Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:09:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một thời chiến trận Phần II  (Đọc 151681 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #160 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2015, 08:52:15 pm »

Anh nói vậy anh P/K lại buồn, lại tự ái. 
Úi dùi ui...! Em gái CB lại lo cho cái lão già PK "buồn, tự ái" nũa cơ! - Còn lâu cái lão già ý mới buồn nha. Đọc cái đoạn CB vừa viết trên: Lão PK đang tủm tỉm cười ruồi đó. .. hi, hi...!
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #161 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2015, 03:05:02 pm »

PK chả cần nói nữa. Cứ  đôi bên trao đổi là tốt rồi hỉ! Đang thua bóng chán mớ đời.
Logged
Phó cối
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 717


« Trả lời #162 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2015, 03:18:06 pm »


     Chào bác phước khánh , kiểu đá bóng như việt nam chắc phải đến 50 năm nữa may ra mới có huy chương vàng
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #163 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2015, 10:54:34 pm »

OK!!!!! Quá chuẩn. Khi đó họ đá bóng bất cứ nước nào trên thế giới anh em CCB ta cũng đi cổ vũ được !!!
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Sáu, 2015, 05:10:40 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #164 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2015, 09:06:05 pm »

Mùa hè các cháu nội ngoại nghỉ học về đông vui nên đang nợ ccb câu chuyện chưa thể hoàn tất được. Mong moị người thông cảm cho PK! chúc mọi thành viên luôn khỏe trong những ngày nắng nóng dữ dằn này!
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #165 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2015, 06:18:05 am »

Vừa qua Phước Khánh có bài thơ gửi tham gia của cuộc gom thơ của Lang Chau - Đồng Thị Chúc (một nhà thơ đã có nhiều tập thơ LỤC BÁT được xuất bản nhiều lần) với bài MẸ ĐI VẠCH CỎ TÌM CON. Nay Phước khánh xin đănng  trên trang MVH. Xin phép Lang Châu cóp nguyên văn:

Link cố định 15/06/2015@22h17, 121 người xem viết bởi: Làng Châu
Chuyên mục: Lục bát, Thơ của bạn bè
Trần Thế Thi
MẸ ĐI VẠCH CỎ TÌM CON
Mẹ đi vạch cỏ tìm con
Bước chân trải khắp Trường Sơn điệp trùng
Đêm về mắc võng giữa rừng
Như thời chiến trận mịt mùng năm xưa.
Mẹ nằm cánh võng đung đưa
Lời ru từ thưở con chưa biết ngồi!

Thắp hương khấn vái giữa trời
Con ơi! Mẹ gọi! Con giờ ở đâu?
Đang nằm ở dưới khe sâu
Hay trên đỉnh núi bạc đầu chon von…?
Đêm rừng đom đóm chập chờn
Mẹ bừng tỉnh giấc tưởng con hiện về!

Thân Cò luồn khắp rừng le
Vạch bao vạt cỏ, đồi chè, vườn tiêu…
Mẹ đi hết sáng lại chiều
Tìm con mải miết nắng xiêu vạt đồi.

Nằm đâu con hỡi? Con ơi!
TrTT(Hải Phòng)

Làng Châu xin thưa

Trang chủ Phước Khánh , tên thật là Trần Thế Thi mới gia nhập Xóm Lá chưa đầy một năm . Trước khi lập trang BlogTV , anh đã có những bài Ký viết về thời kỳ chiến tranh trong chuyên mục "Một thời chiến trận". Dịp 30-4 năm nay anh đã đưa lên trang mình một loạt những đoạn Ký TIẾN VỀ SÀI GÒN . Đọc những đoạn Ký của một sỹ quan quân đội này , qua những lời văn mộc mạc chân thật , ta cảm nhận được sự gian khổ ,mất mát và dũng cảm của những người lính trong cuộc chiến tranh này...
Hưởng ứng tập thơ viết về mẹ , anh gửi đến Langchau-ĐTC bài thơ MẸ ĐI VẠCH CỎ TÌM CON này . Langchau xin TRÌNH lên trang nhà , mong được bà con và bạn đọc gần xa chia sẻ với tác giả .

Trân trọng Langchau - ĐTC

Lời của PK: Sau khi đăng lên nhiều lời cảm nhận động viên Pk, tuy cũng có một ý kiến trái chiều, lời chưa tế nhị nhưng khi Pk trao đổi, phân tích tai sao viết thế và thành viên này đã hiểu ra và chúc mừng. Xin giới thiệu cùng thành viên trang nhà.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #166 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2015, 10:13:12 am »


           Chào bác chủ phuockhanh! Chào các bác!

          Bài thơ của bác chủ thật cảm động. Chuyện rất đời thường của những người mẹ, của những người vợ, của những người thân đi tìm hài cốt Liệt sỹ. Đúng là như vậy. Qua suy nghĩ, qua ngòi bút và theo dòng thơ Lục bát. bài thơ và ý thơ thêm hay, thêm cảm động cùng sự Tâm linh huyền bí. Tình cảm thiêng liêng của những người mẹ người cha, người anh em, người thân yêu của mình vợ con của Liệt sỹ. Tranphu341 rất trân trọng bác cùng tài năng viết, tài năng thi ca của bác!

        Xin được chúc mừng bác!
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #167 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2015, 04:24:55 pm »

Nằm đâu con hỡi? Con ơi!
TrTT(Hải Phòng)


- Bài thơ cảm động quá. - Còn bài nào hay ...đăng lên tiếp đi cụ!
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #168 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2015, 09:13:03 pm »

PK xúc động vì những lởi động viên của những người lính năm xưa. Trước tiên là bob, Tranphu341, Tomb3, Xuân  Vui 38, Anh Thơ và bao thành viên khác đang theo dõi bài viết của PK trên trang mạng HVM. Những ngươì đồng đội, đồng chí năm xưa và hôm nay luôn bên Pk- tên thật là TRẦN THẾ THI. Và nhất là Bob, đã cùng chung sống bao năm ở B3, một đồng đội đã ăn chung nằm chung ở C11khi còn ở  Phú Lợi. TUỔI TÁC KHÔNG QUAN TRỌNG nhưng tình cảm là cái quyết định. Pk (3T-tranthethi) cảm thấy vui và sung sướng khi luôn có đồng đội ở bên cạnh như năm xưa thời chiến trận! Những vần thơ mộc mạc, những bài viết chân thật của PK, hay của Bob, Tomb3, tranphu341 và nhất là của hai CCb nữ XuânVui 38, Anh Thơ cùng  bao thành viên khác mà PK được đọc đều cảm động lắm! Các bài viết của PK được các thành viên đón nhận là hạnh phúc rồi. 
Xin cảm ơn và chúc mọi người hạnh phúc, sức khỏe tốt, nhiều niềm vui trong cuộc sống thường ngày!
Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #169 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2015, 09:33:26 pm »

 CÂU CHUYỆN VỀ MỐI TÌNH CỦA MỘT LIỆT SỸ

Tôi còn nhớ ngày là lính tân binh, nơi đóng quân của đại đội ngay dưới chân núi Thiên Văn ở Kiến an. Trước nhà của Tiểu đoàn bộ có cây thị cổ thụ phải hai ba người ôm mới xuể. Mùa quả chín rụng đầy dưới gốc, thơm lừng. Thèm nhưng vì trước cửa Ban chỉ huy Tiểu đoàn chẳng ai dám nhặt.
       Lính tân binh 100% là Hải Phòng. Cán bộ từ tiểu đội trở lên hầu hết là tỉnh ngoài, đều có vài ba lượt huấn luyện tân binh. Ví trí đóng quân là địa điểm lý tưởng cho luyện quân vì có cánh đồng, có bãi cỏ hoang rộng, có đồi núi dốc thoai thoải, chân đồi có những bãi hoang cỏ mọc um tùm, trên đồi có lô cốt từ thời pháp, có căn nhà hoang của lính Pháp để lại…
        Dân thôn Kha Lâm ở hết bên đông đường lộ từ Kiến An về nội thành. Dân không ở gần nhưng hàng ngày họ hay vào sát núi cắt cỏ, hoặc kiếm củi khô trên đồi trồng cây. Trong các buổi tập, khi giải lao hễ thấy các cô gái cắt cỏ thấp thoảng chân đồi, hoặc là bộ đội, hoăc là các cô gái, nhưng bộ đội vẫn là chủ động  cất tiếng hò chào mời đối đáp. Lời hò là những câu ca dao hay những câu lục bát tự ứng tác. Khi thì nữ xướng, khi thì nam ( bộ đôi) xướng. Kiểu hò đối đáp này có lẽ xuất phát từ địa phương này. Tôi còn nhớ lõm bõm vài câu, như:
Bộ đôi: Hỡi cô cắt cỏ bên đồi
Hãy dừng tay cắt xuống ngồi cùng anh!..
Nữ: Xuống với anh em đành nghỉ cắt
Tối em về  thày mẹ bắt đánh em….
Hay:
Em về hỏi lại mẹ cha
Để anh mang thuốc mang trà vào thăm
Lời ứng tác của các cô thì nhiều lắm..
 Bên bộ đôi phần nhiều là cán bộ trung ,tiểu đội vì ai cũng quen hò rồi. Còn cánh tân binh thì ít, chỉ vài tay có giọng hát dám hò nhưng do chưa quen cách đối đáp, ứng tác nên thường là “thua cuộc”  bị các cô hò đuổi về. Như: Anh hò kiểu ấy ai nghe/ về mang giấy bút đứng đầu  hè em dạy cho…
Anh Hỷ người Nghệ An là Trung đội trưởng của trung đội tôi hò đối đáp linh hoạt và hay. Giọng anh không vang nhưng gọn và ấm. Hết câu hò ( thường là hai câu lục bát) thì đến lượt cô gái ngừng cắt đứng lên cất tiếng hò đáp. Dứt câu cô lại ngồi xuống cắt cỏ. Nhưng chúng tôi bảo là cắt đấy, nghe đấy nhưng đang tìm lời đối lạị “sắc” làm nhiều đối thủ chịu thua. Những câu hò giao duyên, tỏ tình, ngợi ca và đã là bộ đội chẳng thiếu gì anh ‘quái” hò chòng ghẹo đến nơi đến chốn. Tất nhiên đó là những chiến sỹ diện “ngang”.
Trong những cán bộ tiểu đội hò đối đáp được khen nhiều nhất là Tiểu đội trưởng Chương. Chương đẹp trai, có giọng hát hay. Mỗi buổi sinh hoạt đại đội bao giờ Chương cũng hát, khi thi bài hát mới, khi thì mấy làn điệu chèo. Chương hát chèo  hay hơn; hát và múa cứ như diễn viên chèo thực thụ.
Hôm nào mà gặp cô gái Kha Lâm vào cắt cỏ là Chương đối cho bằng thua thì thôi. Đúng là Tiểu đội trưởng  có khiếu văn nghệ. Ứng tác nhanh và sắc. Chúng tôi ngồi  tựa súng vào vai  lắng nghe tiếng hò trong trẻo của cô gái cất lên đối đáp lại; còn Chương thì lững thững bước xuôi triền đồi vừa đi vừa hò, xuống gần đến nơi các cô gái đang cắt cỏ là dừng lại đối đáp. Giọng của Chương trầm ấm rất tình cảm nghe mà tỉnh cả người ( tiếc là bây giờ không còn nhớ câu hò đối đáp nữa) Những phút giải lao như thế không nhiều vì có phải ngày nào cũng gặp các cô gái vào cắt cỏ đâu…
 Đỉnh núi Thiên Văn là cao nhất nhưng gần đấy có mỏm đôi thấp hơn là khu nhà của bộ đội thông tin Phòng không không quân, đơn vị 363, có nhiều bộ đội nữ. Do ở trên đỉnh núi nên thiếu nước dùng, nhất là vào mùa ít mưa. Buổi trưa các cô nữ thông tin thường rủ nhau xuống  giếng của chúng tôi ở giưa bãi hoang có mạch nước ngầm chảy ra rất trong để giặt ( họ không tắm). Hầu như bao giờ họ cũng đi từ hai ba người, đi một mình cũng có nhưng hiếm. Thời chiến kỷ luật của bộ đội nữ rất nghiêm, nhất là việc quản lý quân số ra ngoài doanh trại. Một lần chỗ chúng tôi có chiếu phim các cô được xuống xem. Tôi ngồi gần một cô khi nói chuyện cô ta bảo buổi tôi khi ra khỏi đơn vị phải từ ba người trở lên, mà phải có lý do chính đáng…
Trong những cô nữ bộ đội thường có cô người nhỏ nhắn, xinh xắn, nhanh nhen, đôi mắt sáng. Cô có cái mũ cối cúp vành hơn mũ của chúng tôi và cô hay đội lệch. Trông nghịch nghịch. Có lẽ vì những điều khác người như thế thành ra nhiều người để ý và  biết cô tên là Chiên. Trong  cán bộ còn  xì xèo, thầm kháo nhau là chính trị viên phó của đại đôi trên L (xin dấu tên vì sau này cũng vào chiến trường đang tấn công, chuyện sau này Chiên đã xác nhận như thế) đang tìm cách tán vì là đồng hương tỉnh.
Cánh lính tân binh cũng chỉ biết đến thế. Vào một buổi trưa khi tôi đi giặt tình cờ tôi gặp cô Chiên xuống giặt ở giếng. Tôi rất thích mũ cối cúp nên vô tư hỏi đổi nhưng cô không đồng ý dù mũ tôi mới hơn. Khi tôi kể chuyện này trong trung đội, anh em bảo tôi dốt, có các tiền chẳng cô nào giám đổi, vì tự dưng  đội cái mũ khác có chối bằng mấy cũng chẳng phân bua nổi với cán bộ và chị em trong đơn vị.
Hết khóa huấn luyện tân binh hầu hết bổ xung đơn vị đi chiến đấu, chỉ có chiến sỹ của huyện tôi và những anh em nhập ngũ ở khối công nghiệp nội thành cùng bộ phận của đặc công nước không đủ sức khỏe trả về được điều về Đại đôi 59 của Tiểu đoàn mà khi đó anh Dùng làm đại đội trưởng ( Anh Dùng tôi kể ở những câu chuyện trước) sau này đổi là Đại đội 10 của Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 24 khi vào Nam chiến đấu. Cũng từ đó chúng tôi hầu như không gặp lớp cán bộ huấn luyện tân binh tuy cùng một tiểu đoàn và cũng chẳng bao giờ được nghe hò đối đáp cùng các cô gái Kha Lâm nữa.
Tháng 7-1971 tiểu đoàn chúng tôi bổ xung về Trung đoàn 42 và đi chiến đấu. Sau khi hết mười ngày nghỉ phép để thăm gia đình, hôm trả phép tôi chờ xuống phà thì gặp Chương và Chiên từ phà đi lên. Tôi đoán ngay là họ yêu nhau.  Chắc Chương ra Kiến An đón Chiên về quê chơi.

(Còn nữa.  Xin các thành viên thông cảm tên nhân vật nữ đã thay đổi vì chưa được sự đồng ý của CCB này).
    
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2015, 09:48:14 pm gửi bởi phuockhanh » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM