Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 06:17:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Stalingrad - Anthony Beevor  (Đọc 62721 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #30 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2015, 05:36:58 pm »

        May mắn cho tập đoàn quân 62, các phân tích của bộ phận tình báo là chính xác. Mục tiêu của phía Đức là chiếm được xí nghiệp máy kéo và dãy nhà gạch ở phía nam, rồi sau đó duỗi về phía bờ sông. Tướng Chuikov mạo hiểm quyết định đưa các trung đoàn từ đồi Mamaev Kurgan lên cánh bắc. Tuy nhiên, vị tướng này đã rất lo sợ khi nghe rằng Bộ Tư lệnh tối cao STAVKA giảm mức phân phối đạn pháo cho phương diện quân Stalingrad. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy một cuộc phản công lớn đang được chuẩn bị. Ông ta đã đột nhiên hiểu ra với nhiều cảm xúc tổng hợp rằng, Stalingrad là một miếng mồi cho một cái bẫy khổng lồ.

         Thứ Hai, ngày 14 tháng Mười, 6 giờ sáng, giờ Đức, trận tấn công của Tập đoàn quân VI bắt đầu trên một cửa đột phá hẹp, mọi chiếc Stuka có thể huy động thuộc Không đoàn 4 của tướng Von Richthofen được sử dụng. “Không gian ngập tràn máy bay” một người lính trong sư đoàn bộ binh 389 viết trước khi xuất phát tấn công, “mọi khẩu pháo cao xạ nổ vang, tiếng bom gầm, máy bay đâm nhào xuống đất, một khung cảnh kỳ vỹ mà chúng tôi đang xem với nhiều cảm xúc khác nhau từ chiến hào”. Đại bác, cối quân Đức bắn phá từng hầm hào, đạn phốt pho đốt cháy những gì có thể bắt lửa.

        “Trận chiến ghê hồn với toàn bộ những phương tiện có thể” một sỹ quan của Chuikov viết “quân ta trong giao thông hào lắc lư, loạng choạng, cảm giác như thể đang ở trên boong tàu trong cơn bão lớn”.

       Các chính ủy rõ ràng cảm thấy một sự thôi thúc trở nên thơ mộng “Chúng tôi, những ai nhìn lên bầu trời đen kịt của Stalingrad trong những ngày này” Dobronin viết cho Shcherbakov ở Moscow “sẽ không bao giờ quên được. Nó đầy vẻ đe dọa với những đám cháy hồng lên không gian”.

       Cuộc chiến bắt đầu với trận đánh chủ yếu vào xí nghiệp máy kéo từ hướng tây nam. Đến trưa, một phần của Quân đoàn xe tăng XIV được lệnh ép xuống từ hướng bắc. Tướng Chuikov không do dự. Ông lệnh cho lực lượng thiết giáp chủ lực của mình, lữ đoàn xe tăng 84, chống lại trận xung phong chính của ba sư đoàn bộ binh Đức với mũi nhọn là sư đoàn xe tăng 14.

       “Yểm trợ từ các loại vũ khí hạng nặng cho chúng tôi mạnh mẽ bất thường” một NCO của sư bộ binh 305 viết “Nhiều khẩu đội cối phản lực Nebelwerfer, máy bay ném bom Stuka, và đại bác tự hành với số lượng chưa hề thấy trước đây dội hỏa lực vào quân Nga, còn những kẻ cuồng tín đó đang thể hiện sức kháng cự ghê gớm”.

        “Đó là một trận chiến kinh khủng, kiệt lực” một sỹ quan trong sư đoàn tăng 14 (Đức) viết “trên mặt đất, trong đống đổ nát, hầm hào, cống rãnh của nhà máy. Xe tăng trèo qua các đống đổ nát, vụn vỡ, riết róng trườn qua những thứ hỗn độn của nhà xưởng bị phá hủy và bắn thẳng với khoảng cách rất ngắn. Nhiều chiếc bị sốc hoặc nổ tung bởi mìn của quân địch”. Đạn đại bác rót vào những cấu kiện sắt của nhà xưởng làm tung lên những tia lửa có thể nhìn thấy được qua làn bụi khói.

         Mức chịu đựng của quân Sô viết thật không thể tưởng tượng nổi, nhưng họ vẫn không trụ nổi trước sức mạnh ở trung tâm vùng công kích. Trong suốt buổi sáng đầu tiên, lực lượng xe tăng Đức đã chọc thủng và cắt rời sư đoàn Cận vệ số 37 của Zholudev và sư đoàn bộ binh 112. Tướng Zholudev bị chôn sống trong boongke của mình sau một phát nổ, điều này là bình thường trong những ngày ác liệt đó. Binh lính đã đào cứu được ông ra và đưa về sở chỉ huy tập đoàn quân.

         Những người khác thì dùng vũ khí của các liệt sỹ và tiếp tục chiến đấu. Những chiếc xe tăng phủ đầy bụi của quân Đức xộc thẳng vào khu nhà xưởng to lớn của xí nghiệp máy kéo, như những con quái vật tiền sử, phun đại liên ra xung quanh, nghiến xích lên những mảnh kiếng rơi xuống từ giếng trời. Rồi trong các trận cận chiến diễn ra sau đó, đường phân tuyến giữa các bên không còn phân biệt được. Những nhóm lính cận vệ của Zholudev bất thình lình tấn công từ mọi phía. Trong tình hình như vậy, một sỹ quan quân y Đức khôn khéo đã đặt trạm sơ cứu tiền phương của mình ngay trong một lò luyện kim.

         Ngày thứ hai của cuộc tấn công, 15 tháng Mười, sở chỉ huy tập đoàn quân 6 cảm thấy có thể báo cáo rằng: “Phần lớn xí nghiệp máy kéo nằm trong tay ta. Chỉ còn vài túi kháng cự ở phía sau chiến tuyến.”. Sư đoàn bộ binh 305 đẩy được quân Nga trở lại bên kia đường sắt ở nhà máy gạch. Đêm đó, sau khi sư đoàn xe tăng 14 chọc thủng phòng tuyến xí nghiệp máy kéo, thì trung đoàn pháo thủ tăng 103 của nó, đã táo bạo chọc xuống bờ sông Volga chỗ các bồn dầu, bộ binh Sô viết phản kích từ các khe, rãnh. May mắn cho tập đoàn quân 62, tướng Chuikov đã di chuyển sở chỉ huy đi, vì lý do liên lạc kém. Trận chiến giảm bớt cường độ. Lữ đoàn xe tăng 84 (Nga) tuyên bố rằng đã tiêu diệt “hơn 30 xe tăng hạng trung và hạng nặng của bọn phát xít” trong khi bị thiệt hại 18 xe.

          Thương vong nhân mạng của lữ đoàn thì “còn đang được tính toán” trong báo cáo hai ngày sau đó. Dù con số cho xe tăng phía Đức bị hạ gần như là quá lạc quan, thì những chỉ huy cấp thấp của lữ đoàn cũng cho thấy được tinh thần dũng cảm trong ngày đó.

          Chính ủy một trung đoàn pháo hạng nhẹ, Babachenko, đã nhận được danh hiệu Anh hùng Liên xô vì lòng dũng cảm của mình, khi một khẩu đội pháo bị cô lập. Qua radio, ở sở chỉ huy nhận được thông điệp vĩnh biệt: “Đã phá hủy đại bác. Khẩu đội bị bao vây. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu và không đầu hàng. Gửi lời chào tốt đẹp đến mọi người!”. Và rồi, với lựu đạn, súng trường, tiểu liên, các pháo thủ đã phá được vòng vây của quân thù, thiết lập một vị trí mới giúp khôi phục địa đoạn phòng thủ.

          Có vô vàn trường hợp dũng cảm chưa được ca tụng của những người lính bình thường, như một chính trị viên đã thêm vào “chủ nghĩa anh hùng quần chúng thật sự”. Cũng có những trường hợp các cá nhân anh hùng được loan báo, như của đại đội trưởng sư đoàn bộ binh cận vệ 37, trung úy Gonychar, cùng với khẩu đại liên thu được và bốn chiến sỹ, đã đẩy lùi một đợt xung phong mạnh của quân Đức vào thời điểm nguy ngập. Không ai biết có bao nhiêu chiến sỹ Hồng quân đã ngã xuống trong ngày hôm đó, nhưng có tới 3500 thương binh được chuyển qua sông trong đêm. Những lính tải thương không thể hỗ trợ xuể và rõ ràng có nhiều thương binh phải tự bò xuống sông.

          Những chỉ huy Đức ở ngoài thảo nguyên yêu cầu có tin tức thường xuyên về diễn tiến trong thành phố. “Tường nhà máy, xí nghiệp, các bộ phận máy móc, cả cái cấu trúc khổng lồ đó đã đổ sập trong trận bão bom đạn” tướng Strecker viết cho một người bạn “nhưng quân thù vẫn tái xuất hiện, tận dụng chính những đống đổ nát mới tạo ra đó để gia cố cho vị trí phòng thủ của chúng”. Nhiều tiểu đoàn Đức chỉ còn chừng 50 quân. Trong đêm họ gửi xác đồng đội về phía sau để chôn cất. Lòng hoài nghi của lính Đức với các cấp chỉ huy tăng lên. Một người lính thuộc sư đoàn bộ binh 389 viết về nhà “Vị tướng của chúng tôi, Jeneke [Jaenecke], kiếm được huân chương chữ thập hiệp sỹ ngày hôm kia. Giờ lão ấy đạt được mục đích của lão rồi”

           Trong suốt sáu ngày kể từ ngày 14 tháng Mười, không quân Đức duy trì tấn công vào việc vượt sông và các đơn vị. Thật khó có lúc nào mà không có máy bay Đức trên đầu. “Sự giúp đỡ của lực lượng tiêm kích là cần thiết” ban chính trị của phương diện quân Stalingrad ghi chú trên tài liệu mật than phiền về không quân Nga gửi cho Moscow. Nhưng sự thật là lúc đó tập đoàn không quân 8 còn không quá hơn 200 máy bay các loại, mà trong đó chỉ có chừng hai tá máy bay tiêm kích.

          Và rồi đến cả phi công Đức cũng chia sẽ mối hoài nghi đang lớn dần với các lực lượng mặt đất về những thể hiện không thể tin nổi của quân Nga phòng thủ Stalingrad. Một người viết về nhà ”Anh không thể hiểu nổi, làm sao con người có thể sống sót trong cái địa ngục này, thế mà đến giờ quân Nga vẫn bám chắc và các đống đổ nát, các hầm, hố và bộ khung thép hỗn độn vốn là nhà xưởng đó”. Những phi công đó cũng hiểu rằng hiệu lực của họ sẽ giảm nhanh chóng khi ngày ngắn lại và thời tiết xấu đi.

         Việc quân Đức tiến thành công về sông Volga ngay ở phía dưới xí nghiệp máy kéo Stalingrad đã cắt rời những lực lượng còn lại của sư đoàn bộ binh 112 và các lữ đoàn dân quân vốn đang đối mặt với quân đoàn xe tăng XIV (Đức) về phía tây và phía bắc. Đồng thời hợp vây những đơn vị rời rạc của sư đoàn bộ binh cận vệ 37 vẫn đang tiếp tục chiến đấu trong khu vực xí nghiệp máy kéo. Những gì còn lại của các đơn vị khác bị ép về phía Nam. Mối đe dọa lớn nhất với những ai còn sống thuộc Tập đoàn quân 62 là mũi tiến của quân Đức xuống bờ sông đã cắt rời sư đoàn của Gorishny khỏi hậu phương.

         Sở chỉ huy mới của tướng Chuikov luôn trong mối nguy hiểm thường trực. Đội Cận vệ của nó phải thường xuyên tham gia chiến đấu. Khi việc liên lạc của tập đoàn quân 62 thường xuyên bị mất, tướng Chuikov đã xin phép được chuyển một nhóm hậu cần của sở chỉ huy sang bờ trái, trong khi nhóm tiền phương gồm cả Hội đồng quân sự, vẫn tiếp tục ở lại bên bờ Tây. Nhưng Yeremenko và Khrushchev, quá biết về phản ứng của Stalin nên đã từ chối thẳng cánh.

          Cũng trong ngày 16 tháng Mười, quân Đức định tiến công từ xí nghiệp máy kéo sang nhà máy Barrikady, nhưng hỏa lực của những chiếc xe tăng Nga chôn lưng chừng trong các đổng đổ nát và những loạt Katyusha từ bờ sông đã bẻ gãy nó. Trong đêm, phần còn lại Sư đoàn bộ binh 138 của tướng Lyudnikov được mang qua sông. Ngay khi họ vừa hành quân lên bờ, họ phải đạp lên “hàng trăm thương binh đang bò về phía bãi đổ bộ”. Những binh sỹ mới tinh này được ném ngay vào tuyến phòng ngự chéo trên phía bắc nhà máy Barrikady.

           Tướng Yeremenko cũng qua sông trong đêm đó để tự nhận định tình hình. Nặng nề tựa vào cây gậy, hậu quả của vết thương từ năm ngoái, ông leo lên bờ sông đến cái hầm vênh váo của sở chỉ huy Tập đoàn quân 62. Những hố bom, những thanh xà của hầm hố bị chém vụn khi nhận phải những phát đạn trực tiếp, còn vương vãi gây ra chút ý niệm. Vật vã người còn sống phủ đầy bụi và tro. Tướng Zholudev nghẹn ngào trong nước mắt, tính toán lại thiệt hại của sư đoàn mình trong khu xí nghiệp máy kéo. Nhưng qua ngày hôm sau, khi tướng Yeremenko quay về, sở chỉ huy Phương diện quân cảnh báo Chuikov rằng, ngay cả đạn dược cũng có thể được cung cấp ít bớt đi.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #31 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2015, 05:40:17 pm »

         Sau khi quân Đức cắt rời lực lượng Sô viết ở cánh bắc xí nghiệp máy kéo Stalingrad từ đêm 15 tháng Mười, tướng Chuikov nhận được rất ít tin tức khích lệ từ họ, mà thay vào đó là “vô số yêu cầu” từ sở chỉ huy sư đoàn bộ binh 112 và lữ đoàn đặc biệt 115 xin được phép rút qua bên kia sông Volga. Cả hai đơn vị dường như cung cấp “thông tin sai sự thật” và thông báo rằng các trung đoàn của họ đã hầu như kiệt quệ. Yêu cầu rút quân này, tương đương với hành động phản quốc theo lệnh của Stalin, đã bị từ chối. Vài hôm sau, trong khoảng thời gian tạm yên, tướng Chuikov đã gửi đại tá Kamynin đến để kiểm tra tình hình các trung đoàn trên. Ông ta nhận thấy sư đoàn bộ binh 112 vẫn còn 598 quân trong khi lữ đoàn đặc biệt 115 còn 890 người. Viên chính ủy, theo như báo cáo, “thay vì tập trung tổ chức hành động phòng ngự…. lại không có mặt ở vị trí và cố thuyết phục viên tư lệnh rút lui qua bên kia sông Volga”. Vì “hành vi bội phản với công cuộc phòng thủ Stalingrad” và vì “sự hèn nhát hiếm có”, viên tư lệnh và chính ủy bị kết tội và ra tòa án binh của hội đồng quân sự tập đoàn quân 62 sau đó. Số phận của họ ra sao không được ghi lại, nhưng sẽ khó có chút khoan dung nào từ tướng Chuikov.

          Những cuộc tấn công nghi binh bắt đầu diễn ra từ ngày 19 tháng Mười bởi phương diện quân sông Đôn ở phía tây-bắc và của Tập đoàn quân 64 từ phía nam. Những nổ lực của họ nhằm giảm bớt áp lực lên Tập đoàn quân 62, dù chỉ vài ngày, những thời khắc xả hơi đó cho phép các trung đoàn bị bầm dập được tải qua bên kia sông Volga và tái lập với lực lượng tăng viện. Việc hỗ trợ về mặt tinh thần lại là một hình thức lạ thường. Có một lời đồn đãi lan rộng khắp nơi rằng đồng chí Stalin đã đích thân đến thành phố. Ngay cả một người Bôn sê vích già chiến đấu trong vòng vây ở Tsaritsyn cũng tuyên bố rằng lãnh tụ vĩ đại đã xuất hiện ngay tại sở chỉ huy cũ. Việc này làm gợi nhớ đến sự xuất hiện thần kỳ của thánh St Jame trong quân đội Tây Ban Nha khi chiến đấu với quân Moor, và rõ ràng là không có chút cơ sở sự thật nào cả.

          Nhưng một quan chức dân sự, tuy vậy, lại nhiệt tình muốn thăm bờ tây vào lúc ấy. Đó chính là Dmitry Manuisky, một người kỳ cựu của quốc tế cộng sản III, người đã cùng triển khai một cố gắng bất thành với Karl Radek nhằm nổ ra cuộc cách mạng Đức lần thứ hai vào tháng Mười năm 1923, ngay trước khi Lê nin qua đời. Sau đó ông là người Ukraina có trách nhiệm lớn cho cuộc tàn phá của Stalin dành cho Ukraina trong năm 1933. Manuisky có sự nhiệt tình đặc biệt cho việc kể trên, nhưng tướng Chuikov đã kiên quyết từ chối yêu cầu của ông sang thăm bờ Tây.

          Trở lại Berlin, tâm trạng của Goebbel chao đảo giữa việc thuyết phục rằng sự sụp đổ của Stalingrad là sắp xảy ra – ông ta đã ra lệnh vào ngày 19 tháng Mười rằng tất cả những người nhận huân chương chữ thập hiệp sỹ phải được đưa về để báo chí phỏng vấn – và sự cẩn trọng. Lo rằng người dân Đức có thể thất vọng với diễn tiến chậm chạm này, ông ta cảm thấy họ cần phải được nhắc nhở rằng quân đội Đức đã tiến bao xa trong 6 tháng qua. Ông cũng ra lệnh rằng hình ảnh đó phải được công bố tại các thành phố Đức để cho thấy khoảng cách đến Stalingrad.

      Ba ngày sau, ông lại ra lệnh rằng những cái tên như Tháng Mười Đỏ, Barricade phải được bỏ ra với bất kỳ giá nào trong các bài báo về trận chiến ác liệt, nếu nó cổ vũ cho “vòng vây bệnh dịch cộng sản”.

       Trong khi những trận đánh lớn ở khu công nghiệp phía bắc thành phố nổ ra, thì cuộc chiến dành giật từng căn nhà với những lần xung phong, phản xung phong vẫn tiếp diễn ở những quận trung tâm. Một trong những hồi nổi tiếng nhất của trận Stalingrad chính là công cuộc phòng thủ “căn nhà Paplov”, kéo dài tới 58 ngày.

         Vào cuối tháng Chín, một trung đội thuộc trung đoàn cận vệ số 42 đang giữ một khối nhà bốn tầng nhìn ra quảng trường, cách bờ sông chừng 300 thước Anh. Trung đội trưởng, trung úy Afanaev, sớm bị mù trong chiến đấu, nên trung sỹ Jakob Paplov nắm quyền chỉ huy. Họ tìm thấy vài thường dân ở dưới tầng hầm, và những người này đã ở lại trong suốt cuộc chiến. Một trong số đó là Mariya Ulyanova, cũng góp phần trong công cuộc phòng thủ. Quân của Paplov đục vách để dễ liên lạc hơn, và khoét những lỗ trên tường để tạo các vị trí bắn tốt hơn cho đại liên và súng trường chống tăng nòng dài. Mỗi khi xe tăng địch tiến đến, quân Paplov tản ra, từ hầm cho đến tầng nhà cao nhất, từ đó họ có thể giao chiến ở tầm gần. Xe tăng Đức không thể nâng góc của pháo chính để bắn lại hữu hiệu. Sau này, tướng Chuikov thường thích chỉ ra rằng quân của Paplov tiêu diệt được nhiều hơn cả số quân Đức thiệt mạng khi chiếm Paris (Jakov Paplov được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, sau này ông làm tu viện trưởng Chính thống giáo tại một nhà thờ ở Sergievo – trước tên là Zagorsk – nơi ông thu hút được vô số người sùng đạo rằng không có gì để làm với danh tiếng của ông có từ Stalingrad. Giờ đây ông trông rất yếu đuối).

         Một câu chuyện khác, với nhiều đoạn ngắn trích ra từ các bức thư, liên quan đến trung úy Charnosov, một trinh sát pháo thuộc trung đoàn pháo binh 384. Vị trí quan sát của ông nằm ở đỉnh một tòa nhà bị đại bác làm hư hại, từ đó ông gọi cho pháo bắn. Lá thư cuối cùng của ông cho vợ viết “Chào em, Shura! Anh gửi đến hai con chim bé bỏng của chúng ta, Slavik và Lydusia  những chiếc hôn. Anh vẫn khỏe. Anh bị thương hai lần nhưng chỉ là xước qua và vì thế nên anh vẫn xoay sở để dẫn hướng cho pháo quân ta bắn trúng đích. Lúc này, cuộc chiến ở thành phố mang tên lãnh tụ kính yêu của chúng ta, thành phố Stalin, đang vào hồi ác liệt. Trong những ngày chiến đấu gian khổ này anh đang báo thù cho quê hương thân yêu của anh, Smolensk, rồi khi đêm xuống, anh trở về dưới tầng hầm cùng hai đứa trẻ tóc vàng hoe ngồi trong lòng. Chúng làm anh nhớ đến Slavik và Lyda”. Trên xác ông, còn tìm thấy lá thư trước đó của vợ ông “Em rất mừng là anh đã chiến đấu tốt” bà ấy viết “và rằng anh đã được thưởng huy chương. Anh hãy chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng anh nhé, đừng để chúng bắt được anh, vì trại tù binh còn tệ hơn cả cái chết”.

          Những lá thư qua lại này dường như quá mẫu mực, nhưng lại rất thông thường ở thời điểm đó. Họ có thể rất chân thật, nhưng như nhiều người khác, họ cho thấy chỉ một phần sự thật. Khi người lính ngồi ở góc chiến hào hoặc một căn hầm thiếu ánh sáng để viết thư về nhà, họ thường gặp vấn đề về việc bày bỏ chính mình. Chỉ một tờ giấy, sau đó được gấp thành hình tam giác, như một chiếc thuyền giấy, bởi không có bao thư, dường như quá to và cũng quá nhỏ cho mục đích của họ. Và như thế, kết quả của lá thư là gồm ba phần chính: tìm hiểu tình hình gia đình, thuyết phục an tâm (anh vẫn ổn – vẫn còn sống), và mối ưu tư về trận chiến (bọn anh liên tục tiêu diệt quân và thiết bị của chúng. Ngày lẫn đêm, bọn anh không để chúng yên thân).

         Những người lính Hồng quân ở Stalingrad biết rằng cả nước đang quan tâm tới họ, nhưng đa số phải tự biến đổi một phần của lá thư bởi họ hiểu các Đơn vị đặc biệt sẽ kiểm duyệt thư cẩn thận.

         Ngay cả khi họ muốn thoát ra để viết thư cho vợ hay người yêu thì cuộc chiến vẫn luôn tồn tại bên cạnh, trong chừng mực nào đó bởi giá trị của một người được xác định do ý kiến của đồng đội và chỉ huy. Một người tên Kolya viết “Mariya em, anh nghĩ em vẫn nhớ đêm cuối cùng ta bên nhau. Bởi bây giờ, giây phút này đây, là chính xác một năm ngày ta xa nhau. Thật khó để anh nói lời tạm biệt với em. Rất buồn, nhưng chúng ta phải tạm xa vì mệnh lệnh của Đất mẹ. Chúng ta sẽ chấp hành mệnh lệnh tốt nhất có thể. Tổ quốc yêu cầu tất cả bọn anh đang bảo vệ thành phố này đứng vững cho đến cùng. Và bọn anh sẽ làm đúng mệnh lệnh đó”.

         Phần lớn lính Nga dường như đã dẹp những cảm xúc cá nhân trong hoàn cảnh của cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Có thể họ e sợ bộ phận kiểm duyệt hơn so với phía Đức, họ cũng có thể đã bị tẩy não bởi chế độ Stalinist và rồi ý niệm về sự quên mình ập đến lớn hơn bất kỳ câu chữ kêu gọi ý thức hệ nào. Nó gần như là một phản ứng tự nhiên, một kiểu ép buộc về mặt lương tâm khi đối mặt với quân xâm lược. “Mọi người có thể chỉ trích anh”, một trung úy Hồng quân viết từ Stalingrad cho người vợ mới cưới chỉ vài tuần trước “nếu họ đọc lá thư này về cái lý do tại sao anh đang chiến đấu đó là vì em. Nhưng anh không thể phân biệt em ở đâu và tổ quốc ở đâu. Em và tổ quốc đều bằng nhau trong anh”.

         Một nghiên cứu so sánh thư từ gửi về nhà viết bởi sĩ quan và binh lính ở cả hai phía cung cấp rất nhiều vấn đề. Với đa số thư của phía Đức ở Stalingrad tại thời điểm đó, thường nói về niềm đau thương, sự tỉnh ngộ và ngay cả việc không tin tưởng vào những gì đang diễn ra, như thể nó không còn là cuộc chiến mà họ đang dấng thân vào. “Anh thường tự hỏi mình” một trung úy Đức viết cho vợ “tất cả việc này là vì cái gì. Loài người điên dại cả rồi sao? Giai đoạn kinh khủng này sẽ ảnh hưởng lên phần lớn bọn anh cả đời”.

         Cũng có một số lượng đáng ngạc nhiên những người lính Nga bất mãn, họ quên rằng thư của họ sẽ bị kiểm duyệt, hoặc vì quá nản lòng nên họ bất cần. Nhiều người than vãn về khẩu phần ăn. “Dì Lyuba” một người lính trẻ viết “dì làm ơn gửi cho cháu ít thức ăn. Cháu rất xấu hổ khi xin dì như thế, nhưng cái đói buộc cháu phải làm”. Nhiều người thừa nhận rằng họ buộc phải đào bới kiếm ăn, và những người khác kể với gia đình rằng binh lính đang bịnh tật “bởi thiếu thức ăn và điều kiện y tế kém”. Một người lính bị bệnh lỵ viết “Nếu cứ tiếp tục thế này thì không thể nào tránh bệnh dịch lan tràn. Bọn anh đầy rận, mà chúng là nguồn cơn của bệnh tật”. Tiên đoán của người lính đó nhanh chóng được xác nhận.

       Tại bệnh viện 4169, những người lính bị sốt Rickettsia nhanh chóng được cách ly. Các bác sỹ cho rằng “những thương binh bị lây bệnh sốt đó từ dân địa phương khi trên đường đến bệnh viện, và bắt đầu phát tán rộng từ đó”.

        Song hành với những lời than vãn về thức ăn và điều kiện sống, là những thể hiện của chủ nghĩa chủ bại. Các chính trị viên rõ ràng bị đảo lộn bởi kết quả của việc kiểm duyệt thư từ do NVKD thực hiện. “Chỉ riêng tập đoàn quân 62, trong nửa đầu tháng Mười, bí mật quân sự bị tiết lộ với 12.747 lá thư” Ban chính trị báo cáo về cho Moscow “Vài lá thư còn mang những lời lẽ chống Sô viết, ủng hộ phát xít và mất niềm tin vào chiến thắng của Hồng quân”.

         Một vài ví dụ cũng được nêu ra. “Hàng trăm, hàng ngàn người chết mỗi ngày” một người lính viết cho vợ “Giờ thì mọi thứ đều rất khó khăn, anh không thấy đường ra. Bọn anh có thể cho rằng Stalingrad tốt nhất là nên đầu hàng quách”. Vào thời điểm đó, nhiều người dân Nga sống chỉ với xúp nấu từ rau quả dại, một người lính thuộc trung đoàn bộ binh 245 viết cho gia đình “Ở hậu phương, họ la lên rằng mọi thứ nên để dành cho tiền tuyến, nhưng ở đây, mặt trận, bọn anh chẳng có gì cả. Thức ăn thì kém và ít ỏi. Những gì họ nói không phải là sự thật”. Hầu hết sự thật trong một lá thư viết về nhà gây ra tai họa. Một trung úy viết rằng “Không quân Đức rất giỏi… lính phòng không của ta chỉ bắt hạ được có vài chiếc” cũng bị xem là phản bội.

         Mối nguy không chỉ đến từ việc kiểm duyệt. Một tay Ukraina 18 tuổi, rất ngờ nghệch, bị động viên vào sư đoàn của Rodimtsev, đã nói với những người lính đồng ngũ rằng họ không nên tin những gì được nói về kẻ thù: “Ở vùng bị chiếm, tôi còn một người cha và một người chị và quân Đức không giết hay cướp gì của ai hết. Họ đối xử với mọi người tốt lắm. Chị tôi đang làm việc cho người Đức”. Và đồng đội của tay đó đã bắt hắn ngay tại chỗ. “Một cuộc điều tra đang được tiến hành” báo cáo về Moscow thêm vào.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #32 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2015, 05:42:45 pm »

         Một hình thức đàn áp chính trị khác trong Hồng quân, thực tế tại thời điểm đó, lại được làm giảm đi. Stalin, với một chính sách có tính toán để làm tăng tinh thần, đã thông báo đưa ra các phần thưởng mang hơi hướng phản động, như là huân chương Kutuzov, huân chương Suvorov. Nhưng hình thức công khai nhất, được thông báo vào ngày 9 tháng Mười, theo nhật lệnh 307, là áp dụng lại chế độ một thủ trưởng. Các chính trị viên bị giáng xuống làm cố vấn hoặc giáo dục luật lệ.

         Các chính trị viên sửng sốt nhận ra rằng khá nhiều sỹ quan Hồng quân ghét và coi thường họ. Sỹ quan trong các trung đoàn không quân còn đặc biệt sỉ nhục họ. Ban chính trị phương diện quân Stalingrad phàn nàn rằng “thái độ hoàn toàn không đúng mực” đó lan rộng. Một chỉ huy cấp trung đoàn còn nói với viên chính ủy của mình rằng: “Không có lệnh của tôi, anh không được phép vào và nói chuyện với tôi”. Những chính trị viên khác thì nhận thấy “tiêu chuẩn sống bị giảm đi”, kể từ khi họ bị “ép phải ăn cùng với binh sỹ”. Ngay cả các thiếu úy cũng không ngại lưu ý rằng họ không thấy có lý do để các chính trị viên nhận lương sỹ quan nữa “bởi bây giờ họ không có nhiệm vụ gì cả. Họ đọc báo, rồi đi ngủ”.

       Ban chính trị giờ phải cân nhắc đến một “Phụ lục bổ sung”. Để nói rằng chính ủy hết thời, Dobronin đã viết cho Shcherbatov trong nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ, với không có chút chỉ trích nào, rằng một người lính đã nói: “Họ đã cho ra huân chương Kutuzov và Suvorov. Và giờ chắc họ sẽ thêm huy chương thánh Nicolas, thánh George, và thế là kết thúc Liên bang Sô viết”.

        Các phần thưởng cao quí khác của người Cộng sản – Anh hùng Liên Xô, huy chương Cờ đỏ, Sao đỏ - dĩ nhiên, vẫn chiếm vị trí rất quan trọng với nhà cầm quyền, ngay cả với huy chương Sao đỏ, vốn trở thành một thứ na ná như khẩu phần Stakhanovite được phát cho bất cứ ai tiêu diệt được một chiếc tăng Đức. Trong đêm 26 tháng Mười, một lãnh đạo Ban quân lực tập đoàn quân 64 đánh mất chiếc cặp có chứa 40 chiếc huy chương Cờ đỏ khi đợi phà qua sông, một sự kiện kinh khủng. Mọi người hầu như nghĩ rằng các kế hoạch phòng thủ của cả phương diện quân Stalingrad cũng bị mất. Nhưng rồi chiếc cặp được tìm thấy cách đó hai dặm trong ngày hôm sau. Chỉ thiếu mất có một chiếc huy chương. Có lẽ một người lính nào đó đã quyết định lấy đi, sau khi uống vài ly, và cho rằng nỗ lực của anh ta ở mặt trận không được ghi nhận đúng đắn… Vị lãnh đạo của Ban quân lực đó bị đưa ra tòa án binh với tội danh “tội bất cẩn”.

         Lính tráng, mặt khác lại có quan điểm mạnh mẽ hơn với những biểu tượng của lòng dũng cảm. Khi một trong số họ được nhận huân-huy chương, đồng đội của anh ta sẽ thả nó vào trong một vại vodka, anh ấy phải uống và phải bắt cho được cái mề đay bằng răng khi cạn đến giọt cuối cùng.

         Những ngôi sao Stakhanovite thực thụ của Tập đoàn quân 62, trên thực tế không phải là những người diệt tăng mà là các xạ thủ bắn tỉa. Mốt mới “chủ nghĩa bắn tỉa” được triển khai, và nhân dịp kỷ niệm lần thứ 25 Cách mạng tháng Mười, các phương tiện tuyên truyền cho cái nghệ thuật đen tối ấy càng trở nên điên cuồng hơn, với “một làn sóng mới của cuộc thi đua xã hội chủ nghĩa giết nhiều tên phát xít nhất”. Một tay xạ thủ có thành tích hạ được 40 tên địch sẽ nhận huy chương “Vì lòng dũng cảm” và danh hiệu “Xạ thủ cao quý”.

         Người xạ thủ bắn tỉa nối tiếng nhất, dù không phải là có thành tích cao nhất, chính là Zaitsev thuộc sư đoàn Batyuk, người trong dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười được ghi nhận hạ 149 lính Đức. (Ông ta vốn hứa sẽ đạt con số 150, nhưng thiếu mất một). Thành tích cao nhất, thuộc về “Zikan”, hạ được 224 lính Đức tính đến ngày 20 tháng Mười Một. Với tập đoàn quân 62, con người lầm lỳ Zaitsev, một người chăn cừu dưới chân dãy Ural, được miêu tả nhiều hơn bất kỳ một người hùng thể thao nào. Tin tức và cả những thêm thắt về thành tích của ông truyền miệng từ người này sang người khác khắp cả mặt trận.

          Zaitsev, theo nghĩa tiếng Nga là thỏ rừng, được trao nhiệm vụ huấn luyện cho các xạ thủ bắn tỉa trẻ, và học trò của anh được biết đến với tên zaichata hay “những chú thỏ con”. Và thế là bắt đầu của “xu thế bắn tỉa” trong Tập đoàn quân 62. Các cuộc thảo luận được tổ chức nhằm nhân rộng học thuyết của “chủ nghĩa bắn tỉa” và trao đổi ý tưởng kỹ thuật. Phương diện quân Sông Đôn và Phương diện quân Tây Nam cũng theo “xu thế bắn tỉa” và đưa ra các ngôi sao của họ, như trung sỹ Passar của tập đoàn quân 21. Ông ta được ghi nhận với thành tích 103 lần hạ sát địch, đặc biệt bằng kỹ năng bắn vào đầu.

          Những xạ thủ không phải người Nga cũng được lựa chọn ra để ca ngợi: Kucherenko, một người Ukraina, giết được 19 lính Đức, và một người Uzbek thuộc sư đoàn bộ binh 169 hạ được 5 tên trong ba ngày.

         Trong tập đoàn quân 64, xạ thủ Kovbasa (tiếng Ukraina nghĩa là xúc xích) hành động với một mạng lưới ít nhất là ba chiến hào, một để nghỉ ngơi và hai để chiến đấu, tất cả liên kết với nhau. Thêm vào đó, ông dựng các vị trí giả ở phía trước trung đội láng giềng. Ở đó, ông cắm cờ trắng gắn liền với các đòn bẩy, để có thể điều khiển từ xa bằng dây thừng. Kovbasa hãnh diện khẳng định rằng, ngay khi một lính Đức nhìn thấy một trong các lá cờ trắng của ông, thì hắn sẽ nhô mình lên khỏi chiến hào để nhìn rõ hơn và la to: “Rus, komm, komm”. Thế là Kovbasa tóm được hắn trong góc bắn. Danielov của trung đoàn bộ binh 161 cũng làm chiến hào giả, và trang trí bằng các con bù nhìn có mang chút ít trang bị Hồng quân. Rồi ông đợi những tên lính Đức thiếu kinh nghiệm bắn vào. Có bốn trong số đó là nạn nhân. Ở sư đoàn bộ binh Cận vệ số 13, thượng sỹ Dolymin, dựng ra một gác mái để bắn hạ các tổ đại liên hoặc pháo dã chiến.

          Những mục tiêu giá trị nhất, tuy thế, lại là các trinh sát pháo binh Đức. “Trong hai ngày [hạ sỹ Studentov] đã theo dõi tên sỹ quan quan trắc pháo và giết hắn bằng một phát súng”. Studentov đã thề sẽ đạt thành tích 170 lính Đức từ mức 124 để chào mừng ngày Cách mạng tháng Mười.

          Tất cả các xạ thủ ngôi sao đều có kỹ thuật riêng của riêng mình và những chỗ ẩn nấp ưa thích. “Xạ thủ cao quý” Ilin, người được công nhận với thành tích “185 tên phát xít”, thỉnh thoảng dùng một cái thùng hoặc ống nước cũ để ẩn nấp. Ilin, chính trị viên thuộc một trung đoàn bộ binh cận vệ hoạt động trong khu vực nhà máy Tháng Mười Đỏ. Ông tuyên bố “Bọn phát xít sẽ hiểu được sức mạnh của vũ khí trong tay những siêu nhân Sô viết”, và hứa sẽ đào tạo mười xạ thủ khác.

         Vài nguồn tin Sô viết tuyên bố rằng phía Đức đã mang hiệu trưởng trường bắn tỉa của họ sang để lùng diệt Zaitsev, nhưng cuối cùng Zaitsev đã hạ được ông ta. Zaitsev, sau vài ngày săn tìm, đã phát hiện được ông ta nấp dưới một tấm tôn, và bắn chết. Chiếc kính ngắm trên súng nạn nhân, được cho là chiến lợi phẩm quí giá nhất của Zaitsev, vẫn còn đang trưng bày tại viện bảo tàng các lực lượng vũ trang ở Moscow, nhưng câu chuyện đầy màu sắc sân khấu này vẫn thiếu tính thuyết phục. Chẳng nhẽ nó không có chút giá trị nào đến nỗi hoàn toàn không được nhắc tới trong các báo cáo cho Shcherbakov, trong khi hầu hết mọi thứ của “chủ nghĩa bắn tỉa” được báo cáo với sự hứng thú.

         Nhà văn Grossman bị mê hoặc bởi thân thế và sự nghiệp của các xạ thủ bắn tỉa. Ông quen biết với Zaitsev và vài người khác nữa, bao gồm cả Anatoly Chekov. Vốn Chekov theo bố, một người nát rượu, vào làm việc ở một xí nghiệp hóa chất. Ông đã “học được mặt tối của cuộc sống” từ lúc còn bé thơ, nhưng ông cũng đã phát hiện ra tình yêu với môn địa lý, và giờ đây, trong cả ngày dài nấp và chờ đợi kẻ thù xuất hiện, ông mơ về những miền đất khác nhau trên thế giới. Chekov đã trở thành một trong các sát thủ một cách tự nhiên như cách mà cuộc chiến đã mang đến. Ông thể hiện xuất sắc ở trường bắn tỉa, vào lúc tuổi 21 ở Stalingrad, ông dường như kinh qua mà không chút sợ hãi “chỉ như con chim ưng không bao giờ sợ độ cao”. Ông sở hữu một kỹ năng hiếm có cho việc ngụy trang để ẩn nấp trên đỉnh các tòa nhà cao tầng. Để tránh ánh chớp đầu nòng có thể làm lộ vị trí, ông sáng chế ra một tấm chắn sáng ở cuối nòng súng và không bao giờ bắn trong điều kiện ánh sáng kém. Để phòng xa hơn, ông còn cố chọn vị trí cho mình ở phía trước các bức tường màu trắng.

          Vào một ngày, ông mang theo Grossman đi cùng. Mục tiêu thông thường, dễ dàng nhất, là nhóm lính tải thực phẩm lên các chốt tiền duyên. Không quá lâu, một tay lính bộ binh với đồ ăn xuất hiện. Sử dụng ống ngắm, Chekov ngắm lên chừng 2 inches so với đỉnh mũi. Người lính Đức ngã vật ra phía sau, đánh rơi thùng thức ăn. Chekov run lên vì hào hứng. Người lính thứ hai xuất hiện. Chekov bắn hạ. Rồi người thứ ba bò lui. Chekov cũng giết nốt. “Ba”. Chekov lầm bầm với chính mình. Kết quả đầy đủ sẽ ghi nhận lại sau đó. Thành tính tốt nhất của ông là 17 mạng trong một ngày. Bắn một tên mang bình nước là có thưởng, Chekov lưu ý thêm, vì nó buộc những tên khác phải uống nước bẩn. Grossmna đã băn khoăn về chàng trai này, người luôn mơ về những vùng đất xa lạ, “người không bao giờ làm đau một chú chim” và cũng không là “một vị thánh của cuộc chiến vệ quốc” (Dường như Grossman đã trải qua một giai đoạn lý tưởng hóa tâm hồn, nhìn người lính Hồng quân trong khuôn khổ như Tolstoy. Ông viết trong một quyển khác “trong chiến tranh, người Nga phủ một chiếc áo trắng tinh lên tâm hồn. Anh ta có thể sống với đầy tội lỗi nhưng chết như một vị thánh. Ở mặt trận, suy nghĩ và tâm hồn của phần lớn là trong sạch và khiêm tốn như thầy tu)

           Phong trào bắn tỉa được phỏng theo với cả những loại vũ khí khác. Manenkov thuộc sư đoàn bộ binh 95 trở nên nổi tiếng với khẩu súng trường chống tăng nòng dài PTR. Ông được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô với 6 chiếc tăng bị bắn hạ trong cuộc chiến quanh khu xí nghiệp pháo binh Barrikady. Thiếu úy Vinogradov thuộc sư đoàn pháo binh 149 cũng trở nên lừng lẫy như là người ném lựu đạn giỏi nhất. Khi anh và 26 người khác bị vây mà không có thức ăn trong ba ngày, thông điệp đầu tiên Vinogradov gửi về phía sau là xin thêm lựu đạn chứ không phải thức ăn. Ngay cả lúc bị thương và điếc đặc, Vinagradov vẫn là “người săn phát xít giỏi nhất”. Có lần anh còn theo đuổi và giết một đại đội trưởng quân Đức và lấy về tài liệu từ xác địch.

         Khi các sư đoàn Đức tiến về phía nam từ khu nhà máy máy kéo đến tuyến phòng thủ ở xí nghiệp Barrykady, tướng Chuikov, một lần nữa, trong đêm 17 tháng Mười, đổi địa điểm sở chỉ huy. Ông dừng ở cuối bờ sông, song song với đồi Mamaev Kurgan. Một lực lượng mạnh của Đức đã chọc thủng đến sông Volga trong ngày hôm sau, nhưng bị đánh bật lại trong một trận phản công.

          Chỉ có tin tức được cam đoan của đại tá Kamynin, gửi từ túi kháng cự còn lại ở phía bắc khu vực nhà máy máy kéo ở Rynok và Spartakovka. Rằng tình hình đã được khôi phục, và quân sỹ đã chiến đấu dũng cảm. Tuy thế, vẫn còn nhiều vấn đề với các lữ đoàn dân quân. Trong đêm 25 tháng Mười, cả một bộ phận của lữ đoàn đặc biệt 124 “là cựu công nhân ở nhà máy máy kéo Staligrad”, đã bỏ chạy sang phía Đức. Chỉ có một anh lính gác là chống lại ý định đó, nhưng anh ta phải đồng ý tham gia khi bị đe dọa. Khi đến khu phân tuyến, anh lính làm như có chút vấn đề với xà cạp chân và dừng lại. Anh chớp lấy cơ hội để thoát khỏi cả đám và chạy về với tuyến quân Nga. Bọn đảo ngũ bắn sau anh, nhưng thất bại. Anh lính gác, D., đã về lại trung đoàn an toàn, nhưng sau đó bị bắt và ra tòa án binh “vì đã không có các biện pháp thông báo cho chỉ huy về tội ác sắp sảy ra và ngăn chặn bọn phản bội đào ngũ”.

           Những trận đánh tiêu hao quanh xí nghiệp Barrikady và nhà máy tháng Mười Đỏ vẫn tiếp tục với những trận đột kích và phản đột kích. Vị trí của đài chỉ huy một tiểu đoàn thuộc sư đoàn bộ binh 305 (Đức), theo lời một sỹ quan, gần quân địch đến nổi trung đoàn trưởng có thể nghe thấy tiếng quân Nga “Urrah!” qua máy điện thoại. Một trung đoàn trưởng của quân Nga, tuy vậy, lại ở giữa trận chiến. Khi sở chỉ huy của mình bị tràn ngập, ông đã gọi điện báo yêu cầu Katyusha bắn trùm ngay vào vị trí của mình.

           Quân Đức phải thừa nhận rằng “bọn chó chiến đấu như sư tử”. Lượng thương vong của họ tăng lên nhanh chóng. Tiếng hét “Sani! Hilfe” từ thương binh cũng nhiều như số lượng các phát đạn nổ, như những lần nghe tiếng đổ ầm từ đống gạch nát. Nhưng rồi Tập đoàn quân 62 chỉ còn ở vài đầu cầu bên bờ tây, không có nơi nào có chiều sâu quá vài trăm thước. Các con đường bị chiếm, các vị trí Sô viết bị đẩy lùi đến sát mép dòng Volga, xí nghiệp pháo binh Barrikady gần như đã thất thủ. Điểm vượt sông cuối cùng của tập đoàn quân 62 nằm ngay dưới hỏa lực đại liên bắn thẳng, tất cả lực lượng tăng viện được ném vào đó để giữ. Các sư đoàn Sô viết chỉ còn một vài trăm tay súng, nhưng họ vẫn phản công khi đêm xuống. Chuikov đã viết “chúng tôi cảm thấy như ở nhà khi đêm xuống”.

         “Cha ạ” một hạ sỹ Đức viết về nhà “cha vẫn bảo con: Hãy làm tròn trách nhiệm và con sẽ chiến thắng. Cha chắc sẽ không quên được những lời đó bởi hiện nay, mọi người có đầu óc ở Đức đều nguyền rủa cuộc chiến tranh điên khùng này. Không thể mô tả được những gì đã diễn ra. Mọi người ở Stalingrad có đầu óc và chân tay, đàn bà cũng như đàn ông, tiếp tục chiến đấu”. Một lính Đức khác cũng viết về nhà với tâm trạng chua xót: “Đừng lo ngại, đừng đau khổ, bởi nếu anh về với tổ tiên sớm thì chịu đựng ít hơn. Chúng ta thường nghĩ rằng nước Nga sẽ đầu hàng, nhưng giờ thì chỉ có những kẻ vô học ngu xuẩn mới tin vào điều đó.” Người lính thứ ba thì quan sát đống đổ nát quanh anh: “Tại nơi này, một lời Phúc âm thường chạy qua đầu tôi: Không một hòn đá nào còn tồn tại sau tất cả. Ở đây, đó là sự thật”.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #33 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2015, 06:54:23 pm »

                                                                                             XIII

                                                              LẦN TẤN CÔNG SAU CÙNG CỦA TƯỚNG PAULUS

          Ngoài kia, trên thảo nguyên, những sư đoàn Đức như đang sống trong một thế giới khác với cuộc chiến đang diễn ra trong thành phố. Ở đó cũng có những tuyến phòng ngự cần phải giữ, những trận đánh trinh sát cần phải đẩy lùi, nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn bình thường, đặc biệt so với tiền tuyến. Vào Chủ nhật, ngày 25 tháng Mười, các sỹ quan thuộc một trung đoàn trong sư bộ binh Bavaria số 376 còn mời tướng Edler von Daniels, sư đoàn trưởng của họ, đến tham gia cuộc thi xạ thủ Munich Oktoberfest.

          Mối quan tâm hàng đầu vào lúc này là việc chuẩn bị quân dụng cho tiết đông. “Ở đây chẳng có thú vị chút nào cả” một người lính của sư đoàn bộ binh 113 viết về nhà “Ngút tầm mắt không một ngôi làng, một khu rừng, cũng không có cả cây cỏ hay bụi rậm gì cả, và không một giọt nước”. Tù binh Nga và đám Hiwis bị bắt đào hầm, hào. “Chúng tôi cần phải sử dụng tốt đám này bởi chúng tôi đang quá thiếu người”, một sỹ quan NCO cao cấp viết. Vì thảo nguyên không cây cối, nên các sư đoàn bộ binh buộc phải cho xe tải và các đội làm việc vào thành Stalingrad lấy xà, rầm từ các đống đổ nát để về làm nóc hầm. Ở phía nam Stalingrad, sư đoàn bộ binh 297 đào những cái hang nhân tạo ở hông balkas để làm chuồng ngựa, làm kho và ngay cả một bệnh viện dã chiến, tất cả những thứ thiết bị được chuyển đến từ Đức bằng đường sắt. Trong cả tiết hạ Ấn từ đầu đến giữa tháng Mười, quân Đức nghiêm túc chuẩn bị cho vị trí của họ. Ngay cả những người lính trẻ nhất cũng nhận ra chỉ dấu của việc đào hầm hào: họ phải ở đó trong cả mùa đông.

         Hitler đã ban hành các chỉ thị cho mùa đông. Ông ta mong đợi “một cuộc phòng ngự chủ động cao” và một “cảm giác tự hào về chiến thắng”. Xe tăng được bảo vệ khỏi cái lạnh và các cuộc pháo kích trong các boongke bê tông đặc biệt, nhưng vật liệu cần thiết thì không bao giờ đến kịp, nên xe pháo vẫn ở ngoài đồng trống. Sở chỉ huy Tập đoàn quân VI cũng lên kế hoạch kỹ lưỡng cho mùa đông.

        Ngay cả phim huấn luyện của Phần Lan: Làm thế nào để xây phòng tắm hơi ở chiến trường, cũng được yêu cầu, nhưng không có công tác chuẩn bị nào mang tính tin cậy. “Quốc trưởng lệnh chúng tôi bảo vệ vị trí cho đến người cuối cùng” Groscurth viết thư về Đức, “Vài điều chúng tôi phải làm cho phù hợp, ngay cả việc mất một vị trí khó có thể ảnh hưởng đến tình hình. Chúng tôi hiểu sẽ khó khăn nếu không có chỗ trú ẩn trên thảo nguyên trải rộng”.

         Tổng hành dinh Quốc trưởng cũng quyết định rằng phần lớn những súc vật kéo của Tập đoàn quân VI phải được gửi về hậu phương cách hơn trăm dặm. Điều này nhằm để tiết kiệm cho các đoàn tàu hậu cần vốn được yêu cầu để tải về phía trước một khối lượng lớn cỏ khô. Tất cả chừng 150,000 ngựa, nhiều trâu và cả lạc đà được tích lại ở khoản giữa sông Don và sông Volga. Mô tô và các đơn vị sửa chữa cũng được đưa về phía sau. Lý  do đằng sau của việc di chuyển này là không thể hiểu nổi đứng từ góc độ logic đơn thuần, bởi nó mang lại một sai lầm khủng khiếp trong thảm họa. Tập đoàn quân VI, đặc biệt phần lớn các đơn vị pháo binh, y tế, chủ yếu dựa vào ngựa làm sức cơ động.

       Về tinh thần, theo một thượng sỹ thuộc sư đoàn bộ binh 371: “Lên và xuống theo số lượng thư đến”. Hầu hết mọi người dường như nhớ nhà ghê gớm. “Ở đây, mọi người như trở thành người hoàn toàn khác”, một NCO cao cấp của Sư đoàn bộ binh mô tô hóa số 60 viết “và điều này thật không dễ dàng. Chính xác là như thể chúng ta đang sống trong một thế giới khác. Khi thư tới, mọi người nhào ra khỏi những “căn nhà nhỏ” của họ - và họ dường như không thể ngăn lại được. Cứ vào lúc đó, tôi đứng nhìn với nụ cười khoan dung”.

       Tư tưởng đã chuyển sang không khí Giáng sinh: Mùa lễ hội đẹp nhất cả năm. Lính tráng bắt đầu trao đổi về quà cáp với vợ. Ngày 3 tháng mười một, một sư đoàn đưa ra “yêu cầu về nhạc cụ, đồ chơi, đồ trang trí cây Giáng sinh và nến”.

        Danh sách nghỉ phép cũng đã lên, đây là một chủ đề gây hi vọng cũng như thất vọng cho nhiều người hơn bất cứ thứ gì khác. Tướng Paulus vẫn cứ khăng khăng rằng sự ưu tiên này nhằm cho những người lính “đã ở  chiến trường khắc nghiệt miền Đông mà không được nghỉ ngơi kể từ tháng 6 năm 1941”. Với những người may mắn có được một chuyến đi nghỉ dài, thời gian trôi đi trong một cảm giác siêu thực. Mái nhà giờ đây dường như ở đẳng cấp mơ ước với những người đã từng ở tại đó. Khi trở về với gia đình, họ nhận ra rằng không thể kể về những gì họ đã trải qua. Rất nhiều người đã hoảng sợ khi nhận ra có vài thường nhân biết được chút ít những gì đang diễn ra.

       Sự thật duy nhất dường như là những cơn ác mộng hiện hữu mà họ không thể thoát ra được. Ý tưởng về việc đào ngũ ám ảnh họ, nhưng chỉ có một số ít là nghiêm trọng. Những kỷ niệm mạnh mẽ nhất của kỳ nghỉ phép là lúc nói lời giã từ. Với đa số, đó là lần sau cùng. Họ biết họ quay lại với địa ngục ngay lúc nhìn thấy bảng hiệu chỉ đường đến Stalingrad: “Vào cấm thành. Những kẻ bàng quang sẽ đặt mạng của mình và đồng đội vào vị trí nguy hiểm”. Nhiều người đọc thấy không biết nên bảo nó là một trò đùa hay thật.

         Trang phục mùa đông được bắt đầu phát từ hạ tuần tháng Mười. “Một công việc điển hình kiểu Đức” một sỹ quan ghi lại “với quần, áo khoát hai mặt màu xám và trắng”. Nhưng binh lính ngoài thảo nguyên khô cằn bị rận lây lan nhanh chóng tăng lên. “Lúc này không có gì đáng quan tâm ngay cả vấn đề tắm rửa. Hôm nay mình đã hạ sát nhóm đầu tiên gồm tám tên rận”. Những lời đùa về bọn “du kích nhỏ bé” tràn lan. Vài tay Hiwis người Nga đã bảo cho các đồng đội Đức một phương thức để tống khứ chúng. Bằng cách chôn các thứ đồ đạt dưới đất và chừa lại một góc trống. Bọn rận rệp sẽ bò đến đó và sẽ bị đốt cháy.

         Lúc đó, các bác sỹ trung đoàn bắt đầu gia tăng mối quan ngại về sức khỏe tổng quát của quân lính. Sau đó, đến tận tháng Giêng khi các báo cáo y khoa của tập đoàn quân 6 được bàn bạc tại Berlin, họ vẽ ra một biểu đồ hình tròn về mức độ tử vong gia tăng bởi các căn bệnh truyền nhiễm, bệnh lỵ, sốt Rickettsia và bệnh Paratyphus. Bệnh“Sốt cong người” này bắt đầu tăng nhanh chóng vào tháng Bảy. Dù tổng số ca bệnh tính ra tương đương với năm trước, nhưng các nhà chuyên môn ở Berlin đã bị kinh ngạc vì số binh lính không qua khỏi lại gấp đến năm lần.

         Về phía Nga, họ ghi nhận số lượng bệnh binh Đức với vẻ ngạc nhiên và gọi đó là “căn bệnh Đức”. Các bác sỹ ở Berlin chỉ có thể tự biện rằng quân lính bị suy giảm đề kháng vì căng thẳng kéo dài và khẩu phần ăn thiếu chất. Những vị trí xung yếu nhất lại là các binh sỹ trẻ, với độ tuổi từ 17 đến 22. Họ nhận thấy nhóm đó chiếm đến 55% số ca tử vong. Cho dù nguyên nhân chính xác là gì, thì cũng không nghi ngờ rằng sức mạnh của Tập đoàn quân VI đã bắt đầu đáng quan ngại vào đầu tháng Mười một, khi cái viễn cảnh tệ hại về một mùa đông vùi mình trong boongke dưới tuyết xuất hiện.

        Trong khi Tập đoàn quân Sô viết số 64 triển khai các cuộc tấn công để kéo bớt quân từ nội thành Stalingrad, Tập đoàn quân 57 chiếm một ngọn đồi chiến lược giữa sư đoàn Rumani số 20 và sư đoàn bộ binh số 2. Thì ngoài kia, trên thảo nguyên Kalmyk, Tập đoàn quân 51 đã càn quét sâu vào các vị trí của quân Rumani. Trong một đêm, thượng úy Aleksandr Nevsky và đại đội tiểu liên của anh, đã thâm nhập qua tuyến phòng thủ, đột kích vào sở chỉ huy sư đoàn bộ binh Rumani số 1 đang đóng trong một ngôi làng hậu tuyến, và họ gây ra một trận hỗn loạn. Nevsky bị thương nặng đến hai lần trong hành động đó. Ban chính trị phương diện quân Stalingrad, theo chỉ thị mới của Đảng về việc tôn vinh lịch sử Nga, đã quyết định rằng Nevsky phải theo huyết thống của dòng dõi danh tiếng mà anh tình cờ trùng tên. Và người “chỉ huy anh dũng, người thừa kế tổ tiên vinh quang” đã được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ.

        Trong thành phố, cuộc tấn công lớn của quân Đức đã đuối dần từ cuối tháng Mười vì mệt mỏi và thiếu đạn dược. Trận đánh sau cùng của sư đoàn Bộ binh 79 (Đức) vào nhà máy tháng Mười đỏ bị gãy vụn vào ngày 1 tháng Mười Một dưới làn hỏa lực pháo hạng nặng bắn từ bên kia sông Volga. “Ảnh hưởng của pháo địch rõ ràng đã làm yếu đi sức mạnh tấn công của các sư đoàn” sở chỉ huy Tập đoàn VI ghi nhận. Sư đoàn bộ binh 94 tấn công vào túi phía bắc Spartakovka cũng mắc cạn.

         “Trong hai ngày vừa qua” một báo cáo gửi về Moscow vào ngày 6 tháng 11 ghi nhận “quân địch đã thay đổi chiến thuật. Có khả năng vì những thiệt hại lớn trong ba tuần vừa qua, chúng không còn sử dụng các đội hình lớn”. Dọc khu vực nhà máy tháng Mười đỏ, quân Đức đã chuyển sang “tấn công trinh sát để thăm dò các vị trí yếu ở chỗ tiếp giáp giữa các trung đoàn”. Nhưng những trận “tấn công bất ngờ” này không có được chút thành tựu nào hơn so với những trận trước đó vốn được hỏa lực mạnh dọn đường.

         Trong suốt tuần đầu tháng Mười một, quân Đức bắt đầu “rào kẽm gai ở cửa sổ và lỗ đạn pháo” tại các ngôi nhà được gia cố của họ nhằm chống lựu đạn ném vào. Để chọc thủng lớp rào đó, tập đoàn quân 62 cần phải có pháo binh cỡ nhỏ, mà hiện giờ có rất ít, và việc vận chuyển qua sông Volga cũng khó khăn nhiều. Thế là Hồng quân tìm hiểu cách chuồn cho được lựu đạn để phá rào.

          Các lực lượng Sô viết phản công bằng mọi cách mà họ có trong giai đoạn đầu tháng Mười một. Các chiến thuyền thuộc giang đội Volga, một số được trang bị tháp pháo T-34 gắn trên sàn tàu dội hỏa lực vào sư đoàn tăng số 16 (Đức) ở Rynok. Và các “cuộc ném bom đêm dữ dội của địch quân” tiếp tục làm giải khả năng chịu đựng của lính Đức.

          Ngày 7 tháng Mười một, tướng Groscurth viết thư cho người anh “Trên cả mặt trận phía Đông, ngày này, chúng tôi đợi một cuộc tấn công lớn nhằm chào mừng ngày cách mạng tháng Mười”. Nhưng lễ kỷ niệm lần thứ 25 này chỉ giới hạn ở cấp địa phương với binh lính Sô viết nhằm phát động phong trào “tiêu diệt nhiều bọn Frizt trong cuộc thi đua xã hội chủ nghĩa”. Đoàn viên Komsomol đặc biệt được mong chờ là sẽ lấy được mức thành tích cao. Trong Tập đoàn quân 57, một sỹ quan chính trị đã báo cáo “trong số 1697 đoàn viên, có đến 678 người chưa từng giết tên Đức nào”. Nhưng người kém cỏi có lẽ phải chịu trách nhiệm.

          Có vài hoạt động kỷ niệm không được nhà cầm quyền cho phép. Một tiểu đoàn trưởng và phó thứ nhất, mang viện binh sang cho sư đoàn bộ binh 45 đã say rượu và vắng mặt mất 13 tiếng đồng hồ. Cả tiểu đoàn bị bỏ lang thang vật vờ bên bờ đông Volga. Một số các sư đoàn thuộc phương diện quân Stalingrad chả có mấy tý để ăn mừng, ngay cả khẩu phần vodka đặc biệt cũng không được phát, hoặc nó đến quá trễ. Có cả vài đơn vị không được nhận thực phẩm trong ngày đó.

          Với nhiều binh lính, vì không có vodka, đã dùng đến những thứ thay thế nguy hiểm. Trong trường hợp xấu, tác hại không xảy ra liền. Như trong đêm sau ngày lễ, hai mươi tám binh sỹ của sư đoàn bộ binh 248 đã chết trên đường hành quân trong thảo nguyên Kalmyk. Không có yêu cầu hỗ trợ y tế nào và không ai tự nhận là biết được điều gì điều gì đã xảy ra. Các sỹ quan phịa rằng họ chết vì lạnh và vì đuối sức trên đường hành quân. Nhưng NKVD tỏ ra nghi ngờ, và cho mổ khám nghiệm 24 tử thi. Nguyên nhân chết được xác định là do dùng quá mức “rượu phản-hóa-học”. Binh lính đã uống một lượng lớn hỗn hợp chiết ra từ những thứ dùng để chống hơi độc. Cái thứ dung dịch độc hại này dường như có chứa cồn. Một trong số những người sống sót được thẩm vấn trong bệnh viện. Anh ta thú nhận rằng có vài người tuyên bố rằng đó là “một loại rượu”. NKVD không chấp nhận rằng đó có thể là một trường hợp trung thực của hành vi trộm cắp đồ quân dụng và nghiện rượu. Trường hợp này được cho rằng là “một hành động phá hoại, đầu độc binh sỹ”.

           Ngày 8 tháng Mười một, một ngày sau ngày cách mạng tháng Mười, Hitler có một bài diễn thuyết dài cho các “Chiến binh già” Nazi tại Burgerbraukeller ở Munich. Nhiều người ở tập đoàn quân 6 nghe bài này qua sóng phát thanh. “Tôi muốn đến Volga” ông ta tuyên bố đầy cứng rắn “nói cho chính xác là tại một điểm, một thành phố cụ thể. Bởi tình cờ nó mang tên của Stalin, chính ông ta. Nhưng đừng nghĩ rằng tôi muốn hành quân tới đó chỉ vì lý do trên, mà vì nó chiếm một vị trí rất quan trọng… Tôi muốn chiếm được nó, và mọi người nên hiểu rằng, chúng ta khá ổn, chúng ta đủ giỏi để chiếm nó! Chỉ còn sót lại vài mẩu nhỏ. Vài người hỏi: tại sao họ không tiến nhanh hơn? Đó là vì tôi không muốn có một Verdun thứ hai, mà thích dùng những nhóm xung kích nhỏ để hòan thành công việc. Thời gian không còn quan trọng. Vì không còn chiếc thuyền nào có thể ngược xuôi sông Volga. Đó mới là điểm quyết định!”.

         Bài diễn thuyết của ông ta chiếm một vị trí trong số những ví dụ vĩ đại nhất về sự kiêu căng láo xược trong lịch sử. Quân đoàn châu Phi của Rommel vừa phải rút khỏi Alamein về Lybia và lực lượng Âu-Mỹ đã đổ bộ lên bờ biển Bắc Phi trong chiến dịch Ngọn đuốc.

        Ribbentrop nhân cơ hội đó đề nghị tiếp xúc với Stalin thông qua sứ quán Liên Xô ở Stockholm. “Hitler từ chối lắp tự”, viên sỹ quan cao cấp Luftwaffe ghi nhận. “Ông ta bảo rằng thời khắc yếu ớt này không thích hợp cho đàm phán với kẻ thù”. Lời khoác lác đần độn về Stalingrad, theo sau lời từ chối trên không chỉ đơn thuần là bỏ mất vận may mà nó còn đưa ông ta vào vòng thảm họa. Kẻ mị dân đã trói tay các tư lệnh chiến trường. Nỗi lo ngại tệ hại nhất của Ribbentrop ngay từ đêm trước chiến dịch Barbarossa đã sớm được khẳng định.

        Tại Stalingrad, thời tiết mùa đông thật sự đến ngay vào ngày hôm sau, với nhiệt độ giảm xuống còn âm mười tám độ C. Dòng Volga, vì kích thước to lớn của nó, là một trong các con sông sau cùng ở Nga đóng băng, tàu bè bắt đầu không đi lại được. “Các tảng băng trôi va vào nhau, vỡ ra, nghiến vào nhau” Grossman viết, “và những âm thanh sột sọat đó như tiếng cát trôi, có thể nghe thấy từ rất xa bờ sông”. Và đó là thứ âm thanh ma quái với những người lính trong thành phố.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #34 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2015, 06:59:28 pm »

        Đó cũng là giai đoạn đáng sợ với tướng Chuikov, nhưng theo cách gọi của ông là chiến đấu trên hai mặt trận: với con sông Volga thù nghịch ở phía sau, và với quân thù đang tấn công vào dải đất hẹp còn lại ở phía trước. Sở chỉ huy Tập đoàn quân VI, hiểu rõ vấn đề quân Nga đang đối mặt, nên đã tập trung hỏa lực chống lại việc vượt sông. Một chiếc thuyền hơi nước thuộc giang đội Volga, mang theo đại bác và đạn dược vượt sông, bị bắn trúng và chìm xuống một luồng nước cạn ở bờ sông. Một chiếc khác chạy dọc đến, và toàn bộ hàng được chuyển sang dưới làn đạn dày đặc. Các thủy thủ làm việc trong làn nước lạnh buốt sẵn sàng hy sinh như những công binh Pháp bắc cầu qua Berezina hơn một thế kỷ trước.

          “Những chiếc mũi xà lan to, cùn chậm chạp đè lên lớp băng phía dưới, và đằng sau họ là dòng nước đen ngòm nhanh chóng phủ một lớp băng mỏng”. Những chiếc tàu cọt kẹt dưới áp lực của băng và dây cáp lách tách bởi sức căng. Vượt sông giờ trở thành “như một chuyến thám hiểm địa cực”.

         Trong suốt mười ngày đầu tháng Mười một, áp lực của quân Đức vẫn gay gắt với những trận tấn công qui mô nhỏ liên miên, thỉnh thoảng có xe tăng hỗ trợ. Những trận chiến có thể chỉ với các nhóm nhỏ, nhưng vẫn dữ dội. Một đại đội thuộc sư đoàn bộ binh 347, giữ trận địa chỉ cách bờ sông Volga 200 m, chỉ còn 9 người sau khi bị tràn ngập trong ngày 6 tháng Mười một, nhưng đại đội trưởng, trung úy Andreev, đã tập hợp những người sống sót và tiến hành phản công với súng tiểu liên. Một nhóm viện binh, đã đến kịp lúc, cắt rời quân Đức ra và cứu được bến vượt sông phía bắc của Tập đoàn quân 62. Phía Nga đã cẩn thận quan sát hệ thống tín hiệu bằng pháo sáng của quân Đức và biến nó thành lợi thế của mình bằng cách phỏng theo việc phối hợp màu với đạn pháo sáng thu được. Một trung đội trưởng được ghi nhận là đã lừa pháo binh Đức chuyển luồng hỏa lực vào chính quân mình đúng vào thời khắc nhạy cảm.

         Với dải phân tuyến hẹp, việc đào ngũ vẫn là giải pháp trốn thoát sau cùng, nhưng hiện giờ lại có những trường hợp lính Đức cố vượt tuyến. Ở giữa địa đoạn của sư đoàn bộ binh cận vệ 13, một lính Đức phóng ra từ những ngôi nhà họ đang phòng thủ và chạy thẳng về phía một tòa nhà do quân Nga giữ. Hành động của anh ta rõ ràng được hỗ trợ bởi vài đồng đội, bởi họ hét lên “Rus! Đừng bắn!”. Nhưng khi người đàn ông đó chạy được nửa chặng đường của khu phân tuyến, một lính Nga vừa mới đến bắn từ cửa sổ tầng hai và trúng anh ta. Người thương binh Đức bò, tiếp tục hét lên “Rus! Đừng bắn!”. Nhưng người lính Nga bắn lần nữa, và lần này giết chết anh ta. Thi thể anh nằm đó trong phần còn lại của ngày. Đến đêm, đội tuần tra Nga bò lên, nhưng phát hiện ra phía Đức đã gửi người lên trước để lấy vũ khí và tài liệu. Nhà cầm quyền Sô viết quyết định rằng cần phải “giải thích nhiều hơn để binh sỹ hiểu, không nên bắt vào những người đảo ngũ”.

        Các đơn vị được nhắc nhở trong nhật lệnh số 55 rằng khuyến khích đối xử tốt với quân địch đào ngũ”. Ở cùng khu vực trên, “có ghi nhận quân Đức giơ tay lên khỏi hào để được dính thương”. Bộ phận chính trị ngay lập tức được chỉ thị để đưa các hoạt động tuyên truyền lên sóng phát thanh và truyền đơn.

        Ngày 11 tháng 11, ngay trước bình minh, cuộc tấn công sau cùng của quân Đức bắt đầu. Một đội hình chiến đấu mới được tổ chức từ các sư đoàn bộ binh 71, 79, 100, 295, 305 và 389, tăng viện bởi bốn tiểu đoàn công binh sung sức, tấn công vào những túi kháng cự còn lại. Cho dù hầu hết những sư đoàn đó đã kiệt quệ bởi những trận đánh gần đây, nhưng nó vẫn là một cuộc tập trung qui mô.

        Một lần nữa, không đoàn số 8 dọn đường, nhưng tướng Von Richthofen đã hầu như mất hết kiên nhẫn với cái mà ông gọi là “tính rập khuôn của lục quân”. Vào đầu tháng, trong một cuộc họp với tướng Paulus và tướng Seydlitz, ông đã phàn nàn rằng “pháo binh đã không khai hỏa và bộ binh không tận dụng được kết quả của không kích”. Kết quả ngoạn mục nhất của Luftwaffe trong ngày 11 tháng 11 là hạ gục được ống khói nhà máy, nhưng họ thất bại trong việc tiêu diệt Tập đoàn quân 62 trong hầm hào của họ.

         Quân Siberi của đại tá Batyuk chiến đấu dữ dội để giữ vị trí của họ ở đồi Mamaev Kurgan, nhưng điểm đột kích chính của quân địch lại quá lên phía bắc nửa dặm, hướng về xí nghiệp hóa chất Lazur và cái gọi là “vợt tennis”, đó là tuyến đường sắt vòng tròn và đường tránh tàu có hình dạng như vậy. Lực lượng chính ở hướng này là sư đoàn bộ binh 305 và hầu hết các tiểu đoàn công binh được tung vào hỗ trợ công kích. Những tòa nhà chính yếu đã bị chiếm nhưng rồi lại bị quân Nga tái chiếm sau một trận phản công quyết liệt. Ngày hôm sau, cuộc tấn công này coi như dừng lại.

          Ở quá về phía bắc, quân thuộc sư đoàn bộ binh 138 của Lyudnikov bị cắt rời ở phía sau xí nghiệp Barrikady với bờ sông Volga, vẫn kháng cự dữ dội. Họ chỉ còn chừng ba mươi viên đạn cho mỗi khẩu tiểu liên, súng trường, và khẩu phần hằng ngày giảm xuống dưới 50 gam bánh mỳ khô. Ban đêm, những chiếc máy bay lưỡng cư U-2 cố thả xuống vài túi đạn dược và lương thực, nhưng sự va chạm làm hư hỏng đạn dược và gây tắc vũ khí.

        Đêm 11 tháng 11, Tập đoàn quân 62 triển khai một trận tấn công gồm sư đoàn bộ binh 95 ở phía Đông Nam xí nghiệp Barrikady. Mục đích, theo báo cáo gửi cho Shcherbakov vào ngày 15 tháng 11, là để ngăn quân Đức rút để bảo vệ sườn. Đều này mâu thuẫn với thông tin trong hồi ký của chính Chuikov, trong đó ông khẳng định rằng mình và ban tham mưu không biết chút gì về trận phản công lớn diễn ra vào ngày 19 tháng 11, cho đến khi được thông báo từ sở chỉ huy Phương diện quân vào ngay đêm hôm trước ngày đó.

         Những cuộc tấn công của phía Liên Xô, tuy vậy, ngay lập tức dừng lại bởi sức mạnh của pháo binh Đức và buộc phải trú ẩn. Từ 5 giờ sáng ngày 12 tháng 11, một “cơn bão lửa” nổ ra kéo dài hơn một giờ rưỡi đồng hồ. Rồi một lực lượng mạnh quân Đức tấn công, cố đánh vào vị trí tiếp giáp giữa hai trung đoàn bộ binh Nga. Lúc 9h50 sáng, phía Đức tung thêm quân, và một bộ phận tiến thẳng về phía các bồn dầu ở bờ sông Volga. Một trong số các trung đoàn bộ binh Liên Xô cố trụ lại trước mũi tấn công chính, trong khi các nhóm xung kích khác thì xây quanh và cắt rời các tay súng tiểu Đức đã thâm nhập. Ba chiếc xe tăng Đức bị cháy trong một trận đánh ác liệt. Tiểu đoàn thứ nhất của trung đoàn kể trên  chỉ còn 15 tay súng. Nhưng bằng cách nào đó họ đã trụ được ở tuyến phòng thủ chỉ cách bờ sông chừng 70 thước cho đến khi tiểu đoàn khác Chỉ còn một người sống sót trong số những thủy quân lục chiến bảo vệ sở chỉ huy trung đoàn. Tay phải anh bị dập nát và không bắn súng được. Anh bò ngược vào hầm, và rồi biết chắc rằng không còn lực lượng dự bị nào nữa, anh lèn đầy lựu đạn vào nón. “Tôi có thể ném bằng tay trái” anh giải thích. Gần đó, một trung đội thuộc trung đoàn khác cũng chỉ còn có bốn tay súng và đạn dược đã cạn. Một thương binh được gửi về phía sau với thông điệp: “Hãy bắn pháo vào đúng vị trí của chúng tôi. Trước mặt chúng tôi có rất đông bọn phát xít. Vĩnh biệt các đồng chí, chúng tôi không lùi bước”.

         Tình hình hậu cần của Tập đoàn quân 62 càng khó khăn hơn khi băng bắt đầu trôi trên sông Volga. Khi mặt sông đóng băng thì cần tàu phá băng ở cả hai bờ. Ngày 14 tháng Mười một, chiếc tàu hơi nước Spartakovets mang 400 lính và 40 tấn hàng hậu cần sang bờ phải và trở về mang theo 350 thương binh dưới làn mưa đạn, nhưng có rất ít tàu khác có thể qua lại được như vậy. Các đội cứu hộ luôn sẵn sàng trong đêm để giúp bất kỳ chiếc tàu nào bị kẹt trên băng, và như thế, thành một mục tiêu dễ dàng cho pháo binh Đức. “Nếu họ không thể hoàn thành công việc” tướng Richthofen ghi chú cay độc “khi sông Volga còn đang đóng băng và quân Nga ở Stalingrad đang chịu thiếu thốn ghê gớm, thì họ sẽ không bao giờ thành công được. Thêm vào đó, ngày đang ngắn dần và thời tiết thì càng tệ hơn”.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #35 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2015, 07:00:19 pm »

          Tướng Paulus căng thẳng tột độ. Bác sỹ riêng của ông khuyến cáo rằng ông sẽ suy sụp tinh thần nếu không chịu nghỉ ngơi. “Hitler bị Stalingrad ám ảnh” một trong các sỹ quan tham mưu của tướng Paulus giải thích. “để tiêu diệt những điểm kháng cự còn lại trong tháng 11, ông ta thậm chí còn ra lệnh lấy cả lính tăng vào bộ binh cho các đợt tấn công”. Các tư lệnh thiết giáp kinh hãi trước sự phi lý điên cuồng này, nhưng họ không thể làm tướng Paulus bỏ qua mệnh lệnh đó. Sau cùng, họ cố vét cho đủ từ nguồn lái xe dự bị, đầu bếp, tải thương, liên lạc … - trên thực tế là bất kỳ ai miễn không phải là các tổ lái có kinh nghiệm của họ - để giữ cho các sư đoàn hoạt động. Thiệt hại ở các trung đoàn tăng cho thấy rất nghiêm trọng, nếu không nói là thảm khốc trong thời gian đó.

           Tướng von Seydlitz cũng rất quan ngại. Vào giữa tháng 11, sở chỉ huy tập đoàn quân 6 nhận định rằng: “42% số tiểu đoàn được cho là bị loại khỏi vòng chiến”. Hầu hết các đại đội bộ binh còn dưới 50 tay súng và phải được nhập lại. Tướng Seydlitz cũng quan ngại với tình trạng của hai sư đoàn xe tăng 14 và 24, chúng cần phải được tái bổ sung sẵn sàng cho cuộc tấn công mùa đông không tránh được từ phía Sô viết. Theo cách nhìn của ông, cuộc chiến sẽ còn kéo dài trong năm. Chính bản thân Hitler cũng thừa nhận với ông trong bữa ăn trưa tại Rastenburg rằng quân Đức bắt đầu phải chuẩn bị sẵn sàng cho “mọi thử thách của mùa đông Nga” từ đầu tháng Mười. Nhưng các đơn vị tại Stalingrad lại bị bỏ ra trong các hướng dẫn phòng thủ mùa đông, vì lúc đó Hitler đã khoe khoang tại Munich rằng không còn quan trọng.

          Sỹ quan và NCO có kinh nghiệm bị thương vong rất nghiêm trọng. Chỉ còn một số rất ít những chiến binh dày dạn còn sống ở cả hai phía. “Hiện giờ bọn Đức không giống với bọn mà chúng tôi đã chiến đấu hồi tháng Tám” một lính cựu phía Liên Xô nhất xét “và phía chúng tôi cũng khác”. Lính tiền phương của cả hai bên dường nhận đều nhận thấy rằng những ai dũng cảm nhất, tốt nhất luôn là người chết trước nhất.

         Các sỹ quan tham mưu Đức cũng lo ngại về mùa đông sắp đến. Những tính toán giản đơn cũng cho thấy Đức sẽ không thể chịu nổi mức thương vong đó lâu hơn nữa. Bất kỳ khái niệm phiêu lưu anh hùng nào cũng thành cay đắng. Cảm giác về điềm gở bắt đầu. Như là biểu tượng của quyết tâm báo thù, cách mới mẻ mà Hồng quân thực hiện ở Stalingrad khi tiễn đưa một vị tư lệnh nổi danh hy sinh, là bắn một loại đạn “không phải lên trời, mà vào bọn Đức”.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #36 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2015, 07:03:44 pm »

                                                                                                XIV

                                                                                        TẤT CẢ CHO TIỀN TUYẾN



           Việc lập kế hoạch cho chiến dịch Uranus, cuộc đại phản công của quân Sô viết để đánh bại tập đoàn quân VI, có một thời kỳ thai nghén dài bất thường nếu so với sự nóng vội đến mức mang đến thảm họa của Stalin trong mùa đông trước đó. Nhưng vào lúc này, lòng khao khát báo thù đã giúp ông kìm chế được tính khí dữ dội của mình.

          Ý tưởng ban đầu của chiến dịch được ghi nhận là vào thứ bảy, ngày 12 tháng Chín, ngày mà tướng Paulus gặp Hitler ở Vinnitsa, và đó cũng là ngày tướng Zhukov được triệu tập về điện Kremlin sau những trận tấn công thất bại vào cánh bắc của Paulus. Tướng Vasilevsky, tổng tham mưu trưởng, cũng có mặt.

          Ở đó, trong văn phòng của Stalin, dưới ánh nhìn từ bức chân dung mới được treo gần đây của Aleksandr Suvorov, khắc tinh của người Thổ trong thế kỷ 18, và của Mikhail Kutuzov, đối thủ nhùng nhằng của Napoleon, tướng Zhukov phải trình bày về những gì không hợp lý đã diễn ra. Ông ta tập trung vào một vấn đề, đó là cả ba tập đoàn quân không đầy đủ được đưa vào tấn công mà thiếu pháo binh, xe tăng. Stalin yêu cầu cho biết những gì cần thiết. Tướng Zhukov trả lời rằng họ cần phải có một tập đoàn quân đủ sinh lực, với một quân đoàn xe tăng, ba lữ đoàn thiết giáp cùng ít nhất 400 khẩu lựu pháo, và tất cả phải được một Tập đoàn quân không quân hỗ trợ. Vasilevsky đồng tình. Stalin không nói gì cả. Ông lôi tập bản đồ với những ghi chú về các lực lượng dự trữ của Bộ tổng tư lệnh tối cao và nghiên cứu một mình. Trong khi đó tướng Zhukov và tướng Vasilevsky cùng lui về một góc phòng. Họ khe khẽ trao đổi với nhau về các giải quyết vấn đề. Cả hai đều đồng ý rằng phải có một giải pháp khác.

          Nhưng Stalin có một đôi tai sắc bén hơn họ tưởng. Ông hỏi vọng qua:

          “Và đó là cái gì, giải pháp khác là thế nào?”.

          Hai vị tướng được gọi trở lại:

         “Hãy quay về bộ Tổng tham mưu, suy nghĩ thấu đáo những gì cần làm ở vùng Stalingrad”. Stalin bảo họ.

          Tối hôm đó, Zhukov và Vasilevsky quay lại. Stalin không để phí thời gian. Ông chào hai vị tướng với cái bắt tay theo kiểu doanh nhân khiến cả hai ông ngạc nhiên.

          “Rồi, hai anh có gì nào?”. Ông hỏi:

          “Ai là người báo cáo?”

          “Ai cũng được, chúng tôi cùng ý kiến”. Vasilevsky trả lời.

          Cả ngày hôm ấy, hai vị tướng ngồi ở Bộ Tổng tham mưu (STAVKA), nghiên cứu các khả năng và các dự kiến thành lập các Tập đoàn quân mới, các quân đoàn xe tăng mới trong vòng hai tháng kế tiếp. Càng nhìn vào bản đồ của mấu lồi phía Đức với hai cánh rất dễ tổn thương, họ càng bị thuyết phục rằng chỉ có một giải pháp đáng giá và nó làm “thay đổi tình huống chiến lược quyết định ở phía Nam”.

        Thành phố Stalingrad, tướng Zhukov bàn rằng, phải trụ được trong một cuộc chiến tiêu hao, và chỉ vừa đủ quân để giữ tuyến phòng thủ còn tồn tại. Không một đơn vị nào bị tiêu hao vào các trận phản công nhỏ lẻ, nếu không thật sự cần thiết để tránh việc quân thù chiếm được toàn bộ bờ Tây sông Volga. Rồi khi phía Đức tập trung vào việc chiếm thành phố, Bộ Tổng tư lệnh tối cao sẽ bí mật tập hợp các Tập đoàn quân mới từ hậu tuyến, tiến hành hợp vây theo một vòng cung rộng, sử dụng các mũi tấn công thọc sâu ở cách xa mấu lồi.

        Đầu tiên, Stalin cho thấy chỉ nhiệt tình chút ít. Ông sợ rằng họ có thể bị mất Stalingrad và phải chịu một thảm họa bẽ mặt khác, nếu không có vài hành động ngay tức khắc. Ông đề xuất một thỏa hiệp, là mang các điểm xuất phát tấn công về gần thành phố, nhưng Zhukov trả lời rằng nếu như vậy thì Tập đoàn VI của Đức cũng sẽ ở gần nhau hơn và vì thế, chúng có thể bố trí lại đội hình để chống các lực lượng tấn công của họ. Rốt cuộc Stalin cũng thấy được lợi thế của một chiến dịch đầy tham vọng.

         Điểm mạnh hơn hẳn của Stalin so với Hitler là ông ít xấu hổ. Sau thảm họa năm 1941, ông không chút nào cân nệ về việc làm sống lại các tư tưởng quân sự vốn bị thất sủng từ cuối những năm 20 đến đầu những năm 30. Các lý thuyết “chiến dịch thọc sâu” với việc cơ giới hóa các “Tập đoàn quân xung kích” để thủ tiêu quân địch không còn phải tồn tại bí mật theo kiểu dị giáo nữa. Trong cái đêm 13 tháng Chín ấy, Stalin hậu thuẫn hoàn toàn cho bảng kế hoạch chiến dịch thọc sâu đó. Ông dặn dò hai vị tướng về các “biện pháp bảo mật cao nhất”. “Không ai ngoài ba chúng ta ở đây, được biết về nó cho đến khi triển khai”. Trận tấn công đó được đặt tên là Chiến dịch Uranus (Sao Thổ).

         Tướng Zhukov không chỉ là một nhà lập kế hoạch giỏi mà ông còn là một người triển khai giỏi nhất. Ngay cả Stalin cũng bị ấn tượng bởi nghị lực để đạt được mục đích một cách không khoan nhượng của ông. Tướng Zhukov không muốn lặp lại sai lầm ở đầu tháng Chín khi tấn công vào cánh bắc Stalingrad, đã sử dụng các lực lượng thiếu huấn luyện và trang bị kém.

        Nhiệm vụ huấn luyện thật quá lớn. Zhukov và Vasilevsky gửi các sư đoàn dự bị vừa thành lập xong đến các khu vực khá yên tĩnh của mặt trận để huấn luyện ngay dưới làn đạn. Điều này cũng tạo nên sự thuận lợi không dự kiến trước vì đã làm tình báo quân đội Đức lúng túng. Đại tá Reinhard Gehlen, nghị lực cao nhưng hơi quá sức để đứng đầu Fremde Heere Ost, bắt đầu nghi ngờ rằng phía Hồng quân chuẩn bị cho một cuộc tấn công vu hồi lớn chống lại cụm Tập đoàn quân Trung tâm.

        Báo cáo trinh sát và thẩm vấn tù binh đã xác định cái mấu lồi gốc mà chiến dịch Sao Thổ nên nhắm vào là khu vực quân Rumani trấn giữ ở các cánh của Tập đoàn quân VI.

       Trong tuần thứ ba của tháng Chín, tướng Zhukov đã đến thực tế ở cánh bắc mấu lồi quân Đức trong tình trạng bí mật cao nhất. Aleksandr Glichov, một trung úy thuộc đại đội trinh sát của sư đoàn bộ binh 221, đang đêm được lệnh đến báo cáo ở sở chỉ huy sư đoàn. Tại đó, anh thấy có hai chiếc Willy. Một đại tá làm việc với anh, rồi bảo anh giao khẩu tiểu liên và lên ngồi ghế trước của một trong hai chiếc xe. Nhiệm vụ của anh là hướng dẫn một vị sỹ quan cao cấp đi dọc trận địa. Glichov phải chờ đến tận nửa đêm, rồi một dáng người vạm vỡ, không cao mấy mà còn có vẻ bị thấp lại bởi các cận vệ, xuất hiện từ phía hầm sở chỉ huy. Vị sỹ quan cao cấp ấy leo lên phía sau chiếc xe mà không nói một lời. Glichov, theo yêu cầu, đã hướng dẫn người lái xe từ đài chỉ huy đơn vị này đến cái khác dọc theo chiến tuyến. Khi họ trở về thì chỉ còn chút xíu nữa là rạng đông, anh được trả lại khẩu tiểu liên và cho quay về sư đoàn với thông điệp là đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều năm sau chiến tranh, anh mới biết được từ vị cựu tư lệnh rằng người sỹ quan cao cấp mà anh đã hộ tống trong đêm ấy, có lúc chỉ cách tuyến quân Đức vài trăm mét, chính là Zhukov. Có lẽ không thật sự cần thiết với một vị Phó Tổng tư lệnh tối cao khi tự thân nghiên cứu từng đài chỉ huy từng đơn vị trên mặt đất và đối diện với lực lượng địch. “Nhưng Zhukov là Zhukov!”.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #37 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2015, 07:07:12 pm »

        Trong khi tướng Zhukov có chuyến thị sát bí mật ở cánh bắc thì Vasilevsky đến thăm các Tập đoàn quân 64, 57, 51 ở phía nam Stalingrad. Ông thúc dụng tiến đến tuyến các hồ muối trên thảo nguyên. Ông không cho biết lý do thật đó chính là việc thiết lập các vị trí bảo vệ tốt cho chiến dịch Sao Thổ.

        Bảo mật và lừa địch là yếu tố sống còn để ngụy trang cho công tác chuẩn bị của họ, mà trong việc này phía Hồng quân có sẵn hai điểm lợi thế rất mạnh. Thứ nhất là Hitler không chịu tin rằng Liên Xô còn quân dự trữ, đơn cử là các đơn vị xe tăng mạnh để dùng cho các chiến dịch thọc sâu. Thứ hai là nhận định tình huống sai lầm của phía Đức, dù Zhukov không biết điều này. (Bên Đức cho là) những trận tấn công vô dụng vào quân đoàn xe tăng XIV Đức vào cánh bắc gần Stalingrad đã làm cho Hồng quân không thể thực hiện một trận tấn công hữu hiệu ở vùng này, điều tối thiểu cho một trận hợp vây nhanh, mạnh cả Tập đoàn quân VI.

        Trong suốt mùa hè, khi Đức sản xuất ra được gần 500 chiếc xe tăng một tháng, tướng Halder đã nói với Hitler rằng phía Liên Xô sản xuất được tới 1.200 chiếc. Vị Quốc trưởng đập bàn và bảo rằng điều đó là không thể. Nhưng thật ra con số đó còn quá thấp. Trong năm 1942, sản lượng xe tăng Sô viết tăng từ 11.000 chiếc trong 6 tháng đầu năm lên tới 13.600 chiếc trong nửa năm còn lại, và trung bình là hơn 2.200 chiếc một tháng. Sản lượng phi cơ cũng tăng từ 9.600 chiếc ở 6 tháng đầu lên tới 15.800 chiếc ở nửa còn lại.

        Sự ám chỉ rõ ràng rằng Liên Xô, dù bị mất đi các vùng công nghiệp chính, vẫn sản xuất vượt trội Đế chế, làm Hitler giận dữ hoài nghi. Các lãnh đạo Quốc xã luôn không chịu hiểu về sức mạnh từ lòng yêu nước của người Nga. Họ cũng ước lượng không đúng về chương trình di tản công nghiệp liên tục đến vùng Ural và quân sự hóa lực lượng lao động. Hơn 1500 xí nghiệp được di chuyển từ các khu vực miền Tây Liên Xô về phía sau sông Volga, đặc biệt là vùng Ural, và lắp lại bởi những tập đoàn kỹ thuật viên làm việc quần quật trong tiết đông. Chỉ có một ít nhà máy có vài lò sưởi. Còn đa số thậm chí đầu tiên còn không có cửa sổ, mái nhà.

        Và một khi dòng sản xuất đã được khởi động thì họ không bao giờ ngừng nghỉ, trừ phi phải dừng do hỏng hóc, sự cố điện hoặc thiếu thốn những thứ cụ thể nào đó. Nguồn nhân lực chiếm vị trí không quan trọng mấy. Bởi nhà cầm quyền Soviet đơn giản là lấy từ những công dân mới. Chế độ quan liêu Sô Viết làm tốn thời gian và trí tuệ của công dân, và lãnh phí đời họ trong các tai nạn công nghiệp, cũng lãnh đạm với cá nhân như các nhà kế hoạch quân sự thể hiện trước lính họ, còn sự hy sinh tập thể - cả ép buộc và tự nguyện – cho thấy kết quả thật đáng kinh ngạc.Vào thời điểm Hitler vẫn không chịu đồng ý cho ý tưởng dùng nữ công nhân Đức trong các nhà máy, thì việc sản xuất của phía Liên xô phụ thuộc vào sự động viên số lượng lớn các bà mẹ và chị em phụ nữ. Hàng vạn phụ nữ trong quần áo công nhân – “chiến sỹ toàn diện” – nhiệt thành tin rằng những gì họ đang làm là giúp đỡ những người đàn ông của họ. Các áp phích luôn nhắc họ về vai trò của mình: “Bạn đã làm gì cho tiền tuyến?”.

         Tại Chelyabinsk, một trung tâm công nghiệp chiến tranh lớn ở Ural, được biết đến như là thành-phố-xe-tăng. Tất nhanh, các trường huấn luyện tăng mọc cạnh nhà máy. Đảng tổ chức mối liên hệ giữa công nhân và các trung đoàn, trong khi các nhà máy quyên góp tiền để có nhiều xe tăng hơn. Một pháo thủ tăng tên Minakov sáng tác ra một giai điệu diễn tả được cảnh tượng của dây chuyền sản xuất Ural:

            “Cái chết cho quân thù
             Nụ cười cho bè bạn
             Không có gì tốt hơn
             Một chiếc T-34”


         Vài người sau đó đề nghị rằng các công nhân dây chuyền nên thành lập thành trung đoàn xe tăng tình nguyện Ural thứ nhất. Các nhà tổ chức tuyên bố nhận được, trong vòng 36 tiếng kể từ khi dán poster đầu tiên “4363 đơn xin gia nhập trung đoàn, trong đó có tới 1253 là phụ nữ”.

       Ngay cả các trại lao động cưỡng bức cũng cống hiến lượng đạn dược sản xuất cao hơn nhiều so với những thứ tương tự ở Đức. Dù cũng có chút ít trường hợp phá hoại. Tù nhân trại Gulag vẫn tin là đánh bại được quân xâm lược.

       Việc giúp đỡ của Đồng Minh được nhắc đến rất ít từ các nguồn Sô viết, vì lý do tuyên truyền, nhưng sự đóng góp của họ để giúp cho Hồng quân chiến đấu trong mùa thu năm 1942 không nên bị bỏ qua. Stalin đã phàn nàn với Zhukov về chất lượng của các máy bay tiêm kích Hurricane được cung cấp bởi Churchill, và về những chiếc xe tăng Anh, Mỹ không so được với T-34. Hàng hóa ủy thác của Anh như ủng quân dụng, áo khoác không thông dụng với lính Sô viết vì nó vô dụng trong mùa đông. Nhưng xe cộ của Mỹ - nhất là các dòng Ford, Willy, xe jeep và xe tải Studebaker – cùng thực phẩm, gồm hàng triệu tấn lúa mỳ đựng trong các bao tải trắng có in hình đại bàng Mỹ, và thịt hộp, thịt bò muối từ Chicago, đã làm nên sự khác biệt to lớn, dù không nhận thấy, cho sức kháng cự của Liên Xô.

         Tướng Zhukov hiểu rõ tầm quan trọng của việc có được các tư lệnh có khả năng cho cuộc chiến cơ giới. Lúc cuối tháng Chín, ông đã đề nghị Stalin bổ nhiệm đại tướng Constantin Rokossovky, một cựu nạn nhân của NKVD và Beria, làm tư lệnh phương diện quân Sông Đôn, kéo dài từ chót phía bắc của tây Stalingrad cho đến Kletskaya, ở ngay khúc ngoặc lớn của sông Đôn. Cùng lúc, trung tướng Nikolay Vatutin chịu trách nhiệm ở phương diện quân Tây Nam mới tái lập ở cánh phải của Rokossovsky, đối diện với tập đoàn quân Rumani số 3. Ngày 17 tháng Mười, sở chỉ huy phương diện quân sông Đôn đã ra lệnh tất cả thường dân “trong vòng 15 dặm kể từ tiền duyên” phải được di tản hết trước ngày 29 tháng Mười.

         Một phần của công tác an toàn, ủy ban quân quản muốn có thể giấu quân trong làng vào ban ngày trong quá trình hành quân tiếp cận. Đó là một hoạt động to lớn, khi những người di cư phải mang theo “bò, cừu, lợn, gà của mình và thực phẩm cho một tháng”. Trâu bò được dùng làm súc vật kéo xe, và tất cả các máy móc nông nghiệp, bao gồm cả máy gặt và những thứ máy móc có giá trị khác phải được rút đi. Vài nghìn thường dân được được huy động vào các quân đoàn xây dựng có trên 100.000 người khỏe mạnh, để sửa chữa cầu đường dọc tuyến Saratov – Kamyshin – Stalingrad và tất cả những con đường khác dẫn ra mặt trận.

        Từ tuyến đường sắt mới lắp Saratov – Astrakhan, các tuyến được hướng lệch ra ga đầu mối ngoài thảo nguyên nơi các lực lượng dự bị của STAVKA xuống tàu, vẫn còn ở hậu phương, trước khi phân bổ đến các địa điểm tập trung ngay sau mặt trận. Hệ thống đường sắt của Sô viết, căng thẳng với việc vận chuyển 1300 toa mỗi ngày cho cả ba phương diện quân, đã làm rất cừ. Nhưng sự lộn xộn là không thể tránh khỏi. Có một sư đoàn mất gần hai tháng rưỡi để đáp tàu quân sự từ một ga tránh ở Uzbekistan.

          Kế hoạch của chiến dịch Sao Thổ khá đơn giản, nhưng đầy tham vọng táo bạo. Nỗ lực chính triển khai ở đầu cầu Serafimovich, cách Stalingrad chừng hơn một trăm dặm về phía Tây, trên một địa đoạn dài 40 dặm ở nam sông Đôn nơi tập đoàn quân Rumani số 3 không đầy đủ sức mạnh chiếm giữ, tiến về hướng đông - nam. Điểm đích của cuộc tấn công ở mãi sâu ở phía hậu phương Tập đoàn quân VI để các lực lượng cơ giới Đức đang ở trong và xung quanh Stalingrad không thể trở về kịp thời, tạo nên sự khác biệt.

         Trong khi đó, một mũi tấn công chia cắt gần hơn từ một đầu cầu khác ở nam sông Đôn tại Kletskaya, rồi công kích vào hậu phương của quân đoàn lục quân XI của Strecker trải dài từ khúc ngoặc lớn đến khúc ngoặc nhỏ của sông Đôn. Sau cùng, từ phía Nam Stalingrad, một mũi thiết giáp thọc sâu vào hướng tây bắc để gặp hướng tấn công chính ở đâu đó quanh Kalach. Và như vậy sẽ hợp vây Toàn bộ tập đoàn quân VI của Paulus và một phần Tập đoàn quân xe tăng IV của Hoth. Tất cả huy động tới 60% lực lượng xe tăng của Hồng quân vào chiến dịch Sao Thổ.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #38 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2015, 07:09:27 pm »

          Việc bảo mật ở phía Soviet diễn ra tốt đẹp hơn dự kiến, dù một số tù binh Hồng quân và lính đảo ngũ nằm trong tay quân Đức. Trong mùa hè 1942, tình báo Đức đã thất bại không nhận ra việc thành lập 5 Tập đoàn quân xe tăng mới (thật ra mỗi Tập đoàn chỉ tương đương một quân đoàn xe tăng Đức) và 15 quân đoàn xe tăng (mỗi quân đoàn tương đương một sư đoàn tăng Đức mạnh). Đến thời điểm bùng nổ, bên Hồng quân càng quan tâm hơn đến maskirovka, một thuật ngữ bao gồm việc đánh lừa, ngụy trang, và hoạt động bảo mật bằng cách giảm tối đa lượng thông tin điện đài. Mệnh lệnh được chuyển từ người sang người và không được viết ra. Các biện pháp đánh lừa còn bao gồm cả việc tăng cường hoạt động quanh Moscow.

          Phía Đức nhận định rằng vòng cung Rzhev là khu vực thích hợp nhất cho một cuộc tấn công phía Sô viết trong tháng 11. Trong khi đó ở phía nam, các sư đoàn tiền duyên dọc theo các địa đoạn sống còn của chiến dịch Sao Thổ lại được lệnh thiết lập trận địa phòng ngự, đó chỉ là để cho không thám Đức nhận thấy, và phương diện quân Voronezh, vốn chả dính dáng gì, lại được lệnh chuẩn bị phương tiện công binh, thuyền bè như thể để tấn công. Hoạt động quân sự ở các khu vực khác được che dấu bởi việc xây dựng tuyến phòng thủ, cho phía đối phương có ấn tượng về kế hoạch của một cuộc tấn công. Các đơn vị tham gia chiến dịch Sao Thổ, hành quân tiếp cận vị trí trong đêm, ẩn nấp vào ban ngày, đó là một nhiệm vụ khó khăn trên thảo nguyên trống trải, nhưng kỹ thuật ngụy trang của Hồng quân hữu hiệu đáng ngạc nhiên. Không ít hơn 17 cầu giả được bắt qua sông Đôn để thu hút sự chú ý của không quân Đức khỏi 5 chiếc cầu thật, mà trên đó Tập đoàn quân xe tăng 5, quân đoàn xe tăng 4, hai quân đoàn kỵ binh và nhiều sư đoàn bộ binh vượt sông.

           Phía nam Stalingrad, quân đoàn cơ giới 13, 4, quân đoàn kỵ binh 4 và các đơn vị hỗ trợ - tổng cộng hơn 160.000 người, 430 xe tăng, 550 đại bác, 14.000 xe cộ và hơn 10.000 ngựa – được đưa qua sông Volga ở phía hạ lưu thành từng đợt trong đêm, đó là một công việc khó khăn và nguy hiểm với băng trôi dọc xuống dòng sông. Họ phải ngụy trang trước bình minh. Phía Hồng quân dĩ nhiên không thể che dấu toàn vẹn cho chiến dịch sắp đến, nhưng, như một sử gia đã nói, là “kỳ công nhất là dấu được mức độ của cuộc tấn công”.

        Đầu mùa thu năm 1942, đa số tướng lĩnh Đức - dù không chia sẽ với Hitler niềm tin rằng Hồng quân đã bị kết liễu - cũng tin rằng họ đã gần như kiệt quệ. Nhưng trái lại, các sỹ quan tham mưu có xu hướng hoài nghi. Khi đại úy Winrich, một sỹ quan thành tích cao từ quân đoàn Châu phi gia nhập vào sở chỉ huy tập đoàn quân 6, trung tá Niemeyer, trưởng ban tình báo, chào mừng anh với những đánh giá ảm đạm hơn mong đợi “Bạn mến,” ông ta nói “đến mà xem bản đồ tình huống này. Nhìn vào các điểm đánh dấu đỏ ấy. Quân Nga bắt đầu tập trung ở phía bắc tại đây, và phía nam tại đây” Niemeyer cảm thấy các sỹ quan cao cấp, dù quan ngại đến mối đe dọa với tuyến thông tin liên lạc của họ, mà không nhận ra sự nguy hiểm của một trận hợp vây nghiêm trọng.

         Tướng Paulus và tướng Schmidt có xem tất cả các báo của của Niemeyer nhưng cho rằng ông ta đã phóng đại. Cả hai vị tướng tin là sẽ có các cuộc tấn công lớn với pháo binh và xe tăng, nhưng không nghĩ đến một trận đánh thọc sâu về phía hậu phương, sử dụng đúng chiến thuật Schwerpunk của Đức. (Sau sự kiện này, tướng Paulus dường như bị rơi vào một sai lầm rất người là ông tự thuyết phục rằng mình đã nhận thấy tất cả mối nguy hiểm. Nhưng tướng Schmidt thì thẳng thắn thừa nhận rằng họ đã nhận định sai nghiêm trọng về kẻ thù).

         Mặt khác, tướng Hoth, có lẽ có cái nhìn rõ hơn về mối đe dọa của một cuộc tấn công từ phía nam Stalingrad.Tất cả các vị tướng khi về Đức họp đều bị thuyết phục rằng Liên Xô không có khả năng mở hai chiến dịch, và đánh giá của đại tá Gehlen, dù thận trọng bóng gió tất cả các tình huống có thể, tiếp tục chỉ ra rằng đánh vào cụm tập đoàn quân Trung tâm là vị trí thích hợp nhất cho trận tấn công chính trong mùa đông (của phía Nga). Tổ chức của ông ta đã thất bại trong việc nhận ra sự hiện diện của tập đoàn quân xe tăng 5 thuộc phương diện quân sông Đôn đối diện với quân Rumani. Chỉ có một dấu hiệu ngăn chặn ngắn trước khi trận công kích diễn ra.

        Khía cạnh ấn tượng nhất lúc đó là vấn đề do tướng Paulus và tướng Schmidt đưa ra, rằng, mỗi khi Tập đoàn quân VI gửi về phía sau các báo cáo của họ, thì có nghĩa là sẽ không làm gì thêm nếu những mối đe dọa đó không nằm trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tính thụ động này hoàn toàn đi ngược với truyền thống quân sự Phổ, vốn cho rằng việc chần chừ đợi lệnh và không chịu tự suy nghĩ là không thể chấp nhận với một vị tư lệnh. Còn Hitler, dĩ nhiên, đã khoa trương lên để dẹp tan kiểu độc lập đó trong các tướng lãnh của ông, và Palus, vốn bẩm sinh là một sỹ quan tham mưu hơn là một tư lệnh chiến trường, đã tán thành.

         Sau này, tướng Paulus thường bị đổ lỗi là không tuân theo lệnh của Hitler, khi viễn cảnh của một thảm họa đã quá rõ ràng, nhưng thật ra, sai lầm chính yếu của ông ở cương vị tư lệnh chính là việc thiếu chuẩn bị để đối mặt với nguy cơ. Đây là tập đoàn quân của chính ông, đối tượng bị đe dọa. Lý ra, những gì cần làm, là ông phải rút phần lớn lực lượng thiết giáp của mình ra khỏi các trận đánh tiêu hao trong thành phổ và tổ chức thành một lực lượng cơ giới mạnh sẵn sàng phản ứng nhanh. Đồ quân dụng, đạn dược cũng nên được tái phối trí lại để xe pháo có thể sẵn sàng lên đường sau một báo động ngắn. Công tác chuẩn bị tương đối nhỏ này – và việc không tuân theo Quốc trưởng – có thể giúp cho Tập đoàn quân VI có được khả năng phòng thủ hữu hiệu trong thời khắc nguy ngập.

           Hitler đã ra lệnh trong một chỉ thị Quốc trưởng đề ngày 30 tháng 6 rằng các đơn vị không nên liên lạc với những lực lượng Đồng minh. Tuy nhiên, tướng Schmidt đã bị các thành viên ban tham mưu (của Tập đoàn quân VI) thuyết phục bỏ qua lệnh đó. Một sỹ quan cùng với một máy truyền tin không dây của Tập đoàn quân VI được đưa tới chỗ của quân Rumani ở hướng Tây – Bắc. Đó chính là trung úy Gerhard Stock, người từng nhận được huy chương vàng môn ném lao trong kỳ Olympic Berlin 1936. Và tướng Strecker cũng sắp xếp để đưa một sỹ quan liên lạc từ quân đoàn XI.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #39 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2015, 07:12:34 pm »

          Những tín hiệu cảnh báo đầu tiên đến từ cánh sông Đôn khoảng vào cuối tháng 10. Tướng Dumitrescu, tư lệnh tập đoàn quân Rumani số 3, đã tranh luận khá dài rằng địa đoạn của ông chỉ có thể phòng thủ được nếu họ có được toàn vẹn bờ sông, và khi đó sông Đôn sẽ là chướng ngại vật chống tăng chính của họ. Dumitrestcu cũng đề nghị chiếm phần bờ sông còn lại ở phía Nam vào cuối tháng Chín, nhưng cụm Tập đoàn quân B, trong khi chấp nhận đề xuất của ông ta, lại giải thích rằng tất cả các đơn vị trù bị phải được tập trung vào Stalingrad, nên việc chiếm đó vẫn chỉ là sắp thực hiện.

         Rồi một khi quân Rumina bắt đầu nhận ra phía địch đang tăng cường, họ bắt đầu thêm lo ngại. Mỗi sư đoàn của họ, chỉ có bảy tiểu đoàn mạnh, phải trải ra trên một tuyến dài mười hai dặm. Điểm yếu chí mạng của họ là thiếu các vũ khí chống tăng hữu hiệu. Họ chỉ có vài khẩu pháo chống tăng loại 37mm Pak do ngựa kéo, mà quân Nga gán cho cái hỗn danh là “người gõ cửa” bởi đạn của nó không thể xuyên nổi lớp giáp của T-34. Các khẩu đội đại bác của Rumani cũng thiếu đạn vì ưu tiên chính là dành cho tập đoàn quân 6.

          Ban tham mưu của Dumitrescu đã báo cáo các mối quan ngại của họ lên sở chỉ huy cụm Tập đoàn quân vào ngày 29 tháng Mười, và Nguyên soái Antonescu cũng vạch ra cho Hitler lưu ý đến tình trạng nguy hiểm mà quân ông ta đang đối mặt, nhưng Hiter, khi đó vẫn mong đợi tin tức của việc chiếm toàn bộ Stalingrad chỉ trong vài ngày nữa, và vì có những sự kiện quan trọng khác nên quên lãng mất. Cuộc lui binh của tướng Rommel sau trận El Alamein nhanh chóng theo sau là báo động về hạm đội Anglo-Mỹ trực chỉ đến Bắc Phi. Rồi cuộc đổ bộ của chiến dịch Ngọn đuốc hướng sự chú ý của ông ta vào nước Pháp. Thế là việc các lực lượng Đức tiến vào vùng chưa bị chiếm đóng của Pháp trong ngày 11 tháng Mười đã diễn ra cũng lúc với đợt tấn công sau cùng của Paulus vào Stalingrad.

         Sau đó cảnh báo về một trận tấn công phía Sô viết vào vòng cung bắt đầu dồn dập. Sỹ quan liên lạc báo cáo trong ngày 7 tháng 11 rằng “Tập đoàn quân Rumani 3 đợi một trận tấn công mạnh với xe tăng của quân địch trong ngày 8 tháng 11 ở khu vực Kletskaya – Raspopinskaya”. Vấn đề duy nhất là quân Rumani tiếp tục báo động tấn công từ quân Nga trong 24 giờ tiếp sau nữa, và khi không có gì xảy ra, nhất là sau ngày kỷ niệm cách mạng tháng Mười hoàn toàn yên tĩnh, việc đó trở thành câu chuyện nhát ma của trẻ con.

           Tướng Von Richthofen, mặt khác, lại được thuyết phục nhiều thêm bởi bằng cớ có được từ các phi đoàn trinh sát của mình. Ngay trong đợt tấn công của tướng Paulus vào ngày 11 tháng 11, ông vẫn dành ra một bộ phận của quân đoàn không quân VIII để tấn công quân Nga tập trung đối diện với tập đoàn quân Rumani 3. Ngày hôm sau, ông viết vào nhật ký:

         “ Trên sông Đôn, quân Nga cương quyết vận chuyển những thứ chuẩn bị cho một trận tấn công vào quân Rumani. Quân đoàn không quân VIII, cả không đoàn Bốn cùng lực lượng không quân Rumani tiếp tục công kích chúng. Quân dự bị của chúng hiện đã được tập trung lại. Rồi tôi e là sẽ có tiến công!

        Ngày 14 tháng 11, ông ghi lại: “Thời tiết đang tệ dần đều, sương mù làm đóng băng trên cánh phi cơ cùng những cơn mưa bão lạnh buốt. Mặt trận Stalingrad yên tĩnh. Máy bay ném bom của chúng ta đã công kích thành công tuyến đường sắt Đông Stalingrad, làm đứt tuyến viện binh và hậu cần địch. Tiêm kích và cường kích ta tập trung chia cắt tuyến hành quân tiếp cận sông Đôn của quân Nga.

        Việc không quân Đức quét sâu vào hậu phương quân Nga đã phát hiện ra một phần tập đoàn quân xe tăng 5 đang vượt sông Đôn và suýt gây ra được hai ca thương vong nghiêm trọng. Máy bay Đức làm Khrushchev và Yeremenko sửng sốt tại Svetly-Yar, khi họ đang tiếp một phái đoàn đến từ Uzbekistan mang theo 37 toa xe quà tặng cho những người phòng thủ Stalingrad gồm rượu, thuốc lá, dưa khô, gạo, lê, táo và thịt.

          Phản ứng trước mối đe dọa của các cấp – từ Tổng hành dinh Quốc trưởng, cụm Tập đoàn quân B đến sở chỉ huy Tập đoàn quân VI – là rất rất nhỏ, rất muộn. Ảo tưởng của Hitler cũng góp một phần. Ông tự vệ bằng cách ra lệnh tăng cường cho quân Rumani bằng các đơn vị Đức và những bãi mìn, nhưng ông không chịu chấp nhận rằng không còn nguồn lực cũng như các đơn vị nào có thể.

         Tất cả những gì có thể tăng cường cho mối đe dọa ở cánh Bắc là quân đoàn xe tăng XXXXVIII (48), tư lệnh là trung tướng Ferdinand Heim, cựu tham mưu trưởng của Paulus. Trên giấy, quân đoàn này xuất hiện với đầy đủ sức mạnh, với sư đoàn tăng số 14, sư đoàn tăng số 22 và sư đoàn tăng Rumani số 1, cùng với một tiểu đoàn chống tăng, một tiểu đoàn pháo binh cơ giới, nhưng thực tế cho thấy nó không oai vệ như vậy. Cả quân đoàn xe tăng này có không quá một trăm chiếc xe tăng hiện đại hoạt động được, tính cho cả ba sư đoàn.

        Sư đoàn xe tăng 14, bị tiêu hao khi đánh Stalingrad và chưa có một cơ hội nào để tái trang bị. Sư đoàn Rumani phối thuộc thì được trang bị xe tăng hạng nhẹ Skoda của Tiệp khắc, mà loại này thì không có một cơ may nào khi đối diện với T-34. Sư đoàn xe tăng 22, là một đơn vị dự bị, thiếu nhiên liệu và trong suốt thời gian nằm bất động, chuột đã tìm đường di cư vào các thân xe. Chúng gặm nát dây cáp điện và không được thay thế kịp thời ngay lập tức.

           Trong khi đó, các trung đoàn của sư này tiếp tục bị chia ra, gửi đến chỗ này, nơi kia khi đáp ứng cho lời kêu gào giúp đỡ của các đơn vị Rumani. Để làm cho quân Rumani bình tĩnh, các phân đội nhỏ đôi chiếc xe tăng, vài cặp đại bác được đưa đi “săn ngỗng trời” từ khu vực này sang khu vực khác. Trợ lý không quân Quốc trưởng, Nicolaus Below, phàn nàn rằng: “Hitler không được thông tin về tình hình chất lượng của quân đoàn tăng này”, nhưng ngay cả khi điều này là sự thật, thì ông ta sẽ chính là người gây áp lực lên ban tham mưu của mình chống lại cái sự thật không thoải mái này.

         Ở nam Stalingrad, chỉ có một đơn vị dự bị duy nhất phía sau quân đoàn Rumani VI là sư đoàn bộ binh mô tô  hóa số 29, nhưng vào ngày 10 tháng 11, nó “nhận được mật mã ‘Hubertusjagd’, và phải đi chuyển trong thời gian ngắn nhất đến Perelazovsky ở khu vực của tập đoàn quân Rumani 3”. Perelazovsky là điểm trung tâm của quân đoàn xe tăng XXXXVIII (48). Mặc cho cảnh báo của tướng Hoth, mối đe dọa ở sườn phía nam đã không được coi trọng.

           Thời tiết trong nửa đầu tháng 11 làm cho việc hành quân tiếp cận của các đơn vị Sô viết gặp nhiều khó khăn. Những cơn mưa nặng hạt kéo theo sau là sương giá dày đặc. Nhiều đơn vị, do vội vã để chuẩn bị cho chiến dịch Sao Thổ đã không kịp nhận quân phục mùa đông. Không chỉ thiếu thốn găng tay, nón mà ngay cả những vật dụng cơ bản như là vải quấn chân dùng thay cho vớ.

           Ngày 7 tháng 11 khi sư đoàn kỵ binh 81 thuộc quân đoàn kỵ binh 4 băng qua thảo nguyên Kalmyk ở cánh nam, mười bốn lính, chủ yếu là người Uzbek và Turkoman, chưa có quân phục mùa đông, đã bị chết rét “vì sự vô trách nhiệm của cấp chỉ huy”. Các sỹ quan phi ngựa ở phía trước mà không quan tâm đến đằng sau. Những người lính đó bị lạnh cứng, ngã từ lưng ngựa xuống, và các NCO, không biết làm gì, đã ném họ lên thùng xe, ở đó họ bị cóng tới chết. Chỉ trong một phân đội kỵ binh đã mất tới 35 con ngựa. Binh lính cố chuồn khỏi trận chiến sắp tới. Trong sư đoàn bộ binh 93, trên đường hành quân tiếp cận, đã có 7 ca tự-thương, và hai trường hợp đào ngũ bị bắt lại. “Trong vài ngày tới” báo cáo từ phương diện quân Stalingrad gửi Shcherbatov viết “những kẻ phản bội khác sẽ cũng sẽ cố làm như vậy, trong số chúng có một đảng viên hắn đã tự bắn vào tay trái trong một phiên gác”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM