Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:35:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thềm nắng  (Đọc 29705 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #30 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2015, 10:20:36 pm »

II
Đó là câu chuyện xẩy ra hồi chiều.. Nó cũng vu vơ, vô nguyên cớ như tất cả mọi chuyện trên trời dưới biển của chú Ba Sạo vẫn thường kể sau mỗi trận
Chiến đấu căng thẳng của đội bắn tỉa du kích vành đai. VẬy mà đêm nay,cá câu chuyện vu vơ đó lại khiến cho NĂm Thịnh thao thức mãi. Trước hết, Năm thịnh nghĩ về Bảy Nhột VÀ chợt phì cười khi nhớ lại gương mặt ngây thộn của Bảy Nhột khi bị chú Ba phê bình,  Chú nói đích đáng lắm Bảy Nhột cũng như nhiều du kích khác cứ nghĩ rằng bây giờ đang chiến tranh, mình đang còn đánh giặc nên muốn sống ra sao thì sống,  có lôi thôi  luộm thuộm một chút cũng không sao. chính vì thế nên mấy ảnh đã giễu Năm Thịnh hoài mỗi khi Năm Thịnh : tỏ ra «làm dáng”một chút. Nhất là chiều bữa kia. khi Thịnh đi hái mấy bông hoa dại về cắm trong một  chiếc vỏ đạn đạí liên để trong hầm .Bảy Nhột nhè vào mấy bông hoa đó để phê bình Năm Thịnh là “tiểu tư sản” và cho rằng Năm Thịnh muốn cắm hoa để “làm le” với mấy anh trinh sát chủ lực.
Ngay chiều tối hôm đó mấy anh trở lại vành đai thiệt, vì thế nên mới có chuyện. Một anh tên là Thành cử xuýt xoa hoài, khen mấy bông hoa đẹp làm “mát mẻ cả căn hầm». Mà buồn cười thiệt, anh Thành cứ nhìn mình lom lom vậy. «Tôi thật không ngờ những ; tay súng bắn tỉa nổi tiếng của vành đai lại là những cô  gái» « Vậy anh cho rằng tụi bắn tỉa chúng em phải mồm dọc mùi ngang sao ?» «Không hẳn thế. nhưng tôi nghĩ”” có lẽ phải là như trang nam nhi hảo hán, ít ra cũng như  chú Ba Sạo chứ ! ? »
Oi quá, không sao ngủ được. Năm Thịnh chui ra khỏi hầm, đứng tựa lưng vào thành hào ngắm nhìn trời sao. Phía căn cứ, tiếng động cơ ô tô rên rĩ, có lẽ tụi Mỹ thay quân, hoặc một phái bộ nào đó mới lên thanh tra. Ngày mai tụi Mỹ còn ra không hè? Mình mới tỉa được mười hai đứa, chẵn một tá rồi đó, nhưng Vẫn còn thua Bảy Nhột và chú Ba Sạo.
Anh Thành sao không khen chú Ba hay Bảy Nhột? cứ khen hoài mình  và Út Thà, mắc cỡ quá. Mà ảnh nói hay thỉệt đó
—   Ngoài Bắc, các cô gái bằng tuổi Năm và Út  còn đang ngồi trên ghế nhà trường vậy mà ở đây các cô  đã là những tay súng giỏi của vành đai. Chị em phụ nữ miền Bắc biết ơn các bạn đấy.
—   ơn huệ chi. Việc phải làm thì làm tới thôi Anh có biết nhà Năm bây giờ sao không ? Anh Hai Năm hy sinh, ba má Năm chết vì bom Mỹ, út Nhỏ đi chủ lực miền, chị Ba lấy chồng rồi theo chồng vô tận miệt Cà Mau, chị Tư bám vườn; nhưng rồi vườn tược bị Mỷ ủi cả, chị trở thành nữ du kích và chừ là huyện đội phó. Mỗi người một nơi, nhưng thử hỏi nếu không cầm súng thì Năm Thịnh còn biết làm gì khi cả quê hương đã thành vành đai trắng ? Anh Thành à, ở đây làm cách mạng, đi du kích là việc đương nhiên, việc tất yếu phải làm như cơm ăn nước uống vậy thôi. Chớ bộ anh tưởng Năm chỉ thích cầm súng đi «tỉa » Mỹ .thôi sao? Việc Năm thích nhất là việc chi, anh Thành bĩết hông!  Năm thích trở thành một người làm vườn giỏi như chị Tư. Mấy công vườn nhà Năm thiệt đẹp hết chê, nếu anh vô trước đây hai năm thì Năm có thể mời anh ăn chôm chôm, mít tố nữ, sầu riêng, măng cụt. Nhưng bây giờ thì... cả miệt vườn xanh tươi đã bị Mỹ ủi trắng lốp rồi đó. Chính tụi Mỹ đã biến Năm thành người cầm súng chớ bộ.
Có tiếng chân bước thậm thịch. Năm Thịnh nghé mắt nhìn rồí vội chui vô hầm quơ súng ra đứng chắn ở ngã ba đường hào.
—   Ai ?
—   Tui đây ? Bảy Nhột đây mà.
-   Ủa Anh Bảy hả ? Sao mà ra đêm hôm vậy?
Bảy bước tới, dáng hơi xiêu, sau Bảy là bốn
 Năm bóng người nữa.
-   Có khách đó cô Năm.
   Xin chào nữ dũng sĩ — Một người lên tiếng.
Năm Thịnh chợt giật thót khi nhận ra đó là Thành
-    Mấy anh trở lại hồi nào?
   Tối qua. Tụi này nhớ vành đai quá, đi không
Nổi nữa Chú Ba Sạo có đây không ?
   ông đang ngủ bên hầm bò. Để em đánh thức
Một lát sau Ba Sạo đã tỉnh rụi, vừa xăm xăm bước  dọc hào anh vừa hỏi oang oang :
—   Cánh điều nghiên đó hả?
—   Vãng, bọn tôi đây — Thành trả lời. Anh Ba ngủ ngon chứ ?
—   Ngon lành chi. Tui toàn mơ thấy trâu thấy bò hoài. Tuần trước trực thăng nó chụp trúng một đàn bò cua ấp tôi, nó xả không còn một mống. Vậy đó, tụi này ăn cả tuần không hết thịt bò. Nhưng rồi biết lấy chi cho bà con mình làm ruộng làm vườn đây. Tụi Mỹ thâm hiểm vậy đỏ.
Trong khi chú Ba và mấy anh trinh sát chụm đầu bàn công việc thì Năm Thịnh lỏn vô hầm, đốt bếp dun nước. Từ trong hầm, cô nghe lõm bõm được vài câu.  Đại để là mấy anh có nhiệm vụ mới, phải quay lại «điều  nghiên» gấp một hướng đột kích khác cho phương án tác chiến mới. Vậy là anh có dịp để trả nợ Năm rồi  đó, anh Thành. Anh hứa kể cho Năm nghe về quê hương  anh. Vậy mà xong công việc anh đi liền. Tưởng anh đi cùng trời rồi chớ. Năm Thịnh vừa nhìn lửa reo trong hầm vừa mỉm cười đắc ý. Nước sôi, Năm Thịnh xác gò nước  ra và hỏi Ba Sạo :
—   Chuyên trà chớ, chú Ba ?
—   Ủa, mi đun được nước đó hả ?
-    Có khách quý mà chú !
—   Con nhỏ này coi bộ khá đó, Tiếp khách ở vành đai cũng phải cho đàng hoàng, phải hông ? Vô hầm chú lấy gói « Củ năng”” chính hiệu con naỉ vàng ra đây.
Năm Thịnh đi pha nước. Vừa làm việc cô vừa khẽ  hát một bài dân ca. Tự nhiên lòng cô bỗng lâng lâng, xao động. Cô không biết mình đang vui về chuyện gì. Thực ra cuộc sống chiến đấu không phải lúc nào cũng khắt khê, khắc nghiệt đối với người chiến sĩ. Trong chỉến hào, vành đai, cô vẫn có thể vui đùa,có thể hát có thể hái một bỗng hoa dại, có thể chải tóc soi gương .. và, như đêm nay, vẫn có thể có những người khách bất thường ghé qua... Dù sao thì họ cũng chỉ là khách. họ đến đây đánh giặc, nhưng rồi họ sẽ đi. Nghĩ vậy cô lại khẽ thở dài. tiếng thở dài tưởng vô nguyên cớ!
Uống trà xong, Ba Sạo quay sang nói với Bảy Nhột.
—   Chú Bảy thấy sao, có tiếp tục đi với mấy anh chủ lực được không ?
—   Dạ được... Nhưng đường vô lối xóm giếng tui không rành lắm, sợ đạp mìn.Nếu thêm Ba Vân đi nữa thì vững.
—   Nhưng Ba Vần nổ đang sốt đó, mi không thấy sao ? Có thể chọn một người khác được không ?
—   Ai cũng được — Bay Nhột xây sang Năm Thịnh— cô Năm rành lối xóm giếng hông ?

Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #31 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2015, 10:22:31 pm »

Rành — Năm Thịnh hồi hộp đáp — Tại đã qua  đó mấy lần với chú Haỉ Cần.
Ba Sạo quay lại vỗ vai Thành.
—   Vậy ngon rồi, tui chi viện cho mấy anh hai du kích đó. Nhưng làm sao làm, tối mai phải mang trả tui đủ bộ nghen.
Một anh trinh sát rúc rích cười rồi nói chỏng một câu :
—   Xin hoàn lạỉ nửa bộ thôi, chú Ba. Còn một nửa, chú cho luôn chủ lực.
—   Rồi, cho tụỉ bay cô Năm đó. Ba Sạo cười ngất— rồi sợ tụi bay hổng có cơm có gạo mà nuôi hắn thôi.
—    Cô nhỏ này thi ăn hết là mấy chú Ba ? Thành lên tiếng. Ba Sạo lại cười vang.
—   Tụi bay không lường hết khó khăn đó, Mình hắn ăn thời ngày hết mấy lưng cơm chứ mấy? Nhưng rồi năm một năm hai hắn sinh năm đẻ bảy.
—   ý ! Chú Ba nói chi kỳ vậy ?
—   Chứ không đúng sao ? Con gái Củ Chi là mắn đẻ nhứt hạng đó nghe. Mi không thấy đội du kích  Trung Hòa đó sao, hơn một năm xuống địa đạo, bám  vành đai mà đã có gần tiểu đội du kích tí hon rồi đó, tau  cho đó là điều đáng mừng. Mấy thằng nhỏ sanh ở vành  đai rồi mai sau nên tướng nên tá cả chớ bộ.
Nói xong, Ba Sạo lại cất tiếng cười hơ hớ như  muốn xí xóa đi những câu đùa. không được tế nhị của  mình. Năm Thịnh vùng vằng vài câu nữa rồi vội chui vào hầm, lay Út Thà dậy, hai người thì thào, lục xục  một lát rồi lại từ trong hầm chui ra với trang bị gọn gàng của một chiến sĩ du kích : mũ tai bèo, súng bá đỏ, nịt lưng có dắt bao đạn VÀ hai trái da láng.
Họ đi trong ánh sao. Đêm ở vành đai vẫn có cái dịu ngọt mơ màng như ở bất kỳ nơỉ nào. Có khác chăng là thoảng trong gỉó cái mùi cỏ cháy, mùi thuốc bom thuốc đạn và lẫn trong ánh sao thỉnh thoáng lóe lên ánh chớp của một viên đạn cối. Không có tiếng côn trùng rên rỉ, tiếng chó sủa, tiếng ếch nhái kêu. Mặt đất mệt mỏi trải ra trước mặt. Những hố bom, hố đại bác chồng chéo lên nhau. Năm Thịnh chạnh nhớ tiếng lá dừa khua xào xạc, tiếng lá rơí, tiếng một trái sầu riêng rụng trong đêm... Tất cả những cái đó từ lâu đã bị xóa sạch trong vùng vành đai. Giặc Mỹ đã tiến hành một cuộc hủy diệt trỉệt để, nhưng sự sống vẫn mãnh liệt. Những Vạt cỏ gà, cỏ ấu vẫn mọc bên chiến hào, các loại cỏ dại, cây mắc cỡ rì rậm bò sát vào tận hàng rào kẽm gai căn cứ địch, nhận chìm dần những lô hàng rào kẽm gai kiểu «bãi mạ». Và con người vẫn tồn tạỉ trong lòng đất quê hương. Địa đạo, có một cái gì đó mà cô chưa thể nhận thức được, trong cuộc sống chiến đấu này, mỗi khi trở về với căn hầm quen thuộc của minh. Nhưng cô hỉểu, đó là sự thách thức với cái chết.
— Cô Năm này — Thành đi sát bên cô,khẽ thì thầm — tôi có cái này... biếu cô đây.
Năm Thịnh chợt thấy bàn tay mình nóng ran khí chạm vào tay anh. Nhưng... liền đó bàn tay cô mát lạnh trở lại khi cô chạm phải làn da mịn màng của một loại trái cây.
—   Có quả chanh... để cô gội đầu.

—   ủa, anh kiếm đâu được thứ này ? 
Ngoài xóm Bàu — Tiếng Thành, lại thoảng bên tai - ở  đó vẫn còn một gốc chanh và chỉ còn một trái lẫn trong lá. tôi hái về...
-   Cám ơn anh " Nhưng.. tui.. tui cắt mái tóc đi rồi đó…
-       Sao ? Thịnh cắt tóc rồi ?
-       Hồi hôm đi bắn tỉa ở cổng phía Đông, vướng quá, tui bị té khi rút lui.. tưởng  “”ngủ» luôn-
    Chà- tiếc quá !
— Tui cắt ngắn đi cho tiện... Mình còn đánh gỉặc dài dài mà...
Nói vậy như để an ủi người con trai đã từng khen mái tóc mượt mà của mình, nhưng thực tình lòng cô cũng xót xa lám.
— ỡ ngoài, phụ nữ để tóc dài luôn hả anh ?
 — Vâng, ngoài tôi các cô gái họ chăm chút mái tóc của mình nhiều lắm « Cái răng cái tóc là góc con người » mà cô.
Năm Thịnh đáp nhỏ một tiếng « dạ » và khẽ thở dài. Cô chợt nhớ lời chú Ba Sạo hồi chiều , mình làm cách mạng trước hết là vì những  cái gần gũi đó chớ đâu có phải vì những cái gì cao siêu, xa lạ với con
người ?
Lội qua một bãi sình nữa, bắt đầu tới địa phận ấp Tân Hòa. Thành cho đội trinh sát dừng lại, rồi trải bản đồ ra kiếm tra lại địa hình. Họ bàn bạc với nhau một lát rồi Thành bước tới, ghé tai Năm Thịnh, khẽ hỏi.:
—   Có lối nào sang xóm giếng gần hơn nữa không ?
—   Lối ni gần nhất rồi đó.
—   Nhưng trống trải quá cô Năm à...Bộ đội hành  quân đông có thể bị lộ.   
—   Đề coi... — Năm Thịnh suy nghĩ giây lát nói:
—    — Lối qua Bàu Chư, xa hơn chừng hai cây số nhưng ở đỡ trống hơn.   
—   Vậy hả? Ta có thể rẽ qua lối đó chứ
—   Được thôi anh hai à,., Nhưng giờ   dễ đụng tụi «đèn cù» lắm đó.
Họ lại đi. Năm Thịnh dẫn đầu rồi tới Thành, Bảy Nhột và các đội viên khác.   i
— Các đồng chi đi thưa ra. Trăng đang lên, có  bóng rồi đó. Thành ra lệnh. Tuy vậy, chính  anh vẫn đi sát ngay sau lưng Năm Thịnh. Đôi vai củả  cô gái bắn tỉa nhỏ nhắn, nhấp nhô phía trước Anh cảm thấy trong gió hơi thở ấm nồng của cô gái. Chưa nói chuyện được với nhau nhiều, nhưng anh rất mến cô gái bắn tỉa này. Hôm vừa rồi, Thành và cô cùng
ở lại  bên hàng rào căn cứ địch phục bọn Mỹ ra đón trực thăng để « tỉa», anh mới chỉ được chứng kiến tài bắn phát bách trúng của cô mà thôi. Còn cuộc đời cô, những  ước mơ của cô anh chưa hề được biết. Ngồi ở nơi phục kích, mái tóc -dài, đen như mun của cô bối  một búi to tròn sau ót. Một lần, sau khi nổ Súng bắn quị một lên,Mỹ, mái tóc ấy bỗng xổ tung ra, khiến anh bàng hoàng. Nó đen, dày, óng ả chảy Xuống tận đất, có cảm   tứởng như trong giây phút ấy cẵ khoảng không gian quanh cỏ như mát dịu đi, cái mát  lạnh tỏa ra từ hương tóc. Vậy mà cô gái ấy đã buộc phải cắt mái tóc ấy đi. Đối với người con gái đó là một sự hy sinh không nhỏ. Khi nói đến chiến tranh, người ta thường chỉ nhắc tới những hy sinh xương máu, ít chú ý tới
những hy sinh nhỏ nhặt này. Nhưng anh thĩ anh hiểu. Anh biết những dằn vặt đã diễn ra trong lòng cô gái trước khi đưa kéo lên cắt gọn mái tóc của mình.
Cô du kích đang bước thận trọng từng bước trong đêm bỗng dừng hẳn lại rồi quì mọp xuống.
—   Có địch !
Cô vừa nói xong câu ấy thi tiếng súng bỗng rộ lên. Phía trước mặt bốn chớp lửa lóe lên, Bọn My đã bấm mìn Clay~mo. Thành hét lên.
—   Tạt bên trái !
Các đội viên đội trinh sát lập tức nổ súng vào sườn đội hình địch. Bọn Mỹ la hét ầm ĩ sau rặng ô rô. Một tốp chừng gần chục tên lố nhố xông ra chặn đường. Thành chưa kịp ra lệnh thì đã thấy cánh tay Năm Thịnh vung lên. Hai trái lựu đạn nồ trúng đội hình địch. Thành lướt tới cắp tiêu liên bắn quét một loạt. Đội hình địch đã trống một mảng. Anh khoát tay ra lệnh:
—   Vượt qua nhanh.
Bỗng Năm Thịnh khụy xuống khẽ kêu «ối» một tiếng. Thành lao tới bên cô, hỏi trong tiếng thở gấp.
—   Bị thương vào đâu, cô Nặm?
—   Chân trái.
Thành vội bế xốc cô lên. Các đội viên của anh và Bảy Nhột vẫn đang nồ súng.
—   Vượt nhanh, không được ham đánh !
Pháo sáng địch bung lên nổ bì bọp trỏn trời. Mặt đất sáng lóa, lung linh, chao đảo. Pháo địch trong căn cứ bắt đầu bắn chặn đường họ.


Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #32 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2015, 08:57:00 pm »

Bọn mỹ không dám đuổi theo. Tiếng hò hét của chúng xa dần. Thay vào đó là tiếng rú rít liên hồi của đạn cối 81 cối 106,7..
Qua lối này.
Năm Thịnh nằm gọn trên lưng anhh những vẫn căng mắt ra quan sát đường. — Chú ý, bên trái là bãi mìn
Thành cảm thấy một dòng máu âm ấm chảy dọc theo lưng anh không biết cí trúng động mạch không? Anh cố gắng chạy nhanh hơn một chút, tới được xóm giếng la ổn rồi, ở đó có thể có y tá của đơn vị bạn- Nhưng còn con đường cho đơn vị vào tiếp cận, nếu tụi Mỹ vẫn thường phụ ở đó thì sao? Phải bàn với Bạ Sạo đĩều một tổ du kích tới đây, thường xuyên phục kỉch, quấy đảo để chúng phải co lại. Cái tụi đèn cù nàỵ lợi hại đây ! Mà sao- cô bé bỗng im bặt thế này ? ..
-    cô Năm !Cô Năm-
Dạ em đây- vẫn đi thằng mừ-
Tiếng"mừ » .đầy nũng nịu vang lên bên tai khiển Thành chợt mỉm cười. Cô bé vẫn. tĩnh vậy  thì không đáng ngại lắm.

—   Theo cô, tụi Mỹ có dám chốt lại bên ngoài căn cứ không ?
- Cho ăn kẹo cũng hổng có dám.
—   Nhưng- có cách chi cho tụi nó không dám “”đí cù » xa như vầy không ?
—   Chỉ có cách— đánh tới thôi, anh hai à.
—   ừ, đánh tối ! Nhưng-phía này minh chưa có địa đạo, chưa có hầm bí mật-
-   Không có rồi sẽ có chứ sao ? Anh về bàn với huyện đội lại coi. Tháng trước tụi em với chú Hai Cần đã qua hương này nghiên cứu, thấy cũng được.  Hướng ni, bất lợi thiệt, vì gần đường giaó thông quá-• Nhưng gì thì gì, đây vẫn là đất của mình chớ bộ? Úi-  Anh bước nhẹ thôi, Năm đau.
Thành bước chậm lại đôi chút. Pháo đã ngớt. Anh em trong đội thu ngắn- khoảng cách lại, có thể 'nhìn rõ bóng nhau bước trên đồng trắng. Trống trải quá thật.. Ban ngày Mỹ ở sân dù có thế nhìn xa hàng chục cây số. Nhưng.., như Năm Thịnh vừa nói đó, dù sao đây vẫn là đẩt của  mình. Có thể bám đất mà đánh giặc, chứ sao ?
Họ  đã tới xóm giếng ! Đó là một ấp hoang, đã bị bom xăng địch đốt trụi, chỉ còn trở lại những gốc cây to, những hàng cột xi măng đen nhẻm- Một con chó bỗng từ đâu xổ ra, sủa nhấm nhẳng vài tiếng ! Đó là tiếng reo mừng. Nó ve vẩy đuôi chạy quẩn quanh Thành một lát rồi lại phóng vụt đi.   
Thành đặt cô gái^igồi tựa vàõ một bờ tường rồi gọi anh em đội viên lại trao đồi ý kiến. Lát sau, các đội viên tản đi từng tốp, kiềm tra lại .địa hình. Còn lại Thành và Bảy Nhột bên Năm Thịnh. Hai người con trai ngập ngửng, loay hoay mãi mới quyết định trích ống  quần Thịnh ra đề băng lại' vết thương cho cô. Xong xuôi, họ ngồi nghĩ một lát rồi Thành nói với Bảy Nhột :
—   Anh Bảy ở đây với cô Năm, tui đi bắt liên lạc với đội công tác A 5 để trao nhiệm vụ và xem  họ có  thuốc men gì không?
Bảy Nhợt đồng ý. Thành quay sang Năm Thịnh khẽ gọi :

— Cô Năm - Cô Năm này..
Nhưng cô gáỉ đã thiếp đi từ lúc nào. Thành hoảng  hốt để một khẩu súng xuống bên cạnh, ngồi xệp bên cô  gái và tìếp tục lay gọi. vẫn không thấy Năm Thịnh tỉnh lại. Thành ngập ngừng giây lát rồi vội vàng mở nút ao của cô ra, khẽ khàng luồn tay vào bên ngực trái. Bàn tay anh run lên nhè nhẹ, anh có tĩnh tâm lắng nghe... lắng nghe. Rồi anh nhận ra nhịp đập của trái tim cô gái.
—- Không sao đâu — Anh quay lại khẽ nói với Bảy Nhột — cô ấy thiếp đi một chút thôi, mất nhiều máu đấy,
Bảy Nhột bỗng níu lấy áo Thành.
—   Anh Hai ở lại đây đi- Để tui- để tui đi tìm đội A5 cho. Lỡ cổ có sao tui hổng biết xoay xở sao đâu
. Thành cười :
—   Anh không thể bắt liên lạc với họ được đâu. Đó là nguyên tắc bí mật mà... Nhưng thôi, một lát nữa tôi đi cùng được. Anh đi lần kiếm về đây chút nước đi, bi đông của tôi đây này.
Bảy Nhột đỡ lấy chiếc bi đông rồi vội vả đi ngay. Thành quay lại phía cô gái và bỗng sững sờ. Chỗ cô nằm giờ ngợp ánh trăng. Ánh trăng trải một lớp vàng mịn viền quanh cơ thể người con gái khiến thân hình cô giống như một bức tượng chạm nổi trên nền dát vàng, gương mặt cô hơi táỉ, có vẻ như trong suốt với đôi hàng mi khép hờ hững. Đôi môi cô hé mở tươi tắn như một nụ hoa. Thành đứng lặng, bất động, tựa hồ chì cần anh thở mạnh một hơi là bức tranh tuyệt đẹp kia sẽ lập tức tan biến vào hư không.
Nhưng rồi cô gái chợt cựa mình, đôỉ mắt cô khẽ mấp máy.
- Anh Thành ... Anh Hai...
- Gì thế cô Năm?
- Quả chanh... Quả chanh của em rơi mất rồi- Thành chợt mỉm cười.
-    Tôi tưởng... cô để trong bao đạn ?
      - Không, em vẫn cầm nơi tay.., đến lúc rút trái da láng để dùng... em thảy đi lúc nào không biết nữa.
- Tiếcquả!
—   Rồi tôi sẽ kiếm cho cô trái khác.
-— Thiệt hông ?...
—   Thật chớ sao ?
Im lặng một lát rồi đột nhiên cô gái bật cười khúc khích
Anh Thành nè !... Em thiếp đi một chút thôi. Vậy mà... cũng mơ đấy?
— Cô mơ thấy chi?
— Em mơ thấy mái tóc cùa em. Em thấy nỏó bay lơ lửng trên trời đó... Cứ như một đám mây. Rồi mưa từ các đám mây đó tuôn xuống  ào ào, và anh em mình ướt trơn trọi. Nhưng rồi... anh coi kỳ không, mưa tạnh, cây cối cứ ào ào mọc lên. Em thấy cả cây chanh ở xóm Bàu nữa. Cái cây đó sai lúc lỉu những quả, em với chị Tư hái hoài mà không hết nghe.
Thành lặng yên một lát rồi mới lên tiếng.
—   Giấc mơ của cô đẹp thật ?
—   Em chỉ thấy nó... kỳ quả !
-   Không.. đó là một giấc mơ đẹp. Giấc mơ của những người chiến đấu vì sự sống,vì sự xanh tương của trái đất này đó cô.
 
Năm Thịnh khẽ lắc đầu
-   anh nói chi cao siêu quá... Em chỉ thấy nó kỳ lạ ? Có lẽ bởì em khát khao được thấy lại mảnhvườn của mình như hồi nào.   
-   Đúng đấy — Thành sôi nổi tiếp — Chính những khát khao ấy để ra giấc mơ tuyệt đẹp của cô.
Thành muốn nói thêm,chính những khát khao một  cuộc sống bình thường giữa xứ sở nhiệt đới xanh tươi  này, đã tiếp cho cô sức mạnh để cầm súng, nhưng nghĩ thế nào anh ghìm được câu nói có vẻ như sáo rỗng ấy lại Anh ngồi xuống cạnh cô, định nói một  điều gi nữa, nhưng đôi mắt cô gái đã khép lại, gương mặt cô như lắng đọng một niềm vui thật khó nói. Có lẽ cô bé lại ngủ thiếp đi rồi. Hay cô đang muốn  tìm lại, muốn đuổi theo giấc mơ kỳ diệu của mình.
Thành nhìn lên bầu trời đầy sao và bỗng nhiên anh bắt gặp một gỢn mây trắng như  vương cuối chân trời.  Phải chăng, đó chính là cái làn mỏng bắt đầu từ mái  tóc của cô gái bắn tỉa để rồi sẽ tưới xuống đất đai  này những giọt mưa mát lành,làm nảy lọc đám chồi  cả một vùng quê đang bị hủy diệt? Nếu vậy thì cái  làn mây kia, những giọt mưa trong lành kia, những  chồi nụ xanh tươi kia, đều đó chung một cội nguồn.  Đó là trái tim dễ rúng động,nhiều khao khát và ước  mơ của những con người đang cầm súng hôm nay.
Hà Nội 1981.


Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #33 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2015, 08:58:42 pm »

NHỮNG NGƯỜI HẠNH PHÚC
Thoáng nhìn thấy chiếc lô cốt cao nghểu bên đường,  Muộn hét lên :
—.Tới rồi, bác tài ơi, cho chúng cháu xuống đây với.
Anh phụ xe .càu nhàu :
—   Sao lại xuống đây, mấy cha bộ đội ?
—   Thì đây là lối rẽ vào làng bọn tôi mà !
—   Mặc ông, xe phảì có bến chứ
Trong xe lục đục lố nhố bảy tám người đứng đậy. Thấy toàn là lính cả, phụ xe có vẻ ngán, vội đưa còi lên miệng thổi toét một cái, chiếc xe giảm tốc độ rồi đứng hẳn lại.
—   Muộn, xuống trước đi, chúng tao quẳng ba lô xuống !
— Ấy, bác ơi., khéo kẻo bẹp con búp bê của cháu,
Anh phụ xe nhăn nhó :
—   Nhanh lên các bố !
—   Gì mà khó tính thế, ông bạn ơi ! Năm sáu năm nay anh em tôi mới được về đây
Ấíột ống cụ mặc chiếc áo bông to xù hỏi chen vào:
—   Các anh ở Nam ra phỏng ?
—   Vâng ! chúng cháu về phép đấy. Bác xem, bảy anh em cùng làng không ai hề hấn gì.
—   Không hẳn thế đâu bác -ạ — Muộn vội lên tiếng  — Đợt ấy làng cháu ra đi những hơn hai chục anh kia..
-   Nằm lại gần hai phần ba còn gì! Kìa» anh Tuấn ra đi chứ !
Anh phụ xe đã hết cau có hơn vui vẻ nhận một  điếu thuốc do Tuấn mời. Anh ta đốt thuốc rồi mỉm cứời  vỗ vai Tuấn :
—   Phen này thì con gái làng anh sẽ nháo nhác cả  lên cho mà xem.
Tuấn đã ra tới cửa xe nhưng anh bỗng dừng lại, ngoái nhìn cô gái ngồi trên chiếc ghế gần lối cửa xe rồi  mạnh dạn hỏi:
—   Xin lỗi... cô có phải là em gái anh Chung không ! Cô gái thoáng ngạc nhiên, vội hỏi lại:
—   Sao... anh biết anh Chung ạ ì
— Vâng. Chúng tôi cùng học, lại cùng nhập ngũ một ngày.' Tôi có đến nhà cô vài lần nhưng... hồi ấy cô còn  bé lắm. Cô gái thoáng đỏ mặt:
—   Xin lỗi! Em... vô ý quá!
—   Không sao ! Ta sẽ gặp lại nhé...
Cô gái khẽ đáp: «Vâng». Anh phụ. xe nhe răng cười, vỗ vai Tuấn :
—   Người hùng xuống đi chứ! Hay muốn đi tiếp một chặng với cô em xinh đẹp này.
-   Xin lỗi... Toi xuống đấy!- Gửi lời thăm gia
đình nhé.
Tuấn vội vã nhảy xuống đất. Chiếc xe rùng mình một cái rồi tiếp tục lăn bánh. Tuấn đứng ngẩn ngơ nhìn chiếc xe. Cô bé lớn nhanh thật... Mới ngày nào- Có lẽ đã đi làm hoặc học hành gì đó ở Hà Nội, hôm nay về thăm nhà đây mà.
-   Sao ngần tò te ra thế?
Muộn vỗ mạnh vào vai Tuấn và hỏi vậy khiến anh như sực tỉnh, Kha chỉ vào mặt anh, tuyên hố trắng
trợn:
— Nó bị cái cô áo hồng lúc nãy bắt mất hồn rồi. Ai lại ngồi trên xe mà cứ nhìn con người ta hau háu.
-Tuấn vội xua tay :
- Không phẳi đâu... các cậu thật- em gái anh Chung đấy.
-  Sao ? — Muộn vội hỏi lại —— Em gái anh Chung à? Sao cậu chẳng, nói ngay khi còn ở trên xe.
- Mình cũng còn ngờ ngợ .. lúc xuống mình mới táo bạo hỏì thực.
Mọi người lặng lẽ nhìn nhau... Họ nhớ đến Chung, đại đội trưởng của họ, bạn học cũ của Tuấn ! Anh đã hy sinh trong một trận đánh quyết liệt ở Đắc Tô năm l972.
Muộn lên tiếng trước
— Hôm nào bọn mình,phải đến thăm gia đình anh Chung.
Kha vội lắc đầu:
-   Lần đầu không nên đến cả. Hãy để mình anh Tuấn đến trước. •

Nỗi nhớ thương những đồng đội đã ngã xuống lại dâng lên trong lòng họ. Chiến tranh kết thúc đã gần một năm rồi mà tưởng như chỉ mới hôm qua họ còn ngồi dưới chiến hào, nằm nghe bom gào đạn rít, cái sống cái chết cách nhau gang tấc có lúc nào nghĩ tới quê hương, chăng nữa thì cũng chỉ thấy xa xôi, diệu vợi. Mỗi khi anh em cùng làng cùng xã có dịp tụ tập, họ lại nhắc tới .quê hương, nhắc tới những ngày thơ ấú chăn trâu cắt cỏ. Nhưng những lúc ấý ít ai nghĩ tới ngày trở về... Phía trước là những trận đánh, biết còn mất ra sao, vậy'mà hôm hay họ đã trở về... Hai mươi người ra đi để chỉ còn trơ lại bảy người. Có lẽ, cái giây phút đầu tiên đặt chân lên dải đất quề huơng trong lòng mỗi người đều nói lên điều đó. Hai mươi người và bảy người... họ làm,thế nào để an ủi được, bù đắp •được nỗi đau thương mất mát cho gia đình, những người không trở về.

— Thôi, ta lên ba lô !
Tuấn nói khẽ nhưng giọng anh rắn rỏi như một mệnh lệnh. Trong số bảy người này, anh có cấp bậc, Chức vụ cao nhất. Vậy anh là người chỉ huy việc trở về này, anh phải điều hòa được niềm vui và nỗi đau. Anh phải chứng minh được với dân làng rằng những người con của làng Canh đã ngã xuống là vì hạnh phúc của cả dân tộc, họ xứng đáng được đời đời thương nhớ. Còn những người trở về hôm nay không phải đã hoàn thành nhiệm vụ, họ còn biết bao công việc phải làm. Đây chỉ là một chặng nghỉ trên con đường hành -trình dằng dặc của người lính.
Họ đi hàng một, dọc theo con đường trở về làng như đội hành quân của một tiểu đội. Muộn đi đầu với đôi vai to bè và -cái lưng rộng như cánh phản. Tiếp sau 
là Kha với đôi chân vòng kiềng. Rồi đến Điện cẳng sếu, đến Tâm « rỗ» Hùng «loe». Và .cuối'cùng là,Tuấn. Anh hơi lùi lại, đi lánh ra khỏi đội hình, say sưa ngắm cái «tiểu đội làng Canh”” của mình. Trước hôm lên xe đi phép, trung đoàn trưởng có tới gặp mặt ạnh em và cũng không khỏi ngạc nhiên vì sao «bảy chàng trai làng Canh» lại cùng được đi phép một đợt. Cái danh hiệu  “”tiểu đội làng Canh  là do ông nghĩ ra. Trước đông đủ anh em, ông gọi Tuấn ra và bảo:
— Cậu là thiếu úy, đại đội trưởng, vì vậy cậu phải lãnh thêm trách nhiệm chỉ huy cái «tiểu đội làng Canh» này. Cậu phải lo cho anh em đi đến nơi, về đến chốn! Rồi ông cười hỏi thêm:
-    Trong số bảy người đã thằng nào có vợ chưa ?
Cả bảy chàng trai làng Canh đều nhăn răng cười trừ, Trung đoàn trưởng vỗ vai Tuấn nói tiếp:
—vậy thì tiểu đội trưởng còn có thêm một nhiệm vụ nữa là phải lo cho mỗi người một cô, không đạt yêu  cầu về tôi kiểm điểm đấy.
Hôm đi trung đoàn trưởng cũng nhắc tới Chung, lồng dặn Tuấn phải đến thăm gia đình Chung. Khi anh em đi phép sắp   sửa lên xe lại thấy ông tất tả chạy đến dúi vào.   tay   Tuấn một chiếc khan dù hoa   và   bảo:
— Cậu mang   cái này về cho cháu Thủy.
-   Thủỳ là    đứa   con gái duy nhất của Chung,   đứa con . gái mà khi   anh   vào chiến trưòng hãy còn nằm   trong
bụng mẹ. .   

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2015, 08:14:36 pm gửi bởi danhthanh » Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #34 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2015, 07:34:45 pm »


 II

Họ về đến đầu làng thì trời vừa sập tối. Tuy vậy,
họ vẫn nhận ra những nét thân thuộc của quê hương.
Mùi bùn ao tanh nồng, có lẽ chi đoàn thanh niên và đội kỹ thuật của hợp tác xã vừa- vớt lên để gieo mạ sân, mùi khen khét thơm thơm từ bếp nhà ai đang nấu cám lợn. Đó là tiếng trẻ tập nói bi bô, tiếng những bà mẹ nựng con, tiếng guốc khua giòn trên đường làng xen lẫn tiếng cười nói ríu rít của các cô gái rủ nhau đi họp.
Không ai bảo ai, họ tự nhiên dừng lại bồi hồi lắng nghe, cảm nhận tất cả những âm thanh, hơi hướng quen thuộc của mảnh đất chôn ráu cắt rốn, Họ như muốn lặng đi, ngả vào những cánh tay vô hình nhưng rất-êm dịu của Mẹ quê hương. Họ không nhìn thấy mặt nhau, như vậy thật là tốt vì không ai muốn bạn nhìn thấy  những dòng nước mắt đang chảy chan hòa trên má mình. Ôi quê hương, xóm mạc ! Những khái niệm về đất nước tự do, hòa bình, độc lập tưởng như rất trừu tượng  bỗng rõ ràng, cụ thể đến vậy khi sau bao nhiêu năm cách xa qua bao thử thách hiếm nghèo trong đạn lửạ, ta lại trở về đứng trước lối ngõ nhà minh.
Bảy chàng trai của chúng ta hẳn sẽ còn đứng vậy tình tự với làng xóm thân yêu của mình nếu như lúc đó không xảy ra một sự việc. Họ đang như lẫn vào  bóng tối mông lung bỗng từ trên đầu họ ánh -sáng bừng lên và trong xóm, tiếng trẻ ccn reo lên « A ! Có điện  rồi !  Rồi tiếng một bà nào đó gọi với sang nhà hàng xóm «Chị đĩ ởi ! .Sang ăn trầu. Tưởng hôm nay mất  điện nữa thì cứ gọi là xẻo... mấy ông thợ điện ! ».
Bây chàng trai ngơ ngác nhìn nhau. Trên đầu họ,  ngay dưới vòm cây đa quen thuộc, lung linh một bóng  đèn điện. Rồi họ nhận ra sân kho hợp tác với những ô mạ xanh rờn, cái cổng của trạm xá xã, cửa hàng mụa bán bảng tin thi đua có vẽ từ con rùa đến chiếc máy bay hiện đại để biẽu thị tiến bộ sản xuất của các đội trong hợp tác xã.
—   Chà ! Thật là tuyệt.
Muộn là người đầu tiên thốt lên câu ấy, rồi đến Kha,
—   Đúng ! Thật là tuyệt !
Họ đến bên bảng tin. Tuấn chỉ vào ô có vẽ chiếc máy bay phản lực.
—   Tổ cô Nụ đi máy bay phản lực kia kìaa, phải Nụ của mày khổng Muộn ?
Hùng khoát tay.
—   Đúng rồi, còn Nụ nào nữa. ông Muộn phấn khởi nhé ! Mới về đến làng đã gặp người yêu !
Họ đi vào làng, có tiếng trẻ khóc oa oa trong trạm xá. Chắc hôm nãy mới có một đứa trẻ ra đời. Một tốp nữ thanh niên từ trong ngõ xóm đi ra, vừa cười nói ríu rít,vừa đấm vào lưng nhau thùm thụp. Chắc lại chuyện gán ghép anh này với cô kia chứ gì ? Tuấn mĩm cười nghĩ vậy và chợt nảy ra một ý- nghĩ tinh nghịch. Anh quay lại và hô khẽ :
—   Toàn tiểu đội «sẵnsàng chiến đấu» !
—   Hùng « Loe » đâu, súng máy lên đầu đi chứ !  Muộn phấn chấn bổ sung  thêm một câu như vậy vào « mệnh lệnh » của tiều đội trưởng Tuấn.
Không hiểu chuyện gì mà các cô gái tự nhiên tóe lên cười và rồi đúổi nhau chạy huỳnh huỵch.
—   Đứng lại !
Muộn quát, mấy cô gái chạy đầu đều sững cả lại. Bỗng một cô reo lên : 
— ối giời ơi ! Anh Muộn về tụi bay ơi !
Hùng  “”Loe» bắt được mục tiêu liền “nổ súng” ngay.
—   Chẳng muộn đâu, còn sớm lắm các cô ạ!
—   ơi giời, lại cả anh Hùng nữa !
—   Các cô tưởng chi có vậy thôi à ? Hùng hắng  giọng — nghe tôi điểm danh đây.
— Một, anh Muộn; hai, anh Tuấn; ba, anh Tám; bốn, anh Thân; năm, anh Diên; sáu, anh Kha; bảy, tất nhiên là... anh đây
Cả tiểu đội từ trong bóng cây hiện ra lố nhố dưới ánh điện. Các cô gái xôn xao cả lên. Rốồ lại cười, lại  hấm hứ và phát vào lưng nhau bồm bộp...
—   Chị Nụ đâu rồi ! Chị  Nụ chạy mất rồi chúng bay ơi !
—   Anh Tâm ơi ! Cái Thìn nó đang nhìn anh đấy này.
—   ồ kìa... cái Liễu sao  thế ĩ! Nó khóc chúng mày ơi • Tất cả đang 'ồn ào bỗng lặng cả đi. Liễu ngồi thụp xuống vệ đường khóc rưng rức, vừa khóc vừa nghẹn ngào:
— ôi anh Sơn ơi là anh Sơn ơi ! Các anh ấy... về cả rồi còn anh thì... không về, anh Sơn ơi..
Các chiến sĩ bối rối nhìn nhau rồi ngước nhìn Tuấn.
Họ trông đợi ở anh vì- không ai ngờ lại xảy ra tình huống này. Tuấn cố trấn tĩnh bước đến bên Liễu lựa lời an ủi:
— Cô Liễu, anh.. Sơn không trở về, anh ấy đã hy sinh anh dũng. Ngày mai... tôi sẽ tới nói chuyện với ông bà về sự hy sinh anh dũng của anh ấy. Thôi Liễu đừng khóc nữa, chị em đang vui... vả lại, dù sao cũng- còn được từng này anh em chúng tôi về .. 
Mấy cô bạn gái cũng xúm lại an ủỉ, Liễu thôi không khóc nữa. Tuy vậy mọi người không aí còn lòng dạ nào mà vui được nữa. Họ lặng lẽ chia tay nhau rồi mỗi người rẽ vào các ngõ xóm. Các cô gái cùng chia nhau thành từng tốp đưa họ về nhà. Khi mọi người đã đi  Tuấn mới xốc lại ba lô lặng lẽ rảo bước về ngõ nhả mình, trong lòng anh vui buồn lẫn lộn. Anh bỗng thấm thía lời trung đoàn trưởng nói với anh khi trao tấm vải  cho anh mang về cho bé Thủy — trách nhiệm của những người còn sống thật nặng nề!
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2015, 08:14:27 pm gửi bởi danhthanh » Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #35 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2015, 07:36:31 pm »

III
Nhà Tuấn ở tận cuối làng nên gia đình vẫn chưa biết tin anh về. Càng hay, anh muốn giành cho gia đình một niềm vui bất ngờ. Thế nào mẹ anh cũng  khóc. Còn các em anh, nhất , là cái Hương, hẳn sẽ làm váng nhà lên cho mà xem !
Lối ngõ nhà anh chưa mắc điện, tuy vậy anh vẫn dễ dàng nhận ra những gì quen thuộc từ thuở ấu thơ. Hàng cúc tần tỏa vào đêm cái hương vị ngại ngái say. Hàng dừa đã đốn một bên xòe những tán lá lưa thưa che kín lối ngõ. Anh ngước nhìn lên qua những tán lá dừa và bắt gặp những ngôi sao mọc dày chi chít  trên nền  trời đen thẳm. Con chó mực thấy có tiếng chân người nhảy vội ra sủa nhấm nhẳng, tiếng -Hương từ trong nhà hỏi với ra :
— Ai đấy ?
Anh định im lặng bước vào nhưng con chó khôn  ngoan cứ sủa ầm lên, nhất định không để anh yên ổn

nếu anh liều lĩnh bước thêm vài bước nữa. Hương từ trong nhà chạy ra mắng con chó :
   Mực hư nhỉ ! — Rồi cô hỏi vọng ra — Ai mà không len tiếng thế nhĩ ?
   Hương — Tuấn khẽ gọi — Anh đây mà !
Hường đã nhận ra tiếng anh trai. Không kìm được niềm vui bất ngờ, cô chạy xô tới định ôm choàng lấy  anh nhưng hình như chợt nhớ ra rằng mình đã lớn cô đột ngột dừng lại dẫm chân bành bạch và kêu toáng lên :   
-   Mẹ ơi, anh Tuấn về ! Anh Tuấn về Hòa, Bình ơi
 Rồi cô xấn tới đấm vào lưng anh bìch bịch :
   Giời ơi, giải phóng từ bao giờ bao giờ mà sao hôm nay anh mới mò về hả ?
Mẹ và các em nhỏ của anh cũng từ trong nhà chạy ùa ra Nhưng mẹ chỉ chạy được mấy bước rồi như, bủn rủn cả chân tay nên phải đứng tựa vào cột hiên và cất tiếng gọi nghẹn ngào :
—   Tuấn - con -
—   Mẹ-!
Tuấn lao đến gục đầu vào ngực mẹ. Bàn tay nhò gầy của mẹ run run lần trên khuôn mặt, mái tóc anh. Rồi bàn tay mẹ chợt dừng lại ở một vết sẹo dài trên cổ anh. Vết sẹo như nóng rực lên. Mẹ đã nhận ra, mẹ đã hiểu hết. Mẹ biết có một viên đạn của quân thù đã xẹt qua đây, chì cần nó xích thêm một phân nữa thì mẹ con ta sẽ không có ngày sum họp này. Mẹ rùng mình lạnh người đi khi nghĩ tới một phân ấy ! Nhưng mẹ cũng biết, sau khi cái viên đạn ấy xẹt qua, con của, mẹ lại ngẩng đầu lên và khẩu súng trong tay con lại nhả đạn về phía quân. thù. Có ai hiều con bằng mẹ đâu phải không mẹ !   . .
 
Sau những phút xúc động nghẹn ngào bên mẹ, Tuấn bế cái Bình đứa em út của anh rồi bước vào nhà. Cũng như mọi gia đình khác, căn nhà của anh chan hòa ánh điện. Anh quay sang hỏi Hương :
— Làng ta có điện từ bao giờ em ?
— Cũng có vài tháng nay thôi anh ạ. Tụi em đến vất vả VÌ cái đường dây điện này đấy- Vậy mà đã  ổn định đâu, cứ mất điện luôn đấy !
Anh chia kẹo cho các em rồi ngồi nói chuyíận với mẹ và Hương. Bố anh có chân trong ban quản trị, hiện đang dẫn đầu một đoàn đi tham quan mấy hợp tác xã tiên tiến ở bên Thái bình chưa về. Qua câu chuyện, anh biết hợp tác xã mới hợp nhất toàn xã, mọi người còn đang lộn xộn bung bít, Mẹ anh ca cẩm:
— Mày ra đồng mà xem, tháng giêng gần qua rồi mà đồng còn trắng ngát cả ra đấy. Liên hợp toàn xã thfi chỉ dân làng mình là khổ thôi con ạ. Ngoài cây lúa ra thì chẳng còn biết trông vào cái gì nữa. Bên Vân họ là dân buôn bán xưa nay « mất mùa họ cũng chẳng chết. Ai đời,, thóc của hợp tác xã làng mình còn vài chục tấn. lợn vài chục con, con nào con nấy tròn như cái cối xay  một lượt, bên Vân khó rỗng, chuồng không, vậy mà hợp nhất một cái là chung tất. Xã viên, làng mình dứt là xắc mắc họ đâm chán, chẳng thiết gì làm ăn nữa. đâu, con ạ.
Hương vội lườm mẹ :
—   Mẹ thì chán chết. Anh ấy vừa mới về đến nhà chưa kịp thở thì mẹ đã đem những chuyện không đâu đấy ra mà kề.
—   Là tao nói cho nó biết cái đường đất làm ăn ở mình bây giờ nó là vậy chứ. — Mẹ quay sang góc nhà nhổ quết trầu rồì đột nhiên chuyển ,qua chuyện khác. Này còn anh, tôi bảo cho anh biết nhé, lần này về anh mà khống lấy vợ thì đừng có hòng tôi để cho anh đi.
Hương vỗ tay cười khanh khách :
—   Phải rồi, bắt anh Tuấn lấy vợ đi, con gái làng  nàỳ hàng rếch, anh ưng cô nào em làm mối cho.
—   Cả cô nữa ! Có anh nào nó rước tôi cũng tống đi cho yên chuyện.
Tuấn vỗ tay :
—- Hoan hô ÿ kiến của mẹ. Ả lần này cả thằng Kha nó cũng về đấy. Chết, quên không thông báo cho cả nhà biết lần này làng ta về tất cả bảy anh em. Nghĩa là- những ai còn sống lần này đi phép cả.
—   Về tất cả một lượt, Hương lè lưỡi — Thế thì vỡ làng mất !
Tuấn quay lại phía Hương, hỏi độp một câu:
—   Thế cô có đồng ý lấy thằng Kha không ?
- Em không ! Anh cứ làm như là- mớ rau không bằng!   
Mẹ anh cười nói xen vào :
—   Cái thằng là cháu bà cố Nhạc phải không?
—   Vâng ạ !
Bà mím cười gật đầu.
—   Thằng ấy thì được, nếu cái Hương mà ưng nó thì tao cho không.
Tuấn cười nói khích một câu :
—    Cô Hương cô ấy chê lính nghèo. Kén bác sĩ kỹ  sư kia„ Phải rồi, cô giáo, kỹ sư tâm hồn cơ mà!
Hương vùng vằng đứng dậy :
— Em không thèm nói chuyện ấy đâu nữa nhér!
Tuấn nhìn theo em gái và mỉm cười nghĩ thầm “”con bẻ cũng ngang đấy, cậu Kha khó mà đã chinh phục nổi nó ».
Mấy đứa em cũng đều theo chị Hương xuống bếp nấu cơm cho anh Tuấn. Khi chỉ còn hai mẹ con, mẹ Tuấn xíçh lại gần con và nói nhỏ :
— Mẹ bảo này... mấy đứa chúng mày ngày mai nên bảò nhau mà đi thăm... — Mẹ chửa nói hết nhưng Tùấn đã hiểu cả, mẹ xót thương cho những bà mẹ không có được cái xum họp này. Tuấn ngước nhìn mẹ, khẽ gật đầu :
—Vâng... anh em chúng con sẽ chu toàn việc đó ạ. Có điều đối với chúng con đó là một công việc nặng nề. Làm sao có thế an ủi được những bà mẹ....   . .
—   Vỉệc đó mẹ... sẽ vận động các bà trong hội mẹ I chiến sĩ giúp thêm một tay. Miễn là các con phải vững... Thương anh em, thương gia đình họ thì thương nhưng ị đừng bi lụy quá.
—   Mẹ — Tuấn nhìn mẹ bằng đôi mắt biết ơn — chúng con sẽ vững vàng mẹ ạ.
*
* ' *
Mãi đến mười hai giờ đêm Tuấn mói lên giường nằm nhưng anh vẫn không sao ngủ được .Anh sung, sướng tận hưởng cái,hạnh phúc giản dị nhất mà bấy lâu anh hằng mơ ước — được ngủ ở nhà mình,  được  nghe tiếng ngáy đều đều cùa thằng em trai, nghe tiếng con trâu thở phì phì và cọ sừng lốp cốp ngoài chuồng, tiếng gió khua tàu chuói, tàu cau xào xạc, tiếng giun dế rỉ ran. Rồi đến khi đã ngủ đẫy giấc, nghe tiếng gà trong xóm thoáng dậy thò đầu ra khỏi chằn đẫ thấy ánh lửa mẹ nấu cơm bập bùng dưới bếp và bóng mẹ hắt lên vách nứa. Bao nhiêu năm nay anh thiếu cái đó. Và chăng bấy nhiêu năm anh xa nhà, đi đánh giặc cũng chỉ vì những hạnh phúc giản dị đó, hơn chục chàng trai làng Canh này ra đi với anh và không trở về cũng là để giành lại niềm hạnh phúc giản dị thanh bình đó,
Ba ngày đó trôi qua như trong một cơn sốt nặng  nề. Tuấn và động đội của anh đã lần lượt tới thăm tất cả những anh em cùng làng đã hy sinh. Một chiến dịch nước mát — bao nhiêu nỗi đau, bao nhiêu vò xé. Những thư từ, kỉ vật, những lời trăng trối... lúc nào cùng chập chờn trong đầu anh hình ảnh những ngươi mẹ, người vợ, những đứa em của người đã khuất... Giấy báo tử đã gửi về từ mấy tháng trước, nhưng  khi các anh trở về, nỗi đau chưa lắng dịu trong lòng họ lại trỗi dậy mãnh liệt. Nhưng rồi,... tất cả sẽ trôi qua, những người còn sống phải sống tiếp tục với tất cả những gi còn ngổn ngang, bề bộn của ngày hôm nay. - ’
Ngày hôm nay, Tuấn quyết định «vào trận cuối cùng» trong «chiến dịch» này. Anh sẽ lên thăm gia đình Chung. Anh quyết định đi một mình, một mình gánh chịu đề anh em được nghĩ ngơi, được thanh thản tâm hồn sau ba ngày , quyết liệt vừa qua. Anh chuẩn bị mấy thứ làm quà cho cháu Thủy. Thấy anh chuẩn bị lỉnh kỉnh đù thứ, Hương khúc khích cười.   
— Lên thăm bố vợ có khác ! Chu đáo gớm.
Mày chỉ bậỹ ! Tao đi làm công tác chính sách đấỵ chứ !   
Hứ ! EM biết tỏng đi rồi. Anh Chung có cô em gái «hết sẩy» đấy !   
 
Con ranh tinh quái thế... biết người ta thế nào mà đã… nghĩ vậy nhưng Tuấn cũng vui vui và dường như  chính ý nghĩ vớ vẩn làm cho chuyến công tác chỉnh sách của anh bớt nặng nề hơn.
Từ nhà anh lên Thượng vinh, chỉ có năm cây sổ. Đạp xe một loáng anh đã đến con đường rợp bóng bạch đàn rẽ vào làng của Chung. Tuy đường rộng, đạp xe  tha hồ thoải mải "nhưng không hiếu sao Tuấn lại nhảy xuống dắt xe đi bộ một quãng. Anh muốn cho lòng  mình tĩnh lại trước khi bước vào ngôi nhà của gia đình Chung và gặp những người thân yêu của anh. ôi phải  chi chính là Chung, chứ không phải mình, đang đi trên  con đường này để trở về với ngôi nhà thân yêu, với  cha mẹ, với Hà ngưòi vợ mà Chung hằng thương nhớ và đứa con gái mà Chung thường nhắc tới trong những đêm ngủ hầm, hay trước một trận đánh lớn sắp sửa diễn ra
Một tốp trẻ -nhỏ líu ríu từ trong ngõ xóm chạy ra. Từng đôi một các em quàng vai nhau vừa đi vừa hát líu lo:
Con chim se sẻ
Theo mẹ ra đồng
Chim vâng lời mẹ
Không ngồi bờ sông
Không ngồi bờ sông
Nghe bài hát Tuấn chợt mỉm cười. Hẳn đây là bài hát cô mẫu giáo của các em tự sáng tác. Phải rồi, làng  Chung nằm sát bờ sông, con-sông nhỏ chỉ rộng chừng  hơn chục thựớc mềm mại như một giải lụa uốn quanh làng Thượng Vĩnh mà nhiều lần Chung hằng nhắc tới.
Thấy anh dầt xe đạp đi vào ngõ, các cháu bé đều đứng lại hai bên đường và thi nhau «chào chú ạ””
 

Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #36 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2015, 07:43:00 pm »

Một bé gái chừng năm sáu tuổi, mặt mũi xinh xắn, tóc tết đuôi gà ngước đôi mắt đen tròn lên hỏi anh:
- chú vào nhà ai đấy ạ ?
Tuấn nhìn cháu bé và bỗng sững sờ: cháu bé giống Chung như tạc. Từ đôi mắt, chiếc miệng, đến vầng trán, nét mày.. anh dựng xe xúc động cúi xuống bên cháu khẽ hỏi:
-  Cháu có phải là  cháu  Thủy không
- Vâng. cháu là cái Thủy đây chú ạ.
-  ôi cháu ngoan quá.
Anh bế cháu lên vuốt nhẹ lên mái tóc mềm như tơ của cháu, lòng dạt dào xúc động. Chợt nhớ ra anh vội đặt cháu bé xuống,cởi cái tủi du lịch sau xe. Vừa nhìn  thấy con búp bê, bé Thủy đã reo lên :
— A. búp bê, búp bê.   
Tuấn đặt con búp bê vào đôi bàn tay nhỏ bé của  Thủy. Bé ngơ ngác nhìn anh rồi sợ sệt rụt vội tay lại, đưa ngón tay út lên miệng, mắt vẫn mở tròn nhìn con búp bê đăm đăm. Tuấn vội kéo bé Thủy lại gần, âu yếm :
—   Của cháu đấy Thủy ạ.
Đôi mắt bé vụt sáng lên, bé rụt rè đưa hai bàn tay ra đinh đỡ con búp bê nhưng rồi lại rụt trở lại.
—   Nhưng... cháu không có tiền. ông cháu, mẹ cháu cũng không có tiền. Nhà cháu nghèo lắm !
Tuấn lặng đi giây lát trước lời nói ngây thơ của cháu bé rồi kéo nó lại gần.
— Đây là của cháu cơ mà. Không* phải mua đâu, chú mang về cho cháu đấy.
Thế chú là.. chú Là… bố chau à?
-    Thủy, chú không phải».
Nhưng anh không kịp nói hết câu thì vụt một cái, cháu đã quay ngoắt, ôm con búp bê chạy vụt vào ngĩ. Lát  sau Tuấn nghe tiếng Thủy la lén:
— Me ơi, bố về, bố về...
Tuấn đứng chễt lặng nghẹn ngào. Không ngờ câu chuyện lại xoay ra như thế. Biết làm sao đây? Sự ngây thơ của trẻ con làm thắt gan thắt ruột người lớn. Làm sao bé hiểu hết được nỗi bất hạnh lớn lao mà bé sẽ phải chịu đựng suốt cả cuộc dài.
Phải mất một hồi lầu Tuấn mói bình tĩnh trở lại. Anh quyết định dù sao cũng phảỉ tiến lên. Phải dũng cảm vượt qua những dòng nước mắt Anh dắt xe vào tới tận sân mà vợ Chung vẫn chưa biết. Chị vẫn đang ôm chặt con trong lòng thì thầm nói với nó điều gì đỏ. |Khi ngẩng lên chợt nhìn thấy Tuấn, chị vội đứng dậy  gượng gạo mỉm cười. Chị không kịp lau những giọt nuớc mắt đang chảy giàn dụa trên đôi má, chị lúng túng nhìn anh rồi lại nhìn con.
-    Xin lỗi anh, khổ quả, cháu nó bé, chưa biết gi
cả...
-    Nói tới đó giọng chị nghẹn lại, rồi không thể gượng  được nữa, chị ôm mặt chạy vào nhà trong. Tuấn đứng chết lặng trên sân. Anh biết làm gì bây giờ? Không,  không ai có thể an ủi được chị ấy. Hãy để chị ấy khóc,.  Nỗi đau khổ dồn nén tích tụ bao ngày đang vỡ ra trong tim  chị. Nước mắt, dù không phải là vị thuốc tiên có thể làm lành được vết thương lòng nhưng nó sẽ làm dịu bớt nỗi đau.
Thủy vẫn đứng một mình hai tay ôm chặt con búp bê, ngơ ngác như muốn hỏi vì sao mẹ lại khóc? Tuấn tiến lại bế bé Thủy tới ngồi vào bậc thềm. Khi đã ngồi yên trọng lòng anh, bé Thủy bắt đầu thủ thỉ:
—   Chú ơi, mẹ cháu bảo không phải chú là bố Chung cháu đâu. BỐ cháu chưa về, bố cháu gửi chú mang búp bê về cho cháu phải không chú ?
—   ờ... chú... bố cháu gửi chú...
Anh ấp úng khi phải phụ họa những lời nói dối của chị. ôi, không ai nỡ trách chị đã nói dối con đâu, chị Hà ạ. Cháu còn nhỏ quá, nó làm sao hiểu nỗi những điều đó. Với cháu tất cả còn ở phía trước. Hãy để cho cháu hy vọng phải không chị? Đến một lúc nào đó nó sẽ hiểu sự hy sinh lớn lao của bố, nỗi đau của mẹ, và sẽ đủ dũng cảm để gánh chịu nỗi bất hạnh chính của mình. Phải không chị ?
Hà đã từ trong nhà bước ra. Chị mời Tuấn vào bàn uống nước. Khi đã bình tĩnh trở lại, chị ngập ngừng thanh minh.
— Anh thông cảm cho... cháu còn dại lắm! Vậy nên... tôi còn phải nói dối cháu.
Tuấn khẽ gật đầu rồi ngước nhìn người thiếu phụ bằng đôi mắt thông cảm. Anh nhận ra ở chị những nét rắn rỏi và cương nghị. Hà vẫn đẹp nhưng vẻ đẹp của chì có vẻ kín đáo dịu dàng và biểu lộ rõ sự từng trải dày dặn qua những tháng ngày chờ đợi và đau khố.
—   Khổ quá — Hà vừa rót nước vừa ca càm
— Anh lên phải ngày cả nhà đi vắng. Bà với cô Thanh thì sang bên Thanh Phú ăn cưới. Cô Thảo, cái cô anh gặp trên ô tô hôm vừa rồi ấy thi đi thăm bạn trên huyện.

    Không sao, tôí sẽ trở lại vào ngày khác để thăm ông bà và gia đình.
-    Ấy chết! Hà vội ngước nhìn anh vẻ trách móc
-    Anh về ngay là không được đâu- Cô Thảo dặn, nếu  anh lên là phải giữ anh lại đấy.
Cô ấy tên là Thảo, cái tên dễ nhớ như thế mà mình quên khuấy đi mất. Hồi mình và Chung còn học một lớp, cô ấy bé tí và đen nhẻm, tóc đỏ ối vì suốt ngày dãi nắng ngoài bãi. Thế mà bây giờ... Không biết cô ấy làm gì ngoài Hà Nội nhỉ ? Dường như đoán được ý nghĩ của anh; Hà vội kể ngay :
— Cô Thảo đang học đại học bách khoa anh ạ. Cô ấy được nghĩ một tuần 1 để chuẩn bị đi thực tập. Hôm vừa rồi nghe Thảo nói gặp mấy anh trên Canh về phép,  trong đó có một anh biết anh Chung, tôi đoán ngay là anh... Cô ấy mong anh xuống chơi lắm đấy.
Nói chuyền với Hà chừng nửa tiếng nữa, Tuấn quyết định xin phép ra về. Thấy anh có vẻ sốt ruột, Hà thôi không giữ nữa. Khi tiễn anh ra., đến cổng, Hà ngập ngừng một lát rồi lên tiếng:
   — Anh Tuấn, tôi muốn nhờ anh một việc, không hiểu có... phiền anh quá không ?
— Việc gì thế chị Hà?
— Tôi muốn -có dịp nào đó... anh đưa tôi vào... thăm anh Chung một lần...
— Chị Hà... kể ra đi lại cũng gian nan trắc trở đấy.
— Gian nan đến mấy tôi cũng chịu được miễn là...  tới được chỗ anh ấy!
Tuấn khẽ rùng mình. Nơi ấy.. một đỉnh núi, cao hơn ngàn thước phía tây sông Pôcô trơ trụi vì bom
đạn, những đoạn giao thông hào sụt lở, xạm khói bom na-pan. Một căn hầm chữ A bị xới tung lên bởi một quả bom năm trăm bảng Anh... Sau trận đánh, các chiến sĩ đã đào tới hàng giờ nhưng cuối cùng tìm thấy một chiếc bi đông bẹp dúm của đại đội trưởng Chung. Anh đã ra đi không để lại một chút xương thịt, như hóa thân vào đất đai của Tô quốc. Sau ngày giải phóng, sư đoàn xây dựng nghĩa trang liệt sĩ, ở đó người ta cũng xây một ngôi mộ cho anh, nói cho đúng hơn, người ta đã xây một nơi đế tưởng niệm anh. Tôi sẽ phải đưa vợ anh tới nơi nào đây nếu chị ấy nhất định đòi đi. Chắc chắn không thể lên cái đĩnh núi cao hơn một ngàn thước kia. Nơi ấy hẳn đã xanh rì cây cồ. Còn nếu đưa chị ấy tới nghĩa trang thì... liệu tôi có mang tội vói anh với chị hay không ? Tôi sẽ phải nói dối, nói dối một người như chị là một việc thật, không dễ dàng đối với tôi. Nhưng nếu nói thật,... Không, sự thật không phải bao giờ cũng nên nói ra. Chị sẽ sống tiếp: những năm tháng còn lại dễ dàng hơn, thanh thản hơn nếu không biết sự thật khắc nghiệt ấy của chiến tranh.
—   Thế nào anh, được chứ ?
—   Vâng... được chị ạ, nhưng phải vào một dịp khác chứ dịp này thì...
—    Có lẽ kỳ phép sang năm -của anh chúng ta sẽ đi, anh Tuấn nhé! Lúc ấy cháu cũng đã lớn hơn được một chút... tôi có thể cho cháu đi cùng. Làm sao tôi có thề giấu cháu mãi được ? Sự thật dù khắc nghiệt tới mấy cũng vẫn là sự thật phải không anh ?
 
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #37 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2015, 07:58:24 pm »

...
— ối giời ơi ! Anh Tuấn đây rồi.
— Tuấn như sực tỉnh và nhận ra trước mắt mình
là Lan, người yêu của Tâm. Hình như cô này có điều gì xúc động, chân tay cử díu cả lại, vừa  thở vừa nói.
— Em.. tìm anh muốn chết. Đến nhà thì bảo anh sang nhà anh Muộn, đến anh Muộn thì bảo, anh ra phòng cưới, ra phòng cưới cũng chả thấy bóng vía anh đâu
Tuấn mỉm cười, hỏi :
    - có chuyện gì thế cô Len ? '   ,
- ông cụ nhà em... chịu rồi
—   Cái gì ? Tuấn ngơ ngác hỏi lại- Dường như Len cũng nhận ra sự xô bồ của mình, cô e thẹn lấy nón che mặt rồi khúc khích cười. •
—. Anh... thấy em dở hơi quá, phải không ? •
-   Ừ! có lẽ cô có chuyện vui nên sướng phát rồ lên hả ?   
—   Hử ! tại các anh đấy, cứ sồn sồnlên, ông nhà  em mới tức...mới thành ra chuyện, bây giờ thì, ông
 cụ nghe ra rồi. -
—   Nghĩa là... ông cụ đồng ý hạ giá rồi hả ?
—   Cái nhà anh này, cứ đùa mãi được. Không có bác  Diễn bố anh Sơn sang nói với ông cụ nhà em thi còn  Ối mà ông cụ nghe cho. Bác ấy  bảo với bố em rằng, giá -thằng Sơn nhà tôi mà không hy sinh thì lần này  trở về như anh Tâm thế nào tôi cũng phải cưới vợ cho  nó. ông nhà em chưa hiểu bác Diễn định nóí gì liền  hùa theo «đúng thế, thằng Sơn mà còn sống trở về thì sẵn sàng sẻ nửa cái gian nhà này giúp bác cưới vợ cho nó». Thế là bác Diễn mới bảo «thế cứ coi như  thằng Sơn còn sống bác có đồng ý cho tôi nửa gian nhà này không nào?». Bố em hỏi «Bác cần để làm gì?» «Tôi cưới vợ cho con»; BỐ em ngớ ngưòi ra. «Con  nào, bác chỉ có mỗi thằng Sơn là con trai ». Đúng thế, Bác Diễn ’mới chậm rãi nói — Thằng Sơn mất rồi tôi  không còn con trai nữa. Nhưng ông Điều bạn tôi đã mất rồi, con ông ấy đi đánh Mỹ nhờ giời, mà không chết như thằng con tôi. Vậy tôi phải có trách nhiệm với nó như  với con trai tôi vậy. Nhà nó nghèo, nó đi hỏi vợ người ta thách cao quá nó lấy gì mà cưới. Đi đánh giặc về chỉ có hai bàn tay trắng, mẹ già, em dại.. chẳng lẽ để nó ở  vậy suốt đời à». Bố em lúc ấy mới hiểu ra, liền giận dữ quát: «ông đến đây để chửi xỏ tôi đấy phải không?»  Tính cụ nóng, em sợ quá đi mất! Thế mả bác Điều  cứ tỉnh khô : « Tôi không xỏ ông.  Tôi chỉ đến xin ông  nửa cái nhà này như ông đã hứa mà thôi ». Các cụ lời qua tiếng lại một lảt rồi lại thấy cười nói rang rang  thế là..- thế là
— Thế  là cụ nhà quyết định cho anh cu Tâm cưới chứ gì?
   — ừ,.. em chỉ nói với anh thế thôi đã—
Lan cười khanh khách định chạy đi nhưng Tuấn đã giang tay ra chặn lại
-   Khoan đã ! Nói chuyện cho có đầu có đuôi đi đã  nào ! Thế cụ... đòi bao nhiêu nữa ?
—- Cho không ! Lan nguýt dài
-   ối giời ! Thế thì quý hỏa quá ! Này, nhưng bọn tôi không quen lấy không của ai cái gì đâu nhớ. Thôi cô đi tìm cái thằng Tâm mà dựng nó dậy đi. Đang  buồn xỉu như bánh đa gặp nước đấy. Thế định ngày nàó thì cưới ?'   -
— Còn lâu!   ;
 — Thế thì cô tìm tôi cuống cuồng lên để làm gì ?
Như sực nhớ ra, Lan thần người, thử đài rồi nói giọng nhẹ hẳn xuống :
— Em muốn nhờ anh.;, tối nay đưa anh Tâm., đến  nói chuỹện lại với thày em.
—   ôi giời  — Tuấn cười lớn — cái thẳng quỷ tóc xoắn nhà cô thì có lên giời nó cũng lên được. Lính  trinh sát lại còn phải đi đưa với đón nửa ?
—   Không, — Lan nài nỉ — Em van anh, phải có
anh đến thì... anh ấy mới dám  vả lại còn phải nói năng thưa gửi... mà anh Tâm thì cứ như ngậm hạt thóc ấy !
—   Nó giả vờ đấy, còn lạ gì mồm mép của nó nữa.
ở đơn vị anh em vẫn gọi nó là « Tâm lém » hay là «Tâm dẻo mỏ» đấy. Nhưng thôi, tôi sẽ điệu hắn đến và bắt hắn mở mồm cho cô xem.
Lan che miệng ọựời :
— Thế còn anh thì bao giờ cho bọn em ăn kẹọ đấy?
—   Tôi á, —- Tuấn cườỉ lớn — Còn lâu! Luc. đó chỉ sợ cô Lan tay bồng tay dắt rồi, nhờ đun ấm nước cũng không xong.
Lan vung nắm đấm lên dứ dứ vào mặt anh mấy cái rồi bỏ chạy. Cô ta đang phấn khởi. Thôi, thế là cả thằng Tâm cũng sẽ xong chỉ còn anh và Kha thôi. Xem chừng cái cô Hương nhà mình thuộc phái « kháng chiến trường kỳ». Nó sẽ làm cho thằng Kha mệt bở ra rồi mới gật đầu cho mà coi. Được rồi, mình sẽ làm, « nội ứng-»-cho cậu ấy. Mọi việc rồi sẽ tốt đẹp cả thôi.

Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #38 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2015, 07:59:19 pm »

***
Hường tỉnh dậy từ lúc gà mới gáy đợt đầu. Cô rón  rén ngồi dậỵ lấỵ áo rét mặc vào người rồi xuống bếp chất củi sưởi.Còn sớm quá, cơm cháo gi vội. Chị Thảo ngủ say quá, sao chị ấy vui và thảnh thơi quá nhỉ?
Thực ra đêm qua Hương chỉ kịp chợp mất được một lật. Dự đám cưới về cô trằn trọc mãi. Ngồi ở dưới,  thỉnh thoảng cô lại liếc nhìn Kha ngồi cạnh anh trai .mình, trên hàng ghế danh dự. Anh ấy vẫn cười nói,  vẫn vỗ tay mà sao anh ấy buồn vậy ?
Phải, chì có mình và anh Tuấn là biết vì sao anh ấy buồn. Có phải mình không yêu anh ấy thực không? Không yêu tại sao từ hôm anh ấy về tới nay mình lại hay nghĩ tới anh ấy, và nếu anh  ấy đi lấy người khác hẳn là mình sẽ buồn lắm, chắc chắn là thế, dối lòng mình làm gì ? Nhưng... tại sao khi anh ấy «đặt vấn đề» minh lại từ chối, có lẽ như anh Tủấn nói « mình khó hiều quá chăng » ?
Đêm qua nghe chị Thảọ nói chuyện về chị Hà,
I thương chị ấy quả. Chị ấy không chịu đi lấy chồng khác dù bố mẹ chồng vẫn giục. Chị ấy yêu anh Chung đến như vậy,, chung thủy, với anh ấy đến như vậy, hẳn  chị phài hiểu anh áy lắm.
cà chị Thảo nửa. Sao chị ấy đến với anh Tuấn nhà mình nhanh như vậy, dễ dàng đến như vậy? Khi.chưa hiểu chị ấy mình cũng nghi ngờ. Nhưng sau đó thì mình hiểụ. Đêm qua chị ấy nỏi mình: Hương ạ, mình đến với anh Tuấn vì mình tin anh ấy, mình cho  rằng hai người yêu nhau là phải cùng tìm đến với nhau. : - Nếu mình chỉ - đứng ngắm nhìn xem người con trai   đến với mình bằng cách nào,có khéo léo, có đúng bài hay không thì ích kỳ quả, mà như thế chưa phải đã là thương nhau. Các anh ấy đánh giặc bao nhiêu năm nay, bây giờ mới được nghỉ ngơi ít ngày để lo tìm  hạnh phúc cho riêng mình. Thường thì các anh bộ đội chỉ có thể tìm hiều chừng mười ngày là đã xin tổ chức lễ cưới. Đừng vì thế mà nghĩ rằng các anh ấy đơn giản trong tình yêu, Ngược lạỉ thì thưởng những người có ít thời gian để yêu nhất lại là người yêu thương thật chân thầnh.
Nghe chị Thảo nói tới đó mặt minh nóng ran lên. Không hiểu anh Tuấn đã nói gì với chị ấy chưa mà sao chị ấỷ hiếu mình đến thế. có lẽ đúng như vậy chăng ? Có 1ẽ minh yêu anh ấy, nhumg anh ấy đã đến với minh không đúng, như lâu nay minh vẫn tưởng tượng. Ai  đời lá thư tỏ tinh mả anh ấy lại viết những câu như  thế này : « Hương ạ, khi tôi ra đi thi Hương hãy còn  là một cô bé. Lúc đó ai có thể nghĩ đữợc rằng sau này Hương có thể sẽ là vợ tôi. Tuy vậy qua anh Tuấn, tôi  đã hiểu Hương hơn. Bộ đội chúng tôi hiểu nhau và rất  tin nhau, anh Tuấn nói rằng tôi «nhất trí» xây dựng với Hương thì anh ấy sẽ ủng hộ. Vậy ý Hương thế Ị nào? Tôi trình bày ý nghĩ của mình hơi lộn xộn, không  biết Hương có hiểu tôi không ? » Thế đấy, aỉ mà chịu được cứ làm như là bám được ông Tuấn là nắm chắc người ta rồi không bằng ? Lại hôm vừa rồi cũng vậy.  Ai đời anh chàng lại nói thế này : « Hương ạ!  tôi đã nhận được thư trả lời của Hương. Tôi rất buồn, nhưng  vì ở xa không biết làm thế nào để Hương hiều lòng  tôi. Tôi chỉ được nghỉ ở nhà một tháng, không có nhiều  thời gian đâu. Nhà tôi thì Hương biết đấỵ, bố mẹ tôi  mất cả rồi chỉ còn một mình bà tôi, dù sao cũng phải có người đi lại trông nom bà cụ... »
Thế là máu tự ái trong người mình – nổi lên. Mình trả lởi thăng băng: «Vâng, hoàn cảnh thế thì anh nên lấy vợ rồi đè có người trông nom bà cụ, Còn tôi thì chưa nghĩ đến chuyện ấy».
Nói đến thế tưởng giận, ai ngờ.,, .mà mình đề ý từ hôm ấy đến nay chưa thấy anh ta đi tìm đám nào, mà bà cụ thì cứ giục, nghĩ cũng tội.
Gà trong xóm lại gáy dồn, Hương giật mình sực  tỉnh.   
—. Chết rồi ! Sáng bạch rồi mà cứ ngồi.., Chị Thảo hôm nay lại phải đi sớm, mình thật là
Logged
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #39 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2015, 08:00:23 pm »

***
Tiễn Thảo đi rồi, Hương vội vàng quay trở lại. Đến ngã ba tự nhiên cô ngập ngừng rồi nhìn quanh, không thấy có ai, cô rẽ trái đi thẳng về phía ngõ nhà Kha.
Con đường mọi khi cô vẫn qua để đến lớp mà sao hôm nay cô bỗng thấy hồi hộp lạ thường. Tim cô đập dồn. Chân lê bước líu ríu. Lúc ấy giá có ai hỏi cô đi đâu, hẳn cô sẽ trả lời : «cháu ra ngoài lớp một tẹo».
Đã đến rặng tre trứơc cửa nhà Kha, nơi mọi khi  đi dạy Hương vẫn thường gặp cụ cố Nhạc quét lá tre đem về đun cám lợn. Mải nhìn vào trong nhà cô không trông thấy Kha đang đứng trong bụi tre. Đến khi nghe tiếng hỏi «Hương đi đâu thế» cô mới giật mình quay lại. Nhận ra anh, Cô bỏng trở nên lúng túng. Mặt cô nóng bừng, chân tay như thừa thãi Kha cũng lúng tùng,  hình như anh sợ cô hiểu nhầm anh đã nấp sau bụi tre đre nhìn trộm cô. nên vội giải thích   5
—   Tôi đánh ít gốc tre, cho bà cụ sưởi, thấng giêng rồi mà vẫn rét- cô ra trường đấy à.
—   Vâng, à không... em- em... anh Tuấn bảo em sang anh... bảo anh đến anh Tuấn bảo cái gì í..!
Cô nỏi rồi quay đầu chạy vù đi; Cô không dám về nhà, vì chì một lát nữa thôi Kha sẽ đến đấy, ngượng chết. Cô chạy đến nhà Lụa. Trông thấy Hương huỳnh huỵch chạy đến, Lụa ngạc nhiên hỏi: 
— Cái gì mà chạy như bị ma đuổi thế?  Hương ôm chầm lấy Lụa rồi kéo bạn vào trong nhà
   .
—- Vào đây, vào đây tao nói cái này...
Lụa ngơ ngác.
—   Con này buôn cười nhỉ — mày phát điên rồi hay sao đấy?
—   ừ điên ! Người ta đến để nói...
Cồn Kha, anh không hiểu có chuyện gì mà Hương  vụt đến vụt đi như một trận gió; Hương bảo anh đến gặp Tuấn, ừ, hãy đến đấy xem sao đã.,    : '
Anh trở vào cất búa, mặc áo rồi vội vã đến nhà  Tuấn.
Thấy Tuấn đương nằm bò trên giấy vẽ hộ ông bố cái sơ đồ quy hoạch đồng ruộng, anh liền hỏi:
— Có chuyện gi thế anh?
Tuấn ngừng bút ngẩng lên ;
   — Chuyện gì đâu ?   .
—   Thế sao Hương... bảo tôi đến gặp anh ngay ? Tuấn ngồi hẳn dậy.
—   Cậu nói sao ? Cái Hương bảo cậu đến à ?
—   Thế này, tôi đang đánh gốc tre cho bà cụ thì thấy Hương di vào ngõ. Tôi hỏi : «cô Hương ra trường đấy à ». Cô ấy vâng rồi lại bảo anh bảo em sang gặp anh ngay. Thế rồi cô ấy chạý vù đi, tôi sợ có chuyện nên vội sang ngay.
Tuấn ngẩng người ra. suy nghĩ một lát rồi bổng cườỉ phá lên.
■   — Thôi hiểu rồi, hỉểu rồi  -
Kha ngơ ngác hỏi:
—   Vậy là cái gì ?
Tuấn lắc đầu cười ngặt nghẽo.
—' Cậu đúng là thằngcù lần-
—   Tôi chẳng hiểu gì cả ?   
Tuấn đứng dậy ghé sát vào tai Kha, quát từng tiếng  một:
—   Như-thế-là tình-yêu-... híểu chưa ?
.   — Tình yêu 
—   Đúng ! Nó đến tìm cậu, nhưng vì bất ngờ cậu thò cái mặt mặt ra, nên nó hoảng, chẳng lẽ lại nói là đến chới với cậu nên cô nàng nóĩ bừa thế rồi bỏ chạy. Rồi cậu xem, từ giờ đến trưa đố có dám về nhà.
Chừng như đã hiểu- ra Kha nhìn Tuấn rồi mỉm cười lắc đầu:
Con gái thật... lắm chuyện rắc rối!
Một buổi sáng trên đưòng từ làng Canh ra thị xã có bảy anh bộ đội lai bảy cô gái trên bảy cái xe đạp.  Không phải giới thiệu thì chúng ta cũng biết đó là bảy  chàng trai làng Canh. Hôm nay đã hết hạn nghỉ phép, họ  lên đường để trở về đơn vị của họ ở mái tận vùng cao  nguyên xa xôi kia. Bảy cô gái đi đưa tiễn thì sáu cố  là dâu mới của cái trung đoản đang xây đựng nông  trường ở trong kia. Còn một cô nữa (là ai chúng ta đã  biết rồi) thi mới chi là “người yêu» như chúng ta vẫn gọi đối với những đôi trai gái chưa tổ chức lễ thành hôn. Họ đạp xe chầm chậm, vừa thủ thỉ tâm tình vừa ngắm đồng ruộng làng mình. Lúa xuân đã vượt qua thời kỳ rét mướt đang xanh rờn lên. Các cô gái xã viện đang làm cỏ ở phía ra vung nón vẫy họ. Họ cũng đưa tay lên chào lại.
Ra khỏi địa phận của xã mình, họ đi tách từng đôi một. Như thế cũng phải. Họ còn có những điều phải nói rỉêng với nhau.
Đường từ lảng Canh ra thị xã gần hai chục cây số mà người đi đưa tiễn nhau thì chuyện trò không bao giờ biết chán, giấy mực nào ghi cho xuể ? Vậy chúng ta hãy dùng ở đây, để mặc cho bảy đôi trai tài gái sắc kia được' tự do đi vào thế giới của tình yêu và hạnh phúc.
Câu chuyện về họ tôi cũng chỉ mới biết đến đó. Sau này có thêm chuyện gì mới xung quanh bảy chàng trai và các cô gái đáng yêu của làng Canh, tôi lại xin kể tiếp với các bạn.
Sơn Tây- 1980-1985.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM