Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:17:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: HÀ GIANG _Ký ức và tâm tình người lính bảo vệ Biên cương Tổ quốc - Phần 22  (Đọc 195140 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #410 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2015, 05:54:14 pm »

Chào các bác, về vấn đề xét tặng huân huy chương cho những cán bộ, chiến sĩ đã trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu, nhân kỉ niệm 70 năm thành lập nước,  đã có văn bản hướng dẫn cụ thể, các bác nghiên cứu kĩ, đợt này không riêng gì mặt trận Hg mà còn cả biên giới tây nam, hải đảo. Riêng về mặt trận Hg các bác yên tâm, vì đơn vị các bác đều nằm trong địa bàn tuyến một theo qui định của nhà nước, nhất là f313 từ ngày thânh lập đến tháng 10/1990. Ngày trước xét tặng người ta có qui định thời gian cống hiến + chức vụ đúng như bác phó cối đã nêu, bây giờ quan trọng thời gian phục vụ trên đó thôi, đợt này nhiều bác trên trang nhà chuẩn bị khao nhé nhất là mấy bác nhập ngũ đầu 7 Grin

Chào toàn thể các bác
Nghe các bác thông báo như vậy thì cũng vui mừng chung thật đấy , nhưng tôi thấy chỉ có những anh em đủ năm năm trở lên đã trực tiếp chiến đấu ở tuyến một ,còn số anh em cũng ở tuyến một mà dưới năm năm thì sao đây ,nếu không được thì thiệt thòi lắm .
Chào bác pb47vp. nói đến nhập ngũ cuối đầu 7 và đầu 8 mà đủ năm năm ở mặt trận Vị Xuyên cũng nhiều đấy bác ạ ,còn anh em nhập ngũ 79 cùng quê với tôi, đủ năm năm ở tuyến một lại ít lắm ,đa phần ra quân năm 83 cả rồi, chỉ còn lại số ít phải giữ lại đến tháng 5-85 mới được phục viên , có thể đủ ngày tháng để tính làm thủ tục .

Chào bác Phó cối.Ở ngoài quê bác đã triển khai làm ,và bác đã làm thủ tục xong rồi,  ở trong quê tôi chưa thấy động tỉnh gì ,có lẽ đường xa quá, các văn bản hướng dẫn chưa đến được bác ạ,thôi cũng cứ chờ xem như thế nào .
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #411 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2015, 06:33:09 pm »

  Chào các bác,các bác đang háo hức chuyện cái huân chương.Với em thì chả quan trọng,được thì đeo chẳng được thì thôi,mấy chục năm về chưa có cũng có sao đâu.7 năm tham gia quân đội,em chưa một lần ra khỏi quân số sư đoàn.Khi đi học ở bộ tư lệnh công binh,cũng chỉ là học gửi.Nên khi làm chế độ 62 rất dễ,cán bộ không phải tính toán năm nọ năm kia,tuyến nọ tuyến kia gì cả.Quyết định phục viên ghi rõ lính 313,chỉ có lúc đầu mấy ông CCB xã còn chưa biết mặt trận Vị xuyên ở đâu.Chắc sau trên tỉnh giải thích:Vị xuyên là chảo lửa đấy,các vị ấy mới biết.Còn nhập ngũ đầu 7,cũng khối bác chỉ phục vụ 3-4 năm thôi bác Pháo à.
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #412 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2015, 09:02:11 pm »

Chào các bác, lên Lao chải "tham quam" đi các bác, trở lại câu chuyện trong chuyến đi điều nghiên thực địa ở không tên lần trước mà tôi đang kể. Hôm đó dậy sớm để rút khỏi Không tên, sau khi ăn bữa cơm chốt sáng xong chờ mấy bác đơn vị cối 82mm vác pháo lên để bắn truyền đơn xang 1509, tôi chào cảm ơn các bác trong BCH đơn vị phòng ngự trên không tên để rút xang 1008. Bước ra khỏi căn hầm âm, trời hôm ấy mây mù dày đặc cách nhau vài m cũng không nhìn thấy nhau, đang hít thở không khí trong lành buổi sáng thì 6 bác vác khẩu cối 82mm xuất hiện. Một bác là cpqs, còn 5 bác khác là pháo thủ vác pháo và 5 quả đạn, tôi nhận ra bác cp hôm lên đã thết đãi tôi bữa cơm, thịt lợn tươi ở dưới máng nước khu hậu cần hôm trước. Do đã được thông báo trước, tôi dẫn ra vị trí bên phải khẩu cối 60mm để giá pháo, cũng may mấy hôm trước khi theo dõi địch bên 1200, 1509 tôi đã bẻ một cây làm dấu. Khi bác cp hỏi: giá pháo về hướng nào bác? tôi chỉ vào cái cây đó: Bác cho khẩu đội giá pháo lấy độ hướng..ngắm vào đó, giở bản đồ xác định cự li, ước lượng độ ẩm, hướng gió tôi bảo bác cp lấy phần tử và chuẩn bị đạn để bắn. Sau khi các pháo thủ thao tác xong tôi bảo bác cp: anh cho bộ đội bắn nhanh đi còn rút, không lúc nữa quang mây chúng phát hiện phản pháo là không kịp chạy đâu. Năm tiếng nổ đầu nòng khô khốc vang lên, nhiệm vụ đã hoàn thành, khẩu đội cối 82mm nhanh chóng thu pháo và tôi cũng cùng họ rời hỏi không tên.

Chào bác pb47vp .Ta lại hành quân lên Vị Xuyên bằng những ký ức thôi bác ạ ,câu chuyện trên tiếp theo như thế nào mong bác kể tiếp đi nhé
Logged
thai60
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 833


« Trả lời #413 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2015, 10:00:04 pm »


                               Chào các bác và anh em .

    Em đồng ý với ý kiến bác Laoshan , chuyện huân huy chương thì có cũng tốt , mà không cũng chả sao , chúng ta không coi chuyện đó quá nặng nề . Vì thế , theo đề xuất của bác Mạnh , anh em ta lại tiếp tục hành quân tìm về miền ký ức Vị xuyên .

    Hôm chủ nhật vừa rồi , em đã đi dự đám cưới con gái đồng đội Tuấn "Lỳ" - cựu quản lý của C33 pháo dàn tự hành BM13 / F313 , năm 1985 dính kỷ luật vì quậy quá , bị đưa về làm lính ở C25 VT E14 . Chính hôm ấy , qua câu chuyện râm ran với các đồng đội cựu lính VX , em mới được biết một chút thông tin về nhân vật Trung trong một câu chuyện mà em đã kể ở HG phần 12 . Hóa ra , ngày ấy anh Trung làm quản lý của C20 , sau đó anh đổi vị trí cho một đồng chí yếu sức khỏe để làm lính TS . Và anh không chết . Anh trung là người Mường , quê ở Hòa bình . bây giờ đang sống ở Hòa bình , cậu Thìn C20 TS hứa sẽ tìm số ĐT của anh . Mừng quá , và lại nhớ anh , nhớ Vị xuyên da diết , 60 em xin đưa lại câu chuyện ngày trước :


    " ... Có một dạo ,chẳng nhớ cụ thể vào tháng ngày nào nữa,  ngay cửa vào Hang Dơi,gần  Cầu Sập ,trong cái ngách phía bên phải dẫn chếch về phía trên,có một cái sạp bằng tre,gỗ,rộng khoảng 1,5m,dài khoảng 2 m.Quanh cái sạp chất lủng củng mấy đống hàng quân nhu.Trên sạp thường có một bác lính trạc tuổi thai60,dáng người cao nhưng gầy yếu,da dẻ đen xạm cóc cáy ,ngồi lù khù,trầm mặc.Bác ấy tên là Trung,quản lý của một đơn vị nào đó mà đến giờ thai60 cũng chẳng còn nhớ nữa.
        
    Dạo ấy chiến sự đang rất căng thẳng,địch thường xuyên tổ chức tấn công lấn ra phía ta...Từ phía 233,400,đồi Đài,Cô Ích,685,772,1100,trên cao nữa...tiếng súng giao tranh cứ rền rĩ âm ỉ suốt cả mấy tháng trời.Tiếng pháo,cối của cả địch ,cả ta cứ nháo nhào ầm ĩ trên những điểm cao ấy,cả ở ngã ba Thanh thủy ,nơi sườn dốc lên 673,khắp cả đất Vị xuyên...
        
    Lính VT dạo ấy phải đi lại rất nhiều,vì ngày nào cũng có thương binh,tử sĩ. Hàng mang lên chủ yếu là vũ khí ,và gạo,có rất ít thực phẩm,thuốc men,còn đường sữa thì tiệt hẳn.Chẳng còn hiểu vì sao. Mấy bác sĩ quan hậu cần bảo chưa phải dịp các địa phương thực hiện kế hoạch cung cấp nhu yếu phẩm và thực phẩm .
        
    Lính tráng cũng đã quen cảnh này,nếu ngày trước nhìn thấy cánh VT lội ào ào qua suối còn lao vội ra đón ,mừng như lúc mẹ đi chợ về...còn bây giờ ,ngó thấy cái mặt bì bì mệt mỏi và cái balo trĩu nặng đè trên những thân hình đang còng rạp xuống,chả ông nào còn hò hét,mời chào...
        
    Những thân xác tử sĩ và thương binh nằm trên cáng đều nhẹ tèo gầy guộc.Nếu trước kia phải 3-4 người khiêng một cáng,thì bây giờ có lúc chỉ cần 2. Cũng có thể vì lính VT đã quen đường ,quen quy luật bắn của địch.Hoặc do bị điều đi nhiều quá đâm ra chấp nhận thà nặng thêm một tý,mệt thêm nhiều tý...còn hơn phải đi lại nhiều lần.
        
    Cứ mỗi lần vào đến hang Dơi,giao hàng xong,lính VT thường hay tìm cách nấn ná ở lại,đứa thì tìm đồng hương,thằng thì đi lùng sục kiếm tí gì bỏ miệng.Vì lúc đó đói ăn và khan thuốc lào thuốc lá lắm.Ở Hang Dơi,Nàng Lò còn khấm khá hơn ở Nà cáy phía sau.
        
    Những lúc đó,thai60 rất hay được bác Trung săn sóc,mời chào .Và kiểu gì cũng được bác ấy dúi cho tý sún...lúc là miếng cháy gạo tấm vàng ươm thơm ngậy,lúc là mẩu lương khô tuy mốc thếch ẩm xì nhưng vẫn ròn tan...Nhưng khoái nhất vẫn là khi bác ấy dúi cho tý thuốc lào ,thuốc lá.
        
    Đổi lại ,thai60 phải ôm cây đàn ghita đã cũ,gân cổ hát mấy bài hát mà bác ấy yêu cầu.Nào là Hát mãi khúc quân hành,Chiều biên giới,Cây đàn ghita của đại đội Ba...nào là Dáng đứng bến tre,Tình ca,Bài ca hy vọng,Chiều trên bến cảng...Nào là Nắng thủy tinh,Hạ trắng ,Tuổi đá buồn ...của Trịnh công Sơn.
        
    Bài nào cũng phải hát nếu có yêu cầu ,nếu không thuộc lời thì chỉ cần ư ử cho đúng giai điệu cũng là được...
        
    Khán giả quây xung quanh toàn là lính tráng,có ông thì mắt sáng như sao,gõ xoong chậu hát theo khản cả giọng,có ông thì ngồi ngơ ngẩn mắt tối đi,tay mân mê gấu áo...
        
    Có những khi thấy cả bóng áo vằn vện của mấy bác đặc công hay trinh sát từ ngách bên trên hang cũng mò xuống,háo hức...
        
    Thế là cây đàn ghẻ liên tục được truyền tay,có bác lính nhỏ con quê Hà nội vừa khua ngón gẩy dây,vừa điệu nghệ đập khuỷu tay thình thịch vào hộp đàn ,miệng say sưa mấy bài hát BABYLON,CHA LÂY CỨ,PAHAMA...râm ran ,rạo rực...
        
    Thai60 còn nhớ mãi một bác lính giọng Nghệ tĩnh,người đen quắt,lúc nào cũng thấy mặc  cái quần đùi lính rộng thùng thình rách lươm bươm,kiểu gì cũng phải xin hát một lần bài "Giận thì giận ,mà thương thì thương" ,và cứ nhất quyết phải là thai60 đệm đàn.
        
    Thai60 đã phải mất rất nhiều buổi trưa tập cái đoạn dạo đầu cho bài hát ấy (cũng như của bài Cây đàn ghi ta...và Dáng đứng bến tre...).Khi giọng hát khàn khàn của bác ấy ngân lên ,trong tiếng đàn ghita nhấn nhá,không khí xung quanh cứ như trĩu lặng đi...
        
    Các lính tráng chỉ để cho bác ấy hát một lượt  đầu là tử tế. Nhưng lượt sau,cứ đến cái đoạn điệp khúc :Anh cứ nhủ...rằng em không thương ...của bài hát,là lại ầm lên giọng hát nhại của lính tráng át cả tiếng bác ấy:
                                  Anh cứ bảo rằng em chưa to...
                                  Em đo rồi còn to hơn của mẹ...
                                  Vì thương anh nên em bàn với mẹ...
                                  Phải ngăn anh không cho ngủ một mình ...
                                  Mệt thì mệt mà yêu thì yêu,Mệt thì mệt mà yêu em càng yêu...
                                  Anh chui sai giường...em không chịu nổi
                                  Anh yêu ơi...xin đừng có lộn xộn...
                                  Mà trước tiên anh ,phải cởi hết q..."
      
    Rồi tất cả cùng rũ ra lăn lộn trong tiếng cười rầm rĩ...và tiếng nồi xoong xủng xoảng ,tiếng thùng đạn thình thình...
      
    Nhưng...khi bác ấy hát lượt cuối cùng để kết thúc bài hát trong tiếng ngân đặc giọng Nghệ tĩnh trên cái nền day dứt tiếng đàn...thì bao giờ tất cả cũng lặng thinh ...chỉ đến khi bác ấy với tay khoác balo lên vai ,chạy vọt ra ngoài cửa hang ...thì tất cả mới ào lên tiếng vỗ tay như sấm dậy.
      
    Có đôi lần khi bác ấy cúi xuống lấy balo,thai60 đã thóang thấy mắt bác ấy như loáng nước.Anh Trung bảo,bác ấy đã có vợ ,mới cưới được nửa tháng thì phải đi,hơn hai năm rồi chưa một lần về phép,là lính 79 nhưng mãi chẳng được ra quân vì đã đi học gì đó từ hồi huấn luyện.
      
    Thai60 cũng chả bao giờ được vỗ tay nhiệt liệt như thế,dù  cũng hát đã nhiều.
      
    Có một bài hát dù không rõ xuất xứ ,nhưng bao giờ anh Trung và lính tráng cũng bắt phải hát khi chương trình sắp đến hồi kết thúc, đó là bài "Việt nam khói lửa " mà thai60 đã học lỏm được từ trước khi nhập ngũ từ mấy bác thương binh thời chống Mỹ .Thai60 xin được chép ra đây,để biết đâu có bác cựu Hà giang nào nghe lời hát mà nhớ,nhận ra một nét âm hưởng thân quen của Hang Dơi  ngày ấy :

    " Này em thân yêu ơi có nghe lòng mình ngại ngùng,rồi mai đây nghe tin từ phương xa anh hy sinh ,và em thân yêu ơi khi vòng tay anh xuôi suống,mái tóc ấy ai nâng niu ai yêu thương.
    Nhiều lúc muốn nói với em nhưng lòng còn ngaị ngùng,ngại đau thương xui em lệ trào tuôn trên đôi mi,và anh khi ra đi thân làm trai mong manh quá,thôi xin em đừng chờ mong...
    ĐK :          ÔI Việt nam,chìm đắm chiến tranh bao năm rồi,tuổi thơ,đời đã cho ta bao u buồn.

    Cuộc chiến vẫn tiếp nối trên quê mình còn nhọc nhằn,làm sao anh cho em một tình yêu như em mong ,đời anh khi ra đi thân làm trai mong manh quá,thôi xin em đừng chờ mong...."
                  
    Chẳng hiểu tại sao cái bài hát tưởng chừng như ủy mị đầy chất ai oán đó lại được lính mình yêu thích và hát vóng vót  lên đầy phấn khích lạc quan mới lạ chứ,và cái đoạn điệp khúc "Thôi xin em đừng chờ mong...Thôi,xin em đừng chờ... ông..."còn được lẩm nhẩm ngâm nga mãi theo chân những người lính đang chui ra khỏi hang tỏa dần đi về các hướng chiến trường...
      
    Và bao giờ cũng thế,trước khi chia tay bác Trung,thai60 lại được bác ấy giúi cho một nhúm thuốc lào hay vài điếu thuốc lá quăn queo...Có một lần ,thai60 cằn nhằn :sao ít thế...
      
    Bác Trung như lặng đi, giọng nghèn nghẹn,lầm bầm ,tay chỉ mơ hồ về phía sau hang : ở trên kia,chúng nó có được hát đâu,để dành cho chúng nó...
      
    Và cũng chỉ duy nhất có một lần đó,thai60 dám thắc mắc cắn nhằn...
      
    Rồi chiến tranh cuốn đi ,có một ngày thai60 không còn nhìn thấy anh TRUNG thân yêu của mình nữa ,cái sạp tre kia vẫn còn nằm nguyên đó...Nhưng trên sạp đã lại là một người lính khác còn gầy yếu hơn anh TRUNG...
      
    Khi thai60 gặng hỏi về anh,người lính ấy cũng mơ hồ phất cánh tay chỉ về phía đằng sau hang ,chênh chếch về bên trái:...Trên kia...
      
    Những đêm văn nghệ ngẫu hứng ấy vẫn thường xuyên lặp lại,có nhiều khi chẳng có dúm thuốc nào,chỉ có bàn tay nắm chặt của bác lính già yếu...Thai60 càng nhớ về anh TRUNG ấy ,ngày xưa...
      
    Có bao nhiêu lớp lớp người lính dù đói khát rách rưới nhưng vẫn  hát vang lên :Ôi Việt nam...chìm đắm đâu thương bao năm rồi...Có bao nhiêu chàng trai đã ngân lên lúc nghêu ngao bông phèng ,khi thiết tha day dứt : "Thôi,xin em đừng chờ mong..." khi tuổi Hai mươi của họ chưa bao giờ được nắm lấy bàn tay của một người con gái...Nói gì đến vuốt tóc,hôn môi...với ước hẹn đợi chờ...
      
    Và bao nhiêu người trong số họ đã mãi mãi ra đi với trái tim mãi mãi tuổi hai mươi đầy khát khao,ước vọng...
    
    Cho đến tận bây giờ,trong cái ngách nhỏ gần cửa cái Hang Dơi ngày nào ,dòng nước suối Thanh thủy như vẫn mang trong con sóng vỗ thao thiết của mình những câu hát của cái ngày xa xưa ây...
      
    Cho đến tận bây giờ,trên những triền núi đá Vị xuyên như vẫn còn vang lên giọng hát thiết tha  của những người lính ấy dù nay đã hanh hao ...người mất người còn...
      
    Cho đến tận bây giờ,khi đất nước đã được mấy mươi năm BÌNH YÊN... / "

Mời các bác và anh em tiếp tục hành quân .
                        
        
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2015, 10:26:14 pm gửi bởi thai60 » Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #414 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2015, 11:51:12 pm »

Chào toàn thể các bác
Đọc chuyện của bác  thai60 , ''nói đến đoạn mới cưới vợ ''tôi lại nhớ đến đơn vị tôi ngày còn ở trong lao chải , có anh Gia , nhập ngũ 79,  anh là người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn linh hoạt, được cái nước da trắng như con gái , nhập ngũ cùng tháng , cùng ngày,  với bao anh em , nhưng anh là người lớn tuổi nhất,  nên anh em thường gọi anh bằng chú Gia, anh được phân công làm anh nuôi của đơn vị .
 Trước ngày vào lính anh cũng mới cưới vợ được mấy tháng , tạm gác lại những ngày đang sống trong hạnh phúc, anh cũng khoác lên mình bộ quân phục cùng với bao anh em bạn bè khác bước chân vào đời quân ngũ.

Ngày đơn vị hành quân ra biên giới,  người vợ yêu quý vẫn đến để tiễn chân anh , và nơi anh đặt chân đến đầu tiên là Tân Trịnh Việt Vinh,  chỉ có mấy tháng huấn luyện , anh  lại cùng đơn vị hành quân lên Phương Độ , và rồi vào luôn vùng Lao Chải , cái sự nhớ thương của anh về người vợ,  chỉ còn nhờ ngòi bút nói thay lời yêu thương , nhưng khổ một nỗi anh lại viết chưa thông,  đọc chưa được thạo , vậy là đôi khi nhớ người vợ thương yêu đêm nằm chỉ biết thở dài, cũng có lần tôi và Giang hỏi , anh không viết thư về cho chị ấy à , anh chỉ lắc đầu , vậy rồi có lần anh cũng phải nhờ viết thư về quê thăm vợ  ,mỗi khi viết xong đưa cho anh từ từ ngồi đánh vần đọc xem lại, rồi mới đem gửi ,cũng có lần Đại đội hỏi giờ cho cậu về thăm vợ, cậu có giám về không,anh chỉ lắc đầu ,hỏi vì sao ,anh bảo không nhớ đường xuống thị xã Hà Giang ,và sang đến đầu năm 82 anh nhận được thư nhà gửi ra báo tin ,cái tổ ấm ở quê nhà có thể bị tan vỡ ,và lần ấy đơn vị tự giải quyết cho anh về thăm nhà ,dù rằng lúc bấy giờ đơn vị vẫn đang nằm chốt ở 1427
Nhưng khổ một nỗi anh lại không biết đường đi lối lại ra sao cả,cuối cùng đơn vị phải cử người đưa xuống Thị xã  Hà Giang,sắp xếp mua vé ,khi anh lên xe đàng hoàng rồi mới được yên tâm ,nửa tháng sau anh quay về đơn vị không sai một ngày ,nhìn anh vui thì ít ,buồn thì nhiều ,vui vì được thăm quê hương, thăm bố mẹ ,thăm bà con lối xóm,còn cái nỗi buồn của anh thì vô cùng tận,đêm nằm cùng anh ,thủ thỉ anh nằm kể lại toàn bộ hành trình của chuyến về thăm quê ấy ,khi tôi hỏi chị ấy ra sao có khỏe không ,anh không trả lời chỉ thở dài buồn bã ,mãi sau anh cũng nói ra cái nỗi buồn ấy .
Cô ấy đã đi lấy chồng rồi. chuyện vậy đấy các bác ạ ,những người lính đâu chỉ có mình nỗi buồn ,mất mát đau thương ,mà có cả nỗi buồn trong hạnh phúc riêng tư nữa phải không các bác
Logged
quangden149
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #415 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2015, 08:55:59 am »

  Một chút thông tin về các phiên hiệu tham gia chiến đấu trên mặt trận Vị xuyên
  Mời các bác tham khảo....

Trong thời gian 1984-1989, phía Việt Nam đã nhiều lần thay phiên các đơn vị lên chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên:

- Quân khu 1 có Trung đoàn 2 Sư đoàn 3 Quân đoàn 14 (mang phiên hiệu E981/F356) và Trung đoàn 567 Sư đoàn 322 Quân đoàn 26 (mang phiên hiệu E982/F313).

- Quân khu 2 có các sư đoàn bộ binh 313, 314, 316, 356, các trung đoàn 247 (Hà Tuyên), 754 (Sơn La) cùng các đơn vị pháo binh, xe tăng, đặc công, công binh, thông tin, vận tải của quân khu.

- Đặc khu Quảng Ninh có Trung đoàn 568 Sư đoàn 328 (mang phiên hiệu E983).

- Các đơn vị chủ lực Bộ có Sư đoàn 312 Quân đoàn 1, Sư đoàn 325 Quân đoàn 2, Sư đoàn 31 Quân đoàn 3.

Ngoài ra nhiều đơn vị nhỏ cấp đại đội, tiểu đoàn cũng được điều động lên tham gia trực tiếp hoặc hỗ trợ chiến đấu trong từng giai đoạn ngắn.

Ở phía tây sông Lô từ đầu năm 1984 đến tháng 12/1985: Sư đoàn 313 và 356; Tháng 5/1985: Sư đoàn 313; Tháng 12/1985: Sư đoàn 31; Tháng 6/1986: Sư đoàn 313; Tháng 2/1987: Sư đoàn 356; Tháng 8/1987: Sư đoàn 312; Tháng 1/1988: Sư đoàn 325; Tháng 9/1988: Sư đoàn 316; Tháng 5/1989: Sư đoàn 313.

Ở phía đông sông Lô từ đầu năm 1984: Trung đoàn 266 Sư đoàn 313; Tháng 7/1984: Trung đoàn 141 Sư đoàn 312; Tháng 4/1985: Trung đoàn 983; Tháng 11/1985: Trung đoàn 818 Sư đoàn 314; Tháng 2/1987: Trung đoàn 881 Sư đoàn 314; Tháng 9/1987: Trung đoàn 818 Sư đoàn 314 và Trung đoàn 754 Sơn La; Tháng 6/1988: Trung đoàn 726 Sư đoàn 314; Tháng 10/1988: Trung đoàn 247 Hà Tuyên.

chào bác lao chào các bác. Bác kê rất đúng nhưng chưa đủ vì năm 87 không chỉ có một mình sư đoàn 312 lên phòng ngự mà còn có cả 1 e48 của f390 do đại tá sư đoàn trưởng nguyễn huy hiệu nay là Thượng tướng trực tiếp chỉ huy phòng ngự từ dông 600 sang tới cánh trái không tên sở chỉ huy nằm ở khu gốc vải sát đường hào mùa Xuân nghe nói cũng thương vong tương đối.còn nhớ khi lên địa hình vị đại tá này bị say nắng khi vào tới hầm vận tải của d9e149 nôn mửa ra hầm y tá d bộ phải mang thuốc bổ xuống cấp cứu.
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #416 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2015, 09:15:47 am »

Chào các bác, chào bác Mạnh1427, hôm đó trên đường rút xuống cùng khẩu đội cối 82mm, thời gian lúc này còn sớm, sương mù chưa tan lúc này vừa nhẩn nha đếm từng bậc xuống, vừa quan sát hai bên giao thông hào, mặc kệ các bác khẩu đội cối đang nước mã hồi. Hai bên cây chít, cây lau um tùm không quan sát được xa, dọc hai bên vách hào thỉnh thoảng có những chiếc hầm cóc khi gần đến trận địa cối 82 thì hết giao thông hào phải đi lộ trên mặt đất. Đến đây đã khá an toàn, nhìn những cây chè hai bên đường lỗ chỗ vết mảnh đạn, thỉnh thoảng mới có một vài búp non chồi lên, chắc các bác khu vực này thường xuyên hái, thỉnh thoảng bắt gặp những căn hầm bu gà tránh pháo ( chắc do bác Lao 4 làm), những căn hầm này khoét vào tà li núi, có lưới sắt B40 uốn cong xang bên này tôi mới thấy. Mải ngắn địa hình lúc sau đã đến cầu Khỉ, tìm một búi nứa ven đường để ngồi nghỉ để chờ người đẫn xang 1008, đưa mắt nhìn xang bên phía nam suối đỉnh 673 đã lờ mờ hiện ra, nhìn xang Pha hán vẫn một màu trắng đục. Định xuống suối rửa mặt thì thấy bên kia đường đi Lao chải có một bác đang đi lại khu đầu cầu, vai đeo khẩu AK báng gấp, chân đeo ống chống vắt, đi dầy đặc chủng tôi biết đây đích thị là lính TS BB rồi, vì tôi đã đi, nằm cùng với họ nhiều. Thấy vậy tôi liền đứng dậy, vượt qua cầu xang bên đó, tiến gần đến bác TS tôi hỏi: có phải bác đang chờ người TS pháo trên Không tên xuống không?
 Vâng bác ạ! vừa trả lời bác này vừa quan sát tôi từ đầu đến chân và chắc đã phần nào nhận ra người mình cần đón khi nghe tôi hỏi vậy. Để cho bác khỏi nóng lòng tôi vội nói: Vâng tôi đây, thế bác đến lâu chưa? Lúc này hai người mới có dịp nhìn kĩ nhau, đúng là lính chốt có khác, y như hồi trước tôi còn nằm ở phía trước, tóc tốt ngang vai, râu lâu ngày chưa cạo có chăng bác này hơn mình bộ quần áo, vì nó vẫn còn tươm tất. Còn tôi do mới ở tuyến sau lên ra vẻ lính chính qui đầu tóc, râu gọn gàng hơn, duy chỉ có bộ quần áo thì lấm nem toàn đất vì từ hôm lên chưa thay  Grin, mà cũng chẳng có để thay vì hôm lên phía trước tôi không mang quân trang theo.
Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #417 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2015, 09:23:51 am »

Chuyện của bác Mạnh cũng có ở đv em, nhưng nhẹ nhàng hơn!
Khi còn dưới Phương Thiện đv cũng nhận 1 nhóm sỹ quan vừa tốt nghiệp LQII. Có 1 anh (chắc em không nên nói tên) trong chuyến xe về quê trước khi lên đv quen một cô gái làm ngân hàng, nên vẫn hay kể chuyện về cô người yêu. Một thời gian, khi đơn vị chuẩn bị vào trong Thanh Thuỷ thì anh ấy xin đv cho về quê cưới vợ. Xin về 7 ngày nhưng hôm thứ 3 đã quay lại đv. Tụi em hỏi tại sao lên sớm thế, thì buồn bã trả lời: "cô ấy đi lấy chồng rồi!". Nhưng em cũng an ủi: "như thế có khi số lại may đấy, đv vị đang chuẩn bị vào mà lấy vợ thì người ta bảo khó qua lắm!". 
Hiện nay anh ấy vẫn đang công tác và giữ chức vụ cũng khá cao, gia đình cũng rất đề huề...!
Logged
Mạnh1427
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 721


« Trả lời #418 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2015, 11:22:53 am »

Chào các bác, chào bác Mạnh1427 ......
.........
 ...y như hồi trước tôi còn nằm ở phía trước, tóc tốt ngang vai, râu lâu ngày chưa cạo có chăng bác này hơn mình bộ quần áo, vì nó vẫn còn tươm tất. Còn tôi do mới ở tuyến sau lên ra vẻ lính chính qui đầu tóc, râu gọn gàng hơn, duy chỉ có bộ quần áo thì lấm nem toàn đất vì từ hôm lên chưa thay  Grin, mà cũng chẳng có để thay vì hôm lên phía trước tôi không mang quân trang theo.
Chào bác pb47vp.
Đúng vậy bác ạ ngày nằm chốt ai cũng vậy , tóc tốt râu ria xồm xòm , mỗi lần cắt tóc cũng dùng bằng kéo , râu cũng dùng bằng kéo để cắt luôn , có lần dùng kéo tỳ vào cằm cắt râu, đang gọt,có người hỏi chuyện thế là kéo cắt luôn vào môi, đau chết điếng người, mãi vậy rồi cũng quen phải không bác

Chào bác phaphai.
Đúng vậy bác ạ, sự ra đi và dứt bỏ cuộc tình của họ ,đó cũng là giải thoát cho chính họ,biết đâu những người lính trận một mai ngã xuống không trở về thì sao,nhưng có rất nhiều người con gái lại hết mực thủy chung ,đợi chờ ,có một câu chuyện ở E14  ngày ấy cũng chỉ nghe thôi ,có ông lính viết thư tọa độ cho một cô gái ở tận trong Sài Gòn ,chẳng biết tâm tình và tỏ lời yêu thương thế nào không biết,vậy mà cô gái ấy ra tận ngoài Hà Tuyên tìm gặp ông lính ấy ,tôi thấy đấy mới là một mối tình đầy lãng mạn ,nhưng vô cùng đáng trân trọng phải không bác
Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #419 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2015, 12:20:00 pm »

Chào bác phaphai.
Đúng vậy bác ạ, sự ra đi và dứt bỏ cuộc tình của họ ,đó cũng là giải thoát cho chính họ,biết đâu những người lính trận một mai ngã xuống không trở về thì sao,nhưng có rất nhiều người con gái lại hết mực thủy chung ,đợi chờ ,có một câu chuyện ở E14  ngày ấy cũng chỉ nghe thôi ,có ông lính viết thư tọa độ cho một cô gái ở tận trong Sài Gòn ,chẳng biết tâm tình và tỏ lời yêu thương thế nào không biết,vậy mà cô gái ấy ra tận ngoài Hà Tuyên tìm gặp ông lính ấy ,tôi thấy đấy mới là một mối tình đầy lãng mạn ,nhưng vô cùng đáng trân trọng phải không bác

Thực ra chỉ là 1 người lính nghĩa vụ em vẫn có ngày ra quân, dù thời đó thì không đúng hạn!
Nhưng thực sự em không ngưỡng mộ các sỹ quan hồi ấy mà các chị vợ của họ. Nếu có phong anh hùng thì em nghĩ tất cả những người vợ sỹ quan dù không ở biên giới mà chỉ  không đóng ở trong các thành phố lớn đều xứng đáng!
Thời đó lương sỹ quan nếu không phải về xin tiền nhà để bù cho việc thính thoảng uống rượu với anh em cũng đv là rất hoành tráng rồi. Còn lại là cả năm biệt tăm, việc nhà, con cái, chăm lo 2 bên nội ngoại các ông chẳng giúp được mảy may cái gì mà toàn các chị chăm lo. Sỹ quan sống ở đv, còn vợ họ sống ngoài xã hội-dù lúc đó chưa đoàng hoàng, nhưng những người khác có vợ-có chồng cùng chăm lo, còn vợ sỹ quan thì đơn độc mà họ vẫn chấp nhận lấy sỹ quan...
Hôm qua ngồi với anh Huy-Phicongtiem kich-em có nói thời các anh ấy thì các chị vợ là những người hy sinh tất cả cho tình yêu, vì mỗi lần các anh ấy được lệnh xuất kích lên đánh chặn thì chỉ 1 hay 2 cánh én đơn độc lên đối chọi với cả đàn quạ Mỹ, khả năng trở về được rất thấp. Mỗi lần các anh ấy ra trực chắc chị ấy biết tin là lại thót tim, nhưng chắc lâu dần tim luôn thót thành quen. Anh ây kể khi chị ấy về khu tập thể thời sau này đã hoà bình, mà tự nhiên thấy dừng bay là các bà ở khu đề thi nhau khóc, không biết ông chồng nào vừa gập sự cố. Vì ở đó lâu thành thói quen, đó là cái điềm chắc chắn!!!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM