Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:18:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG - KÝ ức và Tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 23  (Đọc 178804 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #220 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2015, 08:47:42 pm »

    Chào bác  doan duy hien , một CCB của mặt trận 479 Battambang , xứ sở chùa Tháp . Thật vui khi anh em BGPB chúng tôi được một người lính BGTN đến thăm , với tình cảm rất chân thành qua những vần thơ lính mộc mạc nhưng xúc động  . Qua những bài viết đây đó của bác ( có vài lần trên HG ) , Thai60 biết bác cùng thế hệ lính tháng 2/83- 2/87 , quê Hà tây (cũ) , và rất yêu thơ . Qua những vần thơ rất hay mà bác viết về mảnh đất Hà giang và người lính Vị xuyên , chúng tôi cảm nhận được tình cảm chân thành mà bác đã dành cho mình . Cám ơn bác đã dành thời gian công sức tâm trí để thể hiện tình cảm của mình bằng những câu thơ rất gợi đó . Mong bác thường xuyên đến với HG , vui buồn cùng với anh em chúng tôi , viết những vần thơ lính hòa cùng cảm xúc với các thi sỹ áo lính của BGPB . Chúc bác luôn vui, khỏe .

    Chào bác Nguyentac . Không thể trách anh em bộ đội trẻ hay người dân chưa chu đáo cẩn trọng khi đi làm nhiệm vụ quy tập LS được bác ạ . Dù sao , hòa bình đã trở lại mấy mươi năm rồi , có những thứ mà đối với họ thì chỉ là vật chất thuần túy , nhưng với chúng ta thì những thứ đó lại còn có giá trị tinh thần nữa . Nên chăng , BCHQS Hà giang nên có văn bản hướng dẫn , quy định cụ thể và có chế độ chính sách khuyến khích người dân khi họ có công phát hiện được hài cốt cùng di vật của Liệt sỹ . Thử hình dung nếu chúng ta có một gian trưng bầy di vật của LS , cất cái áo len "không có chữ " kia vào đó , và một lúc nào đó , tự nhiên có một người thân nào đó của LS nhận ra được thì sẽ ý nghĩa đến thế nào . Em chỉ đề đạt vậy thôi , mong các bác nghiên cứu .
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2015, 09:01:24 pm gửi bởi thai60 » Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #221 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2015, 09:14:14 pm »

Chào các bác, nhân tiện các bác nói về mấy khẩu pháo "còn sót" trên khu vực mặt trận ngày xưa, trước hết tôi khẳng định không phải của e457 rồi. Thứ nhất  e457 trước khi nổ ra cuộc chiến chỉ có d12 là pháo 85, 2d còn lại là pháo105, cuối 85 thì d12 nhận pháo 122Đ30. Khi lần 3 rút ra năm 90 cả 3d đều kéo pháo ra không thiếu khẩu nào, nó đâu như khẩu súng BB mà quên được. Mặc dù các bác chưa nói là loại nào, nhưng theo dự đoán của tôi có lẽ là pháo 76,2, và có hai trường hợp sẩy ra:
 Thứ nhất các khẩu pháo này sẽ được đặt trên dông 2000,  mai phục trên hướng mà ngày đó các nhà chỉ huy dự kiến địch sẽ vu hồi đánh vào phía sau trận địa phòng ngự của ta ( bên 1030 cũng có một khẩu 76,2 bị "quên" dân phát hiện) do các khẩu này chưa dùng để bắn lần nào, lại là pháo chung của toàn mặt trận, lên khi các sư thay phiên cho nhau, quá trình bàn giao quên mấy khẩu pháo này.
 Thứ hai có thể các khẩu pháo này đã hỏng, không sử dụng được nữa vì vậy khi f313 rút ra chỉ mang những khẩu còn sử dụng được xuống trước cho kịp thời gian, các khẩu này sẽ dưa xuống sau rồi quên. Hoặc cũng có thể để đề phòng địch trở mặt lên để lại và bàn giao cho eBB247 tỉnh đội Hg để phòng ngự? nhưng do thiếu người, không có ngươi sử dụng được rôi quên luôn? Đây cũng là suy đoán của riêng cá tôi, khi có hình ảnh loại pháo gì thì mới suy đoán chính xác được.
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #222 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2015, 09:29:15 pm »

Chào các bác qua những ngày lễ bận rộn như c7 em lại bị ốm nên không hành quân kịp các bác được, bị các bác bỏ lại đằng sau xa quá. Hôm nay mới cảm thấy đỡ hơn nên mới lò dò theo các bác

Thế là lại có một số đồng đội lại được trở về với đất mẹ sau hơn 30 năm nằm phơi sương gió ngoài chiến trường xưa.
Nhưng cũng thật chạnh lòng cho những người lính biên giới phía bắc , các mặt trận khác thì người ta rầm rộ đi tìm hài cốt liệt sĩ thất lạc trong chiến tranh, còn những người lính mặt trận Vị xuyên thì vẫn như bị lãng quên, mặc dù biết dõ các anh vẫn còn ở đó , thậm chí biết dõ có cả đại đội đi đánh điểm cao 300 không một ai trở về, thế mà 30 năm rồi vẫn không có một trương trình quy tập nào cả, chỉ có người dân chân trần mắt thịt đi tìm nếu không may xảy ra sự cố thì họ chỉ là lạn nhân chiến tranh mà không được hưởng chế độ gì . Còn cơ quan chức năng, có cả đội ngũ ăn lương nhà nước ,có kĩ năng, có cơ sở vật chất khoa học kĩ thuật trong tay, có chế độ chính sách dõ dàng thì lại không làm gì cả... thật buồn các bác nhỉ
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #223 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2015, 09:42:40 pm »

  CHÀO CÁC BÁC; Chiều tối qua ( 7-5-2015) khi xem mục,đi tìm đồng đội trên kênh QPVN, của Đài Truyền Hình VIỆT NAM,bất chợt thấy trên TiVi có dòng chữ chiến trường THANH THỦY-VỊ XUYÊN-HÀ TUYÊN trôi qua,tiếc quá không biết là thông tin gì,thế là tôi lại dán mắt vào màn hình,một lát sau dòng thông tin đó quay lại, thì đó là thông tin của một người em gái có tên là TUYẾT tôi không nhớ họ ở nông trường NGHĨA LỘ-HOÀNG LIÊN SƠN nay là YÊN BÁI,nhắn tìm hài cốt anh trai tên là DƯƠNG sinh năm 1964 thuộc đơn vị C5-D2-E876-F356,hy sinh ngày 12-7-1984 tại điểm cao 772 THANH THỦY-VỊ XUYÊN -HÀ TUYÊN nay là HÀ GIANG,ai biết phần mộ ở đâu thì báo tin cho...? Đọc những dòng thông tin trên xong thực sự thấy lòng xúc động và ngậm ngùi,bởi chợt nghĩ đó là những người đồng đội, người lính,cùng mặt trận,cùng thế hệ với mình,mà mình thì đã được về với quê hương và gia đình đã gần 30 năm rồi,đầu đã mốc,mồm đã móm rồi,vậy mà những người đồng đội đó vẫn MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI,vẫn mãi chưa thấy về để cho gia đình và người thân vẫn mãi khắc khoải, mong chờ...? Một thông tin buồn phải không các Bác,vẫn biết chiến trường khốc liệt Pháo cày,đạn xới, thời gian cũng đã trên 30 năm,vật đổi sao dời,chiến trường xưa cũng đã xanh tươi khó nhận ra,nhưng chúng ta cùng hy vọng và cầu mong cho gia đình người Lính đó sẽ sớm tìm được Anh...?

Chào bác Hùng, hôm 12/7/2014, gia đình liệt sĩ Dương đã lên tận cây hương 468, hi vọng tìm được đồng đội cũ của liệt sĩ, và em đã tìm giúp gia đình những đồng đội c5 cũ của liệt sĩ Dương như bác Ba, bác Cảnh nhưng cũng không thể làm được gì mà các bác ấy chỉ có thể trả lời gia đình rằng: liệt sĩ Dương có thể là liệt sĩ chưa biết tên ở nghĩa trang hoặc anh ấy còn nằm lại trên 772 mà thôi.
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #224 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2015, 11:37:05 pm »

  Nỗi nhớ thương đồng đội

Hơn 30 năm hay gần 30 năm
Thời gian ấy đủ để một con người lớn dậy
Vậy mà với chúng tôi,nó là ngắn ngủi
Như là ...mới chỉ hôm qua
Trên những dãy núi ở Vị xuyên
Phía tây hay bên phía đông
Những năm 80 nơi đây gọi là mặt trận
Nó từng đánh đổi tuổi xuân của bao người lính
Người ngã xuống,máu thấm vào từng thớ đất
Xương cốt hòa cùng cây cỏ,núi sông
Người trở về,canh cánh nỗi nhớ mong
Nhớ đồng đội cùng mình cầm súng
Nhớ những cánh rừng trập trùng biên giới
Nhớ mỏm đồi vùi đồng đội hy sinh
Giờ này,chiến tranh đã lùi xa
Đồng đội trở về ai còn,ai mất...
Ở đâu các anh,trên rừng hay dưới biển ?
Có còn nhớ những đêm tuyết rơi trên điểm tựa
Những trận mưa rào,nước xối ngập hầm âm
Đồng đội tôi đâu phải ai cũng trở về
Nhớ lắm chứ những ngày đêm chiến dịch
Người ngã xuống,nằm đâu giữa rừng sâu biên giới
30 năm gió mưa mài mòn xương cốt các anh
Mẹ không đợi được con,mẹ cũng theo về tiên tổ
Chỉ còn chúng tôi,canh cánh nỗi nhớ mong...


Chào các bác . Chào bác LaosHan .Đọc bài thơ của bác cảm xúc vô cùng bác ạ ,nó như những lời thì thầm nhắn nhủ khêu gợi cho mỗi con người chúng ta ,đã nhớ ,lại càng thêm nhớ về nơi ấy đến nao lòng hơn,nhưng khổ một nỗi đa phần anh em mình sau khi rời quân ngũ về quê hương thì còn nghèo lắm phải không bác,cái tuổi lăn lộn ngoài thương trường giờ đã hết ,bây giờ thì lại phụ thuộc vào con cái ,làm sao có tiền để về nơi ấy,thắp cho đồng đội mình được một nén nhang là mãn nguyện lắm ,nhưng cũng thật khó ,cái nỗi nhớ cứ chồng lên nỗi nhớ mãi mà thôi.
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #225 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2015, 08:26:52 am »

Chào các bác, chờ mãi không thấy bác thai60 nhà ta ôm khúc gỗ mục xuôi xuống viện 93? Cũng có thể khi qua bến xe ngửi thấy mùi phở bò quán lão Đông hự lên đã tạt vào đấy rồi? Hay là chú quany làm bác thai60 "trẻ lại" 3 tuổi vì thế mà xuống chậm? Thôi mặc kệ, vào khoa nội điều trị tiếp các bác nhé.
..Khoa cấm hút thuốc trong phòng bệnh nhân anh ạ, bọn em để điếu ở đầu nhà, thôi để em ra lấy mang vào nhé. Từ hôm trên Pha Hán rút xuống, chưa được bi nào lên cũng thấy nhớ và nhạt mồm, nhạt miệng, bên chiếc điếu ục quen thuộc của lính chốt, những câu chuyện về những trận đánh, về các đơn vị nở như ngô rang.
Các câu truyện của cánh lính nhà ta đang vui thì đầu nhà có tiếng con gái chua chua: Ông nào mang ống điếu đi đâu  rồi?
Một chú lính d3 e122 hốt hoảng: Thôi chết rồi em Cần! dấu đi.
Em Cần là công nhân viên, hộ lý của khoa, cái ống điếu ục chưa kịp sơ tán thì trước cửa một người con gái đã hiện ra,em mặc quần âu xanh, chiếc áo hoa dài tay, hai vạt áo buộc túm vào nhau trước bụng( cách chỗ buộc túm ấy xuống độ 20 cm nữa chắc là bệ khóa nòng của bác phó cối Grin) trông tướng có vẻ nghịch ngợm. Gương mặt nhìn cũng không đến nỗi em cứ oang oang: A! thủ phạm đây rồi, anh pháo chết với em nhé? anh đã vi phạm qui định của khoa, việc này tí nữa em sẽ báo bác Khôi.
Tôi nhỏ nhẹ: Em thông cảm, anh thèm thuốc quá, hơn tuần  nay chưa được bi nào, hơn nữa anh lại chưa đi lại được, lên các chú mới mang vào đây, em thông cảm cho anh!
Nhìn cánh lính vi phạm qui định hút thuốc trong phòng bệnh nhân đang vò đầu bứt tai, em bước vào nói: Gì thì các anh cũng phải để cho em kiếm một bi trước đã chứ!
Sự căng thẳng bị phá đi bằng những tiếng cười thỏa mái vô tư của cánh lính trẻ, em Cần cũng từ đó mang biệt danh:" Cần thuốc lào".
 Cánh lính trẻ nhà ta được dịp thể hiện sự ga lăng của mình: Để anh, để anh phục vụ em nhé! Chú thì nhanh nhảu nạp thuốc vão nõ điếu, chú thì bật lửa châm đóm, em ngồi xuống ghé má vào điếu ra bộ cũng thành thạo lắm. Lúc em cúi xuống ghé má vào miệng điếu khoảng trống nơi cổ áo em trễ xuống, ôi! ( chỗ này tôi không nhìn thấy gì đâu nhé) ngồi trên giường quan sát thấy ánh mắt của cánh lính trẻ đều đỏ dồn vào nơi đó, tôi tủm tỉm cười nghĩ trong đầu: Cha bố các anh, các anh cứ ở trên chốt mãi có khác..


Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #226 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2015, 10:18:02 am »

Chào các bác, chờ mãi không thấy bác thai60 nhà ta ôm khúc gỗ mục xuôi xuống viện 93? Cũng có thể khi qua bến xe ngửi thấy mùi phở bò quán lão Đông hự lên đã tạt vào đấy rồi? Hay là chú quany làm bác thai60 "trẻ lại" 3 tuổi vì thế mà xuống chậm? Thôi mặc kệ, vào khoa nội điều trị tiếp các bác nhé.
......
( cách chỗ buộc túm ấy xuống độ 20 cm nữa chắc là bệ khóa nòng của bác phó cối Grin)
....
Sự căng thẳng bị phá đi bằng những tiếng cười thỏa mái vô tư của cánh lính trẻ, em Cần cũng từ đó mang biệt danh:" Cần thuốc lào".
 Cánh lính trẻ nhà ta được dịp thể hiện sự ga lăng của mình: Để anh, để anh phục vụ em nhé! Chú thì nhanh nhảu nạp thuốc vão nõ điếu, chú thì bật lửa châm đóm, em ngồi xuống ghé má vào điếu ra bộ cũng thành thạo lắm. Lúc em cúi xuống ghé má vào miệng điếu khoảng trống nơi cổ áo em trễ xuống, ôi! ( chỗ này tôi không nhìn thấy gì đâu nhé) ngồi trên giường quan sát thấy ánh mắt của cánh lính trẻ đều đỏ dồn vào nơi đó, tôi tủm tỉm cười nghĩ trong đầu: Cha bố các anh, các anh cứ ở trên chốt mãi có khác..

Chào các bác
Đọc chuyện của bác Pháo nhà ta, một mình ngồi cười ,quay đi quẩn lại chẳng có bác nào ,không biết bác Phó Cối đi đâu mà không về nhận cái ''bệ khóa nòng '' Cheesy ''Thủ trưởng ngồi trên giường quan sát đã thấy quá rõ rồi còn bảo  ( chỗ này tôi không nhìn thấy gì đâu nhé) ,trời ạ ,lại còn đổi luôn cho cánh lính mới chết chứ  Kiss
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #227 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2015, 11:08:13 am »


                                   Chào các bác

     Hôm qua địch đánh sát vào trận địa nên cấp trên đã ra lệnh cho em tháo bệ khóa nòng và kính ngắm đem cất đi rồi , địch còn chả nhìn thấy nữa là ông pháo đòi tia , đòi bắn vào tọa độ 20cm bên dưới
     ông pháo chỉ giỏi tia thôi trông thấy gái là mắt long sòng sọc đòi bắn nhưng các bác cứ yên tâm ông pháo không bắn được đâu phải chờ lấy được cối ba lan nòng ngắn thí may ra mới ngọ ngậy
     còn cối nga tôi tháo cất kỹ lắm rồi đem về tận đạo đức kéo lên còn mệt
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #228 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2015, 11:44:52 am »

   Hình như thủ trưởng em dựng "pháo" ngay tại chỗ ấy. Các bác ạ!  Grin

   Em còn nghe nói, thủ trưởng quét nhà từ giường ra tới cổng cơ! Chị Cù Thùy Loan hôm nọ bảo em : " Thủ trưởng chú đi viện mà vẫn nghĩ như đang trên chốt hay sao ấy. Có địch đâu mà chị nhìn thấy lão ấy cứ chạy lom khom, kiểu vận động trong công sự ! "  Cheesy.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Năm, 2015, 11:50:56 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #229 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2015, 01:16:12 pm »

Tiếp...
Cánh lính trẻ nhà ta được dịp thể hiện sự ga lăng của mình: Để anh, để anh phục vụ em nhé! Chú thì nhanh nhảu nạp thuốc vão nõ điếu, chú thì bật lửa châm đóm, em ngồi xuống ghé má vào điếu ra bộ cũng thành thạo lắm. Lúc em cúi xuống ghé má vào miệng điếu khoảng trống nơi cổ áo em trễ xuống, ôi! ( chỗ này tôi không nhìn thấy gì đâu nhé) ngồi trên giường quan sát thấy ánh mắt của cánh lính trẻ đều đỏ dồn vào nơi đó, tôi tủm tỉm cười nghĩ trong đầu: Cha bố các anh, các anh cứ ở trên chốt mãi có khác..
Ục...ục..tiếng nước điếu sôi lên, dời miệng khỏi ống điếu, em ngửa cổ lên chụm môi bắt chiếc cánh đàn ông nhả khói. Cổ áo kín lại nhưng hai mỏm Đ1, Đ2 của 772 lại hiên ngang thách thức pháo, cối. Cánh lính nhà ta khoái chí khi thấy em nó lơ tơ mơ, thanh niên tính nổi lên, chú đỡ lưng, chú cầm tay, chú định luồn tay xuống chân để bế lên..
Em giãy giụa: Buông em ra...buông em ra! mặc tiếng la (chắc không thật) cánh lính ta ai cũng muốn có cái cảm giác chạm vào ra thịt người con gái.
Hồi lâu tôi gắt: Thôi các ông! để em nó còn làm việc.
Đúng là lính có khác, khi "mệnh lệnh" phát ra mọi hành động trêu đùa dừng ngay tức khắc. Sửa lại quần áo gọn gàng em bảo tôi: Anh pháo, bác Khôi trưởng khoa bảo anh phụ trách bệnh nhân nhà này, hôm nay là thứ 6, chiều anh cử những ai khỏe quét dọn vệ sinh trong nhà và xung quanh nhé, chào các anh.
Mấy năm rồi, hôn nay mới lại nhớ tới chế độ: vệ sinh doanh trại chiều thứ 6, sao lại có chế độ này đối với bệnh nhân nhỉ? thật bực mình, được! ngày mai tôi sẽ hỏi ai ra cái chế độ này. Mặc dù vậy, chiều đó tôi vẫn gọi tất cả anh em lại phân công mỗi người một việc, kể ra quét nhà, nhổ vài cây cỏ trước nhà cũng chẳng nặng nhọc gì, nhưng cái máu công thần cứ bốc lên trong đầu.
Sau giờ phát thuốc buổi chiều, em cần lại xuống, lần này đi cùng còn có cả em Lý y tá của khoa giục anh em trong phòng bệnh nhân bọn tôi quét dọn.
Tôi bảo mấy chú đã khỏe, sang đầu tuần là xuất viện: Mấy em! cầm chổi quét qua đi cái.
Còn tôi (không tranh chổi với ai dâu nhé chú linhquany ạ) với tay lấy cây gậy được chú em huyện Vĩnh Lạc sắm cho, lò dò đứng dậy tập đi. Nhoắng cái công việc quét dọn xong xuôi, mấy chú khỏe thì rủ nhau ra Vĩnh tuy chơi, sang bản xin cam, còn mấy chú yếu hơn ở nhà quay ra rủ nhau đánh bài tú lơ khơ. Gần đến giờ cơm chiều thì phòng tôi nhận thêm 2 bệnh nhân nữa, một bác đứng tuổi đeo quân hàm thiếu tá là TMT e của f nào, hay huyện đội nào đó, không phải của f313( vì nếu của 313 thì tôi biết) một bác trật tuổi tôi mặc quần áo sĩ quan. Dẫn xuống là bác Khôi trưởng khoa, bác bố trí cho hai bác mới đến nằm liền giường với tôi, nhìn bác TMT người gầy gò trông vẻ mệt mỏi, tôi hỏi thăm thì bác lắc đầu, giơ tay chỉ vào người ý nói:chưa nói chuyện được.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM