Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:41:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Stalingrad - Anthony Beevor  (Đọc 62617 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #10 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2015, 04:05:01 pm »

      Những cô gái phòng không vẫn có mặt. "Họ không chịu nấp!" kể lại đại úy Sarkissian. Một nữ pháo thủ tên là Macha đã giữ chốt trong vòng 4 ngày liền. Trong sổ ký sự của sư đoàn 16 Panzer có đề : " Đến tận cuối buổi chiều, chúng tôi đã phải đối đầu với 37 vị trí súng phòng không do nữ pháo thủ điều khiển. Họ rất là bền bỉ. Trận đánh chỉ kết thúc một khi họ đã hoàn toàn bị tiêu diệt "

     Những người lính tăng Đức cũng không dấu nổi nỗi kinh hoàng khi họ thấy rằng họ đã bắn vào những người đàn bà. Người Nga thì thấy cái này hoàn toàn phản logic khi cùng ngày hôm đó, máy bay của Richthofen đã tàn sát hàng chục ngàn đàn bà trẻ em ở Stalingrad.

     Tình thế của những người bảo vệ Stalingrad lúc này rất là xấu. Eremenko đã tập trung phần lớn những đơn vị của ông để chặn mũi tiến của TĐQ Panzer số 4 từ phía tây nam. Ông không ngờ rằng TĐQ 6 đã tiến nhanh như thế.

     Ở hang Tsaritsa, đại bản doanh của Eremenko và Khruchev, nỗi hoang mang lên đến nỗi khi những người lính công binh đến báo việc vừa xây xong cầu qua sông Volga, họ đã được lệnh phải phá nó ngay để tránh nó rơi vào tay phát xít Đức. Trong thành phố, các đơn vị tự vệ thiếu kinh nghiệm chiến đấu cũng như vũ khí được tập trung.

     Gần nhà máy "Máy Kéo" được chuyển sang sản xuất T34, trong trường Đại học Công Nghiệp đã bị bom phá hủy, các thầy giáo và sinh viên tập hợp thành các đơn vị chiến đấu và đào hào ngay trước tầm bắn trực tiếp của sư đoàn 16 Panzer. Những thầy giáo trở thành chỉ huy của 1 tiểu đoàn "thiết giáp" do một nữ thợ máy của nhà máy làm chính ủy. Họ nhẩy lên xe tăng ngay sau khi nó mới ra khỏi dây chuyền sản xuất, chưa được tô sơn gì hết.

     Trong ngày 24/8, những đơn vị không quân của Hồng quân hầu như bị thất bại. Những chiếc Yak-1 hoàn toàn vô dụng trước từng đoàn Mes-serschmitt 109, và không có yểm trợ trên không những chiếc Sturmmovik trở thành mồi ngon cho tiêm kích Đức. Cuộc ném bom vào thành phố kéo dài cả ngày 25/8. Lệnh sơ tán cũng chỉ được ban ngày 25, nhưng do số phà quá ít và hoạt động của quân Đức, vượt sông nguy hiểm không kém ở lại. Ngày 28/8, sư đoàn 16 Panzer thông báo đã bắn hỏng một pháo thuyền và một con phà. Trong những ngày sau đó nó đã đánh chìm 7 chiếc thuyền đều được gọi hết là "pháo thuyền" nhưng thật ra có lẽ phần lớn là những chiếc thuyền sơ tán dân. Ngày thứ 3, những xe tăng Đức đã bắn chìm một chiếc tầu guồng. Ngay sau đó họ đã nghe thấy tiếng đàn bà trẻ em la hét kêu cứu, từ nơi đắm tầu. Một số đã xin chỉ huy cho bơi thuyền hơi ra cứu nhưng bị từ chối. Tối hôm đó, họ phải ngủ bịt tai để không nghe thấy những tiếng hét từ trên sông vọng lên. Một số người đàn bà đã lên được một bãi cát giữa sông và phải đợi ở đó cả đêm và ngày hôm sau. Họ chỉ được cứu vào đêm hôm sau, và khi đó ngay quân Đức cũng ngừng không bắn nữa.

     Tình hình hậu cần của đạo quân Panzer Đức cũng không được khả quan cho lắm. Đa số bộ binh và vật liệu vẫn ở phía sông Don. Ngày 25/8, Richthofen cho thả dù tiếp tế xuống các xe tăng của Von Wietersheim. Mũi tiến của Đức cũng bị tê liệt nếu không có yểm trợ của TĐQ Panzer số 4, nhưng với một binh đoàn Panzer bị chuyển về phía Caucasia và sự chống trả quyết liệt của Hồng quân, tuớng Hoth chỉ huy TQĐ 4 Panzer không thể làm hơn được. Ngày 31/8, binh đoàn Panzer số 48 đã cắt được đường xe lửa Stalingrad -Morozovsk, tàn quân của các TĐQ 62 và 64 có nguy cơ bị bao vây. Eremenko bắt buộc phải rút nhanh ra khỏi cái túi đang hình thành để bao vây hai TQĐ này. Ở cánh Bắc của Paulus, binh đoàn 14 Panzer cũng phải gánh chịu những cuộc phản công liên miên. Không quân Nga cũng cố gắng tấn công cả ngày và đêm các đầu cầu sân bay và sở chỉ huy của Đức.

     Vào cuối tháng 8, thời tiết thay đổi đột ngột. Ngày 29, trời mưa cả ngày biến các con đường đất thành bùn. Ở khu vực Rynok, nơi đóng quân của sư đoàn 16 Panzer, không khí lạc quan cũng bắt đầu tan. Những khu rừng cây lê nơi trú ẩn của xe tăng đã bị pháo binh Nga bắn trụi. Những cuộc phản công của Nga bắt sư đoàn phải chuyển sang tư thế phòng thủ bị động. Ba TĐQ Nga đã được tập trung nhằm mở một chiến dịch phản công lớn : TĐQ 24, 66 và một Quân Đoàn Cận vệ. Nhưng do lộn xộn ở tiền tuyến, các đơn vị không có thể tác chiến được, hơn nữa vũ khí nặng và xe tăng của họ cũng chưa đến nơi. Zhukov, vưà mới được phong làm  phó Tổng tư lệnh Hồng quân, số hai sau Stalin cũng đến xem xét tình hình ngày 29/8 ở mặt trận Stalingrad. Ở đây ông thấy rằng đa số những người lính chuẩn bị cho cuộc phản công đều còn thiếu kinh nghiệm và đã xin Stalin hoãn lại 1 tuần. Nhưng ngày 3/9, các đơn vị của Von Seidlitz đã gặp các đơn vị của Hoth ở phía tây Stalingrad, vài ngày sau, quân Đức đã vào ngoại ô thành phố. Stalin điện ngay tới Zhukhov nhằm thúc đẩy trận phản công, Zhukhov xin thêm hai ngày trước sự tức tối của Stalin "Tất cả những chậm chạp hiện nay là một tội lỗi".

      Khó có thể nói được là Stalin hay Zhukhov đã đúng. Paulus cũng đã có thời gian củng cố chuẩn bị. Hai ngày sau cuộc phản công bắt đầu và thất bại nhanh chóng. QĐ 1 Cận vệ chỉ tiến được vài cây số trong QĐ 22 bị đánh bật lại vị trí lúc đầu.

     Điểm khả quan duy nhất của cuộc phản công này là đã làm tổn thất nặng lực lượng dự bị của Paulus vào lúc ông ta đang cần nó nhất. Số thiệt hại của Đức ở đây cao nhất trong chiến dịch. Trong vòng một ngày : 6 chỉ huy tiểu đoàn đã chết, nhiều đại đội chỉ còn 40-50 người. Con số tử vong của Đức ở mặt trận phía Đông vừa vượt 1,5 triệu người. Ở Stalingrad, tinh thần cũng lạc quan hơn. Danh hiệu "Người bảo vệ Stalingrad" được đánh giá rất cao. Họ biết là cả nước đang chú ý đến cuộc chiến đấu của họ, và sông Volga là hàng phòng thủ cuối cùng duy nhất trước vùng núi Ural.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2015, 11:22:55 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2015, 05:52:26 pm »

                                                                                                IX



                                                                           NHỮNG TRẬN ĐÁNH TRONG THÁNG CHÍN

                                                                                          “ THỜI GIỜ LÀ MÁU”


            Lần đầu tiên người dân Đức nghe đến thành phố Stalingrad ở góc độ là một mục tiêu quân sự là trong một thông cáo đưa ra ngày 20 tháng 8. Chỉ hơn hai tuần sau, Hít-le kẻ không bao giờ muốn lính mình dính vào những trận chiến đấu trên đường phố Moscow hoặc Lenigrad, đã phải quyết định chiếm thành phố bằng mọi giá.
            Những sự kiện ở mặt trận Caucasus, được xem là quan tâm chính của ông, đóng một phần quan trọng trong nỗi ám ảnh mới của ông ta, Stalingrad. Ngày 7 tháng 9, ngày mà Halder đã ghi chú là “Tiến triển thỏa mãn ở Stalingrad”, thì cơn điên giận của Hittle vì thất bại trong tấn công ở Caucasus đã bốc lên đầu. Hắn không chịu chấp thuận rằng Thống chế List không còn đủ quân cho nhiệm vụ. Tướng Alfred Jodl, vừa mới trở về sau cuộc viếng thăm sở chỉ huy của List, đã nhận xét trong bữa ăn tối rằng List chỉ nghe theo lệnh của lãnh tụ (Fuhrer). Hitler gầm lên: “Dối trá”, rồi bỏ ra. Như thể để chứng tỏ rằng ông ta đã bị trích dẫn sai, những chỉ thị được gửi về lại Đức bằng máy điện báo, lệnh cho các nhân viên tốc ký Reichstag đến Vinitsa để ghi chép từng lời một cho các cuộc họp tình hình hằng ngày.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2015, 09:24:57 pm »

Lỗi font (Phải sửa lại)

                                                                                                       IX


                                                                                      NHỮNG TRẬN ĐÁNH TRONG THÁNG CHÍN

                                                                                                      “ THỜI GIỜ LÀ MÁU”


      Lần đầu tiên, người dân Đức nghe tin thành phố Stalingrad ở góc độ một mục tiêu quân sự là trong một thông cáo đưa ra ngày 20 tháng 8. Chỉ hơn hai tuần sau, Hitler – kẻ không bao giờ muốn lính mình dính vào những trận chiến đấu trên đường phố Moscow hoặc Leningrad đã phải quyết định chiếm thành phố bằng mọi giá.

      Những sự kiện ở mặt trận Caucasus, được xem là quan tâm chính của ông, đóng một phần quan trọng trong nỗi ám ảnh mới của ông ta, Stalingrad. Ngày 7 tháng 9, ngày mà Halder đã ghi chú là “Tiến triển thỏa mãn ở Stalingrad”, thì cơn điên giận của Hitler vì thất bại trong tấn công ở Caucasus đã bốc lên đầu. Hắn không chịu chấp nhận rằng Thống chế List không còn đủ quân cho nhiệm vụ. Tướng Alfred Jodl, vừa mới trở về sau cuộc viếng thăm sở chỉ huy của List, đã nhận xét trong bữa ăn tối rằng List chỉ nghe theo lệnh của lãnh tụ (Fuhrer). Hiler gầm lên: “Dối trá”, rồi bỏ ra. Như thế để chứng tỏ rằng ông ta đã bị trích dẫn sai, những chỉ thị được gửi về Đức bằng máy điện báo, lệnh cho các nhân viên tốc ký Reichstag đến Vinitsa để ghi chép từng lời một cho các cuộc họp tình hình hàng ngày.

      Sau chiến thắng ở Ba lan, ở các nước vùng Scandinavia và Pháp, Hiler thường sẵn sàng coi khinh những yêu cầu trần tục, như cung cấp nhiên liệu, thiếu nhân lực, như thể ông ta đứng trên những sự câu thúc vật chất bình thường của chiến tranh. Cơn giận của ông trong tình huống này cho thấy một dạng thức tâm lý. Tướng Warlimont, vừa quay lại sau một tuần phép, đã sỗ bởi “Cái nhìn chằm chằm không chớp mang đầy nỗi căm ghét”, rằng ông đã nghĩ “Người này thật mất mặt; hắn tin rằng cuộc mưu đồ tai hại đó của hắn đã chấm dứt; rằng nước Nga Sô-viết sẽ không bị đánh bại trong nỗ lực thứ hai này”. Nicolaus von Below, sĩ quan quản trị không lực Fuhrer cũng quay lại để thấy “một tình hình mới hoàn toàn”. “Cả những người thân cận Hitler đều mang một cảm tưởng phiền muộn giống nhau”. Đột nhiên Hitler rút lui hoàn toàn.

      Hitler có thể cảm giác được sự thật – rốt cuộc, ông bảo với các tướng lãnh rằng, thất bại trong việc chiếm Caucasus nghĩa là kết thúc chiến tranh – nhưng ông ta vẫn không chấp nhận điều đó. Sông Volga đã bị cắt rời và vùng công nghiệp chiến tranh Stalingrad đã bị hủy diệt – cả hai mục tiêu đã được định ra trong chiến dịch Xanh – còn giờ ông ta muốn chiếm được thành phố mang tên Stalin, cứ như việc này, chính nó có thể đạt được sự khuất phục của kẻ thù theo một nghĩa nào đó. Con người mơ mộng nguy hiểm này đã hướng đến một biểu tượng chiến thắng để đền bù.

      Một hai chiến công rực rỡ đã cố duy trì cho viễn cảnh rằng Stalingrad sẽ là thử thách gắt gao mà ở đó sẽ chứng minh cho sức mạnh vượt trội của người Đức. Trong trận đánh liên miên ở mặt trận phía Bắc. Bá tước von Strchwitz, tư lệnh nổi danh của sư đoàn thiết giáp số 16, đã cho thấy sự thành công của một trận đánh tăng kéo dài phụ thuộc vào một cái đầu lạnh, ngắm trúng và bắn nhanh. Quân Nga đã lũ lượt kéo đến hàng đàn T-34 và những chiếc tăng Mỹ theo hiệp ước Lend-Lease. Những chiếc xe của Mỹ, với xác cao và giáp mỏng, cho thấy dễ dàng bị hạ gục. Các tổ lái Sô-viết không thích chúng. “Những chiếc tăng đó không tốt”, một lính lái tăng bảo với người bắt giữ “Van thì lung tung, máy thì nóng còn bộ truyền động thì bất lực”.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2015, 12:53:08 am gửi bởi huytop » Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2015, 03:26:46 pm »

THỬ KIỂM TRA FONT.

Đã kiểm tra xong. Để tránh loãng topic, nhờ ban quản trị xóa giùm cho bài này. Xin cám ơn!

          
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2015, 03:33:28 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #14 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2015, 01:18:11 pm »

       “Quân Nga tấn công khắp quả đồi”. Freytag-Loringhoven nhớ lại “chúng tôi ở trên sườn dốc. Trong cả hai ngày họ đến theo đúng một cách, phơi mình ra rõ ở phía chân trời”. Hơn một trăm lính đã bị tiêu diệt. Một hạ sỹ trinh sát viết về nhà ”Xa trong tầm mắt, vô số tăng bị bắn hạ và phát cháy”. Strachwitz, bốn-mươi-chín tuổi, nhận cành lá sồi Hiệp sỹ chữ thập, và được gửi về lại Đức rất nhanh sau đó vì lý do tuổi tác của mình. Ông ta là chỉ huy của Freytag-Loringhoven. Những cuộc tấn công của quân Nga ở vị trí này là ngông cuồng và bất lực một cách kinh khủng, nhưng nó thể hiện cho quyết tâm phòng thủ Stalingrad bằng mọi giá. Đó là một quyết tâm cao hơn so với thứ tương tự ở phía quân xâm lược.

         “Thời khắc cho lòng dũng cảm đã điểm…”, dòng thơ của Anna Akhmatova tại thời điểm mà sự tồn vong của nước Nga đang trên bờ vực thẳm

         Từ khi Rostov thất thủ, mọi điều để nâng cao mức kháng cự đều được cho phép. Một bức tranh trên tờ Slinskoe Znamia, tờ báo của phương diện quân Stalingrad, đăng ngày 8 tháng 9 vẽ hình một cô gái hoảng sợ với chân tay bị trói. Dòng chú thích ghi:“Giả sử người yêu của bạn bị quân phát xít trói như thế này? Đầu tiên bọn mất dạy sẽ hiếp cô, rồi sẽ ném cô ấy xuống dưới xích xe tăng. Hãy tiến lên hỡi các chiến sỹ. Hãy bắn vào quân thù. Trách nhiệm của bạn là phải ngăn lũ tham tàn cưỡng hiếp bạn gái của bạn!”

         Những tuyên truyền kiểu này – hầu như lặp lại chủ tố trong bài thơ “Giết nó!” của Konstantin Simonov – rõ ràng là thô thiển, nhưng hình tượng đó phản ánh rất gần với tâm trạng lúc ấy. Bài thơ của Alexey Surkov “Tôi căm thù” cũng mang tính hung tợn như vậy. Tội ác của bọn Đức với tổ quốc chỉ có thể xoá sạch bằng máu (1) Ngày 9 tháng 9 những đơn vị đi trước của tập đoàn tăng số 4 đã cán lên những tờ Sao đỏ, trên đó đầy những lời khẩn cầu của Ilya Ehrenburg gửi đến chiến sĩ Sô-viết, kết thúc với đoạn: “Không còn nhiều ngày, cũng không còn nhiều đất. Chỉ còn một số quân Đức mà bạn giết. Hãy giết quân Đức - đó là lời cầu nguyện của mẹ bạn. Hãy giết quân Đức – đó là lời hét vang của đất Nga. Đừng do dự, đừng yếu đuối. Giết”

         Với Eremenko và Khrushchev, vấn đề quan trọng trong giai đoạn khủng hoảng này, là chọn ra một người chỉ huy tập đoàn quân 62, họ rõ ràng là không tin có thể giữ được Stalingrad. Ngày 10 tháng 9, Tập đoàn quân 62 vừa chiến đấu vừa rút lui vào nội thành. Nó bị cắt rời với tập đoàn quân 64 ở mạn bắc, khi sư đoàn bộ binh môtô hoá số 29 (quân Đức) đột kích được đến sông Volga ở Kuporosnoe điểm chót đỉnh phía bắc của Stalingrad. Ngày 11 tháng 9, sở chỉ huy của Eremenko tại hẻm núi Tsaritsa đã trong tầm hoả lực pháo hạng nặng. Konstantin Simonov đến đó đúng vào lúc ấy. Ông ta ấn tượng bởi “mùi rầu rĩ của kim loại nung cháy” lúc băng qua dòng Volga đến với thành phố đang âm ỉ cháy. Trong cái boong-ke thiếu dưỡng khí của Khrushchev, “Người trông buồn bã và trả lời gióng một… lấy ra một gói thuốc lá và cố đánh hết que diêm này đến que khác, nhưng không thể châm lửa được lần nào vì hơi gió trong hầm quá mạnh”.

          Simonov và bạn ông ngủ trên áo bành tô của họ trong một góc hệ thống hầm cạnh lối vào Tsaritsa. Sáng hôm sau, khi họ thức giấc, khu vực đó trống trơn. “Không còn một ai, từ các sỹ quan tham mưu cho đến những người đánh máy”. Rốt cuộc, họ cũng tìm thấy một tay lính thông tin đang cuộn lại những mét dây cuối cùng. Và biết được Sở chỉ huy Phương diện quân được sơ tán qua bên kia bờ Volga. Những cuộc bắn phá làm dây liên lạc đứt thường xuyên buộc Yeremenko và Khrushchev phải xin Stalin được phép dời sở chỉ huy sang bên kia sông. Chỉ còn một sở chỉ huy chính còn ở lại bên tả ngạn, đó là của Tập đoàn quân 62. Sáng hôm sau, tướng Chuikov được lệnh triệu tập lên sở chỉ huy mới tại Yamy, là nơi trú của Hội đồng Quân sự hỗn hợp hai Phương diện quân: Stalingrad và Tây Nam. Ông ta phải mất cả một ngày và gần một đêm để vượt sông Volga và tìm ra địa điểm đó. Ánh lửa từ những toà nhà đang cháy ở Stalingrad mạnh đến nỗi, dù ở bờ đông con sông, cũng không cần phải bật đèn pha của chiếc xe Jeep.Cuối cùng, khi Chuikov gặp được Khrushchev và Yeremenko thì trời cũng đã sáng, họ kiểm điểm lại tình hình. Quân Đức chuẩn bị chiếm thành phố bằng bất cứ giá nào. Không được đầu hàng. Cũng không còn nơi nào để rút lui nữa. Tướng Chuikov được đề nghị làm tư lệnh mới của Stalingrad.

          “Đồng chí Chuikov” Khrushchev nói “Đồng chí hiểu nhiệm vụ mới của mình thế nào?”

          “Chúng tôi sẽ phòng thủ được thành phố hoặc sẽ chết trong nỗ lực đó” Ông ta trả lời. Yeremenko và Khrushchev nhìn ông và nói rằng ông đã hiểu đúng nhiệm vụ.

          Đêm ấy, tướng Chuikov qua sông bằng phà từ bến Krasnaya Sloboda, cùng với hai chiếc T-34, đến bến đáp trung tâm, phía trên hẻm núi Tsaritsa một chút. Khi con tàu cập bờ, hàng trăm người, chủ yếu là thường dân đang hi vọng thoát đi được, hiện ra yên lặng trong các hố đạn pháo. Những người khác thì mang thương binh lên tàu. Tướng Chuikov cùng đoàn tuỳ tòng bắt đầu lên đường tìm Sở chỉ huy mới của ông.

         Sau nhiều lần lạc hướng, chính trị viên của một đơn vị công binh đã dẫn họ đến Mamaev Kurgan, một gò mộ Tartar cổ, còn được biết với cái tên đồi 102, căn cứ theo cao độ của nó. Ở đó, tướng Chuikov tìm được sở chỉ huy Tập đoàn quân 62 và gặp tham mưu trưởng của mình, tướng Nikolay Ivanovich Krylov. Sự thẳng thừng và cộc cằn của Chuikov hoàn toàn tương phản với Krylov, một người kỹ càng, với một đầu óc tính toán, nhưng cả hai nhanh chóng hiểu nhau và hiểu tình hình chung. Chỉ có một con đường để trụ vững. Họ phải trả giá bằng sinh mệnh.  “Thời giờ là máu” như Chuikov đã nói sau đó với vẻ thẳng thừng.

        Được hỗ trợ bởi Krylov và Kuzma Akimovich Gurov, chính uỷ tập đoàn quân với vẻ sát khí cùng bộ mặt cạo nhẵn, lông mày rậm, Chuikov bắt đầu rót nỗi kinh hoàng vào bất cứ viên chỉ huy nào có chút suy nghĩ về việc rút lui. Vài sĩ quan cao cấp bắt đầu chuồn qua sông, bỏ mặc đồng đội, dù hầu hết họ, như Chuikov đã biết, cũng muốn “chạy qua sông Volga càng nhanh càng tốt, để thoát khỏi cái địa ngục này”. Ông yêu cầu lực lượng NKVD kiểm soát mọi bến phà, cầu tàu. Những kẻ đào ngũ, dù ở cấp bậc nào, sẽ đối mặt với án tử hình.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #15 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2015, 01:21:36 pm »

          Có nhiều những báo cáo báo động khác về tính khả tín của binh sỹ. Trước đó, ở lữ đoàn Tăng Cận vệ số 6, một thượng sỹ đã giết đại đội trưởng của mình, rồi đe dọa điện báo viên và lái tăng bằng súng lục. Khi họ ra khỏi chiếc xe, hắn lái thẳng về hướng của sư đoàn bộ binh số 76 của Đức. Bởi tên thượng sỹ ấy có gắn sẵn một lá cờ trắng ngoài tháp pháo, những điều tra viên kết luận rằng tên phản bội lão luyện này đã lên kế hoạch chi tiết cho âm mưu kinh tởm của hắn từ trước. Hai người lính bị ép bằng họng súng phải ra khỏi xe, cũng bị cho rằng đã “thể hiện tính hèn nhát”. Cả hai phải ra toà án binh sau đó và có thể đã bị bắn.

        Trong tình trạng đó, tập đoàn quân 62 chỉ còn lại chừng 20.000 quân. Và còn ít hơn 60 chiếc tăng. Nhiều trong số đó chỉ còn có thể dùng như các hoả điểm cố định. Tuy vậy, tướng Chuikov có hơn 700 pháo cối, và ông ta muốn tất cả pháo binh hạng nặng phải rút về bên kia bờ sông. Ông ta có một bận tâm hàng đầu là giảm thiểu ảnh hưởng của sự hỗ trợ từ không quân Luftwaffe cho lính Đức. Tướng Chuikov cũng nhận thấy tính miễn cưỡng của quân Đức khi tham gia các trận cận chiến, đặc biệt là vào ban đêm. Để xói mòn tinh thần mỗi lính Đức “phải làm cho có cảm giác là đang sống dưới họng pháo Nga”.

       Ngay đến trước lúc quân Đức triển khai đợt tấn công chính, thì mối quan ngại hàng đầu của ông ta vẫn đang là điều khiển được các đơn vị lộn xộn mà ông không quen, cũng không xác định được vị trí đóng. Tướng Chuikov vạch đại các tuyến phòng thủ mà ông thấy nó còn bé hơn cả những chiếc rào chắn mà một chiếc xe tải cũng có thể xô ngã được. Trong khi đó, sở chỉ huy tập đoàn quân 6, lại phóng đại theo hướng khác, với những báo cáo đại loại “những vị trí phòng thủ mạnh với hầm ngầm sâu và các ụ súng có phủ bê tông”. Những chướng ngại vật thực sự với quân tấn công, như họ phát hiện rất nhanh sau đó, nằm dưới các đống đổ nát của thành phố.

       Cùng ngày ấy, ngày 12 tháng 9, tướng Paulus ở hành dinh Werwolf của Hitler tại Vinnitsa với tướng Halder và tướng Von Weichs, tư lệnh cụm tập đoàn quân B. Các ghi chép về những cuộc thảo luận khác nhau. Paulus đòi kéo sườn trái mở rộng dọc lên sông Đông, trên các tuyến về Voronezh, và sự thiếu một chiếc “coóc xê” cứng cáp cho quân Ý, Hung và Rumani. Theo Paulus, kế hoạch của Hitler dựa trên giả định rằng quân Nga đang kiệt quệ và rằng bên sườn sông Đông được củng cố bởi các đội hình quân chư hầu. Hitler, chỉ chú tâm vào Stalingrad, muốn biết nó sẽ sụp đổ nhanh thế nào. Paulus có lẻ lặp lại ước lượng ông đã báo cho Halder trước đó: Mười ngày chiến đấu, “sau mười bốn ngày tập hợp đội hình”

         Giai đoạn một cuộc tấn công của quân Đức bắt đầu vào sáng hôm sau, lúc 4h45 sáng giờ Đức hay 6h45 giờ Nga (Hitler vẫn cố đòi Wehrmacht ở Nga hoạt động cùng giờ với tổng hành dinh Wolfsschanze của hắn ở Đông Phổ). Ở phía cánh trái của quân đoàn 51, sư đoàn bộ binh 295 đánh thẳng về hướng Mamaev Kurgan, trong khi bên phải sư đoàn bộ binh 76 và 71 tấn công vào nhà ga xe lửa chính và bãi đổ bộ trung tâm bên bờ Volga. Các sỹ quan sư đoàn 295 đã kích thích quân mình bằng ý tưởng rằng họ có thể tiến đến sông Volga chỉ bằng một trận tấn công ồ ạt.

        Những cuộc tập kích bằng pháo binh và không quân vào các vị trí quân Soviet trong ngày trước đó rất mãnh liệt. “Hàng đống máy bay Stukas vượt qua đầu chúng tôi” một hạ sỹ của sư đoàn bộ binh 389 viết “và sau cuộc công kích của họ, không ai tin rằng một con chuột có thể sống sót”. Những cuộc dội bom vẫn tiếp tục như vậy cho đến ngày 13 tháng 9. Từ vị trí chỉ huy ở Mamaev Kurgan, tướng Chuikov quan sát điều đó qua ống nhòm. Một màn bụi bốc lên từ những ngôi nhà gạch nát vụn làm bầu trời ngả sang một màu nâu nhợt nhạt. Mặt đất rung chuyển không ngớt bởi những tiếng nổ. Trong hầm, đất mịn, như thể từ một chiếc đồng hồ cát, chảy xuống từ giữa những thanh gỗ gát trần. Những sỹ quan tham mưu và những điện báo viên bị chúng phủ đầy. Bom và đạn pháo cũng làm đứt những tuyến dây liên lạc. Lính thông tin được gửi đi dò chỗ đứt để nối lại, họ có ít cơ hội sống ở không gian trống. Việc ngắt tín hiệu thường xuyên đến nỗi cả những cô gái điện báo viên cũng liều lĩnh ra ngoài (để sửa). Chuikov cố gắng liên lạc đựơc với Yeremenko chỉ mỗi một lần trong suốt ngày hôm đó, và đến cuối buổi chiều, ông hoàn toàn mất liên lạc với các sư đoàn của mình ở bờ tây. Ông được lệnh phải dùng liên lạc viên, mà những người này sinh mệnh còn mong manh hơn cả lính thông tin khi phải băng mình qua thành phố đầy mưa đạn.

        Dù quân Đức thắng lợi ở góc tây thành phố, chiếm được một phi trường nhỏ và những doanh trại, nhưng nỗ lực phá vỡ mấu lồi phía bắc lại không thành công. Trận chiến gay go hơn dự kiến. Nhiều người vẫn tin rằng họ có thể trú đông ở Stalingrad.

          Tướng Chuikov quyết định trong đêm dời về sở chỉ huy cũ, chỗ hệ thống hầm chạy từ hẻm núi Tsaritsa và có lối thoát hậu ra Pushkinskaya Ulitsa, một con đường sát cạnh bờ sông Volga. Tuyến hẻm núi Tsaritsa cũng là lựa chọn hiển nhiên cho đừơng ranh giới giữa hai tập đoàn quân của Paulus và Hoth. Trong khi, những sư đoàn của Seydlitz, từ phía bắc, tấn công đến Mamaev Krugan và ga xe lửa chính, thì sư đoàn tăng số 14,  24 và sư đoàn bộ binh số 94 của Hoth, từ phía nam, tiến đến khu tứ giác Tháp Ngũ Cốc, cao điểm khống chế Stalingrad.

         Tin sư đoàn bộ binh 71 tiến vào trung tâm Stalingrad ở phía bắc Tsaritsa được tiếp nhận với niềm hân hoan mãnh liệt ở Tổng hành dinh Fuhrer. Cũng tin đó đến điện Kremlin trong đêm. Khi Stalin đang thảo luận về khả năng mở một cuộc phản kích chiến lược lớn ở Stalingrad với Zhukov và Vasilevsky, thì Poskreyshev, thư kỵ́ của ông bước vào và nói Yeremenko đang đợi bên máy. Sau khi nói chuyện với ông ta, Stalin báo cho hai vị tướng tin mới: “Yeremenko nói quân địch mang những lực lượng thiết giáp đến gần thành phố.  Anh ta dự báo rằng ngày mai có một cuộc tấn công”. Rồi ông quay sang Vasilevsky bảo: “Ra lệnh cho sư đoàn Cận vệ 13 của Rodimtsev qua sông ngay và nghĩ xem anh có thể gửi thêm đựơc gì nữa”. Một giờ sau, tướng Zhukov đáp máy bay trở lại Stalingrad.

           Trong những giờ đầu tiên của ngày 14 tháng 9, Chuikov cùng ban tham mưu tiến về phía nam băng qua vùng thành phố bị tàn phá để đến khu hầm Tsaritsa trên hai chiếc xe. Những con đường đầy gạch vụn vừa mới được thông làm chuyến di chuyển ngắn của họ bị chậm liên tục. Chuikov rất sốt ruột vì ông được lệnh phản công và cần sẵn sàng ở sở chỉ huy mới. Quân của ông đã làm quân Đức bất ngờ ở vài nơi, nhưng họ sẽ bị đập tan lúc mặt trời mọc, khi các phi đoàn không quân Đức hoạt động trở lại. Tin đáng khích lệ duy nhất ông nhận được khi sáng là sư đoàn bộ binh Cận vệ số 13 đã vượt sông trong đêm. Nhưng quân địch đã tiến rất nhanh và mạnh trong ngày, nên nhiều người e ngại liệu rằng quân của Rodimtsev có xoay sở đổ bộ sang bờ Tây được không. Sư đoàn bộ binh số 295 của Đức chiến đấu trên đường dốc phía xa Mamaev Kurgan, nhưng mối đe doạ hiện nay cho sự tồn vong của Stalingrad đến từ hướng nam. “Cả hai sư đoàn [sư 71 và 76] cố tiến lên” một báo cáo quá lạc quan của Tập đoàn quân VI viết “Một mũi tấn công đã đến ga trung tâm vào lúc trưa, và 3h15 chiều, bằng việc chiếm được nhà máy nước, họ đã đến được sông Volga”. Sự thật là, nhà ga trung tâm đổi chủ ba lần trong vòng hai tiếng đồng hồ của buổi sáng, và sau đó bị tái chiếm bởi một tiểu đoàn bộ binh NKVD vào lúc chiều. Bộ quân phục của tướng Aleksandr Rodimtsev trông bẩn thỉu khi ông đến sở chỉ huy Chuikov lúc đầu giờ chiều. Ngay khi đặt chân lên bờ Tây sông Volga, những cuộc không kích liên miên buộc ông phải chui vào các hố đạn để ẩn nấp. Dí dỏm, nồng nhiệt kiểu sinh viên, Rodimtsev trông có vẻ của một nhà trí thức Moscow hơn là một vị tướng Hồng quân, một Anh hùng Liên bang. Mái tóc xám kiểu trẻ con, với hai bên hớt cao và để chỏm ở giữa làm đầu ông trông dài ra. Rodimtsev, 37 tuổi, thuộc về nhóm rất ít những người có thể nói một cách thành thật là coi thường nguy hiểm. Trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, phục vụ dưới bí danh “Pablito”, ông là cố vấn Soviet chính cho trận chiến Guadalajara vào năm 1937, lúc đó quân Cộng hoà Tây Ban Nha đã buộc các quân đoàn viễn chinh của Mussolini phải lên máy bay. Ông là một anh hùng trong quân mình, họ quả quyết rằng nỗi sợ hãi nhất của họ là lỡ bị thương thì bị chuyển sang đơn vị khác nếu còn phục vụ được.

         Chuikov cho Rodimtsev biết về sự nguy ngập không nghi ngờ gì. Ông vừa triển khai lực lượng dự bị sau cùng, mười chín chiếc tăng của một lữ đoàn thiết giáp. Ông khuyên Rodimtsev để các trang thiết bị nặng lại phía sau. Quân Rodimtsev chỉ cần các vũ khí cá nhân, đại liên và súng chống tăng, cùng với càng nhiều lựu đạn càng tốt.



 
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #16 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2015, 01:25:47 pm »

         Tướng Chuikov triệu tập Đại tá A.A. Sarayev, tư lệnh sư đoàn bộ binh NKVD số 10 và cũng là tư lệnh quân bảo vệ của Stalingrad.  Sarayev đã đến Stalingrad từ tháng 7 với 5 trung đoàn quân NKVD (chừng hơn 7.500 người), và đã mở rộng đế chế mình ra rất nhiều. Ông đã lập một đội quân riêng với hơn 15,000 lính mạnh ở cả hai bờ Volga. Ông cũng điều khiển các luồng giao thông vượt sông. Chuikov, lúc đó có chút mất bình tĩnh, doạ sẽ gọi Sở chỉ huy phương diện quân ngay nếu Sarayev không tuân lệnh ông. Dù Beria từng doạ “bẻ gãy lưng” một tư lệnh ở vùng Caucasus khi  đề nghị rằng quân NKVD nên chịu sự điều hành của quân đội, nhưng Sarayev trong trường hợp này, cho là khôn ngoan hơn nếu tuân lệnh. Hơi gió từ điện Kremlin bắt đầu quạt thiên vị cho phía quân đội.

        Các tiểu đoàn dân quân dưới quyền Sarayev được lệnh chiếm các toà nhà mà và giữ cho đến cùng. Một tiểu đoàn NKVD chính qui được gửi đến Mamaev Kurgan, trong khi hai trung đoàn bộ binh được lệnh khoá chặt đường tiến của quân địch ra bờ sông. Quân Cận vệ của Rodimtsev phải đổ bộ lên được. Các đơn vị NKVD đã chiến đấu quả cảm, dù chịu thương vong nặng nề, và sau đó sư đoàn được nhận Huân chương Lê-nin cùng với danh hiệu “Stalingradsky”. Sarayev giữ vị trí của mình trong suốt trận chiến, nhưng bị truất nhanh sau đó. Người kế nhiệm là tư lệnh lực lượng NKVD, thiếu tướng Rogatin, thay thế từ  tuần thứ 2 của tháng 10, với một sở chỉ huy mới thiết lập bên bờ đông.

        Một cuộc chạm trán không vui chút nào cũng diễn ra trong đêm đó. Bên kia sông Volga, đại diện dân sự của Stalin, Georgy Malenkov, triệu tập các sỹ quan cao cấp của Tập đoàn quân không quân số 8 đến sở chỉ huy Phương diện quân. Họ nghĩ, khi mới đến, rằng được gọi về để nhận huy chương. Zhukov và Yeremenko đứng phía sau. Malenkov, người mà trong ngày đầu cuộc chiến đã không tin vào báo cáo của Đô đốc Kuznetsov rằng không quân Đức rải bom vào Sevastopol,  bây giờ đang hướng sự bực dọc vào các sỹ quan không quân. Ông ta đòi biết những đơn vị nào đã hoạt động trong những ngày đó, rồi buộc tội họ thiếu tích cực. Ông tuyên bố đưa ra toà án binh các tư lệnh. Rồi để thể hiện quyền lực, ông cho gọi đến một sĩ quan, một thiếu tá thấp bé với mới tóc đen lởm chởm phía sau, cùng với một khuôn mặt sưng húp vì lạc thú. Ông nói với con trai của Josef Vissarionovich(2):

         “Thiếu tá Stalin, các phi công của anh trình diễn một trận đánh thật đáng hổ thẹn. Trong trận gần nhất, không ai trong số 24 phi công của anh bắn hạ được tên Đức nào. Việc gì vậy? Các anh quên mất cách chiến đấu à? Chúng tôi hiểu thế nào đây?”.

         Sau đó Malenkov làm bẽ mặt tướng Khryukin, tư lệnh tập đoàn quân không quân số 8. Chỉ nhờ có sự can thiệp của Zhukov mà vụ việc mới được khép lại. Ông nhắc nhở họ rằng sư đoàn Rodimtsev đang vượt sông Volga. Trung đoàn tiêm kích phải có trách nhiệm bảo vệ và tốt nhất là không để cho một quả bom của Đức nào được ném xuống.

         Các sỹ quan không quân nối đuôi nhau đi ra, quá sửng sốt để nói được gì.

         Bộ tổng tư lệnh tối cao STAVKA lệnh cho sư đoàn Bộ binh Cận vệ 14 tiến về Stalingrad từ ba ngày trước. Dù có hơn 10.000 quân khỏe mạnh, nhưng một phần mười số họ không có vũ khí. Để tránh không quân trinh sát địch, sư đoàn phân tán trú dưới bóng các cây du, cây dương Ukrain và các rặng liễu bên bờ phải sông quanh Krasnaya Sloboda. Họ có được chút xíu thời gian để chuẩn bị sau chuyến đi đến miền Nam từ Kamyshin. Tướng Rodimtsev, biết tình hình khẩn trương, nên đã thúc giục các chỉ huy dưới quyền suốt dọc đường. Những bộ tản nhiệt của xe tải nóng sôi, những con lạc đà bị kích động và bụi tung lên bởi xe cộ dày đến nỗi “những chiếc diều trên cột điện báo cũng xám đi”. Trong vài trường hợp, các đơn vị phải tản ra khi những chiếc máy bay Messerchmitt mũi vàng gầm rú ở tầm thấp, oanh tạc vào đội hình.

          Lúc đến gần sông Volga, thảo nguyên bụi bặm, khô cằn kết thúc, những cây thích báo rằng rất gần nguồn nước. Một bảng chỉ đường hình mũi tên, đóng vào thân cây, mang một vỏn vẹn một từ “Phà”. Binh sỹ thấy được khói đen dày đằng trước, thúc tay chỉ cho bạn bè quân ngũ đứng cạnh. Đó là hình ảnh đầu tiên của cuộc chiến đang chờ họ ở xa, phía bên kia dòng sông vĩ đại.

          Ở bờ sông, họ nhanh chóng được phát đạn dược, thủ pháo và lương khô – xúc xích, và cả đường để pha trà. Tướng Rodimtsev, sau cuộc gặp Chuikov, quyết định không chờ trời tối hẳn. Đợt lính Cận vệ đầu tiên tiến qua vào lúc trời chạng vạng bằng đủ loại phương tiện, tàu chiến của đội giang thuyền Volga và các loại thuyền dân sự được trưng dụng – tàu kéo, xuồng máy, sà lan, thuyền buồm đánh cá và cả ghe chèo tay. Những người đi sau chờ đến lượt bên bờ đông và cố tính xem còn bao lâu thì tàu sẽ quay lại đón họ.

        Cuộc vượt sông chắc hẳn rất kỳ lạ với những ai đi bằng ghe, lúc nước dịu dàng vỗ vào mũi ghe, và cọc chèo kẽo kẹt hoà cùng bản hợp xướng. Xa xa nghe tiếng súng bộ binh cùng tiếng ầm vang của đạn đại bác nổ ồm ồm trên dòng sông rộng. Sau đó, đại bác, cối, đại liên quân Đức gần bờ đổi điểm ngắm. Hàng cột nước bị ném tung giữa dòng, làm ướt sũng những người trên thuyền. Một chiếc tàu chiến của đội giang thuyền Volga bị trúng đạn, hai mươi thuỷ thủ thuộc chi đội hi sinh. Vài người đăm đắm nhìn xuống trước, để tránh thấy khung cảnh ở trên bờ đằng kia, còn hơn kiểu những người leo núi tránh nhìn xuống. Tuy vậy, những người khác vẫn nhìn thằng vào các toà nhà đang cháy rực ở bờ tây, những chiếc đầu đội mũ mắt theo bản năng rụt vào vai. Họ đang được gửi đến một hoả ngục.

        Nổi lên trên nền trời đen, các đám cháy lớn đổ bóng những toà nhà lên bờ sông cao phía trước họ và phát ra những hình dáng dị dạng. Tàn lửa bay lên trong bầu trời đêm. Bờ sông phía trước thì “một đống hỗn độn những máy móc bị cháy và xuồng bè hư hỏng nằm rải rác trên bờ”. Khi đến được bờ, họ nghe thấy mùi cháy của nhà cửa, và mùi thối đến lộn mửa của xác người đang phân huỷ dưới những đống đổ nát.

        Đợt quân Cận vệ Rodimtsev đầu tiên còn chưa lắp lê. Họ nhảy ào qua thành tàu xuống con nước cạn gần bờ và leo ngay lên bờ sông dốc, đầy cát. Ở đâu đó, quân Đức chỉ cách không quá một trăm thước. Không cần phải có ai nhắc quân Cận vệ rằng trù trừ chút nào, là nguy hiểm tính mạng chừng ấy. May cho họ, quân Đức không có thời gian đào hào và chuẩn bị các vị trí. Một tiểu đoàn thuộc trung đoàn cận vệ số 42 ở cánh trái, cùng với quân NKVD, đã đẩy lùi quân Đức quanh nhà ga trung tâm. Trung đoàn Cận vệ số 39 ở cánh phải tấn công vào một nhà máy xay xát lớn xây bằng gạch đỏ (giờ nó vẫn còn đó, lỗ chỗ vết đạn, làm nơi tưởng niệm), và họ đã quét sạch nơi đó sau một trận cận chiến không khoang nhượng. Khi đợt quân đổ bộ thứ hai đến, trung đoàn được tăng viện tấn công về phía đường sắt chạy quá căn cứ đồi Mamaev Kurgan.
 
         Sư đoàn bộ binh Cận vệ số 13 đã bị thương vong đến 30% trong 24 giờ đầu, nhưng bờ phải con sông đã được cứu thoát. Những người còn sống (chỉ còn 320 người  trong số 10,000 quân ban đầu, còn sống khi trận chiến Stalingrad kết thúc) thề rằng quyết tâm của họ là “theo Rodimtsev”. Và theo gương của ông, họ cũng thề rằng “Không còn đất cho chúng ta ở phía sau sông Volga”.

       Đầu tiên, khi giáp mặt với trận phản công của quân Rodimtsev, phía Đức cho rằng nó chỉ là thất bại tạm thời. Họ tin rằng cuộc tiến công của mình vào trung tâm thành phố là không thể đảo ngược. “Từ ngày hôm qua, lá cờ của Đế chế thứ III đã tung bay trong trung tâm thành phố” một thành viên của sư đoàn bộ binh mô tô số 29 đã viết trong ngày hôm sau, “Trung tâm và nhà ga [chính] đã nằm trong tay quân Đức. Bạn không thể tưởng tượng chúng tôi nhận được tin này như thế nào”. Nhưng lính tráng, run lên vì trời lạnh “đã mơ về hầm trú đông, với những lò sưởi kiểu Hindenburg sặc sỡ, và nhiều thư từ gia đình thân thương”.Những đại đội bộ binh Đức tiến xuống hẻm núi Tsaritsa. Lối vào Sở chỉ huy tập đoàn quân 62 năm trong tầm hoả lực bắn thẳng, và trong boongke lèn đầy thương binh. Và rất nhanh, không khí nóng, ẩm trở nên không thở nổi. Các sỹ quan tham mưu ngất xỉu vì thiếu dưỡng khí. Nên tướng Chuikov quyết định chuyển sở chỉ huy lần nữa, lần này thì họ băng qua sông, đi ngược lên phía bắc và quay trở lại phía bờ tây.

          Cuộc chiến trở nên dữ dội ở đồi Mamaev Kurgan. Nếu quân Đức chiếm được, thì pháo của họ có thể khống chế được sông Volga. Một trong số các trung đoàn bộ binh NKVD cố giữ một phần nhỏ còn lại của quả đồi, cho đến khi được tăng viện bởi số quân còn lại của trung đoàn Cận vệ Rodimtsev số 42 và một phần từ sư đoàn khác ngay trước bình minh ngày 16 tháng 9. Những đơn vị mới, tấn công lên đỉnh đồi và các bên cánh của quả đồi lúc rạng sáng. Bấy giờ đồi Mamaev Kurgan không còn hình dạng của một nơi mà chỉ vài tuần trước là một công viên, chỗ các đôi tình nhân dạo bước. Không còn một ngọn cỏ, mà giờ đầy những mảnh đại bác, bom và lựu đạn. Cả quả đồi bị khuấy tung lên, lỗ chỗ hố bom, vốn được dùng nhưng những công sự tức thời cho những đợt đánh nhau ngắn: tấn công và phản công. Kentya, lính cận vệ, được tôn vinh vì đã giật xuống lá cờ của quân Đức, cắm trên đỉnh đồi bởi quân của sư đoàn bộ binh 295 (Đức), và giẫm lên nó. Những tình tiết không anh hùng chút nào thì ít được nghe hơn. Một khẩu đội trưởng của quân Nga trên đồi Mamaev được cho là đã đào ngũ bởi “hắn sợ phải chịu trách nhiệm vì đã hèn nhát trong trận chiến”. Các pháo thủ đã hoảng sợ và bỏ chạy khi một nhóm lính Đức xông lên tấn công khẩu đội. Thượng uý M. đã cho thấy “tính do dự” và đã không giết được quân Đức, một sai phạm nghiêm trọng trong thời điểm ấy.

       Lúc 11 giờ đêm ngày 16 tháng 9, trung uý K, một trung đội trưởng của sư đoàn bộ binh 112, ở cách 5 dặm về phía bắc, phát hiện ra có 4 lính vắng mặt cùng NCO của họ. “Thay vì dùng mọi biện pháp để tìm ra chúng và ngăn hành động bội phản này, tất cả những gì anh ta làm là báo cáo sự việc lên đại đội trưởng”. Và chừng 1 giờ sáng, chính uỷ Kolabanov xuống trung đội để điều tra. Khi đến chiến hào, ông ta nghe thấy một giọng nói tiếng Nga phát ra từ phía quân Đức, điểm tên từng binh sỹ trong trung đội và thúc giục họ hãy chạy sang “Tất cả các bạn nên trốn đi, họ sẽ cho các bạn ăn và đối xử tốt với các bạn. Ở với bên quân Nga, các bạn sẽ chết dù có gì xảy ra đi nữa”. Viên chính uỷ nhận thấy có vài bóng dáng đang chạy qua vùng phân tuyến sang phía quân Đức. Ông giận điên bởi những thành viên khác trong trung đội không bắn vào họ. Ông thấy có mười người, trong đó có một thượng sỹ, đã rời đi. Tay trung đội trưởng bị bắt và đưa ra toà án binh. Bản án dành cho người này, có thể đoán chừng là tử hình hoặc một đại đội shtraf (đại đội trừng giới), không được biết. Cũng trong sư đoàn đó, một đại uý hình như cố thuyết phục hai sỹ quan khác cùng đào ngũ với hắn, nhưng một trong số đó “không đồng ý và hành quyết tên phản bội”, nhưng không ai có thể chắc rằng bản phóng tác này  của sự việc, không nguỵ trang cho một nguyên nhân cá nhân nào đó.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #17 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2015, 01:28:12 pm »

         Quân Đức tấn công, rồi tấn công liên tục trong những ngày sau, nhưng quân Cận vệ của Rodimtsev và những người sống sót của trung đoàn bộ binh NKVD vẫn cố giữ được đồi Mamaev Kurgan. Sư đoàn bộ binh 295 trong tình trạng bế tắc. Thương vong của họ nặng đến mức phải hợp nhất các đại đội lại với nhau. Lượng sỹ quan bị thương rất cao, phần lớn do lính bắn tỉa Nga. Không quá hai tuần ở tiền duyên, mà một đại đội trong trung đoàn đại tá Korfe thuộc sư bộ binh 295 đã có đại đội trưởng thứ ba, một trung uý trẻ.

        “Đụng độ chết chóc” vẫn tiếp diễn trên đồi Mamaev Kurgan và pháo binh hạng nặng của Đức tiếp tục bắn phá các vị trí quân Nga trong hai tháng sau đó. Nhà văn Vasily Grossman đã quan sát cảnh đạn đại bác bắn tung đất đá lên không “Một đám mây đất cát vượt qua cái sàn trọng trường, những mảnh nặng hơn rơi thẳng xuống đất, còn bụi thì bốc lên cao”. Xác người sau những trận chiến nằm trên sườn đồi bị lấp xuống rồi lại quật lên bởi những trận phi pháo không ngớt. Nhiều năm sau chiến tranh, xác một người lính Đức và một lính Nga được phát hiện khi làm công tác khai quang. Hai xác này bị vùi lấp bởi sức nổ của một quả đạn pháo chỉ sau khi họ đâm nhau bằng lê cho đến chết.

        Theo cách nói giảm nhẹ có tính toán của tướng Zhukov thì đó là “những ngày rất khó khăn của Stalingrad”. Tại Moscow, các quan chức của Toà đại sứ Mỹ đã tin rằng thành phố đã bị kết liễu, và tâm trạng của điện Kremlin là hết sức lo lắng. Vào đêm 16 tháng 9, ngay sau bữa tối, Poskrebyshev lặng lẽ bước vào và đặt trên bàn của Stalin một bản ghi của Cục tình báo Bộ tổng tham mưu. Đó là bản văn của một điện văn vô tuyến bị chặn từ Berlin “Stalingrad đã bị chiếm bởi các lực lượng vẻ vang của Đức. Quân Nga bị chia cắt thành hai phần ở phía bắc và nam và sẽ sớm sụp đổ trong những cơn quằn quại chết người”. Stalin đọc bản văn vài lần, rồi đứng lặng bên cửa sổ một lúc. Ông bảo Poskrebyshev nối giây cho ông với STAVKA. Trên điện thoại, ông ra lệnh cho Yeremenko và Khrushchev: “Hãy báo cáo thật về tình hình đang diễn ra ở Stalingrad. Có thật là Stalingrad đã bị quân Đức chiếm? Hãy trả lời thẳng và đúng sự thật. Tôi đợi hồi đáp của các anh ngay lập tức.”

         Sự thật là cuộc khủng hoảng tức thời đã vượt qua. Sư đoàn Rodimtsev đã đến kịp thời. Trong suốt ngày hôm đó, các tư lệnh quân Đức biết rằng có lực lượng tăng viện qua sông, như là sư đoàn bộ binh số 95 của Gorishny và lữ đoàn thuỷ quân lục chiến cắt cử tăng viện cho sư đoàn bộ binh Cận vệ số 35 bị suy yếu nghiêm trọng ở phía nam Tsaritsa. Không quân Luftwaffe cũng chú ý thấy có sự gia tăng số lượng máy bay cất cánh chống lại họ từ tập đoàn quân không quân số 8 (Liên Xô), dù những phi công tiêm kích Soviet vẫn tràn ngập nỗi sợ quân thù theo bản năng. “Khi nào một chiếc Me-109 xuất hiện” báo cáo của một chính uỷ phàn nàn “là bắt đầu quần vòng ngay, ai cũng cố bảo vệ đuôi của mình”.

        Trên tất cả, tự không quân Luftwaffe quan sát thấy sự tăng cường của hoả lực phòng không. “Ngay khi một phi đoàn Stuka xuất hiện” một sỹ quan liên lạc của sư đoàn xe tăng số 24 ghi nhận “cả không gian phủ đầy những đụn khói đen của đạn cao xạ”. Tiếng hoan nghêng vang dội từ phía những vị trí quân Nga bên dưới, khi một trong số những chiếc Stuka đáng ghét bị nổ tung trong không trung và những mảnh vụn cháy bỏng rơi xuống. Ngay cả những chiếc tiêm kích nhanh nhẹn hơn cũng bị ảnh hưởng của hoả lực (phòng không) tăng lên từ bên kia sông. Ngày 16 tháng 9, một NCO của Luftwaffe, Jurgen Kalb, buộc phải nhảy ra khỏi chiếc Me-109 của ông ngay trên sông Volga. Ông đã nhảy dù xuống nước và lội vào bờ, ở đó lính Hồng quân đợi sẵn.

       Các phi đội ném bom được nghỉ ngơi rất ít. Mỗi chiếc máy bay được yêu cầu ném bom liên tục. Ngày 19 tháng 9, một phi công đã tính ra rằng trong 3 tháng qua, anh đã thực hiện 228 phi vụ, nhiều bằng cả trong 03 năm trước đó cả ở “Ba Lan, Pháp, Anh, Nam Tư và Nga cộng lại”. Anh ấy và đồng đội ở trên không 6 giờ một ngày.

       Bố trí trên các phi trường dựng vội ngoài thảo nguyên, cuộc sống trên mặt đất của họ là những buổi ăn vội vàng, những cuộc cãi vả trên đường điện thoại, và nghiên cứu cặn kẽ các bản đồ, không ảnh trinh sát trong lều tác chiến. Khi trở lại không trung, những mục tiêu xác định không dễ dàng chút nào khi trải dài dưới cánh bay là “những đống hỗn độn khó tin những thứ đổ nát và lửa khói”, và những cột to bự khói dầu đen thui cuồn cuộn bốc lên từ những bồn dầu cháy, che mờ mặt trời đến tận độ cao 10,000 feet.

      Yêu cầu nhiệm vụ liên tục đến từ cánh lục quân “Oanh kích mục tiêu khu A-11, vùng tây bắc, một dãy nhà lớn, quân địch chống cự mạnh ở đó”. Tuy nhiên, các phi công Luftwaffe cảm thấy không kết quả mấy cho việc tiếp tục đập vụn một vùng đất hoang tàn với “những nhà xưởng nát vụn, bốc cháy, và không còn một bức tường nào còn đứng vững”.

        Với các đội mặt đất “cơ khí – vũ khí, bom và điện báo viên”, phải chuẩn bị cho máy bay cất cánh “ba, bốn, năm lần một ngày”, không ngơi nghỉ. Với các phi đoàn, thời gian yên ổn duy nhất là lúc hoàng hôn và rạng đông, nhưng ngay cả lúc đó, họ cũng không nấn ná lâu cạnh đường băng và nhìn ngắm bầu trời trên cái “xứ sở vô tận” này: đến tuần thứ 3 của tháng 9, cái rét sắc dần. Ngày 17 tháng 9, nhiệt độ đột ngột giảm. Mọi người mặc đồ len dưới áo jacket, nhưng trong nhiều trường hợp đã tã cả rồi. Một bác sỹ ghi lại “Quần áo binh sỹ, đã quá rách nát, và thường thì họ buộc phải mặc những thứ từ quân phục Nga”.

       Trong khi những trận đánh lẻ tẻ ở đồi Mamaev Kurgan vẫn tiếp tục, thì một trận đánh cũng ác liệt tương tự nổ ra ở khu Tháp Ngũ cốc nhìn xuống dòng sông. Cuộc tiến quân nhanh lẹ của quân đoàn xe tăng XLVIII (43) của Hoth hầu như đã cắt rời cái pháo đài tự nhiên này. Quân phòng thủ thuộc sư đoàn bộ binh Cận vệ số 35 đã vui mừng chào đón lực lượng tăng viện là một trung đội thuỷ quân lục chiến chỉ huy bởi trung uý Andrey Khozyanov khi họ đến được trong đêm 17 tháng 9. Họ có 02 khẩu đại liên Maxim kiểu cũ và hai khẩu súng trường chống tăng nòng dài của Nga, thứ mà họ dùng bắn vào một chiếc tăng Đức khi một sỹ quan và một thông ngôn xuất hiện dưới lá cờ ngưng bắn và yêu cầu họ đầu hàng. Pháo quân Đức bắn vào cái kiến trúc to lớn này để chuẩn bị bãi cho sư đoàn bộ binh Saxon số 94, biểu tượng của sư đoàn là những thanh gươm bắt chéo của vùng đồ sứ Meissen.

       Trên 50 lính phòng thủ đã đẩy lùi 10 cuộc tấn công trong ngày 18 tháng 9. Biết rằng  không thể mong đợi được tiếp tế thêm, họ đã giữ gìn đạn dược, lương thực và nước uống cẩn thận. Điều kiện chiến đấu của họ trong hai ngày kế tiếp thật kinh khủng. Khi ngũ cốc trong thang nâng bốc hoả, họ ngộp thở trong bụi và khói, và cũng nhanh chóng không còn gì để uống. Nước làm nguội nòng ở các khẩu đại liên Maxin cũng cạn (có lẽ các thuỷ quân đã dùng nước tiểu thay vào như từng thấy trong thế chiến thứ nhất, nhưng các báo cáo bên phía Soviet tránh các chi tiết như vậy)

       Tất cả lựu đạn và đạn chống tăng đã dùng hết khi có thêm nhiều xe tăng Đức đến để kết thúc họ trong ngày 20 tháng 9. Cả hai khẩu Maxim cũng bị loại khỏi vòng chiến. Những người phòng thủ, không thể nhìn thấy gì trong thang nâng bởi khói và bụi, họ liên lạc bằng cách hét vào nhau qua những cổ họng khô nẻ. Khi quân Đức đột nhập vào, họ bắn vào các nguồn âm thanh chứ không phải các mục tiêu. Đêm đó, với không đầy một vốc đạn còn lại, những người sống sót phá vây. Thương binh phải để lại phía sau. Dù là một trận đánh khốc liệt, thật khó nói đó là một chiến công oanh liệt của quân Đức, vậy mà Paulus đã chọn cái tháp ngũ cốc khổng lồ đó làm biểu tượng của Stalingrad cho huy hiệu đeo tay mà ông đã thiết kế tại sở chỉ huy tập đoàn quân để kỷ niệm chiến thắng.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #18 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2015, 01:31:27 pm »

          Những trận phòng ngự ngoan cường tương tự như thế ở các toà nhà bán kiên cố ở trung tâm thành phố làm tiêu hao nhiều quân Đức trong suốt những ngày ấy. Những “người bảo vệ” là lính Hồng quân từ các sư đoàn khác nhau đã ngoan cường bám trụ dù bị đói và khát khủng khiếp. Có một trận đánh đẫm máu để tranh giành khu hành chánh Univermag tại quảng trường Đỏ, cũng là nơi đặt tiểu đoàn bộ của tiểu đoàn 1, trung đoàn Bộ binh Cận vệ 42. Một nhà kho nhỏ, còn có tên “nhà máy đinh” cũng là một vị trí cố thủ khác. Và trong một ngôi nhà ba tầng cách đó không xa, quân cận vệ đã chiến đấu ròng rã trong 5 ngày, mũi và cổ họng bỏng cháy của họ nhét đầy bụi gạch từ những bức tường bị giã nát. Thương binh chết trong hầm, không được chữa chạy khi cô y tá trẻ của họ bị hy sinh do một vết thương ở ngực. Sáu người còn sót lại của nguyên gần một nửa tiểu đoàn, đã thoát ra được ở thời khắc sau cùng, khi xe tăng của quân Đức cuối cùng cũng xuyên qua được các bức tường.

         Với việc quân Đức dành được trung tâm thành phố, vấn đề đáng sợ nhất với Hồng quân là việc chúng tiến đến bến đổ bộ trung tâm. Điều này làm cho quân Đức có thể công kích vào điểm vượt sông chính ban đêm bằng đại bác, bằng dàn phóng Nebelwerfer và cả đại liên do có ánh sáng từ đèn dù hoả châu. Quân Đức quyết ngăn luồng tăng viện và tiếp tế đến được chỗ lực lượng phòng thủ.

        Nhà ga trung tâm, bị đổi chủ 15 lần trong 5 ngày, sau cùng quân Đức cũng chiếm được đống đổ nát đó. Tướng Rodimtsev, nhất trí với chính sách của tướng Chuikov, ra lệnh cho tuyến của quân mình luôn nằm trong khoản cách chừng 50 yard (tầm 45 thước) so với tuyến quân Đức, để việc không trợ và pháo kích của phe địch khó khăn hơn. Lính trong sư đoàn ông có niềm tự hào về tài thiện xạ “Mỗi lính Cận vệ bắn như một tay bắn tỉa” và như thế “buộc bọn Đức phải bò, không đựơc đi”.

        Lính Đức, mắt đỏ ngầu, kiệt lực vì đánh nhau ác liệt, vì cảnh tang tóc của đồng đội nhiều hơn họ có thể tưởng tượng, và đã đánh mất niềm tin chiến thắng của chỉ một tuần trước đó. Mọi thứ dường như đảo lộn hết.  Họ thấy pháo bắn xa nguy hiểm hơn trong thành phố.

        Không chỉ sức nổ đạn đại bác là nguy hiểm. Khi mà một toà nhà cao bị bắn trúng, mảnh đạn và vữa rơi từ trên cao xuống như mưa. Những lính landser đã bắt đầu mất khái niệm về thời gian trong thế giới xa lạ này, với những đống hoang tàn đổ nát. Ngay cả ánh sáng ban trưa cũng lạ lùng, ma quái bởi những đám bụi mờ không ngớt.

       Trong cái không gian cô đặc đó, một người lính phải nhận thức không gian ba chiều của cuộc chiến rõ hơn, với mối nguy hiểm từ những tay lính bắn tỉa trong những toà nhà cao tầng. Họ cũng cần phải nhìn lên trời. Mỗi khi có cuộc không kích của Luftwaffe, lính Landser cũng bám lấy mặt đất giống hệt như cách một lính Nga làm. Luôn có mối lo sợ về việc các chiếc Stuka không nhìn thấy những lá cờ trắng đỏ với chữ thập ngoặc màu đen cắm để xác định vị trí của họ. Thường thì họ bắn pháo hiệu để nhấn mạnh vị trí. Máy bay ném bom của Nga cũng bay rất thấp, đủ thấp để có thể nhận ra được ngôi đỏ trên cánh đuôi. Còn cao hơn trên đó, là những chiếc tiêm kích lấp lánh dưới ánh mặt trời. Những người quan sát thấy rằng họ xoay, họ đảo giống như cá trong biển hơn là chim trên bầu trời.

        Tiếng ồn tấn công vào hệ thần kinh của họ liên tục. “Không gian đậm đặc” một sỹ quan thiết giáp viết “với tiếng hú quỉ quái của những chiếc Stuka bổ nhào, với tiếng sấm động của cao xạ, của đại bác, tiếng gầm của động cơ, tiếng nghiến của xích tăng, tiếng rít của những giàn phóng,“đàn dương cầm của Stalin”, rồi tiếng lạch cạch của tiểu liên cả đằng trước, đằng sau, và lúc nào mọi người cũng thấy sức nóng của một thành phố cháy ở mọi điểm". Tiếng la hét của thương binh cũng ảnh hưởng tới binh sỹ rất nhiều “Đó không phải là tiếng người” một quân nhân Đức viết trong nhật ký, “mà là những tiếng gào ảm đạm của một loài vật hoang dại”.

       Trong hoàn cảnh như thế, nỗi nhớ nhà trở nên buốt lòng. “Quê nhà sao quá xa – Ôi, quê nhà xinh đẹp!” một người buồn bã viết “Chỉ đến giờ chúng tôi mới biết rõ nó mới đẹp làm sao”. Còn quân phòng thủ Nga, mặc khác, hiểu rõ nỗi nhớ nhà chỉ là xa xỉ mà họ không thể với tới được. Một người lính vô danh viết cho vợ vào ngày 17 tháng 9:

      “Chào em Palina thân yêu,

      Anh bình yên và khoẻ mạnh. Không ai biết điều gì sẽ đến nhưng chúng ta sẽ sống và sẽ thấy. Cuộc chiến rất gay go. Em đã đọc được tin tức về những gì đã xảy ra ở mặt trận trên báo rồi đấy. Nhiệm vụ của người lính đơn giản lắm em ạ: giết quân Frizt càng nhiều càng tốt rồi đẩy chúng về lại phía Tây. Anh nhớ em nhiều nhưng có thể làm gì khi giữa đôi ta là điệp trùng xa cách”.

       Và trong ngày 23 tháng 9, một người lính tên Sergey viết cho Lyola vợ anh, một thông điệp đơn giản: “Bọn Đức sẽ không chịu nổi quân ta đâu”. Không có nhắc gì đến quê nhà.

       Lại một nỗ lực của ba tập đoàn quân Soviet ở phía bắc mặt trận tấn công vào cánh trái của tập đoàn quân 6, bị thất bại vào ngày 18 tháng 9. Sự triển khai nhanh chóng của các phi đoàn Luftwaffe đã chống lại mối đe doạ, kết hợp với cuộc phản công của quân đoàn xe tăng XIV (Đức) vốn có hiệu quả rất mạnh trên thảo nguyên thoáng đãng. Một nỗ lực thứ hai cũng thất bại trong ngày kế tiếp. Tất cả những gì mà 3 tập đoàn quân đạt được, với giá rất đắt, là giảm những cuộc không kích của Luftwaffe vào tập đoàn quân 62 trong hai ngày đó.

       Tướng Chuikov biết rằng tình hình sẽ không dịu bớt, nên bắt đầu đưa sư đoàn bộ binh số 284 của đại tá Batyuk, chủ yếu là lính Siberia, sang sông Volga. Ông giữ sư đoàn làm dự bị dưới đồi Mamaev Kurgan, phòng trong trường hợp khi quân Đức thiết lập được vị trí vững chắc quanh bến đổ bộ trung tâm, và rồi tấn công mạnh lên hướng bắc theo bờ sông để cố cắt tập đoàn quân của ông với hậu phương. Sáng ngày 23 tháng 9, chừng một vài giờ sau khi người lính Siberia cuối cùng qua được bờ tây sông Volga, sư đoàn được ném vào một cuộc tấn công nhằm quét quân Đức khỏi bãi đổ bộ trung tâm và bắt liên lạc với các đơn vị Soviet bị cô lập ở phía nam Tsaritsa. Nhưng các sư đoàn Đức, dù bị thiệt hại nặng, đẩy lùi được họ. Trong ngày đó, cũng là sinh nhật lần thứ 52 của tướng Paulus, quân Đức cuối cùng cũng đảm bảo được một hành lang rộng, cắt cánh trái của tập đoàn quân 62 vào trong một cái túi ở phía nam hẻm núi Tsaritsa.

          Với tính kỹ lưỡng có thể đoán trứơc được, quân Đức tiếp tục nỗ lực để nghiền nát kháng cự ở khu nam Stalingrad. Hai ngày sau, họ chọc thủng được phòng tuyến. Điều này gây lên sự hoảng loạn ở hai lữ đoàn dân quân, vốn đà hầu như hết lương thực và đạn dược. Sự sụp đổ, tuy vậy, lại bắt đầu từ cấp trên, như sở chỉ huy phương diện quân Stalingrad đã báo về cho Moscow. Lữ đoàn trưởng lữ đoàn đặc biệt số 42, “bỏ tuyến phòng thủ, vờ như ra ngoài để xin ý kiến ban tham mưu tập đoàn quân”. Việc tương tự cũng diễn ra ở lữ đoàn đặc biệt số 92, dù có thuỷ quân lục chiến hỗ trợ.  Ngày 26 tháng 9, lữ đoàn trưởng, chính uỷ cùng ban tham mưu đi theo, đã bỏ rơi binh sỹ, cũng “vờ như họ đi thảo luận tình hình với cấp trên”, nhưng sự thật là họ rút đến một đảo lớn an toàn tên là Golodny ở giữa sông Volga. Sáng hôm sau, “khi quân lính biết chỉ huy của họ bỏ trốn, phần đông đổ ra bờ sông Volga, bắt đầu tìm bè, mảng vượt sông”. Một số cố chèo, bơi về đảo Golodny bằng thân cây, bằng vài mảnh ván và cả bơi tay không. Quân địch, nhận ra cố gắng riêng lẽ của họ để trốn đi, đã khai hoả pháo, cối, và giết được rất nhiều ngay trên sông.

       “Khi ấy thiếu tá Yakovlev, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn súng máy, lúc đó là sỹ quan cao cấp nhất của lữ đoàn còn ở bên bờ tây, biết được chỉ huy lữ đoàn đã bỏ trốn và gieo rắc nỗi lo sợ cho các đơn vị, ông bèn nắm quyền phòng thủ”. Ông nhanh chóng nhận ra mình bị mất liên lạc do các lính thông tin cũng nằm trong số những người trốn ra đảo. Với sự giúp đỡ của trung uý Solutsev, Yakovlev tập hợp các đơn vị còn lại và thiết lập một tuyến phòng ngự, và dù bị thiếu người, đạn dược, vẫn trụ vững trước 7 cuộc tấn công trong 24 giờ kế tiếp. Trong khi đó, chỉ huy lữ đoàn vẫn còn ở trên đảo. Hắn không hề cố gửi chút đạn dược nào cho những người phòng thủ ở phía sau. Để cố che dấu những việc đã diễn ra, hắn gửi những báo cáo bịa đặt về cuộc chiến đấu cho sở chỉ huy tập đoàn quân 62. Điều này làm tốt cho hắn chút xíu. Nhưng rồi cán bộ của Chuikov trở trên nghi ngờ. Hắn bị bắt và buộc tội “Tội không phục tùng mệnh lệnh số 227”. Dù không có chi tiết được nêu trong báo cáo cho Moscow về án được tuyên từ toà án binh NKVD, nơi mà lòng khoan dung khó mà tưởng tượng ra.

---------------------------


       (1)Có thể có chút ít do dự khi nói rằng chính sự tuyên truyền “Tội ác” trong mùa hè 1942 góp phần tín hiệu cho những vụ cưỡng hiếp tập thể gây ra bởi Hồng quân khi tiến vào lãnh thổ Đức vào cuối năm 1944 và năm 1945.

        (2) Hai người con khác của các lãnh đạo Soviet, Vladimir Mikoyan và Leonid Khrushchev, phục vụ trong lực lượng không quân Hồng quân ở Stalingrad. Còn Vasily Stalin, một tay chơi có hạn, rất nhanh sau đó thoát ly khỏi nhiệm vụ chiến đấu để làm một bộ phim tuyên truyền về không quân.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2015, 03:59:18 pm »

                                                                                                
                                                                   RATTENKRIEG
                              
                                                            “CHIẾN THUẬT CHUỘT CHŨI”


        Tâm trạng vỡ mộng của Hitler trước những thành công hạn chế ở vùng Caucasus và Stalingrad lên tới đỉnh điểm vào ngày 24 tháng 9, khi hắn cho sa thải tướng Halder, Tham mưu trưởng lục quân. Cả hai người đều trong tình trạng hết sức mệt mỏi với nhau. Tướng Halder bị làm giận điên lên với cái thứ mà ông coi như là một sự can thiệp với tính khí thất thường và bị ám ảnh của một tay a-ma-tơ, trong khi Quốc trưởng xem bất kỳ gợi ý phê bình nào cho sự lãnh đạo của ông là oán hận của các tướng lĩnh phản động không chia sẽ ý chí chiến thắng của ông. Quan tâm hàng đầu của Hitler, như tướng Halder đã ghi trong nhật ký trong đêm đó là, “Cần thiết truyền cho bộ tổng tham mưu có niềm tin cuồng nhiệt vào Lý Tưởng”. Mối bận tâm này và sự nô dịch hoá bộ tổng tham mưu trở thành một cuộc vật lộn thay người trong đó. Hậu quả không khó để tưởng tượng ra. Một tình trạng nguy kịch dễ dàng chuyển thành một thảm hoạ.

       Theo cánh của Jodl và List, Paulus nghe rằng ông có thể được bổ nhiệm thay cho Jodl làm tham mưu trưởng hành quân. Tướng Von Seydlitz được cho là kế vị ông chỉ huy tập đoàn quân 6. Tuy vậy, Hitler, quyết định chọn những gương mặt mà ông ta đã quen biết. Tướng Jodl được phục hồi chức vụ và tay thống chế nịnh hót Keitel vẫn nguyên vị để đảm bảo cho tên tuổi thiên tài quân sự của Fuhrer và giúp cho việc phát xít hoá quân đội. Giới sỹ quan chuyên nghiệp cho hắn là “Lakeitel - Con lừa gật đầu”, nhưng họ cũng giữ cái nhìn kinh thị với những vị tướng khác vì có tính hèn nhát. “Bộ tham mưu đang hướng thẳng đến sự huỷ diệt của chính mình” Groscurth viết cho tướng Beck, người sau này đứng đầu âm mưu tháng Bảy, “không còn chút danh dự” niềm an ủi duy nhất của Groscurth là quân đoàn trưởng của ông, tướng Strecker, và những sỹ quan tham mưu đồng đội thuộc sở chỉ huy quân đoàn XI cũng có cùng cảm giác. “Thật là vinh dự được cùng với những chiến hữu như thế”.

         Sự sa thải Halder, cũng là sự kết thúc cho việc Bộ tham mưu là một thực thể lập kế hoạch độc lập, đồng thời cũng làm mất đi người bảo hộ đơn độc còn lại của Paulus ở thời khắc khủng hoảng. Paulus phải dấu tiệt đi sự thất vọng do bị hụt cơ hội được bổ nhiệm. Hitler đã nói rằng với Tập đoàn quân VI, ông có thể đột chiếm cả thiên giới, nhưng Stalingrad vẫn chưa bị hạ. Một đội của Bộ tuyên truyền đang đợi sự chiếm đóng đó, “sẳn sàng quay phim cảnh kéo cờ” và báo chí nài nỉ được phép công bố “Stalingrad sụp đổ!”, bởi chính sở chỉ huy của Paulus đã thông báo vào ngày 26 tháng 9 rằng “lá cờ trận của Đế chế tung bay trên toà nhà đảng bộ thành Stalingrad!”. Ngay cả Goebbels bắt đầu trở nên lo rằng báo chí Đức đã mô tả những sự kiện “với màu sắc quá hồng hào”. Những cây bút được chỉ đạo để nhấn mạnh tính ngoan cường và phức tạp của trận chiến. Tuy vậy, một tuần sau, ông bắt đầu chắc chắn rằng “Sự sụp đổ của Stalingrad là không thể hồ nghi”, và rồi ba ngày sau, tâm trạng ông ta lại thay đổi và ra lệnh các chủ đề khác phải được đưa ra trước.

       Tướng Paulus nhận áp lực và phê phán “từ sáng đến tối”, và việc không chiếm được Stalingrad làm ông “lo ghê gớm”, theo Groscurth. Sự căng thẳng làm trầm trọng thêm bệnh lỵ kinh niên của ông. Các sỹ quan tham mưu nhận thấy phía bên trái mặt của ông bị co giật nhiều hơn. Ở Sở chỉ huy Tập đoàn quân VI, đặt tại Golubinsky, một ngôi làng ở bờ trái sông Don, ông chú mục vào các bản đồ phóng to, chi tiết của Stalingrad. Phần lớn thành phố đã bị chiếm, và phòng Tình báo của ông ước lượng thương vong phía Soviet đại để gấp đôi quân Đức. Ông ta có thể chỉ hy vọng rằng Hitler đã đúng về việc quân thù sẽ hết quân dự bị bất kỳ lúc nào. Các nguồn lực của ông đang bị hao mòn rất nhanh, và sự ngoan cường đến kỳ lạ của quân địch làm mất tinh thần họ.

         Nhiều phê phán chống lại ông dựa trên cơ sở sự thật: Tập đoàn quân VI, với hai quân đoàn phối thuộc lấy từ tập đoàn xe tăng số IV, là một đơn vị lớn nhất trong lục quân Đức, và gần một phần ba của một triệu quân là mạnh khoẻ. Những kẻ ngoại cuộc, không có chút kinh nghiệm chiến đấu, không thể hiểu vấn đề. Mọi người hẳn có thể tranh luận rằng Paulus có thể dùng các đơn vị của ông tốt hơn, nhưng những người chỉ trích quên rằng trong khi có chừng 8 sư đoàn của ông bị trói vào chiến đấu trong thành phố, thì 11 sư đoàn khác trú phòng cho 130 dặm mặt trận kéo dài từ khúc uốn lớn đến khúc uốn nhỏ của dòng sông Don, rồi trên khắp thảo nguyên Volga ở phía bắc Rynok, cũng như trước cánh nam Stalingrad đối diện với Beketovka. Chỉ còn một sư đoàn làm lực lượng dự bi

        Ở phía cánh trái, trên thảo nguyên hoang vắng trải rộng, quân đoàn Lục quân XI của Strecker, Quân đoàn Lục quân VIII của tướng Walther Heitz và Quân đoàn thiết giáp số XIV của Hube, đối mặt với những trận tấn công không ngớt từ bốn Tập đoàn quân Sô-viết nhằm cố giảm bớt áp lực lên thành phố. Còn cánh phải, quân đoàn Lục quân IV của tướng Jaenecke (đối diện là tập đoàn quân số 64 của tướng Shumilov) cùng với tập đoàn quân Hungari số 4 kém cỏi, căng rộng quá mức trên tuyến phòng thủ vốn đã đuối dần ở phía bắc vùng Caucasus. Về phía bên kia, dưới quyền của Yeremenko có Tập đoàn quân 62 của Chuikov, Tập đoàn quân 64 ở quanh Beketovka, Tập đoàn quân 57 dưới
phía xa hồ Sarpa, Tập đoàn quân 51 giữ tuyến các hồ còn lại, và sau cùng là Tập đoàn quân 28 trải rộng trên thảo nguyên Kalmyk trống trải.

         Với quân Đức, quân Rumani và quân Nga ở cánh Nam, cuộc chiến trên thảo nguyên về cơ bản là giống như trong Thế chiến thứ I, chẳng qua là khác ở chỗ vũ khí tối tân hơn và sự xuất hiện thường xuyên của không quân hiện đại. Còn các đơn vị thiết giáp ở cả hai cánh thì vùng đồng bằng đầy nắng, nơi họ đã lướt lên như những chiến hạm ở tốc độ cao nhất chỉ vài tuần trước, giờ lại kéo họ lại trong nỗi chán nản ghê gớm. Sự thiếu vắng cây cỏ, núi đồi làm binh sỹ người Áo và Nam Đức nhớ nhà. Những cơn mưa Rasputisa làm tình cảnh càng tệ đi. Quân lính ngồi trong hầm, nghe mưa rơi và nhìn nước dâng ngập dần qua mắt cá chân, không có mấy việc để làm ngoại trừ nghĩ về hầm hào, chân cẳng và nhìn lũ chuột sũng nước cắt xé xác người ngoài kia, ở khu phân tuyến.

         Những hành động ở cả hai phía giới hạn ở công tác tuần tra, trinh sát, đột nhập, và phát hiện các cuộc tấn công. Những nhóm quân nhỏ bò về tuyến địch, ném lựu đạn vào hào. Chỉ có một sự thay đổi đến vào ngày 25 tháng 9 khi Tập đoàn quân số 51 và 57 (Nga) tấn công vào các sư đoàn quân Rumani ở phía nam Stalingrad dọc tuyến các hồ muối và đẩy họ lùi lại, nhưng đã không thành công trong việc quấy rối các sư đoàn Đức trong thành phố.Cuộc chiến trong đô thành Stalingrad có lẽ không khác biệt mấy. Nó cho thấy một hình thức chiến tranh mới, tập trung vào các tàn tích của đời sống dân sự. Những phế liệu của chiến tranh: tăng cháy, thùng đạn, dây nhợ và hộp thủ pháo hoà lẫn với những đồ dùng gia đình gãy nát: khung giường sắt, đèn, dụng cụ. Vasily Grossman đã viết “đánh nhau trên các đống gạch, những căn phòng nửa-phá-huỷ, những hành lang của các khối nhà chung cư, nơi có thể vẫn còn sót lại một lọ hoa khô héo, hay một quyển tập bài làm của em bé mở trên bàn. Tại một điểm quan sát, cao cao trên một toà nhà đổ nát, một điểm chỉ viên pháo binh, ngồi trong chiếc ghế phòng ăn, với một chiếc ống nhòm có thể nhìn thấy các mục tiêu xuyên qua các lỗ đạn pháo trên tường”.

         Lính bộ binh Đức ghét cay ghét đắng kiểu đánh nhau dành từng ngôi nhà. Họ nhận ra kiểu cận chiến như thế sẽ phá vỡ phương hướng và các lằn ranh của qui tắc quân sự cũng như tâm lý mất định hướng.

        Trong những trận đánh sau cùng của tháng 9, cả hai phe dành nhau một nhà kho bằng gạch lớn bên bờ Volga, gần miệng hẻm núi Tsaritsa, đó là một toà nhà bốn tầng ở mé sông và ba tầng về phía đất liền. Tại một điểm, nó “như một chiếc bánh nhiều tầng” với quân Đức ở trên đỉnh, quân Nga phía dưới, rồi lại thêm quân Đức ở dưới nữa. Thường thì chẳng nhận ra đâu là địch, vì mọi bộ quân phục đều nhuộm màu bụi nâu.

         Các tướng lĩnh Đức dường như không tưởng tượng ra điều gì đợi những sư đoàn của họ trong thành phố đổ nát này. Họ đã đánh mất cái chiến thuật tấn công Blitzkrieg trứ danh và nhiều trường hợp, đã quay lại các kỹ thuật đánh nhau thời thế chiến thứ I, dù các nhà lý luận quân sự của họ bình luận rằng hình thái chiến tranh chiến hào là “một sự sai lầm của nghệ thuật chiến tranh”. Ví dụ, Tập đoàn quân VI, để đáp trả lại chiến thuật của quân Soviet, đã áp dụng lại kiểu “Storm-wedge” đã có từ hồi tháng giêng năm 1918: những nhóm xung kích với chừng mười lính trang bị súng máy, cối nhẹ và súng phun lửa để quét sạch các boongke, hầm hào cống rãnh.

        Bằng cách ấy, cuộc chiến đấu tại Stalingrad còn ghê rợn hơn cả cuộc tàn sát ở Verdun. Những trận cận chiến trong các toà nhà đổ nát, trong boongke, hầm, cống rất nhanh sau đó được lính Đức gán cho cái tên “Rattenkrieg” (chiến thuật chuội chũi). Tính hoang dã của nó làm thất kinh tướng lĩnh của họ, vốn cảm thấy mình nhanh chóng mất đi sự điều khiển các sự việc. “Quân thù vô hình” tướng Strecker viết cho một người bạn “chúng phục trong hầm, trong tường đổ, ẩn trong boongke, nhà máy và gây thương vong nặng nề cho quân ta”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM