Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:17:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời chiến trận Phần II  (Đọc 152006 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #190 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2015, 10:26:01 am »


             Chào bác chủ! Chào các bác!

              Rất hay. Bác chủ phuockhanh đã bắt đầu viết về thời kỳ đầu của cuộc chiến biên giới Tây Nam rồi. Như vậy là hướng Tây Ninh Thời kỳ đầu là có cả 2 Quân Đoàn 3-4. Đương nhiên đầu quân số thực tế thì chưa phải ra toàn quân số ra biên giới hết. Có thể mỗi Sư đoàn có 1 Trung đoàn thiếu thôi. Hai Quân đoàn giáp nhau ở khu vực Sa mát Thiên ngôn về hướng gò Dầu Bến Sỏi thì thuộc Quân đoàn 4 còn Quân đoàn 3 của bác thì ngược lên. Hướng này cuộc chiến từ những ngày đầu tiên chưa mấy ai viết. Có thể như vậy bác là người Lính già xung kích đầu tiên đấy. Tranphu341 cùng anh em VMH, VÀ BẠN ĐỌC VÔ CÙNG TRÂN TRỌNG BÁC VÀ ĐANG NÓNG LÒNG TIẾP MUỐN NGHE BÁC KỂ VỀ NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN ĐÓ.

              Chúc bác luôn khỏe viết đều tay. Kính bác!

Cảm ơn Tranphu341 qua thăm! Nay lại bắt đầu kể ngày đánh Pốt cùng anh em.
Ở hướng Tây Ninh Quân đoàn 4 thì không rõ chứ Quân đoàn 3 xung trận tất cả ba sư đoàn. Dĩ nhiên là trong một sư các E thay nhau, hai xung trận, một đứng sau.
PK sẽ kể đến ngày Q Đ rút về phía Bắc. Những trang viết này PK đã ghi lại nên cũng thể hiện khá đầy đủ những hoạt động tác chiến của đơn vị cũng như cá nhân PK.
Xin chúc sức khỏe các CCB trên trang VMH! Ta bắt đầu đồng hành.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2015, 10:32:45 am gửi bởi phuockhanh » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #191 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2015, 09:41:07 pm »

CUỘC CHIẾN KHÔNG THỂ QUÊN
Tôi được điều về Trung đoàn 922 (còn gọi tắt là Trung đoàn 2), Sư đoàn 31 làm Trợ lý tham mưu, khi chưa xẩy ra chiến tranh biên giới, sư đoàn đi làm kinh tế ở tỉnh An Giang, khu vực Bẩy Núi gì đấy. Khi về trong đội hình Quân đoàn 3, cán bộ thiếu nên điều từ hai Sư đoàn 10 và Sư đoàn 320 sang. Sư đoàn 10 về Trung đoàn 3, Sư đoàn 320 về Trung đoàn 2. Đươc điều về Trung đoàn 2 có một mình tôi là lính ở Sư 10 lại lạc lõng ở trung đoàn này. Tôi nghĩ về đâu cũng là chiến đấu, tuy nhiên được ở cùng đồng đội thân quen từ ngày đánh Mỹ vẫn là hơn. Sau này anh Hỷ nói giá hôm ấy mày chậm vài ngày thì anh sẽ đưa về trung đoàn của của anh. Tôi lại thấy tiêng tiếc.
Trung đoàn 2 đang chiến đấu vùng biên giới huyện Sa Mát, tỉnh Tây Ninh. Từ thị trấn Sa Mát đi sâu vào khoảng 4 km. Sở chỉ huy trung đoàn ở Bàu Cỏ (vào trong này những bãi lầy người ta gọi là bàu). Tiểu đoàn 4 và tiểu đoàn 5 bảo vệ hai bên con đường khai thác gỗ, Tiểu đoàn 6 ở chốt Năm Gấu. Tình hình chiến sự đang là giai đoạn căng thẳng nhất. Ta giàn hàng ngang dọc tuyến biên giới để ngăn chặn lính Pôn Pốt xâm nhập vào đất Việt Nam tàn sát dân thường, đốt phá nhà cửa, ruộng vườn. Đồng thời để Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đề nghị hai nước tìm ra một giải pháp chính trị trong hòa bình, trong đó có cả giải pháp quân đội hai bên đóng xa biên giới 10km và dưới sự giám sát của Liên hợp quốc.
Nhưng không! Quân Khme-Đỏ luôn tiến sát biên giới hai nước và hàng ngày chúng bắn súng lớn pháo 105ly, súng ĐKZ, cối 82ly, súng máy 12ly7 và pháo tầm xa sang Việt Nam, gây sát thương bộ đội và dân thường, làm căng thẳng thêm tình hình. Đồng thời chúng lợi dụng sơ hở luồn sâu tập kích vào các đơn vị bộ đội bảo vệ biên giới và giết hại dân thường ở gần đường biên.
Không thể đưa lực lượng giăng kín dọc biên giới nên có những khu vực là rừng ta phải phát tuyến dài hàng km, rộng hàng trăm mét để làm chướng ngại vật không cho chúng vượt qua biên giới.
Trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 là anh Ngô Doanh, theo các cán bộ trợ lý nói là anh tính nóng nảy lắm, Chính ủy là anh Giáp ở Sư đoàn 320 chuyển sang, Tham mưu trưởng là anh Cương người Thanh Hóa, nguyên trước đây trưởng thành từ lính phòng không; sau này có lần anh bảo với tôi là tớ đếch biết gì về bộ binh đâu. Về nhận nhiệm vụ được vài ngày thì tôi được cử xuống Tiểu đoàn 5, ngày đó chúng tôi hay gọi là đi “đốc chiến”. Đây là lần đầu tiên nhận nhiệm vụ khi bước vào chiến đấu lần hai và sau này, hầu như chỉ tôi xuống các tiểu đoàn là chính.
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 là anh Xê, quê Nghệ An. Mới gặp lần đầu đã thấy anh hiền lành, dễ gần (sau này tôi và anh trở nên thân thiết, anh tâm sự là mình giám định thương tật và bệnh mất sức 51% thế mà trên vẫn tín nhiệm). Tôi truyền đạt tinh thần nhiệm vụ của trung đoàn giao cho tiểu đoàn phải tổ chức trận tập kích hỏa lực vào chốt Hồng cũ. Có tên là chốt Hồng vì chốt này do một trung đội bảo vệ, do đồng chí Hồng làm trung đội trưởng đã bị quân Pôn Pốt đánh úp. Đồng chí Hồng và số chiến sỹ hy sinh, hiện ta chưa lấy được xác. Đơn vị đã tổ chức đánh chiếm nhưng chưa có kết quả. Lần tập kích này chỉ nhằm mục đích không cho chúng ăn ngon ngủ yên.
Qua hai ngày vẫn chưa thấy tiểu đoàn có động tĩnh gì, trên điện xuống nắm tình hình. Tôi gặp anh Xê và anh yêu cần trinh sát trung đoàn xuống nắm địch cụ thể. Tôi điện về tác chiến, hiện do anh Tầm đang phụ trách và ngay chiều hôm đó tiểu ban trinh sát là anh Túy, quê Nghệ An cùng hai chiến sỹ trực tiếp xuống. Sau khi trao đổi cụ thể với anh Xê, cả hai chúng tôi thống nhất là mình trực tiếp đi trinh sát mục tiêu. Xuống Đại đội 5 đang chốt đối diện với địch, chúng tôi yêu cầu Đại đội trưởng Đại đội 5 cùng Trung đội trưởng trực tiếp chỉ huy trận đánh đi thực địa. Trước khi đi phải xác định vị trí của địch trên bản đồ, địch cách ta độ 200m.
Khu vực này là rừng cây lúp xúp, thưa thớt nhưng lại có nhiều khóm tre mọc rải rác. Im lặng đến nặng nề. Chúng tôi đi lom khom, chậm chạp gần như bò theo con đường mòn sang chốt của Hồng trước đây. Hai trinh sát của trung đoàn đi đầu, đến Túy rồi tôi, cán bộ Đại đội 5 đi sau cùng. Cứ khoảng 5m lại ngồi thụp xuống giỏng tai nghe động tiếng động lạ từ hưởng địch vẳng sang. Im lặng đấy nhưng trong đầu tôi không phải không nghĩ đến một tràng đạn bất thần vang lên bắn xiên về phía mình…Chiến tranh chấm dứt được ba năm rồi, những tưởng đất nước này vĩnh viễn có hòa bình…Thế mà hôm nay, những người lính chúng tôi lại phải đứng trước họng súng kẻ thù lân bang để nhận cái chết bất cứ lúc nào!
Vừa đến trước bãi trống hai chiến sỹ trinh sát nép vào bụi tre vẫy tay. Tôi và Túy bò lên, anh en cho biết nghe tiếng ho nhỏ, bên kia bãi trống, hẳn là của địch. Tất cả ngồi thụp xuống. Tôi vẫy tay cho cán bộc đại đội lên, tôi và Túy trao đổi cùng đại đội trưởng đại đội và thống nhất xác định đây là vị trí đặt hỏa lực tấn công là tốt nhất. Sau khi thống nhất xong chúng tôi rút về an toàn. Sáng hôm sau, khoảng 8h Đại đội 5 đã tổ chức tập kích hỏa lực B40, 41 và cối 60ly vào chốt địch. Nhiệm vụ của tôi đã hoàn thành.
Một ngày đầu tháng 8-1978, Tiểu đoàn 6 bảo vệ ở khu vực Năm Gấu vừa diệt gọn một khẩu đội ĐKZ 57ly của lính Pôn-Pốt khi chúng xâm nhập vào địa điểm chốt Đại đội 10, do Đại đội trưởng Cang, người Thanh Hóa chỉ huy. Sau trận đánh thắng này tôi được giao nhiệm vụ xuống Tiểu đoàn 6 theo dõi và nắm tình hình hoạt của Tiểu đoàn và cả phía quân Pôn Pốt.
Đường đi xuống Tiểu đoàn 6 phải quay ra đường lộ 22b rồi xuôi về hướng biên giới. Trên đường đi tôi gặp trận địa pháo phòng không ở bên đường, tôi đoán là pháo của sư đoàn, ở đại đội có mấy chiến sỹ là anh em cùng quê, cùng trong họ, chúng tôi đã gặp nhau khi ở chân núi Bà Đen. Trong chiến đấu hôm nay, hay thời đánh Mỹ cũng vậy, gặp người cùng đơn vị là phấn khởi lắm; đây là anh em họ còn vui gấp mấy, dù chỉ là một cái nắm tay, một câu thăm hỏi... Người lính trong chiến tranh đố ai dám khẳng định là mình không thể chết? Ở cuộc chiến trước khi gặp bạn thân quen chỉ chúc nhau bình an! Cuộc chiến này cũng chỉ mong ai cũng như thế? Tôi rẽ vào hỏi thăm và đây chính là đại đội pháo cao xạ của Sư đoàn 31, có Minh, Võ, Sơn và mấy anh em trong xã. Tôi cùng chiến sỹ công vụ rẽ vào. Gặp nhau cũng chỉ chuyện trò thăm hỏi dăm ba câu rồi tôi cũng phải tạm biệt đi ra chốt, đã xế chiều. Sau lần gặp nhau ấy tôi còn gặp nhiều lần khi chiến đấu trên đất Cămpuchia.
“Chốt Năm Gấu” hiện do Tiểu đoàn 6 bảo vệ. Năm Gấu là tên một cán bộ bộ đội biên phòng đã chiến đấu dũng cảm với quân Pôn Pốt, bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc và đã hy sinh anh dũng ngay trên mảnh đất ấy. Bộ đội lấy tên anh đặt cho điểm chốt: Chốt Năm Gấu! Không được nghe kể đầy đủ và chi tiết về người có tên Năm Gấu. Năm là tên thứ của anh, còn Gấu là tên thật hay chỉ là gọi để thể hiện một tinh thần dũng cảm? Dù là tên thật hay không phải thì cái tên “Chốt Năm Gấu” đã được đặt cho một trận địa chiến đấu trong cuộc chiến tranh ở biên giới ở huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh là có thật.
Đây thuộc xã Tân Lập, huyên Tân Biên, tỉnh Tây Ninh vào ngày 25- 9 năm 1977 quân lính Pôn Pốt đã gây ra vụ thảm sát vô cùng dã man cho dân thường cùng các thày cô giáo và học sinh của xã. Khi đó tôi còn đang làm nhiệm vụ huấn luyện tân binh ở Dục Mỹ, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Qua báo chí mà tôi biết được cảnh thảm sát do bọn lính Pôn Pốt gây nên tàn ác như loài cầm thú. Chúng giết người bằng dao, búa, chặt xác, mổ bụng, moi gan rồi quẳng xác xuống giếng (khi tiến sâu vào đất Cămpuchia chúng tôi gặp nhiều cảnh rùng rợn như thế). Số người bị tàn sát lên đến con số hàng trăm người. Hôm nay đặt chân đến đây không khỏi xúc động khi đi qua những ngôi nhà bỏ hoang hoặc cháy trụi; những nấm mồ đất còn mới nằm sát bên lối mòn. Khi còn ở Nha Trang tôi đâu nghĩ rằng có ngày mình đặt chân đến mảnh đất đầy đau thương, uất hận và tang tóc này!
Sở chỉ huy Tiểu đoàn 6 ở gần một nương sắn chưa thu hoạch. Người gặp đầu tiên là anh Quyền tiểu đoàn trưởng, quê ở Nghệ An. Tôi và anh đã biết nhau từ trước vì anh cùng ở đoàn huấn luyện tân binh của Quân đoàn, Chính trị viên trưởng tiểu đoàn là anh Quang. Tôi xuống đây để nắm tình hình đơn vị, nắm phương án phòng thủ và xuống các chốt đại đội kiểm tra cụ thể. Đây là những công việc thông thường phải biết khi xuống các đơn vị của cánh trợ lý tham mưu chúng tôi.
Những ngày ở Tiểu đoàn 6 tôi đi kiểm tra các đại đội và thấy hệ thống giao thông hào, hầm hố chiến đấu được xây dựng liên hoàn và kiên cố, sẵn sàng hỗ trợ cho nhau khi chiến đấu. Quân Pôn Pốt không có dấu hiệu hoạt động mạnh, tuy nhiên chúng vẫn thường xuyên tập kích hỏa lực sang chốt vào bất kể thời gian nào khi chúng muốn. Dù không nhiều nhưng vẫn gây thương vong cho bộ đội vì bị bất ngờ.
Xuống Tiểu đoàn 6 được hơn chục ngày thì có lệnh tiểu đoàn bàn giao chốt cho một đơn vị của Quân khu 7 vào thay thế lúc chạng vạng tối. Bàn giao xong tiểu đoàn hành quân về đứng chân gần sở chỉ huy trung đoàn, chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới. Cùng thời gian đó Tiểu đoàn 5 cũng bàn giao vị trí phòng ngự cho đơn vị khác và cả hai tiểu đoàn cơ động sang hướng huyện Lò Gò, tỉnh Tây Ninh phối thuộc cùng đơn vị bạn đẩy mạnh hoạt động nhằm mục đích để thu hút lực lượng địch về hướng đó. Như vậy sẽ giảm áp lực của quân Khme-Đỏ vào đơn vị mới vừa thay thế trung đoàn.
Tuyến phòng ngự chỉ còn Tiểu đoàn 4 và khẩu đội cối 120ly. Sở chỉ huy nhẹ trung đoàn có anh Lào Trung đoàn phó, anh Cương Tham mưu trưởng, trợ lý tham mưu có tôi và anh Khoa bên quân lực, một cơ yếu viên hàng ngày mã hóa bản báo cáo tình hình của tôi do máy 15W điện về trung đoàn. Một tuần sau một bộ phận cán bộ Quân khu 7 tiếp tục nhận bàn giao tuyến phòng ngự của Tiểu đoàn 4, tôi trực tiếp dẫn cán bộ xuống nhận bàn giao.
Bàn giao hôm trước thì ngay hôm sau, khi chúng tôi đang làm công tác chuyển quân thì một cán bộ đại đội của đơn vị bạn bị thương được đưa về trạm phẫu của trung đoàn. Dù đã được bàn giao cụ thể, anh đi kiểm tra lại đạp phải mìn của mình gài. Vết thương khá nặng, gần như dập nát một chân. Anh nằm thiêm thiếp trong hầm phẫu, đứng nhìn anh chúng tôi cầu mong cho anh qua khỏi những giờ phút nguy kịch này! Trạm phẫu chỉ sơ cứu ban đầu rồi cho xe chở ngay lên tuyến trên. Theo các chiến sỹ tải thương của đơn vị bạn cho biết đồng chí này quê ở Bình Định, chưa có vợ. Không khí hành quân đang náo nhiệt bỗng chùng xuống từ khi người thương binh được chuyển đến. Ai cũng tỏ ra tiếc nuối vì điều không may sẩy ra. Chiến tranh bao giờ cũng có những rủi ro như thế. (còn tiếp)
Logged
binhc6d5e2f9
Thành viên
*
Bài viết: 155


« Trả lời #192 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2015, 10:33:20 pm »

chào anh phước khánh rất vui khi anh bắt đầu chuyển sang cuộc chiến biên giới tây nam .bình c6d5e2f9 nói thêm để anh phước khánh và các bạn trên diễn đàn hiểu thêm hướng quân đoàn 4 những ngày trước khi chiến tranh nổ ra.biên chế thời điểm trước chiến tranh của quân đoàn 4 gồm 3 sư đoàn 7, 9 và 341 là các sư đoàn bộ binh .khoảng tháng 6/76 kết thúc nhiệm vụ quân quản f 9 về căn cứ đồng dù thay thế f 320 , f7 về lai khê sông bé, f341 về long khánh đồng nai nhiệm vụ chính tăng gia sản xuất vàhuấn luyện sãn sàng chiến đấu .trước chiến tranh f9 đưa gần như toàn bộ số chiến sỹ nhập ngũ từ 1975  ,1974 của e bộ binh 3( trung đoàn hoa lư ) về e 1 ( trung đoàn bình giã)và e 2(đoàn đồng xoài),e 42 pháo binh , e 3 chuyển sang huấn luyện tân binh khoá đầu tiên nhập ngũ 10/76 quê vũ thư thái bình.các đơn vị trong huấn luyện và học chính trị đã được quán triệt tư tưởng chuẩn bị tham ra một cuộc chiến tranh trong tương lai. tháng 4/77 các đơn vị củaf 9 được lệnh lên biên giới d4 và d6 của e 2 lên trà cao huyện bến cầu có c 19 công binh của e 3(c 19 khi  khơ me đỏ đánh sang 25/9/77 bị hy sinh gần hết) .đầu tháng 9/77 rút về đồng dù học  nghị quyết đại hội đảng 4 .đêm 24  ngày thứ 7  ,dạng sáng 25/9/77 khơ me đỏ đánh bến cầu và tân biên tỉnh tây ninh . khi cuộc chiến vừa bắt đầu , pốt vừa khai hoả ngay lúc 4h sáng 25/9/77 d4 và d 6 trung đoàn đồng soài đã cơ động lên bến cầu . d5 mãi trưa 25/9 mới có xe đưa lên bến đò cầm giàng huyện trảng bảng đi đò vượt sông vàm cỏ đông sang bến cầu ,e 1(đoàn bình giã)sáng 26/9/77 nổ súng đánh tân lập sa mát và giải vây cho biên phòng sa mát .trung đoàn hoa lư với lớp tân binh tháng 7/77 quê thái bình từ trảng lớn đi lòng vòng nghi binh điếm tập kết cuối cùng là huyện bến cầu làm dự bị cho f 9 .sáng 2/10/77 trung đoàn đồng xoài nổng súng đánh mả đá , cây me và rừng long khánh huyện bến cầu tây ninh trong trận chiến đầu tiên này có sự tham ra của e 209 f7 trung đoàn của trần phú 341. như vậy lược lượng tham ra những trận đánh đầu tiên của quân đoàn 4 chủ yếu là sư 9 đã có đủ quân số và 1 trung đoàn của sư 341 ,trung đoàn 209 của sư 7 .trong cuộc chiến ở sa mát trong những ngày đầu tiên sư trưởng sư 9 là anh năm tích đã bị thương ,riêng d5 e 2 f9 lớp cán bộ học trường lục quân bổ xung về làm cán bộ b trưởng hy sinh khá nhiều .tháng 11/77 trung đoàn 2 f9 lật cánh về huyện châu thành tây ninh trung đoàn 1 f9 bàn giao khu vực sa mát  chuyển về khu vực bến sỏi châu thành, cuối tháng 11/77 tất cả  3 e bộ binh của f 9 đều đã tham chiến , riêng e 3 chủ yếu làm dự bị và đánh hướng thứ yếu vì là trung đoàn chủ yếu là lớp tân binh  11/77 lên trong chiến đấu thường yếu không hiệu quả .chào anh phước khánh và tất cả các bạn trên diễn đàn
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #193 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2015, 06:21:44 am »

                   Chào binh c6d5e2f9 ! Phước Khánh vào chiến đấu sau nen giai đoạn trước không nắm rõ, nay có binhc6d5e2f9 cùng tham gia là vui rồi. Qua chuyện của binhc6d5e2f9 PK biét về giai đoạn trước thật gian nan ác liệt, hy sinh nhiều. Những cán bộ cùng ở  với PK hy sinh trong đợt đầu cũng nhiều. Hầu như bị loại ngay từ giai đoạn đầu. Mong binhc6d5e2f9 cùng đồng hành với PK! Chúc mạn khỏe!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #194 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2015, 09:43:35 am »


          Chào bác chủ phuckhanh, bác binhc6d5e2f9, chào các bác!

          Dịp này các ccb chúng ta hình như đã kể hết chuyện những năm tháng BÙNG - BÌNH súng đạn rồi hay sao ấy. Có rất nhiều bác muốn kể muốn viết lại những năm tháng hào hùng của mình nhưng do tuổi cao, do không quen được với Vi Tính vi teo nên không thể chia sẻ. Diễn đàn VMH theo như Tranphu341 thấy chúng ta lại phải Làm cho nóng lên đúng theo chủ đề " Một thời Máu & Hoa" có phải không các bác. Một số anh em trên 1 vài Topic vùng cao cũng đang rất nhiệt tình, sôi nổi. Nhưng đôi khi hay tranh luận những điều không nên nói, không cần nói hoặc có tính tự ái cá nhân. Làm cho người đọc và người viết cảm thấy bức súc không vui.

            Vì vậy dịp này bác chủ kể chuyện về cuộc chiến Tây Nam với rất nhiều tư liệu sống động thực tế mà bác, đồng đội của bác trực tiếp tham gia thì thật là quý. Bác binhc6d5f9 như vậy là cũng hiểu biết nhiều. Bác cũng là những lớp cựu đầu tiên. Tranphu341 hy vọng là anh em mình sẽ tham gia commen bổ sung tư liệu, hành quân cùng bác chủ cho topic thêm sinh động.

            @ phuockhanh! Bác nên nói rõ thêm về thời gian, không gian của sự việc thì anh em đỡ "thắc mắc" hơn. Ví dụ như bác nói cùng mọi người tổ chức đi trinh sát nhưng Tranphu341 đọc mà không rõ là các bác đi trinh sát bọn Pốt là ban ngày hay ban đêm hay buổi tối.  Grin Grin Grin

             Hay! Chuyện bác đã rất hay cùng sự hấp dẫn. Bác như vậy là nhớ được rất nhiều tư liệu. Thật là quý. Chúc bác khỏe và tiếp tực đều tay! Kính bác!
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #195 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2015, 08:01:25 pm »

Đúng là tranphu341 là CCb tâm huyết cùng trang VMH và PK rất cảm kích về những lời góp ý chân thành của một CCB có mặt trên chiến trường Tây Nam. Pk cố gắng đáp ứng những gì mình chưa đầy đủ (dĩ nhiên phải là chính xác). Cảm ơn tranphu341!
         Nhân đây cũng có đôi lời:
         1- Ôn lại những ký ức xưa bằng trí nhớ, trước hết ta khẳng định đừng ai bảo 100% là chính xác, 90% đã là khó. Đúng là ai cũng có lòng tự trọng, bảo vệ quan điểm của mình; nhưng chú ý tuổi tác đố ai nói hay. Xin kể câu chuyện cách đây 5 ngày Pk có cuộc gặp mặt đồng ngũ, có 4 thằng trong một xã nhập ngũ một ngày, đi chiến trường, sống cả, cỡ hiếm. Kể lại chuyện thằng A,B hy sinh khi nào, Pk bảo đã ghi rõ ngày hy sinh, nơi hy sinh thế mà đồng ngũ bảo không phải. Khổ thế!
          2- Ôn lại để nhớ là chính, còn dù có sai lệnh về gì đó thì cần xem lại hoặc là công nhận có diến biến như thế. Cốt là giữ hòa khí với tinh thần của CCB. Tranh luận là cần thiét nhưng tranh luận bằng trí nhớ là vấn đề nam giải,, vì khó có cơ sở chứng minh đúng sai.
       Lại xin kể chuyện cắm cờ ở Bộ tổng Tham mưu ngụy năm 1975. Sư đoàn 320 báo cáo là đơn vị đầu tiên đánh chiếm và cắm cờ ở Bộ Tổng Tham Mưu ngụy. Trên Công nhận, ghi vào sử sách. Trong khi đó E 28 Sư đoàn 10 ấm ức bảo mình là người cắm cờ đầu tiên. Cuộc tranh luận mãi đến năm nay, 40 năm sau có bài báo gặp nhân chứng cắm cờ ở Bộ tổng Tham Mưu ngụy của E 28 kể rõ ai cắm trước ai cắm sau. Ngày đó ông 320 bảo cờ của ông bé nhổ cắm ra ngoài, cờ của tôi to cắm ở giữa. May mà người cắm cờ của E 28 không nghe.  Lại có ảnh chụp. Cùng là hai lá cờ CPCMLTCHMNVN, một to cắm ở ngoài, bé cắm ở chính giữa nóc nhà BTTM ngụy. Hạ hồi phân giải như thế nào chưa rõ. PK đọc được thì kể lại.
Đôi điều tâm cự cùng các CCB, nhất là trong cuộc chiến thứ ba! Kính!!!
Logged
binhc6d5e2f9
Thành viên
*
Bài viết: 155


« Trả lời #196 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2015, 09:32:06 pm »

chào anh phước khanh, anh trần phú , chào các bạn trên diễn đàn .khi bắt đầu cuộc chiến biên giới tây nam , bình mới bước sang năm thứ 3 quân ngũ , binh nhất chiến sỹ lên những phần hiểu biết chỉ là tầm nhìn  của một binh nhì.hôm nay bình sẽ quay ngược lại thời gian những mốc thời gian trước khi chiến tranh nổ ra .sư doàn9 thuộc quân 4 kết thúc nhiệm vụ quân quản sài gon về đồng dù huấn luyện và sãn sàng chiến đấu . biên chế của c bộ binh lúc đó 3 b bộ binh và 1 b hoả lực không có biên chế  c phó quân sự cũng như cv phó chính trị thay vào khoảng chống đó là quản trị trưởng . trang bị cho 1 c bộ binh vẫn như thời đánh mỹ , b hoả lực  2 b41 , cối 60 ly  1 khẩu . b bộ binh , mỗi a bộ binh có 1 rpd ,1 b40 còn lại ak . khi bắt đầu chiến tranh thì các cán bộ a và b trưởng thì đều được trang bị m 79 do vậy những trận đánh đầu tiên c bộ binh thường có trong biên chế  từ 18 -20 khẩu quân số từ 100 hoặc gần đủ .khoảng tháng 2/78 do bị hao hụt quân số trong chiến đấu lên quân số tham ra chiến đấu thường chỉ khoảng 60-70 , lớp lính mới bổ xung đầu tiên cho chiến trường là đoàn thanh hoá nhập ngũ 7/77 sau đó là các đoàn hải hưng nam đinh nhập ngũ 10/76 đoàn quân đoàn 2 tăng cường sang và lữ đớan pháo phòng  không  71 của quân đoàn 4 đầu những năm 78 quân số bổ xung nhiều không bù cho thời gian sau quân số thiếu trầm trọng .đầu năm 1978 các c bộ binh bắt đầu được trang bị 2 khẩu đại liên 2 cối 60 ly khi quân số thiếu thì giảm xuống còn mỗi thứ còn 1 .như phần đấu bình đã trình bày do chỉ có  1 cán bộ quân sự và 1 cán bộ chính trị lên trong quá trình chiến đấu sảy ra tình huống thiếu cán bộ chỉ huy khi có ct hoạc cvt bị thương hoạc hy sinh thời kỳ đầu chủ yếudo các btr đã trải qua chiến đấu thời chống mỹ  lên cũng đỡ khó khăn. nói về quân trang được cấp phát lúc bắt đầu cuộc chiến , mỗi người lính được cấp  võng bạt vải ka ki  tăng áo mưa  , giày . riêng chuyện đôi giày thì chả hiểu sao lính mình chân nhỏ toàn được cấp giày to , bình đi số 38 được cấp số 42 ,các đồng đội của bình cũng rơi vào hoà cảnh tương tự . trận đầu tiên khi xung phong  lăn lê bò toài cuối tháng 9 nước ngang bụng võng vải ngấm nước tăng ngấm nước lương khô ngấm nước  cặp hài khổng lồ cững đầy nước mỗi khẩu ak phải mang đủ cơ số 300 viên , 1 cái xẻng bà định sau lưng . chưa nổ được phát súng nào động tác đầu tiên là phải tháo khẩn cấp đôi hài 7 dặm tiếp tục cái tăng  rồi cái võng mới đủ sức để chạy  sau trận đánh xác pốt chả có bao nhiêu cả cánh đồng trước ấp cây me xã thuận lợi huyện bến cầu tây ninh toàn giày với giày tăng võng nổi trên mặt nước. kỳ sau bình kể lại những bài tập chiến thuật trước chiến tranh và trận đánh đầu tiên trong cuộc đời quân ngũ  cũng là trận đầu tiên của e 2 đoàn đồng xoài f9 trong cuộc chiến tây nam chào tạm biệt
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #197 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2015, 07:33:43 am »

Bình kể như vậy là nhớ tốt đấy, cứ như vậy ta cùng song hành, bên Quân đoàn 3 và Qaan đoàn 4 nhé. Chúc luôn khỏe!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #198 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2015, 10:19:57 am »



              Chào bác chủ và bác binhc6d5e2f9!

              Như vậy là các bác bắt đầu đi bài quyền " Song kiếm hợp bích" rồi đấy!

               Hôm nay, sáng mùng 1 âm lịch ngày đầu tháng mà thấy các bác rục rịc chuyển quân. Hy vọng anh em VMH cùng bạn đọc được nghe nhiều câu chuyện hay, chuyện thật của thơi kỳ cuộc chiến BGTN qua ký ức của 2 bác. Thật tuyệt vời.

              @ Bác bình f9. Trận đánh Ấp Cây Me xã Long Khánh có thể nói là trận mở đầu của Quân đoàn 4 ĐUỔI BỌN PỐT XÂM CHIẾM VỀ NƯỚC. Nên Quân đoàn sử dụng lực lượng của mấy sư đoàn.  Nhưng Sư đoàn 341 thì chỉ có 2 tiểu đoàn thôi. Trận này cũng đơn giản vì chúng thấy ta chuẩn bị thì chúng chạy mất tăm luôn mà.

              Đây là Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 266 của Sư đoàn 341 người đã chỉ huy đánh trận Cây Me Long Khánh đầu tháng 10/77.





 
Logged
DangTienQD3
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #199 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2015, 07:25:55 pm »

chào các bác
Chào bác Phước Khánh
Hôm nay đọc trang này mới thấy bác lại đúng cùng C11D6E24 quân đoàn 3. Nhưng bác là thế hệ đi trước. Chúng em ở Thái Nguyên cũng có tham gia cùng sư đoàn 31 tà xanh chiến đấu tại mặt trận vị xuyên phía bắc của tổ quốc đến tháng 6/1986 thì rút.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM