Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:41:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời chiến trận Phần II  (Đọc 151668 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« vào lúc: 20 Tháng Ba, 2015, 09:00:37 pm »

 Phước khánh đã có mặt trên MÁU VÀ HOA gần 7 tháng. Đến nay  viết đã sang trang thứ 61, hết PHẦN I. Mong mỏi của Phước Khánh nhờ BQT mạng MÁU VÀ HOA mở tiếp PHẦN II để PHƯƠC KHÁNH giao lưu cùng các CCB về "Một thời chiến trận". Xin chân thành cảm ơn!
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Ba, 2015, 08:33:22 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #1 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2015, 09:48:53 pm »

Chia tay đứa con tinh thần ai cũng lưu luyến. Nhưng cuộc sống không dừng lại và những người lính cựu binh vẫn tiếp tục hành quân " trở về ký ức " . Dù không tham gia bình luận nhiều nhưng Đuccuong vẫn thường xuyên đ theo dõi, đọc những câu chuyện của bác phu khanh , qua " một thời chiến trận " . Chúc bác manh khoẻ , có những trang hồi ức sinh động .Cùng các cựu binh khác , vẽ nên bức tranh một thuở hào hùng của dân tộc.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #2 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2015, 11:36:35 pm »

CB chào anh chủ. Thắt cái đã lại hết một phần, phải nói các anh lính Tây Nguyễn viết khỏe như xung phong vào trận năm xưa. Trang 61 rồi. Hôm nay mod BY đang du lịch Du lịch Đà Nẵng nên chưa có chìa khóa đâu ạ. Cb chúc bác mạnh khỏe chuẩn bị lên tầng mới.
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #3 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2015, 05:42:29 am »

Lâu quá không gặp Đức Cường và CB vậy là hai bạn vần qua mà không biết. Chúc các bạn luôn khỏe! CB chuẩn bị du NT đến nơi rồi. Hồi hộp quá!
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #4 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2015, 05:45:22 am »

Trận đánh quyét sạch quân đội ngụy đổ bộ xuống khu vực Nông Trại, Phước An và trên trục đường 21 là trận đánh cuối cùng ở phần đất tỉnh Đắc Lắc, mở toang cánh cửa tiến xuống giải phóng tỉnh Khánh Hòa.       
   Đến thời điểm hiện tại Sư đoàn 10 đã xóa sổ Sư đoàn 23 ngụy, mà một thời Sư đoàn 10 “quần nhau” tơi bời với chúng ở tây bắc thị xã Kon Tum. Sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột thế ta mạnh như chẻ tre, dồn dập tiến công tiêu diệt và bức hàng hết cứ điểm này đến đồn bốt khác trên toàn tỉnh Đắc Lắc và đang thẳng tiến xuống tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, muốn xuống được tỉnh ven biển này thì đại quân phải vượt qua đèo Phượng Hoàng (Ma-Đrắc), con đường quốc lộ 21 (nay là đương 26) nằm vắt ngang con đèo Phượng Hoàng lắm cua, nhiều dốc quanh co, hiểm trở. Lợi dụng địa hình phức tạp, rừng rậm, núi cao, đèo hiểm trở quân đội Sài Gòn tung Lữ đoàn nhẩy dù 3, gồm 4 tiểu đoàn, về đèo Phượng Hoàng lập tuyến phòng ngự suốt trên chiều dài gần ba chục km. Xe tăng, pháo binh ở Dục Mỹ và chân đèo Phượng Hoàng, có đến 18 khẩu pháo 105ly, có loại bắn nhanh chỉ trang bị cho Biệt động quân, 3 khẩu 175ly- vua chiến trường, 1 pháo đội 155ly cùng không quân yểm trợ để ngăn cản bước tiến quân của Sư đoàn 10 xuống tỉnh Khánh Hòa (tài liệu ta nắm được).
   Lữ đoàn dù 3 là lực lượng tổng dự bị chiến lược, rất mạnh, thiện chiến, con cưng của quân đội Sài Gòn. Chúng đưa Lữ dù ra lập trận địa phòng ngự ở đèo Phượng Hoàng, cùng với trung đoàn 40 của sư đoàn 22 ở quận lỵ Khánh Dương quyết tử thủ để ngăn chặn và đánh bại sức mạnh tiến công của quân giải phóng, mà cụ thể là Sư đoàn 10 tại con đèo này.
   Phía ta, đang trên đà thắng lợi, tinh thần bộ đội lên rất cao, hừng hực khí thế tiến công; lại chiến đấu trong binh chủng hợp thành có xe tăng, xe bọc thép cùng pháo binh nên sức chiến đấu được nhân lên gấp bội.
   Quyết tâm tiêu diệt Lữ đoàn dù 3, bẻ gãy xương sống của quân đội ngụy Sài Gòn. Ta sử dụng toàn bộ lực lượng của Sư đoàn 10 gồm cả 3 trung đoàn cùng tham chiến. Trung đoàn 66 có xe tăng, xe bọc thép và pháo binh đột phá, tấn công trực diện từ Khánh Dương rồi theo đường 21 thẳng tiến. Trung đoàn 28 đánh tạt sườn và Trung đoàn 24 luồn sâu theo con  đường xuyên rừng như tôi đã kể trên, làm mũi vu hồi. Trung đoàn quyết tâm bao vây và tiêu diệt Sở chỉ huy lữ dù ở chân đèo Phượng Hoàng và chặn đứng đường tháo chạy của chúng về Ninh Hòa, Nha Trang.
   Lực lượng của Trung đoàn 24 được sử dụng: Tiểu đoàn 4 bao vây, tiêu diệt Sở chỉ huy lữ đoàn dù; các tiểu đoàn 5, 6 làm thành cánh cung, lập trận địa dọc theo Suối Chình, tiêu diệt toàn bộ quân địch tháo chạy về Dục Mỹ, Ninh Hoà. Khi thời cơ thuận lợi suất hiện, nhanh chóng truy kích địch, đánh chiếm quân trường Lam Sơn, thị trấn Dục Mỹ, tiến xuống giải phóng thị trấn Ninh Hòa, Nha Trang.
   Sau khi đoàn cán bộ đi địa hình lên yên một quả đồi quan sát thực tế trận địa tác chiến thì các tiểu đoàn về triển khai giao nhiệm vụ. Khi đại quân hành quân đến vào chiếm lĩnh trận địa ngay trong đêm. Riêng Đại đội 11 của Tiểu đoàn 6 có nhiệm vụ tiêu diệt đồn bảo an đóng trên quả đồi sau đội hình tác chiến của trung đoàn. Tiểu đoàn trưởng Chu Minh Thực giao tôi dẫn tổ trinh sát đi tìm vị trí đứng chân cho Đại đội 11 ở con suối cạn.  Đang đi dưới lòng suối thì gặp hai người dân từ trên đồi đi xuống. Họ khai là đi tìm gỗ để khai thác . Thật giả thế nào thì chưa rõ, trong lúc đang triển khai nhiệm vụ chiến đấu, nếu để cho hai người này về thì có thể địch biết sẽ lên kế hoạch đối phó, gây khó khăn cho ta. Nghĩ như vậy nên tôi dẫn họ về báo cáo với trung đoàn trưởng Vũ Tài và anh giao hai người này cho bộ phận của địa phương quản lý.
   Để diệt chốt bảo an, ngay đêm hôm đó anh Nguyễn Xuân Dùng, Trưởng ban tác chiến trung đoàn (mới thay anh Hinh xuống tiểu đoàn 4) dẫn tổ cán bộ cấp trưởng trung, đại đội của Đại đội 11 đi trinh sát mục tiêu. Ở tiểu đoàn tôi được cử đi cùng bộ phận này.
   Ăn cơm tối xong chúng tôi bắt đầu cắt rừng tiếp cận mục tiêu. Đêm tối, cây và dây leo chằng chịt, có chỗ phải dùng dao găm phát mới đi được. Càng đi sâu vào rừng càng tối như hũ nút. Người đi sau chỉ theo cái bóng lờ mờ của người đi đằng trước, lẫn với bóng cây. Có chỗ phải dùng hai cánh tay giơ lên che ngang mặt để cành cây cản người đi trước bật ngược lại khỏi  vào mắt, mũi. Qua bãi cỏ lau rậm rạp, lá sắc như dao cứa vào da mặt tay chân rát bỏng, rơm rớm máu. Để giữ bí mật dù đau mấy cũng phải nghiến răng mà đi. Lúc lúc trinh sát lại trèo lên ngọn cây quan sát hướng mục tiêu, xác định hướng đi. Trời cuối tháng, trăng lên muộn, tối không nhìn xa được lại phải trải bản đồ, soi đèn pin kiển tra góc phương vị đi có đúng hướng không. Đi trinh sát vào ban đêm với tôi là lần đầu tiên, còn đi hành quân đêm thì không nhớ đã bao lần. Không nhìn rõ mục tiêu, nếu đi nữa là khó khăn nên anh Dùng quyết định tạm dừng lại chờ khi nào trăng lên nhìn thấy mục tiêu sẽ đi tiếp
    Qua mấy ngày hành quân xuyên rừng, trèo đèo, vượt dốc, chưa có lấy một ngày nghỉ ngơi cho lại sức, ai nấy đều thấm mệt, người rã rời. Vừa đặt lưng xuống lớp lá rụng trên mặt đất đã chìm vào giấc ngủ như chết. Lính trận là thế, có thể ngủ mọi lúc mọi nơi. Ngủ đứng, ngủ ngồi, ngủ cả khi đang đi, thậm chí có anh chàng còn ngủ giữa trận đánh khi hai bên tạm im tiếng súng. Giấc ngủ diễn ra rất nhanh, gọn, dễ dàng, bình thường như bữa cơm hàng ngày. Ngủ đấy, nhưng nếu có tình huống chiến đấu là choàng dậy, vơ khẩu súng, lại tỉnh táo như sáo; súng lại nổ dòn dã, bắn phát nào chắc phát đó. Ngủ mà thức, thức mà ngủ của lính chiến là như thế!
   Tôi ngả lưng xuống lớp lá âm ẩm, cái lành lạnh của lá ngấm sương đêm thấm qua lần áo, ngấm vào da thịt man mát và tôi lặng im thưởng thức cái khoan khoái khi được thư dãn giãn ngân cốt. Những giây phút như thế này tôi thường không chợp mắt được. Nằm bên là anh Dùng, người trưởng ban quý mếm, luôn tận tụy với công việc. Với tôi, anh là thủ trưởng từ khi còn là chàng lính binh nhì ở ngoài bắc. Ngày đó anh là đại đội trưởng Đại đội 59 trinh sát của Sư đoàn 350, bộ tư lệnh Hải Phòng. Anh tốt nghiệp Trường sỹ quan trinh sát của bộ. Là cán bộ được đào tạo bài bản, lại tích lũy kinh nghiệm trong những năm chiến đấu ở Tây Nguyên, anh trở thành cán bộ cứng của trung đoàn. Vốn đẹp trai, tính cương trực, lại có thêm một tình thương yêu chiến sỹ ít ai bằng nên được rất nhiều cán bộ và chiến sỹ yêu mến.
   Trăng đã mọc, trời đã sáng hơn, sương đêm mỏng đã nhìn rõ ngọn cây, trèo lên cây đã nhìn thấy quả đồi có cái chòi canh ở đỉnh đồi. Sau khi xác định vị trí suất phát tấn công xong là hoàn thành nhiệm vụ trinh sát mục tiêu và quay về để dẫn quân chiếm lĩnh trận địa. Khi chúng tôi về thì kế hoạch đã thay đổi hoàn toàn. Ta bỏ qua cái chốt bảo an không quan trọng, chả có nghĩa lý gì mà tập trung lực lượng vào mục tiêu chủ yếu của trung đoàn và thực tế đã diễn biến đúng như đánh giá, nó đã rút chạy khi ta tấn công Lữ đoàn dù 3.
   Đại quân của trung đoàn khi hành quân đến, ngay trong đêm, các đơn vị hỏa lực và bộ binh bí mật chiếm lĩnh trận địa, đào công sự chiến đấu. Tiểu đoàn 4 bí mật  tạo thế bao vây chặt Sở chỉ huy Lữ đoàn dù 3. Tiểu đoàn 5 và 6 chiếm lĩnh dọc con Suối Chình chảy qua đường 21 ngay dưới chân đèo Phượng Hoàng.
   Toàn bộ Lữ đoàn dù số 3 trên đèo Phương Hoàng đã nằm gọn trong thế gọng kìm của Sư đoàn 10. Súng nổ. Ngay từ sáng trận địa pháo địch ở Dục Mỹ bắn như trút đạn về hướng đèo Phượng Hoàng đang bị các đơn vị bạn tấn công. Trận địa này chỉ cách chỗ chúng tôi vài cây số, lại bắn qua đầu nên tiếng đề pa như xiên vào tai, lá cây rung lên như có gió thổi (sau này mới biết đó là tiếng đề pa của pháo 175ly). 
   Trung đoàn 66 có xe tăng, pháo binh đột phá chính diện đánh chiếm quân lỵ Khánh Dương và theo trục đường 21 thẳng tiến. Mũi của Trung đoàn 28 cùng xe tăng đánh tạt sườn, bao vây, chia cắt địch không cho chúng hỗ trợ, chi viện lẫn nhau trên đoạn đường dài hàng chục cây số. Trong trận chiến này có một cuộc đấu pháo giữa ta và địch được cho là chưa từng có, tiếng nổ như sấm rền, khói bụi bốc cao phủ kín cả bàu trời…  Trước sức tấn công như bão táp, địch chống trả rất quyết liệt nhưng không thể chọi nổi sức mạnh tiến công của những người lính Sư đoàn 10, hàng trăm tên chết tại trận và bị bắt sống, số còn lại bỏ trận địa thóa chạy vào rừng hoặc theo đường 21 về Dục Mỹ, Ninh hòa. Chúng có biết đâu cả một trung đoàn đã dàn thế đón lõng với quyết tâm tiêu diệt toàn bộ Lữ dù 3, không cho chúng rút về co cụm chống đỡ.
Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2015, 07:30:47 am »

Bác phu khanh :

Tháng11/1977 chúng tôi huấn luyện tân binh tại duc mỹ Khánh hoà ( địa danh mà câu chuyện bác kể trên ). Đây là quân trường lam sơn chuyên huấn luyện thám báo biệt kích nguỵ . Trên đỉnh núi phía đông quân trường , có một số lô cốt của Mỹ trước đây vẫn còn nguyên . Khi chúng tôi vào , nhà của doanh trại địch còn nguyên vẹn ,chưa ai thu dọn. Các loại đạn, mũ sắt ngổn ngang . Mìn bố trí trong những lớp hành rào dây thép gai dày đặc . Chúng tôi phải dò mìn mở đường xuống suốt để có nước tắm . Từ đây nhìn lên đèo phượng hoàng rất rõ . Qua bài viết mới biết F10 giải phóng Dục mỹ. Nhưng sau này sư đoàn 320 về đóng quân ở danh trại cạnh cầu Dục mỹ. Trường quân chính quân đoàn đóng cạch nơi chúng tôi huấn luyện .
Tháng 3/1978. duccuong cùng khoá huấn luyện lên Lò gò, Tan biên, Tây ninh. Từ đó đến nay chưa bao giờ duccuong trở lại . Cuộc đời lính chiến bắt đầu từ đây.
thân ái.
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
Tomqb3
Thành viên
*
Bài viết: 302


« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2015, 02:21:31 pm »

Chào hai bác Bob  , Pk và các bạn : Hôm nay các ccb mặt trận Tây nguyên trên điạ bàn khu vực : Kiến An ,An Lão ,Tiên Lãng ,Vĩnh Bảo tổ chức kỉ niệm ngày thành lập Quân Đoàn 3 ,các đồng đội năm xưa lại được gặp nhau ,mọi chuyện lại quay về những ngày này 40 năm trước ,mấy ccb e24 thì sôi nổi kể về trận đánh lữ dù 3 trên đèo Phượng hoàng ,có mấy ccb e64 lại kể về trận đánh ở Cheo Reo ,mắt người nào cũng thấy sáng lên như trẻ lại thời cách đây mấy chục năm ,bao kỉ niệm dồn về ! tôi đưa lên mấy ảnh để các bạn cùng chia vui !


Logged
phamvanminh
Thành viên
*
Bài viết: 270


« Trả lời #7 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2015, 08:37:40 pm »

Chào các bác cựu binh tóc bạc,cầm chân gà như thuở tuổi hai mươi,
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #8 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2015, 10:07:24 pm »

Cái đỉnh đồi có chòi gác và công sự mà Đức Cường bảo của Mỹ chính là đồn bảo an mà PK đi trinh sát đêm khi đánh lữ dù 3 ở đèo Phượng Hoàng đấy.
       Đợt quân của Đức Cường Pk cũng về đấy để huấn luyện, nhưng là trợ lý Tham mưu trung đoàn nên ít biết anh em ở đơn vi. Có một chiến sỹ mới khi dọn bãi để làm lễ tuyên thệ đã bỏ ra ngoài, đi qua hàng rào dẫm vào mìn díp vỡ bàn chân, được xác nhận công nhận thương binh. Anh Đào quốc Hỷ trung đoàn trưởng bảo ký cho nó sau này khỏi khổ. Không biết ĐC có nhớ vụ đó không?
      Tôm chụp nhiều ảnh không? Lúc nào sang sẽ điện cho biết trước.
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #9 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2015, 07:32:37 am »

gồm 4 tiểu đoàn, về đèo Phượng Hoàng lập tuyến phòng ngự suốt trên chiều dài gần ba chục km. Xe tăng, pháo binh ở Dục Mỹ và chân đèo Phượng Hoàng, có đến 18 khẩu pháo 105ly, có loại bắn nhanh chỉ trang bị cho Biệt động quân, 3 khẩu 175ly- vua chiến trường, 1 pháo đội 155ly cùng không quân yểm trợ để ngăn cản bước tiến quân của Sư đoàn 10 xuống tỉnh Khánh Hòa (tài liệu ta nắm được).

- Về trận đánh lữ dù 3 trên đèo Phượng hoàng (đoạn từ Khánh dương xuống Dục Mỹ - Ninh hòa) đọc đoạn bác PK tả về cơ bản là chính xác. Còn về chi tiết bob xin bổ sung ý nhỏ (theo trực quan bob thấy): Về bb đánh trên khu vực Khánh dương gồm ba trung đoàn (66, 28, 25), khị tiến theo trục đường 21 (đánh dọc theo đường đèo xuống phía đông là trung đoàn 28) và khi gặp D6 E24 dưới chân đèo (bob đã kể xe tăng bắn nhầm vào quân C9...). Trận này E66 chỉ đánh phía trên đèo (không phải chủ công).
- Còn số lượng các loại pháo địch. thì cái trận địa pháo 105 đặt dưới chân đèo khi C11 tấn công đánh chiếm được ấy, bob đếm được 12 khẩu. loại này khá đặc biết: Hai càng sau gắn chung vào một con lăn to, chỉ cần đặt xuống chổ đất bằng là có thể xoay 360 độ...Rất nhanh. Đấy là riêng ở chân đèo (pháo 105 đặc chủng của quân dù). còn ở chỗ khác bob không biết. Nhưng bob nghe nói địch bố trí ở khu vực DỤC MỸ 24 khẩu pháo 105 ... Riêng pháo 175 thì bob trực tiếp sờ vào rồi. Có nhõn một khẩu thôi đặt trong căn cứ quân sự tại phía đông cầu Dục mỹ. Bob tò mò xem xét khá kỹ... Cái xe bánh xích cõng nó to đùng, trên nòng nó có hàng chữ "VUA CHIẾN TRƯỜNG"! Nhưng tìm mãi xem quả đạn nó to cỡ nào... mà không thấy. Ngẫm nghĩ "chắc nó bắn hết rồi". Nên định tìm xem ống đựng liều phóng có to không? Nhưng cũng không thấy! Chứng tỏ khẩu 175 ly ở Dục mỹ chỉ "làm cảnh" để "lên dây cót tinh thần cho lính nó thôi"!
@ Rất cảm ơn bác Tom đã pot ảnh anh em CCB E 24 kỷ niệm ngày thành lập QĐ3. Riêng ở Nha trang  bob đã nhận giấy mời gặp vào ngày 29/3 (kết hợp tọa đàm kỷ niệm 40 năm giải phóng).
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM