Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:58:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời chiến trận Phần II  (Đọc 151666 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #400 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2016, 02:53:43 pm »

cHÀO CÁC BẠN TRÊN "MÁU vÀ hOA". PHƯỚC KHÁNH TRỞ LẠI VỚI MÁU VÀ HOA.


VỪA QUA BAN LIÊN LẠC BẠN CHIẾN ĐẤU SƯ ĐOÀN 10 – QUÂN ĐOÀN 3 CHO XUẤT BẢN TRUYỆN KÝ “LÍNH SƯ ĐOÀN 10”. SÁCH DÀY 436 TRANG, GỒM 45 TRUYỆN KÝ CỦA 43 TÁC GIẢ LÀ TƯỚNG LĨNH, CÁN BỘ TRUNG, CAO CẤP, NHÀ VĂN VÀ CÁC CCB NGUYÊN LÀ THỦ TRƯỞNG, CÁN BỘ VÀ CHIẾN SĨ SƯ ĐOÀN 10 TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI, LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ GIÚP NƯỚC BẠN CAMPUCHIA ĐÁNH ĐỔ CHẾ ĐỘ KHME - ĐỎ ...
TRANG FB LÍNH TÂY NGUYÊN XIN ĐĂNG LẠI BÀI GIỚI THIỆU CUỐN TRUYỆN KÝ “LÍNH SƯ 10” CỦA NHÀ VĂN BẢO NINH, TÁC GIẢ TIỂU THUYẾT “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH”, BÀI ĐĂNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ B3 TÂY NGUYÊN
GIỚI THIỆU SÁCH
LÍNH SƯ 10
Nhà văn : Bảo Ninh
Nhân đọc tập truyện ký “ Lính Sư 10 ”
Kể từ 1985, năm nào tôi cũng ít nhất một lần vào Thành phố Hồ Chí Minh, có hoặc không có có công việc đều đi, vì nhớ, và vì rằng, như mọi cựu chiến binh Sư đoàn 10, với tôi “ vào Sài Gòn” tức là về lại với chiến trường, về lại với ngày Toàn thắng. Xưa còn trẻ đi tàu hỏa, từ luống tuổi đến giờ thì dù gì cũng gắng dành dụm để đi máy bay.
Máy bay hạ cánh Tân Sơn Nhất, tôi cùng mọi người theo cầu thang bước xuống phi trường. Một sự bình thường như thế và đã bao lần như thế, mà lần nào tôi cũng phải gắng lòng kìm nén xúc cảm. Tôi thấy mình như đã lùi vào trong một không gian khác, một thời gian khác. Hiện hình lên trước mắt tôi quang cảnh Tân Sơn Nhất ngày cuối cùng tháng Tư năm 75. Tuy nhiên tất cả chỉ là ảo ảnh trong khoảnh khắc. Bên tai tôi là tiếng rền động của một chiếc Bô-ing dân dụng đang chạy lấy đà chứ không phải tiếng gầm thét long trời của cuộc tấn công...
.... Những cột lửa và ánh chớp nhoáng nhoàng của đạn pháo và đạn cối, những cồn khói đen đặc, những chiếc phi cơ bị bắn toác sườn cụt cánh ngổn ngang trên đường băng đều đã biến mất. Chỉ có cái lầu chỉ huy không lưu là dấu vết duy nhất ngày ấy tôi còn nhận ra. Tôi nhìn quanh. Đâu là Cổng số 5 phi trường, cửa mở ác chiến của tiểu đoàn 5 sáng ngày 30 ? Đâu lối vào Bộ tư lệnh Sư đoàn không quân ngụy ? Và đâu khu vực trại Đa-vít, nơi mà trung đoàn trưởng Vũ Tài, súng ngắn trong tay cùng anh em tiểu đoàn 6 từ tháp pháo xe tăng ùa xuống lao vào vòng tay giang ra mừng đón của các cán bộ chiến sĩ Phái đoàn bốn bên ?
Nhưng, đã 20 năm, rồi 30 năm, rồi 40 năm lần lượt trôi qua, phi trường ngày một hiện đại hóa, đã khác đi quá nhiều, sao mà tôi còn có nhận ra nổi những lối cũ cảnh xưa của Sư đoàn.
Qua cửa kiểm tra hải quan ra đến tiền sảnh, tôi cùng đám đông hành khánh đứng trước cổng Phi Long chờ taxi để vào Thành phố. Tôi nhìn mọi người và bất giác tự hỏi, không biết có ai trong họ nguyên là lính chiến Sư đoàn 10, đạo hùng binh đã tốc chiến tấn công đánh chiếm sân bay này, giải phóng thành phố này ?
Tôi nhớ, chính chỗ mình đang đứng đây, buổi chiều tối ngày 30 tháng Tư, khi loạt súng cuối cùng đã ngưng, tôi với Nguyễn Đình Quang, trợ lý trinh sát, cùng một nhóm bốn tay lính xe tăng ngồi quây quanh bếp lửa cháy đùng đùng dưới thềm nhà ga phi trường, chờ sôi một cái xoong to đùng mì tôm. Quang bảo, tôi còn nhớ y lời : “ Đời mình ăn bom bao lần mà giờ mới lần đầu thấy cái sân bay, ai ngờ nó to rộng thế, phát sợ, ấy vậy mà bọn mình chỉ già nửa ngày đã quét sạch nó. Sau này cái sân bay này nên mang tên bọn mình là Phi trường Sư đoàn Mười !”.
Quang là bạn học một lớp với tôi, nhập ngũ cùng ngày. Sau giải phóng, anh ở lại Sài Gòn và vẫn tiếp tục đời trinh sát, làm sĩ quan cảnh sát hình sự. Nhưng không bền, vết thương và bệnh tật di chứng từ chiến trường tái phát, anh qua đời khi còn tương đối trẻ.
Mỗi lần dừng bước nơi đây, “ phi trường Sư đoàn 10”, tôi nhớ Quang, muốn trào nước mắt.
Luôn luôn là như vậy, vinh dự tự hào về truyền thống đơn vị và bồi hồi thương nhớ anh em, là những nỗi niềm vui buồn xen lẫn trong tâm trạng chúng tôi những khi hội tụ gặp gỡ nhau, những khi về thăm lại chiến trường xưa. Plâyme, Plâycần, Đắc Tô, Tân Cảnh, Căn cứ 42, Võ Định, Chư Thoi, Trung Nghĩa, đèo Ăng Bun, đèo Cây đa lộng gió, Điểm cao 601... khôn xiết kể những địa danh, nay còn tên hay nay đã mai một, nhưng mãi còn trong trí nhớ chúng tôi, bởi tất cả đều là những nơi in đậm chiến công, những nơi thấm đẫm máu xương và mồ hồi đời người lính gian khổ Sư đoàn 10.
Tây Nguyên, ai một lần qua đó
Suốt cuộc đời ngẫm lại vẫn thương nhau
Quả thực vậy, bản thân tôi ngẫm lại, thấy tự hào, thấy thương nhớ, thấy đáng sống nhất vẫn là quãng đời tuổi trẻ vinh dự là chiến sĩ Sư đoàn. Chẳng riêng tôi, mà tất cả những ai từng tiến bước dưới quân kỳ của Sư đoàn, thì ngày hôm nay dù có sống sung sướng hạnh phúc tới thế nào cũng không thể bằng được hạnh phúc tột đỉnh ngày Toàn thắng, và trái lại, dù hiện giờ có phải sống vất vả khó khăn tới đâu cũng chẳng đáng gì, bởi có nỗi khổ nào ở thời nay sánh nổi những năm trường Tây Nguyên tột cùng gian khổ của đời lính Sư 10.
Có thể nói, việc Sư đoàn là đơn vị chủ công giáng đòn chí tử Buôn Ma Thuột, không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ chiến đấu trên giao, mà đấy còn là “cái Quyền tối cao và thiêng liêng trước lịch sử” đất nước trao cho riêng Sư đoàn 10. Không hề là nói quá đâu. Với mỗi người lính Sư 10, thì Buôn Ma Thuột và nói chung toàn bộ Chiến dịch tháng ba 75 giải phóng Tây Nguyên, là trận chiến đền ơn và rửa thù cho đồng bào các dân tộc, cho ngàn vạn anh em đồng đội đã ngã xuống và cho cả chính bản thân mình nữa. Tấn công Buôn Ma Thuột, chúng tôi trả đòn lại cho từng thảm bom B52, từng loạt pháo bầy, từng trận mưa thuốc độc dioxin, chúng tôi phục hận cho những mùa mưa rút lui, triền miên sốt rét đói ăn không thuốc men, cho những tháng ròng phòng ngự với khẩu phần ngày một lạng “ sắn cõng gạo” cầm hơi giữ chốt.
Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, nguyên Chính ủy Sư 10, kể rằng ngay sau ngày Giải phóng Sài Gòn ông đã dự định phát động một đợt sưu tầm sâu rộng những sáng tác thơ văn nhạc họa, bích báo, nhất là những hồi ức, nhật ký, chuyện kể của anh em bộ đội B3 từ khi mới thành lập Mặt trận cho tới kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh. Chủ trương hồi đó là chưa cần phải văn chương trau chuốt gì mấy đâu, Thủ trưởng Hiệp kể vậy, mà cần chân thực, người thật chuyện thật, và cố gắng tập hợp thật nhiều, thật nhanh, không có thất lạc mất và quên dần đi mất. Song dự định ấy phải tạm để lại, bởi ngay sau 30/4 là một thời kỳ khó khăn gian khổ mới đến với Sư 10 và Quân đoàn : chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc... Còn những anh em chuyển ngành giải ngũ thì đã lập tức phải nhập mình vào đời sống mưu sinh thường nhật với vô vàn gian lao vất vả suốt một thời bao cấp.
Năm tháng trôi qua, đất nước Đổi Mới, cuộc sống dần bình ổn hơn, anh em Sư đoàn có điều kiện gặp lại nhau đều hơn, có Hội cựu chiến binh, có Ban liên lạc, hàng năm đều đặn đoàn tụ. Nhưng mà đều đã “ lính già đầu bạc”, trí nhớ, ký ức giảm dần là điều không tránh được. Bởi vậy dự định của Thủ trưởng Đặng Vũ Hiệp hồi nào cần phải được cấp thiết thực hiện.
Cuốn truyện ký “ Lính Sư 10” , tuy mới tập hợp được một phần hồi ức và kỷ niệm đời bộ đội của cán bộ chiến sĩ Sư đoàn, song vẫn thực sự thể hiện tình nghĩa sâu sắc của những người còn sống đối với chiến trường xưa và với anh em đồng đội đã ngã xuống.
Anh em bộ đội Sư đoàn 10 còn đến hôm nay đã viết những dòng hồi ức chân thực và chân thành nhất để trước nhất gửi tới “ Sư đoàn 10 hơn mười ngàn anh em đã nằm xuống trong lòng đất mẹ Tây Nguyên ” lời thề xưa, lời thề không bao giờ quên nhau, không bao giờ làm phai mờ truyền thống Sư Đoàn. Chúng tôi không chỉ từng là một đoàn quân đông đảo và hùng mạnh, chúng tôi còn là cả một sự nghiệp lớn lao, một sự đồng lòng vĩ đại. Năm tháng dẫu trôi qua, và dẫu người còn người mất, nhưng lý tưởng chiến đấu cháy bỏng suốt thời trai trẻ chiến trường sẽ còn sáng mãi trọn đời anh em chúng tôi.
Như lời thề vang lên trước hàng vạn bia mộ Liệt sĩ Sư đoàn 10 ở Kon Tum :
Xin tạc vào bia đá
Xin viết lên trời xanh
Xin khắc cốt ghi tâm lời thề này.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2016, 03:28:08 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #401 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2016, 06:23:47 pm »

CB chào anh phuockhanh. Phải nói lính Tây Nguyên xưa đánh giặc giỏi và mạnh, nay viết văn cũng đầy bút lực. Chiến tranh lính f10 đánh giặc chạy xô đến mấy chiến trường. Nay về viết hồi ức lính cũng chạy ngang khắp trang mạng, khắp các diễn đàn. Chúc mừng và ngưỡng mộ anh người của " MỘT THỜI CHIẾN TRẬN"
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #402 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2016, 08:35:38 pm »

CB chào anh phuockhanh. Phải nói lính Tây Nguyên xưa đánh giặc giỏi và mạnh, nay viết văn cũng đầy bút lực. Chiến tranh lính f10 đánh giặc chạy xô đến mấy chiến trường. Nay về viết hồi ức lính cũng chạy ngang khắp trang mạng, khắp các diễn đàn. Chúc mừng và ngưỡng mộ anh người của " MỘT THỜI CHIẾN TRẬN"
Vẫn là cô hóa nghiệm luôn bám sát Lính Tây Nguyên như hình với bóng. Thật là vui khi nhận lwoif khen của CB ! chúc Cb luôn là chất nghiệm tót!
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #403 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2016, 08:50:23 pm »

XIN GIỚI THIỆU NHỮNG TÁC GIẢ CỦA TRUNG ĐOÀN 24 CÓ BÀI VIẾT TRONG CUỐN TRUYỆN KÝ “LÍNH SƯ 10”.

* Đại tá ĐINH XUÂN LA - Trung đoàn trưởng E24 từ 1972-1974       Bài:  TIỂU ĐOÀN 9 DIỆT GỌN TIỂU ĐOÀN NGỤY Ở ĐĂK DƠ HAY
* Thiếu tướng, PGS, Tiến sĩ BÙI THANH SƠN – Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6, E24, năm 1975.  
                                                                                                  Bài:  ĐÁNH ĐỊCH GIỮ VỮNG CÁNH CỬA THÉP ĐOÀN HỒNG HÀ
* Nhà văn BẢO NINH - Trinh sát Tiểu đoàn 5 E24, năm 1975            Bài:TẾT HÒA BÌNH ĐẦU TIÊN
* Bác sĩ CAO ĐỘC LÂP - Chủ nhiệm Quân y trung đoàn, năm 1975    Bài: CA MỔ KHÓ QUÊN.
*TRẦN THẾ THI - Đại đội trưởng Đại đôi 11, d6 năm1975.                Bài: KÝ ỨC NGƯỜI LÍNH TRUNG ĐOÀN 24 VÀ CHỦ NHIỆM HỢP TÁC XÃ TIÊU BIỂU TOÀN QUỐC.
* NGUYỄN ĐÌNH THI - Trợ lý Chính trị E24, năm 1975.(2 bài ký)         Bài 1: NHỚ MÃI TRẬN ĐÁNH CHIẾM SƯ ĐOÀN BỘ23 TRONG
CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN NĂM 1975
                                                                                                   Bài 2: ÁC CHIẾN Ở LĂNG CHA CẢ NGÀY 30-4-1975
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2016, 09:45:58 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #404 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2016, 09:29:00 pm »

XIN GIỚI THIỆU NHỮNG TÁC GIẢ CỦA TRUNG ĐOÀN 66 CÓ BÀI VIẾT TRONG CUỐN TRUYỆN KÝ “LÍNH SƯ 10”.
1. Thiếu tướng PHÙNG BÁ THƯỜNG - Nguyên sư đoàn trưởng Sư đoàn 10
Bài: - TRUNG ĐOÀN 66 TRONG TRẬN DIỆT CỨ ĐIỂM TÂN CẢNH.
- NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỚI ANH VŨ ĐÌNH THƯỚC
2. Thiếu tướng LÊ BẨY
Bài: TRẬN TIẾN CÔNG TIÊU DIỆT CỤM CỨ ĐIỂM PLEY CẦN
3. Đại tá LÊ HẢI TRIỀU
Bai : - TRẬN ĐÁNH LỮ DÙ 3 TRÊN DÈO PHƯỢNG HOÀNG
- CHUYỆN Ở PHUM SĂNG KÊ NGÀY ẤY
- TRUY QUYÉT TÀN QUÂN PÔN PỐT PHÍA TÂY CAM-PU-CHIA
4. Đại tá PHẠM VĂN QUYẾT
Bài: SỰ TÍCH DỐC ĐẦU LÂU
5. NGUYỄN VĂN SÁU
Bài: ĐĂK RƠ CÓT
6. PHẠM CHÀO
Bài: MỘT TRẬN ĐÁNH KHÔNG QUÊN
7. NGUYỄN QUANG THANH
Bài: CHUYỆN TÔI VÀ NGƯỜI HÀNG BINH
8. ĐÀO NGỌC PHÚC
Bài: NHỮNG KHẨU PHÁO THẦN KỲ CỦA ĐẠI ĐỘI 15 TRUNG ĐOÀN 66 ANH HÙNG
9. HOÀNG KIM HẬU
Bài: TRONG HẬU CỨ KLENG KON TUM
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #405 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2016, 06:25:56 pm »

NIỀM VUI NGÀY GẶP MẶT
Còn gần một tháng mới tới ngày thành lập Sư Đoàn 10 mà chẳng hiểu sao trong Nam, ngoài Bắc mọi người đã “í ới” gọi nhau trên mạng: Về nhé!..Về nhé!... Bận mấy cũng phải về, cả năm mới có ngày gặp mặt, thu xếp công việc mà đi đồng đội ơi… không được vắng đâu nhé. Náo nức hơn cả là mấy cô nữ CCB của Sư đoàn bộ nhập ngũ năm 1980, gọi nhau trước hàng mấy tháng trời, hẹn hò cứ như đi hội làng. Mà còn hơn cả đi hội làng. Hồng Vân - nữ CCB, chủ doanh nghiệp Du lịch ở Nha Trang, đang mùa du lịch bôn bề công viêc, giao tuốt việc cho con, bay ra Hà Nội gặp mặt. Hồng Ngát tận Đắc Nông xa xôi, tỉnh cuối cùng của vùng đất đỏ Cao nguyên mà hầu như chẳng năm nào vắng mặt. Các CCB cao tuổi thì lại nhắc nhau: Quỹ thời gian còn ít lắm, cố mà về gặp nhau, kẻo vài năm nữa sức yếu có muốn về cũng chẳng đi được đâu. Nghe mọi người nhắn, gọi nhau lòng thấy vui làm sao! Náo nức làm sao! Có lẽ chẳng có cuộc gặp mặt nào lại vui, lại háo hức như cuộc gặp của những người lính một thời xông pha chiến trận? Chẳng hiểu có thứ keo gì gắn kết họ lại như thế?..
Nhớ lại cách đây vừa tròn 44 năm, trong một khu rừng dưới chân dãy núi Chư Mom Ray phía Bắc thị xã Kon Tum, Sư Đoàn 10 được thành lập. Sư đoàn là tập hợp các Trung đoàn đã nhiều năm sát cánh cùng chiến đấu trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Vào ngày thành lập Sư đoàn phó Hồ Đệ có mấy câu thơ rất hài ước, mà vui:
Xem ra người cũ, việc xưa
Lâu ngày xa vợ, bây giờ hoá Sư
Ngồi bàn tính chuyện binh thư
Cởi áo trả vợ, để Sư mặc quần .
44 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn đã không quản ngại gian khổ, không tiếc máu xương, chiến đấu anh dũng, ngoan cường lập nên những chiến công vang dội. Lịch sử của Sư đoàn gắn liền với lịch sử của Quân đội nhân dan Việt Nam. Đó là những trận đánh ở PLay me tiêu diệt hàng tiểu đoàn Mỹ của Trung đoàn 66 (vào 11/1965), để sau này vinh dự được gọi tên là Trung đoàn PLay-me. Đó là trận tiêu diệt Sở Chỉ huy Sư đoàn 22 ngụy ở căn cứ 42 - Tân Cảnh, đến trận tiêu diệt Sở chỉ huy Sư đoàn 23 nguỵ ở thị xã Buôn Mê Thuộc. Các trận đánh tan lực lượng của Sư đoàn 23 ngụy và các lực lương khác của quân đội Sài Sòn trên đường 21, âm mưu tái chiếm lại Buôn Mê Thuộc tháng 3/1975. Trận bao vây và tiêu diệt Lữ đoàn dù 3, con át chủ bài mạnh nhất của quân Sài Gòn lên án ngữ ở đèo Phương Hoàng - Ma Đrak hòng ngăn chặn đường tiến quân của Sư đoàn 10 xuống giải phóng tỉnh Khánh Hoà - Nha Trang, tạo thế chia cắt lực lượng địch giữa Quân khu 1 với Quân khu 3, buộc địch phải rút chạy khỏi Tây Nguyên.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư đoàn 10 được giao làm mũi tấn công chủ yếu phía Tây Bắc Sài gòn. Sư đoàn nhận nhiệm vụ và đã hoàn thành xuất sắc, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá là Sư đoàn hoàn thành nhiệm vụ "đặc biệt xuất sắc " .
Trong nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân Căm-pu-chia đánh đổ chế độ diệt chủng Khme-Đỏ, chỉ trong hơn một tháng, bằng sức tiến công như bão táp, Sư đoàn đã giải phóng 5 tỉnh: Kông Pông Chàm, Kông Pông Thom, Xiêm Riệp, Bát Tam Bang, Pua Sát . Rồi cấp tốc hành quân ra biên giới phía Bắc, sẵn sàng đánh quân xâm lược mới. Dấu chân của cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn luôn gắn liền với cuộc chiến bảo vệ đất nước. Có lẽ ít có Sư đoàn trong toàn quân 2 lần được tuyên dương ĐƠN VỊ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN. Và cũng ít có Sư đoàn trong toàn quân lại có tất cả các Trung đoàn đều được tuyên dương ĐƠN VỊ ANH HÙNG. Có những Trung đoàn tuyên dương tới 3 lần. Các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Sư Đoàn 10 luôn trân trọng và tự hào về truyền thống vẻ vang đó!
Đến hôm nay lớp các thủ trưởng Sư đoàn ngày đầu thành lập: Nguyễn Mạnh Quân - Sư trưởng, Đặng Vũ Hiệp - Chính ủy, Hồ Đệ - Sư đoàn phó, Lã Ngọc Châu - phó chính ủy, một thế hệ đàn anh cực kỳ quý hiếm, yêu thương lính, sống chết cùng lính đã ra đi; đồng đội chúng tôi giờ cũng thấy vơi dần. Ngày gặp mặt năm ngoái hơn 400 người về dự, năm nay chưa được 400. Người ốm yếu không đi được, người qua đời ...Và sang năm, kỷ niệm lần thứ 45 mong rằng ai ai cũng khỏe mạnh, vẫn rạng rỡ như hôm nay…
Sống trong những ngày Hòa bình nhưng những người lính Sư 10 chúng tôi vẫn chẳng bao giờ quên những năm mưa bom, bão đạn, máu đồng đội thấm đỏ trên đất đỏ cao nguyên, hàng ngày chỉ có 2 lạng gạo, đói quay, đói quắt cùng cơn sốt rét rừng nôm cả mật xanh, mật vàng. Những gian lao và ác liệt ấy đã khắc sâu trong ký ức những người lính Sư đoàn 10 chúng tôi!
Hơn một vạn đồng đội đã nằm xuống, vĩnh viễn không trở về. Chúng tôi nói với nhau rằng: Sư đoàn 10 còn một Sư đoàn nữa ở dưới lòng đất! Hàng vạn thương binh, người nhiễm chất độc da cam mà con cái họ phải gánh chịu. Cái giá phải trả cho Độc Lập - Tự do của Tổ Quốc mà những người lính nói chung và người lính Sư 10 phải trả là rất lớn. Nhưng trong ánh mắt của những người lính Sư đoàn hôm nay chẳng ai lộ vẻ buồn rầu, ai cũng vui lạc quan, thật kỳ lạ! Tất nhiên rồi, bom đạn năm xưa ác liệt là vậy vẫn không cướp đi được niềm lạc quan của người lính thì giờ dù có khó khăn, thiếu thốn đời thường có đáng là bao? Người lính Sư đoàn vẫn sống với niềm lạc quan như năm xưa.
Nhân ngày truyền thống Sư đoàn 20/9/1972 - 20/9/2016, xin tưởng nhớ tới tất cả các đồng đội đã ngã xuống vì lá cờ Tổ Quốc Việt Nam, niềm kiêu hãnh Sư đoàn 10 ANH HÙNG .
Bài của Nguyễn Đình Thi
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Chín, 2016, 07:00:37 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #406 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2016, 10:02:40 am »

Khi nhập ngũ , Đức Cường biên chế vào tiểu đoàn 7 E 24 F10. Huấn luyện tại Dục Mỹ . Sau gần 4 tháng huấn luyện thì bổ sung về F320 . Dẫu thời gian ngắn , không tham gia chiến đấu nhưng Đức Cường vẫn thấy tự hào vì đã có năm tháng ở Sư đoàn 10 anh hùng.
Sang K. Chúng ta cùng đội hình quân đoàn chiến đấu trên mặt trận đường số 7. Chung nhiều địa danh tác chiến quen thuộc như cao điểm 62 , bình độ 50, Phum Sâm , cao điểm 105 vv...
Chúc " Một thời chiến trận " không chỉ là quyển sách gối đầu của lính ccb sư đoàn 10 mà còn rất nhiều ccb đơn vị khác bởi chiến tranh hướng nào đơn vị nào cũng hy sinh và gian khổ.
Chúc bác Trần Thế Thi luôn mạnh khoẻ. Luôn là nhịp cầu nối của ccb sư đoàn 10 ba miền.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #407 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2016, 08:40:37 pm »

Cảm ơn Đức Cường một CCB QĐ 3 luôn là bạn tren trang mạng, và đang rất xung sưc trên các trang viết của MVH
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #408 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2017, 04:58:30 pm »

Bây giờ đang lo việc vào tây nguyên dịp 10/3/2017 và đì SG.
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #409 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2017, 09:56:33 am »


                           Chào bác phước khánh

 Anh trai em và anh rế em cũng đang bảo đi vào trong đó hai anh em trước là lính của lữ phòng không của quân đoàn 3 cũng nhập ngũ 8-71 mãi năm 77 mới ra quân còn anh rể năm 80 mới ra khi ra quân ở bắc thái
khi mà quân đoàn 3 rút từ cam pu chia phía bắc
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM