên võng dù  héo hon teo tóp nhưng do đường xa gập ghềnh khúc khuỷu nên đã trở nên nặng trĩu hơn nhiều.Và bởi ông trẻ trên võng đang cần được chuyển gấp tới trạm phẫu phía sau.
    
     Vậy là ta đang phi như bay.Và ta đang hồng hộc thở.Nếu nghe tiếng đề pa ầm ầm vọng tới thì ta cũng chỉ cần cúi thấp xuống một tý , vẫn tiếp tục thở và phi như thế. Và bởi ta chả phải sợ cái quái gì phang vào...gáo ( Thực ra là ít sợ hơn chứ không phải là không sợ hẳn) ,trừ khi ta bị cả cái dưới lòng hào. Vô tư nhé...Ừ thì vẫn...
    
     Thế nhưng,khi đang phi bon bon như thế,vậy mà ta phải phanh gấp,dừng lại. Bởi trước mũi ta là một vách đá cao hay một cái hố sâu hoắm. Vậy là hết phi nhé.Cuồng cẳng chưa.Đúng là " đang vui thì đứt dây đàn ".Khổ rồi.Khổ quá đi cơ...
    
     Đố các bác,gặp những lúc ...khổ như thế,ta phải làm thế nào để ông trẻ trên võng có thể cùng ta chơi trò tập leo núi mà không bị va đập vào vách đá tới ngất xỉu đi.Cánh ngựa thồ chuyên nghiệp bọn em có nhiều cách,nhưng dù có là cách gì đi nữa thì cũng rất nhiêu khê,bực mình,mất thời gian,và mất ...sức lắm.
    
     Nhưng vẫn phải cố,để rồi lại tiếp tục được phi.Và được tiếp tục "vô tư nhé ".Hề...Hề...Hề.
    
    Cám ơn các đường hào giao thông nói chung.Cám ơn đường hào Nà Cáy -Làng Pinh nói riêng.

     Cám ơn thêm một phát nữa cho xứng đáng,bởi dọc tuyến đường hào này có nhiều rau rừng lắm,dù đã có rất nhiều ông trẻ Maianh thường xuyên khai thác,nhưng nếu chịu khó mò tìm thì vẫn còn đầy.Và dù bọn địch thường xuyên bắn pháo dọc tuyến đường hào thân thiết đó để trêu chọc các bác pháo 105 F313 cối 160 F356,hay các bác lính nhà ta khi qua lại lên xuống,thì cứ xểnh ra một cái,cứ có dip là bọn em lại tìm cách ra đó để kiếm tý ty lá rừng cho  xanh thêm đời lính mà không sợ bị đi lạc hay bị trúng ...đạn lạc của kẻ thù. Và cũng bởi tại những cái nồi canh xanh lá giống như nồi canh đậu xanh lá lốt mà bác Laoshan đặc tả đã trở thành một giấc mơ xanh với ngàn trùng xa cách rất ít khi được gặp trong cảnh khốn khó nơi chiến trường ngày ấy.
    
Mời các bác tiếp tục hành quân để cho em hóng với.Nhớ lắm chiến trường xưa..."
 
 
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #286 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2015, 09:55:33 pm »

Em xin đưa một số hình ảnh về làng Pinh và đường hào từ làng Pinh đi Là cáy

LÀNG PINH

 


 

 


ĐƯỜNG TỬ LÀNG PINH ĐI LÀ CÁY


từ phía Là cáy nhìn ra làng Pinh - dốc từ làng Pinh đi vào


 


hướng từ làng Pinh đi vào Là cáy - hêt đoạn đường này mời bắt đầu có hào

 


đây là đoạn hào bất đầu từ cuối con đường trên trên toàn tuyến nó cũng giống như những gì bác thái kể

 


tb : ngày ấy tang hoang không có cây cỏ gì do pháo địch bắn cháy chơ toàn đồi đất đỏ
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #287 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2015, 10:10:39 pm »


Cám ơn bác Như nhé , nhìn những bức ảnh mà lòng cứ rưng rưng nhớ về chiến trường xưa. Về cái loại hầm bu gà như bác kể thì suốt từ tháng 5/1984 cho đến tháng 3/1987 , bọn em không hề thấy ở đâu cả , ngã Ba Thanh thuỷ thì lại càng không nữa . Kể ra khi bị bọn nó bắn 12,7 hay 14,5 ly mà có chỗ rúc cái đầu vào thì hay quá bác nhỉ . Không biết những cái hầm kiểu ấy mà gặp DKZ , H12 , pháo 85...mà bọn địch hay chơi xuống ngã ba ngày ấy thì có trụ được không bác .
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #288 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2015, 11:10:48 pm »


                                                Chào các bác

     Con đường từ nà cáy về làng pinh và ngược lại trước đây là con đường mòn của dân đi làm nương và cũng là con đường đi tắt của dân hai bản , sau rồi lính nhà ta ở trên xuống về trung đoàn
     bộ 122 thấy  gần hơn rất nhiều so với đi đường quốc lộ 2 vì vậy chủ yếu đi đường đó hoặc về các c của d 3 cũng tiện . sau chiến dịch 12 - 7 - 84 ta bắt đầu đào nối nà cáy với làng pinh làm con
     đường vận tải chủ chốt lực lượng đào hào gồm công binh và d3 e 122 đảm nhiệm

     T hưa các bác trước đây tôi chưa vào trang mạng này nhưng đã đọc nhưng không nhớ ở trang nào có nói đến dùng cối 60 bắn dây thông tin qua sông tôi không hiểu họ làm kiểu gì mà lại bắn được
     dây qua sông nếu họ làm được như vậy thì giáo sư trần đại nghĩa  cũng phải đội mồ đứng dậy vái lậy làm sư phụ ,còn nếu không thì đấy chỉ là thằng ba voi
Logged
mai-anh
Thành viên
*
Bài viết: 405


« Trả lời #289 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2015, 03:05:21 am »

Em chào các bác !

Nhân bác Như c7 nói về hầm bu gà.cuối năm 84 bọn em đã vác nó bên hướng minh tân.ở đây chắc các đều đã biết về nó.em chỉ sơ qua thôi.trên đỉnh hầm là một vòng tròn dẹp  bằng thép đường kính khoảng 40 cm được đúc nhiều lỗ.từ đây các thanh sắt phi 18 dài độ 1,5m có hình cong móc vào,đầu còn lại tất nhiên được cắm xuống đất.để cho chiếc bu gà đó cân bằng và dễ thi công,người ta thêm ba đai sắt vòng tròn bằng thép ,một ở trên ,hai ở giữa và ba ở dưới chân.sau khi dựng song thường sếp một lớp bao cát phủ kín,sau đó thì lấp đất lên.độ dầy phụ thuộc vào sự thật thà của các chú lính khi làm nhiệm vụ trong lúc pháo bắn cầm canh.kể từ năm 90. Bộ quốc phòng bị những người dân sống ở thảo nguyên Mông Cổ kiện bản quyền lên không dám dùng mô hình này nữa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM